Tải bản đầy đủ (.pdf) (171 trang)

Các tội phạm về tham nhũng có tính chất chiếm đoạt tài sản và đấu tranh phòng chống các tội này ở việt nam trong xu thế hội nhập quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.48 MB, 171 trang )

/rann&anbMHDN&>Ifci | |>".VỊsr.t; * ? • ■ . / . ■ :^ r ^ i V r ^ - [ ^ • - :~ í^Tr‘~fì?r~•

' ị •*•'rriĩìì 1- ^ K ^ t ĩ m m ]ri'"'",'i


PltÀP

Ồ ĩtj
Tt/riiÀP
____ , -V

/\



*

■-

Ịy.:%; KÃỤC L U Ạ i I£ễ

e



\.






'"? Ịp Ạ £ 'Ịw? s %Ễ%
'&—
■•T *•k' 'V • %'r'$V,v;--. -> >í- *"'-t •/' '“. J.‘'1 Ã *V•", ư í\,f ■
;■y. 7«■*'•?
iií Ằ/.'ẲI rN É1.!./&]. í i .J í j u -Ể!ki'íẤ./.Ă ỊbMỊịM^ ^ A i r ■Ẳ
is :

CÁC TÔI PHẠM VỂ VHAM NHŨNG
*

CÓ ĨLVH CHẤT CHIÊiV
'

Ẵ \

Ã¥

'A Ề )A V

>
_
I K Ẳ M I I 1 Ỉ U .N Í Ĩ
ỉ"i

i i. 'ru.'- i

í;-'"'. . .' <> í" - A

T T À I s Ầỉ
í-ểu, ■* : íT" ■■; V-. .}'"* :■-:r-i*"VT 'ỉi: f fi

C A C T O I N 4 Ì'
.

VI IĨ.Ềti*.!
T - íKi AẲi Vy I . ■1V 14.1,.1x1
ữ ể Y M í" ’
*

C h ủ n h ỉệ tti đ ề tà i

ỉ T S , O iặ ttỉf T y y£i M itíỉi

ĩh ư kè

: i'S , N g u y ẽ ĩi T iiv ếc M à i

'££SBỊsSSSSSỈSSZS££SS£ỉ£gg ạs

-

*


B ộ T ư PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI
HỌC
LUẶT
HÀ NỘI
t





ĐÈ TÀI NGHIÊN c ứ u KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
t

CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG
CÓ TÍNH CHẤT CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
VÀ ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG CÁC TỘI NÀY
ở VIỆT NAM TRONG

xu THẾ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Chủ nhiệm đề tài: TS. DƯƠNG TUYÉT MIÊN
Thư kí:

TS. NGUYỄN TUYẾT MAI

THƯ V IỀN
NỰƠNG ĐẠI h ọ c

lũật hà nôi

-r-Ả Ũ ị

HÀ NỘI - 4/2008

.



r

>

Đê tài này được thực hiện bởi sự phôi hợp giữa
\

r

Trung tâm nghiên cứu pháp luật vê phòng chông tội phạm
•?

và Tô bộ môn luật hình sự
#





DANH SÁCH CỘNG TÁC VIÊN THAM GIA ĐÈ TÀI

1.

T hS . P h ạm V ăn B áu

2.

T hS . L ê Đ ăn g D o an h

3.


T S. H o àn g V ăn H ù n g

4.

T h S .P h ạ m T h ị H ọ c

5.

T S. Đ ỗ Đ ứ c H ồ n g H à

6.

T h S . N g u y ễ n V ăn H ư ơ n g

7.

T S. D ư ơ n g T u y ế t M iê n

8.

T S. N g u y ễ n T u y ế t M ai

9.

T hS . Đ ào L ệ T hu


1.


Một sô vân đê chung vê các tội phạm vê tham nhũng có tính chất chiếm
đoạt tài sản.

2.

Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lí luận và thực tiễn.

3.

Tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản - Những vấn đề lí
luận và thực tiễn.

4.

Các tội phạm về tham nhũng có tính chất chiếm đoạt tài sản dưới góc
độ so sánh luật.

5.

Đấu tranh phòng chống tội tham ô tài sản ở nước ta trong xu thế hội
nhập quốc tế.

6.

Đấu tranh phòng chống tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài
sản ở nước ta trong xu thế hội nhập quốc tế.


Bộ luật hình sự :


BLHS

Bộ luật Hồng Đức:

BLHĐ

Chiếm đoạt tài sản:

CĐTS

Hoàng Việt luật lệ:

HVLL

Hình sự sơ thẩm:

HSST

Tòa án nhân dân:

TAND

ủ y ban nhân dân:

UBND

Viện kiểm sát nhân dân:

VKSND


Xã hội chủ nghĩa:

XHCN


PHẢN MỞ ĐÀU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tham nhũng đã và đang là vấn nạn của nhiều quốc gia trên thế giới, là
nguyên nhân gây đói nghèo, mất ổn định trật tự trị an xã hội cũng như là
nguyên nhân làm suy yếu bộ máy nhà nước và nền tảng vững chắc của hệ
thống chính trị xã hội, từ đó làm mất lòng tin của quần chúng nhân dân vào
pháp luật nhà nước. Phòng, chống tội phạm về tham nhũng không chỉ là vấn
đề lớn của một quốc gia nào đó mà nó còn mang tính khu vực và thế giới.
Trong nhũng năm gần đây, tội phạm về tham nhũng ở nước ta xảy ra có
xu hướng ngày càng gia tăng gây nhức nhối dư luận xã hội. Mặc dù trên thực
tế, số vụ án và bị cáo bị đưa ra xét xử về tội phạm về tham nhũng chưa nhiều
và chưa phản ánh đúng thực tế, nhưng đây vẫn là vấn đề được đông đảo các
nhà khoa học, nhà nghiên cứu cũng như người dân quan tâm và mong muốn
nhà nước ta có những biện pháp hiệu quả để giải quyết, ngăn chặn triệt để loại
tội phạm này. Theo số liệu điều tra về mức độ tham nhũng các nước trên thế
giới của Tổ chức minh bạch quốc tế (năm 2005) thì Việt Nam là nước có tỉ lệ
tham nhũng khá cao, đứng thứ 107/159 quốc gia. Điều này cho chúng ta thấy
được mức độ nghiêm trọng của vấn đề này để nhà nước và toàn dân đặt quyết
tâm tìm ra biện pháp giải quyết. Trước tình hình tội phạm về tham nhũng
không ngừng gia tăng ở nước ta, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống
tham nhũng do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu đã được thành lập. Đồng thời,
Cục phòng chống tham nhũng thuộc Chính phủ đã ra đời. Tiếp đó, Luật
phòng chống tham nhũng được thay thế Pháp lệnh phòng chống tham nhũng
có hiệu lực từ ngày 1/6/2006. v ề phương diện quốc tế, Việt Nam đã tham gia
kí kết Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng. Điều này thể hiện

sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước ta trong đấu tranh phòng, chống
tội phạm về tham nhũng.
Trong các tội phạm về tham nhũng thì các tội phạm về tham nhũng có


tính chất chiếm đoạt chiếm tỉ lệ đáng kể về số vụ và bị cáo bị xét xử hàng
năm. Các tội phạm về tham nhũng có tính chất chiếm đoạt tài sản là những tội
phạm về tham nhũng mà dấu hiệu chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của
cấu thành tội phạm. Đây là loại tội không chỉ có tính nguy hiểm cao mà dưới
góc độ đấu tranh phòng, chống cũng có những vướng mắc, khó khăn nhất
định. Theo BLHS hiện hành, các tội phạm về tham nhũng có tính chất chiếm
đoạt tài sản bao gồm hai tội: 1) Tội tham ô tài sản. 2) Tội lạm dụng chức vụ
quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Trong thời gian gần đây, số vụ, bị cáo bị đưa ra
xét xử về nhóm tội này tương đối đáng kể: Năm 2001 có 370 vụ, 655 bị cáo,
năm 2002 có 296 vụ, 664 bị cáo, năm 2003 có 53 vụ, 115 bị cáo, năm 2004 có
255 vụ, 592 bị cáo, năm 2006 có 317 vụ, 383 bị cáo. Tổng cộng từ năm 2001
đến 2006 có 1.416 vụ, 2965 bị cáo bị đưa ra xét xử về nhóm tội này.1
Theo chúng tôi, phòng chống tội phạm về tham nhũng cũng cần có trọng
điểm mà trước hết tập trung vào việc phòng, chống các tội phạm về tham
nhũng có tính chất chiếm đoạt tài sản. Làm tốt vấn đề này sẽ góp phần đắc lực
vào việc phòng chống tội phạm về tham nhũng nói riêng cũng như tội phạm
nói chung. Nhất là trong tình hình hiện nay, trong xu thế hội nhập quốc tế,
tham nhũng không chỉ là “vấn đề nóng bỏng” của một hay một vài quốc gia
mà còn là vấn đề có tính chất quốc tế. Do đó, đi sâu tìm hiểu các tội phạm về
tham nhũng có tính chất chiếm đoạt tài sản dưới góc độ luật hình sự và tội
phạm học là vô cùng cần thiết để tìm ra giải pháp hiệu quả ngăn chặn loại tội
phạm này. Chính vì vậy, nhóm tác giả đã chọn và nghiên cứu đề tài khoa học
cấp trường: “Các tội phạm về tham nhũng có tính chất chiếm đoạt tài sản và
đẩu tranh phòng chống các tội này ở Việt Nam trong xu th ế hội nhập quốc
tế” làm đề tài nghiên cứu của mình với mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc

giải quyết hiệu quả tội phạm về tham nhũng ở nước ta.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian gần đây, liên quan đến đề tài Các tội phạm về tham
1Nguồn: Số liệu từ Tòa án nhân dân tối cao


nhũng có tính chất chiếm đoạt tài sản và đấu tranh phòng chống các tội
này ở Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế, đã có một số công trình
khoa học có liên quan được một số tác giả quan tâm nghiên cứu. Có thế kể
đến một số công trình như:
1) “Đẩu tranh chổng và phòng ngừa tội tham ô, cố ý làm trái và hổi lộ
trong cơ chế thị trường” của Viện nghiên cứu khoa học, Viện kiểm sát nhân
dân tối cao (1993);
2) “Các tội phạm về tham nhũng và đấu tranh phòng chống tội phạm về
tham nhũng ở Thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả
Dương Ngọc Hải (1997);
3) ‘T ợ / tham ô tài sản XHCN và đấu tranh phòng chống tội tham ô tài
sản XHCN”, Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Nguyễn Văn Tiến (1998);
4) ‘T ợ / tham ó tài sản - Một số vấn đề lí luận và thực tiễn”, Luận văn
thạc sĩ luật học của tác giả Trần Quang Sơn (2008).
Ngoài ra còn kể đến các bài viết đăng trên các tạp chí khoa học chuyên
ngành như:
Cần có giải pháp đồng bộ phòng chống tham nhũng của tác giả Trần
Đức Lương, Tạp chí kiểm sát 11/2002; Có tội tham ô tài sản trong các doanh
nghiệp 100% vốn nước ngoài của tác giả Đỗ Xuân Tựu, Tạp chí kiểm sát
5/2005; Việc xác định tội tham ô tài sản trong cơ chế thị trường của tác giả
Đinh khắc Tiến, Tạp chí kiểm sát 6/2006; Bàn về định tội tham ô tài sản trong
giai đoạn hiện nay của tác giả Trương Bá Hùng, Tạp chí kiểm sát 2/2006;
Một số vấn đề cần sửa đổi, bổ sung các quy định về tội phạm về tham nhũng
trong BLHS năm 1999 của tác giả Phạm Mạnh Hùng, Tạp chí kiểm sát 11/2006.

Các công trình nghiên cứu trên ở các mức độ khác nhau đã nghiên cứu
về tội tham ô tài sản và tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản
dưới góc độ luật hình sự và tội phạm học. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập
quốc tế, nhất là kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ
chức thương mại thế giới (WTO), cho tới nay ở nước ta vẫn chưa có một công


