Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT ĐIỀU HOÀ SINH TRƯỞNG MEPIQUAT CHLORIDE XỬ LÝ HẠT GIỐNG ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT BÔNG (Gossypium hirsutum L.)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

PHẠM VĂN PHƯỚC

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT ĐIỀU HOÀ SINH TRƯỞNG
MEPIQUAT CHLORIDE XỬ LÝ HẠT GIỐNG ĐẾN
SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT
BÔNG (Gossypium hirsutum L.)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

PHẠM VĂN PHƯỚC

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT ĐIỀU HOÀ SINH TRƯỞNG
MEPIQUAT CHLORIDE XỬ LÝ HẠT GIỐNG ĐẾN
SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT
BÔNG (Gossypium hirsutum L.)

Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số

: 60.62.01



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Hướng dẫn khoa học:
TS. VÕ THÁI DÂN
ThS. DƯƠNG XUÂN DIÊU

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 10/2011

i


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Phạm Văn Phước sinh ngày 06 tháng 11 năm 1978 tại thi trấn Phước
Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, con của ông Phạm Văn Đầy và bà Võ Thị
Tuyết.
Quá trình học tập:
- Tốt nghiệp Tú tài tại Trường Phổ thông Trung học An Phước, tỉnh Ninh Thuận,
năm 1996.
- Tốt nghiệp Đại học ngành Nông học, hệ chính quy, tại Trường Đại học Nông
Lâm thành phố Hồ Chí Minh năm 2001.
Quá trình công tác:
-

Tháng 7 năm 2001 làm việc tại Phòng Di truyền - Giống, Viện nghiên cứu
Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố; chức vụ: nghiên cứu viên.

-


Năm 2002 làm việc tại Trạm nghiên cứu bông Nam Bộ, Viện nghiên cứu
Bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố; chức vụ: nghiên cứu viên.

-

Năm 2007 đến nay làm việc tại Trung tâm Tư vấn và Phát triển Công nghệ,
Viện nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố: chức vụ: nghiên
cứu viên. Từ tháng 9 năm 2010 đến nay chức vụ: Phó Giám đốc .

Tháng 10 năm 2009 theo học Cao học, ngành Trồng trọt tại trường Đại học Nông
Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Địa chỉ liên lạc: Khu phố 13, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh
Thuận.
Điện thoại: 0915 150 717
Email:

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Phạm Văn Phước

iii


CẢM TẠ

- Để thực hiện đề tài này, tôi xin nói lời cảm ơn chân thành nhất để gửi đến
TS. Võ Thái Dân, Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, người Thầy đã tận
tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
- Tôi xin chân thành cảm ơn ThS. Dương Xuân Diêu, Trưởng phòng nghiên
cứu kỹ thuật canh tác, đã tạo mọi điều kiện về thời gian, kinh phí và hướng dẫn tận
tình trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
- Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau Đại học, Ban
Chủ nhiệm Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh cùng các
quý Thầy Cô đã tận tình giảng dạy tôi trong suốt khóa học.
- Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Nghiên cứu Bông và Phát
triển Nông ghiệp Nha Hố đã tạo mọi điều kiện về thời gian và kinh phí để tôi học tập
cũng như tạo điều kiện để tôi thực hiện đề tài này.
- Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Trung tâm Tư vấn và Phát triển Công
nghệ đã tạo điều kiện giúp đỡ để tôi học tập và hoàn thiện luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, các bạn, các anh chị
trong và ngoài lớp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và làm đề
tài tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 09 năm 2011.

Phạm Văn Phước

iv


TÓM TẮT
Đề tài “Ảnh hưởng của chất điều hoà sinh trưởng mepiquat chloride xử lý
hạt giống đến sinh trưởng, phát triển và năng suất bông (Gossypium hirsutum L.)”
đã được tiến hành tại Nha Hố, Nhơn Sơn, Ninh Sơn, Ninh thuận, từ tháng 07/2010 đến
05/2011, để xác định nồng độ và thời gian xử lý mepiquat chloride 40 SL thích hợp cho

hạt giống nhằm tăng hiệu quả kinh tế cho người trồng bông: thí nghiệm đánh giá ảnh
hưởng của nồng độ và thời gian xử lý hạt giống VN01-2 bằng mepiquat chloride 40 SL
đến sinh trưởng, phát triển và năng suất bông, được bố trí theo kiểu lô phụ, nhắc lại 3 lần;
đánh giá tác động của mepiquat chloride 40 SL xử lý hạt giống VN01-2 đến khả năng
phát triển sinh khối và rễ bông được thực hiện ở trong chậu, một yếu tố, theo kiểu hoàn
toàn ngẫu nhiên (CRD), nhắc lại 3 lần; thực nghiệm mô hình xử lý hạt giống VN01-2
bằng mepiquat chloride 40 SL trong sản xuất bông, được bố trí tuần tự không nhắc lại.
Một số kết quả nghiên cứu như sau:
1)

Xử lý hạt giống bông VN01-2 bằng chất điều hòa sinh trưởng mepiquat chloride 40
SL với các nồng độ và thời gian khác nhau có ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng,
phát triển và năng suất bông. Tác dụng của mepiquat chloride 40 SL xử lý hạt giống
được nhận thấy rõ nhất ở giai đoạn từ gieo đến giai đoạn ra nụ: làm cho cành ngắn;
thấp cây và có xu hướng rút ngắn thời gian sinh trưởng. Nghiệm thức xử lý ở nồng
độ 400 ppm trong 4 giờ cho năng suất lý thuyết 39,4 tạ/ha, năng suất thực thu 33,4
tạ/ha, vượt 24,6% năng suất so với đối chứng .

2)

Nghiệm thức xử lý hạt giống VN01-2 bằng chất điều hòa sinh trưởng mepiquat
chloride 40 SL ở nồng độ 400 ppm trong 4 giờ đã có tác dụng rõ từ gieo đến thời
điểm ra nụ: kìm hãm chiều cao cây (23,2 cm, đối chứng 25,6 cm), tăng số lượng rễ
phụ (tăng 26,3% so với đối chứng), chiều dài rễ chính tăng khoảng 3,8 cm so với đối
chứng. Trọng lượng sinh khối của lá, thân, rễ đều cao hơn hẳn so với đối chứng.

