Tải bản đầy đủ (.pdf) (327 trang)

luận văn tốt nghiệp thạc sỹ kiến trúc bảo tồn và phát huy giá trị làng chuông hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.12 MB, 327 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 14
I. ĐẶT VẤN ĐỀ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI .................................................................. 14
II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI ............................................................................................ 15
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ........................................... 15
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................... 15
1. Phương pháp Nghiên cứu điều tra khảo sát ................................................... 15
2. Phương pháp nghiên cứu cơ sở dữ liệu.......................................................... 16
3. Phương pháp thống kê ................................................................................... 16
4. Phương pháp tổng hợp ................................................................................... 16
5. Phương pháp chuyên gia ................................................................................ 16
V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.................................................................... 16
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG VỀ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG HÀ NỘI .............................................. 18
I.1. TỔNG QUAN CHUNG CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG HÀ NỘI.
ẢNH HƯỞNG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN BIẾN ĐỔI KHÔNG GIAN
KIẾN TRÚC CẢNH QUAN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG HÀ NỘI ........ 18
I.1.1. Tổng quan chung các làng nghề truyền thống Hà Nội ............................ 18
I.1.1.1 Các khái niệm………………………………………………..18
I.1.1.2. Đặc điểm làng nghề truyền thống…………………………...19
I.1.1.3. Cấu trúc không gian làng nghề truyền thống………………..20
I.1.1.4. Tiềm năng khai thác phát triển du lịch các làng nghề truyền
thống Hà Nội…………………………………………………….......22
I.1.2. Ảnh hưởng quá trình đô thị hóa đến biến đổi không gian kiến trúc cảnh
quan làng nghề truyền thống Hà Nội ............................................................. 24
I.1.2.1. Những tác động làm biến đổi cấu trúc làng nghề truyền thống
trong quá trình đô thị hóa....................................................................24
I.1.2.2. Xu hướng và hình thức biến đổi cấu trúc không gian làng nghề
truyền thống dưới tác động của đô thị hóa..........................................26
I.1.2.3. Hình ảnh biến đổi không gian kiến trúc cảnh quan các làng
nghề thời kỳ đô thị hóa.......................................................................27


1


I.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG HÀ NỘI ....................................................... 32
I.2.1. Kiểm soát quy hoạch - kiến trúc các làng nghề truyền thống ........ 32
I.2.2. Bảo tồn các di tích, cảnh quan làng nghề truyền thống........................ 33
I.2.3. Quản lý môi trường tại các làng nghề .................................................. 36
I.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KHAI THÁC KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG HÀ NỘI
.............................................................................................................................. 36
I.3.1. Tiềm năng & kế hoạch khai thác .......................................................... 36
I.3.2. Công tác quản lý phát triển du lịch....................................................... 38
I.3.3. Quyền chủ động người dân khai thác du lịch ....................................... 38
I.3.4. Cơ sở hạ tầng, dịch vụ du lịch .............................................................. 39
I.3.5 Quảng bá, đào tạo du lịch ...................................................................... 39
I.3.6 Tổ chức các tuyến thăm quan ................................................................ 41
I.3.7 Sản phẩm nghề....................................................................................... 42
I.4 KẾT LUẬN CHƯƠNG .................................................................................. 43
CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC & THỰC TIỄN BẢO TỒN PHÁT HUY
GIÁ TRỊ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN LÀNG NGHỀ
TRUYỀN THỐNG HÀ NỘI.................................................................................. 45
II.1 GIÁ TRỊ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN LÀNG NGHỀ
TRUYỀN THỐNG & CÁC YẾU TỐ TẠO NÊN GIÁ TRỊ KHÔNG GIAN
KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ................................................................................ 45
II.1.1 Hệ thống giá trị di sản văn hóa............................................................. 45
II.1.1.1 Khái niệm di sản……………………………………………….
II.1.1.2. Hệ thống các giá trị của di sản văn hóa……………………….
II.1.2 Giá trị không gian kiến trúc cảnh quan làng nghề truyền thống Hà Nội
........................................................................................................................ 46

II.1.2.1. Giá trị lịch sử………………………………………………….
II.1.2.2. Giá trị nghệ thuật……………………………………………...
II.1.2.3. Giá trị văn hóa xã hội…………………………………………
II.1.2.4. Giá trị khoa học……………………………………………….
2


II.1.2.5. Giá trị biểu trưng……………………………………………...
II.1.2.6. Giá trị khai thác sử dụng……………………………………...
II.1.3. Các yếu tố tạo nên giá trị không gian kiến trúc cảnh quan làng nghề
truyền thống ................................................................................................... 51
II.1.3.1. Cổng làng……………………………………………………..
II.1.3.2. Cây đa…………………………………………………………
II.1.3.3. Bến nước và giếng nước………………………………………
II.1.3.4. Ao làng………………………………………………………..
II.1.3.5. Đường làng ngõ xóm………………………………………….
II.1.3.6. Đình làng……………………………………………………...
II.1.3.7. Chùa làng……………………………………………………..
II.1.3.8. Đền, miếu……………………………………………………..
II.1.3.9. Nhà ở, cơ sản xuất truyền thống………………………………
II.1.3.10. Văn hóa phi vật thể…………………………………………..
II.2 YÊU CẦU BẢO TỒN & PHÁT HUY GIÁ TRỊ KHÔNG GIAN KIẾN
TRÚC CẢNH QUAN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG.................................. 61
II.2.1 Yêu cầu bảo tồn giá trị không gian kiến trúc cảnh quan làng nghề
truyền thống ................................................................................................... 62
II.2.1.1. Di sản văn hóa & bảo tồn di sản văn hóa……………………..
II.2.1.2. Làng nghề truyền thống dưới góc độ bảo tồn di sản văn hóa…
II.2.1.3. Yêu cầu bảo tồn giá trị không gian kiến trúc cảnh quan làng
nghề truyền thống……………………………………………………...
II.2.2 Yêu cầu phát huy giá trị không gian kiến trúc cảnh quan làng nghề

truyền thống gắn với phát triển du lịch .......................................................... 62
II.2.2.1. Phát huy giá trị di sản trong phát triển du lịch làng nghề
truyền thống……………………………………………………………
II.2.2.2. Yêu cầu phát huy giá trị không gian kiến trúc cảnh quan làng
nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch…………………………..

3


II.3 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ KHAI
THÁC KIẾN TRÚC CẢNH QUAN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ........... 69
II.3.1 Kinh nghiệm của Nhật Bản .................................................................. 69
II.3.1.1. Hệ thống pháp lý……………………………………………...
II.3.1.2. Bảo tồn và phát triển làng nghề dựa vào cộng đồng………….
II.3.1.3. Bài học kinh nghiệm rút ra……………………………………
II.3.3 Kinh nghiệm của Thái Lan ................................................................... 77
II.3.2.1. Tổ chức phát triển du lịch làng thủ công truyền thống Baan
Tawai…………………………………………………………………...
II.3.2.2. Du lịch làng nghề làm bình bát duy nhất ở Bangkok Thái Lan
II.3.4. Kinh nghiệm của Đài Loan ................................................................. 77
II.3.4 Kinh nghiệm của Indonesia…………………………………….……80
II.3.5. Kết luận các kinh nghiệm được rút ra………………………………84
II.4 THÀNH CÔNG & BÀI HỌC CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG TRONG CÔNG
TÁC BẢO TỒN & KHAI THÁC KIẾN TRÚC CẢNH QUAN LÀNG NGHỀ
TRUYỀN THỐNG............................................................................................... 84
II.4.1 Làng cổ Phước tích – Thừa Thiên Huế ................................................ 84
II.4.2 Làng nghề truyền thống gốm Bát Tràng .............................................. 87
II.4.3. Kết luận thành công và bài học……………………………………...90
II.4.3.1. Công tác bảo tồn………………………………………………
II.4.3.2. Phát triển du lịch……………………………………………...

