Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

“Nghiên cứu chọn tuyến và mặt cắt đê biển hợp lý cho vùng biển lùi Bình Minh Huyện Kim Sơn – Tỉnh Ninh Bình”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 101 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, với sự phát triển
của khoa học kĩ thuật và công nghệ cho phép con người khai thác và mở rộng các
hoạt động vùng ven biển. Trước sức ép ngày càng gia tăng của dân số và nhu cầu tài
nguyên thiên nhiên phục vụ cho cuộc sống, việc lấn biển đã trở thành chiến lược lâu
dài của nước ta và nhiều nước trên thế giới.
Việt Nam là quốc gia có vùng biển rộng, khoảng 1 triệu km2 và đường bờ
biển rất dài, khoảng 3260 km. Có 29 tỉnh và thành phố tiếp giáp với biển, vùng ven
biển Việt Nam dân số khoảng 41 triệu người (Chiếm 1/2 dân số của cả nước 2003). Với sự phát triển của một quốc gia, một dân tộc, đê biển Việt Nam được
hình thành khá sớm (sau khi đã hình thành hệ thống đê sông) và được phát triển
cùng với sự phát triển của đất nước.
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam và tầm nhìn đến năm 2020 là
phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển; làm giàu từ biển, phát triển
toàn diện các ngành, nghề biển gắn với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ
phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn. Là một tỉnh ven biển
thì Kim Sơn cũng không nằm ngoài chiến lược phát triển đó.
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ về công nghiệp, du lịch, việc chuyển
đổi cơ cấu sản xuất (tăng nuôi trồng thuỷ, hải sản) và khôi phục các làng nghề
truyền thống, thì tuyến đê biển có tầm quan trọng lớn như: Ngăn lũ, kiểm soát mặn
bảo đảm an toàn dân sinh, kinh tế cho vùng đê bảo vệ, đồng thời kết hợp là tuyến
đường giao thông ven biển phục vụ phát triển kinh tế, du lịch, an ninh quốc phòng.
Hệ thống đê biển cần phải được bảo vệ trước nguy cơ bị xuống cấp, phá vỡ, đồng
thời tiếp tục cải tạo, củng cố thêm một bước để nâng cao năng lực phòng, chống
thiên tai nhằm tạo tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo phát triển bền vững
khu vực ven biển.
Kim Sơn là huyện nằm ở cực nam của tỉnh Ninh Bình và miền Bắc, phía
đông giáp sông Đáy, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định; phía tây nam giáp sông



2
Càn, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá; phía bắc và tây bắc giáp huyện Yên Khánh
và Yên Mô; phía nam giáp biển với chiều dài bờ biển gần 18km. Trung tâm huyện
là thị trấn Phát Diệm cách thành phố Ninh Bình 27 km.
Do đặc điểm vùng biển Ninh Bình là biển thoái, tốc độ bồi lắng hàng năm
khá lớn (bồi xa 80÷100 m, bồi cao 6 ÷ 8 cm/năm) cho nên địa hình vùng bãi này
hàng năm đều có sự thay đổi và ngày một phình to ra phía biển. Dòng chảy do sóng
gây ra vận chuyển bùn cát dọc bờ theo hướng từ cửa Đáy sang cửa Càn với lượng
vận chuyển khoảng 1 triệu m3/năm, lượng bùn cát này được bù dắp từ lượng bùn
cát trong sông đổ ra và roi cát phía bờ biển Nghĩa Hưng – Nam Định cung cấp.
Hiện tại đoạn bờ khá ổn định và vẫn tiếp tục được bồi đắp.
Hiện nay chúng ta đã có 14TCN- 130-2002 về Hướng dẫn thiết kế đê biển.
Đây là văn bản kỹ thuật quan trọng trong quy hoạch và thiết kế xây dựng đê biển.
Ngoài ra chương trình đê biển và công trình thủy lợi vùng cửa sông ven biển đã
thực hiện nghiên cứu, soạn thảo hướng dẫn mới thay thế cho hướng dẫn này. Ngày
08/01/2010 Bộ NN&PTNT đã ra quyết định số số 57/QĐ-BNN-KHCN ban hành:
“Tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho chương trình củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê
biển”.
Trong khi áp dụng tiêu chuẩn này vấn đề chọn cấp đê, tuyến đê cần căn cứ
trên cơ sở tiêu chuẩn an toàn và các yếu tố khác. Khu vực bãi bồi Kim Sơn là vị trí
phòng thủ chiến lược của huyện Kim Sơn nói chung và tỉnh Ninh Bình nói riêng.
Mặt khác đây cũng là khu vực phát triển kinh tế quan trọng của tỉnh (khu kinh tế
kiểu mẫu đã được xây dựng tại khu vực phía cửa Đáy) và trong tương lai không xa
cùng với sự phát triển thì khu vực này sẽ tập trung nhiều dân cư do đó bờ biển tại
đây cần được bảo vệ để phục vụ các mục đích trên.
Do đó, đề tài “Nghiên cứu chọn tuyến và mặt cắt đê biển hợp lý cho vùng
biển lùi Bình Minh - Huyện Kim Sơn – Tỉnh Ninh Bình” là rất cấp bách, thiết thực
cho giai đoạn hiện nay, cũng như sự phát triển lâu dài trong tương lai.
2. Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu đề xuất ra tuyến đê biển hợp lý;


3
- Nghiên cứu đề xuất ra các mặt cắt đê biển;
- Tính toán ổn định của đê ứng với mặt cắt đã đề xuất;
- Lựa chọn tuyến và mặt cắt đê biển hợp lý nhất để đảm bảo đê biển ổn định
nhất dưới tác dụng của sóng leo và của bão lũ.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập các tài liệu, dự án, các công trình bảo vệ bờ, các hệ thống đê được
xây dựng trước đó và các số liệu địa chất, thủy hải văn để phục vụ cho việc phân
tích, tính toán, xác định tuyến đê biển hợp lý.
- Ứng dụng lý thuyết mới và các phần mềm tính toán (phần mềm Geo-Slope)
để tính toán ổn định đê biển.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu: Tuyến và mặt cắt đê biển hợp lý nhất để đảm bảo đê

biển ổn định nhất dưới tác dụng của sóng leo và của bão lũ.


Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống đê biển Bình Minh từ cửa sông Đáy đến cửa

sông Càn thuộc hệ thống đê biển huyên Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.


