Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Đánh giá được hiện trạng quản lý và khai thác hệ thống thuỷ nông Bắc Đuống tỉnh Bắc Ninh.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 102 trang )

-1-

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, nằm trong vùng kinh tế
trọng điểm, tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Khu vực
có mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh.
Với vị trí nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của thành phố Hà Nội cùng với trục
đường giao thông lớn chạy qua, nối liền tỉnh với các trung tâm kinh tế, thương mại và
văn hoá của miền Bắc đã tạo điều kiện cho tỉnh ngày càng phát triển về kinh tế, mở
rộng khả năng thu hút vốn đầu tư của nước ngoài và góp phần vào quá trình công
nghiệp hoá - hiện đại hoá của cả nước.Với khoảng 55% dân số làm nghề nông (năm
2009 - báo cáo quy hoạch thủy lợi tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020) nên công tác thuỷ lợi
chiếm một vị trí quan trọng trong sự nghiệp ổn định và phát triển kinh tế xã hội của
tỉnh Bắc Ninh.
Tỉnh Bắc Ninh có diện tích đất canh tác là hơn 40.000 ha nhưng năng lực các hệ
thống thủy nông trong tỉnh có những hạn chế, đáp ứng chưa đầy đủ cho nhu cầu sản
xuất nông nghiệp. Diện tích tưới tiêu chủ động trên toàn tỉnh chỉ đạt 48,16%; còn lại
trên 32.675 ha ruộng, chiếm 51,84% diện tích canh tác vẫn còn thiếu nước. Diện tích
thường xuyên bị hạn chiếm tới 7.095 ha, bằng 14,55% diện tích canh tác; trong đó có
2.650 ha đất bãi ngoài sông và 4.445 ha ở cuối nguồn kênh tưới và vùng cao cục bộ.
Nguyên nhân chính của tình trạng trên là do hệ thống các công trình thủy lợi
tưới tiêu phần lớn được xây dựng từ những năm 1960 đến 1997 đã xuống cấp nghiêm
trọng; nhiều trạm bơm máy móc bị cũ nát, lạc hậu và thường xuyên bị hư hỏng nặng.
Hai hệ thống thủy nông Bắc Đuống và Nam Đuống có các trạm bơm đều xa sông lớn
và phụ thuộc vào mực nước của các con sông, đồng thời hệ thống kênh tưới quá dài;
một số vùng thiếu các trạm bơm; hệ thống kênh mương và các trục tiêu chính lâu ngày
không được nạo vét đã bị bồi lắng; việc tu bổ tôn cao các bờ vùng chưa được quan tâm
đúng mức...; do đó dẫn đến tình trạng khi có mưa lớn việc tiêu thoát nước hết sức hạn
chế.



-2Một trong hai hệ thống thủy nông của Bắc Ninh là hệ thống thủy nông Bắc
Đuống, trong quá trình quản lý vận hành, đã bộc lộ những tồn tại cơ bản, đó là:
Hiện tượng thiếu nước vẫn thường xuyên xảy ra, đặc biệt ở các vùng cao, vùng
xa, cuối các kênh tưới của các trạm bơm tưới lớn, diện tích tưới, tiêu chưa chủ động
còn chiếm tỷ lệ khá lớn, các công trình xây dựng đã lâu hiện tại đã và đang xuống cấp
nên không phát huy được hết năng lực, nguyên nhân là do: Nguồn nước bị suy giảm và
phần lớn các công trình đầu mối của hệ thống đã được xây dựng trên 30 năm, máy
bơm đã cũ, lạc hậu, các thiết bị bị hao mòn, nhà máy xuống cấp, kênh mương bị sạt lở
bồi lắng, khả năng dẫn nước kém. Những hư hỏng này hàng năm đều được tu sửa
nhưng do nguồn vốn có hạn, nên chỉ sửa chữa chắp vá do đó công trình ngày càng
xuống cấp. Điển hình như các trạm bơm Trịnh Xá, Kim Đôi 1, Xuân Viên...
Mặt khác, trong những năm gần đây tình hình diễn biến thời tiết rất phức tạp
cũng như tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh có những biến động mạnh như:
Quá trình đô thị hoá tăng nhanh, dân số tăng, nhiều khu công nghiệp mới được xây
dựng. Diện tích đất nông nghiệp có nhiều thay đổi, diện tích trồng lúa giảm, diện tích
đồng trũng đã được chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản. Mức đảm bảo tiêu cho khu công
nghiệp và đô thị cần phải cao hơn phục vụ sản xuất nông nghiệp. Vấn đề đặt ra là phải
lợi dụng tổng hợp nguồn nước tối đa nhưng đồng thời vẫn phải đảm bảo phát triển
nguồn nước một cách bền vững là tiêu chí được đặt lên hàng đầu.
Trong khi đó sức ép về yêu cầu dùng nước, về ô nhiễm môi trường nước ngày
càng gia tăng. Trong phạm vi hệ thống, sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất và nước
đang diễn ra mạnh mẽ, bên cạnh đó là sự thay đổi về chính sách miễn thủy lợi phí.
Chính vì vậy việc nghiên cứu một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và
khai thác hệ thống thủy nông Bắc Đuống, là những vấn đề cần thiết và cấp bách. Vì
thời gian có hạn, đề tài luận văn chỉ tập trung vào nghiên cứu một số giải pháp nâng
cao hiệu quả tưới hệ thống thủy nông Bắc Đuống tỉnh Bắc Ninh.

2. Mục đích của đề tài
Đánh giá được hiện trạng quản lý và khai thác hệ thống thuỷ nông Bắc Đuống

tỉnh Bắc Ninh.


-3Đề xuất được một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý khai thác hệ thống
thủy nông Bắc Đuống - Bắc Ninh.
Tính toán nhu cầu dùng nước trong tương lai.

3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu hiện trạng quản lý khai thác hệ thống thủy nông Bắc Đuống, chỉ
ra những tồn tại và hạn chế về mặt tưới, tiêu, môi trường.
- Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả
quản lý và khai thác hệ thống thủy nông Bắc Đuống
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác hệ
thống thuỷ nông Bắc Đuống.

4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan: Nghiên cứu các kết quả có liên quan đến đề tài, từ đó
rút ra các vấn đề chung có thể áp dụng cho đề tài.
- Nghiên cứu thực địa: Điều tra, thu thập các số liệu về hiện trạng hệ thống thuỷ
nông Bắc Đuống bằng các phương pháp phỏng vấn, phiếu điều tra, hội thảo...
- Nghiên cứu nội nghiệp: Phân tích, thống kê và tổng hợp để xác định được các
yếu tố hạn chế hiệu quả hoạt động của hệ thống và xây dựng được cơ sở khoa học và
thực tiễn cho các giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác của hệ thống.


-4-

CHƯƠNG 1
HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG THUỶ NÔNG BẮC ĐUỐNG
1.1. Đặc điểm tự nhiên hệ thống thủy nông Bắc Đuống

1.1.1. Vị trí địa lý
Hệ thống thuỷ nông Bắc Đuống thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, nằm gọn trong
châu thổ sông Hồng, có vị trí địa lý nằm kẹp giữa các con sông lớn như:
+ Sông Hồng, sông Đuống ở phía Tây Nam và Nam
+ Sông Cầu ở phía Bắc và phía Đông.
+ Sông Cà Lồ ở phía Tây.
Vùng có toạ độ địa lý nằm trong khoảng:
+ Từ 21057’51” đến 22015’50” vĩ độ Bắc
+ Từ 106054’14” đến 107018’28” kinh độ Đông
Hệ thống thuỷ lợi vùng Bắc Đuống nằm trọn trong lãnh thổ đất đai của các
huyện Tiên Du, Từ Sơn, Yên Phong, Quế Võ, TP.Bắc Ninh của tỉnh Bắc Ninh, huyện
Đông Anh và 7 xã của huyện Gia Lâm (thuộc TP.Hà Nội). 7 xã của huyện Gia Lâm
bao gồm các xã Yên Thường, Yên Viên, Ninh Hiệp, Dương Hà, Đình Xuyên, Trung
Màu và Phù Đổng.
Tính đến nay, vùng Bắc Đuống có tổng diện tích tự nhiên là 71363,3 ha trong
đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm 37706,7ha, diện tích đất canh tác là 37294,7ha.

