Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

“Quản lý và nâng cao chất lượng thi công công trình bê tông và bê tông cốt thép trong xây dựng công trình thủy lợi, thủy điện ở Việt Nam”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 121 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô trường Đại
học Thủy Lợi Hà Nội.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quí thầy cô trường Đại học
Thủy Lợi, đặc biệt là những thầy cô đã tận tình dạy bảo cho tôi suốt thời gian
học tập tại trường.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến NGDN.GS.TS Lê Kim Truyền đã
dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.
Nhân đây, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học
Thủy Lợi cùng quý thầy cô trong Khoa Công trình, Ban lãnh đạo Công ty cổ
phần tư vấn thiết kế xây dựng giao thông thủy lợi Thanh Hóa đã tạo rất nhiều
điều kiện để tôi học tập và hoàn thành tốt khóa học.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tấm lòng của những người thân
trong gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ khích lệ tôi trong suốt quá trình
học tập và hoàn thành luận văn này.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự
nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu
sót, rất mong nhận được những đóng góp quí báu của quí thầy cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn./.
Hà Nội, tháng 2 năm 2012
Học viên

Nguyễn Văn Hùng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
I. Tính cấp thiết của đề tài: ............................................................................. 1
II. Mục đích của đề tài:.................................................................................... 2


III. Cách tiếp cận của đề tài:........................................................................... 2
IV. Nội dung nghiên cứu: ................................................................................ 3
CHƯƠNG 1: SỰ CỐ VÀ NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH RA SỰ CỐ
TRONG CÔNG TRINH BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP ............... 5
1.1. Đặc điểm thi công các công trình thủy lợi, thủy điện ở nước ta........... 5
1.2. Những nguyên tắc cơ bản trong quản lý dự án xây dựng giai đoạn thi
công .................................................................................................................... 7
1.3. Đặc điểm thi công bê tông và bê tông cốt thép trong công trình thủy
lợi, thủy điện. .................................................................................................... 9
1.3.1. Những yêu cầu đối với bê tông thủy công. .........................................10
1.3.2. Những đặc điểm và yêu cầu về thi công bê tông................................13
1.4.Sự cố và nguyên nhân phát sinh ra sự cố trong công trình bê tông.... 18
1.4.1.Khái niệm về sự cố chất lượng công trình ..........................................18
1.4.2.Phân loại sự cố chất lượng công trình................................................18
1.4.3.Nguyên nhân chủ yếu của sự cố chất lượng công trình ......................21
* Kết luận chương 1:......................................................................................24
CHƯƠNG 2. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG VÀ SỰ CỐ
CÔNG TRÌNH BÊ TÔNG ............................................................................25
2.1. Đo kiểm tra thực tế và đánh giá kết quả...............................................25
2.1.1.Mở đầu.................................................................................................25
2.1.2. Khảo sát, đo kiểm tra đánh giá sự cố bằng mắt thường ....................25
2.1.3. Đo kiểm tra cường độ bê tông tại hiện trường................................... 26
Luận văn thạc sĩ


2.2. Đo kiểm tra chất lượng trong cấu kiện bê tông.................................... 27
2.2.1. Đo kiểm tra tính đồng đều và khuyết tật bên trong cấu kiện bê tông27
2.2.2. Xác định vị trí cốt thép và chiều dày lớp bảo vệ. ...............................28
2.2.3. Đo kiểm tra mức độ ăn mòn cốt thép bê trong cấu kiện bê tông. ......29
2.3. Đo kiểm tra vết nứt bê tông.................................................................... 31

2.3.1. Điều tra và đo kiểm tra nứt bề mặt cấu kiện bê tông........................31
2.3.2. Đo kiểm tra chiều sâu vết nứt bê tông................................................32
2.3.2.1. Đo kiểm tra chiều sâu vết nứt thẳng đứng ......................................32
2.3.2.2. Đo kiểm tra vết nứt xiên của bê tông...............................................33
2.3.2.3. Đo kiểm tra vết nứt sâu ................................................................... 35
2.4. Quan trắc biến dạng công trình.............................................................36
2.4.1 Quan trắc nghiên của công trình kiến trúc .........................................36
2.4.2. Đo biến dạng cấu kiện kết cấu ...........................................................38
2.4.3. Quan trắc lún công trình kiến trúc.....................................................38
* Kết luận chương 2:......................................................................................41
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP XỬ LÝ SỰ CỐ ĐỂ BẢO ĐẢM CHẤT
LƯỢNG CÔNG TRÌNH................................................................................42
3.1. Mở đầu .................................................................................................... 42
3.2. Xử lý sự cố vết nứt bê tông.....................................................................42
3.2.1. Xử lý sửa chữa vết nứt trong kết cấu bê tông.....................................44
3.2.1.1. Gia cường vết nứt panel .................................................................. 44
3.2.1.2. Gia cường bê tông tấm đổ tại chỗ...................................................44
3.2.2. Xử lý sữa chữa vết nứt bề mặt bê tông. ..............................................45
3.2.2.1. Nén chặt trát phẳng.........................................................................45
3.2.2.2. Sơn dung dịch epoxy........................................................................46
3.2.3. Láng keo epoxy. ..................................................................................47
Luận văn thạc sĩ


3.2.4. Các phương pháp xử lý sửa chữa vết nứt sâu trong bê tông. ............49
3.2.4.1. Phương pháp chèn lấp..................................................................... 49
3.2.4.1. Phương pháp ứng suất trước...........................................................49
3.2.4.2. Phương pháp đục bổ một phần đổ bê tông lại. ...............................49
3.3. Xử lý sự cố bề mặt bê tông. .................................................................... 60
3.3.1. Nguyên nhân sự cố lỗ rỗng, lộ cốt thép..............................................60

