Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

phân tích tiềm năng phát triển thủy điện nhỏ và những đóng góp cũng như những tồn tại liên quan đến bảo vệ môi trường của chúng hiện nay ở Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.24 MB, 136 trang )

1

LỜI CẢM ƠN
Trong khuôn khổ hạn chế của luận văn, với những kết quả còn rất khiêm
tốn trong việc nghiêm cứu giải quyết những bất cập trong đánh giá dòng chảy môi
trường cho các công trình thuỷ điện nhỏ, với những kinh nghiệm thực tế của mình
đã tham gia tính toán đánh giá tác động môi trường cho một số các công trình thuỷ
điện, nhiệt điện, tác giả hy vọng đóng góp một phần nhỏ bé phục vụ cho công việc
đánh giá dòng chảy môi trường cho các công trình thuỷ điện nhỏ đang và sẽ triển
khai xây dựng ở Việt Nam và một số nước lân cận.
Tác giả đặc biệt xin được bày tỏ lòng cảm ơn tới PSG.TS Lê Đình Thành đã
tận tình hướng dẫn và chỉ bảo tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành luận
văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Môi trường, Phòng
Đào tạo Đại học và Sau Đại học của Trường Đại học Thuỷ Lợi, Phòng Năng lượng
và Môi trường thuộc Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng Điện 1 (PECC1) đã tạo
điều kiện giúp đỡ, cung cấp thông tin, số liệu để tác giả hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn tới gia đình, đồng nghiệp, bạn bè
đã động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong thời gian thực hiện các
nội dung nghiên cứu của đề tài.
Do trình độ có hạn, lĩnh vực nghiên cứu là rộng và mới đòi hỏi kiến thức
chuyên sâu nên các kết quả nghiên cứu của luận văn khó tránh khỏi những hạn chế
và thiếu sót, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp để chất lượng nghiên cứu
được tốt hơn.
Tác giả

Nguyễn Thị Bình Minh

Học viên: Nguyễn Thị Bình Minh

Cao học khoá 16




2

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................6
DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................8
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................9
CHƯƠNG 1..............................................................................................................11
THỦY ĐIỆN VÀ PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN NHỎ ..........................................11
Ở VIỆT NAM ..........................................................................................................11
1.1 TỔNG QUAN VỀ THỦY ĐIỆN NHỎ ....................................................................... 11
1.1.1 Tiềm năng thủy điện Việt Nam ................................................................................. 11
1.1.2 Phân loại thủy điện nhỏ trên thế giới ....................................................................... 12
1.1.2.1. Thuỷ điện nhỏ ở một số quốc gia............................................................................ 12
1.1.2.2. Thủy điện nhỏ theo các tổ chức trên thế giới.......................................................... 13
1.1.3. Phân loại thủy điện nhỏ ở Việt Nam........................................................................ 14
1.2 PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN NHỎ Ở VIỆT NAM................................................... 15
1.2.1 Quy hoạch thủy điện nhỏ ở Việt Nam ....................................................................... 15
1.2.2 Hiện trạng phát triển thủy điện nhỏ ở Việt Nam ..................................................... 17
1.2.2.1. Quá trình phát triển thủy điện nhỏ .......................................................................... 17
1.2.2.2. Những vấn đề tồn tại của phát triển thủy điện nhỏ ở Việt Nam ............................. 19
1.2.2.3. Những tác động của phát triển thủy điện nhỏ đến dòng chảy môi trường .............. 22

CHƯƠNG 2..............................................................................................................24
TỔNG QUAN VỀ DÒNG CHẢY MÔI TRƯỜNG VÀ .......................................24
CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ......................................................................24
2.1 KHÁI NIỆM VỀ DÒNG CHẢY MÔI TRƯỜNG .................................................... 24
2.1.1 Các khái niệm và định nghĩa về dòng chảy môi trường .......................................... 24
2.1.2 Những lợi ích của dòng chảy môi trường................................................................. 26

2.1.2.1. Lợi ích đối với hệ sinh thái ..................................................................................... 26
2.1.2.2. Lợi ích đối với con người ...................................................................................... 27
2.2 CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN DÒNG CHẢY MÔI TRƯỜNG............ 28
2.2.1 Quản lý tài nguyên nước và dòng chảy môi trường trên thế giới ........................... 28
Học viên: Nguyễn Thị Bình Minh

Cao học khoá 16


3
2.2.2. Dòng chảy môi trường ở Việt Nam .......................................................................... 32
2.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH DÒNG CHẢY MÔI TRƯỜNG ..................... 34
2.3.1 Phân loại các phương pháp xác định dòng chảy môi trường.................................. 34
2.3.1.1. Các phương pháp thuỷ văn (Hydrological Method): .............................................. 35
2.3.1.2. Các phương pháp Thủy lực (Hydraulic Rating Method) ........................................ 36
2.3.1.3. Các phương pháp mô phỏng môi trường sống (Habitat simulation) ...................... 36
2.3.1.4. Các phương pháp tiếp cận tổng thể......................................................................... 38
2.3.2 Một số phương pháp xác định dòng chảy môi trường cụ thể .................................. 40
2.3.2.1. Phương pháp Tennant ............................................................................................. 40
2.3.2.2. Phương pháp dòng chảy cơ sở thuỷ sinh (ABF) ..................................................... 41
2.3.2.3. Phương pháp chu vi ướt (Wetted Perimeter Method) ............................................. 42
2.3.2.4. Phương pháp đánh giá nhanh của Anh (Rapid Assement Methodology) ............... 42
2.3.2.5. Phương pháp tiêu chuẩn môi trường của Scotland ................................................. 43
2.3.2.6. Phương pháp khôi phục dòng chảy (Flow Restoration Methodology) ................... 44
2.3.3 Lựa chọn phương pháp ứng dụng trong nghiên cứu .............................................. 45

CHƯƠNG 3..............................................................................................................47
ỨNG DỤNG XÁC ĐỊNH DÒNG CHẢY MÔI TRƯỜNG MỘT SỐ DỰ ÁN
THỦY ĐIỆN NHỎ ĐIỂN HÌNH Ở VIỆT NAM ..................................................47
3.1 CÁC DỰ ÁN THỦY ĐIỆN NHỎ ĐIỂN HÌNH......................................................... 48

3.1.1 Thủy điện Tà Cọ (tỉnh Sơn La) ................................................................................. 48
3.1.1.1. Thông tin về dự án .................................................................................................. 48
3.1.1.2. Tính toán dòng chảy năm cho tuyến công trình thuỷ điện Tà Cọ ........................... 51
3.1.2 Thủy điện HỐ HÔ (tỉnh Quảng Bình) ...................................................................... 57
3.1.2.1 Thông tin về dự án ................................................................................................... 57
3.1.2.2. Tính toán dòng chảy năm cho tuyến công trình thuỷ điện Hố Hô .......................... 60
3.1.3. Thủy điện KANAK (tỉnh Gia Lai) ............................................................................ 65
3.1.3.1 Thông tin về dự án .................................................................................................. 65
3.1.3.2. Tính toán dòng chảy năm cho tuyến công trình thuỷ điện KaNak ........................ 70
3.2 XÁC ĐỊNH DÒNG CHẢY MÔI TRƯỜNG ............................................................. 72
3.2.1 Xác định dòng chảy môi trường công trình thủy điện Tà Cọ .................................. 72
Học viên: Nguyễn Thị Bình Minh