trình nào nghiên cứu có hệ thông, tập trung vê các tội phạm vê tham nhũng có
tính chất chiếm đoạt tài sản (trong một đề tài nghiên cún dưới cả hai góc độ
luật hình sự và tội phạm học) và đặc biệt việc nghiên cứu đề tài được đặt
trong bối cảnh xu hướng toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh
mẽ trên thế giới. Vì vậy, nhóm tác giả chọn, nghiên cứu đề tài “Các tội phạm
về tham nhũng có tính chất chiếm đoạt tài sản và đẩu tranh phòng chống
các tội này ở Việt Nam trong x u thế hội nhập quốc tế” là vấn đề không chỉ
có tính thời sự ở nước ta mà còn có ý nghĩa về mặt lí luận và thực tiễn.
3. Mục đích nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
* M ục đích nghiên cứu: Nhóm tác giả nghiên cứu đề tài “các tội tham
nhũng có tính chất chiếm đoạt tài sản và đấu tranh phòng chống các tội này ở
Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế ” nhằm đưa ra những giải pháp cụ thể,
có tính lí luận và thực tiễn nhằm ngăn chặn có hiệu quả các tội này nói riêng
cũng như các tội phạm về tham nhũng nói chung.
* P hạm vi nghiên cứu: đề tài được nghiên cứu dưới hai góc độ luật hình
sự và tội phạm học các tội tham nhũng có tính chất chiếm đoạt tài sản theo
quy định của BLHS Việt Nam năm 1999 trong thời gian 2001 -2006.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Sau khi xác định được mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài nhóm
tác giả đã đề ra các nhiệm vụ sau:
+ Nghiên cứu những vấn đề chung về các tội tham nhũng có tính chất
chiếm đoạt tài sản nhằm làm sáng tỏ các vấn đề như lịch sử lập pháp hình sự,
khái niệm các tội tham nhũng có tính chất chiếm đoạt tài sản, cơ sở lí luận và

thực tiễn của việc quy định các tội tham nhũng có tính chất chiếm đoạt tài sản.
+ Nghiên cứu tội tham ô tài sản về cả phương diện lí luận và thực tiễn,
làm sáng tỏ các vấn đề lí luận cũng như thực tiễn của tội này, cố gắng tìm ra
vướng mắc và đề xuất một số kiến nghị;
+ Nghiên cứu tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản về cả
phương diện lí luận và thực tiễn, làm sáng tỏ các vấn đề lí luận cũng như thực


tiễn của tội này, cố gắng tìm ra vướng mắc và đề xuất một số kiến nghị;
+ Nghiên cứu các tội tham nhũng có tính chất chiếm đoạt tài sản dưới
góc độ so sánh luật, học tập kinh nghiệm của nước ngoài một cách có chọn
lọc, từ đó đề xuất kiến nghị;
+ Nghiên cứu tội tham ô tài sản dưới góc độ tội phạm học. Cụ thể là tìm
hiểu về tình hình tội phạm, nguyên nhân của tội phạm và đề xuất các giải
pháp phòng ngừa tội phạm này.
+ Nghiên cứu tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản dưới
góc độ tội phạm học. Cụ thể là tìm hiểu về tình hình tội phạm, nguyên nhân
của tội phạm và đề xuất các giải pháp phòng ngừa tội phạm này.
Trên cơ sở nghiên cứu các nội dung trên, nhóm tác giả sẽ tóm lược các
kết quả nghiên cứu cũng như các đề xuất, kiến nghị.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài, các tác giả sẽ sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp phân tích, tổng hợp; Phương pháp lịch sử; Phương pháp so
sánh; Phương pháp thống kê.
6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
Ý nghĩa về lí luận: Đây là công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu,
toàn diện về các tội tham nhũng có tính chất chiếm đoạt tài sản dưới cả hai
góc độ luật hình sự, tội phạm học.
Ý nghĩa về thực tiễn: Từ những kết quả nghiên cứu của mình, đề tài có
thế là tài liệu tham khảo có giá trị cho các nhà làm luật trong việc hoàn thiện

BLHS cũng như giúp cơ quan chức năng xây dựng, triển khai các biện pháp
đấu tranh phòng, chống tội phạm về tham nhũng trong đó có các tội phạm về
tham nhũng có tính chất chiếm đoạt tài sản. Bên cạnh đó, đề tài có thể được
sử dụng làm tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy.
7. Kết cấu đề tài
Đề tài gồm có 3 phần: Phần mở đầu, Phần thứ hai - Báo cáo tổng thuật
về nội dung nghiên cứu đề tài, Phần thứ ba - Nội dung cụ thể các chuyến đề


trình bày trong đề tài.
Các chuyên đề trong đề tài bao gồm:
1. Một số vấn đề chung về các tội phạm về tham nhũng có tính chất
chiếm đoạt tài sản.
2. Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lí luận và thực tiễn.
3. Tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản - Những vấn đề lí
luận và thực tiễn.
4. Các tội phạm về tham nhũng có tính chất chiếm đoạt tài sản dưới góc
độ so sánh luật.
5. Đấu tranh phòng chống tội tham ô tài sản ở Việt Nam trong xu thế hội
nhập quốc tế.
6. Đấu tranh phòng chống tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt
tài sản ở Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế.
8. Tổ chức thưc hiên




Tháng 4/2007 kí hợp đồng nghiên cứu khoa học với Hiệu trưởng trường
đại học luật Hà Nội về việc thực hiện đề tài.
Tháng 5/2007 tiến hành cuộc họp giữa chủ nhiệm đề tài với nhóm tác giả

về việc triển khai thực hiện đề tài, thu thập số liệu để phát cho cộng tác viên
nghiên cứu.
Tháng 6/2007, các cộng tác viên nhận chuyên đề và bắt đầu thực hiện
việc nghiên cứu.
Tháng 10/2007, họp trao đổi giữa chủ nhiệm đề tài với các cộng tác viên
về những vướng mắc, hướng giải quyết trong quá trình nghiên cứu, viết bài.
Tháng 1/2008 thu bài của các cộng tác viên, chủ nhiệm đề tài biên tập,
góp ý các cộng tác viên sửa bài cho phù hợp với yêu câu.
Tháng 4/2008, thu bài của các công tác viên lần cuối, nộp đề tài cho
phòng quản lí khoa học.


PHÀ N TH Ứ HAI

BÁO CÁO TỔNG THUẬT VÈ NỘI DUNG NGHIÊN cứ u




CỦA ĐÈ TÀI
Đề tài “Các tội tham nhũng có tính chất chiếm đoạt tài sản và đấu
tranh phòng chống các tội này ở Việt Nam trong x u thế hội nhập quốc tế”
có tống số 6 chuyên đề trong đó có 4 chuyên đề về luật hình sự (chuyên đề 1,
2, 3, 4) và 2 chuyên đề về tội phạm học(chuyên đề 5, 6). Các chuyên đề đó
bao gồm:
1. Một số vấn đề chung về các tội phạm về tham nhũng có tính chất
chiếm đoạt tài sản.
2. Tội tham ô tài sản - Những vấn đề lí luận và thực tiễn.
3. Tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản - Những vấn đề lí
luận và thực tiễn.