4

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ĐÊ, KÈ BIỂN
1.1. Tổng quan chung về đê, kè biển
1.1.1. Nhiệm vụ và chức năng của đê, kè biển
Đê biển là loại công trình chống ngập do thuỷ triều và nước dâng đối với khu
dân cư, khu kinh tế và vùng khai hoang lấn biển.
Kè biển là loại công trình gia cố bờ trực tiếp chống sự phá hoại trực tiếp của hai
yếu tố chính là tác dụng của sóng gió và tác dụng của dòng ven bờ. Dòng này có thể
mang bùn cát bồi đắp cho bờ hay làm xói chân mái dốc dẫn đến làm sạt lở bờ.
1.1.2. Yêu cầu về cấu tạo đê, kè biển
Do tác dụng của sóng gió, giới hạn trên của kè phải xét đến tổ hợp bất lợi của
sóng gió và thủy triều, trong đó kể cả độ dâng cao mực nước do gió bão. Với các đoạn
bờ biển không có sự che chắn của hải đảo và rừng cây ngập mặn, sóng biển dội vào bờ
thường có xung lực rất lớn, mực độ phá hoại mạnh, nên kết cấu kè biển thường phải rất
kiên cố, và tiêu tốn nhiều vật liệu.
Với các đoạn bờ biển chịu tác dụng của dòng ven có tính xâm thực (làm xói
chân bờ) thì giới hạn dưới của chân kè phải đặt ở phạm vị mà ở đó bờ biển không còn
khả năng bị xâm thực (được xác định từ tài liệu quan trắc và tính toán dòng ven).
Ngoài ra, các công trình bảo vệ bờ biển được xây dựng trong môi trường nước
mặn nên cần lựa chọn vật liệu thích hợp.
1.1.3. Đặc điểm của đê, kè biển Việt Nam
Việt Nam có đường bờ biển dài là thuận lợi trong việc phát triển kinh tế, nhưng
cũng là thách thức không nhỏ trong vấn đề đảm bảo an toàn dân sinh kinh tế khu vực
ven biển. Dọc theo ven biển hệ thống đê biển đã được hình thành với tổng chiều dài
1400km có quy mô khác nhau, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã
hội, tăng cường an ninh quốc phòng, bảo vệ hơn 60 vạn ha đất canh tác và gần 4 triệu
dân.
Đê biển ven biển Bắc Bộ một số nơi được đắp từ thời nhà Trần. Đê biển một số
tuyến các tỉnh bắc khu 4 cũ được hình thành từ những năm 1929 đến 1930, còn phần



5
lớn đê biển, đê cửa sông các tỉnh miền Trung được đắp trước và sau năm 1975. Sự phát
triển đê biển từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Kiên Giang gắn liền với quá trình khai thác
ruộng đất và phát triển nông nghiệp của dải đất ven biển từ Bà Rịa - Vũng Tàu tới Kiên
Giang, trước năm 1945 rất ít vì không có nhu cầu. Chỉ từ sau ngày giải phóng 1975 đến
nay mới phát triển, mạnh nhất là giai đoạn 1976-1986.
Các tuyến đê biển hình thành và được củng cố là do nhân dân tự bỏ sức đắp.
Đê biển nước ta là công trình bằng đất phần lớn mái được bảo vệ bằng cỏ.
Những đoạn đê biển chịu trực tiếp tác dụng của sóng được lát mái kè. Ở các tuyến đê
vùng cửa sông nhân dân trồng các loại cây sú vẹt chắn sóng bảo vệ đê.
1.2. Tình hình nghiên cứu đê biển ở Việt Nam
1.2.1. Những nghiên cứu về hình dạng kết cấu mặt cắt đê biển
Dựa vào đặc điểm hình học của mái đê phía biển, mặt cắt đê biển chia thành 3
loại chính là đê mái nghiêng, đê tường đứng và đê hỗn hợp (trên nghiêng dưới đứng
hoặc trên đứng dưới nghiêng). Việc chọn loại mặt cắt nào phải căn cứ vào điều kiện địa
hình, địa chất, thuỷ hải văn, vật liệu xây dựng, điều kiện thi công và yêu cầu sử dụng để
phân tích và quyết định.
Một số dạng mặt cắt đê biển cụ thể theo hình 1.1.

Hình 1.1: Các dạng mặt cắt ngang đê biển và phương án bố trí vật liệu


6
- Đê mái nghiêng bằng đất đồng chất: Đê mái nghiêng thường có dạng hình
thang có mái phía biển phổ biến m = 3,0 ÷ 5,0 và mái phía đồng phổ biến m = 2,0 ÷ 3,0
thân đê được đắp bằng đất. Kết cấu đê bằng đất đồng chất được sử dụng ở vùng có trữ
lượng đất đắp đủ để xây dựng công trình. Trong trường hợp đê thấp (chiều cao đê nhỏ
hơn 2m) có thể sử dụng hình thức mặt cắt như hình 1.1.a. Với những tuyến đê có điều
kiện địa chất kém, chiều cao đê lớn và chịu tác động lớn của sóng thì có thể bố trí cơ đê
hạ lưu và cơ giảm sóng thượng lưu như hình 1.1.b.

- Đê mái nghiêng bằng vật liệu hỗn hợp: Trường hợp ở địa phương trữ lượng
đất tốt không đủ để đắp đê đồng chất, nếu lấy đất từ xa về để đắp đê thì giá thành xây
dựng cao; trong khi đó nguồn vật liệu địa phương có tính thấm lớn lại rất phong phú,
đất có tính thấm lớn bố trí ở bên trong thân đê, đất có tính thấm nhỏ được bọc bên
ngoài như hình 1.1.c hoặc đá hộc bố trí thượng lưu để chống lại phá hoại của sóng, đất
đắp bố trí hạ lưu như hình 1.1.d.
- Đê tường đứng và mái nghiêng kết hợp: Tại vùng xây dựng tuyến đê có mỏ
đất nhưng trữ lượng không đủ để đắp bờ. Nếu dựng kết cấu dạng tường đứng thuần tuý
bằng đá xây hay bê tông, bê tông cốt thép thì xử lý ổn định, thấm phức tạp, tốn kém.
Hơn nữa, nhiều tuyến đê xây dựng không chỉ chống ngập lụt khi triều dâng mà cũng
kết hợp cho tàu thuyền khi neo đậu, vận chuyển hàng hoá, phía trong yêu cầu phải có
đường giao thông. Vì vậy trong thiết kế có thể sử dụng các hình thức kết cấu dạng
tường đá xây kết hợp thân đê đất như hình 1.1.e; tường bê tông và thân đê đất hình
1.1.f hoặc hỗn hợp thân đê đất, tường bê tông cốt thép và móng tường bằng đá không
phân loại như hình 1.1.g.
- Đê mái nghiêng gia cố bằng vải địa kỹ thuật: Nhiều trường hợp nơi xây dựng
không có đất tốt để đắp đê mà chỉ có đất tại chỗ mềm yếu (lực dính và góc ma sát trong
nhỏ, hệ số thấm nhỏ), nếu sử dụng vật liệu này để đắp đê theo công nghệ truyền thống
thì mặt cắt đê rất lớn, diện tích chiếm đất của đê lớn và thời gian thi công kéo dài do
phải chờ lún, điều này làm tăng giá thành công trình. Phương án xây dựng đê bê tông
hay bê tông cốt thép thường giá thành rất cao. Để giảm chi phí xây dựng, giảm diện


7
tích chiếm đất của đê, tăng nhanh thời gian thi công, có thể sử dụng vải địa kỹ thuật
làm cốt gia cố thân đê để khắc phục những vấn đề trên như hình 1.1.h.
1.2.2. Công nghệ chống sạt lở bờ biển, đê biển
Thông thường khi bờ biển bị xói lở thì có bốn lựa chọn để ứng phó với hiện
tượng xói lở trên đó là:
 Giải pháp “số không” hay là giải pháp “không làm gì”.

