Tải bản đầy đủ (.docx) (80 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng và phát triển của cây trà hoa vàng camellia chrysantha

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 80 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐÀO THỊ NGA

Tên đề
tài:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN HỮU
CƠ VI SINH ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY
TRÀ HOA VÀNG LÁ DÀY (Camellia crassiphylla ) TẠI
HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học cây trồng

Khoa

: Nông học

Khóa học

: 2014-2018

Thái Nguyên - năm 2018




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐÀO THỊ NGA

Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN HỮU
CƠ VI SINH ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY
TRÀ HOA VÀNG LÁ DÀY (Camellia crassiphylla ) TẠI
HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học cây trồng

Khoa

: Nông học

Khóa học

: 2014-2018


Giảng viên hướng dẫn : Th.S Vũ Thị Nguyên

Thái Nguyên - năm 2018


i
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn quan trọng nhất đối với tất cả các sinh
viên nói chung và sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói
riêng. Đây là khoảng thời gian cần thiết để mỗi sinh viên củng cố và hệ thống
hóa kiến thức đã học vào thực tế. Đồng thời giúp sinh viên có điều kiện làm
quen với công việc sản xuất, học hỏi kinh nghiệm nâng cao trình độ chuyên
môn, nắm được phương pháp tổ chức và tiến hành nghiên cứu khoa học. Từ
đó tạo cho mình tác phong nhanh nhẹn, tính sáng tạo và say mê trong công
việc, trở thành người cán bộ khoa học thực thụ góp phần vào sự phát triển của
nền nông nghiệp nước nhà.
Xuất phát từ quan điểm trên, được sự nhất trí của ban chủ nhiệm khoa
Nông học, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, tôi đã tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh đến sinh
trưởng và phát triển của cây Trà hoa vàng (Camellia Chrysantha)”.
Để hoàn thành được đề tài này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới Ban Giám Hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa nông học và toàn thể các
thầy cô giáo trong khoa, đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình của giảng viên hướng
dẫn Th.S Vũ Thị Nguyên tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi vượt qua những bỡ
ngỡ, khó khăn trong suốt thời gian thực tập để hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Nhân dịp này tôi xin được cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất tới sự giúp đỡ to
lớn của quý thầy cô, gia đình và bạn bè cũng như chính quyền địa phương nơi
tôi nghiên cứu.
Do điều kiện thời gian và trình độ còn nhiều hạn chế nên bản chuyên đề

của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Vậy tôi kính mong các thầy cô giáo
và các bạn đóng góp ý kiến để bản chuyên đề của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày 5 tháng 6 năm 2018
Sinh viên
Đào Thị Nga


ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... 2
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................. Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ vii
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
PHẦN 1: MỞ ĐẦU........................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài .................................................................. 2
1.2.1. Mục đích.................................................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầu.................................................................................................... 2
1.3. Ý Nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................. 3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 4
2.2. Nguồn gốc và phân bố................................................................................ 5
2.2.1. Nguồn gốc ............................................................................................... 5
2.2.2. Phân bố .................................................................................................... 6
2.2.2.1. Trên thế giới ......................................................................................... 6
2.2.2.2. Việt Nam .............................................................................................. 7

2.3. Phân loại và đặc điểm thực vật học............................................................ 9
2.3.1. Phân loại .................................................................................................. 9
2.3.2. Đặc điểm thực vật học............................................................................. 9
2.4. Một số giống Trà hoa vàng được tìm thấy tại Việt Nam ........................
10
2.5. Giá trị sử dụng .......................................................................................... 13
2.5.1. Sử dụng làm dược liệu .......................................................................... 13


5

2.5.2. Dùng làm cây cảnh ................................................................................ 15
2.6. Các nghiên cứu về phân hữu cơ cho chè.................................................. 17
2.6.1. Kết quả nghiên cứu phân bón hữu cơ trên thế giới cho cây chè ........... 17
2.6.2. Kết quả nghiên cứu phân bón và phân hữu cơ vi sinh trong nước ............
20
PHẦN 3: ĐỐI TƯƠNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu......................................... 23
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 23
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 23
3.2. Ðịa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 24
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 24
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 24
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 24
3.4.2. Phương pháp bón .................................................................................. 25
3.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi ................................... 25
3.5.1. Các chỉ tiêu theo dõi về sinh trưởng ..................................................... 25
3.5.2. Các chỉ tiêu năng suất và yếu tố cấu thành năng suất ........................... 26
3.6. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ................................................... 28
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 29

4.1. Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng của cây Trà
hoa vàng .......................................................................................................... 29
4.1.1. Ảnh hưởng của việc sử dụng phân hữu cơ vi sinh đến chiều cao cây Trà
hoa vàng .......................................................................................................... 29
4.1.2. Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến chiều dài lá và độ rộng lá ..... 30
4.1.3. Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến số lá trên cây ........................ 31
4.1.4. Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến chiều cao phân cành cấp 1
............. 33
4.1.5. Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến số cấp cành trên cây ............. 34
4.1.6. Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến đường kính gốc của cây.............
35
4.1.7. Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến đường kính các cấp cành trên
cây..... 37


6

4.2. Các kết quả về yếu tố cấu thành năng suất của cây Trà hoa vàng ........... 38
4.2.1. Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến đường kính nụ và đường kính
hoa trên cây ..................................................................................................... 38
4.2.2. Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến số nụ và năng suất hoa ......... 39
4.3. Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến tình hình sâu bệnh của Trà hoa
vàng...41
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................. 44
5.1. Kết luận .................................................................................................... 44
5.2. Ðề nghị ..................................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 46