3.3.2. Phương pháp xử lý sự cố.................................................................... 63
3.3.2.1. Nguyên tắc chung xử lý sự cố..........................................................63
3.3.2.2. Sữa chữa cục bộ ..............................................................................63
3.3.2.3. Nhồi vữa ..........................................................................................64
3.3.2.4. Đổ vữa .............................................................................................64
3.3.2.5. Phun bê tông....................................................................................64
3.3.2.6. Gia cường bằng bê tông êpôxy rêsin...............................................65
3.3.2.7. Sữa chữa bê tông bị phình to không phẳng phiêu...........................66
3.3.2.8. Tháo dở xây lại................................................................................66
3.4. Xử lý sự cố cường độ bê tông không đủ................................................66
3.4.1. Ảnh hưởng của cường độ bê tông không đủ đối với các kết cấu khác
nhau ..............................................................................................................66
3.4.2. Nguyên nhân thường gặp của cường độ bê tông không đủ................68
3.4.3. Phương pháp xử lý sự cố cường độ bê tông không đủ và lựa chọn... 73
3.5.Xử lý sự cố sập đổ cục bộ.........................................................................77
3.5.1.Tính chất, đặc trưng và nguyên nhân sập đổ cục bộ ..........................77
3.5.1.1. Tính chất và đặc trưng sự cố sập đổ cục bộ.................................... 77
3.5.1.2. Nguyên nhân thường gặp của sự cố sập đổ cục bộ.........................77
3.5.2. Nguyên tắc chung xử lý sự cố sập đổ cục bộ .....................................78
3.5.3. Phương pháp xử lý sự cố sập đổ cục bộ.............................................79
Luận văn thạc sĩ


* Kết luận chương 3 .......................................................................................80
CHƯƠNG 4. MÔ HÌNH VÀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ, BẢO ĐẢM CHẤT
LƯỢNG THI CÔNG CÔNG TRÌNH. .........................................................81
4.1. Đặt vấn đề ................................................................................................81
4.2. Mô hình và nguyên tắc quản lý chất lượng thi công công trình........81
4.3. Quản lý chất lượng công trình trong thi công......................................87
4.4. Các yêu cầu về quản lý chất lượng giai đoạn thi công.........................89

4.4.1. Kiểm soát chất lượng trước sự việc....................................................89
4.4.2. Kiểm soát chất lượng khi đang thi công công trình...........................90
4.4.3. Kiểm soát chất lượng sau khi công việc hoàn thành..........................91
4.5. Nội dung kiểm tra và quản lý chất lượng công trình bê tông.............92
4.6. Cơ sở pháp lý để quản lý chất lượng công trình bê tông, bê tông cốt
thép. .................................................................................................................94
4.6.1. Cở sở quản lý chất lượng vật liệu đầu vào trong thi công bê tông khối
lớn. ................................................................................................................98
4.6.2 Cơ sở quản lý quy trình thi công bê tông khối lớn...........................100
4.7. Hệ thống bảo đảm chất lượng công trình bê tông..............................103
4.8. Nội dung quản lý giám sát chất lượng thi công công trình ...............105
* Kết luận chương 4. ....................................................................................106
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................107
1. Kết luận: ................................................................................................107
2. Những vấn đề còn tồn tại, kiến nghị. ..................................................108
2.1. Vấn đề còn tồn tại, hạn chế................................................................108
2.2. Kiến nghị: ...........................................................................................108
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................110

Luận văn thạc sĩ


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Khối lượng bê tông tông dùng trong công trình thủy lợi ở Việt Nam
......................................................................................................................... 10
Bảng 1.2 : Mác chống thấm của bê tông thủy công........................................ 12
Bảng 2.1: Tỉ lệ trạng thái phá hoại cấu kiện bê tông với ................................ 29
Bảng 3.1: Tỷ lệ tham khảo của cấp phối epoxy.............................................. 46
Bảng 3.2: Kích thước lớp keo epoxy sữa chữa vết nứt................................... 48
Bảng 3.3: Tham khảo tỉ lệ trộn keo epoxy, hắc ín epoxy ............................... 48

Bảng 3.4: Nguyên nhân nứt chủ yếu của bê tông và hình vẽ ......................... 51
Bảng 3.5: Nhận biết thời gian xuất hiện vết nứt ............................................. 59
Bảng 3.6: Nhận biết sự thay đổi phát triển của vết nứt................................... 59
Bảng 3.7: Đặc trưng và nhận biết vết nứt bê tông khối lớn............................ 61
Bảng 3.8: Bảng tham khảo chọn phương pháp xử lý cường độ bê tông không
đủ ..................................................................................................................... 76

