Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

SKKN 2015 2016 hơn mới chỉnh sửa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 53 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG THPT KHÚC THỪA DỤ

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN

NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ BÀI TẬP THỰC NGHIỆM
CHƯƠNG 5, 6 – MÔN HÓA HỌC 10 THPT
BỘ MÔN: HÓA HỌC

NĂM HỌC 2018 - 2019


THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “Nghiên cứu và thiết kế bài tập thực nghiệm chương 5, 6
môn Hóa học 10 THPT”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Trong phạm vi sáng kiến này, tôi tập trung nghiên cứu, xây dựng và thiết
kế các dạng bài tập thực nghiệm (có liên quan đến hình vẽ thí nghiệm) trong nôi
dung của chương 5: Halogen, chương 6: Oxi – lưu huỳnh SGK Hóa học 10
THPT ban cơ bản.
3. Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Hoàng Việt

(Nam)

Ngày/tháng/năm sinh: 10/01/1991
Trình độ chuyên môn: Cử nhân Hóa học
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên dạy sinh Trường THPT Khúc Thừa Dụ
Điện thoại: 0972 660 454
4. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường THPT Khúc Thừa Dụ
Địa chỉ: Cầu Ràm – Tân Hương – Ninh Giang – Hải Dương


Điện thoại: 03203.767.898.
5. Điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Các dụng cụ, hóa chất phục vụ các thí nghiệm thuộc chương 5, 6 chương trình
Hóa học 10 THPT
6.Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2018 – 2019.
TÁC GIẢ

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN
VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

NGUYỄN HÀNG VIỆT

1


Phần 1: TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
Sinh học là bộ môn khoa học thực nghiệm. Hầu hết các hiện tượng, khái
niệm, qui luật, quá trình trong sinh học đều bắt nguồn từ thực tiễn. Do đó, thực
hành thí nghiệm là một trong những phương pháp quan trọng để giúp học sinh
nhận biết, tìm hiểu và nghiên cứu các hiện tượng sinh học [1].
Trong thực tế hiện nay, việc sử dụng các thí nghiệm sinh học nói chung và
các thí nghiệm trong phần B: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật –
Chương I Sinh học 11 nói riêng ở các nhà trường vẫn còn nhiều hạn chế. Vì
vậy chưa kích thích được sự tư duy, tích cực tìm tòi ở HS nên hiệu quả dạy và
học chưa cao.
Từ những lí do trên, tôi lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Thử nghiệm và
cải tiến một số thí nghiệm trong phần B: Chuyển hóa vật chất và năng lượng
ở động vật – Chương I Sinh học 11 THPT”.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến.

2.1. Điều kiện áp dụng sáng kiến:
- Các dụng cụ: huyết áp kế đồng hồ hoặc huyết áp kế điện tử, máy ghi đồ thị,
kính hiển vi, bộ đồ mổ, khay mổ, kẹp tim, móc thủy tinh, kim găm, bông thấm
nước; các hóa chất: dung dịch NaCl 0,65%; dung dịch andrenalin 1/100.000.
- Giáo viên làm thử các thí nghiệm và chuẩn bị chu đáo trước giờ thực hành.
2.2. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu.
- Năm học 2014 – 2015.
2.3. Đối tượng áp dụng sáng kiến.
- Học sinh khối 11 THPT cơ bản và nâng cao.
3. Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến.
- Phân tích cấu trúc nội dung phần B: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động
vật – Chương I Sinh học 11 THPT - Sinh học 11 và đặc điểm, vị trí, vai trò của
các thí nghiệm trong phần này. Đồng thời, khảo sát thực trạng của việc sử dụng
thí nghiệm trong dạy học Sinh học nói chung và phần B, chương 1 Sinh học 11

2


nói riêng ở các trường phổ thông làm cơ sở thực tiễn cho việc thử nghiệm và cải
tiến các thí nghiệm trong chương.
- Thử nghiệm lại các thí nghiệm trong phần B: Chuyển hóa vật chất và năng
lượng ở động vật – Chương I Sinh học 11 THPT - Sinh học 11 cơ bản và nâng
cao, phát hiện những mâu thuẫn, khó khăn khi thực hiện các thí nghiệm.
- Thử nghiệm những phương án cải tiến, khắc phục những khó khăn, xây dựng
những quy trình thí nghiệm chuẩn và đề xuất cách sử dụng thí nghiệm trong dạy
học phần B: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật – Chương I Sinh học
11 THPT - Sinh học 11 nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến.
Việc thử nghiệm và cải tiến một số thí nghiệm trong phần B: Chuyển hóa
vật chất và năng lượng ở động vật – Chương I Sinh học 11 THPT sẽ giúp giáo

viên thực hành thí nghiệm thuận lợi hơn. Từ đó, phát huy hết vai trò của các
phương tiện, thiết bị dạy học và kích thích khả năng nhận thức, rèn luyện kỹ
năng quan sát và tăng hứng thú học tập cho học sinh. Thực tế cho thấy, việc thử
nghiệm và cải tiến một số thí nghiệm trong phần B: Chuyển hóa vật chất và năng
lượng ở động vật – Chương I Sinh học 11 THPT giúp phát huy tính tích cực, chủ
động học tập của học sinh, đem lại hiệu quả tích cực trong công tác dạy và học
môn Sinh học tại nơi tôi đang công tác.
5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng sáng kiến.
- Giáo viên phải có tâm huyết với nghề, sáng tạo, cần mẫn, vận dụng linh hoạt
các quy trình, các phương án cải tiến. Trước khi dạy bài thực hành, giáo viên
phải chuẩn bị chu đáo, tiến hành thử các thí nghiệm nhiều lần để rút ra kinh
nghiệm và thu được kết quả tốt nhất.
- Các nhà trường cần tạo điều kiện hơn nữa về cơ sở vật chất, phương tiện dạy
học và quỹ thời gian để giáo viên có điều kiện trau dồi kiến thức, nâng cao
chuyên môn nghiệp vụ và sáng tạo cải tiến đồ dùng dạy học hợp lý.

Phần 2: MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.

3


Hiện nay, công cuộc đổi mới phương pháp dạy học đang là một trong
những ưu tiên hàng đầu của nền giáo dục và đào tạo nước ta. Công cuộc này
cũng được Đảng và Nhà nước quan tâm sâu sắc. Nghị quyết Trung ương 2 khóa
VII, Đảng ta nhấn mạnh: “Đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp
học, bậc học. Kết hợp tốt học đi đôi với hành, học tập gắn liền với lao động sản
xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường với xã hội. Áp dụng
những phương pháp dạy học hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy
sáng tạo…đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”.