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1: Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến chiều cao cây ................. 29
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến chiều dài lá và độ rộng lá ..
31
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến số lá trên cây.................. 32
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến chiều cao phân cành cấp 1
............... 33
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến số cấp cành trên cây ............
34
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến đường kính gốc của cây
........ 36
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến đường kính các cấp cành
trên cây ..37
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đường kính nụ, đường kính hoa
....38
Bảng 4.9: Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến số nụ (hoa) và năng suất
hoa....40
Bảng 4.10: Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến tần suất bắt gặp sâu bệnh
của Trà hoa vàng ............................................................................................. 42


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Trà hoa vàng lá dày ......................................................................... 10
Hình 2.2: Hoa trà lá dày .................................................................................. 10
Hình 2.3: Cây Trà hoa vàng Hakodae Ninh.................................................... 11
Hình 2.4: Hoa Trà hoa vàng Hakodae Ninh.................................................... 11
Hình 2.5: Trà vàng phan.................................................................................. 11
Hình 2.6: Hoa trà vàng phan ........................................................................... 11
Hình 2.7: Trà hoa vàng tamdaonensis............................................................. 12
Hình 2.8: hoa Trà hoa vàng tamdaonensis ...................................................... 12
Hình 2.9: Cây Trà hoa vàng petelotii .............................................................. 13

Hình 2.10: Trà túi lọc sản phẩm từ Trà hoa vàng ........................................... 15
Hình 2.11: Trà ô long sản phẩm từ Trà hoa vàng ........................................... 15
Hình 2.12: Thuốc được điều chế từ Trà hoa vàng .......................................... 15
Hình 4.1: Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến chiều cao cây ................. 30
Hình 4.2: Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến chiều dài lá và độ rộng lá ...
31
Hình 4.3: Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến số lá trên cây .................. 32
Hình 4.4: Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến chiều cao phân cành cấp 1 ...
34
Hình 4.5: Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến số cấp cành trên cây....... 35
Hình 4.6: Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến đường kính gốc của cây . 36
Hình 4.7: Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến đường kính các cấp cành
trên cây ............................................................................................................ 38
Hình 4.8: : Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến đường kính nụ và đường
kính hoa ........................................................................................................... 39
Hình 4.9: Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến số nụ(hoa) và năng suất
hoa..41


vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

VSV:

BNN & PTNT:

Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

CT:


Công thức

ctv:

Cộng tác viên

cs:

Cộng sự

đ/c:

Đối chứng

EM:

Công nghệ vi sinh vật hữu hiệu

HCVS:

Hữu cơ vi sinh

NL:

Nhắc lại

QL:

Quế lâm


TB:

Trung bình

SG:

Sông gianh

VQG:
Vi sinh vật

Vườn quốc gia


10

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trà hoa vàng là các loài thuộc chi trà (Camelia), họ chè (Theaceae) có
hoa màu vàng, nguồn gốc ở khu vực miền đông và miền nam châu Á, từ dãy
Himalaya về phía đông tới Nhật Bản và Indonexia. Tổng số loài đã biết thuộc
chi Camellia trên thế giới vào khoảng trên dưới 200 loài.
Thái Nguyên là một trong những tỉnh trung du miền núi có nhiều chủng
loại cây dược liệu, cây cảnh, nhưng trong đó phải kể đến là các loại cây Trà
hoa vàng của chi Camellia. Qua điều tra cho thấy trên địa bàn huyện Đồng
Hỷ, Đại Từ, Phú Lương… có sự xuất hiện của loài cây này nhưng việc nghiên
cứu và tìm hiểu Trà hoa vàng tại đây còn chưa được toàn diện và đồng bộ,
chưa có quy trình kỹ thuật thâm canh chung cho Trà hoa vàng ở giai đoạn
kinh doanh. Các thử nghiệm ban đầu mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu về

đặc điểm sinh vật học và nhân giống [1].
Tạp chí “Camellia International Journal” - một ấn phẩm chuyên nghiên
cứu về Trà hoa vàng của thế giới xuất bản tại Newzealand cho biết: Trà hoa
vàng có thể chiết xuất 9 vi chất khác nhau. Sản phẩm từ các hợp chất của Trà
hoa vàng có khả năng kiềm chế sự sinh trưởng của các khối u đến 33,8%
(trong khi y học cho rằng chỉ cần đạt đến ngưỡng 30% đã có thể xem là thành
công trong điều trị ung thư), giúp giảm đến 35% hàm lượng cholesterol trong
máu (trong khi dùng các loại thuốc khác thì mức độ giảm chỉ là 33,2%). Chất
chiết xuất từ Trà hoa vàng còn có tác dụng làm giảm tới 36,1% lượng
lipoprotein trong cơ thể, cao hơn 10% so với các liệu pháp sử dụng tân dược
hiện nay [13].
Giá trị của Trà hoa vàng không chỉ nằm ở hoa, lá mà còn ở các bộ phân như rễ
cây, cành cây, vì vậy để không ảnh hưởng đến giá trị của dược liệu, người sản
xuất cần hạn chế sử dụng các loại thuốc bảo vệ có nguồn gốc hóa học và các loại
phân bón vô cơ.


