Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN ONG KÝ SINH SÂU NON BỌ PHẤN TRẮNG (Bemisia tabaci) VÀ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC CỦA ONG Encarsia transvena (APHELINIDAE: HYMENOPTERA) TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
************************

TRẦN QUỐC DŨNG

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN ONG KÝ SINH SÂU NON BỌ PHẤN
TRẮNG (Bemisia tabaci) VÀ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM
HÌNH THÁI, SINH HỌC CỦA ONG Encarsia transvena
(APHELINIDAE: HYMENOPTERA)
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 10/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
************************

TRẦN QUỐC DŨNG

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN ONG KÝ SINH SÂU NON BỌ PHẤN
TRẮNG (Bemisia tabaci) VÀ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM
HÌNH THÁI, SINH HỌC CỦA ONG Encarsia transvena
(APHELINIDAE: HYMENOPTERA)
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật
Mã số


: 60.62.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Hướng dẫn khoa học:
TS. TRẦN THỊ THIÊN AN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 10/2011


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Trần Quốc Dũng. Sinh ngày 12 tháng 02 năm 1986 tại huyện Đức
Thọ, Tỉnh Hà Tĩnh.
Tốt nghiệp THPT tại trường trung học phổ thông Y Jút, tỉnh Đắk Lắk, năm
2004.
Tốt nghiệp Đại học ngành SPKTNN hệ chính quy tại Đại học Nông Lâm
Thành phố Hồ Chí Minh năm 2009.
Tháng 10 năm 2009 theo học Cao học ngành Bảo vệ thực vật tại trường Đại
học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Địa chỉ liên lạc: 175C, thôn 7, xã Eabhok, Cư Kuin, Đắk Lắk
Điện thoại: 0978 883 193
Email:

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai

công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10/2011
Học viên:

Trần Quốc Dũng

ii


CẢM TẠ
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài này, ngoài sự nỗ lực của bản
thân tôi đã nhận được sự động viên, giúp đỡ nhiệt tình của gia đình, thầy cô, ban bè.
Cho phép tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, Phòng Đào Tạo
Sau Đại Học, Ban Chủ Nhiệm khoa Nông Học, Quý thầy cô giảng viên đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Tiến sĩ Trần Thị Thiên An đã rất quan tâm, hướng dẫn, động viên và giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài này.
Tiến sĩ Polaszek và tiến sĩ Zolnerowich đã gửi cho tôi những tài liệu định
danh ong kí sinh bọ phấn trắng quý báu để giúp tôi hoàn thành tốt đề tài này.
Kỹ sư Nguyễn Thị Phụng Kiều đã giúp đỡ tôi hoàn thiện tốt đề tài này.
Cùng gia đình, các anh chị lớp Cao học BVTV 2009 và bạn bè đã tận tình
hướng dẫn, cung cấp thông tin tài liệu và động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập và thực hiện luận án tốt nghiệp này.

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 09/2011
Học viên:

Trần Quốc Dũng


iii


TÓM TẮT
Đề tài “Điều tra thành phần ong ký sinh sâu non bọ phấn trắng (Bemisia
tabaci) và nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh học của ong Encarsia transvena
tại Thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện tại các vùng trồng rau thuộc huyện Củ Chi
- Thành phố Hồ Chí Minh và phòng thí nghiệm côn trùng, Bộ môn Bảo vệ thực vật,
Khoa nông học, trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 1 năm
2011 đến tháng 8 năm 2011. Đề tài nhằm xác định thành phần ong ký sinh và nghiên
cứu một số đặc điểm hình thái và sinh học của ong E. transvena – một loài ong kí sinh
chính trên sâu non bọ phấn trắng B. tabaci tại thành phố Hồ Chí Minh nhằm khai thác
loài ong này như là một tác nhân sinh học để quản lý bọ phấn trắng.
Có 5 loài ong ký sinh trên sâu non bọ phấn trắng B. tabaci đã được tìm thấy. Đó là E.
transvena, E. formosa, E. lutea, E. eremicus và Amitus spp., trong đó tỷ lệ xuất hiện trong
mẫu điều tra của E. transvena rất cao 83,42% tiếp theo là E. lutea 8,2%, E. eremicus
4,8%, Amitus sp. 3%, thấp nhất là E. fomosa số lần xuất hiện chỉ chiến tỷ lệ 0,56%.
Ong kí sinh E. transvena (Aphelinidae: Hymenoptera) có cơ thể rất nhỏ màu
vàng sáng, ong cái dài trung bình 0,601 ± 0,049 mm, ong đực dài trung bình 0,531
± 0,045 mm. Râu đầu của ong dạng đầu gối có 8 đốt. Ong có 2 cặp cánh trong suốt
được phủ 1 lớp lông tơ mịn, cánh trước có diềm lông dài. Phần bụng ong có 8 đốt,
ống đẻ trứng dài từ đốt bụng thứ 4 đến đốt bụng thứ 8.
Ở điều kiện nhiệt độ 30 ± 2oC, ẩm độ 65 ± 5%, vòng đời trung bình của ong E.
transvena là 12,35 ± 0,33 ngày. Trong điều kiện không tiếp xúc với kí chủ, ong E.
transvena sống được từ 3 – 4 ngày với nguồn thức ăn bổ sung thích hợp là mật ong
30%. Hoạt động kí sinh không ảnh hưởng đến tuổi thọ của ong cái khi ong được cho ăn
đầy đủ. Ong cái đẻ trung bình 22,75 ± 2,35 trứng kí sinh. E. transvena là ong nội kí
sinh chuyên tính, có tỉ lệ vũ hóa 96,38 ± 5,62%, tỉ lệ ong cái 82,33 ± 3,06% và vòng đời
trung bình là 11,48 ± 0,64 ngày trên vật chủ thích hợp là sâu non bọ phấn trắng tuổi 3.

