Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của các công trình thuỷ lợi huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 153 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẤU................................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài .........................................................................................................2
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài .......................................................................................2
4. Phương hướng nghiên cứu của đề tài.............................................................................2
5. Nội dung nghiên cứu của đề tài......................................................................................3
6. Những đóng góp mới của đề tài .....................................................................................3
CHƯƠNG 1 ...........................................................................................................................4
TÌNH HÌNH CHUNG HỆ THỐNG CÁC CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI HUYỆN ĐÔNG
SƠN ........................................................................................................................................4
1.1. Điều kiện tự nhiên và dân sinh kinh tế khu vực..........................................................4
1.1.1.Vị trí địa lý. .............................................................................................................. 4
1.1.2. Đặc điểm địa hình địa mạo ..................................................................................... 5
1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn, sông ngòi.................................................................. 5
1.1.3.1. Đặc điểm về khí hậu ....................................................................................5
1.1.3.2. Đặc điểm về thuỷ văn, sông ngòi.................................................................8
1.1.4. Đặc điểm về Thổ nhưỡng đất đai. ......................................................................... 10
1.1.5. Tình hình dân sinh kinh tế, xã hội......................................................................... 10
1.1.6. Phương hướng, mục tiêu phát triển của huyện Đông Sơn .................................... 13
1.1.7. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 tỉnh Thanh Hoá ....................... 14
1.2. Hiện trạng hệ thống thuỷ lợi huyện Đông Sơn .........................................................15
1.2.1. Quá trình xây dựng và phát triển của hệ thống ..................................................... 15
1.2.1.1. Hệ thống công trình đầu mối .....................................................................16
1.2.1.2. Hệ thống kênh............................................................................................16
1.2.1.3. Hệ thống công trình thủy công trên hệ thống ............................................16
1.2.2. Hiện trạng về tưới huyện Đông Sơn ..................................................................... 18
1.2.3. Hiện trạng về tiêu huyện Đông Sơn ...................................................................... 20
1.2.3.1. Hệ thống tiêu sông Hoàng .........................................................................20
1.2.3.2. Hệ thống tiêu Quảng Châu.........................................................................21
1.2.3.2. Tình hình ngập úng các năm có mưa lớn...................................................22


1.2.4. Đánh giá chung về hiện trạng hệ thống thuỷ lợi huyện Đông Sơn ....................... 23
1.3. Hiện trạng sử dung đất và mục tiêu phát triển nông nghiệp huyện Đông Sơn .........23
1.3.1. Hiện trạng sử dụng đất .......................................................................................... 23
1.3.2. Quy hoạch sử dụng đất năm 2010 và định hướng 2020........................................ 24
1.3.3. Mục tiêu phát triển nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa........................................... 29
1.4. Hiện trạng thể chế và tổ chức quản lý.......................................................................35
1.4.1. Nhiệm vụ của Xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi Đông Sơn........................ 35
1.4.2. Bộ máy tổ chức Xí nghiệp .................................................................................... 35
1.4.3. Phân cấp quản lý: ................................................................................................. 36
Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước


1.4.3.1. Về tổ chức lao động: ..................................................................................36
1.4.3.2. Về Kế hoạch kỹ thuật.................................................................................36
1.4.3.3. Về tài chính:...............................................................................................37
1.4.4. Về quản lý nước, công trình và phòng chống lụt bão, hạn hán:............................ 37
1.4.5. Công tác Đảng và đoàn thể: .................................................................................. 37
1.5. Hiện trạng hoạt động quản lý khai thác ....................................................................38
1.5.1. Công tác lập và thực hiện kế hoạch tưới tiêu:....................................................... 38
1.5.2. Công tác sửa chữa thường xuyên và duy tu bảo dưỡng công trình:...................... 38
1.5.3. Tình hình tài chính và thuỷ lợi phí:....................................................................... 39
1.5.4. Tình hình quản lý hệ thống kênh mương: ............................................................. 40
CHƯƠNG 2 .........................................................................................................................61
TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI.........................................................................61
2.1. Tình hình nghiên cứu, đánh giá hiệu quả hoạt động của công trình thuỷ lợi trên thế
giới. .......................................................................................................................................61
2.1.1. Phát triển hệ thống thuỷ lợi trên thế giới .............................................................. 61