1.1.2. Đặc điểm địa hình
Nhìn chung địa hình vùng nghiên cứu thấp dần từ Tây sang Đông. Từ Vĩnh
Thanh đến Xuân Nộn (tức là dọc Quốc lộ 3 từ Hà Nội đi) hất về phía Tây của khu vực
có cao độ từ 7m đến trên 10m thuộc lưu vực Đầm Thiếp.
Phần lưu vực sông Thiếp có cao độ từ +6m ÷ +11m, phổ biến ở cao độ +8m
thuộc huyện Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm. Dọc sông Thiếp cao độ địa hình biến thiên
từ +11m ÷ +6m trên chiều dài khoảng 18km. Do có độ dốc lớn nên khi mưa lũ nước
tập trung tiêu thoát nhanh và tiêu tự chảy khá thuận lợi, đổ về sông Ngũ Huyện Khê.


-5Vùng có cao độ thấp hơn của hệ thống nằm trong địa bàn tỉnh Bắc Ninh, thuộc
vùng sông Ngũ Huyện Khê từ Long Tửu tới Đặng Xá. Trên chiều dài sông Ngũ Huyện
Khê khoảng 33km, cao độ phổ biến từ +6m ÷ +2,5m, có độ dốc nhỏ, do đó trong mùa

mưa lũ thì mực nước trong sông Ngũ Huyện Khê chênh lệch từ Long Tửu tới Đặng Xá
là không đáng kể, và mặt nước sông gần như phẳng và được bao bọc bởi 2 bờ đê sông
tạo nên một hồ chứa nước điều tiết cho quá trình tiêu thoát lũ.

1.1.3. Thổ nhưỡng, địa chất
1.1.3.1. Đặc điểm địa chất:
Toàn bộ vùng Bắc Đuống nằm trong cấu trúc địa chất thuộc sụt trũng sông
Hồng, bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng. Vùng nghiên
cứu có mặt các loại đất đá có tuổi từ Cambri đến đệ tứ, song nhìn chung có thành tạo
Kainozoi phủ trên các thành tạo cổ. Đây là thành tạo chiếm ưu thế về địa tầng lãnh thổ.
Các thành tạo Triat phân bố trên hầu hết các dãy núi, thành phần thạch học chủ yếu là
cát kết, sạn kết. Bề dày các thành tạo đệ tứ biến đổi theo quy luật trầm tích từ Bắc
xuống Nam. Ở các vùng núi do bị bóc mòn nên bề dày của chúng còn rất mỏng, càng
xuống phía Nam bề dày có thể đạt tới 100 m, trong khi đó vùng phía bắc (Đáp Cầu) bề
dày chỉ đạt từ 30÷50m.
Có các địa tầng sau:
- Hệ tầng Nà Khuất (T2nk): Thành phần chủ yếu là đá phiến sét, xen bột kết,
cát kết, sét vôi. Các đá của hệ tầng này lộ ra rải rác ở khu vực Yên Phụ, Thị Cầu...
- Hệ tầng Mẫu Sơn (T3cms2): Thành phần chủ yếu là đá phiến, sét vôi, có cát
kết dạng quatzit xen bột kết. Các đá của hệ tầng này lộ ra với diện tích khá lớn tại các
đồi núi xung quanh Thành phố Bắc Ninh. Các đá bị uốn nếp và nứt nẻ với mức độ
trung bình.
- Hệ tầng Hòn Gai (T3nrhg): Thành phần gồm cuội kết, cát kết, bột kết, phiến
sét. Các đá bị uốn nếp và nứt nẻ khá mạnh, đặc biệt ở gần các khu vực đứt gãy đi qua.
* Các hệ tầng có tuổi Đệ tứ:
- Hệ tầng Hải Hưng (QIV12bh): Thành phần ở phía dưới là cát, bột, sét. Phần
trên là bột, cát lẫn sét, than bùn, sét cao lin, sét gốm sứ.


-6- Hệ tầng Thái Bình (QIV3tb): Thành phần gồm sét, bột, lẫn cát, sét cát, sét

gạch ngói.
Hai tầng trên là hai hệ tầng nghèo nước thường nằm ở trên cùng tạo nên phần
diện tích lớn đồng bằng của tỉnh Bắc Ninh hiện tại. Trong địa chất thuỷ văn, hai hệ
tầng này thường được gộp lại thành tầng chứa nước Qc.
- Hệ tầng Vĩnh Phúc (QIII2vp): Thành phần gồm sét, bột có màu loang lổ, lộ ra
khá rộng rãi ở phần phía Tây của tỉnh. Đây là tầng nghèo nước phủ lên trên tầng chứa
nước Hà Nội.
- Hệ tầng Hà Nội (QII, III1hn): Thành phần chủ yếu là cuội, sỏi, sạn xen ít cát,
bột. Đây là tầng chứa nước rất phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ nói chung và vùng Bắc
Đuống nói riêng. Trong địa chất thủy văn được gọi là tầng chứa nước Qa.
1.1.3.2. Đặc điểm thổ nhưỡng:
Đất đai trong vùng phần lớn là đất phù sa sông Hồng phủ trên nền trầm tích đệ
tam, có chiều dày từ 90 ÷ 120m. Để chống lại lũ lụt hàng năm nhân dân đã đắp hệ
thống đê bao quanh vùng, do đó tạo ra những vùng trũng, không được bồi đắp hoặc
bồi đắp ít hơn so với vùng ven sông, ngoài đê. Chất đất ở đây chủ yếu là phù sa cổ
gồm các huyện Đông Anh, Tiên Sơn, Yên Phong.
Thổ nhưỡng có chất đất tốt, thích hợp với trồng trọt lúa nước, độ màu mỡ tự
nhiên cao, nhất là khu vực Đông Anh, Gia Lâm. Đất có màu nâu tươi và có phản ứng
trung tính đến kiềm yếu, giàu lân và ka li, có thành phần cơ giới thay đổi rõ rệt.
pHKCl từ 6,0 ÷ 7,0.
Hàm lượng mùn trung bình: 1,7%.
Đạm tổng số từ 0,14 ÷ 0,2%.
Lân tổng số thuộc loại khá từ 0,1 ÷ 0,18%.
Kali tổng số 2,0% và dễ tiêu 20 mg/100 g đất đều từ khá đến giầu.
Hầu hết đất có thành phần cơ giới trung bình đến thịt nặng.
Loại đất này thích hợp cho việc trồng lúa, hoa màu và một số loại cây công
nghiệp ngắn ngày.


