Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Giới hạn quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế theo quy định của hiệp định TRIPS và việc thực thi ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.12 MB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN NGỌC HỒNG DƢƠNG

ĐỀ TÀI
GIỚI HẠN QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI
SÁNG CHẾ THEO QUY ĐỊNH CỦA HIỆP ĐỊNH TRIPS
VÀ VIỆC THỰC THI Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN NGỌC HỒNG DƢƠNG

GIỚI HẠN QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI
SÁNG CHẾ THEO QUY ĐỊNH CỦA HIỆP ĐỊNH TRIPS
VÀ VIỆC THỰC THI Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC



Chuyên ngành: Luật Quốc tế
Mã số: 6038108

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Bá Bình

Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình
nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng,
đƣợc trích dẫn đúng theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này.

Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Hồng Dƣơng


Mục lục
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ BẢO HỘ SÁNG CHẾ VÀ GIỚI HẠN
QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ ........................... 6
1.1.

Khái quát về các học thuyết về bảo hộ sáng chế trên thế giới ............. 6


1.1.1.

Thuyết phần thƣởng........................................................................... 6

1.1.2.

Thuyết khuyến khích sáng tạo ........................................................... 6

1.1.3.

Thuyết hợp đồng hoặc bộc lộ thông tin............................................. 7

1.1.4.

Thuyết luật tự nhiên........................................................................... 7

1.2.
Lƣợc sử hình thành và phát triển của pháp luật về bảo hộ sáng chế
trên thế giới ....................................................................................................... 8
1.3.

Các văn bản pháp luật quốc tế quan trọng về bảo hộ sáng chế .......... 10

1.3.1.

Công ƣớc Paris về Bảo hộ Quyền Sở hữu công nghiệp .................. 11

1.3.2.

Hiệp ƣớc hợp tác về sáng chế.......................................................... 16


1.3.3.
Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thƣơng mại của quyền sở
hữu trí tuệ ........................................................................................................ 19
1.4.

Khái quát về giới hạn quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế ... 21

1.4.1.

Khái niệm giới hạn quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế ... 22

1.4.2.

Đặc điểm giới hạn quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế..... 23

1.4.3.

Ý nghĩa của giới hạn quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế ........... 24

1.5. Các quy định về giới hạn quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế
theo Hiệp định TRIPS ..................................................................................... 26
1.6.
Khái quát pháp luật Việt Nam hiện hành về giới hạn quyền sở hữu
công nghiệp đối với sáng chế .......................................................................... 32
1.7.

Kết luận Chƣơng 1.............................................................................. 35

CHƢƠNG 2: SỰ TƢƠNG THÍCH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM SO VỚI

HIỆP ĐỊNH TRIPS VỀ GIỚI HẠN QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI
VỚI SÁNG CHẾ ............................................................................................. 36
2.1.

Giới hạn quyền về điều kiện bảo hộ sáng chế .................................... 36


2.1.1.

Đối tƣợng đƣợc bảo hộ với danh nghĩa sáng chế ............................ 36

2.1.2.

Tiêu chuẩn để đƣợc cấp bằng bảo hộ sáng chế ............................... 37

2.2.

Đối tƣợng không đƣợc bảo hộ với danh nghĩa sáng chế .................... 39

2.3.
Giới hạn quyền đối với sáng chế trong các quy định về nội dung
quyền của chủ sở hữu sáng chế ....................................................................... 42
2.3.1.

Quyền của chủ sở hữu sáng chế và các ngoại lệ ............................. 42

2.3.2.

Nghĩa vụ của chủ sở hữu sáng chế .................................................. 46


2.4.
Quyền của ngƣời sử dụng trƣớc đối với sáng chế (Prior use of
inventions) ....................................................................................................... 49
2.5.
2.5.1.

Bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế ..................... 54
Điều kiện đối với việc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế .
......................................................................................................... 55

2.5.2.
Giới hạn quyền của chủ sở hữu và ngƣời có quyền sử dụng theo
quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế................. 60
2.6. Hết quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế (exhaustion of intellectual
property rights) ................................................................................................ 64
2.7.

Kết luận Chƣơng 2.............................................................................. 72

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VIỆT NAM VỀ GIỚI HẠN QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI
VỚI SÁNG CHẾ ............................................................................................. 74
3.1.
Một số đánh giá về các quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ hiện
hành về giới hạn quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế ....................... 74
3.1.1.

Ƣu điểm ........................................................................................... 74

3.1.2.


Hạn chế ............................................................................................ 76

3.1.2.1. Quy định mang tính nguyên tắc trong Luật Sở hữu trí tuệ 2005 .... 76
3.1.2.2. Quy định về các yếu tố hạn chế quyền sở hữu công nghiệp ........... 76
3.1.2.3. Quy định về quyền sử dụng trƣớc đối với sáng chế ........................ 77
3.1.2.4. Quy định về bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế .......... 78
3.1.2.5. Quy định về các nghĩa vụ của chủ sở hữu....................................... 80


3.1.2.6. Quy định về hết quyền sở hữu công nghiệp .................................... 81
3.2.
Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật sở hữu
trí tuệ hiện hành về giới hạn quyền đối với sáng chế...................................... 81
3.2.1.

Quy định về điều kiện bảo hộ đối với sáng chế .............................. 81

3.2.2.
Các quy định liên quan đến nội dung quyền của chủ sở hữu đối với
sáng chế ......................................................................................................... 83
3.2.3.
chế

Các quy định về bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng
......................................................................................................... 88

3.2.4.

Các quy định về hết quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế ............ 91


3.3.

