Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

“Nghiên cứu sự biến động nguồn nước lưu vực sông Vụ Gia – Thu Bồn trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.58 MB, 140 trang )

1

MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài:
Trước đây, khi nước chưa được coi như một loại tài nguyên thực sự và
với nếp nghĩ coi nước là “thứ trời cho” nên thường sử dụng nước còn lãng
phí. Trong quá trình phát triển, nước thường phân bố không đều theo không
gian và thời gian. Nước sạch là tham số cơ bản có tính quyết định đến sự phát
triển kinh tế-xã hội đang ngày càng có xu hướng cạn kiệt cùng với biến đổi
khí hậu, thiên tai gia tăng sẽ làm cản trở cho mọi hoạt động của con người. Để
khai thác sử dụng một cách hợp lý nguồn nước con người cần đánh giá đúng
tiềm năng và biến động của nguồn nước, coi trọng việc bảo vệ, duy trì khả
năng tái tạo của tài nguyên nước.
Hệ thống sông Vụ Gia - Thu Bồn là một trong mười hệ thống sông lớn
ở nước ta có trữ lượng nước hàng năm khá phong phú và là sông có toàn bộ
diện tích tập trung nước nằm trọn vẹn trên lãnh thổ Việt Nam. Đặc biệt,
Quảng Nam là nơi được đánh giá giàu tiềm năng thủy điện nhưng hàng năm
có diễn biến mưa, lũ khá phức tạp đã làm thiệt hại nặng nề cả về con người và
vật chất của tỉnh. Việc tính toán các đặc trưng thủy văn nhằm đánh giá sự biến
động nguồn nước cũng như dòng chảy theo không gian và thời gian trên lưu
vực sẽ giúp cho việc lập các kế hoạch xây dựng các công trình phòng chống
lũ lụt cũng như các công trình phục vụ cho các hoạt động khác liên quan đến
nguồn nước của con người.
Nhằm khai thác có hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên nước của hệ
thống sông Vụ Gia - Thu Bồn phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế – xã
hội, đề tài Luận văn tốt nghiệp cao học: “Nghiên cứu sự biến động nguồn
nước lưu vực sông Vụ Gia – Thu Bồn trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn
cầu” này hy vọng sẽ đáp ứng được mục tiêu trên.

Tạ Thị Mai Hương


Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật


2

II. Mục đích của đề tài:
- Phân tích đánh giá sự biến động nguồn nước trên lưu vực theo không
gian và thời gian.
- Dự báo diễn biến nguồn nước trên lưu vực trong bối cảnh biến đổi khí
hậu.
- Đề xuất phương án khai thác hiệu quả nguồn nước trên lưu vực.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn chính là sự biến động nguồn nước
trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu.
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn là toàn bộ lưu vực sông Vụ Gia – Thu
Bồn.
IV. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:
Dựa trên tình hình thực tế qua việc điều tra khảo sát khu vực nghiên
cứu và việc phân tích nguyên nhân gây biến động nguồn nước trên lưu vực,
trong nghiên cứu chủ yếu sử dụng các phương pháp sau:
- Phân tích tổng hợp các nghiên cứu trước đây đối với lưu vực,
- Cập nhật thông tin để có được bộ dữ liệu đầy đủ nhất về nguồn nước
trên lưu vực nghiên cứu.
- Ứng dụng các mô hình toán thuỷ văn vào đánh giá định lượng nguồn
nước.
V. Cấu trúc Luận văn.
Luận văn có cấu trúc như sau:


Mục lục.




Mở đầu.



Chương 1. Tổng quan các nghiên cứu nguồn nước lưu vực sông.



Chương 2. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội lưu vực nghiên cứu.



Chương 3. Nghiên cứu đánh giá sự biến động nguồn nước trên lưu vực

sông Vụ Gia – Thu Bồn.
Tạ Thị Mai Hương

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật


3


Chương 4. Các giải pháp ứng phó và định hướng khai thác nguồn nước

trong bối cảnh biến đổi khí hậu.



Phần kết luận và kiến nghị.



Tài liệu tham khảo.



Phụ lục.

Tạ Thị Mai Hương

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật


4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
NGUỒN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG.
1.1.

Nguồn nước trên thế giới và ở Việt Nam.

1.1.1. Nguồn nước trên thế giới.
Ngày nay, nhờ những thành tựu khoa học về trắc địa, thủy văn, khí
tượng, con người có thể ước lượng được khối lượng nước trên Trái Đất.
Lượng nước trên Trái Đất gồm nước trên bề mặt Trái Đất và nước dưới đất.
Nguồn nước trên bề mặt Trái Đất khoảng chừng 1454.106km3, chiếm
71% bề mặt trái đất chừng 71%. Và hầu hết là nước mặn (chiếm hơn 97%

tổng lượng nước gồm nước đại dương, biển, hồ nước mặn, một phần nước
ngầm). Phần nước ngọt (bao gồm cả một phần nước ngầm và cả hơi nước) chỉ
không đến 3%, trong đó đã gần 77% là đóng băng ở miền cực và trong băng
hà, mà khoảng 90% khối lượng băng lại ở Nam Cực, còn phần lớn tập trung ở
băng đảo Greenland. Cuối cùng chỉ còn một phần rất nhỏ 0,7% tổng lượng
nước, tức khoảng 215.200 km3 có vai trò quan trọng bảo tồn sự sống trên toàn
hành tinh. Số nước ngọt này đại bộ phận thuộc về các hồ nước ngọt, ngoài ra
là các dòng chảy trong sông, suối và khí ẩm, hơi nước trong đất, trong khí
quyển.
Trong quá trình tuần hoàn của nước, mỗi năm mặt biển bốc hơi chừng
449.000 km3, lục địa khoảng 71.100 km3. Hơi nước từ biển theo gió vào lục
địa hàng năm gây mưa khoảng 108.400 km3 nước. Như vậy dòng chảy mặt và
dòng chảy ngầm hàng năm chảy từ lục địa ra biển khoảng 37.000 km3. So với
tổng lượng nước chung trên Trái Đất thì lượng nước này không đáng kể,
nhưng nó lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với đời sống con người và các
sinh vật sống trên lục địa. Đó là nguồn nước sử dụng của con người.
Nguồn nước sử dụng của con người phân bố không đều theo cả không
gian và thời gian. Theo không gian, do ảnh hưởng của điều kiện khí hậu, mặt
đệm từng nơi mà lượng mưa có thể rất khác nhau. Nơi mưa nhiều lượng mưa
Tạ Thị Mai Hương

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật


5

năm có thể mấy ngàn mm, nơi mưa ít chỉ vài trăm mm, thậm chí không mưa.
Thí dụ lượng mưa năm trung bình tại Haoai 12.092 mm, Rê-uy-ni- ông
12.000 mm, Ca-mơ-run 10.470 mm và một số vùng xích đạo là những nơi
mưa nhiều.