3)

Thực nghiệm mô hình xử lý hạt giống bởi nghiệm thức xử lý với nồng độ 400 ppm
trong 4 giờ cho năng suất thực thu 28,1 tạ/ha, cao hơn đối chứng (27,5 tạ/ha), lợi

nhuận đạt 20.255.000 đồng, vượt 1.685.000 đồng/ha so với đối chứng.

v


ABSTRACT
The thesis “Effect of mepiquat chloride treated seed on the growth,
reproductively and yield of cotton (Gossypium hirsutum L.)” was carried out at Nha
Ho, Nhon Son, Ninh Son district, Ninh Thuan province from July 2010 to May 2011. The
purpose of these experiments is to determine concentrations and treated duration of
mepiquat chloride on cotton seed to increase farmer economic efficiency. The experiment
assessing the impact of mepiquat chloride 40 SL concentrations and treated duration on
VN01-2 seed to growth, reproductively and yield was done following the split plot design
with 3 replications. The effect of mepiquat chloride 40 SL treated on VN01-2 seed
following to biomass and root development, was organised in pots, completed random
design (RCD) with 3 replications. The model of mepiquat chloride 40 SL treated seed
application was carried out in cotton production without any replication.
The results as follow:
1) Using plant growth regulator mepiquat chloride 40 SL on VN01-2 seed with
different concentrations and treated duration affected on growth, reproductively and
yield of cotton. The effects of mepiquat chloride 40 SL have clear observation from
sowing to bulb phases: short internodes; height reducing and vegetative phase
reduction. In there, the treatment 400 ppm in 4 hours had theory yield 39.4 quintals/ha
and real yield 33.4 quintals/ha, and the yields were 19.8% higher than those of control.
2) The treatment using plant growth regulator mepiquat chloride 40 SL on VN01-2 seed
at 400 ppm in 4 hours has clear effects from sowing to bud period: inhibited plant
height (23.2 cm compared to 25.6 cm of control), increased adventitious roots
(increased by 20.8% compared to control), main roots augmented by 3.8 cm compared
to untreated. Mass weight of leaves, stem, and roots was higher than that of control.
3) In the field model ,seeds treated with 400 ppm mepiquat chloride 40 SL in 4 hours

yielded 28.1 quintals/ha more than control (27.5 quintals/ha). The profits gained
20,335,000 VND/ha that surpassed 1,685,000 VND/ha compared to control.

vi


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa .............................................................................................................. i
Lý lịch cá nhân ..................................................................................................... ii
Lời cam đoan....................................................................................................... iii
Cảm tạ ................................................................................................................ iv
Tóm tắt ................................................................................................................ v
Mục lục ............................................................................................................. vii
Danh sách các hình ............................................................................................ xi
Danh sách các bảng........................................................................................... xii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
Đặt vấn đề.................................................................................................................. 1
Mục tiêu ..................................................................................................................... 2
Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................... 2
Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 2
Ý nghĩa khoa học của đề tài..................................................................................... 2
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ..................................................................................... 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 4
1.1. Nguồn gốc và phân loại khoa học cây bông ....................................................... 4
1.2. Đặc điểm thực vật, sinh lý, sinh thái và các giai đoạn sinh trưởng cây bông ..... 5
1.2.1. Đặc điểm thực vật học ...................................................................................... 5
1.2.2. Đặc điểm sinh lý cây bông ............................................................................... 7
1.2.3. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây bông ..................................... 8
1.2.4. Yêu cầu đối với điều kiện ngoại cảnh .............................................................. 9

1.2.5. Yêu cầu của cây bông đối với đất ................................................................... 11
1.2.6. Yêu cầu dinh dưỡng của cây bông ................................................................. 11
1.3. Tình hình sản xuất bông trên thế giới và ở Việt Nam ....................................... 13
1.3.1. Tình hình sản xuất bông trên thế giới ............................................................ 13
1.3.2. Tình hình sản xuất bông ở Việt Nam ............................................................. 15

vii


1.4. Khái quát về chất điều hòa sinh trưởng mepiquat chloride và khả năng tác động
đến cây bông.................................................................................................. 17
1.4.1. Khái quát về chất điều hòa sinh trưởng mepiquat chloride............................ 17
1.4.2. Khả năng tác động của mepiquat chloride đến cây bông................................... 18
1.5. Nghiên cứu sử dụng chất điều hòa sinh trưởng trên thế giới và trong nước ..... 18
1.5.1. Nghiên cứu sử dụng chất điều hòa sinh trưởng trên thế giới ......................... 18
1.5.1.1. Nghiên cứu sử dụng chất điều hòa sinh trưởng mepiquat chloride ............ 18
1.5.1.2. Nghiên cứu về một số chất điều hòa sinh trưởng khác trên cây bông .......... 21
1.5.2. Các nghiên cứu sử dụng chất điều hòa sinh trưởng trên cây bông ở Việt Nam .... 22
1.5.2.1. Nghiên cứu sử dụng chất điều hòa sinh trưởng mepiquat chloride ............ 22
1.5.2.2. Nghiên cứu về một số chất điều hòa sinh trưởng khác trên cây bông .......... 24
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 26
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 26
2.2. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 26
2.3. Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................... 26
2.4. Điều kiện khí hậu thời tiết ................................................................................. 27
2.5. Vị trí địa lý và điều kiện đất đai khu vực thí nghiệm ........................................ 28
2.6. Chăm sóc thí nghiệm ......................................................................................... 28
2.7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 28
2.8. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................. 35
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................. 36

3.1. Đánh giá ảnh hưởng của nồng độ và thời gian xử lý hạt giống VN01-2 bằng
mepiquat chloride đến sinh trưởng, phát triển và năng suất bông ................ 36
3.1.1. Ảnh hưởng của nồng độ và thời gian xử lý hạt giống VN01-2 bằng mepiquat
chloride 40 SL đến tỷ lệ nảy mầm ................................................................ 36
3.1.2. Ảnh hưởng của nồng độ và thời gian xử lý hạt giống VN01-2 bằng mepiquat
chloride 40 SL đến thời gian sinh trưởng cây bông ...................................... 37
3.1.2.1. Ảnh hưởng của nồng độ và thời gian xử lý hạt giống VN01-2 bằng Mepiquat
chloride 40 SL đến thời gian sinh trưởng từ gieo đến ra nụ ......................... 37

