Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT ĐỂ DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NƯỚC CÁC LƯU VỰC SÔNG TẠI VIỆT NAM THỜI GIAN QUA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 90 trang )

-1-

MỞ ĐẦU
I. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT ĐỂ DUY TRÌ
VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NƯỚC CÁC LƯU VỰC SÔNG TẠI VIỆT
NAM THỜI GIAN QUA
Trong những thập kỷ qua việc nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật để duy
trì và phát triển nguồn nước (DTVPTNN) tại các lưu vực sông của Việt Nam
đã được thực hiện tương đối tốt và thu được những thành công lớn , phục vụ
có hiệu quả cho sự phát triển kinh tế xã hội của từng thời kỳ.
Công tác khảo sát , nghiên cứu, và đưa ra các giải pháp kỹ thuật để duy trì và
phát triển nguồn nước như lập quy hoạch tưới tiêu , các phương án về phòng
chống lũ, giảm nhẹ thiên tai…các lưu vực sông trên toàn quốc đã được chú ý
từ những năm 60 của thế kỷ trước với mục tiêu trị thủy và khai thác sử dụng
tổng hợp các lưu vực sông . Các giải pháp kỹ thuật đưa ra luôn bám sát các
mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế

– xã hội ở từng lưu vực sông , từng

vùng và từng thời kỳ. Đến nay hầu hết các lưu vực , các vùng đều đã được
khảo sát và đưa ra các giải pháp kỹ thuật ở những phạm vi và mức độ khác
nhau. Do có các giải pháp kỹ thuật tốt nên việc đầu tư phát triển thuỷ lợi được
đúng hướng, đáp ứng được các mục tiêu có trọng tâm, trọng điểm. Nổi bật
nhất là:
- “Định hướng quy hoạch trị thuỷ và khai thác hệ thống sông Hồng”
thông qua năm 1960 rồi đến bước “Quy hoạch” đã tập trung vào 5 nhiệm vụ
là: trị thuỷ, phát triển các công trình tưới tiêu nước, phát triển thuỷ điện, phát
triển vận tải thuỷ và phát triển các công trình điều tiết nguồn nước trên toàn
lưu vực. Đầu tư phát triển thuỷ lợi trên lưu vực theo quy hoạch đã đem lại
hiệu qủa rất lớn cho phát triển dân sinh kinh tế trên lưu vực, nhất là vùng
trung du và đồng bằng sông Hồng. Theo sơ đồ bậc thang khai thác dòng chính


sông Đà, sông Lô-Gâm được đề xuất đã , đang và sẽ được thực hiện thể hiện
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật-Cao học 16: Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước


-2-

tính hợp lý và đúng đắn của các giải pháp kỹ thuật , đồng thời rút ngắn được
rất nhiều thời gian, công sức, vốn đầu tư xây dựng các công trình mới như
Tuyên Quang, Sơn La và các công trình khác.
- Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật và đầu tư thực hiện các giải pháp
duy trì và phát triển nguồn nước Đồng bằng sông Cửu Long được coi là “kỳ
tích” của sự nghiệp phát triển thuỷ lợi Việt Nam. Tiềm năng phát triển kinh tế
của vùng ĐBSCL vô cùng lớn nhưng thiên tai lũ lụt, kiệt, mặn, chua, phèn rất
nghiêm trọng, đời sống nhân dân và sản xuất gặp rất nhiều khó khăn. Các cơ
quan chuyên môn dưới chế độ cũ cũng như nhiều tổ chức và chuyên gia có
kinh nghiệm của nước ngoài đã nghiên cứu nhưng không giải quyết được và
khuyên ta không nên đụng vào vùng chua phèn tiềm tàng này. Vậy mà chúng
ta đã nghiên cứu, giải quyết dẫn ngọt, ngăn mặn, thau chua, ém phèn, thoát lũ
và bố trí dân cư, sản xuất thích nghi với điều kiện lũ, kiệt thành công, chuyển
sản xuất 1 vụ mùa thành 2 vụ đông - xuân và hè - thu, có nơi làm thêm vụ 3,
vụ 4, khôi phục lại sinh thái thuỷ sinh nước ngọt, đưa sản lượng lúa không
ngừng tăng nhanh.
- Với các lưu vực sông thuộc các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Bộ lập
các giải pháp kỹ thuật

DTVPTNN theo lưu vực sông đã hoàn thành khối

lượng công việc lớn đáp ứng được nhu cầu khu vực, như tổng quan quy hoạch
sử dụng nguồn nước lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình, quy hoạch thuỷ lợi
lưu vực sông Cầu - sông Thương, quy hoạch thuỷ lợi lưu vực sông Cà Lồ, quy

hoạch thuỷ lợi lưu vực sông Đáy...
- Rà soát các giải pháp kỹ thuật thủy lợi phục vụ chuyển đổi sản xuất
Nông - Lâm nghiệp của 11 tỉnh là : Lạng Sơn , Nam Định , Hà Nam , Vĩnh
Phúc, Bắc Ninh , Bắc Giang , Thái Nguyên , Cao Bằng , Tuyên Quang , Hà
Giang và Lào Cai . Các giải pháp kỹ thuật này cơ bản đều phù hợp với quy
hoạch các ngành, làm cơ sở lập kế hoạch đầu tư xây dựng các công trình thuỷ
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật-Cao học 16: Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước


-3-

lợi hàng năm, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh đến năm
2020.
II. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP KỸ
THUẬT ĐỂ DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NƯỚC CÁC LƯU VỰC
SÔNG TỈNH TUYÊN QUANG.
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng miền núi phía Bắc có điều kiện tự
nhiên phong phú, đa dạng. Toàn tỉnh có tổng diện tích đất tự nhiên là
586.800ha, diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 70.195ha. Hệ thống sông
suối trên địa bàn tỉnh khá dày đặc bình quân 900m/1km2 chia 3 lưu vực chính
P

P

là: Lưu vực sông Lô, Sông Gâm và sông Phó Đáy. Lượng mưa phân bố không
đều, lượng mưa vào mùa mưa chiếm 75-80% tổng lượng mưa cả năm. Với điều
kiện địa hình và phân bố mưa như vậy, cũng là nguyên nhân gây lên hạn hán và
lũ lụt hàng năm của Tuyên Quang. Là tỉnh có nguồn nước tự nhiên trên các
lưu vực sông rất phong phú, công trình thủy lợi nhiều và đa dạng nhưng hiệu
quả khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên nước ở đây chưa cao. Không kể

công trình thủy điện Tuyên Quang dung tích 2,245 tỷ m3 nước, công suất lắp
máy 342 MW, trong những năm qua Nhà nước đã đầu tư xây dựng trên địa
bàn của tỉnh hàng ngàn công trình thủy lợi loại vừa và nhỏ để cấp nước,
chống lũ nhằm phát triển nông nghiệp, ổn định đời sống nhân dân và phát
triển kinh tế - xã hội như hồ Ngòi Là tưới 414 ha trên lưu vực sông Lô; hệ
thống thủy lợi Trung Mỹ tưới 400 ha trên lưu vực sông Gâm; các hồ Hoa
Lũng tưới 170 ha, Hoàng Tân tưới 161 ha trên lưu vực sông Phó Đáy. Tuy
nhiên, các công trình thủy lợi này mới chỉ hướng vào mục tiêu chính là phát
triển nông nghiệp, chưa chú trọng đến yêu cầu dùng nước của các ngành kinh
tế khác. Theo kết quả điều tra khảo sát, trong lĩnh vực nông nghiệp, các công
trình thủy lợi cũng chỉ đáp ứng yêu cầu cấp nước cho khoảng gần 80% diện
tích trồng lúa nước với mức đảm bảo 75%, chưa đáp ứng được yêu cầu tưới
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật-Cao học 16: Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước


-4-

cho các diện tích trồng màu và trồng cây công nghiệp. Là tỉnh được ưu tiên
đầu tư về thuỷ lợi so với các tỉnh khác trong toàn quốc, nhưng vẫn còn yếu
kém về nhiều mặt như: công trình tạm còn chiếm đa số, các công trình kiên cố
và bán kiên cố xây dựng từ lâu do nguồn vốn hạn chế nên không đồng bộ từ
đầu mối đến mặt ruộng, nay nhiều công trình đã xuống cấp hiệu quả tưới kém,
công tác quản lý ,khai thác còn hạn chế.
Hàng năm lũ quét còn làm cho sông suối lở bờ, chia cắt ruộng, đất, làm
mất đất canh tác. Lũ sông vẫn còn làm ngập úng các xã, phường, thị trấn ven
sông gây hư hỏng nhà cửa, trường học, bệnh xá, đường giao thông, đường
điện, hệ thống cấp nước, hệ thống công trình thủy lợi gây khó khăn cho cuộc
sống của người dân, làm ngừng trệ sản xuất, gây ô nhiễm môi trường.
Những năm gần đây Tuyên Quang đã coi trọng việc chuyển dịch cơ
cấu cây trồng, vật nuôi, đầu tư sản xuất đã gắn liền với chế biến tiêu thụ.

Tốc độ phát triển nhanh của các khu công nghiệp, những cơ sở chế biến
hàng hoá lớn từ các sản phẩm nông nghiệp đã và đang hình thành, vì vậy
việc đảm bảo cung cấp nước cho chăn nuôi, cho tưới, cho công nghiệp và
các ngành kinh tế, cũng như tiêu thoát nước, phòng chống giảm nhẹ thiên
tai bảo vệ môi trường nước phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế xã hội là
rất bức thiết trong giai đoạn tới.
Do những tồn tại thực tế và những vấn đề mới nảy sinh nêu trên,
việc Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật để duy trì và phát triển bền vững
nguồn nước trong các lưu vực sông thuộc tỉnh Tuyên Quang giai đoạn hiện tại
và định hướng đến năm 2020 là rất cần thiết và cấp bách, phù hợp với
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Như vậy đề tài khoa học: Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật để duy
trì và phát triển bền vững nguồn nước trong các lưu vực sông thuộc tỉnh
Tuyên Quang là thực sự cần thiết.
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật-Cao học 16: Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước


-5-

III. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI:
Đề xuất các giải pháp kỹ thuật có thể ứng dụng trong thực tế để giải
quyết chủ động việc cấp thoát nước cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt và
các ngành kinh tế khác, duy trì và bảo vệ bền vững tài nguyên nước trên các
lưu vực sông lớn nằm trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
IV.CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
IV.1.Cách tiếp cận:
Đối tượng nghiên cứu là hệ thống công trình thủy lợi cấp thoát nước
cho nông nghiệp và các ngành kinh tế khác.
Phạm vi nghiên cứu ứng dụng là cơ sở khoa học và thực tiễn của các
giải pháp kỹ thuật được đề xuất

IV.2.Phương pháp nghiên cứu
a.Phương pháp kế thừa
Nghiên cứu tiếp thu và sử dụng có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các
tác giả đã nghiên cứu liên quan đến đề tài.
b.Phương pháp điều tra thu thập và đánh giá
Điều tra thu thập tài liệu, khảo sát và nghiên cứu thực tế, phân tích
đánh giá và tổng hợp tài liệu để từ đó rút ra các cơ sở khoa học và khả năng
ứng dụng vào thực tiễn.
3. Phương pháp tự nghiên cứu
Tự nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của thầy để đạt được các mục tiêu
nghiên cứu nêu trên.

Luận văn thạc sỹ kỹ thuật-Cao học 16: Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước


-6-

CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI
TỈNH TUYÊN QUANG
1.1.KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
1.1.1.Vị trí địa lý
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía Bắc bao gồm 6 đơn vị hành
chính, có toạ độ địa lý từ 21030’-22040’ vĩ độ Bắc và 104053’-105040’ kinh độ
P

P

P


P

P

P

P

P

Đông. Ranh giới với các địa phương như sau:
- Phía Bắc và Tây Bắc là tỉnh Hà Giang.
- Phía Đông là tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên
- Phía Nam là tỉnh Phú Thọ.
- Phía Đông Nam là tỉnh Vĩnh Phúc.
- Phía Tây giáp tỉnh Yên Bái.
1.1.2.Đặc điểm địa hình
Địa hình của Tuyên Quang tương đối đa dạng, phức tạp với hơn 73%
diện tích là đồi núi,với chủ yếu là các loại địa hình sau:
Dạng địa hình núi cao: Là vùng núi cao nằm ở phía Bắc tỉnh bao gồm
toàn bộ huyện Nà Hang, 11 xã vùng cao của huyện Chiêm Hóa, 2 xã vùng cao
của huyện Hàm Yên và một phần phía Bắc của huyện Yên Sơn; Chiếm trên
50% diện tích toàn tỉnh, độ dốc trung bình từ 200-250. Có độ cao trung bình
P

P

P

P


khoảng 660m, giảm dần từ Bắc xuống Nam.
Dạng địa hình vùng núi thấp: gồm các xã của huyện Chiêm Hóa (trừ 11
xã vùng cao), huyện Hàm Yên (trừ 2 xã vùng cao), một phần phía Nam huyện
Yên Sơn và huyện Sơn Dương, chiếm trên 40% diện tích toàn tỉnh. Ở đây đồi
núi chiếm diện tích lớn, địa hình phức tạp, có nhiều sông suối, giao thông đi
lại gặp nhiều khó khăn. Độ cao trung bình dưới 500m, thấp dần từ Bắc xuống
Nam, độ dốc thường nhỏ hơn 250.
P

P

Luận văn thạc sỹ kỹ thuật-Cao học 16: Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước


-7-

Hình 1.Bản đồ hành chính tỉnh Tuyên Quang

Luận văn thạc sỹ kỹ thuật-Cao học 16: Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước


-8-

Dạng địa hình đồi trung du: Vùng đồi trung du nằm ở phần giữa tỉnh, gồm thị
xã Tuyên Quang, phần còn lại của huyện Yên Sơn và Sơn Dương; có diện
tích nhỏ, chiếm khoảng 9% diện tích toàn tỉnh. Vùng này có những cánh đồng
tương đối rộng, bằng phẳng, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
1.1.3.Đặc điểm cấu tạo địa chất
1.1.3.1.Sơ lược về cấu tạo và kiến tạo