Về bốc hơi bình quân năm trên các đại dương 930 đến 1.070 mm, trên
lục địa từ 420 đến 500 mm. Như vậy, trên đại dương, lượng bốc hơi hàng năm
lớn hơn lượng nước đến 100 mm, còn trên lục địa, lượng mưa lớn hơn lượng
bốc hơi đến 250 mm.
Lượng nước thừa trên lục địa chính là lượng dòng chảy trên các dòng
suối chảy ra đại dương. Do mưa phân bố không đều mà lượng dòng chảy trên
các sông suối cũng phân bố không đều. Trong 144,5. 106 km2 lục địa, có 6.106
km2 hoàn toàn không có dòng chảy. Một ít ao hồ ở những vùng đó chủ yếu là
do nước ngầm cung cấp nên nước tương đối mặn.
Vùng dòng chảy rất nghèo chiếm khoảng 32 triệu km2, trong đó châu
Âu và châu Á 18 triệu km2, châu Phi 9 triệu km2, châu Úc 4 triệu km2, còn lại
là một số vùng châu Nam Mỹ. Vùng có dòng chảy rất phong phú thuộc lưu
vực của 21 con sông từ 10 vạn km2 đến 1 triệu km2 chiếm khoảng 28,4 triệu
km2. Sông Hồng và sông Mê Công cũng thuộc loại sông vừa có lượng dòng
chảy lớn.
Trung bình hằng năm sông, suối đổ ra biển trên 15.500km3 nước.
Khoảng 20% lượng nước nói trên thuộc về sông Amazon có chiều dài 7025
km với diện tích lưu vực khoảng 7.050.000 km2. Bên cạnh đó còn có một số
con sông khác trên thế giới như sông Nil với chiều dài 6.671km, sông
Mississipi có chiều dài 6.212 km... Một lượng nước ngọt quan trọng được dự
trữ trong các hồ lớn như hồ Viktoriino ở Châu Phi diện tích 68.800 km2, độ
sâu lớn nhất là 125m, hồ Tanganijka ở Châu Phi với diện tích 32.880km2, độ
sâu lớn nhất 1.470 m, hồ Baikal Châu Á có diện tích 31.500 km2, độ sâu lớn

Tạ Thị Mai Hương

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật


6


nhất 1.620 m. Hồ Baikal dự trữ khoảng 1/10 lượng nước ngọt trên cả hành
tinh với trữ lượng 23 tỷ m3 nước.
Theo thời gian, sự phân bố không đồng đều thể hiện đặc tính biến đổi
theo mùa của mưa và dòng chảy, đó là mùa mưa và mùa khô; hay mùa lũ và
mùa kiệt. Mùa mưa, lũ cũng là mùa nước hay gây úng. Mùa khô, kiệt cũng là
mùa thiếu nước cho con người.
Mức độ phát triển kinh tế không đều trên thế giới khiến cho nhu cầu sử
dụng nước cũng không giống nhau giữa các nước, các khu vực. Vấn đề thừa
nước, thiếu nước trở thành vấn đề quan trọng đối với sự phát triển của loài
người hiện tại và tương lai.
1.1.2. Nguồn nước ở Việt Nam.
Chế độ nước của Việt Nam có những nét riêng của vùng nhiệt đới ẩm,
gió mùa với lượng mưa phong phú đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình
thành dòng chảy với mạng lưới sông khá dày đặc. Nếu chỉ tính những sông
suối có chiều dài từ 10 km trở lên và có nước chảy thường xuyên thì trên lãnh
thổ nước ta có khoảng 2360 sông suối với mật độ trung bình khoảng 0,6
km/km2. Tuy nhiên, tuỳ theo điều kiện về cấu trúc địa chất, địa hình, địa mạo,
thổ nhưỡng và khí hậu mà mạng lưới sông suối phát triển không đều trên lãnh
thổ, từ 0,3 km/km2 ở vùng khô hạn đến 4 km/km2 ở vùng đồng bằng sông
Hồng – Thái Bình và đồng bằng sông Cửu Long. Ở vùng núi cao, địa hình
chia cắt mạnh, mưa nhiều mạng lưới sông suối khá phát triển với mật độ 1-2
km/km2 . Trên phần lớn lãnh thổ còn lại có mật độ sông suối khoảng 0,5 – 1
km/km2. Cứ đi dọc bờ biển khoảng 20 km lại gặp một cửa sông. Tổng lượng
dòng chảy của tất cả các con sông chảy qua lãnh thổ Việt Nam là 853 km3. Tỉ
trọng nước bên ngoài chảy vào nước ta tương đối lớn, chiếm 60% so với tổng
lượng nước sông toàn quốc, riêng đối với sông Cửu Long là 90%.
Mạng lưới sông suối ở Việt Nam phát triển không đồng đều trên toàn
lãnh thổ. Mạng lưới sông suối là nơi hình thành, chuyên trở và tàn trữ nguồn
Tạ Thị Mai Hương


Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật


7

nước sông – một phần quan trọng nhất của tài nguyên nước – là nguồn cung
cấp chính cho sinh hoạt và sản xuất tạo điều kiện thuận lợi cho thuỷ điện, giao
thông thuỷ , nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi cơ bản
nêu trên, mạng lưới sông suối phát triển không đều có thể gây ra những khó
khăn, như mạng lưới sông suối ở các vùng khô hạn thường xẩy ra hạn hán.
Hệ thống sông ngòi của nước ta được nuôi dưỡng bởi nguồn nước mưa
tương đối dồi dào. Lượng mưa trung bình nhiều năm có thể đạt xấp xỉ 1960
mm tức khoảng 650 km3/năm. Miền núi mưa nhiều hơn đồng bằng và các
vùng khuất gió. Sự chênh lệch giữa vùng có lượng mưa lớn và vùng có lượng
mưa nhỏ khoảng 5-6 lần. Trong khi đó trên thế giới mức chênh lệch này có
nước lên tới 40-80 lần. Sự phân bố tài nguyên nước có liên quan chặt chẽ với
sự phân bố lượng mưa. Vùng mưa lớn có dòng chảy sông lớn, vùng mưa nhỏ
có dòng chảy sông nhỏ xen kẽ nhau. Vùng có dòng chảy lớn đạt trên 100
lít/s/km2 và vùng có dòng chảy nhỏ 5 lít/s/km2 chênh lệch nhau 20 lần.
Tổng lượng dòng chảy năm của sông Mê Công bằng khoảng 500 km3,
chiếm tới 59 % tổng lượng dòng chảy năm của các sông trong cả nước; sau đó
đến hệ thống sông Hồng 126,5 km3 (14,9%); hệ thống sông Đồng Nai 36,3
km3 (4,3%), sông Mã, Cả, Thu Bồn có tổng lượng dòng chảy xấp xỉ nhau,
khoảng trên dưới 20 km3 (2,3 - 2,6%); các hệ thống sông Kỳ Cùng, Thái Bình
và sông Ba cũng xấp xỉ nhau, khoảng 9 km3 (1%); các sông còn lại là 94,5
km3 (11,1%).
Nước ta có trữ lượng nước ngầm phong phú, khoảng 130 triệu m3/ngày,
đáp ứng được 60% nhu cầu nước ngọt của đất nước. Ở vùng đông bằng châu
thổ, nước ngầm ở độ sâu từ 1 – 200 m, ở miền núi nước ngầm thường ở độ

sâu 10 – 150 m, còn ở vùng núi đá vôi nước ngầm ở độ sâu khoảng 100m.
Đặc biệt vùng Tây Nguyên, nước ngầm thường sâu vài trăm mét, còn ở một
số nơi thuộc đồng bằng sông Cửu Long như: Hà Tiên, Cà Mau, Bến Tre…
nước ngầm thường bị nhiễm mặn, dẫn đến tình trạng thiếu nươc ngọt.
Tạ Thị Mai Hương

