Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

NGHIÊN CỨU PHƯƠNG ÁN DẪN DÒNG THI CÔNG ĐẬP BÊ TÔNG ĐƯỢC XÂY DỰNG Ở VỊ TRÍ LÒNG SÔNG THU HẸP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI
------- ***-------

HOÀNG ĐẠI NGHĨA

NGHIÊN CỨU PHƯƠNG ÁN DẪN DÒNG THI CÔNG
ĐẬP BÊ TÔNG ĐƯỢC XÂY DỰNG
Ở VỊ TRÍ LÒNG SÔNG THU HẸP

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội – 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI
------- ***-------

HOÀNG ĐẠI NGHĨA

NGHIÊN CỨU PHƯƠNG ÁN DẪN DÒNG THI CÔNG
ĐẬP BÊ TÔNG ĐƯỢC XÂY DỰNG
Ở VỊ TRÍ LÒNG SÔNG THU HẸP


Chuyên ngành:

Xây dựng công trình thủy

Mã số:

60 - 58 - 40

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học:
TS. DƯƠNG ĐỨC TIẾN

Hà Nội – 2011


Mẫu gáy

HOÀNG ĐẠI NGHĨA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI - 2011


LỜI CẢM ƠN
Luận văn đã được thực hiện trong thời gian ngắn với tất cả sự
nỗ lực của bản thân, tác giả đã hoàn thành với đề tài: “Nghiên cứu
phương án dẫn dòng thi công đập bê tông được xây dựng ở vị trí lòng
sông thu hẹp”. Trong quá trình thực hiện tác giả đã nhận được sự giúp đỡ

nhiệt tình của Phòng đào tạo Đại học và Sau đại học, Khoa Công trình
Trường Đại học Thủy lợi cùng các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia
đình.
Tác giả xin tỏ lòng biết ơn chân thành tới các cơ quan đơn vị và các
cá nhân đã truyền thụ kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn
thành luận văn.
Đặc biệt tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Dương
Đức Tiến người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình cho tác giả trong
quá trình thực hiện luận văn này.
Với trình độ hiểu biết và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế đồng thời
với đối tượng nghiên cứu là đưa ra phuơng án dẫn dòng thi công cho đập
bê tông ở vị trí lòng song thu hẹp rất phức tạp nên nội dung của luận văn
không tránh khỏi những sai sót. Tác giả rất mong nhận được sự chỉ bảo và
đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, của các độc giả quan tâm và bạn bè
đồng nghiệp.
Hà Nội, tháng 6 năm 2011
TÁC GIẢ

Hoàng Đại Nghĩa


Luận văn thạc sĩ

- 1-

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................5
T
1


T
1

1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................5

2.

MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI ..............................................................................7

3.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................7

4.

Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ..............................7

T
1

T
1

T
1

T
1


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ DẪN DÒNG THI CÔNG ..................................8
T
1

T
1

T
1

TỔNG QUAN VỀ DẪN DÒNG THI CÔNG ..............................................8

1.1.
T
1

T
1

T
1

T
1

T
1

1.1.1 Dẫn dòng máng ................................................................................................9

T
1

T
1

T
1

T
1

1.1.2 Dẫn dòng qua kênh ........................................................................................10
T
1

T
1

T
1

T
1

1.1.3 Dẫn dòng qua cống ngầm...............................................................................11
T
1

T

1

T
1

T
1

1.1.4 Dẫn dòng qua đường hầm, tuy nen ................................................................12
T
1

T
1

T
1

T
1

1.1.5 Dẫn dòng qua lòng sông thu hẹp ....................................................................13
T
1

T
1

T
1


T
1

1.1.6 Dẫn dòng qua khe răng lược ..........................................................................13
T
1

T
1

T
1

T
1

1.1.7 Một số hình thức dẫn dòng khác ....................................................................14
T
1

T
1

T
1

PHƯƠNG ÁN DẪN DÒNG QUA LÒNG SÔNG HẸP ............................15

1.2.

T
1

T
1

T
1

T
1

T
1

1.2.1. Phương án dẫn dòng năm thứ nhất ................................................................16
T
1

T
1

T
1

T
1

1.2.2. Phương án dẫn dòng năm thứ hai ..................................................................17
T

1

T
1

T
1

NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHƯƠNG ÁN DẪN DÒNG .20

1.3.
T
1

T
1

T
1

T
1

T
1

1.3.1. Điều kiện địa chất ..........................................................................................20
T
1


T
1

T
1

T
1

1.3.2. Đặc điểm thủy văn .........................................................................................21
T
1

T
1

T
1

T
1

1.3.3. Hình thức và bố trí công trình chính ..............................................................21
T
1

T
1

T

1

T
1

1.3.4. Nhân tố thi công .............................................................................................21
T
1

T
1

T
1

T
1

1.3.5. Nhân tố lợi dụng tổng hợp .............................................................................22
T
1

T
1

T
1

Học
Lớp: 16C2


T
1

viên:

Hoàng

Đại

Nghĩa


Luận văn thạc sĩ

LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN DẪN DÒNG VỚI ĐẬP BÊ TÔNG TRÊN

1.4.
T
1

- 2-

T
1

T
1

LÒNG SÔNG HẸP .................................................................................................23

T
1

KẾT LUẬN ...................................................................................................24

1.5.
T
1

T
1

T
1

T
1

CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN DẪN DÒNG
T
1

T
1

T
1

ĐỐI VỚI ĐẬP BÊ TÔNG Ở VỊ TRÍ LÒNG SÔNG HẸP ..................................25
T

1

XÁC ĐỊNH LƯU LƯỢNG DẪN DÒNG ...................................................25

2.1.
T
1

T
1

T
1

T
1

2.1.1. Theo tiêu chuẩn Việt Nam .............................................................................25
T
1

T
1

T
1

T
1


2.1.1.1.Phân chia cấp công trình dẫn dòng ....................................................................25
T
1

T1
1
T

T
1

2.1.1.2.Tiêu chuẩn thiết kế lũ của công trình dẫn dòng...................................................27
T
1

T1
1
T

T
1

2.1.2. Theo tiêu chuẩn quốc tế .................................................................................28
T
1

T
1

T

1

T
1

2.1.2.1.Phân chia cấp công trình dẫn dòng ....................................................................28
T
1

T1
1
T

T
1

2.1.2.2.Chọn tiêu chuẩn thiết kế lũ dẫn dòng .................................................................29
T
1

T1
1
T

TÍNH TOÁN KHẢ NĂNG THÁO CỦA CÔNG TRÌNH DẪN DÒNG..32

2.2.
T
1


T
1

T
1

T
1

T
1

2.2.1. Tính toán thủy lực qua lòng sông hẹp ............................................................34
T
1

T
1

T
1

T
1

2.2.1.1.Phương pháp sai phân. ...................................................................................35
T
1