Cao học khoá 16


4
3.2.1.1. Theo phương pháp Tennant .................................................................................... 72
3.2.1.2. Theo phương pháp tiêu chuẩn môi trường của Scotland ........................................ 73
3.2.1.3. Theo phương pháp đánh giá nhanh - RAM (Rapid Assement Methodology) ........ 75
3.2.1.4 Tổng hợp kết quả đánh giá....................................................................................... 75
3.2.2 Xác định dòng chảy môi trường công trình thủy điện Hố Hô ................................. 77
3.2.2.1. Theo phương pháp Tennant: ................................................................................... 77
3.2.2.2. Theo phương pháp tiêu chuẩn môi trường của Scotland ........................................ 79
3.2.2.3. Theo phương pháp đánh giá nhanh ......................................................................... 80
3.2.2.4. Tổng hợp kết quả .................................................................................................... 80
3.2.3 Xác định dòng chảy môi trường công trình thủy điện Ka Nak................................ 82
3.2.3.1. Theo phương pháp Tennant: ................................................................................... 82
3.2.3.2. Theo phương pháp tiêu chuẩn môi trường của Scotland ........................................ 84
3.2.3.3. Theo phương pháp đánh giá nhanh ......................................................................... 85

3.2.3.4. Tổng hợp kết quả đánh giá...................................................................................... 85
3.3 XÁC ĐỊNH DÒNG CHẢY MÔI TRƯỜNG THEO PHƯƠNG PHÁP CHU VI
ƯỚT .................................................................................................................................... 87
3.3.1. Nội dung phương pháp: ............................................................................................. 87
3.3.2. Kết quả xác định dòng chảy môi trường: ................................................................... 88

CHƯƠNG 4..............................................................................................................97
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO DÒNG CHẢY MÔI TRƯỜNG
CHO HẠ LƯU CÁC THỦY ĐIỆN NHỎ .............................................................97
4.1. CÁC CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐÃ NGHIÊN CỨU ......................... 97
4.1.1 Các cơ sở khoa học .................................................................................................... 97
4.1.1.1. Nước là cội nguồn của sự sống và là đầu vào không thể thiếu của mọi hoạt động
kinh tế, xã hội...................................................................................................................... 97
4.1.1.2. Vai trò của dòng chảy môi trường .......................................................................... 97
4.1.1.3. Yêu cầu tối thiểu dòng chảy trong sông ................................................................. 99
4.1.2.1. Điều kiện tự nhiên của sông nghiên cứu ................................................................. 99
4.1.2.2. Dòng chảy tự nhiên tại các tuyến công trình thủy điện nhỏ ................................. 100
4.2 SO SÁNH DÒNG CHẢY MÔI TRƯỜNG VÀ KHẢ NĂNG XẢ CỦA CÁC THỦY
ĐIỆN ................................................................................................................................. 102
Học viên: Nguyễn Thị Bình Minh

Cao học khoá 16


5
4.2.1 Dòng chảy xả từ công trình xuống đoạn sông hạ lưu các thủy điện nhỏ ............. 102
4.2.2 So sánh dòng chảy môi trường các thủy điện nhỏ ................................................. 102
4.3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO DÒNG CHẢY MÔI TRƯỜNG ................... 104
4.3.1. Những nguyên tắc và mục tiêu bảo đảm dòng chảy môi trường .......................... 104
4.3.2 Các giải pháp công nghệ ......................................................................................... 106

4.3.3 Các giải pháp quản lý .............................................................................................. 107
4.3.4 Một số đề xuất phục vụ quản lý và đảm bảo dòng chảy môi trường thích hợp với
điều kiện phát triển thủy điện nhỏ ở Việt Nam. .............................................................. 107

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................111

Học viên: Nguyễn Thị Bình Minh

Cao học khoá 16


6

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1-1: Thủy điện nhỏ theo tiêu chí công suất ...................................................13
Bảng 1-2. Ngưỡng thủy điện nhỏ của các tổ chức trên thế giới ...............................14
Bảng 1-4: Hiện trạng các công trình thủy điện nhỏ trên toàn quốc ..........................18
Bảng 2-1: Bảng tính toán theo phương pháp Tennant ..............................................41
Bảng 2-2: Phần trăm dòng chảy sồng Q 95% có thể khai thác ....................................43
Bảng 2-3: Tiêu chuẩn dòng chảy môi trường để xác định hệ sinh thái an toàn ........44
Bảng: 3.1: Đặc trưng hình thái lưu vực và dòng sông tại tuyến công trình Tà Cọ ...48
Bảng 3.2: Các trạm khí tượng và đo mưa trong và lân cận lưu vực sông Mã ..........50
Bảng 3.3: Các trạm thủy văn trong và lân cận lưu vực sông Nậm Công ..................51
Bảng 3.4: Lưu lượng tháng tuyến thủy điện Tà Cọ (m3/s) ........................................55
Bảng 3-5: Đặc trưng hình thái lưu vực công trình thủy điện Hố Hô ........................57
Bảng 3-6: Trạm khí tượng và thời gian quan trắc trên lưu vực sông Ngàn Sâu .......59
Bảng 3-7: Các trạm đo khí tượng, đo mưa trên lưu vực Ngàn Sâu và lận cận .........59
Bảng 3-8: Các trạm thủy văn trên lưu vực sông Ngàn Sâu và lân cận .....................60
Bảng 3-9: Đặc trưng dòng chảy năm trên lưu vực sông Ngàn Sâu và lân cận .........61
Bảng 3-10a : Dòng chảy tháng tuyến công trình thủy điện Hố Hô (m3/s) ................64

Bảng 3-10b: Các thông số thủy năng thủy điện Hố Hô ............................................65
Bảng 3-11: Đặc trưng hình thái lưu vực sông ...........................................................66
Bảng 3-12: Các trạm khí tượng trên lưu vực sông Ba ..............................................67
Bảng 3-13: Danh sách các trạm thủy văn trên lưu vực sông Ba ...............................69
Bảng 3-14: Dòng chảy tháng tuyến công trình thủy điện Ka Nak (m3/s) .................71
Bảng 3-16: Dòng chảy môi trường thủy điện Tà Cọ mức TỐT theo phương pháp
Tennant (m3/s) ...........................................................................................................73
Bảng 3-17: Tính tần suất dòng chảy tháng tuyến Tà Cọ ...........................................74
Bảng 3-18: Dòng chảy môi trường hàng tháng tuyến Tà Cọ (m3/s) theo phương
pháp tiêu chuẩn môi trường của Scotland .................................................................75
Bảng 3-19: Dòng chảy môi trường hàng tháng tuyến Tà Cọ (m3/s) theo phương
pháp đánh giá nhanh (RAM) .....................................................................................75
Học viên: Nguyễn Thị Bình Minh