Phân hữu cơ vi sinh có vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao
năng suất và chất lượng sinh trưởng của cây trà hoa vàng. Trong nền nông
nghiệp của Việt Nam hiện nay thì việc sử dụng phân hữu cơ nói chung, phân
hữu cơ vi sinh nói riêng để thay thế cho một phần phân khoáng có tầm quan
trọng đặc biệt nhằm tăng hiệu quả sử dụng phân bón và góp phần giảm chi phí
sản xuất, giảm thiệt hại do sâu bệnh, nhất là tăng độ phì, tạo cân bằng vi sinh
vật cho đất.
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh đến sinh
trưởng và phát triển của cây Trà hoa vàng có năng suất cao phẩm chất tốt góp
phần thu hút lao động dư thừa ở miền núi, giúp cho đồng bào có thêm thu
nhập và xóa đói giảm nghèo một cách nhanh chóng. Đến nay, phân hữu cơ vi
sinh đã được sử dụng ở rất nhiều nơi trong nước, cho nhiều loại cây trồng
như: chè, cà phê, khoai lang, cây rau…Tuy nhiên bón phân hữu cơ vi sinh

như thế nào là hợp lí và hiệu quả cao còn tùy thuộc vào từng loại cây trồng,
từng loại đất. Việc tìm ra công thức bón phân hiệu quả, hợp lí cho các loại cây
trồng trong đó có cây Trà hòa vàng ở từng vùng là nhu cầu cấp thiết. Chính vì
vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một
số loại phân hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng và phát triển Trà hoa vàng
(Camellia Chrysantha)” tại Thái Nguyên.
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
Lựa chọn được loại phân bón hữu cơ vi sinh có hiệu quả tốt nhất cho
sự sinh trưởng phát triển của cây Trà hoa vàng Camellia Chrysantha tại
Thái Nguyên.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá được tình hình sinh trưởng của cây Trà hoa vàng.
- Xác định ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến năng suất, chất
lượng Trà hoa vàng.
- Đánh giá tình hình sâu bệnh hại chính trên Trà hoa vàng ở các công
thức sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh khác nhau.


1.3. Ý Nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Giúp sinh viên củng cố và hệ thống hóa kiến thức đã học trong nhà
trường vào nghiên cứu khoa học và trau dồi kiến thức, kinh nghiệm thực tế
nắm được cách tiến hành một đề tài nghiên cứu khoa học, biết phương pháp
thu thập, xử lý số liệu và trình bày một báo cáo khoa học.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở khoa học để xác định mức
bón phân hữu cơ vi sinh hợp lý, góp phần hoàn thiện quy trình bón phân hữu
cơ vi sinh phục vụ cho sản xuất Trà hoa vàng an toàn tại tỉnh.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm tăng năng suất, chất lượng, từ đó

nâng cao thu nhập cho người trồng Trà hoa vàng.
- Giúp cho người dân bước đầu tiếp cận các biện pháp sử dụng phân
hữu cơ vi sinh, để hướng tới một nền nông nghiệp bền vững.


PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
Phân bón là vật tư cực kỳ quan trọng trong sản xuất nông nghiệp đảm
bảo sản xuất đạt hiệu quả và bền vững, việc sử dụng phân bón đúng cách sẽ
góp phần nâng cao năng suất và chất lượng nông sản. Bộ NN&PTNT đã
khuyến cáo người nông dân bón phân hợp lí, tăng sử dụng các loại phân hữu
cơ, phân vi sinh, giảm sử dụng phân khoáng nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng
hiệu quả đầu tư [10].
Phân bón hữu cơ vi sinh là sản phẩm được sản xuất từ các nguồn
nguyên liệu hữu cơ khác nhau, nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng,
cải tạo đất, chứa một hay nhiều chủng loại vi sinh vật sống được tuyển chọn
với mật độ đạt tiêu chuẩn quy định, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng
nông sản. Phân hữu cơ vi sinh không gây ảnh hưởng xấu đến người, động vật,
môi trường sinh thái và chất lượng nông sản [11].
Hiệu quả của phân HCVS phụ thuộc vào loại, số lượng và hoạt lực của
các vi sinh vật. Phân HCVS thường chứa một hay nhiều loại vi sinh vật thuộc
các nhóm cố định đạm, phân giải lân, phóng thích kali và kích thích sinh
trưởng. Các vi

sinh vật cố định đạm gồm vi khuẩn Azotobacter,

Bradyrhizobium, Rhyzobium, xạ khuẩn Actinomyces, Klebsiella, tảo lam
(Cyanobacterium)...
Hiện nay thực tế số lượng cá thể các loài Trà hoa vàng trong tự nhiên

không còn nhiều vì vậy để phát triển và bảo tồn loài cây này chúng ta cần tiến
hành nhân giống cây Trà hoa vàng và trồng theo mục đích cụ thể. Trà hoa
vàng được tìm thấy chủ yếu ở dưới tán rừng, nơi có tầng đất canh dày và
độ mùn cao. Vì vậy khi đưa Trà hoa vàng về trồng, môi trường sống của cây
Trà hoa vàng bị thay đổi, tầng đất canh tác không giống như môi trường sống
của cây ban đầu. Để có được điều kiện sống thích hợp cho Trà hoa vàng sinh
trưởng và phát triển tốt cần đưa về điều kiện gần giống như môi trường tự
nhiên.