Như vậy, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung
tâm đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới cả về tư duy và phương pháp dạy. Để
làm được điều này, giáo viên phải có những phương pháp giảng dạy phù hợp để
tăng hứng thú học tập, kích thích sự tìm tòi, ham học hỏi cũng như rèn luyện các
kỹ năng cần thiết cho học sinh.
Trong dạy học nói chung và dạy học Sinh học nói riêng, thí nghiệm có vai
trò rất lớn. Đây là nguồn thông tin quan trọng, vừa kích thích được trí tò mò,
lòng say mê, hứng thú, vừa giúp học sinh lĩnh hội tri thức một cách cụ thể, chính
xác. Thông qua việc làm thí nghiệm, học sinh không chỉ tự mình khám phá ra
những điều mới mẻ, hình thành lòng say mê nghiên cứu khoa học mà còn rèn
luyện các kỹ năng như: kỹ năng quan sát, kỹ năng làm việc nhóm…Có thể nói
rằng, thí nghiệm là cầu nối tốt nhất để học sinh gắn lý thuyết với hiện thực khách
quan, để phát triển toàn diện.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, việc sử dụng các thí nghiệm trong
dạy học sinh học nói chung và trong dạy học phần B: Chuyển hóa vật chất và
năng lượng ở động vật – Chương I Sinh học 11 THPT nói riêng còn gặp nhiều
khó khăn, hạn chế. Đa số giáo viên còn lúng túng khi thực hành thí nghiệm, độ
chuẩn xác của thí nghiệm chưa cao, đặc biệt với các thí nghiệm trong phần B:
Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật – Chương I Sinh học 11 nâng cao,
vì đó là những thí nghiệm được tiến hành trên đối tượng ếch là sinh vật sống.
4


Từ những lí do trên, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Thử nghiệm và cải
tiến một số thí nghiệm trong phần B: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở
động vật – Chương I Sinh học 11 THPT”.
2. Cơ sở lý luận của vấn đề
2.1. Khái niệm về thí nghiệm
Thí nghiệm được coi là một trong những phương tiện trực quan quan trọng
hàng đầu trong dạy học nói chung và dạy học sinh học nói riêng.

Thí nghiệm được hiểu là gây ra một hiện tượng, một sự biến đổi nào đó
trong điều kiện xác định để tìm hiểu, nghiên cứu, kiểm tra hay chứng minh [1].
Tuy sinh học hiện đại ngày càng mang tính lý thuyết cao, nhưng cơ sở để phát
hiện ra lý thuyết vẫn phải bằng con đường thực nghiệm. Thí nghiệm trong dạy
học sinh học có thể tiến hành trong một tiết học trên lớp trong khâu đặt vấn đề,
hình thành kiến thức mới hay ở phòng thí nghiệm, ở nhà, ở góc sinh giới, vườn
thực nghiệm. Thí nghiệm có thể do giáo viên biểu diễn hoặc do HS tự tiến hành
dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Thực hành là việc học sinh tự mình trực tiếp tiến hành quan sát, tiến hành
các thí nghiệm, tập triển khai các quy trình chăn nuôi – trồng trọt [1].
Thí nghiệm thực hành là việc tiến hành các thí nghiệm trong các bài thực hành,
được học sinh thực hiện, để các em nắm rõ được mục đích thí nghiệm, điều kiện
thí nghiệm. Qua tiến hành, quan sát thí nghiệm, học sinh xác định được bản chất
của hiện tượng, của quá trình và tìm được các quy luật sinh học [1].
Vì vậy, thí nghiệm là phương tiện có ưu thế cao trong việc giúp hình thành
ở học sinh kỹ năng, kỹ xảo thực hành và tư duy kỹ thuật, là cơ sở cho quá trình
nhận thức của học sinh, giúp học sinh đi sâu tìm hiểu bản chất của các hiện
tượng, các quá trình sinh học.
2.2. Các nguyên tắc tiến hành thí nghiệm
Thí nghiệm được hình thành từ thực tiễn quan sát, nghiên cứu. Muốn tìm
hiểu đúng quy luật tự nhiên thì khi tiến hành thí nghiệm phải tuân theo nguyên
tắc sau:
- Lặp lại nhiều lần, đảm bảo tính khách quan

5


- Các yếu tố không thí nghiệm phải giống nhau, chỉ thay đổi các yếu tố thí
nghiệm
- Bố trí thí nghiệm trong cùng một không gian và thời gian

- Đảm bảo yếu tố ngẫu nhiên
- Xác định khoảng giá trị thử nghiệm của các yếu tố thí nghiệm
- Phải có vật đối chứng và vật thí nghiệm
2.3. Quy trình thực hiện thí nghiệm
Thí nghiệm là một quá trình chủ động của con người. Tùy theo mục đích,
nội dung mà thí nghiệm có các bước tiến hành cụ thể khác nhau. Tuy nhiên, thí
nghiệm luôn có một quá trình thực hiện chung là [6]:
- Bước 1: Xác định giả thuyết thí nghiệm bằng cách xác định vấn đề cần xem xét
và phỏng đoán kết quả sau khi tiến hành thử nghiệm vấn đề đó.
- Bước 2: Xác định các yếu tố không đổi trong thí nghiệm về giá trị, từ đó xác
định phương án thí nghiệm, phương án đối chứng.
- Bước 3: Xác định yếu tố thí nghiệm có giá trị thay đổi. Mỗi thí nghiệm chỉ sử
dụng một yếu tố, các yếu tố còn lại được cố định để dễ so sánh.
- Bước 4: Xác định khoảng giá trị thay đổi của các yếu tố thí nghiệm.
- Bước 5: Xác định số lượng các thí nghiệm cần bố trí và quan sát (bằng số lần
lặp lại nhân với số giá trị cần thử trên yếu tố phụ thuộc).
- Bước 6: Thu thập và xử lí số liệu.
2.4. Phân loại thí nghiệm thực hành trong dạy học Sinh học
Trong dạy học sinh học, thí nghiệm thực hành được phân loại trên một số
cơ sở như sau:
- Theo mục đích của lí luận dạy học:
+ Thí nghiệm hình thành kiến thức mới
+ Thí nghiệm củng cố và hoàn thiện kiến thức
+ Thí nghiệm để kiểm tra – đánh giá
+ Thí nghiệm để vận dụng kiến thức
- Theo thời gian cho kết quả:
+ Thí nghiệm ngắn hạn
+ Thí nghiệm dài hạn
- Theo địa điểm tiến hành thí nghiệm:
+ Thí nghiệm trong phòng thí nghiệm

