Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế tại Việt Nam thực trạng và giải pháp.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.26 KB, 94 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngay từ thời xa xưa, để phục vụ cho cuộc sống của mình, con người đã
không ngừng nghiên cứu và sáng chế ra những công cụ, vật dụng mới. Sáng
chế là giải pháp kĩ thuật mới và sáng tạo nhằm giải quyết một vấn đề xác định
bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Sáng chế là một tài sản vô hình, là
đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp. Cùng với sự phát triển của khoa học
kĩ thuật hiện đại, ngày càng có nhiều sáng chế được tạo ra dẫn đến nhu cầu tất
yếu về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế. Sáng chế được bảo
hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền. Trong những năm gần đây, bằng độc
quyền sáng chế được xem là một trong những tiêu chí để đánh giá thực lực và
sức mạnh của một quốc gia. Việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với
sáng chế sẽ đảm bảo quyền và lợi ích của người sáng tạo với thành quả lao
động của mình, khuyến khích việc sáng chế ra công nghệ mới, đóng góp vào
sự phát triển kinh tế xã hội đất nước. Đặc biệt trong thời đại toàn cầu hóa,
việc đẩy mạnh hoạt động bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nói chung và
quyền sở hữu công nghiệp với sáng chế nói riêng đã trở thành một vấn đề
thách thức, một yêu cầu bắt buộc.
Hoạt động bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế tại Việt
Nam trong mấy năm trở lại đây đã có những bước chuyển biến khả quan,
song vẫn tồn tại nhiều bất cập trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật,
trong hoạt động thực thi bảo hộ, và đặc biệt là vẫn chưa đẩy lùi được tình
trạng xâm phạm quyền. Chính vì vậy, việc tìm ra nguyên nhân của những hạn
chế đó và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp đối với sáng chế là hết sức cần thiết. Xuất phát từ thực tế này, em đã
1
quyết định chọn đề tài “Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế
tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp” cho khoá luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: làm sáng tỏ về mặt lý luận vấn đề bảo hộ quyền
sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, đánh giá thực trạng bảo hộ sáng chế tại


Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
bảo hộ sáng chế tại Việt Nam
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu sáng chế với tư cách là một đối tượng của quyền sở hữu
công nghiệp
- Nghiên cứu hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật
và các điều ước quốc tế về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế
- Nghiên cứu thực trạng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng
chế tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay: đăng ký xác lập quyền, xâm phạm
quyền và hoạt động thực thi bảo hộ, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả
bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: tình hình bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối
với sáng chế tại Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu:
- Về mặt không gian: nghiên cứu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối
với sáng chế trên lãnh thổ Việt Nam.
- Về mặt thời gian: nghiên cứu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối
với sáng chế tại Việt Nam từ năm 1981 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng kết thực tiễn
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh
2
5. Dự kiến các đóng góp của khoá luận
Thông qua việc nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về sáng chế và
bảo hộ sáng chế, nghiên cứu tình hình bảo hộ sáng chế của Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay, khoá luận đánh giá những thành tựu, hạn chế trong hoạt
động bảo hộ sáng chế tại Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động này, khuyến khích sự sáng tạo khoa học công

nghệ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội đất nước trong thời kì hội nhập.
6. Bố cục của khoá luận
Nội dung của khoá luận bao gồm ba chương:
Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp đối với sáng chế
Chương II: Thực trạng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng
chế tại Việt Nam
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo hộ quyền
sở hữu công nghiệp đối với sáng chế tại Việt Nam
Do hiểu biết còn nhiều hạn chế nên khoá luận sẽ không tránh khỏi
những thiếu sót nhất định. Em kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của
các thầy cô, các bạn sinh viên và tất cả những ai quan tâm đến lĩnh vực sở
hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ sáng chế nói riêng.
Qua đây, em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới
ThS. Lê Thị Thu Hà, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt
quá trình hoàn thành khoá luận này.
Hà Nội, tháng 11/2007
Sinh viên thực hiện
Ngô Thị Minh Thu
3
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO HỘ QUYỀN
SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ
I. KHÁI QUÁT VỀ SÁNG CHẾ VÀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG
NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ
1. Một số khái niệm
1.1. Sáng chế
Theo từ điển tiếng Việt, sáng chế là nghĩ và chế tạo ra cái trước đó
chưa từng có. Đây cũng là cách hiểu cơ bản và thông thường của hầu hết tất
cả mọi người về sáng chế. Ví dụ: James Watts sáng chế ra động cơ hơi nước,

Alfred Nobel sáng chế ra công thức chế tạo thuốc nổ TNT…. Theo đó, động
cơ hơi nước hoặc thuốc nổ được gọi là một sáng chế. Tuy nhiên, theo cách
hiểu này thì khái niệm sáng chế là một phạm trù khá rộng và chưa rõ ràng.
Dưới góc độ pháp luật, sáng chế được định nghĩa một cách đầy đủ hơn.
Trong ấn phẩm số 917 ra ngày 17/10/2006 của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới
WIPO có định nghĩa: “Sáng chế là một giải pháp mới và sáng tạo cho một
vấn đề kĩ thuật. Sáng chế có thể là việc tạo ra một thiết bị, sản phẩm, phương
pháp hay quy trình hoàn toàn mới, hoặc đơn giản chỉ là cải tiến một sản
phẩm, quy trình đã có” [39]. Trong định nghĩa này nhấn mạnh ba yếu tố: tính
mới, sáng tạo và vấn đề kĩ thuật. Trước hết, sáng chế là một giải pháp kĩ
thuật, tức là phải góp phần giải quyết một vấn đề kĩ thuật cụ thể. Ví dụ: việc
tìm ra chất kháng sinh chưa phải là sáng chế bởi vì đó đơn thuần chỉ là tìm ra
một chất có sẵn trong tự nhiên, và không phải là giải pháp cho một vấn đề cụ
thể. Tuy nhiên, nếu dùng chất đó để chế tạo ra thuốc kháng sinh penicillin thì
việc làm này nhằm mục đích tìm ra giải pháp chữa bệnh, và loại thuốc này
4
được coi là một sáng chế. Ngoài ra, loại thuốc này phải là một sản phẩm mới
mà chưa từng ai biết đến và để sản xuất ra nó đòi hỏi một quá trình đầu tư
nghiên cứu sáng tạo.
Hầu hết pháp luật của các nước trên thế giới không đưa ra khái niệm
sáng chế trừ một số nước như Nhật Bản, Liên Xô cũ. Theo Điều 2 Luật sáng
chế của Nhật Bản, sáng chế “là sự sáng tạo vượt bậc của những ý tưởng kĩ
thuật dựa trên việc ứng dụng các quy luật tự nhiên”
1
[30]. Định nghĩa này
cũng tương tự với định nghĩa được đưa ra năm 1959 của luật gia người Đức
Josef Kohler. Trong định nghĩa này không nhắc tới tính mới và sáng tạo của
giải pháp kĩ thuật, nhưng lại nhấn mạnh rằng giải pháp đó là dựa trên việc
ứng dụng các quy luật tự nhiên.
Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005 cũng đưa ra khái niệm về sáng chế

