imkj
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
VU HỒNG HẠNH
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG DIỆT KHUẨN CỦA VẬT
LIỆU QUANG XÚC TÁC ỐNG NANO TiO2 CHÊ TẠO
BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỦY NHIỆT
LUẬN VĂN THẠC SĨ VẬT LÝ
Thái Nguyên - 2018
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
VU HỒNG HẠNH
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG DIỆT KHUẨN CỦA VẬT
LIỆU QUANG XÚC TÁC ỐNG NANO TiO2 CHÊ TẠO
BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỦY NHIỆT
Chuyên ngành: Quang học
Mã số: 8440110
LUẬN VĂN THẠC SĨ VẬT LÝ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐẶNG VĂN THÀNH
Thái Nguyên - 2018
LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn thầy
hướng dẫn TS. Đặng Văn Thành đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên
em trong quá trình thực hiện luận văn. Em cũng gửi lời cám ơn chân thành tới
các thầy, cô giáo Khoa Vật lý và Công nghệ, các thầy cô Phòng Đào tạo, các
thầy cô trong Ban Giám hiệu Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái
Nguyên.
Em xin chân thành cảm ơn Thạc sỹ Nguyễn Thị Khánh Vân đã nhiệt tình
giúp
đỡ trong quá trình thực hiện các công việc thực nghiệm để hoàn thành luận văn.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu Trường Đại học
Y- Dược đã cho phép em sử dụng cơ sở vật chất và trang thiết bị của phòng thí
nghiệm Lý - Lý sinh y học và Dược trong quá trình thực hiện các công việc
thực nghiệm.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình đã luôn động
viên và ủng hộ tích cực để em thực hiện trọn vẹn khóa học vừa qua.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do thời gian có hạn, khả năng nghiên cứu
của bản thân còn hạn chế nên kết quả nghiên cứu không thể tránh được các
thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy giáo, cô giáo,
các bạn đồng nghiệp và những người đang quan tâm đến vấn đề đã trình bày
trong luận văn, để luận văn được hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2018
Tác giả
Vũ Hồng Hạnh
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên: Vũ Hồng Hạnh
Sinh ngày 30 tháng 4 năm 1978
Quê quán: Hải Phòng
Hiện công tác tại: Trường THPT Phạm Ngũ Lão- Thủy Nguyên- Hải Phòng
Là học viên cao học khóa 2015 của Trường Đại Học Khoa Học-Đại học Thái
Nguyên
Tôi cam đoan: Đề tài “Nghiên cứu khả năng diệt khuẩn của vật liệu
quang xúc tác ống nano TiO2 chế tạo bằng phương pháp thủy nhiệt” là công
trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu trong luận văn được sử dụng trung thực,
nguồn trích dẫn có chú thích rõ ràng, minh bạch, có tính kế thừa, phát triển từ
các tài liệu, tạp chí, các công trình nghiên cứu đã được công bố, các website.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2018
Tác giả
Vũ Hồng Hạnh
ii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU……………………………………………………….......…………..1
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẬT LIỆU NANO……..…….........…......4
1.1.Vật liệu ống nanoTiO2……………………………….………......…………4
1.1.1. Vật liệu nanoTiO2......................................................................................4
1.1.2.Tính chất quang xúc tác của vật liệu TiO2………………….…………….6
1.1.3.Cơ chế diệt khuẩn của vật liệu TiO2………………...................…………9
1.1.4. Các phương pháp chế tạo vật liệu ống nano TiO2………….............…..13
1.1.4.1.Phương pháp điện hóa điện cực anot………………….........….....…...14
1.1.4.2. Phương pháp tạo khuôn ……………………………....................…...17
