Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Rèn luyện cho học sinh kỹ năng đọc và phát triển kỹ năng nói trong việc học Tiếng Anh 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 23 trang )

MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I.
Lí do chọn đề tài
II.
Mục đích nghiên cứu
III. Đối tượng nghiên cứu
IV. Phương pháp nghiên cứu
V. Phạm vi nghiên cứu
VI. Thời gian thực hiện nghiên cứu
VII. Phương tiện dạy học
PHẦN II : NỘI DUNG
I.
Cơ sở lí luận
II.
Cơ sở thực tiễn
PHẦN III : VÍ DỤ MINH HỌA
I.
Ví dụ 1
II.
Ví dụ 2
PHẦN IV : KẾT QUẢ
PHẦN V : KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
PhẦN VI : TÀI LIỆU THAM KHẢO

1/23

Trang 2
Trang 2
Trang 3
Trang 3


Trang 3
Trang 3
Trang 3
Trang 3
Trang 4
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 6
Trang 13
Trang 19
Trang 21
Trang 23


PHẦN I. MỞ ĐẦU.
I.

Lý do chọn đề tài.
Nghị quyết số 40 ngày 9 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội khoá X đã
được pháp chế hoá trong các văn bản pháp luật, Luật giáo dục năm 2005 - Điều
28 khoản 2 nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tích cực, tự
giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng môn học,
lớp học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn kĩ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm … đem lại niềm
vui, hứng thú học tập cho học sinh .”
Nhiều phương pháp dạy học đã được đưa ra thực hiện nhằm đạt được hiệu
quả cao nhất. Trong quá trình đổi mới cách dạy của người thầy thì phương pháp
dạy học tích cực được xem là một trong những nội dung quan trọng nhất
cầnđược học tập và vận dụng. Đổi mới phương pháp theo hướng phát huy tính

tích cực, chủ động nhận thức, khả năng độc lập suy nghĩ, óc sáng tạo của người
học, tránh học vẹt, không có khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn
đề do cuộc sống học tập đặt ra cũng như các bài tập nhận thức, là yêu cầu có ý
nghĩa then chốt, là nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng dạy và học.
Qua thực tế hơn 15 năm trực tiếp giảng dạy Tiếng Anh ở các cấp học, tôi
thấy ở mỗi cấp học có một đặc điểm khác nhau, có một đặc thù theo lứa tuổi của
người học. Riêng với học sinh ở lứa tuổi THCS- là lứa tuổi rất tò mò, hiếu kỳ và
ưa khám phá; tuy nhiên lại chưa bạo dạn, tự tin trong giao tiếp đặc biệt là giao
tiếp bằng Tiếng Anh. Giờ học đôi khi diễn ra khá trầm, chỉ có một số ít học sinh
( chủ yếu là học sinh khá- giỏi) là tích cực tham gia các hoạt động, còn lại, phần
lớn là học sinh thiếu tự tin, không dám trình bày và tham gia (thậm chí là chơi
trò chơi) vì sợ nói sai dẫn đến hiệu quả giờ học chưa được cao. Chính vì vậy, tôi
luôn tìm tòi, sáng tạo ra những biện pháp để học sinh tự khám phá ra “tiềm năng
ngôn ngữ” mà các em sẵn có, giúp cho học sinh có hứng thú hơn trong việc tiếp
thu bài giảng, cho giờ học diễn ra một cách nhẹ nhàng, học sinh không có cảm
giác gò bó, thiếu tự tin khi nghe giảng.
Vậy, làm thế nào để mỗi tiết dạy Tiếng Anh đều đạt hiệu quả cao? Làm
thế nào để mỗi tiết học đến với học sinh một cách nhẹ nhàng, gây được niềm say
mê học tập ở các em? Làm thế nào để nâng cao chất lượng môn Tiếng Anh?
Trăn trở với những điều trên, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, tham khảo và
học hỏi đồng nghiệp và trải qua nhiều năm giảng dạy, tôi đã cố gắng tìm ra được
một hướng dạy tốt cho các giờ học Tiếng Anh, nhằm nâng cao chất lượng môn
học. Trong phạm vi của đề tài này, tôi chỉ xin trình bày “Rèn luyện cho học
sinh kỹ năng đọc và phát triển kỹ năng nói trong việc học Tiếng Anh 8”
2/23


II. Mục đích nghiên cứu:
Việc nghiên cứu, đổi mới phương pháp dạy học nhằm giúp giáo viên tìm
ra một quy trình giảng dạy có hiệu quả nhất, phù hợp với học sinh, giúp học sinh

có hứng thú với giờ học, yêu thích môn Tiếng Anh.
III. Đối tượng thực hiện:
Học sinh lớp 8, trường THCS Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì – Hà Nội
IV. Phương pháp nghiên cứu:
- Quan sát.
- Thực nghiệm sư phạm, tổng kết kinh nghiệm.
V. Phạm vi nghiên cứu: Tiết Skills 1
VI. Thời gian thực hiện: Năm học: 2017 - 2018
VII. Phương tiện dạy học:
* Giáo viên :
- Giáo án , sách giáo khoa .
- Máy Projector, bảng thông minh
- Phiếu học tập, tranh ảnh
* Học sinh :
- Bảng nhóm, bảng cá nhân, bảng thông minh
- Sách giáo khoa

