Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

KHẢO SÁT SỨC SINH SẢN CỦA VỊT BỐ MẸ CV – SUPER M2 THEO KHỐI LƯỢNG GHÉP PHỐI VÀ SỨC SẢN XUẤT THỊT CỦA ĐÀN CON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

*********************

VÕ THỊ KIM LOAN

KHẢO SÁT SỨC SINH SẢN CỦA VỊT BỐ MẸ CV – SUPER
M2 THEO KHỐI LƯỢNG GHÉP PHỐI VÀ SỨC
SẢN XUẤT THỊT CỦA ĐÀN CON

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 10/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

*********************

VÕ THỊ KIM LOAN

KHẢO SÁT SỨC SINH SẢN CỦA VỊT BỐ MẸ CV – SUPER
M2 THEO KHỐI LƯỢNG GHÉP PHỐI VÀ SỨC
SẢN XUẤT THỊT CỦA ĐÀN CON
Chuyên ngành : Chăn nuôi
Mã Số

: 60 62 40



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Hướng dẫn khoa học:
TS. TRẦN VĂN CHÍNH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 10/2011


KHẢO SÁT SỨC SINH SẢN CỦA VỊT BỐ MẸ CV – SUPER
M2 THEO KHỐI LƯỢNG GHÉP PHỐI VÀ SỨC
SẢN XUẤT THỊT CỦA ĐÀN CON

VÕ THỊ KIM LOAN

Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch:

PGS. TS. LÂM MINH THUẬN
Hội Chăn Nuôi

2. Thư ký:

TS. NGÔ HỒNG PHƯỢNG
Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh

3. Phản biện 1:

PGS. TS. TRỊNH CÔNG THÀNH

Hội Chăn Nuôi

4. Phản biện 2:

TS. VÕ THỊ TUYẾT
Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh

5. Ủy viên:

TS. TRẦN VĂN CHÍNH
Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG

i


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Võ Thị Kim Loan sinh ngày 14 tháng 11 năm 1979 tại TP. Hồ Chí
Minh. Quê quán tỉnh Long An, con ông Võ Thành Xuân và bà Nguyễn Thị Huỳnh
Mai.
Tốt nghiệp phổ thông trung học tại Trường Trung học phổ thông Bến Lức
năm 1997.
Tốt nghiệp Đại học ngành Chăn Nuôi hệ chính quy tại trường Đại học Nông
Lâm Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh năm 2003.
Sau đó làm việc tại Trạm Khuyến Nông huyện Cần Đước, Trung Tâm
Khuyến Nông Long An, chức vụ hiện tại Phó trưởng Trạm.
Tháng 9 năm 2008 theo học Cao học ngành Chăn nuôi tại Đại học Nông
Lâm, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh

Tình trạng gia đình: độc thân
Địa chỉ liên lạc: Trạm Khuyến Nông huyện Cần Đước, khu 1 A thị trấn Cần
Đước tỉnh Long An
Điện thoại liên lạc: 0988.933.540
Email:

ii


LỜI CAM ĐOAN
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi
và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây

VÕ THỊ KIM LOAN

iii


LỜI CẢM TẠ
Chân thành cảm tạ Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí
Minh, Ban Chủ nhiệm và quý thầy cô trong khoa Chăn Nuôi - Thú Y, quí thầy cô
thỉnh giảng đã dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
quá trình học tập và tiến hành đề tài.
Thành kính ghi ơn TS Trần Văn Chính đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ trong
quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài và có những ý kiến quí báu cho em hoàn thành
bản luận văn này.
Trân trọng cảm ơn PGS.TS Nguyễn Ngọc Tuân và tập thể cán bộ phòng Đào
tạo Sau Đại Học đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn
Chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc Trung Tâm Khuyến Nông Long An, Trạm

Khuyến nông Cần Đước, gia đình ông Nguyễn Khắc Đạt (trại vịt) cùng các anh chị
đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập và thực hiện
đề tài.
Suốt đời không quên tình yêu thương và sự dạy dỗ của Ba Mẹ giúp con thành
đạt nên người.

VÕ THỊ KIM LOAN

iv


TÓM TẮT
Đề tài “khảo sát sức sinh sản của vịt bố mẹ CV – Super M2 theo khối lượng
ghép phối và sức sản xuất thịt của đàn con” được thực hiện từ 07/2010 đến 04/2011
tại trại vịt tư nhân Nguyễn Khắc Đạt ở xã Phước Vân huyện Cần Đước tỉnh Long
An. Nội dung của đề tài là đánh giá sức sản xuất trứng của vịt bố mẹ CV – Super
M2 qua 4 lô (4 tổ hợp ghép phối trống mái), với lô I (trống nặng cân x mái nặng
cân), lô II (trống nặng cân x mái nhẹ cân), lô III (trống nhẹ cân x mái nặng cân), lô
VI (trống nhẹ cân x mái nhẹ cân). Thí nghiệm được lặp lại 2 đợt. Mỗi lô gồm 10 vịt
trống và 60 vịt mái được ghép phối lúc 25 tuần tuổi và theo dõi đến 60 tuần tuổi. Từ
mỗi lô chọn 100 vịt con nuôi thịt để đánh giá sức sản xuất thịt lúc 8 tuần tuổi.
Kết quả nghiên cứu trung bình 2 đợt thí nghiệm cho thấy:
+ Trên vịt bố mẹ: tỷ lệ đẻ thấp nhất ở lô II (56,16%) và cao nhất ở lô I (78,16%)
(P <0,001). Khối lượng trứng thấp nhất ở lô I (89,90g) và cao nhất ở lô II (93,65g) (P
<0,001). Tỷ lệ ấp nở thấp nhất ở lô II (72,75 %) và cao nhất ở lô I (81,99 %) (P<0,001).
Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng thấp nhất ở lô III (3,83 kg) và cao nhất ở lô II (4,96
kg/10 quả) (P < 0,001). Tỷ lệ loại thải vịt mái giống thấp nhất là ở lô II (0,16%) và cao
nhất ở lô III ( 0,47% ) (P > 0,05). Chi phí sản xuất 1 vịt con cao nhất ở lô II
(12.554đ/con) và thấp nhất ở lô I (9.202đ/con).
+ Trên vịt con nuôi thịt: khối lượng sống lúc 8 tuần tuổi của vịt thịt cao nhất ở lô

