ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI
TRƯỜNG RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN BA XÃ THUỘC BAN QUẢN LÝ RỪNG
PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN ĐA NHIM TỈNH LÂM ĐỒNG
VÕ ĐÌNH THỌ
Hội đồng chấm luận văn
1. Chủ tịch: PGS.TS. PHẠM VĂN HIỀN
Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
2. Thư ký:
TS. PHẠM TRỊNH HÙNG
Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
3. Phản biện 1: TS. LA VĨNH HẢI HÀ
Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
4. Phản biện 2: PGS.TS. NGUYỄN DANH
Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Gia Lai
5. Ủy viên: TS. NGUYỄN NGỌC THUỲ
Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
1
LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên Võ Đình Thọ, sinh ngày 12 tháng 5 năm 1966, tại huyện Phù Cát,
tỉnh Bình Định.
Tốt nghiệp tú tài tại Trường cấp III Phù Cát 2, huyện Phù Cát, tỉnh Bình
Định, năm 1984.
Tốt nghiệp Đại học ngành Lâm nghiệp hệ chính quy tại trường Đại học Tây
Nguyên, tỉnh Đắc Lắc, năm 1989.
Năm 1990 - 2000, công tác tại huyện Cát Tiên (các cơ quan: Phòng Nông
nghiệp, Ban Quản lí rừng), tỉnh Lâm Đồng.
Năm 2001- 2002, công tác tại Chi cục Lâm nghiệp (Ban QLDA 661), tỉnh
Lâm Đồng.
Năm 2003 - 2008, công tác tại Phòng Tổ chức - Hành chính, Văn phòng, Sở
NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng.
Từ năm 2009 đến nay, công tác tại Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Lâm
Đồng.
Tháng 9 năm 2009 theo học Cao học ngành Lâm nghiệp tại Trường Đại học
Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Địa chỉ liên lạc: Số nhà 9D24, đường Phan Chu Trinh, phường 9, thành phố
Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Điện thoại: 0986 87 86 86.
Email:
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Ký tên
VÕ ĐÌNH THỌ
3
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tác giả xin cảm ơn sự giúp đỡ của Ban Chủ nhiệm Khoa Lâm
nghiệp, Phòng Đào tạo sau đại học, Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm
Thành phố Hồ Chí Minh
Xin cảm ơn các quý Thầy, Cô đã tận tình giảng dạy trong suốt chương trình
đào tạo thạc sỹ (2009 -2011).
Đặc biệt, tác giả xin tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS Bùi Việt Hải, Thầy
đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ bản thân hoàn thành cuốn luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lâm
Đồng, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng đã tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.
Tác giả cũng xin cảm ơn sự hỗ trợ của các bạn học viên lớp Cao học Lâm
nghiệp 2009 tại Lâm Đồng, sự ủng hộ nhiệt tình của các đồng nghiệp và bạn bè.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2011
Tác giả: VÕ ĐÌNH THỌ
4
TÓM TẮT
Đề tài “Đánh giá kết quả thực hiện thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng
trên địa bàn ba xã thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim, tỉnh Lâm
Đồng” được thực hiện với mục tiêu là đánh giá kết quả từ các hoạt động triển khai
chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (PES) đối với các đối tượng được chi
trả. Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 10 năm 2009 đến tháng 9 năm 2011 tại địa
bàn ba xã Đa Sar, Đa Nhim và Đa Chais của huyện Lạc Dương, tỉnh lâm Đồng.
Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia
(PRA) với các công cụ sau: (i) Phỏng vấn người cung cấp thông tin chủ chốt; (ii)
Phỏng vấn hộ gia đình thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn, ưu tiên cho những hộ đã
tham gia nhận khoán QLBVR; (iii) Thảo luận nhóm có trọng tâm với hai đối tượng:
nhóm cán bộ công chức của BQL rừng phòng hộ Đa Nhim, nhóm những người dân
đang nhận khoán QLBVR ở các cộng đồng.
Những kết quả đạt được của đề tài là:
- Đến thời điểm 2010, tổng diện tích đã nhận khoán của các tổ chức và hộ
gia đình là 36.201,6 ha, trong đó phần giao cho các hộ gia đình chiếm 75,8%. Phần
diện tích rừng đã được giao khoán lớn nhất là xã Đa Sar, sau đến Đa Nhim và cuối
cùng là xã Đa Chais. Trên diện tích giao khoán, đã có 5 tổ chức tập thể nhà nước và
869 hộ gia đình của 3 xã nghiên cứu nhận khoán. Ngoài ra còn có 57 đơn vị doanh
nghiệp nhà nước và tư nhân thuê đất và rừng với tổng diện tích 7.580,8 ha.
- Thu nhập trung bình các hộ nhận khoán trong vùng khảo sát có khác nhau
giữa các xã, khoảng 13- 15 triệu/hộ/năm ở xã Đa Nhim và Đa Chais, trung bình
34,8 triệu/hộ/năm ở xã Đa Sar. Khoảng cách thu nhập giữa nhóm thu nhập cao và
nhóm thu nhập thấp là 5 lần. Nguồn đóng góp chính cho thu nhập của hộ gồm nông
nghiệp và lâm nghiệp, trong đó phần chủ yếu là trồng trọt và khoán bảo vệ rừng.
Thu nhập năm 2009 bình quân chung là 21,5 triệu/hộ, trong đó phần đóng góp của
5
nhận khoán chiếm 36,8% tổng thu nhập. Do thu nhập tăng từ khoán (bởi PES/380)
mà hộ nghèo giảm vào năm 2009 với 38% số hộ so với năm 2008.