3/23


PHẦN II: NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận.
Chương trình Tiếng Anh ở cấp THCS được xây dựng theo mô hình xoáy
trôn ốc, các khối học có liên quan chặt chẽ với nhau về ngữ pháp, từ vựng và
kiến thức xã hội. Sau khi làm quen với ngôn ngữ mới ở cấp Tiểu học, đây là cấp
học lần đầu tiên các em làm quen với các khái niệm ngữ pháp cụ thể, có rất
nhiều điều thú vị xong cũng không ít khó khăn do những đặc điểm khác nhau về
văn hóa, phong tục của hai nước mang hai thứ tiếng, cũng không tránh khỏi
những nhầm lẫn giữa hai ngôn ngữ nếu các em cứ áp cách trình bày, cách học
của Tiếng Việt sang Tiếng Anh. Hơn nữa, ở lứa tuổi này, phần lớn học sinh còn

chưa thực sự tập tập trung vào học, chưa có ý thức tự giác học. Chính vì vậy,
muốn kích thích vào tính yêu thích môn học của học sinh, cần kích thích vào
tính tò mò, hiếu kỳ của học sinh.
- Mục tiêu của môn Tiếng Anh cấp THCS là:
+ Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng
Anh( nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các tình huống đơn giản,
thường gặp ở trường và ở nhà, trong cuộc sống hàng ngày.
+ Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về Tiếng Anh và những
hiểu biết đơn giản về tự nhiên, xã hội, con người, về văn hóa của nước Anh và
các nước nói Tiếng Anh trong khu vực và trên thế giới.
- Phương pháp dạy học hiện nay là “Tích cực hóa hoạt đông của người
học”, trong đó, giáo viên chỉ đóng vai trò là người tổ chức các hoạt động của
học sinh- mỗi học sinh đều được hoạt động, đều được bộc lộ mình và phát triển.
Mặt khác, do đặc điểm tâm sinh lí học sinh THCS chưa ổn định, tính cách
đang được hình thành mạnh mẽ, chưa bền vững; ý chí chưa được phát triển đầy
đủ, dễ hưng phấn nhưng cũng dễ chán nản; chưa kiên trì khắc phục khó khăn; rất
dễ tin nhưng cũng dễ mất lòng tin vào sức lực, khả năng của mình. Hứng thú
nhận thức có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của trẻ- không có hứng thú
nhận thức, trẻ không tích cực học tập.
Vì vậy, trong quá trình dạy học, người giáo viên phải biết vận động linh
hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học và lựa chon những thủ pháp cụ thể, các
hình thức tổ chức dạy học thích hợp nhằm đạt hiệu quả thiết thực. Và điều quan
trọng nhất là tùy từng đối tượng học sinh cụ thể để có được hiệu quả cao nhất.
“Muốn học sinh học tích cực thì giáo viên cũng phải có những phương pháp dạy
học tích cực” tôi đã dần đưa học sinh của mình học tập theo hướng tích cực bằng
cách vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, thay vì để
học sinh lệ thuộc vào giáo viên, sách giáo khoa và học tập một cách thụ động,
4/23



tôi hướng dẫn học sinh tự tìm tòi, tự khám phá bài giảng, biến những kiến thức
khô khan trong bài giảng thành cái của mình, các em có thể vận dụng và giao
tiếp được trong thực tế cuộc sống. Trong các tiết học Ngoại ngữ, phần quan
trọng nhất chính là phần học sinh vận dụng kiến thức mà mình đã được học vào
luyện tập, biến chúng thành cái của chính các em- vận dụng vào những tình
huống có thật trong cuộc sống- đấy là thành công của tiết học cũng như của
người dạy. Bên cạnh đó, việc phỏng đoán nội dung chính trong một tiết học
cũng không thể thiếu được. Trước đây, theo phương pháp cũ, giáo viên thường
đề cập ngay vào bài mới, không kích thích được khả năng tư duy của học sinh
nên các em thường rất thụ động, chưa có ý thức, chưa phát huy được tính chủ
động ngay từ đầu. Phần lớn học sinh khá giỏi hiểu ngay và làm việc có hiệu quả,
còn học sinh yếu kém thì thường hay lười biếng, thụ động, trông chờ vào các
bạn khá giỏi, nên hiệu quả giờ học chưa cao.
Đứng trước yêu cầu về việc đổi mới phương pháp dạy học, làm thế nào để
nâng cao chất lượng giờ dạy? Vận dụng những phương pháp nào để phát huy
được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh? Đó là những nỗi lo âu,
trăn trở, suy nghĩ của đội ngũ nhà giáo. Chính vì vậy, mỗi giáo viên chúng ta
phải không ngừng tìm tòi sáng tạo, học hỏi đồng nghiệp để tìm ra phương pháp
dạy học tối ưu nhất và phù hợp với học sinh . Ta có thể sử dụng đồ dùng
trực quan trong suốt quá trình dạy học, từ khâu giới thiệu ngữ liệu đến khâu thực
hành. Vì giáo cụ trực quan giúp cho học sinh ghi nhớ một cách nhanh chóng và
vững chắc những kiến thức, hiểu được những khái niệm và những hiện tượng xã
hội lạ với thực tế cuộc sống.
II. Cơ sở thực tiễn.
Trong chương trình lớp 6-7-8, môn Tiếng Anh hầu như các tiết học đều
là dạng bài tổng hợp rèn luyện cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Kiểu bài rèn
tổng hợp nhiều kỹ năng trong một tiết học cũng phù hợp với trình độ và tâm lý
của các em học sinh lớp 6 -7-8. Các em rất sôi nổi hăng hái nhưng cũng dễ mất
tập trung, nhanh chán nếu bài học kéo dài hoặc các hoạt động đơn điệu, không
thay đổi hình thức. Do đó, các hoạt động nên được thay đổi, xen kẽ nâng cao

