Tải bản đầy đủ (.pdf) (187 trang)

SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TỔNG HỢP CỦA CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.93 MB, 187 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

Trần Xuân Tùng

SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
TỔNG HỢP CỦA CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Hà Nội – 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

Trần Xuân Tùng

SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
TỔNG HỢP CỦA CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI

Chuyên ngành: Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước
Mã số: 60-62-30

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT


Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS. Bùi Hiếu

Hà Nội – 2010


LỜI TÁC GIẢ
Hệ thống thuỷ lợi có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế của
nước ta nhất là nền kinh tế nông nghiệp, nó góp phần vào việc ổn định kinh tế và
chính trị một cách trực tiếp cũng như gián tiếp. Nhờ có các hệ thống thuỷ lợi mà
diện tích canh tác được mở rộng, nước được chuyển tới những vùng bị hạn chế về
tưới, tiêu nước đồng thời khắc phục được tình trạng thiếu mưa kéo dài nhờ đó mà
tăng được số vụ canh tác. Mặt khác, hệ thống thuỷ lợi cũng góp phần vào việc
chống hiện tượng xa mạc hoá, tăng năng suất cây trồng, tạo điều kiện thay đổi cơ
cấu cây trồng, vật nuôi và làm tăng tổng sản lượng của khu vực. Hệ thống thuỷ lợi
cũng góp phần cải thiện môi trường và điều kiện sống của nhân dân nhất là những
vùng khó khăn về nguồn nước, tạo ra cảnh quan mới. Bên cạnh đó, hệ thống thuỷ
lợi còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác như công nghiệp, thuỷ
sản, du lịch… và tạo công ăn việc làm, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân,
giải quyết nhiều vấn đề xã hội, khu vực do thiếu việc làm và do thu nhập thấp. Từ
đó góp phần nâng cao đời sống của người dân cũng như góp phần ổn định về kinh
tế và chính trị trong cả nước.
Để thấy rõ hiệu quả tổng hợp của các các hệ thống thủy lợi (HTTL), khắc
phục tình trạng xuống cấp nhanh và nâng cao hiệu quả khai thác của các HTTL thì
việc giám sát và đánh giá hiệu quả phục vụ của HTTL thông qua các nhóm chỉ tiêu
là rất quan trọng để giúp cho các nhà quản lý nắm được những thiếu sót, bất cập
của hiện trạng công trình, hiện trạng quản lý vận hành hệ thống để có biện pháp cải
tiến, nâng cấp nhằm đạt hiệu quả tối ưu.
Với sự phát triển của công nghệ số, việc “Sử dụng công nghệ thông tin
đánh giá hiệu quả tổng hợp của công trình thuỷ lợi” sẽ giúp các nhà quản lý có

thể biết được hiệu quả phục vụ của hệ thống thuỷ lợi một cách đầy đủ, nhanh chóng
và chính xác. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài này là rất cần thiết.

`


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn GS.TS Bùi Hiếu đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ
tác giả hoàn thành luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trường Đại học Thủy lợi đã truyền
đạt những kiến thức mới trong quá trình học tập tại nhà trường để tác giả có thể
hoàn thành luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Công ty cổ phần thương mại công nghệ và xây
dựng, Chi cục thuỷ lợi Vĩnh Phúc, Chi cục thuỷ lợi Yên Bái, Công ty TNHH MTV
Nghĩa Văn, Công ty TNHH MTV Tam Đảo đã tạo điều kiện giúp đỡ và tất cả
những người đã giúp đỡ, cung cấp những thông tin quý giá.
Cuối cùng, tác giả muốn gửi lời cảm ơn đến tất cả những người đã giúp đỡ tác
giả trong quá trình thực hiện luận văn này.

`


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................ Error! Bookmark not defined.
T
1

T
1


1. Tính cấp thiết của đề tài..................................... Error! Bookmark not defined.
T
1

T
1

2. Mục đích của đề tài........................................... Error! Bookmark not defined.
T
1

T
1

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................... Error! Bookmark not defined.
T
1

T
1

4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu........ Error! Bookmark not defined.
T
1

T
1

CHƯƠNG 1:
T

1

T
1

Tổng quan về hiệu quả công trình thuỷ lợi phục vụ đa mục tiêu ..... Error!

1.1.
T
1

TỔNG QUAN ........................................ Error! Bookmark not defined.

T
1

T
1

T
1

Bookmark not defined.
1.1.1. Trên thế giới ............................................. Error! Bookmark not defined.
T
1

T
1


T
1

T
1

1.1.2. Ở Việt Nam............................................... Error! Bookmark not defined.
T
1

T
1

T
1

Tổng quan về phương pháp luận đánh giá hiệu quả phục vụ đa mục tiêu

1.2.
T
1

T
1

T
1

T
1


của hệ thống thuỷ lợi ............................................. Error! Bookmark not defined.
T
1

1.2.1. Trên thế giới ............................................. Error! Bookmark not defined.
T
1

T
1

T
1

T
1

1.2.2. Ở Việt Nam............................................... Error! Bookmark not defined.
T
1

T
1

T
1

Tổng quan về công nghệ tính toán đánh giá hiệu quả phục vụ của hệ


1.3.
T
1

T
1

T
1

T
1

thống thuỷ lợi......................................................... Error! Bookmark not defined.
T
1

Tổng quan vùng nghiên cứu đập dâng 19 – 5 Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái

1.4.
T
1

T
1

T
1

T

1

Error! Bookmark not defined.
1.4.1. Đặc điểm tự nhiên..................................... Error! Bookmark not defined.
T
1

T
1

T
1

T
1

1.4.2. Tình hình dân sinh, kinh tế - xã hội .......... Error! Bookmark not defined.
T
1

T
1

T
1

T
1

1.4.3. Hiện trạng công trình thuỷ lợi .................. Error! Bookmark not defined.

T
1

T
1

T
1

T
1

1.4.3.1. Hiện trạng nguồn nước và công trình trong hệ thốngError!
T
1

T
1

T
1

T
1

Bookmark

not defined.
1.4.3.2. Hiện trạng hệ thống kênh mương ............. Error! Bookmark not defined.
T

1

T
1

T
1

T
1

1.4.4. Hiệu quả phục vụ đa mục tiêu .................. Error! Bookmark not defined.
T
1

T
1

T
1

T
1

1.4.4.1. Hiệu quả phục vụ tưới, tiêu ...................... Error! Bookmark not defined.
T
1

T
1


T
1

T
1

1.4.4.2. Hiệu quả cấp nước sinh hoạt .................... Error! Bookmark not defined.
T
1

T
1

T
1

T
1

1.4.4.3. Hiệu quả cấp nước phát triển du lịch ........ Error! Bookmark not defined.
T
1

`

T
1

T

1

T
1

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật


1.4.4.4. Hiệu quả cấp nước phát triển chăn nuôi ... Error! Bookmark not defined.
T
1

T
1

T
1

T
1

1.4.4.5. Hiệu quả cấp nước phát triển công nghiệp, thuỷ điệnError!
T
1

T
1

T
1


T
1

Bookmark

not defined.
1.4.4.6. Hiệu quả cấp nước phát triển thuỷ sản ..... Error! Bookmark not defined.
T
1