-7-


1.1.4. Đặc điểm khí tượng thuỷ văn
1.1.4.1. Đặc điểm khí hậu:
Vùng Bắc Đuống nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nên có chung
các đặc điểm khí hậu của đồng bằng sông Hồng, không có sự phân hóa khí hậu đáng
kể từ nơi này sang nơi khác. Đặc trưng khí hậu cơ bản là nền nhiệt độ cao đồng đều,
tổng lượng nhiệt lớn; song có mùa đông lạnh rõ rệt, chênh lệch nhiệt độ giữa tháng
nóng nhất và tháng lạnh nhất đạt khá cao. Tháng lạnh nhất thường là vào tháng I, nóng
nhất là tháng VII
Vào cuối mùa đông không khí rất ẩm ướt, có đặc trưng thời tiết nồm và mưa
phùn rất đặc sắc; Không chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió Tây Nam khô nóng (gián
tiếp qua biển vịnh Bắc Bộ đã được ẩm hóa); Chỉ khi áp thấp Bắc Bộ khơi sâu mới có
nhiệt độ cao cực đoan (Tại Hà Nội đã từng quan trắc được nhiệt độ 42,8oC); Chịu ảnh
hưởng trực tiếp của bão (từ tháng VIII ÷ X).
+ Nhiệt độ:
Vùng Bắc Đuống nhìn chung có nhiệt độ khá cao, nhiệt độ trung bình năm
khoảng 23 ÷ 27oC. Tháng có nhiệt độ trung bình lớn nhất thường rơi vào tháng VI và
tháng VII, nhiệt độ trung bình hai tháng này đều trên 28,5oC. Tháng có nhiệt độ trung
bình thấp nhất là tháng I, trung bình tháng đạt từ 16 - 17oC.
+ Số giờ nắng:
Vùng Bắc Đuống có tổng số giờ nắng trung bình nhiều năm khá cao đạt từ 1561
÷ 1660 giờ/năm. Hai tháng V và VII là các tháng có số giờ nắng cao nhất trong năm,
mỗi ngày có tới 6,5 ÷ 6,9 giờ nắng. Tháng có số giờ nắng ít nhất là tháng II và III,
trùng vào thời kỳ có mưa phùn ẩm ướt, trời thường u ám và mây thấp che phủ. Mỗi
ngày có bình quân từ 1,3 ÷ 1,5 giờ/ngày. Nếu xét về góc độ nông nghiệp, thì đây là
thời kỳ sâu bệnh hại lúa và hoa màu phát triển mạnh nhất. Nhìn chung các tháng khác
trong năm. lượng nắng có đủ để cây cối và hoa màu quang hợp phát triển thuận lợi.
+ Bốc hơi:
Tổng lượng bốc hơi trung bình nhiều năm tại các trạm và suy ra cho cả vùng
Bắc Đuống đạt mức xấp xỉ 1000mm/năm. Tháng có lượng bốc hơi lớn nhất chỉ đạt



-8khoảng 100mm/tháng. Lượng bốc hơi lớn nhất thường rơi vào từ tháng V ÷ VII, đây là
thời kỳ đầu mùa mưa, số giờ nắng thường đạt lớn nhất năm. Tháng II, III là thời kỳ có
lượng bốc hơi nhỏ do có loại hình thời tiết mưa phùn xuất hiện, độ ẩm không khí cao.
+ Độ ẩm không khí:
Mặc dù nằm gọn trong vùng nội chí tuyến, song vùng Bắc Đuống còn chịu ảnh
hưởng sâu sắc của gió mùa cực đới. Nhìn chung có một mùa đông lạnh, thời kỳ đầu là
khô hanh, độ ẩm thấp do ảnh hưởng gió mùa, thời kỳ này là không khí lạnh lục địa
biến tính, thường vào cuối tháng X, tháng XI, XII, I; Các tháng cuối mùa đông lại có
thời tiết lạnh ẩm, trời rét buốt do chịu ảnh hưởng của không khí lạnh cực đới biến tính
khi đi qua biển gây nên mưa phùn, độ ẩm cao (tháng II ÷ đầu tháng IV).
Trung bình nhiều năm, độ ẩm không khí vùng nghiên cứu đạt từ 81 ÷ 82%.
Thấp nhất vào tháng XII và cao nhất thường vào tháng III, IV.
+ Gió:
Hướng gió thịnh hành trong tỉnh vào mùa hè là gió Nam và Đông Nam, còn vào
mùa đông hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc. Tốc độ gió trung bình toàn
vùng đạt khoảng 1,5 ÷ 2,0 m/s. Tốc độ gió lớn nhất quan trắc được tại trạm Bắc Ninh
là 33 m/s, tại trạm Láng là 31m/s (xuất hiện trong nhiều năm).
+ Mưa:
- Lượng mưa năm:
Vùng nghiên cứu có chế độ mưa theo chế độ mưa chung của vùng đồng bằng
Bắc Bộ. Mùa mưa thường bắt đầu vào tháng V và kết thúc vào tháng X. Lương mưa
trong 6 tháng mùa mưa chiếm đến 83 ÷ 86% tổng lượng mưa năm, các tháng còn lại
chỉ còn từ 14 ÷ 17% tổng lượng mưa năm.
Tháng có lượng mưa lớn nhất là VII và VIII, tổng lượng mưa hai tháng này
chiếm từ 35 ÷ 38% tổng lượng mưa năm.
Hai tháng ít mưa nhất là tháng XII, I. Tổng lượng mưa hai tháng này chỉ chiếm
1,5 ÷ 2,5% tổng mưa năm, thậm chí có nhiều tháng không mưa gây ra tình trạng hạn
hán nghiêm trọng.



-9Nhìn chung tổng lượng mưa năm biến động không lớn, hệ số biến động mưa
năm (Cv) chỉ từ 0,19 ÷ 0,26. Các tháng ít mưa có hệ số Cv tương đối lớn, thường là
lớn hơn 1. Tháng có hệ số Cv biến động mạnh nhất là tháng XI, XII, I, là các tháng có
lượng mưa nhỏ nhất trong năm.
Theo không gian lượng mưa trung bình nhiều năm cũng tương đối đồng nhất
với lượng mưa hàng năm thấp chỉ dao động quanh mức 1400mm/năm. Vùng phía
Nam của hệ thống có lượng mưa lớn hơn cả, đạt tới 1600mm.
- Mưa lớn thời đoạn ngắn:
Mưa lớn là nguyên nhân sinh ra lũ lụt sông ngòi và xói mòn trên lưu vực, gây
ngập úng nội đồng nặng nề... làm thiệt hại không nhỏ đến đời sống nhân dân, sản xuất
nông nghiệp và giao thông... Mưa lớn thường do tác động của bão, áp thấp nhiệt đới
hay hội tụ nhiệt đới gây ra. Lượng mưa một ngày lớn nhất đã quan trắc được tại các
trạm trong và lân cận vùng Bắc Đuống như trong bảng 1.1.
Bảng 1.1. Lượng mưa 1 ngày max năm các trạm trong và lân cận
vùng nghiên cứu
Đơn vị: mm
Trạm
Lượng mưa 1 ngày max
Thời gian xuất hiện
Hà Nội (1956-2008)

405,0

31/X/2008

Bắc Ninh (1960-2007)

232,6


18/VI/1986

Vĩnh Yên (1960-2007)

284,0

4/X/1978

Yên Phong (1960-2007)

283,2

10/X/1984

Từ Sơn (1960-1981)

207,0

14/VIII/1968

Gia Lâm (1960-2007

404,0

10/XI/0984

Đông Anh (1962-2007)

352,7


10/XI/1984

Đa Phúc (1960-2007)

284,5

28/VI/2001

1.1.4.2. Đặc điểm thuỷ văn:
Hệ thống thủy nông Bắc Đuống có các sông lớn bao bọc xung quanh như: Sông
Hồng, sông Đuống phía Tây Nam và Nam; Sông Cầu ở phía Bắc và Đông, Sông Cà


- 10 Lồ ở phía Tây, ngoài ra vùng nghiên cứu còn có một hệ thống sông nội đồng, bao gồm
sông Ngũ Huyện Khê, ngòi Tào Khê, ngòi Kim Đôi.
a) Lưới trạm thủy văn:
Hầu hết trên các sông bao quanh hệ thống và các hệ thống sông nội đồng đều có
trạm quan trắc thủy văn. Tuy vậy, các trạm đo lưu lượng và mực nước chỉ được đặt
trên các sông chính. Các sông nội đồng chỉ quan trắc mực nước tại các trạm bơm tiêu
vào thời điểm tiêu lũ, úng.
Hệ thống trạm quan trắc mực nước nội đồng phục vụ cho công tác điều tiết, các
cống trên các sông trục chính phục vụ cho tưới, tiêu, thoát úng, các trạm này quan trắc
định kỳ theo lịch, chế độ quan trắc không như các trạm cơ bản. Cao độ trạm thuộc hệ
thống cao độ Thuỷ lợi cũ, từ năm 1995 trở lại đây được quy về hệ cao độ quốc gia,
chất lượng tài liệu tin cậy có thể sử dụng cho nghiên cứu, tính toán.
b) Dòng chảy năm:
Dòng chảy cũng phân làm 2 mùa rõ rệt là mùa lũ và mùa kiệt.
Mùa lũ trên các sông lớn dài 5 tháng (VI – X), mùa lũ bắt đầu chậm hơn mùa
mưa một tháng và kết thúc cùng với mùa mưa (các tháng mùa lũ là tháng có lưu lượng