II (3160,00g) và thấp nhất ở lô IV (3030,30g) (P <0,001). Tiêu tốn thức ăn/kg tăng
trọng của vịt thịt thấp nhất ở lô IV (2,76kg) và cao nhất ở lô III (3,05kg) (P > 0,05). Tỷ
lệ nuôi sống của vịt thịt đến 8 tuần tuổi khá tương đương nhau giữa các lô từ 98,5 % 99,5% (P > 0,05). Chất lượng quầy thịt trên vịt thịt khác biệt không đáng kể (P > 0,05)
giữa các lô thí nghiệm: tỷ lệ quầy thịt của vịt thịt cao nhất ở lô I (66,86%) và thấp ở lô
II (65,30 %), tỷ lệ ức cao nhất ở lô I (32,18%) và thấp nhất ở lô IV (30,21%), tỷ lệ đùi
cao nhất ở lô lô III (18,70%) và thấp nhất ở lô I (17,45%). Hiệu quả kinh tế cao nhất là
vịt ở lô IV (trống nhẹ cân x mái nhẹ cân) là 9.855 đ/con và thấp nhất ở đàn vịt thịt của
bố mẹ lô ghép phối III (trống nhẹ cân x mái nặng cân) là 5.169 đ/con.
v


SUMMARY
The thesis “Reproductive health survey of parent flocks CV – Super M2 by mass
mattings and meat productivity of commercial flock” was conducted in Long An Province
from july 2010 to April 2011 to investigate some productive traits of CV – super M2
parent duck flocks through 4 groups (group I: heavy males x heavy females, group II:
heavy males x light females, group III: light females x heavy females, group IV: light
females x light males). The study was repeated two times. Each group included 10 males
and 60 females at 25 weeks of age and follow-up to 60 weeks of age. From each group of
100 ducklings commercial flock to evaluate the productivity of meat at 8 weeks old
Results of the study were as the following:
+ Parent flocks: lowest – laying rate in the group II (56,16%) and highest in the group I
(78,16 %) (P <0,001). Egg weight was lowest in the group I (89,90g) and highest in the group
II (93,65g) (P <0,001). Hatchability/ % of total eggs was lowest in the group II (72,75 %) and
highest in the group I (81,99 %) (P <0,001). FCR for 10 eggs was lowest in group III (3,83 kg)
and highest in the group II (4,96kg) (P <0,001). Discarding rate in laying period was lowest in
the group I (0,16 %) and highest in the group III (0,47%) (P> 0,05). Duckling cost was lowest
in the group I (9.202đ/duck) and highest in the group II (12.554đ/duck).
+ Commercial flock: body weight at 8 weeks of age was highest in the group II
(3160 g) and lowest in the group IV (3030,30 g) (P<0,001). FCR for weight gain was

lowest in the group IV (2,76 kg) and highest in the group III (3,05 kg) (P>0,05).
Survival rate is quite similar in groups from 98,5 % to 99,5 % (P>0,05). The difference
in quality of the duck meat carcass was in significant(P>0,05) between the
experimentel groups: Carcass percentage was highest in the group I (66,86%) and
lowest in the group II (65,30 %), percentage of breast meat weight/carcass weight was
highest in the group I (32,18 %) and lowest in the group IV (30,21 %), percentage of
thigh weight/carcass weight was highest in the group III (18,7 %) and lowest in the
group I (17,45%). In addition, the economic efficiency interest of group IV highest
(VND 9.855VND/ duck) and group III was lowest (VND 5.169 VND/1 duck).
vi


MỤC LỤC
Trang
Trang chuẩn y ............................................................................................................... i
Lý lịch cá nhân ............................................................................................................ii 
Lời cam đoan ............................................................................................................. iii 
Lời cảm tạ................................................................................................................... iv 
Tóm tắt ........................................................................................................................ v 
Summary .................................................................................................................... vi 
Mục lục......................................................................................................................vii 
Danh sách các bảng .................................................................................................... xi 
Danh sách các hình.................................................................................................. xiii 
Danh sách các biểu đồ ..............................................................................................xiv 
Chương 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................. 1 
1.2 Mục tiêu ................................................................................................................ 2 
1.3 Yêu cầu .................................................................................................................. 2 
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................. 2 
Chương 2 TỔNG QUAN .......................................................................................... 3 

