Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

SỰ KẾ THỪA NGHỀ NGHIỆP GIỮA CÁC THẾ HỆ TRONG GIA ĐÌNH Ở THÀNH PHỐ THANH HÓA, TỈNH THANH HÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.1 KB, 28 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ LÝ

SỰ KẾ THỪA NGHỀ NGHIỆP GIỮA CÁC THẾ HỆ
TRONG GIA ĐÌNH Ở THÀNH PHỐ THANH HÓA,
TỈNH THANH HÓA
(Nghiên cứu trường hợp tại phường Đông Thọ
và phường Quảng Hưng)

Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 62.31.03.01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI, NĂM 2017


Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS Phạm Tất Dong
2. PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hạnh
Phản biện :

………………………………………………………………………………………………………….……..

………………………………………………………………………………………………………….……..

Phản biện :


………………………………………………………………………………………………………….……..

………………………………………………………………………………………………………….……..

Phản biện :

………………………………………………………………………………………………………….……..

………………………………………………………………………………………………………….……..

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm
luận án tiến sĩ tại:
………………………………………………………………………………………………………….……..

Vào hồi: … .giờ… ngày …tháng … năm 2017

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội


DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Thị Lý (2015), “Hiện trạng kế thừa nghề nghiệp trong tình hình
gia tăng hiện tượng di động nghề nghiệp”, Tạp chí Khoa học giáo dục
(118), tr53 - 56.
2. Nguyễn Thị Lý (2017), “Sự kế thừa nghề nghiệp giữa các thế hệ trong
gia đình”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật (397), tr 41 - 44.



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong thế giới hiện đại, khi nhiều nghề mới xuất hiện, nhiều nghề cũ mất
đi hoặc thay đổi nội dung, phương pháp và mẫu mã sản phẩm bởi sự ứng dụng
của các công nghệ mới. Tình hình mới này đang xóa dần đi hiện tượng cha
truyền con nối một nghề cụ thể nào đó.
Trong các xã hội đều xuất hiện nhiều tầng lớp cư dân mà những người ở
tầng lớp trên bao giờ cũng có những ưu thế về kinh tế hay địa vị xã hội, còn
những người ở tầng lớp dưới thường chịu thua thiệt cả về vật chất và tinh thần.
Con cái trong những gia đình có bố mẹ làm những nghề có khả năng kinh tế
hoặc địa vị xã hội cao dễ có xu hướng muốn kế tiếp nghề của cha mẹ, trong khi
đó con cái của những gia đình có khả năng kinh tế hoặc địa vị xã hội thấp
thường có xu hướng nỗ lực vươn lên thoát khỏi nghề nghiệp của bố mẹ.
Cần phải có những nghiên cứu và phân tích một cách hệ thống những quá
trình, cơ chế và các yếu tố tác động đến phương thức, khả năng các cá nhân tìm
kiếm hoặc lựa chọn nghề nghiệp.
Thành phố Thanh Hoá có diện tích lớn, dân số đông, đa ngành, đa nghề,
tích cực hội nhập với xu thế hiện đại hóa của đất nước. Hiện nay, thành phố
Thanh Hóa có nhiều ngành nghề thuộc các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, xây
dựng xuất hiện và phát triển mạnh, nông nghiệp có dấu hiệu thu hẹp đáng kể.
Như vậy, trong xã hội hiện đại những nghề nghiệp nào thường được kế thừa,
những nghề nghiệp nào đang mất dần đi hiện tượng cha truyền con nối? Nguyên
nhân nào tác động đến sự kế thừa nghề nghiệp giữa các thế hệ trong gia đình ở
thành phố Thanh Hóa hiện nay? Giải pháp nào để phát huy những nghề cần được
kế thừa phù hợp với xu thế phát triển của xã hội? Đi tìm câu trả lời cho những vấn
đề trên là lí do để chúng tôi lựa chọn đề tài“Sự kế thừa nghề nghiệp giữa các thế
hệ trong gia đình ở thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa (Nghiên cứu
trường hợp tại phường Đông Thọ và phường Quảng Hưng, thành phố Thanh
Hóa, tỉnh Thanh Hóa)” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu:
Mô tả thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự kế thừa nghề
nghiệp giữa các thế hệ trong gia đình ở Thành phố Thanh Hóa.
Đề xuất các giải pháp và chính sách thuận lợi để phát huy những nghề sự
kế thừa phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Tổng luận các công trình nghiên cứu có liên quan với chủ đề nghiên cứu,
trên cơ sở đó xây dựng cơ sở lí thuyết và phương pháp thực hiện đề tài.
Nhận diện được thực trạng kế thừa nghề nghiệp giữa các thế hệ trong gia
đình ở thành phố Thanh Hóa ở hai khía cạnh: sự kế thừa về địa vị nghề nghiệp
và sự kế thừa về kinh nghiệm, kĩ năng nghề nghiệp giữa các thế hệ
1


Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng kế thừa nghề nghiệp giữa
các thế hệ trong gia đình ở thành phố Thanh Hóa như: sự thay đổi cấu trúc nghề
nghiệp, sự chuyển đổi trong cơ cấu kinh tế, các yếu tố từ phía người lao động.
Đề xuất các giải pháp chính sách điều chỉnh sự kế thừa nghề nghiệp phù
hợp với sự phát triển xã hội bền vững.
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Sự kế thừa nghề nghiệp giữa các thế hệ trong gia
đình ở TP. Thanh Hóa.
3.2. Khách thể nghiên cứu:
Chủ hộ hoặc vợ (chồng) của chủ hộ gia đình được chọn để nghiên cứu có ít
nhất 1 người con đi làm có thu nhập.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: P. Quảng Hưng, và P. Đông Thọ
- Phạm vi thời gian: từ tháng 10 năm 2012 – 2016
- Phạm vi về nội dung: Phân tích sự kế thừa nghề theo hai chiều cạnh: sự kế
thừa về địa vị nghề nghiệp và sự kế thừa về kinh nghiệm, kĩ năng nghề nghiệp,

không phân biệt con trai, con gái..
4. Ý nghĩa của luận án
4.1. Ý nghĩa khoa học
Rà soát và tổng hợp và kiểm nghiệm lại hệ thống lí thuyết xã hội học liên
quan đến sự kế thừa nghề nghiệp giữa các thế hệ.
Giúp chúng ta hiểu rõ hơn cơ chế hình thành sự phân tầng và duy trì bất bình
đẳng xã hội trong quá trình phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Mô tả khái quát bức tranh nghề nghiệp cũng như sự kế thừa nghề nghiệp
giữa các thế hệ trong gia đình tại thành phố Thanh Hóa.
- Một số gợi ý chính sách.
5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích
5.1. Câu hỏi nghiên cứu: Sự kế thừa nghề nghiệp ở hai tiêu chí: địa vị nghề
nghiệp và kinh nghiệm, kĩ năng nghề nghiệp giữa các thế hệ trong gia đình
đang diễn ra như thế nào? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến hiện trạng sự kế thừa
nghề nghiệp giữa các thế hệ trong gia đình ở thành phố Thanh Hóa hiện nay?
5.2. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Sự kế thừa về địa vị nghề nghiệp đang diễn ra theo xu hướng
giảm dần theo các thế hệ khi xem xét mối quan hệ nghề giữa thế hệ thứ ba với thế
hệ thứ hai và giữa thế hệ thứ hai với thế hệ thứ nhất trong gia đình. Ở những nhóm
nghề nghiệp khác nhau sự kế thừa vị trí nghề nghiệp cũng khác nhau. Sự kế thừa
về kinh nghiệm và kĩ năng nghề nghiệp diễn ra ở cả những người con kế thừa và
không kế thừa nghề nghiệp của cha mẹ.
Giả thuyết 2:Sự kế thừa nghề nghiệp giữa các thế hệ trong gia đình ở thành
phố Thanh Hóa chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như: sự thay đổi
cấu trúc nghề nghiệp của xã hội và các yếu tố từ phía cá nhân người lao động.
2


5.3. Khung phân tích

ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI
Sự thay đổi cấu trúc nghề nghiệp,
sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế

Các yếu tố từ cá nhân người
lao động

Sự kế thừa nghề nghiệp giữa các thế hê trong
gia đình ở Thành phố Thanh Hóa
Sự kế thừa về vị trí, địa vị
nghề nghiệp

Sự kế thừa về kiến thức, kỹ
năng nghề nghiệp

6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận án được chia
thành 3 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu sự kế thừa nghề
nghiệp giữa các thế hệ trong gia đình.
Chương 3: Thực trạng kế thừa nghề nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng đến sự
kế thừa nghề nghiệp giữa các thế hệ trong gia đình ở Thành phố Thanh Hóa.
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Những nghiên cứu nhận diện sự kế thừa nghề nghiệp giữa các thế hệ
trong gia đình
Trong xã hội học, chủ đề di động xã hội được nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm từ rất sớm. E Durkheim, nhà xã hội học người Pháp, là một trong những
nhà xã hội học đầu tiên nghiên cứu về di động xã hội.Sau ông một loạt các nhà
xã hội học cũng có những nghiên cứu rất hệ thống về di động xã hội như:

Sorokin, Anthony Giddens, Stuart S.Blume ...
Tuy nhiên, cho đến những năm giữa thế kỉ XX, chủ đề sự kế thừa nghề
nghiệp giữa các thế hệ mới được các nhà nghiên cứu quan tâm. Điển hình như
những nghiên cứu từ Mĩ, Ấn Độ, Anh, Trung Quốc…
Tại Mĩ rất nhiều nghiên cứu về chủ đề này như: Trong tác phẩm “American
occupational structure” (Cơ cấu nghề nghiệp ở Mĩ) Peter M. Blau và Otis D. Duncan
(1967) đã chỉ ra có mối liên hệ giữa nghề nghiệp của cha và con trai; Nghiên cứu
“Occupational Inheritance in agriculture” (Kế thừa nghề nghiệp ở nông thôn) của
David. N. Laband and Bernard F.Lentz [92], sau khi nghiên cứu 207 nam giới có độ
tuổi từ 20 đến 64 đã chỉ ra rằng có 82% những người nông dân có cha là nông dân;
Công trình “Intergenerational Occupational Mobility in Great Britain and the United
States since 1850” (Di động nghề nghiệp giữa các thế hệ tại Anh và Mĩ từ năm 1850)
3


trong quyển American Economic Review, [94], so sánh tỉ lệ di động nghề nghiệp ở 2
vùng lãnh thổ trong 2 thời điểm khác nhau cho thấy có sự thay đổi và chuyển biến
trong sự kế thừa nghề nghiệp và di động nghề nghiệp.
Tại Ấn Độ, công trình nghiên cứu “Intergenerational Occupatinal Mobility in Rural
India: Evidence From ten villages” (Di động nghề nghiệp ở nông thôn Ấn Độ: dựa trên
nghiên cứu 10 đơn vị làng xã) của A. Bheemeshwar Reddyand Madhura Swaminathan
[95], cũng đã chỉ ra mối liên hệ giữa nghề nghiệp của cha và con trai. Cũng tại Ấn Độ,
tác phẩm “Changes in Intergenerational Occupational Mobility in India: Evidence from
National Sample Surveys,1983–2012” (Biến đổi về di động nghề nghiệp giữa các thế
hệ ở ẤnĐộ:dữ liệu từ cuộc khảo sát toàn quốc 1983 – 2012) [96], cho thấy: Trong thập
kỉ cuối cùng của thế kỉ trước, khi nền kinh tế Ấn Độ phát triển mạnh mẽ, cơ hội di
động nghề nghiệp cao, đặc biệt nam giới có sự di chuyển nghề rất lớn. Công trình
nghiên cứu “Intergenerational Occupational Mobility in India”(Di động nghề nghiệp
giữa các thế hệ tại Ấn Độ) [97], của Mehtabul Azam hợp tác với Oklahoma State
University and IZA đã chỉ ra có sự khác biệt về kế thừa nghề nghiệp giữa những người

sinh khác thế hệ. Những người sinh năm 1945 – 1954 có sự kế thừa nghề nghiệp nhiều
hơn những người sinh năm 1974 – 1985. Một nghiên cứu khác về sự kế thừa nghề
nghiệp tại Ấn Độ là nghiên cứu “Aggregate Implications of occupatinal inheritance in
China and India” (2014) [98], (Tổng hợp kết quả nghiên cứu Kế thừa nghề nghiệp tại
Trung Quốc và Ấn Độ) của Ting Jill đã chỉ ra những điểm tương đồng trong sự kế thừa
nghề nghiệp tại Ấn Độ và Trung Quốc. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có sự phổ biến trong
việc kế thừa nghề nghiệp giữa con cái và cha mẹ ở cả hai quốc gia này.
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về sự kế thừa nghề nghiệp giữa các thế hệ còn
tương đối ít ỏi và chắp vá. Chủ đề này có vẻ phổ biến hơn trong nghiên cứu của các
nhà khoa học nước ngoài cũng như những nghiên cứu có sự cộng tác giữa các nhà
khoa học nước ngoài và Việt Nam. Tuy nhiên, phần lớn những nghiên cứu này mang
nặng tính mô tả và không có cơ sở lý thuyết rõ ràng. Điển hình là các nghiên cứu của
Nguyen, A. P. (2002) “Looking beyond Bien Che: The Consideration of Young
Vietnamese Graduates When Seeking Employment in the Doi Moi Era” (Nhìn xa
hơn về khái niệm Biên chế: sự quan tâm của người trẻ Việt Nam khi tìm việc trong
thời kì đổi mới) . Nguyen, P. A còn cùng với Turner, nghiên cứu về ‘Young
entrepreneurs, social capital and Doi Moi in Hanoi, Vietnam’ 2005 (Doanh nghiệp
trẻ, Vốn xã hội trong thời kì Đổi Mới ở Hà Nội, Việt Nam. Ngoài ra, King, V. T.,
Nguyen, P. A. and Nguyen, H. M. (2008) ‘Professional Middle Class Youth in PostReform Vietnam: Identity, Continuity and Change’(Thanh niên tầng lớp trung lưu
sau Cải cách: bản sắc, tính kế thừa và thay đổi) ....Các nghiên cứu này đều cho thấy
có sự tiếp nối nghề nghiệp giữa các thế hệ trong tầng lớp trung lưu trẻ.
Một số nghiên cứu độc lập như công trình của Jee Young Kim (2004)
“Political capital, human capital, and inter-generational occupational mobility
in Northern Vietnam” (Vốn chính trị, vốn con người và di động nghề nghiệp
liên thế hệ ở miền Bắc Việt Nam, Công trình của Phillip Taylor (2004) “Social
inequality in Vietnam and the challenges to reform” (Bất bình đẳng xã hội ở
4


Việt Nam và những thách thức cho đổi mới), Các nghiên cứu của Đỗ Thiên

Kính Di động xã hội giữa các thế hệ trong hai thời kì trước và sau đổi mới ở
Việt Nam phần I và phần II [44,45] đã chỉ ra sự tiếp nối nghề nghiệp giữa thế
hệ cha và thế hệ con ở cả hai thời kì trước đổi mới và sau đổi mới.
1.2. Các nghiên cứu về các yếu tố và điều kiện ảnh hưởng đến sự kế thừa
nghề nghiệp giữa các thế hệ trong gia đình
Một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến nghề nghiệp của người con cũng
như ảnh hưởng đến mối liên hệ giữa nghề nghiệp của người cha với người con
là yếu tố giáo dục. Trong tác phẩm American occupational structure (Cấu trúc
nghề nghiệp ở Mĩ) của Peter M. Blau và Otis D. Duncan đã chỉ ra những nhân
tố từ những đặc điểm của người cha như trình độ học vấn, nghề nghiệp, nguồn
gốc của gia đình có tác động lớn nhất đến nghề nghiệp của người con.
Nghiên cứu của (Marr and Rosen 1998) ‘Chinese and Vietnamese Youth in
the 1990s’,(Người trẻ Việt Nam và Trung Quốc thập niên 90) in trên The China
Journal, đã chỉ ra rằng: giáo dục không chỉ là yếu tố tác động đến cơ hội việc
làm mà còn tác động đến khả năng di động nghề nghiệp của thế hệ trẻ.
Yếu tố giáo dục còn được coi là yếu tố trung gian trong mối liên hệ giữa
định hướng nghề nghiệp với khả năng di động nghề và kế thừa nghề của thế hệ
trẻ. Có nhiều người bàn luận về chủ đề này như: Vũ Hào Quang (2001), Định
hướng giá trị của sinh viên con em cán bộ khoa học, Phạm Huy Cường (2009),
Các yếu tố tác động đến định hướng nghề nghiệp của sinh viên năm cuối các
ngành khoa học xã hội (nghiên cứu trường hợp tại Trường Đại học Khoa học
Xã hội & Nhân văn Hà Nội), Nguyễn Thị Như Trang (2006), Định hướng nghề
nghiệp của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội….
Vốn văn hóa của mỗi gia đình cũng được các nhà nghiên cứu chỉ ra có tác
động thực sự đến cơ hội nghề nghiệp cũng như sự kế thừa nghề nghiệp giữa các
thế hệ trong gia đình. Nhà xã hội học người Anh Stenphen Aldrige hay nhà xã
hội học người Pháp Pierre Bourdieu trong các nghiên cứu về nghề nghiệp của
mình rất quan tâm đến các nhân tố về văn hóa như phong cách sống.
Rộng hơn các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hoàn cảnh gia đình hay yếu tố
giai cấp mà cá nhân đó tồn tại cũng có ảnh hưởng đến sự kế thừa nghề nghiệp

