Tải bản đầy đủ (.docx) (80 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và biện pháp kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại cho giống quýt ngọt không hạt (citrus unshiu marc) tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 80 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐINH TIẾN LONG

Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN VÀ BIỆN
PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI CHO GIỐNG QUÝT
NGỌT KHÔNG HẠT (Citrus unshiu Marc) TẠI THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học cây trồng

Khoa

: Nông học

Khóa học

: 2014 - 2018

Thái Nguyên, năm 2018



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐINH TIẾN LONG

Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN VÀ BIỆN
PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI CHO GIỐNG QUÝT
NGỌT KHÔNG HẠT (Citrus unshiu Marc) TẠI THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học cây trồng

Khoa

: Nông học

Khóa học

: 2014 – 2018

Giảng viên hướng dẫn : TS. NGUYỄN MINH TUẤN


Thái Nguyên, năm 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là quá trình rất quan trọng giúp cho mỗi sinh viên
hoàn thiện kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, phương pháp làm việc, trau dồi
thêm kiến thức và kỹ năng thực tế vào trong công việc nhằm đáp ứng được
yêu cầu của thực tiễn, nhu cầu nhân lực ngày càng cao của xã hội.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và được sự nhất trí của Ban
chủ nhiệm khoa Nông học - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và
biện pháp kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại cho giống quýt ngọt không hạt
(Citrus unshiu Marc) tại Thái Nguyên”, sau một thời gian làm việc nghiêm
túc và hiệu quả cho đến nay khóa luận của tôi đã hoàn thành.
Để đạt được kết quả như ngày hôm nay tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đến các thầy, cô giáo đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập, đặc biệt là sự chỉ bảo nhiệt tình của thầy giáo TS. Nguyễn Minh
Tuấn, người trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này. Đồng thời tôi
cũng xin chân thành cảm ơn đến gia đình và bạn bè, những người luôn hỗ trợ,
giúp đỡ và ủng hộ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Do thời gian có hạn, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn còn nhiều
hạn chế nên đề tài của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để đề
tài của tôi có thể được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2018
Sinh viên


Đinh Tiến Long


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ v
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ vi
DANH MUC CÁC CỤM TỪ, TỪ VIẾT TẮT............................................... vii
Phần I: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu đề tài.......................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu................................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài ................................................................................... 3
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
Phần II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
2.2. Nguồn gốc của quýt ngọt không hạt .......................................................... 5
2.3. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh của quýt................................................. 6
2.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ quýt trên thế giới và trong nước................ 9
2.4.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ quýt trên thế giới. ................................... 9
2.4.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ quýt trong nước .................................... 12
2.5 Tình hình nghiên cứu cam, quýt trên thế giới và Việt Nam ..................... 15
2.5.1. Tình hình nghiên cứu cây có múi trên thế giới .....................................
15
2.5.1.1 Nghiên cứu về chọn tạo giống ở cam quýt ......................................... 15

2.5.1.2 Nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây cam quýt.... 16
2.5.1.3 Nghiên cứu về phòng trừ sâu bệnh hại ..................................................
21
2.5.2 Tình hình nghiên cứu cam quýt ở Việt Nam ............................................ 21


5

2.5.2.1 Nghiên cứu và chọn tạo và thử nghiệm giống cam quýt .................... 21
2.5.2.2 Nghiên cứu phương pháp phòng trừ sâu bệnh hại .............................. 24
PHẦN III: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 27
3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu............................................................. 27
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 27
3.1.2. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 27
3.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................. 27
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 27
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 28
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 28
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 31
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 32
4.1. Kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của giống quýt
ngọt không hạt tại Thái Nguyên...................................................................... 32
4.1.1. Đặc điểm hình thái giống quýt ngọt không hạt..................................... 32
4.1.2. Thời gian sinh trưởng lộc của 2 giống quýt trong thí nghiệm .............. 33
4.1.3. Động thái tặng trưởng lộc của 2 giống quýt trong thí nghiệm.............. 34
4.1.3.1. Động thái tăng trưởng của lộc xuân ................................................... 34
4.1.3.2. Động thái tăng trưởng của lộc hè ....................................................... 36
4.1.4. Đặc điểm lộc của 2 giống quýt trong thí nghiệm.................................. 37

4.1.4 Thời gian ra hoa hình thành quả cả 2 giống quýt trong thí nghiệm....... 38
4.1.5 Tình hình sâu bệnh hại của 2 giống quýt ............................................... 39
4.2 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến khả
năng
phòng trừ sâu bệnh hại cho giống quýt ngọt không hạt tại Thái Nguyên...........
39
4.2.1 Thành phần các loại sâu, bệnh hại trên giống quý thí nghiệm............... 39


4.2.2 Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến chất lượng lộc giống quýt ngọt không
hạt .................................................................................................................... 40
4.2.3 Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến thời gian ra hoa hình thành quả giống
quýt ngọt không hạt......................................................................................... 41
4.2.4 Hiệu lực của thuốc BVTV đến tỷ lệ cây bị sâu vẽ bùa .......................... 42
4.2.5 Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến tình hình sâu bệnh hại ...................... 43
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................... 45
5.1 Kết luận ..................................................................................................... 45
5.1.1 Khả năng sinh trưởng và phát triển của giống quýt ngọt không hạt...... 45
5.1.2 Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến khả năng phòng trừ sâu bệnh hại cho
giống quýt ngọt không hạt tài Thái Nguyên ................................................... 45
5.2 Đề nghị ...................................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 46