+ Thí nghiệm ở vườn trường
+ Thí nghiệm ở ngoài đồng ruộng
- Theo đối tượng thí nghiệm:
+ Thí nghiệm trên tiêu bản
+ Thí nghiệm trên sinh vật sống
6


- Theo nội dung thí nghiệm:
+ Thí nghiệm định tính
+ Thí nghiệm định lượng
3. Thực trạng dạy và học các thí nghiệm trong các bài thực hành ở phần B:
Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật – Chương I Sinh học 11
THPT
Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy của bản thân kết hợp trao đổi kinh
nghiệm chuyên môn với các giáo viên giảng dạy Sinh học tại các đơn vị trên địa
bàn (qua trao đổi trực tiếp) và khảo sát học sinh (qua phiếu điều tra), tôi xét thấy
thực trạng dạy và học các bài thực hành trong trong phần B: Chuyển hóa vật chất
và năng lượng ở động vật – Chương I Sinh học 11 THPT như sau:
-

Về phía giáo viên: Đa số các giáo viên chưa tiến hành đủ các thí nghiệm,

đặc biệt là với các thí nghiệm trong phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở
động vật – Sinh học 11 nâng cao. Có thể do một số nguyên nhân sau đây:
+ Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường không đáp ứng đủ yêu cầu của bài
thực hành. Đa số các thí nghiệm tiến hành thiếu hóa chất, dụng cụ. Các hóa chất,
dụng cụ thường đắt, khó kiếm.
+ Do chỉ có nguồn tham khảo là sách giáo khoa và sách giáo viên nên nhiều giáo
viên còn lúng túng, chưa hiểu rõ quy trình làm thí nghiệm, các thao tác kỹ thuật

và cơ sở khoa học của thí nghiệm. Có trường hợp chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy
học, làm đúng quy trình nhưng làm mãi thí nghiệm vẫn không cho kết quả như
mong muốn.
Từ những lí do trên, nhiều giáo viên không mấy mặn mà với các tiết thực
hành, chỉ dừng lại ở việc cung cấp kiến thức và yêu cầu học sinh công nhận kết
quả mà chưa cho học sinh thấy được diễn biến của thí nghiệm.
-

Về phía học sinh: Thông qua phiếu điều tra, đa số học sinh bày tỏ rất hứng

thú mỗi khi được quan sát hoặc tự tay làm các thí nghiệm, từ đó yêu thích môn
Sinh học hơn. Tuy nhiên, số các thí nghiệm mà các em được tự tay làm, thậm chí
là xem giáo viên biểu diễn thí nghiệm rất hạn chế. Đôi khi tiết thực hành bị biến
7


thành tiết lý thuyết. Một số thí nghiệm các em chưa hiểu rõ cơ sở khoa học, quy
trình và các thao tác kỹ thuật. Từ đó, các em chưa hiểu rõ các quy luật, cơ chế
sinh học, tính tích cực, chủ động trong khám phá, lĩnh hội tri thức chưa được
phát huy.
Từ thực trạng trên, tôi xét thấy, việc thử nghiệm và cải tiến các thí nghiệm
trong phần B: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật – Chương I Sinh
học 11 THPT là vô cùng cần thiết.
4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện
4.1. Phân tích cấu trúc nội dung phần B: Chuyển hóa vật chất và năng
lượng ở động vật – chương 1 Sinh học THPT 11
Phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng là phần thứ hai trong chương I –
Chuyển hóa vật chất và năng lượng Sinh học 11 THPT.
Sự phân phối chương trình thuộc sách giáo khoa sinh học 11 gồm 7 tiết, trong
đó có 6 tiết lý thuyết và 1 tiết thực hành.

Sự phân phối số tiết lý thuyết và thực hành trong chương trình sinh học THPT,
phần B – Chuyển Hóa vật chất và năng lượng ở động vật được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1: Bảng phân phối số tiết lý thuyết và thực hành trong chương sinh học THPT
phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật.
SGK SH 11
SGK SH 11 NC
Số tiết
Lý thuyết
Thực hành
Lý thuyết
Thực hành
6
1
5
1
Tổng số tiết
7
6
Qua bảng phân phối trên ta thấy: sự chênh lệch giữa số tiết lý thuyết với số tiết
thực hành là khá lớn. Với mục tiêu giáo dục là: “học đi đôi với hành” thì đa số việc
phân phối số giờ lý thuyết và thực hành như vậy là chưa thực sự hợp lý. Để rèn luyện
kỹ năng thực hành cho học sinh với thời lượng thực hành ít ỏi như vậy đòi hỏi giáo
viên phải phát huy tối đa hiệu quả của các bài thực hành.
Tuy cùng có cùng một bài thực hành trong chương, nhưng những thí nghiệm ở
sách giáo khoa sinh học 11 nâng cao khác hẳn với những thí nghiệm trong sách giáo
khoa sinh học 11 cơ bản. Ở sách giáo khoa sinh học 11 cơ bản có bài thực hành : Đo

8



1 số chỉ tiêu sinh lý ở người. Trong khi ở sách giáo khoa sinh học 11 nâng cao là bài
Thực hành: Tìm hiểu hoạt động của tim ếch.
Các bài thực hành được bố trí ở cuối mỗi chương nhằm ôn tập và củng cố các
kiến thức lý thuyết và hình thành cho học sinh những kỹ năng cơ bản về thực hành
thí nghiệm, kỹ năng quan sát, rèn luyện tính kiên trì và cẩn thận. Bên cạnh đó kết quả
nghiên cứu tốt của thí nghiệm giúp học sinh tăng thêm lòng say mê, hứng thú học tập
môn sinh học, biết trân trọng các giá trị khoa học.
4.2. Vị trí, vai trò và đặc điểm các thí nghiệm trong chương
4.2.1. Vị trí các thí nghiệm trong chương
Trong phần B: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật – chương 1
Sinh học THPT 11 có 2 bài thực hành được bố trí ở cuối chương (sách giáo khoa cơ
bản và nâng cao), trong đó có 6 thí nghiệm:
Bài 21 (sách giáo khoa cơ bản): Thực hành: Đo 1 số chỉ tiêu sinh lý ở người:
- Thí nghiệm 1: Đếm nhịp tim
- Thí nghiệm 2: Đo huyết áp
- Thí nghiệm 3: Đo nhiệt độ cơ thể
Bài 21 (sách giáo khoa nâng cao) Thực hành: Tìm hiểu hoạt động của tim ếch:
- Thí nghiệm 1: Quan sát hoạt động của tim ếch
- Thí nghiệm 2: Quan sát sự vận chuyển máu trong động mạch, tĩnh mạch nhỏ,
các mao mạch ở màng da chân và màng treo ruột của ếch.
- Thí nghiệm 3: Tìm hiểu sự điều hòa hoạt động tim bằng thần kinh và thể dịch
(qua thí nghiệm biểu diễn của giáo viên)
4.2.2. Vai trò của các bài, các thí nghiệm
Thí nghiệm đóng vai trò quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học sinh
học nói riêng. Như đã nói, thí nghiệm là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn, là
phương tiện để giáo viên tổ chức các hoạt động học tập, tự học cho học sinh.
Qua các thí nghiệm, học sinh vận dụng được những kiến thức lý thuyết đã học
vào những tình huống thực tiễn khác nhau.
Qua các thí nghiệm, học sinh có điều kiện tự tìm hiểu mối quan hệ giữa cấu
trúc với chức năng, giữa bản chất và hiện tượng, giữa nguyên nhân và kết quả, do đó