Ong E. transvena có khả năng tìm kiếm vật chủ để kí sinh với khoảng cách 0,05 m2
trong khoảng 1,872 giờ và có hoạt động kí sinh cao tại vùng có mật số vật chủ nhiều.

iv


ABSTRACT
Thesis “Current status of parasitoids attacking larva whiteflies Bemisia tabaci
(Homoptera – Aleyrodidae) and some morphology and biology characteristics of
Encarsia transvena (Hymenoptera – Aphelinidae) in Ho Chi Minh City” was
conducted on vegetables – planted areas at Cu Chi district, Ho Chi Minh City and
Insect Laboratory, Plant Protection Department, Faculty of Agriculture, Nong Lam
University from January to August, 2011. Targets were recording species of
parasitoid attacking whiteflies in Ho Chi Minh City and discribing some
morphological and biological characteristics of E. transvena, a parasitoid of B. tabaci,
which was numerously recorded in Ho Chi Minh City in order to use it as a factor in
whiteflies biology control program.
5 species of whitefly parasitoids were found included E. transvena, E. formosa, E.
lutea, E. eremicus and Amitus sp.in Ho Chi Minh City. The present frequency of E.
transvena was highest (83.4%), followed by E. lutea (8.2%), E. eremicus (4.8%), Amitus
sp. (3%) and the lowest present frequency was E. formosa (0.6%).
E. transvena (Hymenoptera – Aphelinidae) was a tiny wasp with a pale yellow
body. Body averaged 0.601 ± 0.049 mm long for females and 0.531 ± 0.045 mm long
for males. Antenna looked like knee shape with 8 segments. Fore wings are hyaline
with marginal setaes and a conspicous area of long setae. Abdominal has 8 segments
and ovipositor elongated from fourth segment to eighth segment.
Developmental time of E. transvena was 12.5 ± 0.33 days under the
experimental condition at 30 ± 2oC, 65 ± 5% RH. In the absence of host, honey
solution was a type of non – host food which could elongate the longevity of E.
transvena, especially 30% honey solution helped them live in 3 – 4 days. The fecudity

was about 22.75 ± 2.35 eggs in whole life of female. E. transvena is a solitary
parasitoid, emerging rate was about 96.38 ± 5.62%, female rate was 82.33 ± 3.06%.
For host preference result, third instar of B. tabaci was the most suitable host for E.
transvena. The development time of E. transvena was 11.48 ± 0.64 days on third
instar whitefly. Searching rate was about 0.05 m2 in 1.872 hours and E. transvena has
a strong aggregational response at high host density area.

v


MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA
LÝ LỊCH CÁ NHÂN ................................................................................................ i
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... ii
CẢM TẠ ................................................................................................................... iii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iv
MỤC LỤC ................................................................................................................ vi
DANH SÁCH BẢNG ............................................................................................. ix
DANH SÁCH HÌNH .................................................................................................x
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Đặt vấn đề....................................................................................................................1
Mục tiêu của nghiên cứu .............................................................................................2
Yêu cầu........................................................................................................................2
Giới hạn của đề tài ......................................................................................................2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................3
1.1. Một số nghiên cứu về bọ phấn trắng Bemisia tabaci..................................................3
1.1.1. Lịch sử, phân bố và kí chủ của bọ phấn trắng B. tabaci...........................................3
1.1.2. Những thiệt hại kinh tế do bọ phấn trắng Bemisia tabaci gây ra ......................4
1.1.3. Đặc điểm sinh học và hình thái của bọ phấn trắng Bemisia tabaci ..................6

1.1.3.1. Đặc điểm hình thái.............................................................................................6
1.1.3.2. Đặc điểm sinh học .............................................................................................7
1.1.4. Nghiên cứu về tính kháng thuốc trừ sâu của bọ phấn trắng B. tabaci .......................9
1.1.5. Nghiên cứu về thiên địch của bọ phấn trắng B. tabaci .....................................7
1.1.5.1. Nhóm bắt mồi .................................................................................................11
1.1.5.2. Nhóm nấm gây bệnh........................................................................................12
1.1.5.3. Nhóm ong kí sinh ............................................................................................12
1.2. Các nghiên cứu về một số loài ong kí sinh thuộc giống Encarsia .....................13

vi


1.3. Các nghiên cứu về ong kí sinh Encarsia transvena (Aphelinidae – Hymenoptera)....15
1.4. Phản ứng chức năng và phản ứng số lượng.............................................................19
1.4.1. Phản ứng chức năng ........................................................................................19
1.4.2. Phản ứng số lượng..............................................................................................23
Chương 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................24
2.1. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................24
2.2. Thời gian và địa điểm............................................................................................24
2.2.1. Thời gian ...........................................................................................................24
2.2.2. Địa điểm ..........................................................................................................24
2.3. Vật liệu và phương tiện nghiên cứu ........................................................................24
2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................25
2.4.1. Điều tra thành phần ong ký sinh sâu non bọ phấn trắng B. tabaci .................25
2.4.2. Nhân nuôi vật chủ và ký sinh ..........................................................................25
2.4.3. Thí nghiệm xác định vòng đời của ong E. transvena .....................................27
2.4.4. Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm hình thái của ong E. transvena ...27
2.4.5. Thí nghiệm xác định ảnh hưởng của thức ăn đến tuổi thọ của ong ký sinh E.
transvena..............................................................................................................28
2.4.6. Thí nghiệm xác định ảnh hưởng của hoạt động ký sinh đến tuổi thọ của ong

ký sinh cái E. transvena......................................................................................29
2.4.7. Thí nghiệm xác định tuổi sâu non bọ phấn trắng thích hợp cho sự ký sinh của ong E.
transvena..............................................................................................................29
2.4.8. Thí nghiệm xác định khả năng đẻ trứng và phát triển sau đẻ trứng của ong E.
transvena ............................................................................................................30
2.4.9. Thí nghiệm xác định khả năng ký sinh của ong E. transvena ........................31
2.4.9.1. Thí nghiệm phản ứng chức năng ......................................................................32
2.4.9.2. Thí nghiệm phản ứng số lượng .........................................................................34
2.4.10. Phương pháp thống kê xử lý số liệu ...................................................................34
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................35
3.1. Thành phần ong ký sinh sâu non bọ phấn trắng B. tabaci .................................35

vii


3.2. Vị trí phân loại và đặc điểm hình thái của ong kí sinh E. transvena .................39
3.2.1.Vị trí phân loại .................................................................................................38
3.2.2. Đặc điểm hình thái ..........................................................................................38
3.3. Tập tính sinh sống và đẻ trứng của ong E. transvena ........................................46
3.4. Thời gian phát dục các pha cơ thể và vòng đời của ong E. transvena...............47
3.5. Ảnh hưởng của thức ăn đến tuổi thọ ong E. transvena trưởng thành ................50
3.6. Ảnh hưởng của hoạt động kí sinh đến tuổi thọ ong E. transvena ......................51
3.7. Khả năng đẻ trứng và phát triển sau đẻ trứng của ong E. transvena .................52
3.8. Tuổi vật chủ thích hợp cho ong E. transvena kí sinh ........................................53
3.9. Khả năng kí sinh của ong E. transvena ..............................................................55
3.9.1. Phản ứng chức năng ...........................................................................................55
3.9.2. Phản ứng số lượng..............................................................................................58
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................................60
Kết luận .....................................................................................................................60
Đề nghị ......................................................................................................................61