- Danh sách những đối tượng được chi trả dịch vụ MTR bao gồm: (i) 5 tổ
chức nhà nước có rừng nhận khoán tại Đa Sar và Đa Nhim với tổng diện tích là
2.288 ha; (ii) 869 hộ gia đình được giao khoán bảo vệ rừng tại xã Đa Sar, Đa Nhim
và Đa Chais với tổng diện tích là 25.078 ha.
- Với các tổ chức hay doanh nghiệp đang thuê đất hay rừng, ưu tiên chi trả
dịch vụ MTR cho: (i) nhóm các doanh nghiệp có mục đích bảo vệ rừng hay trồng
rừng, (ii) nhóm các doanh nghiệp có mục đích sản xuất nông lâm kết hợp với các
hoạt động khác. Không thực hiện chi trả cho các doanh nghiệp không liên quan gì
đến bảo vệ rừng hoặc sản xuất nông lâm nghiệp trên đất được giao.
- Số tiền chi trả hiện tại là 290.000 đồng/ha/năm. Căn cứ vào bình quân thu
nhập/hộ hiện nay ở toàn vùng khoảng 21,5 triệu/năm thì vấn đề thu nhập từ nhận
khoán có thể chiếm đến 50% tổng thu sẽ trở thành hiện thực nếu đơn giá chi trả là
400.000 đồng/ha/năm đề nghị được thực hiện.
- Đề tài kiến nghị cần nghiên cứu sâu hơn về tác động của việc thực hiện chi
trả MTR đối với chất lượng và số lượng tài nguyên rừng. Quan trọng là giá trị của
tài nguyên rừng dẫn đến lợi ích gián tiếp mà MTR đem lại.
6
SUMMARY
The thesis “Evaluation of the pilot implementation of Payment for
Environment Services (PES) in three communes of watershed forest protection of
Da Nhim, Lam Dong province” was conducted aimed to evaluate the results of the
PES implementation policy to those who directly manage the forest resources. This
thesis was conducted from the October of 2009 to September of 2011 in Da Sar, Da
Nhim and Da Chais communes, which belong to Lac Duong district, Lam Dong
province.
The study mainly used the participatory rural appraisal for data collection
with certain tools as listed: (i) Key informant interview; (ii) Household interview
by using questionnaire, of which priority was given the households received the
Forest protection Contract; (iii) Focus group discussion with two groups of
stakeholder: staffs of Committee of watershed forest protection of Da Nhim and
people whose engaged in Forest protection Contract in the communes.
The results of the thesis:
- Up to the year of 2010, the total area of the forest under the Forest
protection contract of households and other organizations was 36,201.6 ha, of
which households account for 75.8%. The largest area under the Forest protection
Contract was in Da Sar commune, then Da Nhim commune and Da Chais. The area
of the forest under the forest protection Contract was given to 5 state agencies and
869 households in three communes. Besides, there were 57 state and private
enterprises hired forests and forestland with the total area 7,580.8 ha.
- Average income of contracted households was different among the three
communes. It is 13- 15 million/household/year in Da Nhim and Da Chais and 34.8
million/household/year in Da Sar. The income of households mainly came from
agricultural and forestry activities, of which crops and Forest protection contract
were significant. Average income of the year 2009 was 21.5 million
7
VND/household, of which the contribution of forest protection contract account for
36.8% of total income. Because of the increasing of income (by PES/380), the
number poor households decreased to 38% in the year 2009 in compare to 2008.
- The list of people and organizations take the pay environment services: (i)
5 state agencies in Da Sar and Da Nhim with the area of 2,288 ha; (ii) 869
households in Da Sar, Da Nhim and Da Chais with the area of 25,078 ha.
- State and private enterprises hired forests and forestland, PES give the
priority to: (i) enterprises which aim at forest conservation or forest plantation, (ii)
enterprises aim at agroforestry production combines with other activities and, (iii)
not to PES to enterprises which have no activities related to forest conservation or
agro- forestry activities.
- With the amount of 290,000 dong/ha/year, compare to the average income
in the study site about 21.5 million/year, the income from forest protection contract
may account for 50% of total income of households if the recommended 400,000
dong/ha/year was implemented.
- The study recommended further research need to be conducted on the
impacts of PES implementation on forest resources in terms of quality and quantity.
The important thing was the value of services which the forest induces to the PES.