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật


8

Theo báo cáo của Chương trình Bảo vệ môi trường quốc gia thì tài
nguyên nước Việt Nam bao gồm nước mặt và nước ngầm.
+ Tổng lượng nước mặt chảy qua lãnh thổ Việt Nam đổ ra biển
880×109 m3/năm, trong đó phần từ nước ngoài chảy vào là 550×109m3/năm.
+ Đặc trưng dòng chảy sông suối ở Việt Nam là hàm lượng bùn cát cao
và chứa nhiều hàm lượng chất dinh dưỡng.
+ Cho đến nay đã xây dựng được khoảng 400 hồ cỡ vừa và lớn với tổng
lượng chứa khoảng 23×109m3, đảm bảo tưới cho 0,5 triệu ha ruộng nước và
phát điện với công suất trên 3,5 nghìn MW điện.
+ Theo đánh giá của ngành địa chất, tổng lượng nước chứa ở bể nước
ngầm ở Việt Nam rất lớn. Lưu lượng dòng ngầm đạt 1.513m3/s. Các bể nước
ngầm phân bố khá đồng đều, nên việc cung cấp nước cho sinh hoạt và sản
xuất rất thuận lợi.
+ Việt Nam có rất nhiều mỏ nước khoáng và nước nóng. Một số đang
được khai thác. Chất lượng nước ở các vực nước bị suy thoái rõ rệt. Hầu như
tất cả các sông hồ ở các đô thị và khu công nghiệp đều bị ô nhiễm: Hà Nội,
Thành phố Hồ Chí Minh đang bị ô nhiễm nước rất nặng.
Vì nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý báu nhưng không phải là vô
tận. Mà hiện nay Việt Nam đang đứng trước nguy cơ thiếu nước do tác động

của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gia tăng dân số và biến đổi khí
hậu. Đặc biệt, trước những diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu toàn cầu
mà Việt Nam được xếp vào một trong năm quốc gia có nguy cơ bị tác động
mạnh mẽ. Do đó việc đánh giá tổng thể thực trạng tài nguyên nước dựa trên
nhu cầu sử dụng trong tương lai là một yêu cầu cấp thiết phục vụ chiến lược
dài hạn và bền vững của đất nước.
1.2.

Tổng quan các nghiên cứu nguồn nước lưu vực sông trên thế giới.
Khi nghiên cứu nguồn nước lưu vực sông trên thế giới người ta sử dụng

các phương pháp như sau:
Tạ Thị Mai Hương

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật


9

1.2.1. Phương pháp khảo sát trạm đo.
Khi mạng lưới quan trắc thủy văn dày đặc với chuỗi quan trắc đủ dài,
có khả năng bao quát toàn bộ lưu vực nghiên cứu. Phương pháp này được sử
dụng rộng rãi tại nhiều nước trên các lãnh thổ nhỏ. Thực chất của phương
pháp này là phương pháp trung bình số học, hoặc hơn nữa là phương pháp
trung bình có trọng số.
1.2.2. Phương pháp khái quát.
Dùng các số liệu thu thập qua mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn
để xác định qui luật hình thành dòng chảy, sự phân bố của các đặc trưng dòng
chảy theo lãnh thổ và sự biến thiên của chúng theo thời gian. Điều này đạt
được nhờ sự phân tích bản chất vật lý, địa lý của hiện tượng hay quá trình

đang xét từ nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển dòng
chảy cũng như các đặc trưng của nó. Cũng có thể tổng hợp dòng chảy từ việc
nghiên cứu các thành phần cấu thành dòng chảy riêng rẽ.
1.2.3. Phương pháp thực nghiệm.
Khi phân tích số liệu thực nghiệm theo từng phương pháp thường sử
dụng rất rộng rãi các phương pháp phân tích xác suất thống kê toán.
Phụ thuộc vào trạng thái nghiên cứu hiện tượng và yêu cầu bài toán,
phương pháp khái quát khoa học thủy văn có thể chia ra: 1) phương pháp hệ
số tổng cộng; 2) phương pháp bản đồ và nội suy địa lý; 3) phương pháp tương
tự thủy văn.
Phương pháp hệ số tổng cộng: Cơ sở của phương pháp này là dựa trên
việc coi dòng chảy là sản phẩm của nhiều quá trình địa lý tự nhiên (khí hậu và
mặt đệm) tác động lên nó. Loại này thường gặp nhất ở nhóm các công thức
triết giảm dòng chảy cực đại.
Phương pháp bản đồ và nội suy địa lý dựa trên cơ sở giả thiết rằng các
đặc trưng của dòng chảy cũng như các yếu tố cảnh quan địa lý thay đổi từ từ
theo lãnh thổ và tuân theo qui luật địa đới.
Tạ Thị Mai Hương

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật


10

Phương pháp tương tự thủy văn phụ thuộc vào việc lựa chọn các lưu
vực tương tự với lý luận rằng, do dòng chảy là sản phẩm của khí hậu và chịu
sự tác động các điều kiện địa lý tự nhiên nên với các lưu vực tương tự (có
cùng một điều kiện địa lý cảnh quan giống nhau) thì dòng chảy của chúng
cũng tương tự nhau.
1.2.4. Phương pháp xác suất thống kê.

Các phương pháp xác suất thống kê với giả thiết các hiện tượng khí
tượng thuỷ văn luôn tuân theo quy luật ngẫu nhiên bởi vậy phương pháp này
được ứng dụng rộng rãi vào các bài toán tính toán thủy văn. Hầu như toán
thống kê có mặt trong mọi lĩnh vực tính toán và đặc biệt đóng vai trò quan
trọng trong khâu xử lý số liệu - dữ kiện thông tin đầu vào quan trọng nhất của
bài toán tính toán thủy văn bằng một phương pháp bất kỳ nào.
1.2.5. Phương pháp mô hình hóa.
Mô hình hóa là một công cụ quan trọng trong nghiên cứu nguồn nước.
Mô hình hóa được phân ra thành 3 loại: Mô hình toán, mô hình vật lý, và mô
hình bản đồ. Trong đó mô hình toán là phương pháp nghiên cứu nguồn nước
hiệu quả và thông dụng nhất hiện nay.
Mô hình toán thủy văn hiểu theo nghĩa rộng là cách mô tả các hiện
tượng thủy văn bằng các biểu thức toán học và lôgíc. Có thể phân loại mô
hình toán thủy văn theo nhiều quan điểm khác. Sau đây là một quan điểm
phân loại phổ biến nhất:

Tạ Thị Mai Hương

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật


11

Hình 1-1: Sơ đồ phân loại mô hình toán thủy văn
MÔ HÌNH TOÁN THỦY VĂN

MÔ HÌNH
NGẪU NHIÊN – TẤT ĐỊNH

MÔ HÌNH

TẤT ĐỊNH

MÔ HÌNH
HỘP ĐEN

MÔ HÌNH
NHẬN THỨC

MÔ HÌNH THÔNG SỐ
TẬP TRUNG

MÔ HÌNH
NGẪU NHIÊN

MÔ HÌNH THUỶ
LỰC

MÔ HÌNH THÔNG SỐ
PHÂN PHỐI

a. Mô hình ngẫu nhiên
Khi đề cập đến mô hình toán thủy văn ngẫu nhiên Yevjevich V.
(Yevjevich V. -1976) đã coi các quá trình khí tượng thủy văn thuộc loại quá
trình có tính chất chu kỳ ngẫu nhiên. Tính chu kỳ của các hiện tượng thủy văn
được quy định bởi các chu kỳ thiên văn, còn tính ngẫu nhiên của nó bị chi
phối bởi những biến đổi môi trường trên Trái Đất. Và các chu kỳ thiên văn
quy định các chu kỳ của các hiện tượng thủy văn với các chu kỳ ngày, tháng,
mùa, năm và nhiều năm..
Nhìn chung các mô hình toán thủy văn ngẫu nhiên đều dựa vào những
giả thuyết về tính dừng và tính egôđíc của chuỗi số liệu thủy văn nghiên cứu.