Do vậy việc bón bổ sung phân vi sinh giúp cho tầng đất được cải thiện,
tăng mùn và độ tơi xốp cho đất. Trên cơ sở đó tạo môi trường sống thuận lợi
cho Trà hoa vàng sinh trưởng và phát triển.
2.2. Nguồn gốc và phân bố
2.2.1. Nguồn gốc
Ở Trung Quốc hiện có 28 loài Trà hoa vàng. Năm 1965 các nhà thực
vật Trung Quốc đã mô tả loài Trà hoa vàng đầu tiên là Camellia nitidissima
và loài này được xếp trong 10 loài thực vật quý và hiếm nhất của Trung Quốc.
Đồng thời ở tỉnh Quảng Tây cũng đã thành lập cơ sở bảo tồn Trà hoa vàng
đầu tiên, với tổng số 23 loài. Do phát hiện thấy các tác dụng chữa bệnh độc
đáo của Trà hoa vàng, nên ở Trung Quốc đã xây dựng vài trang trại, để cung
cấp nguyên liệu Trà hoa vàng sản xuất thuốc [5].
Những năm 60 của thế kỷ XX, lần đầu tiên Trà hoa vàng được phát
hiện ở Quảng Tây, Trung Quốc và được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học.
Từ đó nó được các nước rất quan tâm nghiên cứu vì có một số công dụng đặc
biệt. Trung Quốc đã xây dựng được khu bảo tồn gen các loại Trà hoa vàng
(trên
20 loài và biến chủng) và đi sâu nghiên cứu các mặt cấu tạo gỗ, nhiễm sắc thể,
đặc trưng hình thành phấn hoa, lai giống và nhân giống Trà hoa vàng [5].
Ở Việt Nam, trong bộ Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập II, năm

2003, các tác giả đã đề cập, thuộc chi Camellia L. ở nước ta có 45 loài. Tuy
nhiên, trong hơn 10 năm trở lại đây, GS TS Trần Ninh và một số Tác giả
trong và ngoài nước khác, đã đi sâu nghiên cứu về Trà hoa vàng ở Việt Nam.
Theo các Tác giả này cho biết ở nước ta hiện có 26 loài, trong đó có nhiều
loài được công bố là loài mới cho khoa học và đặc hữu của Việt Nam. Riêng
ở VQG Tam Đảo đã phát hiện thấy 8 loài, nơi đây được coi là vùng tập trung
nhiều loài Trà hoa vàng ở nước ta [5].
Chi trà ở VQG Tam Đảo được tìm thấy có 16 loài, chiếm 28% tổng số
loài Trà hoa vàng ở Việt Nam. Trong đó có 2 loài Trà hoa vàng Tam Đảo và


Trà hoa vàng pêtêlô là đặc hữu, là cây hoa và cây dược liệu quý. Đây là các
loài có hoa to, màu vàng đậm, rất đẹp. Trong quá trình nghiên cứu, VQG Tam
Đảo đã xây dựng được quy trình nhân giống vô tính để trồng bảo tồn và giúp
người dân phát triển kinh tế. Mặc dù mới chỉ là bước đầu, song các kết quả
trên cho thấy, cả 16 loài hiện có ở VQG Tam Đảo đều có các thành phần hóa
học và tác dụng sinh học khả quan để ứng dụng trong Y - Dược học [2], [13].
2.2.2. Phân bố
2.2.2.1. Trên thế giới
Trà hoa vàng là các loài thuộc chi trà (Camelia), họ chè (Theaceae) có
hoa màu vàng, nguồn gốc ở khu vực miền đông và miền nam châu Á, từ dãy
Himalaya về phía đông tới Nhật Bản và Indonexia. Tổng số loài đã biết thuộc
chi Camellia trên thế giới vào khoảng trên dưới 200 loài. Các nhà nghiên cứu
thực vật đã coi các loài Trà hoa vàng là nguồn gen quý hiếm cần được bảo vệ
nghiêm ngặt [5].
Về mặt hệ thống học, Camellia L. được Linnaeus đặt tên vào năm
1753, mang tên thầy tu dòng Tên, người Czech: Georg Joseph Kamel; người
có công đưa hạt trà từ Nhật về Châu Âu. Loài chuẩn (Typus) của chi Camellia
là Camellia japonica L. hai loài được mô tả sớm nhất và cũng là tiền đề cho
việc nghiên cứu lai tạo, nhân giống là loài Camellia javanica L. và Camellia

sinensis L.
Số trà trong chi Camellia được mô tả, công bố mới có sự gia tăng. Năm
1985, J.Robert Sealy mô tả 87 loài, năm 1981 Chang Hung Ta mô tả 201 loài.
Mười năm sau, các nhà thực vật học đã phát hiện thêm được 66 loài và tổng
số 267 loài vào năm 1991, đến nay khoảng 300 loài thuộc chi Camellia đã
được mô tả. Điều này cho thấy mức độ phong phú, tầm quan trọng và sự cuốn
hút của các loài Camelia [17].
Chi Camellia phân bố chủ yếu ở nhiệt đới Châu Á, cụ thể là Ấn Độ,
Bhutan, Campuchia, Đài Loan, Indonesia, Hàn Quốc, Lào, Myanmar, Nhật
Bản,