8
MỤC LỤC
CHƯƠNG
TRANG
Trang chuẩn y
i
Lý lịch cá nhân
ii
Lời cam đoan
iii
Lời cám ơn
iv
Tóm tắt luận văn
v
Mục lục
ix
Danh sách các bảng
xii
Danh sách các hình
xiv
Danh sách chữ viết tắt
xv
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu ...................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................................... 3
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về chi trả dịch vụ môi trường rừng ................................................ 4
1.1.1. Chính sách của nhà nước về chi trả dịch vụ môi trường rừng ...................... 4
1.1.2. Khả năng thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng ở nước ta .................... 6
1.2. Cách tiếp cận nghiên cứu có sự tham gia dựa vào cộng đồng ....................... 10
1.3. Các nghiên cứu và hoạt động liên quan đến chi trả dịch vụ môi trường rừng 12
1.4. Một số thảo luận ............................................................................................ 17
Chương 2: ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội của khu vực nghiên cứu ...................... 21
2.1.1. Vị trí địa lí và địa hình ................................................................................. 21
2.1.2. Khí hậu và thuỷ văn ..................................................................................... 21
9
2.1.3. Tài nguyên rừng ........................................................................................... 22
2.1.4. Tình hình kinh tế xã hội của địa phương trong khu vực nghiên cứu ........... 24
2.1.5. Quá trình hình thành và thực thi thí điểm chi trả dịch vụ MTR .................. 26
2.2. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 28
2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 29
2.3.1. Phương pháp luận ......................................................................................... 29
2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin ................................................................... 31
2.3.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp ........................................................................ 31
2.3.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp .......................................................................... 32
2.3.3. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin ................................................... 34
2.3.4. Công cụ xử lí và phân tích thông tin ........................................................... 37
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hiện trạng kinh kế-xã hội và quá trình thực hiện giao khoán bảo vệ rừng ........... 38
3.1.1. Hiện trạng kinh tế-xã hội của cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng ............. 38
3.1.1.1. Một số đặc điểm chung ............................................................................. 38
3.1.1.2. Đặc điểm của từng cộng đồng ................................................................... 41
3.1.1.3. Sinh kế và thu nhập của các cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng ............. 42
3.1.2 Hiện trạng quá trình thực hiện khoán bảo vệ rừng ở các cộng đồng ............ 46
3.1.2.1. Hiện trạng đất rừng và loại rừng tại khu vực 3 xã nghiên cứu ................. 46
3.1.2.2. Các đối tượng nhận khoán bảo vệ rừng ở 3 xã nghiên cứu ...................... 48
3.1.2.3. Diện tích đã giao khoán, sẽ giao khoán và không thể giao khoán ............ 53
3.1.3. Thuận lợi và khó khăn của quá trình thực hiện giao khoán ......................... 57
3.1.4. Một số thảo luận ........................................................................................... 59
3.2. Các đối tượng nhận chi trả dịch vụ môi trường rừng ...................................... 61
3.2.1. Thống kê, phân loại tài nguyên rừng dựa trên hiện trạng tự nhiên .............. 61
3.2.2. Thống kê, phân loại đối tượng được nhận chi trả dịch vụ MTR .................. 65
3.2.2.1. Đối tượng nhận chi trả dịch vụ MTR là các tổ chức ................................. 66
3.2.2.2. Đối tượng nhận chi trả dịch vụ MTR là các hộ gia đình ........................... 70
3.2.3. Một số thảo luận ........................................................................................... 72
10
3.3. Các kết quả đánh giá tình hình thực hiện chi trả dịch vụ MTR ..................... 74
3.3.1. Chính sách chi trả dịch vụ MTR đối với quản lí bảo vệ rừng ...................... 74
3.3.2. Kết quả thực hiện khoán rừng và ảnh hưởng tới đời sống cộng đồng ......... 78
3.3.2.1. Tổng thu nhập và thu nhập từ nhận khoán của hộ gia đình ...................... 78
3.3.2.2. Cải thiện thu nhập và giảm nghèo từ thực hiện chi trả MTR .................... 81
3.3.3. Đề xuất các biện pháp thực hiện đối với chi trả dịch vụ MTR .................... 83
3.3.3.1. Đề xuất biện pháp từ chủ rừng BQL Đa Nhim ......................................... 83
3.3.3.2. Xác định đối tượng và số tiền chi trả dịch vụ ........................................... 84
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận ............................................................................................................. 86
2. Đề nghị .............................................................................................................. 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 89
PHẦN PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Câu hỏi phỏng vấn ................................................................................ 93
Phụ lục 2. Kết quả thảo luận nhóm ...................................................................... 100
Phụ lục 3. Kết quả điều tra hộ gia đình ................................................................. 104
Phụ lục 4. Kết quả tính toán trên Statgraphics ..................................................... 112