Cao học khoá 16


7

Bảng 3-20: Dòng chảy môi trường hàng tháng tuyến thủy điện Tà Cọ (m3/s) .........76
Bảng 3-21: Kết quả xác định dòng chảy môi trường tuyến thủy điện Hố Hô ..........78
Bảng 3-22: Dòng chảy môi trường thủy điện Hố Hô mức TỐT theo phương pháp
Tennant (m3/s) ...........................................................................................................78
Bảng 3-23: Tính tần suất dòng chảy tháng tuyến Hố Hô ..........................................79
Bảng 3-24: Dòng chảy môi trường hàng tháng tuyến Hố Hô (m3/s) theo phương
pháp tiêu chuẩn môi trường của Scotland .................................................................80
Bảng 3-25: Dòng chảy môi trường hàng tháng tuyến Hố Hô (m3/s) theo phương
pháp đánh giá nhanh (RAM) .....................................................................................80
Bảng 3-26: Dòng chảy môi trường hàng tháng tuyến thủy điện Hố Hố (m3/s) theo
các phương pháp khác nhau ......................................................................................81

Bảng 3-27: Kết quả xác định dòng chảy môi trường tuyến thủy điện Ka Nak .........83
Bảng 3-28: Dòng chảy môi trường thủy điện Ka Nak mức TỐT theo phương pháp
Tennant (m3/s) ...........................................................................................................83
Bảng 3-29: Tính tần suất dòng chảy tháng tuyến Ka Nak ........................................84
Bảng 3-30: Dòng chảy môi trường hàng tháng tuyến Ka Nak (m3/s) .......................85
Bảng 3-31: Dòng chảy môi trường hàng tháng tuyến Ka Nak (m3/s) theo phương
pháp đánh giá nhanh (RAM) .....................................................................................85
Bảng 3-32: Dòng chảy môi trường hàng tháng tuyến thủy điện Ka Nak (m3/s) theo
các phương pháp khác nhau ......................................................................................85
Bảng 3-33: QUAN HỆ Q = f(H) CÁC TUYẾN ĐẬP ..............................................92
Bảng 3-34: QUAN HỆ Q ~ χ CÁC TUYẾN MẶT CẮT .........................................93
Bảng 3-35: Kết quả trình toán dòng chảy môi trường theo phương pháp chu vi ướt
và các phương pháp khác (m3/s) ...............................................................................94

Học viên: Nguyễn Thị Bình Minh

Cao học khoá 16


8

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1-1: Phân bố nguồn năng lượng điện ở Việt Nam ...........................................11
Hình 1-2: Phát triển thuỷ điện dày đặc trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn..........21
Hình 1-3: Ngọn đồi bị dọn sạch phía sau thủy điện Đak Ru ....................................22
Hình 3-1: Bản đồ lưu vực sông Nậm Công và thủy điện Tà Cọ ...............................49
Hình 3-2: Bản đồ lưu vực sông Ngàn Sâu và thủy điện Hố Hô ................................58
Hình 3-3: Lưu vực sông Ba và mạng lưới đo khí tượng thủy văn ............................68
Hình 3-4: Dòng chảy trung bình và dòng chảy môi trường tuyến thủy điện Tà Cọ .77
Hình 3-5: Dòng chảy trung bình và dòng chảy môi trường tuyến thủy điện Hố Hô 82

HÌnh 3-7a – Quan hệ Q=f(H) tuyến hạ lưu đập thủy điện Tà Cọ .............................90
Hình 3-7b – Quan hệ Q và χ tuyến hạ lưu đập thủy điện Tà Cọ .............................90
HÌnh 3-8b ..................................................................................................................91
Hình 3-9a ...................................................................................................................92
Hình 3-9b...................................................................................................................92

Học viên: Nguyễn Thị Bình Minh

Cao học khoá 16


9

PHẦN MỞ ĐẦU
Việt Nam có nguồn thủy năng dồi dào trên hầu khắp các lưu vực sông,
những nghiên cứu đánh giá gần đây cho thấy tiềm năng thủy điện trên toàn quốc là
rất lớn. Tiềm năng thủy điện đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế, xã
hội ở các địa phương. Cho đến nay đã xây dựng và khai thác hầu hết các công trình
thủy điện lớn trên các dòng sông, từ hệ thống sông Hồng (Đà – Thao – Lô) trong đó
các công trình thủy điện lớn như Thác Bà, Hòa Bình, Tuyên Quang, và đang xây
dựng các công trình lớn như Sơn La, Huổi Quảng. Các sông miền Trung cũng đã có
rất nhiều công trình thủy điện đáng kể trên các hệ thống sông Mã, sông Cả, sông
Hương, Thu Bồn- Vu Gia, sông Ba, sông Đồng Nai. Đặc biệt hai sông Srepok và Sê
San ở Tây Nguyên chúng ta đã và đang xây dựng các hệ thống thủy điện bậc thang
và bắt đầu đưa vào sử dụng.
Tất cả các công trình thủy điện vừa và lớn đã mang lại rất nhiều lợi ích về
điện, tuy nhiên cũng gây ra rất nhiều tác động bất lợi cho khu vực hạ lưu, trong đó
tất cả các nghiên cứu tác động môi trường của các dự án này đều khẳng định một
trong những tác động bất lợi lớn nhất là sự thay đổi chế độ dòng chảy và chất lượng
nước ở hạ lưu. Mặc dù đã có những giải pháp giảm thiểu những tác động này những

không thể triệt để được.
Với nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, hiện nay hầu hết các địa phương
đều phát triển các thủy điện nhỏ rất nhanh chóng, đến nỗi hầu như không còn nhánh
sông suối nào là không có dự án xây dựng thủy điện nhỏ, trung bình mỗi tỉnh có tới
cả chục công trình. Đây chính là thủ phạm góp phần làm tăng cao các tác động đến
dòng chảy ở hạ lưu.
Đối với khu vực hạ lưu các công trình thủy điện, thủy lợi vấn đề quan trọng
nhất là cần có một dòng ch ảy đủ đảm bảo các vấn đề bền vững về môi trường (chất
lượng nước, các hệ sinh thái nước, ….). Vì vậy hiện nay khái niệm dòng chảy môi
trường đã được chấp nhận như một quan điểm mới trong bảo vệ môi trường, và đã
trở thành một lĩnh vực khoa học được quan tâm. Ở Việt Nam khái niệm này đã
được đưa vào nhiều văn bản pháp lý trong lĩnh vực quản lý tài nguyên nước, bảo vệ
môi trường,…và đối với các dự án thủy lơi, thủy điện trên lưu vực đều được yêu
cầu xem xét dòng chảy môi trường.
Với mục tiêu tiếp cận quan điểm mới về “dòng chảy môi trường” trong bảo
vệ môi trường vùng hạ lưu công trình thủy điện nhỏ điển hình ở Việt Nam. Từ đó
Học viên: Nguyễn Thị Bình Minh