T1

1
T

T
1

2.2.1.2.Phương pháp xác định các thông số...................................................................35
T
1

T1
1
T

T
1

2.2.2. Tính toán đường mặt nước qua lòng sông thu hẹp ........................................38
T
1

T
1

T
1

T
1


2.2.3. Tính toán xói cục bộ lòng sông hẹp ...............................................................38
T
1

T
1

T
1

T
1

2.2.4. Tính toán thủy lực tháo nước qua kênh .........................................................42
T
1

T
1

T
1

T
1

2.2.4.1.Dòng chảy đều trong kênh ................................................................................42
T
1


T1
1
T

T
1

2.2.4.2.Dòng chảy không đều trong kênh ......................................................................43
T
1

T1
1
T

T
1

2.2.5. Dẫn dòng qua cống dưới sâu ..........................................................................46
T
1

T
1

T
1

T
1


2.2.5.1.Trường hợp cống ngầm chảy không áp..............................................................48
T
1

T1
1
T

T
1

2.2.5.2.Trường hợp cống ngầm chảy bán áp..................................................................48
T
1

T1
1
T

T
1

2.2.5.3.Trường hợp cống ngầm chảy có áp....................................................................48
T
1

T1
1
T


T
1

2.2.6. Tính toán dẫn dòng qua tràn và tiêu năng ......................................................49
T
1

T
1

T
1

Học
Lớp: 16C2

T
1

viên:

Hoàng

Đại

Nghĩa


Luận văn thạc sĩ


- 3-

2.2.6.1.Dẫn dòng qua tràn đỉnh rộng .............................................................................49
T
1

T1
1
T

T
1

2.2.6.2.Đập tràn mặt cắt hình thang............................................................................53
T
1

T1
1
T

T
1

2.2.6.3.Tràn bên ..........................................................................................................54
T
1

T1

1
T

T
1

2.2.6.4.Tràn xiên .........................................................................................................56
T
1

T1
1
T

T
1

2.2.6.5.Tràn hình cong .................................................................................................57
T
1

T1
1
T

T
1

2.2.7. Dẫn dòng thi công qua khe răng lược ................................................................58
T

1

T
1

T
1

T
1

2.2.8. Dẫn dòng thi công qua đập bê tông xây dở....................................................61
T
1

T
1

T
1

T
1

2.2.9. Dẫn dòng qua cống kết hợp với các công trình dẫn dòng khác .....................61
T
1

T
1


T
1

T
1

2.2.10. Nối tiếp dòng chảy và tiêu năng ........................................................................62
T
1

T
1

T
1

T
1

2.2.10.1.Tiêu năng dòng đáy ........................................................................................63
T
1

T
1

2.2.10.2.Tiêu năng dòng chảy mặt ................................................................................65
T
1


T
1

SO SÁNH CÁC PHƯƠNG ÁN DẪN DÒNG ..............................................67

2.3.
T
1

T
1

T
1

T
1

2.3.1. Các phương án dẫn dòng................................................................................67
T
1

T
1

T
1

T

1

2.3.2. So sánh các phương án dẫn dòng ...................................................................69
T
1

T
1

T
1

KẾT LUẬN ....................................................................................................70

2.4.
T
1

T
1

T
1

T
1

T
1


CHƯƠNG 3. ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀO CÔNG TRÌNH
T
1

THỰC TẾ. ................................................................................................................72
T
1

3.1.
T
1

CÁC THÔNG SỐ CỦA CÔNG TRÌNH ....................................................72

T
1

T
1

T
1

3.1.1. Giới thiệu chung .............................................................................................72
T
1

T
1


T
1

T
1

3.1.2. Các thông số của công trình ...........................................................................72
T
1

T
1

T
1

T
1

3.1.3. Đặc điểm địa hình, địa mạo ..............................................................................76
T
1

T
1

T
1

T

1

3.1.4. Đặc điểm địa chất ............................................................................................77
T
1

T
1

T
1

T
1

3.1.5. Đặc điểm về khí hậu, khí tượng .....................................................................78
T
1

T
1

T
1

T
1

3.1.6. Đặc điểm về thuỷ văn.....................................................................................79
T

1

T
1

T
1

T
1

3.1.7. Đặc điểm địa chất thuỷ văn ............................................................................81
T
1

T
1

3.2.
T
1

T
1

T
1

T
1


LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN DẪN DÒNG..................................................81
T
1

Học
Lớp: 16C2

T
1

viên:

Hoàng

Đại

Nghĩa


Luận văn thạc sĩ

TÍNH TOÁN KHẢ NĂNG THÁO NƯỚC CỦA CÔNG TRÌNH DẪN

3.3.
T
1

- 4-


T
1

T
1

DÒNG .......................................................................................................................83
T
1

3.3.1. Trình tự dẫn dòng và thi công ........................................................................84
T
1

T
1

T
1

T
1

3.3.2. Tính toán thủy lực dẫn dòng năm thứ nhất ....................................................85
T
1

T
1


T
1

T
1

3.3.3. Tính toán thủy lực dẫn dòng năm thứ hai. .....................................................93
T
1

T
1

T
1

T
1

3.3.3.1.Số liệu cơ bản...................................................................................................94
T
1

T1
1
T

T
1


3.3.3.2.Chế độ thủy lực ................................................................................................94
T
1

T1
1
T

T
1

3.3.3.3.Tính toán thủy lực. ...........................................................................................95
T
1

T1
1
T

T
1

3.3.3.4.Các hạng mục dẫn dòng thi công.....................................................................100
T
1

T1
1
T


3.4.
T
1

T
1

T
1

KẾT LUẬN.................................................................................................101
T
1

T
1

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................................104
T
1

T
1

1.
T
1

2.


T
1

T
1

T
1

KẾT LUẬN..................................................................................................104
T
1

T
1

KIẾN NGHỊ.................................................................................................105
T
1

T
1

TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................107
T
1

Học
Lớp: 16C2


T
1

viên:

Hoàng

Đại

Nghĩa


Luận văn thạc sĩ

- 5-

MỞ ĐẦU
1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, các đập thủy lợi thủy điện chủ yếu