giữa các thế hệ trong gia đình. Nhiều tác giả phân tích yếu tố này như: Chu
Hương Ly (2011), Đặng Nguyên Anh (2003), Ngô Quỳnh Anh (2010), Đỗ
Thiên Kính (2014), Lê Văn Toàn (2012).....
Sự dịch chuyển cơ cấu lao động diễn ra mạnh mẽ trong những năm qua nhờ quá
trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước đã tác động lớn đến hướng nghiên cứu
về sự dịch chuyển cơ cấu lao động ở Việt Nam những năm qua, đây chính là một
trong những nguyên nhân khiến sự kế thừa nghề nghiệp giữa các thế hệ trong gia
đình có những bước suy giảm. Có nhiều nghiên cứu phân tích về yếu tố này như: Lê
Hữu Nghĩa – Lê Ngọc Hùng (2012) trong tác phẩm “Cơ cấu xã hội và phân tầng xã
hội trong điều kiện đối mới ở Việt Nam”, Tạ Ngọc Tấn (2010)“Một số vấn đề biến
đổi cơ cấu xã hội ở Việt Nam hiện nay”, Nguyễn Thị Vân Anh (2010) “ Chuyển dịch
5


cơ cấu lao động vùng đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2011 – 2015”, Nguyễn Thị
Vĩnh Hà (2006), “Tác động của quá trình đô thị hoá đến cơ cấu lao động và việc
làm của các hộ gia đình ở Từ Liêm – Hà Nội”, Nguyễn Đình Tấn (2010) “Sự hình
thành tầng lớp xã hội ưu trội và vai trò của nó ở Việt Nam trong phát triển kinh tế thị
trường và hội nhập kinh tế quốc tế”, Lê Hải Thanh (2005), “Sự biến đổi cơ cấu lao
động việc làm ở nông thôn ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh”, Nguyễn An Lịch,
“Sự tác động của yếu tố kinh tế đến sự di động xã hội và cơ cấu dân cư ở miền Bắc
của Việt Nam”… Sự dịch chuyển này chắc chắn sẽ khiến sự kế thừa nghề nghiệp
giữa các thế hệ trong gia đình suy giảm đi.
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1.Khái niệm
2.1.1. Nghề nghiệp, cách phân loại nghề nghiệp
Nghề nghiệp
Trong Bộ luật Lao động, việc làm được quy định là “Mọi hoạt động lao động tạo ra
nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”. Trong khi đó,
lao động được hiểu là toàn bộ hoạt động của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục

vụ mục đích, đời sống của con người [87, tr.44].
Với nhiều khái niệm, định nghĩa khác nhau, trong nghiên cứu này do kinh
phí và thời gian có hạn chúng tôi xác định nghề nghiệp của một cá nhân là việc
làm mà cá nhân đó dành nhiều thời gian nhất tại thời điểm nghiên cứu.
Vị thế xã hội, vị thế nghề nghiệp
Vị thế xã hội được định nghĩa là vị trí xã hội tương đối của một cá nhân
trong bối cảnh xã hội giới hạn nhất định. Vị thế xã hội là sự đánh giá, thẩm định
của xã hội về vị trí của một cá nhân trong xã hội và nó được xác định dựa trên
các yếu tố uy tín,phẩm chất, năng lực và quyền hạn của cá nhân đó. [28, tr 46]
Do hạn chế thời gian và kinh phí nên trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng
cách phân nhóm nghề theo sự phân loại của tổng cục thống kê.
Tổng cục thống kê cũng đã xây dựng danh mục nghề nghiệp để áp dụng
cho tổng điều tra dân số nhà ở năm 2009 thành 10 nhóm nghề: Lãnh đạo, quản
lí, Doanh nhân; Chuyên môn cao;Nhân viên; Công nhân; Bán hàng – dịch vụ;
lao động giản đơn; Nông dân và LLVT. Chúng tôi cũng áp dụng 10 nhóm nghề
này vào để phân loại nghề nghiệp trong nghiên cứu của mình.
2.1.2. Di động xã hội, di động nghề nghiệp và kế thừa nghề nghiệp
Di động xã hội: là khái niệm cơ bản trong xã hội học nhằm chỉ sự vận động
của cá nhân hay một nhóm từ vị thế xã hội này đến vị thế xã hội khác, là sự di
chuyển của một con người, một đoàn thể từ một địa vị, một tầng lớp xã hội hay
một giai cấp này đến một địa vị, một tầng lớp hay một giai cấp khác.
Di động nghề nghiệp: là sự vận động của chính một nhóm nghề, hoặc của
một cá nhân thành viên của một nghề, hoặc của một chỗ trống nghề nghiệp
trong hệ thống phân tầng của không gian xã hội. [10. Tr140]
Di động liên thế hệ: đề cập đến di động giữa một vị trí vị thế hay vị trí giai cấp
của bản thân một người so với vị trí của gia đình gốc của người đó [10, tr140].
6


cha Địa vị xã hội của


Di động nghề nghiệp giữa các thế hệ: là sự dịch chuyển về vị trí hay vị thế,
địa vịnghề nghiệp đạt được trên cơ sở so sánh giữa vị trí, địa vị đạt được của
người con với vị trí, địa vị đạt được của cha mẹ [10, tr140].
Kế thừa, kế thừa nghề nghiệp:Do chưa có những nghiên cứu trình bày khái
niệm kế thừa nghề nghiệp nên xuất phát từ khái niệm di động xã hội, di động nghề
nghiệp chúng tôi xác định các khái niệm kế thừa, kế thừa nghề nghiệp giữa các thế
hệ.
Kế thừa: là sự chuyển giao của cải, giá trị hoặc uy tín của một người do chết đi
hoặc ở thế hệ trước chuyển cho thế hệ sau hoặc thông qua hình thức di chúc.
Kế thừa nghề nghiệp giữa các thế hệ trong gia đình: Là sự tiếp nối về vị trí
hay vị thế nghề nghiệp đạt được trên cơ sở so sánh giữa vị trí, địa vị đạt được
của người con với vị trí, địa vị đạt được của cha mẹ. Ngoài ra, luận án còn làm
rõ sự kế thừa về kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp của thế hệ sau với thế hệ trước.
Sự phân nhóm về địa vị nghề nghiệp: Dựa vào các nghiên cứu trên thế giới
chúng tôi phân chia:
Nhóm địa vị kinh tế xã hội cao gồm (Lãnh đạo, Doanh nhân, Chuyên môn cao)
Nhóm địa vị kinh tế xã hội trung bình gồm (nhân viên, công nhân, bán hàng
dịch vụ, tiểu thủ công)
Nhóm địa vị kinh tế xã hội thấp (lao động giản đơn, nông dân). [42, tr 27]
2.2. Phương pháp đo lường sự kế thừa nghề nghiệp giữa các thế hệ
2.2.1. Công thức tính các tỉ lệ kế thừa nghề nghiệp.
Bảng 2. 1: Bảng lí thuyết đo lường di động xã hội từ thế hệ cha sang
thế hệ con trai
Nguồn
Địa vị xã hội của con trai
gốc từ
Tổng
1.........i........ k
1 n11

n1k
n1.
:
i
nii
ni.
:
K
nk1
nkk
nk.
Tổng
n.1
n.i
n.k
N
(Nguồn: Đỗ Thiên Kính (2012), Hệ thống phân tầng xã hội ở Việt Nam
hiện nay, NXB KHXH, tr. 148)
1. Tỉ lệ kế thừa nghề nghiệp =( n11 +…+ nii + …+ nkk ) /N
(1)
2. Di động thực tế = N — Σnii
(2)
Tỉ lệ di động thực tế =

N − ∑ nii

(3)

N


Di động thực tế của xã hội do ba nhóm nguyên nhân: 1) Sự thay đổi khách
quan về kết cấu của những tầng lớp trong xã hội; 2) Sự thay đổi về quy mô dân
7


số trong mỗi tầng lớp xã hội khác nhau (sinh, chết, nhập cư, chuyển cư); và 3)
Sự thay thế dịch chuyển lẫn nhau của những cá nhân, giữa các nhóm địa vị xã
hội. Tổng số di động thực tế của toàn xã hội thành hai loại:
Di động cấu trúc/cưỡng bức: là sự thay đổi địa vị nghề nghiệp của con khi so
sánh với địa vị nghề nghiệp của cha.
Tỉ lệ di động cấu trúc =

∑|n

i.

- n .i |

(4)

2N

Di động tuần hoàn/trao đổi: là sự thay đổi khi có một người con rời khỏi một vị
trí nghề nghiệp nào đó thì sẽ có một người con khác thay vào chỗ của anh ta.
Tỉ lệ di động tuần hoàn =

∑ min(n

i.