dòng chảy bình quân tháng lớn hơn lưu lượng dòng chảy bình quân năm với một tần
suất xuất hiện ≥ 50%). Mùa lũ chỉ kéo dài 5 tháng nhưng lượng dòng chảy mùa lũ
chiếm từ 70 ÷ 80% lượng nước cả năm. Đặc biệt mùa lũ năm 1958, tổng lượng dòng
chảy mùa lũ chiếm tới 88% lượng dòng chảy năm tại trạm Thượng Cát và tại trạm Phú
Cường lớn nhất là 83,5% năm 1968. Tháng có dòng chảy lớn nhất là tháng VIII chiếm
tới 30% lớn hơn lượng dòng chảy của 7 tháng mùa kiệt (22%), Tại trạm Phú Cường
vào năm 1972 dòng chảy của 7 tháng mùa kiệt chỉ chiếm 19% trong khi đó chỉ riêng
tháng VIII dòng chảy chiếm tới 33% tổng lượng dòng chảy năm. Trên sông Đuống tại
trạm Thượng Cát đặc biệt có sự thay đổi giữa giai đoạn có hồ Hòa Bình (1988-2007)
và chưa có hồ (1957-1987). Tổng lưu lượng mùa lũ trung bình trong giai đoạn có hồ
73% giảm 6% so với giai đoạn chưa có hồ Hòa Bình.
Mùa kiệt kéo dài 7 tháng từ tháng XI đến tháng V năm sau, thành phần dòng
chảy mùa kiệt chỉ chiếm từ 20 ÷ 30% lượng nước cả năm. Tháng có dòng chảy nhỏ
nhất là tháng II, tháng III và tháng IV, lượng dòng chảy các tháng này chỉ chiếm


- 11 khoảng 2 ÷ 3% lượng nước cả năm. Trên sông Đuống tại trạm Thượng Cát, giai đoạn
có hồ Hòa Bình lưu lượng mùa kiệt được cải thiện đáng kể. Lưu lượng mùa kiệt trung
bình ở giai đoạn này là 27% so với giai đoạn chưa có hồ Hòa Bình chỉ là 21%.

1.2. Hiện trạng kinh tế xã hội
1.2.1. Dân số và lao động
1.2.1.1. Dân số:
Vùng Bắc Đuống bao gồm địa phận hành chính 7 xã của huyện Gia Lâm, huyện
Đông Anh (TP Hà Nội) và các huyện Tiên Du, Từ Sơn, Yên Phong, Quế Võ, TP.Bắc
Ninh của tỉnh Bắc Ninh.
Tính đến ngày 31/12/2007 vùng Bắc Đuống bao gồm 1 thành phố và tổng số
116 xã, phường, thị trấn.
Về cơ cấu dân số: Tính đến năm 2007, tổng dân số của vùng Bắc Đuống là
1.050.975 người, trong đó số dân thành thị là 147.061 người chiếm 13,99% tổng dân

số, nông thôn là 1.033.664 người chiếm 86,01% tổng dân số.
1.2.1.2. Lao động và tình hình dân trí:
Tính đến ngày 31/7/2007 số người trong độ tuổi lao động ở các huyện thuộc tỉnh
Bắc Ninh khoảng 357.102 người chiếm khoảng 33,98% dân số toàn vùng, số lao động
thuộc 2 huyện Gia Lâm và Đông Anh khoảng 194.752 người, chiếm 18,53% dân số
toàn vùng. Trong đó lao động làm việc trong ngành nông lâm nghiệp vẫn là chủ yếu
(mặc dù số lao động trong ngành này đã giảm mạnh trong những năm gần đây), số lao
động trong các ngành công nghiệp - dịch vụ đang có xu hướng tăng mạnh, các ngành
lâm nghiệp, du lịch - dịch vụ vẫn còn ở mức hạn chế.
Mặc dù tỷ lệ trong độ tuổi lao động lớn nhưng chất lượng lao động chưa cao, tỷ
lệ công nhân lành nghề, cán bộ kỹ thuật có chuyên môn còn ít, chưa đáp ứng đủ nhu
cầu phát triển kinh tế hiện tại và tương lai. Tính đến nay, trong toàn vùng mới chỉ có
4.934 cán bộ có trình độ đại học và công nhân lành nghề, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo
mới chỉ chiếm 23% dân số lao động.

1.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội chung của vùng
1.2.2.1. Tình hình kinh tế:


- 12 Vùng nghiên cứu nằm trong địa phận đất đai của 2 huyện thị thuộc thành phố
Hà Nội và 5 huyện thuộc tỉnh Bắc Ninh. Nền kinh tế của các huyện thị này chịu sự chi
phối bởi nền kinh tế thị trường đầy sôi động với cơ cấu phát triển kinh tế theo hướng
công nghiệp hoá là chính cho nên GDP trong công nghiệp – xây dựng cơ bản ngày
càng tăng trong suốt giai đoạn từ 2000 đến nay. Hiện nay, tổng GDP trong ngành này
chiếm gần một nửa tổng giá trị các ngành.
1.2.2.2. Tình hình xã hội:
Số người trong độ tuổi lao động ở các huyện thuộc tỉnh Bắc Ninh khoảng
357.102 người chiếm khoảng 33,98% dân số toàn vùng, số lao động thuộc 2 huyện Gia
Lâm và Đông Anh khoảng 194.752 người, chiếm 18,53% dân số toàn vùng. Trong đó
lao động làm việc trong ngành nông lâm nghiệp vẫn là chủ yếu (mặc dù số lao động

trong ngành này đã giảm mạnh trong những năm gần đây), số lao động trong các
ngành công nghiệp - dịch vụ đang có xu hướng tăng mạnh, các ngành lâm nghiệp, du
lịch - dịch vụ vẫn còn ở mức hạn chế.
Mặc dù tỷ lệ trong độ tuổi lao động lớn nhưng chất lượng lao động chưa cao, tỷ
lệ công nhân lành nghề, cán bộ kỹ thuật có chuyên môn còn ít, chưa đáp ứng đủ với
nhu cầu phát triển kinh tế hiện tại và tương lai. Tính đến nay, trong toàn vùng mới chỉ
có 4.934 cán bộ có trình độ đại học và công nhân lành nghề, tỷ lệ lao động đã qua đào
tạo mới chỉ chiếm 23% dân số lao động.
Yêu cầu về công việc, bố trí công việc cho lực lượng lao động trong vùng nghiên
cứu cũng là vấn đề rất khó khăn
Về giáo dục đào tạo: Hệ thống giáo dục phổ thông các cấp rất phát triển, hiện tại
toàn lưu vực đã phổ cập trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Về hệ thống y tế: Cùng với việc nâng cao giáo dục, công tác y tế và chăm sóc sức
khoẻ cho nhân dân cũng ngày càng được quan tâm chỉ đạo, các chương trình y tế quốc
gia được thực hiện tốt, trình độ được nâng cao, các bệnh viện, trạm xá phủ khắp ở hầu
hết các huyện, xã, thị trấn.
Về đời sống văn hóa: Các hoạt động văn hoá thông tin và thể dục thể thao trong
vùng đã có những chuyển biến tích cực, góp phần đáng kể vào việc nâng cao đời sống
tinh thần cho nhân dân. Các chương trình đào tạo, giải quyết việc làm được đẩy mạnh,


- 13 mỗi năm đã giải quyết việc làm cho hơn 10 vạn lao động, góp phần nâng cao hiệu suất
sử dụng lao động ở nông thôn và giảm tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị. Từ đó góp phần xoá
đói giảm nghèo, đời sống nhân dân dần được ổn định và từng bước được nâng cao.
Về an ninh quốc phòng: Công tác quốc phòng an ninh trong vùng cũng như với
các địa phương lân cận được quan tâm đúng mức, tình hình an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội được ổn định, không có diễn biến phức tạp xảy ra.