T
1

T
1

T
1

1.4.4.7. Hiệu quả về môi trường sinh thái ............. Error! Bookmark not defined.
T
1

T
1

T
1


T
1

1.4.4.8. Hiệu quả về phát triển xã hội .................... Error! Bookmark not defined.
T
1

T
1

T
1

T
1

CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
T
1

TỒNG HỢP CỦA CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI ............ Error! Bookmark not defined.
T
1

Cơ sở khoa học của việc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu công trình

2.1.
T
1


T
1

T
1

thuỷ lợi phục vụ đa mục tiêu ................................. Error! Bookmark not defined.
T
1

Lựa chọn các nhóm chỉ tiêu làm cơ sở cho đánh giá hiệu quả công trình

2.2.
T
1

T
1

T
1

thuỷ lợi phục vụ đa mục tiêu ................................. Error! Bookmark not defined.
T
1

2.2.1. Nhóm chỉ tiêu làm cơ sở đánh giá hiệu quả tưới, tiêu nước cho cây
T
1


T
1

T
1

trồng……. ................................................………..Error! Bookmark not defined.
T
1

2.2.1.1. Hệ số lợi dụng của kênh dẫn nước ........... Error! Bookmark not defined.
T
1

T
1

T
1

T
1

2.2.1.2. Hệ số lợi dụng nước của kênh phân phối Error! Bookmark not defined.
T
1

T
1


T
1

T
1

2.2.1.3. Hệ số lợi dụng nước của hệ thống kênh tưới Error!
T
1

T
1

T
1

Bookmark

T
1

not

defined.
2.2.1.4. Tỷ lệ hoàn thành diện tích tưới nước ........ Error! Bookmark not defined.
T
1

T
1


T
1

T
1

2.2.1.5. Tỷ lệ hoàn thành diện tích tiêu ................. Error! Bookmark not defined.
T
1

T
1

T
1

T
1

2.2.1.6. Giá trị sản xuất của nước tưới cho nhiều loại cây trồngError! Bookmark
T
1

T
1

T
1


T
1

not defined.
2.2.2. Nhóm chỉ tiêu làm cơ sở đánh giá hiệu quả cấp, thoát nước sinh hoạt
T
1

T
1

T
1

T
1

Error! Bookmark not defined.
2.2.2.1. Cấp nước phục vụ sinh hoạt ..................... Error! Bookmark not defined.
T
1

T
1

T
1

T
1


2.2.2.2. Tiêu thoát nước cho khu dân cư ............... Error! Bookmark not defined.
T
1

T
1

T
1

T
1

2.2.3. Nhóm chỉ tiêu làm cơ sở đánh giá hiệu quả cấp nước cho công nghiệp,
T
1

T
1

T
1

thuỷ điện ................................................................ Error! Bookmark not defined.
T
1

2.2.3.1. Cấp nước cho các công ty, xí nghiệp........ Error! Bookmark not defined.
T

1

`

T
1

T
1

T
1

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật


2.2.3.2. Cấp nước cho phát điện ............................ Error! Bookmark not defined.
T
1

T
1

T
1

T
1

2.2.4. Nhóm chỉ tiêu làm cơ sở đánh giá hiệu quả cấp nước cho phát triển chăn

T
1

T
1

T
1

nuôi….. .................................................................. Error! Bookmark not defined.
T
1

2.2.4.1. Cấp nước cho gia súc ................................ Error! Bookmark not defined.
T
1

T
1

T
1

T
1

2.2.4.2. Cấp nước cho gia cầm, thuỷ cầm ............. Error! Bookmark not defined.
T
1


T
1

T
1

T
1

2.2.4.3. Hiệu quả cấp nước cho chăn nuôi ........... Error! Bookmark not defined.
T
1

T
1

T
1

T
1

2.2.5. Nhóm chỉ tiêu làm cơ sở đánh giá hiệu quả cấp nước cho
T
1

T
1

T

1

thuỷ

sản………. ............................................................. Error! Bookmark not defined.
T
1

2.2.5.1. Nuôi trồng thuỷ sản tại hồ chứa ............... Error! Bookmark not defined.
T
1

T
1

T
1

T
1

2.2.5.2. Nuôi trồng thuỷ sản tại các ao lấy nước từ kênh mương.................. Error!
T
1

T
1

T
1


T
1

Bookmark not defined.
2.2.5.3. Hiệu quả kinh tế........................................ Error! Bookmark not defined.
T
1

T
1

T
1

T
1

2.2.6. Nhóm chỉ tiêu làm cơ sở đánh giá hiệu quả cấp nước cho phát triển môi
T
1

T
1

T
1

trường sinh thái ...................................................... Error! Bookmark not defined.
T

1

2.2.6.1. Tác động đến môi trường nước ................ Error! Bookmark not defined.
T
1

T
1

T
1

T
1

2.2.6.2. Tác động đến thảm thực vật. vi khí hậu ... Error! Bookmark not defined.
T
1

T
1

T
1

T
1

2.2.6.3. Tác động đến môi trường đất ................... Error! Bookmark not defined.
T

1

T
1

T
1

T
1

2.2.7. Nhóm chỉ tiêu làm cơ sở đánh giá hiệu quả cấp nước cho phát triển xã
T
1

T
1

T
1

hội…… .................................................................. Error! Bookmark not defined.
T
1

2.2.7.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả nâng cao đời sống vật chất cho dân cư
T
1

T

1

T
1

Error! Bookmark not defined.
2.2.7.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả nâng cao trình độ, nhận thức cho dân
T
1

T
1

T
1

cư……. .................................................................. Error! Bookmark not defined.
T
1

2.2.8. Nhóm chỉ tiêu làm cơ sở đánh giá hiệu quả cấp nước cho phát triển du
T
1

T
1

T
1


lịch, dịch vụ ........................................................... Error! Bookmark not defined.
T
1

2.2.8.1. Tổng lượng nước cấp cho du lịch - dịch vụError!
T
1

T
1

T
1

T
1

Bookmark

not

defined.
2.2.8.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế cấp nước cho du lịch ................. Error!
T
1

T
1

T

1

T
1

Bookmark not defined.
`

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

T
1


2.2.9. Nhóm chỉ tiêu làm cơ sở đánh giá hiệu quả kinh tế tổng hợp CTTL phục
T
1

T
1

T
1

vụ đa mục tiêu ....................................................... Error! Bookmark not defined.
T
1

2.2.9.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phân phối nước cho các ngành .... Error!
T

1

T
1

T
1

T
1

Bookmark not defined.
2.2.9.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế, tài chính tổng hợp ........... Error!
T
1