Nepal, Philippines, Thái Lan, Triều Tiên, Trung Quốc, Việt Nam. Trung tâm
phân bố là Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Hiện nay trên thế giới có
khoảng
300 loài, đây là chi có loài lớn nhất trong các chi của họ Chè. Các trung tâm
chè lớn của thế giới đều tập trung ở Châu Á, chủ yếu là Trung Quốc và Nhật
Bản. Từ các nước này trà được mang sang Ấn Độ, Srilanca, sau đó được nhập
vào Indonesia và trà được mang vào Châu Âu cuối thế kỉ 16 đầu thế kỉ 17.
Trung Quốc đã xây dựng được khu bảo tồn gen các loại Trà hoa vàng
(trên 20 loài và biến chủng) và đi sâu nghiên cứu các mặt cấu tạo gỗ, nhiễm
sắc thể, đặc trưng hình thành phấn hoa, lai giống và nhân giống Trà hoa vàng.
Trà hoa vàng là chi thực vật có nhiều chủng loại phong phú, có nhiều
tác dụng, theo thống kê trên thế giới có khoảng trên 300 loài và hàng chục
biến chủng khác nhau [12].
2.2.2.2. Việt Nam
Ở Việt Nam trong bộ danh lục các loài thực vật Việt Nam , tập II, năm
2003, các tác giả đã đề cập, thuộc chi Camellia L. ở nước ta 45 loài. Tuy nhiên
trong hơn 10 năm trở lại đây, GS.TS Trần Ninh và một số tác giả trong và
ngoài nước khác, đã đi sâu nghiên cứu về Trà hoa vàng ở Việt Nam. Theo các

tác giả này cho biết ở nước ta hiện có 26 loài, trong đó có nhiều loài được công
bố là loài mới cho khoa học và đặc hữu của Việt Nam. Riêng ở VQG Tam
Đảo đã phát hiện thấy 8 loài, nơi đây được coi là vùng tập trung nhiều loài Trà
hoa vàng ở nước ta [4].
Theo tác giả Ngô Quang Đê (1996) có khoảng 196 loài trà, chia làm 4 á
chi và nhiều chủng, biến chủng. Việt Nam có khoảng 26 loài trà, chủ yếu ở
miền Bắc. Trong những năm gần đây nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài (Úc,
Pháp, Anh, Nhật...) đã tới Việt Nam nghiên cứu, tìm hiểu về các giống, đặc
biệt là Trà hoa vàng (Ngô Quang Đê, 1996) [2].
Tại tỉnh Quảng Ninh, năm 2015 cũng đã triển khai dự án xây dựng mô
hình trồng khảo nghiệm cây Trà hoa vàng tại xã Quảng Minh, huyện Hải Hà,


quy mô 3 ha. Tuy thời gian thực hiện dự án đến nay chưa kết thúc, xong xét
về khả năng sinh trưởng và thích ứng đối với Trà hoa vàng tại huyện Hải Hà,
tỉnh Quảng Ninh được đánh giá cao và thích hợp cho cây Trà hoa vàng phát
triển [5].
Năm 2014, tỉnh Hải Dương đã triển khai đề tài “Điều tra đánh giá hiện
trạng, nghiên cứu để bảo tồn và phát triển cây Trà hoa vàng tại huyện Chí
Linh, tỉnh Hải Dương”. Bước đầu cho thấy giá trị kinh tế cũng như khả năng
nhân rộng của mô hình cây Trà hoa vàng rất khả thi.
Năm 2015, 2016 một số đề tài nghiên cứu về cây Trà hoa vàng đã và
đang triển khai do Sở KHCN các tỉnh Bắc Giang, tỉnh Cao Bằng quản lý bước
đầu đã cho thấy sự vào cuộc của nhà khoa học, cơ quan quản lý Nhà nước đối
với việc bảo tồn và phát triển nguồn gen loài cây quý hiếm như Trà hoa vàng
tại Việt Nam.
Đối với tỉnh Thái Nguyên cây Trà hoa vàng được tìm thấy trong rừng
tự nhiên tại các xã vùng thấp của huyện Đại Từ, ngoài ra qua hồ sơ điều tra
cho thấy Trà hoa vàng còn phân bố ở huyện Phú Lương, huyện Đồng Hỷ,
huyện Võ Nhai, và huyện Phổ Yên [4].

Ở Việt Nam, Trà hoa vàng có thể tìm thấy tại các tỉnh trung du và vùng
núi phía Bắc nước ta như Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Lào Cai, Thái
Nguyên…, chúng thường mọc ở độ cao 300 - 800m so với mực nước biển,
phần lớn là trong rừng thứ sinh, xen giữa các nương rẫy, ở một số địa hình
quá dốc hoặc nhiều đá lộ đầu, ven khe suối cạn (Tr. Ninh, 2007) [18].
Năm 2003, Nguyễn Thiện Tịch (ĐH. Khoa học Tự nhiên TP.HCM)
cũng đã tìm thấy một loài trà có hoa màu vàng đậm rất đẹp này tại Lâm Đồng.
Mới đây, các nhà thực vật Việt Nam cũng đã tìm lại được loài Trà hoa
vàng Camellia dormoyana tại VQG Nam Cát Tiên. Đây là loài Trà hoa vàng
đầu tiên được các nhà thực vật người Pháp phát hiện tại Đông Dương và
công bố vào đầu thế kỷ XX tại tỉnh Đồng Nai.