1.2.3. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của vùng
Phấn đấu đến năm 2020 nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm 13%, đưa

GDP bình quân đầu người đạt khoảng 2.000USD (giá hiện hành) năm 2015, và đạt
khoảng 3.000USD năm 2020.
Đảm bảo nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 13% giai đoạn
2010-2020. Tương ứng với nhịp độ trên, tổng giá trị GDP của nền kinh tế trong vùng
Bắc Đuống sẽ tăng gấp 2,5 lần giai đoạn 2010-2020.
Về nông nghiệp: Trong những năm tới cần phát triển nông nghiệp về chiều sâu
và đẩy mạnh chăn nuôi, thủy sản. Khai thác mọi tiềm năng đất đai, lao động, các
nguồn lực để đẩy mạnh hơn tốc độ phát triển nông nghiệp, chuyển nhanh nền nông
nghiệp sang sản xuất hàng hóa có năng suất, chất lượng cao và đạt hiệu quả kinh tế
cao. Nhanh chóng đổi mới cơ cấu sản xuất theo hướng giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ
trọng ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp.
Về công nghiệp: Mục tiêu phát triển công nghiệp là tạo ra được sự chuyển dịch
mạnh về cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa, có khả năng thu
hút lao động ở nông thôn , từ đó tạo ra tiền đề nông nghiệp phát triển có hiệu quả hơn,
đi vào thâm canh và sản xuất hàng hóa. Phát triển công nghiệp tạo cơ sở thúc đẩy
nhanh quá trình đô thị hóa.
Về thương mại, du lịch, dịch vụ: Phát huy vị thế liền kề với trung tâm thủ đô Hà
Nội để tập trung phát triển mạnh các loại hình dịch vụ như: du lịch, dịch vụ thông tin,
chuyển giao công nghệ, dịch vụ văn hoá vui chơi giải trí cuối tuần…. Phối hợp phát


- 14 triển mạnh các dịch vụ Tài chính ngân hàng, dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ khoa học
công nghệ.
Về giao thông : Đến năm 2020 bảo đảm toàn bộ hệ thống đường đều được nối
thông với nhau mang tính liên hoàn , đồng bộ và hợp lý . Xây dựng mới một số tuyến
đường đi qua các vùng kinh tế tươ ng lai phát triển , xây dựng các tuyến đường trục
dọc, ngang, nối với các tuyến quốc lộ, đường sắt, cảng sông.
Về xây dựng đô thị: Vùng Bắc Đuống là một vùng chịu ảnh hưởng của vùng
trọng điểm phát triển kinh tế khu vực phía Bắc, đặc biệt là trong vùng ảnh hưởng trực
tiếp của thủ đô Hà Nội. Do đó hệ thống đô thị phải tạo ra mối liên kết chặt chẽ nhằm

đáp ứng và phục vụ chung cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong toàn vùng phía
Bắc và nhất là vùng xung quanh Hà Nội. Vì vậy định hướng phát triển hệ thống đô thị
vùng còn phải góp phần vào việc cụ thể hoá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của
vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc và quy hoạch phát triển vùng thủ đô Hà Nội tới năm
2020, nhưng vẫn bảo đảm được tính độc lập tính đặc trưng và chủ quyền lãnh thổ theo
định hướng phát triển của các tỉnh.
Tổng diện tích đất dự báo để xây dựng đô thị dựa vào số dân đô thị đã dự báo
cho năm 2020, theo tỷ lệ đô thị hoá là 45% và dân số tính theo tăng tự nhiên toàn tỉnh
là 1.124 ngàn người, trong đó dân số đô thị là 562 ngàn người, chiếm 50% tổng dân
số. Dự kiến quỹ đất ở đô thị bình quân 45m2/người thì nhu cầu đất ở đô thị toàn tỉnh
đến 2020 là 2.530ha,chiếm 3,8% diện tích tự nhiên.

1.3. Hiện trạng hệ thống thủy nông Bắc Đuống
1.3.1. Giới thiệu khái quát về hệ thống
Hệ thống thủy nông Bắc Đuống thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ. Với vị trí nằm ở
cửa ngõ phía Đông Bắc của thành phố Hà Nội cùng với một trục đường giao thông lớn
chạy qua, nối liền vùng nghiên cứu với các trung tâm kinh tế, thương mại và văn hoá
của miền Bắc đã tạo điều kiện cho vùng nghiên cứu ngày càng phát triển về kinh tế,
mở rộng khả năng thu hút vốn đầu tư của nước ngoài và góp phần vào quá trình công
nghiệp hoá - hiện đại hoá của cả nước.
Hệ thống thủy nông Bắc Đuống là hệ thống tưới tiêu kết hợp cho địa bàn các
huyện Đông Anh, Gia Lâm (Hà Nội) và các huyện Tiên Du, Yên Phong, thành phố


- 15 Bắc Ninh và huyện Quế Võ (vùng nghiên cứu Bắc Ninh). Đây là vùng dân cư đông
đúc, công nghiệp phát triển, giàu truyền thống làng nghề và tốc độ đô thị hóa cao trong
vùng đồng bằng sông Hồng.
Tính đến nay, vùng Bắc Đuống có tổng diện tích tự nhiên là 71.363,3ha trong
đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm 37.706,7ha, diện tích đất canh tác là 37.294,7ha.
Bao gồm đất đai các huyện, thành phố: Quế Võ, Tiên Du, Từ Sơn, Yên Phong, TP Bắc

Ninh và 4 xã phía Đông huyện Đông Anh, một phần diện tích xã Yên Thường – Gia
Lâm – TP Hà Nội.
Hệ thống kênh tưới chính là kênh Bắc Trịnh Xá dài 35 km và kênh Nam Trịnh
Xá dài 25 km. Nguồn nước tưới của hệ thống được lấy từ sông Đuống qua cống Long
Tửu vào trạm bơm Trịnh Xá để bơm vào 2 hệ thống kênh chính tưới cho 75% nhu cầu,
còn lại 25% được lấy từ sông Cầu qua trạm bơm Kim Đôi và một số trạm bơm nhỏ
khác.
Hệ thống tiêu gồm sông Ngũ Huyện Khê, ngòi Tào Khê, kênh tiêu đường 16,
ngòi Kim Đôi, kênh tiêu Trịnh Xá…, hướng tiêu chính là ra sông Cầu qua cửa Đặng
Xá, Vạn An và sông Đuống bằng bơm động lực.


- 16 -

Hình 1.1. Bản đồ hệ thống thủy lợi Bắc Đuống


- 17 -

1.3.2. Hiện trạng về tưới
Diện tích cần tưới toàn hệ thống là 39.831,7ha trong đó diện tích cây hàng năm
là 36.458,7ha, diện tích đất trồng cây lâu năm là 411,70ha, diện tích nuôi trồng thủy
sản là 2.934,53ha, diện tích đất nông nghiệp khác là 26,70ha.
Bảng 1.2. Diện tích yêu cầu tưới
Diện tích (ha)