11
DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG
TRANG
Bảng 2.1 Hiện trạng che phủ tự nhiên ở lưu vực thuỷ điện Đa Nhim ................... 23
Bảng 2.2 Diện tích và dân số của 3 xã tại khu vực nghiên cứu ............................. 25
Bảng 2.3 Thống kê diện tích giao khoán của các chủ rừng trong khu vực ........... 28
Bảng 2.4 Khung logic các vấn đề nghiên cứu đã thực hiện trong đề tài ............... 36
Bảng 3.1 Hiện trạng dân tộc, nghề nghiệp và mức độ giàu nghèo của hộ ............ 39
Bảng 3.2 Hiện trạng phân bố số hộ theo nhân khẩu của các hộ điều tra ............... 39
Bảng 3.3 Hiện trạng về số nhân khẩu và lao động của các cộng đồng ................. 40
Bảng 3.4 Diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở các cộng đồng qua các năm ........ 40
Bảng 3.5 Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của hộ ở các cộng đồng ................. 43
Bảng 3.6 Hiện trạng phân bố số hộ theo diện tích đất mà hộ sử dụng .................. 43
Bảng 3.7 Diện tích đất sản xuất và thu nhập bình quân trên đất của hộ ................ 44
Bảng 3.8 Tình trạng phụ thuộc vào lâm sản và loại lâm sản sử dụng của hộ ....... 45
Bảng 3.9 Hiện trạng cảnh quan và mức độ che phủ ở lưu vực Đa Nhim .............. 46
Bảng 3.10 Thống kê diện tích đất và loại rừng tại các xã nghiên cứu .................. 47
Bảng 3.11 Thống kê diện tích đất và rừng giao khoán tại các xã nghiên cứu ....... 49
Bảng 3.12 Diện tích đã giao khoán cho các tổ chức và hộ gia đình (2009) ............50
Bảng 3.13 Các tổ chức tập thể nhận khoán bảo vệ rừng cho BQL Đa Nhim ........ 51
Bảng 3.14 Phân bố của hộ gia đình và diện tích nhận khoán ở các xã .................. 52
Bảng 3.15 Năm giao khoán và quá trình nhận khoán ở các hộ điều tra ................ 52
Bảng 3.16 Diện tích đất, rừng và rừng giao khoán ở các xã nghiên cứu .............. 53
Bảng 3.17 Hiện trạng phân bố số hộ theo diện tích đất giao khoán cho hộ .......... 56
Bảng 3.18 Hiện trạng diện tích giao khoán bình quân/hộ ở các xã điều tra .......... 56
Bảng 3.19 Hiện trạng đất lâm nghiệp phân theo loại rừng ở các xã ..................... 61
12
Bảng 3.20 Các tổ chức tập thể nhận khoán bảo vệ rừng cho BQL Đa Nhim ........ 67
Bảng 3.21 Phân bố của số tổ chức và diện tích thuê đất/ rừng ở các xã ............... 67
Bảng 3.22 Phân loại các doanh nghiệp làm cơ sở cho việc chi trả dịch vụ ........... 69
Bảng 3.23 Thống kê các hộ gia đình làm cơ sở cho việc giao khoán ................... 70
Bảng 3.24 Phân loại hộ gia đình nhận khoán theo tình trạng xã hội ..................... 71
Bảng 3.25 Phân loại hộ gia đình nhận khoán theo hiện trạng sử dụng đất ........... 71
Bảng 3.26 Số vụ vi phạm liên quan đến phá rừng và lấn đất được báo cáo........... 76
Bảng 3.27 Hiện trạng về thu nhập/hộ và thu nhập/người ở các cộng đồng .......... 78
Bảng 3.28 Hiện trạng về thu nhập/hộ và tỷ lệ thu nhập (%) từ các nguồn ............ 80
Bảng 3.29 So sánh thu nhập giữa hai năm trước và sau khi có PES/380 .............. 81
13
DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH
TRANG
Hình 2.1 Bản đồ che phủ tự nhiên ở lưu vực Đa Nhim ... ......................................24
Hình 2.2 Mối quan hệ giữa các thành phần của hệ thống dịch vụ MTR .... ...........30
Hình 3.1 Tỷ lệ (%) diện tích các loại rừng hiện có ở các xã nghiên cứu ...............47
Hình 3.2 Diện tích và cơ cấu phân bố các loại rừng ở các xã nghiên cứu ............. 48
Hình 3.3 Diện tích rừng tự nhiên và diện tích rừng giao khoán ở các xã ............. 54
Hình 3.4 Diện tích rừng đặc dụng và phòng hộ so với diện tích rừng tự nhiên .... 54
Hình 3.5 Tổng diện tích và diện tích rừng tự nhiên ở các xã nghiên cứu ............. 62
Hình 3.6 Bản đồ vị trí và hiện trạng tài nguyên rừng của 3 xã ............................. 63
Hình 3.7 Tỷ lệ (%) các loại trạng thái rừng ở các xã nghiên cứu ......................... 64
Hình 3.8 Cơ cấu thu nhập của hộ gia đình từ các thành phần chính ..................... 79
Hình 3.9 So sánh tổng thu nhập với thu nhập từ NN và LN của các hộ ............... 80
Hình 3.10 So sánh tổng thu nhập và thu khoán năm 2008 với năm 2009 ............. 82
Hình 3.11 So sánh số lượng hộ nghèo của năm 2008 với năm 2009 .................... 83
14
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
BQL
BV&PTR
CBCNV
CDM
Ban quản lí
Bảo vệ và Phát triển rừng
Cán bộ công nhân viên
(Clean Development Mechanism)
Cơ chế phát triển sạch
CTLN
Công ty Lâm nghiệp
ĐDSH
Đa dạng sinh học
ĐTQH
Điều tra Quy hoạch
BB-DV
Buôn bán - dịch vụ
KT-XH
Kinh tế - xã hội
MTR
Môi trường rừng
LSNG
Lâm sản ngoài gỗ
LNXH
Lâm nghiệp xã hội
NLKH
Nông Lâm kết hợp
NN&PTNT
PRA
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
(Participatory Rural Appraisal)
Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia
PES
(Payment for Environment Services)
Chi trả dịch vụ môi trường
PES/380
Chi trả dịch vụ môi trường theo quyết định 380
QLBVR
Quản lý bảo vệ rừng
SXNN
Sản xuất nông nghiệp
SXLN
Sản xuất lâm nghiệp
UBND
Ủy ban nhân dân
VQG
Vườn quốc gia
WWF
(World Wildlife Fund)
Quỹ động vật hoang dã thế giới
15
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Tỉnh Lâm Đồng có tỷ lệ che phủ của rừng chiếm 61,5% diện tích tự nhiên
(UBND tỉnh Lâm Đồng, 2010), cao hơn so với tỷ lệ bình quân của cả nước là
39,5% (theo Bộ NN&PTNT, 2011). Rừng Lâm Đồng là nơi tạo lập sinh thủy của
những dòng sông lớn, là yếu tố cực kỳ quan trọng về môi trường sinh thái không
chỉ cho địa phương mà còn đối với cả khu vực. Ngoài các nguồn lợi từ hoạt động
khai thác lâm sản, kinh doanh du lịch, nghỉ dưỡng, rừng ở đây còn mang lại những
lợi ích về khai thác thủy điện, cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt, đảm bảo năng
lực phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ môi trường cảnh quan khu vực, bảo vệ đất và
phòng chống xói mòn.