 Di dời và di chuyển đến nơi an toàn.
 Nuôi bãi nhân tạo và các giải pháp công trình “mềm” khác.
 Sử dụng các công trình “cứng”.
1.2.2.1. Không làm gì – di dời và dịch chuyển tới nơi an toàn.
Giải pháp dễ nhất và cũng là rẻ nhất khi gặp phải các diễn biến bất lợi ở bờ
biển là không làm gì cả và để mặc cho các diễn biến bất lợi tự phát triển. Không làm
gì khi xảy ra xói lở bờ biển là một lựa chọn mà không phải là lúc nào cũng thực
hiện được vì nhiều lý do về mặt chính trị, xã hội và anh ninh quốc phòng.
Giải pháp “không làm gì cả” thường phải kết hợp với giải pháp “di dời và
dịch chuyển đến nơi an toàn”. Khi di chuyển tới nơi an toàn, điều quan trọng là phải
thiết lập đường “tựa” ở ven bờ, để quy hoạch và bố trí dân cư, công trình ở vùng
ven biển. Đường “tựa” có tính chất như một hành lang an toàn đối với các diễn biến
bất lợi xảy ra ở bờ biển.
Thông thường giải pháp “không làm gì – di dời và dịch chuyển đến nơi an
toàn” được lựa chọn khi hậu quả xảy ra xói lở tại khu vực là không lớn so với việc
đầu tư vào các giải pháp bảo vệ.
1.2.2.2. Giải pháp bảo vệ mềm
Các giải pháp “mềm” được áp dụng bảo vệ bờ biển chủ yếu là các giải pháp
sau:
 Nuôi bãi nhân tạo.
 Trồng rừng ngập mặm bảo vệ bờ.
 Tiêu nước ngầm dưới bãi để giữ cát.
a. Giải pháp nuôi bãi nhân tạo


8
Giải pháp đơn giản nhất và cũng là tin cậy nhất theo nghĩa duy trì một bãi
biển đang bị xói lở có thể là giải pháp cung cấp bùn cát thiếu hụt trên bãi biển từ
một nguồn khác, hay còn gọi là giải pháp “nuôi bãi nhân tạo”.
Để thực hiện được theo giải pháp này thì một số vấn đề cần quan tâm là: các

hình thức nuôi bãi nào sẽ được sử dụng? Vật liệu nuôi bãi sẽ có kích thước bao
nhiêu? Cần bao nhiêu bùn cát để nuôi bãi? Và nguồn cung cấp bùn cát nuôi bãi ở
đâu?
Giải pháp “nuôi bãi nhân tạo” là giải pháp thực tế và có nhiều ưu điểm. Sau
khi nuôi bãi, bờ biển được tái tạo lại ngay. Đây cũng là giải pháp có ảnh hưởng ít
nhất tới các vùng lân cận và thường thì chi phí thường nhỏ hơn so với chi phí xây
dựng các công trình bảo vệ bờ khác. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp có tính tạm thời
và quá trình “nuôi bãi” phải tiến hành liên tục hoặc lặp lại theo chu kỳ.
b. Trồng rừng ngập mặn
Đây là giải pháp có tính “thân thiện” với môi trường nhất và sau khi rừng
ngập mặn đã phát triển thì nó có tác dụng hiệu quả và mang tính chất “bền vững” so
với giải hai giải pháp trên.
Tuy nhiên khó khăn của giải pháp trồng rừng ngập mặn là không phải bãi
biển nào cũng thực hiện được giải pháp này. Giải pháp này thường áp dụng cho các
bãi biển có độ dốc thoải, bùn cát mịn và có triều ra vào, đó là bãi biển ở các vùng
cửa sông. Bên cạnh đó việc trồng, chăm sóc thời gian đầu và bảo vệ rừng sau khi
rừng đã phát triển là khó khăn và nhiều phức tạp.
1.2.2.3. Giải pháp công trình – Giải pháp “cứng”
Tái định cư, di chuyển tới nơi an toàn để ứng phó với xói lở bờ biển không
phải lúc nào cũng là giải pháp khả thi, còn giải pháp “mềm” cũng có những hạn chế,
lúc đó giải pháp “cứng” dưới hình thức xây dựng các công trình bảo vệ bờ biển là
cần thiết. Giải pháp này phù hợp trong điều kiện việc đầu tư xây dựng các công
trình bảo vệ bờ có chi phí thấp hơn nguồn lợi thu được từ khu vực đó hoặc là những
vị trí có vai trò quan trọng về an ninh – quốc phòng, vùng đông dân cư.
Các công trình thông dụng bao gồm:


9
 Để biển – đê biển kết hợp kè bảo vệ.
 Đập mỏ hàn: Ngăn vận chuyển bùn cát dọc bờ và đẩy dòng chảy ven bờ ra xa

bờ.
 Đập phá sóng xa bờ: Tiêu tán năng lượng sóng khi sóng tiến vào bờ.
 Kết hợp các công trình trên.
1.3. Nhận xét chung
1.3.1. Đánh giá chung hiện trạng ổn định hệ thống đê biển nước ta
1.3.1.1. Đê biển từ Quảng Ninh đến Ninh Bình
Vùng ven biển đồng bằng từ Quảng Ninh đến Ninh Bình là nơi có địa hình
thấp trũng, đây là vùng biển có biên độ thuỷ triều cao (khoảng 4m) và nước dâng do
bão cũng rất lớn. Để bảo vệ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, các tuyến đê biển,
đê cửa sông ở khu vực này đã được hình thành từ rất sớm, các tuyến đê biển, đê cửa
sông cơ bản được khép kín. Tổng chiều dài các tuyến đê biển trên 430km.
Đê biển từ Quảng Ninh đến Ninh Bình có bề rộng mặt đê từ 3,0 ÷ 5,0m, mái
phía biển 3/1 ÷ 4/1, mái phía đồng 2/1 ÷ 3/1, cao độ đỉnh đê từ (+4,20m) ÷
(+5,00m), một số nơi sau khi được đầu tư bởi dự án PAM 5325 có cao độ đỉnh đê
(hoặc tường chắn sóng) có cao độ (+5,50m).
Sau khi được đầu tư khôi phục, nâng cấp thông qua dự án PAM 5325 và quá
trình tu bổ hàng năm, các tuyến đê biển nhìn chung đảm bảo chống được mức nước
triều cao tần suất 5% có gió bão cấp 9. Tuy nhiên, tổng chiều dài các tuyến đê biển
rất lớn, dự án PAM mới chỉ tập trung khôi phục, nâng cấp các đoạn đê xung yếu.
Mặt khác, do tác động thường xuyên của mưa, bão, sóng lớn nên đến nay hệ thống
đê biển từ Quảng Ninh đến Ninh Bình vẫn còn nhiều tồn tại:
- Cục bộ có đoạn chưa đảm bảo cao trình thiết kế (từ (+5,00m) ÷ (+5,50m)).
- Bãi biển ở một số tuyến đê liên tục bị bào mòn, hạ thấp gây sạt lở chân kè,
đe doạ trực tiếp đến an toàn của đê biển.
- Chiều rộng mặt đê còn nhỏ gây khó khăn cho việc giao thông cũng như
kiểm tra, ứng cứu đê.