2.1 Phối giống theo tính trạng ..................................................................................... 3 
2.1.1 Đồng phối ........................................................................................................... 3 
2.1.2 Dị phối ................................................................................................................ 4 
2.2 Di truyền khả năng đẻ trứng.................................................................................. 4 
2.3 Đặc điểm một số giống vịt .................................................................................... 5 
2.3.1 Vịt chuyên thịt .................................................................................................... 5 
2.3.1.1. Vịt CV – Super M, M2, M2 cải tiến .............................................................. 5 
2.3.1.2 Vịt M14 ........................................................................................................... 7 
2.3.1.3 Vịt Cherry Valley (Vịt Anh Đào) .................................................................... 7 

vii


2.3.1.4 Vịt Bắc Kinh.................................................................................................... 7 
2.3.1.5 Vịt Nông nghiệp .............................................................................................. 7 
2.3.2 Vịt chuyên trứng................................................................................................. 8 
2.3.2.1 Vịt Khaki Campbell ........................................................................................ 8 
2.3.2.2 Vịt CV2000 ..................................................................................................... 8 
2.3.2.3 Vịt Cỏ .............................................................................................................. 8 
2.3.2.4 Vịt STAR13 ..................................................................................................... 9 
2.3.3 Vịt kiêm dụng ..................................................................................................... 9 
2.4 Một số tính trạng sản xuất của vịt ......................................................................... 9 
2.4.1 Khối lượng sống ................................................................................................. 9 
2.4.2 Sản lượng trứng ................................................................................................ 10 
2.4.3 Khối lượng trứng .............................................................................................. 11 
2.4.4 Tỷ lệ trứng có phôi ........................................................................................... 11 
2.4.5 Tỷ lệ ấp nở ........................................................................................................ 11 
2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất trứng của vịt......................................... 12 
2.5.1 Con giống ......................................................................................................... 12 
2.5.2 Tuổi đẻ của vịt .................................................................................................. 12 

2.5.3 Dinh dưỡng....................................................................................................... 13 
2.5.4 Độ thông thoáng ............................................................................................... 13 
2.5.5 Điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng .................................................................. 14 
2.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất thịt ........................................................ 15 
2.7 Một số công trình nghiên cứu liên quan đến vịt siêu thịt CV- Super M2 ........... 16 
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 18 
3.1 Thời gian và địa điểm.......................................................................................... 18 
3.1.1 Thời gian .......................................................................................................... 18 
3.1.2 Địa điểm ........................................................................................................... 18 
3.2 Nội dung và phương pháp ................................................................................... 18 
3.2.1 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 18 
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 18 
viii


3.3 Điều kiện thí nghiệm ........................................................................................... 21 
3.3.1 Nguồn gốc con giống ....................................................................................... 21 
3.3.2 Chuồng trại ....................................................................................................... 21 
3.3.3 Thức ăn ............................................................................................................. 21 
3.3.4 Chăm sóc và quản lý ........................................................................................ 22 
3.4 Qui trình phòng bệnh .......................................................................................... 23 
3.5 Các chỉ tiêu khảo sát ........................................................................................... 23 
3.5.1 Trên đàn vịt bố mẹ sinh sản ............................................................................. 23 
3.5.2 Trên đàn vịt con nuôi thịt ................................................................................. 25 
3.6 Phương pháp xử lý số liệu................................................................................... 26 
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................... 27 
4.1 Trên đàn vịt bố mẹ sinh sản................................................................................. 27 
4.1.1 Tỷ lệ đẻ ............................................................................................................. 27 
4.1.2 Tỷ lệ trứng chọn ấp .......................................................................................... 30 
4.1.3 Khối lượng trứng .............................................................................................. 32 

4.1.4 Tỷ lệ trứng có phôi ........................................................................................... 35 
4.1.5 Tỷ lệ ấp nở ........................................................................................................ 37 
4.1.6 Lượng thức ăn tiêu thụ ..................................................................................... 40 
4.1.7 Hệ số chuyển biến thức ăn/ 10 quả trứng (HSCBTA/10 quả trứng) ............... 43 
4.1.8 Tỷ lệ loại thải vịt mái ....................................................................................... 46 
4.1.9 Chi phí sản xuất 1 trứng vịt giống và 1 vịt con giống ...................................... 47 
4.2 Trên đàn vịt con nuôi thịt .................................................................................... 49 
4.2.1 Khối lượng sống ............................................................................................... 49 
4.2.2 Tăng trọng ngày ............................................................................................... 52 
4.2.3 Lượng thức ăn tiêu thụ ..................................................................................... 53 
4.2.4 Hệ số chuyển biến thức ăn/ kg tăng trọng (HSCBTA/kg TT).......................... 55 
4.2.5 Tỷ lệ nuôi sống ................................................................................................. 57 
4.2.6 Một số chỉ tiêu chất lượng thịt ......................................................................... 58 
4.2.6.1 Tỷ lệ móc hàm ............................................................................................... 58 
ix


4.2.6.2 Tỷ lệ quầy thịt ............................................................................................... 59 
4.2.6.3 Tỷ lệ ức.......................................................................................................... 60 
4.2.6.4 Tỷ lệ đùi ........................................................................................................ 61 
4.2.6.5 Tỷ lệ mỡ ........................................................................................................ 63 
4.2.7 Hiệu quả kinh tế ............................................................................................... 69 
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................... 72 
5.1 Kết luận ............................................................................................................... 72 
5.1.1 Trên đàn vịt bố mẹ............................................................................................ 72 
5.1.2 Trên đàn vịt con nuôi thịt ................................................................................. 72 
5.2 Đề nghị ................................................................................................................ 73 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 74 
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 79 


