Tải bản đầy đủ (.pdf) (204 trang)

Sinh kế của người Sán Dìu ở vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.57 MB, 204 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
------------------------------------

NGUYỄN XUÂN HÒA

SINH KẾ CỦA NGƢỜI SÁN DÌU Ở VÙNG ĐỆM
VƢỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO, TỈNH VĨNH
PHÚC
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC
Mã số: 9 31 03 02

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS. TS. Phạm Quang Hoan
2. PGS. TS. Nguyễn Thị Song Hà

Hà Nội, 2018

i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Nội
dung trình bày, các số liệu, kết quả nghiên cứu hoàn toàn trung thực, các
giải pháp đƣa ra dựa trên những nghiên cứu, phân tích chi tiết tại địa bàn
nghiên cứu. Nếu có gì gian dối, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày tháng


năm 2018

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Xuân Hoà

ii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án tiến sĩ Sinh kế của người Sán Dìu ở vùng
đệm Vườn Quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc tôi đã nhận đƣợc sự giúp
đỡ nhiệt tình của một số cơ quan, tập thể và cá nhân.
Trƣớc hết, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến PGS. TS. Phạm
Quang Hoan và PGS.TS. Nguyễn Thị Song Hà – hai giáo viên hƣớng dẫn
khoa học đã tận tình tƣ vấn, hƣớng dẫn tôi từ việc sử dụng cơ sở lý thuyết,
phƣơng pháp, các nội dung nghiên cứu đến thiết kế bộ câu hỏi phỏng vấn,
điều tra tại khu vực nghiên cứu, chỉnh sửa, góp ý để tôi hoàn thiện đƣợc
bản luận án này.
Tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn đến:
- Khoa Dân tộc học và Nhân học, Ban Giám đốc, phòng quản lý
khoa học – Học viện Khoa học xã hội đã giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi
hoàn thành chƣơng trình học tập, nghiên cứu và bảo vệ luận án.
- Viện Địa lí nhân văn – Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam,
nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện cho tôi đi học chƣơng trình nghiên
cứu sinh và giúp tôi về nhân lực, vật lực thực hiện các nghiên cứu của
mình tại địa bàn.
- Văn phòng Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc, UBND huyện Tam Đảo, UBND
xã Đạo Trù và Văn phòng Vƣờn quốc gia Tam Đảo đã tận tình giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian thu thập tƣ liệu, điều tra, phỏng vấn tại địa phƣơng.

- Cảm ơn gia đình, quý thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp đã quan
tâm, khích lệ, động viên tôi trong việc thực hiện và hoàn thành luận án.
Hà Nội, ngày tháng

năm 2018

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Xuân Hoà
iii


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................................ vi
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................................. vii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của luận án ..................................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án .................................................................... 2
2.1. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................................... 2
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................................... 2
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của luận án ......................................................................... 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................................ 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................... 3
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án ................................................ 3
4.1. Phương pháp luận ............................................................................................................. 3
4.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................... 4
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án ............................................................................... 5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án .............................................................................. 6
6.1. Ý nghĩa lý luận ................................................................................................................... 6
6.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................................ 6

7. Cơ cấu của luận án ................................................................................................................ 6
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .......................................................................... 7
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................................ 7
1.2. Cơ sở lý luận .................................................................................................................... 18
1.3. Khái quát về địa bàn nghiên cứu ..................................................................................... 27
Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................................................... 49
CHƢƠNG 2 SINH KẾ CỦA NGƢỜI SÁN DÌU TRƢỚC KHI THÀNH LẬP .................... 51
VƢỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO ............................................................................................ 51
2.1. Các nguồn lực sinh kế ..................................................................................................... 51
2.2. Các hoạt động sinh kế nông nghiệp ................................................................................. 61
2.3. Các hoạt động sinh kế phi nông nghiệp ........................................................................... 67
2.4. Chiến lƣợc sinh kế và kết quả sinh kế............................................................................... 73
Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................................................... 78
CHƢƠNG 3 BIẾN ĐỔI SINH KẾ CỦA NGƢỜI SÁN DÌU TỪ SAU KHI THÀNH
LẬP VƢỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO .................................................................................... 80
3.1. Biến đổi các nguồn vốn sinh kế ....................................................................................... 80
3.2. Biến đổi các hoạt động sinh kế nông nghiệp ................................................................... 93
3.3. Biến đổi hoạt động sinh kế phi nông nghiệp ................................................................... 97
3.4. Biến đổi sử dụng đất ở xã Đạo Trù trƣớc và sau khi thành lập VQG Tam Đảo ........... 106
3.5. Biến đổi chiến lƣợc sinh kế và kết quả sinh kế ............................................................. 114
Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................................................. 119
CHƢƠNG 4 NGUYÊN NHÂN BIẾN ĐỔI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI
VỚI SINH KẾ BỀN VỮNG CỦA NGƢỜI SÁN DÌU ........................................................ 121
4.1. Nguyên nhân biến đổi sinh kế ở ngƣời Sán Dìu vùng đệm VQG Tam Đảo ................. 121
4.2. Những vấn đề đặt ra đối với phát triển sinh kế của ngƣời Sán Dìu trong bối cảnh
hiện nay….. .......................................................................................................................... 124
4.3. Một số giải pháp phát triển sinh kế bền vững cho ngƣời Sán Dìu ................................ 136
Tiểu kết chƣơng 4 ................................................................................................................. 144
KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 146

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ................................................. 149
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 150

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ANQP:

An ninh quốc phòng

MTTQ:

Mặt trận tổ quốc

ATTP:

An toàn thực phẩm

NCS:

Nghiên cứu sinh

ATK:

An toàn khu

NHCSXH :


Ngân hàng chính sách xã hội

BCH:

Ban chấp hành

NHNN:

Ngân hàng nhà nƣớc

BTTN:

Bảo tồn thiên nhiên

NTM:

Nông thôn mới

CLB:

Câu lạc bộ

PVS:

Phỏng vấn sâu

DFID:

Bộ phát triển quốc tế Anh TDTT:


Thể dục thể thao

GIS:

Hệ thống thông tin địa lý

TB-LS:

Thƣơng binh – Liệt sỹ

GTNT:

Giao thông nông thôn

THPT:

Trung học phổ thông

HĐND:

Hội đồng nhân dân

THCS:

Trung học cơ sở

HTX:

Hợp tác xã


UBND:

Ủy ban nhân dân

KHKT:

Khoa học kỹ thuật

UBMTTQ:

Uỷ ban mặt trận tổ quốc

KT-XH:

Kinh tế - xã hội

VQG:

Vƣờn quốc gia

LSNG:

Lâm sản ngoài gỗ

XHCN:

Xã hội chủ nghĩa

MTĐH:


Mục tiêu đại hội

v


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Khung sinh kế bền vững của DFID (1999) ............................................................ 23
Hình 2.2. Biểu đồ hiện trạng sử dụng đất xã Đạo Trù năm 1991 ........................................... 56
Hình 3.3. Biểu đồ sử dụng đất các thời kỳ xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo ............................ 109
Hình 3.4. Cơ cấu các ngành kinh tế xã Đạo Trù năm 2015.................................................. 115