Mô hình toán thủy văn ngẫu nhiên là một phương pháp tương đối mới. Sự
khởi đầu của nó được tính từ khi Hazen chứng minh khả năng áp dụng lý
thuyết xác suất, thống kê toán học vào phân tích các chuỗi dòng chảy (1914).
Mô hình toán thủy văn ngẫu nhiên chính thức phát triển từ năm 1960.
và sau đó một loạt mô hình ngẫu nhiên ra đời và được áp dụng rộng rãi vào
Tạ Thị Mai Hương

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật


12

tính toán thủy văn, dự báo thủy văn. Ví dụ như mô hình trung bình trượt
(moving average models), mô hình Marcov, mô hình ARIMA của Box –
Jenkins(1970)…
Các mô hình ngẫu nhiên đã làm cho vấn đề sử dụng trực tiếp dòng chảy
thực đo được trong quá khứ dự báo và ước tính dòng chảy sẽ xảy ra trong
tương lai không còn là biện pháp duy nhất. Việc sử dụng dòng chảy nhân tạo
– kết quả việc ứng dụng các mô hình ngẫu nhiên không chỉ đối với những lưu
vực thiếu tài liệu quan trắc mà còn ngay cả những trường hợp chuỗi số liệu
quan trắc dài có thể sử dụng để tính toán kiểm tra đánh giá.
b. Mô hình tất định
Mô hình toán thủy văn tất định coi quá trình thủy văn là kết quả tất
nhiên của các yếu tố vật lý còn vai trò của yếu tố ngẫu nhiên chỉ thể hiện sự
giao động của chúng. Mô hình toán tất định được xây dựng trên những giả
thiết coi các mối quan hệ giữa lượng vào và lượng ra của hệ thống thủy văn
(lưu vực sông hay đoạn sông…) đã được xác định. Cấu trúc mô hình được mô
phỏng bằng các biểu thức toán học, các biểu thức logic với những tham số
không chứa thành phần ngẫu nhiên.
Các mô hình toán thủy văn tất định chủ yếu được dùng vào việc mô

phỏng mối quan hệ mưa-dòng chảy trên lưu vực, quá trình vận động của nước
trên lưu vực, trên hệ thống sông trong các bài toán dự báo dòng chảy hạn
ngắn, khôi phục chuỗi số liệu dòng chảy từ chuỗi số liệu mưa.
Phương pháp mô hình toán thủy văn tất định được chia thành các loại:


Mô hình hộp đen (Ví dụ: Đường lưu lượng đơn vị)



Mô hình nhận thức (Ví dụ: SSARR, TANK, LTANK, HEC-HMS…)



Mô hình thủy lực (Ví dụ: HEC-RAS, MIKE11, MIKE21, VRSAP, …)

c. Mô hình toán thủy văn ngẫu nhiên – tất định
Trong những năm gần đây đã xuất hiện những xu hướng lai ghép tất
định và ngẫu nhiên vào việc mô tả các hiện tượng thủy văn. Việc xét tính
Tạ Thị Mai Hương

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật


13

ngẫu nhiên của các quá trình trong mô hình tất định diễn ra theo 3 phương
hướng:



Xét sai số tính toán như một quá trình ngẫu nhiên và trở thành một

thành phần trong các mô hình tất định.


Sử dụng các mô tả xác suất - thống kê (luật phân bố) của các tác động

khí tượng - thủy văn với tư cách là hàm vào của mô hình tất định.


Xét các quy luật phân bố xác suất theo không gian của tác động khí

tượng - thủy văn vào lưu vực.
Với những ý tưởng này đã hình thành những mô hình ngẫu nhiên – tất
định. Do sự phức tạp của vấn đề, lớp mô hình này mới chỉ ở giai đoạn đầu của
sự khai sinh.
1.3.

Tổng quan các nghiên cứu nguồn nước lưu vực sông ở Việt Nam.
Ở nước ta việc nghiên cứu nguồn nước có lịch sử phát triển từ khá lâu.

Từ thời cổ xưa tổ tiên ta đã chú ý quan sát các hiện tượng tự nhiên, thu thập
một số kiến thức thủy văn để ứng dụng trực tiếp trong sản xuất hàng ngày.
3000 năm trước Công nguyên, từ đời Lã Vọng ở vùng duyên hải đã có “Bài
ca con nước”; tuy chưa được chính xác và tỷ mỷ nhưng có tác dụng đối với
sản xuất khi chưa có lịch thủy triều. Khoảng 2000 năm trước thời Giao Chỉ,
nhân dân ta đã biết lợi dụng thủy triều để lấy nước ngọt tưới ruộng. Vào
khoảng thế kỷ XIX dưới triều Tự Đức, Nguyễn Công Trứ đã lợi dụng nước
thủy triều lên xuống để động viên nhân dân đào vét mương ngòi, quai đê lấn
biển biến cả một vùng bãi biển Phát Diệm hoang vu thành đồng ruộng phì

nhiêu bát ngát. Trong lĩnh vực quân sự, cha ông ta đã biết lợi dụng kiến thức
thủy văn một cách tài tình để đánh tan quân xâm lược. Năm 43 trước Công
nguyên, nhân dân ta đã biết quan sát mực nước sông Hồng để xây dựng đê
sông Hồng để bảo vệ cho đồng bằng Bắc Bộ phì nhiêu và cố đô Thăng Long.
Cuối thế kỷ XIX với mục đích khai thác thuộc địa, thực dân Pháp đã
đặt một số trạm thủy văn trên sông Hồng, sông Đà, sông Lô và ở vùng dân cư
Tạ Thị Mai Hương

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật


14

trù phú, đất đai phì nhiêu như các trạm ven sông Đuống, sông Luộc.... Số
trạm quan trắc thưa thớt, quy phạm đo đạc không rõ ràng nên số liệu có độ
chính xác không cao. Thực tế công tác thủy văn nước ta chỉ được bắt đầu sau
hòa bình lập lại năm 1954. Chúng ta bắt tay vào công cuộc khôi phục kinh tế
và bước đầu xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội. Do nước ta là một
nước nông nghiệp nên công tác thủy lợi được đặt lên hàng đầu với hai nhiệm
vụ chính là chống hạn hán và chống lũ lụt.
Để phục vụ cho nhiệm vụ quan trọng trên đây ta bắt đầu khôi phục các
trạm đo đạc cũ và tiến hành quy hoạch lưới trạm cơ bản trên miền Bắc. Uỷ
ban khai thác và trị thủy sông Hồng được thành lập. Năm 1960 Cục Thủy văn
được thành lập. Đến nay, trên lãnh thổ nước ta có 106 con sông chính và 1360
phụ lưu cấp I đến cấp VI, trên đó có 203 trạm đo đạc thủy văn.
Khi nghiên cứu nguồn nước lưu vực sông ở Việt Nam chúng ta cũng sử
dụng các phương pháp:
• Phương pháp khảo sát trạm đo.
• Phương pháp khái quát.
• Phương pháp thực nghiệm.