4. Các tội phạm về tham nhũng có tính chất chiếm đoạt tài sản dưới góc
độ so sánh luật.
5. Đấu tranh phòng chống tội tham ô tài sản ở Việt Nam trong xu thế hội
nhập quốc tế.
6. Đấu tranh phòng chống tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt
tài sản ở Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế.
Sau thời gian nghiên cứu, nhóm tác giả đã thu được kết quả nghiên cứu
như sau:
Trước hết, nhóm tác giả đã đưa ra “bức tranh tổng quan” rõ nét về qui
định của pháp luật hình sự Việt Nam đối với các tội phạm về tham nhũng có
tính chất chiếm đoạt tài sản qua các giai đoạn lịch sử ở nước ta.
Với giai đoạn thứ nhất - thời kì áp dụng pháp luật phong kiến, nhóm tác
giả đã cố gắng phân tích, làm sáng tỏ cái độc đáo, riêng biệt của Ông cha ta
khi quy định về các tội phạm về tham nhũng có tính chất chiếm đoạt tài sản.
Bằng việc tìm hiểu những quy định liên quan thông qua hai Bộ luật lớn nhất


nước ta thời kì phong kiến là Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ,
nhóm tác giả đã phân tích, lí giải loại hành vi bị coi là tội phạm về tham
nhũng có tính chất chiếm đoạt tài sản cũng như chế tài nghiêm khắc áp dụng
cho hành vi tương ứng (có điều luật minh hoạ kèm theo). Tất nhiên, dưới thời
kì phong kiến thì chưa xuất hiện thuật ngữ “ tội phạm về tham nhũng” cũng
như “ tội phạm về tham nhũng có tính chất chiếm đoạt tài sản”, tuy nhiên, các
nhà làm luật thời kì phong kiến cũng đã chỉ ra khá rõ những hành vi nào bị
coi là tội phạm thuộc nhóm này trong đó, hành vi tham nhũng phổ biến là
nhận hối lộ; còn các hành vi tham nhũng theo cách hiểu thông dụng (như hiện
nay) là lợi dụng chức quyền để “ăn cắp” của công, “ăn cướp” của dân (những
hành vi tham nhũng có tính chất chiếm đoạt tài sản) thì còn ít được đề cập
đến.
Bên cạnh việc dựa vào hai Bộ luật lớn nói trên để phân tích, các tác giả

của chuyên đề này còn dựa vào một số tài liệu lịch sử khác (như Đại Nam
thập lục tập VI, tập XIV) trong đó có ghi lại những sự kiện lịch sử liên quan
đến việc xử lí loại tội phạm này. Điều này cho thấy không chỉ trong văn bản
luật mà cả thực tiễn xét xử người phạm tội, các nhà nước phong kiến Việt
Nam đã thể rõ thái độ kiên quyết xử lý nghiêm khắc đối với các hành vi phạm
tội “tham nhũng” không kể người phạm tội là ai, giữ chức vụ gì, được hưởng
lợi nhiều hay ít từ việc phạm tội.
Với giai đoạn thứ hai, thời kì sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 cho đến
nay, nhóm tác giả nghiên cứu đã chia làm hai giai đoạn: Thời kỳ thứ nhất là từ
sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 cho đến khi ban hành BLHS năm 1985;
Thời kì thứ hai là thời kì áp dụng BLHS năm 1999. Trong quá trình nghiên
cứu hai giai đoạn nói trên, nhóm tác giả có sự phân tích, gắn kết với những
điều kiện lịch sử, phân tích kĩ thuật lập pháp của từng thời kì, đặc biệt là chỉ
ra những ưu điểm cũng như hạn chế của quy định về các tội phạm về tham
nhũng nói chung, các tội phạm về tham nhũng có tính chất chiếm đoạt tài sản
nói riêng. Với việc phân tích sắp xếp theo trình tự thời gian như vậy đã giúp


cho người đọc thấy rõ được quá trình phát triển của pháp luật hình sự Việt
Nam, bắt đầu từ những văn bản quy định còn ở mức sơ khai như sắc lệnh số
64, ngày 27.11.1946 về thành lập Ban Thanh Tra đặc biệt, sắc lệnh số 223
quy định xử lý các hành vi phạm tội hối lộ, phù lạm, biển thủ công quỹ cho
đến những văn bản dần hoàn thiện hơn như Pháp lệnh trừng trị các tội xâm
phạm tài sản xã hội chủ nghĩa (XHCN) và Pháp lệnh trừng trị các tội xâm
phạm tài sản riêng của công dân (1970), BLHS năm 1985 đến BLHS năm
1999. Đặc biệt, nhóm tác giả đã tập trung phân tích quy định về các tội phạm
về tham nhũng có tính chất chiếm đoạt tài sản thông qua hai Bộ luật có vị trí
quan trọng trong lịch sử lập pháp hình sự của nước ta: BLHS năm 1985 và
BLHS năm 1999 (trong đó có sự liên hệ với Luật phòng chống tham nhũng
năm 2005). Trong Bộ luật hình sự năm 1999, các tội phạm về tham nhũng đã

được quy định tại Mục A, Chương XXI với 7 tội danh khác nhau, trong đó có
hai tội phạm về tham nhũng có tính chất chiếm đoạt tài sản là tội tham ô tài
sản (Điều 278) và tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều
280). Hai tội phạm này được chuyển từ nhóm các tội xâm phạm sở hữu có
khách thể trực tiếp là quyền sở hữu về tài sản sang nhóm các tội phạm về
tham nhũng có khách thể trực tiếp là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ
chức. Việc chuyển dịch này là rất cần thiết và phù hợp với yêu cầu phòng,
chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong giai đoạn hiện
nay. Ngoài khách thể trực tiếp là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức quan hệ xã hội phản ánh bản chất nguy hiểm của các tội phạm về tham
nhũng nói chung, các tội tham nhũng có tính chất chiếm đoạt tài sản còn
xâm phạm đến một khách thể quan trọng khác là quan hệ sở hữu về tài sản,
quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Trong những trường hợp
nhất định, liên quan đến hoạt động của mình, người có chức vụ, quyền hạn
có trách nhiệm trong việc giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà nước, bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân nhưng họ lại lợi dụng chức vụ
quyền hạn, vị trí công tác để chiếm đoạt tài sản của nhà nước, tài sản của


công dân nhăm mưu lợi cá nhân. Điêu này cho thây bản chât nguy hiêm cao
của các tội tham nhũng có tính chất chiếm đoạt tài sản, đồng thời đó cũng là
dấu hiệu đế phân biệt các tội tham nhũng có tính chất chiếm đoạt tài sản và
các tội phạm về tham nhũng nói chung.
Đe xây dựng khái niệm chung đối với các tội phạm về tham nhũng có tính
chất chiếm đoạt tài sản, nhóm tác giả đã xây dựng khái niệm về các tội phạm
về tham nhũng có tính chất chiếm đoạt tài sản trên cơ sở nghiên cứu quy định
tương ứng trong BLHS năm 1999, Luật phòng chống tham nhũng (2005), Công
ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng (2005). Khái niệm các tội phạm về
tham nhũng có tính chất chiếm đoạt tài sản được hiểu như sau: Các tội phạm về
tham nhũng có tính chất chiếm đoạt tài sản là dạng cụ thể của tội phạm về
tham nhũng. Đó là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức

vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý hoặc lạm
dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm
trăm nghìn đồng trở lên hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhimg thuộc một
trong các trường hợp: gây hậu quả nghiêm trọng; đã bị xử lý kỷ luật về hành vi
này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội phạm về tham
nhũng, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Cùng với việc xây dựng khái niệm các tội phạm về tham nhũng có tính
chất chiếm đoạt tài sản, nhóm tác giả đã phân tích các căn cứ khoa học cũng
như những lí do bắt nguồn từ thực tiễn dẫn đến việc các nhà làm luật qui định
về các tội phạm về tham nhũng có tính chất chiếm đoạt tài sản trong BLHS.
Với cách đặt vấn đề về nội dung quy định của pháp luật hình sự về khái
niệm “tham ô tài sản” qua các giai đoạn lịch sử, nhóm tác giả đã xây dựng
khái niệm tội tham ô tài sản. Theo nhóm tác giả, tham ô tài sản theo quy định
của BLHS hiện hành được hiểu là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm
đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lí có giá trị từ năm trăm nghìn
đồng trở lên hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng găv hậu quả nghiêm
trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết


án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án
tích mà còn vi phạm.
Khái niệm tội tham ô tài sản theo BLHS năm 1999, phù hợp với tinh
thần của Công ước Liên Hợp quốc về chống tham nhũng mà nước ta là một
trong các thành viên tham gia. Điều 17 Công ước quy định về hành vi tham ô,
biển thủ hoặc các dạng chiếm đoạt tài sản khác bởi công chức như sau: 11Mỗi
quốc gia thành viên áp dụng các biện pháp lập pháp hoặc các biện pháp cần
thiết khác để quy định thành tội phạm, khỉ được thực hiện một cách cổ ỷ,
hành vi của công chức tham ô, biển thủ hoặc chiếm đoạt dưới các hình thức
khác cho bản thân hoặc cho người khác hay tổ chức khác công quĩ hoặc tư
quĩ hoặc chủng khoán hay bất cứ thứ gì có giá trị mà công chức này được

giao quản lí do vị trí của mình ”,
Khi trình bày về nội dung quy định của BLHS năm 1999 về tội tham ô
tài sản, nhóm tác giả của chuyên đề này đã phân tích rõ quy định của BLHS
hiện hành về dấu hiệu định tội và đường lối xử lí tội tham ô tài sản cũng như
những vướng mắc còn tồn tại.

về dấu hiệu định tội của tội tham ô tài sản. Trong phần này, nhóm tác
giả tập trung phân tích những vấn đề vướng mắc đang còn gây tranh luận như
chủ thể của tội phạm, khách thể của tội phạm, đối tượng tác động của tội
phạm. Có thể tóm lược như sau:

v ề chủ thể của tội tham ô tài sản. Trong chuyên đề, nhóm tác giả đã
phân tích các hình thức biểu hiện khác nhau của chủ thể tội tham ô tài sản.
Đặc biệt nhóm tác giả đã đưa ra các vấn đề hiện đang gây tranh luận liên quan
đến chủ thể của tội phạm. Nhóm tác giả khẳng định những người có chức vụ
thì có quyền hạn, còn những người có quyền hạn không nhất thiết phải có
chức vụ. Tuy nhiên, trong khái niệm tội phạm về chức vụ quy định tại Điều
277 BLHS thì chỉ nêu người có chức vụ mà chưa đề cập đến người có quyền
hạn, trong khi đó tội tham ô tài sản quy định tại Điều 278 “Người lợi dụng
chức vụ, quyền h ạ n ...” để chỉ người có chức vụ và người có quyền hạn. Vì


vậy, quy định khái niệm tội phạm vê chức vụ tại Điêu 277 là thiêu sót. Tuy
nhiên, trong cơ quan, tô chức không phải lúc nào người được giao nhiệm vụ
cũng đồng thòi được giao quyền hạn tương ứng, mà có những nhiệm được
giao chỉ được thực hiện thuần tuý mang tính chất chuyên môn, nghiệp kỹ
thuật không có tính chất quản lí. Ví dụ: người có công việc đánh máy, tạp
vụ... không được coi là người có chức vụ, quyền hạn.
Bên cạnh đó, nhóm tác giả đã phân biệt khái niệm “người có chức vụ,
quyền hạn” với “cán bộ, công chức” . Theo Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm

2003 thì cán bộ, công chức là những người thực hiện công vụ trong các cơ
quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. Khái niệm cán bộ,
công chức có phạm vi hẹp hơn khái niệm người có chức vụ, quyền hạn trong
BLHS năm 1999 ở các điểm sau: Cán bộ, công chức là công dân Việt Nam,
còn người có chức vụ, quyền hạn có thể là người nước ngoài làm việc tại Việt
Nam như người làm trong các tổ chức ngoại giao, tổ chức Quốc tế. Cán bộ,
công chức là người được hưởng lương từ ngân sách nhà nước và nguồn thu sự
nghiệp. Người có chức vụ, quyền hạn theo BLHS, ngoài những người được
hưởng lương từ ngân sách còn có cả những người không hưởng lương từ ngân
sách và kể cả những người không hưởng lương. Vì vậy, cán bộ, công chức chỉ
là một bộ phận của khái niệm người có chức vụ, quyền hạn theo BLHS. Quan
điểm coi khái niệm cán bộ, công chức theo Pháp lệnh trên là người có chức
vụ, quyền hạn theo BLHS là chưa phiến diện, chưa đầy đủ.
“Người có chức vụ, quyền hạn” quy định trong Luật Phòng, chống
tham nhũng cũng không đồng nhất với “người có chức vụ, quyền hạn” quy
định trong BLHS. Theo Luật phòng, chống tham nhũng thì người có chức
vụ, quyền hạn thực hiện công vụ trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử
dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước. Điều này cho thấy phạm vi người có
chức vụ, quyền hạn trong Luật phòng, chống tham nhũng hẹp hơn (chỉ trong
lĩnh vực sử dụng ngân sách và tài sản của nhà nước) người có chức vụ,
quyền hạn theo BLHS.