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................62
PHỤ LỤC .................................................................................................................81

viii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1 Tính kháng của bọ phấn trắng B. tabaci đối với một số hoạt chất thuốc trừ
sâu .....................................................................................................................10
Bảng 3.1 Thành phần thiên địch ký sinh trên sâu non bọ phấn trắng B. tabaci .......35
Bảng 3.2 Kích thước các pha cơ thể của ong E. transvena ......................................38
Bảng 3.3 Thời gian phát dục các pha cơ thể và vòng đời của ong kí sinh E. transvena.
............................................................................................................................47
Bảng 3.4 Ảnh hưởng của thức ăn thêm đến tuổi thọ ong E. transvena ....................50
Bảng 3.5 Ảnh hưởng của hoạt động kí sinh và thức ăn đến tuổi thọ ong cái E. transvena
............................................................................................................................51
Bảng 3.6 Khả năng đẻ trứng và phát triển sau đẻ trứng của ong E. transvena. .......52
Bảng 3.7 Sự lựa chọn tuổi vật chủ của ong E. transvena .........................................53
Bảng 3.8 Số sâu non bọ phấn trắng bị kí sinh khi cho 1 ong cái tiếp xúc với mật số kí chủ
tăng dần ................................................................................................................55
Bảng 3.9 Giá trị 1/Ha và 1/H.T được tính từ kết quả thí nghiệm..............................56
Bảng 3.10 Số sâu non bọ phấn trắng bị kí sinh khi cho mật số ong tăng dần tiếp xúc
với cùng lượng kí chủ .........................................................................................58

DANH SÁCH HÌNH
Hình 1.1 Các đặc điểm định danh ong E. transvena. ...............................................16
Hình 1.2 Các bộ phận cơ thể của ong E. transvena. ................................................17
Hình 2.1 Sâu non bọ phấn trắng bị ong kí sinh trên lá cà tím ..................................26
Hình 2.2 Lồng thu ong kí sinh ..................................................................................26
Hình 2.3 Bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của thức ăn đến tuổi thọ ong E. transvena..28

Hình 2.4 Lồng nhựa sử dụng cho thí nghiệm ...........................................................29

ix


Hình 2.5 Cây cà tím sử dụng trong thí nghiệm ........................................................31
Hình 2.6 Bố trí thí nghiệm ........................................................................................31
Hình 3.1 Thành phần và tỷ lệ giữa các loài ong ký sinh trên sâu non bọ phấn trắng
..........................................................................................................................35
Hình 3.2 Thành phần ong ký sinh bọ phấn trắng B. tabaci ......................................36
Hình 3.3 Thành trùng ong kí sinh E. transvena. ......................................................39
Hình 3.4 Đầu và chi phụ đầu của ong E. transvena .................................................39
Hình 3.5 Cánh của ong E. transvena dưới kính hiển vi độ phóng đại × 10 .............40
Hình 3.6 Các đặc điểm cánh trước ong E. transvena quan sát dưới kính hiển vi 40x
..........................................................................................................................41
Hình 3.7 Chân của E. transvena quan sát dưới kính hiển vi độ phóng đại ×10 .......41
Hình 3.8 Mảnh lưng ngực của E. transvena quan sát dưới kính hiển vi ×40...........42
Hình 3.9 Bụng của ong E. transvena........................................................................42
Hình 3.10 Trứng của ong E. transvena ....................................................................43
Hình 3.11 Sâu non tuổi 1 của ong E. transvena quan sát dưới kính lúp soi nổi ......43
Hình 3.12 Sâu non tuổi 2 của ong E. transvena quan sát dưới kính lúp soi nổi ......44
Hình 3.13 Sâu non tuổi 3 của ong E. transvena quan sát dưới kính lúp soi nổi ......44
Hình 3.14 Các giai đoạn phát triển nhộng của ong E. transvena .............................45
Hình 3.15 Tập tính của ong E. transvena .................................................................47
Hình 3.16 Vòng đời của ong E. transvena (Aphenilidae – Hymenoptera) ..............49
Hình 3.17 Số sâu non bọ phấn trắng bị kí sinh khi cho 1 ong cái tiếp xúc với mật
số kí chủ tăng dần. ............................................................................................56
Hình 3.18 Sự tương quan giữa 1/Ha và 1/H.T. .........................................................57
Hình 3.19 Số sâu non bọ phấn trắng bị kí sinh khi cho cùng một lượng vật chủ tiếp
xúc với mật số ong kí sinh tăng dần. ................................................................58


x


MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Bọ phấn trắng Bemisia tabaci (Aleyrodidae - Hemiptera) là một dịch hại
nông nghiệp quan trọng trên cây rau màu và cây cảnh cũng như nhiều cây trồng
khác trên thế giới (De Barro và ctv, 2000), bao gồm cây trồng ở ngoài đồng và cây
trồng trong điều kiện bảo vệ (trong nhà lưới, nhà kính). B. tabaci là côn trùng đa
thực (Frohlich và ctv, 1999), phân bố rộng rãi ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới
(Delatte và ctv, 2005), chúng được ghi nhận gây hại trên 900 loài cây (Perring,
2001, Berry và ctv., 2004) và là một vector của hơn 110 bệnh virus cây trồng
(Jones, 2003). Bên cạnh chích hút gây suy giảm sinh trưởng, năng suất và truyền
nhiều bệnh virus nguy hiểm, bọ phấn trắng B. tabaci còn thải ra chất mật đường và
tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển, làm bẩn sản phẩm, hạn chế quá trình
quang hợp và hô hấp của cây bị nhiễm. Chính vì vậy, việc phòng trừ bọ phấn trắng
đã được quan tâm trên nhiều khu vực sản xuất nhằm góp phần bảo đảm năng suất và
chất lượng cây trồng. Nhiều biện pháp phòng trừ bọ phấn trắng đã được khuyến
cáo. Biện pháp sử dụng thuốc đã và đang được áp dụng phổ biến ở nhiều nước, kể
cả ở các nước phát triển và các nước đang phát triển. Việc sử dụng rộng rãi biện
pháp hóa học đã làm cho bọ phấn trắng phát triển nhanh tính kháng, hiệu quả của
việc sử dụng thuốc giảm và chi phí phòng trừ gia tăng. Thêm vào đó, việc sử dụng
rộng rãi thuốc hóa học còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người và ô nhiễm môi
trường.
Để hạn chế vấn đề trên thì công tác phòng trừ cần được chú trọng tới vấn đề
bảo vệ và phát huy vai trò của thiên địch, sử dụng thiên địch mang lại hiệu quả kinh
tế cao và bảo vệ môi trường. Hiện nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về thiên
địch của bọ phấn trắng B. tabaci, tuy nhiên chưa có tài liệu nào công bố về ong E.