viii


3.1.2.2. Ảnh hưởng của nồng độ và thời gian xử lý hạt giống VN01-2 bằng mepiquat
chloride 40 SL đến thời gian sinh trưởng từ gieo đến nở hoa ....................... 39
3.1.2.3. Ảnh hưởng của nồng độ và thời gian xử lý hạt giống VN01-2 bằng mepiquat
chloride 40 SL đến thời gian sinh trưởng từ gieo đến nở quả ....................... 40
3.1.2.4. Ảnh hưởng của nồng độ và thời gian xử lý hạt giống VN01-2 bằng mepiquat
chloride 40 SL đến thời gian sinh trưởng từ gieo đến tận thu....................... 41
3.1.3. Ảnh hưởng của nồng độ và thời gian xử lý hạt giống VN01-2 bằng mepiquat
chloride 40 SL đến các chỉ tiêu về hình thái ................................................. 42
3.1.3.1. Ảnh hưởng của nồng độ và thời gian xử lý hạt giống VN01-2 bằng mepiquat
chloride 40SL đến chiều cao cây qua các giai đoạn ..................................... 42
4.1.3.2. Ảnh hưởng của nồng độ và thời gian xử lý hạt giống VN01-2 bằng mepiquat
chloride 40 SL đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ................................... 45
3.1.3.3. Ảnh hưởng của nồng độ và thời gian xử lý hạt giống VN01-2 bằng mepiquat
chloride 40 SL đến Số cành đực, cành quả và lá thật trên thân chính .......... 46
3.1.4. Ảnh hưởng của nồng độ và thời gian xử lý hạt giống VN01-2 bằng mepiquat
chloride 40 SL đến sâu bệnh hại ................................................................... 48
3.1.4.1. Ảnh hưởng của nồng độ xử lý hạt giống VN01-2 bằng mepiquat chloride 40
SL đến rầy xanh hại bông............................................................................. 48

3.1.4.2. Ảnh hưởng của nồng độ và thời gian xử lý hạt giống VN01-2 bằng mepiquat
chloride 40 SL đến bệnh hại.......................................................................... 50
3.1.5. Ảnh hưởng của nồng độ và thời gian xử lý hạt giống VN01-2 bằng mepiquat
chloride 40 SL đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ................. 53
3.1.5.1. Ảnh hưởng của nồng độ và thời gian xử lý hạt giống VN01-2 bằng mepiquat
chloride 40 SL đến mật độ cuối vụ ............................................................... 54
3.1.5.2. Ảnh hưởng của nồng độ và thời gian xử lý hạt giống VN01-2 bằng mepiquat
chloride 40 SL đến số quả trên cây ............................................................... 55
3.1.5.3. Ảnh hưởng của nồng độ và thời gian xử lý hạt giống VN01-2 bằng mepiquat
chloride 40 SL đến trọng lượng quả và trọng lượng 100 hạt ........................ 56

ix


3.1.5.4. Ảnh hưởng của nồng độ và thời gian xử lý hạt giống VN01-2 bằng mepiquat
chloride 40 SL đến năng suất bông ............................................................... 57
3.1.5.5. Ảnh hưởng của nồng độ và thời gian xử lý hạt giống VN01-2 bằng mepiquat
chloride 40 SL đến tỷ lệ xơ bông .................................................................. 61
3.2. Đánh giá tác động của mepiquat chloride xử lý hạt giống VN01-2 đến khả năng
phát triển sinh khối và rễ bông ở điều kiện trồng trong chậu ....................... 63
3.2.1. Tác động của mepiquat chloride 40 SL xử lý hạt giống VN01-2 đến đặc điểm
hình thái ở điều kiện trồng trong chậu .......................................................... 63
3.2.2. Tác động của mepiquat chloride 40 SL xử lý hạt giống VN01-2 đến các chỉ
tiêu sinh khối của cây bông ở điều kiện trồng trong chậu ............................ 65
3.3. Thực nghiệm mô hình xử lý hạt giống VN01-2 bằng mepiquat chloride 40 SL
trong sản xuất bông ....................................................................................... 70
3.3.1. Ảnh hưởng của mepiquat chloride xử lý hạt giống đến năng suất bông thực
nghiệm mô hình............................................................................................. 70
3.3.2. Hiệu quả kinh tế mô hình thực nghiệm xử lý hạt giống................................. 71
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................................... 72

Kết luận .................................................................................................................... 72
Đề nghị ..................................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 74
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 78

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1.1: Cây bông ở giai đoạn cây con ...................................................................... 5
Hình 1.2: Cây bông ở giai đoạn nở hoa........................................................................ 5
Hình 1.3: Mẫu bao bì mepiquat chloride 40 SL sử dụng trên cây bông .................... 17
Hình 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của nồng độ và thời gian xử lý hạt
giống VN01-2 bằng mepiquat chloride đến sinh trưởng, ...................................... 29
Hình 3.1: Ảnh hưởng của nồng độ xử lý hạt giống VN01-2 bằng mepiquat chloride
đến cấp rầy xanh hại bông (cấp hại) .................................................................. 49
Hình 3.2: Ảnh hưởng của nồng độ xử lý hạt giống VN01-2 bằng mepiquat chloride 40
SL đến tỷ lệ bệnh cháy lá (%)............................................................................... 51
Hình 3.3: Ảnh hưởng của nồng độ xử lý hạt giống VN01-2 bằng mepiquat chloride
40 SL đến chỉ số bệnh cháy lá (%)..................................................................... 52
Hình 3.4: Ảnh hưởng của nồng độ xử lý hạt giống bông VN01-2 bằng mepiquat
chloride 40 SL đến bệnh mốc trắng hại bông .................................................... 53
Hình 3.5: Ảnh hưởng của nồng độ xử lý hạt giống VN01-2 bằng mepiquat chloride
40 SL đến năng suất thực thu (tạ/ha) ................................................................. 60
Hình 3.6: Ảnh hưởng của thời gian xử lý hạt giống VN01-2 bằng mepiquat chloride
40 SL đến năng suất thực thu (tạ/ha) ................................................................. 60
Hình 3.7: Xử lý hạt giống bằng mepiquat chloride 40 SL trước khi gieo.................. 62
Hình 3.8: Toàn cảnh bố trí thí nghiệm ....................................................................... 62
Hình 3.9: Chuẩn bị cây con trước khi trồng vào chậu ............................................... 69
Hình 3.10: Thí nghiệm trồng trong chậu .................................................................... 69