Thượng

Tổng


Tả Trịnh Xá

Hữu Trịnh Xá

F cần tưới

39.831,7

7.821,6

23.393,7

8.616,4

1

F cây hàng năm

36.458,7

7.294,47

21.201,9

7.962,38

2

F cây lâu năm


411,70

56,43

184,3

171,00

3

F nuôi trồng thủy sản

2.934,53

470,23

1.984,7

479,62

4

F nông nghiệp khác

26,7

0,50

22,81


3,41

TT

Trịnh Xá

Hệ thống thủy nông Bắc Đuống có hai nguồn lấy nước chủ yếu là sông Đuống
và sông Cầu. Ngoài ra còn một phần diện tích được cấp nước bởi các trạm bơm lấy
nước từ các sông trục và kênh tiêu nội đồng như lấy nước từ sông Ngũ Huyện Khê,
ngòi Tào Khê, ngòi Kim Đôi…. Nguồn nước từ sông Đuống chiếm hơn 70% diện tích
toàn hệ thống.
Diện tích đất nông nghiệp của các vùng tưới chủ yếu được tưới nhờ trạm bơm
Trịnh Xá. Trạm bơm đầu mối Trịnh Xá được thiết kế tưới cho diện tích canh tác của
các huyện: Yên Phong, Tiên Du, Từ Sơn, thành phố Bắc Ninh và 12 xã Nam đường 18
của huyện Quế Võ.
a. Vùng Tả trạm bơm Trịnh Xá
Tổng diện tích tự nhiên của vùng này là 12.805,1ha, diện tích đất sản xuất
nông nghiệp là 7.350,9ha, trong đó đất trồng cây hàng năm là 7.294,5ha, đất trồng cây
lâu năm là 56,4ha. Diện tích cần tưới toàn vùng là 7.821,6ha.
Toàn vùng có 13 trạm bơm do xí nghiệp quản lý, đảm bảo tưới được 6.513ha và
79 trạm bơm do địa phương quản lý, trong 79 trạm bơm đó có 27 trạm bơm tưới lấy
nước sông ngoài và các sông trục nội đồng, 52 trạm bơm lấy nước từ các kênh cấp 2,
đảm nhận tưới cho 1.075ha. Diện tích tưới thiết kế toàn vùng là 15.446ha nhưng trên


- 18 thực tế mới chỉ đảm bảo tưới được cho 7.588ha, đạt 49,13% so với thiết kế, đạt 97%
diện tích cần tưới.
Diện tích tưới được cho toàn vùng chủ yếu do kênh Bắc của trạm bơm Trịnh Xá
đảm nhận. Kênh Bắc của trạm bơm Trịnh Xá dài 24,8km có đặc điểm:
+ Mực nước thiết kế đầu kênh (+7,00), cuối (+3,80) có 8 kênh nhánh lớn dài

34km (B3, B4, B5, B6, B7, B8, B9, B10) và 13 nhánh nhỏ tổng cộng là 21 kênh cấp II.
+ Đập điều tiết ở 4 vị trí (K4+480), (K13), (K9+50), (K17+346).
Hệ thống kênh Bắc theo hoàn chỉnh thủy nông tưới cho diện tích thiết kế là
10.175ha, hiện tại kênh Bắc tưới đến K17 (xã Đồng Tiến), phần diện tích còn lại do
hai trạm bơm Lương Tân, Đương Xá và một số các trạm bơm nhỏ lấy nước sông Cầu
phụ trách. Diện tích tưới thực tế của kênh Bắc Trịnh Xá là 3.883 ha.
Bảng 1.3. Hiện trạng thủy lợi tưới vùng tả trạm bơm Trịnh Xá
của các trạm bơm do công ty thủy nông quản lý
STT

Tên trạm bơm
Vùng Tả TB Trịnh Xá

Năm
xây
dựng

Số
đầu
máy

Công
Suất

Q bơm
(m3/h)

Số
máy
pv


DT t.kế DT t. tế
(ha)
(ha)
16.446

7.588

14.371

6.513

Nguồn lấy
nước

I

Trạm do công ty QL

1

Cầu Găng

1979

2

33

1000


2

450

232

Sông Cà Lồ

2

Thọ Đức tưới

1997

3

33

1000

3

471

338

Sông Cầu

3


Lương Tân

1993

6

33

1000

6

1.300

514

Sông Cầu

4

Đương Xá

1985

5

30

800


5

850

588

Ngũ Huyện Khê

1990

8

33

1

150

97

Ngũ Huyện Khê

1000-

5

Trung Nghĩa

6


Bát Đàn

1982

4

33

1000

4

200

295

Ngũ Huyện Khê

7

Vọng Nguyệt

1971

24

33

1000


2

120

87

Sông Cầu

8

Phù Cầm

1997

7

33

1000

2

255

219

Sông Cầu

9


Động Thọ I

1986

6

30

800

5

250

230

Ngũ Huyện Khê

2001

4

30

30

Ngũ Huyện Khê
Ngũ Huyện Khê


1200

1000-

4

10

Động Thọ II

11

Trung Ngân

2007

2

30

1000

2

150

89

12


Trịnh Xá tưới

1964

8

300

10000

8

10.175

3.709

Sông Đuống

13

Mạnh Tân

1998

3

33

1.000


3

105

85

Sông Cà Lồ

II

Trạm do ĐPQL

2.075

1.075

*) Hiện trạng các công trình đầu mối:

4000


- 19 + Trạm bơm Trịnh Xá
Tình hình hoạt động: Hiện nay các thiết bị điện già cỗi hay bị sự cố bất thường,
có 02 động cơ điện (Máy 4&7) đã phải thay mới bối dây Stator, phần cơ khí bị mài
mòn, sửa chữa hoặc thay thế các chi tiết máy hết sức khó khăn, không thể đưa các
thông số kỹ thuật về kích thước nguyên thủy ban đầu được, nên độ ổn định tuổi thọ
của tổ máy sau chu kỳ đại tu giảm nhiều. Đánh giá hiệu suất còn lại khoảng (60-70)%,
năng lực phục vụ kém, không đảm bảo phục vụ sản xuất.
+ Trạm bơm Đương Xá
Tình hình hoạt động hiện nay: Phần điện đóng cắt trực tiếp, bảo vệ sơ sài kém, độ

tin cậy kém. Phần cơ hư hỏng nhiều, ống xả kém. Đánh giá hiệu suất còn lại khoảng
(50-60)%, đang phục vụ sản xuất.
+ Trạm bơm Cầu Găng
Tình hình hoạt động hiện nay: Phần điện đóng cắt trực tiếp, bảo vệ sơ sài kém,
độ tin cậy kém. Phần cơ hư hỏng nhiều, ống xả kém. Đánh giá hiệu suất còn lại
khoảng (50-60)%, đang phục vụ sản xuất.
+ Trạm bơm Đông Thọ 1
Tình hình hoạt động hiện nay: Phần điện đóng cắt trực tiếp, bảo vệ sơ sài kém,
độ tin cậy kém. Phần cơ hư hỏng nhiều, ống xả kém. Đánh giá hiệu suất còn lại
khoảng (65-70)%, đang phục vụ sản xuất.
*) Hiện trạng kênh mương:
Trong những năm vừa qua, được sự hỗ trợ của Chính phủ về chương trình kiên
cố hóa kênh mương, nên hệ thống kênh các cấp đã được bên tông hóa kiên cố một
phần, phần còn lại chủ yếu là mương đất. Năng lực tưới của hệ thống kênh mương này
rất thấp do các kênh mương phần lớn vẫn chưa được làm kiên cố, lượng nước thất
thoát nhiều. Trong mùa khô có tới 30% đất trồng lúa không được tưới và trong mùa
mưa thì hiện tượng ngập úng thường xảy ra. Hiệu suất tưới tiêu kém và thường phải
làm lại sau mỗi mùa mưa.
b. Vùng hữu trạm bơm Trịnh Xá


- 20 Tổng diện tích tự nhiên của vùng này là 42.273,1ha, diện tích đất sản xuất nông
nghiệp là 21.386,3ha, trong đó đất trồng cây hàng năm là 21.200,1ha, đất trồng cây lâu
năm là 184,3ha.
Toàn vùng có 38 trạm bơm do các xí nghiệp quản lý đảm bảo tưới được
17.593ha và 167 trạm bơm do địa phương quản lý, trong 167 trạm bơm đó có 56 trạm
bơm tưới lấy nước sông ngoài và các sông trục nội đồng, 111 trạm bơm lấy nước từ
các kênh cấp 2, đảm nhận tưới cho 2.175,9ha. Diện tích tưới thiết kế toàn vùng là
37.161ha nhưng trên thực tế mới chỉ đảm bảo tưới được cho 19.768,9ha, đạt 53,19%
so với thiết kế, đạt 84,51% diện tích cần tưới.