II.5 CƠ SỞ PHÁP LÝ CÔNG TÁC BẢO TỒN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN,
PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG HÀ NỘI .............. 91
II.5.1. Văn bản pháp luật quốc tế………………………………………...…91
III.5.1.1. Hiến chương Athen 1931…………………………………….
III.5.1.2. Hiến chương Vernice 1964…………………………………..
III.5.1.3. Hiến chương Burra 1979……………………………………..
III.5.1.4. Hiến chương Washington 1987...............................................
III.5.1.5. Văn kiện Narra về tính xác thực 1994……………………….
4


II.5.2. Hệ thống cơ sở pháp lý trong nước………………………………...94
II.5.2.1. Luật di sản văn hóa 10/VBHN-VPQH về di sản văn hóa.
II.5.2.2. Nghị định Số 66/2006/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông
thôn của Chính phủ…………………………………………………………………..
II.5.2.3. Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017………..
II.5.2.4. Luật Quy hoạch đô thị số 01/VBHN-VPQH ngày
20/07/2015…………………………………………………………………….
II.5.2.5. Danh sách các làng nghề truyền thống ở Hà Nội, Sở công
thương Hà Nội………………………………………………………………...
II.5.2.6. Thông tư 116/2006/TT-BNN hướng dẫn thực hiện một số nội
dung Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐCP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn……..
II.5.2.7. Thông tư số 46/2011/TTBTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2011
của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bảo vệ môi trường làng nghề.
II.5.2.8. Thông tư Số: 05/2017/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT
ngày 01 tháng 3 năm 2017 về Hướng dẫn một số nội dung thực hiện chương
trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020……………...
II.5.2.9. Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng
Chính phủ Về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội
đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050…………………………………….

II.5.2.10. Quyết định số 2636/QĐ-BNN-CB ngày 31 tháng 10 năm
2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Chương
trình Bảo tồn và Phát triển làng nghề…………………………………………
II.5.2.11. Chỉ thị số 28/2007/CT-BNN ngày 18/4/2007 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về Đẩy mạnh thực hiện quy hoạch phát triển
ngành nghề nông thôn và phòng chống ô nhiễm môi trường làng nghề……...
II.5.2.12. Chương trình số 154/UBND-CT ngày 26/11/2012, UBND
thành phố Hà Nội về việc phát triển làng nghề kết hợp du lịch giai đoạn 2012
– 2015…………………………………………………………………………
II. 5.2.13. Chương trình số 02-CTr/TU, ngày 26/4/2016, của Thành ủy
Hà Nội khóa XVI về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng
cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020”.

5


II.5.2.14. Thông tư liên tịch số Số: 19/2013/TTLT-BVHTTDLBTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2013 về Hướng dẫn bảo vệ môi trường trong
hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
II.5.2.15. Nghị định 98/2010/ NĐ - CP về quy định chi tiết việc bảo
vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể; việc bảo vệ và phát huy giá
trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; việc quản lý di vật, cổ vật,
bảo vật quốc gia; tổ chức và hoạt động của bảo tàng; việc khen thưởng đối
với tổ chức, cá nhân phát hiện và giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
II.5.2.16. Thông tư liên tịch số: 19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT
ngày 30 tháng 12 năm 2013 về Hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt
động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
II.6 XÂY DỰNG HỆ THỐNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ KHÔNG GIAN
KIẾN TRÚC CẢNH QUAN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG HÀ NỘI ........ 98
II.6.1 Các không gian tạo lập kiến trúc cảnh quan làng nghề truyền thống .. 98
II.6.1.1. Không gian ở………………………………………………….

II.6.1.2. Không gian công cộng………………………………………...
II.6.1.3. Không gian sản xuất…………………………………………..
II.6.1.4. Không gian tín ngưỡng………………………………………..
II.6.2 Hệ thống tiêu chí đề xuất đánh giá giá trị không gian kiến trúc cảnh
quan làng nghề truyền thống Hà Nội ........................................................... 104
II.6.2.1. Cấu trúc tổng thể……………………………………………...
II.6.2.2. Không gian ở………………………………………………….
II.6.2.3. Không gian sản xuất nghề…………………………………….
II.6.2.4. Không gian văn hóa tôn giáo tín ngưỡng……………………..
II.6.2.5. Không gian cảnh quan đặc trưng……………………………..
II.6.2.6. Văn hóa phi vật thể……………………………………………
II.6.2.7. Môi trường……………………………………………………
II.6.2.8. Hạ tầng………………………………………………………..
II.7 ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN CÁC
LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG HÀ NỘI ..................................................... 106
6


II.7.1. Căn cứ lựa chọn các làng nghề để khảo sát, đánh giá............................106
II. 7. 2. Lựa chọn các làng nghề truyền thống để thực hiện công tác khảo sát
đánh giá............................................................................................................106
II.7.3. Đánh giá chung......................................................................................107

II. 7.3.1. Cấu trúc tổng thể……………………………………………..
II. 7.3.2. Không gian ở…………………………………………………
II. 7.3.3. Không gian sản xuất nghề……………………………………
II. 7.3.4. Không gian VH tín ngưỡng………………………………….
II. 7.3.5. Không gian cảnh quan đặc trưng…………………………….
II. 7.3.6. Văn hóa phi vật thể…………………………………………..
II. 7.3.7. Môi trường……………………………………………………

II. 7.3.8. Hạ tầng……………………………………………………….
II.7.4. Đánh giá so sánh xếp hạng về giá trị kiến trúc cảnh quan các làng
nghề truyền thống khảo sát (Bảng đánh giá)...............................................125
II.8 KẾT LUẬN CHƯƠNG ............................................................................... 129
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN & PHÁT HUY GIÁ TRỊ
KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN LÀNG NGHỀ TRUYỀN
THỐNG HÀ NỘI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH .................................. 132
III.1 MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP BẢO TỒN &
PHÁT HUY GIÁ TRỊ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN LÀNG
NGHỀ TRUYỀN THỐNG HÀ NỘI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ..... 132
III.1.1. Mục tiêu ........................................................................................... 132
III.1.2. Quan điểm, định hướng các giải pháp ............................................. 132
III.1.2.1. Quy hoạch bảo tồn phát triển, bảo tồn tôn tạo các di tích
VHLS, cải tạo nhà ở - sản xuất nghề truyền thống…………………….
III.1.2.2. Thiết lập các cơ sở phục vụ du lịch, các tuyến thăm quan…..
III.1.2.3. Xây dựng hạ tầng, cải thiện môi trường……………………..
III.1.2.4. Quản lý xây dựng……………………………………………
III.2. GIẢI PHÁP QUY HOẠCH BẢO TỒN KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC
CẢNH QUAN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ........................................... 135
7