2.3. Phân loại và đặc điểm thực vật học
2.3.1. Phân loại
Camellia L. có thể được tóm tắt như sau:
Giới: Thực vật (Plantae)
Ngành: Ngọc Lan (Magnoliophyta)
Lớp: Ngọc Lan (Magnoliopsida)
Phân lớp: Sổ (Dilleniidae)
Bộ: Chè (Theales)
Họ: Chè (Theaceae)
Chi: Camllia L.
2.3.2. Đặc điểm thực vật học
Trà hoa vàng là cây bụi hoặc cây nhỏ, thường xanh, cành nhẵn hay có
lông. Lá thường có cuống, đơn, mọc so le, không có lá kèm, chóp lá nhọn, có
đầu nhọn hoặc kéo dài thành đuôi, gốc lá hình nêm hẹp, nêm rộng, tròn hay
hình tim, mép có răng cưa nhọn hoặc tù. Hoa đều, lưỡng tính, kích thước lớn
hoặc nhỏ, mọc đơn độc ở nách lá hoặc đầu cành. Hoa màu đỏ, trắng hoặc
vàng, cuống hoa ngắn, lá bắc 2 - 10 lá, mọc xoắn trên cuống hoa. Cánh hoa 4 19, hợp 1 phần ở gốc cùng với vòng nhị ngoài. Nhị nhiều, dính với nhau ở

phía gốc, vòng nhị phía trong rời nhau, chỉ nhị dài. Bầu trên, 1 - 5 ô, vòi nhị 1
- 5 dạng sợi, rời hoặc dính nhau, bầu và vòi nhị nhẵn hay phủ lông mịn. Quả
nang, hình cầu dẹt hoặc hình trắng, khi khô trẻ ô từ trên xuống thành 3, 4 hay 5
mảnh, có trụ hay không, vỏ quả dày hay mỏng, hóa gỗ. Hạt 1 đến nhiều hạt
trong mỗi ô, hình cầu, nửa cầu hay hình nêm, vỏ hạt màu nâu, nâu hạt giẻ nhạt
hoặc nâu hồng, phủ lông hay nhẵn [12].
Trà hoa vàng là loại cây gốc nhỏ, cao. Cành non màu nâu nhạt, lá có
cuống dài 8 - 15mm, xanh đậm và láng ở mặt trên, xanh sáng ở mặt dưới với
nhiều điểm tuyến màu đen, cả 2 mặt đều không lông, lá dạng da, dày, gốc lá
hình nêm hoặc tròn, chóp lá có mũi nhọn, mép lá có răng cưa nhỏ cách đều


nhau, hệ gân lõm ở mặt trên và nổi rõ ở mặt dưới, gân bên 12 - 16 cặp. Hoa
màu vàng, mọc ở đầu cành hoặc nách lá, đường kính khi nở khoảng 6 - 8cm.
Cuống hoa dài 1 - 1,2mm, mang 5 - 6 lá bắc hình móng hoặc hình vẩy đến
gần tròn, cao 4 - 6mm, rộng 7 - 12mm, mép lá mặt trong có lông. Tràng hoa
gồm 16 - 17 cánh, gần tròn đến bầu dục, dài 2 - 5,3cm, rộng 2,3 - 3,5cm, có
lông ở mặt trong và thưa dần ở các cánh bên trong. Bộ nhị nhiều, cao 4 4,5cm, các chỉ nhị vòng ngoài, dính nhau 1,4 - 2,1cm, chỉ nhị bên trong rời,
có lông. Quả gần dạng cầu, đường kính 5 - 6cm, cao 4 - 4,5cm, 3 - 4 hạt trong
mỗi ô, vỏ quả dày 4,5 - 6,5mm, hạt dài 2,2cm, có lông [12].
2.4. Một số giống Trà hoa vàng được tìm thấy tại Việt Nam
* Camellia crassiphylla Ninh et Hakoda - Trà vàng lá dày
- Sinh thái: Mọc rải rác trong thung lũng rừng thường xanh ở độ cao
600 - 800m [6].
- Phân bố: Vĩnh phúc, Quảng Ninh, Thái Nguyên.
- Đặc điểm nhận biết:

Hình 2.1: Trà hoa vàng lá dày

Hình 2.2: Hoa trà lá dày


* Camellia Hakodae Ninh
- Điều kiện sinh thái: Mọc ven suối, trong rừng thường xanh ở độ cao
250 - 500m.


- Phân bố: Ngoài VQG Tam Đảo loài này còn gặp ở huyện Đồng Hỷ,
Đại Từ tỉnh Thái Nguyên [5].
- Đặc điểm nhận biết:

Hình 2.3: Cây Trà hoa vàng
Hakodae Ninh

Hình 2.4: Hoa Trà hoa vàng Hakodae
Ninh

* Camellia phanii Hakoda et Ninh - Trà vàng Phan
Điều kiện sinh thái: Mọc ven suối, trong rừng thường xanh ở độ cao
150 - 300m.
Phân bố: Ngoài VQG Tam Đảo loài này còn gặp ở núi Pháo, Đại Từ
Thái Nguyên.
Đặc điểm nhận biết:

Hình 2.5: Trà vàng phan

Hình 2.6: Hoa trà vàng phan


* Trà hoa vàng ở Vườn Quốc gia Tam Đảo gồm 2 loài là:
Camellia tamdaonensis và camellia petlotit

Camellia tamdaonensis: là loài cây gỗ nhỏ, cao 2 - 4m. Lá hình bầu
dục hẹp, gốc hình nêm, gân bên gồm 6 - 8 cặp. Hoa màu vàng, mọc ở nách lá,
cuống hoa ngắn 5 - 9mm, cánh hoa 10 - 12 màu vàng, phủ nhiều lông mịn
trắng ở cả hai mặt.
Điều kiện sinh thái: mọc trong thung lũng ẩm ướt trong rừng nhiệt đới
ở độ cao 300 - 400m [6].
Phân bố: Vĩnh Phúc (VQG Tam Đảo).