dần để tăng tính hấp dẫn, lôi cuốn sự chú ý của các em; giúp các em nắm kiến
thức một cách chủ động, tích cực và như thế, tiết học mới đạt hiệu quả cao.
Nhưng việc rèn luyện nhiều kỹ năng trong một tiết học kèm với việc dạy từ và
rèn luyện một cấu trúc ngữ pháp cũng đặt ra vấn đề khó đối với giáo viên. Làm
sao có thể vừa kết hợp hài hòa các bài rèn luyện các kỹ năng, phân phối thời
gian hợp lý kết hợp rèn luyện ngữ pháp cho học sinh mà vẫn tạo ra một tiết học
mềm mại không nặng nề và đạt hiệu quả cao? Đó là vấn đề mà nhiều giáo viên
5/23


trăn trở khi soạn giáo án kiểu bài tổng hợp như thế ở lớp 6-7-8. Hơn nữa, trong
thực tế rất nhiều học sinh đã được học trước ngoài nhà trường- ở các trung tâm
hay các lớp học thêm- nếu giáo viên chỉ bó gọn trong bài như sách giáo khoa,
học sinh sẽ cảm thấy nhàm chán và không hào hứng vì các em không thấy có gì
mới cả. Vậy làm sao để đáp ứng được yêu cầu của nhiều đối tượng học sinh, lôi
cuốn và phát huy được sức sáng tạo và nhiệt tình của các em?
a. Rèn kỹ năng đọc :
Để học sinh tự tin để đọc hiểu được nội dung kiến thức trước lớp thì các
em phải có một lượng từ vựng cơ bản . Chính vì vậy giáo viên phải hướng dẫn,
kiểm tra lượng từ vựng của học sinh. Để làm tốt công việc này giáo viên và học
sinh phải:
* Giáo viên :
- Giáo viên giới thiệu chủ đề (topic) của bài đọc .
- Giáo viên đưa ra một số câu hỏi có trong nội dung bài đọc.
- Giáo viên giải đáp những câu hỏi về từ vựng, ngữ pháp của học sinh.
- Giáo viên yêu cầu học sinh hỏi và trả lời các câu hỏi liên quan tới nội
dung bài đọc theo cặp.
* Học sinh :
- Tập trung chú ý nghe hướng dẫn của giáo viên.
- Học sinh tích cực trả lời câu hỏi liên quan tới chủ đề bài đọc mà giáo

viên đưa ra.
- Học sinh đưa ra những câu hỏi về từ vựng, ngữ pháp mà mình chưa biết.
- Học sinh trao đổi nội dung của các hoạt động trong bài mà học sinh đã
chuẩn bị trước ở nhà.
Sau khi các em đã hiểu nội dung bài đọc, giáo viên hướng dẫn các em
cách thể hiện độ hiểu nội dung của mình qua kỹ năng Nói - thuyết trình, chú ý
các em tới ngữ điệu, trọng âm của câu. Đối với hoạt động này, học sinh sẽ tập
nói theo nhóm, cặp, có 01 em nhóm trưởng - là học sinh tốt và có khả năng
thuyết trình. Em này sẽ giúp đỡ các bạn yếu hơn trong nhóm.
b. Rèn kỹ năng Nói:
Sau khi đã hiểu nội dung và đượctập nói với nhau ở trong nhóm, mỗi học
sinh đều có thêm tự tin để nói, thuyết trình trước lớp.
Các bước tiến hành thuyết trình trước lớp:
* Giáo viên:
- Dẫn vào chủ đề của bài học.
- Hướng dẫn các em làm theo từng hoạt động, nội dung của bài
* Học sinh:
6/23


- Trao đổi trong nhóm.
- Trình bày trước lớp.
- Nhận xét bài nói của bạn.
Đây là một bài đọc lướt để nắm bắt thông tin, với kỹ năng chủ yếu là đọc
hiểu, vận dung kiến thức để nói, giao tiếp và hội thoại, ngoài ra, học sinh cần
nắm được một số từ mới, một số từ theo chủ điểm của mỗi bài, một mẫu câu rất
gần gũi và quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày và đối với các em. Trên cơ sở
nghiên cứu, phân tích đặc điểm , yêu cầu, những điểm khó của bài để từ đó có
hướng xây dụng giáo án hợp lý. Ngoài những thông tin, dữ liệu trong sách ra,
bản thân các em cũng có thể vận dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Do

đó, ứng dụng, "survey" ở cuối bài, tôi đã “đề mở” để phát huy được sự sáng tạo
của học sinh, tạo điều kiện cho các em có thể “thể hiện mình” một chút, các em
sẽ rất thích thú, rất hăng hái nói theo chủ điểm bài học mà các em biết . Ở mỗi
chủ đề, tôi đã cố gắng sưu tầm những tranh ảnh, thật gần gũi và thân quen với
học sinh, các em sẽ ghi nhớ thông tin về chúng rất nhanh và sẽ rất có hứng để
thực hành. Trên cơ sở phân tích như vậy, tôi đã sưu tầm tranh ảnh và xây dựng
giáo án sao cho đáp ứng được các yêu cầu mà bài học yêu cầu. Và sau tiết dạy
tôi cũng đã rút ra được rất nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho mình.