Luận văn thạc sĩ


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Biểu đồ cường độ đổ bê tông .......................................................... 14
Hình 1.2: Quá trình sản xuất bê tông và bê tông cốt thép............................... 17
Hình 1.3: Sự cố nứt trên bề mặt bê tông thân đập chính Hồ Cửa Đạt .............20
Hình 1.4: Sự cố lộ cốt thép công trình .............................................................20
Hình 1.5: Sự cố vỡ đập Z20 – Hương Khe Hà Tỉnh........................................28
Hình 2.1: Xác định vị trí lộ cốt thép và lớp bảo vệ bằng máy .........................30
R-METER MK III™ MODEL 30....................................................................30
Hình 2.2: Xác định tình trạng ăn mòn của cốt thép bằng máy đo ...................31
Hình 2.3: Vết nứt bê tông bản mặt công trình Hồ chứa nước Cửa Đạt ...........33
Hình 2.4 : Đồ thị “thời gian – khoảng cách” đo ngang....................................33
Hình 2.5: Đo vượt qua vết nứt .........................................................................35
Hình 2.6: Đo kiểm tra hướng xiên của vết nứt ................................................35
Hình 2.7: Xác định điểm đỉnh của vết nứt .......................................................36
Hình 2.8: Đo kiểm tra vết nứt sâu ...................................................................36
Hình 2.9: Biểu đồ quan hệ chiều sâu vết nứt và biên độ sóng.........................37
Hình 2.10: Quan trắc độ nghiêng của công trình .............................................37
Hình 2.11: Phương pháp đo nghiêng của công trình .......................................47
Hình 3.1: Xử lý vết nứt bằng phương pháp bơm dung dịch epoxy .................48
Hình 3.2: Xử lý vết nứt bằng phương pháp láng keo epoxy............................49

Hình 3.5: Sự cố lộ cốt thép tại đập đá đầm nện phủ bản mặt bê tông ............62
Shuibuya...........................................................................................................62
Hình 3.6: Bơm vữa xử lý vết nứt .....................................................................65
Hình 3.7: Gia cố bê tông bằng phương pháp phun vữa hóa chất.....................65
Hình 3.8: Sự cố do chất lượng bê tông không đạt tiêu chuẩn..........................72

Luận văn thạc sĩ


1

MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài:
Quản lý dự án xây dựng là một lĩnh vực khoa học về quản lý chuyên
ngành xây dựng công trình còn tương đối mới mẻ ở nước ta nó nghiên cứu
các vấn đề liên quan đến quản lý các dự án xây dựng công trình, mà mục tiêu
đặc ra cho các nhà quản lý trong xây dựng công trình là: Chất lượng tốt, tiến
độ đạt, giá thành hạ, an toàn cao.
Trong khuôn khổ của luận văn thạc sĩ tác giả chỉ đề cập đến một phần
trong công tác quản lý dự án xây dựng công trình đó là quản lý chất lượng và
nâng cao chất lượng thi công công trình bê tông và bê tông cốt thép trong xây
dựng các công trình thủy lợi, thủy điện ở Việt Nam.
Để nâng cao chất lượng và tuổi thọ công trình chúng ta cần nghiên cứu
sự cố (bệnh học công trình) có thể xảy ra để có giải pháp chủ động phòng
ngừa sự cố có thể xảy ra.
Trong quá trình xây dựng cơ bản nói chung và trong công trình thủy
lợi, thủy điện nói riêng khó tránh khỏi các sự cố trong quá trình thi công hoặc
sau khi đưa công trình vào sự dụng. Khi đã xẩy ra sự cố thì gây nên những
thiệt hại về người, tài sản của nhà nước thật khó lường, nhiều công trình do
phải xử lý sự cố mà thời gian thi công phải kéo dài, làm chậm tiến độ đưa

công trình vào sử dụng, thậm trí phải phá đi làm lại gây rất tốn kém công của
của nhân dân. Một trong những nguyên nhân chính gây ra sự cố là chất lượng
công trình không đảm bảo hoặc sau khi sự cố đã xẩy ra việc xử lý lúng túng
không bảo đảm chất lượng công trình.
Nghiên cứu các nguyên nhân gây ra sự cố công trình chính là nghiên
cứu giải pháp phòng ngừa sự cố công trình, là nghiên cứu việc quản lý nâng
cao chất lượng công trình.

Luận văn thạc sĩ


2

Trong thi công các công trình thủy lợi, thủy điện thường không thể
thiếu được công tác bê tông và bê tông cốt thép, mà thường nó là công trình
trọng điểm vừa chiếm vị trí quan trọng, vừa chiếm tỷ trọng giá thành lớn
trong hệ thống công trình đầu mối thủy lợi, thủy điện.
Quản lý chất lượng thi công là một trong những nhiệm vụ trọng tâm
trong quản lý dự án thi công ( quản lý chất lượng, quản lý tiến độ, quản lý tiền
vốn, quản lý an toàn lao động …).
Quản lý dự án thi công trong xây dựng công trình thủy lợi, thủy điện ở
nước ta hiện nay còn mới mẻ và là một trong những khâu trọng yếu trong xây
dựng cơ bản; vì vậy đề tài “Quản lý và nâng cao chất lượng thi công công
trình bê tông và bê tông cốt thép trong xây dựng công trình thủy lợi, thủy điện
ở Việt Nam” có ý nghĩa lớn trong kỹ thuật và kinh tế, đòi hỏi tính cấp bách
trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế ở nước ta.
II. Mục đích của đề tài:
- Phân tích các nguyên nhân phát sinh ra sự cố trong công trình bê tông
và bê tông cốt thép.
- Giải pháp xử lý sự cố để bảo đảm chất lượng công trình.

- Mô hình quản lý chất lượng và giải pháp bảo đảm nâng cao chất
lượng thi công bê tông.
III. Cách tiếp cận của đề tài:
- Kế thừa các kết quả nghiên cứu ở trong nước và trên thế giới liên
quan đến lĩnh vực quản lý dự án xây dựng công trình.
- Phân tích, tổng hợp kinh nghiệm thực tiễn ở nước ta.
- Phương pháp thu thập thông tin, chuyên gia có kinh nghiệm trong
quản lý

Luận văn thạc sĩ


3

IV. Nội dung nghiên cứu:
Từ các vấn đề đã được trình bày ở trên, nội dung nghiên cứu được thể
hiện trong bố cục của luận văn như sau:
Từ các vấn đề đã được trình bày ở trên, nội dung nghiên cứu được thể hiện trong bố
cục của luận văn như sau:

Chương 1: Sự cố và nguyên nhân phát sinh ra sự cố trong công trình bê
tông và bê tông cốt thép.
1.1.