x


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Bố trí thí nghiệm ghép phối vịt bố mẹ sinh sản và vịt con nuôi thịt........ 20 
Bảng 3.2: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn ........................................................ 22 
Bảng 4.1: Tỷ lệ đẻ .................................................................................................... 29 
Bảng 4.2: Tỷ lệ trứng chọn ấp .................................................................................. 31 
Bảng 4.3: Khối lượng trứng...................................................................................... 34 
Bảng 4.4: Tỷ lệ trứng có phôi ................................................................................... 36 
Bảng 4.5: Tỷ lệ ấp nở ............................................................................................... 39 
Bảng 4.6: Lượng thức ăn tiêu thụ ............................................................................. 42 
Bảng 4.7: Hệ số chuyển biến thức ăn/10 quả trứng ................................................. 45 
Bảng 4.8: Tỷ lệ loại thải vịt mái giai đoạn 27 – 56 tuần tuổi ................................... 47 
Bảng 4.9: Chi phí sản xuất 1 trứng giống và 1 vịt con giống trung bình 2 đợt thí
nghiệm ....................................................................................................................... 49 
Bảng 4.10: Khối lượng sống của vịt con nuôi thịt qua các tuần tuổi ....................... 51 
Bảng 4.11: Tăng trọng ngày của vịt con nuôi thịt .................................................... 53 
Bảng 4.12: Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày và hàng tuần giai đoạn 0 – 8 tuần tuổi
của vịt thịt .................................................................................................................. 54 
Bảng 4.13: Lượng thức ăn tiêu thụ tích lũy của vịt con nuôi thịt (g/con) ................ 55 
Bảng 4.14: Hệ số chuyển biến/kg tăng trọng ........................................................... 56 
Bảng 4.15: Tỷ lệ nuôi sống đến 8 tuần tuổi của vịt con nuôi thịt ............................ 58 
Bảng 4.16: Tỷ lệ móc hàm ....................................................................................... 59 
Bảng 4.17: Tỷ lệ quầy thịt của vịt con nuôi thịt ....................................................... 60 
Bảng 4.18: Tỷ lệ ức của vịt con nuôi thịt ................................................................. 61 
Bảng 4.19: Tỷ lệ đùi của vịt con nuôi thịt ................................................................ 62 
Bảng 4.20: Tỷ lệ mỡ của vịt con nuôi thịt ................................................................ 64 
Bảng 4.21: Hiệu quả kinh tế của vịt con nuôi thịt đợt thí nghiệm đợt I ................... 70 

Bảng 4.22: Hiệu quả kinh tế của vịt con nuôi thịt đợt thí nghiệm đợt II ................. 71 
xi


Bảng 4.23: Hiệu quả kinh tế của vịt con nuôi thịt tính trung bình chung qua 2 đợt
thí nghiệm.................................................................................................................. 71 

xii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Lô ghép phối I .......................................................................................... 19
Hình 3.2: Lô ghép phối II ......................................................................................... 19 
Hình 3.3: Lô ghép phối III ....................................................................................... 19 
Hình 3.4: Lô ghép phối IV ....................................................................................... 19 
Hình 4.1: Khối lượng quầy thịt của vịt thịt ở 4 lô ghép phối ................................... 65 
Hình 4.2: Khối lượng ức của vịt thịt ở 4 lô ghép phối ............................................. 66 
Hình 4.3: Khối lượng đùi của vịt thịt ở 4 lô ghép phối ............................................ 67 
Hình 4.4: Khối lượng mỡ của vịt thịt ở 4 lô ghép phối ............................................ 68 

xiii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ đẻ trứng trung bình tuần giai đoạn 27 - 56 tuần tuổi ..................... 28 
Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ trứng chọn ấp trung bình tuần giai đoạn 27 – 56 tuần tuổi ........... 30 
Biểu đồ 4.3: Khối lượng trứng trung bình giai đoạn 27 – 56 tuần tuổi ....................... 33 
Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ trứng có phôi trung bình tuần giai đoạn 27-56 tuần tuổi ............... 35 

Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ ấp nở trung bình tuần giai đoạn 27 – 56 tuần tuổi ......................... 38 
Biểu đồ 4.6: Lượng thức ăn tiêu thụ trung bình ngày giai đoạn 27 – 56 tuần tuổi ..... 41 
Biểu đồ 4.7: Hệ số chuyển biến thức ăn/ 10 quả trứng ............................................... 44 
Biểu đồ 4.8: Tỷ lệ loại thải vịt mái giai đoạn 27 – 56 tuần tuổi .................................. 46 
Biểu đồ 4.9: Chi phí sản xuất 1 trứng giống ............................................................... 48 
Biểu đồ 4.10: Chi phí sản xuất 1 vịt con giống ........................................................... 48 
Biểu đồ 4.11: Khối lượng sống của vịt con nuôi thịt lúc 8 tuần tuổi........................... 50 
Biểu đồ 4.12: Tăng trọng ngày của vịt con nuôi thịt (trung bình 2 đợt thí nghiệm) ... 52 
Biểu đồ 4.13: Hệ số chuyển biến thức ăn/kg tăng trọng ............................................. 56 
Biểu đồ 4.14: Tỷ lệ nuôi sống đến 8 tuần tuổi của vịt con nuôi thịt (chung 2 đợt thí
nghiệm)......................................................................................................................... 57 

xiv


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cùng với sự phát triển mạnh của chăn nuôi gà, trong thời gian qua, chăn nuôi
vịt cũng đã có sự gia tăng rất đáng kể về qui mô và chất lượng để cung cấp thịt và
trứng cho thị trường tiêu thụ trong nước và tham gia xuất khẩu trứng dạng trứng
muối.
Hiện nay, Việt Nam đang đứng thứ hai trên thế giới về số lượng vịt nuôi sau
Trung Quốc (Hoàng Tuấn Thành, 2004). Bên cạnh những giống vịt đã có từ lâu đời
ở nước ta, trong thời gian trước đây cũng như những năm gần đây, các giống vịt cao
sản được nhập vào nước ta nuôi ngày càng nhiều chẳng hạn như vịt Bắc Kinh từ
những năm 1970, vịt Anh Đào của Hungari năm 1975 và 1983, vịt Anh Đào Tiệp
Khắc năm 1980, vịt Szarwas năm 1990 (Nguyễn Duy Hoan và ctv, 1999). Đặc biệt
là nhập vịt siêu thịt CV - Super M vào năm 1989 và 1990.
Trong số các dòng giống vịt nhập có dòng vịt siêu thịt CV- Super M2 (nhập