7/23


PHẦN III. VÍ DỤ MINH HỌA
Ví dụ 1: Period 31 – Unit 4: Our customs and traditions
(Chủ đề: Phong tục và tập quán)
1.Warm up.
Ở phần Warm up, tôi cho học sinh chơi theo đội nối các hình ảnh về các
phong tục truyền thống nổi tiếng ở Việt nam và trên thế giới với tên của chúng
(Đi chúc Tết, Gói bánh trưng, lễ hội , xin chữ đầu năm…). Các em làm phần này
rất tốt và sôi nổi vì đây là những hình ảnh rất quen thuộc với các em. Các em đã
từng thấy hình ảnh này vào dịp lễ hội ở các địa phương và truyền thống gia đình.

Sau khi nói về các hoạt động của tranh - tôi dẫn dắt các em vào bài học.
Vậy là ngay ở những phút đầu của tiết học, tôi đã tạo ra được không khí
thi đua học tập của cả lớp, trong đó có những học sinh yếu cũng có thể hiểu và
đưa ra câu trả lời ( câu nói) ngắn ngọn. và học sinh đó rất mạnh dạn đưa ra câu
nói hoặc câu trả lời từ đơn giản trở đi như em Thu Phương, Hà Hùng, Đỗ Thảo
(Lớp 8A)
2. Pre - reading.
Tôi đưa cho các em hình ảnh này và yêu cầu các em nhìn tranh để đưa ra

câu trả lời cho các câu hỏi sau theo cặp
- What are the people doing in each picture?
- Does your family ever do the same things?
8/23


Sau đó gọi học sinh nói trước lớp theo cặp. ( có thể đưa ra câu trả lời ngắn)
Answer the question 1: Picture 1: A family is celebrating a birthday.
Picture 2: People are making Chung cakes
Picture 3: A family is at an amusement park.
Answer the question 2: Yes, we do.
Tôi đưa ra lời chốt:
Customs and tradition are very important. As other families and
localities, we have own customs and traditions.
Để dẫn vào phần đọc hiểu lấy thông tin. Tôi giới thiệu và dẫn dắt các em
vào đoạn văn của Mi nói về phong tục và truyền thống. Các em đoán xem đoạn
văn này Mi viết về gia đình hay xã hội, “Is she writing about her family or her
society”?
Với dạng bài tập này các em thảo luận và đưa ra ý kiến quan điểm của
mình rất là sôi nổi. Từ đó các em thâu tóm được nội dung kiến thức chung của
bài giúp các em luyện tập tốt ở các phần tiếp theo.
3.While - reading.
Để giúp học sinh tự tin khi đọc hiểu, tôi đã đưa ra các bài tập luyện có
mức độ khó tăng dần. Mỗi bài tập là một dạng phát triển dần giúp học sinh có
cảm hứng khi khám phá. Mức độ khó của bài tập được tăng dần cũng giúp cho
các em học khá không có cảm giác nhàm chán với suy nghĩ “bài tập đơn điệu và
dễ quá”. Mặt khác, cũng giúp cho các em học sinh trung bình và yếu không có
cảm giác “khó, vượt quá sức của các em”.
3.1. Bài tập 1.
Yêu cầu học sinh đọc lướt nhanh để lấy thông tin và đưa ra đáp án câu trả lời

trước
“Is she writing about her family or her society”?
Yêu cầu học sinh làm việc theo cặp: “Now decide in which paragraph each
detail below is mentioned. Write A, B, or C in the blank. ( part 3 - page 44)”
A
9/23

B

C


1.
2.
3.
4.
5.
6.

1. the name of an Italian dish
2. the time family members have to gather for lunch
3. the date of the wedding anniversary
4. an outdoor activity
5. the length of time a tradition has existed
6. the reason for spending time together
Giáo viên gọi học sinh lên và điền cột A, B, C vào bảng thông minh và
kiểm tra độ hiểu của học sinh làm từng câu qua từng dòng, câu của đoạn văn.
(Which sentences indicate in the passage)
Ví dụ: C. ... Last year, my mum cooked lasagne, an Italian dish.....
3.2. Bài tập 2.

Giáo viên đưa ra 5 câu hỏi trong sách giáo khoa, yêu cầu học sinh đọc to các
câu hỏi.
(1). What are the three customs or traditions Mi mentions?
(2). What does Mi’s family usually do on Sundays?
(3). What is the date of her grandparents’ wedding anniversary?
(4). What did they make for the grandparents’ wedding anniversary this year?
(5). Why do they love family customs and traditions?
Yêu cầu học sinh đọc lại nội dung đoạn văn và thảo luận theo cặp để đưa ra
đáp án cho câu trả lời.
Giáo viên kiểm tra độ hiểu bài của học sinh bằng cách tổ chức cho học sinh
tham gia chơi trò chơi “Lucky Number”

10/23


Học sinh tham gia chơi theo 2 đội và có 8 câu hỏi trong đó có 5 câu hỏi
nội dung ở phần trên, 1câu may mắn, 1 câu hỏa hoạn, 1 câu lũ quét. Giáo viên
phổ biến luật chơi cho học sinh để học sinh hiểu và nắm bắt luật chơi.
Yêu cầu lớp cử một thư kí (Hà Anh) lên bảng và theo dõi kết quả của 2
đội chơi.
Cuối trò chơi tổng kết lại điểm và khen đội thắng, động viên đội thua cố
gắng lần sau.
3.3. Bài tập 3 - Post reading “free talk”.
Để vận dụng vào phần đọc hiểu giáo viên đưa ra câu hỏi và thảo luận về
phong tục tập quán mà em thích nhất. Giáo viên đi vòng quanh lớp để giúp học
sinh nếu cần thiết về từ vựng và cấu trúc.
Work in pairs and discuss the questions.
(1). What are the three customs and traditions you like most in your family?
Describe them in detail.
(2). How do you feel when you take part in these customs and traditions?