Hình 2.7: Trà hoa vàng tamdaonensis

Hình 2.8: hoa Trà hoa vàng
tamdaonensis

Camellia petelotii: là loài cây gỗ nhỏ, cao 2 - 4m. Lá dày hình bầu dục
hẹp, gốc lá dạng nêm hẹp, gân bên gồm 10 - 12 cặp. Hoa màu vàng, mọc ở
đỉnh cành, cuống hoa dài 1 - 1,5cm [6].
Điều kiện sinh thái: Loài Trà hoa vàng này mọc trong rừng xanh ở độ
cao 950 - 1.100m.
Phân bố: Vĩnh phúc, VQG Tam Đảo.


Hình 2.9: Cây Trà hoa vàng petelotii

2.5. Giá trị sử dụng
2.5.1. Sử dụng làm dược liệu
Trà hoa vàng có tên khoa học là Camellia chrysantha, là loài thực vật
hạt kín trong họ Chè Theaceae, có giá trị dược liệu rất quý. Ở Trung Quốc,
Trà hoa vàng (hay còn gọi là kim hoa trà) được nhiều nhà nghiên cứu hợp
chất tự nhiên của Trung Quốc phát hiện có chứa hơn 400 loại nguyên tố hóa
học khác nhau, rất có lợi cho sức khỏe con người [13].

Hiện nay, công ty Phú Tân (tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc) đã chế biến
thành công trà túi lọc từ Trà hoa vàng, tinh trà và dịch Trà hoa vàng thành loại
nước uống bổ dưỡng cao cấp đưa ra thị trường thế giới, đặc biệt sản phẩm
Golden Camellia có giá tới 4.67 triệu đồng/chai. Đây là hướng sử dụng Trà
hoa vàng đặc biệt hữu hiệu và có lợi đối với sức khỏe con người.
Ông Lipuren, chuyên gia y học dân tộc nổi tiếng của Trung Quốc, trong
một công trình nghiên cứu khoa học đã khẳng định Trà hoa vàng “có những
công dụng y học vô giá”. Theo chuyên gia này, sử dụng sản phẩm từ Trà hoa
vàng có thể làm giảm triệu chứng xơ vữa động mạch do máu nhiễm mỡ sau
khoảng 20 ngày. Trà hoa vàng còn rất tốt cho bệnh cao huyết áp vì khả năng
làm giảm và điều hòa huyết áp của nó. Sử dụng Trà hoa vàng có thể chữa
được rất nhiều bệnh như táo bón, hạ đường huyết đối với người bị tiểu đường.


Bên cạnh đó, một số bệnh về đường hô hấp, bài tiết (chứng tiểu khó và vàng),
khí thũng hay co thắt dạ con ở phụ nữ đều có thể sử dụng thức uống này như
một phương pháp chữa trị đơn giản lại sớm mang lại kết quả [13].
Tiến sĩ John Welsburger - thành viên cao cấp của Tổ chức Sức khỏe
Hoa Kỳ phát biểu: “Dường như những thành phần chứa trong trà có khả năng
làm giảm nguy cơ một số bệnh mãn tính như đột quỵ, trụy tim và ung thư”.
Theo một số nghiên cứu ở Hà Lan, những người uống 4 - 5 tách chè đen hàng
ngày giảm 70% nguy cơ đột quỵ so với những người chỉ dùng 2 tách hoặc ít
hơn. Đó chính là do chất flavonoid có trong chè đen đã ngăn ngừa sự vón cục
nguy hiểm của tiểu huyết cầu trong máu - nguyên nhân dẫn đến hầu hết các
chứng đột quỵ và các cơn đau tim. Loại chè đen nhắc đến trên đây là một
dạng chè được chế biến từ Trà hoa vàng [13].
Y học cổ truyền Trung Quốc đã tổng kết 9 tác dụng chính của lá Trà
hoa vàng: (1) Trong lá trà có những hoạt chất làm giảm tổng hàm lượng lipit
trong huyết thanh máu, giảm lượng cholesterol mật độ thấp (choles - terol
xấu) và tăng lượng cholesterol mật độ cao (cholesterol tốt). (2) Nước sắc lá trà

có tác dụng hạ huyết áp rõ ràng và được duy trì trong thời gian tương đối dài.
(3) Nước sắc lá trà có tác dụng ức chế sự tụ tập của tiểu cầu, chống sự hình
thành huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu. (4) Phòng ngừa ung thư và ức chế
sự phát triển của các khối u khác. (5) Hưng phấn thần kinh. (6) Lợi tiểu mạnh.
(7) Giải độc gan và thận, ngăn ngừa xơ vữa động mạnh máu. (8) Ức chế và
tiêu diệt vi khuẩn. (9) Lá trà có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và duy trì
trạng thái bình thường của tuyến giáp [19].
Từ nhiều năm nay, người cao tuổi ở các xã trong huyện Quế Phong biết
về cây Trà hoa vàng dùng để nấu nước uống như chè xanh. Đây là loài cây
mọc tự nhiên trong rừng. Người dân dùng Trà hoa vàng nấu lấy nước uống,
người ốm yếu đau nhức cơ thể trở nên khỏe mạnh, hoạt bát còn người khỏe
mạnh ăn được nhiều cơm, đêm ngủ ngon giấc. Lá của Trà hoa vàng còn được
dùng như


