Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘ NHẴN BỀ MẶT BÊ TÔNG TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI THỦY ĐIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.16 MB, 157 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI
--------------------------------------------

TRẦN CÔNG CHÍNH

NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG ĐỘ NHẴN BỀ MẶT BÊ TÔNG TRONG
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI THỦY ĐIỆN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

HÀ NỘI – 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI
--------------------------------------------

TRẦN CÔNG CHÍNH

NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG ĐỘ NHẴN BỀ MẶT BÊ TÔNG
TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI THỦY ĐIỆN


CHUYÊN NGÀNH : XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY

MÃ SỐ

:

60-58-40

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. NGUYỄN TRUNG ANH
2. NGND.GS.TS. LÊ KIM TRUYỀN

HÀ NỘI – 2010


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

MỞ ĐẦU……………………………………………………………………… 1
CHƯƠNG 1: NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG, TUỔI THỌ
VÀ ĐỘ NHẴN CÔNG TRÌNH BÊ TÔNG
1.1. Khái niệm về chất lượng công trình……………………………………...

3

1.2. Điều kiện tự nhiên, môi trường…………………………………………..


4

1.2.1 Điều kiện khí hậu………………………………………………………

4

1.2.2 Điều kiện môi trường biển…………………………………………….. 6
1.3.Công tác thiết kế công trình bê tông, bê tông cốt thép……………………. 10
1.4. Công tác thi công………………………………………………………… 13
1.5. Công tác quản lý, duy tu bảo dưỡng……………………………………... 14
1.5.1 Công tác quản lý khai thác…………………………………………… 15
1.5.2 Công tác duy tu bảo dưỡng…………………………………………… 15
1.6. Ảnh hưởng của độ nhẵn bề mặt bê tông và cường độ bê tông đến chất
lượng, tuổi thọ công trình…………………………………………………… 16
1.7. Những yêu cầu kỹ thuật và chất lượng đối với công trình bê tông……... 25
Kết luận chương 1…………………………………………………….

31

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG NGUYÊN NHÂN LÀM
GIẢM CHẤT LƯỢNG ĐỘ NHẴN BỀ MẶT BÊ TÔNG
2.1. Thực trạng về chất lượng các công trình bê tông và bê tông cốt thép 32
2.2. Công tác khảo sát, đánh giá nền móng công trình ảnh hưởng đến
chất lượng bê tông………………………………………………………... 37
2.3. Thiết kế và tiêu chuẩn thiết kế công trình bê tông, bê tông cốt thép…….. 40
2.4. Công tác thi công bê tông cốt thép……………………………………… 45


2.4.1 Công nghệ sản xuất, lựa chọn cốt liệu, xi măng và các chất phụ gia…..46

2.4.2 Công tác thiết kế cấp phối, xử lý hỗn hợp bê tông, ván khuôn……….. 48
2.4.3 Kỹ thuật khống chế nhiệt trong bê tông……………………………… 49
2.4.4 Kỹ thuật thi công khe thi công……………………………………….. 50
2.5. Công tác quản lý vận hành……………………………...........................

50

2.6. Đánh giá chung về công trình bê tông đã xây dựng ở nước ta………… 52
2.6.1 Các công trình hồ chứa………………………………………………. 53
2.6.2 Các công trình lấy nước, tiêu nước, cống qua đê…………………...

59

2.6.3 Các công trình vùng ven biển……………………………………...... 63
Kết luận chương 2 ……………………………………………………

69

CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
VÀ ĐỘ NHẴN BỀ MẶT BÊ TÔNG
3.1. Nghiên cứu sử dụng mác bê tông hợp lý cho từng công trình và bộ phận
công trình…………………………………………………………………….... 70
3.1.1 Nghiên cứu sử dụng mác bê tông hợp lý…………………………..... 70
3.1.2 Nghiên cứu sử dụng mác bê tông cho các bộ phận khác nhau………. 70
3.2. Công tác thiết kế công trình thủy công…………………………………... 71
3.3. Thiết kế cấp phối bê tông……………………………………………

76

3.3.1 Các yêu cầu kỹ thuật đối với loại bê tông cần thiết kế……………


77

3.3.2 Vật liệu sử dụng…………….……………………………………… 77
3.3.3 Thiết kế thành phần bê tông………………………………………..

84

3.4. Công tác thi công bê tông……………………………………………… 88
3.5. Lựa chọn sử dụng ván khuôn hợp lý để nâng cao chất lượng công trình
và độ nhẵn mặt bê tông……………………………………………………… 95


3.6. Biện pháp làm nhẵn mặt bê tông……………………………………. 105
Kết luận chương 3……………………………………………….

106

CHƯƠNG 4: NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG BÊ TÔNG CƯỜNG ĐỘ CAO VÀO
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI THỦY ĐIỆN Ở NƯỚC TA.

4.1. Khái niện về bê tông cường độ cao…………………………………….. 107
4.2. Cấu trúc bê tông cường độ cao………………………………………... 108
4.3. Các tính chất của bê tông cường độ cao………………………………… 112
4.4. Thiết kế thành phần cấp phối bê tông cường độ cao…………………… 118
4.4.1 Các phương pháp thiết kế bê tông cường độ cao…………………… 118
4.4.2 Các bước thiết kế bê tông cường độ cao…………………………… 119
4.4.3 Lựa chọn vật liệu…………………………………………………... 119
4.4.4 Thiết kế thành phần bê tông cường độ cao ban đầu……………….. 122
4.5. Khả năng ứng dụng bê tông cường độ cao……………………………. 126

4.6. Những đề xuất ứng dụng bê tông cường độ cao vào các công trình
Thủy lợi, Thủy điện………..………………………………………………... 127
Kết luận chương 4…………………………………………………….. 128
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………........