(3). Why is it important to continue family customs and traditions?
Gọi học sinh trình bày trước lớp. Tôi gọi cặp học sinh khá nói trước, cặp yếu
nói sau. Và tôi đã ghi lại những gì học sinh nói theo cặp như sau:
The 1st pairs:
A: What are the three customs and traditions you like most in your family?
Describe them in detail.
B: We have tradition of celebrating family member’s birthday. We also have
custom of having dinner together. At Tet, we have tradition of making food:
Sticky rice, spring roll, chung cakes…..
A: How do you feel when you take part in these customs and traditions?
B: They are so meaningful and I feel happy to be a part of our traditions and
customs.
A: Why is it important to continue family customs and traditions?
B: Because they make family member closer and love each other more.
Và giáo viên gọi tiếp 1, 2 cặp nữa (nếu thời gian cho phép).
các cặp sau tôi giúp các em sửa lại lỗi mắc về từ và cấu trúc câu( ghi lên bảng
để các em chú ý, cách phát âm của một số từ ( giáo viên đọc học sinh nhắc lại).
Survey:
Dựa vào phần bài tập trên các nhóm khảo sát lẫn nhau và trình bày trước lớp
về những thông tin mà bạn tìm được.
Giáo viên phát cho các nhóm các worksheet để lấy thông tin

11/23


Name of interviewees

Question 1

Question 2


Question 3

Các nhóm trình bày lại thông tin mà bạn tìm được cho lớp.
Sau tiết học, tôi thấy phần lớn các em đã chuẩn bị bài ở nhà, mạnh dạn
hơn, chủ động hơn và linh hoạt hơn trong giờ luyện nói bằng Tiếng Anh. Một số
em vốn rất rụt rè và ít nói trong giờ Tiếng Anh như em Hùng, Phương, Hải ... thì
giờ này các em đã tích cực nói và chủ động xung phong lên bảng “đóng vai”
cùng các bạn. Một số em có sức học khá và giỏi như Khánh, Hiếu, Hà, Thảo .....
thì càng hăng hái hơn, luôn sẵn sàng giúp đỡ các bạn yếu hơn mình, “sửa” giúp
các bạn khi các bạn mắc phải những lỗi nhỏ.
Và một điều đặc biệt - ở cuối tiết dạy - Cô giáo dành tặng món quà nhỏ
cho em Hùng, em đã có rất nhiều cố gắng trong tiết học này. Tôi thấy được niềm
vui, niềm hãnh diện trong mắt em Hùng, Hải . Chắc chắn sau tiết học này, em sẽ
mạnh dạn hơn rất nhiều và sẽ tích cực hơn ở những tiết học sau. Một điều đáng
mừng nữa là tôi cũng thấy được sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Khi tôi đặt câu
hỏi với em Hà- một học sinh khá của lớp: “Tại sao em nghĩ bạn Hùng, Hà lại là
người xứng đáng với món quà của cô nhất chứ không phải các bạn học khá, giỏi
như Hà, Thảo hay Hiếu ?” Em đó đã trả lời tôi rằng: “Các bạn kia cũng đã rất cố
gắng trong giờ, nhưng chúng em thấy giờ học này bạn Hùng, Hải đã thực sự rất
cố gắng. Bạn ấy là người xứng đáng nhất ạ”. Và cả lớp cũng đồng ý với ý kiến
của em Hà.
Ngoài ra rất nhiều em cũng xứng đáng nhận được những lời khen ngợi từ
phía cô giáo. Giờ học kết thúc nhưng dường như các em vẫn rất “lưu luyến” với
việc nói về phong tục tập quán của địa phương và gia đình của mình. Tôi nhắc
các em luyện tập và tìm hiểu thêm về những tập quán đó - đó như một “bài tập
về nhà”, rất nhẹ nhàng và rất thiết thực với các em.

Ví dụ 2: Period 94 – Unit 11: Science and technology
12/23



(Chủ đề: Khoa học và công nghệ)
1. Warm up:
Tôi cho học sinh xem tranh (vật thật) về sự phát triển của khoa học như:
smart phone, computer, robots
Tôi đưa ra câu hỏi để học sinh trả lời: What’s this?
Who invented it?
Từ 3 tranh này tôi dẫn vào phần đọc lướt để lấy thông tin.Tôi giới thiệu nội
dung chính của bài học là vai trò của khoa học và công nghệ cho cuộc sống của
chúng ta trong tương lai. Trong tiết học này các em không chỉ nâng cao kỹ năng
đọc hiểu mà còn phát triển khả năng nói Tiếng Anh một cách tự tin về chủ đề
“Khoa học và công nghệ”.
2. Pre - reading:
Tôi cho học sinh đọc phần tiêu đề và yêu cầu học sinh đọc lướt để lấy
thông tin và ghép các tiêu đề với đoạn văn.Tôi hướng dẫn học sinh cách đọc
lướt,tìm từ khóa liên quan gần nhất đến tiêu đề. Tôi cũng nhắc nhở học sinh lưu
ý câu đầu tiên hoặc câu cuối mỗi đoạn văn thường chứa thông tin chính của cả
đoạn. Để dễ hiểu hơn, tôi lấy ví dụ:
Câu cuối của đoạn văn 1 chứa cụm từ “the possibility of living there”.
Vậy, theo học sinh thì tiêu đề đúng cho đoạn văn 1 là gì? Học sinh chắc
chắn sẽ dễ dàng trả lời tiêu đề tương ứng là “Can we live there?”
Khi học sinh nắm rõ được cách làm như vậy, các em sẽ cảm thấy tự tin hơn rất
nhiều trong quá trình khám phá bài đọc hiểu.
Sau khi tôi hướng dẫn xong, tôi sẽ để học sinh làm cá nhân và đưa ra đáp
án. Với lớp học khá, tôi sẽ hỏi học sinh giải thích lý do tại sao em lại có đáp án
đó.
(1). Can we live longer?
(2). Can we live there?
(3). Future home prediction?