một loại thức ăn được nấu với măng làm canh dùng cho người mới ốm dậy,
người suy nhược sức khỏe. Ngoài ra, khi bị các vết thương lở loét, người dân
địa phương còn lấy hoa và lá của Trà hoa vàng giã nhỏ đắp lên vết thương,
mỗi ngày thay 2 - 3 lần thì sau 2 - 3 ngày, vết thương sẽ khô và liền da [13].
Một nghiên cứu khác về công dụng trà cho thấy dùng trà mang lại hiệu
quả gần 90% trong việc ngăn ngừa chứng sạm da - một trong những nguyên
nhân dẫn đến ung thư da. Gần đây, các nhà khoa học Nhật Bản vừa phát hiện
hoạt chất epigallocatechin gallat (EGCG) trong Trà hoa vàng có tác dụng
ngăn HIV bám vào tế bào miễn dịch khoẻ mạnh. Khám phá mới có thể đưa
tới những phương pháp mới chống lại căn bệnh nguy hiểm này [13].
Trong quá trình điều tra khảo sát về cây Trà hoa vàng, đoàn chúng tôi
tìm hiểu, tiếp xúc với một vài thầy lang trong vùng, được biết Trà hoa vàng là
vị thuốc nam hết sức có hiệu quả. Ngoài tác dụng của hoa thì lá của Trà hoa
vàng còn có tác dụng chống mệt mỏi, giúp tinh thần tỉnh táo, tăng cường chức
năng tiêu hóa, lợi tiểu, giải độc rất tốt. Đây là vốn quý cần phát huy, nhất là

trong điều trị dự phòng ở cơ sở.

Hình 2.10: Trà túi lọc sản

Hình 2.11: Trà ô long sản

Hình 2.12: Thuốc được

phẩm từ Trà hoa vàng

phẩm từ Trà hoa vàng

điều chế từ Trà hoa vàng

2.5.2. Dùng làm cây cảnh
Giá trị lớn nhất và dễ nhận thấy nhất của các loài thuộc chi Camellia là
làm cây cảnh. Hiện nay trên thế giới và Việt Nam có rất nhiều loài thuộc chi
Camellia có hoa đẹp với đủ các màu sắc khác nhau như trắng, đỏ, vàng và


nhiều màu sắc độc đáo, lạ mắt được tạo ra do lai tạo đã thu hút sự quan tâm
của những nhà chơi cây cảnh. Trong số đó, các loài Trà hoa vàng rất hiếm chỉ
gặp ở Việt Nam và Trung Quốc.
Cũng như nhiều loài khác trong chi Camellia, giá trị đầu tiên dễ nhận
thấy nhất của Trà hoa vàng là làm cảnh. Màu vàng của Trà hoa vàng rất đặc
trưng, khó có thể tạo được bằng phương pháp lai tạo, nên càng thu hút được
nhiều sự quan tâm của các lai tạo trên thế giới. Chỉ riêng Camellia
nitidissima, các nhà cây giống đã phải nỗ lực trong suốt 20 năm để khắc phục
sự bất thụ lai trà này với Camellia flava của Việt Nam là loài rất dễ lai tạo và
đã tạo được nhiều loài lai giữa loài này với các loài trà lai mới được bổ sung

vào bộ sưu tập các loài trà làm cảnh của toàn thế giới [2].
Nghiên cứu của tác giả Ngô Quang Đê bằng phương pháp điều tra theo
tuyến đã điều tra phát hiện khu vực phân bố, đặc điểm hình thái, sinh thái của
một số loài Trà hoa vàng tại Vườn Quốc gia Ba Vì - Hà Tây (nay là Hà Nội)
đã cho thấy ở Vườn Quốc gia Ba Vì có hai loài Camellia có triển vọng thuần
hóa làm cây cảnh. Phần lớn những loài này đều phân bố ở độ cao trên 600m,
nơi có tầng đất dày, xốp ẩm, hơi chua dưới tán rừng, là các loài sinh trưởng
chậm, chịu bóng nhạy cảm với điều kiện ngoại cảnh nên cần có kỹ thuật tốt.
Hơn nữa, tác giả Ngô Quang Đê đã di thực thuần hóa thành công 2 loài: Trà
hoa thơm Ba Vì (Camellia vietnamensis) và Trà hoa vàng Ba Vì (Camellia
tonkinensis (Pitard) Cohen Stuart) tại vườn trà ở Xuân Mai - Chương Mỹ Hà Nội, hiện 2 loài này sinh trưởng phát triển tốt đồng thời cho hoa đẹp vào
dịp xuân về (Ngô Quang Đê, 1996) [2].
Ngoài ra, các nghiên cứu của nước ngoài cũng chỉ ra rằng, Trà hoa còn
có khả năng hấp thu CO2, H2S, Cl, HF và các thể khí độc hại khác, có tác
dụng bảo vệ môi trường mạnh, làm sạch không khí. Một công viên Trà hoa
vàng đã được xây dựng tại Nam Ninh - Trung Quốc để phục vụ người dân
thăm quan và là nơi bảo vệ nguồn gen cho các nhà khoa học nghiên cứu.


×