được xây dựng ở vùng miền núi, địa hình hẹp. Việc dẫn dòng thi công rất nhiều khó
khăn. Tính toán dẫn dòng thi công rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến an toàn đập,
tiến độ trong quá trình thi công và vốn đầu tư công trình.
Đặc biệt các tỉnh miền núi phía Bắc, đặc điểm địa hình thường là lòng suối
dốc, địa hình bị chia cắt nhiều, lòng suối hẹp, lượng mưa lớn. Với độ dốc lớn kết
hợp với lượng mưa lớn cho phép khai thác nguồn thuỷ năng đáng kể phục vụ phát
triển các ngành kinh tế. Xây dựng các đập thủy lợi, thủy điện tại ở đây đem lại hiệu
quả kinh tế rất cao nhưng việc dẫn dòng thi công rất khó khăn. Thường phải kết hợp

dẫn dòng ở lòng sông với các công trình phụ trợ khác
Đối với công trình đầu mối của cụm công trình thuỷ công thì công trình đầu
mối chiếm tỷ trọng khối lượng rất lớn quyết định tính hiệu quả toàn bộ dự án. Việc
lựa chọn tuyến công trình đầu mối hẹp sẽ có khối lượng thi công nhỏ. Tuy nhiên, để
xây dựng công trình thuỷ công ở những khu vực này ngoài những khó khăn chung
còn một vấn đề được đặt ra là biện pháp dẫn dòng thi công hết sức phức tạp do lòng
sông quá hẹp.
Dẫn dòng thi công là công tác hết sức quan trọng trong thi công, xây dựng
các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện. Lựa chọn sơ đồ dẫn dòng thi công đúng đắn hợp
lý làm cho công tác thi công thuận lợi đẩy nhanh được tiến độ, an toàn trong thi
công và giảm được giá thành xây dựng công trình. Ngược lại công tác dẫn dòng
không tốt sẽ làm chậm tiến độ gây khó khăn trong quá trình thi công, tăng giá thành,
gây hư hỏng hoặc phá hoại công trình.
Việc tính toán các thông số dẫn dòng thi công để đưa ra quy mô, kích thước
của các công trình dẫn dòng có ý nghĩa hết sức quan trọng đến hiệu quả của công
tác dẫn dòng, tiến độ cũng như chi phí xây dựng.

Học
Lớp: 16C2

viên:

Hoàng

Đại

Nghĩa


Luận văn thạc sĩ


- 6-

Hiện nay, việc thi công công trình đòi hỏi phải có tiến độ nhanh, hiệu quả và
an toàn là một việc làm hết sức quan trọng, nhất là đối với công trình thuỷ điện. Xét
về khía cạnh xây dựng, mỗi công trình thuỷ điện đều có những phương án, biện
pháp xây dựng khác nhau và phụ thuộc vào cấu tạo địa hình, địa chất và điều kiện
khí tượng thuỷ văn. Với những lòng sông hẹp, về mùa lũ có lưu lượng thường rất
lớn thì lựa chọn biện pháp dẫn dòng thi công qua lòng sông thu hẹp là không đủ,
phải kết hợp với các phương án dẫn dòng khác:
- Yêu cầu về mặt bằng thi công ít nên có thể dẫn dòng ở những vị trí có lòng
sông rất hẹp.
- Có thể tùy chọn vị trí và kích thước sao cho phù hợp với tính toán dẫn
dòng.
- Yêu cầu thi công đơn giản để đảm bảo tiến độ thi công.
- Có thể sử dụng cống lấy nước, đường ống, tuy nen dẫn nước làm cống dẫn
dòng.
- Tăng tiến độ thi công vào mùa khô.
- An toàn trong quá trình thi công.
Một số công trình đã và đang ứng dụng biện pháp dẫn dòng thi công này với
các đặc trưng của công trình như sau:
- Thuỷ điện ngang đập, lòng sông hẹp, khó bố trí nhà máy và công trình dẫn
dòng, lũ thi công lớn: thuỷ điện Hồ Bốn-Yên Bái, thuỷ điện Hòa Bình-Hòa Bình,
thuỷ điện Khe Diên, thuỷ điện, đập Cà Tót.
- Thuỷ điện đường dẫn, lòng sông quá hẹp, lũ thi công lớn khó bố trí đê quai
và kênh dẫn dòng: thuỷ điện Hồ Bốn-Yên Bái.
- Thuỷ điện đường dẫn, lòng sông rộng, lũ thi công quá lớn và thời gian thi
công yêu cầu nhanh: cụm thuỷ điện Thiên Nam-Lai Châu, cụm thuỷ điện Nậm Sì
Lường-Lai Châu..


Học
Lớp: 16C2

viên:

Hoàng

Đại

Nghĩa


Luận văn thạc sĩ

- 7-

Các công trình trên đã và đang thi công cho thấy giải pháp lựa chọn khi thi
công công trình phải kết hợp thêm các công trình phụ trợ để phục vụ dẫn dòng.
2.

MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
- Xác định lưu lượng dẫn dòng và tính toán cao trình đê quai.
- Tính toán khả năng tháo của lòng sông thu hẹp.
- Tính toán lưu lượng cần phải tháo của công trình dẫn dòng phụ trợ.
- So sánh lựa chọn các phương án dẫn dòng.
- Ứng dụng kết quả nghiên cứu vào công trình cụ thể.

3.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Sử dụng phương pháp tổng hợp thống kê các tài liệu lý thuyết, thực nghiệm,

thực tế nghiên cứu phương án dẫn dòng để tổng quan được tình hình nghiên cứu,
các tồn tại, hướng nghiên cứu của luận văn.
- Áp dụng cho một công trình thực tế có so sánh kết quả nghiên cứu giữa lý
thuyết và thực tế.
4.

Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Trong thiết kế và thi công các công trình Thủy lợi, Thủy điện biện pháp dẫn

dòng thi công ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ xây dựng, kết cấu, .. và sự thành công
của công trình. Việc lựa chọn đúng phương án dẫn dòng sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ
thi công, an toàn và hạ giá thành công trình. Do đặc thù đối với các công trình đập
bê tông được xây dựng trên lòng sông hẹp thi công khó khăn nên việc lựa chọn
phương án dẫn dòng càng có ý nghĩa quyết định tới tiến độ và chất lượng công trình
trong quá trình thi công.
- Đề tài có ý nghĩa thiết thực phục vụ cho thiết kế và thi công các công trình
xây dựng Thủy lợi, Thủy điện.

Học
Lớp: 16C2

viên:

Hoàng

Đại

Nghĩa



Luận văn thạc sĩ

- 8-

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ DẪN DÒNG THI CÔNG
1.1.