Kết luận Chƣơng 3.............................................................................. 93

KẾT LUẬN ..................................................................................................... 95


1

MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp đối
với sáng chế nói riêng có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triền kinh tế - xã
hội. Chế độ bảo hộ sáng chế khuyến khích hoạt động sáng tạo bằng cách dành
cho chủ sở hữu độc quyền trong một thời hạn nhất định để khai thác sáng chế
và đổi lại chủ sở hữu sáng chế phải bộc lộ sáng chế của mình khi nộp đơn
đăng ký. Với độc quyền có điều kiện này, chủ sở hữu sáng chế có cơ hội khai
thác sáng chế để thu hồi vốn đầu tƣ, thu lợi nhuận một cách hợp lý và tái đầu
tƣ cho việc tạo ra các thành quả sáng tạo mới. Tuy nhiên, độc quyền dù dƣới
bất hình thức nào, có điều kiện hay không có điều kiện, nếu bị lạm dụng có
thể làm ảnh hƣởng đến lợi ích của bên thứ ba. Mục đích của Luật Sở hữu trí
tuệ nói chung và luật bảo hộ sáng chế nói riêng là tạo động lực cho hoạt động
sáng tạo và bảo vệ môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, nhƣng để bảo đảm đƣợc
mục đích này thì pháp luật phải đƣa ra những quy định để hạn chế quyền độc
quyền của chủ sở hữu sáng chế.
Trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của WTO, Việt Nam đã có nhiều

nỗ lực đáng ghi nhận trong việc đáp ứng các yêu cầu về bảo hộ quyền sở hữu
trí tuệ nói chung và các quy định về giới hạn quyền sở hữu công nghiệp đối
với sáng chế nói riêng. Tuy nhiên, trải qua 10 kể từ khi Việt Nam ở thành
viên của WTO và thực tiễn thi hành Luật Sở hữu trí tuệ cho thấy vẫn còn
những bất cập, vƣớng mắc nhất định cần đƣợc sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng
yêu cầu của thực tiễn, yêu cầu xã hội hiện đại và cũng nhƣ để bảo đảm thi
hành các cam kết về sở hữu trí tuệ trong các hiệp định thƣơng mại tự do thế
hệ mới mà Việt Nam đã và đang đàm phán hoặc ký kết.


2

Việc nghiên cứu về vấn đề “Giới hạn quyền sở hữu công nghiệp đối với
sáng chế theo quy định của Hiệp định TRIPS và việc thực thi ở Việt Nam”
là vấn đề cần thiết trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về sở
hữu trí tuệ, giúp có một cái nhìn sâu sắc và hoàn thiện hơn về quá trình hội
nhập của Việt Nam đối với toàn cầu.
2.

Tình hình nghiên cứu

Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu khác nhau liên quan đến vấn đề
giới hạn quyền đối sở hữu trí tuệ đặc biệt là với sáng chế. Trong bối cảnh nền
kinh tế toàn cầu hóa có sự tác động mạnh mẽ đến lợi ích của ngƣời dân ở các
nƣớc đang phát triển và chậm phát triển, vấn đề bảo đảm quyền tiếp cận của
công chúng đến các thành quả khoa học, công nghệ cũng nhƣ khả năng phát
triển nền công nghệ ở các nƣớc đang phát triển đã đặt ra yêu cầu về sự cân
bằng lợi ích giữa chủ sở hữu sáng chế với lợi ích của xã hội. Trƣớc yêu cầu
đó pháp luật quốc tế và quốc gia về quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế cần
phải đƣa ra những giới hạn về quyền của chủ sở hữu sáng chế, để đảm bảo

các nhà sáng tạo có quyền để hƣởng thành quả từ hoạt động trí tuệ của mình
nhƣng công chúng vẫn có thể đƣợc tiếp cận và ứng dụng trong thực tế, để
những phát minh sáng tạo đó trở nên có ích đối với nhân loại. Có thể kể đến
nghiên cứu về vấn đề này trên thế giới nhƣ: "Exclusions from patentable
subject matter and exceptions and limitations to the rights" (của Ủy ban
Thƣờng vụ về Luật pháp của WTO, 2009), "A Power Tool for Economic
Growth" (Kamil Idris, WIPO, 2001), “Exceptions and Limitations to
Intellectual Property Rights with Special Reference to Patent and Copyright”
(Saleena K.B), “Patent Exclusions that Promote Public Health Objectives”
(Shamnad Basheer, Shashwat Purohit và Prashant Reddy), “Patent Exceptions
and Limitations in the Health Context” (Coenraad Visser) v.v...


3

Ở Việt Nam, liên quan tới vấn đề giới hạn quyền sở hữu công nghiệp đối
với sáng chế, các bài viết thƣờng tập trung đến các vấn đề cụ thể nhƣ “Hoàn
thiện pháp luật Việt Nam về bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” và “Pháp luật quốc tế về bắt buộc
chuyển giao quyền sử dụng sáng chế” (của tác giả Lê Thị Nam Giang), bài
viết tập trung nghiên cứu các quy định về bắt buộc chuyển giao quyền sử
dụng đối với sáng chế theo quy định của pháp luật quốc tế và việc vận dụng
các quy định này tại Việt Nam. Bài viết “Quyền sở hữu trí tuệ và quyền tiếp
cận dƣợc phẩm dƣới góc độ quyền con ngƣời” (của tác giả Nguyễn Thanh Tú,
Phan Huy Hồng) tập trung phân tích mối quan hệ giữa quyền sở hữu trí tuệ
đối với sáng chế cụ thể là sáng chế liên quan đến sản phẩm dƣợc với quyền
con ngƣời cụ thể là quyền tiếp cận dƣợc phẩm; và sự cân bằng quyền sở hữu
trí tuệ và quyền con ngƣời thông qua phân tích Hiệp định TRIPS; và thực tiễn
ở Việt Nam trong việc cân bằng hai quyền này nhằm đảm bảo tốt nhất quyền
con ngƣời. Bài viết “Cơ chế hết quyền sở hữu trí tuệ trong Hiệp định TRIPS

và một số gợi ý cho các quốc gia thành viên WTO” (của tác giả Nguyễn Nhƣ
Quỳnh) thì nghiên cứu về các cơ chế hết quyền sở hữu trí tuệ theo Hiệp định
TRIPS đối với nhiều đối tƣợng sở hữu trí tuệ nhƣ nhãn hiệu, sáng chế, quyền
tác giả từ đó đƣa ra một số gợi ý cho các thành viên của WTO trong áp dụng
quy định của Hiệp định TRIPS về cơ chế hết quyền.
Tuy nhiên các bài viết trên chỉ để cập một hoặc một số khía cạnh trong
vấn đề giới hạn quyền sở hữu công nghiệp với sáng chế hoặc giới hạn quyền
sở hữu trí tuệ trong đó có đối tƣợng là quyền đối với sáng chế mà chƣa có một
công trình nghiên cứu một cách hệ thống toàn diện về giới hạn quyền sở hữu
công nghiệp đối với sáng chế của Việt Nam đồng thời đƣa ra đánh giá về độ
tƣơng thích so với Điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam đã tham gia cụ thể là Hiệp
định TRIPS.
3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu


4

Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề giới hạn quyền sở hữu công
nghiệp đối với sáng chế trên cơ sở các quy định Hiệp định về các khía cạnh
liên quan đến thƣơng mại của quyền sở hữu trí tuệ - Hiệp định TRIPS, một
Hiệp định quy định các chuẩn mực tối thiểu về bảo hộ sở hữu trí tuệ mà hiện
nay trên 160 thành viên phải tuân thủ, trong đó có Việt Nam. Trong khuôn
khổ của luận văn, tác giả phân tích và đánh giá việc thực thi các quy định về
giới hạn quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế theo Hiệp định TRIPS tại
Việt Nam trong việc xây dựng các văn bản pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ
đồng thời đƣa ra các đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam và giới hạn
quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế.
4.