như sau: “Sáng chế là giải pháp kĩ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình
nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự
nhiên”
2
[6]. Trong khái niệm này, giải pháp kĩ thuật là tập hợp cần và đủ các
thông tin về cách thức kĩ thuật và phương tiện kĩ thuật nhằm giải quyết một
nhiệm vụ (một vấn đề) xác định. Giải pháp kĩ thuật có thể là:
- Sản phẩm dưới dạng vật thể (dụng cụ, máy móc, thiết bị, linh kiện,
mạch điện...), sản phẩm dưới dạng chất thể (vật liệu, chất liệu, thực phẩm,
dược phẩm...) hoặc sản phẩm dưới dạng vật liệu sinh học (gen, thực vật/động
vật biến đổi gen...).
- Quy trình (quy trình công nghệ; phương pháp chẩn đoán, dự báo,
kiểm tra, xử lý...).
Trên thực tế, rất khó có thể định nghĩa chính xác về sáng chế, chính vì
vậy mà luật pháp của nghiều nước không trực tiếp định nghĩa sáng chế. Tuy
nhiên, sáng chế được hiểu chung là một ý tưởng của tác giả sáng chế cho
1
Luật sáng chế Nhật Bản, Điều 2
2
Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Điều 4, Khoản 12
5
phép giải quyết trên thực tế một vấn đề cụ thể trong lĩnh vực kĩ thuật. Sáng
chế thường liên quan đến sản phẩm (cơ cấu, chất) và quy trình (phương
pháp).
Bản chất của sáng chế là một giải pháp kĩ thuật, vì vậy nếu đơn thuần
chỉ là một phát minh, sáng kiến hay một lý thuyết khoa học thì không thể coi
đó là sáng chế. Tuy nhiên, vì một số điểm tương đồng mà sáng chế thường dễ
bị nhầm với phát minh hay sáng kiến. Nhưng trên thực tế, đây là những khái
niệm hoàn toàn khác nhau.
Phát minh là việc tìm ra những gì tồn tại trong tự nhiên hoặc xã hội,

thường là những quy luật tự nhiên, những tính chất hoặc những hiện tượng
của thế giới vật chất một cách khách quan mà trước đó chưa ai biết, nhờ đó
làm thay đổi cơ bản nhận thức con người. Về bản chất, phát minh là việc nhận
ra quy luật tự nhiên vốn tồn tại, trong khi sáng chế là tạo ra phương tiện mới
về mặt kĩ thuật chưa từng tồn tại. Phát minh không thể trực tiếp áp dụng vào
đời sống mà phải thông qua sáng chế. Cùng với thời gian, sáng chế có thể tiêu
vong theo sự tiến bộ của công nghệ còn phát minh luôn tồn tại cùng lịch sử.
Ví dụ vào năm 1892, một kĩ sư người Đức có tên là Rudolf Diesel phát minh
ra động cơ diesel. Do tính ưu việt của loại động cơ này mà người ta đã ứng
dụng nó để chế tạo ra các loại máy móc được sử dụng rộng rãi trong các
ngành công nghiệp đặc biệt là ngành giao thông vận tải. Như vậy ở đây động
cơ diesel là phát minh, còn máy móc chạy bằng động cơ diesel là sáng chế.
Sáng kiến cũng gần giống với sáng chế, chỉ khác ở chỗ sáng kiến là
một giải pháp mới trong phạm vi một đơn vị và có tính chất tức thời, phải áp
dụng ngay. Còn sáng chế có tính mới tuyệt đối trên phạm vi toàn thế giới.
Ai tạo ra sáng chế? Câu trả lời là bất kì đối tượng nào cũng có thể tạo
ra sáng chế. Từ những người không có bằng cấp như trẻ em, người nội trợ,
nông dân, người có khiếm khuyết về mặt thể chất... cho đến những người có
chuyên môn bằng cấp, có kiến thức sâu rộng. Thomas Edison, dù chưa học
6
hết phổ thông nhưng ông vẫn là một nhà bác học vĩ đại với hàng trăm phát
minh sáng chế. Và sáng chế không phải chỉ thuộc sở hữu của một cá nhân, mà
cả những pháp nhân, tổ chức như doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại
học đều có thể sở hữu sáng chế.
Nếu như nhiều người có khả năng tạo ra sáng chế như vậy, thì yếu tố
nào dẫn đến việc tạo ra sáng chế? Đó chính là trí tưởng tượng và phát hiện ra
nhu cầu. Nhà bác học Albert Einstein đã từng nói: “Trí tưởng tượng quan
trọng hơn tri thức”. Những tri thức mà Einstein có chỉ có thể giúp ông trở
thành một sinh viên thành đạt, còn chính trí tưởng tượng đã khiến ông phát
triển được thuyết tương đối, học thuyết nền tảng của vật lý hiện đại. Sáng chế

dựa trên cơ sở của trí tưởng tượng. Tạo ra sáng chế không đồng nghĩa với
việc phải có một nền tảng kiến thức sâu rộng, mà quan trọng là phải có sự
sáng tạo. Thực tế ở Việt Nam có rất nhiều nhà sáng chế không bằng cấp như
“lão nông” Nguyễn Văn Sành ở Hải Dương với chiếc máy cắt hành tự động
hay anh nông dân Nguyễn Đức Tâm ở Lâm Đồng sáng chế ra chiếc máy cắt
lúa cầm tay - một công cụ hữu hiệu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Nhưng
nếu chỉ có trí tưởng tượng thôi chưa đủ, mà điều quan trọng là phải phát hiện
ra nhu cầu. Bởi vì sáng tạo là để phục vụ cuộc sống. Chiếc máy cắt hành tự
động, máy cắt lúa cầm tay và rất nhiều sáng chế khác nữa đều được tạo ra
xuất phát từ nhu cầu cuộc sống.
1.2. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế
Sáng chế là một tài sản đặc biệt, đó là sản phẩm của sáng tạo, là kết quả
đầu tư nghiên cứu khoa học của tác giả sáng chế. Là một tài sản vô hình nên
không giống như những tài sản hữu hình khác, sáng chế rất dễ bị đánh cắp,
sao chép, bắt chước. Vì vậy, bảo hộ sáng chế là một yêu cầu tất yếu.
Sáng chế được bảo hộ bởi bằng độc quyền sáng chế, hay ở nhiều nước
còn gọi là patent. Patent được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trên cơ sở
7
đơn do người có sáng chế nộp cho cơ quan này nếu sáng chế được tạo ra đáp
ứng các yêu cầu quy định của pháp luật. Một khi patent đã được cấp, chủ sở
hữu patent đó sẽ có quyền gọi là quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế.
Theo đó, bất kỳ ai muốn khai thác sáng chế dù rằng người đó tạo ra sáng chế
này một cách độc lập, không sao chép hoặc không biết đến nó vẫn phải xin
phép người đã được cấp patent hay chủ patent. Nếu không, hành vi đó bị coi
là một hành vi vi phạm pháp luật. Gọi là bảo hộ vì người chủ patent được bảo
vệ chống lại việc khai thác sáng chế khi người đó chưa cho phép. Bản chất
của việc bảo hộ là để đổi lấy độc quyền. Chủ sở hữu patent có độc quyền khai
thác và sử dụng sáng chế, cho phép hoặc ngăn cấm ai khác sử dụng sáng chế
của mình, chuyển giao hoặc bán bằng độc quyền cho người khác. Ở Việt
Nam, sáng chế còn có thể được bảo hộ bởi bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