1.1.4.3. Phương pháp thủy nhiệt ………………………............................…...18
1.2.Phương pháp tạo màng bằng kỹ thuật lắng đọng điện di………......……...21
1.3. Tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài…………………………..23
CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC NGHIỆM
..28
2.1.Quy trình chế tạo mẫu……………….................……………….………....28
2.1.1. Các dụng cụ và hóa chất sử dụng……….…………….............…….......28
2.1.1.1. Dụng cụ thí nghiệm…………………….……………....…………......28
2.1.1.2. Hóa chất……………………………………………………………....28
2.1.2.Chế tạo vật liệu ống nano TiO2 bằng phương pháp thủy nhiệt….....……28
2.2.Các phương pháp khảo sát cấu trúc và tính chất vật liệu…........………….30
2.2.1. Phương pháp nhiễu xạ tia X…………….............………………………30
2.2.2. Phương pháp tán xạ Raman………….....................................................31
2.2.3.Phương pháp chụp hiển vi điện tử quét (SEM) ………………...............32
2.2.4. Phương pháp hiển vi điện tử truyền qua (TEM)…..........………………32
2.2.5. Phương pháp đo diện tích bề mặt riêng…...............................................32
2.2.6. Phương pháp phô hấp thụ UV-Vis……………………...........................33
2.2.7. Nghiên cứu khả năng diệt khuẩn của vật liệu ống nanoTiO2…........…..34
2.2.7.1. Đánh giá khả năng quang xúc tác của vật liệu TNT -500……............35
3
2.2.7.2. Nghiên cứu khả năng diệt khuẩn của vật liệu ống nano TiO2……..... 38
2.2.7.3. Đánh giá khả năng diệt khuẩn của vật liệu ống nano TiO2 dạng màng
trên vi khuẩn đại diện là E. Coli....................................................................... 39
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN………………………......……41
3.1.Đặc trưng vật liệu…………………….....................................................…41
3.2. Phô Raman của vật liệuTiO2……..….........................................................42
3.3.Diện tích bề mặt của mẫu bột…………………………………………......43
3.4. Hình thái học của vật liệu của TiO2……………………............................45
3.5. Đánh giá khả năng quang xúc tác của vật liệu thông qua khả năng phân hủy
màu của MB…...................................................................................................51
3.6. Kết quả nghiên cứu khả năng diệt khuẩn của vật liệu TNT-500...……….52
KÊT LUẬN VÀ KHUYÊN NGHỊ…………………………………..........…54
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ……………………… .55
TÀI LIỆU THAM KHẢO…......……........………………………………….56
4
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIÊT TẮT
STT
Kí hiệu viết tắt
Nội dung
1
TNT
Titan nanotube (ống TiO2)
2
BET
Brunauer Emnet and Teller
3
E.coli
Escherichia coli
4
DSSC
Dye – sensitized solar cells ( Pin mặt trời sử dụng
chất nhạy màu)
5
MB
Xanh methylen
6
SEM
7
TEM
8
XRD
X-ray Diffraction (nhiễu xạ tia X)
9
UVA
Ultraviolet radiation A
10
UV
Ultraviolet radiation
Scanning Electron Microscopy
(hiển vi điện tử quét)
Transmission electron microscopy (hiển vi điện
tử truyền qua)
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các số vật lý của TiO2 pha anatase, rutile và brookite [10]…………5
Bảng 2.Tổng hợp một số nghiên cứu tiêu biểu trong nước liên quan đến hướng
sử dụng vật liệu quang xúc tác TiO2……….................................…………….26
Bảng 3.1. Kết quả đo độ hấp thụ quang của MB với các nồng độ khác
nhau…................................................................................................................36
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1.Cấu trúc tinh thể của các pha TiO2 rutile(a), anatase(b) và brookite(c)