các em nắm vững tri thức và thiết lập được lòng say mê sâu sắc hơn.
Các thí nghiệm giúp hình thành ở học sinh các kỹ năng, kỹ xảo thực hành sinh
học và vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn vào đời sống..

9


Đối với phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật – Sinh học 11
THPT, các bài thực hành, các thí nghiệm giúp học sinh nắm vững kiến thức, khắc sâu
kiến thức khi nghiên cứu sự chuyển hóa vật chất và năng lượng, đặc biệt là nghiên
cứu về tuần hoàn và hoạt động của các cơ quan trong hệ tuần hoàn. Qua các thí
nghiệm, học sinh nắm chắc được quy luật hoạt động của tim và hệ mạch, sự điều hòa
hoạt động tim mạch, giải thích được các hiện tượng các bệnh lý thường xảy ra với
tim mạch, hiểu được nguyên nhân gây ra các hiện tượng từ đó biết cách khắc phục.
4.2.3. Đặc điểm của các thí nghiệm
Các thí nghiệm trong chương có chung một đặc điểm là đều sử dụng các dụng
cụ hiện đại như huyết áp kế đồng hồ, huyết áp kế điện tử, máy ghi đồ thị, máy kích
thích điện. Hiện nay chưa có dụng cụ nào có thể thay thế được chúng. Mỗi thí
nghiệm có quy trình hướng dẫn khá đầy đủ, tuy nhiên có 1 số bước chưa được hướng
dẫn rõ ràng, gây khó khăn trong khi thực hiện.
4.3. Thử nghiệm và cải tiến các thí nghiệm trong phần B: Chuyển hóa vật chất
và năng lượng ở động vật – chương 1 Sinh học THPT 11
4.3.1. Nguyên tắc của việc thử nghiệm và cải tiến các thí nghiệm
Tôi đã tiến hành nghiên cứu thử nghiệm và cải tiến các thí nghiệm thuộc phần
B: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật – chương 1 Sinh học THPT 11
theo một số nguyên tắc sau:
- Mỗi thí nghiệm lặp lại 5 lần
- Các thí nghiệm tiến hành theo hướng dẫn của sách giáo khoa và thí nghiệm cải tiến
đền được ghi lại kết quả bằng cách lập bảng biểu và chụp ảnh các thao tác, kết quả thí
nghiệm một cách chính xác.

- Nếu các thí nghiệm tiến hành theo sách giáo khoa tốt thì giữ nghuyên (có bổ sung
những chỉ dẫn rõ ràng hơn).
- Nếu các thí nghiệm tiến hành theo sách giáo khoa không cho kết quả rõ ràng hay
các bước chuẩn bị và tiến hành thí nghiệm gặp khó khăn thì đề xuất các phương án
cải tiến để đưa ra được quy trình chuẩn.
- Các thí nghiệm được cải tiến trên các phương diện: Mẫu vật, dụng cụ, hóa chất và
cách tiến hành.
- Các quy trình thí nghiệm chuẩn được đánh giá dựa trên các tiêu chí:
+ Mẫu vật rẻ hơn, dễ kiếm hơn mà cho kết quả tương tự hoặc cho kết quả tốt hơn.
10


+ Hóa chất rẻ hơn, dễ kiếm hơn, dễ pha chế hơn, dễ bảo quản hơn mà cho kết quả
tương tự hoặc cho kết quả tốt hơn và định rõ lượng hóa chẩt cần dùng cho mỗi thí
nghiệm.
+ Dụng cụ: Cần thiết để làm thí nghiệm, hỗ trợ trong việc tiến hành thí nghiệm.
+ Các bước tiến hành thí nghiệm: dễ tiến hành và cho kết quả tốt nhất.
+ Mở rộng mục đích thí nghiệm.
4.3.2. Quy trình thử nghiệm
Xác định mục tiêu bài thực hành
Xác định mục tiêu của TN
Xác định cơ sở khoa học của TN
Thử nghiệm thí nghiệm theo SGK
Đánh giá thí nghiệm theo SGK
Giữ nguyên

Đề xuất phương án cải tiến
Thử nghiệm phương án cải tiến
Đánh giá phương án cải tiến


Xây dựng quy trình TN chuẩn. Các lưu ý và bổ sung (Nếu có).
Đề xuất biện pháp sử dụng TN trong dạy học

4.3.3. Thử nghiệm và cải tiến các thí nghiệm:
Bài 21 (sách giáo khoa sinh học 11 cơ bản): Thực hành: Đo một số chỉ tiêu
sinh lý ở người:
Ở bài này có 3 thí nghiệm:
- Thí nghiệm 1: Đếm nhịp tim
- Thí nghiệm 2: Đo huyết áp
- Thí nghiệm 3: Đo nhiệt độ cơ thể
Tuy nhiên, ở thí nghiệm 1 và thí nghiệm 3 cách tiến hành đơn giản, dể dàng
cho kết quả nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thí nghiệm 2: Đo huyết áp.
Bài 21 (sách giáo khoa nâng cao) Thực hành: Tìm hiểu hoạt động của tim ếch:
- Thí nghiệm 1: Quan sát hoạt động của tim ếch