Theo Điều 278 BLHS chỉ quy định tội danh tham ô tài sản và sự mô tả
của Điều luật không thể hiện tính đặc thù của loại tài sản bị chiếm đoạt. Điều
này cho phép người ta có thể hiểu chức vụ, quyền hạn do vị trí chức năng
trong cơ quan nhà nước hoặc tổ chức, được giao thực hiện công vụ (nhiệm vụ
có tính chất công và không nhất thiết mang tính nhà nước). Từ những lập luận
trên đây, nhóm tác giả cho rằng khái niệm người có chức vụ, quyền hạn trong
tội tham ô tài sản theo BLHS năm 1999 là bao quát và phù hợp hơn. Mặt

khác, với ý nghĩa là loại tội có tính tham nhũng, người có chức vụ quyền hạn
theo Điều 278 BLHS cũng phù hợp bối cảnh và xu thế hội nhập pháp luật với
quốc tế trong đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

v ề khách thể của tội tham ô tài sản: khách thể tội tham ô tài sản trước
hết là hoạt động đúng đắn của cơ quan, của tổ chức. Tuy nhiên, thực chất
tham ô tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản được giao quản lý bằng sự lợi
dụng chức vụ quyền hạn đối với tài sản đó, cho nên theo ý kiến của nhóm tác
giả, khách thể tội tham ô tài sản hiểu theo nghĩa đầy đủ là: Hoạt động đúng
đắn của cơ quan, của tổ chức trong quá trình thực hiện các quyền đổi với tài
sản thuộc sở hữu hoặc sự quản lý của mình.
Tài sản là đối tượng tác động của tội tham ô thông thường là tài sản của
nhà nước nhưng có thể là tài sản thuộc bất cứ hình thức sở hữu nào thoả mãn
thuộc tính công (ví như tài sản trong các doanh nghiệp liên doanh liên kết
dưới hình thức công ty cổ phần không có phần vốn của nhà nước). Tuy nhiên,
hiện nay trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử đang tồn tại những ý kiến
khác nhau về phạm vi tài sản là đối tượng tác động của tội phạm này. Phần
nhiều cho rằng tài sản phải có tính chất công, không phải tài sản tư (như tài
sản công ty cổ phần của các cá nhân). Nhóm tác giả cho rằng quan niệm này
thực chất chưa hiểu đúng khái niệm tài sản có tỉnh chất công. Tính chất công
không chỉ là của nhà nước mà đó còn là tài sản mà sự tham gia góp vốn của
một tập thể người (tài sản của chung- tập thể, không còn là của cá nhân nào
đó). Thừa nhận tài sản có phạm vi mở rộng như Điều 278 BLHS đáp ứng


đúng yêu cầu cần mở rộng xã hội hoá vảo mọi hoạt động của nhà nước, người
phạm tội tham ô có hành vi chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản
lí bằng thủ đoạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn. Hành vi phạm tội tham ô tài
sản, trước hết phải là hành vi chiếm đoạt tài sản. Đổi tượng của hành vi chiếm
đoạt là những tài sản mà người phạm tội được giao quản lí.

Nhóm tác giả đã minh hoạ bằng số liệu cụ thể về số vụ, số bị cáo bị xét
xử về tội tham ô tài sản từ đó làm rõ thực tiễn xét xử tội tham ô tài sản. Để
cho người đọc thấy rõ hơn về thực tiễn xét xử tội này, nhóm tác giả đã đi sâu
phân tích hai vấn đề: 1) Thực tiễn định tội tham ô tài sản; 2) Thực tiễn định
khung và quyết định hình phạt tội tham ô tài sản. Với việc đưa ra những
vướng mắc trong quá trình xử lí tội tham ô tài sản có minh chứng bằng các vụ
án cụ thể, nhóm tác giả đã đi đến kết luận: có sự nhận thức khác nhau giữa
các cơ quan tiến hành tố tụng về nội dung Điều 278 với các điều luật khác
trong Chương các tội phạm xâm phạm sở hữu của BLHS năm 1999 dẫn tới hệ
quả là trong một số trường hợp, trong các bản án ở các cấp khác nhau, các
Tòa án xét xử bị cáo về tội danh khác nhau. Đe khắc phục tình trạng này, theo
nhóm tác giả, các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng cần có
nhận thức đứng đắn về các hình thức sở hữu tài sản trong nền kinh tế thị
trường với nhiều hình thức sở hữu như ở nước ta hiện nay; đồng thời, cần
nắm vững các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Mặt khác,
các cơ quan có thẩm quyền cần có văn bản hướng dẫn cụ thể Điều 277, Điều
278 và các điều luật có liên quan để các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng
thống nhất pháp luật, đáp ứng yêu cầu công cuộc đấu tranh phòng chống tham
nhũng ở nước ta trong tình hình hiện nay.
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn xét xử tội tham
ô tài sản, nhóm tác giả đã đề xuất một số kiến nghị. Cụ thể là:
Thứ nhất, các cơ quan có thẩm quyền cần hướng dẫn thống nhất khách
thể của tội tham ô tài sản theo hướng: khách thể là hoạt động đúng đắn của cơ
quan, tổ chức trong qúa trình thực hiện các quyền đối với tài sản. Mặt khác,


cần phải hướng dẫn, giải thích theo hướng tài sản trong tội tham ô tài sản mở
rộng là tài sản có tính chất công mới phù hợp.
Thứ hai, hướng dẫn áp dụng các dấu hiệu “gây hậu quả nghiêm trọng”,
“gây hậu quả nghiêm trọng khác”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng khác”, “gây

hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác” trong tội tham ô tài sản quy định tại
Điều 278 BLHS.
Thứ ba, trong xu thế hội nhập quốc tế, cần bỏ hình phạt tử hình qui định
cho tội tham ô tài sản. Đối với tội phạm này, nên qui định phạt tù hoặc tù
chung thân là phù hợp.
Thứ tư, Văn bản pháp luật liên quan đến đấu tranh phòng, chống các
hành vi tham nhũng (Luật phòng, chống tham nhũng năm 2006) cũng cần
phải chỉnh sửa cho thống nhất với quy định của BLHS về khái niệm người có
chức vụ, quyền hạn là chủ thể của tội tham ô tài sản.
Đối với tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, tác giả đã
xây dựng khái niệm tội này trên cơ sở những quy định của pháp luật có liên
quan cũng như các thành tố hợp thành ý nghĩa của thuật ngữ. Cụ thể là dựa
theo nội dung giải thích của Từ điển tiếng Việt, Điều 277 BLHS năm 1999,
Điều 3 Luật phòng, chống tham nhũng, các tài liệu khoa học khác, tác giả của
chuyên đề nhấn mạnh, khi đưa ra khái niệm nội hàm về tội lạm dụng chức vụ,
quyền hạn chiếm đoạt tài sản, trước hết phải chỉ rõ hành vi này là một dạng
của hành vi tham nhũng. Khái niệm lạm dụng chức vụ quyền hạn phải dựa
trên nền tảng khái niệm về tham nhũng theo Điều 1 của Luật phòng chống
tham nhũng. Điều 1 Luật này quy định: “Tham nhũng là hành vi của người có
chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ ỉ ợf \ Bên cạnh
đó, khi mô tả hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản cũng
phải dựa vào quy định về dấu hiệu đặc trưng của tội này theo Điều 280
BLHS. Đó là dấu hiệu cố ý vượt quá quyền hạn của mình để chiếm đoạt tài
sản của người khác (có thể là của Nhà nước, tổ chức hoặc công dân). Từ đó,
có thể hiểu lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản như sau: Lạm


dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản là một dạng của hành vi tham
nhũng. Đó là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn vì vụ lợi cổ ỷ vượt quá
quyền hạn của mình để chiếm đoạt tài sản của người khác (Nhà nước, tổ chức

hoặc công dân) có giá trị từ năm trăm nghìn đồng trở lên hoặc tuy dưới năm
trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật về
hành vi này mà còn vỉ phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định
tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vỉ phạm.
Sau khi trình bày về khái niệm của tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn
chiếm đoạt tài sản, tác giả đã trình bày quy định của BLHS năm 1999 về tội
này thông qua việc trình bày về dấu hiệu định tội, các tình tiết tăng nặng định
khung và hình phạt áp dụng cho khung hình phạt tương ứng. Sau đó, tác giả
đã nêu những bất cập còn tồn tại của qui định về tội lạm dụng chức vụ, quyền
hạn chiếm đoạt tài sản. Cụ thể là: Thứ nhất, có sự chồng chéo về dấu hiệu
định tội của tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản với dấu hiệu
định khung của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản.
Trong BLHS hiện hành, hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn lừa đảo
chiếm đoạt tài sản được quy định là dấu hiệu định tội của tội lạm dụng
chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 280 khoản 1), đồng thời, hành
vi này cũng được quy định là dấu hiệu định khung tăng nặng của tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139 khoản 2 điểm d); Tương tự, hành vi lợi
dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác mà người phạm
tội được giao một cách ngay thẳng trên cơ sở hợp đồng được quy định là
dấu hiệu định tội của tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản
(Điều 280 khoản 1), đồng thời, hành vi này cũng được quy định là dấu hiệu
định khung tăng nặng của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều
140 khoản 2 điểm b). Điều này sẽ gây lúng túng cho người áp dụng luật
trong việc lựa chọn điều luật để xử lí.
Thứ hai, một số đặc điểm xấu về nhân thân được quy định là dấu hiệu


định tội của tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản là chưa hợp
lí. Các dấu hiệu được quy định là dấu hiệu định tội phải là những dấu hiệu có

tính chất đặc trưng, điển hình cho một tội phạm cụ thể và cho phép phân biệt
được giữa tội phạm này với tội phạm khác cũng như với trường hợp không
phải là tội phạm và dấu hiệu định tội được quy định trong cấu thành tội phạm
cơ bản. Các đặc điểm xấu về nhân thân người phạm tội là nhũng tình tiết có ý
nghĩa trong việc xác định mức độ trách nhiệm hình sự của người phạm tội và
không có ý nghĩa trong việc quyết định một hành vi là có tội hay không có tội.
Thứ ba, dấu hiệu gây hậu quả nghiêm trọng khác, gây hậu quả rất
nghiêm trọng khác, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác chưa được giải
thích nên việc áp dụng trên thực tế còn nhiều khó khăn, vướng mắc.
Bên cạnh việc tìm hiểu bất cập đang tồn tại của BLHS hiện hành khi quy
định về tội này, tác giả chuyên đề còn có sự so sánh, đối chiếu với quy định
tương ứng của Công ước Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng, từ đó cố gắng
tìm ra điểm tương đồng cũng như chưa tương thích của BLHS hiện hành khi
quy định về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Theo tác giả,
Điều 19 Công ước Liên Hợp Quốc chống tham nhũng mô tả rõ ràng dấu hiệu
về mặt khách quan cũng như mặt chủ quan của hành vi lạm dụng, chức vụ,
quyền hạn chiếm đoạt tài sản (và không có việc đưa các đặc điểm xấu về nhân
thân là dấu hiệu định tội đối với tội này). Vì vậy, để quy định của Điều 280
khoản 1 tương thích với Điều 19 của Công ước, tác giả chuyên đề cho rằng
Điều 280 nên mô tả rõ dấu hiệu lỗi cố ý, nhằm đạt được lợi ích bất chính cho
bản thân, tổ chức, hay cá nhân khác trong cấu thành tội phạm cơ bản. Bên
cạnh đó, khi tìm hiểu về chủ thể của hành vi này trong Công ước (cũng như
chủ thế của hành vi tham nhũng), tác giả chuyên đề cũng có sự đối chiếu, so
sánh. Nội dung khái niệm “công chức” của Công ước nhìn chung tương đối
tương đồng so với khái niệm “người có chức vụ” quy định tại Điều 277
BLHS. Điểm khác chủ yếu chính là ở chỗ: Công ước sử dụng thuật ngữ “công
I
~
I
chức”, còn BLHS hiện hành sử dụng thuật rigư “rìgứời có chức vụ”. Mặt khác,