Mục đích và câu hỏi nghiên cứu

Mục đích của đề tài này là nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ về mặt lý luận
và thực tiễn pháp luật về giới hạn quyền đối với sáng chế tại Việt Nam trong
mối tƣơng quan với Hiệp định TRIPS; dựa vào Hiệp định TRIPS đánh giá
mức độ tƣơng thích của hệ thống pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này; và
đƣa ra phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giới hạn quyền sở
hữu công nghiệp đối với sáng chế phù hợp với hoàn cảnh hiện tại.
Các câu hỏi nghiên cứu chính của luận văn đó là:
- Pháp luật về bảo hộ sáng chế và giới hạn quyền sở hữu công nghiệp đối
với sáng chế đƣợc hình thành và phát triển ra sao?
- Mức độ tƣơng thích của pháp luật Việt Nam so với Hiệp định TRIPS
về giới hạn quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế nhƣ thế nào?
- Nên dùng giải pháp gì để hoàn thiện pháp luật Việt Nam giới hạn
quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế?
5.

Các phƣơng pháp nghiên cứu


5

Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin. Đồng thời, các phƣơng
pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành nhƣ: thu thập thông tin, thống kê,
phân tích, so sánh v.v... cũng đƣợc sử dụng nhằm tổng hợp các tri thức khoa
học và luận chứng các vấn đề tƣơng ứng đƣợc nghiên cứu.
6.


Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về vấn
đề giới hạn quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, nhất là các quy định
của Hiệp định TRIPS và việc thực thi tại Việt Nam. Từ đó, kết quả nghiên
cứu này có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu,
giảng dạy, cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu
công nghiệp đối với sáng chế.
7.

Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Khái quát về bảo hộ sáng chế và giới hạn quyền sở hữu công
nghiệp đối với sáng chế.
Chƣơng 2: Sự tƣơng thích của pháp luật Việt Nam so với Hiệp định
TRIPS trong các quy định về giới hạn quyền đối với sáng chế.
Chƣơng 3: Một số đánh giá và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam
về giới hạn quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế.


6

CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ BẢO HỘ SÁNG CHẾ VÀ GIỚI
HẠN QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ
1.1.

Khái quát về các học thuyết về bảo hộ sáng chế trên thế giới


Trong quá trình hình thành và phát triển của việc bảo hộ sáng chế, có
nhiều học thuyết đƣợc đƣa ra về vấn đề này. Các học thuyết phổ biến đó là:
thuyết phần thƣởng; thuyết khuyến khích sáng tạo; thuyết hợp đồng hoặc bộ
lộ thông tin; và thuyết luật tự nhiên.
1.1.1. Thuyết phần thƣởng
Thuyết phần thƣởng hay còn gọi là bù đắp chi phí (Reward thesis) lập
luận rằng để sáng tạo ra một giải pháp kỹ thuật nhà sáng chế phải chi phí một
lƣợng vật chất nhất định, bởi vậy xã hội phải có trách nhiệm bù đắp các chi
phí cho nhà sáng chế và pháp luật phải đƣợc sử dụng để bảo đảm việc thƣởng
này.
Một trong những mục đích của việc bảo hộ sáng chế là khuyến khích tạo
ra công nghệ mới. Để đạt đƣợc mục đích này, xã hội dành cho ngƣời sáng tạo
ra công nghệ mới độc quyền khai thác nhằm thu hồi các chi phí cho việc tạo
ra công nghệ đó và tái sản xuất để đối lấy việc bộc lộ sáng chế đó cho xã hội.
Độc quyền này cho phép loại trừ sự bắt chƣớc của những ngƣời khác đã
không chịu đầu tƣ trí tuệ và vật chất vào nghiên cứu và triển khai đƣợc thực
hiện thông qua lợi thế cạnh tranh mà độc quyền khai thác đƣa lại. Về mặt này,
hệ thống bằng sáng chế đóng vai trò công cụ của chính sách kinh tế nhằm
kích thích đầu tƣ đầy rủi ro cho nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ1.
1.1.2. Thuyết khuyến khích sáng tạo

1

Phạm Phi Anh, Trần Văn Hải (2011), Bài giảng Sáng chế và Mẫu hữu ích, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
Văn.


7

Thuyết khuyến khích sáng tạo (Incentive thesis), thuyết này có điểm

tƣơng đồng với thuyết bù đắp chi phí vừa nêu, đó là việc bù đắp chi phí thông
qua việc pháp luật bảo hộ quyền của nhà sáng chế đƣợc độc quyền khai thác
lợi ích vật chất do sáng chế mang lại trong một khoảng thời gian nhất định
nhằm bù đắp những chi phí mà nhà sáng chế đã bỏ ra2.
Thuyết khuyến khích sáng tạo lập luận rằng việc bảo đảm bù đắp chi phí
(về vật chất) và phần thƣởng của xã hội (về tinh thần) nhằm khuyến khích các
chủ thể khác trong xã hội sáng tạo.
1.1.3. Thuyết hợp đồng hoặc bộc lộ thông tin
Thuyết hợp đồng hoặc bộc lộ thông tin (Disclosure thesis) lập luận rằng
xã hội đã bù đắp chi phí cho nhà sáng chế thì đổi lại nhà sáng chế phải bộc lộ
thông tin về sáng chế, việc này đƣợc thể hiện nhƣ một hợp đồng trao đổi giữa
nhà sáng chế và xã hội đƣợc đảm bảo bằng pháp luật; và không những khuyến
khích nhà sáng chế tiếp tục sáng tạo mà trên cơ sở thông tin về sáng chế đƣợc
bộc lộ, các chủ thể khác trong xã hội có thể sáng tạo ra những giải pháp kỹ
thuật mới3.
Hệ thống bằng sáng chế khuyến khích tạo ra sáng chế thông qua nguồn
thông tin công nghệ ngày càng gia tăng chứa đựng thông tin sáng chế. Thông
tin sáng chế sẽ cung cấp cho các nhà nghiên cứu những hƣớng phát triển mới
của công nghệ, những ý đồ sáng tạo mới làm cơ sở cho việc nảy sinh các sáng
chế mới, các cải tiến kỹ thuật mới. Điều này cho phép các nhà nghiên cứu tìm
đƣợc các nhƣợc điểm của sáng chế đƣợc cấp bằng sáng chế để tìm cách khắc
phục chúng, kết quả là tạo ra đƣợc các sáng chế mới4.
1.1.4. Thuyết luật tự nhiên
2