3. While - reading
Để hiểu rõ hơn về bài đọc, học sinh sẽ được tham gia vào hoạt động sau:
3.1. Matching:
A
B
1. a reality
a. examine carefully to find out more about something.
2. explore
b. used intead of something else
3. possibility
c. equipment that helps save energy
4. replaced
d. a thing that actually exits or happen
5. anti-ageing pills
e. something that is likely to happen
6. energy saving devices f. medicine that can prevent ageing
13/23


Với hoạt động này học sinh sẽ luyện kỹ năng đọc chi tiết, gạch chân các
từ yêu cầu rồi dựa vào ngữ cảnh trong đoạn văn tìm ra cách giải nghĩa phù hợp
nhất. Giáo viên nhắc nhở học sinh rằng các câu văn gần với từ cần tìm nhất sẽ là
chìa khóa để tìm ra ý nghĩa của từ đó.
Sau khi nghe giáo viên hướng dẫn cách làm bài, học sinh sẽ hoàn thành
nhiệm vụ này theo cá nhân rồi giáo viên chữa bài.
Để ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học và tăng thêm phần háo hức,
sôi động cho tiết học, giáo viên sẽ sử dụng bảng thông minh để thiết kế hoạt
động này. Sau đó giáo viên mời các học sinh lên dùng bút của bảng để trình bày
đáp án mình đưa ra.
3.2. Answer the questions

(1). Why are scientists planning to send people to Mars?
(2). How will anti-ageing pills help people?
(3). How long does and average person live now?
(4). What are some energy saving devices?
(5). What will home robots do in the future?
Qua các hoạt động trên, học sinh mới chỉ làm việc cá nhân. Vì vậy, ở hoạt
động này học sinh sẽ có cơ hội làm việc theo cặp. Các em sẽ hỏi và trả lời 5 câu
hỏi liên quan đến bài đọc. Qua đó củng cố thêm kỹ năng đọc hiểu và trau dồi
vốn từ vựng. Ngoài ra, các em sẽ được luyện thêm về kỹ năng phát âm.
Sau 1 quá trình thảo luận, giáo viên sẽ chữa bài thông qua trò chơi Angry
Birds. Đây là một trò chơi gây hứng thú và tạo không khí sôi nổi cho lớp học.
Luật chơi như sau: Mỗi đội lần lượt chọn 1 quả trứng và trả lời 1 câu hỏi
tương ứng với 1 câu hỏi trong sách giáo khoa. Trong vòng 5 giây, nếu đội đó trả
lời được thì sẽ nhận được số điểm bên trong quả trứng (có thể là điểm cộng hoặc
trừ) hoặc cho đội còn lại quả trứng đó. Nếu đội nào không trả lời được câu hỏi
thì đội còn lại sẽ được quyền trả lời câu hỏi đó. Hết 5 câu hỏi, đội nào có số
điểm cao hơn sẽ là đội chiến thắng.
Yêu cầu lớp cử một thư kí ( Hà ) lên bảng và theo dõi kết quả của 2 đội
chơi.
Cuối trò chơi tổng kết lại điểm và khen đội thắng, động viên đội thua cố
gắng lần sau.

14/23


15/23


3. Post- reading “free talk”
Để vận dụng kiến thức phần đọc hiểu cũng như ứng dụng các từ vựng và

cấu trúc liên quan đến chủ đề bài học, học sinh sẽ có thời gian luyện tập theo
nhóm để nói về những điểm mạnh và điểm yếu của khoa học và công nghệ trong
1 số các lĩnh vực dưới đây:
Advances
Robots
Nuclear energy
Nutrition pills
Smart phones
Space travel

Advantages
do alot of things

Disadvantages
unemployment

Để những học sinh yếu có thể hiểu rõ hơn hoạt động này, giáo viên đưa ra
và phân tích 1 ví dụ làm mẫu.
Example:
A: I think robots will help us do many boring or difficult jobs.
B: Yes. But at the same time, they may bring a lot of unemployment.
C: And they’ll make us lazy and inactive.
Giáo viên giải thích cụm từ “at the same time” được dùng để diễn tả 2 sự
việc mang tính đối lập nhau. Giáo viên khuyến khích trong bài nói, học sinh sẽ
dùng cụm từ này để thực hành.
Trong quá trình thảo luận, giáo viên sẽ đi quanh lớp để hỗ trợ về ý tưởng
cũng như sửa các lỗi dùng từ và phát âm cho học sinh. Bên cạnh đó, giáo viên sẽ
khích lệ học sinh tìm ra càng nhiều điểm mạnh điểm yếu càng tốt.