Cao học khoá 16


10

đề xuất những giải pháp thích hợp để giảm thiểu các tác động bất lợi của các thủy
điện nhỏ phù hợp với các điều kiện cụ thể. Đề tài nghiên cứu của luận văn đã chọn
một số phương pháp xác định dòng chảy môi trường thích hợp và áp dung cho ba
công trình thủy điện nhỏ điển hình ở các vùng khác nhau của Việt Nam.
Nội dung chính của luận án là phân tích tiềm năng phát triển thủy điện nhỏ
và những đóng góp cũng như những tồn tại liên quan đến bảo vệ môi trường của
chúng hiện nay ở Việt Nam. Những nghiên cứu về dòng chảy môi trường trên thế

giới và Việt Nam, từ đó giới thiệu các phương pháp xác định dòng chảy môi trường
thường được áp dụng để lựa chọn phương pháp phù hợp cho các công trình thủy
điện nhỏ. Các kết quả xác định dòng chảy môi trường cho các công trình cụ thể
được phân tích, đánh giá làm cơ sở khoa học cho các đề xuất nhằm bảo vệ môi
trường, nâng cao hiệu quả các thủy điện nhỏ ở nước ta. Ngoài phần mở đầu và kết
luận, các nội dung và kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn được trình bày trong 4
chương chính:
-

Chương 1: Thủy địên và phát triển thủy điện nhỏ ở Việt Nam

-

Chương 2: Tổng quan về dòng chảy môi trường và các phương pháp xác định

-

Chương 3: Ứng dụng xác định dòng chảy môi trường một số dự án thủy điện
nhỏ điển hình ở Việt Nam

-

Chương 4: Đề xuất một số giải pháp đảm bảo dòng chảy môi trường cho hạ lưu
các thủy điện nhỏ

Nghiên cứu và xác định dòng chảy môi trường cho các dự án thủy điện nhỏ
là vấn đề mới ở Việt Nam, các kết quả của nghiên cứu này mới chỉ là những bước
sơ bộ ban đầu nhằm giúp tăng cường nhận thức và tiếp cận đũng trong công tác bảo
vệ môi trường lưu vực sông.


Học viên: Nguyễn Thị Bình Minh

Cao học khoá 16


11

CHƯƠNG 1
THỦY ĐIỆN VÀ PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN NHỎ
Ở VIỆT NAM

1.1 TỔNG QUAN VỀ THỦY ĐIỆN NHỎ
1.1.1 Tiềm năng thủy điện Việt Nam
Việt Nam nằm có lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2000 mm, có nơi
đạt tới 4000 - 5000 mm. Điều kiện địa hình đồi núi nhiều, mạng lưới sông ngòi khá
dày, tổng số các con sông có chiều dài lớn hơn 10 km là khoảng hơn 2400. Tổng
lượng nước mặt hàng năm của các sông Việt Nam đạt tới 870 tỷ m3, tương ứng với
lưu lượng bình quân khoảng 37.500 m3/s. Ở Việt Nam thủy điện chiếm tỷ lệ 37%
trong ngành năng lượng toàn quốc.

Hình 1-1: Phân bố nguồn năng lượng điện ở Việt Nam
Theo các kết quả nghiên cứu thì tiềm năng lý thuyết của thuỷ điện Việt Nam
đạt khoảng 300 tỷ kWh, tiềm năng kỹ thuật khoảng 123 tỷ kWh, còn tiềm năng kinh
tế, kỹ thuật khoảng 75 - 80 tỷ kWh (tương đương công suất 18.000 - 20.000 MW).
Quy hoạch thủy điện quốc gia đã được phê duyệt trên 9 hệ sông lớn ở nước ta có
tổng công suất lắp máy là 14.241 MW, điện năng trung bình hàng năm đạt 59,874 tỷ
Học viên: Nguyễn Thị Bình Minh

Cao học khoá 16



12

KWh. Các nghiên cứu quy hoạch cho thấy tổng công suất lắp máy của các thủy điện
từ 1 KW đến 30 KW của 31 tỉnh thành có khả năng phát triển thủy điện nhỏ là
khoảng 2.000 – 2.500 MW tương ứng với điện lượng trung bình hàng năm khoảng 8
- 10 tỷ kWh.
1.1.2 Phân loại thủy điện nhỏ trên thế giới

1.1.2.1. Thuỷ điện nhỏ ở một số quốc gia
Thủy điện nhỏ là một loại công trình thủy điện rất phổ biến ở các quốc gia
trên thế giới vì những lý do như có thể được xây dựng bất cứ trên nhánh sông suối
nhỏ nào, về mặt kỹ thuật không quá phức tạp, về kinh phí đầu tư không lớn, tác
động đến môi trường dễ được chấp nhận và dễ có biện pháp giảm thiểu, đặc biệt
hiệu quả kinh tế là cao.
Việc phân loại thủy điện phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, tùy thuộc
vào các điều kiện như kinh tế, kỹ thuật, môi trường và các chính sách quản
lý,…Cho đến nay, trên thế giới vẫn chưa có sự thống nhất quốc tế về quy định
ngưỡng công suất cho thủy điện nhỏ. Do vậy, không có những căn cứ chung cho
việc tính toán, đánh giá và quy định ngưỡng công suất các dự án thủy điện nhỏ. Hơn
nữa, cũng do tính đặc trưng khu vực trong vấn đề quy định ngưỡng công suất thủy
điện nhỏ của các nước trên thế giới nên các cơ sở tính toán cũng như các tài liệu
liên quan đến vấn đề này rất hạn chế và cũng không thống nhất
Các quốc gia có tiềm năng phát triển thủy điện trên thế giới thường lấy quy
mô công suất lắp máy để phân loại thuỷ điện nhỏ. Ngưỡng công suất để phân loại
thủy điện nhỏ rất khác nhau giữa các quốc gia, ví dụ ở Mỹ thủy điện nhỏ có công
suất lắp máy từ 30 MW trở xuống, những ở Thụỵ Sỹ lại là nhỏ hơn 2 MW tức là
chênh nhau tới 15 lần (xem bảng 1-1).
Như vậy, việc phân loại thuỷ điện nhỏ của mỗi nước căn cứ vào quy mô
công suất cũng khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện thi công và vận hành, chế độ

làm việc và tỷ trọng công suất của các trạm đó tham gia trong hệ thống lưới điện
quốc gia hoặc khu vực.
Học viên: Nguyễn Thị Bình Minh