Giải pháp hữu ích thực ra là một sáng chế nhỏ, với trình độ sáng tạo không
cao bằng sáng chế.
Bảo hộ sáng chế bị giới hạn theo lãnh thổ và theo thời gian. Sự bảo hộ
theo lãnh thổ có nghĩa là patent chỉ có hiệu lực trên lãnh thổ quốc gia mà
patent đó đã được cấp. Sự bảo hộ theo thời gian có nghĩa là thời gian bảo hộ
có giới hạn, thường là 20 năm tính từ ngày nộp đơn.
Có một điểm cần lưu ý rằng, Nhà nước trao độc quyền sáng chế nhưng
Nhà nước không tự động thực thi độc quyền sáng chế, mà điều này phụ thuộc
vào chủ sở hữu sáng chế. Để bảo vệ quyền sáng chế của mình, chủ sở hữu có
thể yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền
sở hữu công nghiệp với sáng chế của mình.
Tóm lại, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế là việc Nhà
nước - thông qua hệ thống pháp luật - xác lập quyền của các chủ thể (có thể
là tổ chức hoặc cá nhân) đối với sáng chế và bảo vệ quyền đó, chống lại bất kì
sự vi phạm nào của người khác.

8
2. Sự hình thành và phát triển của hệ thống bảo hộ sáng chế
2.1. Trên phạm vi thế giới
Hệ thống bảo hộ sáng chế trên thế giới đã xuất hiện từ rất sớm. Ngay từ
thời Trung cổ, cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất đã xuất hiện hình
thức “đặc ân” do vua chúa ban cho những người sáng tạo ra các sản phẩm
mới, mà theo đó, họ sẽ có đặc quyền khai thác chính sản phẩm mình tạo ra
trong thời hạn nhất định. Đây chính là tiền thân của hệ thống bảo hộ sáng chế.
Hình thức “đặc ân” được áp dụng khá phổ biến ở châu Âu từ thế kỉ 12 đến thế
kỉ 16, và đã có tác dụng lớn đối với việc khuyến khích tạo ra công nghệ mới.
Thế nhưng Luật Venice năm 1474 mới được coi là sự tiếp cận có tính
hệ thống đầu tiên đối với bảo hộ sáng chế. Luật này quy định rằng người nào
tạo ra được một thiết bị mới thì được độc quyền chế tạo thiết bị đó và nghiêm
cấm bất cứ ai bắt chước chế tạo nếu không được phép của người đó.

Năm 1624, dưới triều đại Tudor, Nghị viện Anh đã thông qua Đạo luật
về độc quyền, theo đó mọi hình thức độc quyền bị xoá bỏ trừ độc quyền sáng
chế với điều kiện là sáng chế đó chỉ được bảo hộ trong khoảng thời gian tối
đa là 14 năm. Việc cấp một độc quyền sáng chế cho bất cứ ai là thực hiện
quyền công dân chứ không phải bổng lộc của Hoàng gia. Nguyên nhân ra đời
của Đạo luật này xuất phát từ việc ở Anh cuối thế kỉ 16, các thành viên của
Hoàng gia đã thu được một nguồn lợi rất lớn từ việc kinh doanh các độc
quyền sáng chế. Trước đó từ thế kỉ 14, Hoàng gia Anh đã bắt đầu mở rộng
phạm vi của hình thức “đặc ân” cho cả những thợ thủ công nước ngoài nhằm
thu hút kĩ thuật công nghệ từ những nước khác. Trong nỗ lực nhằm hạn chế
việc thu lợi quá mức từ kinh doanh độc quyền sáng chế của Hoàng gia, Nghị
viện Anh đã ban hành Đạo luật này. Đây là văn bản pháp luật đầu tiên quy
định việc cấp một đặc quyền cho sáng chế trong một khoảng thời gian có giới
hạn.
9
Nửa sau thế kỉ 18 là thời hoàng kim của thương mại và công nghiệp đối
với nhiều nước. Đây cũng là thời kì của đổi mới khoa học và cách mạng chính
trị. Trong khoảng thời gian này, một số nước đã thiết lập hệ thống luật sáng
chế đầu tiên của mình, đó là Mĩ (1790), Pháp (1791), Bỉ (1854), Ý (1859),
Nga (1870), Đức (1877)..... Đến cuối thế kỉ 19, đã có 45 nước ban hành Luật
Sáng chế, và đến nay con số này đã lên tới 175 nước [20].
Mặc dù Luật Sáng chế đã được ban hành ở nhiều nước, nhưng người ta
bắt đầu nhận thấy yêu cầu về sự bảo hộ mang tính chất quốc tế đối với sáng
chế. Trong cuộc Triển lãm Sáng chế quốc tế tại Vienna năm 1873 do chính
phủ hai nước Áo và Hungary tổ chức, những người trưng bày nước ngoài đã
từ chối tham gia vì lo ngại rằng các ý tưởng của họ có thể bị đánh cắp và khai
thác thương mại ở những nước khác. Sự cố này dẫn đến việc ra đời Công ước
Paris về Bảo hộ sở hữu công nghiệp năm 1883. Đây là điều ước quốc tế đầu
tiên ra đời nhằm mục đích giúp đỡ những người dân ở một nước nhận được
sự bảo hộ cho sáng tạo trí tuệ của họ, trong đó có sáng chế, ở những quốc gia

thành viên khác.
Khi việc đăng kí bảo hộ sáng chế ở nước ngoài đã trở nên phổ biến thì
một nhu cầu mới lại nảy sinh, đó là nhu cầu đơn giản hoá thủ tục nộp đơn khi
đăng kí bảo hộ trên phạm vi thế giới. Bởi vì nếu muốn sáng chế được bảo hộ
ở nước nào lại phải nộp đơn ở nước đó thì sẽ rất mất thời gian, công sức trong
ki chưa chắc sáng chế đó đã đáp ứng tiêu chuẩn để được cấp bằng độc quyền
ở nước này. Tháng 6 năm 1970 tại Washington, Hiệp ước hợp tác về sáng chế
(Patent Cooperation Treaty – PCT) được kí kết. Đây là một Hiệp ước về sự
hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nộp đơn yêu cầu cấp patent, tra cứu thông tin
cho các đơn này, thẩm định chúng cũng như công bố thông tin kĩ thuật về các
đơn đó. Mục đích chủ yếu của PCT là đơn giản hóa thủ tục nộp đơn khi người
nộp đơn muốn yêu cầu bảo hộ sáng chế của mình ở nhiều nước trên thế giới.
Hiệp ước này tạo khả năng cho người nộp đơn đăng ký sáng chế thuộc một
10
quốc gia thành viên có thể nhận được sự bảo hộ cho sáng chế của mình ở mỗi
nước trong số nhiều nước thành viên khác bằng việc nộp một đơn duy nhất tại
Cơ quan Sở hữu công nghiệp quốc gia của nước thành viên Hiệp ước. PCT
không cạnh tranh với Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
mà bổ trợ cho Công ước này. Trên thực tế, PCT là một thoả thuận đặc biệt
theo Công ước Paris, và chỉ những nước thành viên của Công ước này mới
được tham gia PCT.
Ngày 1/1/1995, cùng với sự ra đời của Tổ chức thương mại thế giới
WTO, Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở
hữu trí tuệ (TRIPS) được ký kết vào ngày 15/4/1994 cũng chính thức có hiệu
lực. Hiệp định TRIPS được xây dựng dựa trên những nguyên tắc đã có trong
Công ước Paris. Hiệp định này thừa nhận sự cần thiết phải thúc đẩy việc bảo
hộ đầy đủ và có hiệu quả các đối tượng sở hữu trí tuệ nhằm “thúc đẩy cải tiến
công nghệ, chuyển giao và phổ biến công nghệ, bảo đảm quyền lợi của các
nhà sản xuất và người sử dụng kiến thức công nghệ, phục vụ lợi ích kinh tế,
xã hội và bảo đảm sự cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ”