, n.i ) − nii 

N

(5)

Hệ số mở cho từng nhóm nghề và cho toàn xã hội giúp ta biết được sự vận động của
xã hội là mở (khi dãy chỉ số tăng dần), hay đóng (khi dãy chỉ số giảm dần), và thậm
chí đóng hoàn toàn (khi di động thuần bằng 0).
Hệ số mở cho từng nhóm xã hội được tính toán như sau:
yii =

min(ni. , n.i ) − nii

( 6 )                    

min(ni. , n.i ) − fii

Hệ số mở cho toàn xã hội được tính toán như sau :
Y=

∑ min(n , n ) − n 
∑ min(n , n ) − f 
i.

.i

ii

i.


.i

ii

(7)

2.2.2. Xác định thời điểm đo lường sự kế tục nghề nghiệp giữa các thế hệ
Chúng tôi tìm hiểu nghề nghiệp của con qua nghề đầu tiên của họ và đối
sánh với nó là nghề của cha, mẹ ở thời điểm con có nghề đầu tiên.
2.2.3. Việc xác định thế hệ bắt đầu từ cha, mẹ hay con
Chúng tôi xác định các dữ liệu trong nghiên cứu sự kế thừa nghề nghiệp
giữa các thế hệ được lựa chọn đơn vị chọn mẫu từ người con.
2.3. Các lí thuyết và quan điểm tiếp cận vấn đề nghiên cứu
2.3.1. Lí thuyết phân tầng xã hội
Khái niệm phân tầng xã hội
Xã hội gồm nhiều tầng lớp theo một trật tự trên dưới, trong đó những
người có nhiều đặc lợi ở đỉnh trên còn những người kém hơn thì ở phía dưới.
Những người dưới đáy thường chịu nhiều đau khổ, thiệt thòi cả về vật chất lẫn
tinh thần. Các nhà xã hội học cho rằng phân tầng xã hội là sự phân hóa xã hội,
sự sắp xếp các cá nhân, các nhóm người thành những tầng bậc khác nhau về
những dấu hiệu, những đặc điểm cơ bản của xã hội [10, tr. 441 - 442].
Những quan điểm của một số nhà xã hội học về lí thuyết phân tầng xã hội
và ứng dụng nó vào nghiên cứu “Sự kế thừa nghề nghiệp giữa các thế hệ trong
gia đình ở Thanh Hóa”
a) Quan điểm của K. Marx về phân tầng xã hội
8


Việc các cá nhân khác nhau nắm giữ hay kiểm soát lượng và loại nguồn lực

khác nhau đã ảnh hưởng như thế nào đến địa vị nghề nghiệp của họ và con cái
họ. Các gia đình đã chuyển giao lượng và loại nguồn lực cho con cái họ như thế
nào và thông qua cách thức nào.
b) Quan điểm của Max Weber
Ngoài vai trò của nhân tố kinh tế thì các yếu tố phi kinh tế (vị thế xã hội,
năng lực, cơ may…) cũng ảnh hưởng tới phân tầng xã hội. [Xem 63].
c) Quan điểm của P.Bourdieu về phân tầng xã hội
Các cá nhân nắm giữ vị trí giống nhau trong không gian xã hội - Điều kiện
sinh tồn giống nhau - Khuynh hướng hành động giống nhau - Thực hành giống
nhau - Vị trí giống nhau trong không gian xã hội. Bourdieu đã chỉ ra ba nhân tố
cơ bản quyết định vị trí của từng cá nhân trong không gian xã hội đó là: (1)
lượng vốn mà các cá nhân chiếm giữ, (2) loại vốn mà các cá nhân chiếm giữ,
(3) con đường di động trong không gian xã hội.
2.3.2. Lí thuyết vốn xã hội
Một số quan điểm về vốn xã hội
Bourdieu (1986), Coleman (1988), Fukuyama (2001), Putnam (1995,
2000), Lin (2001) và Portes (1996)là những học giả quan trọng (key aouthors)
có những đóng góp mang ý nghĩa nền tảng đối với hệ thống lý thuyết về vốn xã
hội. Mỗi học giả tiếp cận vốn xã hội ở một chiều cạnh khác nhau nhưng đều có
điểm chung như sau:
- Vốn xã hội gắn liền với mạng lưới xã hội, quan hệ xã hội.
- Vốn xã hội như một nguồn lực xã hội.
- Vốn xã hội được tạo ra qua việc đầu tư vào các quan hệ xã hội, hoặc
mạng lưới xã hội và các cá nhân có thể sử dụng vốn xã hội để tìm kiếm lợi ích.
- Cuối cùng, vấn đề sự tin cậy và quan hệ qua lại/sự có đi - có lại.
Ứng dụng vào nghiên cứu sự kế thừa nghề nghiệp: Thế hệ sau hoàn toàn
có thể được hưởng tư liệu sản xuất, tài sản kinh tế, tài sản tinh thần, tài sản
thông tin… từ thế hệ trước. Bên cạnh đó các mạng lưới xã hội còn cung cấp các
dòng thông tin về nghề nghiệp.
2.4. Chủ trương đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước

về phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế và thị trường lao động
2.4.1. Chính sách kinh tế:
2.4.2. Chính sách về hội nhập quốc tế
2.5. Địa bàn nghiên cứu
2.5.1. Vị trí địa lí, kinh tế xã hội của thành phố Thanh Hóa
Thành phố Thanh Hóa có cảnh quan sinh thái rất thuận lợi, khí hậu khá ôn
hòa, kinh tế phát triển. Nghiên cứu trường hợp tại 2 phường
2.5.2. Vị trí địa lí, kinh tế xã hội phường Quảng Hưng
Quảng Hưng là phường nằm ở phía Đông của thành phố Thanh Hóa.
Phường được thành lập vào năm 2013 trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng của xã
Quảng Hưng.Cơ cấu kinh tế của phường Quảng Hưng chủ yếu là nông nghiệp.
9


2.5.3. Vị trí địa lí, kinh tế xã hội phương Đông Thọ
Phường Đông Thọ là phường có tốc độ đô thị hoá nhanh, có nền kinh tế phát
triển mạnh mẽ bậc nhất của thành phố.
2.6. Phương pháp nghiên cứu
2.6.1. Chọn mẫu nghiên cứu
Chúng tôi thực hiện cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản. Tổng số phiếu thu
về hợp lệ tại 2 phường là 291.
2.6.2. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi
Tổng số đối tượng nghiên cứu là 291 người cha hoặc mẹ trong độ tuổi từ
40 đến 60 và có ít nhất một người con đã đi làm.
2.6.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Chúng tôi đã thực hiện 15 phỏng vấn sâu với cả 2 thế hệ con cái và bố mẹ
trong cùng một gia đình.
2.6.4. Phương pháp phân tích tài liệu
2.6.5. Phương pháp quan sát
2.6.6. Phương pháp xử lí thông tin: xử lí bằng phần mềm SPSS 22.0.

Chương 3: THỰC TRẠNG KẾ THỪA NGHỀ NGHIỆP VÀ CÁC YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ KẾ THỪA NGHỀ NGHIỆP
GIỮA CÁC THẾ HỆ TRONG GIA ĐÌNH
3.1. Thực trạng đặc trưng nhân khẩu – xã hội của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3. 1: Đặc điểm nhân khẩu xã hội của đối tượng nghiên cứu
(ĐV %)
Đặc điểm nhân khẩu
Nam
Giới tính
Nữ
Tuổi trung bình
Chưa đi học
Tiểu học
THCS
Trình độ học vấn
THPT
CĐ, TC
Đại học/sau đại học

P. Quảng Hưng
P. Đông Thọ Chung
51,3
51,8
51,5
48,7
48,2
48,5
57,2
60,2
58,6

10
1,4
5,8
9,3
5,0
7,2
50,7
27
39,2
21,3
30,5
25,8
5,3
20,5
12,7
3,3
15,5
9,3

(Nguồn: Số liệu do tác giả khảo sát)
Số liệu thống kê từ nghiên cứu cho thấy tỉ lệ nam nữ được lựa chọn để trả
lời phỏng vấn tương đương nhau tại cả 2 phường, Quảng Hưng: 51,3% nam,
48,7% nữ; Đông Thọ: 51,8% nam, 48,2% nữ. Độ tuổi trung bình mà nhóm
người được lựa chọn trả lời phỏng vấn: 58,6, trong đó nhóm tuổi ở phường
Đông Thọ có cao hơn nhóm tuổi ở phường Quảng Hưng. Trình độ học vấn của
người dân tại thành phố Thanh Hóa là yếu tố mang lại bất ngờ cho chúng tôi. Tỉ
lệ người chưa đi học có tới 5,8% người trả lời phỏng vấn. Tuy nhiên, tỉ lệ này
10



chủ yếu ở phường Quảng Hưng (10%) còn ở phường Đông Thọ chỉ chiếm
1,4%.
3.2. Thực trạng nghề nghiệp của các thế hệ tại thành phố Thanh Hóa
Bảng 3.2: Nghề nghiệp của người cha và người mẹ thuộc thế hệ thứ nhất
(Đv: %)
Nhóm nghề nghiệp
Lực lượng vũ trang
Lãnh đạo, quản lí
Doanh nhân
Chuyên môn cao
Nhân viên, trợ lí văn phòng
Thợ lao động kĩ thuật, lắp ráp, công nhân
Bán hàng, dịch vụ
Tiểu thủ công nghiệp
Lao động giản đơn
Nông dân