Đứt gãy sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đã chia miền Bắc
Việt Nam thành 2 hệ uốn nếp khác nhau, hệ uốn nếp Tây Bắc và hệ uốn nếp
Việt Bắc với tên gọi là đới sông Lô. Đới sông Lô là đới dương duy nhất phát
triển các trầm tích Proteozoi Paleozoi. Ranh giới phía Tây Nam của đới là đứt
gãy sông Chảy, đường kiến trúc chính của miền Bắc Việt Nam, miền đất có
cấu tạo phức tạp nhất là phần Đông Bắc của lưu vực, gồm nhiều các đá tuổi
khác nhau chờm lên nhau theo hướng Tây Nam với đường phương của các đá
là Tây Bắc. Hoạt động của macma trong lưu vực có đặc trưng là hoạt động
xâm nhập nhiều lần. Sự xuất hiện nhiều pha kiến tạo khác nhau đã tạo nên
nhiều miền phá huỷ, kiến tạo thường có đường phương song song với các đứt
gãy sâu ven rìa. Dọc theo các đứt gãy nham thạch bị vò nhàu, cà nát và phát
triển nhiều dăm kết.
1.1.3.2.Địa chất thuỷ văn
Tỉnh Tuyên Quang tồn tại nhiều tầng địa chất có tuổi khác nhau với các
thành hệ đất đá chứa nước khác nhau. Do tính chất chứa nước rất đa dạng, chủ
yếu có các phức hệ chứa nước sau:
- Phức hệ chứa nước khe nứt vỉa trong đất đá trầm tích lục nguyên, nước chứa
trong các khe nứt ở vùng cao, trong các vùng đồi núi là các loại nước không
áp, nguồn cấp chủ yếu là nước mưa, lưu lượng từ 0,1 - 0,5 l/s.
- Phức hệ chứa nước trong đá macma là loại nước không áp, xuất hiện thành
mạch nhỏ, lưu lượng các mạch nước thường 0,1- 0,4 l/s.
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật-Cao học 16: Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước


-9-

- Phức hệ chứa nước khe nứt karst và nước karst phong phú nhưng không đều,
lưu lượng thường từ 0,1 đến vài chục l/s.
- Phức hệ chứa nước lỗ rỗng trong đất đá bể rời nước chứa trong các bồi tích
cuội sỏi, cát pha.

1.1.3.3.Đặc trưng về địa chất vật lý.
Được biểu hiện ở 3 mặt karst, phong hoá, trượt lở. Sự phát triển karst
trong khu vực chủ yếu dưới 2 dạng: Hình thái karst trên bề mặt và và karst ở
dưới sâu thuộc khu vực Chiêm Hoá thấy rằng karst phát triển trên 3 dải cao độ
100 - 120 m, 170 - 200 m và trên 300 m, loại karst ở dưới sâu ít gặp. Phong
hoá chủ yếu là tác nhân phong hoá vật lý và phong hoá hoá học sản phẩm
phong hoá vùng bề dày lớp phủ pha tàn tích phụ thuộc nhiều yếu tố đá phiến
cacbonat thường có vỏ phong hoá 30 - 50 m, có nơi 90 -100 m trên đá cứng
như cát kết, thạch anh, chiều dày phong hoá trên 10 m.
Khả năng trượt lở có thể xảy ra do đặc điểm cấu trúc địa chất của sườn
núi và khí hậu.
Động đất: Theo bản đồ phân vùng động đất miền Bắc Việt Nam (1986)
lưu vực sông Lô nằm trong vùng động đất cấp 6.
1.1.4.Đặc điểm thổ nhưỡng
Theo kết quả điều tra nghiên cứu trước đây và kết quả nghiên cứu xây
dựng bản đồ đất tỉnh Tuyên Quang tỷ lệ 1/100.000 tháng 11 năm 2001, Tuyên
Quang có 17 loại đất thuộc các nhóm đất sau:
• Nhóm đất phù sa: Diện tích 15.945 ha, chiếm 2,72% DTTN
• Nhóm đất dốc tụ: Diện tích 7.125 ha, chiếm 1,21% diện tích tự nhiên
(DTTN), có nhiều ở huyện Yên Sơn, Sơn Dương, Hàm Yên ở các thung lũng
thấp giữa các dãy núi.
• Nhóm đất bạc màu: Diện tích 3.570 ha chiếm 0,61% DTTN, phân bố rải
rác ở các huyện Yên Sơn, Chiêm Hoá và Sơn Dương.
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật-Cao học 16: Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước


- 10 -

• Nhóm đất đen: Diện tích 280 ha chiếm 0,05% DTTN, phân bố rải rác ở
Sơn Dương, Chiêm Hoá, Nà Hang.

• Nhóm đất đỏ vàng: Diện tích 397.535 ha chiếm 67,75% DTTN
• Nhóm đất vàng đỏ: Diện tích 101.670 ha, chiếm 17,33% DTTN
• Nhóm đất vàng đỏ tích mùn: Diện tích 36.285 ha chiếm 6,18% DTTN.
1.1.5.Đặc điểm khí tượng, khí hậu
1.1.5.1.Lưới trạm khí tượng
Mạng lưới các trạm khí tượng, khí hậu và đo mưa của tỉnh cũng khá
đầy đủ so với một tỉnh miền núi với thời gian quan trắc dài trung bình 50
năm. Hiện nay còn các trạm khí tượng đang hoạt động là Tuyên Quang,
Chiêm Hoá và Hàm Yên. Về đo mưa thì cơ bản còn 5 trạm chính sau: Chiêm
Hoá, Hàm Yên, Na Hang, Sơn Dương và Tuyên Quang. Lưới trạm khí tượng,
đo mưa phân bố khá đồng đều trên toàn lưu vực. Đa số các trạm có tài liệu đo đạc
liên tục từ năm 1960, 1961 trở lại đây nên liệt số liệu được coi là đủ dài để đặc
trưng cho quá trình biến đổi khí hậu, khí tượng trên lưu vực. Các số liệu về đặc
trưng khí tượng trong luận văn này lấy từ trạm Tuyên Quang có liệt số liệu từ
năm 1961 đến năm 2005, yếu tố mưa ngày sử dụng tài liệu của các trạm:
Tuyên Quang, Chiêm Hoá, Hàm Yên, Na Hang và Sơn Dương.
1.1.5.2.Hình thế thời tiết gây mưa lũ
Tỉnh Tuyên Quang nằm trọn trong vùng lưu vực phía Bắc sông Hồng
là hệ thống sông lớn thứ nhì toàn quốc, chỉ sau hệ thống sông Cửu Long.
Nằm trong miền nhiệt đới của Bắc bán cầu, nên khí hậu của tỉnh có chung
đặc điểm là nhiệt đới gió mùa Châu Á, có mùa đông lạnh ẩm; mùa hè nóng
và mưa nhiều. Diễn biến thời tiết các mùa như sau:
- Thời kỳ đầu mùa hạ: do sự hoạt động của áp thấp phía Tây (Ấn Miến), thường xảy ra dông nhiệt vào chiều tối, lượng mưa khá lớn.