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Khí hậu vùng Tam Đảo .......................................................................................... 29
Bảng 1.2. Cơ sở hạ tầng một số thôn của xã Đạo Trù ........................................................... 40
Bảng 1.3. Trình độ văn hóa của một số thôn xã Đạo Trù ....................................................... 48
Bảng 2.4. Số liệu hiện trạng sử dụng đất năm 1991 xã Đạo Trù ............................................ 55
Bảng 2.5. Cách thức trao đổi mua bán của ngƣời Sán Dìu thời kỳ trƣớc năm1996 ............... 60
Bảng 2.6. Thu nhập hàng năm từ đánh bắt cá của hộ gia đình Sán Dìu ................................. 69
Bảng 2.7. Một số thông tin săn bắt, hái lƣợm của ngƣời Sán Dìu .......................................... 71
Bảng 2.8. Loại hình canh tác ở 5 thôn - xã Đạo Trù .............................................................. 74
Bảng 2.9. Thu nhập hàng năm từ trồng trọt của một hộ gia đình Sán Dìu ............................. 75
Bảng 2.10. Chăn nuôi truyền thống gia súc, gia cầm ở 5 thôn – xã Đạo Trù ......................... 76
Bảng 2.11. Thu nhập hàng năm từ chăn nuôi của hộ gia đình Sán Dìu ................................. 76
Bảng 2.12. Thu nhập hàng năm của một hộ gia đình Sán Dìu ............................................... 77
Bảng 2.13. Mức chi tiêu hàng năm trong gia đình ngƣời Sán Dìu* ....................................... 77
Bảng 3.14. Tỷ lệ nhân khẩu trong một hộ gia đình ngƣời Sán Dìu ........................................ 80

Bảng 3.15. Điều kiện tự nhiên ảnh hƣởng tới đời sống ngƣời dân Sán Dìu........................... 88
Bảng 3.16. Hình thức vay vốn của các hộ gia đình Sán Dìu .................................................. 92
Bảng 3.17. Loại hình canh tác ở 5 thôn - xã Đạo Trù ............................................................ 94
Bảng 3.18. Thu nhập từ các loại cây trồng của một hộ gia đình Sán Dìu .............................. 95
Bảng 3.19. Chăn nuôi ở 5 thôn xã Đạo Trù ............................................................................ 96
Bảng 3.20. Thống kê số lƣợng trang trại ở các thôn .............................................................. 97
Bảng 3.21. Các sản phẩm thƣờng bán cho khách du lịch ..................................................... 101
Bảng 3.22. Các loại bệnh do ngƣời Sán Dìu chữa trị ........................................................... 104
Bảng 3.23. Số liệu hiện trạng sử dụng đất năm 2005 xã Đạo Trù ........................................ 107
Bảng 3.24. Số liệu hiện trạng sử dụng đất năm 2015 xã Đạo Trù ........................................ 108
Bảng 3.25. Biến đổi thu nhập hàng năm của hộ gia đình Sán Dìu trƣớc và sau khi
thành lập VQG Tam Đảo ...................................................................................................... 116
Bảng 3.26. Hạng mục chi tiêu hàng năm của hộ gia đình gia đình Sán Dìu ........................ 118
Bảng 4.27. Quan hệ cộng đồng dân tộc Sán Dìu – xã Đạo Trù............................................ 125
Bảng 4.28. Biến đổi tổ chức xã hội ở xã Đạo Trù ................................................................ 127

vii


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của luận án
VQG Tam Đảo nằm trên dãy núi Tam Đảo đƣợc thành lập theo Quyết
định 136/TTg, ngày 6 tháng 3 năm 1996 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt
Dự án khả thi đầu tư xây dựng VQG Tam Đảo trên cơ sở nâng cấp và mở rộng
rừng cấm quốc gia Tam Đảo đƣợc thành lập theo Quyết định số 41/TTg ngày
24 tháng 1 năm 1977 của Thủ tƣớng Chính phủ. Theo đó, VQG Tam Đảo có
tổng diện tích tự nhiên là 36.883 ha và diện tích vùng đệm là 15.515 ha.
Ngƣời dân sinh sống lâu đời ở vùng đệm VQG Tam Đảo thuộc thành
phần 7 dân tộc: Kinh, Sán Dìu, Sán Chay, Dao, Tày, Nùng, và Hoa. Trong thời

gian từ 1996 trở về trƣớc (trƣớc khi có quyết định thành lập VQG Tam Đảo),
ngƣời dân ở đây thƣờng xuyên vào rừng khai thác các sản phẩm nhƣ: măng, tổ
kiến, mật ong, củi... Đồng bào các dân tộc sinh sống ở đây cho rằng "mọi thứ
đều do rừng đẻ ra" nên gặp gì khai thác nấy.
Từ sau khi thành lập VQG, ngƣời dân không đƣợc phép vào rừng khai
thác nữa, do chính sách quản lý và kiểm soát lâm sản chặt chẽ. Ngƣời dân thị
trấn Tam Đảo cho biết, dân địa phƣơng nếu ai làm nhà thì phải làm đơn xin
phép Sở Nông nghiệp và kiểm lâm và cũng chỉ đƣợc phép khai thác khoảng từ
2 đến 3 m3 gỗ. Tuy nhiên, việc khai thác gỗ để làm nhà đã bị cấm hoàn toàn
trong thời gian gần đây; số lƣợng động vật hoang dã ngày càng ít nên việc săn
bắt đã giảm nhiều [143].
Ngƣời Sán Dìu ở vùng đệm VQG Tam Đảo (đặc biệt là khu vực tỉnh
Vĩnh Phúc) ngoài sản xuất nông nghiệp họ phải tự tìm kiếm việc làm hoặc đi
làm thuê. Diện tích đất canh tác sụt giảm trầm trọng so với trƣớc đây, bình
quân cho một nhân khẩu là: 776m2. Con số này rất thấp so với diện tích đất
nông nghiệp bình quân cho đầu ngƣời trên cả nƣớc: 1.400m2. Sản xuất nông
nghiệp trong vùng còn gặp rất nhiều khó khăn, đất canh tác lại manh mún bạc
màu, nên sản lƣợng lƣơng thực qui thóc bình quân đầu ngƣời ở mức rất thấp
[143]. Ngƣời Sán Dìu ở đây vẫn “lén lút” khai thác các tài nguyên từ rừng, đặc
1


biệt là bắt côn trùng quý nhƣ: bƣớm, xén tóc... để bán cho khách nƣớc ngoài để
tăng thêm thu nhập cho gia đình, điều này góp phần ảnh hƣởng nghiêm trọng
đến tính đa dạng sinh học của VQG Tam Đảo.
Kể từ sau khi thành lập VQG Tam Đảo, hoạt động sinh kế của ngƣời Sán
Dìu ở đây đã có nhiều thay đổi để phù hợp hơn với cuộc sống thực tại. Nhiều
loại hình sinh kế cũ đã mất đi, thay vào đó là những phƣơng thức mƣu sinh mới
đƣợc hình thành, vậy làm thế nào để hoạt động sinh kế của ngƣời Sán Dìu có
thể phát triển bền vững ở vùng đệm VQG Tam Đảo, đặc biệt là khu vực tỉnh

Vĩnh Phúc thì cần phải có những nghiên cứu cụ thể, rõ ràng và chuyên sâu dƣới
góc độ Nhân học để có thể hiểu rõ sự thích ứng của họ trƣớc những biến đổi,
đồng thời để giúp chính quyền địa phƣơng và ngƣời Sán Dìu ở đây có những
chiến lƣợc, chính sách và giải pháp về sinh kế tối ƣu. Chính vì vậy, NCS quyết
định lựa chọn đề tài: Sinh kế của người Sán Dìu ở vùng đệm Vườn quốc gia
Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Nhân học,
mã số 9 31 03 02.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Luận án tập trung khảo tả và phân tích làm rõ các hoạt động sinh kế của
ngƣời Sán Dìu ở vùng đệm VQG Tam Đảo ở thời điểm trƣớc và sau khi
thành lập VQG (1996).
- Luận án đề xuất một số giải pháp nhằm tạo ra những thay đổi về sinh kế cho
ngƣời dân Sán Dìu ở vùng đệm VQG Tam Đảo, hƣớng tới sinh kế bền vững.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Điều tra, nhận diện, phân tích các hoạt động sản xuất, đời sống sinh hoạt
của ngƣời Sán Dìu ở vùng đệm VQG Tam Đảo thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.
- Tìm hiểu các điều kiện tự nhiên và yếu tố văn hóa tộc ngƣời có liên quan
đến hoạt động sinh kế của ngƣời Sán Dìu ở vùng đệm VQG Tam Đảo
thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đề xuất các giải pháp nhằm ổn định sinh kế theo hƣớng bền vững của
ngƣời Sán Dìu xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
2