TỔNG QUAN VỀ DẪN DÒNG THI CÔNG
Mục đích của dẫn dòng thi công là không để lũ ảnh hưởng đến quá trình thi

công công trình. Có thể dùng nhiều cách để dẫn dòng thi công như: Dùng đê quây
để dẫn dòng qua một phần lòng sông, dẫn dòng qua đường dẫn, có thể kết hợp nhiều
phương án dẫn dòng với nhau.
Dẫn dòng thi công có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của công trình.
Việc lựa chọn phương án dẫn dòng hợp lý sẽ giúp quá trình thi công thuận lợi, tiến
độ thi công nhanh, chất lượng công trình đảm bảo... giảm chi phí xây dựng công
trình. Đôi khi phương án dẫn dòng thi công còn ảnh hưởng đén cả việc lựa chọn
hình thức kết cấu công trình cũng như việc bố trí hệ thống công trình đâu mối. Do
vậy việc lựa chọn các giải pháp dẫn dòng thi công hợp lý an toàn là vấn đề rất cấp
thiết
Khi dẫn dòng thi công các công thủy lợi thủy điện, các biện pháp dẫn dòng
đưa ra thường là dẫn dòng thi công một đợt hoặc nhiều đợt.
Dẫn dòng thi công một đợt thường áp dụng khi xây dựng các công trình nhỏ
lòng sông hẹp. Đắp đê quây ngăn dòng một lần toàn bộ lòng sông, dòng chảy được
dẫn về hạ lưu qua các công trình tháo nước tạm thời hoặc lâu dài. Các công trình
thường được sử dụng là: máng, kênh, tuy nen, tràn tạm, cống ngầm.

Dẫn dòng thi công nhiều đợt thường sử dụng với các công trình lớn thường
dùng giải pháp đắp đê quai ngăn dòng nhiều đợt. Đối với các công trình lớn dẫn
dòng qua nhiều năm như công trình thủy điện Sơn La, công trình Hồ Tả Trạch, thủy
điện Hòa Bình…. Phổ biến là hai đợt, đợt đầu dẫn dòng qua lòng sông thu hẹp để thi
công công trình đợt 1. Đợt 2 sẽ ngăn phần lòng sông còn lại và tháo nước qua các
công trình dẫn dòng đã được thi công trong đợt 1 như : khe răng lược, cống xả đáy,

Học
Lớp: 16C2

viên:

Hoàng

Đại

Nghĩa


Luận văn thạc sĩ

- 9-

lỗ xả xâu, tuy nen, tràn tạm hoặc chỗ lõm được chừa lại trên mặt đập (mặt đập là bê
tông hoặc đập đá đổ đang xây dở như đập Cửa Đạt).
Trong quá trình các đợt thi công thường kết hợp một hay nhiều các hình thức
dẫn dòng để đạt hiệu quả cao nhất cho việc tiêu thoát lũ. Các công trình thủy lợi
thủy điện ở chủ yếu kết hợp nhiều phương án dẫn dòng năm đầu dẫn dòng qua lòng
sông hẹp năm thứ hai dẫn dòng qua các công trình dẫn dòng như: Đập Cà Tót, công
trình thủy điện Hồ Bốn.

Dẫn dòng thi công công trình thủy lợi thủy điện dựa vào tình hình ngăn nước
và dẫn dòng trong thời kỳ thi công khác nhau. Đối với công trình có cột nước cao và
vừa, có thể chia thành ba giai đoạn:
(1) Giai đoạn đê quai ngăn nước (thời kỳ đầu), là thời kỳ sau khi chặn dòng
đến trước lúc thân đập chuẩn bị điều kiện để ngăn nước.
(2) Giai đoạn thân đập ngăn nước (thời kỳ giữa), là thời kỳ sau khi thân đập
chuẩn bị điều kiện ngăn nước đến trước lúc hoàn thành triệt công trình dẫn dòng.
(3) Giai đoạn hoàn thành và tích nước (thời kỳ cuối), là thời kỳ sau khi hoành
triệt công trình dẫn dòng đến lúc công trình vĩnh cửu đi vào vận hành.
Đối với công trình có cột nước thấp thường chỉ có một hoặc hai giai đoạn.
Phân chia các giai đoạn trên, trong phương án dẫn dòng có một lần chặn dòng, các
giai đoạn thường phân biệt rõ ràng. Nếu phân kỳ dẫn dòng, các giai đoạn không thật
rõ ràng, thường có tình trạng các giai đoạn chồng chéo nhau. Các phương án tháo
nước và ngăn nước của các giai đoạn nên có thiết kế quy hoạch cẩn thận, giúp cho
phương án dẫn dòng được hoàn chỉnh
Một số biện pháp dẫn dòng của các công trình thủy lợi, thủy điện.
1.1.1 Dẫn dòng máng
- Máng bằng gỗ, thép hoặc bê tông cốt thép… bắc quá đê quai thượng lưu và
đê quai hạ lưu để dẫn nước về hạ lưu công trình. Thường áp dụng cho các công trình
ở vị trí lòng sông hẹp, công trình nhỏ hoặc công trình thi công trong một mùa khô.

Học
Lớp: 16C2

viên:

Hoàng

Đại


Nghĩa


Luận văn thạc sĩ

- 10-

- Hiện nay ở Việt Nam ít dụng biện pháp dẫn dòng này vì khả năng tháo
nước nhỏ, không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật vì nước rò rỉ xuống hố móng gây cản trở
khi thi công. Mặt khác có thể dùng các biện pháp khác như dùng bơm, xi phông
ngược bằng cao su hoặc ống nhựa thay thế cho máng cũng sẽ thuận tiện hơn rất
nhiều đối với những công trình có lưu lượng nhỏ Q ≤ 2m3/s. Trong qúa trình sửa
P

P

chữa các cống lấy nước với lưu lượng nhỏ chỉ nên dùng bơm để tháo nước.
- Trên thế giới cũng đã áp dụng biện pháp dẫn dòng qua máng như: công
trình Kim Giang, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc dẫn dòng được với lưu lượng qua máng
lên đến 146 m3/s.
P

P

1.1.2 Dẫn dòng qua kênh
- Thường áp dụng cho các công trình xây dựng trên đoạn sông rộng, có bờ
thoải rộng. Địa hình địa chất thuận lợi cho việc đào kênh. Có thể kết hợp nhiều
phương án thi công cả thi công thủ công và cơ giới. Kênh có thể trong công trình
hoặc chạy vòng qua công trình. Trong trường hợp kênh chiếm một phần công trình
cần kết hợp thêm nhiều các công trình dẫn dòng khác để dễ dàng thi công phần công

trình bị kênh chiếm chỗ. Do kênh có kích thước lớn nên cần tính toán bố trí sao cho
không ảnh hưởng đến việc thi công hố móng. Tuyến kênh ngắn khối lượng đào đắp
ít thuận lợi cho quá trình thi công.
- Các công trình kè trên sông thường dùng đê quai ngăn một phần lòng sông,
dẫn dòng qua phần còn lại của lòng sông: như kè Lục Cẩu, tỉnh Lào cai, kè sông Tô
Lịch, Hà Nội …
Kênh đào một bên bờ để dẫn dòng thi công như : kênh dẫn dòng công trình
Đầm Hà Động, kênh dẫn dòng công trình Định Bình.
Một số công trình Trung Quốc có sử dụng biện pháp dẫn dòng qua kênh ở
công trình: trạm thủy điện Công Chủy, Anh Tú Loan, Lục Thủy, Cát Châu, Giá
Khê, Bạch Sơn, Lục Thủy …