(Ti(màu trắng);O(màu đỏ))[9]………………….…………………….. .……... 4
Hình 1.2.Cấu trúc vùng năng lượng của TiO2 cho pha rutile(trái), anatase(giữa)
và brookite(phải) [9]………………………………………………… …….…..7
Hình 1.3. Cơ chế quang xúc tác của vật liệu TiO2[15]…………........................8
Hình 1.4. Cấu trúc màng tế bào.........................................................................10
Hình 1.5. Sơ đồ minh họa cơ chế tạo gốc hoạt động của TiO2 khi được kích
thích bởi ánh sáng..............................................................................................12
Hình 1.6 .Cơ chế diệt khuẩn của TiO2 khi tiếp xúc với màng tế bào ; (a) màng
tế bào ở trạng thái bình thường , (b) màng tế bào tiếp xúc với TiO2 , (c) các tổn
thương không thể phục hồi , (d) màng tế bào bị phá hủy ,(e) các thành phần
bên
trong
của
tế
bào
bị
phân
hủy
và
quá
trình
khoáng
hóa
[19].....................................................................................................................12
Hình 1.7. Sơ đồ minh họa các phương pháp chế tạo ống nano TiO2: (a) phương
pháp thủy nhiệt, (c) tạo khuôn, (e) anốt hóa, (b), (d), (f) ảnh TEM và SEM của
vật liệu chế tạo[8] ………………………………………………………….…13
Hình 1.8. Sơ đồ minh họa kĩ thuật anốt hóa chế tạo ống nano TiO2 sử dụng cấu
hình 2 điện cực[21]………………….……………………………………...…14
Hình 1.9. Sơ đồ minh họa kĩ thuật anodization chế tạo ống nano TiO2 sử dụng
cấu hình 3 điện cực[6]…………………………………………………….…...15
Hình 1.10: Sự ảnh hưởng của dung dịch điện phân tới sự hình thành các ống
TiO2 (a) sự suy giảm của cường độ dòng điện điện phân theo thời gian ứng với
vii
các trường hợp không có (-----) và có (
) ion F- trong dung dịch điện phân,
b và c là quá trình di chuyển của các ion linh động trong dung dịch điện phân
khi có ion F- và không có ion F- [8]…………………………………………..16
vii
Hình 1.11. Sơ đồ minh họa quá trình chế tạo ống nano tube TiO2: (a) tạo khuôn
(b) lắng đọng chế tạo lớp màng thụ động , (c) lắng đọng chọn lọc các lỗ phía
trong khuôn , (d) ăn mòn hóa học lớp màng PC với dung môi chloroform tại
600C để nhận được cấu trúc ống nano tube TiO2……………………...………17
Hình 1.12: Ảnh SEM (trên) và TEM (dưới) của (a) vật liệu TiO2 pha rutile ban
đầu (b) xử lý với NaOH và HCl tạo ra cấu trúc hạt hoặc mảng dầy, (c) xử lý với
NaOH,
HCl
và
nước
cất
tạo
cấu
trúc
ống
nano[28]
…………………………………..........19
Hình 1.13 Cơ chế tạo thành cấu trúc ống nano TiO2 anatase sử dụng vật liệu
ban đầu là bột TiO2 anatase[29]……………………………………………… 20
Hình 1.14. Sơ đồ minh họa quá trình lắng điện di: (a) EPD catốt, (b) EPD anốt
………………………………………………………………………………...22
Hình 2.1. Các giai đoạn chế tạo vật liệu ống nano TiO2 bằng phương pháp thủy
nhiệt………………....…………………………………………...……………29
Hình 2.2. Ảnh chụp hệ thủy nhiệt dùng để chế tạo mẫu…………………........30
Hình 2.3. Phản xạ của tia X trên họ mặt mạng tinh thể……………............….30
Hình 2.4. Đồ thị đường chuẩn xác định nồng độ MB……...………………….36
Hình 2.5. Ảnh chụp hệ quang xúc tác xử lý MB………………. ………….....36
Hình 2.6. Ảnh chụp hệ quang xúc tác xử lý MB khi làm việc …………….…37
Hình 2.7. Sơ đồ minh họa quá trình lắng đọng điện di tạo màng TNT, ảnh nhỏ
là màng sau khi chế tạo……………………………………………………......39
Hình 2.8. Sơ đồ quy trình nghiên cứu khả năng diệt khuẩn của màng TNT….40
Hình 3.1.a. Giản đồ nhiễu xạ của vật liệu TiO2 thương mại(P25)…………….41
Hình 3.1.b. Giản đồ XRD của TNT không ủ………………………………….42
Hình 3.1.c. Giản đồ XRD của TNT ủ 500oC………………………………….42
Hình 3.2. Phô Raman của vật liệu TiO2 P25 và TNT khi không ủ và ủ ở