T
1

T
1

T
1

Bookmark not defined.
Xây dựng phần mềm Ngân hàng dữ liệu công trình thuỷ lợi phục vụ đa

2.3.
T

1

T
1

T
1

mục tiêu ................................................................. Error! Bookmark not defined.
T
1

2.3.1. Cơ sở và công cụ ...................................... Error! Bookmark not defined.
T
1

T
1

T
1

T
1

2.3.2. Phân tích và xây dựng phần mềm............. Error! Bookmark not defined.
T
1

T

1

T
1

T
1

2.3.2.1. Phân tích hệ thống thông tin dữ liệu ......... Error! Bookmark not defined.
T
1

T
1

T
1

T
1

2.3.2.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu............................. Error! Bookmark not defined.
T
1

T
1

T
1


T
1

2.3.2.3. Xây dựng các module quản lý và truy xuất dữ liệuError! Bookmark not
T
1

T
1

T
1

T
1

defined.
2.3.2.4. Phân tích thiết kế hệ thống phục vụ việc truy nhập và truy xuất dữ liệu
T
1

T
1

T
1

T
1


Error! Bookmark not defined.
Áp dụng phần mềm quản Ngân hàng dữ liệu công trình thuỷ lợi phục vụ

2.4.
T
1

T
1

T
1

đa mục tiêu ............................................................ Error! Bookmark not defined.
T
1

2.4.1. Áp dụng thử nghiệm phần mềm Ngân hàng dữ liệu để quản lý các đại
T
1

T
1

T
1

lượng phục vụ đánh giá hiệu quả đa mục tiêu của đập 19-5 Nghĩa Lộ ...... Error!
T

1

Bookmark not defined.
2.4.2. Áp dụng thử nghiệm phần mềm Ngân hàng dữ liệu để quản lý các đại
T
1

T
1

T
1

lượng phục vụ đánh giá hiệu quả đa mục tiêu của hồ chứa nước Xạ Hương.
Error! Bookmark not defined.
2.4.3. Đánh giá, nhận xét phần mềm Ngân hàng dữ liệu CTTL phục vụ đa mục
T
1

T
1

T
1

tiêu…... .................................................................. Error! Bookmark not defined.
T
1

Áp dụng phần mềm tính toán các chỉ tiêu cơ sở đánh giá hiệu quả công


2.5.
T
1

T
1

T
1

trình thuỷ lợi .......................................................... Error! Bookmark not defined.
T
1

2.5.1. Giới thiệu tổng quát phần mềm ................ Error! Bookmark not defined.
T
1

`

T
1

T
1

T
1


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

T
1


2.5.2. Áp dụng thử nghiệm phần mềm tính toán các chỉ tiêu làm cơ sở cho đánh
T
1

T
1

T
1

giá hiệu quả CTTL đập dâng 19-5 Nghĩa Lộ phục vụ đa mục tiêu ............... Error!
T
1

Bookmark not defined.
2.5.3. Áp dụng thử nghiệm phần mềm tính toán các chỉ tiêu làm cơ sở cho đánh
T
1

T
1

T
1


giá hiệu quả CTTL hồ Xạ Hương phục vụ đa mục tiêuError!

Bookmark

T
1

not

defined.
2.5.4. Đánh giá, nhận xét phần mềm tính toán các chỉ tiêu làm cơ sở đánh giá
T
1

T
1

T
1

hiệu quả CTTL phục vụ đa mục tiêu ..................... Error! Bookmark not defined.
T
1

Đề xuất hoàn chỉnh các nhóm chỉ tiêu và lựa chọn các chỉ tiêu phù hợp

2.6.
T
1


T
1

T
1

với hiện tại và tương lai ......................................... Error! Bookmark not defined.
T
1

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHỤC VỤ ĐA MỤC
T
1

TIÊU HỆ THỐNG THUỶ LỢI ĐẬP DÂNG 19 – 5 NGHĨA LỘError!
T
1

Bookmark

not defined.

Các nguyên nhân làm giảm hiệu quả phục vụ đa mục tiêu của công trình

3.1.
T
1

T

1

T
1

thuỷ

lợi

T
1

………………………………………………………………………..…Er
ror! Bookmark not defined.
3.1.1. Nguyên nhân về quy hoạch, thiết kế ........ Error! Bookmark not defined.
T
1

T
1

T
1

T
1

3.1.2. Nguyên nhân do điều kiện tự nhiên .......... Error! Bookmark not defined.
T
1


T
1

T
1

T
1

3.1.3. Nguyên nhân do phát triển kinh tế xã hội Error! Bookmark not defined.
T
1

T
1

T
1

T
1

3.1.4. Nguyên nhân về xây dựng, trang thiết bị Error! Bookmark not defined.
T
1

T
1


T
1

T
1

3.1.5. Nguyên nhân về quản lý khai thác ........... Error! Bookmark not defined.
T
1

T
1

T
1

Các giải pháp nâng cao hiệu quả hệ thống thuỷ lợiError! Bookmark not

3.2.
T
1

T
1

T
1

T
1


T
1

defined.
3.2.1. Giải pháp quy hoạch, thiết kế ................... Error! Bookmark not defined.
T
1

T
1

T
1

T
1

3.2.1.1. Chủ trương đầu tư và quản lý đầu tư ........ Error! Bookmark not defined.
T
1

T
1

T
1

T
1


3.2.1.2. Giải pháp về quy hoạch ............................ Error! Bookmark not defined.
T
1

T
1

T
1

T
1

3.2.1.3. Giải pháp về thiết kế ................................ Error! Bookmark not defined.
T
1

T
1

T
1

T
1

3.2.2. Giải pháp quản lý, khai thác ..................... Error! Bookmark not defined.
T
1


`

T
1

T
1

T
1

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................... Error! Bookmark not defined.
T
1

T
1

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................ Error! Bookmark not defined.
T
1

T
1

PHỤ LỤC 1 ........................................................................ Error! Bookmark not defined.