3
[4].
2.2. Hệ thống bảo hộ sáng chế ở Việt Nam
Hệ thống bảo hộ sáng chế ở Việt Nam chính thức đi vào hoạt động kể
từ năm 1981 với việc ban hành Nghị định 31/CP ngày 23/1/1981 về sáng kiến
cải tiến kỹ thuật - hợp lý hoá sản xuất và sáng chế. Phong trào sáng kiến, cải
tiến kĩ thuật ở nước ta đã phát triển khá mạnh mẽ từ những năm chiến tranh
chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Đảng và Nhà nước ta cũng rất quan tâm
đến công tác tổ chức và lãnh đạo phong trào này, tuy nhiên chỉ dừng lại ở
mức độ khuyến khích, khen thưởng những cá nhân và tập thể có thành tích
trong hoạt động sáng tạo, cải tiến kĩ thuật. Việc ban hành Nghị định 31/CP có
thể coi là mốc quan trọng mở đầu cho hoạt động bảo hộ sáng chế ở nước ta và
3
Hiệp định TRIPS, Điều 7
11
mở ra triển vọng cho việc thành lập một cơ quan Nhà nước thực hiện chức
năng xác lập quyền sở hữu công nghiệp và tổ chức chỉ đạo hoạt động sở hữu
công nghiệp - đó chính là Cục Sáng chế, tiền thân của Cục sở hữu trí tuệ sau
này. Ngày 11/04/1984, bằng độc quyền sáng chế đầu tiên ở Việt Nam đã được
cấp.
Chính sách đổi mới năm 1986 đã chuyển nền kinh tế nước ta từ cơ chế
kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường. Và theo đó là sự ra đời của
“Pháp lệnh về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp” do chủ tịch Hội đồng Nhà
nước công bố ngày 28/01/1989. Pháp lệnh này đã góp phần nâng cao hiệu quả
pháp lý của hệ thống pháp luật về sở hữu công nghiệp ở Việt Nam.
Bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước, Việt Nam
cũng tích cực tham gia vào các điều ước quốc tế trong lĩnh vực sở hữu công
nghiệp. Năm 1993, Chính phủ Việt Nam phê chuẩn Hiệp ước hợp tác về sáng
chế PCT và Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Hiệp ước này vào
ngày 10/3/1993. Đến năm 1995, Việt Nam đệ đơn xin gia nhập Tổ chức

thương mại thế giới WTO. Trong số những yêu cầu khác nhau cần phải đáp
ứng để có thể gia nhập WTO, yêu cầu về hệ thống sở hữu trí tuệ đóng vai trò
rất quan trọng. Với mục đích nâng cao hiệu quả hệ thống bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ để đáp ứng yêu cầu của Hiệp định TRIPS, Việt Nam lần đầu tiên
đã đưa nội dung sở hữu trí tuệ vào trong Bộ luật dân sự 1995 và các văn bản
luật liên quan. Kể từ đó đến nay, các văn bản quy phạm pháp luật về sở hữu
trí tuệ của Việt Nam ngày càng được hoàn thiện. Hiện tại hệ thống pháp luật
sở hữu trí tuệ ở nước ta có thể nói là tương đối đầy đủ và cơ bản đã phù hợp
với Hiệp định TRIPS.
3. Ý nghĩa của việc bảo hộ sáng chế
Có thể nói, khoa học công nghệ và sáng tạo có ý nghĩa vô cùng quan
trọng cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Những bước tiến lớn trong khoa học
12
công nghệ thời xa xưa đã đưa loài người thoát khỏi hình thái xã hội phong
kiến. Trong khoảng một thế kỉ trở lại đây, khả năng dẫn dắt của công nghệ mà
cụ thể là sáng chế, đã làm thay đổi tiến trình vận động của nhân loại, trở thành
một yếu tố quyết định tạo ra sự thịnh vượng của các quốc gia. Khi sáng chế
chứng minh được tầm quan trọng của mình thì cũng là lúc việc bảo hộ sáng
chế trở thành mối quan tâm của toàn xã hội.
“Hệ thống bằng độc quyền sáng chế đổ thêm dầu lợi ích vào ngọn lửa
thiên tài” (Abraham Lincon). Câu nói trên phần nào đã nói lên tầm quan trọng
của hệ thống bằng độc quyền sáng chế. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, khi
mà vấn đề tri thức được coi là then chốt, là một nhân tố quan trọng để đánh
giá năng lực cạnh tranh của một quốc gia, thì vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí
tuệ nói chung và bảo hộ sáng chế nói riêng càng trở nên có ý nghĩa. Bảo hộ
sáng chế không chỉ mang lại lợi ích cho chủ sở hữu sáng chế, mà còn tác
động đến cả nền kinh tế xã hội, cụ thể bảo hộ sáng chế có những ý nghĩa như
sau:
3.1. Khuyến khích nghiên cứu sáng tạo ra công nghệ mới
Sáng chế không phải thứ được tạo ra một cách dễ dàng, mà nó đòi hỏi