1


transvena ký sinh sâu non bọ phấn trắng B. tabaci ở Việt Nam. Để có thêm cơ sở
thực tiễn cho việc xây dựng biện pháp phòng trừ sinh học đối với bọ phấn trắng có
hiệu quả, góp phần làm giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường.
Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Điều tra thành phần ong ký sinh sâu non
bọ phấn trắng Bemisia tabaci và nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh
học của ong Encarsia transvena (Aphelinidae : Hymenoptera) tại Thành phố
Hồ Chí Minh.
Mục tiêu của nghiên cứu
Các kết quả nghiên cứu của đề tài tạo cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng biện
pháp phòng trừ sinh học bọ phấn trắng bằng cách sử dụng thiên địch tại Việt Nam.
Yêu cầu
- Định danh các loài ong ký sinh thu thập được.
- Xác định được loài ong chiếm ưu thế.
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh học của ong ký sinh E. transvena
Giới hạn của đề tài
Đề tài được tiến hành trong điều kiện môi trường ổn định của phòng thí
nghiệm, chưa tiến hành thí nghiệm trong điều kiện tự nhiên.

2


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số nghiên cứu về bọ phấn trắng Bemisia tabaci
1.1.1. Lịch sử, phân bố và kí chủ của bọ phấn trắng B. tabaci
Bọ phấn trắng Bemisia tabaci (Aleyrodidae – Homoptera) được ghi nhận gây
hại trên cây thuốc lá vào năm 1889 tại Hy Lạp và được đặt tên là Aleyrodes tabaci

(Gennadius, 1889). Theo thời gian, bọ phấn trắng lây lan và xuất hiện khắp các châu
lục trên thế giới từ vùng cận nhiệt đới cho đến nhiệt đới. Năm 1897, bọ phấn trắng
được phát hiện tại Mĩ trên khoai lang với tên Aleyrodes inconspicua Quaintance
(Quaintance, 1900). Tại Brazil, bọ phấn trắng xuất hiện đầu tiên trên cây Euphorbia
hirtella vào năm 1928 và được đặt tên Bemisia costalimai Bondar (Mound và
Halsey, 1978). Năm 1933, những loài bọ phấn trắng thu được ở Đài Loan được gọi
là Bemisia hibisci (Mound và Halsey, 1978). Theo Martin và ctv. (1999), các loài
bọ phấn trắng có mặt ở tất cả các lục địa chỉ trừ Nam cực.
Với việc xác định phân loại chi Bemisia trong họ Aleyrodidae đã cho thấy
rằng bọ phấn trắng có thể có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Phi và sau đó lan
truyền ra các vùng cận nhiệt (Campell và ctv., 1996). Một số dẫn chứng khác cho
thấy bọ phấn trắng là sinh vật bản địa của Ấn Độ và Pakistan, những nơi đa dạng về
các thành phần loài kí sinh, chỉ tiêu quan trọng để xác định trung tâm khởi nguyên
của một loài (Brown và ctv., 1995).
Bọ phấn trắng có phổ kí chủ rộng, có thể gây hại trên rất nhiều loài từ cây
trồng cho đến cây hoang dại. Các cây trồng là kí chủ của bọ phấn trắng lên đến 600
loài thuộc 5 họ cây phổ biến bao gồm cây họ đậu (99 loài), cây họ cúc, họ bông, họ
cà và họ thầu dầu. Theo Butler và Henneberry (1986), một lượng lớn cây trồng và
cây dại thuộc nhóm cây hàng niên và đa niên là thức ăn hay kí chủ phụ của B.

3


tabaci. Từ những năm 1980, việc bùng phát B. tabaci và virus từ B. tabaci trở thành
yếu tố giới hạn năng suất trên các cây lương thực và cây trồng lấy củ ở nhiều nơi
trên thế giới (Brown, 1994). B. tabaci được báo cáo gây hại trên cây ăn trái đầu tiên
vào năm 1986 (Price và ctv., 1986). Trong điều kiện nhà kính, bọ phấn trắng tấn
công mạnh trên cây ăn trái hơn các loại cây rau như cà chua, ớt ngọt, cà tím, dưa
leo… (Cock, 1986).
1.1.2. Những thiệt hại kinh tế do bọ phấn trắng Bemisia tabaci gây ra

Việc ước tính thiệt hại do bọ phấn trắng gây ra cho nền nông nghiệp thế giới
rất khó khăn do vùng thiệt hại ngày càng mở rộng, số lượng cây trồng mùa vụ và sự
khác biệt về đơn vị tiền tệ giữa các quốc gia (Ellsworth, 1999). Bọ phấn trắng không
chỉ chích hút mà chất bài tiết của chúng vốn là thức ăn ưa thích của nấm bồ hóng.
Đây là những yếu tố gây thiệt hại đến cả năng suất và phẩm chất của sản phẩm.
B. tabaci lần đầu tiên được báo cáo là sâu hại nghiêm trọng trên bông vải tại
Bắc Ấn Độ (một phần Pakistan hiện nay) vào thập niên 20 và đầu thập niên 30
(Misra và Lamba, 1929; Husain và Treham, 1933). Basu (1995) cho biết bọ phấn
trắng đã bùng phát dữ dội ở Sudan và Iran (thập niên 50), El Salvador (1961),
Mexico (1962), Brazil (1968), Thổ Nhĩ Kì (1974), Israel (1976), Thái Lan (1978),
Arizona và California, Hoa Kỳ (1981) và Ethiopia (1984).
Ở Hoa Kỳ, bọ phấn trắng từ lâu đã là loài sâu hại phổ biến trên các vùng
nông nghiệp khác nhau suốt các tiểu bang từ miền nam đến miền tây nhưng chưa
gây thiệt hại kinh tế đáng kể cho đến năm 1981, khi chúng bộc phát thành dịch tại
California và Arizona. Năm 1986, ở Florida, bọ phấn trắng gây hại nặng trên cây
trạng nguyên, đồng thời các triệu chứng bệnh bạc lá do virus truyền từ bọ phấn
trắng xuất hiện trên bí (Price và ctv., 1986; Maynard và Cantliffe, 1989). Từ 1991 đến
1992, thiệt hại kinh tế do bọ phấn trắng gây ra tại các bang Florida, Arizona, California,
Texas khoảng 200 đến 500 triệu USD. Riêng vùng thung lũng Imperial, California trong
5 năm (1991-1995), bọ phấn trắng gây thiệt hại năng suất đến hơn 100 triệu USD mỗi