Phạm Phi Anh, Trần Văn Hải, tlđd chú thích 1, tr 6.
Phạm Phi Anh, Trần Văn Hải, tlđd chú thích 1, tr 6.
4
Phạm Phi Anh, Trần Văn Hải, tlđd chú thích 1, tr 6.
3



8

Thuyết luật tự nhiên (Natural law) lập luận rằng mọi ngƣời có quyền sở
hữu tài sản (trong đó có tài sản trí tuệ) do mình tạo ra, sáng chế là một loại tài
sản trí tuệ, bởi vậy xã hội phải công nhận quyền này. Pháp luật là một công cụ
đảm bảo để thực hiện quyền của nhà sáng chế đối với tài sản do mình sáng tạo
nên.
1.2.

Lƣợc sử hình thành và phát triển của pháp luật về bảo hộ

sáng chế trên thế giới
Hệ thống bảo hộ sáng chế trên thế giới đã có lịch sử tƣơng đối dài. Trải
qua quá trình phát triển, hệ thống này dần đƣợc hoàn thiện và điểm nhấn đặc
biệt tạo ra mốc phát triển mới chính là sự ra đời của Hiệp định về các khía
cạnh liên quan đến thƣơng mại của quyền sở hữu trí tuệ trong khuôn khổ Tổ
chức Thƣơng mại Thế giới.
Hệ thống bảo hộ sáng chế hiện đại đầu tiên đƣợc thiết lập ở Cộng hoà
Venice vào giữa thế kỷ XV nhằm khuyến khích sáng tạo. Quy chế về sáng
chế năm 1474 của Cộng hoà Venice đã giải thích rằng:
“Xung quanh chúng ta có nhiều thiên tài, có khả năng sáng chế ra những
thiết bị tinh xảo…Vậy nên nếu đặt ra các quy định về các tác phẩm và thiết bị
do những ngƣời đó tạo ra, để ngƣời khác khi thấy những thứ đó không thể bắt
chƣớc và lấy đi vinh dự của nhà sáng chế, thì nhiều ngƣời sẽ phát huy tài
năng của mình hơn sẽ sáng chế ra những thiết bị vô cùng hữu ích và giúp ích
cho Khối thịnh vƣợng chung của chúng ta”.5
Tại Vƣơng quốc Anh thế kỷ thứ 14, các quốc vƣơng của nƣớc Anh đã
dành sự bảo hộ cho cả thợ thủ công ngoại quốc nhằm thu hút công nghệ vào

nƣớc này. Cho đến cuối thế kỷ thứ XVI, việc bán các độc quyền sáng chế, bao
5

Kamil ldris, INTELLECTUAL PROPERTY: A Power Tool for Economic Growth,
Ngày truy cập 10/5/2017.


9

gồm quyền bán và quyền sản xuất hàng hoá đã mang lại một nguồn thu lớn
cho các quốc vƣơng Anh. Trong một nỗ lực hạn chế việc bán quyền đối với
sáng chế một cách thái quá, vào năm 1624, Nghị viện Anh đã ban hành Quy
chế về đặc quyền, là cơ sở cho các luật sáng chế hiện đại của những nƣớc xây
dựng luật quốc gia dựa trên thông luật. Quy chế này quy định về việc cấm đặc
quyền chung, loại trừ việc cấp bằng sáng chế ra khỏi việc cấm độc quyền cho:
“việc một mình làm ra hoặc tạo ra hàng hoá mới bằng bất cứ phƣơng pháp
nào trong phạm vi Vƣơng quốc” và quy định bằng độc quyền sáng chế chỉ
đƣợc cấp trong thời hạn tối đa là 14 năm. Vì thế, theo hệ thống luật của Anh,
bằng sáng chế chỉ đƣợc cấp cho các sáng chế hữu ích.6
Tại châu Âu lục địa, văn bản pháp luật hiện đại đầu tiên về sáng chế là
luật của Pháp ngày 07 tháng 01 năm 1791. Luật này chịu ảnh hƣởng lớn của
tinh thần cách mạng thời kỳ đó và trong phần lớn lời nói đầu có nhận định
rằng: “Mọi ý tƣởng mới, mà việc bộc lộ hoặc phát triển chúng có thể hữu ích
cho xã hội thuộc về ngƣời đầu tiên nghĩ ra và sẽ là xâm phạm quyền lực nhất
của một ngƣời nếu không xem một sáng chế về kỹ thuật và hàng hoá hữu ích
là tài sản của tác giả sáng chế đó”.7
Tinh thần cách mạng tƣơng tự và sự tôn trọng quyền con ngƣời ảnh
hƣởng đến luật của Pháp cũng đã tác động đến Hiến pháp của Hoa Kỳ năm
1787, trong đó tại Mục 8 quy định rằng “Quốc hội có thẩm quyền … thúc đẩy
sự tiến bộ của khoa học và kỹ thuật hữu ích, bằng việc đảm bảo cho các tác

giả và nhà sáng chế độc quyền đối với các tác phẩm và sáng chế của họ trong
một thời hạn nhất định”.8
Nhƣ vậy, ngay ở những văn bản pháp luật sơ khai đầu tiên về việc bảo
hộ sáng chế, các nƣớc trên thế giới đã đƣa vào mục tiêu của hệ thống sáng chế
6

Nguyễn Văn Bảy (2009), Cân bằng lợi ích trong bảo hộ Quyền Sở hữu công nghiệp đối với Sáng chế, Luận văn Thạc sĩ
Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội.
7
Kamil ldris, tlđd chú thích 5, tr 1.
8
Nguyễn Văn Bảy, tlđd chú thích 6, tr 10.