Học
Lớp: 16C2

viên:

Hoàng

Đại

Nghĩa


Luận văn thạc sĩ

- 11-

1.1.3 Dẫn dòng qua cống ngầm
- Cống dẫn dòng khi xây mới phải hoàng triệt vào mùa khô năm thi công cuối

cùng nếu không lợi dụng lấy nước hoặc xả nước cho đập. Thường áp dụng trong
trường hợp không thể dẫn dòng qua kênh. Cống thường đặt trong thân đập được tính
toán thiết kế sao cho kích thước hợp lý nhất để dẫn dòng mà không ảnh hưởng đến
kết cấu của công trình. So sánh với đường hầm có ưu điểm là thi công đơn giản, tốc
độ nhanh, giá thành rẻ …. Chỉ cần địa chất, địa hình có đủ điều kiện bố trí cống
ngầm là có thể áp dụng.
- Lợi dụng cống lấy nước trong thân đập để dẫn dòng và mùa khô như: đập
phụ số 4 thuộc công trình hồ chứa nước Tả Trạch, tỉnh Thừa Thiên Huế. Bố trí các
lỗ xả trong thân đập để tháo lũ thi công. Lợi dụng cống xả sâu để tiêu nước dẫn
dòng mùa kiệt như tràn Tả Trạch thuộc công trình Hồ Tả Trạch, tỉnh Thừa Thiên
Huế, công trình Đầm Hà Động, tỉnh Quảng Ninh, thủy điện Thạch Tuyền, Trung
Quốc.
- Cống lấy nước ở vị trí quá cao so với mực nước dẫn dòng như công trình hồ
chứa nước Sông Dinh 3, tỉnh Bình Thuận thì phải thiết kế riêng cống dẫn dòng.
Hoặc thiết kế kết hợp cống xả cát và cống dẫn dòng như công trình thủy điện Hồ
Bốn, tỉnh Yên Bái
- Cống ngầm nằm trong thân đập đất ở công trình hồ chứa nước Cà Tót, công
trình Đầm Hà Động ....
- Một số công trình ở Trung Quốc: Giá Lâm, Lục Thành, Bạch Liên Hà .…
Cống ngầm nằm trong thân đập đá đổ ở Trung Quốc như công trình Bách Hoa, Sư
Tử Than …
- Đập bê tông cần dẫn dòng với lưu lượng lớn thì người ta phải thiết kế công
ngầm có nhiều khoang như: công trình thủy điện Ke Diên, tỉnh Quảng Nam, hồ
chứa nước Phan Dũng, tỉnh Bình Thuận, công trình Núi Cốc, Kẻ Gỗ, Yên Lập .…
Giải pháp dẫn dòng qua cống ngầm bố trí trong thân đập bê tông công trình Hủa Na,
trạm thủy điện Tân Giang, đập Đơn Giang Khẩu, Ô Giang Độ – Trung Quốc …
Học
Lớp: 16C2

viên:


Hoàng

Đại

Nghĩa


Luận văn thạc sĩ

- 12-

- Cống đáy còn dùng để dẫn dòng kết hợp làm cống xả cát như cống đáy Tam
Hiệp Môn, trạm thủy điện Công Chủy …. Khi cống đáy xuyên qua bụng rỗng, đoạn
bụng rỗng cần được bịt kín lại do trong quá trình tháo nước khí thức nghiêm trọng
như trạm thủy điện Phong Than.
1.1.4 Dẫn dòng qua đường hầm, tuy nen
- Được ứng dụng cho các công trình miền núi có địa chất tốt, lòng sông hẹp
không thể dẫn dòng qua lòng sông hoặc lưu lượng dẫn dòng quá lớn không thế áp
dụng các công trình dẫn dòng khác thi công đập trong thời đoạn mùa khô cuối cùng.
Để thi công các công trình này rất khó khăn tốn kém, đòi hỏi kỹ thuật cao cả trong
thiết kế và thi công. Trong nhiều trường hợp cần lợi dụng cống lấy nước để dẫn
dòng vào mùa khô. Đối với các công trình có lưu lượng dẫn dòng lớn cần kết hợp
thêm tràn hoặc các công trình dẫn dòng khác. Nên tận dụng đường hần dẫn dòng kết
hợp với đường hầm lâu dài.
- Thi công tuy nen khó khăn tốn kém nên khi áp dụng giải pháp này cần phải
làm nhiều phương án để so sánh tính toán cả hiệu quả kinh tế và kỹ thuật sao cho
hiệu quả nhất
- Đa phần các tuy nen hay đường hầm dẫn dòng đều là đường hầm có áp dẫn
dòng với lưu lượng lớn mà không áp dụng được giải pháp dẫn dòng qua kênh.

Đường hầm dẫn dòng lớn nhất Trung Quốc là 15x18m dài 661m. Đường hầm lớn
nhất của Liên Xô là đường hầm dẫn dòng trạm thủy điện Pukia là 17x22m
- Một số công trình ở Việt Nam dùng tuy nen để dẫn dòng như: thủy điện
Hòa Bình dùng 2 tuy nen để dẫn dòng. Ở công trình Cửa Đạt tuy nen dẫn dòng riêng
và tuy nen dẫn nước vào nhà máy riêng. Công trình hồ Tả Trạch tuy nen dẫn dòng
và tuy nen lấy nước vào nhà máy có chung của vào …
- Trên thế giới đã áp dụng cả các đường hầm chảy không áp như: đường hầm
Long Dương Hiệp, có chế độ chảy quá độ chuyển đổi không áp và có áp như đường
hầm Ô Long Độ. Một số đường hầm dẫn dòng của một số công trình khác ở Trung

Học
Lớp: 16C2

viên:

Hoàng

Đại

Nghĩa


Luận văn thạc sĩ

- 13-

Quốc như: Kiến Khê, Gia khê, Ô Giang Độ, Bích Khẩu … Ở Ấn Độ có đường hầm
dẫn dòng Si-li-sa-lam, ở Mỹ có De-vo-sick, Pao-er-th ...
- Trong trường hợp tận dụng kết hợp đường hầm dẫn dòng và đường hầm lâu
dài. Phổ biến là đường hầm dẫn dòng xả lũ kết hợp làm đường hầm phát điện như