3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là sinh kế ngƣời Sán Dìu ở vùng đệm
VQG Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc trƣớc và sau khi thành lập VQG Tam Đảo.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

+ Phạm vi thời gian: Quá trình sinh sống của ngƣời Sán Dìu trƣớc và sau
khi thành lập VQG Tam Đảo (1996). Các quá trình này đƣợc trình bày thành
hai giai đoạn:
1. Từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến thời điểm thành lập VQG
Tam Đảo (1996).
2. Từ sau khi thành lập VQG Tam Đảo đến thời điểm hiện nay.
+ Phạm vi không gian: Địa bàn nghiên cứu của luận án là xã Đạo Trù,
huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; là nơi cộng đồng dân tộc Sán Dìu có số dân
đông nhất so với các xã thuộc vùng đệm VQG Tam Đảo.
+ Phạm vi nội dung: Các hoạt động sinh kế của ngƣời Sán Dìu trƣớc khi
thành lập VQG Tam Đảo và từ khi có VQG Tam Đảo đến nay; các nguồn vốn sinh
kế và sự biến đổi sinh kế của ngƣời Sán Dìu, những yếu tố tác động đến sự biến đổi.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận
Luận án áp dụng cách tiếp cận Nhân học để nghiên cứu về sinh kế của
ngƣời Sán Dìu nhƣ một thuộc phần của văn hoá tộc ngƣời. Bên cạnh đó, luận
án áp dụng lý thuyết Khung sinh kế bền vững, Phát triển bền vững, Sinh thái
nhân văn để đi sâu phân tích đặc điểm sinh kế của tộc ngƣời đồng thời đặt yếu
tố sinh kế là trung tâm trong tổng hòa các mối quan hệ về tự nhiên, xã hội,
chính trị, văn hóa… đồng thời lý giải sự biến động của tự nhiên, đất đai, sự
phát triển của khoa học kỹ thuật và các chính sách đến đời sống kinh tế, hoạt
động sinh kế của ngƣời Sán Dìu tại điểm nghiên cứu. Từ đó có thể đề xuất các
giải pháp phù hợp, khả thi nhằm đảm bảo sinh kế bền vững cho ngƣời dân Sán
Dìu trong bối cảnh hiện nay.

3


4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp điền dã Dân tộc học/ Nhân học

Phƣơng pháp điền dã Dân tộc học/Nhân học là phƣơng pháp nghiên cứu
chủ đạo để tác giả hoàn thành luận án. Trong quá trình điền dã Dân tộc học/Nhân
học, tác giả luận án đã thảo luận với chính quyền địa phƣơng, sử dụng các công cụ
nhƣ: quan sát, chụp ảnh, vẽ sơ đồ, biểu đồ, phỏng vấn sâu các đối tƣợng có liên
quan trực tiếp đến luận án cụ thể: (xem ảnh 17 – 20, tr.184-185)
+ Phỏng vấn sâu: tác giả thực hiện 25 cuộc phỏng vấn sâu đối với các
trƣởng/phó của 5 thôn trải đều theo diện tích của xã có các mức sống khác nhau
và có 100% hộ gia đình là ngƣời dân tộc Sán Dìu. Tiến hành phỏng vấn 20 đối
tƣợng là ngƣời cao tuổi trong thôn và điều tra 100 hộ gia đình dân tộc Sán Dìu
sinh sống ở đây. Chủ đề các cuộc phỏng vấn hƣớng vào tìm hiểu ý kiến của
ngƣời dân về các nguồn vốn đã và đang hiện có, về các hình thức mƣu sinh
trƣớc kia và hiện nay, những khó khăn đang hiện hữu đối với gia đình và cộng
đồng trong việc đảm bảo sinh kế…
+ Thảo luận nhóm: tác giả luận án đã thực hiện 5 cuộc thảo luận nhóm đối
với cấp chính quyền địa phƣơng huyện Tam Đảo và xã Đạo Trù, 5 cuộc thảo luận
nhóm đƣợc tổ chức ở 5 thôn có các thành phần tham dự nhƣ trƣởng thôn, hội ngƣời
cao tuổi, hội nông dân, hội phụ nữ, ngƣời dân Sán Dìu để thu thập các thông tin liên
quan đến văn hóa, sinh kế truyền thống của ngƣời Sán Dìu, những biến đổi về sinh
kế và các phƣơng thức mƣu sinh hiện nay. Tổ chức 3 cuộc thảo luận nhóm đối với
cán bộ quản lý và hạt kiểm lâm VQG Tam Đảo để thu thập thông tin về tình hình
khai thác, bảo vệ các nguồn lợi từ rừng của ngƣời dân Sán Dìu xã Đạo Trù.
4.2.2. Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu thứ cấp
Trong quá trình nghiên cứu, luận án đã sử dụng các tài liệu liên quan đến
nghiên cứu về VQG Tam Đảo và vùng đệm của các cơ quan hữu quan, chính
quyền địa phƣơng; các công trình nghiên cứu về sinh kế; các công trình nghiên
cứu về văn hóa, dân cƣ, dân tộc Sán Dìu đã đƣợc công bố. Những tài liệu này
có giá trị cho tác giả luận án kế thừa, phát triển nhằm hoàn thành luận án.

4



4.2.3. Phương pháp so sánh
Luận án sử dụng phƣơng pháp này nhằm làm sáng rõ hoạt động sinh kế của
ngƣời Sán Dìu trong lịch đại/đồng đại để tìm ra những điểm tƣơng đồng và khác
biệt trong sinh kế của ngƣời dân Sán Dìu trƣớc và sau khi thành lập VQG Tam Đảo.
4.2.4. Phương pháp Bản đồ Viễn Thám và GIS
Đây là phƣơng pháp cần thiết trong quá trình nghiên cứu có liên quan
đến tổ chức lãnh thổ. Bản đồ đƣợc sử dụng chủ yếu theo hƣớng chuyên ngành
để phân tích, đánh giá tiềm năng và điều kiện có liên quan khi ảnh hƣởng trực
tiếp đến sinh kế của ngƣời Sán Dìu tại điểm nghiên cứu.
4.2.5. Phương pháp phân tích tổng hợp và phân tích hệ thống
Đây là phƣơng pháp cơ bản đƣợc sử dụng phổ biến trong hầu hết các
nghiên cứu khoa học, áp dụng phƣơng pháp này sau khi đã tập hợp các tƣ liệu,
tài liệu, số liệu, nhằm phục vụ các mục tiêu mà đề tài đã đặt ra, vì vậy phƣơng
pháp này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình nghiên cứu của đề tài này.
4.2.6. Phương pháp chuyên gia
Để thực hiện luận án này, tác giả đã tham khảo ý kiến của một số chuyên
gia nghiên cứu về sinh kế, văn hóa tộc ngƣời, một số nhà quản lý, hoạch định
chính sách... nhằm góp phần hoàn thiện luận án.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Luận án là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống, tƣơng đối toàn
diện và chuyên sâu dƣới góc độ Nhân học về sinh kế của ngƣời Sán Dìu ở vùng
đệm VQG Tam Đảo từ trƣớc và sau khi thành lập VQG.
- Trên cơ sở tƣ liệu có đƣợc, luận án cho thấy sự biến đổi hoạt động sinh kế
của ngƣời Sán Dìu, những ảnh hƣởng của các điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa,
xã hội đến hoạt động sinh kế của ngƣời dân Sán Dìu vùng đệm VQG Tam Đảo.
- Luận án bƣớc đầu phân tích làm rõ đƣợc những thuận lợi, khó khăn,
thách thức trong sinh kế của ngƣời dân Sán Dìu ở vùng đệm VQG Tam Đảo để
từ đó đƣa ra một số giải pháp góp phần giúp ngƣời dân Sán Dìu có hoạt động
sinh kế phát triển bền vững.