500oC……………………………………………………………..……………43
Hình 3.3.a. Đường đẳng nhiệt hấp phụ và khử hấp phụ N2 của mẫu TiO2
P25.....................................................................................................................44
8
Hình 3.3.b. Đường đẳng nhiệt hấp phụ và khử hấp phụ N2 của mẫu TNT
...........................................................................................................................44
Hình 3.3.c. Đường đẳng nhiệt hấp phụ và khử hấp phụ N2 của mẫu TNT500.....................................................................................................................45
Hình 3.4 a. Ảnh SEM của vật liệu TiO2 thương mại (P25)…………………...46
Hình 3.4 b. Ảnh SEM của TNT không nung…………….…………………....46
Hình 3.4 c. Ảnh SEM của TNT nung 5000C…………….…………………....47
Hình 3.5. Ảnh TEM của vật liệu TiO2 thương mại ……………………..….....47
Hình 3.6. Ảnh TEM của vật liệu TNT không nung ……………………….....48
Hình 3.7. Ảnh TEM của vật liệu TNT nung 5000C …………….………….....48
Hình 3.8. Ảnh SEM của màng mỏng TNT -500 trên đế ITO; ảnh nhỏ là ảnh
chụp màng TNT sau khi chế tạo được sấy khô và cắt cho xử lý diệt khuẩn….50
Hình 3.9. Phô Raman của màng mỏng TNT – 500 trên đế ITO .......................50
Hình 3.10. Phô phản xạ khuếch tán của mẫu TNT - 500 ..................................51
Hình 3.11. Kết quả xử lý MB theo thời gian của mẫu có và không có xúc tác
TNT-500 ...........................................................................................................51
Hình 3.12. Ảnh chụp dung dịch MB được chiếu xạ ở các thời gian khác nhau
tương ứng 0 phút, 30 phút, 60 phút, 90 phút, 120 phút, 150 phút, 180
phút....................................................................................................................52
Hình 3.13. (a) Mẫu có màng TNT-500, có chiếu đèn UVA, (b) mẫu không có
màng, chiếu đèn UVA, (c) mẫu không có màng, không chiếu đèn...................52
9
x
MỞ ĐẦU
Vật liệu TiO2 thu hút được sự quan tâm rất lớn của cộng đồng các nhà
nghiên cứu do khả năng ứng dụng cao trong các lĩnh vực như chế tạo pin mặt
trời, chất màu nhạy sáng, tự làm sạch, sản xuất hydro từ nước [1-4] . Tuy nhiên
với độ rộng vùng cấm khoảng 3.0-3.3eV, TiO2 chỉ tham gia xúc tác trong vùng
ánh sáng tử ngoại do đó chỉ có 3-5% năng lượng ánh sáng mặt trời có thể được
sử dụng. Do đó để tăng hiệu suất xúc tác quang của vật liệu TiO2 có hai hướng
được sử dụng: biến tính vật liệu để thu hẹp khe năng lượng hoặc tăng cường
diện tích bề mặt bằng cách chế tạo vật liệu cấu trúc nano [5-7]. Hướng thứ nhất
thu hẹp khe năng lượng của TiO2 bằng cách thay thế một phần ion Ti4+ bằng các
ion kim loại như Cu, Cr, Fe, Ni … hoặc thay thế một phần ion O2- bằng các ion
phi kim như N, C, F… để làm dịch bờ hấp thụ về phía bước sóng dài và làm
tăng hiệu ứng quang xúc tác trong vùng ánh sáng nhìn thấy của TiO2. Hướng thứ
hai là chế tạo TiO2 cấu trúc ống hoặc sợi nano để điều khiển các tính chất vật lý
hoặc hóa học của TiO2. Dưới dạng ống nano, không những đóng góp của diện
tích bề mặt tăng lên mà các tính chất chất quang, điện của vật liệu cũng được
thay đổi nhiều [6-8].
Việt Nam là nước khí hậu nhiệt đới nên thuận lợi cho hầu hết các vi sinh sinh
vật gây hại như Vibiro cholera, Samonella, Shigella, Coliform, Escherichia coli
phát triển gây ra các bệnh như viêm dạ dày ruột, tiêu chảy, thương hàn,.. trong
đó Escherichia coli (E.coli) một loài vi khuẩn có khả năng gây bệnh về đường
ruột thường được dùng làm vi sinh vật chỉ thị cho mức độ ô nhiễm nguồn nước.