Cao học khoá 16


13

Bảng 1-1: Thủy điện nhỏ theo tiêu chí công suất
TT

Tiêu chí thủy điện nhỏ

Quốc gia

1

Liên Xô (cũ) và Mỹ

Nlm ≤ 30 MW

2

Anh

Nlm < 25 MW

3


Ân Độ

Nlm < 15 MW

4

Trung Quốc

Nlm < 12 MW

5

Rumani và cộng hoà Séc

Nlm < 10 MW

6

Canađa và Thuỵ Điển

Nlm < 9 MW

7

Phần Lan

Nlm < 6 MW

8


Pháp và Aó

Nlm < 5 MW

9

Thuỵ Sĩ và Italia

Nlm < 2 MW

1.1.2.2. Thủy điện nhỏ theo các tổ chức trên thế giới
Hiện nay, các Tổ chức quốc tế và các Tổ chức phi Chính phủ như Liên minh
châu Âu, Liên hợp quốc, Hội đập lớn thế giới, Ngân hàng thế giới,…cũng phân loại
các dự án thủy điện theo công suất của nhà máy và gồm hai nhóm chính là Thủy
điện lớn và Thủy điện vừa và nhỏ. Trong đó thủy điện nhỏ lại chia thành các loại
khác nhau như thủy điện mini, thủy điện micro, thủy điện pico và thậm chí có tổ
chức còn đưa ra khái niệm thủy điện nano.
Một số Tổ chức quốc tế có uy tín hoạt động trong lĩnh vực phát triển, đầu tư
thủy điện đã thiết lập các ngưỡng công suất khá chi tiết để phân loại thủy điện nhỏ,
ví dụ Uỷ ban thủy điện nhỏ Châu Âu (ESHA) phân loại các nhà máy thủy điện nhỏ
theo ngưỡng công suất như sau:
- Thủy điện micro:

< 0,1 MW

- Thủy điện mini:

từ 0,1 MW đến 0,5 MW

- Thủy điện nhỏ:


từ 0,5 MW đến 10 MW

Học viên: Nguyễn Thị Bình Minh

Cao học khoá 16


14

Cách phân loại này của ESHA được nhiều tổ chức trên thế giới chấp nhận và
áp dụng trong các tài liệu chính thức, trong đó có cả những tổ chức hoạt động trong
lĩnh vực môi trường như IRN1, WWF,…
Tiêu chí phân loại thủy điện nhỏ của các Tổ chức quốc tế có uy tín và hoạt
động liên quan đến năng lượng như bảng 1-2.
Bảng 1-2. Ngưỡng thủy điện nhỏ của các tổ chức trên thế giới
ST
T
1
2

3
4
5

6
7
8
9
10


Tổ chức

Tên viết
Tên đầy đủ
tắt
Liên minh Châu Âu
EU
European Union
Tổ chức phát triển công
UNIDO United Nations Industrial
nghiệp Liên hiệp quốc
Development
Ozganization
Hiệp hội thủy điện nhỏ
IASH International Association
thế giới
for Small Hydropower
Ủy ban thủy điện nhỏ
ESHA European Small
Châu Âu
Hydropower Association
Hiệp hội quốc tế các nhà UNIPE International Union of
sản xuất và phân phối
DE
Producers and
điện
Distributors of Electricity
Chương trình môi trường UNEP United Nations
của Liên hợp quốc

Environment Programme
Hiệp hội đập thế giới
WCD World Commission on
Dam
Nhóm hành động về
REWP Renewable Energy
năng lượng tái tạo
Working Party
Quỹ hỗ trợ Cacbon của
WBCF World Bank’s Carbon
Ngân hàng thế giới
H
Finance Helpdesk
Hiệp hội mạng lưới sông
IRN
International Rivers
quốc tế
Network

Ngưỡng
công suất
10 MW
10 MW

10 MW
10 MW
10 MW

12 MW
15 MW

10 MW
15 MW
10 MW

Nguồn: Nghiên cứu phân ngưỡng công suất thủy điện nhỏ trong tính toán tỷ trọng nguồn năng
lượng tái tạo của Việt Nam

1.1.3. Phân loại thủy điện nhỏ ở Việt Nam
Việt Nam có tiềm năng rất lớn về thủy điện nói chung và thủy điện nhỏ nói
riêng trên các lưu vực sông. Cho đến nay chưa có văn bản pháp lý nào đưa ra tiêu
chí phân loại các công trình thủy điện, đặc biệt là tiêu chí cho thủy điện nhỏ. Tuy

Học viên: Nguyễn Thị Bình Minh

Cao học khoá 16


15

nhiên theo Điều 1 của Quyết định số 3454/QĐ-BCN ngày 18 tháng 10 năm 2005
của Bộ Công nghiệp về “Phê duyệt quy hoạch thủy điện nhỏ toàn quốc”:
“Phê duyệt Qui hoạch thủy điện nhỏ toàn quốc gồm 24 tỉnh thành với các nội
dung chính sau:
1. Qui mô công suất các dự án: Từ 1MW đến 30MW. Tổng số các dự án là 239,
tổng công suất là 1520,67MW, chi tiết về số lượng và công suất theo địa bàn từng
tỉnh nêu trong bảng 1. Qui mô công suất các dự án sẽ được chính xác khi lập dự án
đầu tư.
…..”
Như vậy có thể hiểu thủy điện nhỏ ở Việt Nam được xác định theo ngưỡng
công suất lắp máy của công trình từ 1 MW đến 30 MW.

1.2 PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN NHỎ Ở VIỆT NAM
1.2.1 Quy hoạch thủy điện nhỏ ở Việt Nam
Ngoài lượng mưa, dòng chảy khá phong phú, Việt Nam có dãy Trường Sơn
kéo dài từ Bắc vào Nam với địa hình và mạng lưới sông thuận lợi cho phát triển
thủy điện nhỏ. Theo Quyết định phê duyệt Quy hoạch thủy điện nhỏ 3454/QĐ-BCN
ngày 18 tháng 10 năm 2005 của Bộ Công nghiệp thì cả nước có 239 dự án với tổng
công suất 1520,67 MW thuộc 24 tỉnh thành (bảng 1-3).
Kết quả các nghiên cứu về quy hoạch thuỷ điện ở nước ta cho thấy tổng trữ
năng kinh tế của các con sông trong cả nước là khoảng 80 tỷ KWh/năm, trong đó có
80 công trình thủy điện trên các sông chính đạt hơn 68 tỷ KWh/năm. Như vậy, trữ
năng kinh tế của thuỷ điện nhỏ toàn quốc khoảng gần 12 tỷ KWh/năm. Đây là
nguồn điện năng tái tạo rất quan trọng cần khai thác triệt để nhằm đáp ứng nhu cầu
phụ tải ngày càng tăng của các ngành kinh tế quốc dân [4].
Các công trình thủy điện nhỏ có ý nghĩa kinh tế - xã hội rất lớn đối với đất
nước đang phát triển kinh tế, xã hội nhanh chóng. đặc biệt có ý nghĩa to lớn đối với
công cuộc xoá đói giảm nghèo ở các vùng núi, vùng sâu vùng xã của đất nước. Mặt
khác thủy điện nhỏ có hiệu quả đầu tư lớn nếu biết hạn chế tốt một số tác động bất
lợi đến môi trường khi xây dựng và vận hành.
Học viên: Nguyễn Thị Bình Minh