• Phương pháp xác suất thống kê.
• Phương pháp mô hình hóa.
Hiện nay, ở Việt Nam phương pháp mô hình toán thuỷ văn đang được
ứng dụng phổ biến và được coi là một công cụ quan trọng trong nghiên cứu
nguồn nước bởi phương pháp này có những ưu điểm nổi bật như:
- Phạm vi ứng dụng rộng rãi, đa dạng với rất nhiều loại mô hình. Mô
hình toán rất phù hợp với không gian nghiên cứu rộng lớn như quy
hoạch thoát lũ cho lưu vực sông, hệ thống sông, điều hành hệ thống
công trình thuỷ lợi, quản lý khai thác nguồn nước lưu vực sông, ...

Tạ Thị Mai Hương

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật


15

- Ứng dụng mô hình toán trong thuỷ văn giá thành rẻ hơn và cho kết quả
nhanh hơn mô hình vật lý.
- Việc thay đổi phương án trong mô hình toán thực hiện rất nhanh.
Ở Việt Nam, việc ứng dụng mô hình toán vào nghiên cứu, tính toán
trong thủy văn có thể xem như được bắt đầu từ cuối những năm 60 của thế kỷ
trước, qua việc Ủy ban sông Mêkông ứng dụng các mô hình như SSARR
(Rokwood D.M. Vol.l – 1968) của Mỹ, mô hình DELTA của Pháp (Ban thư
ký sông Mêkông 1980) và mô hình toán triều của Hà Lan vào tính toán, dự
báo dòng chảy sông Mêkông. Song, chỉ sau khi miền Nam được giải phóng
(1975), đất nước thống nhất thì phương pháp này mới ngày càng thực sự trở
thành công cụ quan trọng trong tính toán, dự báo thủy văn nước ta. Ngày nay,
ngoài các mô hình trên, một số mô hình khác như mô hình TANK (Nhật), mô
hình ARIMA cũng đang được nhiều cơ quan nghiên cứu ứng dụng tốt trong

nhiều bài toán khác nhau phục vụ quy hoạch, thiết kế và điều hành khai thác
nguồn nước. Do vậy, để nâng cao hơn nữa khả năng ứng dụng của các mô
hình, cần có những nghiên cứu bổ sung hoàn thiện (cả về cấu trúc cũng như
phương pháp hiệu chỉnh tham số mô hình) cho phù hợp với điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hội nước ta.
Ngày nay, công cuộc phát triển kinh tế của đất nước đang đòi hỏi phải
có những chiến lược khai thác tài nguyên (trong đó có tài nguyên nước) một
cách hợp lý đem lại những hiệu quả kinh tế cao. Nhưng trong thực tế, độ dài
các chuỗi số liệu thực đo về các yếu tố khí tượng thủy văn trên các lưu vực
vừa và nhỏ ở nước ta chưa đáp ứng yêu cầu. Từ đó, những bài toán đang cần
được nghiên cứu giải quyết là tính toán dòng chảy từ mưa, tính toán khôi
phục các chuỗi số liệu dòng chảy, dự báo tình hình dòng chảy trong tương
lai... Đó là những bài toán cơ bản đầu tiên trong tính toán quy hoạch, thiết kế
và điều hành khai thác tối ưu các hệ thống nguồn nước trước mắt cũng như
lâu dài.
Tạ Thị Mai Hương

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật


16

1.4.

Lựa chọn phương pháp nghiên cứu cho lưu vực Vu Gia-Thu Bồn.
Dựa theo mục tiêu nghiên cứu của luận văn là“Nghiên cứu sự biến

động nguồn nước lưu vực sông Vụ Gia – Thu Bồn trong bối cảnh biến đổi
khí hậu toàn cầu” thì tôi sẽ sử dụng các phương pháp sau để nghiên cứu:
Thứ nhất là dùng phương pháp: phương pháp xác suất thống kê để

nghiên cứu sự biến động nguồn nước lưu vực sông Vụ Gia – Thu Bồn. Tức là,
dùng các số liệu thu thập qua mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn lưu vực
sông Vụ Gia – Thu Bồn để nghiên cứu sự biến động nguồn nước lưu vực sông
Vụ Gia – Thu Bồn theo thời gian. Điều này đạt được nhờ sự phân tích tính
toán bản chất của các yếu tố như mưa, dòng chảy, nhiệt độ, độ ẩm, bốc hơi,
hiện tượng El nino, La nina để từ đó đưa ra được kết luận về sự biến động
nguồn nước trên lưu vực nghiên cứu theo thời gian và trong bối cảnh biến đổi
khí hậu toàn cầu.
Thứ hai, dựa vào các phương pháp nghiên cứu nguồn nước trên thế giới
và ở Việt Nam ta nhận thấy rằng hiện nay mô hình toán ngẫu nhiên đã được
ứng dụng rộng rãi vào dự báo do đó ta sử dụng phương pháp mô hình hoá mà
cụ thể là phương pháp mô hình ngẫu nhiên để dự báo sự biến động tài nguyên
nước trên lưu vực sông Vụ Gia – Thu Bồn trong tương lai.

Tạ Thị Mai Hương

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật


17
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ-XÃ HỘI
LƯU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm tự nhiên và dân sinh kinh tế khu vực nghiên cứu.
2.1.1. Điều kiện tự nhiên.
a. Vị trí địa lý.
Sông Vu Gia - Thu Bồn là hệ thống sông lớn ở vùng duyên hải Trung Trung
Bộ có diện tích lưu vực : 10.350 km2 trong đó một phần diện tích nằm ở tỉnh Kon
Tum: 560,5 km2, còn lại chủ yếu thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam và T.P Đà Nẵng.
Lưu vực có vị trí toạ độ từ 16o3’ - 14o55’ vĩ độ Bắc đến 107o15’ - 108o24’ kinh độ
Đông. Có ranh giới lưu vực phía Bắc giáp lưu vực sông Cự Đê, phía Nam giáp lưu

vực sông Trà Bồng và Sê San, phía Tây giáp Lào, phía Đông giáp biển Đông và lưu
vực sông Tam Kỳ.
Lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn bao gồm đất đai của 14 huyện, thị và thành
phố của tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, đó là Trà My, Tiên Phước, Phước
Sơn, Hiệp Đức, Nam Giang, Quế Sơn, Duy Xuyên, Hiên, Đại Lộc, Điện Bàn, thị xã
Hội An, thành phố Đà Nẵng và một phần của huyện Thăng Bình , Đăk Glei (Kon
Tum).
b. Đặc điểm địa hình.
Nhìn chung địa hình của lưu vực biến đổi khá phức tạp, bị chia cắt mạnh.
Địa hình có xu hướng nghiêng dần từ Tây sang Đông, đã tạo cho lưu vực có 4 dạng
địa hình chính sau:
Địa hình vùng núi: vùng núi chiếm phần lớn diện tích của lưu vực, dãy núi
Trường Sơn có độ cao phổ biến từ 500 ÷ 2.000m. Đường phân thuỷ của lưu vực là
những đỉnh núi có độ cao từ 1.000m ÷ 2.000m, được kéo dài từ đèo Hải Vân ở phía
Bắc có cao độ 1.700m sang phía Tây rồi Tây Nam và phía Nam lưu vực hình thành
một cánh cung bao lấy lưu vực. Điều kiện địa hình này rất thuận lợi đón gió mùa
Đông Bắc và các hình thái thời tiết từ biển Đông đưa lại hình thành các vùng mưa
lớn gây lũ quét cho miền núi và ngập lụt cho vùng hạ du.