III.2.1. Giải pháp đối với các làng phạm vi bảo tồn là các khu vực trong làng:
trung tâm văn hóa lịch sử, khu vực nhà ở - sản xuất nghề truyền thống ..... 135
III.2.1.1. Khu vực bảo tồn trung tâm văn hóa lịch sử………………….
III.2.1.2. Khu vực bảo tồn nhà ở - sản xuất nghề truyền thống………..
III.2.1.3. Khu ở còn lại trong làng……………………………………..
III.2.1.4. Hệ thống hồ, ao, sân bãi, không gian thoáng trong làng…….
III.2.1.5. Khu vực làng mở rộng……………………………………….
III.2.2. Giải pháp đối với các làng phạm vi bảo tồn là toàn bộ làng cũ hiện

hữu ........................................................................................................... 14153
III.2.2.1. Khu vực bảo tồn (phạm vi làng cũ)………………………….
III.2.2.2. Vùng đệm…………………………………………………….
III.2.2.3. Khu vực quy hoạch phát triển mới…………………………..
III.3. GIẢI PHÁP BẢO TỒN ĐỐI VỚI TỪNG YẾU TỐ KIẾN TRÚC CẢNH
QUAN ................................................................................................................ 142
III.3.1. Bảo tồn các công trình văn hóa lịch sử ............................................ 143
III.3.1.1. Đối với các công trình đã được xếp hạng di tích…………….
III.3.1.2. Đối với các công trình chưa được xếp hạng di tích………….
III.3.2. Bảo tồn nhà ở kết hợp với sản xuất nghề truyền thống ................... 144
III.3.2.1. Nguyên tắc giải pháp bảo tồn………………………………...
III.3.2.2. Giải pháp cụ thể đối với nhà ở các làng nghề khác nhau…….
III.3.3. Bảo tồn các yếu tố kiến trúc cảnh quan khác................................... 162
III.3.3.1. Cổng làng…………………………………………………….
III.3.3.2. Giếng nước…………………………………………………...
III.3.3.3. Ao làng……………………………………………………….
III.3.3.4. Đường làng ngõ xóm………………………………………...
III.3.3.5. Cây xanh, đồng ruộng………………………………………..
III.3.4. Bảo tồn văn hóa phi vật thể ............................................................. 165

8


III.4 GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH PHỤC VỤ DU LỊCH, TỔ
CHỨC THĂM QUAN ....................................................................................... 166
III.4.1 Sản phẩm du lịch làng nghề .............................................................. 166
III.4.1.1. Khái niệm sản phẩm du lịch………………………………….
III.4.1.2. Sản phẩm du lịch làng nghề………………………………….
III.4.2 Thiết lập cơ sở hạ tầng du lịch. ......................................................... 167
III.4.2.1. Thể loại các công trình……………………………………….

III.4.2.2. Vị trí xây dựng các công trình hạ tầng du lịch……………….
III.4.2.3. Kiến trúc xây dựng…………………………………………...
III.4.3. Thiết lập các tuyến thăm quan. ........................................................ 169
III.4.3.1. Các điểm thăm quan du lịch làng nghề………………………
III.4.3.1. Khai thác cảnh quan cho du lịch thăm quan làng nghề………
III.4.4. Đề xuất phát triển không gian du lịch tại một số làng nghề khảo sát
...................................................................................................................... 170
III.4.4.1. Làng nghề truyền thống rèn Đa Sỹ…………………………..
III.4.4.2. Làng nghề truyền thống gốm Bát Tràng……………………..
III.4.4.3. Làng nghề truyền thống điêu khắc Sơn Đồng………………..
III.4.4.4. Làng nghề truyền thống mây tre đan Phú Vinh……………...
III.5. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG HẠ TẦNG & XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG ......... 175
III.5.1. Giải pháp xây dựng hạ tầng ............................................................. 185
III.5.1.1. Hệ thống giao thông………………………………………….
III.5.1.2. Hệ thống cấp thoát nước……………………………………..
III.5.1.3. Hệ thống kỹ thuật…………………………………………….
III.5.2. Giải pháp xử lý môi trường.............................................................. 187
III.5.2.1. Tổ chức không gian cây xanh và môi trường………………..
III.5.2.2. Xử lý chất thải môi trường…………………………………..
III.6. HOÀN THIỆN CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH, CÁC QUY ĐỊNH NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC
CẢNH QUAN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ........................................... 202
9


III.6.1. Quan điểm thiết lập hệ thống cơ chế chính sách ............................. 202
III.6.2. Đề xuất hoàn thiện các cơ chế chính sách, quy định cụ thể ............ 203
III.6.2.1. Phân loại và xếp hạng làng nghề……………………………..
III.6.2.2. Nâng cao nhận thức người dân về bảo tồn & phát triển du
lịch……………………………………………………………………...

III.6.2.3. Nâng cao trình độ cán bộ quản lý xây dựng…………………
III.6.2.1. Quản lý xây dựng……………………………………………
III.7. GIẢI PHÁP VỀ VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG, ĐẢM BẢO HÒA LỢI
ÍCH CỦA XÃ HỘI VÀ CUỘC SỐNG NGƯỜI DÂN ...................................... 207
III.7.1. Giải pháp phát huy vai trò cộng đồng giúp gia tăng chất lượng dịch
vụ du lịch làng nghề ..................................................................................... 207
III.7.1.1. Giải quyết cơ sở lưu trú………………………………………
III.7.1.2. Phát triển sản phẩm làng nghề theo chiều sâu……………….
III.7.2. Giải pháp nâng cao trình độ và chất lượng nguồn nhân lực ............ 209
III.7.2.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực………………………..
III.7.2.1. Đẩy mạnh các khóa đào tạo và phát triển kĩ năng…………...
III.7.2.3. Kết hợp đào tạo lí thuyết và thực hành với lao động địa
phương…………………………………………………………………
III.7.2.4. Tạo động lực phát triển du lịch cho cộng đồng………………
III.7.3. Giải pháp phát huy vai trò cộng đồng trong bảo tồn di tích lịch sử vật
thể và phi vật thể .......................................................................................... 211
III.7.3.1. Phát huy vai trò cộng đồng trong bảo tồn các công trình di
tích lịch sử……………………………………………………………...
III.7.3.2. Phát huy vai trò cộng đồng trong bảo tồn công trình nhà cổ...
III.7.3.3. Bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa phi vật thể…………
III.7.4. Giải pháp phát huy vai trò cộng đồng trong quy hoạch phát triển và
quản lý xây dựng làng nghề ......................................................................... 214
III.7.4.1. Giải pháp phát huy vai trò cộng đồng trong quy hoạch phát
triển làng nghề…………………………………………………………

10


III.7.4.2. Giải pháp phát huy vai trò cộng đồng trong quản lý xây dựng
làng nghề……………………………………………………………….