10
- Mặt đê chưa được gia cố cứng hoá, về mùa mưa bão mặt đê thường bị sạt

lở, lầy lội.
- Mái phía biển nhiều nơi chưa được bảo vệ, vẫn thường xuyên có nguy cơ
sạt lở đe doạ đến an toàn của đê, đặc biệt là trong mùa mưa bão.
- Đất đắp đê chủ yếu là đất cát pha, có độ chua lớn, có tuyến được đắp chủ
yếu bằng cát phủ lớp đất thịt (đê biển Hải Hậu), hầu hết mái đê phía đồng chưa có
biện pháp bảo vệ, nên thường xuyên bị xói, sạt khi mưa, bão.
- Dải cây chắn sóng trước đê biển nhiều nơi chưa có, có nơi đã có nhưng do
công tác quản lý, bảo vệ còn bất cập nên bị phá hoại.
1.3.1.2. Đê biển từ Thanh Hoá đến Bình Thuận
Đê biển từ Thanh Hoá đến Bình Thuận có chiều dài 495,7km, dưới đê có trên
800 cống lớn nhỏ, gần 150km kè và trên 200km cây chắn sóng bảo vệ.
Đê biển từ Thanh Hoá đến Bình Thuận có nhiệm vụ: Ngăn mặn, giữ ngọt,
chống lũ tiểu mãn hoặc lũ sớm bảo vệ sản xuất ăn chắc 2 vụ đông xuân và hè thu,
đồng thời đảm bảo được tiêu thoát lũ chính vụ nhanh. Một số ít tuyến có nhiệm vụ
bảo vệ đồng muối hoặc nuôi trồng thủy sản v.v...
Đa số các tuyến đê biển từ Thanh Hoá đến Bình Thuận bảo vệ diện tích canh
tác dưới 3.000ha nhưng cũng có nhiều tuyến bảo vệ diện tích lớn hơn và dân cư
đông đúc như đê Quảng Xương thị xã Sầm Sơn (Thanh Hoá) cửa sông Mã bảo vệ
3.232ha và 34.183 dân, đê Quảng Trạch (Quảng Bình) cửa sông Gianh bảo vệ
3.900ha và 43.384 dân v.v...
1.3.1.3. Đê biển từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Kiên Giang
Về cao độ, mặt cắt: Đê biển từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Kiên Giang có sự
khác nhau về cao trình đỉnh đê giữa các tuyến. Có tuyến chỉ trên (+1.00m), nhưng
có tuyến (+4.00m) ÷ (+5.00m), có tuyến mặt đê chỉ rộng (1,5 ÷ 2,0) m, những cũng
có tuyến rộng (8,0 ÷ 10,0) m. Tuy nhiên, về tổng quan thì cao độ đê phía biển Đông
cao hơn đê phía biển Tây: Cao độ đê biển Đông từ (+1.80m) ÷ (+5.00m) như đê Gò
Công Đông (Tiền Giang), đê ở Bà Rịa - Vũng Tàu cao độ (+4.50m) ÷ (+5.00m).


11

Đê biển Tây thuộc tỉnh Cà Mau và Kiên Giang mặt đê rộng (1,5 ÷ 2,0) m đối
với các tuyến đê đất thịt và rộng (6,0 ÷ 10,0) m đối với tuyến đê kết hợp với đường
giao thông như đê huyện Ba Tri (Bến Tre), đê Gò Quao đi Rạch Giá (Kiên Giang)
v.v... Một số tuyến như đê Vĩnh Châu (Sóc Trăng), Cầu Ngang (Trà Vinh), Trần
Văn Thời, U Minh (Cà Mau) mặt đê rộng 5m.
Đê biển Nam Bộ từ 1976 đến nay có những ưu điểm như: Kỹ thuật đắp có
chắc chắn hơn, có kè đá thậm chí có kè bê tông phía biển để bảo vệ, có cống ngăn
mặn, giữ ngọt dưới đê.
Nhưng cũng có những mặt hạn chế:
- Phát triển theo từng địa phương, thiếu quy hoạch toàn diện, không có sự
thống nhất trên toàn tuyến.
- Thiếu một tầm nhìn lâu dài về sự khai thác dải đất mặn ven biển, hiện nay
đang gây mẫu thuẫn giữa trồng lúa và nuôi tôm.
- Nghiêm trọng nhất là tàn phá rừng ngập mặn bảo vệ đê phía ngoài để thay
vào đó những giải pháp bảo vệ cực kỳ tốn kém như cọc cừ bê tông, mái bê tông,
mái đá lát đủ loại sáng kiến nhưng vẫn không bảo vệ được đê.
Nhìn chung đê biển Nam Bộ còn nhỏ thấp, có nơi còn thấp hơn mực nước
triều cao nhất như đê Đông tỉnh Cà Mau.
- Về chất lượng đất thân đê: Đê được hình thành ở một vùng đồng bằng rộng
lớn nên chất đất dùng để đắp đê hoàn toàn theo chất đất của từng vùng châu thổ, có
rất nhiều loại: Đất thịt nhẹ, thịt nặng, cát pha, cát, sét, sét pha cát, sét pha bùn, bùn
nhão v.v...
Về nền đê: Nhiều tuyến của đầu Cà Mau nằm trên nền cát có thành phần bùn
lớn hơn 50% là loại nền đất yếu. Do đó sẽ gặp khó khăn khi xây dựng các công
trình kiên cố như các cống đập ngăn triều, thậm chí đắp đê cao có thể dẫn đến sập,
lún.
- Ngoài hình thức đê như trình bày ở trên, đối với vùng bờ bị xói địa phương
còn xây dựng kè, kết hợp với trồng cây chắn sóng đã giữ được ổn định cho các
tuyến đê này.