Cao học khoá 16


16
Bảng 1-3: Quy hoạch thủy điện nhỏ Việt Nam (QĐ 3454/QĐ-BCN)

1

Tỉnh, Thành
phố

Lai Châu

2

Điện Biên

7

67,5

3

Sơn La

19

114,6

4

Cao Bằng

12

48,3

Bổ sung 2008 (757/QĐ-UBND)

5


Lạng Sơn

9

29,0

Điều chỉnh 2009 (1803/QĐ-UBND)

6

Yên bái

29

236,3

7

Hòa Bình

2

9,5

8

Tuyên Quang

5


16,7

9

Quảng Ninh

1

20,0

10

Thanh Hóa

8

16,6

11

Nghệ An

18

151,3

12

Hà Tĩnh


5

98,0

13

Quảng Bình

2

5,0

14

Quảng Trị

3

10,0

15

Thừa Thiên Huế

5

19,5

16


TP. Đà Nẵng

3

9,7

17

Quảng Nghãi

10

71,8

18

Bình Định

11

59,65

19

Phú Yên

1

6,0


20

Khánh Hòa

5

62,0

21

Ninh Thuận

5

14,0

22

Bình Thuận

6

57,62

23

Bình Phước

15


47,1

24

Lâm Đồng

45

288,2

Tổng cộng

239

1520,67

STT

Tổng số
dự án
13

Tổng công
suất (MW)
59,0

Học viên: Nguyễn Thị Bình Minh

Ghi chú


Bổ sung 2008 (2154/QĐ-BCT

Phê duyệt 2008 (1666/QĐ-UBND)

Phê duyệt 2011 (551/QĐ-UBND)

Cao học khoá 16


17

1.2.2 Hiện trạng phát triển thủy điện nhỏ ở Việt Nam

1.2.2.1. Quá trình phát triển thủy điện nhỏ: Thuỷ điện nhỏ Việt nam có quá trình
phát triển từ sau năm 1954, tuy nhiên phải sau năm 1975 thì việc xây dựng các trạm
thuỷ điện nhỏ mới được quan tâm đầu tư. Từ 1975 đến 1985, chỉ có một số tỉnh
thuỷ điện nhỏ là nguồn cấp điện chủ yếu như Hà Giang, Cao Bằng, Lai Châu, Sơn
La, Bắc Cạn, Gia Lai, Kon Tum,…
Các trạm thuỷ điện trong giai đoạn này chủ yếu được đầu tư từ ngân sách
nhà nước thông qua ngành thuỷ lợi, hoặc qua các địa phương. Kinh phí đầu tư tập
trung cho xây dựng công trình, còn phần thiết bị hầu như là nhập ngoại thông qua
viện trợ của các chính phủ nước ngoài. Các trạm thuỷ điện nhỏ xây dựng trong thời
gian này thường có công suất nhỏ N<100 KW, thường là các trạm thuỷ luân kết hợp
bơm nước hoặc chế biến lâm sản, thiết bị do Trung Quốc sản xuất, chỉ trừ một số
trạm được đầu tư cấp điện cho các tỉnh lỵ có công suất lớn hơn.
Từ sau năm 1985, do chính sách đổi mới về kinh tế nên xuất hiện một số
hình thức đầu tư mới, ngoài ngân sách nhà nước, Trung Ương đầu tư thì các ngành,
các địa phương, các hợp tác xã cũng đầu tư để xây dựng các trạm thuỷ điện nhỏ
nhằm phục vụ nhu cầu của ngành mình, của địa phương mình. Một số trạm được
đầu tư ở dạng này như các trạm thuỷ điện Na Han, Tà Sa, Nà Ngần ở Cao Bằng do

mỏ thiếc Tĩnh Túc xây dựng; một số trạm khác do quân đội đầu tư như ở Thái
Nguyên, Gia Lai...; các trạm do hợp tác xã xây dựng như: Duy Sơn, Đại Quang ở
Quảng Nam. Từ năm 1990, khi các cửa khẩu biên giới Việt - Trung được khai
thông, các hộ gia đình đã đầu tư lắp đặt các trạm thuỷ điện cực nhỏ loại có công
suất 0,1-1 KW, giá thành của các tổ máy thấp nên phong trào xây dựng thuỷ điện
cực nhỏ phát triển nhanh chóng.
Theo thống kế của công ty tư vấn xây dựng điện 1 (Bảng 1-4), thì trên toàn
quốc hiện nay có 516 công trình thủy điện nhỏ với công suất lắp máy đạt
88.162kW. Tuy nhiên thực tế còn hoạt động chỉ có 138 công trình với tổng công
suất 53.407kW. trong đó vùng Đông Bắc có 47 công trình, vùng Tây Bắc có 36
công trình, Tây Nguyên có 33 công trình.
Học viên: Nguyễn Thị Bình Minh