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2. 1 Tình hình sản xuất cam quýt trên thế giới ...................................... 10
Bảng 2. 2 Tình hình sản xuất cây có múi ở một số nước vùng Châu Á ......... 11
Bảng 2. 3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ quýt ở các vùng năm 2014............. 13
Bảng 4. 1 Đặc điểm hình thái của 2 giống quýt .............................................. 32
Bảng 4. 2 Thời gian sinh trưởng lộc của 2 giống quýt ................................... 33

Bảng 4. 3 Đặc điểm lộc của 2 giống quýt ....................................................... 37
Bảng 4. 4 Ảnh hưởng của giống quýt đến thời gian ra hoa giống quýt ngọt
không hạt ......................................................................................................... 38
Bảng 4. 5 Ảnh hưởng của giống quýt đến số hoa và số quả hình thành/cây .. 38
Bảng 4. 6 Mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính.................................................. 39
Bảng 4.7 Thành phần các loại sâu, bệnh hại trên giống quýt ......................... 39
Bảng 4. 8 Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến chất lượng lộc giống quýt ngọt
không hạt ......................................................................................................... 40
Bảng 4. 9 Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến thời gian ra hoa, quả giống quýt
ngọt không hạt ................................................................................................. 41
Bảng 4. 10 Hiệu lực của thuốc BVTV đến tỷ lệ cây bị sâu vẽ bùa ................ 42
Bảng 4. 11 Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến tình hình sâu bệnh hại ............ 44


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4. 1 Động thái tăng trưởng chiều dài lộc xuân ....................................... 34
Hình 4. 2 Động thái tăng trưởng đường kính lộc xuân .................................. 35
Hình 4. 3 Động thái tăng trưởng số lá/lộc xuân .............................................. 35
Hình 4. 4 Động thái tăng trưởng chiều dài lộc hè ........................................... 36
Hình 4. 5 Động thái tăng trưởng đường kính lộc hè ....................................... 36
Hình 4. 6 Động thái tăng trưởng số lá/lộc hè .................................................. 37


vii

DANH MUC CÁC CỤM TỪ, TỪ VIẾT TẮT
CV

: Hệ số biến động


FAO
: (Food and Agriculture Organization of the United
Nations)
Tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên hợp quốc.
LSD05

: Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%

CT

: Công thức

BVTV
CTV

: Bảo vệ thực vật

CS
: Cộng sự
: Cộng tác viên


10

Phần I
MỞ ÐẦU
1.1 Tính cấp thiết của ðề tài
Cây ăn quả chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống của mỗi con người
cũng như nền kinh tế cả nước. Ở Việt Nam, trải qua hàng ngàn năm lịch sử,
nghề trồng cây ăn quả đã trở thành một trong những lĩnh vực quan trọng

không thể thiếu đối với nền nông nghiệp nước ta nói chung và của mỗi vùng
miền nói riêng. Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa ẩm đã tạo nên sự
dạng về sinh thái, rất thuận lợi cho việc phát triển trồng cây ăn quả. Trong
những năm qua, nghề trồng cây ăn quả đã góp vai trò hết sức quan trọng vào
nền kinh tế nông nghiệp, góp phần xóa đói giảm nghèo cũng như tạo công ăn
việc làm cho hàng ngàn nhân lực trong nước, làm thay đổi bộ mặt kinh tế của
một số vùng như Bắc Giang, Hà Giang, Tuyên Quang, …
Cam quýt là một trong những cây ăn quả đặc sản lâu năm của Việt Nam
bởi giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Trong thành phần thịt quả có chứa 612% đường, hàm lượng vitamin C từ 40-90 mg/100g tươi, các axit hữu cơ từ
0,4-1,2% trong đó có nhiều loại axit có hoạt tính sinh học cao cùng các chất
khoáng và dầu thơm, mặt khác quýt không hạt có thể dùng ăn tươi để giải
khát, chữa bệnh, chữa say tàu xe…
Hiện nay đã có rất nhiều các tiến bộ nghiên cứu và áp dụng vào sản xuất,
tuy nhiên cho đến nay năng suất và chất lượng quả của nước ta hiện nay nhìn
chung còn thấp hơn nhiều so với một số nước khu vực và trên thế giới. Về
chất lượng còn nhiều hạn chế như: Quả vẫn còn nhiều hạt và mã chưa đẹp. Do
vậy việc nghiên cứu chọn tạo ra giống cây ăn quả có múi ít hạt và không hạt
là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của công tác giống cây ăn
quả có múi. Xu hướng giống cam quýt trên thế giới ngoài việc chọn các giống
có năng suất, chất lượng cao, ổn định, chống chịu với điều kiện môi trường,


sâu bệnh thì mục tiêu còn hướng tới chọn tạo ra các giống ít hạt hoặc không
hạt. Mặc dù quýt ngọt không hạt là giống được trồng rất phổ biến ở các quốc
gia trên thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam thì lại chưa được phổ biến cho lắm. Vì
vây, việc nghiên cứu và đưa giống quýt ngọt này về trồng thử nghiệm và phát
triển mở rộng là rất cần thiết cho sản xuất cây có múi nói chung và cây quýt
ngọt nói riêng. Ngoài đặc tính không hạt ra đây còn giống chín sơm rất thích
hợp cho trong rải vụ nâng cao hiệu quả kinh tế.
Huyện Đại Từ là huyện miền núi nằm ở phía Tây bắc của tỉnh Thái