12
1.3.2. Những vấn đề còn tồn tại
1.3.2.1. Đê biển từ Quảng Ninh đến Ninh Bình
Có thể đánh giá hiện trạng về ổn định của đê biển tổng quát như sau:
- Đê biển chỉ ổn định trong điều kiện khí tượng hải văn ở mức bình thường;
mức nước triều trung bình đến cao, có gió cấp 8 trở xuống. Với điều kiện như vậy
đê biển không có các hư hỏng đáng kể. Trừ trường hợp đê biển ở vùng bãi biển xói
như đê Xuân Thuỷ, Hải Hậu (Nam Hà) khi gió mùa đông bắc cấp 6, 7 duy trì thời
gian dài gặp triều cường cũng làm cho đê kè bị hư hỏng nhiểu nơi.
- Đê mất ổn định trong điều kiện mức nước triều cao, có gió cấp 9 trở lên.
Các dạng hư hỏng trong trường hợp trên thường là:
+ Sạt sập mái đê phía biển ở những đoạn có mái đá lát hoặc mái cỏ dọc theo
tuyến đê, đặc biệt là các đoạn đê trực tiếp sóng gió và có độ dốc bãi lớn (i=0,002).
Có trường hợp mái sạt sập và sóng nước cuốn mất 1/2 ÷ 1/3 thân đê. Sạt sập mái đê
phía biển trong gió bão là hiện tượng phổ biến nhất về hư hỏng đê biển trong vùng
không chỉ đối với các tuyến đê chất lượng đất là cát mà ngay cả những tuyến đê có
lát kè bằng đá nhỏ bảo vệ mái như đê Xuân Thủy, Hải Hậu của tỉnh Nam Định v.v...
+ Sạt sập mái đê phía sông trên phạm vi dài dọc theo tuyến đê trực tiếp sóng
gió. Hiện tượng xảy ra khi đê làm việc trong trường hợp triều cường có gió bão trên
cấp 9 và nước dâng lớn. Sóng nước làm sập mái phía sông và các con sóng cao vượt
qua đỉnh đê đổ xuống mái đê phía đồng làm sạt sập cả mái phía đồng, hoặc nước
dâng đê phải chống tràn quyết liệt như đã xảy ra một số trên đê biển và đê cửa sông
thuộc các tỉnh Thái Bình, Nam Hà, Hải Phòng và Ninh Bình trong các cơn bão số 2
và số 4 năm 1996.
1.3.2.2. Đê biển từ Thanh Hoá đến Bình Thuận
- Đê biển từ Thanh Hoá đến Bình Thuận ổn định trong điều kiện khí tượng
hải văn bình thường. Với mực nước Triều trung bình đến cao khi có gió dưới cấp 7
và không có mưa lũ nội đồng.
- Đê biển miền trung hư hỏng nặng trong điều kiện sau:



13
1) Với mức triều trung bình đến cao gặp gió bão trên cấp 9, các dạng hư
hỏng thường gặp:
+ Sạt mái đê phía biển dọc theo tuyến đê, đặc biệt là các đoạn trực tiếp với
sóng gió.
+ Sạt mái đê phía biển và cả phía đồng trong trường hợp sóng leo đổ vào mái
đê ở mức cao.
2) Với mức triều trung bình đến thấp trong bão với mưa lũ lớn, các dạng hư
hỏng của đê trong trường hợp này là:
+ Sạt mái đê phía biển do sóng cao hoặc chủ yếu do nước lũ tràn qua đỉnh đê
vì tràn và cống không đủ khẩu diện tiêu thoát nước lũ.
+ Vỡ nhiều đoạn hoặc đứt cả tuyến do nước lũ tràn qua đê từ phía đồng ra
phía biển.
Các dạng hư hỏng loại 1 không phổ biến, hai dạng hư hỏng loại 2 là phổ biến
đối với đê biển trong vùng.
1.3.2.3. Đê biển từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Kiên Giang
Nhìn chung đê biển trong vùng là ổn định do các nguyên nhân sau đây:
- Hiếm có các điều kiện khí tượng hải văn bất lợi như bão mạnh và có nước
dâng cao.
- Chất đất đắp đê tuy có nhiều chủng loại khác nhau nhưng nhiều tuyến có
thành phần đất thịt, đất sét cao, chịu đựng được với tác dụng thường xuyên sóng gió
dưới cấp 5, 6.
- Nhiều tuyến có cây chắn sóng bảo vệ như cây mắm, chà là, cây dừa nước
v.v... dọc cả tuyến và rộng 200 ÷ 400m như đê biển Vũng Tàu, Côn Đảo, Gò Công,
Sóc Trăng, Bến Tre, Cà Mau, Kiên Giang. Tình trạng rất lo ngại hiện nay là các
rừng cây này đang bị phá huỷ dần do việc phát triển đắp đê bao nuôi tôm, cua…
1.4. Kết luận chương
Đê biển nước ta hầu hết được đắp bằng đất, mái đê được bảo vệ bằng cỏ.

Nhiều tuyến đê quan trọng đã được nâng cấp, gia cố có khả năng chống với mức
triều và sức gió bão cao. Tuy nhiên còn nhiều nơi mặt cắt và tuyến chưa đảm bảo


14
yêu cầu, đê rất dễ bị mất ổn định và hư hỏng khi gặp điều kiện khí tượng đặc biệt
như triều cao gặp gió bão, gió mùa. Vấn đề nghiên cứu về tuyến và mặt cắt hợp lý
cho đê biển là rất quan trọng. Có rất nhiều hình dạng kết cấu mặt cắt đê biển khác
nhau. Việc lựa chọn loại mặt cắt nào phải căn cứ vào điều kiện địa hình, địa chất,
thuỷ hải văn, vật liệu xây dựng, điều kiện thi công và và yêu cầu sử dụng để phân
tích và quyết định.


15

CHƯƠNG 2
NGHIÊN CỨU TUYẾN VÀ MẶT CẮT HỢP LÝ CỦA ĐÊ, KÈ BIỂN
2.1. Đặt vấn đề
Đê, kè biển, đê cửa sông và các công trình trên đê là tổ hợp cơ sở hạ tầng bảo
vệ an toàn cho dân cư và các hoạt động kinh tế xã hội vùng ven biển phía sau đê.
Trên thế giới và ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về đê, kè biển.
Song đa số những nghiên cứu này nếu không mang tính chất rất chung thì lại là cục
bộ một đoạn đê nào đó. Làm cho hệ thống đê, kè biển thiếu sự phù hợp với điều
kiện từng vùng hoặc thiếu sự đồng bộ của hệ thống. Bên cạnh đó, theo kịch bản
biến đổi khí hậu, nước biển dâng thì vào giữa thế kỷ 21 mực nước biển có thể dâng
thêm 28 đến 33cm và đến cuối thế kỷ 21 mực nước biển dâng thêm từ 65 đến
100cm so với thời kỳ 1980 – 1999 (TS. Phạm Khôi Nguyên, Bộ Tài nguyên và Môi
trường, Báo cáo “Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng”).
Như vậy, vấn đề đặt ra là lựa chọn giải pháp cho hệ thống đê kè biển phù hợp
với điều kiện tự nhiên, quy hoạch, phát triển kinh kế, an ninh quốc phòng,... của

từng vùng và có khả năng ứng phó với diễn biến nước biển dâng do biến đổi khí hậu
toàn cầu. Trong thiết kế rất nhiều phương án được đưa ra. Vậy dựa vào đâu để lựa
chọn phương án tuyến và mặt cắt hợp lý nhất chính là nội dung mà tác giả hướng
tới trong phần này.
2.2. Yêu cầu tuyến và mặt cắt hợp lý
Qua tổng hợp và nghiên cứu vai trò của các tuyến đê biển đối với quy hoạch,
phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của từng vùng có tuyến đê đi qua, kết
hợp với kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên đến việc thay đổi
các yếu tố mặt cắt ngang đê biển. Đồng thời đối chiếu với các tiêu chuẩn ngành, tác
giả đề xuất các yêu cầu về mặt cắt hợp lý cho đê, kè biển bao gồm các vấn đề sau.
2.2.1. Yêu cầu kỹ thuật
Đảm bảo chống lũ và ứng phó được với tình hình nước biển dâng do biến đổi
khí hậu toàn cầu là yêu cầu quan trong nhất đối với đê, kè biển. Muốn vậy, hệ thống
đê, kè biển phải được nghiên cứu phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng.