III.7.4.3. Giải pháp phát huy vai trò cộng đồng trong quản lý bảo vệ
môi trường làng nghề…………………………………………………..
III.7.5. Giải pháp về chia sẻ lợi nhuận, đảm bảo hài hòa lợi ích người dân trong
phát triển du lịch làng nghề truyền thống....................................................... 219
III.7.5.1. Giải pháp chia sẻ lợi nhuận trong cộng đồng………………..
III.7.5.2. Giải pháp quản lý liên kết giữa cộng đồng, cơ quan quản lý
và các tổ chức phi chính phủ…………………………………………..
III.8. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH THAM QUAN LÀNG NGHỀ
TRUYỀN THỐNG Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................................. 219
III.8.1. Quan điểm về giải pháp phát triển du lịch tham quan làng nghê
truyền thống ................................................................................................ 219
III.8.2. Giải pháp phát triển du lịch tham quan làng nghề truyền thống...... 221
III.8.2.1. Xây dựng phát triển nguồn nhân lực…………………………
III.8.2.2. Phát triển gắn với bảo vệ cảnh quan môi trường…………….
III.8.2.3. Nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề………………………...
III.8.2.4. Quy hoạch kết nối hình thành các tuyến du lịch tiềm năng….
III.8.2.5. Xây dựng cơ sở hạ tầng………………………………………
III.8.2.6. Quảng bá thông tin du lịch làng nghề………………………..
III.8.2.7. Chính sách vốn đầu tư xây dựng…………………………….
CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP THÍ ĐIỂM ÁP DỤNG CHO LÀNG NÓN
CHUÔNG (THANH OAI, HÀ NỘI) .................................................................. 227
IV.1. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN,
NGUYÊN TẮC BẢO TỒN & PHÁT HUY GIÁ TRỊ KHÔNG GIAN KIẾN
TRÚC CẢNH QUAN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG CHUÔNG
............................................................................................................................ 227
IV.1.1 Hiện trạng không gian kiến trúc cảnh quan & khai thác phát triển du
lịch làng Chuông .......................................................................................... 227
IV.1.1.1. Lịch sử làng Chuông…………………………………………
IV.1.1.2. Hiện trạng quy hoạch - kiến trúc làng Chuông………………
11



IV.1.1.3. Hiện trạng phát triển du lịch làng Chuông…………………...
IV.1.2. Đánh giá giá trị không gian kiến trúc cảnh quan làng Chuông ... 233
IV.1.2.1. Giá trị lịch sử………………………………………………...
IV.1.2.2. Giá trị nghệ thuật…………………………………………….
IV.1.2.3. Giá trị văn hóa xã hội………………………………………..
IV.1.2.4. Giá trị khoa học……………………………………………...
IV.1.2.5. Giá trị biểu trưng…………………………………………….
IV.1.2.6. Giá trị khai thác sử dụng…………………………………….
IV.1.3. Yêu cầu bảo tồn & phát huy giá trị không gian kiến trúc cảnh quan
làng Chuông phục vụ phát triển du lịch ....................................................... 241
VI.1.3.1. Yêu cầu bảo tồn không gian kiến trúc cảnh quan……………
VI.1.3.2. Yêu cầu phát huy giá trị không gian kiến trúc cảnh quan
phục vụ phát triển du lịch………………………………………………
IV.2. GIẢI PHÁP QUY HOẠCH KIẾN TRÚC BẢO TỒN PHÁT HUY GIÁ
TRỊ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG LÀNG NÓN CHUÔNG GẮN VỚI
PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ ........................................................... 242
IV.2.1. Quan điểm định hình giải pháp quy hoạch kiến trúc gắn với yêu cầu
bảo tồn & phát triển ..................................................................................... 242
VI.2.1. Đáp ứng yêu cầu bảo tồn & phát huy giá trị không gian kiến
trúc cảnh quan………………………………………………………….
VI.2.2. Hài hòa giữa yêu cầu bảo tồn kiến trúc cảnh quan & phát triển
kinh tế…………………………………………………………………..
VI.2.3. Phù hợp với điều kiện thực tế của làng: mức độ đô thị hóa,
quỹ đất & cơ cấu phát triển kinh tế, đặc điểm sản xuất nghề………….
VI.2.4. Tuân thủ các quy định, chủ trương bảo tồn & phát triển làng
nghề trong các văn bản pháp luật, quy hoạch đã được phê duyệt ban
hành…………………………………………………………………….
IV.2.2. Giải pháp quy hoạch bảo tồn giá trị kiến trúc cảnh quan........................ 244

VI.2.2.1. Phân vùng bảo tồn kiến trúc cảnh quan……………………...
VI.2.2.2. Bảo tồn các không gian đặc trưng…………………………...
12


IV.2.3. Giải pháp quy hoạch phát huy giá trị kiến trúc cảnh quan – phục vụ
phát triển du lịch .......................................................................................... 248
VI.2.3.1. Khu vực trung tâm văn hóa lịch sử…………………………..
VI.2.3.2. Khu vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp………………………
VI.2.3.3. Không gian ở………………………………………………...
VI.2.3.4. Thiết lập dịch vụ du lịch……………………………………..
VI.2.3.5. Thiết lập các tuyến thăm quan……………………………….
IV.2.4. Giải pháp xây dựng, cải tạo các công trình kiến trúc ...................... 255
VI.2.4.1. Nhóm các công trình hiện có………………………………...
VI.2.4.2. Nhóm các công trình xây mới……………………………….
IV.3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG, PHÁT HUY VAI TRÒ CỘNG
ĐỒNG DÂN CƯ THAM GIA CÔNG TÁC BẢO TỒN KIẾN TRÚC CẢNH
QUAN VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG CHUÔNG .................................. 262
IV.3.1. Quan điểm & định hướng công tác quản lý xây dựng làng Chuông
...................................................................................................................... 262
VI.3.1. Quan điểm về quản lý xây dựng……………………………….
VI.3.2. Định hướng công tác quản lý xây dựng……………………….
IV.3.2. Đề xuất nội dung Quy chế quản lý xây dựng làng Chuông liên quan
đến bảo tồn & phát huy giá trị kiến trúc cảnh quan ..................................... 265
VI.3.2.1. Đối với khu vực trung tâm văn hóa làng…………………….
VI.3.2.2. Đối với vùng đệm……………………………………………
VI.3.2.3. Đối với khu vực phát triển…………………………………...
VI.3.2.4. Đối với các công trình kiến trúc……………………………..
IV.3.3. giải pháp phát huy vai trò cộng đồng trong quản lý xây dựng bảo tồn
kiến trúc cảnh quan và phát triển du lịch làng chuông……………………280

IV.3.3.1. Giải pháp tuyên truyền, giáo dục ý thức cộng đồng…………
IV.3.3.2. Giải pháp công khai thông tin quy hoạch và quản lý xây
dựng, bảo tồn phát triển làng để người dân tham gia………………….

13


IV.3.3.3. Giải pháp xã hội hóa phát huy nội lực của người dân tham
gia trùng tu, bảo tồn và phát huy các giá trị kiến trúc cảnh quan để
phát triển du lịch làng Chuông…………………………………………
IV.4 KẾT LUẬN CHƯƠNG……………………………………………...269
KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ ................................................................................ 272
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 272
KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 274
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 278

14


PHẦN MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Theo số liệu của Sở Công Thương Hà Nội, toàn thành phố hiện có 1.350 làng
nghề, trong số đó có khoảng 200 làng nghề truyền thống và có đến 1/4 trong số các
làng nghề truyền thống đó có tuổi đời trên 100 năm được kết tinh biết bao giá trị
văn hóa, lịch sử của đất nghìn năm văn hiến kinh kỳ Thăng Long.
Việc bảo tồn & phát triển các làng nghề truyền thống đã được Thành phố Hà
Nội quan tâm & xác định như một nhiệm vụ quan trọng trong công tác giữ gìn bản
sắc văn hóa Thủ đô ngàn tuổi. Một số các dự án đã được triển khai & thực hiện:
- Đề án bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề Hà Nội giai đoạn từ năm 2010
đến năm 2020, giai đoạn 2011 - 2015