Nguyên có quỹ đất rất lớn phục vụ cho phát triển sản xuất nông nghiệp, trong
đó tổng diện tích đất tự nhiên là 57,848ha, trong đó có tổng diện tích đất hiện
đang sử dụng vào mục đích là 93,8% còn lại là 6,2% diện tích đất chưa sử
dụng. Không những có quỹ đất dồi dào mà tại đây có lượng mưa nhiều nên
ẩm độ trung bình từ 70 – 80%, nhiệt độ trung bình dao động từ 22–270c đây
chính là những điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất cây ăn quả có múi
nói chung và quýt ngọt không hạt nói riêng. Xuất phát từ thực tiễn chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển
và biện pháp kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại cho giống quýt ngọt không
hạt (Citrus unshiu Marc) tại Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu đề tài
1.2.1. Mục tiêu
- Đánh giá được khả năng sinh trưởng phát triển của giống quýt ngọt
không hạt tại thị trấn Quân Chu, huyện Đại Từ.
- Đánh giá được tình hình sâu bệnh hại và biện pháp kỹ thuật thích
hợp trong phòng trừ sâu bênh hại cho giống quýt ngọt không hạt tại thị trấn
Quân Chu, Huyện Đại Từ.


1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Nghiên cứu thời gian sinh trưởng các đợt lộc, chất lượng lộc, đặc
điểm hình thái cây và thời gian ra hoa, đậu quả, giống quýt ngọt không.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc BVTV đến thời gian sinh trưởng
lộc, chất lượng lộc, và thời gian ra hoa, đậu quả giống quýt ngọt không hạt.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc BVTV đến tình hình sâu bệnh hại
và khả năng phòng trừ một số loại sâu bệnh hại quýt ngọt không hạt.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ bổ sung những tư liệu khoa học về
đặc điểm một số giống quýt tại Thái Nguyên.

- Các vật liệu từ công trình nghiên cứu này có ý nghĩa góp phần vào
công tác tạo quả chất lượng cao đối với cây có múi.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo có ý nghĩa
trong công tác giảng dạy, nghiên cứu, học tập về cây có múi nói chung.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa trong việc đánh giá lựa chọn
được giống quýt ngọt có khả năng sinh trưởng tốt cho sản xuất, đồng thời có
được những biện pháp kỹ thuật thích hợp giúp người sản xuất có được cây
quýt có khả năng sinh trưởng phát triển tốt ngay từ giai đoạn đầu tiên, tạo tiền
đề cho sự phát triển sản xuất quýt ở giai đoạn kinh doanh cho các vùng trồng
cam quýt ở Thái Nguyên nói riêng và các khu vực có khí hậu tương tự tỉnh
Thái Nguyên ở trên cả nước nói chung.


Phần II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cõ sở khoa học của đề tài
Cây ăn quả được xem là cây trồng quan trọng trong việc chuyển đổi cơ
cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả kinh tế, nhất là ở các tỉnh Trung du miền núi
phía Bắc. Trong đó, quýt đang được thị trường trong và ngoài nước ưa
chuộng. Quýt không hạt hoặc ít hạt thường do giống trồng có nhiễm sắc thể là
tam bội, do sự bất dục đực hoặc noãn bất dục hoặc do sự bất tương hợp trong
đó có sự bất tương hợp do tự thụ phấn.
Đối với cuộc sống của bà con Thái Nguyên, cây cam quýt đã mang lại giá
trị về kinh tế cao, vừa là cây xóa đói giảm nghèo, vừa là cây làm giàu của bà
con nơi đây. Trong quá trình sản xuất bà con nông dân đã dần chủ động
chuyển nhiều diện tích cam, quýt từ trồng quảng canh và bán thâm canh sang
thâm canh, tất cả các diện tích trồng mới hiện nay hầu hết cũng chú trọng vào
phương thức thâm canh, nhưng do trình độ chưa đồng đều, việc trồng quýt
chủ yếu do kinh nghiệm truyền lại. Người dân trồng những giống quýt nhiều

hạt, chưa có các giống quýt ngọt không hạt nên mặc dù có năng suất, chất
lượng cao nhưng do đặc tính nhiều hạt nên không phát huy được hết vai trò và
giá trị kinh tế của loại cây này. Giống quýt ngọt không hạt có khả năng thích
ứng trên nhiều vùng sinh thái khác nhau, việc nghiên cứu lựa chọn được
giống quýt thích hợp cho vùng sinh thái tại địa điểm nghiên cứu là cần thiết.
Sâu bệnh hại là một trong yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng
phát triển của cây ngay cả giai đoạn kiến thiết và giai đoạn kinh doanh. Sử
dụng thuốc BVTV phun vào các thời điểm thích hợp có tác dụng làm giảm sự
phát sinh phát triển sâu bệnh gây hại cho cây, giúp cho cây sinh trưởng phát
triển tốt.


Chính vì vậy giống quýt ngọt không hạt đã được đưa vào thử nghiệm đầu
tiên tại địa điểm là thị trấn Quân Chu, huyện Đại Từ nhằm mở ra một hướng
đi mới cho bà con nơi đây.
2.2. Nguồn gốc của quýt ngọt không hạt
Cây có múi nói chung là những loài cây phân bố rất rộng, gần như có mặt
hầu hết các lục địa và ở mỗi vùng tùy theo điều kiện tự nhiên mà có những
giống thích hợp, những đặc tính riêng. Cam quýt có sự phân bố rộng là do khả
năng dễ thích nghi với nhiều môi trường sống khác nhau, do khả năng dễ lai
tạo giữa các chủng để tạo ra những chủng mới có khả năng thích nghi cao
hơn. Nhiều kết quả nghiên cứu cho rằng cam quýt đang được trồng hiện nay
đều có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Đông Nam Châu A.
(Tanaka, 1979) [25] đã vạch đường ranh giới xuất xứ của giống thuộc chi
citrus từ phía đông Ấn Độ (chân dãy Hymalya) qua Úc, miền Nam Trung
Quốc, Nhật Bản.
Một số báo cáo gần đây đã nhận định tỉnh Vân Nam Trung Quốc có
thể là nơi khởi nguyên của nhiều loài cam quýt quan trọng. Tại đây còn tìm
thấy rất nhiều loài cam quýt hoang dại. Loài chanh yên, phật thủ (Citrus
medica) có nguồn gốc tại miền Nam Trung Quốc, là loài cây ăn quả được