129

CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………... 132
PHỤ LỤC…………………………………………………………………

134


Danh mục các hình vẽ
Hình 1.1.Hình ảnh mặt bê tông bị rỗ ở công trình thủy điện Bình Điền

18

Hình 1.2 Hình ảnh bê tông bị rỗ ở công trình thủy điện Sơn La

18

Hình 1.3 Hình ảnh bê tông bị rỗ bề mặt

19

Hình 1.4 Hình ảnh nứt bê tông bản mặt công trình thủy lợi Cửa Đạt

20


Hình 1.5 Hình ảnh vết nứt bê tông bản mặt công trình thủy lợi Cửa Đạt

21

Hình 1.6 Hình ảnh vết nứt bê tông bản mặt công trình thủy lợi Cửa Đạt

21

Hình 1.7 Hình ảnh bê tông quá khô công trình thủy lợi

22

Hình 2.1 Hình ảnh bê tông cốt thép bị ăn mòn ở trụ cầu

68

Hình 2.2 Thiết bị siêu âm kiểm tra kết cấu bê tông cốt thép cống vùng triều

68

Hình 2.3 Thực trạng bê tông cốt thép cống vùng triều bị ăn mòn

69

Hình 3.1 Ván khuôn thép công trình thủy điện Khe Bố

100

Hình 3.2 Ván khuôn thép trụ pin công trình thủy điện Sơn La


100

Hình 3.3 Dựng lắp ván khuôn thi công bê tông khối lớn

101

Hình 3.4 Ván khuôn thi công công trình đầu mối thủy điện Sơn La

101

Hình 3.5 Ván khuôn thép thi công bê tông đập chính thủy điện Sơn La

102

Hình 3.6 Ván khuôn thi công bê tông công trình thủy điện Sơn La

112

Hình 3.7 Thi công bê tông công trình đầu mối thủy điện Sơn La

103

Hình 3.8 Ván khuôn trượt thi công bê tông công trình thủy điện Sơn La

103

Hình 3.9 Ván khuôn thi công bê tông công trình thủy điện Sơn La

104


Hình 3.10 Ván khuôn thi công bê tông công trình thủy điện Sơn La

104

Hình 4.1 Cấu trúc của bê tông

108


Danh mục các bảng biểu
Bảng 1.1. Thành phần hóa học của nước biển Việt Nam và trên thế giới

8

Bảng 1.2. Độ mặn nước biển tầng mặt trong vùng biển Việt Nam

8

Bảng 1.3. Hệ số đồng nhất của bê tông

26

Bảng 1.4 Sai số cho phép về kích thước và vị trí của kết cấu bê tông và BTCT 29
Bảng 2.1. Giới hạn cho phép của clorit trong bê tông( theo ACl-201-2R)

36

Bảng 2.2. Đánh giá tác động ăn mòn của khí thải lên bê tông

36


Bảng 2.3. Hàm lượng tối đa cho phép cuả các yếu tố có hại cho bê tông
có trong đất (mg/l)

37

Bảng 2.4. Mức độ tác động lên bê tông của đất và nước có chứa sulfat
với nồng độ%

38

Bảng 2.5. Hệ số vượt tải n

43

Bảng 2.6. Hệ số đảm bảo K n
R

R

44

R

Bảng 2.7. Hệ số tổ hợp tải trong n c
R

44

R


Bảng 2.8. Nhiệt thủy hóa của các đơn khoáng trong xi măng

49

Bảng 2.9. Nhiệt thủy hóa của các loại xi măng theo thời gian

50

Bảng 2.10. Kiểm tra chất lượng bê tông một số công trình

56

Bảng 2.11. Tổng hợp các hư hỏng của cống

61

Bảng 2.12. Độ bền thực tế của các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép làm việc
trong môi trường biển Việt Nam

67

Bảng 3.1. Tỷ lệ N/X tối thiểu đối với bê tông chống thấm

74

Bảng 3.2. Thời gian đông kết của các loại xi măng

78


Bảng 3.3. Chọn dùng xi măng cho công trình xây dựng

78

Bảng 3.4. Quy định về chọn mác XM để sản xuất bê tông có các mác tương ứng

80

Bảng 3.5 Hàm lượng hạt sét, bụi cho phép (không lớn hơn theo % khối lượng) 81
Bảng 3.6. Bốn nhóm cát dùng cho bê tông nặng

82

Bảng 3.7. Quy định của cát dùng cho bê tông nặng

82


Bảng 3.8. Lượng nước trung bình trong 1m3 hỗn hợp bê tông (lít)
P

83

P

Bảng 3.9. Tỷ lệ N/X cần thiết cho các loại bê tông dẻo tương ứng với mác xi
măng khác nhau

83


Bảng 3.10. Nhóm bê tông theo hàm lượng không khí

84

Bảng 3.11. Các tài liệu để lựa chọn cấp phối của bê tông nặng

85

Bảng 3.12. Hệ số tính đến phẩm chất của cốt liệu của bê tông

87

Bảng 3.13. Các giá trị của hệ số K d đối với các hỗn hợp bê tông lưu động
R

R

( lượng nước yêu cầu của cát N C = 7%)

88

Bảng 3.14. Thời gian trộn hỗn hợp bê tông (Phút)

91

Bảng 3.15. Thời gian lưu hỗn hợp bê tông không có phụ gia

91

Bảng 3.16 Chiều dày lớp đổ bê tông


92

Bảng 3.17. Thời gian cho phép ngừng khi đổ bê tông không phụ gia ( phút)

93

Bảng 3.18. Thời gian bảo dưỡng ẩm

93

Bảng 3.19. Bảng thời gian bảo dưỡng bê tông

94

R

R

Bảng 3.20. Cường độ bê tông tối thiểu để tháo dỡ ván khuôn, đà giáo chịu lực
(%R 28 ) khi chưa chất tải.