5


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án đã xem xét đầy đủ các khía cạnh vấn đề cấu thành khung sinh kế
bền vững thông qua việc áp dụng các lý thuyết cơ bản về sinh thái nhân văn,
giao lƣu tiếp biến văn hóa cũng nhƣ lý thuyết khung sinh kế bền vững. Từ đó,
làm rõ nét các lợi thế và hạn chế về sinh kế của ngƣời dân Sán Dìu tại địa bàn
nghiên cứu để có thể đƣa ra đƣợc các giải pháp phát triển sinh kế phù hợp, lâu
dài cho ngƣời dân Sán Dìu ở đây.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án cung cấp cơ sở khoa học một cách toàn diện về hoạt động sinh
kế của ngƣời dân Sán Dìu ở xã Đạo Trù (một xã thuộc vùng đệm của VQG
Tam Đảo) trƣớc và sau khi thành lập VQG Tam Đảo. Kết quả của luận án là
nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cho những ai quan tâm đến nghiên cứu sinh
kế tộc ngƣời, đồng thời sẽ giúp cho chính quyền địa phƣơng và ngƣời dân Sán
Dìu có thêm thông tin để đƣa ra chính sách phù hợp nhằm phát triển đời sống
của ngƣời dân Sán Dìu nói riêng, các tộc ngƣời cƣ trú tại vùng đệm VQG Tam
Đảo nói chung đồng thời phục vụ công cuộc xây dựng NTM ở địa phƣơng.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung
chính của luận án gồm có 5 chƣơng:
Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát về
địa bàn nghiên cứu
Chƣơng 2. Sinh kế của ngƣời Sán Dìu trƣớc khi thành lập Vƣờn quốc gia
Tam Đảo
Chƣơng 3. Biến đổi sinh kế của ngƣời Sán Dìu từ sau khi thành lập
Vƣờn quốc gia Tam Đảo
Chƣơng 4. Nguyên nhân biến đổi sinh kế và những vấn đề đặt ra đối với

sinh kế bền vững của ngƣời Sán Dìu

6


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước về sinh kế tộc người
Từ lâu vấn đề sinh kế đã đƣợc nhiều học giả trên thế giới quan tâm
nghiên cứu và đƣa ra các quan niệm rất khác nhau về sinh kế tộc ngƣời. Sinh kế
theo nghĩa thông thƣờng là những cách thức mà con ngƣời kiếm sống và đáp
ứng những nhu cầu cơ bản của con ngƣời nhƣ: ăn, ở, mặc, sinh hoạt tinh thần…
Dƣới góc độ Nhân học, ý tƣởng về sinh kế đã đƣợc đề cập trong các tác phẩm
nghiên cứu của R.Chamber những năm 1980. Về sau, khái niệm này xuất hiện
nhiều hơn trong các nghiên cứu của F.Ellis, Barrett và Reardon, Morrison,
Dorward,… Có nhiều cách tiếp cận và định nghĩa khác nhau về sinh kế, tuy
nhiên có sự nhất trí rằng, khái niệm sinh kế bao hàm nhiều yếu tố có ảnh hƣởng
đến hoạt động sống của mỗi cá nhân hay hộ gia đình.
Năm 1987 trong báo cáo “Tương lai chung của chúng ta” (Our Common
Future), Ủy ban Quốc tế về Môi trƣờng và Phát triển lần đầu tiên đã đƣa ra ý
tƣởng về sinh kế bền vững: đặt con ngƣời và các nhu cầu của con ngƣời vào vị
trí trung tâm; sự liên kết, phối hợp các nhân tố kinh tế, xã hội và sinh thái có
vai trò quan trọng trong các chính sách phát triển. Những nhân tố này đƣợc
khẳng định và mở rộng tại Hội thảo của Liên hợp quốc về Môi trƣờng và Phát
triển (UNCED) vào năm 1992, đặc biệt trong bối cảnh chƣơng trình nghị sự 21,
sinh kế bền vững đã trở thành một mục tiêu quan trọng và giải quyết đồng thời
các nhân tố phát triển, quản lý tài nguyên bền vững và xóa nghèo đói.

Năm 1992, trong báo cáo “Sinh kế nông thôn bền vững: Các quan niệm
thực tiễn cho thế kỷ XXI, Robert Chambers và Gordon Conway đã nhấn mạnh 3
nhân tố chính của sinh kế bền vững:
7


i). Nâng cao năng lực: giúp con ngƣời ứng phó linh hoạt với những thay
đổi và những tác động không báo trƣớc, đồng thời có thể dễ dàng tiếp cận tới
các nguồn lực và cơ hội khác nhau [152, tr. 296].
ii). Thúc đẩy tính công bằng: có chính sách ƣu tiên cho ngƣời nghèo, đặc
biệt là những ngƣời dễ bị tổn thƣơng nhƣ: dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa
và phụ nữ [152, tr. 296].
iii). Tăng cƣờng tính bền vững xã hội: quan tâm và giảm đến mức tối thiểu
tính dễ bị tổn thƣơng của ngƣời nghèo thông qua giảm các chấn động và áp lực từ
bên ngoài, đồng thời cung cấp các mạng lƣới an toàn cho họ [152, tr. 296].
Đặc biệt trong năm 1999, Bộ Phát triển Quốc tế Anh quốc (DFID) đã đƣa
ra mô hình khung sinh kế bền vững trong công trình: Tài liệu hướng dẫn sinh kế
bền vững [153]. Đây là khung sinh kế đƣợc sử dụng nhiều nhất hiện nay và trở
thành một công cụ phổ biến trong các nghiên cứu phát triển, cũng nhƣ các chính
sách và kế hoạch phát triển. Khung sinh kế bền vững, chủ yếu lấy con ngƣời làm
trung tâm và bao gồm 4 yếu tố: (1) bối cảnh dễ bị tổn thƣơng; (2) một hình ngũ
giác thể hiện các nguồn vốn sinh kế; (3) thể chế - chính sách; (4) các chiến lƣợc
sinh kế. Các yếu tố này có mối quan hệ tƣơng hỗ với nhau để tạo ra các hiệu quả
sinh kế bền vững. Kết quả sinh kế sẽ phản ánh hƣớng lựa chọn phát triển của từng
lĩnh vực cụ thể. Có thể thấy, đây là một công cụ để các nhà quản lý và những
ngƣời dân cùng nghiên cứu, đánh giá nhằm tìm ra một giải pháp hợp lý, vừa thỏa
mãn đƣợc yêu cầu của sự phát triển với việc nhấn mạnh sự tham gia của ngƣời
dân, đặt con ngƣời làm trung tâm của hoạt động phát triển và coi giảm nghèo là
kết quả chính, đảm bảo an sinh xã hội.
Nghiên cứu sinh kế của ngƣời dân, đặc biệt những dân tộc sống cạnh các

khu rừng đặc dụng thƣờng phát sinh các xung đột đối với hệ thống quản lý rừng
đặc dụng. Các xung đột này đã đƣợc tác giả M. M. Skutsch của trƣờng đại học
Twente, Hà Lan đề cập tới trong các nghiên cứu của mình [163]. Ông cho rằng:
quản lý xung đột đƣợc chấp nhận là một vấn đề cần quan tâm đặc biệt trong thập
kỷ hiện tại, làm thế nào để giải quyết xung đột cùng với lâm nghiệp cộng đồng đã
bắt đầu xuất hiện từ 1994; quản lý xung đột cũng đƣợc nhắc đến trong quản lý
8