- Quy hoạch phát triển nghề, làng nghề thành phố Hà Nội đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030
Để các Đề án & Quy hoạch trên phát huy hiệu quả trên thực tế cần phải có
thêm nhiều nghiên cứu chuyên sâu về các giá trị và vấn đề hiện nay của các làng
nghề truyền thống. Trong thời gian vừa qua, làng nghề truyền thống nói chung và
trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng là đối tượng của nhiều công trình nghiên
cứu khoa học, tuy nhiên mới chỉ tập trung về một số vấn đề như:
- Bảo tồn & phát triển các nghề truyền thống.
- Môi trường trong các làng nghề.
- Bảo tồn các công trình lịch sử văn hóa.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn bỏ ngỏ các chương trình nghiên cứu nhận diện hệ
thống các giá trị kiến trúc - cảnh quan - văn hóa lịch sử của làng nghề truyền thống
đặc biệt tại thành phố Hà Nội gắn với phát triển du lịch. Còn thiếu các nghiên cứu
bài bản, khoa học và có hệ thống xuyên suốt về nhận diện hệ thống các giá trị đặc
trưng, hướng bảo tồn & khai thác, dẫn đến sự phát triển mang tính tự phát của các
làng nghề truyền thống tạo ra thực trạng du lịch làng nghề phát triển thiếu bền
vững. Các quy hoạch làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch thiếu tính
khả thi, khoa học và thực tiễn. Hầu hết các làng nghề truyền thống có cơ sở hạ tầng
chưa đáp ứng được nhu cầu của phát triển tour du lịch. Thiếu các các dịch vụ thiết
yếu cho phát triển du lịch làng nghề như thiếu cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch tiêu
chuẩn.
Cùng với đó, việc khai thác quá mức, phát triển đô thị hóa ồ ạt làng nghề
truyền thống Hà Nội phục vụ sản xuất du lịch bởi thiếu các định hướng cơ sở khoa
học cũng làm biến đổi hệ thống các giá trị cũng làm phá vỡ không gian kiến trúc cảnh quan đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ, gây nên sự méo mó biến dạng
các giá trị truyền thống, gây nên các tình trạng quá tải, ô nhiễm môi trường, cùng
với các tác động tiêu cực trở lại trực tiếp đến sản xuất và đời sống của cư dân làng
nghề.
Việc phát triển tự phát du lịch làng nghề tự phá, thiếu tính liên kết các chủ thể
tham gia đặc biệt là cộng đồng địa phương dẫn đến người dân tại làng nghề chưa
14



nhận thức rõ cũng như chưa thực sự nhận được các lợi ích trực tiếp của phát triển
du lịch làng nghề để có thể tham gia cùng chính quyền địa phương, các tổ chức xã
hội nghề nghiệp trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị làng nghề truyền
thống phục vụ du lịch, mang lại hiệu quả thiết thực cho ngân sách và sự phát triển
bền vững chung của địa phương, cộng đồng và người dân.
Chính vì vậy, nghiên cứu Bảo tồn phát huy giá trị không gian kiến trúc cảnh
quan làng nghề truyền thống Hà Nội - phục vụ phát triển du lịch là rất cần thiết để
đóng góp có hiệu quả cho công tác triển khai quy hoạch đô thị, thực hiện dự án đầu tư
có liên quan đến nội dung bảo tồn & phát triển làng nghề, thúc đẩy các hoạt động du
lịch tạo nguồn thu cho ngân sách địa phương.
II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
- Đánh giá thực trạng không gian kiến trúc cảnh quan các làng nghề truyền
thống Hà Nội
- Xác định các cơ sở khoa học, thực tiễn về bảo tồn & phát huy giá trị không
gian kiến trúc cảnh quan làng nghề truyền thống Hà Nội phục vụ phát triển
du lịch
- Đề xuất giải pháp quy hoạch – kiến trúc & quản lý bảo tồn & phát huy giá trị
không gian kiến trúc cảnh quan làng nghề truyền thống Hà Nội phục vụ phát
triển du lịch
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Các làng nghề truyền thống trên địa
bàn thành phố Hà Nội còn lưu giữ được kiến trúc cảnh quan đặc trưng.
Kiến trúc cảnh quan góp phần quan trọng tạo nên nét đặc trưng cho các làng
nghề truyền thống, thu hút sự quan tâm của khách du lịch, ở đó có sự kết hợp giữa
cảnh quan làng truyền thống & không gian sản xuất TTCN. Trường hợp đối với các
làng nghề truyền thống Hà Nội, yếu tố truyền thống đặc trưng là làng truyền thống
khu vực đồng bằng Bắc bộ. Nghiên cứu sẽ tập trung vào không gian kiến trúc cảnh
quan: xác định giá trị kiến trúc cảnh quan truyền thống, các yếu tố tạo nên giá trị

đó, yêu cầu bảo tồn & phát huy giá trị kiến trúc cảnh quan truyền thống, đề xuất
giải pháp quy hoạch – kiến trúc & quản lý đáp ứng yêu cầu bảo tồn & phát triển du
lịch.
- Phạm vi nghiên cứu của đê tài: Thuộc phạm vi địa bàn thành phố Hà Nội.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp Nghiên cứu điều tra khảo sát
Điều tra, khảo sát thực địa mục đích, kiểm tra thực trạng, chụp ảnh tư liệu,
đúc rút đánh giá thực tiễn nhằm có một cái nhìn đúng đắn về hệ thống các giá
trị vật thể - phi vật thể, tình hình biến đổi của không gian kiến trúc - cảnh
quan các làng nghề truyền thống cũng như cung cấp các tài liệu, số liệu và
làm cơ sở cho việc đánh giá, nhận xét và xây dựng các nội dung chuyên đề
15


nghiên cứu, đề tài sẽ tiến hành điều tra đánh giá thực trạng kiến trúc, quy
hoạch, quản lý xây dựng tại một số làng nghề truyền thống tiêu biểu của Hà
Nội nằm trên các tuyến phát triển du lịch.
2. Phương pháp nghiên cứu cơ sở dữ liệu:
- Thu thập, tập hợp đánh giá hệ thống văn bản cơ sở pháp lý có liên quan đến
quản lý quy hoạch - kiến trúc - xây dựng, bảo tồn, phát huy giá trị hệ thống
giá trị kiến trúc, cảnh quan, du lịch... làng nghề truyền thống Hà Nội.
- Điều tra lấy ý kiến nhân nhân dân, các chủ thể liên quan như (Cán bộ quản
lý cấp cơ sở, doanh nghiệp, tổ chức xã hội) và đơn vị quản lý nhà nước về
công tác bảo tồn quản lý và sự tham gia của các bên trong công tác bảo tồn và
phát huy giá trị làng nghề truyền thống thành phố Hà Nội, xây dựng hệ thống
quy chế quản lý, quy chế sử dụng nguồn lực xã hội hóa, quy chế giám sát triển
khai thực hiện.
3. Phương pháp thống kế:
Thống kê định lượng phân loại và đánh giá hệ thống các các giá trị các làng
nghề truyền thống thuộc đối tượng và phạm vi nghiên cứu theo các nhóm tiêu

chí:
- Giá trị về lịch sử
- Giá trị nghệ thuật
- Giá trị văn hóa xã hội
- Giá trị khoa học
- Giá trị khai thác sử dụng
- Giá trị biểu trưng.
4. Phương pháp tổng hợp:
Dựa trên các số liệu thu thập từ thống kê và khảo sát, phân tích tổng hợp tổng
thể hệ thống các giá trị làng nghề truyền thống về các mặt (giá trị về lịch sử,
giá trị nghệ thuật, giá trị văn hóa xã hội, giá trị khoa học, giá trị khai thác sử
dụng, giá trị biểu trưng).
5. Phương pháp chuyên gia:
Thu thập lấy các ý kiến của chuyên để so sánh đối chiếu với các tiêu chí, chỉ
tiêu về kiến trúc cảnh quan, bảo tồn và phát huy giá trị, phát triển du lịch
trong các định hướng phát triển, văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn –
quy chuẩn hiện hành, bài học kinh nghiệm quốc tế của các nước đi trước trong
khu vực và trên thế giới từ đó rút ra những nhận định, những kết luận và kiến
nghị cho đề tài.
V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
- Báo cáo tổng hợp
- Báo cáo điều tra khảo sát
- Báo cáo kinh nghiệm quốc tế
- Một số đề xuất với cơ quan quản lý Nhà nước.
16