Cao học khoá 16


18

Bảng 1-4: Hiện trạng các công trình thủy điện nhỏ trên toàn quốc

<50kW
Vùng

Số
trạm

50-100 kW
Số
trạm


100-500kW
Số
trạm

17

C
ông
suất
1056

Tổng cộng

>500kW
Số
trạm

Côn
g suất

Số
trạm

26

C
ông
suất
6318


12

17322

306

C
ông
suất
28165

Còn hoạt
động
S
C

ông
trạm
suất
47
12578

1

Đông Bắc

251

C
ông

suất
3469

2

Tây Bắc

76

1463

0

0

9

1720

2

4290

87

7453

36

5666


3

Bắc Trung Bộ

12

260

1

50

9

1720

3

5460

26

7490

5

1400

4


D.hải Nam Bộ

0

0

0

0

15

3620

9

19400

24

23020

11

17960

5

Tây Nguyên


12

236

12

700

26

6327

5

8840

55

16103

33

10143

6

Đông Nam Bộ

12


101

1

80

3

650

2

5100

18

5931

6

5660

Tổng cộng

364

5529

31


1886

88

20335

33

60412

516

88162

138

53407

T

Nguồn: Quy hoạch thủy điện nhỏ toàn quốc

Học viên: Nguyễn Thị Bình Minh

Cao học khoá 16


19


1.2.2.2. Những vấn đề tồn tại của phát triển thủy điện nhỏ ở Việt Nam
Trong những năm gần đây phát triển thủy điện nhỏ ở nước ta đã bộc lộ nhiều
tồn tại, trong đó chủ yếu là những vấn đề sau:
- Quy hoạch phát triển thủy điện nhỏ: Thực tế phát triển thủy điện nhỏ không
đúng theo quy hoạch. Mặc dù năm 2005 Bộ Công nghiệp đã có quyết định phê duyệt
thuỷ điện nhỏ toàn quốc (QĐ 3454//QĐ-BCN), nhưng đã phải điều chỉnh, bổ xung
quy hoạch, ví dụ Quyết định 2154/QĐ-BC ngày 07/4/2008 của Bộ Công thương.
Theo đó hầu hết các tỉnh đã có những điều chỉnh về phát triển thủy điện nhỏ như
Điện Biên, Lai Châu, Thừa Thiên Huế, Phú Yên,…
- Quản lý phát triển thủy điện nhỏ ở các địa phương: Công tác này không
chặt chẽ, khi cơ chế thị trường phát triển thì việc cấp phép thủy điện nhỏ không thể
quản lý được. Mặc dù Chính phủ đã có Nghị định 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004
quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải
vào nguồn nước, hay Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có các Quy định về bảo vệ tài
nguyên nước như Quyết định số 15 /2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008
của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hiện nay việc phát triển thủy điện nói
chung và thủy điện nhỏ nói riêng đã trở thành vấn đề rất nóng và rất được quan tâm ở
các địa phương, nhất là các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên khi nhận thức về tầm
quan trọng của dòng chảy đến các vấn đề môi trường. Ví dụ tỉnh Quảng Nam và
thành phố Đà Nẵng, nơi có lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn hiện có hàng chục dự án
thủy điện, trong đó có nhiều công trình đã được xây dựng và đã gây ra rất nhiều vấn
đề về môi trường, xã hội (hình 1-2). Chưa có một chính sách cụ thể hoá về đầu tư
thủy điện nhỏ cũng như việc khai thác hiệu quả để đảm bảo rằng các trạm thuỷ điện
khi xây dựng sẽ được tiêu thụ hết điện năng.
- Công tác tư vấn thiết kế: Do thiếu các tài liệu cơ bản về khí tượng, thủy
văn, năng lực các nhà tư vấn thiết kế thủy điện nhỏ còn hạn chế nên việc tính toán
đầu vào cho các thủy điện nhỏ thường thiếu chính xác, dẫn đến hiệu quả đầu tư thực
tế là thấp hơn tính toán ban đầu,
Học viên: Nguyễn Thị Bình Minh


Cao học khoá 16


20

- Quản lý khai thác vận hành: Việc quản lý vận hành chưa có đầu mối cụ thể.
Các hình thức quản lý cũng rất khác nhau. Nhìn chung chỉ các mô hình quản lý ở các
thuỷ điện nối lưới do ngành điện quản lý là có hiệu quả. Công tác quản lý kỹ thuật
thuỷ điện nhỏ chưa được quan tâm đúng mức, không được bảo dưỡng, sửa chữa kịp
thời ngay cả khi hư hỏng là nhỏ không tốn nhiều kinh phí. Các trạm thuỷ điện được
xây dựng từ nhiều nguồn vốn khác nhau, do đó việc quản lý vận hành cũng nhiều tổ
chức kinh tế xã hội khác nhau thực hiện, đôi lúc mục đích khai thác lại mâu thuẫn
nhau như cấp nước tưới cho nông nghiệp, phát điện, phương thức bán điện v.v. . Các
mục tiêu chưa có sự phân định và phối hợp chặt chẽ để đảm bảo quyền lợi sử dụng
bình đẳng.
Ngoài ra về mặt kỹ thuật, các trạm thuỷ điện có công suất nhỏ do thiết bị quá
cũ, hoặc được xây dựng từ lâu, các thiết bị chế tạo không đồng bộ, hiệu suất thấp,
một số trạm do có điện lưới đi qua nên việc quản lý vận hành ở các địa phương gặp
nhiều khó khăn vì không bán được điện, do đó không có kinh phí để sửa chữa, bảo
dưỡng hoặc thay thế thiết bị nên hiệu quả vận hành kém. Theo thống kê hiện nay chỉ
còn khoảng 20-30 % các trạm thuỷ điện nhỏ dạng này hoạt động và cũng hoạt động
không liên tục, chỉ phát huy được dưới 50% công suất lắp đặt.
Năng lực trong nước về sản xuất thiết bị thuỷ điện cũng như đáp ứng phụ tùng
thay thế cho các trạm thuỷ điện nhỏ là hạn chế và chất lượng còn kém, giá thành cao.
Các thiết bị thuỷ điện nhỏ gồm nhiều chủng loại và nhiều nơi sản xuất, nhưng trong
nước chưa được tiêu chuyển hoá. Hiệu suất các tổ máy phát thuỷ điện sản xuất trong
nước thấp, thường xuyên hư hỏng hoặc chế tạo không đồng bộ.
Một số trạm thuỷ điện được thiết kế và xây dựng từ lâu, hoặc ở các lưu vực
nhỏ nên thiếu số liệu qua trắc khảo sát về thuỷ văn, địa chất. Việc thi công và lắp đặt
chưa tuân thủ theo quy trình, quy phạm nên khi đưa vào vận hành kém hiệu quả.

Một số trạm thủy điện nhỏ được xây dựng trong 3 thập kỷ vừa qua, chất lượng công
trình thuỷ công chưa đạt yêu cầu an toàn cao, thiết bị chắp vá, ngay từ khâu khảo sát,
thiết kế còn mang tính tạm thời , việc kiểm tra chất lượng chưa nghiêm túc. Do đó

Học viên: Nguyễn Thị Bình Minh

Cao học khoá 16


21

cho nên sau khi xây dựng xong một số công trình đã không thể đưa vào hoạt động
hoặc thường xuyên hỏng hóc phải sửa chữa, khai thác kém hiệu quả .

Hình 1-2: Phát triển thuỷ điện dày đặc trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn
Một yếu tố tồn tại nữa của thủy điện nhỏ là giá thành sản xuất điện năng từ
thuỷ điện thường cao hơn so với giá thành mua từ lưới điện mà không được trợ giúp
giá hoặc bù lỗ. Các trạm thuỷ điện nhỏ có quy mô bé thường giao cho địa phương
quản lý, không có biện pháp quản lý tài chính, nhiều trạm không thu tiền điện hoặc
có thu nhưng lại sử dụng vào mục đích khác nên khi hỏng hóc không có kinh phí sửa
chữa, thay thế.

Học viên: Nguyễn Thị Bình Minh

Cao học khoá 16


22

1.2.2.3. Những tác động của phát triển thủy điện nhỏ đến dòng chảy môi trường

Chúng ta không được nghĩ rằng thủy điện nhỏ không tác động đáng kể đến
môi trường. Thực tế cho thấy ngoài những tác động có lợi như cung cấp nguồn điện,
cải thiện điều kiện sông của cộng đồng vùng sâu, vùng xa thì những tác động bất lợi
của các thủy điện nhỏ là “không nhỏ”, đó là:
(1)- Thủy điện nhỏ thường phải xây dựng ở những con sông, suối nhỏ ở vùng
sâu, vùng xa mà nơi đó chủ yếu là rừng, hoặc đất trồng rừng, trồng cây công nghiệp.
Khi xây dựng phải phá rừng làm đường giao thông vận tải, làm công trình như đường
ống áp lực,…mỗi thủy điện nhỏ thường làm mất ít thì vài hecta rừng, nhiều thì hàng
trăm hecta mà mỗi tỉnh hàng chục công trình thì diện tích rừng sẽ mất là rất lớn. Ví
dụ điển hình nhất là thủy điện nhỏ Đak Ru (tỉnh Đak Nông) với công suất chỉ 7,5
MW mà đã làm mất hàng trăm hecta rừng (hình 1-3).