16
Mỗi tuyến đê phải thể hiện được sự phù hợp với điều kiện tự nhiên và nhiệm vụ
thiết kế trong các yếu tố sau:
1). Tuyến;
2). Kết cấu mặt cắt ngang;
3). Các bộ phận bảo vệ;
4). Kỹ thuật thi công công trình;
5). Quy trình quản lý vận hành và bảo dưỡng sửa chữa.
2.2.2. Yêu cầu về quốc phòng an ninh
Biển Đông là khu vực nhạy cảm đối với vấn đề bảo vệ an ninh quốc phòng.
Đê biển trên các khu vực này phải đảm bảo có thể bảo vệ được bờ biển khi có yêu
cầu an ninh quốc phòng. Đồng thời, tuyến đê biển còn là tuyến giao thông quan
trọng trong việc giữ liên lạc thông suốt giữa đất liền với các vùng hải đảo và là nơi
bố trí chốt của các đơn vị làm nhiệm vụ tuần tra canh gác, bảo vệ tổ quốc.

2.2.3. Yêu cầu lợi dụng đa mục tiêu
Theo chiến lược biển Việt Nam tới năm 2020 và tầm nhìn 2030 thì biển và
vùng ven biển trở thành khu vực quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã
hội của đất nước. Theo đó đến năm 2020 thu nhập từ biển sẽ đóng góp khoảng
53%÷ 55% GDP, 55% ÷ 60% kim ngạch xuất khẩu của đất nước. Do vậy cần
nghiên cứu để hệ thống đê biển có thể góp phần phát triển chiến lược này. Muốn
vậy, hệ thống đê, kè biển phải đảm bảo lợi dụng đa mục tiêu phục vụ cho giao thông
ven biển; khai thác dầu khí, khoáng sản; du lịch biển; nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra,
hệ thống đê, kè biển khu vực có lũ tràn qua còn phải đảm bảo khả năng tiêu thoát
nước phía trong đồng do lũ từ thượng nguồn các con sông đổ về; ngăn mặn, giữ
ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp; bảo vệ chống xâm thực của biển; mở rộng diện
tích bãi để phát triển kinh tế biển và phòng chống thiên tai.
2.2.4. Yêu cầu về kinh tế
Nghiên cứu lựa chọn giải pháp hợp lý cho đê, kè biển, ngoài việc đảm bảo
những yêu cầu về kỹ thuật, lợi dụng đa mục tiêu, quốc phòng an ninh như trên thì
yêu cầu về tính kinh tế cũng cần được chú ý đến.


17
- Kinh phí xây dựng ít nhất.
- Phát huy tốt nhất hiệu quả của lợi dụng đa mục tiêu của hệ thống.
- Chi phí cho quản lý khai thác vận hành là ít nhất.
Khi nghiên cứu phải chú ý lựa chọn tối ưu cho hệ thống đê, kè biển để có thể
tổng hòa đáp ứng được các yêu cầu trên.
2.3. Tiêu chí để đánh giá tính hợp lý
Muốn bảo đảm các yêu cầu trên, khi thiết kế phải đưa ra nhiều phương án
cho mặt cắt đê, kè biển rồi lựa chọn phương án tối ưu nhất. Để thuận tiện trong việc
lựa chọn mặt cắt hợp lý, tác giả nghiên cứu, đề xuất bộ tiêu chí để đánh giá tính hợp
lý của mặt cắt ngang đê, kè biển.
2.3.1. Đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật

2.3.1.1. Yêu cầu về tuyến
- Đáp ứng được quy hoạch giao thông phát triển kinh tế - xã hội và bố trí dân
cư vùng ven biển;
- Tận dụng các tuyến đã có để giảm chi phí xây dựng;
- Bảo đảm thuận lợi cho tiêu thoát lũ bao gồm cả lũ từ biển;
- Tuyến đê ngắn, thuận tiện trong quản lý, vận hành khai thác và tu sửa;
- Tuyến đê đi qua vùng có địa chất nền tốt để giảm khối lượng xử lý nền;
- Tận dụng bãi trước để giảm tác dụng bất lợi của sóng, dòng chảy tới đê;
- Thuận lợi cho việc bố trí thi công theo phương án tối ưu về công nghệ thi
công.
2.3.1.2. Các thông số kỹ thuật cần thoả mãn
* Tiêu chuẩn an toàn:
- Tính toán với chu kỳ lặp lại theo tiêu chuẩn thiết kế tương ứng cấp công
trình.
- Ứng phó được với tình hình nước biển dâng đến năm 2100.
* Các yêu cầu kỹ thuật khác:
- Tận dụng vật liệu có sẵn ở địa phương;
- Công nghệ thi công phù hợp với điều kiện vùng xây dựng;


18
- Đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp cho địa phương từng vùng;
- Bố trí kết cấu mặt cắt ngang bảo đảm: Cao trình đỉnh đê đủ cao để ngăn
nước dâng và sóng biển tràn vào đồng; ổn định về thấm (không gây xói ngầm); độ
cao phòng lún (đạt 20%); ổn định về sạt trượt ([K] < Kmin < 1,5[K]).
- Quản lý vận hành khai thác thuận lợi, thường xuyên chủ động với các sự cố
có thể xảy ra trong quá trình vận hành khai thác: Có bố trí thiết bị, công trình quan
trắc thường xuyên và lập sổ ghi chép, tính toán định kỳ trong quá trình quản lý vận
hành khai thác; có kế hoạch cụ thể về tu bổ, nâng cấp để chủ động trong việc chống
lũ; đề xuất phương án vận hành cụ thể cho trường hợp công trình làm việc điều kiện

vượt quá các chỉ tiêu thiết kế.
2.3.2. Đảm bảo các yêu cầu phục vụ an ninh quốc phòng
- Kết cấu đê có thể đáp ứng được tải trọng xe quy định chạy trên đê.
- Chiều rộng mặt đê bảo đảm hai làn xe chạy theo hai chiều: B ≥ 8m.
- Bố trí được chốt gác.
- Bố trí đoạn đê đặc biệt đáp ứng yêu cầu các hoạt động quân sự khi cần
thiết.
2.3.3. Thuận lợi trong việc lợi dụng đa mục tiêu và đạt hiệu quả kinh tế
- Đề xuất nhiều phương án kỹ thuật, tính toán các chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật
để so sánh lựa chọn tối ưu nhất.
- Bảo đảm tính thẩm mỹ cho công trình có kết hợp giao thông, phát triển du
lịch và dịch vụ.
- Kết hợp quy hoạch các nhiệm vụ phát triển kinh tế hợp lý.
- Xây dựng các công trình phụ trợ hợp lý, lợi dụng được các công trình sẵn
có trong khu vực để khai thác lợi dụng đa mục tiêu.
- Có bố trí hệ thống chiếu sáng trên các tuyến đê kết hợp với giao thông.
- Mặt đê làm bằng vật liệu không trơn trượt, ma sát không quá lớn, không
gây nguy hiểm cho độ bền của các phương tiện tham gia giao thông.
- Bề rộng mặt đê B = (5 ÷ 7)m.