4


năm. Các vùng Arizona, California và Texas tiêu tốn 153,9 triệu USD đề phòng trừ bọ
phấn trắng trong suốt năm 1994 đến 1998 (Ellsworth và ctv., 1999).
Năm 1991 đến 1992, bọ phấn trắng gây thiệt hại đến 33 triệu USD trên dưa
lưới, dưa hấu, mè trắng và bông vải tại Mexicali Valley, Mexico. Cũng tại đây, diện
tích trồng bông giảm từ 39,415 ha năm 1991 xuống chỉ còn 653 ha năm 1992 (R.L.
Lopéz; Medina Esparza và Leon Paul, 1994). Vùng trồng bông Sonora, Mexico, từ

1995 đến 1996, diện tích đã giảm 65% (Sanchez, 1997). Ở Trung Mĩ và vùng biển
Caribê, bọ phấn trắng gây mất mùa trên cà chua, đậu bắp, bông vải, thuốc lá và dưa
gang ở các quốc gia Cuba, Barbados, Costa Rica, Cộng hòa Dominica, El Salvador,
Haiti, Honduras, Guatemala, Jamaica, Monserrat, Nicaragua và Santa Lucia (Hilje,
1996; Vazquez, 1999). Ở Guatemala, chi phí cho việc phòng trừ bọ phấn trắng tăng từ
30% đến 50% trên dưa gang, cà chua và ớt ngọt. Từ 1998 -1999, thiệt hại trên dưa
gang lên đến 40% do bệnh nấm bồ hóng và bệnh virus (Davila, 1999).
Năm 1995, bọ phấn trắng gây thiệt hại ước tính lên đến 5 tỉ USD ở Brazil
trên cà chua, đậu, bông vải, dưa hấu, dưa gang, đậu bắp, bắp cải và nhiều loại cây
trồng khác (Lima và ctv., 2000). Ngoài ra, các quốc gia Nam Mĩ khác cũng có báo
cáo về vấn đề bùng phát bọ phấn trắng như Argentina (Viscarret và ctv., 2000),
Colombia (Quiintero và ctv., 1998) và Bolivia (Morales và Anderson, 2000).
Nhiều nước ở Địa Trung Hải bắt đầu gặp trở ngại do bọ phấn trắng từ năm
1974. Ở Ý và miền Nam nước Pháp, bọ phấn trắng gây thiệt hại nghiêm trọng trên
cây trạng nguyên và cà chua. B. tabaci được ghi nhận ở Azerbaijan và Georgia,
đồng thời trên các vườn cây có múi phía Nam Crimea và bờ biển Hắc Hải cũng thấy
xuất hiện bọ phấn trắng (Dantsing và Shedorovska, 1988; Traboulsi, 1994).
Tại Trung Quốc, sự bùng phát bọ phấn trắng được ghi nhận vào năm 1953 ở
Đài Loan, năm 1972 ở Yunnan và hiện tại chúng phân bố rộng khắp từ miền Nam
đến miền Bắc đất nước (Rumei, 1996). Rumei cũng ghi nhận sự xuất hiện bọ phấn
trắng tại 6 tỉnh trong các cuộc khảo sát trước đây (1953 – 1992) và lên đến 12 tỉnh
vào năm 1995.

5


De Barro và ctv. (1998) cho biết giữa thập niên 90, tại vùng Thái Bình
Dương, B. tabaci được tìm thấy trên 18 đảo bao gồm đảo Cook, Guam, New
Caledonia, American Samoa, Fiji, Marshall Island, Niue, Federated States of
Micronesia, Kiribati, Papua New Guinea và Solomon Island.

1.1.3. Đặc điểm sinh học và hình thái của bọ phấn trắng Bemisia tabaci
1.1.3.1. Đặc điểm hình thái
Có nhiều tài liệu mô tả đặc điểm hình thái của bọ phấn trắng B. tabaci. Theo
tài liệu của Nguyễn Thị Chắt (2006), trứng bọ phấn trắng rất nhỏ, hình bầu dục, có
cuống. Bọ phấn trắng trưởng thành có kích thước nhỏ, dài khoảng 1 mm màu vàng
nhạt, trên cơ thể phủ lớp bột màu trắng như phấn, chân dài và mảnh. Bọ phấn trắng
non màu nhạt, hình ovan dài khoảng 0,7 – 0,9 mm, khi mới nở có chân, bò dưới mặt
lá, rồi ở cố định một chỗ dưới mặt lá. Sau khi lột xác chuyển sang tuổi 2 thì sâu non
không còn chân, có thể nhìn rõ mắt kép và râu đầu. Nhộng thuộc dạng nhộng giả,
hình bầu dục, màu sáng, có lông ở 2 bên sườn, có thể nhìn thấy mắt đỏ của con
trưởng thành.
Theo Chu Thị Thơm và ctv. (2006), trứng bọ phấn trắng hình bầu dục, dài
khoảng 0,18 – 0,2 mm, vỏ mỏng, mới đẻ có màu trong suốt, sau một đêm chuyển
sang màu vàng xám, sau chuyển dần sang màu nâu xám. Bọ phấn trắng đực dài
khoảng 1 mm, cánh trải rộng khoảng 1,5 mm, con cái dài khoảng 1,4 mm, cánh trải
rộng khoảng 2 mm. Bọ phấn trắng non có màu vàng nhạt, hình ovan, mới nở đã có
chân bò dưới mặt lá, kích thước dài khoảng 0,7 – 0,9 mm; chiều rộng 0,5 – 0,6 mm.
Bọ phấn trắng trưởng thành có râu đầu dài 6 đốt, đốt râu đầu thứ 2 phình to,
chân dài và mảnh, bàn chân có 2 đốt, cuối bàn có 2 đốt, giữa 2 vuốt có đệm lồi.
Bụng có 9 đốt, đốt ngực bụng nhỏ dạng ong. Cánh không trong suốt mà phủ lớp
phấn màu trắng, mạch cánh đơn giản có 1 – 3 mạch cánh, không có mạch cánh
ngang. Mắt kép có một rãnh ngang chia thành hai phần gần giống hình số tám. Cả
bọ phấn trắng non và bọ phấn trắng trưởng thành đều chích hút nhựa cây làm chết
mô thực vật và tiết nước bọt làm lan truyền virut (Nguyễn Thị Chắt, 2006),