Hình 3.11: Cây bông giai đoạn nụ.............................................................................. 69
Hình 3.12: Rễ bông giai đoạn nụ ................................................................................ 69

xi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tình hình sản xuất bông trên thế giới giai đoạn 2001- 2010 .................. 13
Bảng 1.2: Diện tích, năng suất và sản lượng bông của một số quốc gia đứng đầu thế
giới trong các niên vụ 2007 – 2010................................................................. 14
Bảng 1.3. Diễn biến tình hình sản xuất bông ở Việt Nam từ năm 1996 đến 2010 .......... 16
Bảng 2.1: Tình hình thời tiết khí hậu trong thời gian thực hiện thí nghiệm............ 27
Bảng 2.2: Đánh giá cấp rầy xanh (Amrasca devastans) hại bông ........................... 31
Bảng 2.3: Đánh giá cấp bệnh cháy lá (Rhizoctonia solani) hại bông ...................... 31
Bảng 2.4: Đánh giá cấp bệnh mốc trắng (Ramulariopsis gossypii) hại bông ......... 32
Bảng 3.1: Ảnh hưởng của nồng độ và thời gian xử lý hạt giống bông VN01-2 bằng
Mepiquat chloride 40 SL đến tỷ lệ nảy mầm (%) ........................................... 36
Bảng 3.2: Ảnh hưởng của nồng độ và thời gian xử lý hạt giống VN01-2 bằng ..... 38
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của nồng độ và thời gian xử lý hạt giống VN01-2 bằng Mepiquat
chloride 40SL đến thời gian sinh trưởng từ gieo đến nở hoa (ngày sau gieo) .... 39
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của nồng độ và thời gian xử lý hạt giống VN01-2 bằng mepiquat
chloride 40 SL đến thời gian sinh trưởng từ gieo đến nở quả (ngày sau gieo) ... 40
Bảng 3.5: Ảnh hưởng của nồng độ và thời gian xử lý hạt giống VN01-2 bằng mepiquat
chloride 40 SL đến thời gian sinh trưởng từ gieo đến tận thu (ngày sau gieo) ... 41
Bảng 3.6: Ảnh hưởng của nồng độ và thời gian xử lý hạt giống VN01-2 bằng
mepiquat chloride 40 SL đến chiều cao cây qua các giai đoạn (cm) .............. 44
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của nồng độ và thời gian xử lý hạt giống VN01-2 bằng
mepiquat chloride 40 SL đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/ngày) ... 45
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của nồng độ và thời gian xử lý hạt giống VN01-2 bằng
mepiquat chloride 40 SL đến số cành đực, cành quả/cây và số lá thật/thân ... 47

Bảng 3.9: Ảnh hưởng của nồng độ và thời gian xử lý hạt giống VN01-2 bằng
mepiquat chloride 40 SL đến tỷ lệ bệnh chết cây con (%) ............................. 50
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của nồng độ và thời gian xử lý hạt giống VN01-2 bằng
mepiquat chloride 40 SL đến mật độ cây giai đoạn cuối vụ (10.000 cây/ha) . 54

xii


Bảng 3.11: Ảnh hưởng của nồng độ và thời gian xử lý hạt giống VN01-2 bằng
mepiquat chloride 40 SL đến số quả trên cây ................................................. 55
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của nồng độ và thời gian xử lý hạt giống VN01-2 ........... 57
Bảng 3.13: Ảnh hưởng của nồng độ và thời gian xử lý hạt giống VN01-2 bằng
mepiquat chloride 40 SL đến năng suất bông (tạ/ha) ..................................... 58
Bảng 3.14: Ảnh hưởng của nồng độ và thời gian xử lý hạt giống VN01-2 bằng
mepiquat chloride 40 SL đến tỷ lệ xơ bông (%) ............................................. 61
Bảng 3.15: Tác động của mepiquat chloride 40 SL xử lý hạt giống VN01-2 đến số
cành đực, cành quả/cây và số lá thật/thân chính ............................................. 64
Bảng 3.16: Tác động của mepiquat chloride 40 SL xử lý hạt giống VN01-2 đến
chiều cao cây và số rễ phụ cấp 1 ở điều kiện trồng trong chậu ...................... 64
Bảng 3.17: Tác động của mepiquat chloride 40 SL xử lý hạt giống VN01-2 đến
trọng lượng lá (g/cây) trong điều kiện trồng trong chậu ................................. 65
Bảng 3.18: Tác động của mepiquat chloride xử lý hạt giống VN01-2 đến trọng
lượng thân (g/cây) trong điều kiện trồng trong chậu ...................................... 66
Bảng 3.19: Tác động của mepiquat chloride 40 SL xử lý hạt giống VN01-2 đến
trọng lượng rễ trong điều kiện trồng trong chậu ............................................. 67
Bảng 3.20: Tác động của mepiquat chloride xử lý hạt giống VN01-2 đến chiều dài
của rễ bông ở điều kiện trồng trong chậu........................................................ 68
Bảng 3.21: Năng suất mô hình thực nghiệm xử lý hạt giống trước khi gieo hạt .... 70
Bảng 3.22: Hiệu quả kinh tế mô hình thực nghiệm xử lý hạt giống ...................... 71


xiii


MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Cây bông (Gossypium hirsutum L.) là cây công nghiệp quan trọng, cho sản
phẩm chính là xơ bông, nguồn nguyên liệu tự nhiên để dệt vải, sản xuất bông vệ
sinh, y tế. Hạt bông có thể dùng để tinh chế dầu ăn và bột làm bánh giàu dinh
dưỡng; thân lá, vỏ hạt và vỏ quả với hàm lượng xenllulô cao dùng làm giấy, tấm
cách nhiệt, ván ép hoặc chất đốt.
Trong những năm gần đây, diện tích sản xuất bông giảm sút nghiêm trọng do
sự cạnh tranh gay gắt về hiệu quả kinh tế của một số loại cây ngắn khác như ngô; đậu
tương; cây bông dần mất đi lợi thế cạnh tranh; đến niên vụ 2008/2009, diện tích chỉ
còn trên 3.200 ha. Trước tình hình đó, lãnh đạo Nhà nước và Tập đoàn Dệt may
Việt Nam coi việc khôi phục và phát triển sản xuất bông nhằm tự chủ một phần
nguyên liệu xơ bông là một trong các nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Theo đó,
ngành bông cần tập trung đẩy mạnh xây dựng các vùng bông chuyên canh có tưới
nhằm tăng năng suất và chất lượng bông xơ; đồng thời tăng cường công tác nghiên
cứu khoa học phục vụ phát triển sản xuất bông. Trong đó, ngoài việc chú trọng
nghiên cứu đưa ra các giống bông mới, dùng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý, còn tác
động vào các biện pháp kỹ thuật thích hợp như trồng dày, phun mepiquat chloride,
để cải thiện năng suất và chất lượng xơ.
Hiện nay, việc gia tăng mật độ gieo trồng từ 2,0 vạn cây/ha lên hơn 5,0 vạn
cây/ha trong điều kiện có phun chất điều hòa sinh trưởng mepiquat chloride được
xem là một tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất bông thương phẩm. Theo tiêu chuẩn
ngành (2006), mepiquat chloride được khuyến cáo phun 3 lần. Tuy nhiên, trong
thực tế sản xuất, việc xác định lần phun mepiquat chloride đầu tiên khó khăn và
phức tạp vì phụ thuộc nhiều vào điều kiện nơi canh tác. Nếu phun sớm cây bông sẽ