19
2.4. Các dạng tuyến và mặt cắt hợp lý
2.4.1. Các quan điểm phân loại đê
2.4.1.1. Phân loại theo tuyến
- Đê quai lấn biển: Là tuyến đê bảo vệ vùng đất lấn biển. Đê có thể được đắp
qua vùng đất lộ ra ở mức nước biển trung bình hoặc ở các vùng bãi có cao độ thấp
hơn, sau đó dùng các biện pháp kỹ thuật xúc tiến quá trình bồi lắng cho vùng bãi
trong đê sau khi quai để đạt mục tiêu khai thác.
- Tuyến đê vùng bãi biển xói (Biển lấn): Đối với vùng bãi biển bị xói, tuyến

đê thường bị phá hoại do tác động trực tiếp của sóng vào thân, mái đê phía biển gây
sụt sạt.
- Tuyến đê vùng cửa sông: Đê vùng cửa sông là đê nối tiếp giữa đê sông và
đê biển, chịu ảnh hưởng tổng hợp của yếu tố sông và biển.
2.4.1.1. Phân loại theo mặt cắt
Dựa vào đặc điểm hình dạng hình học của đê phía biển, mặt cắt đê biển có
thể chia thành ba loại: Đê mái nghiêng, đê tường đứng và đê hỗn hợp.
Đê tường đứng được sử dụng thích hợp hơn khi tuyến đê nằm ngoài dải sóng
vỡ, chủ yếu chịu tác dụng của sóng đứng, hoặc ở vùng có độ sâu không lớn, sóng
nhỏ. Đê mái nghiêng được sử dụng thích hợp hơn khi tuyến đê nằm gần dải sóng
vỡ, tác dụng của sóng lớn.
Đối với tuyến đê biển nước ta hiện nay phổ biển nhất là đê biển mái nghiêng,
2.4.2. Các yếu tố cần xem xét khi lựa chọn giải pháp cho tuyến và mặt cắt
đê biển
2.4.2.1. Đối với tuyến
* Đê quai lấn biển:
-Tuyến đê quai phải thống nhất với quy hoạch hệ thống kênh mương thuỷ
lợi, hệ thống đê ngăn và cống thoát nước trong khu vực được đê bảo vệ, hệ thống
giao thông phục vụ thi công và khai thác…
- Tuyến đê quai phải xác định trên cơ sở kết quả nghiên cứu về quy luật bồi
trong vùng quai đê và các yếu tố ảnh hưởng khác như điều kiện thuỷ động lực ở


20
vùng nối tiếp, sóng, dòng bùn cát ven bờ, sự mất cân bằng tải cát ở vùng lân cận, dự
báo xu thế phát triển của vùng bãi trong tương lai.
- Tuyến đê quai phải thuận lợi trong thi công, đặc biệt là công tác hạp long
đê, tiêu thoát úng, bồi đắp đất mới quai, cải tạo thổ nhưỡng (thau chua, rửa mặn), cơ
cấu cây trồng, quy trình khai thác và bảo vệ môi trường.
* Tuyến đê vùng bãi biển xói:

- Cần nghiên cứu kỹ xu thế diễn biến của đường bờ, cơ chế và nguyên nhân
hiện tượng xói bãi, các yếu tố ảnh hưởng khác để quyết định phương án tuyến thích
hợp.
- Xem xét phương án tuyến đê cần gắn liền với các biện pháp chống xói, gây
bồi, ổn định bãi trước đê.
- Khi chưa có bịên pháp khống chế được hiện tượng biển lấn thì tuyến đê
phải có quy mô và vị trí thích hợp, ngoài tuyến đê chính cần xem xét để bố trí thêm
tuyến đê dự phòng kết hợp với các bịên pháp phi công trình để giảm tổn thất khi
tuyến đê chính bị phá hoại.
* Tuyến đê vùng cửa sông:
- Tuyến đê cửa sông cần đảm bảo thoát lũ và an toàn dưới tác dụng của các
yếu tố ảnh hưởng của sông và biển.
- Đối với cửa sông tam giác châu có nhiều nhánh, cần phân tích diễn biến
của từng nhánh để có thể quy hoạch tuyến đê có lợi nhất cho việc thoát lũ.
- Đối với cửa sông hình phễu, cần khống chế dạng đường cong của tuyến đê
(qua tính toán hoặc thực nghiệm) để không gây ra hiện tượng sóng dồn, làm tăng
chiều cao sóng, gây nguy hiểm cho bờ sông.
2.4.2.1. Đối với mặt cắt
Việc lựa chọn loại mặt cắt phù hợp với một tuyến đê biển cụ thể cần căn cứ
vào các điều kiện:
- Điều kiện tự nhiên bao gồm địa hình, địa mạo và địa chất khu vực.


21
- Điều kiện thuỷ động lực như sóng, gió, mực nước, dòng chảy xảy ra ở mỗi
khu vực và tương tác giữa các nhân tố tự nhiên với các nhân tố thuỷ động lực gây ra
các kiểu đường bờ khác nhau.
- Các tham số của công trình đê.
- Điều kiện kinh tế xã hội và mức độ rủi ro.
2.4.3. Kết luận chương

Trong thiết kế đê, kè biển thường có nhiều phương án. Để lựa chọn, thông
thường người thiết kế đối chiếu với các tiêu chuẩn thiết kế và tính toán kinh tế để
lựa chọn phương án tối ưu nhất. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn, quy phạm được ban
hành để áp dụng trong cả nước. Vì vậy sự phù hợp với điều kiện từng vùng chưa
được thỏa mãn. Trong phần này, tác giả nghiên cứu và đề xuất các tiêu chí đánh giá
tính hợp lý của tuyến và mặt cắt đê, kè biển, trong đó các tiêu chí được đề xuất có
thể đưa đến sự phù hợp với điều kiện từng vùng, từng tỉnh. Tiếp sau chương này,
tác giả áp dụng lý thuyết trên để tính toán, áp dụng cho quy hoạch và xây dựng đê
biển Ninh Bình.