1 ,


theo Điều 2 Công ước, phạm vi của thuật ngữ “công chức” thì rộng hơn khái
niệm “người có chức vụ” theo quy định của Điều 277 BLHS hiện hành (Bên
cạnh đó cũng cần lưu ý là cách hiểu về “công chức” theo pháp luật Việt Nam
lại khác so với quy định về “công chức” trong Công ước).
Bên cạnh đó, để giúp người đọc nhận diện rõ hơn về dấu hiệu định tội
của tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, tác giả chuyên đề
còn phân biệt tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản với một số
tội phạm chức vụ khác như tội tham ô tài sản, tội lạm quyền trong khi thi
hành công vụ, tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Với nội dung thứ ba của chuyên đề này- Thực tiễn xét xử tội lạm dụng
chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, tác giả chuyên đề đã có sự đánh giá
tương đối tổng quan về thực tiễn định tội danh, thực tiễn định khung và quyết
định hình phạt đối với tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
Với những số liệu cụ thể về số vụ, bị cáo cũng như minh hoạ bằng vụ án cụ
thể về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, tác giả chuyên đề
đã chỉ rõ những sai sót còn tồn tại trong quá trình định tội danh, quyết định
hình phạt. Điều này rất quan trọng vì nó giúp cho cơ quan chức năng nhận
diện được hạn chế của mình để từ đó rút kinh nghiệm, tiến hành việc xét xử
được đúng trong thực tế.
Sau khi nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn của tội lạm dụng
chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, tác giả của chuyên đề đã đề xuất một
số kiến nghị. Cụ thể là:
+ v ề dấu hiệu định tội của tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt
tài sản. Nhà làm luật nên mô tả rõ dấu hiệu lỗi cố ý và động cơ vụ lợi (lợi ích
bất chính cho bản thân, cho tổ chức hoặc cá nhăn khác). Bên cạnh đó, nhà
làm luật cũng mô tả các thủ đoạn đặc trưng của tội này. Đó là: lạm dụng chức
vụ quyền hạn cố ỷ chiếm đoạt tài sản của người khác bằng các thủ đoạn lừa

đảo, lạm dụng tín nhiệm, cưỡng đoạt tài sản. Các đặc điểm xấu về nhân thân
không nên quy định là dấu hiệu định tội của tội này.


+ Đe việc áp dụng những dấu hiệu gây hậu quả nghiêm trọng khác, gây
hậu quả rất nghiêm trọng khác, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác được
đúng trên thực tế, tác giả đề nghị các cơ quan chức năng sớm có văn bản giải
thích các dấu hiệu này. Hơn nữa, nếu căn cứ vào kiến nghị của tác giả về sửa
đối khoản 1 Điều 280 thì “hậu quả nghiêm trọng” sẽ không còn được quy
định là dấu hiệu định tội. Do vậy, các dấu hiệu tăng nặng định khung nói trên
nên sửa lại là “gây hậu quả nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng” và
“gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” nghĩa là bỏ từ “khác”.
+ Kiến nghị này thực chất là liên quan đến việc tạo điều kiện thuận lợi
cho việc áp dụng Điều 280 được đúng trên thực tế. Do đó, để quy định của
BLHS về dấu hiệu định tội của tội làm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt
tài sản không có chồng chéo đối với tội khác, tác giả có kiến nghị như sau:
Dấu hiệu định khung tăng nặng “Lợi dụng chức vụ quyền hạn hoặc lợi dụng
danh nghĩa cơ quan, tổ chức” - Điều 139 khoản 2 điểm d nên được sửa đổi
thành “Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức” (Điều này có nghĩa là dấu hiệu
“lợi dụng chức vụ quyền hạn” sẽ bị loại bỏ). Tương tự, Điều 140 khoản 2
điểm b - “Lợi dụng chức vụ quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ
chức” được sửa thành “Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức”. Nếu BLHS
được sửa đổi theo hướng nói trên, tác giả tin rằng việc áp dụng Điều 280
BLHS của các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ thuận tiện hơn trong thực tế.
Việc tìm hiểu các tội phạm về tham nhũng dưới góc độ so sánh luật là rất
cần thiết để từ đó học tập kinh nghiệm của nước ngoài trong làm luật. Với nội
dung thứ nhất - Khái niệm chung về các tội phạm về tham nhũng có tính chất
chiếm đoạt tài sản nhìn từ luật pháp quốc tế đến luật hình sự một số quốc gia,
tác giả chuyên đề đã cho thấy vai trò quan trọng của Công ước Liên Hợp quốc
về chống tham nhũng trong việc khuyến nghị các quốc gia hợp tác, tăng

cường chống tham nhũng. Công ước của Liên Hợp quốc về chống tham
nhũng đã chỉ ra một trong những cách thức quan trọng góp phần vào sự thành
công của cuộc đấu tranh chống tham nhũng là việc hình sự hóa các hành vi


tham nhũng. Những hành vi tham nhũng có tính chât chiêm đoạt tài sản cũng
được Liên hợp quốc khuyến cáo các quốc gia thành viên của Công ước này
quy định là tội phạm trong luật hình sự của mình. Đây là những hành vi được
Liên Hợp quốc xem là đang phá vỡ những nguyên tắc minh bạch, trung thực
của các hoạt động của bộ máy nhà nước, đang góp phần cản trở sự phát triển
bền vững của mỗi quốc gia. Cụ thể, Công ước đã xác định những hành vi
tham nhũng có tính chất chiếm đoạt tài sản tại Điều 17 và Điều 22 như sau:
Điều 17. Tham ô hoặc các hành vi khác tác động trái pháp luật đến tài
sản do công chức thực hiện
M ỗi quốc gia thành viên có nghĩa vụ ban hành văn bản luật hoặc áp
dụng các biện pháp cần thiết khác để hình sự hóa những hành vi của công
chức vì lợi ích của bản thân hoặc lợi ích của người hoặc tổ chức khác cố ý
tham ỏ hoặc tác động trái phép đến bất cứ loại tài sản nào, các loại quỹ công
hoặc tư, chủng khoán hoặc bất kì vật có giá trị nào mà công chức được giao
quản lí do vị trí công việc của mình.
Điều 22. Tham ô tài sản trong khu vực tư
Mỗi quốc gia thành viên sẽ xem xét việc ban hành văn bản luật hoặc các
biện pháp cần thiết khác để hình sự hỏa hành vi tham ô được thực hiện một
cách cổ ỷ bởi những người chỉ đạo hoặc làm việc trong các tổ chức tư nhân,
các loại tài sản là các quỹ tư, chứng khoán hoặc bất kì vật có giá trị nào được
giao cho họ quản lí do vị trí công việc của họ.
Đặc biệt, tác giả của chuyên đề đã tập trung phân tích một số vấn đề
được quy định trong Công ước nhưng lại là khá mới mẻ trong khoa học luật
hình sự Việt Nam như vấn đề chủ thể của hành vi tham nhũng, tài sản bị
chiếm đoạt. Tác giả đã làm rõ thuật ngữ “công chức” theo tinh thần của Công

ước cũng như phạm vi tài sản là đối tượng tác động của nhóm tội này, đó là
tài sản thuộc lĩnh vực công và lĩnh vực tư.
Từ những quy định tại Điều 17, Điều 22 và một vài quy định có liên
quan khác trong Công ước chống tham nhũng, tác giả chuyên đề đã xây dựng


×