mang đến trồng tại Địa Trung Hải và Bắc Phi rất sớm, trước thế kỷ I sau Công
Nguyên. Những tài liệu cổ xưa có ghi chép loài cây ăn quả này ở Bắc Phi làm
nhiều người hiểu lầm chúng có nguồn gốc tại đây. Các loài chanh vỏ mỏng
(Lime, C. auranlifolia Swingle) được xác định có nguồn gốc ở miền Nam
Trung Quốc và miền Tây Ấn Độ, sau đó được các thuỷ thủ đi biển mang về
trồng ở châu Phi, Địa Trung Hải và châu Âu, v.v...
Các giống quýt cũng được xác định có nguồn gốc ở miền Nam châu
Á, gồm miền Nam Trung Quốc, bán đảo Đông Dương, sau đó được những
người đi biển mang đến trồng ở Ấn Độ. Quýt (Citrus reticulata) được trồng ở


vùng Địa Trung Hải, châu Âu và châu Mỹ muộn hơn so với các loài quả có
múi khác, vào khoảng năm 1805.
Quýt ngọt (Citrus sinensis L.) được xác định có nguồn gốc ở miền Nam
Trung Quốc, Ấn Độ và miền Nam Indonecia, sau đó được mang về trồng ở
châu Âu, Địa Trung Hải, châu Phi từ thế kỷ 13 đến thế kỷ.
Quýt ngọt không hạt (Citrus unshiu Marc) có nguồn gốc từ Nhật Bản.
Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng loại quả này có nguồn gốc từ Trung Quốc
và được trồng cách đây 2400 năm.
2.3. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh của quýt
- Nhiệt độ
Do có nguồn gốc nhiệt đới và á nhiệt đới nên cây có đặc tính thích nghi
với điều kiện khí hậu không có sự quá chênh lệch giữa mùa đông và mùa hè.
Cho nên cam quýt thường thích ấm và chịu lạnh kém, nhiệt độ thích hợp nhất
từ 23-

, cây ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ dưới 13

và chết khi -5


.

(Vũ Mạnh Hải và cs, 1988) [7].
Cây cam, quýt, chanh, bưởi sinh trưởng được trong phạm vi nhiệt độ từ
12 - 39

, nhiệt độ thích hợp nhất từ 23-27

. Tại nhiệt độ thấp -5

số giống có thể chịu được trong thời gian rất ngắn khi nhiệt độ cao 40

có một
, kéo

dài trong thời gian dài trong nhiều ngày cam quýt sẽ ngừng sinh trưởng, biểu
hiện bên ngoài là lá rụng, cành khô héo. (Trần Thế Tuc, 1980) [16].
Nhiệt độ đất và nhiệt độ không khí ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động
sinh trưởng, phát triển của cam quýt như: Sự phát lộc, quá trình quang hợp, sự
hoạt động của bộ rễ, sự lớn lên của quả.v.v...Đối với những vùng mùa hè quá
nóng và mùa đông quá lạnh, nhiệt độ bình quân năm >15

, tổng tích ôn từ

2.500 - 3.500 cũng có thể trồng cam quýt. Ở các vùng lục địa xa biển có độ
cao từ 1.700 - 1.800m so với mực nước biển thì không nên trồng cam quýt, vì
những vùng này mùa đông thường có tuyết rơi và nhiệt độ xuống tới

.



Những giống có khả năng thích ứng với nhiệt độ thấp thường có phẩm vị
ngon, mã quả đẹp, hấp dẫn, ngược lại những giống chịu nhiệt có phẩm chất
kém hơn.
- Ánh sáng
Nhìn chung cam quýt cũng như các thực vật khác, để hoàn thành chu
kỳ phát dục. Cây quang hợp để tích lũy chất khô dự trữ cho quá trình sinh
trưởng, cây cần một lượng ánh sáng nhất định, thiếu ánh sáng thì lá to và
mỏng, cành mềm yếu, cành vượt phát triển mạnh và vấn đề hình thành mầm
hoa sẽ khó khăn.
Vũ Công Hậu và một số tác giả khẳng định rằng; cam quýt là cây ưa
ánh sáng tán xạ, nơi có cường độ ánh sáng từ 10.000 - 15.000 lux, tương ứng
với 0,6 cal/

, ứng với ánh sáng lúc 8-9h sáng và 4-5h chiều hoặc những

ngày trời quang mây mùa hè. Tuy nhiên để có được lượng ánh sáng như vậy
cần bố trí mật độ hợp lý như không quá dày cũng không quá thưa, vườn cam
quýt nhất thiết phải bố trí nơi thoáng, có thể trồng cây chắn gió đồng thời có
tác dụng che bớt ánh sáng để có ánh sáng trực xạ vào những ngày trời nắng
gắt, khi đủ ánh sáng cây sinh trưởng, phát triển tốt, ít sâu bệnh. Giống khác
nhau thì nhu cầu ánh sáng cũng khác nhau; cam và bưởi cần nhiều ánh sáng
hơn so với chanh, chanh đòi hỏi ánh sáng ít hơn.
- Nước và lượng mưa
Cam quýt có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nóng và ẩm vì vậy cam quýt
là cây không những cần nhiệt độ cao mà còn cần ẩm độ cao, ẩm độ không khí
thấp hoặc biến động nhiều sẽ ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước của cây,
cần nhiều nước nhất là thời kỳ nảy mầm, cây con, thời kỳ phân hóa mầm hoa,
thời kỳ kết quả và quả đang phát triển. Tuy ưa ẩm nhưng cam quýt rất sợ úng
đất sẽ bị thiếu oxy, bộ rễ hoạt động sẽ kém vì vậy sẽ là cho cây rụng lá, hoa,