Trong nhiều năm qua, những người tham gia quản lý bảo vệ và tái tạo rừng
ở Lâm Đồng chỉ hưởng một phần giá trị sử dụng trực tiếp hoặc hưởng tiền công do
nhà nước chi trả, còn giá trị sử dụng gián tiếp của rừng mang lại lợi ích cho cộng
đồng, xã hội và các tổ chức, cá nhân kinh doanh lại không được quan tâm đến. Tại
Lâm Đồng, người dân trực tiếp tham gia giữ rừng ở các vùng sâu vùng xa còn là
đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm 22% dân số toàn tỉnh), họ cần được cải thiện về
sinh kế và tài chính để góp phần giảm nghèo (Sở NN&PTNT Lâm Đồng, 2009).
Phần tài chính được lấy từ việc hưởng lợi giá trị gián tiếp của rừng thông qua một
tổ chức và cơ chế chi trả thống nhất trong toàn vùng, gọi là Quỹ bảo vệ và phát
triển rừng (BV&PTR). Đó chính là cơ sở của việc thực hiện chính sách “chi trả
dịch vụ môi trường” (PES), trong đó có môi trường rừng (MTR).
Từ năm 2009, Chính phủ cho áp dụng chính sách thí điểm chi trả dịch vụ
MTR tại tỉnh Lâm Đồng (QĐ380/QĐ-TTg, 2008). Qua việc thực hiện cơ chế tài
chính này thì những người hưởng lợi gián tiếp từ rừng phải có trách nhiệm đóng
góp, còn những người trực tiếp bảo vệ và phát triển rừng sẽ được trả công nhiều
16
hơn, nhằm cùng nhau bảo vệ và phát triển rừng. Bên cạnh, sẽ góp phần cải thiện
thêm đời sống kinh tế của người dân trực tiếp giữ rừng, mà tại Lâm Đồng, đa số là
đồng bào dân tộc thiểu số. Đây cũng là thực hiện xã hội hoá nghề rừng, từng bước
tạo lập cơ sở kinh tế bền vững cho sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi
trường và các hệ sinh thái, nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ, đặc biệt là
bảo đảm nguồn nước cho sản xuất điện, sinh hoạt và các hoạt động khác.
Theo Trần Kim Thanh (2010), mức độ đồng thuận cao của người dân về
chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng theo quyết định 380 (viết tắt là
PES/380) đã được ghi nhận. Hầu hết các hộ ở huyện Lạc Dương đã đánh giá rằng
PES/380 là một chính sách tốt và nên được tiếp tục. Các chi trả bảo vệ rừng theo
chính sách này cao gần gấp 3 lần so với mức trước đây. Tuy nhiên, không thể kỳ
vọng rằng rừng có thể được bảo vệ bằng cách chi trả mức cao hơn. Điều đó còn tùy
thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó cần đến: (i) sự quản lý tốt hơn của các cơ quan
quản lí nhà nước đang là chủ rừng; (ii) việc thực thi các qui định về khoán quản lí
bảo vệ rừng của người được giao khoán bảo vệ rừng theo thoả thuận trong hợp
đồng. Các khía cạnh này cần được nghiên cứu thêm để có một bức tranh rõ nét và
có hành động mang tính chiến lược hơn. Để đạt được, trước hết cần phải có những
kết quả đánh giá qua thời gian thực hiện thí điểm chi trả dịch vụ ở địa bàn các
huyện trong tỉnh Lâm Đồng, trong đó có BQL rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim.
Nhằm góp phần xây dựng các phương án chi trả một cách có cơ sở thực tiễn,
trước hết là trên phạm vi huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, theo đó đề tài “Đánh
giá kết quả thực hiện thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn ba xã
thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim, tỉnh Lâm Đồng” đã
được thực hiện.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
+ Mô tả quá trình thực hiện giao khoán quản lý bảo vệ rừng đã được thực
hiện, thuận lợi và khó khăn của quá trình này. Từ đó xác định được những yếu tố
có ảnh hưởng tới quá trình thực hiện giao khoán trước đây.
17
+ Xác định các đối tượng đang nhận giao khoán quản lý bảo vệ rừng ở khu
vực nghiên cứu dựa trên sự phân cấp quản lí (tổ chức nhà nước, tổ chức tư nhân, hộ
gia đình và cá nhân).
+ Đánh giá kết quả của việc thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng về đời
sống kinh tế và xã hội của cộng đồng được thực hiện chi trả (so với trước khi áp
dụng chính sách này).
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Về địa bàn nghiên cứu: Đề tài giới hạn là tài nguyên rừng (chủ yếu là rừng
tự nhiên) thuộc quyền quản lý của BQL rừng phòng hộ Đa Nhim và các hộ dân
được nhận giao khoán bảo vệ rừng thuộc cộng đồng dân cư 3 xã đang sinh sống
trong khu vực này nhưng trong địa bàn của huyện Lạc Dương.
- Đối tượng được chi trả dịch vụ MTR ở đây hiểu theo 2 nghĩa: tài nguyên
rừng và chủ rừng quản lý tài nguyên ấy. Chủ rừng cũng được phân biệt ra chủ rừng
quản lí về phía nhà nước như VQG, BQL và chủ rừng nhận khoán đang bảo vệ trực
tiếp rừng của mình. Việc phân cấp các loại chủ rừng sẽ là khâu quan trọng để đảm
bảo tính bền vững của dịch vụ chi trả.
- Về phạm vi: Lưu vực thủy điện Đa Nhim nằm trên địa bàn hành chính của
huyện Lạc Dương, huyện Đơn Dương và thành phố Đà Lạt. Trong đề tài này, giới
hạn khu vực nghiên cứu chỉ trong phạm vi 3 xã của huyện Lạc Dương, nằm ở trung
tâm của lưu vực Đa Nhim, đang được thực hiện thí điểm chính sách PES. Tuy
nhiên, hai trong số ba xã còn có diện tích nằm trong lâm phận của VQG BidoupNúi Bà, cho nên một số thông tin liên quan về diện tích và giao khoán sẽ được làm
rõ thêm trong quá trình phân tích.