Luận văn thạc sỹ kỹ thuật-Cao học 16: Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước


- 11 -

- Thời kỳ giữa mùa hạ (từ tháng 6 đến đầu tháng 8): Tổng lượng mưa

khá lớn, lượng mưa trong các tháng này thường chiếm khoảng 50% lượng
mưa trong cả năm (một tỷ lệ khá lớn).
- Vào thời kỳ cuối mùa hạ khu vực còn chịu ảnh hưởng của các hoàn
lưu bão rớt, cũng gây nên nhiều trận mưa lớn.
1.1.5.3.Nhiệt độ:
Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm trên địa bàn tỉnh đạt khoảng
22÷ 23,2oC, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối đã quan trắc được tại trạm Tuyên
P

P

Quang là 41oC (tháng 5 -1994), nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối tại tỉnh Tuyên
P

P

Quang đạt trị số -0,6 oC, đã xuất hiện vào ngày 2/1/1974 tại trạm Hàm Yên.
P

P

Nói chung do địa hình không có những khoảng độ cao quá cách biệt như giữa
vùng đồng bằng và miền núi nên hiện tượng phân hóa nhiệt độ theo độ cao là
không rõ rang lắm.
Bảng 1.1.Nhiệt độ không khí trung bình theo tháng quan trắc tại một số
trạm thuộc Tuyên Quang

Đơn vị: oC
P


P

Tháng
Năm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10 11 12
Trạm Tuyên Quang (1961-2005)
16,0 17,2 20,3 24,1 27,4 28,5 28,0 28,0 27,0 24,1 20,8 17,4 23,2
Trạm Chiêm Hóa (1961-2003)
15,2 16,8 20,1 23,8 27,0 27,9 28,2 27,6 26,6 23,9 20,1 16,6 22,8
Trạm Hàm Yên (1961-2005)
15,2 16,7 20,0 23,6 26,9 27,8 28,1 27,5 26,4 23,8 20,1 16,7 22,7
1.1.5.4. Độ ẩm
Độ ẩm trung bình năm ở tỉnh Tuyên Quang đạt khoảng từ 83 ÷ 86%, các
tháng có độ ẩm thấp là các tháng đầu và cuối mùa mưa.

Luận văn thạc sỹ kỹ thuật-Cao học 16: Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước


- 12 -

Bảng 1.2.Độ ẩm không khí tương đối trung bình tháng tại các trạm đo

thuộc Tuyên Quang (1961-2005)
Trạm

Đơn vị: %
Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10 11 12

Năm

T.Quang


83 83 84 84 81 83 84 85 84 83 82 81

83

Chiêm Hóa

87 86 86 85 83 85 85 87 86 86 86 86

86

Hàm Yên

86 87 87 86 84 85 86 87 86 86 86 85

86

1.1.5.5. Gió
Tỉnh Tuyên Quang tuy nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa,
nhưng do điều kiện địa hình xa biển, và nằm trên chân sườn đón gió của dãy
núi Hoàng Liên Sơn nên tốc độ gió trung bình toàn vùng khá cao, đạt tới
1,2m/s theo trung bình năm. Về mùa hè, gió mùa đông nam xâm nhập khá sâu
vào trong tỉnh do các hướng núi chính đều chạy theo hướng Bắc Nam và Tây
Bắc – Đông Nam, mặt khác còn do thung lũng sông Lô có hướng Tây Bắc –
Đông Nam.
Bảng 1.3.Tốc độ gió trung bình tháng tại trạm Tuyên Quang (1961-2005)
Đơn vị: m/s
Tháng
Vtb

1


2

1,2 1,2

V max 12

12

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12 N¨m

1,3


1,5 1,5 1,3

1,3 1,2 1,1 1,1 1,0 1,0

1,2

20

30

28

30

28

24

24

28

20

20

13

1.1.5.6. Nắng

Tổng số giờ nắng trung bình toàn tỉnh khoảng 1960 giờ (tại trạm khí
tượng Tuyên Quang). Tháng có số giờ nắng ít nhất là vào tháng 2, 3 nhiều
nhất vào các tháng 7, 8, 9.

Luận văn thạc sỹ kỹ thuật-Cao học 16: Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước


- 13 -

Bảng 1.4.Tổng số giờ nắng trung bình tháng tại trạm quan trắc Tuyên
Đơn vị: Giờ

Quang (1961-2005)

Năm

Tháng
1

2

3

4

5

6

7


8

9

10

11

12

68,5 48,3 55,4 89,3 181,6 166,5 193,6 181,6 180,7 160,2 129,8 103,5 1559,0
1.1.5.7.Bốc hơi
Tổng lượng bốc hơi trung bình tháng năm tại Tuyên Quang thuộc loại
trung bình nếu so với cả lưu vực sông Hồng. Một trong những nguyên nhân
chính là do thực trạng thảm phủ ở tỉnh Tuyên Quang còn tốt, diện tích rừng
trên toàn tỉnh năm 2005 còn đạt 63,08%.
Bảng 1.5.Tổng lượng bốc hơi trung bình tháng tại các trạm quan trắc
thuộc Tuyên Quang (1961-2005)

Đơn vị: mm
Tháng

Trạm
1

2

3


4

5

6

7

Năm
8

9

10

11

12

T.Quang 52,8 51,4 59,8 71,6 95,5 83,7 81,2 69,9 70,8 72,7 63,0 61,4 833,8
Chiêm Hoá 41,9 43,1 53,0 62,6 83,2 70,2 66,1 55,9 58,9 57,0 48,0 46,4 686,3
Hàm Yên 32,2 32,0 37,6 43,6 62,5 55,8 55,9 49,1 49,5 47,5 40,1 37,6 543,4
1.1.5.8.Mưa
Tổng lượng mưa trung bình hàng năm ở Tuyên Quang không lớn lắm,
chỉ từ 1550 ÷ 1800 mm.
- Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến khoảng cuối tháng 9, lượng mưa
chiếm khoảng từ 75 ÷ 80% tổng lượng mưa cả năm. Tháng có lượng mưa lớn
nhất có lượng mưa chiếm tới 20% lượng mưa cả năm.

Luận văn thạc sỹ kỹ thuật-Cao học 16: Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước



- 14 -

- Mùa ít mưa (từ tháng 11 ÷ tháng 4 năm sau): Lượng mưa chiếm khoảng
20% tổng lượng mưa cả năm.
Bảng 1.6.Phân phối lương mưa trung bình nhiều năm tại các trạm quan
Đơn vị: mm

trắc
Trạm
Thời đoạn 1
Tuyên
Quang
(19602005)
Na Hang
(19602005)
Hàm Yên
(19602005)
Chiêm Hoá
(19602005)
Sơn Dương
(19602005)

2

3

4


5

Tháng
6
7

8

9

10

11

12

Năm

23,8 29,7 53,2 112,0 220,3 269,9 289,8 295,8 175,2 130,8 46,4 17,1 1663,9

22,6 28,6 60,4 109,2 253,8 315,8 338,2 290,2 145,3 92,4 47,8 24,3 1728,4

28,2 40,0 57,7 127,8 238,6 284,0 322,9 316,7 190,7 127,0 46,1 22,4 1802,0

25,3 32,0 55,0 127,2 233,7 283,4 280,3 294,9 157,1 111,1 46,5 22,2 1668,6

16,7 26,4 54,9 107,1 198,2 246,7 271,0 267,6 186,0 115,4 40,4 15,5 1545,8

1.1.6.Đặc điểm mạng lưới sông ngòi và thủy văn
1.1.6.1.Về mạng lưới sông ngòi

Hệ thống sông ngòi tỉnh Tuyên Quang là nguồn cung cấp nước phục vụ
cho sản xuất và sinh hoạt đồng thời chứa đựng tiềm năng phát triển thuỷ điện
không nhỏ. Song do độ dốc lớn, lòng sông hẹp, nhiều thác ghềnh nên cũng
thường gây nguy hiểm bất ngờ cho thuyền bè và gây lũ lụt ở nhiều vùng thấp.
Các sông chính chảy qua đất Tuyên Quang gồm có: sông Lô, sông Gâm và
phần thượng nguồn sông Phó Đáy.
a.Sông Lô: Bắt nguồn từ Trung Quốc, vào Việt Nam nhập vào sông Hồng ở
Việt Trì, dài 470 km (phần Việt Nam 275 km), sông Lô có nhiều nhánh sông
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật-Cao học 16: Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước


- 15 -

lớn hình thành rẻ quạt, có diện tích lưu vực là 39.000 km2 (Việt Nam 22.600
P

P

km2) cùng với các sông nhánh lớn như sông Gâm, sông Chảy và sông Phó
P

P

Đáy. Đoạn sông Lô chảy trên địa phận tỉnh Tuyên Quang dài 145 km với diện
tích lưu vực 2.090 km2.
P

P

Sông Gâm là nhánh lớn nhất của sông Lô, dài 297 km (Phần Việt Nam 217

km), diện tích lưu vực là 17.200 km2. Phần Trung Quốc có hai nhánh:
P

P

+ Nhánh trái (tả) là thượng nguồn sông Gâm còn có tên là sông Nhì Ao
(Đông Pao). Chiều dài sông tính đến trạm thủy văn Bảo Lạc là 96 km (ở Việt
Nam 16 km), diện tích lưu vực 4.060 km2 (ở Việt Nam 680 km2).
P

P

P

P

+ Nhánh phải (hữu) đoạn đầu là sông Phổ Mai, đoạn cuối là sông Nho
Quế, phát nguồn ở 23o33’00” độ Vĩ Bắc và 104o26’10” độ Kinh Đông.
P

P

P

P

b.Sông Gâm: Ở địa phận Việt Nam dài 217 km, diện tích lưu vực 9.780km2.
P

P


Có các sông nhánh như sông Nheo, sông Năng, đổ vào sông Gâm ở bờ trái,
sông Nhiệm, Ngòi Quảng đổ vào ở bờ phải.
Sông Gâm đoạn chảy trong tỉnh dài 109km với diện tích lưu vực 2.870 km2,
P

P

chảy theo hướng Bắc Nam, hợp lưu với sông Lô ở ngã ba Lô - Gâm phía trên
thị xã Tuyên Quang khoảng 10 km. Các sông nhánh đáng chú ý ở tỉnh Tuyên
Quang là sông Năng và Ngòi Quảng.
c.Sông Phó Đáy: Sông chảy theo hướng Bắc Nam qua vùng mưa ít nên dòng
chảy không dồi dào như sông Lô, sông Gâm. Tổng diện tích toàn lưu vực
khoảng 1610 km2. Đoạn chảy trên đất Tuyên Quang dài 84 km với diện tích
P

P

lưu vực 800 km2. Sông Phó Đáy có lòng sông hẹp, nông, khả năng vận tải
P

P

thuỷ rất hạn chế.
Ngoài các sông chính trên, trong tỉnh còn có nhiều sông suối nhỏ chằng
chịt có độ dốc lớn có khả năng khai thác thuỷ năng cho tỉnh.
1.1.6.2.Về chế độ thuỷ văn

Luận văn thạc sỹ kỹ thuật-Cao học 16: Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước



- 16 -

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có các trạm thủy văn đang
hoạt động là: Ghềnh Gà (Tuyên Quang), Hàm Yên, Chiêm Hoá. Phần lưu vực
thượng sông Phó Đáy trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang không có trạm quan
trắc. Ở gần cửa ra của sông Phó Đáy và sông Thao mới có trạm thủy văn
Quảng Cư trên dòng chính quan trắc các yếu tố khí tượng thủy văn của sông
này. Nếu tính toán các đặc trưng thủy văn cho các công trình thuộc lưu vực
sông Phó Đáy thuộc Tuyên Quang phải mượn tài liệu của trạm thủy văn Yên
Lĩnh (Ngòi Lĩnh).
a.Thuỷ văn nước mặt
• Dòng chảy năm
Sông Lô có diện tích chiếm 23,1% của toàn lưu vực sông Hồng, với
lượng mưa khá lớn, có tâm mưa chính là tâm mưa Bắc Quang đã góp 24,1%
trong tổng lượng nước hàng năm của lưu vực sông Hồng (lớn hơn lượng nước
sông Thao). Đặc điểm của lòng sông Lô thượng và trung lưu dòng sông chảy
uốn khúc quanh co trong các thung lũng sâu và hẹp có nhiều ghềnh thác. Điển
hình là dòng chính sông Lô đoạn Hà Giang – Tuyên Quang có tới 70 thác,
ghềnh và bãi nổi, độ dốc đáy sông còn lớn hơn 0,5%.
• Dòng chảy lũ
Ở Tuyên Quang, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kéo dài đến hết tháng
9. Những tháng thuộc mùa mưa đều là những tháng mưa có nhiều khả năng
sinh lũ. Trong đó tập trung nhất thường vào các tháng 6,7,8. Thông thường
những lưu vực nhỏ ở miền núi thì xuất hiện lượng mưa lớn hơn 50mm đã có
thể gây ra dòng chảy lũ. Lũ trên các sông suối nhỏ xuất hiện ngay sau khi
mưa chỉ một vài giờ. Nghĩa là quan hệ mưa với dòng chảy khá chặt chẽ.
Chế độ lũ trên sông Lô cực kỳ ác liệt, tốc độ dòng chảy rất lớn, đạt từ
3m/s đến 5m/s, như trận lũ tháng 8/1971 tại Tuyên Quang (dưới ngã ba
Ghềnh Gà) Q max = 12.000 m3/s, M max = 403 l/s/km2, về tới Phù Ninh (Vụ

R

R

P

P

R

R

P

P

Luận văn thạc sỹ kỹ thuật-Cao học 16: Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước


- 17 -

Quang) có Q max = 14.000 m3/s, M max = 397 l/s/km2. Lũ trên sông Lô thường có
R

R

P

P


R

R

P

P

đỉnh lớn, có nhiều ngọn, xảy ra liên tiếp nhau nên mực nước lũ rất lớn. Chênh
lệch mực nước lớn nhất và nhỏ nhất trong mùa lũ tới 20,5 m ở Hà Giang, 14,6
m ở Tuyên Quang và đến cửa Việt Trì còn 11,82 m.
Bảng 1.7.Lưu lượng trung bình năm và hệ số phân phối lưu lượng
Đơn vị: m3/s
P