Đặc điểm thi công các công trình thủy lợi, thủy điện ở nước ta.

1.2.

Đặc điểm thi công bê tông và bê tông cốt thép trong công trình thủy lợi,
thủy điện.


1.3.

Sự cố và nguyên nhân phát sinh ra sự cố trong công trình bê tông

Chương 2: Kiểm tra đánh giá chất lượng và sự cố công trình bê tông
2.1. Đo kiểm tra thực tế và đánh giá kết quả.
2.2. Đo kiểm tra chất lượng trong cấu kiện bê tông.
2.3. Đo kiểm tra vết nứt bê tông.
2.4. Quan trắc biến dạng công trình.
Chương 3: Giải pháp xử lý sự cố để bảo đảm chất lượng công trình
3.1.

Mở đầu

3.2.

Xử lý sự cố vết nứt bê tông

3.3.

Xử lý sự cố bề mặt bê tông

3.4.

Xử lý sự cố cường độ bê tông không đủ

3.5.

Xử lý sự cố sập đổ cục bộ


Chương 4: Mô hình và hệ thống quản lý, bảo đảm chất lượng thi công
công trình.
4.1.

Đặt vấn đề

4.3.

Quản lý chất lượng công trình trong thi công

4.4.

Các yêu cầu về quản lý chất lượng giai đoạn thi công

Luận văn thạc sĩ


4

4.5.

Nội dung kiểm tra và quản lý chất lượng công trình bê tông

4.6.

Cơ sở pháp lý để quản lý chất lượng công trình bê tông, bê tông cốt

thép
4.7.


Nội dung quản lý giám sát chất lượng thi công công trình

Kết luận và kiến nghị.

Luận văn thạc sĩ


5

CHƯƠNG 1: SỰ CỐ VÀ NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH RA SỰ CỐ
TRONG CÔNG TRINH BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP
1.1. Đặc điểm thi công các công trình thủy lợi, thủy điện ở nước ta.
Khác với việc xây dựng các công trình xây dựng dân dụng và công
nghiệp. Công tác thi công xây dựng công trình thuỷ lợi có đặc điểm sau:
a. Đặc điểm việc thi công các công trình thuỷ lợi
 Khối lượng lớn
Các công trình thuỷ lợi phần nhiều mang tính chất lợi dụng tổng hợp
nguồn nước như phương tiện, vận tải, nuôi cá, tưới v.v... mỗi công trình thì có
nhiều công trình đơn vị như đập, cống, kênh mương, âu tàu, trạm thuỷ điện
v.v... mỗi công trình đơn vị lại có nhiều loại, nhiều kiểu làm bằng các vật liệu
khác nhau như đất, đá, bê tông, gỗ, sắt thép v.v... với tổng khối lượng rất lớn
có khi hàng trăm ngàn, triệu m3.
 Yêu cầu chất lượng cao
Công trình thuỷ lợi thường chứa khối lượng nước lớn, có khi chứa hàng
triệu m3 và cột nước cao nên nếu xảy ra sự cố thiệt hại khó lường, ảnh hưởng
đến đời sống tính mạng con người, đầu tư lớn, thời gian sử dụng lâu nên yêu
cầu phải ổn định, bền lâu, an toàn tuyệt đối trong quá trình khai thác. Do đó
phải thoả mãn yêu cầu sau:
 Chống lật, lún, nứt nẻ, chống thấm, chống xâm thực tốt, xây lắp

với độ chính xác cao v.v...
 Điều kiện thi công khó khăn
Công tác thi công công trình thuỷ lợi tiến hành trên lòng sông suối, địa
hình chật hẹp, mấp mô, địa chất xấu và chịu ảnh hưởng của nước mưa, ngầm,
thấm do đó thi công rất khó khăn, xa dân cư, điều kiện kinh tế chưa phát triển.
 Thời gian thi công ngắn
- Công trình thuỷ lợi thường phải xây dựng lòng dẫn sông suối ngoài yêu
Luận văn thạc sĩ


6

cầu lợi dụng tổng hợp nguồn nước còn phải hoàn thành công trình trong mùa
khô hay hoàn thành căn bản với chất lượng cao do đó thời gian thi công hạn
chế
b. Tính chất của việc thi công các công trình thuỷ lợi
- Tính phức tạp vì
 Thi công trong điều kiện rất khó khăn thường phụ thuộc vao điều
kiện tự nhiên, xa nơi cung cấp nguyên vật liệu, cơ sở hạ tầng thấp
nhiều vùng không có gì…
 Liên quan nhiều bộ môn khoa học kỹ thuật, nhiều ngành kinh tế
quốc dân, nhiều địa phương, nhiều người.
 Khi thi công phải bảo đảm lợi dụng tổng hợp và tiến hành thi
công trên khô.
- Tính khẩn trương:
Do chất lượng đòi hỏi cao, khối lượng lớn, thi công điều kiện khó khăn,
thời gian thi công ngắn (để phục vụ dân sinh và thu hoàn vốn) phải khẩn
trương, đặc biệt sau khi ngăn dòng phải khẩn trương thi công vượt lũ.
- Tính khoa học:
Trong thiết kế bảo đảm vững chắc, thoả mãn các điều kiện của nhiệm

vụ thiết kế, tiện lợi cho quản lý khai thác.
Trong thi công sử dụng các loại vật tư máy móc nhân vật lực và phải xử
lý giải quyết những vấn đề kỹ thuật.
Vì vậy nhiệm vụ của người thi công là phải tổ chức quản lý thi công tốt,
giải quyết các vấn đề kỹ thuật tốt, kịp thời. Bởi thế thi công còn mang tính
chất khoa học.
- Tính quần chúng
Công tác thi công công trình thuỷ lợi yêu cầu khối lượng lớn phạm vi
xây dựng rộng (đầu mối + kênh mương...) nên phải sử dụng lực lượng lao
Luận văn thạc sĩ