11


- Thí nghiệm 2: Quan sát sự vận chuyển máu trong động mạch, tĩnh mạch nhỏ,
các mao mạch ở màng da chân và màng treo ruột của ếch.
- Thí nghiệm 3: Tìm hiểu sự điều hòa hoạt động tim bằng thần kinh và thể dịch
(qua thí nghiệm biểu diễn của giáo viên)
Khác với các thí nghiệm trong bài 21 sách giáo khoa sinh học 11 cơ bản, các
thí nghiệm trong bài này khó thực hiện hơn, cách tiến hành thí nghiệm chưa được rõ
ràng ở một số bước. Chính vì vậy, tôi nghiên cứu cả 3 thí nghiệm trên.
Tổng kết lại, các thí nghiệm tôi đã tiến hành thử nghiệm để xây dựng quy trình
chuẩn là:
- Thí nghiệm 1: Đo huyết áp
- Thí nghiệm 2: Quan sát hoạt động của tim ếch
- Thí nghiệm 3: Quan sát sự vận chuyển máu trong động mạch, tĩnh mạch nhỏ,

các mao mạch ở màng da chân và màng treo ruột của ếch.
- Thí nghiệm 4: Tìm hiểu sự điều hòa hoạt động tim bằng thần kinh và thể dịch
(qua thí nghiệm biểu diễn của giáo viên)
4.3.3.1. Thí nghiệm 1: Đo huyết áp
* Mục tiêu của thí nghiệm:
- Đo được huyết áp của người.
- Xác định được huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu
- Giải thích được ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh đến huyết áp, nguyên nhân
của bệnh huyết áp cao và huyết áp thấp.
* Cơ sở khoa học của thí nghiệm:
- Tim co bóp tống máu vào động mạch, đồng thời cũng tạo nên một áp lực tác dụng
lên thành mạch và đẩy máu chảy trong hệ mạch. Áp lực máu tác dụng lên thành
mạch gọi là huyết áp.
- Tim bơm máu vào động mạch từng đợt tạo nên huyết áp tâm thu và huyết áp tâm
trương.
- Huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) ứng với lúc tâm thất co, huyết áp tâm trương
(huyết áp tối thiểu) ứng với lúc tâm thất giãn.
- Ở người, huyết áp tâm thu bằng khoảng 110 đến 120 mmHg, huyết áp tâm trương
bằng khoảng 70 đến 80 mmHg.
- Huyết áp là kết quả tác động của 3 yếu tố.
+ Nhịp tim và lực co của tim.
+ Sức cản của mạch máu.
+ Khối lượng máu và độ quánh của máu.
12


- Huyết áp có thể biến động tạm thời khi hoạt động thể thao, lao động nặng, leo cầu
than, xúc động, nồng độ oxy trong không khí thấp …
* Thử nghiệm thí nghiệm theo sách giáo khoa:
- Dụng cụ: SGK SH 11 trang 91

- Cách tiến hành:
a. Đo huyết áp bằng huyết áp kế đồng hồ: SGK SH 11 trang 91, 92.
b. Đo huyết áp bằng huyết áp kế điện tử: SGK SH 11 trang 91, 92.
- Kết quả và nhận xét
a. Đo huyết áp bằng huyết áp kế đồng hồ
Qua các lần thử nghiệm theo sách giáo khoa, tôi thu nhận được kết quả như sau:
Bảng 2: Bảng kết quả đo huyết áp bằng huyết áp kế đồng hồ
Lần

1

2

3

4

5

Các trị số
Huyết áp tối đa
114
119
117
111
112
Huyết áp tối thiểu
68
69
73

70
67
Qua bảng trên ta thấy, cùng một quy trình đo nhưng qua 5 lần đo lại cho kết
quả không giống nhau. Các lần đo chênh nhau từ 1 đến 3 đơn vị nguyên nhân có thể
là do nồng độ oxy trong không khí thấp , do tâm lý, do xúc động … Tuy nhiên, đây là
một kết quả bình thường.
b. Đo huyết áp bằng huyết áp kế điện tử
Bảng 3: Bảng kết quả đo huyết áp bằng huyết áp kế điện tử
Lần

1

2

3

4

5

Các trị số
Huyết áp tối đa
113
107
115
101
111
Huyết áp tối thiểu
67
67

70
63
68
Nhịp tim
85
81
88
80
77
Tương tự như kết quả của thí nghiệm đo huyết áp bằng huyết áp kế đồng hồ,
kết quả của cách đo huyết áp bằng huyết áp kê điện tử cũng có chút thay đổi. Nguyên
nhân tương tự thí nghiệm trên, ngoài biết được huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu,
ta còn biết thêm nhịp tim.
* Đánh giá thử nghiệm thí nghiệm theo sách giáo khoa:
Bảng 4: Đánh giá thử nghiệm thí nghiệm theo sách giáo khoa
Tiêu

Nhận xét

Đề nghị

chí
- Huyết áp kế đồng hồ, ống nghe tim phổi, Giữ nguyên.

13


Dụng

huyết áp kế điện tử là những dụng cụ hiện đại


cụ

(đắt tiền) phù hợp với mục đích, yêu cầu của
bài thực hành, không thể thay thế bằng dụng

Cách

cụ nào khác
Các bước tiến hành theo sách giáo khoa khá rõ Bổ sung thêm một số lưu ý

tiến

ràng.

khi tiến hành đo huyết áp

hành

bằng huyết áp kế đồng hồ
và huyết áp kế điện tử.

* Quy trình thí nghiệm chuẩn:
Từ nhận xét và đề nghị trên, tôi đề xuất quy trình chuẩn như sau:
- Dụng cụ: (chuẩn bị cho một nhóm học sinh)
Dụng cụ
Huyết áp kế điện tử
Huyết áp kế đồng hồ, ống nghe tim phổi
- Cách tiến hành:
Các bước

Bước 1

Số lượng
1 chiếc
1 bộ

Nội dung
Lưu ý
Quấn túi hơi của huyết áp kế Người được đo huyết áp nằm ở tư
quanh cánh tay trái phía trên thế thoải mái hoặc ngồi, duỗi thẳng
khuỷu tay của người được đo cánh tay lên bàn, tay đặt ngang tầm
huyết áp rồi cố định lại

Bước 2

với tim và kéo tay áo lên gần nách.
Quấn túi hơi sao cho túi hơi cách

nếp gấp khuỷu tay 2 - 3 cm.
Mắc ống nghe vào tai và đặt loa Đặt loa ống nghe sao cho toàn bộ
ống nghe trên khuỷu tay ở vị trí bề mặt của loa ống nghe luôn tiếp
động mạch cánh tay.