Tần suất
Cha
Mẹ
7,0
0,7
3,9
0
1,4
0
1,4
0,3
10,9
3,1

4,9
4,2
2,8
1,4
3,5
1,4
1,4
2,1
62,8
86,8

(Nguồn: Số liệu do tác giả khảo sát)
Nông nghiệp là nghề chính ở thành phố Thanh Hóa lúc bấy giờ, có tới
62,8% những người cha và 86,8% những người mẹ thuộc thế hệ thứ nhất làm
nông nghiệp. Với các nhóm nghề nghiệp còn lại tỉ lệ tham gia của người dân
trong thế hệ thứ nhất của nghiên cứu còn nhỏ lẻ và có những nhóm nghề mang
đặc thù về giới tính tương đối rõ rệt.
Bảng 3.3: Nghề nghiệp đầu tiên của người trả lời (thế hệ thứ 2)
Đv: %
Nhóm nghề nghiệp
Lực lượng vũ trang
Lãnh đạo, quản lí
Chuyên môn cao
Nhân viên, trợ lí văn phòng
Thợ lao động kĩ thuật, lắp ráp, công nhân
Bán hàng, dịch vụ
Tiểu thủ công nghiệp
Lao động giản đơn
Nông dân


Tần suất
Chung
Bố
11
17,3
0,3
0,7
2,1
3,3
16,5
11,3
17,2
19,3
7,6
6,0
8,6
10,7
1,7
1,3
35,1
30,0

Mẹ
4,3
0,0
0,7
22,0
15,6
9,2
5,7

2,1
40,0

(Nguồn: Số liệu do tác giả khảo sát)
Nông nghiệp vẫn là nghề chính của thành phố nhưng tỉ lệ người làm nông
nghiệp so với thế hệ thứ nhất đã giảm đi rất nhiều. Nếu như ở thế hệ thứ nhất đa
phần người dân đều làm nông nghiệp thì đến thế hệ thứ hai chỉ còn khoảng hơn
1/3 dân số ở thành phố Thanh Hóa làm nghề này (nghiên cứu này cho thấy chỉ
còn 35,1% người trả lời thuộc thế hệ thứ hai lấy nông nghiệp làm nghề đầu
tiên). Những người làm trong nhóm nghề thuộc tầng lớp trung lưu (nhân viên,
11


trợ lí văn phòng và thợ lao động kĩ thuật, lắp ráp, công nhân) tăng lên khá
nhanh và chiếm tỉ lệ tương đối trong các nhóm nghề tại thành phố Thanh Hóa.
Bảng 3.4: Nghề nghiệp đầu tiên của người con thứ nhất và con thứ hai
(thế hệ thứ ba)
(Đv: %)
Nhóm nghề nghiệp
Lực lượng vũ trang
Doanh nhân
Chuyên môn cao
Nhân viên, trợ lí văn phòng
Thợ lao động kĩ thuật, lắp ráp, công nhân
Bán hàng, dịch vụ
Tiểu thủ công nghiệp
Lao động giản đơn
Nông dân

Con thứ 1

2.4
0,3
5,9
30,1
26,3
9,3
9,0
10,0
6,6

Con thứ 2
1,2
0,4
4,8
29,3
26,1
14,1
6,8
10,0
7,2

(Nguồn: Số liệu do tác giả khảo sát)
Tỉ lệ người làm nông nghiệp ở cả hai người con đều rất thấp (6,6% ở người
con thứ nhất và 7,2% ở người con thứ hai trong nghiên cứu). Nhóm nghề nhân
viên, trợ lí văn phòng và thợ lao động kĩ thuật, lắp ráp, công nhân chiếm tỉ lệ
cao nhất trong các nhóm nghề. Các con số này đã cho thấy cấu trúc nghề nghiệp
(phản ánh cấu trúc xã hội) của thành phố Thanh Hóa từ thời điểm thế hệ thứ ba
có nghề đầu tiên đã chuyển sang một diện mạo mới.
3.3. Thực trạng kế thừa nghề nghiệp giữa các thế hệ trong gia đình ở thành
phố Thanh Hóa

3.3.1. Sự kế thừa về địa vị nghề nghiệp
3.3.1.1.Sự kế thừa nghề nghiệp của thế hệ thứ hai với thế hệ thứ nhất
a . Mối liên hệ nghề nghiệp của cha (thế hệ thứ nhất) và con (thế hệ thứ
hai)
Bảng 3.5: Ma trận nghề nghiệp giữa cha (thuộc thế hệ thứ nhất) với
con (người trả lời thuộc thế hệ thứ hai)
Nghề của bố
(thế hệ 1) LLVT
LLVT

DN
CMC
NV
CN
BH,DV
TTCN
LĐGĐ
ND

3
0
1
0
1
0
1
1
1
24


Nghề đầu tiên của con (thế hệ 2)
BH,

CMC NV CN
TTCN LĐGĐ ND Tổng
DV
0
0 6
4
0
2
1
4
20
0
0 3
2
1
0
1
4
11
0
0 0
0
1
0
0
0
2

0
0 3
1
0
1
0
1
6
0
0 9
9 2
3
1
6
31
1
1
2
3
0
4
0
3
14
0
0
1
1
3
1

0
1
8
0
1
3
0
0
2
1
2
10
0
0 2
1
0
0
0
0
4
0
3
19
27 15
10 0
81
179
12



Tổng

32

1

5

48

48

22

23

4

102

285

(Nguồn: Số liệu do tác giả khảo sát)
Trong 285 người con có 101 người con (chiếm 35,4%) còn tiếp tục duy trì địa
vị nghề nghiệp của cha mình, còn lại 184 người con (chiếm 64,6%) không còn
tiếp tục duy trì địa vị nghề của cha họ. Nông nghiệp là nghề có tỉ lệ kế thừa
nghề nhiều nhất, có 81/102 (79,4%) những người con là nông dân có cha cũng
là nông dân. Có hiện tượng di động đi lên.
b. Mối liên hệ nghề nghiệp của mẹ (thế hệ thứ nhất) và con (thế hệ thứ hai)
Bảng 3.6: Ma trận nghề nghiệp giữa mẹ (thuộc thế hệ thứ nhất) với

con (người trả lời thuộc thế hệ thứ hai)
Nghề mẹ
Nghề con thế hệ 2 (Người trả lời)
(thế hệ
LĐ CMC NV
CN BH,DV TTCN LĐGĐ
1)

0
0 0
0
0
0
0
CMC
0
0 0
0
0
0
0
NV
0
0
5
2
1
1
0
CN

0
0
3
5
0
2
0
BH,DV
0 0
2
0
2
0
0
TTC
0
0
2
0
0
1
1
LĐGĐ
0 1
1
1
0
1
0
ND

1
4
35
42
18
18
4
LLVT
0
0
0
1
0
0
0
Tổng

1

5

48

51

21

23

5


ND

LLVT

0
1
0
1
0
0
1

0
0
0
1
0
0
1
98

1
10210
0

Tổng

29
0

31

(Nguồn: Số liệu do tác giả khảo sát)
Có 111 người con kế thừa nghề của mẹ mình (chiếm 38,7%). Nghề có số
lượng người kế thừa nghề nhiều nhất là nông dân, trong số 102 người con là
nông dân có tới 98 người con (96,1%) có mẹ cũng là nông dân. Tỉ lệ kế thừa ở
những nhóm nghề khác không cao.
Bảng 3.7: So sánh sự kế thừa nghề nghiệp giữa cha và con trai, giữa
cha và con gái
Kế tục cha và con
Tỷ lệ kế tục nghề

101/285
35,4%

Kế tục nghề cha
và con trai
46/146
31,5%

Kế tục nghề của
cha và con gái
55/139
39,5%

Số in nghiên là %
(Nguồn: Số liệu do tác giả khảo sát)
Số liệu trong bảng 3.7 cho chúng ta thấy, nếu so sánh sự kế thừa nghề
nghiệp của thế hệ thứ hai với thứ nhất giữa con trai với cha và con gái với cha
thì tại thành phố Thanh Hóa thì tỉ lệ con gái kế thừa nhóm nghề của cha nhiều

hơn so với con trai, có 39,5% người con gái kế thừa nghề của cha mình song
chỉ có 31,5% người con trai kế thừa nghề của cha.
13