1



thấp, chậm phát triển giai đoạn sau; nếu phun muộn cây bông sẽ vươn lóng, khó
kiềm hãm ở giai đoạn sau, cây rậm rạp dễ bị nhiễm bệnh, giảm khả năng đậu quả
nên gây thiệt hại đến năng suất. Việc xử lý hạt giống bông bằng chất điều hòa sinh
trưởng mepiquat chloride trước khi gieo đã được đề xuất để thay thế phun lần đầu,
giảm chi phí công phun thuốc, đặc biệt là những vùng trồng bông ở miền núi xa
nguồn nước, mặt khác có thể cải thiện hệ thống rễ, cây hút được nước dưới tầng sâu
và tăng khả năng chịu hạn ở giai đoạn cây con (Xu và Taylor, 1992).
Từ những cơ sở trên, đề tài “Ảnh hưởng của chất điều hoà sinh trưởng
mepiquat chloride xử lý hạt giống đến sinh trưởng, phát triển và năng suất bông
(Gossypium hirsutum L.)” đã được tiến hành.
Mục tiêu
Xác định được nồng độ và thời gian xử lý hạt giống VN01-2 bằng mepiquat
chloride 40 SL thích hợp nhằm tăng hiệu quả kinh tế cho người trồng bông.
Đối tượng nghiên cứu
Tác động của chất điều hòa sinh trưởng mepiquat chloride đến sinh trưởng,
phát triển và năng suất bông.
Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài cao học, mỗi nội dung của đề tài chỉ thực hiện trong
một vụ tại Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố, Ninh Sơn,
Ninh Thuận.
Ý nghĩa khoa học của đề tài
Những kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng
Mepiquat chloride xử lý hạt giống bông sẽ góp phần làm cơ sở khoa học cho việc
cải tiến quy trình sản xuất bông ở nước ta.

2



Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Những kết quả của đề tài sẽ đóng góp tích cực cho việc thâm canh bông hiện
nay, đồng thời giải quyết một phần khó khăn trong quá trình sử dụng chất điều hòa
sinh trưởng Mepiquat chloride trên cây bông.

3


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguồn gốc và phân loại khoa học cây bông
Cây bông thuộc họ Malvaceae, phái Hibisceae, chi Gossypium. Trong chi
Gossypium, người ta đã phát hiện được khoảng 40 loài, trong đó có 4 loài được
trồng trọt:
+ Bông Luồi (Gossypium hirsutum L.) có nguồn gốc ở khu vực Trung Mỹ và
miền Nam Hoa Kỳ.
+ Bông Cỏ Châu Á (Gossypium arboreum L.) có nguồn gốc ở miền Nam
châu Á.
+ Bông Hải đảo (Gossypium barbadense L.) có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới
Nam Mỹ.
+ Bông Cỏ Châu Phi (Gossypium herbaceum L.) có nguồn gốc châu Phi.
Trong 4 loài trên, Việt Nam có bông Luồi (Gossypium hirsutum L.), bông Cỏ
châu Á (Gossypium arboreum L.) và bông Hải đảo (Gossypium barbadense L.). Các
vùng bông công nghiệp của nước ta hiện nay chủ yếu trồng các giống bông Luồi
(Gossypium hirsutum L.). Các giống bông Cỏ chỉ tồn tại với diện tích rất nhỏ ở
vùng núi phía Bắc, chủ yếu sản xuất để tự cung, tự cấp. Hiện nay trên thế giới loài
bông Luồi được trồng phổ biến nhất, chiếm khoảng 70% sản lượng xơ bông toàn
thế giới (Nguyễn Văn Bình, 1996).
Căn cứ vào số nhiễm sắc thể, hình thái, đặc tính sinh lý và sự phân bố địa lý,
cây bông thành 2 nhóm: nhóm nhị bộ thể (2n = 26) và nhóm tứ bộ thể (2n = 52)

(Hoàng Đức Phương, 1983). Loài bông Luồi (Gossypium hirsutum), bông Hải đảo
(Gossypium barbadense) thuộc loài tứ bội thể 2n = 52, còn loài bông Cỏ châu Á
(Gossypium arboreum) thuộc loài nhị bội thể 2n = 26.

4


1.2. Đặc điểm thực vật, sinh lý, sinh thái và các giai đoạn sinh trưởng cây bông
1.2.1. Đặc điểm thực vật học
- Rễ bông: bông là loại cây có bộ rễ ăn sâu, phát triển khá mạnh. Rễ bông
thuộc loại rễ cọc, do rễ chủ, rễ bên, rễ nhánh, rễ hút và lông hút hợp thành. Rễ chủ có
thể đâm sâu 2 – 3 m, rễ con có thể dài 0,6 – 1,0 m. Rễ phân bố tập trung ở tầng canh
tác 5 – 30 cm (Chu Hữu Huy, 1991).
- Thân và cành: cây bông là loại cây bụi thường cao 0,7 – 1,5 m, trong điều
kiện thuận lợi thân có thể cao tới 2 m. Thân chính mang các cành có nhiều lóng
(20 – 30 lóng). Thân thẳng đứng, cành gần như nằm ngang, tạo cho cây có dáng
tháp, trên nhỏ, dưới to.
Cành bông có 2 loại, cành đực (monopodial) do mầm đâm từ nách lá (mầm
chính) phân hóa thành và cành quả (sympodial) do mầm phụ phân hóa thành. Phía
gốc thường chỉ có mầm chính phát triển, do đó chỉ có cành đực; còn phía trên chỉ có
mầm phụ phát triển thành cành quả. Mỗi cây thường có 1 – 10 cành đực, thường
mọc từ nách lá thật thứ 3, 4. Cành đực sinh trưởng theo phương thức mầm ngọn, do
đó mọc thẳng và thuộc loại cành đơn trục, hợp với thân chính một góc nhọn. Cành
đực không trực tiếp mang quả.