18
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về chi trả dịch vụ môi trường rừng
1.1.1. Chính sách của nhà nuớc về chi trả dịch vụ môi trường rừng
Ngày 10 tháng 04 năm 2008, Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định số:
380/QĐ-TTg về “chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng”. Những vấn
đề chính của quyết định này liên quan đến đề tài là như sau:
1- Đối tượng áp dụng
- Các tổ chức sử dụng và phải chi trả dịch vụ MTR trong quyết định này,
gồm các nhà máy thủy điện, các công ty cấp nước, các tổ chức, cá nhân kinh doanh
các loại hình du lịch và sản phẩm du lịch trên địa bàn.
- Toàn bộ chủ rừng nằm ở vùng đầu nguồn lưu vực sông Đồng Nai, Sông Đà
trong phạm vi hành chính của tỉnh Lâm Đồng và Sơn La.
- Cơ quan nhà nước có liên quan đến việc thu, nộp quản lý và sử dụng tiền
thu được từ chi trả dịch vụ MTR
2- Loại dịch vụ MTR:
- Dịch vụ về điều tiết và cung ứng nguồn nước.
- Dịch vụ về bảo vệ đất, hạn chế xói mòn, chống bồi lắng lòng hồ.
- Dịch vụ về du lịch.
3- Hình thức chi trả dịch vụ MTR
- Chi trả dịch vụ MTR trực tiếp: Là việc người sử dụng dịch vụ MTR (người
phải chi trả, người mua) trả tiền trực tiếp cho người cung ứng dịch vụ MTR (người
được chi trả, người bán).
19
- Chi trả dịch vụ MTR gián tiếp: Là việc người sử dụng dịch vụ MTR chi trả
gián tiếp cho người cung ứng dịch vụ MTR thông qua một tổ chức và thực hiện
theo quy định tại khoản 2, điều 10 của Quyết định này.
3- Đối tượng được chi trả tiền dịch vụ MTR
- Chủ rừng theo quy định tại khoản 2, điều 3 của Quyết định này (ở trên).
- Danh sách từng loại chủ rừng cụ thể là các tổ chức do UBND cấp tỉnh xem
xét, quyết định theo đề nghị của UBND cấp huyện sau khi được Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn thẩm định.
- Danh sách các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn,
bản do UBND cấp huyện xem xét, quyết định theo đề nghị của cơ quan chuyên
môn về lâm nghiệp thuộc huyện.
- Xác định số tiền được chi trả cho chủ rừng:
Tổng số tiền chi trả
cho người được chi trả
dịch vụ MTR trong
năm (đ)
Định mức chi trả
= bình quân cho 1 X
ha rừng (đ/ha)
Diện tích rừng do
người được chi trả
dịch vụ MTR quản
X
Hệ số
K
lý, sử dụng (ha)
Trong đó, hệ số K: phụ thuộc vào loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng,
rừng sản xuất); tình trạng rừng (rừng giàu, trung bình, rừng nghèo, rừng phục hồi),
nguồn gốc hình thành rừng (rừng tự nhiên, rừng trồng) do UBND các tỉnh quyết
định cụ thể trên cơ sở kết quả nghiệm thu rừng được cơ quan có trách nhiệm
nghiệm thu xác nhận.
4- Nghĩa vụ, quyền hạn của người được chi trả dịch vụ MTR
a) Phải đảm bảo rừng được bảo vệ về số lượng và chất lượng, phát triển rừng
theo quy hoạch và kế hoạch. Trong trường hợp gặp phải yếu tố khách quan có nguy
cơ ảnh hưởng đến việc cung ứng dịch vụ MTR, chủ rừng phải thông báo cho Quỹ
bảo vệ và phát triển rừng và cơ quan chính quyền cấp huyện biết để chủ động có
biện pháp phòng, chống thích hợp.
20
b) Đối với chủ rừng có rừng trồng được hỗ trợ chi trả dịch vụ MTR, sau khi
khai thác rừng trồng, trong vòng 12 tháng, phải tự tổ chức trồng lại rừng theo quy
định của pháp luật.
1.1.2. Khả năng thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng ở nước ta
Ngày nay, con người đã nhận ra rằng, các giá trị sử dụng của rừng gồm giá
trị hiện vật và giá trị sử dụng trừu tượng. Nếu con người muốn có cuộc sống an
lành thì phải trồng rừng và bảo vệ rừng để rừng sản xuất ra các giá trị sử dụng ấy.
Và nếu các giá trị này được cung ứng cho mọi thành viên trong xã hội thụ hưởng
thì các chủ rừng phải được chi trả, hoàn lại vốn hay lao động mà họ đã đầu tư cho
rừng. Theo Nguyễn Tuấn Phú (2008), rừng là “loại hàng hoá đặc biệt” có giá trị rất
lớn, chiếm tới 60-80% tổng giá trị kinh tế mà rừng tạo ra. Do đó, cần phải được
hình thành “thị trường” để trao đổi giữa người sản xuất cung ứng các giá trị sử
dụng của rừng với người hưởng thụ các giá trị này. Các hoạt động trao đổi cung
ứng dịch vụ sử dụng môi trường từ rừng được gọi là “Chi trả dịch vụ môi trường
rừng”. Đó là những cơ sở để hình thành chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
ở Việt Nam.