T
1

T
1

PHỤ LỤC 2 ........................................................................ Error! Bookmark not defined.
T
1

T
1

PHỤ LỤC 3 ........................................................................ Error! Bookmark not defined.
T
1

T
1

PHỤ LỤC 4 ........................................................................ Error! Bookmark not defined.
T
1

T
1

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1


Hình 2.2
Hình 2.3
`

Sơ đồ khối hệ thống phục vụ việc truy nhập và truy
suất dữ liệu
Sơ đồ khối hệ thống phục vụ việc truy nhập và truy
suất dữ liệu (Tiếp)

Trang 64

Trang 65

Sơ đồ khối hệ thống phục vụ việc truy nhập và truy Trang 66
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật


suất dữ liệu (Tiếp)
Hình 2.4

Hình 2.5

Sơ đồ khối hệ thống phục vụ việc truy nhập và truy
suất dữ liệu (Tiếp)
Sơ đồ khối hệ thống phục vụ việc truy nhập và truy
suất dữ liệu (Tiếp)
Giao diện chính của phần mềm quản lý Ngân hàng cơ

Trang 67


Trang 68

sở dữ liệu CTTL phục vụ đa mục tiêu

Trang 69

Hình 2.7

Thông tin chung và thông số kỹ thuật

Trang 69

Hình 2.8

Công trình đầu mối

Trang 70

Hình 2.9

Cấp nước cho phát triển công nghiệp, thuỷ điện

Trang 70

Hình 2.10

Cấp, thoát nước cho sinh hoạt

Trang 71


Hình 2.11

Cấp nước cho phát triển du lịch dịch vụ

Trang 71

Hình 2.12

Cấp nước cho phát triển môi trường sinh thái

Trang 72

Hình 2.13

Cấp nước cho phát triển chăn nuôi

Trang 73

Hình 2.14

Cấp nước cho phát triển xã hội

Trang 73

Hình 2.15

Phục vụ tưới, tiêu cây trồng

Trang 74


Hình 2.16

Hiệu quả kinh tế tổng hợp

Trang 74

Hình 2.17

Hiệu quả cấp nước cho nuôi trồng thuỷ sản

Trang 75

Hình 2.6

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1

Cơ sở dữ liệu về danh sách các công trình

Trang 39

Bảng 2.2

Cơ sở dữ liệu về thông tin chung của công trình

Trang 39

Bảng 2.3

Cơ sở dữ liệu về thông số kỹ thuật của hồ chứa nước


Trang 40

`

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật


Bảng 2.4

Cơ sở dữ liệu về thông số của đập

Trang 41

Bảng 2.5

Cơ sở dữ liệu về thông số của cống lấy nước

Trang 41

Bảng 2.6

Cơ sở dữ liệu về thông số của tràn xả lũ

Trang 42

Bảng 2.7

Cơ sở dữ liệu về cấp, thoát nước sinh hoạt


Trang 42

Bảng 2.8

Cơ sở dữ liệu hiệu quả cấp nước cho công nghiệp

Trang 43

Bảng 2.9

Bảng 2.10

Cơ sở dữ liệu cấp nước khu làm việc của công ty, xí
nghiệp công nghiệp
Cơ sở dữ liệu cấp nước khu sản xuất của công ty, xí
nghiệp công nghiệp

Trang 45

Trang 45

Bảng 2.11

Cơ sở dữ liệu cấp nước cho thuỷ điện

Trang 46

Bảng 2.12

Cơ sở dữ liệu cấp nước tưới, tiêu cho cây trồng


Trang 46

Bảng 2.13

Cơ sở dữ liệu về hiệu quả cấp, phân phối nước của
kênh

Trang 47

Bảng 2.14

Cơ sở dữ liệu năng suất cây trồng

Trang 48

Bảng 2.15

Cơ sở dữ liệu cấp nước cho chăn nuôi

Trang 48

Bảng 2.16

Cơ sở dữ liệu cấp nước cho thuỷ sản

Trang 49

Bảng 2.17


Cơ sở dữ liệu cấp nước cho phát triển môi trường

Trang 51

Bảng 2.18

Cơ sở dữ liệu cấp nước cho phát triển xã hội

Trang 53

Bảng 2.19

Cơ sở dữ liệu cấp nước cho phát triển du lịch

Trang 55

Bảng 2.20

Cơ sở dữ liệu cấp nước gián tiếp cho du lịch

Trang 55

Bảng 2.21

Cơ sở dữ liệu cấp nước trực tiếp cho du lịch

Trang 56

Bảng 2.22


Cơ sở dữ liệu cấp nước cho khách tham quan CTTL

Trang 57

`

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật


Bảng 2.23

Cơ sở dữ liệu về hiệu quả phục vụ tổng hợp

Trang 57

Bảng 2.24

Cơ sở dữ liệu về hiệu quả kinh doanh của CTTL

Trang 58

Bảng 2.25

Cơ sở dữ liệu về hiệu quả phân phối nước của CTTL

Trang 59

Bảng 2.26

Cơ sở dữ liệu về hiệu quả sản xuất của CTTL


Trang 59

Bảng 2.27

Đề xuất hoàn chỉnh và lựa chọn các nhóm chỉ tiêu

Trang 84

`

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật


-1-

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trước đây, các công trình thuỷ lợi được xây dựng chủ yếu phục vụ công tác
tưới, tiêu cho các loại cây trồng với hệ số tưới, tiêu thấp. Tuy nhiên, trong thực tế
quản lý khai thác, ngoài việc tưới nhiệm vụ cấp thoát nước cho các loại cây trồng,
các hệ thống này còn làm nhiệm vụ cấp thoát nước cho các ngành khác như: thủy
sản, chăn nuôi, sinh hoạt…Do đó, việc đánh giá hiệu quả phục vụ tổng hợp của các
công trình thuỷ lợi là rất cần thiết.
Mặt khác, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, công nghệ thông
tin đang dần trở thành công cụ quan trọng, không thể thiếu được trong quá trình
hiện đại hoá đất nước nói chung và nông nghiệp, nông thôn nói riêng.
Trong những năm gần đây, nhiều phần mềm máy tính đã được sử dụng để
nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành các hệ thống thuỷ lợi. Tuy nhiên, các phần
mềm này chủ yếu là các phần mềm phục vụ công tác quản lý vận hành hệ thống và

các phần mềm đánh giá hiệu quả tưới tiêu như INCA, FQM, EAO… còn tính toán
hiệu quả phục vụ đa mục tiêu của các công trình thuỷ lợi hầu như là chưa có và
chưa phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Để góp phần nhận biết hiệu quả phục vụ thực tế và từ đó tìm giải pháp nâng
cao hiệu quả tổng hợp của các công trình thuỷ lợi, đề tài nghiên cứu “SỬ DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TỔNG HỢP CỦA CÔNG
TRÌNH THUỶ LỢI” là rất cần thiết và cần được quan tâm.