7

động rất to lớn và liên quan đến nhiều địa phương, nhiều ngành, nhiều người.
Do đó những đặc điểm nêu trên cần đòi hỏi công tác quản lý dự án xây dựng
công trình rất khoa học mới bảo đảm được chất lượng và đạt hiệu quả cao.
1.2. Những nguyên tắc cơ bản trong quản lý dự án xây dựng giai đoạn thi
công
1). Thống nhất hoá trong thi công:
- Để bảo đảm các yêu cầu đặt ra phải thống nhất hoá trong thi công trên
cơ sở các tính chất kỹ thuật, qui trình, qui phạm của nhà nước.
+ Ưu điểm thống nhất hoá trong thi công:
 Cân đối được nhu, cầu và sản xuất
 Giảm bớt được các khâu trung gian
 Giảm bớt sự phức tạp trong sản xuất
 Giảm thời gian thiết kế và tổ chức đơn giản việc quản lý
 Phù hợp công xưởng hoá và cơ giới hoá thi công.
2). Công xưởng hoá thi công:
Nghiên cứu những bộ phận có thể thi công lắp ghép thì tổ chức sản xuất

trong các xưởng chuyên môn các chi tiết kết cấu, các bộ phận công trình theo
qui định đã thống nhất sau đó lắp ráp lại thực địa. Kết hợp giữa thi công ngoài
hiện trường và lắp ghép.
+ Ưu điểm:


Trong quá trình thi công cần rút ngắn thời gian xây dựng, giảm nhẹ
việc thi công ở công trường

 Chất lượng các chi tiết kết cấu được bảo đảm tốt.
 Máy móc và các khâu sản xuất được chuyên môn hoá tận dụng được
khả năng làm việc máy móc, thời gian làm việc của công nhân →
Giá thành sản phẩm nhỏ.
 Do làm việc tập trung nên có điều kiện nâng cao trình độ công nhân.
Luận văn thạc sĩ


8

3). Cơ giới hoá trong thi công:
Tận dụng tối đa thi công bằng cơ giới để bảo đảm chất lượng công
trình.
+ Ưu điểm:
 Giảm bớt sự lao động nặng nhọc của con người, tăng tốc độ thi công
giảm thời gian xây dựng, chóng đưa công trình vào sản xuất.
 Tiết kiệm về mặt quản lý, tổ chức nhân lực đơn giản
 Chất lượng thi công công trình cao hơn khắc phục khó khăn mà
người không đảm đương nổi.
4). Thực hiện thi công dây chuyền
Trong dây chuyền công nghệ sản xuất các khâu dây chuyền do mỗi

công nhân hay tổ, nhóm phụ trách.
+ Ưu điểm:
 Giảm thời gian chết do chờ đợi nhau
 Phân công công nhân cụ thể → nâng cao năng xuất lao động ,
phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao trình độ công nhân.
Để bảo đảm các khâu dây chuyền thi công liên tục nhịp nhàng phải
thường xuyên kiểm tra phát hiện các khâu yếu để điều chỉnh kịp thời.
5). Thực hiện thi công liên tục:
Khi lập tiến độ thi công nên sắp xếp công việc sao cho công tác thi
công liên tục, sử dụng hết khả năng của máy móc thiết bị trong quá trình xây
dựng công trình.
+ Ưu điểm:
 Bảo đảm cho công tác thi công không bị gián đoạn
 Giảm bớt được phụ phí trong thi công
 Tăng cường tốc độ thi công chóng đưa công trình vào sản xuất.
+ Biện pháp thực hiện.
Luận văn thạc sĩ


9

Nghiên cứu kỹ càng tiến độ thi công, nắm chắc tình hình khó khăn để
có kế hoạch toàn diện, chủ động khắc phục khó khăn đó. Những công trình,
bộ phận chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời tiến nên tiến hành thi công vào mùa
khô.
6). Tôn trọng đồ án thiết kế
 Công trình xây dựng xong phải bảo đảm đúng đồ án thiết kế như
kích thước hình dạng kết cấu, cao độ. Nếu sai sót phải nằm trong
phạm vi quy phạm cho phép.
 Trong quá trình thi công nếu phát hiện thiết kế sai sót phải đề đạt

cơ quan chủ quản công trình xin phương hướng giải quyết,
không được tự tiện thay đổi.
7). Làm tốt công tác tổ chức và kế hoạch thi công
Thi công các công trình thuỷ lợi, thủy điện đòi hỏi hoàn thành khối
lượng lớn trong thời gian qui định lại gặp điều kiện khó khăn phức tạp và phải
bảo đảm chất lượng cao giá thành hạ do đó phải làm tốt công tác tổ chức và
kế hoạch bằng cách.
 Lập kế hoạch tiến độ thi công hợp lý
 Tranh thủ mùa khô, chú trọng công trình trọng điểm
 Kế hoạch phải cụ thể toàn diện có biện pháp đối phó những
trường hợp bất lợi có thể xảy ra.
 Các bộ phận công trình phải phối hợp chặt chẽ với nhau hướng
tập trung vào việc hoàn thành kế hoạch tiến độ.
Các nguyên tắc trên liên quan mật thiết, phải quán triệt đầy đủ trong
các loại công tác có vận dụng sáng tạo linh hoạt vào hoàn cảnh điều kiện thực
tế công trường đặt ra.
1.3. Đặc điểm thi công bê tông và bê tông cốt thép trong công trình thủy
lợi, thủy điện.
Luận văn thạc sĩ