Do đó, loại bỏ các thành phần vi sinh vật gây bệnh, đặc biệt là khuẩn E.coli là
một vấn đề cần thiết. Thực tế khử trùng bằng tia cực tím (UV) sử dụng vật liệu
thương mại TiO2 thường hay được lựa chọn do hiệu quả diệt khuẩn cao, không
độc, chi phí hợp lý và có khả năng phân hủy hoàn toàn các tế bào thành CO2 và
H2O. Tuy nhiên, TiO2 chỉ hoạt động trong vùng ánh sáng UV bước sóng ngắn
1
gây tiêu hao năng lượng và tiêu tốn vật liệu. Ngoài ra, sử dụng đèn UV cần tuân
thủ nghiêm ngặt các điều kiện an toàn và yêu cầu kĩ thuật riêng biệt nên hạn chế
việc phô biến. Vì vậy, đề tài "Nghiên cứu khả năng diệt khuẩn của vật liệu
quang xúc tác ống nano TiO2 chế tạo bằng phương pháp thủy nhiệt" được
thực hiện nhằm khắc phục những nhược điểm của TiO2 bằng việc tăng diện tích
bề mặt để tăng hiệu suất xúc tác quang ứng dụng diệt khuẩn E.coli sử dụng đèn
UVA sẵn có thương mại và yêu cầu sử dụng đơn giản.
Trong đề tài này chúng tôi tập chung các mục tiêu và nội dung
sau:
Mục tiêu:
1. Chế tạo thành công ống nano TiO2 bằng phương pháp thủy nhiệt có diện
tích bề mặt đủ lớn để thực hiện các nghiên cứu quang xúc tác diệt khuẩn
sử dụng đèn UV-A thương mại hóa có sẵn trên thị trường.
2. Khảo sát khả năng quang xúc tác của vật liệu TNT chế tạo được ứng dụng
quang xúc tác diệt khuẩn E.coli.
Nội dung:
Chế tạo vật liệu ống nano TiO2 bằng phương pháp thủy nhiệt.
Nghiên cứu đặc trưng cấu trúc, hình thái học bề mặt, tính chất quang
của
vật liệu ống TiO2 bằng các phương pháp Hiển vi điện tử truyền qua độ
phân giải cao (HRTEM), nhiễu xạ tia X (XRD), phô tán xạ Raman và
hiển vi điện tử quét (SEM), đo diện tích bề mặt riêng Brunauer-EmmetTeller (BET).
Nghiên cứu khả năng quang xúc tác phân hủy thuốc nhuộm
xanh
methylene trong môi trường nước của vật liệu ống nano TiO2 chế tạo
được.
2
Nghiên cứu khả năng quang xúc tác diệt khuẩn của vật liệu ống nano
TiO2
chế tạo được.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
chia làm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về vật liệu nano TiO2
Chương 2: Thực nghiệm
Chương 3: Kết quả và thảo luận
3
Chương 1
TÔNG QUAN VỀ VẬT LIỆU NANO TiO2
1.1.
Vật liệu ống nano TiO2
1.1.1. Vật liệu nano TiO2
TiO2 là vật liệu oxit bán dẫn tồn tại chủ yếu trong tự nhiên với ba pha tinh
thể: anatase, rutile và brookite trong đó hai dạng thường gặp nhất là anatase,
rutile còn dạng brookite ít gặp và không có giá trị thương mại [9].
Hình 1.1: Cấu trúc tinh thể của các pha TiO2 rutile (a), anatase (b) và
brookite (c) (Ti (màu trắng); O (màu đỏ)) [9]
Cấu trúc của hai dạng tinh thể anatase và rutil thuộc hệ tinh thể tetragonal
(tứ diện) còn với brookite là octhorhombic (tứ phương) và chúng đều được tạo
thành từ các bát diện lệch TiO6, liên kết với nhau thông qua các cạnh và đỉnh
dùng chung. Cấu trúc anatase và rutil khác nhau bởi sự biến dạng của mỗi bát
diện và cách sắp xếp giữa chúng. Với pha anatase, mỗi bát diện sẽ tiếp xúc với 8
4
bát diện lân cận khác (4 bát diện chung cạnh và 4 bát diện chung oxi ở đỉnh) còn
trong rutile, mỗi bát diện được gắn kết với 10 bát diện lân cận (2 bát diện chung
cạnh và 8 bát diện chung oxi ở đỉnh. Các bát diện của anatase bị biến dạng mạnh
hơn so với rutile nên tính đối xứng của nó thấp hơn rutile. Trong anatase,
khoảng cách Ti-Ti lớn hơn còn khoảng cách Ti-O ngắn hơn so với rutile. Sự
khác nhau này cũng ảnh hưởng đến cấu trúc điện tử, cấu trúc vùng năng lượng
của hai dạng tinh thể và dẫn tới sự khác nhau về các tính chất vật lý, hóa học của
vật liệu TiO2. Pha brookite thể hiện cấu trúc phức tạp hơn. Khoảng cách liên
giao và góc liên kết O-Ti-O tương tự như các rutile và anatase nhưng sự khác
biệt là có sáu liên kết Ti-O khác nhau theo đó có 12 góc liên kết O-Ti-O khác
nhau. Các thông số vật lý của ba cấu trúc tinh thể TiO2 được đưa ra trong bảng1.