Tạ Thị Mai Hương

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật


18
Địa hình vùng gò đồi: Tiếp theo vùng núi về phía Đông là vùng đồi có địa
hình lượn sóng độ cao thấp dần từ Tây sang Đông. Đỉnh đồi tròn, nhiều nơi khá
bằng phẳng, sườn đồi có độ dốc 20 ÷ 30o.
Địa hình vùng đồng bằng: Là dạng địa hình tương đối bằng phẳng, ít biến
đổi, tập trung chủ yếu là phía Đông lưu vực, hình thành từ sản phẩm tích tụ của phù

sa cổ, trầm tích và phù sa bồi đắp của biển, sông, suối... Do đặc điểm đồi núi ăn sát
biển nên đồng bằng thường nhỏ hẹp chạy dọc theo hướng Bắc - Nam.
Địa hình vùng cát ven biển: Vùng ven biển là các cồn cát có nguồn gốc
biển. Cát được sóng gió đưa lên bờ và nhờ tác dụng của gió, cát được đưa đi xa bờ
về phía Tây tạo nên các đồi cát có dạng lượn sóng chạy dài hàng trăm km dọc bờ
biển.
c. Đặc điểm sông ngòi.
Lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn được bắt nguồn từ vùng núi cao sườn phía
Đông của dãy Trường Sơn , có độ dài của sông ngắn và độ dốc lòng sông lớn . Vùng
núi lòng sông hẹp, bờ sông dốc đứng, sông có nhiều ghềnh thác, độ uốn khúc từ 1 ÷
2 lần. Phần giáp ranh giữa trung lưu và hạ lưu lòng sông tương đối rộng và nông , có
nhiều cồn bãi giữa dòng , về phía hạ lưu lòng sông thường thay đổi , bờ sông th ấp
nên vào mùa lũ hàng năm nước tràn vào đồng ruộng , làng mạc gây ngập lụt . Sông
Vu Gia - Thu Bồn gồm 2 nhánh chính:
 Sông Vu Gia
Sông Vu Gia gồm nhiều nhánh sông hợp thành , đáng kể là các sông Đak Mi
(sông Cái), sông Bung, sông A Vương, sông Con. Sông Vu Gia có chiều dài đến cửa
ra tại Đà Nẵng là 204 km, đến Cẩm Lệ : 189 km, đến Ái Nghĩa : 166 km. Diện tích
lưu vực đến Ái Nghĩa là 5.180 km2.
Sông có các phụ lưu sau:
* Sông Cái (Đắk Mi): Được bắt nguồ n từ những đỉnh núi cao trên 2.000 m
(Ngọc Linh) thuộc tỉnh Kon Tum . Sông có chiều dài 129 km với diện tích lưu vực
1.900 km2 có hướng chảy Bắc Nam sau nhập vào sông Bung.
* Sông Bung : Bắt nguồn từ những dãy núi cao ở phía Tây

Bắc, sông chảy

theo hướng Tây Đông , với chiều dài 131 km có diện tích lưu vực 2.530 km2. Sông
Tạ Thị Mai Hương


Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật


19
Bung có nhiều nhánh nhỏ nhưng đáng kể là sông A Vương có diện tích

F

lv

= 898

km2, chiều dài sông 84 km.
* Sông Con: Được bắt nguồn từ vùng núi cao của huyện Đông Giang , diện
tích lưu vực 627 km2, chiều dài sông 47 km với hướng chảy chính Bắc Nam.
 Sông Thu Bồn
Sông được bắt nguồn từ vùng biên giới

3 tỉnh Quảng Nam , Kon Tum và

Quảng Ngãi ở độ cao hơn 2.000 mm sông chảy theo hướng Nam - Bắc, về Phước
Hội sông chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc khi đến Giao Thuỷ sông chảy theo
hướng Tây - Đông và đổ ra biển tại Cửa Đại . Diện tích lưu vực từ thượng nguồn
đến Nông Sơn : 3.150 km2, dài 126 km, diện tích lưu vực tính đến Giao Thuỷ là
3.825 km2, dài 152 km.
Sông Thu Bồn gồm có nhiều sông suối, đáng kể là các sông sau:
- Sông Tranh có diện tích lưu vực: 644 km2 với chiều dài 196 km
- Sông Khang có diện tích lưu vực 609 km2, chiều dài 57 km
- Sông Trường có diện tích lưu vực 446 km2, chiều dài 29 km
Diện tích toàn bộ lưu vực Vu Gia - Thu Bồn tính từ thượng nguồn đến cửa

sông là 10.350 km2. Phần hạ lưu dòng chảy của 2 sông có sự trao đổ i với nhau là :
Sông Quảng Huế dẫn

1 lượng nước từ sông Vu Gia sang sông Thu Bồn

. Cách

Quảng Huế 16 km, sông Vĩnh Điện lại dẫn 1 lượng nước sông Thu Bồn trả lại sông
Vu Gia.
Có thể nói phần hạ lưu mạng lưới sông ngòi khá dày , ngoài sự trao đổi dòng
chảy của hai sông với nhau còn có sự bổ sung thêm bởi một số nhánh sông khác

.

Phía sông Vu Gia có sông Tuý Loan , diện tích lưu vực : 309 km2, dài 30 km. Sông
Thu Bồn có nhánh sông Ly Ly, diện tích lưu vực: 275 km2, chiều dài: 38 km.

Tạ Thị Mai Hương

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật


20

Hình 2-1. Mạng lưới sông ngòi lưu vực Vu Gia – Thu Bồn
Bảng 2-1. Đặc trưng hình thái sông chính vùng nghiên cứu

Tên sông

Tính đến


Diện

Chiều

Chiều

Độ cao

Độ cao

Độ dốc

Mật độ

Hệ

tích lưu

dài

dài lưu

nguồn

bình

bình

lưới


số

vực

sông

vực

sông

quân lưu

quân lưu

sông

uốn

(km2)

(km)

(km)