10

đồng thời với các nguyên tắc cân bằng lợi ích trong bảo hộ sáng chế, đó chính
là dành sự bảo hộ cho các tiến bộ công nghệ (sáng chế) nhƣ một phần thƣởng
dành cho hành động bộc lộ thành quả sáng tạo.
Cho đến khi Hiệp định TRIPS ra đời thì ở ngay trong Hiệp định này,
ngƣời ta đã dành rất nhiều điều khoản để thể hiện một cách rõ ràng hoặc ngụ
ý về việc cần bảo đảm sự cân bằng giữa mục tiêu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
với các mục tiêu tiếp cận công nghệ, bảo đảm an sinh xã hội, quyền tiếp cận
văn hóa v.v… Điều 7 và Điều 8 Hiệp định khi đề cập đến nguyên tắc và mục
tiêu của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đã quy định “việc bảo hộ và thực thi
các quyền sở hữu trí tuệ phải góp phần thúc đẩy việc cải tiến, chuyển giao và
phổ biến công nghệ, góp phần đem lại lợi ích chung cho ngƣời tạo ra và ngƣời
sử dụng kiến thức công nghệ, đem lại lợi ích xã hội và lợi ích kinh tế, và tạo
ra sự cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ” và “các thành viên có thể thực hiện
các biện pháp cần thiết để bảo đảm các vấn đề y tế và dinh dƣỡng cho nhân

dân, và thúc đẩy lợi ích công cộng trong những lĩnh vực có tầm quan trọng
sống còn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và cộng nghệ của mình, với
điều kiện là các biện pháp đó không đƣợc trái với các quy định của Hiệp định
này”.
Với mục tiêu và những nguyên tắc đƣợc nêu ở trên, hiệp định TRIPS đã
đƣa vào các quy định thể hiện rõ sự cân bằng lợi ích để đảm bảo đƣợc quyền
lợi của tất cả các bên liên quan trong phạm vi một Thành viên cũng nhƣ giữa
các Thành viên với nhau. Với những quy định mang tính chuẩn mực tối thiểu
và mang tính bắt buộc đối với các thành viên Tổ chức Thƣơng mại Thế giới
trong Hiệp định TRIPS, mặc dù pháp luật các nƣớc có sự khác biệt nhất định
thì ít nhất các quy định về hạn chế và ngoại lệ trong việc bảo hộ sáng chế ở
các nƣớc hiện nay là tƣơng đối giống nhau.
1.3.

Các văn bản pháp luật quốc tế quan trọng về bảo hộ sáng chế


11

1.3.1. Công ƣớc Paris về Bảo hộ Quyền Sở hữu công nghiệp
Công ƣớc Paris về Bảo hộ Quyền Sở hữu công nghiệp có tên tiếng Anh
là Paris Convention for the Protection of Industrial Property. Việt Nam đã gia
nhập Công ƣớc Paris từ ngày 8/3/1949.
Trong thế kỷ XIX, trƣớc khi có các điều ƣớc quốc tế về sở hữu công
nghiệp, việc mỗi chủ thể muốn có đƣợc sự bảo hộ sở hữu công nghiệp, trong
đó có bảo hộ sáng chế, ở các nƣớc khác nhau trên thế giới là rất khó khăn bởi
vì luật sáng chế của các nƣớc này là rất khác nhau. Hơn nữa, để đạt đƣợc mục
đích đó, phải làm và nộp các đơn yêu cầu cấp bằng sáng chế hầu nhƣ đồng
thời vào tất cả các nƣớc mong muốn nhằm tránh hậu quả của biệc công bố
sáng chế ở một nƣớc làm mất tính mới của đơn đƣợc nộp ở các nƣớc khác.

Việc không có sự bảo hộ thích đáng các sáng chế nƣớc ngoài trở nên đặc
biệt rõ ràng khi chính phủ Áo-Hung mời các nƣớc khác tham gia triển lãm
quốc tế các sáng chế đƣợc tổ chức ở Viên vào năm 1873. Một trở ngại khi tiến
hành là nhiều ngƣời nƣớc ngoài không muốn trƣng bày các sáng chế tại triển
lãm vì lo ngại rằng sáng chế của mình bị sao chép mà không có cơ sở để
chống lại. Để khắc phục nhƣợc điểm này, nƣớc Áo ban hành luật đặc biệt bảo
đảm sự bảo hộ tạm thời cho tất cả các ngƣời nƣớc ngoài tham gia triển lãm
đối với các sáng chế, nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp. Đồng thời, một
cuộc họp chính thức và cải cách hệ thống bằng sáng chế đƣợc tổ chức ở Viên
vào chính năm 1873 đó. Cuộc họp này đã thông qua một số quyết định, xác
lập một số nguyên tắc mà hệ thống bằng sáng chế có hiệu quả phải dựa vào và
hối thúc các Chính phủ “đi đến một thoả thuận quốc tế về việc bảo hộ sáng
chế càng sớm càng tốt”.9

9

Phạm Phi Anh, Trần Văn Hải, tlđd chú thích 1, tr 6.


12

Sau cuộc họp ở Viên, một cuộc họp quốc tế về sở hữu công nghiệp đã
đƣợc tổ chức tại Paris vào năm 1878. Kết quả chính của cuộc họp lần thứ hai
này là việc quyết định rằng một trong số các chính phủ cần mời các chính phủ
khác tham dự một hội nghị ngoại giao quốc tế “với nhiệm vụ xác định cơ sở
của việc xây dựng luật pháp thống nhất” trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp10.
Sau cuộc họp này, một dự thảo luật cuối cùng về việc thành lập “Hiệp
hội” về bảo hộ sở hữu công nghiệp đƣợc chuẩn bị ở Pháp và dự thảo này đƣợc
Chính phủ Pháp gửi cho các nƣớc cùng với lời mời tham dự Hội nghi quốc tế
ở Paris vào năm 1880. Hội nghị này đã thông qua dự thảo Công ƣớc về thực

chất chứa đựng các điều khoản chủ yếu mà cho đến nay vẫn là những nét
chính của Công ƣớc Paris.
Tại hội nghị ngoại giao tiến hành ở Paris vào ngày 20/3/1883, 10 nƣớc
đã thông qua dự thảo lần cuối cùng và ký Công ƣớc Paris về bảo hộ sở hữu
công nghiệp. Cho tới ngày 13/10/2017 đã có 177 nƣớc tham gia Công ƣớc
này. Việt Nam tham gia Công ƣớc Paris từ 8/3/1949.
Công ƣớc Paris đã đƣợc sửa đổi tại Brussel ngày 14/2/1900, tại
Washington ngày 2/6/1911, tại Lahay ngày 6/11/1925, tại London ngày
2/6/1934, tại Lisbon ngày 31/10/1958 tại Stockholm ngày 14/7/1967, tổng sửa
đổi ngày 28/9/1979. Lần sửa đổi cuối cùng đƣợc tiến hành ở Geneve vào năm
1984.
Các quy định của công ƣớc Paris để cập dến 4 nguyên tắc lớn cho việc
bảo hộ sở hữu công nghiệp - trong đó có bảo hộ sáng chế - tại các nƣớc thành
viên.
a.