6


Theo Berlinger (1986), giai đoạn mới nở (tuổi 1) thì hoạt động nhưng tuổi 2, 3
thì không hoạt động giống như vảy của rệp dính. Cánh phát triển trong suốt giai đoạn

biến thái và sẽ lộ ra khi chúng vũ hóa thành con trưởng thành. Bọ phấn trắng trưởng
thành nở thông qua ngấn lột xác hình chữ T trên vỏ nhộng và trãi rộng cánh khoảng vài
phút trước khi cánh được phủ một lớp phấn bằng sáp. Chất sáp được bài tiết từ một
tuyến đặc biệt trên lưng. Cơ thể thành trùng có màu trắng nhạt hay vàng nhạt, kích
thước khoảng 0,8 – 1 mm. Khi đậu cánh xếp lại phía sau bụng như mái lều che cơ thể.
Theo USDA (2009) và Ebenezer (2008), thành trùng có đôi mắt kép, cơ thể
màu vàng nhạt, đôi cánh được phủ lớp phấn trắng, râu dài 7 đốt, phần miệng kéo dài
và phát triển thành kim chích hút nhựa cây.
Theo Waterhouse và Norris (1989), giai đoạn trứng khoảng 5 – 9 ngày, sau
khi đẻ 3 – 4 ngày màu sắc của trứng thay đổi từ màu trắng sang màu nâu nhạt. Giai
đoạn sâu non khoảng 14 ngày, trải qua bốn giai đoạn (tuổi 1, tuổi 2, tuổi 3, tuổi 4).
Bọ phấn trắng tuổi 1, có thể di chuyển được, nó còn được gọi là "loài rận", có đôi
chân và râu với chức năng riêng biệt. Tuổi 2, 3, 4 chúng sống ở một nơi cố định.
Khi bước vào giai đoạn nhộng chúng ngừng ăn và bắt đầu tổ chức lại nội mô trước
khi lột xác. Con trưởng thành có thể sống đến 30 ngày, cơ thể phủ màu trắng, khá
nhỏ 2 – 3 mm dài và phủ một lớp bụi như sáp. Ngay sau khi vũ hóa cánh trong suốt
nhưng sau vài giờ xuất hiện một loại phấn màu trắng bao phủ.
1.1.3.2. Đặc điểm sinh học
Theo Nguyễn Thị Chắt (2006), vòng đời bọ phấn trắng trung bình 15 – 25
ngày. Bọ phấn trắng thường hoạt động vào sáng sớm hay chiều mát, không ưa ánh
sáng mạnh. Khả năng sinh sản của bọ phấn trắng cái có thể đạt từ 50 – 100 trứng.
Bọ phấn trắng cái đẻ thành từng ổ 4 – 6 trứng hoặc rải rác trong mô lá, chúng
thường tập chung ở lá bánh tẻ.
Theo Chu Thị Thơm và ctv. (2006), vòng đời của bọ phấn trắng khoảng 35 –
54 ngày, nhiệt độ thích hợp từ 18 – 330 C, ẩm độ thích hợp 80 – 85%. Bọ cái trưởng

7


thành đẻ thành từng ổ 4 – 6 trứng hoặc rải rác trong mô lá, chúng thường tập trung ở

lá bánh tẻ. Bọ phấn trắng thường phát triển mạnh vào mùa khô.
Bọ phấn trắng cái đẻ trứng một cách đơn lẻ hoặc đẻ trứng thành vòng tròn.
Nếu mặt dưới lá không mịn màng thì trứng đẻ rải rác xung quanh hoặc nếu mặt
dưới lá trơn tru thì con cái đẻ trứng xếp thành vòng tròn nhỏ, đẻ vào lớp mô bên
trong ở mặt dưới của lá cây ký chủ. Đôi khi trứng còn được đặt vào các lỗ khí
khổng, trứng có một cuống nhỏ dùng để hút nước từ lá do đó ngăn ngừa trứng khô
trước khi trứng nở. Thời gian đẻ trứng khoảng 7 ngày, khả năng sống sót trước
trưởng thành là 81,25 % (Trần Đình Phả và ctv., 2008). Thời gian trứng nở tùy vào
điều kiện nhiệt độ, ẩm độ, cây ký chủ, sau 5 – 9 ngày trứng sẽ nở thành bọ phấn
trắng non. Ba giai đoạn đầu, mỗi giai đoạn đầu kéo dài khoảng 2 – 4 ngày tùy vào
nhiệt độ. Giai đoạn tuổi 4 (nhộng giả) kéo dài khoảng 6 ngày. Đây cũng là giai đoạn
có thể phân biệt loài bọ phấn trắng (Malumphy, 2008).
Các giai đoạn phát triển từ trứng đến trưởng thành khoảng 15 – 70 ngày, phụ
thuộc vào các loài cây chủ và nhiệt độ môi trường, ở 270 C là nhiệt độ tối ưu cho bọ
phấn trắng phát triển. Sau khi trứng nở bọ phấn trắng non tuổi 1 bắt đầu di chuyển
(có thể di chuyển trong vài giờ với một khoảng cách có thể hơn 30 mm) để tìm một
vị trí thích hợp để gây hại. Sau đó, chúng đặt vòi chích sâu trong mô thực vật và bắt
đầu chích hút. Sang tuổi 2, 3, 4 chúng không di chuyển đi nơi khác được do chân bị
tiêu biến. Bọ phấn trắng không có giai đoạn nhộng, bọ phấn trắng tuổi 4 bất động
giống như nhộng nên gọi là nhộng giả. Sau 3 lần lột xác, bọ phấn trắng vũ hóa
thành con trưởng thành. Bọ phấn trắng non thải chất ngọt qua lỗ hậu môn ở trên
lưng, chúng thải liên tục không bị giới hạn thời gian nhất định trong ngày.
Vòng đời của bọ phấn trắng khoảng từ 2 – 3 tuần trong điều kiện thời tiết ấm
áp, trong điều kiện thời tiết mát mẻ vòng đời nó khoảng 2 tháng. Tỉ lệ bọ phấn trắng
đực cái trong một quần thể thay đổi theo thời gian, bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ môi
trường và tuổi thọ của con đực. Bọ phấn trắng đực có thời gian sống ngắn hơn bọ
phấn trắng cái, vì vậy trong quần thể chủ yếu là con cái. Bọ phấn trắng đẻ trứng nhiều
hơn trong điều kiện thời tiết ấm áp. Trứng thường được đẻ ở mặt dưới của lá và

8



vuông góc với các gân lá. Ở 200 C con cái sống khoảng 10 – 15 ngày, nhiệt độ thấp ≤
14 oC con cái có thể sống được 30 – 60 ngày nhưng phát triển khá chậm. Con đực có
chu kỳ sống ngắn hơn chỉ kéo dài khoảng 9 – 17 ngày (Gerling và ctv., 1986).
Theo Mau và ctv. (2007), bọ phấn trắng cái có thể đẻ từ 28 đến 300 quả
trứng, phụ thuộc vào loài ký chủ và nhiệt độ môi trường. Bọ phấn trắng cái có thể
sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính. Bọ phấn trắng cái có thể đẻ trứng chưa được
thụ tinh và trứng đã thụ tinh. Những trứng chưa thụ tinh sẽ nở thành bọ phấn trắng
đực còn những trứng thụ tinh sẽ nở thành bọ phấn trắng cái. Mỗi bọ phấn trắng cái
có thể sản đẻ khoảng 200 trứng tùy thuộc vào nhiệt độ (OISAT, 2004). Bọ phấn
trắng trưởng thành có thể sống hơn một tuần và số lượng trứng đẻ phụ thuộc vào
nguồn thức ăn trong giai đoạn trưởng thành (Byrne và Bellows, 1991).
Theo USDA (2009), khả năng sống sót của bọ phấn trắng non là 86,5 % tỉ lệ
bọ phấn trắng đực và cái là 1 : 2,7 (Gorge, 1995). Bọ phấn trắng trưởng thành có thể
bò và bay nhưng khả năng bay kém nhưng phát tán rộng nhờ gió.