quả theo (Bùi Huy Kiểm, 2000) [10], (Trần Thế Tục, 1980) [16], (Nitsch, J. P,
1963) [23]. Cam quýt yêu cầu độ ẩm không khí 75% và độ ẩm đất 60%, độ
ẩm này không những đảm bảo cho cây sinh trưởng phát triển tốt mà còn cho


năng suất cao, phẩm chất quả tốt, mẫu mã quả đẹp, quả to, vỏ mỏng. Nếu độ
ẩm không khí quá cao hoặc quá thấp đều có hại cho cam quýt, ẩm độ không
khí quá cao và kèm theo nắng to vào tháng 8, tháng 9 hàng năm thường gây
hiện tượng rám nắng và nứt quả theo (Trần Thế Tục và cs, 2001) [17].
Nhìn chung lượng mưa ở các vùng sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam
đủ thỏa mãn nhu cầu nước của cây (1.400-2.500 mm/năm), nhưng do sự phân
bố không đồng đều giữa các tháng trong năm ảnh hưởng không nhỏ tới năng
xuất, phẩm chất của quả. Chính vì vậy việc đáp ứng nhu cầu nước cho cây
cam quýt là biện pháp kỹ thuật rất có hiệu quả. Lượng mưa thích hợp cho các
vùng trồng cam quýt trên dưới 2.000mm, Cam cần 1.200 - 1.500mm, quýt cần
nhiều hơn từ 1.500 - 2.000mm, chanh cần ít nước hơn quýt, lượng nước trong
đất có ảnh hưởng rõ rệt đến hoạt động của bộ rễ, lượng nước được coi là đủ
khi nước tự do bằng 1% và độ đất bằng 60% độ ẩm bão hòa đồng ruộng
(Hoàng Ngọc Thuận, 2000) [18].
-Gió
Quy luật hoạt động của gió bão là một hiện tượng cần lưu ý trong việc
bố trí các vùng trồng cam quýt. Tốc độ gió vừa phải có ảnh hưởng tốt đến
việc lưu thông không khí, điều hòa độ ẩm, giảm sâu bệnh hại, cây sinh trưởng
tốt (Nguyễn Duy Lâm, Lương Thị Kim Oanh, Lê Hồng Sơn, 2001) [8]. Ở
nước ta vùng đồng bằng sông Hồng và ven biển miền Trung về mùa mưa
thường có gió bão gây đổ cây, gẫy cành, rụng quả làm cho khả năng sinh
trưởng và năng suất của cây giảm rõ rệt. Do vậy cần chú ý đến việc trồng các
đai rừng chắn gió cho các vườn trồng cam quýt ở những vùng hay có bão lớn
(Hoàng Ngọc Thuận, 2000) [18], (Bùi Huy Kiểm, 2000) [10].
- Đất đai

Cam quýt là loại cây không kén đất lắm, cần tầng canh tác trên 0,6m,
thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình, đất tơi xốp thoáng khí, thoát nước tốt,
có hàm lượng hàm lượng hữu cơ cao >3%, không bị nhiễm mặn, mực nước


ngầm thấp dưới 0,8m. Cây cam quýt có thể trồng trên nhiều loại đất khác
nhau ở Việt Nam: đất thịt nặng ở đồng bằng, đất phù sa châu thổ, đất đồi núi,
đất phù sa cổ, đất thịt nhẹ đất cát pha, đất bạc màu... Tuy nhiên nếu trồng cam
quýt trên đất xấu, nghèo dinh dưỡng cần phải đầu tư thâm canh cao, hiệu quả
kinh tế sẽ tốt hơn (Trần Thế Tục, 1980) [16].
Cam quýt có thể trồng được trên đất có độ PH từ 4 - 8 nhưng thích
hợp nhất là từ 5,5 - 6, điện thế oxy hóa khử

> 300 mV. ở độ PH này các

nguyên tố khoáng cần thiết cho cây cam quýt phần lớn ở dạng dễ tiêu, nếu là
đất chua nhất thiết phải bón vôi để nâng cao độ PH cho đất. đất trồng cam
quýt cần có độ thoáng cao, nồng độ oxy phải lớn hơn 4% cây mới sinh trưởng
và phát triển bình thường, nếu hàm lượng oxy nhỏ hơn 2% cây sẽ ngừng sinh
trưởng. Đánh giá mức độ thích nghi của đất đối với cam quýt thì đất phù sa cổ
là tốt nhất, sau đó đến đất phù sa mới bồi hàng năm, đất Bazan, đất dốc tụ và
đất đá phiến sét. Không nên trồng cam quýt trên đất thịt nặng, đất có tầng
canh tác mỏng, đất đá ong và đá lộ đầu hoặc những nơi có mực nước ngầm
cao mà không thể thoát được nước.
Tóm lại, cam quýt có thể sinh trưởng, phát triển tốt ở khắp các miền
sinh thái ở Việt Nam, nhưng lý tưởng nhất là khí hậu các tỉnh miền núi phía
Bắc của Việt Nam.
2.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ quýt trên thế giới và trong nước.
2.4.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ quýt trên thế giới.
Qua bảng số liệu cho thấy tình hình sản xuất cam quýt trên thế giới trong

những năm gần đây có xu hướng tăng cả diện tích, năng suất và sản lượng.
Năm 2012 diện tích quýt toàn thế giới là 2297,6 (nghìn ha), năng suất
trung bình đạt 12,1 (tấn/ha) và sản lượng đạt 27769,3 (nghìn tấn). Đến năm
2016 các chỉ tiêu đều tăng với diện tích là 2609,1 (nghìn ha) tăng lên 11,9%,
năng suất đạt 12,5 (tấn /ha) tăng lên 3,3% và sản lượng đạt 32792,5 (nghìn
tấn) tăng lên 15,3%.