vào Việt Nam 1994, 1999) có các chỉ tiêu năng suất được đánh giá là cao hơn hẳn
các dòng vịt CV – Super M, đang được nuôi giữ giống thành công tại Trung tâm
Nghiên cứu Giống vịt của viện Chăn Nuôi Quốc Gia tại thành phố Hồ Chí Minh
(Vigova). Thông qua hệ thống sản xuất kinh doanh của mình, Vigova đã cung cấp
hàng chục ngàn vịt bố mẹ, hàng triệu vịt thương phẩm mỗi năm cho thị trường chăn
nuôi của khu vực phía Nam. Để đánh giá về tính năng sản xuất của đàn vịt ông bà
và bố mẹ đã có nhiều tác giả trong nước nghiên cứu (Phạm Văn Trượng, 1995;
Hoàng Thị Lan, 1997; Dương Xuân Tuyển, 1998; Nguyễn Văn Diện, 2002; Hoàng
Tuấn Thành, 2004)…

1


Tuy nhiên, các khảo sát thí nghiệm trên chỉ đánh giá năng suất đàn vịt sinh sản nói
chung khi vịt trống và mái được ghép phối một cách ngẫu nhiên trong đàn. Tìm hiểu
sức sản xuất trứng của đàn vịt bố mẹ hướng thịt và chất lượng đàn vịt con nuôi thịt qua
các mức khối lượng của đàn vịt bố mẹ khi được ghép phối là vấn đề cần được nghiên
cứu. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Khảo sát sức sinh sản của vịt bố mẹ CV Super M2 theo khối lượng ghép phối và sức sản xuất thịt của đàn con”.
1.2 Mục tiêu
Xác định các mức khối lượng sống theo trống và mái của vịt hậu bị hướng
thịt bố mẹ CV – Super M2 khi ghép phối để cho sức sản xuất trứng giống của vịt
mẹ và sức sản xuất thịt của vịt con thương phẩm tốt nhất nhằm phục vụ sản xuất
kinh doanh cho trang trại.
1.3 Yêu cầu
- Khảo sát các chỉ tiêu sinh sản của vịt bố mẹ từ các lô ghép phối theo các
mức khối lượng.
- Khảo sát các chỉ tiêu về sức sản xuất thịt của vịt con được tạo ra từ các lô
ghép phối trên.
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đóng góp của đề tài là xác định được mức khối lượng ghép phối thích hợp của

vịt hậu bị bố mẹ hướng thịt CV- Super M2 để đem lại hiệu quả chăn nuôi qua việc
nâng cao hơn nữa khả năng sản xuất trứng của vịt mẹ và sức sản xuất thịt của vịt
con thương phẩm.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Phối giống theo tính trạng
Những đặc tính sản xuất của vật nuôi thường được gọi là tính trạng. Có hai
loại tính trạng đó là tính trạng chất lượng và tính trạng số lượng. Tính trạng có thể
quan sát và mô tả bằng cách phân loại là các tính trạng chất lượng. Tính trạng có thể
xác định được bằng cách cân đo, đong đếm là các tính trạng số lượng. Tính trạng
chất lượng thường do một hoặc rất ít gen chi phối trong khi tính trạng số lượng
thường do nhiều gen chi phối và mỗi gen thường chỉ gây ra một ảnh hưởng nhỏ.
Tính trạng chất lượng ít chịu ảnh hưởng của điều kiện sống, tính trạng số lượng chịu
ảnh hưởng lớn bởi điều kiện sống.
2.1.1 Đồng phối
Đồng phối còn gọi là tương phối, tương giao, phối giống đồng chất hay đồng
tính trạng là phương pháp cho phối giống những con đực (trống) và con cái (mái) có
cùng nguồn gốc phẩm chất giống và những tính trạng về ngoại hình thể chất, sinh
trưởng phát dục, sức sản xuất tương đối gần giống nhau hoặc tương tự nhau. Mục
đích để củng cố, ổn định đặc tính di truyền của phẩm chất giống nhưng có yêu cầu
chất lượng đời con phải cao hơn và làm tăng số lượng gia súc gia cầm thuần chủng,
làm cơ sở cho việc chọn lọc.
Tuy nhiên, trong sự ghép đôi giao phối theo kiểu này không phải tất cả các
trường hợp nào cũng có con đực (trống) và con cái (mái) tốt để cho giao phối mà có
khi vì điều kiện sản xuất số lượng gia súc gia cầm có hạn hay vì lý do nào đó phải
cho những gia súc gia cầm tốt giao phối với gia súc gia cầm trung bình hay xấu.

Tuy nhiên, trong mọi trường hợp phải tuyệt đối tránh cho hai cá thể cùng xấu về
một tính trạng nào đó giao phối với nhau.
3