Diện tích được tưới trong vùng chủ yếu do kênh Nam của trạm bơm Trịnh Xá
đảm nhận. Kênh Nam của trạm bơm Trịnh Xá dài 38km với các đặc điểm như sau:
+ Mực nước đầu kênh (+6,60), cuối kênh (3,8) có 24 nhánh nhỏ, 9 nhánh lớn
dài 82km (B1, B2, N1, N2, N3, N4, N6, N41, N10).
+ Đập điều tiết ở 5 vị trí: Đại Đồng (4+600), Liên Bão (11+633), Hạp Lĩnh
(17+500), Can Vũ (26+755) và làm mới đập Đất Đỏ.
Hệ thống kênh Nam theo hoàn chỉnh thủy nông đảm bảo tưới cho diện tích thiết
kế là 17.315ha phần diện tích còn lại do các trạm bơm Thái Hoà lấy nước sông Đuống,
Kim Đôi lấy nước sông Cầu và một số các trạm bơm nhỏ khác phụ trách. Hiện tại
kênh Nam của Trịnh Xá tưới đến Can Vũ K26, diện tích tưới thực tế của kênh Nam
Trịnh Xá là 7.435 ha .
Bảng 1.4. Hiện trạng thủy lợi tưới vùng hữu trạm bơm Trịnh Xá
của các trạm bơm do công ty thủy nông quản lý
STT Tên trạm bơm
Tổng

Năm
Số đầu
DT t.kế DT t.tế
xây
Q bơm (m3/h) Số máy phục vụ
(ha)
máy
(ha)
dựng
37.161 19.768,9

Nguồn lấy nước

I


TB do CTTN QL

34.985 17.593

1

Xuân Viên

1971

10

1000

10

970

197

Sông Cầu

3

Hữu Chấp

1980

20


1000

6

220

160

Sông Cầu

4

Cổ Mễ tưới

1998

2

540

2

195

117

Sông Cầu

5


Ngọc Đạo tưới

2000

3

1.000

3

190

87

Kênh tiêu Kim Đôi

6

Núi Hòn

1982

5

1.000

2

250


166

Kênh tiêu Kim Đôi

7

Vũ Ninh

2000

5

2.400

1

165

79

Kênh tiêu Kim Đôi


- 21 STT Tên trạm bơm
8

Cầu Tó tưới

9


Đồng Chõ tưới

10

Năm
Số đầu
DT t.kế DT t.tế
xây
Q bơm (m3/h) Số máy phục vụ
(ha)
máy
(ha)
dựng
1998
2
1.000
2
120
140

Nguồn lấy nước
Ngũ Huyện Khê

19

19

Ngũ Huyện Khê


TNNHK

1.045

1045

Sông Đuống

11

TB cục bộ 6 xã

310

310

Sông Đuống

12

Tri Phương

1996

25

1.000

6


320

263

Sông Đuống

13

Nội Duệ

1980

4

1.000

4

275

283

Sông Đuống

14

Phú Lâm I

1986


15

1.000

6

610

626

Sông Đuống

15

Tân Chi I

1974

67

1.000

7

620

533

Sông Đuống


17

Phù Lãng

2000

1

1.000

1

210

170

Trục tiêu Hiền Lương

18

Xuân Thuỷ

1995

3

1.000

3


130

141

Sông Cầu

19

Yên Định

2000

2

1.000

2

96

96

Trục tiêu Hiền Lương

20

Phùng Dị

1983


2

1.000

2

410

140

Sông Cầu

21

Đồng Sài

1975

2

1.000

2

500

318

Sông Cầu


22

Kiều Lương

1976

4

1.000

4

23

Châu Cầu

1976

20

1.000

6

1.530

459

24


Bồ Gạo

2000

1

1.000

1

30

30

Trục tiêu

25

Ngõ Năm

2000

2

1.000

2

40


79

Trục tiêu Việt Thống

26

Do Phương

2000

2

1.000

2

100

57

Trục tiêu

27

Việt Thống

1981

16


1.000

2

160

126

Trục tiêu Việt Thống

28

Thái Hoà

1998

21

1.000

10

3.120

1153

Sông Đuống

29


Cách Bi

1987

5

800

5

302

442

Ngòi Tào Khê

30

Kim Đôi I

1966

5

10.000

2

3.000


1.415

Sông Cầu

31

Quế Tân

1967

9

1.000

2

130

146

Sông Cầu

32

Cầu Tiên

1995

2


1.000

2

120

125

Trục tiêu Hiền Lương

33

Long Khê

2000

5

3.700

5

106

96

Sông Đuống

34


Phả Lại

1968

2

10.000

2

393

Trục tiêu Hiền Lương

35

Chi Lăng

1980

4

1.000

4

342

342


Sông Đuống

36

Cống Thôn

1986

1

896

1

1.645

1.316

Sông Đuống

37

Thịnh Liên

1986

1

2.500


1

40

40

Ngòi Tào Khê

38

Trịnh Xá

1964

17.315

6.484

Sông Đuống

II

TB do ĐP QL

1995

2

1.000


*) Hiện trạng các công trình đầu mối:
+ Trạm bơm Kim Đôi I

2

2.175,9 2.175,9

Sông Đuống
Sông Đuống


- 22 Trạm bơm Kim Đôi được xây dựng từ năm 1968 tại xã Kim Chân, huyện Quế
Võ. Trạm bơm Kim Đôi là trạm bơm tưới tiêu kết hợp trong đó tiêu là 5 máy, tưới là 2
máy, nguồn lấy nước tưới và tiêu nước đều từ sông Cầu.
Trạm bơm được thiết kế 5 máy trục đứng loại KP1.87, máy của Triều Tiên với:
+ Q1máyTK = 11.000 m3/h;
+ Qtrạm = 15m3/s
+ Cao trình đặt máy (- 0,63)
+ Mực nước bể hút min (+ 1,20)
+ Mực nước bể xả max tưới (+5,40)
+ Công suất lắp máy N = 320 kw.
Kênh tưới theo thiết kế đảm bảo dẫn được lưu lượng hai máy Q = 6m3/s. Khi
tưới trạm bơm lấy nước từ sông Cầu bơm tiếp nước cho cuối kênh Nam, tưới cho xã
Nhân Hoà, Đại Xuân, và N3 của kênh Nam thuộc huyện Quế Võ (từ đầu mối đến tiếp
giáp với kênh Nam - Trịnh Xá dài 9,2km) với diện tích 3.000ha.
Tình hình hoạt động hiện nay: Các thiết bị điện già cỗi hay bị sự cố bất thường,
phần cơ khí bị mài mòn, sửa chữa hoặc thay thế các chi tiết máy hết sức khó khăn
không thể đưa các thông số kỹ thuật về kích thước nguyên thủy ban đầu được, nên độ
ổn định tuổi thọ của tổ máy sau chu kỳ đại tu giảm nhiều. Đánh giá hiệu suất còn lại
khoảng (60-70)%, năng lực phục vụ kém, không đảm bảo phục vụ sản xuất.

+ Trạm bơm Thái Hoà
Trạm bơm Thái Hòa được xây dựng năm 1988, là trạm bơm tưới tiêu kết hợp,
công suất lắp máy 21 máy loại 1.000m3/h (21 máy tiêu trong đó có 16 máy hết hợp
tưới). Trạm có nhiệm vụ tưới được 3.120ha, cho khu vực cuối kênh Nam Trịnh Xá và
khu Thái Hoà - Quế Võ từ La Miệt trở lại và tiêu cho 1.540ha của khu Phượng Mao ra
sông Đuống.
Tình hình hoạt động hiện nay: Còn tốt. Đánh giá hiệu suất còn lại khoảng (8090)%, đảm bảo phục vụ sản xuất.
+ Trạm bơm Kiều Lương
Trạm bơm Kiều Lương xây dựng năm 1976, có công suất lắp máy 4x1000m3/h,
tưới cho 1.410 ha vùng ngoài đê của thôn Châu Cầu - xã Châu Phong và xã Đức Long.