So sánh về tình hình sản xuất cam quýt của 5 châu lục vào năm 2016 có
thể sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ như sau: Châu Đại Dương (22,3 tấn/ha)
> Châu Phi (18,4 tấn/ha) > Châu Âu (18,1 tấn/ha) > Châu Mỹ (16,5 tấn/ha) >
Châu Á (11 tấn/ha).
Bảng 2. 1 Tình hình sản xuất cam quýt trên thế giới
Các châu lục trên thế giới
Chỉ
tiêu

Diện
tích
(nghìn
ha)

Năng
suất
(tấn/ha
)

Sản
lượng
(nghìn

tấn)

Năm

Châu

Phi

Mỹ

2012

130,1

208,3

1789,3

165,2

4,7

2297,6

2013

133,2

208,9


1876,7

164,1

4,8

2387,7

2014

135,3

229,2

1916,2

164,2

5,2

2450,2

2015

141,7

234,3

1912,8


246,5

5,2

2540,5

2016

143,8

239,2

2005,9

214,4

5,8

2609,1

2012

17,3

16,3

10,6

17,7


19,6

12,1

2013

15,9

16,2

10,7

19,0

20,5

12,1

2014

19,7

16,2

10,8

20,1

20,5


12,4

2015

18,1

16,5

11,3

18,9

20,9

12,9

2016

18,4

16,5

11,0

18,1

22,3

12,5


2012

2252,4

3397,5

19099,1

2928,1

92,2

27769,3

2013

2120,3

3384,6

20118,2

3121,4

98,2

28842,7

2014


2673,9

3730,7

20731,4

3308,3

107,6

30552,0

2015

2570,6

3889,0

21732,8

4667,6

108,6

32968,6

2016

2661,1


3953,9

22163,7

3885,0

128,8

32792,5

Châu Á

Châu

Châu

Châu

Âu

Đại
Dương

Nguồn: FAOSTAT/FAO Statistics - năm 2018 [21].

Vùng châu Mỹ: các nước sản xuất nhiều như Mỹ, Mêxico, CuBa,
Costarica, Braxin, Achentina... tuy vùng cam, quýt châu Mỹ được hình thành


muộn hơn so với vùng khác, nhưng do điều kiện thiên nhiên thuận lợi, do nhu

cầu đòi hỏi của nên công nghiệp Hoa Kỳ đã thúc đẩy ngành cam quýt ở đây
phát triển mạnh. Nhưng nhìn chung trong khoảng thời gian từ năm 2012-2016
chỉ có sản lượng là tăng lên đáng kể còn năng suất và diện tích cũng tăng
nhưng vẫn ở mức độ chậm.
Vùng châu Á được khẳng định là quê hương của quýt, hầu hết các nước
châu Á đều sản xuất quýt. Vùng lãnh thổ châu Á sản xuất cam, quýt gồm các
nước (Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, Philippin, Thái Lan…) đây là vùng có
diện tích lớn nhất so với các châu lục khác trên thế giơi (năm 2016 có tổng
diện tích là 2005,9 nghìn ha), chiếm 76,87 % tổng diện tích toàn thế giới, tuy
nhiên năng suất bình quân qua các năm lại thấp nhất so với các châu lục
khác trên thế giới, năng suất bình quân từ năm 2012 đến năm 2016 chỉ đạt
khoảng từ
10,6 tấn/ha đến 11 tấn/ha.
Bảng 2. 2 Tình hình sản xuất cây có múi ở một số nước vùng Châu Á
2014

2015

Năng
suất
(tấn/ha)

Trung Quốc

Diện
tích
(nghìn
ha)
545,90


Ấn Độ

2016

Năng
suất
(tấn/ha)

12,58

Diện
tích
(nghìn
ha)
565,60

Năng
suất
(tấn/ha)

12,83

Diện
tích
(nghìn
ha)
576,00

481,00


9,50

490,80

8,88

643,40

10,13

Pa-ki-xtan

136,15

10,19

136,00

11,05

136,80

11,00

I-ran

61,23

23,07


93,50

13,74

69,24

17,22

Thổ Nhĩ Kì

43,16

40,09

45,73

36,32

54,76

32,53

Thái Lan

22,00

19,32

22,00


20,45

22,00

20,91

Việt Nam

43,70

12,16

42,76

12,18

43,38

12,26

Nhật Bản

4,12

13,11

4,00

13,25


3,82

12,48

In-đô-nê-xi-a

51,69

35,19

51,79

31,12

45,00

31,36

Vùng lãnh
thổ

Nguồn: FAOSTAT/FAO Statistics – năm 2016 [21].