P

Mo

Tháng
Trạm

Năm (l/s/

1

2

3


4

5

6

7

8

9

10

11

12

km2)
P

216 273 597 1.237 1.764 1.799 1.277 764 518 307 767 25,7
2,34 2,96 6,49 13,44 19,17 19,54 13,87 8,30 5,62 3,34
220 266 558 1.177 2.100 2.055 1.005 729 394 283 767,4 25,9
2,39 2,89 6,06 12,78 22,80 22,32 10,91 7,92 4,27 3,07
107 132 276 576 878 873 606 390 256 157 374 31,4
Hàm Yên - Q 125 112
Lô - (11900) K% 2,78 2,49 2,39 2,93 6,14 12,83 19,56 19,45 13,52 8,70 5,70 3,50
Chiêm Hoá Q 117 104 111 141 305 621 906 897 565 339 234 146 374 22,6
- GâmK% 2,62 2,33 2,47 3,15 6,79 13,84 20,19 20,00 12,58 7,55 5,22 3,26

(16500)
Kiên Đài - Q 2,14 1,94 1,84 3,14 5,77 7,00 7,57 10,3 8,73 5,80 3,29 2,25 4,98
Đài Thị
K% 3,58 3,25 3,08 5,25 9,65 11,71 12,66 17,28 14,59 9,70 5,50 3,77
Thác Hốc
Q 9,03 8,36 8,60 12,9 23,6 45,8 48,7 53,4 34,0 23,5 17,0 10,5 24,6 37,1
Ngòi Quảng
K% 3,06 2,83 2,91 4,36 7,98 15,50 16,49 18,07 11,52 7,96 5,77 3,55
(664 km2)
Yên Lĩnh
Q 0,207 0,196 0,188 0,306 0,550 0,858 1,10 1,50 0,988 0,644 0,303 0,249 0,591 19,25
Ngòi Lĩnh
K% 2,92 2,76 2,65 4,32 7,76 12,09 15,58 21,11 13,93 9,09 4,28 3,52
(30,7 km2)
Đát Ngòi Khế Q 0,032 0,030 0,028 0,071 0,135 0,237 0,249 0,294 0,205 0,169 0,097 0,053 0,133 19,9
(6,7 km2) K% 2,01 1,85 1,75 4,45 8,41 14,80 15,56 18,38 12,82 10,55 6,09 3,32
Ninh Kiệm - Q 0,545 0,516 0,477 0,783 1,15 1,84 2,23 3,03 2,18 1,41 0,878 0,660 1,308 27,956
Ngòi Bợ
K% 3,47 3,29 3,04 4,98 7,30 11,72 14,23 19,32 13,85 9,01 5,59 4,20
(46,8)
Tuyên Quang
- Lô (29800)
Ghềnh Gà Lô - (29600)

P

240
2,61
234
2,54


214
2,32
189
2,05

P

P

P

Q
K%
Q
K%

P

P

P

• Dòng chảy kiệt
Mùa cạn ở Tuyên Quang bắt đầu từ tháng 10, 11 đến tháng 5 hàng năm.
Dòng chảy kiệt thường có 3 thời kỳ: Thời kỳ đầu mùa cạn, cạn ổn định và
cuối mùa cạn, trong đó giai đoạn đầu và cuối mùa cạn dòng chảy dao động
mạnh nhất mang tính chất chuyển tiếp từ mùa lũ sang mùa kiệt và từ mùa kiệt
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật-Cao học 16: Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước



- 18 -

sang mùa lũ. Dòng chảy 3 tháng nhỏ nhất thường xuất hiện từ tháng 1 đến
tháng 3 hàng năm trong toàn tỉnh, tổng dòng chảy 3 tháng chiếm 6% đến 8%
cả năm.
• Đánh giá tài nguyên nước mặt
Căn cứ vào bản đồ phân bố lượng mưa trung bình nhiều năm trên toàn
huyện và bản đồ một số dòng chảy trung bình nhiều năm trên lưu vực, trong
đề tài KC 12 - 01 “Đánh giá tài nguyên nước mặt” của Viện Quy hoạch và
Quản lý nước tháng 1/1995. Kết quả tính được lượng nước đến cho các sông
suối trên địa bàn toàn tỉnh như sau:
Bảng 1.8.Lượng nước đến hàng năm trên các sông suối (tần suất 75%)
TT

Lưu vực

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13


Sông Lô
Ngòi Khe
Ngòi Dót
Ngòi Mục
Ngòi Nhung
Ngòi Lũ
PL số 29
Ngòi La
PL số 32
Ngòi Vạc
Sông Gâm
Sông Năng
Sông Phó Đáy

Flv km2 Mo(l/s/km2) Qo(m3/s)
P

2090
67,2
116
73,6
94,3
194
53,1
32,6
65,1
31,6
287
2270

800

P

24,17
24,19
24,21
24,23
24,28
24,30
24,34
24,37
24,39
24,41
24,43
24,57
24,77

P

P

P

425,33
1,625
2,808
1,784
2,289
4,714

1,293
0,794
1,588
0,771
442,76
55,766
10,935

Wo (106m3/năm)
P

P

P

P

13455
51,20
88,47
56,18
72,12
148,50
40,72
25,02
50,01
24,30
14016
1756,64
346,03


b. Thủy văn nước ngầm
Công tác điều tra, nghiên cứu về nước ngầm ở tỉnh Tuyên Quang bắt
đầu từ sau năm 1954. Các kết quả tính toán trữ lượng nước ngầm được đánh
giá với mức tổng trữ lượng khai thác tiềm năng trên địa bàn tỉnh Tuyên
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật-Cao học 16: Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước


- 19 -

Quang là 14.286.397 m3/ngày. Nước ngầm có nhiều ưu điểm khi sử dụng cho
P

P

ăn uống, sinh hoạt. Khả năng khai thác, sử dụng nước ngầm còn phụ thuộc
vào điều kiện kinh tế, kỹ thuật và văn hoá xã hội của đất nước và địa phương.
1.2.HIỆN TRẠNG KINH TẾ–XÃ HỘI VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
1.2.1.Dân số và cơ cấu dân cư
Theo số liệu tổng điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2009 thì dân số
toàn tỉnh là 725.467 người, trong đó dân số nông thôn là 585102 người, chiếm
80.4%. Mật độ dân số toàn tỉnh trung bình là 124 người/km2. Tỷ lệ tăng dân
số tự nhiên của toàn tỉnh năm 2009 là 0,7%/năm; trong đó khu vực nông thôn
là 0,86%. Trong 6 huyện, thị, tỷ lệ tăng tự nhiên thấp nhất là thị xã Tuyên
Quang chỉ có 0,54%. Tuyên Quang có 22 dân tộc, trong đó chủ yếu là dân tộc
Kinh, dân cư phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở các thị xã, thị trấn và
ven đường giao thông.
1.2.2.Hiện trạng sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp của tỉnh phát triển theo chiều hướng đẩy nhanh chăn nuôi
và dịch vụ nông nghiệp. Trong giai đoạn 2005-2009 tốc độ tăng giá trị sản

xuất trồng trọt dưới 1,5%, trong khi đó chăn nuôi tăng 4,3%/năm và dịch vụ
cũng tăng 2,8%/năm.
Bảng 1.9.Tỷ lệ cơ cấu ngành nông nghiệp
Đơn vị: %
Hạng mục
2004
2005
2006
2007
2008
2009
100
100
100
100
100
100
Toàn ngành
Trồng trọt
75,51
73,66
73,51
72,31
71,27
68,49
Chăn nuôi
23,57
25,46
25,33
26,68