Trong sản xuất tạo giống, đồng phối sẽ có kết quả tốt nếu được tiến hành theo
một hướng sản xuất nhất định như trọng lượng cơ thể hay sản lượng trứng… qua
nhiều thế hệ, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát huy tốt và nâng cao các tính
trạng này.
2.1.2 Dị phối
Dị phối còn gọi là dị giao, phối giống dị chất hay không đồng tính trạng là
phương pháp cho phối giống giữa những con đực (trống) và con cái (mái) có những
tính trạng về ngoại hình thể chất, sinh trưởng phát dục, sức sản xuất tương đối khác
nhau. Trong sản xuất tạo con giống, mục đích của phương pháp này là thay đổi một
hướng sản xuất hiện tại của con giống, tạo nên những tính trạng tốt mới hay những
tổ hợp gen mới rồi tiếp tục củng cố và nâng cao những tính trạng tốt mới tạo thành
của con giống. Trong sản xuất thương phẩm, đời con có kết quả tính trạng bằng
trung bình của bố mẹ, gia súc gia cầm con được tạo ra có các tính trạng sản xuất
đồng đều rất thuận lợi trong chăn nuôi qui mô công nghiệp: ngoại hình vật nuôi đẹp
mắt, dễ áp dụng qui trình chăm sóc nuôi dưỡng theo công nghệ, chuồng trại cùng
qui cách, xuất chuồng cùng thời gian.
2.2 Di truyền khả năng đẻ trứng
Theo các công trình nghiên cứu của tác giả (Nguyễn Kim Đường, 1992), việc
sản xuất trứng của gia thủy cầm có thể do 5 yếu tố mang tính di truyền ảnh hưởng.
Đó là:
+ Tuổi thành thục về sinh dục: có ít nhất 2 gen chính tham gia vào yếu tố này,
một là gen E (gen liên kết với giới tính) và e, còn cặp thứ hai là gen E’ và e’. Gen
trội E chịu trách nhiệm về tính thành thục về sinh dục.
+ Cường độ đẻ: yếu tố này do hai gen R và r’, R’ và r’ phối hợp cộng lại để điều
hành.

+ Khả năng ấp: do hai gen A và C điều khiển phối hợp nhau.
+ Thời gian nghỉ đông: do hai gen M và m điều khiển. Các loại gia thủy câm có
gen mm vẫn tiếp tục đẻ trong thời gian nghỉ đông.
+ Thời gian của chu kỳ đẻ: do cặp gen M và m điều hành.

4


Trong các yếu tố trên, yếu tố thứ nhất và thứ năm là hai yếu tố kết hợp với nhau,
cũng có nghĩa là các cặp gen Pp và Ee có phối hợp với nhau.Ngoài các gen chính
tham gia vào việc điều khiển các yếu tố nói trên, có thể còn có nhiều gen khác phụ
lực vào.
Tuy nhiên, các giống gà và vịt nuôi theo hướng công nghiệp lấy trứng thương
phẩm ngày nay đã phá vỡ đặc tính di truyền bảo thủ đẻ theo mùa vụ và ấp theo bản
năng
Khối lượng cơ thể có tương quan di truyền âm với số lượng trứng và khối lượng
quả trứng. Độ to của quả trứng trái lại có tương quan dương với khối lượng cơ thể
của gia thủy cầm và vì vậy khi gia thủy cầm mới bắt đầu đẻ, trứng thường nhỏ vì
bản thân cơ thể gia thủy cầm cũng chưa phát triển đầy đủ, sau đó khối lượng quả
trứng dần dần tăng lên theo sự tăng trưởng thêm khối lượng cơ thể của gia thủy
cầm. Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu khối lượng gia thủy cầm tăng lên 100g thì
trong các tháng đẻ kế tiếp, khối lượng trứng sẽ tăng độ 1,75g (Nguyễn Kim Đường,
1992). Hệ số di truyền của một số tính trạng sản xuất trứng của gia thủy cầm như
sau: sản lượng trứng/mái/năm; tuổi đẻ quả trứng đầu tiên; độ to quả trứng; hình
dạng quả trứng; màu sắc của vỏ; màu lòng đỏ.
2.3 Đặc điểm một số giống vịt
Theo Cẩm nang chăn nuôi vịt (Hội Chăn nuôi Việt Nam, 2002) và Sổ tay
Chăn nuôi Gia Cầm bền vững (Hiệp hội Chăn nuôi Gia Cầm Việt Nam, 2007),
những giống vịt được nuôi phổ biến ở nước ta gồm các giống sau đây
2.3.1 Vịt chuyên thịt

2.3.1.1. Vịt CV – Super M, M2, M2 cải tiến
Có nguồn gốc từ Anh nhập vào Việt Nam những năm 1990, 1991, 1999,
2001. Đây là giống vịt chuyên thịt có lông màu trắng, tuổi đẻ của vịt bố mẹ là 25
tuần tuổi, năng suất trứng từ 180 – 220 quả/mái/67 tuần tuổi. Vịt thương phẩm nuôi
nhốt (56 ngày tuổi) hoặc nuôi nhốt kết hợp với chăn thả có khoanh vùng (70 ngày
tuổi) đạt khối lượng 3,0 – 3,4 kg, tiêu tốn thức ăn 2,6 – 2,8 kg thức ăn cho 1 kg tăng
trọng. Vịt có thể trọng lớn, khả năng tự kiếm mồi kém, thiên về hướng chăn nuôi

5


thâm canh hoặc bán thâm canh, vịt có thể nuôi trên khô không cần nước bơi lội,
nuôi kết hợp cá – vịt.
Vịt CV - Super M, CV - Super M2, CV - Super M3 và Super Heavy đều được nhập
từ Vương quốc Anh. Đây là các dòng vịt có khả năng sinh trưởng, phát triển ở Việt
Nam.
Giống vịt CV – super M là giống siêu thịt của công ty Cherry – Valley, Vương
quốc Anh tạo ra từ năm 1976. Hiện nay giống vịt này đã được phát triển mạnh ở nhiều
nước trên thế giới. Vịt CV – Super M đã thích nghi tốt trong điều kiện chăn nuôi của
Việt Nam. Vịt CV - Super M đã được chọn lọc nâng cao qua 9 thế hệ tại Trạm Nghiên
Cứu Gia Cầm Cẩm Bình. Dòng ông có năng suất trứng/mái/64 tuần tuổi: 170 quả;
dòng bà: 181 quả; nuôi thịt đến 56 ngày tuổi có tỷ lệ nuôi sống 98%; khối lượng cơ thể
đạt 3,315 kg.
Từ giống vịt CV – Super M, hãng Cherry – Valley đã tạo ra giống vịt CV –
Super M2. Vịt CV – Super M2 bố mẹ được nhập vào Việt Nam lần đầu năm 1994 và
nhập vịt ông bà năm 1999. Vịt CV - Super M2 dòng ông có năng suất trứng/mái/46
tuần đẻ là 164 – 170 quả, dòng bà là 181 quà, vịt bố mẹ có năng suất trứng đạt 202,6
quả, tỷ lệ phôi 92,7%, tỷ lệ nở 81,4%, con thương phẩm đến 47 ngày tuổi đạt 3,15 kg,
tỷ lệ nuôi sống đạt 98,67%. Những năm qua, Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên đã
chọn lọc tạo ra những dòng vịt chuyên thịt có năng suất và chất lượng cao, đưa ra các