12,97


Tình hình sản xuất cây ăn quả có múi ở Châu Á trong khoảng thời gian từ
năm 2014 – 2016 cho thấy Trung Quốc là nước dẫn đầu trong 2 năm liên tiếp
về diện tích lần lượt là 515,9 (nghìn ha) và 565,6 (nghìn ha) đến năm 2016 thì
Ấn Độ vươn lên một cách ngoại mục và vượt qua cả Trung Quốc với diện tích

là 643,4 (Nghìn ha). Nhưng nói đến năng suất đạt được thì Nhật Bản lại là
nước đáng chú ý nhất trong khu vực Châu Á, tuy có diện tích quýt nhỏ nhất
trong khu vực nhưng là nước đâu tiên có thể khiến cho năng suất tăng gấp 3
lần so với diện tích sản xuất, đến năm 2016 diện tích có giảm đi nhưng năng
suất thu về lại tăng gấp 4 lần và đây xứng đáng là quốc gia để cho các nước
trong khu vực châu Á học tập.
2.4.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ quýt trong nước
Cam quýt được đưa vào Việt Nam từ thế kỷ XVI, cho đến nay đã được
nhiều nhà khoa học quan tâm và đã chọn ra được nhiều giống cho năng suất
cao, phẩm chất tốt đem trồng ở một số vùng trên cả nước.
Từ những năm hoà bình lập lại đến những năm 60 của thế kỷ 20 cam
quýt ở Việt Nam còn rất hiếm, cây cam mới chỉ tập trung ở một số vùng
chuyên canh như Xã Đoài (Nghệ An), Bố Hạ (Bắc Giang)... đây là 2 vùng
chuyên canh cam lớn của Việt Nam mà nhiều người biết đến.
Từ những năm 1960 ở miền Bắc thành lập một loạt các nông trường
quốc doanh, trong đó có rất nhiều các nông trường trồng cam quýt như Sông
Lô, Cao Phong, Sông Bôi, Thanh Hà, Sông Con... đã hình thành một số vùng
trồng cam chính ở nước ta.
Vùng Nghệ An khoảng 1.000 ha, vùng Tây Thanh Hoá 500 ha, vùng
Xuân Mai (Hoà Bình) 500 ha, vùng Việt Bắc 500 ha và các vùng còn lại khác
500 ha .
Ở nước ta hiện nay, có nhiều vùng trồng cam quýt, song những vùng cho
năng suất cao, phẩm chất tốt có tiếng trong nước phải kể đến vùng cam Đồng


bằng sông Cửu Long, vùng cam Trung du miền núi phía Bắc với nhiều giống
cam đặc sản, chất lượng như: cam Yên Bái, cam Bắc Quang, quýt Bắc Sơn,
cam sành Hàm Yên... với tổng diện tích của cả nước năm 2014 là 75,600 ha.
Phân bố ở 8 vùng sản xuất bao gồm Đồng bằng sông Hồng, vùng Đông Bắc,
vùng Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ,

Đồng bằng sông Cửu Long. Các vùng trồng cam có diện tích lớn là Đồng
bằng sông Cửu Long 39,200 ha, vùng Trung du và miền núi phía bắc 15,700
ha và vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 8,100 ha.
Bảng 2. 2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ quýt ở các vùng năm 2014

STT

Vùng trồng

Diện tích

Diện tích

trồng

thu hoạch

(nghìn ha) (nghìn ha)
1
2
3

Đồng bằng sông Hồng
Vùng Trung du và miền
núi phía Bắc
Bắc Trung Bộ và duyên
hải miền Trung

Năng suất Sản lượng
(nghìn ha) (nghìn tấn)


5,4

4,8

117,9

59,8

15,7

9,3

52,9

75,3

8,1

5,3

102,4

48,9

4

Tây Nguyên

1,0


0,6

55,7

4,5

5

Đông Nam Bộ

6,2

4,5

128,1

51,6

39,2

33,8

141,2

496,0

75,6

58,3


118,6

736,1

6

Đồng bằng sông Cửu
Long
Cả nước

Nguồn: Tổng cục thống kê - Source: General Statistics Office [20]
Số liệu bảng 2.3 cho thấy diện tích lớn nhất là vùng Đồng bằng sông
Cửu Long chiếm 51,85% so với cả nước, vùng có diện tích thấp nhất là Tây
Nguyên 1,32%. Như vậy có thể thấy diện tích phân bố cam quýt ở nước ta
chưa được đồng đều giữa vùng đứng đầu và vùng cuối có cách biệt rất lớn khi


mà diện tích cam quýt ở Tây Nguyên chỉ bằng 2,55% so với đồng bằng sông
Cửu Long.
Đến nay các vùng trồng cây ăn quả có múi lớn của nước ta đã hình
thành như vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng cam Phủ Quỳ - Nghệ An,
vùng cam Cao Phong - Hoà Bình, vùng cam Tuyên Quang và Hà Giang.
Vùng núi và cao nguyên Bắc Bộ, ở miền Bắc nước ta có thể thích hợp với
trồng nhiều giống cây ăn quả có múi chất lượng cao, không hạt, ít hạt như
Valencia, Navel, Satsuma và Clementine. So sánh tổng lượng nhiệt năm ở các
vùng trong nước với các vùng trồng cây có múi chính trên thế giới kết hợp
với tính toán nhu cầu về nhiệt của các giống ta thấy hầu hết các tỉnh miền núi
phía Bắc như vùng núi và Trung du Nghệ An, Thanh Hóa, Hòa Bình, Hà
Giang, Yên Bái, Tuyên Quang có những điều kiện nhiệt độ tương tự như các