(m)

vực (m)

vực (%)


km/km2

khúc
1,86

Thu Bồn

Biển

10350

205

148

1600

552

12,5

0,47

Vu Gia

Thu Bồn

5800


163

85

2000

453

21,3

0,41

Bung

Cái

3530

131

74

1300

816

37,0

0,31


Cái

Thành Mỹ

1850

125

58

1850

798

23,7

0,52

Con

Vu Gia

627

47

34

800


527

31,0

0,66

1,62

Tĩnh Yên

Vu Gia

3690

163

85

2000

453

21,3

0,51

2,67

Ly Ly


Thu Bồn

275

38

31

525

204

5,7

0,26

1,38

Tuý Loan

Vu Gia

309

30

25

900


271

15

0,57

1,30

Tạ Thị Mai Hương

2,02

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật


21
d. Đặc điểm thổ nhưỡng và thảm phủ thực vật.
 Đặc điểm thổ nhưỡng:
Theo số liệu điều tra về nông hoá, thổ nhưỡng, lưu vực có 10 nhóm đất cơ
bản với 34 loại đất. Bao gồm: nhóm đất cát ven biển, nhóm đất mặn ven biển, nhóm
đất phèn, nhóm đất phù sa, nhóm đất xám bạc màu, nhóm đất đen, nhóm đất vàng
đỏ, nhóm đất mùn trên núi, nhóm đất thung lũng dốc tụ, nhóm đất xói mòn trơ sỏi
đá.
Trong các nhóm đất đã trình bày trên, thì các nhóm đất phù sa (6%), nhóm
đất thung lũng dốc tụ (1%) có ý nghĩa rất lớn trong sản xuất nông nghiệp. Các nhóm
đất vàng đỏ với diện tích rất lớn (75%) và đất mùn phát triển trên núi (10%), có vai
trò quan trọng, ảnh hưởng tới việc bố trí cây trồng, vật nuôi, rừng và tái trồng rừng
trên lưu vực. Trên cơ sở các nghiên cứu về nông hoá, thổ nhưỡng cho phép chúng ta
có qui hoạch phát triển nông, lâm nghiệp và chăn nuôi hợp lý.
 Đặc điểm thảm phủ thực vật:

Quảng Nam và Thành phố Đà Nẵng có 894.000 ha đất lâm nghiệp chiếm
74% diện tích toàn tỉnh, trong đó diện tích đất có rừng khoảng 450.000 ha bằng
khoảng 38% diện tích tự nhiên và rừng trồng khoảng 16.200 ha, bằng 3,5% đất lâm
nghiệp. Rừng Quảng Nam - Đà Nẵng chủ yếu là rừng gỗ khoảng 430.000 ha chiếm
36% diện tích tự nhiên và rừng tre nứa chỉ có 6.500 ha chiếm xấp xỉ 1,5%.
Điều kiện tự nhiên và đất đai rất thuận lợi cho rừng phát triển, tuy nhiên diện
tích rừng bị suy giảm một cách nhanh chóng do việc khai thác và chặt phá bừa bãi.
Diện tích rừng nguyên sinh chỉ còn khoảng 10%, rừng trung bình là 38%, còn lại là
rừng thưa, rừng tái sinh.
Do diện tích rừng bị thu hẹp dần, lượng mưa có xu thế tăng lên là nguyên
nhân chủ yếu làm xói mòn bề mặt tăng lên, lượng dòng chảy lũ cũng tập trung
nhanh hơn, ngược lại mùa khô lượng dòng chảy ít hơn làm tăng mức độ khắc nghiệt
về chế độ dòng chảy lưu vực.

Tạ Thị Mai Hương

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật


22
2.1.2. Đặc điểm khí hậu.
a. Chế độ nhiệt.
Nhiệt độ không khí vùng nghiên cứu tăng dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây
sang Đông và từ vùng cao xuống vùng thấp. Nhiệt độ bình quân hàng năm vùng núi
24,0 ÷ 25,50C. Vùng đồng bằng ven biển 25,5÷26,00C.
Tháng có nhiệt độ cao nhất thường vào tháng VI đến tháng VII. Nhiệt độ
bình quân tháng vùng núi 27,0÷28,00C, vùng đồng bằng ven biển 28,5 ÷ 29,00C.
Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng XII hoặc tháng I. Nhiệt độ bình quân
vùng núi 20,5 ÷ 21,50C, vùng đồng bằng ven biển 21,4 ÷ 22,00C.
Bảng 2-2. Nhiệt độ không khí bình quân tháng trung bình nhiều năm.

Đơn vị: 0C
Trạm

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII Năm

Đà Nẵng 21,4 22,2 24,1 26,1 28,2 29,0 28,9 28,8 27,3 25,9 23,9 21,8 25,6
Trà My


21,0 21,8 24,0 26,0 26,7 27,0

26,8

26,8 25,7 24,1 22,3

20,4 24,4

b. Số giờ nắng
Vùng nghiên cứu có số giờ nắng hàng năm khoảng 1.860 giờ đến 2.400 giờ,
tháng có số giờ nắng nhiều nhất là tháng V, ở vùng núi 216 ÷ 230 giờ/ tháng đạt
bình quân 6,8 giờ/ ngày. Vùng đồng bằng ven biển 260 ÷ 264 giờ/ tháng đạt bình
quân 8,4 giờ/ ngày. Tháng có số giờ nắng ít nhất là tháng XII ở vùng núi 62 ÷ 68,2
giờ/ tháng đạt bình quân 2,1 giờ/ ngày.
Bảng 2-3. Tổng số giờ nắng tháng, năm, trung bình nhiều năm.
Đơn vị: Giờ
Trạm

I

II

III

IV

V

VI


VII

VIII

IX

X

XI

XII Năm

Đà Nẵng 151,1 154,0 198,9 217,9 262,2 241,4 258,1 228,6 189,7 155,1 117,9 104,4 2393,1
Trà My 112,0 145,0 187,7 169,0 213,8 188,2 209,4 197,1 160,2 118,2 73,6 61,4 1862,2

c. Chế độ ẩm
Độ ẩm không khí có quan hệ chặt chẽ với nhiệt độ không khí và lượng mưa.
Vào các tháng mùa mưa độ ẩm không khí vùng đồng bằng ven biển có thể đạt 85 ÷
Tạ Thị Mai Hương

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật


23
88%, vùng núi có thể đạt 90 ÷ 95%. Các tháng mùa khô vùng đồng bằng ven biển
chỉ còn dưới mức 80%, vùng núi còn 80 ÷ 85%. Độ ẩm không khí vào những ngày
thấp nhất có thể xuống tới mức 20 ÷ 30%.
Bảng 2-4. Độ ẩm trung bình quân tháng trung bình nhiều năm.
Đơn vị:%
Trạm


I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm

Đà Nẵng 84

84


84

83

79

77

76

77

82

84

84

85

82

Trà My

87

85

84


84

84

84

84

88

91

93

92

87

89

d. Bốc hơi
Khả năng bốc hơi phụ thuộc vào yếu tố khí hậu: nhiệt độ không khí, nắng,
gió, độ ẩm... Khả năng bốc hơi vùng nghiên cứu khoảng 680 ÷ 1040mm, vùng núi
bốc hơi ít khoảng 680 ÷ 800mm, vùng đồng bằng ven biển bốc hơi nhiều hơn
khoảng 880 ÷ 1.050mm.
Bảng 2-5. Lượng bốc hơi bình quân tháng trung bình nhiều năm.
Đơn vị: mm
Trạm


I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm

Đà Nẵng 69,1 65,3 79,0 85,1 104,3 114,0 124,3 112,5 84,3 71,6 65,4 62,0 1036,7
Trà My 41,4 49,1 69,5 80,5 75,9 71,0 71,3