0
1
9
12
4
4
6
249
2
287


3.3.1.2. Sự kế thừa nghề nghiệp của thế hệ thứ ba với thế hệ thứ hai
a, Mối liên hệ nghề nghiệp của cha (thế hệ thứ hai) và con thứ nhất (thế hệ
thứ ba)
Bảng 3.8 : Ma trận nghề nghiệp giữa cha (thế hệ hai) với con thứ 1 (thế
hệ 3)
Nghề con thứ 1 (thế hệ 3)
Nghề bố
(thế hệ
2)

DN
CMC
NV
CN

BH,DV
TTC
LĐGĐ
ND
LLVT
Tổng



DN CMC NV
0
0
0
0
0
0
0
0
0

0
0
1
7
1
1
2
1
1
1

1

3
17

0
2
6
29
15
9
7
4
5
7
84

CN

BH,
DV

0
0
0

0
0
0
6

5
11 1
8
7
6
3
5
0
31 8
5
3
72 27

TTC LĐGĐ ND
0
0
0
1
5
0
7
3
8
2
26

1
0
0
3

3
1
4
1
14
1
28

LLVT

0
0
0
1
1
0
1
0
15
1
19

0
0
0
1
2
0
1
0

2
1
7

Tổng
1
2
7
53
39
26
31
14
84
24
281

(Nguồn: Số liệu do tác giả khảo sát)
Có 72 người con (chiếm 25,6 %) kế tục nghề của cha mình. Mức độ kế thừa nghề
nghiệp của cha nhiều nhất vẫn là ở nhóm nông dân, có 15/19 (chiếm 78,9%)
những người con là nông dân có cha cũng là nông dân. Tỉ lệ kế thừa nghề của
nhóm tiểu thủ công nghiệp là 7/26 (chiếm 26,9%) và nhóm buôn bán, dịch vụ là
7/27 (chiếm 25,9%). Đây cũng là những tỉ lệ kế thừa chiếm ưu thế nhiều hơn ở
các nhóm nghề còn lại.
b, Mối liên hệ nghề nghiệp của mẹ (thế hệ thứ hai) và con thứ nhất (thế hệ
thứ ba)
Bảng 3. 9: Ma trận nghề nghiệp giữa mẹ (thuộc thế hệ hai) với con
(thuộc thế hệ thứ ba)
Nghề
mẹ (thế

DN CMC
hệ 2)
DN
0 1
CMC
0
1
NV
1
8
CN
0
3
BH,DV
0 1
TTC
0 0
LĐGĐ
0 0
ND
0
3

Nghề con thứ nhất (thế hệ 3)
BH,
NV CN
TTC LĐGĐ ND LLVT
DV
0
0

0 0
0
0 0
2
0
0 0
0
0 0
25
5
4
0
3
0 0
12 10
3
5
7
0
2
13
12
5
1
3
0 0
10 1
3
4
1

0
1
7
7
2
1
1 1
0
12
38
9
15
13
18
4
14

Tổng
1
3
46
42
35
20
19
112


LLVT
Tổng


0 0
1

1
17

82

1
74

1

0
27

0
26

28

0
19

0
7

3
281


(Nguồn: Số liệu do tác giả khảo sát)
Có 64 người con kế thừa nghề của mẹ họ (chiếm 22,7%), tỉ lệ này thấp hơn tỉ
lệ kế thừa nghề nghiệp giữa con với cha cũng như tỉ lệ kế thừa nghề nghiệp của con
và mẹ của thế hệ thứ hai và thứ nhất. Nhóm nghề con kế thừa của mẹ nhiều nhất
cũng chính là nghề nông nghiệp Trong số 19 người con làm nông dân thì có tới 18
người con (94,7%) có mẹ làm nông dân. Tỉ lệ kế thừa nghề cao thứ hai là nhóm
nghề nhân viên. Trong số 82 người con làm trong nhóm nghề nhân viên có 25
người con (chiếm 30,5%) có mẹ làm trong nhóm nghề này
Bảng 3. 10: So sánh sự kế thừa nghề nghiệp giữa cha với con trai, cha
với con gái, mẹ với con trai thứ nhất và mẹ với con gái thứ nhất
Kế tục cha và Kế tục cha Kế tục mẹ và Kế tục mẹ
con trai thứ
và con gái
con trai thứ
và con gái
nhất
thứ nhất
nhất
thứ nhất
Tỷ lệ kế
25,5%
25,6%
20,8%
24,6
tục nghề
(Nguồn: Số liệu do tác giả khảo sát)
Không có sự khác biệt khi so sánh sự kế tục nghề của con trai với cha và con
gái với cha, nhưng khi so sánh tỉ lệ kế thừa của con trai với mẹ và con gái với mẹ
thì thấy tỉ lệ kế thừa nghề của mẹ ở con gái cao hơn so với tỉ lệ kế thừa nghề của

mẹ ở con trai
c, Mối liên hệ nghề nghiệp của bố (thế hệ thứ hai) và con thứ hai (thế hệ
thứ ba)
Bảng 3. 11: Ma trận nghề nghiệp giữa bố (thuộc thế hệ hai) với con thứ
hai (thuộc thế hệ thứ ba)
Nghề bố
(thế hệ 2) LĐ

DN
CMC
NV
CN
BH,DV
TTCN
LĐGĐ
ND
LLVT
Tổng

0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0


DN
0
0
0
1
0
0
0
0
0
0
1

nghề con thứ 2 (thế hệ 3)
BH,
CMC NV CN
TTC LĐGĐ
DV
0
0
0
1
0
0
1
0
0
1
0

0
3
0
0
0
0
0
2 20
4
7
1
1
0 14
7
5
4
4
0
6
6
6
1
3
2 10
8
6
2
3
0
6

6
1
0
0
1
9 26
4
5
11
2
5
3
4
3
2
11 70 60
35
16
24

ND

LLVT

0
0
0
1
1
0

0
1
13
2
18

0
0
0
0
0
0
0
0
2
1
3

Tổng
1
2
3
37
35
22
31
14
71
22
238


(Nguồn: Số liệu do tác giả khảo sát)
15


Số liệu trong bảng cho thấy: có 52/238 người con kế tục nghề của cha họ,
chiếm 21,8%, tỉ lệ này thấp hơn so với tỉ lệ kế thừa giữa con thứ nhất với người
cha (25,6%). Tỉ lệ kế tục nhiều nhất vẫn là ở nhóm nông dân với 13 / 18 người con
(chiếm 72,2%). Tiếp đến là nhóm nhân viên và chuyên môn cao với các tỉ lệ kế tục
lần lượt 20/70 người (chiếm 28,6%) và 3/11 người (chiếm27,3%). Như vậy,
ngoài nhóm nông dân thì những nhóm nghề có địa vị cao trong xã hội có sự tái sản
sinh về địa vị xã hội cũng mạnh mẽ hơn những nhóm khác.
3.3.1.2.4 Mối liên hệ nghề nghiệp của mẹ (thế hệ thứ hai) và con thứ hai
(thế hệ thứ ba)
Bảng 3.12 : Ma trận nghề nghiệp giữa mẹ (thuộc thế hệ hai) với con
thứ hai (thuộc thế hệ thứ ba)
Nghề
mẹ
(thế hệ DN CMC
2)
DN
0 0
CMC
0
1
NV
0
4
CN
0

2
BH,DV
0
1
TTC
0
1
LĐGĐ 0
0
ND
1
2
LLVT
0 0
Tổng
1
11

nghề con thứ 2 (thế hệ 3)
NV

CN

1

0
0 0
24
3
12

4
7
7
6
4
6
6
16
38
0
0
72
62

BH,
DV

TTC LĐGĐ ND

0
0
7
8
4
1
3
11
1
35


0
0
1
1
0
3
1
10
0
16

0
0
1
3
5
1
2
11
2
25

0
0
0
0
0
0
1
17

0
18

LLVT

Tổng

0
0
0
0
0
0
0

1
1
40
30
24
16
19
108
3
242

2
0
2


(Nguồn: Số liệu do tác giả khảo sát)
Có 55/242 người con thứ hai kế tục nghề của mẹ họ (chiếm 22,7%). Tỉ lệ
này bằng đúng tỉ lệ kế thừa nghề nghiệp của người con thứ nhất với mẹ. Tỉ lệ kế
thừa nhiều nhất vẫn là ở nhóm nghề nông dân có 17/18 (chiếm 94,4%) những
người con là nông dân kế tục nghề của mẹ mình. Tỉ lệ kế thừa nghề cao thứ hai
trong ma trận này là nhóm nghề lao động giản đơn với 11/25 (chiếm 44%)
những người con kế thừa nghề của mẹ mình. Như vậy, ở nhóm địa vị kinh tế -xã
hội thấp sự kế thừa nghề nghiệp diễn ra khá mạnh mẽ. Ngoài ra, cũng có 24/72
(chiếm 33,3%) những người con làm trong nhóm nghề nhân viên duy trì nghề
nghiệp của mẹ.
Bảng 3. 13: So sánh sự kế thừa nghề nghiệp giữa con trai thứ hai, con
gái thứ hai với cha, con trai thứ hai, con gái thứ hai với mẹ