* Các chương trình tiền đề cho PES tại Việt Nam
Dự thảo Luật ĐDSH trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 4 ngày
18/10/2008 có quy định về tài chính cho bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng
sinh học đề cập đến các nguồn thu từ PES. Hiện tại, Quỹ động vật hoang dã thế
giới (WWF) đang thực hiện một số dự án về các mô mô hình PES như: bảo vệ đầu
nguồn, bảo tồn đa dạng sinh học và du lịch sinh thái.
Chương trình Bảo tồn ĐDSH khu vực Châu Á đánh giá cao tiềm năng và
xây dựng mô hình thí điểm PES rừng ở 3 tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai và Bình
Phước, những mô hình này được triển khai thực hiện từ năm 2006-2009 do Bộ
Nông nghiệp và PTNT phối hợp với tổ chức Winrock Internationnal.
Chương trình Môi trường trọng điểm và Sáng kiến hành lang bảo tồn đa
dạng sinh học do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tài trợ từ năm 2006-2010.
21
Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng hỗ trợ một số họat động đánh giá và tìm cơ hội
thị trường cho PES ở tỉnh Quảng Nam và Quảng Trị.
Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) thực hiện dự án chi trả dịch
vụ môi trường ứng dụng tại khu vực ven biển. Dự án xây dựng cơ chế chi trả hấp
thụ CO2 trong lâm nghiệp thí điểm tại huyện Cao Phong tỉnh Hoà Bình, do Trung
tâm Nghiên cứu sinh thái và Môi trường rừng thực hiện.
Hiện tại, Viện Chiến lược chính sách Tài nguyên và Môi trường (thuộc Bộ
Tài nguyên và Môi trường) đang đề xuất nghiên cứu đề tài khoa học công nghệ
“Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất cơ chế chi trả dịch vụ môi trường
đất ngập nuớc ở Việt Nam”, với mục tiêu đề xuất cơ chế PES phù hợp với điều kiện
Việt Nam, nhằm bảo tồn và phát triển bền vững các vùng ngập nước.
Những chương trình nói trên đã có những kết quả bước đầu và cho thấy
rằng, Việt Nam đã sẵn sàng sử dụng một số công cụ tài chính và kinh tế cần thiết
để thực thi hoạt động chi trả dịch vụ hệ sinh thái, tạo cơ sở pháp lý và kinh nghiệm
thực tiễn bước đầu để PES thực sự ứng dụng có hiệu quả rộng rãi ở Việt Nam.
* Khái niệm và thuật ngữ
Để nắm bắt được các nội dung và hoạt động liên quan đến PES, cần thống
nhất một số khái niệm mới sau đây (Nguyễn Tuấn Phú, 2008):
+ Môi trường rừng (MTR) là giá trị sử dụng trừu tượng (còn gọi là giá trị sử
dụng gián tiếp) do rừng tạo ra và bảo vệ mà có được, bao gồm:
-
Điều hoà nguồn nước, cung cấp nước cho thủy điện, thủy lợi và đời sống
sinh hoạt của xã hội.
-
Dự trữ sinh quyển, tạo môi trường không khí trong lành.
-
Bảo vệ, cải tạo đất, chống rửa trôi và xói mòn đất.
-
Bảo vệ các công trình kinh tế quan trọng, ngăn chặn lũ lụt
-
Tạo môi trường cảnh quan thiên nhiên, phục vụ du lịch sinh thái
-
Bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt là bảo tồn gen động thực vật, ...
22
+ Dịch vụ môi truờng rừng là việc cung ứng và sử dụng bền vững các giá trị
sử dụng trừu tượng của rừng, giữa bên cung ứng và bên sử dụng dịch vụ.
+ Chi trả dịch vụ MTR là quan hệ kinh tế giữa người sản xuất cung ứng
(người bán, người được chi trả) cho người hưởng thụ dịch vụ môi trường rừng
(người mua, người phải chi trả).
Các đối tượng được chi trả dịch vụ MTR gồm: tổ chức, hộ gia đình, cộng
đồng dân cứ thôn và cá nhân có tư cách pháp nhân được giao đất, giao và khoán
rừng tự nhiên và rừng trồng.
Các loại rừng được áp dụng chi trả dịch vụ MTR là: rừng phòng hộ và rừng
đặc dụng, rừng sản xuất (nếu bảo đảm các chức năng phòng hộ trong giai đoạn
chưa khai thác).
* Các hoạt động nghiên cứu liên quan
Trong tài liệu “Chi trả dịch vụ môi trường: Kinh nghiệm và bài học tại Việt
Nam” của nhiều tác giả (Hoàng Minh Hà và ctv, 2008) đã đề cập đến những vấn đề
ban đầu liên quan đến PES (chi trả dịch vụ môi trường) ở Việt Nam. Theo tài liệu
này, có một vài nghiên cứu điểm liên quan đến môi trường rừng (MTR) nói riêng
đã được tiến hành ở nước ta là:
(1) Tạo nguồn hỗ trợ cho hoạt động bảo vệ vùng đầu nguồn sông Đồng Nai
do Cơ quan phát triển DANIDA của Đan Mạch và các đối tác nghiên cứu nhằm
giải quyết vấn đề ô nhiễm tại hồ Trị An và vùng hạ lưu sông Đồng Nai. Vấn đề đặt
ra là vùng hạ lưu sông bị ô nhiễm thì chi phí để xử lý nước ở đây sẽ tăng. Nhưng
quan trọng là nghiên cứu phải xây dựng được cơ chế chi trả giữa các công ty cung
cấp nước và nhóm đối tựơng gây ô nhiễm ở thượng nguồn. Bước đầu tiên đã xác
định nguyên nhân gây ô nhiễm và chi phí xử lý nước của các nhà máy nước. Khi
xác định được mối liên hệ này thì sẽ xây dựng cơ chế chi trả. Nghiên cứu này đã
đưa ra các thông điệp: (i) Các chi phí và lợi ích của việc bảo vệ nguồn nước là
những yêu cầu chính để thuyết phục người mua tham gia; (ii) Nguồn tài chính hỗ
trợ là cần thiết cho những thay đổi ban đầu trong các phương thức sử dụng đất ở
23
thượng nguồn; (iii) Kế hoạch chi trả dịch vụ MTR có nhiều khả năng thành công
nếu các lợi ích của người mua là rõ ràng.