rừng bền vững. Đây cũng là một yếu tố góp phần vào các thành tựu của công bằng
xã hội và phân phối lại. Sự tham gia vào lâm nghiệp cộng đồng của ngƣời dân đã
đƣợc đẩy mạnh trong ít nhất 20 năm qua và với một mong ƣớc là họ sẽ có những
ý kiến đóng góp khác nhau, những lợi ích khác nhau. Xung đột là không thể tránh
đƣợc trong lâm nghiệp cộng đồng và là một yếu tố gây ra thất bại của nhiều dự án
lâm nghiệp cộng đồng. Việc quản lý xung đột đƣợc chia thành các bộ phận cấu
thành và sử dụng một vài phƣơng pháp sẵn có để đối phó với việc xác định xung
đột, phân tích và đƣa ra các giải pháp giải quyết.
Bên cạnh các nghiên cứu về sinh kế thì không thể thiếu đƣợc các nghiên
cứu về biến đổi xã hội. Theo các nhà nghiên cứu xã hội, tất cả xã hội đều tồn tại
một quá trình vận động phát triển hoặc suy thoái. Trong quá trình này luôn diễn ra
sự biến đổi xã hội. Nhà xã hội học ngƣời Mỹ, Talcott Parsons trong nghiên cứu
học thuyết cơ cấu xã hội đã giải thích sự biến đổi xã hội xuất phát từ hai nguồn
gốc tác động từ bên ngoài hoặc ngay bên trong hệ thống xã hội. Trong cách tiếp
cận nhân học, biến đổi xã hội phải đề cập tới không chỉ là các dạng thức biến đổi
mà còn cả những “đơn vị” của biến đổi và tiềm năng cho con ngƣời hành động
nhƣ là “tác nhân” của biến đổi. Trong biến đổi xã hội, các tác nhân khách thể của
biến đổi có thể cũng là chủ thể của biến đổi [156, tr.629 - 645].
Quá trình cƣ trú của ngƣời dân ở vùng đệm các khu rừng đặc dụng thì
việc tham gia của ngƣời dân trong lâm nghiệp cộng đồng là thực sự cần thiết,
nhất là sự tham gia của các cộng đồng dân tộc thiểu số cũng đƣợc đề cập tới

trong các nghiên cứu của một số tác giả Việt Nam và nƣớc ngoài [158], [159],
[164]. Những nỗ lực hợp tác giữa các dân tộc bản địa và chính quyền ở các
VQG và khu bảo tồn thiên nhiên cho thấy rằng, sự tham gia của các dân tộc bản
địa là thành công hơn ở những nơi đƣợc quy hoạch thành VQG và nơi mà cải
cách kinh tế - xã hội và chính trị đang đƣợc triển khai. Các dân tộc bản địa
thƣờng xung đột với các cơ quan quản lý VQG nơi mà họ không đƣợc tham
gia. Nếu không nỗ lực thực hiện để giải quyết vấn đề sinh kế của ngƣời dân
bản địa sinh sống trong và xung quanh các khu vực bảo vệ, thì việc quản lý
VQG, bảo vệ động vật hoang dã, phát triển rừng sẽ hiếm khi thành công.
9


Quản lý VQG có sự tham gia của cộng đồng dân tộc bản địa đã phần nào giải
quyết vấn đề sinh kế của họ, từ đó họ mới có nỗ lực bảo vệ rừng, động vật
hoang dã và khai thác hợp lý các sản vật từ rừng.
Trong việc quản lý các khu rừng đặc dụng, việc sử dụng các công nghệ
mới trong việc quản lý tài nguyên, trong đó có công nghệ GIS ngày càng đƣợc
nhiều cơ quan quản lý áp dụng. Năm 2010, các tác giả Yuji Murayama và
Dƣơng Đăng Khôi đã nghiên cứu và đƣa ra dự báo của mình về những khu vực
dễ bị tác động do quá trình biến động rừng thông qua phƣơng pháp bản đồ viễn
thám và GIS, dự báo các khu vực dễ bị tổn thƣơng để chuyển đổi rừng ở VQG
Tam Đảo, Việt Nam [155]. Biến đổi rừng do các nguyên nhân khai thác phi
pháp và mở rộng đất sản xuất nông nghiệp là tác nhân chính nguy hại cho các
nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học. Thoái hóa đất canh tác đã đƣợc ghi nhận là
một trong những nguyên nhân chính đe dọa mất ổn định ở vùng đệm của các
khu bảo tồn ở Việt Nam. Đặc biệt, diện tích đất thoái hóa ngày càng mở rộng
tại các khu bảo tồn đang tạo ra sức ép lớn lên nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học
[160], [165]. Vấn đề thoái hóa này là kết quả của việc quản lý lỏng lẻo, việc sử
dụng đất thƣờng chƣa phù hợp với các đặc điểm vốn có của đất. Phân tích
không gian phân bố các khu vực thích hợp với đất canh tác rất cần thiết đối với

việc sử dụng đất bền vững cũng đã đƣợc khuyến nghị.
1.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước
1.1.2.1. Tình hình nghiên cứu về sinh kế của dân tộc thiểu số và sinh kế
của người dân vùng đệm các VQG và khu BTTN ở Việt Nam
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các dân tộc thiểu số ở miền núi Việt
Nam có các loại hình sinh kế khác nhau để đảm bảo nhu cầu cuộc sống của
mình, tựu chung lại đều có sự thống nhất ở các loại hình sinh kế; Trồng trọt:
Đây là hoạt động quan trọng và then chốt, đảm bảo nguồn lƣơng thực, thực
phẩm chủ yếu cho các hộ gia đình. Sinh kế trồng trọt gồm nƣơng rẫy, ruộng và
vƣờn. Chăn nuôi: là loại hình sinh kế quan trọng thứ hai nhƣng chỉ mang tính
bổ trợ, đảm bảo lƣơng thực, đảm bảo cho các hoạt động nghi lễ, tín ngƣỡng.
10


Nghề thủ công: ít hình thành làng thủ công, phần lớn chỉ là nghề thủ công tryền
thống gia đình, có quy mô nhỏ. Các loại hình nghề thủ công thƣờng thấy: đan
lát, dệt, rèn… Trao đổi mua bán: là loại hình kinh tế ít phát triển ở các tộc
ngƣời thiểu số miền núi với hình thức trao đổi hàng – hàng trong làng hoặc
hàng – tiền – hàng ở các phiên chợ [16], [27], [34], [53]. Ngoài ra, tác giả Trần
Bình trong cuốn sách Tập quán mưu sinh của các dân tộc thiểu số ở Đông Bắc
Việt Nam [16]; Các tộc người ở miền núi phía Bắc Việt Nam và môi trường
[22] của tác giả Hoàng Hữu Bình; Phạm Quang Linh trong luận án tiến sĩ Nhân
học Sinh kế của người Thái tái định cư thuỷ điện Sơn La [70]; Koos Neefjes
với Môi trường và sinh kế - các chiến lược phát triển bền vững [66] cho rằng
còn một loại hình sinh kế nữa đƣợc ngƣời dân hay sử dụng đó là loại hình kinh
tế chiếm đoạt hay nền kinh tế dựa vào việc khai thác các nguồn lợi tự nhiên.
Vai trò hoạt động của từng loại hình sinh kế có sự khác nhau, mức độ và tỉ lệ
đảm bảo cuộc sống cũng có sự khác nhau phụ thuộc vào các yếu tố dân tộc, địa
lý, văn hóa, sinh thái của các vùng, miền khác nhau.
Một số công trình nghiên cứu về sinh kế của ngƣời dân sống ở vùng đệm

các VQG và Khu BTTN của Việt Nam nhƣ: Quan hệ đồng tác trên cơ sở cộng
đồng trong vùng đệm các Khu BTTN [1] của Lê Quí An, Đánh giá thực trạng
và đề xuất các giải pháp sinh kế bền vững cho cộng đồng ở Khu BTTN Xuân
Liên, tỉnh Thanh Hoá [79] của Vũ Thị Ngọc, Về vấn đề quản lý vùng đệm ở
Việt Nam – những kinh nghiệm bước đầu [94] của Võ Quí, Tri thức địa phương
của người dân sống trong VQG và Khu BTTN [109] của Nguyễn Ngọc Thanh,
Tác động của dự án duy trì và phát triển bền vững đến sinh kế của người dân
vùng đệm VQG Tam Đảo khu vực Vĩnh Phúc [110] của Đặng Văn Thanh đều
đề cập tới cộng đồng các dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng đệm của các VQG
và khu BTTN thƣờng khai thác các nguồn lợi từ tự nhiên và coi đây là một
nguồn sinh kế thứ hai của họ sau trồng trọt và chăn nuôi. Trải qua nhiều thế hệ
sinh sống ở nơi này, họ thƣờng vào rừng khai thác các nguồn tài nguyên thiên
nhiên nhƣ gỗ, tre, nứa, lá… các sản vật nhƣ: măng, các loại củ quả, cây thuốc,
mật ong…cho đến các hoạt động săn bắn, bẫy thú rừng.
11