sự đầu tư nghiên cứu, sáng tạo, thời gian công sức của nhà sáng chế. Trong
khi đó, các sáng chế lại rất dễ bị sao chép (làm đúng như vất gốc), dễ bị bắt
chước (làm theo kiểu của người khác) và đưa vào khai thác để sinh lời. Cùng
với sự phát triển của khoa học công nghệ thì việc sao chép, bắt chước đó càng
trở nên dễ dàng hơn. Một khi điều này xảy ra, sẽ gây tổn thất không chỉ cho
bản thân nhà sáng chế mà làm ảnh hưởng đến cả xã hội, vì nó sẽ không
khuyến khích nỗ lực sáng tạo của xã hội. Chính vì vậy, tăng cường bảo hộ
sáng chế sẽ ngăn chặn việc sử dụng các sản phẩm khoa học công nghệ một
cách bất hợp pháp, giúp chủ sở hữu có thể bảo vệ được thành quả sáng tạo
của mình và tiếp tục đầu tư phát triển tạo ra sáng chế mới.
13
Việc nghiên cứu sáng tạo ra một giải pháp kĩ thuật mới có độ rủi ro
cao. Người đầu tư công nghệ phải đầu tư một khoản kinh phí lớn cộng với
thời gian và công sức để tạo ra sáng chế nhưng khả năng thành công không
phải lúc nào cũng xảy ra. Và nếu thành công thì chắc chắn họ sẽ mong muốn
có thể thu hồi được vốn bỏ ra thông qua việc khai thác sản phẩm hay quy
trình của sáng chế đó. Nếu không có bảo hộ thì ai cũng có thể khai thác sáng
chế đó mà không phải hao phí cho việc đầu tư nghiên cứu. Bị đối thủ cạnh
tranh tước đoạt thành quả lao động và lợi nhuận, nhà sáng chế và người đầu
tư kinh phí sẽ không còn động lực để lặp lại quy trình sáng tạo, bởi vì họ phải
đầu tư lớn mà thành công lại nhỏ. Lúc này, bằng sáng chế chính là phương
tiện mang lại cho họ cơ hội có thu nhập để bù đắp chi phí phải bỏ ra trong quá
trình phát triển sáng chế thông qua việc bán sản phẩm có mang sáng chế. Hơn
nữa, nhà sáng chế còn có khả năng thu được lợi nhuận từ việc chuyển nhượng
bằng độc quyền sáng chế cho người khác. Những lợi ích đó sẽ giúp cho chủ
sở hữu yên tâm đầu tư, yên tâm sản xuất kinh doanh, và thúc đẩy họ đầu tư
một phần thu nhập cho việc nghiên cứu và phát triển, lặp lại quá trình sáng
tạo, tạo ra sáng chế mới.
Nhưng liệu có phải khi cấp bằng độc quyền sáng chế cho một người
nào đó trong thời hạn là 20 năm sẽ ngăn cản những người khác nghiên cứu

sáng tạo. Câu trả lời là hoàn toàn không. Hệ thống Bằng độc quyền sáng chế
không dành lợi thế thị trường tuyệt đối cho nhà sáng chế, và cũng không có gì
ngăn cản các đối thủ cạnh tranh phát triển sáng chế đó theo hướng mới. “Tôi
bắt đầu ở nơi mà người cuối cùng kết thúc”, câu nói nổi tiếng của nhà bác học
Thomas Edison chính là lời khẳng định thực tế này. Như vậy, dường như hệ
thống Bằng độc quyền sáng chế còn tạo ra sự đổi mới mang tính cạnh tranh,
làm cho sáng chế được tạo ra ngày một nhiều.
14
3.2. Tạo môi trường kinh doanh lành mạnh
Nếu không có hệ thống bảo hộ sáng chế, các đối thủ cạnh tranh trên thị
trường sẽ không cần đầu tư sáng tạo mà đơn giản chỉ cần bắt chước, sao chép
các sáng chế vốn có của người khác với chi phí rẻ hơn nhiều. Kết quả là các
nhà sản xuất chân chính không có khả năng thu hồi vốn và lợi nhuận để bù
đắp những chi phí cần thiết trong quá trình nghiên cứu triển khai, chứ chưa
nói đến việc có thể tiếp tục đầu tư, lặp lại quá trình sáng tạo. Và rất có thể họ
sẽ bị chính các đối thủ cạnh tranh của mình loại ra khỏi thị trường. Việc bảo
hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế cũng như các đối tượng sở hữu
công nghiệp khác một cách không thoả đáng bị coi là thực tiễn thương mại
thiếu lành mạnh, là rào cản đối với thị trường tự do và mở cửa. Còn ngược lại,
bảo hộ sáng chế có hiệu quả chính là nhằm giữ gìn một môi trường trong sạch
cho các hoạt động sáng tạo và kinh doanh, từ đó đảm bảo khả năng cạnh tranh
của các doanh nghiệp.
3.3. Tạo điều kiện cho hoạt động chuyển giao công nghệ và đầu tư
Một hệ thống bằng độc quyền sáng chế mạnh và sự thực thi phù hợp
còn là điều kiện tiên quyết cho hoạt động chuyển giao công nghệ và đầu tư,
thông qua việc tạo ra một môi trường an toàn cho các doanh nghệp tiến hành
kinh doanh và tiếp tục hoạt động nghiên cứu phát triển. Vì không có bằng độc
quyền sáng chế thì không doanh nghiệp nào muốn bộc lộ các công nghệ của
mình. Chính vì vậy, việc bảo hộ sáng chế tạo ra và giữ gìn một môi trường
trong sạch cho hoạt động kinh doanh và sáng tạo. Bảo hộ quyền sở hữu công

nghiệp đối với sáng chế góp phần vào việc chuyển giao công nghệ theo hai
cách chính.
Trước hết, hệ thống bảo hộ này cung cấp thông tin pháp lý và kỹ thuật
cho người cần công nghệ. Theo đó, người cần công nghệ có thể có được tên,
địa chỉ của người nộp đơn, chủ sở hữu và các tác giả sáng chế, có thông tin
15
công bố trong công báo do cơ quan có thẩm quyền ấn hành. Điều đó tạo điều
kiện thuận lợi cho người muốn nhận chuyển giao công nghệ trong giao dịch.
Như vậy, thông tin sáng chế đóng vai trò môi giới trong việc chuyển giao
công nghệ.
Thứ hai, hệ thống bảo hộ sáng chế tạo yếu tố tin tưởng cho việc chuyển
giao công nghệ bằng cách loại trừ yếu tố tiết lộ thông tin về công nghệ của
người chuyển giao vì sự bộc lộ thông tin đã được đổi lấy độc quyền công
nghệ. Mặt khác, nhờ thông tin về đối tượng đã được bảo hộ, người muốn nhận
chuyển giao đối tượng đó biết được bản chất đối tượng mà mình muốn có
cũng như giá trị của nó và trên cơ sở cân nhắc các yếu tố kinh tế, kỹ thuật của
mình để tiến hành đàm phán ký kết hợp đồng với chủ sở hữu.
Nhật Bản chính là một ví dụ điển hình của việc sử dụng hệ thống bằng
độc quyền sáng chế để thúc đẩy chuyển giao công nghệ và đầu tư. Khi phát
động vòng đàm phán Kenedy của GATT, Tổng thống Mỹ Kenedy chỉ coi
Nhật Bản như một nước đang phát triển, một sự khác biệt hoàn toàn so với
Nhật Bản ngày nay. Các nhà xây dựng chính sách của nước này đã dựa vào hệ
thống bằng độc quyền sáng chế để xúc tiến đầu tư nước ngoài và chuyển giao
công nghệ, góp phần phát triển nền kinh tế quốc dân, biến Nhật Bản từ một
nước đang phát triển trở thành một nước phát triển hàng nhất nhì trên thế giới.
Một ví dụ khác, Braxin và Ấn Độ, hai nước đã chứng kiến sự tăng trưởng
đáng kể và liên tục trong đầu tư trực tiếp nước ngoài sau khi họ tăng cường
luật về bằng độc quyền sáng chế đầu những năm 1990 [13].
3.4. Làm giàu tri thức công nghệ
Để được cấp bằng độc quyền sáng chế, tác giả phải bộc lộ công khai