đối với công trình hồ chứa nước Tả Trạch đường được chia thành 2 nhánh: 1 nhánh
dẫn dòng trong năm thứ 4, 1 nhánh làm đường ống dẫn nước vào nhà máy để phát
điện. Ngoài ra, kết hợp đường hầm dẫn dòng làm đường hầm tháo lũ, kết hợp với
đường hầm tháo cạn như hồ chứa nước Mao Gia Thôn, Trách Cảng Khẩu, Nam
Thủy .… Kết hợp dẫn dòng, tháo cạn, phát điện như thủy điện Sơn Mỹ, Hồng
Cương, Thạch Môn .…
1.1.5 Dẫn dòng qua lòng sông thu hẹp
- Đây là biện pháp dùng phổ biến ở nước ta khi thi công các trình thủy lợi
thủy điện. Đắp đê quai một phần công trình vào mùa khô để thi công, dẫn dòng qua
lòng sông thu hẹp. Thi công phần trên cao của công trình vào mùa lũ. Phần còn lại
của công trình sẽ được thi công vào mùa khô năm sau, khi đó các công trình dẫn
dòng đặt trong phần đập đã thi công hoặc tuynen dẫn nước đã được thi công trong
năm trước.
- Biện pháp dẫn dòng này thường dùng cho các công trình có lòng sông rộng.
Công trình có thể chia được thành nhiều đoạn để thi công.
- Giải pháp dẫn dòng này được áp dụng cho nhiều công trình ở nước ta như
thủy điện Sơn La, thủy điện Hồ Bốn, hồ chứa nước sông Dinh 3, đập dâng Văn
Phong …. Trong quá trình thi công đê kè trên các sông cũng cần đắp đê quây dẫn
dòng qua lòng sông hẹp như: kè sông Tô Lịch, cải tạo và sửa chữa lòng dẫn sông
Đáy, kè 2 bên bờ sông khi thi công cống Báo Đáp, tỉnh Hưng Yên …
1.1.6 Dẫn dòng qua khe răng lược
- Khe răng lược thường được dùng để dẫn dòng giai đoạn hai. Khi dẫn dòng
qua khe răng lược thì thi công các hạng mục công trình đợt 2. Thường bố trí một

Học
Lớp: 16C2

viên:

Hoàng


Đại

Nghĩa


Luận văn thạc sĩ

- 14-

khe răng ngay tại vị trí các khoang của đập và áp dụng cho các công trình bê tông có
địa chất tốt. Ở nước ta nói chung ít dùng biện pháp dẫn dòng này khi thi công do
việc lấp khe răng lược rất phức tạp, duy nhất chỉ áp dụng tại công trình thủy điện
Thác Bà, tỉnh Yên Bái.
- Ở Trung Quốc sử dụng biện pháp này cho nhiều công trình. Hình thức để
bố trí là lỗ chừa đặt cao hơn cống đáy và cùng với các công liên hợp tháo lũ: Đập
Tam Hiệp Môn, Đơn Giang Khẩu.
1.1.7 Một số hình thức dẫn dòng khác
- Dẫn dòng qua gian máy thường dùng với trạm thủy điện lòng sông, cột
nước thấp như công trình Phú Xuân Giang, Tây Tân, Đại Hóa, Lạc Đông, A Kỳ
Vượng …. Có các hình thức dẫn dòng như đem bịt ống xả, tháo nước qua cửa cống,
dẫn dòng qua ống xoắn hoặc ống xả hoặc sử dụng đường xả cát, đường tháo lũ lâu
dài để dẫn dòng.
- Còn có thể cho nước tràn qua ở đập bê tông trọng lực, đập trụ chống, đập
vòm, đập bụng rỗng, gian máy. Trong các trường hợp dẫn dòng này khi cao trình lỗ
chừa tương đối cao, dòng chảy qua tràn tạm không chảy ngập hoặc hình thức dòng
nhảy, mặt đập sinh ra áp suất âm, khí thực, đối với nền móng phía hạ lưu hoặc các
công trình khác tạo thành xói, phá hoại. Vì vậy cần kiểm tra tính toán ứng lực và ổn
định thân đập
- Hình thức cho nước tràn qua với đập đá đổ cần có biện pháp bảo vệ đập

bằng các rọ đá khi cho nước tràn qua như đập Cửa Đạt. Các đập đá đổ trên thế giới
khi cho nước tràn qua cũng tính toán đảm bảo được yêu cầu chống xói: dùng đá
tảng, đá xây, tấm bê tông, lồng tre, lồng thép. Đập Za-rat-cha-la-if, Nam Phi dùng
lưới cốt thép và thép néo nằm ngang bảo vệ mái hạ lưu, đập Nurik Liên Xô (cũ)
dùng khối bê tông lớn bảo vệ mặt đập, hồ chứa Cầm Nguyên bảo vệ mái hạ lưu
bằng đá tảng 30 ÷ 40cm …

Học
Lớp: 16C2

viên:

Hoàng

Đại

Nghĩa


Luận văn thạc sĩ

- 15-

Trên đây là các biện pháp dẫn dòng thường dùng. Dựa vào tình hình cụ thể
của từng công trình mà nghiên cứu kết hợp nhiều phương án dẫn dòng khác nhau để
đẩy nhanh tiến độ thi công và giảm giá thành để có hiệu quả nhất đối với công trình
1.2.

PHƯƠNG ÁN DẪN DÒNG QUA LÒNG SÔNG HẸP
Khi xây dựng các công trình thủy lợi thủy điện thường chọn công trình tại vị


trí có lòng sông hẹp để giảm giá thành và tăng độ an toàn cho công trình khi đó việc
dẫn dòng thi công đòi hỏi phức tạp hơn so với tại vị trí lòng sông rộng. Khi đó ta
cần so sánh phân tích lựa chọn các phương án dẫn dòng thi công dựa vào quy mô
kích thước công trình chính, thời gian và tiến độ thi công, tài liệu thủy văn dòng
chảy, tài liệu địa chất địa hình để xác định được khả năng tháo của công trình trong
thời gian dẫn dòng. Cần xác định chính xác thời điểm đắp đê quai, chiều cao đê
quai cho từng thời đoạn, kích thước, khả năng tháo nước của công trình. Đưa ra
được bảng tiến độ thi công đối với từng giai đoạn và với từng hạng mục của công
trình.
Các công trình thủy lợi thủy điện tại vị trí lòng sông hẹp thường có quy mô
và kích thước không lớn nên thường áp dụng biện pháp dẫn dòng thi công trong hai
mùa khô, chọn biện pháp dẫn dòng thi công hai đợt. Mùa khô năm thi công thứ nhất
đắp đê quai ngăn một phần lòng sông, dẫn dòng qua lòng sông thu hẹp. Thi công
công trình dẫn dòng và thi công công trình chính lên trên cao trình vượt lũ. Đến mùa
lũ năm thứ nhất dẫn dòng qua lòng sông hẹp tiếp tục thi công phần trên cao của
công trình. Mùa khô năm thứ hai đắp đê quai phần đập còn lại, dẫn dòng qua công
trình dẫn dòng đã thi công trong mùa khô năm thứ nhất thi công công trình chính lên
trên cao trình vượt lũ và tiếp tục hoàn thiện công trình trong mùa lũ năm thứ hai.
Khi lòng sông đã bị thu hẹp một phần do hố móng và đê quai chiếm chỗ khi
tính toán dẫn dòng thi công cần xác định chính xác độ rộng lòng sông bị thu hẹp,
xác kích thước, kết cấu, cao trình đỉnh đê quai để đảm bảo an toàn và thi công thuận
lợi nhất. Trong nhiều trường hợp cần xây tường ngăn dòng để tăng độ rộng lòng
sông.