16/23



Kết thúc quá trình thảo luận, giáo viên mời 4 nhóm lên trình bày. Mỗi
nhóm 1 chủ đề do giáo viên yêu cầu. Để tạo tinh thần cạnh tranh, học sinh có thể
chuẩn bị tranh ảnh hoặc đạo cụ phù hợp để minh họa phần trình bày của mình 1
cách sinh động nhất. Sau khi 4 nhóm kết thúc phần trình bày, giáo viên sẽ đánh
giá và chọn ra 1 nhóm có phần trình bày xuất sắc nhất để trao quà.
Và tôi ghi lại nội dung của các nhóm:
Group 1: Nutrition pills
Hằng: I think nutrition pills help people live longer and protect the body
from diseases.
Duy: Yes. But all the same time, they are very expensive.
Phuong: And they may create anti-aging population and creat over
population.
Group2: Space travel
Khanh: Hello everybody. We are in group 2. Today, we will tell you about
the advantages and disavantages of space travel. Do you think space travel is
interesting?
Class: Yes.
Khanh: Let's start.
Ha: In my opinion, space travel can help people know more about the
universe.
Khanh: Yes. I think so. But at the sme time, space travel is expensive and
it's too dangerous to astronauts. For example the space craft can be explored
Thuy: And it also leads to pollute in space.
Khanh: Do you have any questions?
Class: Yes. Do you think it's easy to do?
Khanh: No, I don't think so.
Ha: What else?
Xuan: Does it bring people more advantages?

Ha: Alright, It is so interesting because you can travel to explore more
other planets.
Group 3: Smat phone
Thao: Today we are going to present our opinion about advantages and
disadvantages of Smart phone.
Thao: What's this?
Class: Smart phone
Thao: Do you like it?
Class: Yes.
17/23


Thao: Me too. I think smart phone can replace your traditional camera,
map, calendar and calculator.
Hieu: OK. They provide easy ways of communication. But, al the same
time, they may cause heavy health effects
Ha Anh: And your privacy at risk and insecurity will be published
automatically.
Thao: Do you agree with us?
Class: Yes.
Hieu: Do you have any ideas?
Ngoc Anh: Do you think it 's dangerous foe human life?
Hieu: Actually it sometimes makes people lazier.
Thao: Anything else?
Toan: Do you know it is very covenient?
Thao: Alright. Imagine when you lost in a big city, you can use your smart
phone to find out the right way.
Do you have another idea?
Class: No, Thanks
All group: Thanks for your attention! ................


18/23


PHẦN IV. KẾT QUẢ
Sau khi thực hiện SKKN này, tôi thấy học sinh đã làm việc rất tích cực.
Sự phối hợp tốt giữa giáo viên và học sinh đã tạo được một giờ học vui vẻ, sôi
nổi, hào hứng, phát huy được tính tích cực của học sinh và đạt hiệu quả cao. Các
em học sinh ghi nhớ thông tin chính xác và rất nhanh qua việc quan sát tranh
ảnh. Tôi nhận thấy học sinh hầu hết nắm được bài và có thể nhớ từ vựng một
cách rất tốt. Các em hào hứng tham gia hội thoại, thậm chí có cả một số em rất
rụt rè và ít nói. Với sự gợi mở của giáo viên và qua việc thực hành theo cặp,
nhóm, học sinh đã tích cực chủ động sáng tạo để mở rộng vốn hiểu biết đồng
thời cũng rất linh hoạt trong việc thực hiện nhiệm vụ lĩnh hội kiến thức, kĩ năng.
Không khí học tập trong lớp sôi nổi, nhẹ nhàng, học sinh có cơ hội để khẳng
định mình không còn lúng túng e ngại khi bắt đầu vào giờ học. Số học sinh giao
tiếp đối thoại được tăng lên, đặc biệt là học sinh yếu kém cũng có thể hiểu và
nói được câu đơn giản.
Ngoài ra, các em cũng mắc rất ít về lỗi ngữ pháp. Một số đoạn hội thoại
của các em có chất lượng tốt- ngoài sự mong đợi của giáo viên. Điều đó đánh
giá được sự tích cực trong đó có cả sự say mê của học sinh đối với bộ môn này.
Nhiều em còn vận dụng kiến thức cũ đã học để mở rộng phạm vi giao tiếp. Qua
đó, tôi thấy bài học cũng phát huy được sự say mê sáng tạo của học sinh. Bài
học kinh nghiệm của tôi sau tiết học đó là:
+ Đối với giáo viên: Cần nghiên cứu kỹ nội dung yêu cầu của bài để có
giải pháp thích hợp, tranh ảnh đẹp, sử dụng hợp lý cũng góp phần lớn cho sự
thành công của tiết học. Và một điều không thể quên đó là học sinh rất sáng
tạo, nếu giáo viên biết khơi gợi và động viên, giúp đỡ các em, các em có thể
làm được nhiều hơn cả sự mong đợi của chúng ta.
+ Đối với học sinh: Điều đầu tiên mà các em cần đó là sự say mê, yêu

thích đối với môn học. Không phải học sinh nào cũng sẵn có điều này, giáo
viên sẽ chính là người khơi gợi và kích thích sự say mê của các em. Cần tích
cực giao tiếp, vì chỉ khi giao tiếp, các em mới bộc lộ được những điểm mạnh,
điểm yếu của mình, giúp cho giáo viên phát hiện ra những mặt tốt để động
viên, khuyến khích các em kịp thời. Đồng thời, cũng phát hiện ra những mặt
còn hạn chế của các em để giúp các em kịp thời sửa chữa, tránh tạo thành
những thói quen xấu, sau này sẽ rât khó sửa.
Sau đây là bảng tổng hợp kết quả khảo sát chất lượng học sinh đầu năm
và cuối năm ở phần kĩ năng nói như sau:

19/23


Điểm khảo sát đầu năm học 2017 – 2018:

Giỏi
Khá
TT Lớp
SL
%
SL
%
số
1 8A
39
10 25,6 15 38,6
2 8B
37
3
8,1

10
27
Điểm khảo sát cuối học 2017 – 2018:

Giỏi
Khá
TT Lớp
SL
%
SL
%
số
1 8A
39
25 62,9
9
24,3
2 8B
37
10
27
15 40,6

TB

Yếu

SL

%


SL

%

10
15

25,6
40,6

4
9

10,2
24,3

TB

Yếu

SL

%

SL

%

5

10

12,8
27

0
2

0
5,4

Với cách khai thác như ở trên, tôi thấy mình đã khá thành công. Tôi mạnh
dạn trình bầy với thầy cô và các bạn đồng nghiệp, mong muốn được thầy cô và
các bạn góp ý giúp đỡ để bản thân tôi được học hỏi nhiều kinh nghiệm hơn
nữa.

20/23


PHẦN V. KẾT LUẬN - KHUYẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN.
Học ngoại ngữ là một công việc lâu dài vất vả, không kém phần khó khăn
đối với học sinh nhất là học sinh có khả năng nhận thức chưa cao. Do vậy giáo
viên ngoài nhiệm vụ truyền đạt kiến thức còn phải tìm cách làm cho giờ học có
hiệu quả, thu hút sự tập trung của tất cả các đối tượng học sinh. Bằng nhiều
phương pháp tổ chức khác nhau, giáo viên hướng dẫn cho các em phương pháp
học tập phù hợp là rất quan trọng, đặc biệt cần khuyến khích các em tự tin sử
dụng tiếng Anh trong cuộc sống. Học ngoại ngữ mà không thực hành giao tiếp
thì ngày một phai mờ một ngôn ngữ mình đang học. Vì vậy tôi đưa ra một số ý
kiến nhỏ trên nhằm giúp bản thân tìm ra được một phương pháp phát huy tính

chủ động và khả năng tự giải quyết vấn đề trong việc học tiếng Anh cho học sinh
THCS nói chung và học sinh lớp 8 nói riêng đạt hiệu quả tốt nhất.
Với việc áp dụng phương pháp này giáo viên tiết kiệm được rất nhiều thời
gian trên lớp. Việc truyền thụ kiến thức cho học sinh không còn quá khó khăn
với giáo viên và việc tiếp thu của học sinh cũng có hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, để
có được tiết dạy tốt yêu cầu giáo viên phải đầu tư nghiên cứu nhiều nội dung, ý
đồ SGK, tham khảo nhiều tài liệu để thiết kế lại bài giảng sao cho phù hợp với
đối tượng học sinh để hỗ trợ các em học sinh làm chủ tri thức.
Với kết quả như trên, một lần nữa cho tôi khẳng định rằng đề tài “Rèn
luyện cho học sinh kỹ năng đọc và phát triển kỹ năng nói trong việc học
Tiếng Anh 8” mà tôi đã và sẽ tiếp tục nghiên cứu triển khai có tính thiết thực và
hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao năng lực tự học, tự tìm tòi, tạo hứng thú học
tập cho HS. Nhờ áp dụng sáng kiến này mà chất lượng môn Tiếng Anh do tôi
đảm nhiệm đã được cải thiện đáng kể. Các em học sinh đã yêu thích, tự tin hơn
trong quá trình học tập bộ môn, và chắc chắn rằng với việc tiếp tục đầu tư
nghiên cứu và áp dụng linh hoạt, triệt để trong các tiết dạy thì kết quả học tập
ngày một nâng cao hơn nữa.
II. KIẾN NGHỊ.
1. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo
- Tăng cường mở các lớp tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học để
các giáo viên dạy môn Tiếng Anh
- Tổ chức các hội thi để học sinh rèn luyện và phát triển kĩ năng nói.
2. Đối với ban lãnh đạo nhà trường
- Quan tâm hơn nữa đến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã nghiên cứu, thực nghiệm và
tôi đã đúc kết được trong quá trình học hỏi, tham khảo, nghiên cứu và giảng dạy
với chính học sinh của mình. Trong quá trình nghiên cứu, do điều kiện và thời
gian có hạn, chắc chưa được thật đầy đủ không tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong các cấp lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp cùng chia sẻ và góp ý để giúp tôi
hoàn thiện phương pháp giảng dạy, đạt hiệu quả cao hơn, giúp học sinh ngày

21/23


càng yêu thích và học tốt môn Tiếng Anh; để tôi thành công hơn nữa trong quá
trình dạy học; để sáng kiến của tôi thực sự phát huy hiệu quả trong thực tế và để
đề tài của tôi ngày càng hoàn chỉnh hơn và có tác dụng tích cực đối với việc
giảng dạy môn Tiếng Anh. Tôi rất mong được sự đóng góp, bổ sung của các cấp
lãnh đạo và bạn bè đồng nghiệp về những gì còn non nớt và thiếu sót trong đề tài
để sáng kiến của tôi có sự hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

22/23


PHẦN VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách Giáo Khoa Tiếng Anh - Nhà Xuất Bản Giáo Dục
- Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo, Tài Liệu Bồi Dưỡng Thường Xuyên cho Giáo Viên
THCS Chu Kì III ( 2004- 2007 ).
- Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra
đánh giá của học sinh môn Tiếng Anh trường THCS- 2008.

23/23



×