các chi tiết sáng chế của mình ra xã hội. Như vậy, thông tin có trong sáng chế
có thể được mọi người dùng cho việc nghiên cứu và các mục đích thực
nghiệm. Sau khi hết thời hạn bằng độc quyền sáng chế, thông tin đó trở thành
16
thông tin chung và mọi người được tự do sử dụng thương mại những thông
tin đó, làm giàu thêm tri thức công nghệ. Hệ thống sáng chế bằng cách này
góp phần vào quá trình phát triển cơ sở công nghệ của công nghiệp, làm giàu
thêm tri thức công nghệ.
Ở cấp vĩ mô, những số liệu thống kê rút ra từ tư liệu bằng độc quyền
sáng chế là những chỉ số quan trọng về hoạt động công nghệ trong các ngành,
và là công cụ hữu ích cho những nhà hoạch định chính sách ở mọi cấp. Ở cấp
doanh nghiệp, cơ sở bằng dữ liệu sáng chế là một cách thức rất hữu ích để thu
được thông tin kĩ thuật cần thiết cho hoạt động kinh doanh.
Bên cạnh đó, thông qua tác động thúc đẩy nền kinh tế phát triển, việc
bảo hộ sáng chế sẽ tạo ra nhiều việc làm mới, làm giảm tỉ lệ thất nghiệp, và
tạo nguồn thu cho ngân sách thông qua việc nộp thuế.
Tuy nhiên bảo hộ sáng chế có phải chỉ có những mặt tích cực? Liệu cấp
bằng độc quyền sáng chế cho các loại dược phẩm chống lại virus gây bệnh
AIDS có hạn chế việc điều trị căn bệnh này ở châu Phi hay không? Bằng độc
quyền sáng chế không phải là một công cụ hữu hiệu trong việc điều trị bệnh
AIDS ở lục địa đen châu Phi, nơi người dân luôn phải đương đầu với nạn
nghèo đói, thuế, cộng với sự thiếu hụt các quỹ hỗ trợ quốc tế cho vấn đề chăm
sóc sức khoẻ. Trên thế giới có khoảng hơn 33 triệu người nhiễm virus HIV,
95% trong số đó sinh sống ở các nước đang phát triển và hầu hết họ không đủ
khả năng chi trả cho những dược phẩm cần thiết để chữa bệnh [39]. Và không
chỉ có căn bệnh thế kỉ AIDS, còn nhiều căn bệnh hiểm nghèo khác nữa. Hệ
thống bằng độc quyền sáng chế không phải là một giải pháp hay trong vấn đề
chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.
Mặc dù có những hạn chế nhất định nhưng cũng không thể phủ nhận
tầm quan trọng của việc bảo hộ sáng chế đối với sự phát triển kinh tế xã hội

của mỗi nước. Cũng chính vì những lợi ích bằng độc quyền sáng chế đem lại
mà tại Việt Nam trong những năm qua, vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công
17
nghiệp đối với sáng chế đã trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu
của các doanh nghiệp và toàn xã hội. Vì vậy, việc xây dựng và củng cố hệ
thống bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nói chung và đối với sáng chế nói
riêng là yêu cầu cấp bách trong công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa
đất nước.
II. NỘI DUNG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI
SÁNG CHẾ
1. Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế
1.1. Điều kiện bảo hộ đối với sáng chế
Không phải bất kì sáng chế nào cũng được bảo hộ, cũng được cấp bằng
độc quyền. Để được bảo hộ, sáng chế phải đáp ứng một số tiêu chuẩn nhất
định. Những tiêu chuẩn đó là tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng
công nghiệp, và quan trọng là sáng chế đó phải thuộc đối tượng được bảo hộ,
tức là không nằm trong những đối tượng bị loại trừ.
a) Có tính mới
Tính mới là một yêu cầu cơ bản, là điều kiện tiên quyết để xét cấp bằng
độc quyền sáng chế. Quy định tính mới đối với sáng chế là để tránh sự trùng
lặp, tiết kiệm chi phí cho xã hội.
Sáng chế được coi là có tính mới nếu chỉ có một số người có hạn được
biết và giữ bí mật về sáng chế đó, và trước ngày nộp đơn đăng kí sáng chế
hoặc trước ngày ưu tiên (khái niệm về ngày ưu tiên sẽ được đề cập ở phần
dưới), sáng chế đó không bị bộc lộ công khai dưới các hình thức sau:
- Sử dụng công khai như trình diễn, triển lãm, bán, trưng bày trước
công chúng hoặc việc sử dụng công cộng thực sự.
- Mô tả sáng chế đó trong một ấn phẩm hoặc xuất bản dưới hình thức
khác. Các xuất bản phẩm này phải được phát hành, công khai dưới bất kì hình
thức nào như chào bán hoặc lưu giữ tại thư viện công cộng; bao gồm cả bằng

18
sáng chế đã cấp hoặc đơn xin cấp bằng độc quyền sáng chế đã được công bố,
bài viết (viết tay, đánh máy hay in), hình ảnh bao gồm cả ảnh chụp, hình vẽ
hoặc phim và bản ghi âm ở dạng băng từ hay đĩa dưới dạng ngôn ngữ nói
hoặc ngôn ngữ được mã hóa.
- Mô tả sáng chế đó theo cách trình bày miệng trước công chúng, bao
gồm các bài giảng và chương trình phát thanh.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mặc dù đã được công bố nhưng
sáng chế vẫn không bị coi là mất tính mới, đó là khi sáng chế đó được người
khác công bố mà không được phép của người có quền đăng kí, hoặc khi
người có quyền đăng kí công bố sáng chế đó dưới dạng báo cáo khoa học,
trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam, triển lãm quốc tế chính
thức. Trong những trường hợp này, đơn đăng kí sáng chế phải được nộp trong
thời hạn 6 tháng kể từ ngày công bố.
b) Có trình độ sáng tạo
Vấn đề có trình độ sáng tạo chỉ được đặt ra nếu đã có tính mới. Tuy
nhiên, một sáng chế nếu chỉ có tính mới thôi chưa đủ, mà phải có tính sáng
tạo. Tại sao phải quy định một sáng chế được bảo hộ phải có trình độ sáng
tạo, vì có như vậy mới khuyến khích sự tìm tòi nghiên cứu, thúc đẩy khoa học
công nghệ phát triển.
Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu so với những giải pháp kĩ
thuật đã được công bố, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, mà người có
hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng không thể tạo ra một cách dễ dàng
được. Ở đây, người có hiểu biết trung bình là người có chuyên môn, có khả
năng tiếp thu những kiến thức thông thường và tiếp cận mọi nguồn thông tin
công khai trong lĩnh vực đó.
c) Có khả năng áp dụng công nghiệp
19
Khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế được thể hiện ở chỗ có thể
chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là

nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.
Một sáng chế nếu thuần tuý chỉ là lý thuyết mà không có khả năng áp
dụng cho các mục đích thực tế thì sẽ không được cấp bằng độc quyền. Nếu
sáng chế là một sản phẩm thì sản phẩm đó phải có khả năng được sản xuất,
nếu sáng chế đó là một quy trình thì quy trình đó phải có khả năng thực hiện;
hơn nữa, việc sản xuất và thực hiện đó có thể lặp đi lặp lại nhiều lần.
d) Không thuộc đối tượng loại trừ
Có những sáng chế đáp ứng cả ba điều kiện nêu trên là tính mới, trình
độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp nhưng vẫn không đủ tiêu chuẩn
để được bảo hộ. Đó là những sáng chế thuộc đối tượng loại trừ, bao gồm:
- Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học.
- Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động
trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy
tính.
- Cách thức thể hiện thông tin
- Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mĩ
- Giống thực vật, giống động vật
- Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học
mà không phải là quy trình vi sinh
- Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động
vật. Loại trừ đối tượng này ra khỏi phạm vi sáng chế được bảo hộ bởi vì việc
tìm ra phương pháp phòng và chữa bệnh có tầm quan trọng rất lớn đến lợi ích
cộng đồng, và không thể đưa ra để tư nhân hoá hoặc thương mại hoá được.
- Những sáng chế trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho
quốc phòng, an ninh. Quy định này nhằm mục đích “bảo vệ trật tự công cộng
và đạo đức xã hội, bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ của con người cũng như các
20
sinh vật khác để tránh gây hại nghiêm trọng cho môi trường”
4
[4]. Điều này

đặc biệt có ý nghĩa trong những năm gần đây với sự phát triển của công nghệ
gen. Cần thiết phải loại trừ việc cấp bằng sáng chế cho quy trình nhân bản
người và thay đổi cấu trúc gen nhận dạng người cũng như các loài động vật
khác.
Những quy định về đối tượng loại trừ còn tuỳ thuộc vào quan điểm của
từng quốc gia. Có thể ở nước này một sáng chế được bảo hộ, nhưng ở nước
khác sáng chế đó lại thuộc đối tượng loại trừ.
1.2. Những nguyên tắc cơ bản liên quan đến việc đăng kí
a) Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên
Theo nguyên tắc này, trong trường hợp có nhiều đơn của nhiều người
khác nhau đăng ký cùng một sáng chế thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho
đơn nộp sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn
bằng bảo hộ. Nếu thời gian nộp đơn hoàn toàn trùng nhau thì cũng chỉ cấp
văn bằng bảo hộ cho một đơn duy nhất theo sự thoả thuận của tất cả những
người nộp đơn, nếu không thoả thuận được thì tất cả các đơn đều bị từ chối.
Năm 1875, ở Mỹ có hai nhà vật lý là A.G.Bell và E.Gray cùng quan
tâm nghiên cứu chế tạo máy điện thoại. Đến năm 1876, cả hai đều thành
công, mặc dù trong quá trình nghiên cứu họ không có quan hệ với nhau (tuy ít
nhiều cũng biết về ý tưởng của nhau). Điều bất ngờ là cả hai đều gửi đến Cục
sáng chế New York bản đăng kí sáng chế của mình vào đúng ngày 14/8/1876.
Việc xác định ai là tác giả của chiếc máy điện thoại đầu tiên đã trở thành một
vụ kiện lớn thời bấy giờ. Các quan toà đã phải dựa vào giờ gửi bản đăng kí để
phân xử, và kết quả là Bell gửi vào lúc 12 giờ trưa, còn Gray vào lúc 14 giờ.
Nhờ gửi trước 2 tiếng đồng hồ mà Bell đã thắng kiện và trở thành chủ nhân
chiếc bằng sáng chế máy điện thoại đầu tiên của nhân loại [38].
4
Hiệp định TRIPS, Điều 27.2
21
Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên còn có tên là first-to-file, hầu hết các
nước trên thế giới đều áp dụng nguyên tắc này, chỉ trừ có nước Mỹ. Ưu điểm

của first-to-file là dễ xác định, vì ngày nộp đơn đã được ghi rõ trong đơn đăng
kí bảo hộ. Điều quan trọng là phải nộp đơn sớm và không cần biết ai là người
tạo ra sáng chế trước. Ở ví dụ trên, việc tìm ra ai là người đầu tiên sáng chế ra
máy điện thoại được Cục sáng chế New York xác định dựa trên nguyên tắc
first-to-file. Tuy nhiên hiện nay, Mỹ là một trong số ít nước trên thế giới
không áp dụng nguyên tắc first-to-file mà áp dụng first-to-invent. Nguyên tắc
first-to-invent có vẻ công bằng hơn đối với người đầu tiên tạo ra sáng chế,
nhưng thực tế lại rất khó xác định được thực sự đó có phải là người đầu tiên
không, những bằng chứng đưa ra nhiều khi chỉ mang tính chủ quan của tác
giả. Giữa Bell và Gray quả thực là khó có thể chứng minh được ai là người
sáng chế ra máy điện thoại trước. Trong tương lai, vì những hạn chế của first-
to-invent mà Mỹ chắc chắn sẽ chuyển sang áp dụng hình thức first-to-file.
b) Nguyên tắc ưu tiên
Theo Công ước Paris, bất kì người nào nộp đơn hợp lệ xin cấp patent
tại một nước thành viên của Liên minh sẽ được hưởng quyền ưu tiên khi nộp
đơn đăng kí cho chính sáng chế đó tại các nước thành viên khác. Quyền ưu
tiên đối với đơn đăng kí sáng chế có thời hạn là 12 tháng tính từ ngày ưu tiên.
Ngày ưu tiên được xác định là ngày nộp đơn của đơn đầu tiên.
Quyền ưu tiên đem lại rất nhiều thuận lợi cho người nộp đơn muốn
hưởng bảo hộ tại một hay nhiều nước. Những người khác nộp đơn cho sáng
chế đó sau ngày ưu tiên sẽ không được chấp nhận, còn những tài liệu kĩ thuật
nộp sau ngày ưu tiên cũng không làm mất tính mới hay trình độ sáng tạo của
sáng chế. Người nộp đơn không nhất thiết phải nộp đơn tại quốc gia mình và
tại các nước khác vào cùng một thời điểm, vì quyền ưu tiên trên cơ sở đơn
đầu tiên có thời hạn trong vòng 12 tháng. Trong khoảng thời gian này, họ có
thể tùy ý quyết định xem mình muốn hưởng sự bảo hộ tại quốc gia nào, có thể
22
sắp xếp các bước cần tiến hành để đảm bảo sự bảo hộ tại các quốc gia khác
nhau vì quyền lợi của bản thân.
1.3. Các hình thức nộp đơn