2. Mục đích của đề tài
- Xây dựng và áp dụng phần mềm Ngân hàng dữ liệu công trình thủy lợi
phục vụ đa mục tiêu;
- Ứng dụng phần mềm để tính toán các chỉ tiêu làm cơ sở đánh giá hiệu quả
phục vụ đa mục tiêu của đập dâng 19-5 Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái và hồ chứa nước Xạ
Hương, tỉnh Vĩnh Phúc;
- Đề xuất các giải pháp nâng qua hiệu quả phục vụ đa mục tiêu của đập dâng
`

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật


-2-

19-5 Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống thủy lợi với công trình đầu mối là hồ
chứa, đập dâng tại miền núi trung du phía Bắc. Cụ thể là đập dâng 19-5 Nghĩa Lộ,
tỉnh Yên Bái và hồ chứa chứa nước Xạ Hương, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Xây dựng và áp dụng phần mềm Ngân hàng dữ liệu công trình thủy lợi
phục vụ đa mục tiêu;

+ Ứng dụng phần mềm để tính toán các chỉ tiêu làm cơ sở đánh giá hiệu quả
phục vụ đa mục tiêu;
+ Đề xuất các giải pháp nâng qua hiệu quả phục vụ đa mục tiêu của đập dâng
19-5 Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận:
- Tiếp cận kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu trong nước, quốc tế về đánh giá,
chương trình phần mềm đánh giá hiệu quả CTTL.
- Tiếp cận, khảo sát thực trạng hiệu quả cấp nước của CTTL đập dâng 19-5
Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái và hồ chứa nước Xạ Hương, tỉnh Vĩnh Phúc cho phát triển
các ngành.
Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu tổng quan các tài liệu quốc tế, trong nước.
- Nghiên cứu các kết quả có liên quan đến đề tài, từ đó rút ra các vấn đề tham
khảo có thể áp dụng cho đề tài.
- Khảo sát thực trạng hiệu quả cấp nước của CTTL đập dâng 19-5 Nghĩa Lộ,
tỉnh Yên Bái và hồ chứa nước Xạ Hương, tỉnh Vĩnh Phúc cho phát triển các ngành.
- Xây dựng phần mềm Ngân hàng dữ liệu công trình thủy lợi phục vụ đa mục
tiêu.
- Tính toán hiệu quả công trình thủy lợi phục vụ đa mục tiêu bằng phần mềm
thích hợp được xây dựng.
`

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật


-3-

CHƯƠNG 1:


TỔNG QUAN

1.1. Tổng quan về hiệu quả công trình thuỷ lợi phục vụ đa mục tiêu
1.1.1. Trên thế giới
Các kết quả nghiên cứu điển hình do Viện quản lý nước quốc tế (IWMI) thực
hiện tại nước Srilanca và các kết quả khảo sát nghiên cứu tại các nước châu Á, châu
Phi về công trình thuỷ lợi cấp nước đa mục tiêu, sử dụng nước đa mục tiêu đã chỉ ra
rằng:
- Hiệu quả phục vụ đa mục tiêu của các hệ thống thuỷ lợi là rõ rệt, nó thay
đổi trong phạm vi rộng vì phụ thuộc nhiều vào các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã
hội, kỹ thuật, hạ tầng cơ sở của vùng.
- Hệ thống thuỷ lợi ngoài cung cấp nước tưới cho cây trồng còn cung cấp
nước cho nhiều ngành khác.
Cụ thể vai trò phục vụ đa mục tiêu của các hệ thống t

hủy lợi (HTTL) gồm

các lĩnh vực sau:
• Cung cấp nước cho sinh hoạt:
Phần lớn dân cư nông thôn sống gần cạnh các kênh mương dẫn nước của
HTTL nên họ có điều kiện thuận lợi sử dụng nước miễn phí nguồn nước từ HTTL
cho sinh hoạt gia đình, thông qua sử dụng trực tiếp nước chảy trên kênh mương,
hoặc gián tiếp thông qua các giếng nước mà nguồn cung cấp nước là nước ngầm từ
các kênh mương ngấm vào tầng đất chứa nước nhất là trong mùa khô hạn, đặc biệt
tại các vùng khan hiếm nước.
• Cung cấp nước cho việc nuôi trồng thuỷ sản:
Tại các nước trên thế giới, hầu hết mặt nước các hồ chứa thủy lợi được tận
dụng kết hợp nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, kênh mương của các HTTL còn là
nguồn cung cấp nước cho nhiều ao, hồ nhỏ nuôi trồng thủy sản của người dân;
chuyển dẫn nước, hòa trộn nước mưa và nước ngọt cho nuôi trồng thủy sản nước

mặn vùng ven biển.
`

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật


-4-

• Cung cấp nước cho chăn nuôi:
Tại các nước châu Á, vùng khô hạn và bán khô hạn nằm chủ yếu ở phía
Nam, Hệ thống hỗn hợp cây trồng - vật nuôi đã đóng vai trò quan trọng để tiết kiệm
nước tưới, tăng hiệu quả sử dụng nước, tăng hiệu quả sản xuất chung do tận dụng
các sản phẩm từ chăn nuôi (phân, nước thải…) phục vụ cây trồng, góp phần cải tạo
đất.
• Cung cấp nước cho tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở vùng nông thôn:
Nhiều vùng ở nông thôn chưa được xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch
nên nguồn nước từ hệ thống kênh tưới đã cấp nước cho các hoạt động tiểu công
nghiệp, dịch vụ ở nông thôn như chế biến nông sản, sản xuất gạch ngói và vật liệu
xây dựng, giết mổ gia súc…
• Cấp nước cho thuỷ điện và giao thông thuỷ:
Những năm trước đây, một số hồ đập thủy lợi và nhiều bậc nước trên kênh
mương được tận dụng để phát triển thủy điện, nhưng giảm dần cùng với sự phát
triển của mạng lưới điện quốc gia ( bao gồm nhiệt điện và các trạm thủy điện lớn ).
Về giao thông thủy trên các HTTL hiện nay cũng giảm dần do sự phát triển mạnh
mẽ của mạng lưới giao thông đường bộ.
• Phòng chống lũ lụt, úng ngập:
Lượmg nước gây úng ngập, lũ lụt đã được tiêu thoát bởi các hệ thống tiêu
thoát nước có công trình đầu mối là các trạm bơm, cống tiêu nước,… hơn nữa
lượng nước gây úng ngập còn được chứa, trữ tại các khu ruộng trũng trồng lúa có
khả năng chịu ngập nước để rồi tiêu sau đó.

• Tác động đến chu trình thuỷ văn và hệ thống sinh thái:
Nhiều hệ thống tưới nông nghiệp có vai trò quan trọng

, tích cực đến chu

trình thủy văn và hệ sinh thái như các tác dụng điều hòa dòng chảy , làm tăng mực
nước ngầm, phòng chống hạn, chống úng ngập, bảo vệ đất chống xói mòn, thoái
hóa đất, bảo vệ đa dạng sinh học.
• Bổ sung nguồn nước ngầm:
`

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật


-5-

Các hệ thống kênh mương tưới đã làm tăng mực nước ngầm do nước ngấm
xuống từ lòng kênh mương, ngoài ra lượng nước ngấm xuống từ các cánh đồng
trồng lúa nước cũng làm tăng mực nược ngầm của các giếng lân cận.
• Bảo tồn sự đa dạng của hệ sinh thái:
Các hệ thống thủy lợi cấp, thoát nước phòng chống khô hạn, úng lụt đã có
tác dụng rõ rệt trong việc giữ gìn, phát triển các cây trồng, cây tự nhiên, các động
vật, sinh vật trên khu vực để bảo tồn đa dạng sinh học.
• Bảo vệ môi trường và cải thiện tiểu khí hậu:
Sự bốc thoát hơi nước từ các cánh đồng lúa rộng lớn có tác dụng làm giảm
nhiệt độ trong mùa hè và làm tăng nhiệt độ mùa đông lạnh giá, đặc biệt ở vùng lân
cận các hồ chứa thủy lợi thì khí hậu luôn mát mẻ trong mùa hè và ấm áp trong mùa
đông. Vì vậy, mà nhiều khu vực có hồ chứa và hồ chứa nước thủy lợi được kết hợp
xây dựng các khu du lịch.
• Tác động tích cực đến sự phát triển văn hoá, xã hội:

Ở các cánh đồng trồng lúa, các hệ thống thuỷ lợi có vai trò quan trọng trong
phát triển xã hội, làm tăng tính cộng đồng cho những người dân sử dụng nước, tăng
trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật cho người dân nhất là tại các nước sản xuất
nhiều lúa gạo ở vùng Đông Nam Á và Châu Á v ới nền văn minh, văn hóa lúa nước
đã hình thành từ hàng nghìn năm trước đây
Nhờ hệ thống điện năng cung cấp cho các trạm bơm hoặc cấp cho sinh hoạt
và làm việc của các cơ quan quản lý công trình thuỷ lợi mà những người dân ở gần
đó được hưởng theo, làm tăng đời sống văn hóa, tinh thần của họ.
Để thực hiện quản lý khai thác các công trình thuỷ lợi, nhiều người được
cung cấp việc làm mới và được đào tạo chuyên môn để nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần.
Việc thành lập và hoạt động của các Hội dùng nước ( WUA ), của mạng lưới
PIM (quản lý nước có sự tham gia của người dùng) đã làm tăng tính cộng đồng,
giáo dục ý thức tập thể cho người dân, thực hiện bình đẳng và công bằng xã hội.
`

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật


-6-

Các ngành nghề mới phát triển nhờ được cấp nước từ hệ thống thuỷ lợi góp
phần tạo thêm việc làm cho người lao động trong khu vực.
1.1.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, trong những năm trước đây thuộc thế kỷ trước các công trình
thủy lợi (CTTL) được xây dựng chủ yếu phục vụ tưới, tiêu cho các loại cây trồng vì
điều kiện kinh tế nông thôn trước đây, ngành trồng trọt là chính yếu nhất. Tuy nhiên
trong thực tế quản lý khai thác ngoài nhiệm vụ cấp thoát nước cho cây trồng, mà
trước yêu cầu tự nhiên, cấp bách của phát triển kinh tế xã hội và đời sống, các hệ
thống thủy lợi đã kết hợp cấp thoát nước cho các ngành khác: Cấp thoát nước sinh

hoạt, nuôi trồng thủy sản, du lịch, thương mại, công nghiệp và dịch vụ,…
Mặc dù đã được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng nhiều công
trình thủy lợi trong các năm qua, trong đó có một số công trình thuỷ lợi phục vụ
nhiều đối tượng dùng nước như các hồ chứa kết hợp cấp nước tưới với nuôi trồng
thủy sản, cấp nước sinh hoạt, du lịch ( các công trình thủy lợi hồ chứa Núi Cốc, Dầu
Tiếng, Đại Lải , Xạ Hương , Đồng Mô , Suối Hai , Yên Lập , Tràng Kênh, Tà Keo,
Tuyền Lâm, Suối Vàng,…). Một số công trình thủy lợi tưới nước kết hợp phát điện,
cấp nước cho công nghiệp, chăn nuôi ( Hồ Cấm Sơn, Khuôn Thần, hồ Tà Keo, hồ
Núi Cốc, đập Cầu Sơn, Liễn Sơn, 19 tháng 5 Yên Bái, Ngòi Là Tuyên Quang, hồ
Suối Dầu …), nhưng do nhiều khó khăn về xã hội, kinh tế nên vẫn còn thiếu nhiều
các công trình thủy lợi phục vụ đa mục tiêu được quy hoạch, thiết kế ngay từ đầu,
bên cạnh đó các công trình đã được xây dựng cũng phát huy hiệu quả rất kém.
1.2. Tổng quan về phương pháp luận đánh giá hiệu quả phục vụ đa mục
tiêu của hệ thống thuỷ lợi
1.2.1. Trên thế giới
a/Chương trình đánh giá nước thế giới (WWAP) đã cho ra báo cáo đầu tiên
vào năm 2003 về dự kiến chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nước với sự tham gia
của các nước Nam châu Phi đối với 11 chủ đề ưu tiên đã công nhận rằng, các chỉ
tiêu này cần phải được đánh giá và thử nghiệm để cho phù hợp hơn với thực tế để từ
đó hoàn chỉnh các chỉ tiêu. Sự đánh giá cụ thể, định lượng đầy đủ hiệu quả phục vụ
`

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật


-7-

đa mục tiêu của các HTTL là khó khăn vì thường thiếu các tài liệu khảo sát, các tài
liệu về hiệu quả môi trường, xã hội…
b/ Các nghiên cứu điển hình do Viện quản lý nước quốc tế (IWMI) thực hiện

về việc Sử dụng nước đa mục tiêu trên diện tích tưới thực hiện tại Srilanca và các
nước đã chỉ ra bốn vấn đề về phương pháp luận:
Thứ nhất: Cần tập trung vào đánh giá chính xác hơn hiệu quả sử dụng nước
của tất cả các hộ dùng nước trong hệ thống thuỷ lợi.
Thứ hai: Cần có sự nỗ lực để xác định được chính xác hiệu quả, giá trị các
thể loại sử dụng nước khác nhau.
Thứ ba: Sự tác động qua lại và sự mâu thuẫn giữa các ngành, các hộ sử dụng
nước sẽ ảnh hưởng đáng kể đến các việc sử dụng nước của các hộ dùng nước khác.
Thứ Bốn: Việc khai thác sử dụng công trình thuỷ lợi đã làm thay đổi quan
điểm về thể chế, tổ chức quản lý tài nguyên nước:
c/ Các nhà nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng nước đa mục tiêu
Nhiều nhà nghiên cứu đã có cùng nhận xét xác đáng như:
Do sự phức tạp trong việc quản lý hiệu quả các công trình thuỷ lợi phục vụ
đa mục tiêu, nên sẽ là một thử thách lớn để phát triển, tìm ra một phương pháp đánh
giá phù hợp với các đối tượng sử dụng nước đa dạng và giải quyết quan hệ giữa các
hộ dùng nước với nhau.
Phải xem xét, đánh giá từ khâu quy hoạch, thiết kế xây dựng, quản lý vận
hành phân phối nước trước đây và hiện tại để đánh giá được và nêu ra các giải pháp
tăng cường hiệu quả phục vụ đa mục tiêu của công trình thuỷ lợi.
1.2.2. Ở Việt Nam
Cho đến nay, các Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi mới đánh giá hiệu
quả hệ thống chỉ ở mức đơn giản là tổng kết tình hình thực hiện tưới, cấp nước và
tiêu thoát nước hàng vụ, năm so với nhiệm vụ thiết kế, năng lực công trình mà chủ
yếu là tình hình thực hiện tưới, tiêu nước như: diện tích phục vụ, năng suất và sản
lượng cây trồng, hệ số sử dụng nước, hệ số quay vòng đất,... Đó chỉ là các chỉ tiêu
thuần túy về phục vụ canh tác cây trồng, trong khi nhiều hệ thống còn phục vụ đa
`