- 23 Ngoài ra còn lấy nước sông Đuống bổ sung vào đuôi kênh Nam của trạm bơm Trịnh
Xá để tưới cho 460 ha xã Đào Viên để các trạm bơm cục bộ bơm tiếp.
Tình hình hoạt động hiện nay: Bình thường. Đánh giá hiệu suất còn lại khoảng
(70-80)%, đảm bảo phục vụ sản xuất.
+ Trạm bơm Xuân Viên
Trạm bơm Xuân Viên được xây dựng năm 1971, có công suất lắp máy
10x1.000m3/h, tưới cho 197ha.
Tỉnh hình hoạt động hiện nay: Hiện nay phần điện cách điện kém, lạc hậu,
không an toàn, phần cơ máy bơm mòn, hư hỏng lớn, mỗi lần sửa chữa rất tốn kém.
Đánh giá hiệu suất còn lại khoảng (45-50)%.
+ Trạm bơm Cống Thôn
Trạm bơm Cống Thôn được xây dựng năm 1986, có công suất lắp máy
4x1000m3/h, đảm bảo tưới cho 1.645ha diện tích huyện Đông Anh nhưng thực tưới
mới đạt 1.316ha.
*) Hiện trạng kênh mương:
- Kênh dẫn nước: Trục dẫn nước tưới chính là Long Tửu - Trịnh Xá dài 12km
thường xuyên bị bồi lắng bùn cát nhiều, trung bình hàng năm khoảng (15.000 ÷
20.000)m3. Hiện nay không có bãi đổ khi nạo vét. Từ K2 đến K12 một số đoạn hẹp bồi

lắng cục bộ, khả năng tải nước bị hạn chế. Tháng 1,2/2009 khi mực nước tại Long Tửu
đạt thiết kế (thượng lưu:2,58; hạ lưu:2,48) nhưng Trịnh Xá vẫn không đủ nước bơm 8
máy.
- Sông Ngũ Huyện Khê về mùa kiệt nhiều đoạn lội qua được. Một số chân cầu
qua sông, khi mực nước tại cống số 1 Trịnh Xá ở cao trình ≤ 2.00m và trạm bơm Trịnh
Xá bơm tưới (6÷7) máy, nước không chảy qua.
- Kênh Bắc và Nam Trịnh Xá dài 62,8km được xây dựng từ thập kỷ (60,70) của
thế kỷ trước, là kênh đất nay xuống cấp nhiều. Hiện tại mới cứng hóa được 2,5km đầu
kênh.
c. Vùng thượng Trịnh Xá


- 24 Tổng diện tích tự nhiên của vùng này là 16.284,9ha, diện tích đất sản xuất nông
nghiệp là 8.133,4ha, trong đó đất trồng cây hàng năm là 7.962,4ha, đất trồng cây lâu
năm là 171ha.
Toàn vùng có 10 trạm bơm đảm bảo tưới được 8.234ha, đạt 53,18% so với thiết
kế, đạt 95,56% so với diện tích cần tưới
Diện tích được tưới trong vùng chủ yếu do trạm bơm Ấp Bắc - Nam Hồng đảm
nhận. Trạm bơm Ấp Bắc là trạm bơm tưới, được xây dựng năm 1963, công suất lắp
máy 6x8.000m3/h, Qtrạm = 27m3/s, cao trình bể hút là +3,0m, cao trình bể xả là
+9,0m. Trạm bơm làm nhiệm vụ tưới trực tiếp cho kênh giữa là 2.822ha của huyện
Đông Anh đồng thời cung cấp nguồn cho trạm bơm cấp II Nam Hồng để tưới cho
3.078ha của huyện Đông Anh.
Ngoài hệ thống Ấp Bắc - Nam Hồng, vùng này còn một số trạm bơm phục vụ
tưới lấy nước từ sông Ngũ Huyện Khê, kênh Long Tửu.
Bảng 1.5. Hiện trạng thủy lợi tưới vùng thượng Trịnh Xá
STT

1
2

3
4
5
6
7
8
9
10

Tên trạm bơm
Tổng
Ấp Bắc
Nam Hồng
Nguyên Khuê
Đài Bi
Tiên Hội
Lộc Hà
Xuân Trạch
Đồng Dầu
Liên Đàm
Đức Hiệp

Q bơm
(m3/h)

Số máy phục
vụ

8.000
800

800
900
2.500
1.500
4.000
1.000
1.000

34
6
5
2
4
2
2
4
4
4
1

DT
t.tế Nguồn lấy nước
(ha)
15.482 8.234

DT t.kế
(ha)

12.500 6.500
600

324
700
500
50
200
488
120

Sông Đuống

300
Sông Cà Lồ
250
Sông NHK
350
Sông NHK
270 Kênh Long Tửu
50 Kênh Long Tửu
140 Kênh Long Tửu
264
Sông NHK
110
Sông NHK

*) Hiện trạng các công trình đầu mối:
Hệ thống Ấp Bắc - Nam Hồng đã xây dựng từ lâu, sau thời gian dài khai thác
công trình đã bị hư hỏng và xuống cấp.
Về đầu mối: Nhà trạm hư hỏng, khớp nối ống xả bê tông cốt thép bị rò rỉ toàn
bộ, 5 tổ máy đã được thay thế chắp vá. Mạng điện hạ thế đã cũ và hư hỏng thường
xuyên.



- 25 *) Hiện trạng kênh mương:
Hệ thống kênh không đủ năng lực thiết kế, lưu lượng kênh chính Đông của hệ
thống Ấp Bắc - Nam Hồng còn 5,66m3/s, kênh chính Tây còn 3,5 m3/s.
d. Tổng hợp hiện trạng tưới
Khu vực Bắc Đuống có trạm bơm Trịnh Xá là công trình tưới chủ đạo cho toàn
vùng, hiện tại Trịnh Xá tưới cho 10.193ha của các huyện: Đông Anh, Từ Sơn, Tiên
Du, Yên phong, Quế Võ, TP.Bắc Ninh, diện tích còn lại do các trạm bơm tưới cục bộ
đảm nhiệm.
Hiện tại các công trình thủy lợi khu vực tưới được 35.591ha, đạt khoảng
89,36% diện tích đất cần tưới. Tuy nhiên các công trình mới đảm bảo tưới chủ động
tạo nguồn được 35% và bán chủ động đạt 65%.
Bảng 1.6. Tổng hợp hiện trạng các vùng tưới khu vực Bắc Đuống
TT

Vùng tưới

1
2
3

Tả TB Trịnh Xá
Hữu TB Trịnh Xá
Thượng Trịnh Xá
Tổng

Diện tích
Diện tích
Diện tích

Chỉ tiêu so với DT
cần tưới (ha) thiết kế (ha) thực tưới (ha) gieo trồng (%)
7.821,6
15.446
7.588
97,01
23.393,7
37.161
19.769
84,51
8.616,4
15.482
8.234
95,56
39.831,7
68.089
35.591
89,36

*) Đánh giá tồn tại của các công trình tưới :
Diện tích đất nông nghiệp của các vùng tưới chủ yếu được tưới nhờ trạm bơm
Trịnh Xá. Trạm bơm đầu mối Trịnh Xá được thiết kế tưới cho diện tích canh tác của
các huyện: Yên Phong, Tiên Du, Từ Sơn, thành phố Bắc Ninh và 12 xã Nam đường 18
của huyện Quế Võ.
Trạm bơm Trịnh Xá lấy nước từ sông Ngũ Huyện Khê qua cống Long Tửu,
đồng thời lưu lượng nước qua cống Long Tửu lại phụ thuộc vào mực nước của sông
Đuống, lưu lượng qua cống khoảng 28m3/s. Khi mực nước sông Đuống +2m thì cống
số 1 trạm bơm Trịnh Xá là +1,9m chỉ đảm bảo chạy 3 đến 4 máy (đạt 45% công suất
thiết kế).
Thượng lưu cống Long Tửu bị bồi lắng từ 2 đến 3m mỗi năm. Trục dẫn nước

tưới chính là Long Tửu - Trịnh Xá dài 12km bị bồi lắng bùn cát khá lớn, trung bình
hàng năm khoảng 1m mỗi năm tương đương (15.000÷20.000)m3. Vì vậy, việc nạo vét


×