Sau khi đã đi đến quyết định đăng kí bảo hộ sáng chế của mình, người
nộp đơn sẽ soạn thảo đơn đăng kí sáng chế và chọn một trong hai hình thức
nộp đơn là nộp tại cơ quan sáng chế quốc gia hoặc nộp đơn quốc tế theo Hiệp
ước hợp tác sáng chế PCT.
a) Nộp đơn tại cơ quan sáng chế quốc gia.
Hình thức này được sử dụng phổ biến hơn, bởi vì muốn sáng chế của
mình được bảo hộ ở nước nào, người nộp đơn sẽ đăng kí nộp đơn ở nước đó.
Mỗi quốc gia trên thế giới đều có một cơ quan patent riêng đảm nhận việc
tiếp nhận đơn và cấp văn bằng bảo hộ. Ở Việt Nam, cơ quan chịu trách nhiệm
về vấn đề này là Cục Sở hữu trí tuệ. Đơn nộp vào các cơ quan này sau khi
được thẩm định hình thức và nội dung, nếu thấy đáp ứng đầy đủ các tiêu
chuẩn bảo hộ sẽ được cấp bằng độc quyền. Nếu như chỉ muốn sáng chế của
mình được bảo hộ ở duy nhất một quốc gia cụ thể nào đó thì nên chọn hình
thức nộp đơn này. Tuy nhiên, xu thế hội nhập toàn cầu hoá dẫn đến nhu cầu
bảo hộ sáng chế cùng một lúc ở nhiều quốc gia trên thế giới. Khi đó, nếu ở
mỗi nước người nộp đơn đều phải soạn thảo đơn và làm các thủ tục đăng kí
cho sáng chế của mình thì sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức, trong khi
chưa chắc đơn của mình đã hợp lệ. Lúc này, hình thức nộp đơn PCT thực sự
là một giải pháp tối ưu.
b) Nộp đơn theo PCT
Hình thức này cho phép nộp một đơn duy nhất gọi là “đơn quốc tế” vào
một cơ quan patent quốc gia duy nhất gọi là “cơ quan nhận đơn”. Đơn này sẽ
được tra cứu và thẩm định sơ bộ quốc tế trước khi được đưa vào một quốc gia
nào đó do người nộp đơn lựa chọn để cấp văn bằng bảo hộ. Có nghĩa là thay
23
vì việc phải nộp đơn và làm thủ tục đăng kí ở tất cả các nước mà người nộp
đơn muốn bảo hộ sáng chế của mình tại đó, anh ta chỉ cần soạn thảo một đơn
quốc tế duy nhất. Tuy nhiên, có một điểm cần lưu ý là hệ thống PCT là hệ
thống nộp đơn chứ không phải là hệ thống cấp patent quốc tế. Ở giai đoạn
quốc tế, đơn sẽ được tra cứu và thẩm định sơ bộ. Sau đó, việc cấp patent sẽ

thuộc trách nhiệm của một cơ quan patent quốc gia nào đó do người nộp đơn
lựa chọn.
Hình thức nộp đơn theo PCT mang lại lợi ích cho cả người sử dụng và
các cơ quan patent. Đối với người sử dụng, việc có báo cáo tra cứu quốc tế và
báo cáo thẩm định sơ bộ quốc tế cho phép người nộp đơn cân nhắc kĩ xem có
nên tiếp tục theo đuổi việc nộp đơn ở những nước đã chỉ định hay không. Nếu
thấy rằng sáng chế của mình khó có khả năng được cấp patent thì sẽ không
vào giai đoạn quốc gia nữa. Bằng cách này, người nộp đơn có thể không phải
tốn tiền của và công sức cho việc nộp đơn ra nước ngoài một cách vô ích.
Hơn nữa, thời hạn để đi đến quyết định xem có nên nộp đơn ra nước ngoài
hay không ít nhất là 18 tháng sau khi kết thúc ngày cuối cùng của năm ưu
tiên, một khoảng thời gian khá dài để có thể cân nhắc quyết định chọn nước
nào để bảo hộ sáng chế. Đối với các cơ quan patent, việc xử lý đơn sẽ đơn
giản hơn vì ở giai đoạn quốc tế, đơn đã được thẩm định sơ bộ và tra cứu rồi.
Các cơ quan này có thể mong đợi số đơn nộp vào tăng một cách đáng kể nhờ
cơ chế chỉ định của PCT. Lấy ví dụ Việt Nam, theo thống kê của Cục Sở hữu
trí tuệ, từ năm 1993, sau khi Việt Nam tham gia Hiệp ước Hợp tác sáng chế
PCT, số lượng đơn đăng ký sáng chế của các chủ thể nước ngoài vào Việt
Nam đã liên tục tăng. Riêng năm 2004, số đơn PCT nộp vào Việt Nam đã lên
đến 1.110 đơn, gấp 6 lần tổng số đơn đăng ký sáng chế của năm 1993. Ngoài
ra, Việt Nam cũng đã nhận được một cơ sở dữ liệu đầy đủ về các sáng chế
liên quan đến PCT và cơ sở dữ liệu này góp phần quan trọng vào công tác xét
24
nghiệm các đơn đăng kí tại Cục Sở hữu trí tuệ, đồng thời là một nguồn thông
tin quý giá đối với các hoạt động nghiên cứu, triển khai tại Việt Nam [35].
Ở cả hai hình thức nộp đơn quốc gia và quốc tế, người nộp đơn có thể
trực tiếp nộp hoặc thông qua đại diện sở hữu trí tuệ. Đại diện sở hữu trí tuệ là
tổ chức đứng ra đại diện hoặc tư vấn cho người nộp đơn yêu cầu sáng chế về
các vấn đề liên quan đến xác lập và thực thi quyền.
Bảng 1.1: Các quốc gia đứng đầu trên thế giới về đăng ký sáng chế

giai đoạn 2001-2005
Xếp
hạng
Quốc gia 2000 2001 2002 2003 2004
2005
%
1. Mỹ 38007 43055 41292 41023 43464 45111 33.6
2. Nhật 9567 11904 14063 17393 20223 25145 18.8
3. Đức 12582 14031 14326 14682 15255 15870 11.8
4. Pháp 4138 4707 5089 5172 5181 5522 4.1
5. Anh 4795 5482 5376 5205 5041 5115 3.8
6. Hàn Quốc 1580 2324 2520 2949 3554 4747 3.5
7. Hà Lan 2928 3410 3977 4480 4236 4435 3.3
8. Thụy Sỹ 1989 2349 2755 2860 2881 3096 2.3
9. Thụy Điển 3091 3421 2990 2612 2844 2784 2.1
10. Trung Quốc 784 1731 1018 1295 1706 2452 1.8
Các nước còn
lại
10243 11855 12735 12959 13496 14347 47.1
Nguồn: Cục Sở hữu trí tuệ
Trên thế giới, nếu tính tất cả các hình thức nộp đơn thì Mỹ, Nhật và
Đức luôn là ba quốc gia có số lượng đơn đăng kí sáng chế nhiều nhất. Theo
WIPO, vào năm 2005, đã có hơn 134.000 đơn đăng ký cấp bằng sáng chế
thuộc các lĩnh vực, tăng 9,4% so với năm 2004. Năm quốc gia dẫn đầu trong
việc đăng ký bằng sáng chế vẫn không thay đổi là các nước Mỹ, Nhật, Đức,
Pháp và Anh. Các nhà sáng chế và ngành công nghiệp của Mỹ đã nộp 45.111
đơn xin cấp bằng sáng chế, chiếm 33,6% tổng số đơn của năm 2005; Nhật
25

×