LÁ THẬT THỨ NHẤT

CÀNH ĐỰC

THÂN CHÍNH

CÀNH QUẢ
LÁ MẰM

LÁ THẬT THỨ HAI
ĐANG MỞ

Hình 1.1: Cây bông ở giai đoạn cây con

Hình 1.2: Cây bông ở giai đoạn nở hoa

5


Cành quả thường mọc từ nách lá thật thứ 5, 6 trở lên. Các giống chín sớm, vị
trí này thường thấp hơn giống chín muộn. Cành quả sinh trưởng theo phương thức
mầm nách, do đó cành có dạng gãy khúc chữ chi. Cành quả hợp với thân chính thành
một góc lớn. Số lượng cành quả thường từ 15 đến 30 cành (Dương xuân Diêu, 2011).
- Lá bông: gồm hai loại là lá mầm và lá thật. Lá mầm có hình dạng giống vỏ
sò nên còn gọi là lá sò. Sau khi lá sò xòe một thời gian thì lá thật xuất hiện. Thời
gian này tùy thuộc giống và điều kiện canh tác. Những lá thật đầu tiên có hình tim
không có xẻ thùy. Thường lá thật thứ 5, 6 trở đi mới xẻ thùy. Hình dạng lá tùy thuộc
vào giống, các lá trên thân chính có kích thước lớn hơn các lá ở cành. Các lá ở phần
gốc lớn hơn các lá ở phần ngọn. Lá có nhiều hạch gossypol và nhiều lông. Lông ở
mặt dưới nhiều hơn lông ở mặt trên và ở gân lá nhiều hơn phiến lá. Lá của bông
Luồi (Gossypium hirsutum L.) thường có lông, còn ở bông Hải đảo (Gossypium
barbadense) thường ít hoặc không có lông. Mặt dưới của gân chính cách cuống lá
1/5 so với chiều dài của lá, có tuyến mật. Một số giống bông có tuyến mật nằm trên
gân phụ, còn một số giống khác hoàn toàn không có.
- Nụ, hoa: nụ bông đầu tiên xuất hiện trên cành quả thứ nhất. Nụ có hình tam
giác cân, với 3 mặt có 3 tai nụ (lá bắc) che các bộ phận bên trong, còn phía trong nụ

là mầm hoa nhỏ. Mặt dưới nụ dính với cuống. Hoa bông thuộc loại hoa lưỡng tính, tự
thụ phấn là chính. Hoa bông bao gồm: cuống, tai, đài, tràng, nhị và nhụy. Mỗi hoa có
3 tai, tai có nhiều răng, bao chân hoa. Tràng gồm 5 cánh hoa lớn. Chân cánh hoa liên
kết với ống nhị đực. Màu sắc cánh hoa trắng hoặc vàng tùy thuộc vào giống bông.
Mỗi hoa có khoảng 30 đến hơn 100 nhị đực. Chân nhị kết lại với nhau tạo thành ống
nhị. Mỗi nhị gồm có 2 bộ phận: chỉ nhị và bao phấn. Chỉ nhị cắm vào một chỗ lõm
dưới bao phấn. Trong bao phấn có nhiều hạt phấn. Hạt phấn hình cầu và bề mặt của
nó có nhiều gai. Nhụy hoa bao gồm đầu nhụy, trụ và bầu hoa. Bầu hoa hình trứng, có
nhiều tâm bì. Giữa mỗi tâm bì có một vách ngăn, chia tâm bì thành hai nửa ngăn.
Thường bầu hoa có 3 – 5 ngăn. Mỗi ngăn có 2 hàng phôi châu. Bông luồi có khoảng
từ 7 đến 11 phôi châu, phôi châu này sau khi thụ tinh phát triển thành hạt.

6


- Quả bông: thuộc loại quả nang, có hình cầu tròn hoặc hình trái tim có chóp
nhọn. Mặt quả có màu xanh và lấm tấm những hạch gossypol. Mỗi quả có 3 – 5
múi. Mỗi múi có khoảng 6 – 9 ánh bông, ánh bông gồm có hạt và sợi bao quanh.
- Hạt bông: hạt bông gồm có lông áo, vỏ, nhân (nội nhũ, phôi). Hạt có màu
nâu đen, hình bầu dục, nhọn một đầu. Trên vỏ hạt, xơ bông và xơ ngắn bám vào,
riêng bông hạt nhẵn không có xơ ngắn. Vỏ hạt gồm có tầng biểu bì, tầng sắc tố
ngoài, tầng tế bào không màu sắc, tầng tế bào hình giậu, tầng sắc tố trong và tầng
màu trắng sữa. Nhân hạt do lá mầm, thai rễ, thai mầm và thai trục hợp thành.
- Xơ bông: bao quanh hạt bông có hai loại xơ là xơ ngắn (lông áo) và xơ dài.
Xơ dài là một tế bào rất lớn, dài 12 – 60 mm, khi chín thì ruột rỗng, dẹt và xoăn lại.
1.2.2. Đặc điểm sinh lý cây bông
Khi nghiên cứu sinh lý cây bông, Lý Văn Bính và Phan Đại Lục (1991) cho
rằng, ruộng bông cao sản có đỉnh cao nhất về diện tích lá vào khoảng 25 ngày sau
khi nở hoa (thời kỳ đậu quả). Thời gian này, cây bông chuyển từ sinh trưởng dinh
dưỡng sang sinh trưởng sinh thực. Diện tích lá được duy trì ở mức khá cao khoảng

30 ngày (LAI ổn định ở mức trên dưới 3), sau đó giảm dần và đến khi quả nở, LAI
đạt gần 1,5.
Sự phân bố quả trên cây bông phụ thuộc vào giống và điều kiện canh tác
nhưng nhìn chung tỷ lệ đậu quả giảm dần theo thứ tự cành quả từ gốc lên ngọn. Tỷ
lệ đậu quả của cành thứ nhất là 70% và của cành thứ 13 giảm xuống còn 10-20%
(Saimaneerat và ctv, 1994). Chu Hữu Huy và ctv (1991) cho rằng, nụ và quả thuộc
cành quả phía ngọn rụng nhiều hơn nụ và quả thuộc cành quả phía dưới. Trên cành
quả, những vị trí xa thân chính rụng nụ, rụng quả cao hơn những vị trí gần thân
chính. Tuy nhiên, ở ruộng bông đất tốt, nếu chăm sóc không thích hợp, cây bông
bốc lá thì lại thấy một tình trạng ngược lại, ở cành quả phía giữa và phía dưới rụng
nhiều hơn.
Nghiên cứu về sự phân bố quả trên cây bông, Đinh Quang Tuyến (2004) kết
luận, các giống bông Luồi có số quả tập trung chủ yếu trên cành quả, phân bố theo