10

Nguyên tắc đối xử quốc gia

Phạm Phi Anh, Trần Văn Hải, tlđd chú thích 1, tr 6.


13

Công ƣớc Paris quy định rằng đối với việc bảo hộ sở hữu công nghiệp,
mỗi nƣớc thành viên phải dành cho công dân của các nƣớc thành viên khác sự
bảo hộ tƣơng tự nhƣ sự bảo hộ dành cho công dân của mình. Chế độ đối xử
quốc gia tƣơng đƣơng cũng phải đƣợc dành cho công dân của những nƣớc
không phải là thành viên của Công ƣớc Paris nếu họ cƣ trú tại một nƣớc thành

viên hoặc họ có cơ sở kinh doanh tại một nƣớc thành viên. Công ƣớc cũng đặt
ra những ngoại lệ nhất định. Các quy định của luật pháp quốc gia liên quan
đến thủ tục xét xử và thủ tục hành chính, thẩm quyền xét xử, việc lựa chọn địa
chỉ giao dịch hoặc chỉ định đại diện đƣợc bảo lƣu11.
b.

Quyền ưu tiên

Công ƣớc Paris quy định về quyền ƣu tiên đối với sáng chế, cụ thể là
trên cơ sở một đơn hợp lệ đầu tiên đã đƣợc nộp tại một trong số các nƣớc
thành viên, trong một thời hạn 12 tháng đối với sáng chế và giải pháp hữu ích,
ngƣời nộp đơn có thể nộp đơn yêu cầu bảo hộ tại bất cứ nƣớc thành viên nào
khác và các đơn nộp sau sẽ đƣợc coi nhƣ đã đƣợc nộp vào cùng ngày với
ngày nộp đơn đầu tiên. Những đơn nộp sau dựa trên cơ sở đơn nộp đầu tiên sẽ
không bị ảnh hƣởng bởi bất cứ sự kiện nào có thể xảy ra trong khoảng thời
gian ƣu tiên, chẳng hạn nhƣ việc công bố sáng chế.
Việc đƣa ra nguyên tắc này đƣợc lý giải là bằng sáng chế phải đƣợc cấp
cho ngƣời đầu tiên nộp đơn. Khi nộp đơn yêu cầu cấp bằng sáng chế ở nƣớc
ngoài vấn đề tính mới trở nên phức tạp bởi lẽ nếu sáng chế đã đƣợc cấp bằng
sáng chế ở một nƣớc khác thì nó sẽ là “không mới” và do vậy mà không có
khả năng đƣợc cấp bằng sáng chế ở nƣớc khác. Hơn nữa, khi ngƣời nộp đơn
muốn có đƣợc sự bảo hộ ở một số nƣớc, họ không buộc phải nộp đồng thời tất
cả các đơn tại nƣớc xuất xứ và các nƣớc khác mà có đến 12 tháng để quyết

11

Phạm Phi Anh, Trần Văn Hải, tlđd chú thích 1, tr 6.


14


định xem nên đơn yêu cầu bảo hộ ở những nƣớc nào và tiến hành thủ tục nộp
đơn ở các nƣớc đƣợc chọn12.
c.

Nguyên tắc bảo hộ độc lập

Nguyên tắc bảo hộ độc lập đƣợc hiểu là việc một nƣớc thành viên cấp
bằng sáng chế cho một sáng chế không bắt buộc các nƣớc thành viên khác
cũng phải cấp bằng sáng chế cho chính sáng chế đó. Nguyên tắc này còn đƣợc
hiểu là không thể từ chối cấp, hủy bỏ hoặc đình chỉ hiệu lực với một bằng
sáng chế ở bất cứ nƣớc thành viên nào với lý do bằng sáng chế đối với sáng
chế đó bị từ chối cấp, đình chỉ hoặc hủy bỏ hiệu lực ở bất cứ một nƣớc thành
viên khác. 13
d.

Một số quy định khác

Mỗi nƣớc thành viên chỉ có thể cấp lixăng không tự nguyện để ngăn
ngừa việc lạm dụng độc quyền sáng chế trong giới hạn nhất định. Cụ thể là,
chỉ có thể cấp lixăng không tự nguyện (lixăng không do chủ bằng sáng chế
cấp mà do một cơ quan công quyền của một nƣớc thành viên liên quan đến
cấp) nếu sau 3 năm kể từ ngày cấp bằng sáng chế hoặc 4 năm để từ ngày nộp
đơn yêu cầu cấp bằng sáng chế (tùy theo thời hạn mà kết thúc sớm hơn) sáng
chế đƣợc cấp bằng sáng chế không đƣợc khai thác hoặc không đƣợc khai thác
đủ mức đáp ứng nhu cầu xã hội và nếu chủ bằng sáng chế không có những lý
do hợp pháp để biện minh cho việc không khai thác sáng chế của mình14.
Ngoài ra, không đƣợc phép đình chỉ hiệu lực bằng sáng chế, trừ trƣờng
hợp việc cấp lixăng không tự nguyện không đủ ngăn cản việc lạm dụng
quyền. Trong trƣờng hợp thứ hai, bằng sáng chế có thể bị yêu cầu đình chỉ

hiệu lực nhƣng chỉ sau khi kết thúc thời gian 2 năm kể từ ngày cấp lixăng
12

Phạm Phi Anh, Trần Văn Hải, tlđd chú thích 1, tr 6.
Phạm Phi Anh, Trần Văn Hải, tlđd chú thích 1, tr 6.
14
Phạm Phi Anh, Trần Văn Hải, tlđd chú thích 1, tr 6.
13