Về một số các nội dung bao gồm: (1) Đánh giá giá trị không gian kiến trúc cảnh
quan các làng nghề truyền thống Hà Nội; (2) Đề xuất giải pháp bảo tồn & phát
huy giá trị không gian kiến trúc cảnh quan làng nghề truyền thống Hà Nội phục

vụ phát triển du lịch: quy hoạch – kiến trúc & quản lý xây dựng; (3) Giải pháp
thực nghiệm: áp dụng cụ thể đối với trường hợp thí điểm tại làng nghề truyền
thống nón Chuông (Thanh Oai, Hà Nội); (4) Kết quả trên sẽ có đóng góp thiết
thực vào hiện thực hóa chủ trương bảo tồn & phát triển hệ thống các làng nghề
của nhà nước & chính quyền thành phố Hà Nội theo hướng bảo vệ môi trường
cảnh quan, ổn định sản xuất & khai thác du lịch.
--------/--------

17


PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG VỀ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN CÁC LÀNG
NGHỀ TRUYỀN THỐNG HÀ NỘI
I.1 TỔNG QUAN CHUNG CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG HÀ NỘI.
ẢNH HƯỞNG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN BIẾN ĐỔI KHÔNG GIAN
KIẾN TRÚC CẢNH QUAN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG HÀ NỘI
I.1.1 TỔNG QUAN CHUNG CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG HÀ NỘI
I.1.1.1 Các khái niệm.
Làng nghề: Là những điểm dân cư nông thôn, tập trung dân cư quần cư từ
lâu đời, đã được gọi là ”làng”, có các ngành nghề phi nông nghiệp chiếm ưu thế về
số hộ, số lao động & thu nhập so với nghề nông.
Nghề thủ công truyền thống: Là những ngành nghề phi nông nghiệp có từ
trước thời Pháp thuộc còn tồn tại đến nay.
Theo số liệu của Sở Công thương thành phố Hà Nội, toàn thành phố hiện có
1.350 làng nghề, trong đó có khoảng 200 làng nghề truyền thống & có đến ¼ số
tổng làng nghề truyền thống có tuổi đời trên 100 năm được kết tinh biết bao giá trị
văn hóa, lịch sử của nghìn năm văn hiến Thăng Long Kinh Kỳ.

Xu hướng hình thành các làng nghề:
- Tồn tại ngay ở các làng quê, do một hoặc một số tổ nghề truyền dạy.
- Tập chung thành phường xã ở các thị trấn, thị xã.
Các loại hình làng nghề Hà Nội:
Có thể phân chia thành các loại hình làng nghề sau:
- Các làng nghề được tách ra do sự phát triển sản xuất nông nghiệp và cũng phục
vụ cho sản xuất nông nghiệp: rèn Đa Sĩ (Hà Đông).
- Các làng nghề sản xuất hàng tiêu dùng: lụa Vạn Phúc (Hà Đông), dệt nhuộm
Dương Nội (Hoài Đức), thêu Quất Động (Thường Tín), nón Chuông (Thanh
Oai), mây tre Phú Vinh (Chương Mỹ), may Thạch Xá (Ứng Hòa), quạt Vác
(Thanh Oai), chăn ga gối đệm Trát Cầu (Thường Tín), bánh dày Quán Gánh
(Thường Tín), giò chả Ước Lễ (Thanh Oai),…
- Các làng nghề phục vụ cho nhu cầu thủ công – mỹ nghệ: chế tác sừng Thụy
Ứng (Thường Tín), sơn mài Hạ Thái (Thường Tín), sơn mài Duyên Trường
(Thường Tín), khảm trai sơn mài Chuyên Mỹ (Phú Xuyên), khảm trai Ứng Cử
(Phú Xuyên),…
18


- Các làng nghề phục vụ cho nhu cầu tâm linh: tiện gỗ Nghi Khê (Thường
Tín), đồ mộc Chàng Sơn (Thạch Thất), tạc tượng Sơn Đồng (Hoài Đức),
điêu khắc Dư Dụ (Thanh Oai),...
- Các làng nghề gốm sứ sành: gốm Bát Tràng (Gia Lâm).
I.1.1.2. Đặc điểm làng nghề truyền thống.
Đặc điểm nổi bật nhất của các làng nghề truyền thống là xuất phát và tồn tại
ở nông thôn, gắn bó chặt chẽ với cuộc sống quần cư nông nghiệp. Các làng nghề
truyền thống xuất hiện trong từng làng - xã ở nông thôn sau đó các ngành nghề thủ
công nghiệp được tách dần nhưng không rời khỏi nông thôn, sản xuất nông nghiệp
và sản xuất - kinh doanh thủ công nghiệp trong các làng nghề đan xen lẫn nhau.
Người thợ thủ công trước hết và đồng thời là người nông dân.


Hình 1.1: Làng nghề truyền thống nón Chuông (Thanh Oai)

Công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm trong các làng nghề, đặc biệt là các
làng nghề truyền thống thường rất đơn giản, sử dụng kỹ thuật thủ công là chủ yếu.
Công cụ lao động trong các làng nghề truyền thống đa số là công cụ thủ công, công
nghệ sản xuất mang tính đơn chiếc. Nhiều loại sản phẩm có công nghệ - kỹ thuật
hoàn toàn phải dựa vào đôi bàn tay khéo léo của người thợ. Mặc dù hiện nay đã có
sự cơ khí hóa và điện khí hóa từng bước trong sản xuất, song cũng chỉ có một số
không nhiều nghề có khả năng cơ giới hóa được một số công đoạn trong sản xuất
sản phẩm.
Đại bộ phận nguyên vật liệu của các làng nghề thường là tại chỗ. Hầu hết các
làng nghề truyền thống được hình thành xuất phát từ sự sẵn có của nguồn nguyên
liệu tại chỗ, trên địa bàn địa phương. cũng có thể có một số nguyên liệu phải nhập
từ vùng khác hoặc từ nước ngoài như một số loại chỉ thêu, thuốc nhuộm... song
không nhiều.
Phần đông lao động trong các làng nghề là lao động thủ công, nhờ vào kỹ
thuật khéo léo, tinh xảo của đôi bàn tay, vào đầu óc thẩm mỹ và sáng tạo của người
19