công thức lai có hiệu quả kinh tế đáp ứng nhu cầu của sản xuất.
Tháng 10 năm 2006 Trung Tâm Nghiên Cứu Gia Cầm Thụy Phương đã nhập
4 dòng vịt CV - Super M3 ông bà từ Hãng Cherry Valley Vương quốc Anh. Đến
tháng 6 năm 2007 Trung Tâm Nghiên Cứu Vịt Đại Xuyên nhập giống vịt CV –
Super M3 và Super Heavy cũng từ Công ty Cherry Valley của Anh. Vịt CV - Super
M3 dòng ông có năng suất trứng/mái/48 tuần đẻ là 238 quả, tỷ lệ phôi 85%, tỷ lệ nở
62%. Dòng bà có năng suất trứng/mái/48 tuần đẻ: 263 quả, tỷ lệ phôi 86%, tỷ lệ nở
64%, vịt nuôi thương phẩm đến 47 ngày tuổi có khối lượng trung bình 3,48 kg, tỷ lệ
nuôi sống 98%.

6


Vịt Super Heavy dòng ông có năng suất trứng/mái/48 tuần đẻ là 238 quả, tỷ lệ phôi
85%, tỷ lệ nở 64,2%. Dòng bà có năng suất trứng/mái/48 tuần đẻ là 252 quả, tỷ lệ phôi
86%, tỷ lệ nở 64%, vịt nuôi thương phẩm đến 47 ngày tuổi đạt trọng lượng 3,73 kg, tỷ
lệ nuôi sống 98%
2.3.1.2 Vịt M14
Có nguồn gốc từ Pháp nhập vào Việt Nam năm 2005. Đây là giống vịt chuyên
thịt có màu lông trắng. Vịt M14 có tuổi đẻ 24 tuần, năng suất trứng 200 – 220
quả/mái/67 tuần tuổi, vịt thương phẩm nuôi nhốt (56 ngày tuổi) hoặc nuôi nhốt kết
hợp với chăn thả có khoanh vùng (70 ngày tuổi) đạt khối lượng 3,0 – 3,2 kg, tiêu tốn
thức ăn 2,6 – 2,8 kg cho 1 kg tăng trọng. Vịt M14 được sử dụng làm mái nền để lai
với ngan Pháp R17, con lai cho khối lượng 4,0 – 4,3 kg/con ở 12 tuần tuổi.
2.3.1.3 Vịt Cherry Valley (Vịt Anh Đào)
Vịt được nhập vào nước ta từ rất sớm từ nhiều quốc gia, nhập lần cuối vào
năm 1983 từ Anh. Hiện nay, vịt vẫn còn được nuôi ở một số địa phương như một
nguồn tiềm năng để sản xuất thịt theo phương thức cổ truyền. Một số chỉ tiêu năng
suất của vịt Anh Đào đã được ghi nhận như khối lượng 2,2 – 2,3 kg lúc 75 ngày
tuổi; sản lượng trứng 160 – 185 trứng/mái/năm, tiêu tốn thức ăn 3.3 – 3,7 kg cho 1

kg tăng trọng, tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng là 3 – 4 kg.
2.3.1.4 Vịt Bắc Kinh
Vịt Bắc Kinh được nhập lần đầu năm 1960 và lần sau năm 1987 từ Đức.
Hiện nay, vịt được nuôi ở một số vùng để sản xuất vịt thương phẩm nuôi thịt và lai
tạo với vịt địa phương để tạo vịt lai nuôi thịt. Một số chỉ tiêu năng suất cơ bản của
vịt Bắc Kinh như khối lượng cơ thể đạt 2,0 – 2,2 kg lúc 2 tháng tuổi, tiêu tốn thức
ăn 3,3 – 3,5 kg cho 1 kg tăng trọng, sản lượng trứng 140 – 150 quả/mái/năm.
2.3.1.5 Vịt Nông nghiệp
Bao gồm vịt Nông nghiệp 1 và Nông nghiệp 2. Đây là giống vịt do lai tạo giữa
vịt Tiệp dòng 1882 và vịt Anh Đào. Vịt Nông nghiệp có tầm vóc to, khối lượng cơ thể
đạt 2,2 – 2,3 kg lúc 7 tuần tuổi, tiêu tốn thức ăn 2,8 – 2,9 kg cho 1 kg tăng trọng.