Học
Lớp: 16C2

viên:


Hoàng

Đại

Nghĩa


Luận văn thạc sĩ

- 16-

1.2.1. Phương án dẫn dòng năm thứ nhất
- Phương án khi dẫn dòng năm thứ nhất chủ yếu đối với các công trình thủy
lợi thủy điện trên lòng sông hẹp là dẫn dòng trên lòng sông hẹp. Đắp đê quai thượng
lưu, đê quai hạ lưu, đê quai dọc để dẫn dòng qua lòng sông thu hẹp. Mùa khô năm
thứ nhất thi công phần đập trong đê quai đến cao trình vượt lũ và các công trình tiêu
thoát lũ cho mùa khô năm thứ hai. Mùa lũ năm thứ nhất tiếp tục thi công phần đập ở
trên cao, dẫn dòng qua lòng sông bị thu hẹp.
- Cần tính toán chính xác lưu lượng cần dẫn dòng, cao trình các đê quai để
tính được quy mô kích thước các đê quai, kênh dẫn dòng. Cân đối khối lượng thi
công năm thứ nhất và năm thứ hai từ bảng tiến độ để có được kích thước đoạn đập
cần thi công năm thứ nhất và phần đập còn lại thi công trong năm thứ hai.
- Trong trường hợp lòng sông không đủ để tiêu lũ dẫn dòng trong quá trình
thi công mùa khô năm thứ nhất cần đào kênh dẫn dòng như công trình Đầm Hà
Động, công trình Định Bình
- Đối với đập phụ số 4 của công trình hồ chứa nước Tả Trạch, tỉnh Thừa
Thiên Huế thi công cống lấy nước kết hợp làm cống dẫn dòng trước, dẫn dòng qua
lòng suối. Thi công xong cống mới tiến hàn đắp đê quai thượng hạ lưu, dẫn dòng
qua cống
- Các công trình dẫn dòng qua lòng sông thu hẹp như: thủy điện Hồ Bốn, tỉnh

Yên Bái, công trình hồ chứa nước Phan Dũng, tỉnh Bình Thuận, hồ chứa nước Cà
Tót, tiểu dự án nâng cấp công trình thủy lợi Ngòi Nhì, Thác Hoa, tỉnh Yên Bái …
Phương án dẫn dòng thi công năm thứ nhất được nêu ở hình 1.1

Học
Lớp: 16C2

viên:

Hoàng

Đại

Nghĩa


Luận văn thạc sĩ

- 17-

Hình 1.1: Sơ đồ dẫn dòng thi công năm thứ nhất
a) mặt bằng

c) mặt cắt ngang

b) mặt cắt dọc

1. Đê quai thượng lưu

2. Đê quai dọc


3. Đê quai hạ lưu

4.Gia cố mái đê quai

5. Cống đáy
6. Phần công trình bê tông đã thi công
1.2.2. Phương án dẫn dòng năm thứ hai
- Lúc này dòng sông đã bị chặn lại do phần đập đã thi công năm thứ nhất nên
cần phải có biện pháp dẫn dòng tiêu thoát lũ trong quá trình thi công trong năm thứ
hai. Phương án khi dẫn dòng năm thứ hai chủ yếu đối với các công trình thủy lợi
thủy điện trên lòng sông hẹp là dẫn dòng qua các công trình tiêu thoát lũ đã xây
dựng trong mùa khô năm thứ nhất. Đắp đê quai thượng lưu, đê quai hạ lưu để thi
công đoạn đập còn lại. Mùa khô thi công đập và thi công tràn xả lũ. Mùa lũ thi công
phần đập còn lại trên cao, tiêu thoát lũ qua tràn xả lũ.
- Các biện pháp đưa ra để tiêu thoát lũ cả mùa khô và mùa lũ trong năm thứ
hai cần được tính toán chuẩn bị ngay trong năm thứ nhất. Có thể lợi dụng các công
trình lâu dài để dẫn dòng hoặc phải xây mới các công trình dẫn dòng tạm thời. Sau
khi dẫn dòng cần phá bỏ các công trình dẫn dòng này.
- Lợi dụng các công trình lâu dài như: lợi dụng cống xả cát, đường hầm dẫn
Học
Lớp: 16C2

viên:

Hoàng

Đại

Nghĩa



Luận văn thạc sĩ

- 18-

nước, tuy nen dẫn nước vào nhà máy, cống lấy nước, tràn xả lũ .... Cần tính toán các
công trình này có thể tiêu thoát hết được lũ dẫn dòng, nếu không cần xây dụng thêm
các công trình dẫn dòng khác để hỗ trợ nhằm đảm bảo tiêu thoát hết lũ dẫn dòng
trong quá trình thi công.
- Thiết kế các công trình dẫn dòng mới phục vụ dẫn dòng trong quá trình thi
công: thi công cống ngầm, cống đáy, tuy nen dẫn nước.
- Ngoài ra còn có thể dẫn dòng bằng cách để lại một phần đập hay nhà máy để
dẫn dòng như dẫn dòng qua lỗ chừa, qua gian máy .... Tuy nhiên cách dẫn dòng này
rất phức tạp nên ít được sử dụng.
- Trong thực tế các công trình khi đưa ra các phương án dẫn dòng thường phải
kết hợp nhiều biện pháp dẫn dòng khác nhau. Các phương án đưa ra cần tính toán so
sánh với nhau nhằm đạt được hiệu quả cao nhất về kỹ thuật, kinh tế và an toàn tuyệt
đối trong quá trình thi công.
- Các phương án đã sử dụng trên thực tế:
+ Mùa khô dẫn dòng qua cống được xây dựng trong năm thi công thứ nhất.
Mùa lũ dẫn dòng qua tràn xả lũ. Công trình thủy điện Ke Diên, tỉnh Quảng Nam, hồ
chứa nước Phan Dũng, tỉnh Bình Thuận ...
+ Xây thêm cống dẫn dòng kết hợp với các công trình lâu dài. Xây thêm cống
dẫn dòng kết hợp cống xả cát để tiêu thoát lũ mùa khô và tiêu nước qua tràn xả lũ
trong mùa lũ năm thứ hai: công trình thủy điện Hồ Bốn, tỉnh Yên Bái. Cống dẫn
dòng kết hợp với cống lấy nước để tiêu thoát lũ mùa khô và xả nước qua tràn trong
mùa lũ năm thứ hai: công trình hồ chứa nước Yên Lập, tỉnh Quảng Ninh, hồ chứa
nước Sông Sào, tỉnh Nghệ An. Công trình sông Rác, tỉnh Hà Tĩnh sử dụng đến tràn
tạm kết hợp cống lấy nước và tràn chính để tiêu thoát lũ ...