27,78
30,75
Dịch vụ
0,92
0,88
1,16
1,01
0,95
0,76
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2009)
1.2.2.1.Hiện trạng sử dụng đất

Luận văn thạc sỹ kỹ thuật-Cao học 16: Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước


- 20 -

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 586.800 ha, trong đó diện tích
đất sản xuất nông nghiệp là 70.195ha (bao gồm đất trồng cây hàng năm là
45.884 ha, đất trồng cây lâu năm là 24.351ha), đất lâm nghiệp là 446.891ha,
đất nuôi trồng thủy sản là 1.849 ha, đất ở là 5.156 ha, đất chuyên dùng là
13.008ha, đất chưa sử dụng là 26.765 ha. Tiềm năng đất nông nghiệp còn
nhiều, phần lớn tập trung tập trung ở vùng cao của tỉnh.
1.2.2.2.Về trồng trọt
Cây lương thực chủ yếu là lúa, ngô và khoai. Năm 2005 sản lượng
lương thực đạt 308.856 tấn, riêng thóc đạt 248.944 tấn. Tốc độ tăng trưởng
bình quân đạt 6,14% năm, lương thực bình quân đầu người năm 2005 đạt
424kg/người/năm. Sản lượng lương thực tăng do nhiều nguyên nhân, trong đó
tăng năng suất cây trồng là chủ yếu.
1.2.2.3.Về chăn nuôi

Chăn nuôi là thế mạnh của tỉnh Tuyên Quang, nhưng chưa được đầu tư
phát triển cho đúng với tiềm năng. Chăn nuôi còn mang tính tự cung, tự cấp,
chưa có các cơ sở chăn nuôi tập trung mang tính sản xuất hàng hoá.
Bảng 1.10.Tình hình chăn nuôi tỉnh Tuyên Quang
Đơn vị : con
Loại gia súc,

2005

2006

2007

2008

2009

Đàn trâu

159962

15608

155444

158146

173992

Đàn bò


26682

32036

38962

46190

55597

Đàn bò sữa

614

856

2242

4810

6689

Đàn lợn

342157

356578

378004


396741

448247

Đàn gia cầm

3894000

4341600

4779600

4958400

5715943

gia cầm

Luận văn thạc sỹ kỹ thuật-Cao học 16: Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước


- 21 -

1.2.3.Hiện trạng phát triển lâm nghiệp
Theo tài liệu sử dụng đất tỉnh Tuyên Quang năm 2009, tổng diện tích đất
lâm nghiệp là 446.891ha, trong đó đất rừng sản xuất là 112.275 ha chiếm 25%
đất lâm nghiệp, đất rừng phòng hộ là 288.235 ha chiếm 64,5% đất lâm nghiệp,
đất rừng đặc dụng là 46.381ha chiếm 10,5% đất lâm nghiệp.
1.2.4.Hiện trạng phát triển công nghiệp và tiểu công nghiệp

Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2001 đạt 535.324 triệu đồng tăng lên
866.343 triệu đồng năm 2005. Tuy nhiên, công nghiệp, xây dựng của tỉnh
chưa có sự chuyển biến mạnh, chưa có biện pháp thiết thực, xây dựng và khai
thác triệt để nguồn nguyên liệu tại địa phương, nguồn vốn đầu tư cho sản xuất
còn hạn chế, chưa có đủ điều kiện để mở rộng sản xuất và đổi mới công nghệ.
1.2.5.Hiện trạng phát triển các cơ sở hạ tầng
1.2.5.1.Giao thông đường bộ
Tổng chiều dài đường bộ trên địa bàn tỉnh đến nay là 4.731,71km, bao
gồm: Quốc lộ: 340,60 km; Đường tỉnh: 326,60 km; Đường huyện: 688,80 km;
Đường đô thị: 137,31 km; Đường xã: 3.238,40 km. Trong tổng số 2.051 thôn
bản, 1.981 thôn bản có đường ô tô đến trung tâm, chiếm 96,59%, tương ứng
với chiều dài 3.238,4 km, còn lại 70 thôn bản chưa có đường ô tô đến trung
tâm (chiếm 3,41%) tương ứng 243,6 km.
1.2.5.2.Giao thông đường thủy
Mạng lưới đường sông của tỉnh có nhiều đoạn cong, nhiều ghềnh, đá
ngầm nên muốn khai thác vận tải thuỷ phải đầu tư chỉnh trị sông để tàu,
thuyền nhỏ đi lại cả trong mùa cạn (tàu, thuyền 2,5 - 3 tấn) đặc biệt đoạn sông
Gâm từ Chiêm Hoá lên Na Hang. Tổng chiều dài các tuyến đường sông là 265
km, trong đó: Sông Lô dài 156 km thuộc địa phận tỉnh Tuyên Quang với các
đoạn khai thác vận tải được là 85 km. Sông Gâm dài 109 km, khai thác vận tải
được 70 km.
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật-Cao học 16: Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước


- 22 -

1.2.5.3.Xây dựng, đô thị
Toàn tỉnh hiện có 6 đô thị, trong đó 1 thị xã loại IV còn 5 thị trấn, dân
số đô thị năm 2005 là 68.677 người chiếm 9,4% tổng dân số, điều kiện sống
của dân đô thị khá tốt, bình quân đất ở đô thị dao động từ 150-250 m2/hộ, diện

P

P

tích nhà ở bình quân 55 m2/ người.
P

P

Về cơ sở hạ tầng: có 8/14 đô thị có công trình cấp nước công nghiệp, tổng công
suất 32.000 m3/ngày-đêm. Hệ thống giao thông chính có khoảng 36 km, trong đó
P

P

có 80% đã được nhựa hoá.
1.2.6.Hiện trạng một số ngành kinh tế khác
1.2.6.1.Thương mại
Thương mại bước đầu đã có chuyển biến. Đã khai thác được thị trường
nông thôn, vùng sâu, vùng xa bằng cách khai thông luồng hàng phục vụ nhân
dân, nhất là những mặt hàng thiết yếu. Tổng mức bán lẻ năm 2005 đạt
1.903.491 triệu đồng, tăng bình quân 22,5%/năm trong cả giai đoạn 20012005. Lao động thu hút vào các ngành thương mại khá nhanh, năm 2001 có
8.008 người thì năm 2005 đã tăng lên 18.666 người, trong đó 93% là lao động
ngoài quốc doanh.
1.2.6.2.Y tế
Đến năm 2005 toàn tỉnh có 157 cơ sở khám chữa bệnh, trong đó có 4
bệnh viện tỉnh, 7 bệnh viện huyện, 1 trung tâm phục hồi chức năng, 14 phòng
khám đa khoa khu vực, 131 trạm y tế phường, với 1860 giường bệnh. Tổng số
cán bộ y tế trên địa bàn tỉnh là 1557 cán bộ. Đến nay tất cả các xã đều có cán
bộ y tế hoạt động.