thợ, của các nghệ nhân. Trước kia, do trình độ khoa học và công nghệ chưa phát
triển thì hầu hết các công đoạn trong quy trình sản xuất đều là thủ công, giản đơn.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học - công nghệ, việc ứng dụng khoa
học - công nghệ mới vào nhiều công đoạn trong sản xuất đã giúp giảm bớt lượng
lao động thủ công. Tuy nhiên, một số loại sản phẩm còn có một số công đoạn trong
quy trình sản xuất vẫn phải duy trì kỹ thuật lao động thủ công tinh xảo. Việc dạy
nghề trước đây chủ yếu theo phương thức truyền nghề trong các gia đình qua các
thế hệ và chỉ giới hạn trong từng làng. Sau hòa bình lập lại, nhiều cơ sở quốc doanh
và hợp tác xã làm nghề thủ công truyền thống ra đời, phương thức truyền nghề và

dạy nghề đã có nhiều thay đổi, mang tính mở rộng và phổ biến hơn.
Sản phẩm làng nghề, đặc biệt là làng nghề truyền thống mang tính đơn chiếc,
có tính mỹ thuật cao, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Các sản phẩm làng nghề
truyền thống vừa có giá trị sử dụng, vừa có giá trị thẩm mỹ cao vừa phục vụ nhu
cầu tiêu dùng, vừa là vật trang trí trong nhà, đền chùa, công sở nhà nước... Các sản
phẩm đều là sự kết giao giữa phương pháp thủ công tinh xảo với sự sáng tạo nghệ
thuật. Cùng là đồ gốm sứ, nhưng người ta vẫn có thể phân biệt được đâu là gốm sứ
Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà (Bắc Ninh), Đông Triều (Quảng Ninh), bởi sự khác
biệt từ những con rồng chạm trổ ở các đình chùa, hoa văn trên các trống đồng và
các họa tiết trên đồ gốm sứ đến những nét chấm phá trên các bức thêu... Tất cả đều
mang vóc dáng dân tộc, quê hương, chứa đựng ảnh hưởng về văn hoá tinh thần,
quan niệm về nhân văn và tín ngưỡng, tôn giáo của dân tộc.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề và làng nghề truyền thống
chủ yếu là tại chỗ và nhỏ hẹp, nhằm đáp ứng nhu cầu về hàng tiêu dùng của chính
tại các địa phương. Ở mỗi một làng nghề hoặc một cụm làng nghề đều có các chợ
dùng làm nơi trao đổi, buôn bán, tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề. Cho đến
nay, thị trường làng nghề về cơ bản vẫn là các thị trường địa phương, là tỉnh hay
liên tỉnh và một phần cho xuất khẩu.
Hà Nội là một trong hai đô thị nhất nước. Từ năm 2012, thành phố được mở
rộng địa giới ôm gọn tỉnh Hà Tây cũ & một phần tỉnh Hòa Bình, nhiều dự án hạ
tầng, nhà ở, khu công nghiệp ... quy mô lớn được xây dựng đã làm thay đổi từng
ngày bộ mặt thành phố. Tốc độ thị hóa nhanh - quy mô đã có những tác động đáng
kể gây ra sự biến đổi hình ảnh khu vực nông thôn bao gồm cả các làng nghề truyền
thống. Do vậy, một trong những yếu tố quan trọng cần tính đến liên quan đến sự
phát triển của các làng nghề truyền thống Hà Nội so với các địa phương khác là các
tác động nhiều mặt của quá trình đô thị hóa mạnh làm mất đi các giá trị truyền
thống (kiến trúc cảnh quan, văn hóa truyền thống...).
I.1.1.3. Cấu trúc không gian làng nghề truyền thống
Cấu trúc không gian làng nghề truyền thống, bao gồm các thành tố cấu
thành là không gian văn hóa vật thể và không gian văn hóa phi vật thể. Hai thành

tố này tác động qua lại và biểu hiện sinh động, chân thực đời sống kinh tế, văn
hóa, xã hội đặc trưng của cộng đồng làng nghề nông thôn vùng đồng bằng Bắc
Bộ qua sinh hoạt văn hóa, cộng đồng, đời sống tôn giáo – tín ngưỡng của cư dân
các làng nghề truyền thống tại Hà Nội.
20


Hình 1.2: Không gian văn hóa vật thể làng nghề truyền thống

Hình 1.3: Không gian văn hóa phi vật thể làng nghề truyền thống

Các công trình kiến trúc trong Cấu trúc không gian làng nghề truyền thống
với những đặc điểm kiến trúc truyền thống độc đáo biểu hiện ở những tính chất:
- Tính truyền thống dân tộc đặc trưng.
- Phong cách kiến trúc giản dị, khiêm tốn.
- Vị trí địa hình kết hợp thiên nhiên.
- Bố cục tương xứng, hài hòa.
- Màu sắc trang trí đẹp mắt
- Khai thác sử dụng vật liệu địa phương.
Cùng với không gian cảnh quan gắn liền, các công trình kiến trúc trong cấu
trúc không gian làng nghề truyền thống chứa đựng những giá trị văn hóa – lịch sử,
mang tính biểu hiện cao, thể hiện đầy đủ các tính chất đặc trưng của văn hóa làng
21


nghề là: tính cộng đồng, tính tự trị, đời sống văn hóa, tôn giáo – tín ngưỡng, đóng
góp một phần không nhỏ trong kho tàng di sản văn hóa Việt Nam.
Cấu trúc không gian làng nghề và các yếu tố cấu thành đã góp phần quan
trọng trong việc tạo lập diện mạo làng nghề truyền thống và giữ gìn bản sắc văn
hóa truyền thống dân tộc, còn là một trong những yếu tố đảm bảo cho sự cân bằng

sinh thái, cải thiện môi trường.
I.1.1.4. Tiềm năng khai thác phát triển du lịch các làng nghề truyền thống
Hà Nội.
Các làng nghề truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội có mật độ lớn,
nằm dọc các trục đường giao thông và gắn liền với những di tích lịch sử, văn hóa,
lễ hội, nên rất thuận lợi cho các công ty du lịch lữ hành đầu tư, xây dựng những
tour, tuyến du lịch.

Hình 1.4: Du lịch làng nghề truyền thống gốm Bát Tràng (Gia Lâm)

Khi tham gia tour du lịch làng nghề, khách tham quan không chỉ được ngắm
phong cảnh du lịch làng quê mà còn được thăm nơi sản xuất, thậm chí có thể tham
gia vào một phần quá trình tạo ra sản phẩm.
Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ, đáp ứng các nhu cầu trong quá trình
đi du lịch của du khách, bao gồm:
- Sản phẩm du lịch đặc trưng: bao gồm những sản phẩm hấp dẫn khách du
lịch, tạo ra mục đích của khách du lịch tại điểm đến (như: danh lam thắng
cảnh, di tích lịch sử văn hóa, nơi nghỉ mát, chữa bệnh, thăm quan ...).
- Sản phẩm du lịch cần thiết: là những sản phẩm phục vụ các nhu cầu thiết yếu
trong quá trình đi du lịch (như phương tiện vận chuyển, ăn, nghỉ...).

22


- Sản phẩm du lịch bổ sung: là những sản phẩm dịch vụ phục vụ các nhu cầu
phát sinh trong quá trình đi du lịch (như: cắt tóc, giặt là, massage, mua sắm
hàng lưu niệm...).
Như vậy, làng nghề truyền thống vừa là sản phẩm du lịch đặc trưng khi có
khả năng hấp dẫn, thu hút khách, trong khi vừa là sản phẩm du lịch bổ sung khi tạo
ra những mặt hàng lưu niệm cho du khách.