Tỷ lệ kế tục
nghề

Kế tục con trai
thứ hai với cha

Kế tục con gái
thứ hai với cha

25/119

27/119
21,0%

22,6%
16


Kế tục con
trai thứ hai
với cha
21/120
17,5%

Kế tục con
gái thứ hai
với mẹ
34/122
27,8%


(Nguồn: Số liệu do tác giả khảo sát)
Con gái có xu hướng kế thừa nghề của mẹ nhiều hơn.
Hệ số mở cho toàn mô hình và mỗi nhóm nghề

17


Bảng 3.14: Hệ số mở cho toàn mô hình và mỗi nhóm nghề
Cha (TH1) Mẹ (TH1) Cha(TH2)- Cha(TH2)- Mẹ (TH2)- Mẹ (TH2)–NTL
NTL Con thứ 1 Con thứ 2 con thứ 1 Con thứ 2
Chỉ số Yasuda tổng thể
0.787 0.610
0.786
0.831
0.825
0.822
Yasuda index nhóm LĐ

1.040
Yasuda index nhóm DN
1.007
1.008
1.004
1.004
Yasuda index nhóm CMC
1.022 1.018
0.912
0.000
0.714
0.000
Yasuda index nhóm NV
0.853 0.534
0.646
0.651
0.645
0.569
Yasuda index CN
0.945 0.709
0.965
1.070
1.034
1.165
Yasuda index nhóm BH,DV
0.677 0.539
0.808
0.853
0.931
0.974

Yasuda index nhóm TTC
0.870 0.815
0.821
1.006
0.882
0.870
Yasuda inde nhóm LĐGĐ
1.014 1.021
1.031
1.112
1.052
0.998
Yasuda index nhóm ND
0.554 0.296
0.300
0.396
0.088
0.100
Yasuda index nhóm LLVT
0.958 1.121
0.937
0.735
1.026
1.031

(Nguồn: Kết quả xử lí số liệu do tác giả khảo sát)
Trong cả 6 mô hình chỉ số Yasuda tổng thể đều tương đối cao và không có
sự khác biệt. Như vậy, sự vận động của xã hội ở thành phố Thanh Hóa là có
song còn chậm chạp. Nhóm nghề nông dân là nhóm nghề có sự khép kín so
với các nhóm nghề khác ở tất cả các mô hình. Số liệu này tường đồng với

bảng số mà Đỗ Thiên Kính chỉ ra khi nghiên cứu ở Việt Nam
Bảng 3. 15: Chỉ số Yasuda về di động xã hội qua khảo sát mức sống hộ
gia đình Việt Nam 2008
Chỉ số Yasuda tổng thể
Yasuda index của nhóm lãnh đạo
Yasuda index của nhóm doanh nhân
Yasuda index của nhóm chuyên môn cao
Yasuda index của nhóm nhân viên
Yasuda index của nhóm công nhân
Yasuda index của nhóm buôn bán, dịch vụ
Yasuda index của nhóm tiểu thủ công nghiệp
Yasuda index của nhóm lao động giản đơn
Yasuda index của nhóm nông dân

0,358
0,279
0,588
0,258
0,392
0,330
0,476
0,444
0,663
0,231

(Nguồn: Đỗ Thiên Kính (2012), Hệ thống phân tầng xã hội ở Việt Nam
hiện nay, NXB Khoa học xã hội, Tr. 94 – 95)
3.3.2. Sự kế thừa về kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp
Bảng 3.16: Mức độ hiểu biết về nghề nghiệp của cha mẹ mình
Thế hệ thứ hai với thế hệ thứ nhất

Thế hệ thứ ba với thế hệ thứ hai

Biết tương
đối rõ
73,8
65,3

Biết một
chút
21,7
27,5

Không
biết gì
4,5
7,2

(Nguồn: Kết quả xử lí số liệu do tác giả khảo sát)
Mức độ hiểu biết về nghề nghiệp của cha mẹ đã khiến những kĩ năng, kiến
thức, kinh nghiệm nghề nghiệp của cha mẹ có thể được kế thừa ở thế hệ sau.
18


Bảng 3. 17: Những kĩ năng, kinh nghiệm thế hệ thứ hai thừa hưởng từ
thế hệ thứ nhất
Người kế tục nghề của cha mẹ
Biết về đặc thù công việc, cách xử lí
công việc
Cách ứng xử, giao tiếp trong môi
trường công việc

Không thừa hưởng gì

Tần
Người không kế tục nghề
suất
của cha mẹ
87,6 Thói quen làm việc
18,2 Cách ứng xử, giao tiếp
0 Cách xử lí khó khăn trong
công viêc
Không thừa hưởng gì

Tần
suất
26,1
28,4
24,8
27,5

(Nguồn: Kết quả xử lí số liệu do tác giả khảo sát)
Tất cả những người kế tục nghề của cha hoặc mẹ đều thừa hưởng được
những kĩ năng, kiến thức, kinh nghiệm sống và làm việc của cha mẹ và áp dụng
được vào công việc của mình.
Bảng 3. 18: Những kĩ năng, kinh nghiệm thế hệ thứ ba thừa hưởng từ
thế hệ thứ hai
Cách giải quyết khó khăn trong công việc
Kĩ năng giao tiếp, lối sống
Không kế thừa
Không biết


Tần suất
23,3
47,5
19,9
9,3

(Nguồn: Kết quả xử lí số liệu do tác giả khảo sát)
Bảng số liệu trên cho thấy đa phần các bậc cha mẹ đều đánh giá cao mức độ
vận dụng của con cái trước những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm nghề nghiệp
của cha mẹ mình.
Để tìm hiểu về sự kế thừa kinh nghiệm, kiến thức, kĩ năng trong công việc
chúng tôi đã thực hiện một số nghiên cứu trường hợp và sẽ phân tích hai trường
hợp sau đây.
Nghiên cứu trường hợp:
Trường hợp 1 (Thế hệ 2 kế thừa nghề nghiệp của thế hệ thứ nhất)
BÁC HÒA (PHƯỜNG ĐÔNG THỌ)
1) Bố bác Hòa: Giáo viên trường THPT Hàm Rồng
2) Mẹ bác Hòa: Giáo viên trường tiểu học Điện Biên
3) Bác Hòa: Giáo viên trường tiểu học Điện Biên
Trường hợp 2 (Thế hệ 3 không kế thừa nghề nghiệp của thế hệ thứ 2)
EM LINH (PHƯỜNG QUẢNG HƯNG)
1) Bố em Linh: Nông dân
2) Mẹ em Linh: Lao động giản đơn (buôn bán nhỏ tại chợ cóc gần nhà)
3) Linh: Công nhân công ty may Việt Nhật
Trường hợp 3 (Thế hệ 3 kế thừa nghề nghiệp của thế hệ thứ 2)
EM TRANG (PHƯỜNG ĐÔNG THỌ)
19


1) Bố em Trang: Kĩ sư xây dựng

2) Mẹ em Trang: Giảng viên Đại học
3) Trang: Nhà báo tại Đài truyền hình Thanh Hóa
Trường hợp 4 (Thế hệ 3 kế thừa nghề nghiệp của thế hệ thứ 2)
EM PHONG (PHƯỜNG QUẢNG HƯNG)
1) Bố em Phong: Nông dân
2) Mẹ em Phong: Nông dân
3) Phong: Nhà báo tại Đài truyền hình Thanh Hóa
3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự kế thừa nghề nghiệp giữa các thế hệ
trong gia đình ở thành phố Thanh Hóa
3.4.1.Tác động của sự thay đổi cấu trúc nghề nghiệp, sự chuyển đổi trong cơ
cấu kinh tế đến sự kế thừa nghề nghiệp giữa các thế hệ trong gia đình
Các số liệu thống kê và các công trình nghiên cứu về cơ cấu lao động việc làm ở nước ta trong những năm qua, đã chỉ ra nền kinh tế nước ta đang có
sự chuyển dịch trong cơ cấu ngành nghề theo hướng giảm tỉ lệ lao động trong
nông nghiệp, tăng tỉ lệ lao động trong những ngành công nghiệp, dịch vụ.
Bảng 3.19 : So sánh cơ cấu nghề của 3 thế hệ (thế hệ 1, thế hệ 2, thế hệ 3)
ĐV: %
Nhóm nghề

DN
CMC
NV
CN
BH,DV
TTC
LĐGĐ
ND
LLVT

Bố (thế
hệ 1)