Các công trình nghiên cứu: Đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên [33],
Tam Đảo – VQG thứ 10 của Việt Nam ra đời [116], Đánh giá thực trạng và đề
xuất các giải pháp sinh kế bền vững cho cộng đồng ở khu BTTN Xuân Liên, tỉnh
Thanh Hoá [79], Sinh kế của người dân và công tác quản lý bảo vệ rừng: Nghiên
cứu trường hợp ở thôn Ka Nôn 1 và Ban quản lý rừng phòng hộ A Lưới, tỉnh Thừa
Thiên Huế [128], luận án tiến sĩ Nhân học Sinh kế của người Mạ ở vườn quốc gia
Cát Tiên của NCS Nguyễn Đăng Hiệp Phố [84] chỉ ra loại hình sinh kế dựa vào
khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên đã làm tổn hại đến các VQG và khu
BTTN, làm cho chất lƣợng rừng giảm sút một cách nhanh chóng; nguồn lợi động,
thực vật ngày càng khan hiếm, các sản vật từ rừng bị khai thác cạn kiệt, không còn
khả năng tự phục hồi; nhiều loài động, thực vật cũng nhƣ một số loài cây thuốc
đặc hữu đã hoàn toàn không còn xuất hiện hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Thách thức đƣợc đặt ra hiện nay đối với các VQG và khu BTTN là làm

cách nào để không tạo thêm những đối lập giữa nhân dân địa phƣơng và Ban quản
lý của các rừng đặc dụng nói trên, mà phải cộng tác với họ một cách chặt chẽ,
chấp nhận những yêu cầu chính đáng của họ, điều quan trọng là họ đƣợc hƣởng
những lợi ích trực tiếp từ những khu rừng này, cho họ thấy đƣợc lợi ích khi tham
gia bảo vệ các VQG và Khu BTTN từ đó có thể giảm sức ép vào khu bảo tồn giúp
họ tham gia tích cực vào việc bảo vệ lợi ích thiết thực của bản thân họ.
Dân tộc Sán Dìu cƣ trú chủ yếu ở khu vực Tam Đảo, nơi đây đã đƣợc
định hƣớng thành một khu du lịch nghỉ dƣỡng cho Hà Nội và khu vực lân cận.
Vì vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu về phát triển du lịch sinh thái ở đây
nhƣ: Phát triển du lịch sinh thái VQG Tam Đảo trong bảo tồn đa dạng sinh học
[25], Đánh giá điều kiện địa lý và tài nguyên phục vụ tổ chức lãnh thổ du lịch
tỉnh Vĩnh Phúc [67], Đến năm 2010-2020 Tam Đảo trở thành huyện du lịch
trọng điểm của cả nước, tạo động lực phát triển kinh tế của cả tỉnh, khu vực
[124], Một số hoạt động du lịch đã được tổ chức tại VQG Tam Đảo [147]…
VQG Tam Đảo có 5 kiểu rừng chính: rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới,
rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm á nhiệt đới, rừng lùn trên đỉnh núi, rừng tre nứa
và rừng phục hồi sau nƣơng rẫy; trong Vƣờn có tới 307 loài động vật hoang dã
12


với 6 loài đặc hữu và 904 loài thực vật các loại, trong đó có 42 loài đặc hữu của
VQG Tam Đảo [55], [57]. Một số hoạt động du lịch đã đƣợc tổ chức tại đây
nhƣ: đi bộ khám phá rừng và trải nghiệm văn hóa bản địa; thăm quan VQG và
Trung tâm cứu hộ gấu; du lịch ngắm rừng – vƣợt Thác Bạc... Bên cạnh đó yếu
tố văn hóa của các dân tộc cũng là một dạng tài nguyên du lịch, đặc biệt là các
làng thuần túy ngƣời Sán Dìu nhƣ ở xã Đạo Trù hay làn điệu hát đối – đáp,
giao duyên Soọng Cô của họ [45], [63], [75], [78], [104].
Vấn đề sinh kế của ngƣời dân vùng đệm VQG Tam Đảo cũng đã đƣợc đề
cập đến trong một số dự án và công trình nghiên cứu: Tác động của dự án duy
trì và phát triển bền vững đến sinh kế của người dân vùng đệm VQG Tam Đảo

khu vực Vĩnh Phúc [110], Các giải pháp xoá đói giảm nghèo cho người dân
vùng đệm VQG Tam Đảo khu vực Thái Nguyên [114], Thực trạng và giải pháp
phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư vùng đệm VQG Tam Đảo,
khu vực Vĩnh Phúc [131]. Nhiều hoạt động nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình
nhƣ: tập huấn trồng giống lúa mới, sản xuất rau an toàn, thành lập câu lạc bộ
phụ nữ chăn nuôi, nuôi ong, xây dựng vƣờn ƣơm cây lâm nghiệp… đã đƣợc
triển khai. Các công trình nghiên cứu: Nghiên cứu kiến thức bản địa gây trồng
và phát triển nguồn lâm sản ngoài gỗ tại vùng đệm VQG Tam Đảo [72], Thực
trạng và giải pháp phát triển lâm sản ngoài gỗ tại xã Hồ Sơn và Đại Đình
thuộc vùng đệm VQG Tam Đảo [74], Nghiên cứu giải pháp cho phát triển các
loài cây lâm sản ngoài gỗ phục vụ nhu cầu sinh kế và thu nhập của người dân
vùng đệm VQG Tam Đảo [105] cũng đã đƣa ra nhiều phƣơng án cho ngƣời dân
sống ở vùng đệm VQG Tam Đảo bằng cách bảo tồn và phát triển các loại lâm
sản ngoài gỗ, hoặc dựa vào đặc điểm sinh học của VQG Tam Đảo và tập quán
của ngƣời dân sống ở vùng đệm của VQG về việc khai thác và gây trồng cây
thuốc dùng để chữa bệnh cho ngƣời và gia súc trong các công trình: Sử dụng và
gây trồng cây thuốc tại hộ gia đình ở VQG Tam Đảo [29], Điều tra cây thuốc
của người Sán Dìu xã Đạo Trù (vùng đệm VQG Tam Đảo) [58], Nghiên cứu
các giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững một số loài cây thuốc quí hiếm và
nguy cấp tại VQG Tam Đảo [126].
13