xúc với da đối tượng (có thể đặt
loa ống nghe vào giữa động mạch
cánh tay và túi hơi trước khi bơm

Bước 3

khí vào túi hơi)

- Để đồng hồ của huyết áp kế - Vặn núm xoay vừa đủ để khi mở
vào nơi dễ nhìn thấy.
van dễ dàng.
- Vặn núm xoay ở bóng bơm khí - Bóp bóng bơm khí cho đến khi
theo chiều kim đồng hồ.

kim đồng hồ chỉ áp lực khoảng 160
14


Bước 4

- Bóp bóng bơm khí vào túi hơi
– 180mmHg thì dừng lại.
Vặn núm xoay từ từ theo chiều - Khi nghe thấy tiếng đập đầu tiên
ngược kim đồng hồ để xả khí ra thì đó chính là trị số huyết áp tối
khỏi túi hơi. Đồng thời chú ý đa.
- Tiếp tục xả khí và nghe thấy tiếng
nghe tiếng đập của mạch máu và
đập to và đều đều, khi không nghe
quan sát số đo trên mặt đồng hồ.
thấy tiếng đập nữa thì đó chính là
trị số huyết áp tối thiểu.

Bước 5

- Tiếp tục xoay núm xoay để xả
nhanh hết khí ra khỏi túi hơi.

- Tháo băng túi hơi ra khỏi tay.

* Đề xuất biện pháp sử dụng thí nghiệm trong dạy học:
Giáo viên có thể vận dụng thí nghiệm này để làm phương tiện trực quan giảng
dạy phần “IV.2. Huyết áp” Bài 19 sách giáo khoa sinh học 11 cơ bản và phần “ I.2a.
Huyết áp” Bài 19 sách giáo khoa sinh học 11 nâng cao.
4.3.3..2. Thí nghiệm 2: Quan sát hoạt động của tim ếch:
* Mục tiêu của thí nghiệm:
- Quan sát được hoạt động của tim ếch.
- Biết được quy luật vận động của tim.
* Cơ sở khoa học của thí nghiệm:
- Tim co giãn nhịp nhàng đều đặn theo chu kỳ. Chu kỳ của tim là do hoạt động của hệ
dẫn truyền tim (bao gồm nút nhĩ thất, nút xoang nhĩ, bó Hiss và mạng Puôckin).
- Mỗi chu kỳ hoạt động của tim bắt đầu từ pha tâm nhĩ co, sau đó là pha tâm thất co,
cuối cùng là pha giãn chung. Tiếp đó lại bắt đầu một chu kỳ tim mới bằng pha tâm
nhĩ co.
* Thử nghiệm thí nghiệm theo sách giáo khoa:
- Mẫu vật: SGK SH 11 NC trang 84
- Dụng cụ: SGK SH 11 NC trang 84
- Hóa chất: SGK SH 11 NC trang 84
- Tiến hành thí nghiệm: SGK SH 11 NC trang 84, 85
- Kết quả và nhận xét:
Khi quan sát màu sắc của tim ta thấy:
+ Tâm nhĩ phải có màu đỏ thẫm do máu ở đây giàu CO2
+ Tâm nhĩ trái có màu đỏ tươi do máu ở đây giàu O2

15


+ Ở tâm thất là máu trung gian giữa đỏ tươi và đỏ thẫm do máu trong tâm thất là máu
pha trộn giữa máu giàu CO2 từ tâm nhĩ phải xuống và máu giàu O 2 từ tâm nhĩ trái
xuống.

Số nhịp tim co trung bình trong 1 phút:
Bảng 5: Bảng kết quả đếm số nhịp tim ếch
Mẫu vật

Con 1

Con 2

Con 3

Con 4

Con 5

Nhịp tim
Lần 1
43
38
53
52
48
Lần 2
40
39
52
51
46
Lần 3
38
36

50
50
45
Trung bình
40
37
52
51
46
Qua bảng trên ta thấy nhịp tim trung bình của 5 con ếch khác nhau hoàn toàn.
Có con chỉ 37 nhịp/phút, có con hơn 40 nhịp/phút và có con hơn 50 nhịp/phút.
Nguyên nhân là do ếch là động vật biến nhiệt, cơ thể chúng thay đổi tùy thuộc vào
điều kiện môi trường, do đó nhịp tim của chúng cũng tùy thuộc vào điều kiện môi
trường và tùy từng cá thể.
Đồ thị hoạt động của tim ếch:

Hình

1: Đồ thị

hoạt

động của
tim ếch
Đồ thị trên ghi lại được hoạt động của tim ếch rất rõ ràng gồm 3 pha riêng biệt:

Pha tâm nhĩ co, pha tâm thất co và pha giãn chung.
* Đánh giá thử nghiệm thí nghiệm theo sách giáo khoa:
Bảng 6: Bảng đánh giá thử nghiệm thí nghiệm theo sách giáo khoa
Tiêu


Nhận xét

Đề nghị

chí
Dụng

Kẹp tim là dụng cụ khhoong có bán sẵn, phải Bổ sung thêm cách làm

cụ

tự làm nhưng trong bài không có hướng dẫn kẹp tim.

16


Hóa

cách làm kẹp tim.
Chưa nói rõ cách pha dung dịch sinh lý của Bổ sung cách pha dung

chất

động vật biến nhiệt (NaCl 0,65%)

dịch sinh lý độg vật biến

Chưa nói rõ cách hủy tủy ếch.


nhiệt.
Bổ sung các bước thực

Cách
tiến

hiện hủy tủy ếch.

hành
* Quy trình thí nghiệm chuẩn:
- Mẫu vật: (chuẩn bị cho một nhóm học sinh): 01 con ếch sống.
- Dụng cụ: (chuẩn bị cho một nhóm học sinh):

Dụng cụ
Dụng cụ mổ (01 bộ)

Kéo
Dao mổ
Panh
Kim chọc tủy

Khay mổ
Máy ghi đồ thị
Kẹp tim
Kim găm + Bông thấm nước
- Bổ sung cách làm kẹp tim:
+ Dụng cụ:
Dụng cụ
Dây phanh xe máy
(đã được tách thành các sợi đơn và vuốt thẳng)

Kìm nhỏ (có đầu thon nhọn)
Kim hủy tủy
+ Cách tiến hành:
Các bước
Bước 1

Số lượng
01 chiếc
01 chiếc
01 chiếc
01 chiếc
01 chiếc
01 chiếc
01 chiếc

Số lượng
01 sợi
01 chiếc
01 chiếc

Nội dung
Lưu ý
Quấn sợi dây đơn quanh đoạn đầu kim - Đặt đoạn đầu kim hủy
hủy tủy để tạo thành một nhíp lò xo

tủy cách đầu sợi dây đơn
khoảng 15cm.
- Quấn sợi dây đơn quanh
đoạn đầu kim hủy tủy