7


quy luật giảm dần từ gốc đến ngọn và tập trung ở các vị trí thứ nhất và thứ hai của
13 cành quả đầu tiên. Số lượng quả đã đậu trên cây càng tăng càng làm giảm tỷ lệ
đậu quả của những hoa nở tiếp theo trong ngày. Đồng thời, số lượng quả đã đậu trên
cây là nhân tố chính hạn chế tỷ lệ đậu quả diễn ra hàng ngày của cây bông (Vũ
Xuân Long, 1999).
1.2.3. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây bông
Quá trình sinh trưởng, phát triển của cây bông có thể chia làm 5 giai đoạn. Các
giai đoạn dài hay ngắn phụ thuộc vào giống, các yếu tố ngoại cảnh (Hoàng Đức
Phương, 1983; Lê Quang Quyến và Vũ Xuân Long, 1998).
- Giai đoạn nảy mầm (từ khi nảy mầm đến khi xòe lá mầm): giai đoạn này
thường kéo dài 4 – 7 ngày. Khi có hạt giống tốt, nhiệt độ thích hợp và cung cấp
nước đầy đủ sau 24 – 36 giờ hạt sẽ nảy mầm. Hạt đủ ẩm nếu nhiệt độ càng cao thì
nảy mầm càng nhanh. Nhiệt độ tối thích cho giai đoạn này là 25 – 300C. Dưới 100C

và trên 400C, hạt gần như không nảy mầm. Trong điều kiện nhiệt độ 55 – 600C kết
hợp với ẩm độ đất cao, hạt sẽ chết. Độ ẩm đất thích hợp cho sự nảy mầm của hạt là
90% độ giữ ẩm của đất. Ngoài ra, đất gieo hạt phải thoáng, đủ oxy.
- Giai đoạn cây con (từ khi xòe hai lá mầm đến khi có nụ): giai đoạn này
thường kéo dài 24 – 36 ngày. Điều kiện tối thích ở giai đoạn này là nhiệt độ đất trên
200C, nhiệt độ không khí 25 – 300C và đất đủ ẩm, thoáng, không được bão hòa
nước. Sau khi lá mầm xòe một thời gian, mầm ngọn xuất hiện và ra lá thật đầu tiên,
nếu găp nhiệt độ thích hợp thì giai đoạn này kéo dài 5 – 6 ngày, còn nếu gặp trời
lạnh (nhiệt độ < 150C) có thể kéo dài 15 – 16 ngày và sau đó cứ 2 – 6 ngày ra 1 lá
thật, tùy điều kiện nhiệt độ. Ở giai đoạn này, rễ cây bắt đầu hút dinh dưỡng, lá (gồm
cả lá mầm) quang hợp mạnh dần, sự trao đổi chất trong tế bào tăng cường, nên cây
con không sống phụ thuộc vào lá mầm. Đây là giai đoạn rễ được phát triển ưu tiên
trong khi thân phát triển chậm. Cuối giai đoạn này, thân, cành và lá mới bắt đầu
phát triển.

8


- Giai đoạn nụ (từ khi ra nụ đầu tiên đến khi ra hoa đầu tiên): giai đoạn nụ
kéo dài 20 – 25 ngày. Khi có 2 – 3 lá thật, mầm hoa đã phân hóa và khi có 4 – 8 lá
thật cây bông xuất hiện nụ đầu tiên. Cây bông, cùng một lúc vừa ra cành lá, vừa ra
hoa, quả. Quan hệ giữa sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực là quan hệ
thúc đẩy lẫn nhau. Sinh trưởng dinh dưỡng cung cấp cơ sở vật chất cần thiết cho
sinh trưởng sinh thực. Khi không có đủ diện tích lá và chất hữu cơ tạo ra không đầy
đủ, việc ra nụ, nở hoa, kết quả sẽ gặp trở ngại. Ngược lại, nếu sự sinh trưởng dinh
dưỡng quá mạnh, chất dinh dưỡng tiêu phí chủ yếu vào việc hình thành thân cành,
lá nhiều thêm, thì ruộng bông sẽ bị lốp, nụ, hoa và quả dễ bị rụng.
- Giai đoạn ra hoa kết quả (từ khi cây có hoa đầu tiên nở đến khi cây có quả
đầu tiên chín): Giai đoạn này kéo dài 42 – 55 ngày. Lúc này, cây bông sinh trưởng
và phát triển nhanh, bộ rễ sinh trưởng chậm hơn trước nhưng hoạt động rất mạnh.

Do đó, cây bông yêu cầu cung cấp nước và dinh dưỡng tối đa. Ruộng bông cần
thông thoáng và đủ ánh sáng. Nếu gặp điều kiện bất thuận hoặc thiếu dinh dưỡng,
đài sẽ rụng nhiều. Hoa bông nở từ 7 – 9 giờ sáng. Nhiệt độ cao hoa nở sớm hơn.
Thời gian thụ phấn thích hợp nhất từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều. Thời gian từ lúc
thụ phấn đến khi hoàn thành thụ tinh kéo dài khoảng 24 – 48 giờ. Sau khi thụ tinh,
quả bông lớn nhanh và đạt kích thước tối đa sau 25 – 30 ngày.
- Giai đoạn nở quả (từ khi quả đầu tiên nở đến thu hoạch hoàn toàn): Giai
đoạn này kéo dài 40 – 60 ngày. Khi quả đã thành thục hoàn toàn, vỏ quả mất nước
rồi co lại, trụ giữa hóa gỗ, cứng không co được nên sức kéo của vỏ làm vỡ thành 4 –
5 mảnh tùy số múi. Múi bông bị phơi ra nhưng còn dính vào mảnh vỏ quả. Xơ bông
khô đi và nở bồng lên. Ở giai đoạn này, sự sinh trưởng của cây bông ngừng lại, chất
dinh dưỡng tập trung nuôi quả và hạt, hoạt động của bộ rễ giảm, nhu cầu về nước và
dinh dưỡng đều giảm (Dương Xuân Diêu, 2011).
1.2.4. Yêu cầu đối với điều kiện ngoại cảnh
- Nhiệt độ: bông là cây ưa nóng, nhiệt độ thích hợp cho cây bông sinh trưởng
khoảng 25 – 300C. Tùy theo thời kỳ sinh trưởng, phát triển mà yêu cầu về nhiệt độ