Bảng 1.1. Các sô vật lý của TiO2 pha anatase, rutile và brookite [10].
Cấu trúc tinh thể
Hệ tinh thể
Rutile
Anatase
Brookite
Tetragonal
Tetragonal
Octhorhombic
(Tứ diện)
(Tứ diện)
(Tứ phương)
a=9,184
a=4,5936
a=3,784
c=2,9587
c=9,515
Nhóm không gian
P42/mnm
I41/amd
Pbca
Số đơn vị công thức
2
4
8
Thể tích ô cơ sở (Å)
31,2160
34,061
32,172
Mật độ (g/cm3)
4,13
3,79
3,99
Độ dài liên kết Ti-O (Å)
1,949 (4)
1,937 (4)
1,87~2,04
1,980 (2)
1,965 (2)
81,2o
77,7o
90.0o
92,6o
3,02
3,23
Hằng số mạng (Å)
Góc liên kết O-Ti-O
Độ rộng vùng cấm (eV)
5
b=5,447
c=5,145
77,0o~105o
3,4
Pha rutile là dạng bền phô biến nhất của TiO2, anatase và brookite là các
dạng giả bền và chuyển thành rutile khi nung nóng. Tùy thuộc vào quá trình xử
lý nhiệt, cấu trúc vật liệu chuyển dần từ dạng vô định hình sang pha anatase ở
nhiệt độ khoản 300 ÷ 450 oC và chuyển dần sang pha rutile khi nung ở nhiệt độ
cao (trên 800 oC). Pha anatase chiếm ưu thế khi được nung ở nhiệt độ thấp (300
÷ 800 oC). Sự chuyển cấu trúc từ pha anatase sang pha rutile hoàn thành ở nhiệt
độ xung quanh 900 oC. Tốc độ chuyển pha của brookite sang rutile nhanh hơn
của anatase sang rutile [9, 11, 12].
1.1.2. Tính chất quang xúc tác của vật liệu TiO2
TiO2 là vật liệu bán dẫn có độ linh động hạt tải lớn, vùng cấm rộng. Cấu
trúc vùng năng lượng bao gồm vùng dẫn (CB - Conduction Band) và vùng hóa
trị (VB - Valence Band), giữa hai mức này là năng lượng vùng cấm (Eg). Khi
không có sự kích thích, electron sẽ lấp đầy vùng hóa trị, còn vùng dẫn trống. Khi
chất bán dẫn được kích thích bởi các photon với năng lượng bằng hoặc cao hơn
mức năng lượng vùng cấm, các electron nhận được năng lượng từ các photon sẽ
chuyển dời từ vùng VB lên CB tạo ra một lỗ trống mang điện tích dương ở vùng
hóa trị. Các electron ở vị trí khác có thể nhảy vào vị trí này để bão hòa điện tích
đồng thời tạo ra một lỗ trống mới ngay tại vị trí mà nó vừa đi khỏi. Như vậy lỗ
trống mang điện tích dương có thể tự do chuyển động trong vùng hóa trị [13,
14]. Đối với chất bán dẫn TiO2, quá trình được thể hiện như sau:
+h
6
h
TiO2
e
+
TiO2
Ti
1.1
2
Các tính chất vật lý, hóa học xảy ra liên quan đến sự dịch chuyển điện tử
giữa các dải năng lượng của vật liệu TiO2. TiO2 anatase có độ rộng vùng cấm cỡ
3,2 eV tương đương với một lượng tử ánh sáng có bước sóng 388 nm. TiO2
rutile có độ rộng vùng cấm là 3,0 eV tương ứng với một lượng tử ánh sáng có
bước sóng 413 nm. Cấu trúc vùng năng lượng của vật liệu TiO2 pha anata và
rutile được thể hiện trong hình 1.2.