1.1.2.2. Nghiên cứu về dân tộc Sán Dìu ở Việt Nam và sinh kế của họ
Theo ý kiến của một số tác giả nhƣ Ma Khánh Bằng với công trình
Người Sán Dìu ở Việt Nam [15], Diệp Trung Bình với Phong tục và nghi lễ chu
kỳ đời người của người dân tộc Sán Dìu ở Việt Nam [18], Lâm Quang Hùng
trong nghiên cứu về Người Sán Dìu ở Vĩnh Phúc [62] thì dân tộc Sán Dìu vốn
là tộc ngƣời nhỏ bé, sinh sống ở miền Nam Trung Quốc. Trong lịch sử, vì
không chịu nổi sự đàn áp, bóc lột tàn ác của chế độ phong kiến Trung Quốc,

nhiều ngƣời Sán Dìu đã vƣợt qua biên giới Việt – Trung vào Việt Nam sinh
sống khoảng trên dƣới 300 năm nay (thế kỷ XVII). Ngƣời Sán Dìu có truyện
thơ bằng chữ Hán là “Vũ Nhi”, truyền thuyết “ Vua Cóc” (Khảm suy vong) để
chứng minh cho nguồn gốc, lịch sử tộc ngƣời của mình. Truyền thuyết “Vua
Cóc” này đƣợc miêu tả bằng một truyện thơ dài hơn 800 câu, mỗi câu 7 chữ,
lƣu truyền rộng rãi trong tộc ngƣời Sán Dìu với cốt chuyện nhiều lần nhắc tới
địa danh Tân Châu, Linh Sơn, Hà Nam (Trung Quốc).
Từ Trung Quốc vào Việt Nam, ngƣời Sán Dìu đã qua Hoàng Chúc, Cao
Sơn tới Hà Cối, Tiên Yên rồi tỏa theo dọc bờ biển để sang Đầm Hà vào Móng
Cái và xuống Hoành Bồ, Mạo Khê, Đông Triều (Quảng Ninh). Một nhóm nhỏ
rẽ sang vùng Chí Linh (Hải Dƣơng), còn đại bộ phận đã vƣợt qua dãy núi Yên
Tử vào Lục Ngạn, Lục Nam, Lạng Giang, Yên Thế (Bắc Giang) rồi từ đó
chuyển sang Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc.
Theo số liệu của Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 thì dân tộc Sán
Dìu có 146.821 ngƣời, cƣ trú chủ yếu ở vùng trung du các tỉnh Vĩnh Phúc, Thái
Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Giang, Quảng Ninh.
- Các nghiên cứu về văn hóa vật chất
Ngƣời Sán Dìu từ khi du nhập vào Việt Nam đã có những hoạt động sinh
kế nổi bật nhƣ: trồng trọt, chăn nuôi, khai thác tự nhiên và làm một số nghề thủ
công gia đình, các loại hình sinh kế này đã đƣợc các tác giả đề cập tới trong các
ấn phẩm nhƣ: Vị trí nương đồi và soi, bãi trong đời sống của người Sán Dìu
[14], Người Sán Dìu ở Việt Nam [15], Văn hoá ẩm thực người Sán Dìu [20],
14


Tìm về cội rễ: tập quán săn bắn và hái lượm truyền thống của người Sán Dìu
[59], Một số tri thức dân gian liên quan đến trồng trọt của người Sán Dìu [60]
và Người Sán Dìu ở Vĩnh Phúc [62]. Thông qua các công trình ấy, ngƣời đọc
có thể thấy đƣợc sinh kế truyền thống khá gắn bó với môi trƣờng tự nhiên, gắn
liền với phong tục và văn hoá của ngƣời Sán Dìu.

Các tác giả Ma Khánh Bằng [15], Lâm Hùng [59], Diệp Trung Bình [20]
đã chỉ ra rằng: việc khai thác lâm thổ sản, săn bắn không phải là công việc
thƣờng xuyên, mà theo mùa hoặc những lúc công việc đồng áng nhàn rỗi.
Nguồn lâm thổ sản dồi dào nhƣ: gỗ, tre, nứa, lá, các loại củ có thể ăn đƣợc, các
loại nấm, cây có tinh dầu và khá nhiều cây dƣợc liệu [58]. Lâm thổ sản ngoài
việc tự cung tự cấp còn là nguồn thu nhập quan trọng của gia đình. Ở một số
nơi có đƣờng giao thông thuận lợi, khoản thu nhập này chiếm đến một nửa tổng
thu nhập của gia đình [15]. Ngƣời Sán Dìu thƣờng tổ chức săn bắn vào những
tháng khô ráo sau vụ gặt mùa hoặc vào những ngày đầu xuân, vừa để giải trí,
vừa kiếm thức ăn và cũng là một biện pháp bảo vệ mùa màng.
Nhà ở của ngƣời Sán Dìu có qui mô nhỏ, 3 hoặc 5 gian 2 chái (kiêng làm
nhà chẵn 2 hoặc 4 gian). Bộ sƣờn, cột, vì kèo đơn giản bằng tre hoặc gỗ không
đƣợc bào trục trau chuốt. Gian bên trong thƣờng nhô ra phía trƣớc tạo thành một
cái hiên nhỏ ở gian chính giữa [62]. Đặc biệt hai bên nhà chính nhất thiết phải có
hai nhà phụ để làm bếp nấu ăn, kho chứa và làm chuồng trại gia súc. Ngày nay,
các thôn đều đƣợc mở rộng to hơn, các nhà cũ đều đƣợc thay mới giống nhà của
ngƣời Kinh với các vật liệu đƣợc thay thế bằng gạch, vôi, xi măng, đổ mái bằng
hoặc lợp ngói đƣợc nói tới trong các nghiên cứu Người Sán Dìu ở Việt Nam [15],
Phong tục và nghi lễ chu kỳ đời người của người Sán Dìu [18], Bước đầu tìm hiểu
tập quán cưới xin truyền thống của người Sán Dìu [82].
Tổ chức xã hội của cộng đồng ngƣời Sán Dìu đƣợc đề cập tới trong các
tác phẩm Các dân tộc thiểu số ở Vĩnh Phúc [5], Vài nét về dân tộc Sán Dìu
[13], Tri thức dân gian trong chu kỳ đời người Sán Dìu [21], Người Sán Dìu ở
Vĩnh Phúc [62], Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Sán Dìu ở tỉnh
Vĩnh Phúc trong bối cảnh ngày nay [86], họ thƣờng sống thành từng làng xóm
15


nhỏ (khoảng 15 nóc nhà), làng to có tới 200 – 300 hộ nhƣ ở xã Đạo Trù, Tam
Đảo, Vĩnh Phúc. Trong quan hệ xã hội và sinh hoạt, họ vẫn lấy tình đoàn kết

tƣơng thân tƣơng ái làm gốc, nên họ dễ dàng xuê xoa, bỏ qua những hiềm
khích nhỏ. Xã hội tộc ngƣời Sán Dìu có các giai cấp theo phân tầng của xã hội
nông nghiệp: bần, cố, trung nông, phú nông, địa chủ. Tất nhiên số lƣợng địa
chủ không nhiều. Ngoài ra còn có một tầng lớp ngƣời không giàu nhƣng có
nhiều ảnh hƣởng tới nhân dân, đó là những ngƣời làm nghề thầy cúng, thầy bói,
thầy thuốc. Một điểm đặc biệt là ngƣời Sán Dìu chƣa có tầng lớp thƣơng nhân.
Khối lƣợng sản phẩm đƣa vào lƣu thông không đáng kể, những ngƣời buôn bán
cũng chính là những ngƣời sản xuất ra chúng [15], [92], [123].
- Các nghiên cứu về văn hóa tinh thần
Trang phục của ngƣời Sán Dìu rất đơn giản. Nam giới thƣờng mặc áo ngắn,
kiểu áo năm thân, màu nâu và thân cụt, ở trong thân có 1 túi đựng thuốc lào, giấy
tờ hoặc tiền bạc… Quần thƣờng là màu nâu hoặc màu trắng, cắt theo kiểu chân
què, cạp lá hoa, thắt lƣng màu chàm, xanh. Phụ nữ thƣờng là mặc váy lá, áo ba
mảnh, chân quấn xà cạp, đầu vấn tóc, đội khăn chàm vuông [82]. Vào các dịp lễ
hội và tết nguyên đán, đàn ông thƣờng mặc áo dài màu đen, quần trong màu trắng,
áo năm thân và có hò cài khuy bên phải, ống tay hẹp, áo chỉ dài quá gối một chút.
Phụ nữ thƣờng mặc trang phục truyền thống gồm có: khăn đội đầu, áo ngắn, áo
dài, dây lƣng, yếm, xà cạp. Áo ngắn và áo dài cùng kiểu chỉ khác nhau về độ dài,
áo thƣờng mặc thành từng cặp, áo ngoài bao giờ cũng là màu chàm, áo trong có
thể là màu trắng. Phụ nữ Sán Dìu thƣờng mang một kiểu váy rất độc đáo, đó là
kiểu váy không khâu, gồm hai hoặc bốn mảnh vải cùng đính trên một cạp, mảnh
này chờm nên mảnh kia từ 15 – 20 cm. Nếu là váy hai mảnh thì mảnh có từ ba đến
bốn bức can lại với nhau. [15], [20], [62].
Thƣờng ngày, ngƣời Sán Dìu có hai bữa chính, bữa trƣa và bữa tối;
ngoài ra có thể còn có thêm 2 bữa phụ. Thành phần thực phẩm thƣờng rất đơn
giản, chủ yếu là cơm tẻ, rau xanh, cà muối, tƣơng, cá và họ rất ít khi ăn thịt.
Đặc biệt, một tập quán truyền thống của ngƣời Sán Dìu đó là họ thƣờng ăn
cháo loãng với cà nghém mỗi khi đi làm lao động về [20], [68]. Ngoài ra, họ
16