15

không tự nguyện đầu tiên. Việc chủ bằng sáng chế nhập khẩu vào một quốc
gia, mà ở đó bằng sáng chế đã đƣợc cấp, những đối tƣợng đƣợc sản xuất tại
bất cứ một quốc gia khác là thành viên của Liên minh sẽ không dẫn tới việc bị
tƣớc quyền theo bằng sáng chế. Điều kiện khác đối với việc cấp lixăng không
tự nguyện hoàn toàn do luật quốc gia của các nƣớc thành viên quy định15.
Công ƣớc Paris cũng có quy định dành ân hạn cho việc nộp phí duy trì
hiệu lực các quyền sở hữu công nghiệp và việc khôi phục bằng sáng chế trong
trƣờng hợp không nộp phí duy trì hiệu lực. Ngƣời nộp phí muộn sẽ phải nộp
thêm một khoản phí phụ trội. Trong khoảng ân hạn, bằng sáng chế vẫn tạm
thời có hiệu lực và trong trƣờng hợp phí duy trì hiệu lực không đƣợc nộp thì
liệu lực của bằng sáng chế sẽ chấm dứt hiệu lực kể từ ngày kết thúc kỳ hạn
hiệu lực16.
Một nguyên tắc khác rất quan trọng liên quan đến việc hạn chế quyền
của chủ bằng sáng chế trong một số trƣờng hợp nhất định. Khi tàu thuyền,
máy bay hoặc các phƣơng tiện vận tải đƣờng bộ của một nƣớc thành viên
khác tạm thời đi vào lãnh thổ của một nƣớc thành viên và trên các phƣơng
tiện đó có các bộ phận đƣợc cấp bằng sáng chế ở nƣớc thành viên đó, chủ
phƣơng tiện vận tải không cần phải có sự đồng ý trƣớc hoặc không cần đƣợc

cấp phép sử dụng từ chủ bằng sáng chế. Việc sử dụng các bộ phận đƣợc cấp
bằng sáng chế trên các phƣơng tiện vận tải đó sẽ không bị coi là hành vi xâm
phạm quyền với điều kiện việc sử dụng đó chỉ nhằm duy trì hoạt động bình
thƣờng của phƣơng tiện. Quy định này chỉ liên quan đến việc sử dụng các
thiết bị đƣợc cấp bằng sáng chế, không cho phép việc sản xuất các thiết bị
dƣợc cấp bằng sáng chế trên các phƣơng tiện đó và cũng không cho phép bán

15
16

Phạm Phi Anh, Trần Văn Hải, tlđd chú thích 1, tr 6.
Phạm Phi Anh, Trần Văn Hải, tlđd chú thích 1, tr 6.


16

các sản phẩm đƣợc cấp bằng sáng chế hoặc các sản phẩm thu đƣợc từ quy
trình đƣợc cấp bằng sáng chế17.
Các nƣớc thành viên phải có quy định dành sự bảo hộ tạm thời cho các
sáng chế có khả năng đƣợc bảo hộ đối với các hàng hóa trƣng bày tại các triển
lãm quốc tế chính thức hoặc đƣợc công nhận là chính thức tổ chức tại một
trong số các nƣớc đó.
Các quy định nói trên áp dụng cho sáng chế cũng đƣợc áp dụng cho giải
pháp hữu ích, với những sửa đổi phù hợp.
1.3.2. Hiệp ƣớc hợp tác về sáng chế
Hiệp ƣớc hợp tác về sáng chế có tên tiếng Anh là The Patent
Cooperation Treaty (viết tắt là PCT), đã đƣợc Việt Nam tham gia từ ngày
10/3/1993.
Cùng với việc mở rộng các quan hệ kinh tế, thƣơng mại quốc tế, nhu cầu
đƣợc cấp bằng sáng chế cho một sáng chế không chỉ ở một nƣớc mà ở nhiều

nƣớc khác nhau ngày càng lớn. Chẳng hạn theo thống kê thì trƣớc khi xuất
hiện PCT gần một nửa tổng số đơn yêu cầu cấp bằng sáng chế nộp vào các
nƣớc trên thế giới, về thực chất, là trùng nhau, nghĩa là với cùng một sáng chế
đơn yêu cầu cấp bằng sáng chế đƣợc nộp vào rất nhiều nƣớc. Trong các
trƣờng hợp đó với mỗi ngƣời nộp đơn phải lập một đơn theo các quy định về
hình thức và nội dung của luật sáng chế của từng nƣớc. Các cơ quan sáng chế
của các nƣớc này xử lý các đơn đó theo một cách riêng biệt, tức là tiến hành
thẩm định về mặt hình thức, tra cứu thông tin, thẩm định bản chất đơn đó.
Trong nhiều tƣờng hợp – ngay cả ở các nƣớc công nghiệp phát triển – đơn
yêu cầu cấp bằng sáng chế chỉ đƣợc thẩm định về mặt hình thức vì các cơ
quan sáng chế của các nƣớc này không có đủ phƣơng tiện và biên chế cần
17

Phạm Phi Anh, Trần Văn Hải, tlđd chú thích 1, tr 6.


17

thiết để tra cứu thông tin và thẩm định bản chất. Nhƣ vậy với cùng một sáng
chế cần yêu cầu cấp bằng sáng chế ở các nƣớc khác nhau thì ngƣời nộp đơn
và các cơ quan sáng chế phải lặp lại nhiều lần một loạt thao tác trùng nhau18.
Hiệp ƣớc PCT đã bắt đầu manh nha từ năm 1966 khi Ban Điều hành
Công ƣớc Paris về Bảo hộ Quyền Sở hữu công nghệ kêu gọi nghiên cứu tìm
cách giảm bớt những gánh nặng có liên quan tới việc lập hồ sơ và đƣợc cấp
bằng cho cùng một sáng chế ở các quốc gia khác nhau đối với những ngƣời
đăng ký và cơ quan cấp bằng sáng chế. Kết quả là, sau nhiều năm chuẩn bị,
ngày 19/6/1970 tại Washington, 13 nƣớc đã thoả thuận đa phƣơng - Hiệp ƣớc
hợp tác về sáng chế (PCT), PCT bắt đầu có hiệu lực từ 1/6/1978. Hiệp ƣớc đã
đƣợc sửa đổi năm 1979, 1984, 2001 và 2004. 19.Tính đến ngày 16/3/2017, đã
có 152 quốc gia ký kết hiệp ƣớc với PCT.