1.2.6.3.Giáo dục và đào tạo
Trong những năm qua, công tác giáo dục được củng cố và phát triển
toàn diện ở các cấp học ngành học với nhiều loại hìn theo hướng xã hội hoá,
quy mô phát triển mạnh, chất lượng giáo dục từng bước được củng cố và nâng
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật-Cao học 16: Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước


- 23 -

cao. Đẩy mạnh phổ cập giáo dục, tăng cường cơ sở vật chất, nhất là chương
trình kiên cố hóa trường lớp học.
1.3.HIỆN TRẠNG NGUỒN NƯỚC TRÊN CÁC LƯU VỰC SÔNG
1.3.1.Các vùng cấp nước
Theo các tài liệu quy hoạch thủy lợi đã có, tỉnh Tuyên Quang được chia
thành 3 vùng cấp nước sau:
1)Vùng lưu vực sông Lô: Bao gồm Thị xã Tuyên Quang, huyện Hàm
Yên, huyện Sơn Dương (gồm các xã: Cấp Tiến, Vĩnh Lợi, Đông Thọ, Quyết
Thắng, Đồng Quý, Vân Sơn, Văn Phú, Chi Thiết, Đông Lợi, Hồng Lạc, Phú
Lương, Hào Phú, Tam Đa, Sầm Dương, Lâm Xuyên, Thượng Ấm và 1/2 xã
Tú Thịnh); huyện Yên Sơn (Gồm 23 xã còn lại); huyện Chiêm Hoá (Gồm xã
Hoà Phú, Yên Nguyên). Có diện tích tự nhiên 194.002ha, đất sản xuất nông
nghiệp 38.481ha, đất trồng cây hàng năm: 22.094.
2)Vùng lưu vực sông Gâm: Bao gồm huyện Na Hang, huyện Chiêm
Hoá (các xã còn lại), huyện Yên Sơn (gồm các xã: Quý Quân, Lực Hành,
Kiến Thiết, Trung Trực, Xuân Vân, 1/2 xã Phúc Ninh và 1/2 xã Chiêu Yên).
Lưu vực sông Gâm có diện tích tự nhiên 310.698ha, đất sản xuất nông nghiệp
19.797ha, đất trồng cây hàng năm: 14.952ha.
3)Vùng lưu vực sông Phó Đáy: Bao gồm huyện Sơn Dương (các xã
còn lại) và huyện Yên Sơn (Gồm các xã Trung Minh, Hùng Lợi, Trung Sơn,
Kim Quan, Cống Đa, đạo Viện) có diện tích tự nhiên là 82.100ha, đất sản

xuất nông nghiệp 11.916ha, diện tích đất canh tác 8.796ha. Là lưu vực sông
có diện tích tự nhiên cũng như diện tích canh tác nhỏ nhất trong các lưu vực.
1.3.2.Hiện trạng công trình cấp nước tưới cho nông nghiệp
1.3.2.1.Lưu vực sông Lô

Luận văn thạc sỹ kỹ thuật-Cao học 16: Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước


- 24 -

Có diện tích tự nhiên 194.002ha, đất sản xuất nông nghiệp 38.481ha, đất
trồng cây hàng năm: 22.094ha. Diện tích yêu cầu tưới:
+ Lúa đông xuân : 9.185ha
+ Lúa mùa

: 12.200ha.

+ Màu

: 5.119ha.

Hiện tại có 1.037 công trình gồm 321 đập dâng, 248 hồ chứa, 51 trạm
bơm và 417 phai đập tạm, diện tích tưới thực tế vụ đông xuân
7.508ha/9.185ha diện tích yêu cầu tưới đạt 82%. Vụ mùa diện tích tưới thực
tế 9.090ha/12.200ha diện tích yêu cầu tưới đạt 75%. Diện tích chưa được tưới
vụ đông xuân 1.648ha, vụ mùa 2.686ha.
Trong đó các công trình có diện tích tương đối lớn là Hồ Ngòi Là thuộc
xã Ỷ La thị xã Tuyên Quang diện tích tưới lúa màu 414ha (Lúa 367ha, màu
47ha); Hồ Khởn xã Thái Sơn huyện Hàm Yên diện tích tưới thiết kế (vụ
chiêm 50 ha, vụ mùa 50 ha); Cụm công trình Làng Lếch diện tích tưới thiết kế

(vụ chiêm 140 ha, vụ mùa 140 ha); Đập Phai Kẽm huyện Hàm Yên diện tích
tưới thiết kế (vụ chiêm 120 ha, vụ mùa 120 ha).
1.3.2.2.Lưu vực sông Gâm
Lưu vực sông Gâm có diện tích tự nhiên 310.698ha, đất sản xuất nông
nghiệp 19.797ha, đất trồng cây hàng năm: 14.952ha.
Diện tích yêu cầu tưới:
+ Lúa đông xuân : 6.002ha
+ Lúa mùa

: 8.052ha.

+ Màu

: 3.704ha.

Toàn lưu vực có 1.046 công trình gồm 349 đập dâng, 86 hồ chứa, 6
trạm bơm và 605 phai đập tạm, diện tích tưới thực tế vụ đông xuân
4.953ha/6.002ha diện tích yêu cầu tưới đạt 83%. Vụ mùa diện tích thực tưới

Luận văn thạc sỹ kỹ thuật-Cao học 16: Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước


- 25 -

5.428ha/8.052ha yêu cầu tưới đạt 67%. Diện tích chưa được tưới vụ đông
xuân 886ha, vụ mùa 3.395ha.
Trong đó các công trình có diện tích tương đối lớn là hồ Khuổi Khoang
thuộc huyện Chiêm Hoá diện tích tưới thiết kế (vụ chiêm 60 ha, vụ mùa 60
ha); Hồ Bó Ken huyện Chiêm Hoá diện tích tưới thiết kế (vụ chiêm 50 ha, vụ
mùa 50 ha); đập Mỏ Hàn huyện Chiêm Hoá diện tích tưới thiết kế (vụ chiêm

80 ha, vụ mùa 80 ha); Đập Phai Che thuộc huyện Na Hang diện tích tưới thiết
kế (vụ chiêm 120 ha, vụ mùa 120 ha).
1.3.2.3.Lưu vực sông Phó Đáy
Vùng lưu vực sông Phó Đáy có diện tích tự nhiên 82.100ha, đất sản
xuất nông nghiệp 11.916ha, đất trồng cây hàng năm: 8.796ha.
Diện tích yêu cầu tưới:
+ Lúa đông xuân : 3.123ha
+ Lúa mùa

: 4.148ha.

+ Màu

: 2.284ha.

Toàn lưu vực sông Phó Đáy có 347 công trình gồm 107 đập dâng, 107
hồ chứa, 16 trạm bơm và 117 phai đập tạm, diện tích tưới thực tế vụ đông
xuân 2.457ha/3.123ha diện tích yêu cầu tưới đạt 78%. Vụ mùa diện tích tưới
thực tế 3.297ha/5.075ha diện tích yêu cầu tưới đạt 65%.
Trong đó các công trình có diện tích tương đối lớn hồ Hoa Lũng thuộc
huyện Sơn Dương diện tích tưới thiết kế (vụ chiêm 170 ha, vụ mùa 170 ha),
Hồ Hoàng Tân huyện Sơn Dương diện tích tưới thiết kế (vụ chiêm 161 ha, vụ
161 ha).
1.3.3.Hiện trạng công trình cấp nước sinh hoạt
1.3.3.1.Đánh giá hiện trạng công trình
Số lượng các công trình cấp nước của tỉnh đến thời điểm năm 2009 như sau:

Luận văn thạc sỹ kỹ thuật-Cao học 16: Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước



×