94

Bảng 3.21. Thời gian tháo dỡ ván khuôn thành đứng ( ngày )

95

R


R

Bảng 3.22. Cường độ bê tông tối thiểu để tháo dỡ ván khuôn, đà giáo chịu lực
(%R 28 ) khi chưa chất tải

99

Bảng 3.23. Thời gian tháo dỡ bê tông thành đứng (ngày)

99

R

R

Bảng 4.1. Bê tông M60 (mẫu hình trụ D = 15cm) có độ dẻo lớn ở Việt Nam 111
Bảng 4.2. Bê tông M70, M100. Độ sụt 18cm

111

Bảng 4.3. Sự diễn biến của các tính chất cơ học của BT CĐC

113

Bảng 4.4. Các số liệu thí nghiệm co ngót bê tông thường và bê tông cường độ cao 116

Bảng 4.5. Thành phần hóa học của 2 loại tro bay (loại F và loại C)

121


Bảng 4.6. Lượng nước trộn cần thiết và hàm lượng không khí của bê tông tươi
trên cơ sở sử dụng cát có độ rỗng 35%

123


Bảng 4.7. Giá trị tối đa N/CKD khuyên dùng đối với bê tông được sản
xuất có giảm nước cao
Bảng 4.8. Đường kính lớn nhất của cốt liệu thô (đá)

123
125

Bảng 4.9. Thể tích của đá được đầm chặt trên một đơn vị thể tích bê tông
theo ACI 211 - 4R – 93

125

Bảng 4.10. Một số cầu sử dụng BT CĐC.

126


1

MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội, nước ta trong giai đoạn
2010-2020. Để sớm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu trở
thành nước CNH - HĐH vào những năm 2020. Mỗi năm nhà nước đã giành

khoảng 30% GDP từ nhiều nguồn vốn khác nhau như vốn ODA, ADB… cho xây
dựng phát triển các cơ sở hạ tầng góp phần đáng kể cho tăng trưởng kinh tế của
đất nước. Những thành tựu đạt được trong ngành xây dựng cơ bản là rất đáng tự
hào. Nhìn tổng thể, chất lượng công trình có chuyển biến tốt và không ngừng
được nâng cao, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Nhiều công trình trọng điểm của
Nhà nước được kiểm định theo tiêu chuẩn Quốc tế đã đạt chất lượng. Số lượng
và khối lượng xây dựng công trình tăng lên không ngừng, năm sau vượt năm
trước.
Bên cạnh những thành tựu đó, vẫn còn một số công trình chưa đảm bảo
chất lượng, sau một thời gian sử dụng chưa được bao lâu đã bị xuống cấp, phải
đầu tư nhiều tỷ đồng để duy tu bảo dưỡng, phải sửa chữa hoặc phá đi làm lại gây
tốn kém lãng phí cho nhân dân. Nhiều công trình thi công xong để lại kiến trúc
rất xấu, bề mặt bê tông lồi lõm, ghồ ghề tạo cơ hội cho tác nhân bên ngoài xâm
thực, phá hoại bê tông và bê tông cốt thép.
Để chủ động phòng ngừa và nâng cao chất lượng bê tông, đặc biệt là bê
tông Thủy công và thẩm mỹ cho các công trình, chúng ta cần nghiên cứu các giải
pháp để nâng cao chất lượng, độ nhẵn bề mặt công trình bê tông trong xây dựng
các công trình Thủy lợi, Thủy điện. Để tăng tuổi thọ cho công trình, nâng cao
hiệu quả đầu tư và công trình ngày càng hiện đại hóa đáp ứng sự nghiệp phát
triển của nước nhà.
II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Mục tiêu: “Làm tăng độ nhẵn bề mặt bê tông công trình thủy công để
nâng cao chất lượng và tuổi thọ công trình.”

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật


2
Nội dung:
- Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng và độ nhẵn bề mặt bê

tông.
- Nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân làm giảm chất lượng và độ nhẵn bề
mặt bê tông.
- Nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng lượng bê tông áp dụng
trong xây dựng công trình thủy lợi, thủy điện.
- Nghiên cứu sử dụng bê tông cường độ cao vào xây dựng công trình thủy
lợi, thủy điện.
III. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHẠM VI ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Tiếp cận thông qua các công trình thực tế đã và đang thi công.
- Thông qua các ấn phẩm, tài liệu nước ngoài liên quan đến vấn đề nghiên
cứu.
- Tiếp cận qua chuyên gia trong lĩnh vực thủy lợi.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Thu thập thông tin, tài liệu liên quan về công trình nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê: qua thực tế, báo cáo tài liệu thiết kế công trình.
- Phương pháp phân tích, đánh giá: thông qua công trình thực tế, phân tích
đánh giá để tìm ra giải pháp làm tăng độ nhẵn bề mặt bê tông.
- Phương pháp chuyên gia: thông qua góp ý của các chuyên gia.

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật


3
CHƯƠNG 1
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG, TUỔI THỌ VÀ ĐỘ
NHẴN CÔNG TRÌNH BÊ TÔNG
1.1 . Khái niệm về chất lượng công trình
Chất lượng công trình là sự đáp ứng được các yêu cầu đặt ra trong những điều
kiện cụ thể được xác định nó bao gồm các yếu tố:
- Sự phù hợp với quy hoạch trước mắt và lâu dài. Quy hoạch thủy lợi với

giao thông, xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của từng vùng và của
quốc gia
-

Đáp ứng được yêu cầu sử dụng và nhiệm vụ đặt ra theo yêu cầu thiết kế.

- Việc thiết kế và thi công phải đáp ứng tiêu chuẩn và quy phạm hiện hành.
- Độ an toàn khi vận hành và khai thác công trình.
- Sự ảnh hưởng tác động đến môi trường xây dựng.
- Các chỉ tiêu kỹ thuật công trình và công nghệ xây dựng có phù hợp
không?
- Tính xã hội và có tính thẩm mỹ phù hợp với cảnh quan và tập quán địa
phương.
- Đảm bảo tính kinh tế thích hợp với vốn đầu tư và hiệu quả đầu tư đạt cao.
Có thể hiểu chất lượng công trình theo khái niệm đơn giản: “ Chất lượng
công trình xây dựng là những yêu cầu tổng hợp đối với đặc tính an toàn, bền
vững, mỹ quan, kinh tế của công trình phù hợp với quy chuẩn xây dựng, tiêu
chuẩn kỹ thuật, phù hợp với hợp đồng kinh tế và pháp luật hiện hành của Nhà
nước”
Chất lượng thi công công trình là một bộ phận quan trọng tạo nên hệ thống
chất lượng hay sản phẩm của công trình, là giai đoạn mấu chốt thực hiện công
năng sản phẩm công trình và giá trị sử dụng, chất lượng giai đoạn thi công tốt
xấu, quyết định sự tốt xấu của chất lượng công trình.
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật


4
Quá trình hình thành chất lượng công trình có mấy giai đoạn sau:
- Chất lượng nghiên cứu giai đoạn dự án đầu tư, là chỗ dựa của nghiên cứu mục
tiêu chất lượng và trình độ khống chế chất lượng.