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật



-8-

mục tiêu cấp, thoát nước cho các nhu cầu khác như thủy sản, du lịch, cấp nước sinh
hoạt, tiêu thoát nước cho khu dân cư, đô thị, hiệu quả về môi trường, hiệu quả xã
hội,... chưa được tổng kết, đánh giá để thấy rõ, đầy đủ các hiệu quả đa mục tiêu của
công trình thuỷ lợi.
Nhận thức, hiểu biết về hiệu quả tưới và phương pháp đánh giá hiệu quả
công trình thuỷ lợi phục vụ tổng hợp đa mục tiêu ở nước ta còn rất hạn chế, phiến
diện, lại chưa thống nhất.
Chưa có được một hệ thống các chỉ tiêu hợp lý để đánh giá tổng hợp hiệu
quả tưới do còn ít được quan tâm, quan điểm lại khác nhau về các chỉ tiêu đánh giá,
nên thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả và hiệu
quả phục vụ đa mục tiêu của công trình thuỷ lợi.
Chưa có được một hệ thống các chỉ tiêu hợp lý để đánh giá tổng hợp hiệu
quả tưới do còn ít được quan tâm, quan điểm lại khác nhau về các chỉ tiêu đánh giá,
nên thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả và hiệu
quả phục vụ đa mục tiêu của HTTL.
Nhìn chung, cho đến nay phương pháp luận về đánh giá hiệu quả CTTL phục
vụ đa mục tiêu còn nhiều khiếm khuyết, chưa hoàn chỉnh. Hầu hết các phương pháp
hiện hữu đều tập trung vào đánh giá

hiệu quả sử dụng nước cho sản xuất nông

nghiệp - tưới cây trồng là chủ yếu còn đánh giá hiệu quả phục vụ các ngành khác
còn khá chung chung. Mỗi vùng, mỗi nước khác nhau thì hệ chỉ tiêu cũng khác
nhau. Do vậy cần thiết phải thiết lập được phương pháp đánh giá hiệu quả CTTL
phục vụ đa mục tiêu phù hợp điều kiện Việt Nam.
1.3. Tổng quan về công nghệ tính toán đánh giá hiệu quả phục vụ của hệ
thống thuỷ lợi

Trong những năm gần đây, nhân loại đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ
của công nghệ thông tin và vai trò lớn lao của việc ứng dụng máy tính phục vụ phát
triển kinh tế quốc dân. Đối với thuỷ lợi, các tiến bộ về tin học và máy tính đã giúp
các nhà quản lý, quy hoạch thuỷ lợi giải quyết được những bài toán mang quy mô
lớn hơn, phức tạp hơn với độ chính xác cao hơn. Các nhà khoa học trên thế giới đã
`

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật


-9-

nghiên cứu xây dựng nhiều chương trình với các phương pháp và phương tiện tính
toán hiện đại hơn đánh giá hiệu quả phục vụ của công trình thuỷ lợi:
+ Phần mềm đánh giá nhanh (Rapid Appraisal Process - RAP) : Phần mềm
này đã được FAO, ngân hàng thế giới (WB) giới thiệu và ứng dụng để đánh giá hệ
thống thủy lợi ở nhiều nước trên thế giới như Australia, Thái Lan, Malaysia,
Indonexia, Trung Quốc, Ấn Độ, Srilanka… RAP cũng được giới thiệu tại Việt Nam
thông qua hai khóa hội thảo - đào tạo tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh vào
năm 2002 do World Bank tải trợ. RAP được thiết kế dựa trên phần mềm Microsoft
Excel dưới dạng các bảng tính và các bảng tra. RAP giúp cho người quản lý đánh
giá về nguồn nhân lực, hoạt động của công tác thuỷ nông cấp cơ sở, công tác điều
hành và phân phối nước của các cấp kênh. RAP cũng chỉ ra cách toán, xác định các
chỉ tiêu đánh giá về công tác quản lý và phân phối nước, các chỉ tiêu đánh giá về tài
chính – kinh tế (chi phí quản lý vận hành, chi phí cho tổng lượng nước tưới hàng
năm..) và các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả môi trường. Để áp dụng được phần mềm
này, yêu cầu trước hết hệ thống thủy lợi phải được nâng cấp hiện đại hóa từ phần
cứng (công trình) cho đến phần mềm (quản lý vận hành hệ thống), có đủ điều kiện,
có các thiết bị hiện đại giám sát, đo đạc kết quả hoạt động của HTTL để có được
các tài liệu cần thiết cho tính toán và yêu cầu số lượng số liệu rất lớn thì kết quả mới

đảm bảo tin cậy.
+ Đánh giá tiêu chuẩn hoạt động của hệ thống (Benchmarking process):
Phần mềm được xây dựng dựa trên quy trình Benchmarking do IPTRID, ICID,
FAO phối hợp với IWMI đề xuất vào năm 2000. Mục tiêu tổng quát của
Benchmarking là cải tiến việc tổ chức quản lý các HTTL để đạt được các nhiệm vụ,
mục tiêu đã đề ra ban đầu và cho mục tiêu phát triển tương lai. Benchmarking đã
hợp nhất/kết hợp các chỉ tiêu khác nhau, rất nhiều chỉ tiêu được phát triển bởi
RAP.Qui trình đánh giá tiêu chuẩn hoạt động của hệ thống là tập hợp các hoạt động
nhằm cải thiện dịch vụ thuỷ nông thông qua việc so sánh với hệ thống khác có điều
kiện tương tự, đánh giá so sánh với các hệ thống tiên tiến trong thực tiễn, cho phép
`