70,2


50,6 38,6 28,2

27,3

674,3

e. Gió - bão
Vùng nghiên cứu chịu ảnh hưởng của các hướng gió thổi tới: từ tháng V đến
tháng IX hướng Đông Nam và Tây Nam, từ tháng X đến tháng IV hướng Đông và
Đông Bắc, vùng đồng bằng ven biển tốc độ gió lớn hơn vùng miền núi.
Tốc độ gió bình quân hàng năm vùng núi đạt 0,7 ÷ 1,3 m/s, trong khi đó
vùng đồng bằng ven biển đạt 1,3 ÷ 1,6 m/s. Tốc độ gió lớn nhất đã quan trắc được ở
Trà My mùa hạ đạt 34 m/s trong mùa mưa đạt 25 m/s. Vùng đồng bằng ven biển gió
thường mạnh hơn và đạt 40 m/s như ở Đà Nẵng.
Bão thường xuất hiện từ biển Đông , do tác dụng chắn gió của các đỉnh núi
cao và dãy Trường Sơn làm cho tốc độ gió và tốc độ di chuyển của bão bị chậm lại ,
Tạ Thị Mai Hương

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật


24
bão trở thành vùng áp thấp gây gió mạnh và mưa lớn t ạo nên lũ lụt vùng hạ du các
sông hoặc hình thành lũ quét vùng thượng du.

Trạm
Đà
Nẵng


Trà
My

Bảng 2-6. Tốc độ gió bình quân và lớn nhất, hướng các vị trí
Đơn vị: m/s
I

II

III IV

V

VI

VII VIII

IX

X

XI

XII Năm

BQ

1,5

1,6 1,8 1,7 1,6 1,3


1,2

1,2

1,4

1,7

2,0

1,5

max

16

17

24

31

40

16

N

NE


17 18

hướng NNW NNE N

N

25

20

18

16

N

N

SW

N

NNW NNW

BQ

0,7

0,9 1,0 0,9 0,8 0,7


0,6

0,6

0,6

0,7

0,6

0,5

max

10

10

15

14

15

17

25

10


S

NE

NE

NE

hướng NE

13 16

34

17

NE NE SW NW SW WSW NW

1,6

0,7

f. Chế độ mưa
 Mùa mưa
Dãy Trường Sơn là vai trò chính đóng góp cho việc làm lệch pha mùa mưa
của các tỉnh Trung Trung Bộ trong đó có tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng so
với mùa mưa cả nước.
Về mùa hạ, trong khi mùa mưa đang diễn ra trong phạm vi cả nước thì các
tỉnh Trung Bộ do hiệu ứng phơn phía sườn khuất gió (phía Đông Trường Sơn) đang

là mùa khô kéo dài với những ngày thời tiết khô nóng, đặc biệt ở vùng đồng bằng
ven biển và các thung lũng dưới thấp. Bên cạnh đó vùng núi phía Tây có dịu mát
hơn do ảnh hưởng một phần mùa mưa của Tây Nguyên. Thời kỳ cuối mùa hạ đầu
mùa đông gió mùa Đông Bắc đối lập với hướng núi, kèm theo là những nhiễu động
như: fron cực đới, xoáy thấp, bão và hội tụ nhiệt đới cuối mùa đã thiết lập mùa mưa
ở Quảng Nam, Đà Nẵng và các tỉnh, thành phố ven biển Trung Trung Bộ.
Mùa nhiều mưa ở Quảng Nam, Đà Nẵng từ tháng IX đến tháng XII, mùa ít
mưa từ tháng I đến tháng VIII. Riêng tháng V và tháng VI xuất hiện đỉnh mưa phụ,
càng về phía Tây của vùng nghiên cứu đỉnh mưa phụ càng rõ nét hơn, hình thành
thời kỳ tiểu mãn trên lưu vực sông Bung.
Thành phần lượng mưa trong mùa nhiều mưa chiếm 65 ÷ 80% lượng mưa cả
năm, thành phần lượng mưa trong mùa ít mưa chỉ chiếm 20 ÷ 35% lượng mưa cả
Tạ Thị Mai Hương

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật


25
năm. Tuy nhiên thời kỳ mưa lớn nhất vùng nghiên cứu thường tập trung vào 2 tháng
là tháng X và tháng XI, thành phần lượng mưa trong 2 tháng này chiếm 40 ÷ 50%
lượng mưa cả năm. Ở Quảng Nam, Đà Nẵng các tháng mùa nhiều mưa, mùa ít mưa
cũng như 2 tháng mưa nhiều là tháng X và tháng XI nói chung là đồng nhất trên
toàn vùng nghiên cứu, vì vậy lũ lớn thường xuất hiện trong 2 tháng mưa nhiều mưa
lớn này.
Thời kỳ ít mưa nhất trong vùng nghiên cứu thường tập trung vào 3 tháng, từ
tháng II đến tháng IV lượng mưa trong 3 tháng này chỉ chiếm khoảng 3 ÷ 5% lượng
mưa cả năm.
Lượng mưa hàng năm vùng nghiên cứu từ 2.000 ÷ 4.000mm và phân bố như
sau: Từ 3.000 ÷ 4.000mm ở vùng núi cao như Trà My. Từ 2.500 ÷ 3.000mm ở vùng
núi trung bình Nông Sơn. Từ 2.000 ÷ 2.500mm ở vùng núi thấp và đồng bằng ven

biển: Hội Khách, Ái Nghĩa, Giao Thuỷ, Hội An, Đà Nẵng... Vùng nghiên cứu thời
điểm bắt đầu mùa mưa không đồng nhất: Vùng núi mùa mưa đến sớm hơn (do ảnh
hưởng mùa mưa Tây Trường Sơn) và chậm dần về phía đồng bằng ven biển. Tuy
nhiên thời kỳ mưa lớn nhất trên toàn vùng thường tập trung vào 2 tháng X và XI.
Bảng 2-7. Lượng mưa bình quân năm, mùa các trạm

Trạm

Đơn vị: mm

Tháng
1

2

3

4

5

6

7

8

9

10


11

12

Năm

Đà Nẵng

81,1

25,2 23,6

31,7

86,3

91,3

84,4

126,2 324,1 636,7 418,1 212,6

2141

Ái Nghĩa

61,6

29,5 10,9


43,9

148,5 129,8

92,6

158,6 289,6 649,4 458,6 190,1

2241

Câu Lâu

65,6

24,9 19,4

32,0

82,8

92,7

72,3

134,3 273,2 589,9 437,9 196,3

2021

Giao Thủy


70,5

33,4 22,1

48,4

133,6 136,1

98,8

155,6 289,3 665,8 488,9 213,8

2356

Hội An

72,6

33,4 20,4

33,1

84,4

59,8

121,9 314,7 596,6 478,6 245,7

2148


Hội Khách

46,9

24,8 27,6

85,3

213,9 178,2 144,4 171,9 293,3 482,9 389,9 126,4

2185

Nông Sơn

62,3

36,4 34,3

88,5

222,0 202,0 156,4 190,7 332,4 705,2 593,6 274,2

2898

Thành Mỹ

33,3

19,2 34,0


86,9

245,5 210,5 144,3 195,7 286,1 512,5 341,9 104,9

2215

128,7 72,4 62,7 100,6 274,1 221,1 168,8 211,8 382,9 952,2 950,0 490,4

4016

19,6

2019

Trà My
Hiên

17,0 35,7

Tạ Thị Mai Hương

91,5

86,4

204,9 174,3 127,4 161,9 293,4 479,7 315,2

98,1


Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật


×