vùng trồng cam nổi tiếng trên thế giới như Florida, Arizona (Mỹ), Rio de
Janeiro, Sao Paulo (Braxin)... Vùng núi cao của ta có nhiệt độ thấp vào mùa
đông, đủ kích thích cây ra hoa, đồng thời không quá thấp gây chết cây như
vùng ôn đới. Mùa hè ở đây lại ấm áp, mưa nhiều, chênh lệch nhiệt độ ngày
đêm lớn thuận lợi cho cây sinh trưởng và phát triển. Mùa thu-đông nhiệt độ
thấp tạo ra chất lượng quả và màu sắc quả đẹp (Đỗ Năng Vịnh, 2008) [19].
* Vùng Đồng bằng sông cửu long: gồm các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre,
Đồng Tháp, Cần Thơ, Sóc Trăng có vị trí từ 9o15’ đến 10o30’ vĩ độ Bắc, địa
hình rất bằng phẳng, có độ cao từ 3 -5m so với mặt biển. Các yếu tố khí hậu
như ánh sáng, nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm ở vùng này rất thích hợp cho việc
phát triển sản xuất cây có múi. Cam ở Nam Bộ thường là loại trái lớn, hương
vị thơm ngon, vượt xa các loại cam mang từ Trung Quốc vào cùng mùa. Các
giống được ưa chuộng và trồng nhiều ở khu vực này là cam sành, cam mật,
quýt hồng, quýt xiêm, quýt đường, bưởi Năm roi. Do có điều kiện khí hậu


thích hợp nên năng suất của các giống kể trên tương đối cao (Gurdwer
Haicnic USA, 1967) [22].
* Vùng khu 4 cũ: Gồm các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh trải dài
từ 18o đến 20o30’ vĩ độ Bắc, trọng điểm trồng cam quýt vùng này là Phủ QuỳNghệ An. Các giống cam quýt ở khu vực này có khả năng sinh trưởng tốt và
năng suất luôn ổn định, trong đó giống Sunkiss và Xã Đoài là những giống có
ưu thế về tiềm năng năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu (Trần Thế
Tục và Trần Đăng Kết, 1994) [12].
* Vùng miền núi phía Bắc: Đây là nơi có tập đoàn cam quýt đa dạng do
có địa hình sinh thái phong phú. Các tỉnh có diện tích trồng cam lớn ở vùng
này gồm Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Bắc Kan, Cao Bằng,
Lạng Sơn. Tại đây, cam quýt trở thành thu nhập chính của hộ nông dân, đem
lại hiệu quả kinh tế cao nhất so với các loại cây trồng khác trên cùng loại đất.
Trong đó huyện Bắc Quang – Hà Giang là một vùng sản xuất cam quýt lớn
của miền Bắc có thể hình thành nên vùng trồng cam xuất khẩu, với giống cam

sành chất lượng ngon, màu sắc đẹp cung cấp một lượng cam lớn cho miền bắc
vào dịp tết cổ truyền và sau tết.
2.5 Tình hình nghiên cứu cam, quýt trên thế giới và Việt Nam
2.5.1. Tình hình nghiên cứu cây có múi trên thế giới
2.5.1.1 Nghiên cứu về chọn tạo giống ở cam quýt
Trên thế giới, các giống cam quýt chỉ có một tỉ lệ nhỏ là được tạo ra
bằng phương pháp lai tạo còn đâu hầu hết được chọn lọc từ những đột biến
trong tự nhiên. Có một số loại cam quýt được chọn lọc bằng phương pháp tự
nhiên như: Quýt satsuma (Vũ Công Hậu, 1996) [9]. Đặc điểm không hạt mà
trên cây ăn quả nói riêng và các giống cam quýt nói chung là đặc điểm vô
cùng quý giá đối với thị trường trái cây tươi, ngay cả với nước ép. Bởi thì
theo nghiên cứu của (Ollitrault và ctv, 2007) [24] đã chỉ ra là khi ép cam quýt


kèm cả hột thì nước sẽ có vị đắng. Theo như nghiên cứu của (Varoquaux và
cs, 2000) [26] những trái mà có số hạt nhỏ hơn năm thì được xem như là
không hạt.
2.5.1.2 Nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây cam quýt
- Nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng thân, cành:
Sinh trưởng cành của cây cam quýt phụ thuộc vào tuổi cây, điều kiện
môi trường và kỹ thuật chăm sóc. Nhìn chung, những cây trẻ chưa cho quả
sinh trưởng của cành (phát sinh lộc) thường xảy ra quanh năm, nghĩa là một
năm thường có nhiều đợt cành xuất hiện. Khi cây trưởng thành đã cho quả thì
thường chỉ có 4 đợt lộc trong năm, đó là lộc xuân, lộc hè, lộc thu và lộc đông.
Ở những vùng khô hạn, hoặc rét sớm thì chỉ có 3 đợt lộc xuân, hè và thu,
không có lộc đông.
- Lộc xuân: xuất hiện từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm. Số lượng cành
xuân thường nhiều, chiều dài cành tương đối ngắn. Thường cành xuân là cành
ra hoa và cho quả nên gọi là cành quả.
- Lộc hè: xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm, thường xuất hiện

không tập trung, sinh trưởng không đều, cành thường to, dài, đốt thưa. Cành
hè là cành sinh dưỡng có nhiệm vụ cung cấp dinh dưỡng cho cành quả và là
cành mẹ của cành thu. Tuy nhiên, nếu cành mùa hè nhiều sẽ dẫn tới sự cạnh
tranh dinh dưỡng đối với quả và có thể gây rụng quả nghiêm trọng, do vậy
cần phải cắt tỉa để lại một số lượng cành thích hợp.
- Lộc thu: xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm, mọc đều và
nhiều hơn cành mùa hè. Cành thu thường mọc từ cành mùa xuân không mang
quả và phần lớn từ cành mùa hè, có vai trò quan trọng trong việc mở rộng tán,
tăng cường khả năng quang hợp của cây và là cành mẹ của cành xuân, do vậy
số lượng và chất lượng của cành thu có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng và
chất lượng cành xuân, cành mang quả của năm sau.


×