-

Chất lượng thiết kế công trình, là văn bản chủ yếu thể hiện mục tiêu chất
lượng, là chỗ dựa để lập kế hoạch khống chế chất lượng.

- Chất lượng giai đoạn thi công xây dựng công trình, là quá trình quan trọng
thực hiện mục tiêu chất lượng, khống chế và đảm bảo chất lượng công trình
theo công nghệ thi công phù hợp.
- Ở giai đoạn khai thác sử dụng công trình, việc duy tu bảo dưỡng, vận hành
công trình đúng quy trình thiết kế có tác dụng duy trì chất lwowngjn và kéo dài
tuổi thọ công trình.
* Đặc điểm của công trình Thủy lợi, Thủy điện có liên quan đến chất lượng:
+ Liên quan đến điều kiện địa hình, địa chất.
+ Thời gian xây dựng dài
+ Yêu cầu chống thấm lớn, phải ổn định.
+ Giai đoạn vận hành khai thác bị tác động của yếu nhiều tố môi trường, khí
hậu, thủy văn.
Vì vậy càng cần coi trọng chất lượng công trình, không được cẩu thả, khống
chế chặt chẽ, làm cho khống chế chất lượng xuyên suốt quá trình xây dựng. Đặc
biệt cần coi trọng quá trình thi công công trình có khối lượng lớn, diện tích rộng.
1.2. Điều kiện tự nhiên, môi trường
1.2.1 Điều kiện khí hậu [5]
Việt Nam nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu, khí hậu Việt Nam
thuộc loại hình nhiệt đới gió mùa, với những đặc điểm là nóng ẩm, mưa nhiều và
phân hóa theo mùa rõ rệt. Do đặc điểm của đất nước nằm dài từ Bắc đến Nam,
nên khí hậu cũng thay đổi theo từng vùng: Các tỉnh phía Bắc thuộc loại hình
nhiệt đới gió mùa, có mùa hè nóng và mùa đông lạnh. Còn các tỉnh phía Nam
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật



5
mang đặc tính khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, mà đặc trưng cơ bản là một
nền nhiệt độ cao, ít thay đổi trong năm và một chế độ mưa ẩm phân hóa theo
mùa rõ rệt. Các yếu tố khí hậu bao gồm: Độ ẩm và nhiệt độ không khí, tốc độ
gió, bức xạ mặt trời, lượng mưa… ở mỗi vùng mỗi mùa cũng khác nhau. Đối với
kết cấu bê tông và bê tông cốt thép do đó luôn chịu tác động bởi các điều kiện
khí hậu nóng ẩm như: năng lượng bức xạ mặt trời cao, lượng mưa khá lớn, nhiệt
độ và độ ẩm cao và có biên độ thay đổi khá lớn, thường xuyên có gió bão…các
yếu tố khí hậu nóng ẩm có tác động và ảnh hưởng lớn đến quá trình đóng rắn và
hình thành cấu trúc ban đầu, chất lượng bê tông, công nghệ thi công và độ bền
lâu của kết cấu bê tông cốt thép trong việc duy trì các công năng thiết kế. Thí dụ:
- Trời nắng nóng, không khí khô có thể làm cho bê tông bị mất nước nhanh
trong những giờ đầu đóng rắn, để lại cấu trúc rỗng hoặc gây nứt mặt bê tông.
- Độ sụt của bê tông có thể bị hao tổn nhanh dưới trời nắng nóng.
- Bê tông có thể bị tổn hao cường độ, mác dưới tác động của khí hậu nóng ẩm
nếu không được bảo dưỡng đúng kỹ thuật trong những ngày đầu đóng rắn.
- Kết cấu bê tông cốt thép có thể bị nứt dưới tác động lâu ngày của các yếu tố
khí hậu.
- Bê tông khối lớn sẽ tỏa nhiệt nhanh dưới trời nắng nóng, gây nứt bê tông do
hiệu ứng nhiệt thủy hóa của xi măng trong bê tông.
- Bê tông có thể tăng nhanh đóng rắn trong điều kiện khí hậu nắng nóng.
- Bê tông có thể phát triển cường độ tiếp sau tuổi 28 ngày trong điều kiện khí
hậu nóng ẩm…
Công trình Thủy lợi, Thủy điện mang tính chất chung của công tác xây dựng
và nó còn có đặc điểm: thường xuyên tiếp xúc với môi trường nước, ánh nắng
mặt trời, chịu tác động của cột nước cao, thi công trong điều kiện rất khó khăn
nhưng đòi hỏi chất lượng cao, khối lượng công việc lớn. Quá trình xây dựng chịu
tác động của rất nhiều yếu tố như địa hình, địa chất thủy văn khí tượng, thời gian
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật



6
thi công, biện pháp thi công, khi tính toán thiết kế ngoài yêu cầu về chịu lực, ổn
định mà còn phải đảm bảo tính chống thấm, chống xâm thực của môi trường và
chống mài mòn.
Trong môi trường khí hậu thời tiết, kết cấu bê tông cốt thép chịu các tác
động khác nhau do sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, tác dụng hóa chất ăn mòn có
trong nước hoặc không khí, các vi sinh vật v.v..đều góp phần đẩy nhanh tình
trạng xuống cấp.
1.2.2 Điều kiện môi trường biển [20]
Theo thống kê , các công trình vùng biển và cửa sông ven biển chiếm
khoảng 50% khối lượng các công trình bê tông và bê tông cốt thép ở nước ta.
Những công trình bê tông, bê tông cốt thép khu vực này khi làm việc bị ảnh
hưởng xâm thực của không khí, nước biển rất mạnh. Việt Nam có bờ biển dài
trên 3000km, đòi hỏi phải quan tâm tới đặc điểm của vùng khí hậu này đối với
công tác bê tông cốt thép.
Khí hậu vùng ven biển Việt Nam ngoài những đặc thù của khí hậu nóng ẩm
phân chia theo các Miền Bắc, Trung, Nam còn có thêm điều kiện tác động của
muối biển, tác động của ion Cl-. Các yếu tố khí hậu đã thúc đẩy quá trình xâm
P