Nhờ đơn giản hóa quá trình lập hồ sơ đăng ký bằng sáng chế nên PCT đã
giúp những nhà phát minh đƣợc bảo hộ bằng sáng chế của họ trên toàn thế
giới. Hiệp ƣớc này cũng khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và các cá nhân
tìm cách bảo hộ bằng sáng chế của họ ở nƣớc ngoài.
Theo Hiệp ƣớc này, các công dân của một quốc gia tham gia ký kết chỉ
cần lập một hồ sơ đăng ký cấp bằng sáng chế duy nhất - thƣờng đƣợc gọi là
hồ sơ “quốc tế” – và gửi tới Cơ quan cấp bằng sáng chế của nƣớc họ hoặc tới
WIPO với tƣ cách là cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Đơn xin cấp bằng sáng chế của
họ sẽ tự động đƣợc gửi tới tất cả 127 quốc gia tham gia PCT20.
Hiệp ƣớc cho phép những ngƣời nộp đơn có thời gian dài hơn – 30 tháng
– để cam kết trang trải mọi chi phí dịch thuật, lệ phí hồ sơ trong nƣớc và thực
thi ở tất cả mọi quốc gia nơi họ muốn đƣợc bảo hộ. Nhờ cho phép ngƣời nộp

18

Phạm Phi Anh, Trần Văn Hải, tlđd chú thích 1, tr 6.
Phạm Phi Anh, Trần Văn Hải, tlđd chú thích 1, tr 6.
20
Phạm Phi Anh, Trần Văn Hải, tlđd chú thích 1, tr 6.
19


18

đơn có nhiều thời gian và thông tin hơn để đánh giá thế mạnh trong bằng sáng
chế tƣơng lai của họ và quyết định kế hoạch tiếp thị của mình, thời hạn 30
tháng giúp các ứng viên lựa chọn tốt hơn những quốc gia nơi họ muốn nộp hồ
sơ. Đây là một bƣớc tiến quan trọng so với thời hạn ƣu tiên 12 tháng đã đƣợc
quy định trong Công ƣớc Paris đối với những ngƣời nộp đơn xin cấp bằng
sáng chế21.

Mục đích chính của PCT là đơn giản hóa thủ tục bảo hộ sáng chế và thực
hiện việc bảo hộ một cách kinh tế hơn. Đối với ngƣời nộp đơn, khi muốn
đƣợc bảo hộ một sáng chế đồng thời ở một nƣớc thì ngƣời nộp đơn có thể chỉ
nộp một đơn quốc tế duy nhất có cùng một hiệu quả nhƣ nộp các đơn riêng
biệt vào cơ quan sáng chế của từng nƣớc thành viên PCT đã đƣợc chỉ định
trong đơn này, vì vậy việc đó giảm nhẹ đáng kể khối lƣợng công việc trong
thủ tục nộp dơn và tiết kiệm chi phí cho thủ tục nộp đơn. Mặt khác, đối với cơ
quan sáng chế quốc gia, trong khi các thành tựu kỹ thuật trên thế giới ngày
càng gia tăng nên lƣợng đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế tăng không ngừng thì
theo PCT các công việc nhận đơn, xem xét hồ sơ đơn, tra cứu tên quốc tế và
thẩm định bản chất của đơn để cấp bằng sáng chế sẽ giảm nhẹ bằng cách tất
cả các đơn nộp vào các nƣớc đều có một báo cáo tra cứu do một cơ quan tra
cứu quốc tế có đầy đủ các phƣơng tiện thông tin và đội ngũ những ngƣời tra
cứu có trình độ tiến hành22.
Trong khuôn khổ PCT, WIPO đã ấn hành “áp dụng tính quốc tế” cùng
với hƣớng dẫn về việc công nhận sáng chế. Việc hƣớng dẫn nhƣ vậy có nghĩa
là tiến hành nghiên cứu sơ bộ và/hoặc kiểm tra thông qua một “cơ quan quốc
tế” - một trong 11 cơ quan cấp bằng sáng chế hiện đáp ứng tiêu chuẩn tối
thiểu về nhân lực và các yêu cầu xử lý hồ sơ khác đƣợc WIPO ủy quyền. Việc
chỉ dẫn nhƣ vậy giúp ngƣời nộp đơn quyết định xem có nên tiếp tục nộp hồ sơ
21
22

Phạm Phi Anh, Trần Văn Hải, tlđd chú thích 1, tr 6.
Phạm Phi Anh, Trần Văn Hải, tlđd chú thích 1, tr 6.


19

xin cấp bằng sáng chế tới các cơ quan cấp bằng sáng chế ở trong nƣớc hay

trong khu vực hay không. Các cơ quan cấp bằng sáng chế cũng đƣợc hƣởng
lợi từ quá trình chỉ dẫn này khi quyết định có nên cấp bằng sáng chế quốc gia
hay khu vực dựa theo hồ sơ đăng ký trong khuôn khổ của PCT hay không.
Các công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài đã xác định những văn bản liên quan
cần thiết giúp các cơ quan cấp bằng sáng chế đảm bảo nguồn lực trong quá
trình điều tra và nâng cao chất lƣợng kiểm tra của họ23.
1.3.3. Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thƣơng mại của
quyền sở hữu trí tuệ
Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thƣơng mại của quyền sở hữu
trí tuệ có tên tiếng Anh là Agreement on Trade-Related Aspects of Intellectual
Property Rights (viết tắt là TRIPS).
Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO) đƣợc thành lập năm 1995 sau khi
kết thúc vòng đàm phán Uruguay trong khuôn khổ Hiệp định chung về thuế
quan và thƣơng mại (GATT). WTO đã quy định một hệ thống các quy tắc đối
với thƣơng mại quốc tế nhằm mục đích tự do hóa và mở rộng thƣơng mại trên
nguyên tắc cùng có lợi, hệ thống các quy tắc đó bao gồm cả các quy tắc sở
hữu trí tuệ, trong đó có sáng chế.
Ngoài việc đề cập đến các nguyên tắc cơ bản của Công ƣớc Paris, lần
đầu tiên trong các văn bản pháp luật quốc tế về sở hữu trí tuệ, Hiệp định
TRIPS đƣa ra nguyên tắc “đối xử tối huệ quốc” (Most-Flavoured-Nation
Treatment, MFN), đó là: “Đối với việc bảo hộ sở hữu trí tuệ, bất kỳ một sự ƣu
tiên, chiếu cố, đặc quyền hoặc sự miễn trừ nào đƣợc một Thành viên dành cho
công dân của bất kỳ nƣớc nào khác cũng phải đƣợc lập tức và vô điều kiện
hành cho công dân của tất cả các thành viên khác. Đƣợc miễn nghĩa vụ này
23

Phạm Phi Anh, Trần Văn Hải, tlđd chú thích 1, tr 6.



×