(2) Xây dựng cơ chế chi trả hấp thụ các-bon trong lâm nghiệp, một nghiên
cứu điểm tại huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. Dự án được Trường Đại học Lâm
nghiệp và Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường phối hợp xây dựng. Mục
tiêu của dự án là bảo vệ môi trường và xoá đói giảm nghèo thông qua nâng cao
mức thu nhập từ sản phẩm rừng và lợi ích thu được từ việc bán tín chỉ các bon. Các
thông điệp từ nghiên cứu điểm này cho thấy rằng: (i) Xây dựng các dự án các bon
trong lâm nghiệp sử dụng cơ chế phát triển sạch (CDM) là một quá trình phức tạp
và tốn kém; (ii) Cần lồng ghép các dự án phát triển lâm nghiệp với các lợi ích từ
việc kinh doanh tín chỉ các-bon thông qua cơ chế chi trả tự nguyện; (iii) Chia sẻ lợi
ích rõ ràng và sự tham gia của cộng đồng địa phương và nông dân là chìa khoá để
triển khai dự án thành công.
Việt Nam đã sẵn sàng sử dụng một số công cụ tài chính và kinh tế cần thiết
để thực thi hoạt động chi trả dịch vụ hệ sinh thái. Trong tất cả các nghiên cứu điểm
về PES đã trình bày, vấn đề không phải ở chỗ thiếu nguồn tài chính mà chính là
thiếu một khung pháp lý (Vũ Tấn Phương, 2006).
Tài liệu “Chi trả dịch vụ môi trường tại Việt Nam” (Hoàng Minh Hà và ctv,
2008) cũng đã đưa ra một số kiến nghị liên quan đến chức năng phòng hộ của rừng
đầu nguồn:
1- Nghiên cứu xác định mối liên hệ giữa việc sử dụng đất vùng thượng
nguồn và chất lượng nước ở vùng hạ nguồn, tính toán các chi phí nhằm duy trì chất
lượng nước;
2- Thu hút các cộng đồng địa phương tham gia ký kết hợp đồng với các bên
hưởng lợi từ rừng;
3- Đảm bảo các hỗ trợ của chính quyền địa phương đối với các cơ chế chi
trả, đặc biệt xây dựng đuợc cơ chế rõ ràng cho cộng đồng địa phương trong việc
hưởng lợi từ quản lý tài nguyên được giao;
24
4- Tiến hành nghiên cứu điểm về chi trả dịch vụ môi trường cho người
nghèo, tập trung vào các cơ chế chi trả nhằm giải quyết vấn đề nghèo đói. Các mô
hình này có thể gồm: tăng cường sự an toàn về hưởng dụng đất, tạo cơ hội để người
dân địa phương tham gia vào việc ra quyết định, trả công lao động cho việc bảo vệ
môi trường sao cho người dân thực hiện được các hoạt động cho sinh kế của họ.
1.2. Cách tiếp cận nghiên cứu có sự tham gia dựa vào cộng đồng
Cách tiếp cận có sự tham gia đã được nhiều tác giả nghiên cứu, nhưng có
lẽ vấn đề quan trọng nhất có thể là những cách hiểu khác nhau về khái niệm
“tham gia” (Dẫn theo Bùi Việt Hải, 2007). Đây là một khái niệm được diễn dịch
một cách rất mềm dẻo. Trong những ý kiến thảo luận về sự tham gia trong quản lý
tài nguyên thiên nhiên, cần phân biệt giữa các mức độ và loại hình tham gia. Có
hai trường hợp cực đoan có thể xảy ra liên quan đến khái niệm này: (i) Sự tham
gia có thể được xem là một phương thức hay phương tiện để tạo điều kiện thực
hiện một biện pháp quản lý đã được các cơ quan bên ngoài ấn định trước; (ii) Sự
tham gia được xem là mục đích; phát huy sự tham gia là một phương thức phát
huy nội lực của các cộng đồng địa phương để bảo vệ cơ sở tài nguyên của họ.
Trong thực tế, điều quan trọng khi đánh giá mức độ tham gia là ý nghĩa cơ bản
của nó: người dân phải tham gia vào các quyết định chi phối đến đời sống của họ.
Việc sử dụng phổ biến cụm từ “sự tham gia” phản ánh những quan điểm
khác nhau về mục tiêu và phương thức. Trong nhiều trường hợp, “sự tham gia” ít
khi được định nghĩa rõ ràng và do đó, trở nên ít có ý nghĩa khi thực thi các hoạt
động quản lý rừng. Sự suy diễn phong phú các nội dung khác nhau về sự tham gia
đã dẫn tới những định nghĩa phức tạp về các “kiểu” tham gia. Nói chung, sự phân
biệt các kiểu tham gia dựa trên mức độ kiểm soát tiến trình lập quyết định về tài
nguyên giữa những người trong cuộc (hay đối tượng hưởng lợi) và người ngoài
cuộc (hay người khởi xướng).
(1) Sự tham gia thường được hiểu ở cấp độ cơ bản và đơn giản nhất, đó là sự
cung cấp thông tin tham vấn khi một cơ quan hay tổ chức tiến hành để lấy ý kiến
25