P

nhập Cl- vào bê tông làm tăng nhanh quá trình ăn mòn kết cấu bê tông cốt thép.
P

P

Đặc điểm vùng khí hậu biển Việt Nam là lượng muối trong nước biển tăng dần
từ Bắc vào Nam. Nên tác động của các yếu tố khí hậu đối với quá trình xâm nhập

Cl- vào kết cấu bê tông cũng thay đổi. Tuy nhiên theo nghiên cứu của viện
P

P

KHCN xây dựng, thì do tác động cân bằng của các yếu tố khí hậu nóng ẩm giữa
các vùng và các mùa đối với quá trình xâm nhập Cl- nên quả trình này có thể
P

P

được xem là không thay đổi từ Bắc vào Nam. Đặc điểm này cần được quan tâm
khi xem xét vấn đề công nghệ bê tông trong vùng khí hậu ven biển.
Theo K.Mohta, ăn mòn môi trường biển được chia làm ba vùng chính:

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật


7
+ Vùng thường xuyên ngập nước: ở đây chủ yếu xảy ra ăn mòn hóa học và ăn
mòn vi sinh ở mức độ nhỏ đối với bê tông.
+ Vùng thủy triều lên xuống: ở đây xảy ra quá trình ăn mòn hóa học và ăn mòn
vi sinh đối với bê tông, ăn mòn cốt thép, tác động phá hủy vật lý và va đập, mài
mòn cơ học.
+ Vùng không khí biển (không khí có chứa các muối phân tán): chủ yếu là ăn
mòn cốt thép, dẫn tới làm nứt nẻ, phá hoại lớp bê tông bảo vệ.
Bê tông và bê tông cốt thép được xây dựng trong nước biển hoặc vùng ven
biển chịu tác động trực tiếp của các yếu tố xâm thực của môi trường biển mà đặc
trưng là bốn loại yếu tố xâm thực sau:
- Các yếu tố hóa học: nước biển có chứa các ion khác nhau của các loại muối.

- Các yếu tố biến động của nước biển và thời tiết: nước thủy triều lên xuống
nên một số bộ phận bị khô ẩm liên tiếp.
- Các yếu tố vật lý: nhiệt độ biến đổi.
- Các yếu tố cơ học: tác động của sóng xói mòn trên bề mặt bê tông.
Tác động phối hợp của các yếu tố này làm cho bê tông và bê tông cốt thép
trong môi trường biển bị ăn mòn mạnh. Xét về bản chất có một số dạng ăn mòn
chính sau:
- Ăn mòn hóa học bê tông trong nước biển và vùng có mực nước lên xuống.
- Ăn mòn bê tông do vi sinh vật biển.
Trong các dạng ăn mòn này thì ăn mòn hóa học của bê tông trong môi
trường biển là nguy hiểm nhất vì nó vừa phá vỡ cấu trúc bê tông vừa tạo điều
kiện để các tác nhân hóa học xâm thực vào ăn mòn cốt thép. Bảng 1.1; 1.2.

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật


8
Bảng 1.1. Thành phần hóa học của nước biển Việt Nam và trên thế giới
Vùng biển

Vùng biển

Biển Bắc

Biển Ban

Hòn gai

Hải phòng


Mỹ

tích

-

7,8- 8,4

7,7- 8,3

7,5

8,0

Cl-

g/l

6,5-18,0

9,0-18,0

18,0

19,0

Na+

g/l


-

-

12,0

10,5

SO 4 2-

g/l

1,4-2,5

0,002-2,2

2,6

2,6

Mg2+

g/l

0,2-1,2

0,002-1,1

1,4


1,3

Chỉ tiêu

Đơn vị

pH
P

P

R

RP

P

Bảng 1.2. Độ mặn nước biển tầng mặt trong vùng biển Việt Nam [20]
Trạm

Trung
bình
năm

Tháng
Mùa đông

Mùa hè

XII


I

II

VI

VII

VIII

Cửa Ông

29,2

30,0

30,4

25,3

23,4

21,3

26,6

Hòn Gai

30,8


31,5

31,6

31,2

30,8

29,3

30,9

Hòn Dầu

26,3

28,1

28,1

17,1

11,9

10,9

21,2

Văn Lý


25,9

18,3

29,5

25,4

20,1

19,0

24,4

Cửa Tùng

22,8

27,2

29,3

31,8

31,3

31,7

17,4


Sơn Trà

8,7

17,6

22,8

-

21,2

26,9

-

Vũng Tàu

30,4

33,1

34,7

29,8

29,8

27,6


30,1

Bạch long vĩ

32,7

33,3

33,6

33,5

32,6

32,0

33,0

Trường Sa

32,9

33,1

33,0

33,4

33,0


32,8

33,1

 Các tác nhân yếu tố khí hậu gây nên sự hư hỏng và ăn mòn bê tông, bê tông
cốt thép:

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật


9
* Nhiệt độ: Tất cả các vật liệu xây dựng tiếp xúc với thiên nhiên đều chịu ảnh
hưởng của những biến thiên nhiệt độ. Những thay đổi về nhiệt độ làm thể tích
P

P

vật liệu co giãn gây nên hiện tượng cong, vênh. Sự lặp đi lặp lại những biến dạng
đó sẽ làm kết cấu bị lỏng lẻo. Mặt khác nhiệt độ làm thay đổi tính chất lý hóa của
vật liệu có thời hạn hoặc không có thời hạn.
Sự thay đổi nhiệt độ sẽ làm thay đổi các đặc trưng sau của vật liệu:
- Đặc trưng về kích thước hình học (cong ,vênh, méo mó)