10

1.3.1. Những yêu cầu đối với bê tông thủy công.
Công tác bê tông và bê tông cốt thép trong xây dựng các công trình
thủy công thường ở những bộ phận chiếm một vị trí quan trọng, và có khối
lượng lớn, đòi hỏi phải chú ý khâu tổ chức xây dựng và quản lý chất lượng
công trình.
Bảng 1.1: Khối lượng bê tông tông dùng trong công trình thủy lợi ở Việt Nam
Công suất


Khối lượng bê tông

(103.kW

(103.m3)

Công trình thủy điện Thác Bà

108

329,3

Công trình thủy điện Hòa Bình

1920

1900

Công trình thủy điện Sơn La

2400

3100

Công trình thủy điện Voljsk mang tên V.I. Lênin

2300

7050


Công trình thủy điện Bratsk (Liên Xô)

4500

4870

CT. Thủy điện Krasnooiarsk

6000

5460

CT.thủy điện Ingursk

1540

5200

Tên công trình

Quy mô xây dựng công trình thủy càng lớn thì khối lượng bê tông của
công trình cũng tăng lên. Trung bình lượng chi phí riêng của bê tông cho 1kW
công suất lắp máy thường nằm trong khoảng từ 0,8 đến 4,5 m3. [21]
Từ qua mô của công trình ta thầy rằng công tác bê tông và bê tông cốt
thép chiếm một tỷ trọng rất lớn về khối lượng lao động trên công trường và
giá thành xây lắp công trình (giá thành công tác bê tông chiếm từ 25 đến 50%
giá thành xây lắp chung của công trình đầu mối thủy lợi).
Quy mô sử dụng bê tông càng lớn thì việc phấn đấu hạ giá thành xây
dựng công trình, trước hết là công trình bê tông, càng có ý nghĩa lớn. Hướng

phấn đấu để hạ giá thành công trình bê tông là; giảm khối lượng bê tông khi
thiết kế công trình và giảm giá thành 1m3 bê tông trong khi xây xựng công
trình.
Luận văn thạc sĩ


11

Bê tông thủy công thường làm việc trong những điều kiện đặc biệt: ở
dưới nước với cột nước áp lực lớn hoặc ở trong vùng thay đổi của mực nước
với sự dao động lớn của nhiệt độ không khí. Ngoài ra nó chịu tác dụng nhiều
của môi trường bên ngoài chịu xói của dòng nước có tốc độ cao, ma sát bùn
cát và xâm thực của môi trường nước xung quanh.
Làm việc trong những điều kiện bất lợi nói trên nên bê tông thủy lợi
phải có những yêu cầu riêng, đòi hỏi phải có chất lượng cao, cụ thể là: phải
thỏa mãn các yêu cầu về cường độ (chụi nén và chịu kéo) cao; chống thấm và
chống xâm thực tốt; chống xói chống bào mòn và chống nứt nẻ tốt.
Theo Tiêu chuẩn ngành 14TCN 63-2002 Bê tông thủy công – Yêu cầu
kỹ thuật thì bê tông dùng để xây dựng các công trình thủy công thường có các
loại mác sau:
a. Theo cường độ chụi nén:
Gồm các loại mác: M100, 150, 200, 250, 300, 400 và 500 v.v...
b. Theo khả năng chống thấm: chia thành 6 mác:
“B-2” bê tông chịu được áp lực nước không lớn hơn 2 daN/cm2
“B-4” bê tông chịu được áp lực nước không lớn hơn 4 daN/cm2
“B-6” bê tông chịu được áp lực nước không lớn hơn 6 daN/cm2
“B-8” bê tông chịu được áp lực nước không lớn hơn 8 daN/cm2
“B-10” bê tông chịu được áp lực nước không lớn hơn 10 daN/cm2
“B-12” bê tông chịu được áp lực nước không lớn hơn 12 daN/cm2
Mác chống thấm của bê tông thủy công vùng dưới nước và vùng nước

thay đổi phụ thuộc vào gra-đi-ăng áp lực.

Luận văn thạc sĩ


12

Bảng 1.2 : Mác chống thấm của bê tông thủy công
Gra-đi-ăng áp lực

Mác chống thấm

<5

B-4

5 đến 10

B-6

> 10

B-8

Để bê tông thỏa mãn được các yêu cầu trong thiết kế công trình thủy
công, có thể dùng các biện pháp sau:
1. Lựa chọn cấp phối hợp lý của cốt liệu, tăng độ chặt của bê tông,
giảm lượng dùng xi măng cho 1m3 bê tông, nhờ đó lượng phát nhiệt sẽ giảm
thấp, hạn chế phát sinh nứt nẻ bê tông.
2. Tăng độ thô lớn nhất của cốt liệu. Nhưng cần chú ý khả năng chịu