Bọ phấn trắng

có hai kiểu bay là bay khoảng cách ngắn và bay khoảng cách dài (Berlinger, 1986).
Bay khoảng cách ngắn khi ở trong phạm tán cây hoặc di chuyển từ lá này sang lá
khác hay cây này sang cây khác. Bay khoảng cách dài khi côn trùng bị gió thổi đi và
cuốn đi một cách thụ động nên chúng có phân tán trên phạm vi rộng nhờ gió. Vì
vậy, phạm vi gây hại rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất cây trồng.
1.1.4. Nghiên cứu về tính kháng thuốc trừ sâu của bọ phấn trắng B. tabaci
B. tabaci đã hình thành tính kháng đối với khoảng 35 chất hoạt động (a.i) của
thuốc trừ sâu được báo cáo trên ít nhất 20 nước trên thế giới (Elbert và Nauen,
2000; Cahill và ctv., 1995; Ahmad và ctv., 2002; Kranthi và ctv., 2002; Horowitz và
ctv., 1998; Prabhaker và ctv., 1992; Cahill và ctv., 1996a; Dittrich và ctv., 1990;
Denholm và ctv., 1998). B. tabaci đã được ghi nhận phát triển tính kháng với nhiều

loại thuốc hóa học thuộc các nhóm khác nhau. Các báo cáo về tính kháng của B.
tabaci được tổng hợp trong bảng 2.1 cho thấy B. tabaci đã thể hiện tính kháng đối
với nhiều hoạt chất của thuốc trừ sâu.

9


Bảng 2.1 Tính kháng của bọ phấn trắng B. tabaci đối với một số hoạt chất thuốc trừ sâu
Hoạt chất
BHC/cyclodienes
butocarboxim
carbofuran
dimethoate
DDT
dicrotophos
quinalphos
parathion
fenvalerate
endosulfan
permethrin
parathion-methyl
sulprofos
chlorfenvinphos
cyhalothrin
malathion
deltamethrin
acephate
buprofezin
methidathion
bifenthrin

etofenprox
profenofos
chlorpyrifos
acetamiprid
pymetrozine
monocrotophos
cypermethrin
methamidophos
cyphenothrin
cypermethrin-alpha
fenpropathrin
formothion
triazophos
cypermethrin-beta
methomyl
imidacloprid
pirimiphos-methyl
pyriproxyfen
thiamethoxam

Tác giả
Dittrich V., và Ernst G.H., (1982)
Dittrich V., and Ernst G.H., (1982)
Dittrich và ctv., (1983)
Dittrich và ctv., 1983)
Prabhaker và ctv., (1985)
Dittrich V. và ctv., (1985)
Dittrich V. và ctv., (1985)
Immaraju, (1985)
Immaraju, (1985)

Ahmed và ctv., (1987)
Moore và ctv., (1989)
Moore và ctv., (1989)
Moore và ctv., (1989)
Dittrich V., và Ernst G.H., (1988)
Dittrich V., Uk S., và Ernst, G.H., (1988)
Prabhaker và ctv., (1988)
Dittrich V., Uk S., và Ernst G.H., (1988)
Omer và ctv., (1993); Qiu và ctv., (2009)
Horowitz và ctv., (1994)
Bloch and Wool, (1994)
Cahill và ctv., (1996a); Erdogan và ctv., (2008)
Cahill và ctv., (1996a)
Cahill và ctv., (1996a)
Grafton – Cardwell và ctv., (1998)
Elbert và Nauen, (2000); Ishaaya và ctv., (2003)
Elbert và ctv., (2000)
Kranthi và ctv., (2001)
Cardona và ctv., (2001)
Cardona và ctv., (2001)
Cardona và ctv., (2001)
Roditakis và ctv., (2005)
Erdogan và ctv., (2008)
Erdogan và ctv., (2008)
Erdogan và ctv., (2008).
Qiu và ctv., (2009)
Qiu và ctv., (2009)
Roditakis và ctv., (2009)
Roditakis và ctv., (2009)
Crowder và ctv., (2009)

Feng và ctv., (2010)

10


Tính kháng của bọ phấn trắng đối với thuốc trừ sâu đã được báo cáo ở nhiều nước
như Đức, Guatemala, Israel, Ý, Mexico, Nicaragua, Pakistan, Tây Ban Nha, Sudan,
Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Ấn Độ, Colombia, Hy Lạp, Trung Quốc, Brazil. Bọ
phấn trắng cũng phát sinh tính kháng thuốc trừ sâu ở nhiều quốc gia khác nhưng các
báo cáo vẫn chưa được tài liệu hóa chính thức. Tính kháng thuốc trừ sâu của bọ
phấn trắng thể hiện trên các quần thể B. tabaci ở nhiều nơi trên thế giới chứng tỏ
tầm quan trọng của vấn đề và sự cấp thiết của việc quản lý tính kháng.
1.1.5. Nghiên cứu về thiên địch của bọ phấn trắng B. tabaci
1.1.5.1. Nhóm bắt mồi
Theo George (1985), trong nhóm ăn mồi, nhện là loài được ghi nhận ăn sâu
non bọ phấn trắng B. tabaci bao gồm một số loài như Amblyseius sp., Typhlodromus
sp.. Bên cạnh đó tác giả cũng ghi nhận được bọ mắt vàng Chrysoperla sp. cũng là
một loài bắt mồi ăn sâu non bọ phấn trắng. Tuy nhiên, trong những loài trên không
có loài nào có chức năng kiểm soát bọ phấn trắng một cách hiệu quả.
Theo Lopez-Avila (1986) Gerling (1990), có 19 loài côn trùng thuộc 4 họ
(Chrysophidae, Miridae, Anthocoridae và Cocinellidae) và 11 loài nhện thuộc 2 họ
(Phytoseiidae và Stigmaeidae) là những loài thiên địch bắt mồi của bọ phấn trắng B.
tabaci. Nhện nhỏ ăn mồi Amblyseius swirskii có khả năng ăn trứng và sâu non bọ
phấn trắng tuổi một. A. swirskii có khả năng thiết lập quần thể tốt trên cây ớt ngọt
ngay cả khi không có con mồi (Karel và ctv., 2008).
Delphastus pusillus Leconte (Coleoptera: Coccinellidae) là loài bọ rùa có thể
tấn công tất cả các giai đoạn sống của bọ phấn trắng (Heinz và ctv., 1996). Nhiều
loài bọ xít bắt mồi như Cyrtopeltis, Dicyphus, Macrolophus và Deraocoris cũng
được ghi nhận là loài ăn mồi có hiệu quả đối với bọ phấn trắng (Kapadia và Puri,
1991). Tuy nhiên, các loài này không có khả năng kiểm soát bọ phấn trắng xuống