22

CHƯƠNG 3
LỰA CHỌN TUYẾN ĐÊ HỢP LÝ CHO VÙNG BIỂN LÙI
BÌNH MINH - HUYỆN KIM SƠN - TỈNH NINH BÌNH
3.1. Đặc điểm vùng Kim Sơn
3.1.1. Vị trí địa lý
Kim Sơn là huyện nằm ở cực nam của tỉnh Ninh Bình và miền Bắc, trung
tâm huyện là thị trấn Phát Diệm cách thành phố Ninh Bình 27 km.
Vùng dự án Bình Minh nằm ở phía Đông Nam huyện Kim Sơn (vị trí đánh
dấu số “2” trên bản đồ, cách trung tâm thị xã Ninh Bình 60 km về phía Đông Nam.
Vùng này nằm trong toạ độ địa lý:

106,10 ~ 106,70 kinh độ Đông.
19,360 ~ 19,00 vĩ Bắc.

Giới hạn :
- Phía Bắc giáp thị trấn Bình Minh và xã Cồn Thoi.
- Phía Đông giáp cửa sông Đáy.

- Phía Nam giáp biển.
- Phía Tây giáp cửa sông Càn.
Tổng diện tích tự nhiên tính từ cao độ (-1.00m) trở lên khoảng 4200 ha.


23

Hình 3.1. Bản đồ vị trí vùng dự án đê biển Bình Minh
3.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo
Bãi bồi Bình Minh thuộc đồng bằng tích tụ delta ngầm chịu ảnh hưởng trực
tiếp của thuỷ triều. Đồng bằng ảnh hưởng thuỷ triều thường xuyên bề mặt địa hình
thấp, tích tụ sét hoặc bùn sét có độ cao bề mặt dưới 0,5 m so với mực nước biển, địa
hình hầu như bằng phẳng, độ dốc không quá 30. Qua các nghiên cứu đã báo cáo (Dự
án hạp long đê Bình Minh III) có thể tóm lược một số đặc điểm địa hình đặc trưng
của vùng này như sau:
- Địa hình vùng bãi bồi Bình Minh có hình vòng cung hướng lồi ra biển.
- Bề mặt toàn bãi có độ phẳng khá đồng đều ít lồi lõm.
- Thế đất: Có độ dốc thoải dẫn từ phía đất liền ra biển và từ phía cửa Đáy
xuống phía cửa Càn.


24
Do đặc điểm vùng biển Ninh Bình là biển thoái, tốc độ bồi lắng hàng năm
khá lớn (bồi xa (80÷100) m, bồi cao (6 ÷ 8) cm/năm) cho nên địa hình vùng bãi này
hàng năm đều có sự thay đổi và ngày một phình to ra phía biển.
3.1.3. Đặc điểm địa chất
Khu vực khảo sát thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ là vùng trầm tích hiện đại,
nằm trên cánh Tây Nam của trũng địa hào Hà Nội. Cấu trúc trầm tích đệ tứ dầy từ
100 m đến 200 m, trầm tích Haloxen dày 20 m đến 25m. Xuống sâu phía dưới lớp
trầm tích có thể gặp các đá biến chất Protezozoi hoặc các Trisaanizi thuộc hệ Đồng

Giao. Cấu trúc trầm tích của khu vực này mới hình thành, thời gian nén chặt mới
bắt đầu còn để lại một số di tích hữu cơ, thực vật đã bị mục nát vì vậy đất có độ
rỗng lớn và xốp, kết cấu của đất kém chặt, cường độ kháng cắt nhỏ, độ lún lớn và
bão hoà nước.
Bảng 3.1. Các chỉ tiêu cơ lý của đất đắp và đất nền của tuyến đê lấn biển
Kim Sơn (hố khoan địa chất tại cống tháng 10) [3]
Lớp đất

Chiều dày

ϕ

(m)

(độ)

Lớp 1

0,7

Lớp 2

15,8

Đất đắp

Lực dính

Trọng


đơn vị

lượng riêng

(kN/m2)

(kN/m3)

Ghi chú

Bùn loãng
5

7

17,4

Sét pha màu nâu xám

5,91

7

17,1

Sét pha màu nâu xám

Có thể thấy tuyến đê đi qua vùng đất bồi mới địa chất nền yếu, đất đắp đê là
đất tại chỗ có tính chất cơ lý thấp vì vậy cần có biện pháp đảm bảo ổn định cho đê,
trong cả quá trình thi công và sử dụng. Trong quá trình thi công cần có thời gian để

đất cố kết.
3.1.4. Đặc điểm khí hậu, khí tượng, thủy hải văn, môi trường
Nằm trong miền khí hậu phía Bắc Việt Nam nên tính chất căn bản của huyện
là nhiệt đới gió mùa. Điều kiện khí hậu ở đây chịu sự chi phối của hai hệ thống gió
mùa Đông Bắc và Tây Nam đã biến tính khi thổi vào vịnh Bắc Bộ và tác động của
biển.


25
3.1.4.1. Chế độ gió
Vùng ven biển huyện Kim Sơn chịu tác động của hai mùa gió chính phù hợp
với hướng hoàn lưu chung của khu vực.
Mùa gió Đông Bắc kéo dài từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau. Trong các
tháng 10 và tháng 11 là tín phong Thái Bình Dương, đem lại thời tiết khô ráo mát
mẻ; trong các tháng 12, 1 là gió mùa lục địa, đem lại thời tiết lạnh và khô. Trên biển
khơi, gió hướng Đông Bắc chiếm ưu thế tuyệt đối, với tần suất khoảng 70%.
Từ tháng 2 đến tháng 4 là thời kỳ suy thoái của gió mùa Đông Bắc, đồng thời
gió Đông phát triển mạnh và trở nên thống trị. Tần suất gió Đông trong các tháng
này lên đến 50% ÷ 60%, hướng Bắc vẫn còn chiếm tỷ lệ khoảng 15% ÷ 25%.
Từ tháng 4 ÷ 7 là thời kỳ thống trị của gió hướng Nam đến Đông Nam, thổi
từ biển vào đất liền đem lại thời tiết nóng ẩm ở dải ven bờ. Trong đó gió Nam
chiếm ưu thế lên đến 50% ÷ 60%. Gió Tây Nam cũng thường xuất hiện với tần suất
trên dưới 10%.
Từ tháng 8 đến tháng 9 là thời kỳ chuyển đổi hướng gió, tần suất phân phối
cho nhiều hướng khác nhau. Trong tháng 8 ưu thế thuộc về các gió có thành phần
Nam, nhưng sang tháng 9 ưu thế chuyển sang các hướng có thành phần Bắc.
Vận tốc gió trung bình tại đây nhìn chung lớn. Trị số này dao động trong
khoảng (2 ÷ 4) m/s, cao nhất là ngoài đảo địa hình thoáng gió và có xu thế giảm
dần từ vùng ven bờ vào sâu đất liền. Ở vùng sát bờ biển vận tốc gió trung bình
thường xuyên đạt trên 3 m/s. Vận tốc gió cực đại trong bão có thể đạt tới (30 ÷ 40)

m/s thậm chí có thể đạt tới 51 m/s.
Do địa hình bằng phẳng nên tỷ lệ lặng gió ở đây nhỏ, chỉ đạt trên dưới 10%
tổng số lần quan trắc.


×