kéo của bê tông sẽ giảm đi đôi chút;
3. Dùng loại và mác xi măng phù hợp với điều kiện làm việc của các
vùng, các bộ phận khác nhau của công trình (đối với phần dưới nước – dùng
xi măng puzơlan hoặc xi măng poococ lăng xỉ; đối với vùng mực nước thay
đổi xi măng pooc lăng; đối với vùng giữa của đập khối lớn – xi măng sinh
nhiệt ít...);
4. Dùng vữa bê tông khô với tỉ lệ N/X thấp và lượng xi măng tương đối
ít với chất phụ gia để nâng cao độ dẻo của vữa (N/X = 0,45 ÷ 0,6 độ sụt từ
1÷3cm);
5. Phân vùng bê tông với thành phần khác nhau theo mặt cắt công trình,
trong đó dùng bê tông nghèo đối với phần giữa của công trình khối lớn, điều
đó cho phép giảm lượng xi măng chung;
6. Dùng đá tảng đặc hoặc bê tông đá hộc;
7. Làm lạnh nhân tạo vữa bê tông (làm lạnh nước và cốt liệu), làm lạnh
bê tông đổ bằng cách dùng nước lạnh hoặc khí lạnh cho chạy qua ống dẫn đặc
trong khối bê tông, tưới nước lạnh...
Luận văn thạc sĩ


13

8. Phân công trình thành những khối đổ bê tông có kích thước hợp lý.
1.3.2. Những đặc điểm và yêu cầu về thi công bê tông.
Thi công một công trình thủy công bằng bê tông có nhiều đặc điểm và
yêu cầu khác với xây dựng các công trình dân dụng hay công nghiệp.
1. Đặc điểm
- Diện thi công thường chật hẹp, nhất là khi đã làm ngập hố móng, tốc
độ thi công lại nhanh;
- Thời gian thi công đòi hỏi gấp rút để giảm bớt những khó khăn do
thiên nhiên gây ra, do đó cường độ thi công bê tông thường rất lớn và thay đổi

theo thời tiết, theo mùa; đòi hỏi phải tập trung thiết bị máy móc, nhân lực và
nguyên vật liệu rất lớn;
- Các bộ phận công trình cần phải đảm bảo xây lắp theo một trình tự
nhất định và phải có sự phối hợp chặt chẽ với nhau, đòi hỏi phải tổ chức thi
công thật khoa học;
- Quá trình thi công phải luôn đối phó và khắc phục những khó khăn
đột xuất do mưa, bão, lụt gây ra.
2. Yêu cầu về thi công bê tông
Với những đặc điểm kể trên, để đảm bảo được chất lượng công trình,
phải đảm bảo các yêu cầu về thi công bê tông sau:
- Vật liệu bảo đảm chất lượng, tỷ lệ cấp phối chính xác, chế tạo vữa bê
tông đạt yêu cầu;
- Vận chuyển và đổ bê tông không bị phân cỡ. San đầm đảm bảo đông
chặt, không bị rỗ, không có lỗ rỗng. Quá trình bê tông đông kết phải bảo vệ và
nuôi dưỡng tốt;[6]
- Ván khuôn phải vững chắc, chính xác, đảm bảo kích thước công trình,
dễ tháo lắp;

Luận văn thạc sĩ


14

- Cốt thép gia công đúng thiết kế, lắp dựng chính xác, chắc chắn và
phải sạch;
- Phải phân chia khối đổ, chia đợt, phân đoạn thi công hợp lý, dễ thi
công và không cản trở lẫn nhau. Phải xử lý tốt các khe thi công (mạch ngừng)
để đảm bảo tính hoàn chỉnh, liền khối của công trình;
- Phải có biện pháp khống chế nhiệt để giữ cho công trình không bị nứt
nẻ;

- Phải có biện pháp và cường độ thi công thích ứng để loại trừ những
bất lợi của thời tiết, khí hậu đối với bê tông.
3. Cường độ thi công bê tông
Do đặc điểm khí hậu thủy văn trong một năm luôn luôn thay đổi nên
khối lượng thi công bê tông trong một năm cũng thay đổi vì chịu ảnh hưởng
của thời tiết. Mặc khác. ở thời kỳ đầu khi mới xây dựng diện công tác còn
hẹp, sau đó công trình lên cao dần diện công tác cũng được mở rộng dần, đến
thời kỳ sắp kết thúc xây dựng công trình diện công tác lại bị thu hẹp. Do đó
khối lượng thi công bê tông cũng thay đổi theo quy luật ấy, nghĩa là lúc đầu
cường độ đổ bê tông còn thấp, sau tăng dần, đạt tới trị số lớn nhất (Qmax), sau
lại giảm dần đến hết. Hình dạng của biểu đồ cường độ đổ bê tông được thể
hiện trên hình 1.1.

Hình 1.1: Biểu đồ cường độ đổ bê tông

Luận văn thạc sĩ


15

Cường độ đổ bê tông trung bình trong một tháng có thể tính theo công
thức:
Qtb 

V
t

(m3/tháng)

(1-1)


Trong đó:
V- Thể tích bê tông của công trình có thể khi công rình
được 1 tháng (m3)
t – Thời gian đổ bê tông, tháng.
Cường độ của tháng đổ bê tông cao nhất:
Qmax = Qtb.kkđ

(1-2)

kkđ : Hệ số phân phối bê tông không đều trong các tháng
Khi tính toán có thể lấy kkđ = 1,25 ÷ 1,50; trị số kkđ càng nhỏ có nghĩa
là cường độ đổ bê tông của các tháng chênh nhau không nhiều lắm, công suất
của nhà máy bê tông được sử dụng triệt để hơn, việc bố trí nhân lực máy móc
thi công được thuận tiện, ít thay đổi, có điều kiện phát huy công suất của máy
và tăng năng suất lao động.
Vì thế khi phân chia khối lượng thi công cho các năm, các tháng người
ta cố gắng giảm trị số kkđ xuống mức thấp nhất.
Cường độ đổ bê tông trung bình trong 1 giờ:
Qh 