dưới ngưỡng gây hại (Heinz và ctv., 1996). Hơn nữa, chúng có thể ăn lẫn nhau và
việc nhân nuôi hàng loạt các nhóm bọ xít ăn mồi này phải thực hiện trong điều kiện
đặc biệt để giảm thiểu sự cạnh tranh.

11


Gần đây, hai loài nhện nhỏ bắt mồi Euseius scutalis (Phytoseiidae – Acari) và
Typhlodromips swiskii (Phytoseiidae – Acari) cũng đã được ghi nhận là thiên địch của
B. tabaci. Chúng không chỉ ăn các loài côn trùng gây hại cây trồng mà còn ăn được
phấn hoa và mật hoa. Vì vậy, trong điều kiện thiếu kí chủ chúng có thể sử dụng mô cây
làm thức ăn, điều này làm ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất của cây trồng
(Nomikou và ctv., 2003).
1.1.5.2. Nhóm nấm gây bệnh
Trên đồng ruộng, loài nấm phổ biến kí sinh B. tabaci hiệu quả là
Paecilomyces fumosoroceus. Các loại nấm kí sinh trên côn trùng khác cũng có hiệu
quả đối với B. tabaci bao gồm Paecilomyces spp., Lecanicillium lecanii, Beauveria
bassiana và Aschersonia spp. (Lawrence và ctv., 2008). Các nấm kí sinh thuộc chi
Archersonia đặc biệt dùng cho bọ phấn trắng và côn trùng bộ cánh vảy có thể sử
dụng là tác nhân sinh học phòng trừ bọ phấn trắng B. tabaci và T. vaporariorum (Meek
và ctv., 2002). Gindin và ctv. (2000) kết luận Verticillium lecanii có thể kiểm soát 9598% sâu non Bemisia argentifolii. Còn theo Poprawski và Jones (2001), Beauveria
bassiana và Paecilomyces fumosoroseus có khả năng phòng trừ tốt sâu non của bọ
phấn trắng gây hại trên các cây trồng thuộc họ bầu bí. Tuy nhiên, các nấm gây bệnh
không phải là tác nhân biến động, vì vậy hiệu quả của chúng có thể bị ảnh hưởng bởi
phương pháp và tần số áp dụng và kết quả là tốn nhiều chi phí (Ardeh, 2004).
1.1.5.3. Nhóm ong kí sinh
Gerling và ctv. (2001) đã ghi nhận có 34 loài thuộc giống Encarsia, 12 loài
thuộc Eretmocerus, 2 loài thuộc Amitus, 1 loài thuộc Signiphora và Methycus là các
loài ong kí sinh sâu non bọ phấn trắng. Amitus fuscipennis có triển vọng trong
phòng trừ bọ phấn trắng T. vaporariorum ở môi trường nhà kính không quá khô

hoặc quá ấm (Manzano và ctv., 2000; Devis, 2001). Loài Amitus hesperidium cùng
với Encarsia opulenta đã được phóng thích tại đảo Carribean của Cộng hòa
Dominica để kiểm soát bọ phấn trắng đen trên vườn cây có múi (Martin, 1999).

12


Theo Zhang và ctv. (2003, 2004), ở Trung Quốc có 19 loài ong kí sinh bọ phấn
trắng trong đó có Encarsia formosa Gahan, Encarsia pergandiella Howard và
Encarsia mundus Mercet (Aphelinidae – Hymenoptera) có tần suất xuất hiện rất
cao. Encarsia formosa là loài kí sinh được sử dụng rộng rãi trên thế giới để phòng
trừ bọ phấn trắng trên các loại cây rau và cây cảnh trồng trong nhà kính (Hoddle và
ctv., 1998).
1.2. Các nghiên cứu về một số loài ong kí sinh thuộc giống Encarsia
Theo Heraty và ctv. (2007), giống Encarsia có 336 loài đã được ghi nhận và
mô tả trên thế giới. Các loài ong kí sinh thuộc giống Encarsia có vai trò quan trọng
trong kiểm soát sinh học bọ phấn trắng gồm E. formosa kiểm soát bọ phấn trắng
nhà lưới (van Lenteren, 1986), E. inaron kiểm soát bọ phấn trắng đen (Gould và
ctv., 1992) và E. lahorensis kiểm soát bọ phấn trắng trên cây có múi (Argov, 1986).
Ở California (Hoa Kì), một số loài Encarsia khác đã được bổ sung để quản lí bọ
phấn trắng bao gồm các loài E. protransvena, E. transvena đối với B. tabaci và E.
variegata đối với bọ phấn trắng cây có múi (Gerling và ctv, 2001).
Hiện nay, ngoài loài E. formosa đã được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi trong
các chương trình kiểm soát bọ phấn trắng nhà lưới Trialeurodes vaporariorum,
những hiểu biết về đặc tính sinh học của các loài ong kí sinh khác thuộc giống
Encarsia vẫn còn rất hạn chế (Gerling và ctv., 2001).
Các loài ong thuộc giống Encarsia thuộc loại nội kí sinh đơn. Con cái phát triển
trên sâu non bọ phấn trắng. Con đực có thể phát triển trên cùng loại vật chủ như con
cái hoặc phát triển dưới dạng kí sinh bậc hai trên các loài côn trùng kí sinh họ
Aphelinidae, kí sinh trứng của côn trùng bộ cánh vảy hay các loại vật chủ khác

(Walter, 1983; Gerling, 1990b; Hunter và ctv., 1996b). Ong Encarsia spp. đều kí
sinh trong cơ thể sâu non bọ phấn trắng và vũ hóa từ xác sâu non bọ phấn trắng tuổi
4. Chúng tấn công sâu non bọ phấn trắng từ tuổi 2 đến tuổi 4 và đặc biệt ưa thích đẻ
trứng trên sâu non bọ phấn trắng tuổi nhỏ. Ong trưởng thành vừa đẻ trứng vừa ăn
thêm để tiếp tục phát triển trứng trong buồng trứng (Gerling, 1990b). Thời gian phát

13


×