17


Bước 2

khoảng gần 2 vòng.
Cắt đứt đầu sợi dây để tạo vòng lò xo và Vị trí cắt ở đầu dây, cách

Bước 3

2 nhánh, mỗi nhánh dài 15mm (Hình 2a). vòng lò xo khoảng 15mm.
Bẻ quặp mỗi đầu của nhánh về 2 phía đối - Bẻ mỗi đầu của nhánh 1
diện của nhíp lò xo tạo được 1 kẹp tim

đoạn 2mm
- Bẻ gập sao cho đoạn
2mm sát vào mỗi nhánh
(Hình 2b).
- Bẻ gập ở khoảng 1/3 mỗi
nhánh (kể từ 2 đầu) chéo
vào phía trong (Hình 2c).
- Bẻ đoạn 2mm ở đầu mỗi
nhánh ở phía ngoài, ngược
với chiều bẻ ở bước c
(Hình 2d), rồi móc 2
nhánh vào nhau (Hình 2e).

Hình 2: Cách
Lưu ý:
+ Nếu lực kéo


của lò xo yếu thì mỗi

tay

nhánh kẹp tim kéo

cầm

làm kẹp tim

1

ngược lên phía nhíp lò xo, sau đó lại móc 2 nhánh vào với nhau.
+ Điều chỉnh để 2 đầu kẹp tim giữ chặt với nhau và không bị tuột bằng cách mỗi tay
cầm 1 nhánh kẹp tim và bẻ sang ngang về 2 phía ngược nhau.
* Hóa chất:
- Dung dịch sinh lí động vật biến nhiệt (NaCl 0,65%)
- Bổ sung cách pha dung dịch sinh lí của động vật biến nhiệt:
18


Hóa chất
NaCl
Nước cất

Số lượng
0,65g
100ml


* Các bước tiến hành:
Các bước
Bước 1

Cách tiến hành
Hủy tủy ếch:
- Cầm ếch bằng tay trái, để mặt lưng

Lưu ý

lên trên
- Tìm nơi tiếp giáp giữa xương sống
và hộp sọ, đó là chỗ lõm nằm ở đỉnh
của tam giác đều có đáy là đường nối
giữa 2 mắt ếch.
- Ấn mạnh kim chọc tủy xuống chỗ
lõm và đâm sâu xuống tủy sống. Nếu
mũi kim chạm đúng tủy sống thì ếch
sẽ có phản ứng lấy 2 chi trước che
mặt.
- Nghiêng cán kim chọc tủy khoảng
45 độ về phía đầu, chiều dài kim
thẳng hàng với cột sống và điều
chỉnh mũi kim đâm sâu vào ống tủy
để phá tủy sống. Nếu phá đúng tủy
Bước 2

thì 2 chân ếch sẽ duỗi thẳng ra.
Mổ lộ tim:
- Khi cắt bỏ khoảng da ngực

- Ghim ếch nằm ngửa trên khay mổ
hình tam giác chú ý nâng mũi
(hình 3a).
kéo cắt dọc 2 đường sát 2 bên
- Dùng panh và kéo cắt bỏ một mảnh
xương ức để tránh cắt phải các
da ngực hình tam giác (có đỉnh là
mạch và làm tổn thương tim.
mỏm xương ức và đáy là đường nối 2
- Trong quá trình mổ nếu thấy
khớp vai) (hình 3b).
máu chảy thì dùng bông thấm
- Dùng panh kẹp vào mỏm sụn
đẫm dung dịch sinh lí vắt vào
xương ức, nhấc thành lồng trước
19


ngực lên và cắt bỏ 1 mảnh lồng ngực chỗ máu chảy để hòa loãng
hình tam giác như đã cắt ở da trước máu, sau đó dùng bông đã vắt
đó (hình 3c).
kiệt thấm hết máu đã hòa loãng
- Kéo 2 chi trước sang 2 bên và ghim
đi để quan sát tim dễ hơn.
lại để vết mổ rộng hon.
- Khi cắt màng bao tim, dùng
- Dùng panh kẹp nâng màng bao tim
kẹp nhỏ (kẹp cong là tốt nhất)
lên và dùng kéo cắt bỏ màng bao tim
kẹp màng ở phái mỏm tim nâng

sẽ thấy tim lộ rõ trong xoang bao tim
lên và lúc tim co tách khỏi màng
(hình 3d).
tim thì lập tức cắt hớt màng ở
Bước 3

Tiến hành quan sát:
- Quan sát trình tự hoạt động của tâm

sát đầu kẹp.
Khi ghi đồ thị hoạt động của tim

ếch chú ý:
nhĩ và tâm thất, xác định các pha co - Dùng kẹp tim kẹp vào mỏm
tim, quan sát màu sắc của tâm nhĩ tim, kẹp tim được nỗi với hệ
phải và tâm nhĩ trái có gì khác nhau? thống bút ghi bằng một sợi chỉ.
Màu của tâm thất có gì đặc biệt?
Điều chỉnh bút ghi vừa sát vào
- Ghi đồ thị hoạt động của tim ếch.
giấy ghi trên trụ ghi rồi cho trụ
- Đếm số nhịp co trung bình trong 1
ghi chạy.
phút.
- Đặt khay mổ sao cho sợi chỉ
nối với kẹp ở mỏm tim thẳng
góc với cần ghi, hoạt động của
tim sẽ không bị ảnh hưởng.
- Trong quá trình thí nghiệm,
thường xuyên nhỏ dung dịch
sinh lí lên tim để tim không bị

khô.

20


a

b

c

d
Hình 3: Cách mổ lộ tim

* Đề xuất biện pháp sử dụng thí nghiệm trong dạy học
- Trong dạy kiến thức mới: Giáo viên quay video riêng hoạt động của tim cho
học sinh xem, đặt câu hỏi cho học sinh trả lời nội dung bài 19 sinh học 11 cơ bản
và sinh học 11 nâng cao phần “Hoạt động của tim”.
- Hướng dẫn thao tác thực hành: Quay video toàn bộ quá trình giáo viên làm thí
nghiệm để hướng dẫn cho học sinh.
4.3.3.3. Thí nghiệm 3: Quan sát sự vận chuyển máu trong động mạch, tĩnh mạch
nhỏ và các mao mạch ở màng da chân ếch, màng treo ruột
* Mục tiêu của thí nghiệm:
- Quan sát được sự vận chuyển máu trong động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.
- Phân biệt được động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.