còn một số loại bánh trái đặc trƣng riêng của dân tộc mình nhƣ: Bánh chƣng
gù, bánh tro, bánh trứng kiến…[20], [62], [73].
Ngƣời Sán Dìu lấy việc thờ cúng tổ tiên là chính, đồng thời có thờ một số
vị thần trong vạn thần miếu của Phật giáo, Lão giáo và Khổng giáo. Ngoài ra, họ
còn tin ở một số thần, ma khác nữa, sâu đậm nhất phải là Đạo giáo [15], [18].
Trong cung thờ, điện thờ, họ thƣờng thờ phụng Thái thƣợng Lão quân và Tam
Thanh (Ngọc Thanh, Thƣợng Thanh và Thái Thanh). Những ngƣời thừa hành là
những ông thầy Tào. Những ngƣời mà đƣợc họ chữa khỏi bệnh bằng phù phép
trừ tà ma thì tự coi mình là con nuôi của thầy, là tín đồ của đạo. Ngƣời Sán Dìu
không có chùa chiền nhƣng một số ngƣời có thờ Phật bà quan âm trong nhà và
coi phật nhƣ là một thứ “cúi” (thần thánh) rất linh thiêng. Những ma đƣợc thờ
trong nhà là ma Mụ giống nhƣ bà Mụ của ngƣời Việt, mẹ Hoa của ngƣời Tày,
Nùng. Ngoài ra họ cũng thờ Táo Quân, ma thổ công giữ của không cho các ma
dữ vào trong nhà, ma thổ địa bảo vệ gia súc [13], [18], [92], [123].
Trong cộng đồng ngƣời Sán Dìu vẫn còn lƣu giữ nhiều nghi lễ, phong
tục, tập quán liên quan đến chu kỳ đời ngƣời kể từ khi sinh đẻ, trƣởng thành,
xây dựng gia đình cho đến khi chết đi và các nghi lễ lễ cúng áo quan, lễ đƣa
tang, lễ 100 ngày và đoạn tang…[15], [18], [62].
Dân tộc Sán Dìu có nhiều ngày tết trong năm nhƣ: tết Nguyên Đán đƣợc
chuẩn bị đầy đủ và chu đáo nhất từ trƣớc tết 16 ngày và sau tết 16 ngày; tết
Thanh Minh thƣờng diễn ra vào dịp tháng 3 âm lịch để ngƣời Sán Dìu răn dạy
con cháu gìn giữ mồ mả tổ tiên, vào dịp này họ thƣờng đi theo các dòng họ thăm
viếng các mộ của dòng họ; tết Đoan Ngọ (tết mồng năm tháng năm) hay còn gọi
là tết giết sâu bọ để cho mùa màng đƣợc bội thu, đây cũng là dịp đi tìm kiếm
thuốc nam về chữa bệnh, là ngày tết lớn thứ hai sau tết Nguyên Đán; tết 14 tháng
7 âm lịch, tết cơm mới diễn ra vào khoảng tháng 8 âm lịch với ý nghĩa dâng lên
tổ tiên và thổ thần cơm mới, gạo mới đƣợc thu hoạch; và tết Đông Chí [62].
Tóm lại, thông qua tổng quan tình hình nghiên cứu có thể nhận thấy rằng
các công trình nghiên cứu về sinh kế, sinh kế tộc ngƣời có rất nhiều và đã nêu

ra đƣợc những khó khăn, thách thức của tộc ngƣời trong công cuộc mƣu sinh.
17


Tuy nhiên, chƣa có một nghiên cứu chuyên sâu nào về sinh kế của dân tộc Sán
Dìu ở vùng đệm VQG Tam Đảo khu vực tỉnh Vĩnh Phúc. Do đó, luận án Sinh
kế của người Sán Dìu vùng đệm VQG Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc là một công
trình nghiên cứu tƣơng đối toàn diện về sinh kế của ngƣời dân Sán Dìu ở hai
thời điểm trƣớc và sau khi thành lập VQG Tam Đảo. Luận án kế thừa những
nghiên cứu trƣớc đó về văn hoá vật chất, văn hoá tinh thần và các phân tích về
chu kỳ đời ngƣời, tri thức dân gian của ngƣời Sán Dìu… cũng nhƣ một số
nghiên cứu về phát triển du lịch tại VQG Tam Đảo, phát triển cây lâm sản
ngoài gỗ… để làm cơ sở cho các nghiên cứu cụ thể về sinh kế của ngƣời Sán
Dìu ở xã Đạo Trù dƣới khía cạnh Nhân học, và định hƣớng một số nghiên cứu
về Nhân học kinh tế, Nhân học du lịch cho phát triển sinh kế bền vững nơi đây.
Bằng các phƣơng pháp nghiên cứu thực tế dựa trên những cơ sở dữ liệu
thu thập đƣợc kết hợp với sự hỗ trợ phân tích dữ liệu không gian, dữ liệu thuộc
tính của công nghệ GIS, phân tích xử lý các bảng điều tra, phỏng vấn bằng các
phần mềm xác suất thống kê… để đƣa ra đƣợc các kết quả phân tích khách
quan, định lƣợng cho thấy sự biến đổi hoạt động sinh kế của ngƣời Sán Dìu
trƣớc và sau khi thành lập VQG, thấy đƣợc những ảnh hƣởng của môi trƣờng
tự nhiên tới sinh kế, đặc biệt là nguồn tài nguyên đất có tác động rất lớn tới
sinh kế của ngƣời dân sống ở vùng đệm các khu BTTN và VQG nói chung
cũng nhƣ ngƣời dân Sán Dìu nói riêng.
Từ những kết quả nghiên cứu xác đáng, luận án đƣa ra những giải pháp
thích hợp cho việc phát triển sinh kế bền vững của ngƣời Sán Dìu, đóng góp
thêm tƣ liệu tham khảo cho địa phƣơng và cộng đồng dân tộc Sán Dìu nơi đây.
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Các khái niệm cơ bản
- Sinh kế

Khái niệm sinh kế đã đƣợc nhiều học giả trên thế giới quan niệm khác
nhau. Trong đó khái niệm của học giả Robert H. Lavenda đƣợc sử dụng nhiều
hơn cả, ông quan niệm rằng: “ Khi nói đến sinh kế là hàm ý con người phải làm
18


×