Hình 1-3: Ngọn đồi bị dọn sạch phía sau thủy điện Đak Ru
(2)- Nhiều thủy điện nhỏ xây dựng ở vùng có dân nên việc di dân tái định cư là
rất phức tạp, ảnh hưởng đến ổn định xã hội chính trị nếu không làm tất công tác này.
(3). Thủy điện nhỏ cần cột nước cao, nhà máy thường cách xa tuyến đập và
phải có đường ống dẫn nước, tạo ra một đoạn sông bị khô cạn không có nước huỷ
hoại sinh thái.
Học viên: Nguyễn Thị Bình Minh

Cao học khoá 16


23

(4)- Thủy điện điều tiết nên tạo ra thay đổi lớn dòng chảy hạ lưu ảnh hưởng
đến nhu cầu nước của các hệ sinh thái và môi trường, vấn đề này hiện đang được
quan tâm lớn của các nhà khoa học môi trường và cộng đồng thế giới.

Học viên: Nguyễn Thị Bình Minh


Cao học khoá 16


24

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ DÒNG CHẢY MÔI TRƯỜNG VÀ
CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH

2.1 KHÁI NIỆM VỀ DÒNG CHẢY MÔI TRƯỜNG
2.1.1 Các khái niệm và định nghĩa về dòng chảy môi trường
Nước trong các sông suối rất cần thiết và không thể thiếu cho các yêu cầu sử
dụng của con người, rất cần để duy trì cuộc sống cho cho tất cả các loài trong hệ sinh
thái hay nói cách khác là để duy trì cuộc sống hay sức khoẻ của chính dòng sông đó. Vì
vậy “Yêu cầu nước môi trường là yêu cầu nước cần cho việc duy trì cấu trúc và các
chức năng của hệ sinh thái nước trên lưu vực sông nhằm đảm bảo cho các hệ sinh thái
này tồn tại và phát triển một cách bền vững”[8].
Từ khái niệm về yêu cầu nước cho môi trường dẫn đến khái niệm về dòng
chảy môi trường (Environmental Flow), một thành phần dòng chảy mà con người
trong quá trình sử dụng nước cần phải bảo đảm duy trì thường xuyên trong sông để
nuôi dưỡng và phát triển các hệ sinh thái, bảo vệ đa dạng sinh học và các chức năng
của dòng sông. Có nhiều định nghĩa khác nhau về dòng chảy môi trường tùy theo
mục tiêu hay phương pháp nghiên cứu. Khái niệm chung về “Dòng chảy môi trường
của một lưu vực sông” là dòng chảy được điều tiết, hay lượng nước cần cung cấp theo
một cách hợp lý nhất để duy trì các hệ sinh thái tự nhiên ở hạ lưu cũng như các lợi ích
của chúng. Theo quan điểm hiện nay việc thiết lập một chế độ dòng chảy môi trường
chính là cơ sở quan trọng của Quản lý tổng hợp tài nguyên nước. Quản lý tổng hợp
tài nguyên nước cần xem xét tất cả các vấn đề có liên quan tới sử dụng bền vững tài
nguyên đất và nước của lưu vực. Một số định nghĩa về dòng chảy môi trường như

sau.
Theo tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), “Dòng chảy môi trường là
sự cung cấp nước trong hệ thống sông và các mạch ngầm để duy trì các hệ sinh thái
và các lợi ích cuả chúng ở hạ lưu, nơi diễn ra sự cạnh tranh về sử dụng nước và điều
Học viên: Nguyễn Thị Bình Minh

Cao học khoá 16


25

hoà dòng chảy mà đối tượng của sự cạnh tranh là sông và hệ nước ngầm”. Chế độ
dòng chảy trong sông có thể bị ảnh hưởng trực tiếp bằng các công trình khai thác
nước từ sông (ví dụ bằng các đập, đập dâng, các cống lấy nước, các trạm bơm).
Theo Megan và các cộng sự, “Dòng chảy môi trường là một chế độ nước trong
sông, đầm phá hay khu vực ven biển nhằm duy trì các hệ sinh thái và các lợi ích của
chúng khi có những mục đích sử dụng nước cạnh tranh nhau, và ở những nơi dòng
chảy được điều tiết”.
Theo Tharme, 2003 ”Dòng chảy môi trường có thể khái quát là sự cung cấp
nước cho các hệ sinh thái nước để duy trì sự toàn vẹn, năng suất, chức năng và lợi
nhuận của nó trong trường hợp hệ sinh thái phải chịu đựng sự điều tiết dòng chảy và
sự cạnh tranh của nhiều người sử dụng nước”.
Theo Boulton, 1999: “Dòng chảy môi trường là sự xả tự nhiên của nước nhằm
đáp ứng nhu cầu cần thiết của môi trường”.
Theo Richard Davis & Rafik Hirji, 2003: “Dòng chảy môi trường là lượng
nước còn lại trong hệ sinh thái sông, hoặc từ nơi khác chảy vào để quản lý điều kiện
của hệ sinh thái đó, điều hoà điều kiện của hệ sinh thái - thiết yếu cho việc duy trì hệ
sinh thái”.
Thực ra yêu cầu nước cho môi trường là một khái niệm không dễ nhận thấy
nếu chúng ta không có đầy đủ các kiến thức tổng hợp về môi trường và hệ sinh thái.

Điều có thể dễ nhận thấy nhất về yêu cầu nước môi trường là yêu cầu nước cần thiết
cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài tôm, cá sống trong lưu vực sông. Yêu
cầu nước môi trường cần phải hiểu theo nghĩa tổng hợp như là nước cần cho duy trì
tất cả các thành phần và các chức năng của hệ sinh thái. Ví dụ như nước cho duy trì
cuộc sống và đa dạng sinh học trên các vùng đất ngập nước, trên các vùng đất bồi và
rừng ngập mặn ở khu vực cửa sông, nước cho duy trì lưu lượng và tốc độ nước chảy
trong sông giúp cho cá di chuyển từ vùng này sang vùng khác, để vận chuyển bùn cát
và các loại vật chất, nước cho sự pha loãng và tăng khả năng tự làm sạch các chất ô
nhiễm chảy vào nguồn nước hoặc đẩy nước mặn không cho xâm nhập sâu vào trong
sông.
Học viên: Nguyễn Thị Bình Minh

Cao học khoá 16


×