21


- Phân biệt được vận tốc của máu trong mao mạch so với các mạch lớn, thấy

được vai trò của mao mạch trong sự trao đổi chất giữa máu và các tế bào.
* Cơ sở khoa học của thí nghiệm:
- Máu được vận chuyển trong hệ mạch đi nuôi cơ thể theo các quy luật vật lý,
lien quan đến áp suất đẩy máu, lưu lượng máu chảy và vận tốc, sức cản của
mạch…
- Vận tốc máu trong các đoạn mạch tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện của mạch và tỉ
lệ thuận với chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch. Nếu tiết diện nhỏ và
chênh lệch huyết áp giữa hai đâu đoạn mạch lớn thì máu chảy nhanh và ngược
lại.
* Thử nghiệm theo sách giáo khoa:
- Mẫu vật: SGK sinh học 11 nâng cao trang 84.
- Dụng cụ: SGK sinh học 11 nâng cao trang 84.
- Hóa chất: SGK sinh học 11 nâng cao trang 84.
- Tiến hành thí nghiệm: SGK sinh học 11 nâng cao trang 86.
- Kết quả và nhận xét:
+ Ở động mạch: Máu chảy giữa dòng và ở cạnh thành mạch hồng cầu di chuyển
nhanh. Chiều máu chảy theo chiều phân nhánh và có màu đỏ tươi.
+ Ở tĩnh mạch: Hồng cầu di chuyển chậm và không thấy ở cạnh thành mạch.
Chiều máu chảy theo hướng tập trung và có màu nhạt hơn (ngả về màu cam).
+ Ở mao mạch: Hồng cầu di chuyển theo hàng một, không có màu, một vài mao
mạch nằm giữa hai đầu thông với mao mạch khác nên có lúc hồng cầu dừng lại
hoặc đổi chiều một quãng rồi mới chảy xuôi chiều.
Màu máu, tốc độ vận chuyển và chiều vận chuyển máu trong động mạch,
tĩnh mạch nhỏ và các mao mạch ở màng da chân và màng treo ruột là giống
nhau. Tuy nhiên, ở màng da chân ếch do có nhiều sắc tố nên khó quan sát hơn.
* Đánh giá thử nghiệm thí nghiệm theo SGK

Tiêu chí

Nhận xét


Đề nghị
22


Dụng cụ - Thiếu kính hiển vi để quan sát.
- Bổ sung thêm kính hiển vi.
Hóa chất
Tương tự như ở thí nghiệm 2
Cách tiến - Không có lưu ý khi tiến hành - Bổ sung một số lưu ý khi tiến
hành

ghim màng treo ruột và màng da hành ghim màng treo ruột và

chân ếch.
* Quy trình thí nghệm chuẩn

ghim màng da chân ếch.

- Mẫu vật (Chuẩn bị cho một nhóm học sinh): Ếch sống: 01 con
- Dụng cụ (Chuẩn bị cho một nhóm học sinh):
Dụng cụ

Số lượng

Mổ
Khay mổ
Kính hiển vi
Bảng gỗ có khoét lỗ
Kim găm và bông thấm nước

- Hóa chất:

01 bộ
01 chiếc
01 chiếc
01 chiếc

+ Dung dịch sinh lý của động vật biến nhiệt (NaCl 0,65%)
- Cách tiến hành:
+ Ở màng da chân ếch:
Các bước
Bước 1

Nội dung
Lưu ý
Căng màng bơi chi sau - Căng màng bơi vừa phải để không làm
ếch giữa các ngón 2 và ảnh hưởng đến sự vận chuyển máu.
3 trên lỗ khoét sẵn.

- Khi ghim cần ghim tránh các mạch máu.
- Trong quá trình thí nghiệm cần thường
xuyên nhỏ dung dịch nước muối sinh lý

Bước 2

cho các tổ chức quan sát để khỏi bị khô.
Đưa tấm gỗ hoặc tấm Quan sát sự vận chuyển máu trong động
bìa lên kính hiển vi mạch, tĩnh mạch và mao mạch (căn cứ
quan sát.


vào màu máu, tốc độ vận chuyển và chiều
vận chuyển).

+ Trên màng treo ruột:
Các bước
Bước 1

Nội dung
Dùng dao rạch da rồi

Lưu ý

23


cơ ở sườn bên trái của
Bước 2

ếch
- Kéo một đoạn ruột - Khi căng màng treo ruột không nên kéo
ếch cùng màng treo quá căng.
ruột ra.

- Khi ghim màng treo ruột, cần ghim tránh

- Dùng đinh ghim căng mạch máu.
trên tấm gỗ hoặc tấm
Bước 3

bìa có khoét lỗ.

Quan sát dưới kính Trong quá trình quan sát cần thường
hiển vi.

xuyên nhỏ dung dịch nước muối sinh lý

để tránh các tổ chức quan sát bị khô.
* Đề xuất biện pháp sử dụng thí nghiệm trong dạy học
Giáo viên có thể quay video hoặc thực hiện mẫu thí ngiệm để làm phương
tiện trực quan giảng dạy phần “IV.3.Vận tốc máu” bài 19 SGK Sinh học 11 cơ
bản, phần “ I.2b. Vận tốc máu” bài 19 SGK Sinh học 11 nâng cao.
4.3.3.4. Thí ngiệm 4: Tìm hiểu sự điều hòa hoạt động tim bằng thần kinh và thể
dịch (thông qua thí nghiệm biểu diễn của giáo viên)
* Mục tiêu của thí nghiệm:
- Giải thích được cơ chế điều hòa hoạt động tim bằng thần kinh và thể dịch.
* Cơ sở khoa học của thí nghiệm:
- Hoạt động của tim được điều hòa bằng cơ chế thần kinh và thể dịch.
- Tim chịu sự điều khiển của trung ương giao cảm và đối giao cảm qua các dây
thần kinh tương ứng.
- Dây giao cảm có tác dụng làm tăng nhịp và sức co tim (tim đập nhanh và
mạnh). Ngược lại, dây đối giao cảm có tác dụng làm giảm nhịp và sức co tim
(tim đập chậm và yếu).
- Ở ếch, dây thần kinh giao cảm và đối giao cảm ở mỗi phía của tim nhập lại làm
một, tạo thành dây thần kinh hỗn hợp (dây thần kinh giao cảm và đối giao cảm).

24


×