Qtb .k kđ'
V
 i
m.h
ti

(1-3)

Trong đó: k’kđ – hệ số không đều, bằng hệ số đổ bê tông không đều của

các ngày trong tháng km nhân với hệ số đổ bê tông không đều trong 1 ngày kh.
k’kđ = km.kh
km có thể lấy bằng 1,40 và kh = 1,20
m- Số ngày đổ bê tông trong tháng;
h - Số giờ đổ bê tông trong ngày;
Vi : Khối lượng đổ bê tông của đợt thứ i (m3)
Luận văn thạc sĩ


16

ti : Thời gian thi công tương ứng của đợt thứ i ( giờ)
4. Quá trình thi công bê tông và bê tông cốt thép toàn khối
a. Quá trình chuẩn bị: bao gồm
- Gia công ván khuôn và kết cấu chống đỡ
- Gia công cốt thép
- Chuẩn bị cốt liệu để sản xuất bê tông
Các quá trình này được chuẩn bị kỹ theo đúng quy trình, quy phạm kỹ
thuật và có thể thực hiện tại xí nghiệp hoặc ngay ở hiện trường xây dựng.
b. Các quá trình công nghệ: bao gồm
- Lắp đặt ván khuôn, cột chống, sàn công tác
- Lắp đặt cốt thép cho các kết cấu
- Trộn, vận chuyển, đổ, đầm bê tông
- Bảo dưỡng bê tông sau khi đầm xong
- Tháo dỡ ván khuôn, cột chống, sàn công tác
- Xử lý các khuyết tật trong bê tông.
Thi công bê tông cốt thép toàn khối thường tổ chức thi công theo
phương pháp dây chuyền gồm 5 dây chuyền bộ phận: ván khuôn, cốt thép, đổ
đầm bê tông, dưỡng hộ bê tông và tháo dỡ ván khuôn.
Quá trình sản xuất bê tông và bê tông cốt thép có thể biểu diễn theo sơ

đồ sau:

Luận văn thạc sĩ


17

Công tác
chuẩn bị

Chế tạo ván khuôn

Lắp đặt ván khuôn

Gia công

Khai thác vật liệu

cốt thép

chuẩn bị xi măng

Lắp dựng
cốt thép

Nghiệm thu ván khuôn

Nghiệm thu
cốt thép


Tháo dỡ ván khuôn

Bảo dưỡng

Trộn bê tông

Đổ và đầm bê tông

Kiểm tra,
nghiệm thu

Thành phẩm hoặc
bán thành phẩm
Hình 1.2: Quá trình sản xuất bê tông và bê tông cốt thép
Nhìn hình 1.2 ta thấy quá trình thi công bê tông có nhiều dây chuyền
sản xuất và nó liên quan với nhau, khâu sản xuất này ảnh hưởng tới khâu sản
xuất khác, để bảo đảm chất lượng công trình, rút ngắn thời gian thi công, hạ
Luận văn thạc sĩ


18

giá thành sản phẩm cần phải được quan tân đến tất cả các khâu trong quá trình
sản xuất.
1.4.

Sự cố và nguyên nhân phát sinh ra sự cố trong công trình bê tông

1.4.1. Khái niệm về sự cố chất lượng công trình
Định nghĩa sự cố: Sự cố công trình là những hư hỏng vượt quá giới hạn

an toàn cho phép làm cho công trình có nguy cơ sập đổ, đã sập đổ một phần,
toàn bộ công trình hoặc công trình không sử dụng được theo thiết kế ( khoản
29 điều 3 Luật Xây dựng) [9].
1.4.2. Phân loại sự cố chất lượng công trình
Có nhiều phương pháp phân loại sự cố công trình, như có thể phân loại
theo nguyên nhân, thời điểm xẩy ra, sự nguy hiểm xẩy ra cùng với phương
pháp xử lý sự cố. Trong các tài liệu có liên quan của Bộ xây dựng, chia sự cố
công trình làm hai loại bình thường và lớn dựa theo thương vong con người
và tổn thất kinh tế trực tiếp. Sự cố chất lượng công trình bình thường là chỉ sự
cố mà có dưới hai người trọng thương hoặc tổn thất kinh tế trực tiếp ; sự cố
chất lượng công trình lớn là chỉ sự cố mà có một người chết trở lên, hoặc ba
người trọng thương trở lên, hoặc tổn thất kinh tế trực tiếp, gây nên những
thiệt hại lớn về tài sản.[3]
1. Sự cố sập đổ: bộ phận công trình hoặc toàn bộ công trình bị sập đổ
phải dỡ bỏ để làm lại.
2. Sự cố nứt: bao gồm nứt kết cấu gối xây và kết cấu bê tông cùng với
các vết dạng vật liệu xây dựng như thép. Chủ yếu trình bày về kiểm định và
xử lý tính chất nứt của kết cấu bê tông và vết nứt khối xây.
3. Sự cố sai lệch vị trí: Móng, cọc móng sai lệch vị trí, hướng; sai lệch
vị trí quá lớn của kết cấu hoặc chi tiết đặt sẵn… cú thể dẫn tới nguy cơ sập đổ
hoặc không sử dụng được bỡi thường phải sửa chữa hoặc thay thế.

Luận văn thạc sĩ


×