7
Hình 1.2: Cấu trúc vùng năng lượng của TiO2 cho pha rutile (trái) , anatase
(giữa) và brookite (phải)[9]
Cấu trúc vùng năng lượng của TiO2 cho thấy vùng cấm của TiO2 anatase
và rutile tương đối rộng và xấp xỉ bằng nhau nên chúng đều có khả năng oxy
hóa mạnh. Nhưng vùng dẫn của anatase cao hơn của pha rutile (khoảng 0,3 eV),
ứng với một thế khử mạnh hơn, có khả năng khử O2 thành O 2 còn vùng dẫn của
rutile thấp hơn chỉ ứng với thế khử nước thành khí hiđro. Do vậy, TiO2 pha
anatase có tính hoạt động mạnh hơn [9].
Quá trình quang xúc tác của vật liệu TiO2 pha anatase diễn ra như sau: Các
chất tham gia phản ứng được khuếch tán ở pha lỏng hoặc khí đến bề mặt vật liệu
xúc tác TiO2 và chúng bị hấp phụ trên bề mặt của nó. Dưới tác dụng của ánh
sáng kích thích có năng lượng lớn hơn hay bằng độ rộng vùng cấm của chất bán
dẫn (hυ ≥ Eg) thì các điện tử từ vùng hóa trị chuyển lên vùng dẫn thành các điện
tử tự do và để lại các lỗ trống ở vùng hóa trị. Điện tử và lỗ trống khuếch tán ra
bề mặt vật liệu, các lỗ trống có thể tham gia trực tiếp vào phản ứng oxi hóa các
chất ô nhiễm, hoặc có thể tham gia vào việc tạo thành gốc tự do hoạt động OH*
còn các electron sẽ tham gia vào các quá trình khử hóa tạo thành gốc tự do. Các
gốc tự do sẽ tiếp tục oxi hóa các chất hữu cơ bị hấp phụ trên bề mặt chất xúc tác
thành sản phẩm phân hủy là CO2 và H2O [15].
Hình 1.3: Cơ chế quang xúc tác của vật liệu bán dẫn TiO2 [15]
Cơ chế của quá trình quang xúc tác phân hủy chất hữu cơ của TiO2 ở dạng
tinh thể xảy ra như sau [15]:
TiO2 h
e
h+ + H2O
C
h
(1.2)
V
OH* + H+
(1.3)
Tại vùng dẫn có sự hình thành của các gốc O2 và HO2*:
O2 e
2
CB O
(1.4)
O2 H
*
(1.5)
2
HO *
HO2 H
2O2
H O e
O2
(1.6)
*
OH
OH
2 2
*
R OH
H 2O
*
R
(1.7)
(1.8)
Sự oxi hóa trực tiếp của lỗ trống:
Rh R
*
1.9
Pha rutile cũng có tính chất quang xúc tác tương tự với anatase nhưng có
hoạt tính quang xúc tác yếu hơn do dạng anatase có khả năng khử O2 thành O 2
còn rutile thì không. Chính vì vậy TiO2 anatase có khả năng nhận đồng thời oxi
và hơi nước từ không khí cùng ánh sáng tử ngoại để phân hủy các hợp chất hữu
cơ. Do đó, trong nghiên cứu này, TiO2 cấu trúc anatase được chúng tôi hướng
đến.
1.1.3 Cơ chế diệt khuẩn của vật liệu TiO2
Quá trình oxy hóa quang xúc tác có khả năng phá hủy các vi khuẩn,
virus, nấm mốc trong nước do các lỗ trống quang sinh tạo ra gốc hydroxyl trên
bề mặt có tác dụng phá hủy hoặc làm biến dạng thành tế bào, làm đứt gãy chuỗi
DNA, dẫn đến làm cho chúng không hoạt động hoặc chết ngay tức khắc. Mặt