3,9
1,4
1,4
10,9
4,9
2,8
3,5
1,4
62,8
7,0

Mẹ (thế
hệ 1)
0
0
0,3
3,1
4,2
1,4
1,4
2,1
86,8
0,7

NTL (thế
hệ 2)
0,3
0
2,1
16,5

17,2
7,6
8,6
1,7
35,1
11

Con thứ nhất Con thứ hai
(thế hệ 3)
(thế hệ 3)
0
0
0,3
0,4
5,9
4,8
30,1
29,3
26,3
26,1
9,3
14,1
9,0
6,8
10,0
10,0
6,6
7,2
2.4
1,2


(Nguồn: Kết quả xử lí số liệu do tác giả khảo sát)
Tỉ lệ nông dân giảm từ khoảng (62,8% người cha - 86,8% người mẹ) ở thế
hệ thứ nhất xuống còn 35,1% ở thế hệ thứ hai và chỉ còn 6,6% ở thế hệ thứ 3. Tỉ lệ
người làm trong nhóm nghề công nhân và nhân viên đều tăng ở các thế hệ sau
(mức tăng giữa các thế hệ gần như gấp đôi).
Bảng 3.20: Tỉ lệ di động di động qua các ma trận kế tục nghề nghiệp
Ma trận nghề nghiệp giữa cha - con

Tỷ lệ kế tục

Ma trận nghề nghiệp giữa mẹ con
Tỉ lệ di động Tỉ lệ di động
Tỉ lệ di
Tỉ lệ di
Tỉ lệ di
Tỉ lệ di
thế hệ 3 và 2 thế hệ 3 và 2
động thế động thế
động thế
động thế
(cha – con
(cha – con
hệ 3 và 2 hệ 3 và 2
hệ 2 và 1
hệ 2 và 1
1)
2)
(mẹ - con 1)(mẹ - con2)
35.4

25.6
21.8
38.7
22.7
22.7
20


nghề
Tỷ lệ di động
cấu trúc
Tỉ lệ di động
tuần hoàn
Chỉ số Yasuda
tổng thể

0.316

0.317

0.374

0.516

0.359

0.376

0.333


0.427

0.408

0.098

0.413

0.397

0.787

0.786

0.831

0.610

0.825

0.822

(Nguồn: Kết quả xử lí số liệu do tác giả khảo sát)
Ở tất cả các ma trận nghề nghiệp tỉ lệ di động cấu trúc ở các ma trận đều
lớn hơn 0. Điều này cho thấy cấu trúc xã hội, cơ cấu kinh tế có những ảnh
hưởng nhất định đến sự kế thừa nghề nghiệp giữa các thế hệ trong gia đình. Xét
theo dọc thời gian, ở mô hình di động nghề của cha và con tỉ lệ di động cấu trúc
ở thế hệ thứ ba và thứ hai luôn cao hơn tỉ lệ di động cấu trúc của thế hệ thứ hai
và thứ nhất.
Tỉ lệ di động tuần hoàn ở gần như tất cả các ma trận nghề nghiệp đều lớn

hơn tỉ lệ di động cấu trúc. Điều này cho thấy thành phố chưa tái thiết lập được
một diện mạo mới cho cấu trúc xã hội, cấu trúc nghề nghiệp phù hợp với quá
trình phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa của xã hội. So sánh
với Nhật Bản có thể thấy điều kiện xã hội của ta giống Nhật Bản vào những
năm 1955.
Bảng 3.21: Đo lường di động xã hội theo 5 tầng lớp ở Nhật Bản
Tỉ lệ di động thực tế
Tỉ lệ di động cấu trúc
Tỉ lệ di động tuần hoàn
Chỉ số Yasuda tổng thể

1955
0,464
0,200
0,264
0,507

1965
0,600
0,321
0,279
0,575

1975
0,621
0,340
0,281
0,589

1985

0,634
0,334
0,300
0,619

(Nguồn: Hệ thống phân tầng xã hội ở Việt Nam hiện nay, tr100).
3.4.2. Tác động của các yếu tố thuộc về cá nhân người lao độn
Trong sự kế thừa nghề nghiệp của thế hệ thứ hai với thứ nhất : Xét về giới tính:
tỉ lệ con gái kế thừa nghề của cả cha và mẹ đều nhiều hơn nam giới. Những
người con càng có trình độ học vấn cao thì tỉ lệ kế thừa nghề của cha, mẹ đều ít
hơn những người con có trình độ học vấn thấp. Nông dân chính là những người
có tỉ lệ kế tục nghề của cha, mẹ nhiều nhất.
Trong sự kế thừa nghề nghiệp của thế hệ thứ ba và thứ hai: Tỉ lệ kế thừa
nghề của cha của con trai và con gái tương đương nhau, có một chút sự khác biệt nhỏ
trong sự kế thừa nghề nghiệp giữa mẹ với con gái và con trai . Những người con có
trình độ học vấn thấp có sự kế tục nghề cao hơn một chút so với những người con ở
các trình độ học vấn khác. Những người con có nghề đầu tiên là nông nghiệp có tỉ lệ
kế tục nghề của cha, mẹ mình rất cao
Nguồn gốc xuất thân cũng có ảnh hưởng lớn đến sự kế thừa nghề
nghiệp giữa các thế hệ
21


Tỉ lệ kế tục nghề cao nhất ở cả ba thế hệ là ở nhóm có địa vị kinh tế - xã
hội trung bình hay còn gọi là nhóm trung lưu trong xã hội. Ngoài ra, ở tầng lớp
địa vị kinh tế xã hội thấp cũng có sự tiếp nối nghề nghiệp tương đối lớn ở thế hệ
thứ hai với thế hệ thứ nhất, tỉ lệ này là 51,3% trong mối quan hệ giữa nghề
nghiệp của cha và NTL, và 45,8% trong mối quan hệ giữa nghề nghiệp của mẹ
và NTL
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận
Với mục tiêu tìm hiểu sự kế thừa nghề nghiệp giữa các thế hệ trong gia
đình ở thành phố Thanh Hóa, luận án đã hệ thống hóa các khái niệm và lí thuyết
về sự kế thừa nghề nghiệp, di động nghề nghiệp để trên cơ sở đó mô tả thực
trạng kế thừa nghề nghiệp giữa các thế hệ trong gia đình và chỉ ra các yếu tố
ảnh hưởng đến sự kế thừa nghề nghiệp giữa các thế hệ trong gia đình của nhóm
đối tượng được nghiên cứu. Từ những phát hiện nghiên cứu, chúng tôi rút ra
một số kết luận như sau:
Kế thừa nghề nghiệp giữa các thế hệ trong gia đình đã và đang diễn ra tại
thành phố Thanh Hóa, hiện tượng kế thừa nghề nghiệp đang có xu hướng giảm
dần theo thời gian song vẫn chưa khiến thành phố Thanh Hóa tiến sát với nhu
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Con cái của cha mẹ có nhóm nghề nghiệp
thuộc tầng lớp trung lưu khi bắt đầu bước chân vào thị trường lao động đã cố
gắng giữ vững vị trí nghề nghiệp của cha mẹ mình và họ đạt được mong muốn
này. Con cái của cha mẹ làm nông dân luôn muốn thoát ra khỏi nghề nghiệp của
cha mẹ và muốn di động lên những nhóm nghề có địa vị kinh tế - xã hội cao
hơn song rất khó khăn để đạt được điều này, vì vậy nhiều người trong số họ vẫn
duy trì nghề nông của cha mẹ. Điều này rất phù hợp với xu hướng phát triển của
xã hội. Tuy nhiên, kết luận này gợi cho chúng tôi thấy được sự bất bình đẳng
trong cơ hội tiếp cận với những nghề có vị trí cao trong tháp phân tầng nghề
nghiệp của các cá nhân. Các nhà xã hội học thường gọi dạng bất bình đẳng này
là bất bình đẳng cấu trúc.
Cả những người con tiếp nối vị trí, địa vị nghề nghiệp của cha mẹ mình và
những người con di động khỏi vị trí, địa vị nghề nghiệp của cha mẹ đều kế thừa
được “ít” hoặc “nhiều” kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp của cha, mẹ. Có sự kế
thừa này là do trong quá trình chung sống với cha, mẹ các cá nhân “vô tình”
hoặc “hữu ý” đã có những hiểu biết nhất định về nghề nghiệp của cha, mẹ mình.
Sự ảnh hưởng lớn nhất của cha, mẹ đối với con cái trong vị trí, địa vị nghề
nghiệp của mình chính là kĩ năng giao tiếp và lối sống của cha mẹ.
Khi xem xét nguyên nhân tác động đến sự kế thừa nghề nghiệp giữa các

thế hệ trong gia đình ở thành phố Thanh Hóa ta thấy quá trình phát triển kinh tế
thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế ở Việt Nam đã hình thành
nên một thị trường lao động mới với nhiều nghề nghiệp mới xuất hiện, nhiều
nghề cũ mất đi. Tuy nhiên, sự thay đổi cấu trúc nghề nghiệp vẫn chưa đủ mạnh
để thành phố Thanh Hóa bước vào xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo
22


×