9


khác nhau. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng không tốt đến sinh
trưởng của cây bông. Nhiệt độ lớp đất mặt từ 2 đến 40C trong vài giờ làm cho cây
bông chết. Theo Chu Hữu Huy (1991), khi nhiệt độ dưới 150C, chất lượng xơ kém
và chín muộn. Khi nhiệt độ cao hơn 400C, hạt phấn hoàn toàn mất khả năng thụ
phấn, cây bông ngừng sinh trưởng. Khả năng chịu nhiệt độ cao còn phụ thuộc vào
giống bông. Bông Hải đảo chịu nhiệt độ cao tốt hơn bông Luồi, đặc tính di truyền
khó thay đổi nhất của cây bông là tính ưa nóng của nó.
Nhiệt độ có vai trò quyết định đến tốc độ phát dục của cây trồng. Nhiệt độ
càng cao càng rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây trồng, các giai đoạn phát dục
rút ngắn lại. Mỗi giống và ngay cả mỗi giai đoạn phát dục của chúng yêu cầu tổng

tích nhiệt tương đối ổn định (Trần Đức Hạnh và ctv, 1997; Vũ Công Hậu, 1978).
- Ánh sáng: bông là cây ưa ánh sáng mạnh, chịu bóng kém, đồng thời là cây
ngày ngắn. Trong một ngày, lá của cây bông luôn thay đổi vị trí để cho phiến lá
luôn vuông góc với các tia chiếu của mặt trời. Khi ánh sáng không đầy đủ, sản
phẩm quang hợp sẽ giảm và protein sẽ nhiều hơn gluxit. Do đó, chất dinh dưỡng
không đủ để hình thành nụ, quả, làm cho sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng
sinh thực mất cân đối, cây bông dễ bị lốp gây rụng nụ, rụng đài nhiều. Ngược lại,
trong điều kiện ánh sáng đầy đủ, cây bông sẽ cho năng suất cao, phẩm chất tốt.
Cường độ ánh sáng cao sẽ đẩy nhanh sự phân hóa các cơ quan sinh sản ở hoa, tăng
cường quang hợp, phát triển của nụ, hoa, lá và các cơ quan khác.
- Nước: cây bông có đặc tính chịu hạn khá cao nhờ có bộ rễ phát triển và ăn
sâu vào lòng đất. Tuy nhiên, để sinh trưởng và phát triển bình thường, cho năng suất
và phẩm chất tốt, cây bông đòi hỏi phải có chế độ nước thích hợp.
Bông Luồi chịu hạn tốt hơn bông Cỏ. Nhu cầu nước của cây bông thay đổi rất
lớn tùy theo giai đoạn sinh trưởng, phát triển. Ở giai đoạn cây con, cây bông cần ít
nước (10 – 12 m3 nước/ha/ngày), còn ở giai đoạn nụ, hoa, cây bông cần nhiều nước
cho sự tồng hợp, tích lũy dinh dưỡng và bốc hơi (giai đoạn nụ cần 30 – 35 m3
nước/ngày, giai đoạn hoa cần 90 – 100 m3 nước/ngày). Ở giai đoạn nở quả, nhu cầu

10


về nước của cây bông giảm xuống (30 – 40 m3 nước/ngày). Cả vụ của cây bông cần
5.000 – 8.000 m3 nước/ha (Lê Quang Quyến và Vũ Xuân Long, 1998). Tuy cây bông
cần nhiều nước nhưng lại không chịu úng. Khi bị úng, đất thiếu oxy, sự hô hấp của rễ
bị trở ngại, quá trình trao đổi ion bị đình trệ, rễ ngừng sinh trưởng và chết.
1.2.5. Yêu cầu của cây bông đối với đất
Cây bông có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, bông sinh
trưởng tốt trên những loại đất có nhiều màu, có cấu tượng viên bền vững, thành phần
cơ giới trung bình, thoát nước tốt, tầng canh tác dày. Mặt khác, cây bông chịu úng

kém, do đó đất trồng bông phải có địa thế cao ráo (Hoàng Đức Phương, 1983). Trên
đất chua (pH = 5,5) và đất mặn, cây bông sẽ giảm năng suất rất lớn. Độ pH thích hợp
nhất cho cây bông là 6,5 – 7,5 (Lê Quang Quyến và Vũ Xuân Long, 1998, bông Luồi
(Gossypium hirsutum) ưa pH cao (pH > 7), bông Cỏ (Gossypium arboreum) ưa pH
thấp hơn (pH < 7), còn bông Hải đảo (Gossypium barbadense) dễ tính hơn với phản
ứng môi trường đất (dẫn theo Lê Công Nông, 1998).
1.2.6. Yêu cầu dinh dưỡng của cây bông
Cây bông cũng như các cây trồng khác cần nhiều dinh dưỡng, trong đó các
nguyên tố đa lượng như N, P và K chiếm hàm lượng lớn. Chúng có nhiều trong hạt
và lá, thứ đến là trong thân và quả, rất ít trong xơ, để đạt năng suất 2,5 kiện/ha (1 kiện
= 220 kg) cây bông lấy đi từ đất 40 kg N, 16 kg P2O5, 17 kg K2O, 7 kg MgO và 4 kg
CaO/ha, khi năng suất là 7,5 kiện/ha thì lượng dinh dưỡng lấy đi đạt 125 kg N; 50 kg
P2O5, 52 kg K2O, 22 kg MgO và 13 kg CaO/ha. Trong sản xuất người ta chỉ cung cấp
N, P, K cho cây bông dưới dạng phân bón (Lê Công Nông, 1998).
- Nitơ (N): là chất cây bông cần để sinh trưởng và phát dục, là thành phần
cấu tạo nên các chất protein, acid nucleic, diệp lục tố, các loại men và các loại
sinh tố. Không có nguyên tố nitơ thì không thể hình thành các chất protein và
không có protein thì không có sự sống. Do đó ảnh hưởng của N tới sinh trưởng
và phát dục của cây bông hết sức to lớn. Cung cấp phân đạm đầy đủ có thể tăng
diện tích lá, hàm lượng protein, diệp lục kết quả quang hợp và các hoạt động

11


×