7


2.3.2 Vịt chuyên trứng
2.3.2.1 Vịt Khaki Campbell
Có nguồn gốc từ Anh, chính thức được nhập về Trung Tâm Nghiên Cứu Vịt Đại
Xuyên năm 1990 từ Thái Lan, là giống vịt chuyên trứng có màu Kaki, mỏ và chân xám
đen, tuổi đẻ là 20 – 21 tuần tuổi, khối lượng vịt vào đẻ 1,6 – 1,8 kg/con, năng suất trứng
từ 260 – 300 quả/mái/năm, khối lượng trứng 65 – 70g/quả. Vịt có thể nuôi theo các
phương thức khác nhau như nuôi thâm canh, nuôi bán thâm canh, nuôi trên khô không
cần nước bơi lội, nuôi trên vườn cây, vườn đồi, nuôi kết hợp cá – vịt, cá – lúa – vịt, lúa
– vịt. Vịt thích ứng với nhiều vùng sinh thái khác nhau đều cho năng suất cao.
2.3.2.2 Vịt CV2000
Có nguồn gốc từ Anh, là giống vịt chuyên trứng có lông màu trắng, mỏ và
chân màu vàng nhạt, có tuổi đẻ 20 -22 tuần tuổi, khối lượng vịt vào đẻ 1,8 – 2,0
kg/con, năng suất trứng từ 260 – 300 quả/mái/năm, khối lượng trứng 70 – 75g. Vỏ
trứng có 2 loại trắng và xanh nhưng không khác nhau về chất lượng trứng. Vịt thích
ghi với nhiều vùng sinh thái khác nhau đều cho năng suất cao cả ở miền núi, trung

du và đồng bằng. Vịt có thể nuôi theo các phương thức khác nhau như nuôi thâm
canh, bán thâm canh, nuôi trên khô không cần nước bơi lội, nuôi trên vườn cây,
vườn đồi, nuôi kết hợp cá – vịt, cá – lúa – vịt, lúa – vịt. Tùy từng điều kiện để có thể
chọn phương thức để nuôi cho thích hợp.
2.3.2.3 Vịt Cỏ
Là một giống vịt rất quý của Việt Nam, chiếm số lượng lớn trong các giống
vịt hiện nay có ở nước ta, vịt có nhiều màu lông khác nhau như màu cánh sẻ, xám
đá, xám hồng, trắng, … Nhưng nhóm vịt màu cánh sẻ là có năng suất trứng cao
nhất. Nhóm vịt Cỏ màu cánh sẻ đã được chọn lọc tại Trung Tâm Nghiên Cứu Vịt
Đại Xuyên qua 10 thế hệ tương đối ổn định về màu lông và năng suất. Vịt có tuổi đẻ
20 – 21 tuần, khối lượng vịt vào đẻ 1,4 – 1,6 kg, năng suất trứng đạt 220 – 230
quả/mái/năm, khối lượng trứng đạt 60 – 65g/quả.

8


2.3.2.4 Vịt STAR13
Là giống vịt có nguồn gốc từ Pháp, được nhập về Việt Nam năm 2005, vịt có
màu lông trắng, có tuổi đẻ 24 tuần, năng suất trứng 230 – 240 quả/mái/66 tuần tuổi.
Khối lượng trứng 75 – 80g/quả, tỷ lệ phôi đạt trên 90%.
2.3.3 Vịt kiêm dụng
Là giống vịt nội gồm có vịt Bầu Quỳ, Bầu Bến, thịt thơm ngon, có màu lông
chủ yếu là cánh sẻ, ngoài ra còn một số màu như xám, lang trắng đen, có cả đen và
trắng tuyền, …
Vịt có khối lượng cơ thể 2 – 2,5 kg, tuổi đẻ của vịt là 22 – 23 tuần tuổi, năng
suất trứng đạt 150 – 160 quả/mái/năm, khối lượng trứng 70 – 75g/quả. Vịt nuôi
thương phẩm 70 ngày tuổi đạt khối lượng 1,5 – 1,8 kg/con. Vịt có khả năng thích
ứng với các điều kiện nuôi cổ truyền và nuôi thâm canh.
2.4 Một số tính trạng sản xuất của vịt
2.4.1 Khối lượng sống

Khối lượng cơ thể có ý nghĩa rất lớn đặc biệt với các giống vịt hướng thịt.
Chỉ tiêu này còn liên quan chặt chẽ với các chỉ tiêu năng suất khác như tiêu tốn thức
ăn, năng suất thịt xẻ, … Khối lượng cơ thể của vịt phụ thuộc nhiều yếu tố. Trước hết
đó là yếu tố giống, các giống vịt nội thường có tầm vóc nhỏ bé và năng suất không
cao: vịt Bầu nuôi 75 ngày tuổi đạt 1536 – 1764 g (Nguyễn Ấn, 1979). Vịt Cỏ nuôi
75 ngày tuổi chỉ đạt 1064,3 g (Lê Xuân Đồng, 1994). Các giống vịt hướng thịt nhập
nội có tầm vóc và khối lượng cơ thể cao hơn: Vịt Anh Đào Hung đạt 1877,43 g; Vịt
Anh Đào Tiệp đạt 1954,04 g; Vịt Super M dòng trống 2817 g và dòng mái đạt 2636
g ở 56 ngày tuổi (Phạm Văn Trượng1995); Szarwas đạt 2615,7 g lúc 56 ngày tuổi
(Nguyễn Minh Quang và ctv, 1997), … Khối lượng cơ thể còn phụ thuộc vào giới
tính, khối lượng cơ thể của vịt trống lớn hơn vịt mái do các gen liên kết giới tính qui
định. Theo Lesson và ctv (1982), khối lượng cơ thể của vịt trống Bắc Kinh là 3279g
và của vịt mái là 3113g ở 7 tuần tuổi. Mức chênh lệch này là 5,07%. Tuy nhiên sự
chênh lệch này chỉ thể hiện từ tuần thứ 6 trở về sau. Ngoài ra, một số tác giả khác
cũng đã nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh đến khối lượng cơ thể như

9


×