Trong những năm gần đây, loại hình du lịch làng nghề truyền thống ở Việt
Nam ngày càng hấp dẫn du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài, bởi những giá
trị văn hóa lâu đời và cách sáng tạo sản phẩm thủ công đặc trưng ở mỗi vùng.
Đến nay, cùng với với việc tiếp nhận toàn bộ địa bàn tỉnh Hà Tây - vùng đất
được mệnh danh là “đất trăm nghề”, Hà Nội đã trở thành nơi hội tụ của sự tài hoa,
khéo léo trong ngành thủ công mỹ nghệ cả nước. Những làng nghề truyền thống
không chỉ mang lại việc làm cho nhân dân, sản xuất hàng hóa phục vụ xã hội mà
còn góp phần đáng kể vào công cuộc phát triển kinh tế, thay đổi diện mạo nông
thôn, đặc biệt đã và đang trở thành những khu, vùng, điểm du lịch hấp dẫn du
khách trong và ngoài nước.
Trong quá trình phát triển làng nghề, từ đòi hỏi thực tiễn, cơ sở hạ tầng phục
vụ sản xuất và đời sống nhân dân được nâng cao, nhiều công trình văn hóa xã hội
được xây mới, cải tạo, các di tích lịch sử, văn hóa cũng được quan tâm trùng tu, tạo
tiền đề cho hoạt động du lịch làng nghề. Hơn nữa, hoạt động sản xuất làng nghề
phát triển còn là động lực thúc đẩy phát triển các hoạt động thương mại, dịch vụ,
vận tải, thông tin, y tế giáo dục… tác động trở lại, tạo điều kiện phát triển mạnh
hơn nghề truyền thống của địa phương.
Nhằm khai thác tiềm năng du lịch, dịch vụ của các làng nghề truyền thống,
Hà Nội đã xây dựng chương trình phát triển du lịch làng nghề với định hướng đến
năm 2010, chỉ tiêu phát triển du lịch sẽ đạt từ 4 - 4,5 triệu lượt khách, trong đó
khách quốc tế chiếm khoảng 5- 10% với tốc độ tăng bình quân 10%/ năm. Phấn
đấu doanh thu xã hội về du lịch đến 2010 đạt trên 600 tỷ đồng. Thu hút khoảng
4.300 lao động trực tiếp với 2.400 phòng khách sạn, trong đó sẽ hình thành một số
khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên tại các trọng điểm du lịch. Không chỉ vậy,
Hà Nội cũng định hướng hình thành mới 6 khu du lịch tổng hợp: Khu du lịch sinh
thái và vui chơi giải trí ..., khu du lịch sinh thái cao cấp An Khánh, hồ Quan Sơn,
hồ Đồng Mô, hồ Suối Hai - Ba Vì và khu du lịch lịch sử - văn hóa làng cổ Đường
Lâm. Song song với việc tiếp tục đẩy mạnh đầu tư khai thác tiềm năng du lịch tại 6
điểm di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội là xây dựng 01 trung tâm dịch vụ du lịch làng
nghề truyền thống, đầu tư phát triển 03 làng nghề thành các điểm du lịch bao gồm

làng nghề truyền thống điêu khắc tượng Sơn Đồng (Hoài Đức), làng nghề truyền
thống khảm mỹ nghệ Chuyên Mỹ (Phú Xuyên) và làng nghề truyền thống mây tre
đan Phú Vinh (Chương Mỹ).
Có thể khẳng định, tiềm năng du lịch làng nghề truyền thống của Hà Nội là
rất lớn và việc khai thác những tiềm năng, phát huy nội lực của làng nghề sẽ tạo ra
“món ăn lạ miệng” với du khách trong và ngoài nước. Phát triển du lịch làng nghề
truyền thống còn là phương thức hữu hiệu để quảng bá văn hóa truyền thống, quảng
bá thương hiệu, sản phẩm làng nghề đến người tiêu dùng. Chính vì vậy mà PGS-TS
23


Phạm Trung Lương (Viện Nghiên cứu phát triển du lịch làng nghề) cho rằng “Làng
nghề truyền thống được xem là một dạng tài nguyên du lịch nhân văn có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng. Bởi các sản phẩm du lịch làng nghề truyền thống luôn bao gồm
trong nó cả nội dung giá trị vật thể và phi vật thể”.
I.1.2. ẢNH HƯỞNG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN BIẾN ĐỔI KHÔNG
GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG HÀ NỘI
I.1.2.1. Những tác động làm biến đổi cấu trúc làng nghề truyền thống trong
quá trình đô thị hóa.
a. Tác động do phát triển các cơ sở kinh tế xã hội và kỹ thuật hạ tầng đô
thị .
* Tác động do cải tạo mở rộng và xây dựng mới các tuyến đường:
Song song với việc xây dựng các khu chức năng, việc cải tạo mở rộng hoặc
xây dựng các tuyến đường gây ra những tác động lớn với với cơ cấu truyền thống
các làng nghề truyền thống như tuyến đường mới mở áp sát các làng hoặc cắt qua
địa phận các làng xã buộc phải di chuyển dân, thậm chí chia làng ra thành 2 phần
riêng biệt làm phá vỡ cấu trúc truyền thống của làng. Việc cải tạo mở rộng các
tuyến đường chính đô thị, liên huyện, liên xã phường phá vỡ công trình. Ngoài ra
còn có hiện tượng dân cư của làng sẽ tự xây dựng nhà cửa, lều quán hai bên các
tuyến đường để hoạt động kinh doanh, dịch vụ hoặc mua bán nhượng đổi đất tự do

tạo ra các dãy phố thị thôn.
* Tác động do xây dựng những công trình lớn:
Việc xây dựng mới các xí nghiệp, nhà máy ở các đô thị (đặc biệt là khu vực
ven đô) đã làm cho cảnh quan các làng bị thay đổi và còn làm cho đất đai nông
nghiệp giảm, cơ cấu ngành nghề của người dân thay đổi theo.
* Tác động do các dự án mở rộng phát triển đô thị:
Do nhu cầu về phát triển mở rộng thành phố, nhiều dự án phát triển các khu
đô thị mới đã được phê duyệt đầu tư. Những dự án này chủ yếu được xây dựng tại
các làng xã trong thành phố, thuận lợi về giao thông hạ tầng đô thị.Vì vậy có nhiều
dự án tiếp giáp hoặc bao bọc lấy các làng xóm. Các dự án này đòi hỏi phải xây
dựng một cơ sở hạ tầng đồng bộ, hoàn chỉnh và phải kết hợp cải tạo hạ tầng của các
làng xóm, việc này sẽ làm cho cơ cấu các làng bị biến đổi. Nhiều khi do điều kiện
kinh tế các dự án chỉ tập chung khai thác phần đất trống vì vậy đã làm cho làng xã
bị cô lập đối với khu vực xung quang về mọi mặt.
Để xây dựng các dự án này cần quy mô một vài chục đến hàng trăm ha đất
nông nghiệp. Vì vậy, dẫn đến lao động nông nghiệp phải chuyển đổi sang hình thức
khác trong khi chưa được chuẩn bị đào tạo. Những người không có tay nghề buộc
phải lao động làm thuê, dịch vụ buôn bán vặt tại chỗ hoặc ở nơi khác. Vì vậy, một
bộ phận dân cư trong làng sẽ di chuyển ra phần tiếp giáp các tuyến đường ven làng
hoặc vào đô thị để sinh sống.
Ngoài ra còn một số tác động khác do: cải tạo các hệ thống kỹ thuật hạ tầng
như các dòng sông, mương thoát nước lớn, để có hành lang bảo vệ cần phải giải
24


×