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật


-10-

xác định ra được những thiếu xót, bất cập cần bổ xung, khắc phục để nâng cao hiệu
quả và lựa chọn các mô hình thực tiễn tốt nhất để học tập áp dụng. Nó yêu cầu rất
nhiều số liệu, khối lượng xử lý tính toán lớn và đòi hỏi phải được thực hiện bởi
những người có kinh nghiệm..
+ Công nghệ viễn thám GIS (Geographic information systems): Công nghệ
này sử dụng những ảnh chụp từ vệ tinh để theo dõi diễn biến trên bề mặt hệ thống
thuỷ nông. Sử dụng công nghệ này, các cơ quan quản lý có thể có cái nhìn tổng thể
về hệ thống nhưng đòi hỏi kỹ thuật cao trong việc phân tích số liệu và chỉ phù hợp
với các hệ thống lớn được hiện đại hoá.
Những công nghệ trên đã phần nào giúp cho những nhà quản lý có được cái
nhìn cụ thể về hiệu quả phục vụ đa mục tiêu của hệ thống thuỷ lợi. Tuy nhiên,
những phần mềm này chưa đánh giá được một cách đầy đủ hiệu quả phục vụ đa
mục tiêu của hệ thống thuỷ lợi và chưa phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Vì vậy,

việc xây dựng phần mềm bằng tiếng Việt phục vụ đánh giá hiệu quả hệ thống thuỷ
lợi phục vụ đa mục tiêu phù hợp với điều kiện Việt Nam là rất cần thiết.
1.4. Tổng quan vùng nghiên cứu đập dâng 19 – 5 Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái
Hệ thống thuỷ lợi 19 – 5 có công trình đầu mối là đập dâng, nằm ở Yên Bái,
thuộc trung du miền núi phía Bắc và phục vụ đa mục tiêu. Hệ thống có nhiệm vụ
tưới cho 200 ha đất trồng lúa, cấp nước cho trạm thuỷ điện với công suất 80
KW,đồng thời cấp nước cho khoảng 10 ha thuỷ sản tập trung và gần 100 ao hồ nhỏ
trong hệ thống.
1.4.1. Đặc điểm tự nhiên
Công trình 19- 5 thuộc thị xã Nghĩa Lộ nằm trong toạ độ địa lý :
+ Vĩ độ Bắc: từ 21o34’36’’ đến 21o36’51’’;
P

P

P

P

+ Kinh độ Đông: từ 104o28’26’’ đến 104o32’10’;
P

P

P

P

thuộc phía Tây Nam của tỉnh Yên Bái có địa giới hành chính:
+ Phía Bắc giáp xã Nghĩa Sơn huyện Văn Chấn.

+ Phía Nam giáp xã Hạnh Sơn và xã Thanh Lương huyện Văn Chấn.
+ Phía Đông giáp xã Phù Nham và xã Sơn A huyện Văn Chấn.
`

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật


-11-

+ Phía Tây giáp xã Pá Lau và xã Túc Đán của huyện Trạm Tấu.
Về mặt địa hình: Công trình đập dâng 19 - 5 được xây dựng trên suối Nậm
Đông, có 2 dạng địa hình chính sau :
+ Dạng địa hình bào mòn: Dạng địa hình hình này có cao độ thay đổi từ
+ 103.0 m tới > + 150.0 m, mái dốc đứng với độ dốc lớn α = 300- 350.
+ Dạng địa hình tích tụ: Dạng địa hình tích tụ chủ yếu phân bố dọc theo suối,
là dạng địa hình thềm và bãi bồi có cao độ thay đổi từ +99.6 m tới +98.6 m.Tại đây
dân địa phương đang sinh sống, canh tác trồng lúa và hoa màu.
Về mặt khí hậu: Khu vực mang đặc trưng khí hậu Tây Bắc nhiệt đới gió mùa
và chịu ảnh hưởng của địa hình .
Lượng mưa trung bình nhiều năm:

1550 mm.

Nhiệt độ trung bình hàng năm:

22,5oC.

Độ ẩm trung bình nhiều năm:

84%.


Tổng số giờ nắng:

1700h.

Vận tốc gió bình quân nhiều năm:

1,0 m/s.

P

P

Về mặt thổ nhưỡng: Những yếu tố địa hình và khí hậu là tiền đề hình thành
các loại đất. Tính chất các loại đất trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ mang tính chất
chung cơ bản của tỉnh, đất được hình thành do các nham thạch phong hoá tại chỗ,
đất thuỷ thanh từ các sản phẩm bồi tụ. Nhìn chung các loại đất này có thành phần cơ
giới nhẹ đến trung bình, đạm dễ tiêu từ trung bình đến giầu. Lân, kali nghèo. Độ ph
từ 4 - 4,5. Đất thường chua, tầng canh tác từ 10 – 20 cm, thường đọng nước yếu, khí
giàu chất hữu cơ.
Về mặt thuỷ văn: Nước mặt trong khu vực tuyến đập dâng 19-5 tập trung ở
suối Nậm Đông. Nước suối kiệt nhất vào tháng 3 hàng năm với lưu lượng đo được
khoảng 0,691 m3/s, lớn nhất vào tháng 8 với lưu lượng khoảng 3,054 m3/s, tần suất
2 %. Qua nghiên cứu lấy mẫu nước mặt xác định thành phần hoá học và đánh giá ăn
mòn bê tông. Nước có tên gọi là Bicacbonat Clorua Natri Canxi. Theo QTXD- 5973 nước có tính ăn mòn khử kiềm.
Nước ngầm: Tồn tại trong các trầm tích thềm suối, lòng suối với nguồn nước
`

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật



-12-

cung cấp là nước mưa và nước suối. Nước chủ yếu chứa trong lớp 1 và lớp 2. Qua
nghiên cứu lấy mẫu nước ngầm, xác định thành phần hoá học và đánh giá ăn mòn
bê tông. Nước có tên gọi là nước Bicacbonat Clorua Natri Canxi. Theo QTXD- 5973 nước có tính ăn mòn khử kiềm
1.4.2. Tình hình dân sinh, kinh tế - xã hội
• Tình hình dân sinh
Nghĩa Lộ là thị xã nằm ở phía Tây Nam tỉnh Yên Bái (gồm 4 phường : Tân
An, Cầu Thia, Pú Trạng, Trung Tâm) và 3 xã mới nhập (gồm : Nghĩa An, Nghĩa
Lợi, Nghĩa Phúc).
Là một thị xã miền núi bao gồm 17 thành phần dân tộc cùng sinh sống ( chủ
yếu là dân tộc: Kinh, Thái, Mường, Mông, Tày, Dao ), có phong tục tập quán khác
nhau, trình độ dân trí không đồng đều. Do vậy, lực lượng lao động cũng có nhiều
thành phần và trình độ khác nhau.
• Tình hình kinh tế - xã hội
Thị xã Nghĩa Lộ được xác định là trung tâm kinh tế khu vực phía tây của
tỉnh. Năm 2004 được điều chỉnh mở rộng không gian, nhưng do cơ sở hạ tầng còn
thấp kém, xa trung tâm tỉnh lỵ, nguồn vốn đầu tư còn hạn hẹp, trình độ dân trí
không đều, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn ở mức cao
31,74 %.
Dân số: Tổng số dân năm 2009 là 27610 người (bao gồm 07 đơn vị xã
phường).
+ Lao động nông nghiệp là 7.312 người, chiếm 54,6 % tổng số lao động
trong độ tuổi lao động.
+ Lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và nghành nghề khác là 5651
người chiếm 42,4 % tổng số lao động trong độ tuổi lao động.
+ Lao động chưa có việc làm là 409 người chiếm 3 % tổng số lao động trong
độ tuổi lao động.
Với vị trí là trung tâm giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hóa của khu vực, các

`

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật


×