+ Chỉ sử dụng công trình lâu dài để dẫn dòng. Tràn Tả Trạch, Thừa Thiên
Huế chỉ sử dụng tuy nen dẫn nước và cống xả đáy để tiêu thoát lũ. Đập phụ số 4
thuộc công trình hồ Tả Trạch, Thừa Thiên Huế chỉ sử dụng cống lấy nước để tieu

Học
Lớp: 16C2

viên:

Hoàng

Đại

Nghĩa


Luận văn thạc sĩ

- 19-

thoát lũ dẫn dòng trong cả hai năm thi công. Công trình Đầm Hà Động, Quảng Ninh
sử dụng lỗ xả tràn và cống lấy nước để thoát lũ thi công ...
+ Các phương án dẫn dòng khác như dẫn dòng qua kênh kết hợp với cống ở
thủy điện Sơn La, kết hợp cống dẫn dòng với chỗ lõm chừa lại trên mặt đập đá đổ
đang xây dở, các lỗ xả sâu và tràn đang xây dở ở thủy điện Tuyên Quang, hay ở hồ
chứa nước Cửa Đạt. Dẫn dòng qua cống dẫn dòng kết hợp chỗ lõm chừa lại trên mặt
đập bê tông đầm lăn để tháo lũ thi công ở thủy điện Sesan 3. Dẫn dòng qua tuy nen
và cống dẫn dòng và các lỗ xả sâu ở thủy điện Hòa Bình. Đều là các phương án dẫn
dòng đối với các công trình lớn được xây dựng trên lòng sông rộng có lưu lượng
dẫn dòng lớn

Một số các công trình thủy lợi thủy điện xây dựng trên lòng sông hẹp thi công
trong 3 năm cũng xử dụng quy mô và các phương án dẫn dòng như đối với các công
trình thi công trong 2 năm như đã nói ở trên
Phương án dẫn dòng qua cống lấy nước được nêu ở hình 1.2

Hình 1.2: Phương án dẫn dòng cống lấy nước, qua tràn xả lũ –
Mặt bằng dẫn dòng thi công năm thứ 3
Hình 1.2 là phương án dẫn dòng của công trình thủy lợi Sông Lạng, tỉnh Hòa

Học
Lớp: 16C2

viên:

Hoàng

Đại

Nghĩa


Luận văn thạc sĩ

- 20-

Bình. Năm thứ nhất, năm thứ hai dẫn dòng qua lòng sông hẹp. Thi công 1 phần đập,
hoàn thiện cống lấy nước và tràn xả lũ. Mùa khô năm thứ ba đắp đê quai thượng hạ
lưu dẫn dòng qua cống lấy nước. Mùa lũ dẫn dòng qua cống lấy nước và qua tràn xả
lũ, hoàn thiện công trình.


Hình 1.3: Phương án dẫn dòng qua cống xả cát, cống dẫn dòng, qua tràn xả lũ –
Mặt bằng dẫn dòng năm thứ 2
Phương án dẫn dòng của công trình thủy điện Hồ Bốn, tỉnh Yên Bái. Mùa khô
năm thứ 2 dẫn dòng qua cống xả cát và cống dẫn dòng. Mùa lũ dẫn dòng qua cống
xả cát, cống dẫn dòng và qua tràn xả lũ. Đến mùa khô năm thứ 3 sẽ hoành triệt cống
dẫn dòng và hoàn thiện công trình.
1.3.

NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHƯƠNG ÁN DẪN DÒNG
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới chọn phương án dẫn dòng, nhưng chủ yếu có

các nhân tố sau:
1.3.1. Điều kiện địa chất

Học
Lớp: 16C2

viên:

Hoàng

Đại

Nghĩa


Luận văn thạc sĩ

- 21-


Điều kiện địa chất của lòng sông khu vực đập thường là nhân tố chủ yếu
quyết định phương án dẫn dòng. Các phương thức dẫn dòng ngoài việc lợi dụng
điều kiện địa hình thuận lợi, còn cần kết hợp điều kiện địa chất. Có khi điều kiện địa
hình lòng sông phù hợp với dẫn dòng phân kỳ, nhưng do tầng phủ đáy sông rộng
lớn, việc xử lý phòng sói và phòng thấm cho đê quai dọc gặp khó khăn, nên không
dùng kênh dẫn dòng.
1.3.2. Đặc điểm thủy văn
Sông có lưu lượng lớn hay nhỏ, thời đoạn và biên độ lưu lượng của mùa lũ và
mùa khô, lượng đỉnh lũ và quy luạt xuất hiện... đều trực tiếp ảnh hưởng tới phương
án dẫn dòng. Đối với dòng sông có lưu lượng lớn, việc dẫn dòng qua đường hầm
khó thỏa mãn yêu cầu, cần phân kỳ dẫn dòng, dẫn dòng qua kênh hoặc dẫn dòng
qua các hình thức khác. Đối với sông có biên độ mực nước mùa khô, mùa lũ lớn, có
thể dùng đê quai cho nước tràn qua đê giảm bớt giá thành dẫn dòng. Với dòng sông
có lưu lượng bình thường, biên độ mùa lũ mùa khô không lớn, dùng đê quai không
cho nước tràn qua có thể kéo dài thời gian thi công.
1.3.3. Hình thức và bố trí công trình chính
Hình thức kết cấu công trình thủy công, bố trí tổng thể và lượng công trình
chính... là 1 trong những căn cứ chủ yếu khi lựa chọn phương án dẫn dòng. Yêu cầu
dẫn dòng cần lợi dụng công trình vĩnh cửu, lựa chọn hình dạng đập, bố trí lưu vực
cần xét tới công tác dẫn dòng, 2 việc đó ảnh hưởng lẫn nhau. Đối với đập đất đá nói
chung không dùng phân kỳ dẫn dòng, mà thường dùng phương thức dẫn dòng qua
đường hầm, qua cống ngầm, qua kênh... Không dùng đê quai cho nước tràn qua. Đối
với công trình có quy mô lớn, thời gian thi công hố móng dài, không nên cho nước
tràn qua đê quai để có thể bảo đảm thi công hố móng cả năm. Đối với trạm thủy
điện cột nước thấp có thể sử dụng đê quai ngăn nước để phát điện, sớm thu được
hiệu ích.
1.3.4. Nhân tố thi công

Học
Lớp: 16C2


viên:

Hoàng

Đại

Nghĩa


×