P

- Đặc trưng cơ học (độ bền).
- Đặc trưng hóa học (phản ứng phân rã, phân hủy sinh học) .
- Đặc trưng vật lí (thay đổi điện trở…)
* Bức xạ mặt trời: Năng lượng mặt trời được trái đất hấp thụ ở một số giải sóng

nhất định. Sự biến thiên năng lượng có từ ánh sáng trực tiếp (trực xạ) ở mỗi giải
sóng khác nhau. Bức xạ hồng ngoại được tất cả các dạng vật chất hấp thụ và gây
nên sự tăng nhiệt độ, làm cho nhiệt độ bề mặt bê tông lớn hơn nhiệt độ không khí
xung quanh, hoặc cũng có thể làm giảm nhiệt độ bề mặt công trình thấp hơn
nhiệt độ không khí xung quanh gây nên sự giãn nở thể tích lặp đi lặp lại góp
phần làm hư hỏng công trình bê tông và bê tông cốt thép.
* Các thành phần của không khí: thành phần của khí ngoài trời bao gồm
khoảng 20% Ôxi, 3% khí CO 2 và 79,97% Nitơ và khí trơ.
R

R

Trong môi trường ẩm, CO 2 sẽ tạo ra dung dịch axít loãng. Sự xâm nhập
R

R

của CO 2 từ khí quyển vào bê tông làm trung hòa thành phần kiềm vôi gây nên sự
R

R

ăn mòn cốt thép. Quá trình này được gọi là quá trình cacbonát hóa.
* Các chất ô nhiễm không khí: Các thành phần khí như SO 2 , NO 2 hòa tan trong
R

R

R


R

nước hoặc có ẩm sẽ tạo ra axít thẩm thấu vào bê tông làm hủy hoại cốt thép trong
bê tông.
 Sự tương thích của công tác bê tông với điều kiện khí hậu:

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật


10
Mỗi kết cấu bê tông làm việc trong một môi trường khí hậu cụ thể. Vì vậy
việc đảm bảo sự tương thích với điều kiện khí hậu địa phương theo vùng và theo
thời gian trong năm sẽ đảm bảo chất lượng của công tác bê tông và độ bền lâu
của công trình:
- Quá trình đóng rắn của bê tông trong những ngày đầu có thể bị tác động của
các yếu tố khí hậu làm nứt mặt bê tông và giảm cường độ và độ chống thấm
về sau.
- Thi công kết cấu bê tông khối lớn trong điều kiện nắng nóng dễ làm nứt kết
cấu do hiệu ứng nhiệt thủy hóa của xi măng trong bê tông.
- Kết cấu BTCT làm việc lâu dài dưới tác động của khí hậu nóng ẩm địa
phương có thể bị nứt do biến dạng nhiệt ẩm theo chu kỳ, hoặc bị ăn mòn bề
mặt bê tông do quá trình cácbônát hóa dài ngày trong không khí.
- Kết cấu làm việc trong môi trường khí hậu vùng ven biển chịu tác động đồng
thời của các điều kiện khí hậu nóng ẩm và khí hậu biển, có thể nhanh chóng
bị phá hoại do ăn mòn Cl-.
P

P

Những phân tích khí hậu nêu trên mang tính đặc thù của vùng khí hậu Việt Nam.

Trong công tác bê tông cần phải chú trọng đến vấn đề thích ứng với môi trường
khí hậu cụ thể.

R

1.3. Công tác thiết kế công trình bê tông, bê tông cốt thép
Độ bền kết cấu công trình bê tông cốt thép trong môi trường khí hậu ở Việt
Nam là kết quả tổng hợp của các công đoạn khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát
chất lượng và quản lý sử dụng công trình. Vấn đề này liên quan đến trình độ
khoa học – xây dựng của nước ta. Vì vậy để nâng cao độ bền công trình bê tông
cốt thép trong môi trường ở Việt Nam cần đi sâu khảo sát xem xét nguyên nhân
dẫn đến ăn mòn và phá hủy kết cấu công trình bê tông cốt thép.
1.3.1 Công tác thiết kế

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật


11
Chưa quan tâm đúng mức đến lựa chọn được vật liệu và giải pháp chống
lại các yếu tố bất lợi cho công trình trong môi trường nước ở Việt Nam.
Tuổi thọ công trình xây dựng từ bê tông, bê tông cốt thép theo yêu cầu
thiết kế trung bình là 50÷ 60 năm, công trình đặc biệt là 80÷100 năm. Vấn đề đặt
ra khi thiết kế cần lựa chọn vật liệu đảm bảo khả năng chống ăn mòn nhằm duy
trì độ bền lâu dài cho cho kết cấu. Theo thống kê các công trình đã xây dựng, độ
bền trung bình thực tế của nhiều kết cấu bê tông cốt thép chỉ đạt từ 30÷50% tuổi
thọ theo yêu cầu thiết kế. Nguyên nhân một phần là do khi thiết kế các công
trình thủy lợi chúng ta chưa lường hết được tác động ăn mòn và phá hủy kết cấu
trong môi trường khí hậu ở nước ta. Khi thiết kế thường mới chú ý nhiều đến khả
năng chịu tải, tính toán sao cho an toàn về tải trọng, về ổn định trượt, lật, kéo,
nén…mà xem nhẹ khâu lựa chọn vật liệu và biện pháp chống lại các tác nhân bất

lợi của môi trường để tăng độ bền cho kết cấu công trình bê tông cốt thép.
Trong một thời gian dài các công trình Thủy lợi, Thủy điện sử dụng bê
tông mác M200 đến M250, chiều dày lớp bảo vệ trung bình là 2÷3cm, quy định
tuổi thọ trung bình từ 50 ÷ 60 năm cho công trình bê tông cốt thép trong môi
trường nước ngọt, nước mặn, nước lợ…
Thực tế quá trình làm việc của các công trình đã chứng minh về mặt chịu
lực được tính toán đảm bảo, nhưng với công nghệ thi công và lựa chọn vật liệu
đã sử dụng thì độ bền cho kết cấu bê tông cốt thép thường nằm trong khoảng 30
đến 40 năm.
Trong thiết kế chúng ta chưa xây dựng được tiêu chuẩn, quy phạm xây
dựng dành riêng cho môi trường nước mặn, nước lợ…mang tính đặc thù của Việt
Nam. Hơn nữa, trong hệ thống tiêu chuẩn còn thiếu các tiêu chuẩn thử nghiệm
đánh giá nhanh độ bền kết cấu bê tông cốt thép làm việc trong môi trường có tính
xâm thực nên nhiều trường hợp chưa có đủ cơ sở để lựa chọn và kiểm tra khả
năng chống ăn mòn của vật liệu, kết cấu trước khi đưa vào công trình. Do vậy từ
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật


12
khâu khảo sát, thiết kế đã không lựa chọn được vật liệu phù hợp với độ bền của
yêu cầu kết cấu công trình bê tông trong môi trường xâm thực.
Để khắc phục vấn đề này, tài liệu thiết kế phải có đủ các thông số liên
quan đến môi trường xây dựng công trình. Từ đó thiết kế đưa ra được những chỉ
dẫn, những quy định cụ thể về chế tạo, sao cho bê tông có khả năng chống lại
được các điều kiện xâm thực của môi trường khi làm việc.
1.3.2 Về kiến trúc
Với các công trình Thủy lợi, Thủy điện. Việc nghiên cứu kiến trúc bề mặt
công trình chưa được quan tâm đầy đủ để phù hợp với môi trường khí hậu xung
quanh, kiến trúc thường là các mặt phẳng và mặt cong đơn giản tất cả các kết cấu
nằm ở vị trí chịu ảnh hưởng xâm thực mạnh của môi trường chưa được các biện

pháp bảo vệ chống ăn mòn.
1.3.2 Về vấn đề sử dụng vật liệu
Chất lượng bê tông theo góc độ bền chắc được đo bằng khả năng chống
thấm.Tính chất này của bê tông đã cứng hóa được quyết định bởi hệ số lỗ rỗng
trong kết cấu bê tông và đây là cơ sở cho phép bê tông chống chịu được các xâm
thực hóa học từ môi trường bên ngoài như: Sulphát, axít, các bon đi ôxít; và các
yếu tố bên trong như các tương tác kiềm cốt liệu của xi măng không tốt và từ các
tác động xấu của môi trường có liên quan.
Tính thấm chịu ảnh hưởng bởi chất lượng Xi măng, chất lượng cốt liệu,
thành phần cấp phối của cốt liệu, mô đun độ lớn của cốt liệu, tỷ lệ N/XM và mức
độ thủy hóa. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính thấm của bê tông có thể phân làm
hai loại lớn: yếu tố bề mặt và yếu tố bên trong. Các tác động phá hoại cấu trúc
ngoài của bê tông và vữa thường là do yếu tố có hại của môi trường có tính ăn
mòn gây ra. Yếu tố phá hoại bên trong thường do cốt liệu và xi măng có tính
trương nở cũng có thể do xi măng kém chất lượng hoặc chứa nhiều ôxít can xi
hoặc ôxít ma nhê…
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật


13
Các yếu tố vật lý tác động ảnh hưởng đến tính bền của bê tông như: do bị bào
mòn, khí thực, sóng va hoặc phong hóa…Khả năng chống chịu các lực này phụ
thuộc vào chất lượng bê tông. Bê tông có cường độ cao, mật độ cao, độ rỗng
thấp, tính chống thấm cao thì khả năng chống đỡ lại các tác động vật lý tốt hơn
và tuổi thọ dài hơn.
1.4. Công tác thi công
Trong thi công bê tông, các khâu trộn bê tông, vận chuyển, đổ bê tông, kỹ
thuật đầm, kỹ thuật hoàn thiện, bảo dưỡng đều ảnh hưởng đến chất lượng xây
lắp. Đổ bê tông trên nền chưa được gia cố đầy đủ, sự dịch chuyển của ván khuôn
do lắp ráp và cố định không tốt, đầm không đủ độ chặt đều ảnh hưởng đến độ

chặt và có thể dẫn đến nứt bề mặt hay nứt sâu..v.v.. trong lúc bê tông đang cứng
hóa .
Trong thi công bê tông thường gặp một số lỗi kỹ thuật sau:
- Sự liên kết không đảm bảo kỹ thuật giữa các lớp bê tông do nguyên nhân phát
sinh khe lạnh, hiện tượng bê tông rỗ tổ ong, nứt do chấn động khi bê tông
đang bắt đầu ngưng kết cũng là những vấn đề thường gặp trong thi công bê
tông.
- Nứt do ứng suất nhiệt, trong quá trình bê tông đông cứng sự thủy hóa của xi
măng sinh ra lượng nhiệt rất lớn làm cho nhiệt độ trong khối bê tông tăng cao.
Trong thời gian ngắn nhiệt độ có thể tăng từ 300÷500C, sự thay đổi nhiệt độ
P

P

P

P

trong khối bê tông dẫn đến sự tăng thể tích. Quá trình biến đổi thể tích nếu
không được tự do sẽ sinh ra ứng suất (ứng suất được sinh ra có nguyên nhân
từ nhiệt độ). Sự chênh lệch nhiệt độ bên trong khối đổ và giữa khối đổ với
môi trường tạo ra trong khối bê tông những vùng ứng suất kéo, nén khác
nhau. Bê tông có cường độ chịu kéo rất nhỏ, vì thế khi ứng suất kéo do nhiệt
độ gây ra lớn hơn ứng suất kéo cho phép dẫn đến bê tông bị nứt. Có 2 trường
hợp nứt dọc và nứt xuyên, các vết nứt xuyên nằm sâu trong khối bê tông, khó
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật


14
phát hiện và gây hư hỏng cho công trình. Do đó khi thi công bê tông khối lớn

cần đặc biệt chú ý đến việc khống chế độ nhiệt độ và trạng thái ứng suất trong
khối đổ.
Nứt còn có thể phát sinh khi kết cấu có nhiều thép, bê tông không đủ dẻo
để lấp đầy, độ đặc chắc của bê tông không cao. Dùng tỉ lệ N/X cao dễ sinh hiện
tượng phân tầng, tách nước làm tăng độ rỗng trong bê tông, về lâu dài sẽ làm cho
bê tông giảm khả năng chống thấm, không có đủ khả năng chống lại các tác nhân
ăn mòn của môi trường.
Việc thiếu bảo dưỡng làm cho bề mặt bê tông dễ nứt do co khô, bề mặt
kém chịu mài mòn và ảnh hưởng đến chất lượng lớp áo bảo vệ, khi lớp bảo vệ bị
nứt thì không đảm bảo được nhiệm vụ bảo vệ cho khối bê tông bên. Sau thời gian
từ 20 đến 30 năm sẽ làm cho cốt thép bị ăn mòn nhanh chóng trong các môi
trường xâm thực.
Một số trường hợp bê tông phải làm việc khi chưa đủ cường độ thiết kế,
tháo dỡ cốp pha sớm khi bê tông chưa đảm bảo ổn định về kết cấu hoặc vận
chuyển cấu kiện trước thời gian hạn định đều dễ sinh ra nứt làm giảm chất lượng
bê tông.
Chất lượng thi công xây dựng công trình chưa cao, nhiều công đoạn còn làm thủ
công nên khó đảm bảo chất lượng công tác xây lắp.
Công tác giám sát kỹ thuật thi công, quản lý chất lượng và nghiệm thu
công trình chưa được duy trì chặt chẽ, thường xuyên.
Lớp bê tông bảo vệ của nhiều kết cấu bê tông chưa đảm bảochiều dày
chính đáng theo quy định, nên không thể đủ khả năng bảo vệ cho kết cấu theo
yêu cầu thiết kế .
1.5. Công tác quản lý, duy tu bảo dưỡng

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật


15
1.5.1 Công tác quản lý khai thác

Để đảm bảo tuổi thọ cho công trình, công tác quản lý khai thác và duy tu
bảo dưỡng công trình có vai trò hết sức quan trọng, đây là công việc cần phải
làm thường xuyên, định kỳ, lâu dài trong suốt thời hạn sử dụng công trình.
Qua khảo sát thực tế cho thấy, do khâu quản lý khai thác và bảo trì công
trình của chúng ta chưa đi vào nề nếp, chưa được quy định chặt chẽ bằng văn bản
quy phạm pháp luật Nhà nước một cách chặt chẽ nên nhiều công trình đã sớm bị
hư hỏng. Chúng ta chưa có các quy định về pháp lý chặt chẽ về kiểm tra định kỳ
công trình nhằm phát hiện kịp thời các nguyên nhân gây hư hỏng kết cấu công
trình để sớm có biện pháp khắc phục.
Chế độ bảo trì công trình hầu như chưa được quan tâm, thường khi nào
xuất hiện sự cố gây hư hỏng nghiêm trọng cho công trình chúng ta mới tiến hành
khảo sát, điều tra, tìm hiểu nguyên nhân gây hư hỏng và lúc đó mới bắt đầu đề ra
các giải pháp kỹ thuật để khắc phục.
Để khắc phục tình trạng này, tác giả kiến nghị một số biện pháp quản lý cần
thực hiện:
+ Cần có lý lịch để theo dõi chất lượng và tình trạng làm việc của công trình.
Quá trình nâng cấp, duy tu, sửa chữa công trình theo thời gian sử dụng phải được
ghi chép cẩn thận và lưu hồ sơ để quản lý có cơ sở khoa học.
+ Sử dụng công trình đúng nhiệm vụ thiết kế quy định, không cho phép công
trình làm việc quá tải.
+ Định kỳ theo thời gian cần kiểm tra đánh giá chất lượng công trình để phát
hiện sớm nhất các hư hỏng của công trình và kịp thời có biện pháp khắc phục.
1.5.2 Công tác duy tu bảo dưỡng
Việc dưỡng hộ bê tông giai đoạn mới đổ nhằm tạo ra môi trường để bê
tông phát triển cường độ và phải tuân theo các quy định chặt chẽ. Tất cả các bê

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật


16

tông mới đúc đều phải dưỡng hộ, thời gian dưỡng hộ phụ thuộc vào vùng khí hậu
và được quy định trong quy phạm.
Công tác bảo trì công trình lâu nay chưa được quan tâm đúng mức. Công
trình xây dựng cơ bản nói chung, công trình Thủy lợi nói riêng nhất là đối với
công trình bê tông làm việc trong môi trường có xâm thực, việc bảo trì có một ý
nghĩa kỹ thuật và kinh tế to lớn có tác dụng thiết thực trong việc kéo dài tuổi thọ
công trình một cách rất hiệu quả và đồng thời giúp cho đơn vị quản lý, vận hành
công trình được an toàn.
Đối với các công trình bê tông xây dựng ở những vùng có môi trường
nước xâm thực, công tác bảo trì công trình cùng với việc áp dụng các biện pháp
kỹ thuật công nghệ mới nhằm hạn chế ăn mòn bê tông và bê tông cốt thép do môi
trường xâm thực gây ra mang lại hiệu quả cao hơn.
Thực tế cho thấy chi phí dùng trong việc thực hiện bảo trì công trình
thường xuyên thấp hơn nhiều so với kinh phí để sửa chữa các công trình không
được bảo trì theo quy định dẫn đến bị hư hỏng nặng. Biện pháp kỹ thuật để sửa
chữa cũng đơn giản và dễ thực hiện hơn nhiều lần, thời gian và không gian thi
công cũng thuận lợi hơn dẫn đến hiệu quả kinh tế cao và an toàn trong quá trình
xử lý.
1.6. Ảnh hưởng của độ nhẵn bề mặt bê tông và cường độ bê tông đến chất
lượng, tuổi thọ công trình
Tuổi thọ của kết cấu công trình bê tông và bê tông cốt thép phụ thuộc tổng
hợp các công đoạn thiết kế thi công, giám sát chất lượng và quản lý sử dụng công
trình. Công trình có thể bị hư hỏng ở các thời kỳ khác nhau, kể cả khi còn đang
xây dựng hoặc sau đó tiếp xúc với môi trường: nhiệt độ, độ ẩm, sự ăn mòn của
hóa chất, các chu kỳ tan và đóng băng, sự tiếp xúc với tia cực tím, hoặc do ứng
suất biến dạng thay đổi theo chu kỳ.

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật



×