2.1.2. Tình hình nghiên cứu về đánh giá hiệu quả hệ thống thuỷ lợi trên thế giới ....... 63
2.2. Tình hình nghiên cứu, đánh giá hiệu quả công trình thuỷ lợi ở Việt Nam. ..............65
2.2.1. Tình hình phát triển thuỷ lợi ở Việt Nam.............................................................. 65
2.2.1.1. Hiện trạng đầu tư xây dựng thuỷ lợi ..........................................................65
2.2.1.2. Những tồn tại chính ...................................................................................66
2.2.2. Thực trạng quản lý khai thác công trình thuỷ lợi hiện nay ................................... 67
2.2.2.1. Hệ thống tổ chức và cơ chế chính sách......................................................67
2.2.2.2. Quan lý, khai thác công trình thuỷ lợi đa mục tiêu....................................69
2.2.2.3. Quản lý tưới có sự tham gia của người dân ...............................................69
2.2.2.4. Những nghiên cứu có liên quan đến hiệu quả CTTL ở Việt Nam.............70
2.3. Cơ sở khoa học của việc đánh giá hiệu quả các công trình thuỷ lợi huyện Đông Sơn75
2.3.1. Khái niệm về giám sát và đánh giá hiệu quả các công trình thuỷ lợi .................. 75
2.3.2. Đánh giá hiệu quả quản lý tưới ............................................................................. 77
2.4. Cơ sở xây dựng chỉ tiêu đánh giá..............................................................................80
2.5. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá ........................................................................................84
2.5.1. Đánh giá năng lực hoạt động của tổ chức quản lý thuỷ nông ............................... 84
2.5.1.1. Trình độ cán bộ ..........................................................................................84
2.5.1.2. Sự phù hợp của bộ máy tổ chức quản lý....................................................84
2.5.1.3. Khả năng thực hiện quy chế.......................................................................85
2.5.2. Đánh giá hiệu quả tưới của hệ thống thuỷ nông ................................................... 85
2.5.2.1. Hiệu quả cung cấp nước ............................................................................86
2.5.2.2. Hiệu quả sản xuất nông nghiệp..................................................................89
2.5.2.3. Hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường .....................................................89

Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước


2.6. Tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả, phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động của

các công trình thuỷ lợi huyện Đông Sơn. .............................................................................92
2.6.1. Đánh giá năng lực hoạt động của tổ chức quản lý thuỷ nông ................................92
2.6.1.1. Trình độ cán bộ ...................................................................................................92
2.6.1.2. Sự phù hợp của bộ máy tổ chức quản lý....................................................92
2.6.1.3. Khả năng thực hiện quy chế.......................................................................92
2.6.2. Đánh giá hiệu quả tưới của hệ thống thuỷ nông ................................................... 93
2.6.2.1. Hiệu quả cung cấp nước ............................................................................93
2.6.2.2. Hiệu quả sản xuất nông nghiệp..................................................................97
2.6.2.3. Hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường. ....................................................99
CHƯƠNG 3 .......................................................................................................................103
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ KHAI THÁC HỆ THỐNG
THỦY LỢI HUYỆN ĐÔNG SƠN...................................................................................103
3.1. Cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý khai thác hệ thống
thuỷ lợi huyện Đông Sơn. ...................................................................................................103
3.1.1. Cơ sở hạ tầng....................................................................................................... 103
3.1.2. Về trình độ quản lý hệ thống............................................................................... 103
3.1.3. Về cơ chế chính sách........................................................................................... 104
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý khai thác của hệ thống thuỷ lợi huyện
Đông Sơn. ...........................................................................................................................106
3.2.1. Giải pháp công trình............................................................................................ 106
3.2.2. Giải pháp phi công trình...................................................................................... 108
3.2.2.1. Các giải pháp về kỹ thuật, quản lý vận hành nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng nước của hệ thống........................................................................................108
A. Áp dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước ..............................................................108
B. Biện pháp kiểm soát nước trên hệ thống kênh .................................................109
C. Các biện pháp giảm thiểu lượng bốc hơi nước ................................................109
D. Giải pháp công nghệ của công tác quản lý vận hành phân phối nước .............110
3.2.2.2. Các giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý hệ thống .................................110
A. Về bộ máy quản lý hệ thống ............................................................................110
B. Giải pháp cải cách chính sách và cơ chế..........................................................110

3.2.2.3. Giải pháp về chuyển giao quản lý thủy nông (QLTN) ............................112
A. Quản lý thủy nông có sự tham gia của cộng đồng hưởng lợi ..........................112
B. Chuyển giao quản lý tưới: ................................................................................117
C. Kiến nghị trình tự chuyển giao quản lý thủy nông tại huyện Đông Sơn..........118
D. Một số vấn đề cần chú ý trong quá trình chuyển giao .....................................120
3.2.2.4. Giải pháp tài chính...................................................................................121
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................................................................123
1. Kết luận ......................................................................................................................123
2. Kiến nghị....................................................................................................................125

Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước


BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Nhiệt độ trung bình khu vực nghiên cứu (oC)
Bảng 1.2. Độ ẩm trung bình khu vực nghiên cứu (%)
Bảng 1.3. Số giờ nắng trung bình khu vực nghiên cứu (hr)
Bảng 1.4. Lượng mưa trung bình khu vực nghiên cứu (mm)
Bảng 1.5. Diện tích tự nhiên, dân số các xã huyện Đông Sơn
Bảng 1.6. Bảng thống kê các công trình trên kênh cấp I hệ thống Bái Thượng
Bảng 1.7. Hiện trạng sử dụng đất theo đơn vị hành chính tỉnh Thanh Hoá
Bảng1.8. Định hướng sử dụng đất năm 2020 tỉnh Thanh Hoá
Bảng 1.9. Quy hoạch sản xuất lúa cả năm
Bảng1.10.Quy hoạch sản xuất lúa vụ Đông Xuân
Bảng1.11. Quy hoạch sản xuất lúa vụ Hè Thu
Bảng1.12. Quy hoạch sản xuất ngô
Bảng 1.13. Bảng thống kê hệ thống kênh tưới bằng động lực
Bảng 1.14. Bảng thống kê hệ thống kênh tưới cấp I, cấp II, cấp III huyện Đông Sơn

Bảng 1.15. Bảng thống kê hệ thống kênh tiêu huyện Đông Sơn
Bảng 1.16. Bảng thống kê trạm bơm tưới, tiêu huyện Đông Sơn
Bảng 1.17. Bảng thống các công trình đã giao cho địa phương quản lý
Bảng 1.18. Bảng tổng hợp cống đầu kênh hệ thống Thuỷ Lợi huyện Đông Sơn
Bảng 2.1. Phát triển tưới ở Châu Á Thái Bình Dương (Đơn vị 1000 ha)
Bảng 2.2. Áp dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tưới.
Bảng 2.3. Hiệu quả phân phối nước của hệ thống
Bảng 2.4. Kết quả tính toán chế độ tưới cho lúa vụ Đông Xuân
Bảng 2.5. Kết quả tính toán chế độ tưới cho lúa vụ Mùa
Bảng 2.6. Kết quả tính toán chế độ tưới cho cây vụ Đông
Bảng 2.7. Kết quả tính toán hiệu quả tưới của hệ thống
Bảng 2.8. Kết quả tính toán hiệu quả cấp nước, phân phối nước và sử dụng nước
Bảng 2.9. Kết quả tính toán hiệu quả công trình và hiệu quả thiết bị
Bảng 2.10. Kết quả tính toán hiệu quả diện tích tưới
Bảng 2.11. Bảng kết quả diện tich, sản lượng và năng suất cây trồng
Bảng 2.12. Bảng kết quả tổng giá trị nông sản trên một đơn vị diện tích
Bảng 2.13. Bảng kết quả sản lượng cây trồng trên một đơn vị nước tưới
Bảng 2.14. Bảng kết quả lãi suất trên một đơn vị diện tích

Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công ty khai thác công trình thuỷ lợi Sông Chu: Tài liệu hoạt động kinh doanh và
quản lý tưới tiêu của công ty từ năm 1995 tới 2010.
2. Bộ Thủy lợi (1987), “ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4118-85”, Hệ thống kênh tưới
- Tiêu chuẩn thiết kế, NXB Xây Dựng, Hà Nội.
3. Bộ Thuỷ lợi (1992), “ Tiêu chuẩn ngành 14 TCN 61-92”, Hệ số tưới cho ruộng

lúa, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
4. Phạm Ngọc Hải, Tống Đức Khang, Bùi Hiếu, Phạm Việt Hòa (2006), Giáo trình
Quy hoạch và thiết kế hệ thống thủy lợi, NXB Xây Dựng, Hà Nội.
5. Bùi Hiếu (2006), Giáo trình Quản lý khai thác hệ thống thủy nông (nâng cao),
NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.
6. Bùi Hiếu, Nguyễn Quang Phi, Hoàng Đức Trưởng (2010) “Báo cáo khoa học
chuyên đề, báo cáo phân tích tổng hợp xây dựng nhóm chỉ tiêu - tiêu chí đánh giá
hiệu quả công trình thuỷ lợi phục vụ cho cấp nước sinh họat và tiêu thoát nước”.
7. Hà Văn Khối (2003), Giáo trình Quy hoạch và quản lý nguồn nước. Tài liệu
giảng dạy Cao học, Trường Đại học Thủy lợi.
8. Hà Văn Khối, Nguyễn Văn Tường, Dương Văn Tiển, Lưu Văn Hưng, Nguyễn
Đình Tạo, Nguyễn Thị Thu Nga (2008), Giáo trình Thủy văn công trình, NXB
Khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà Nội.
9. Lê Thị Nguyên (2002), Giáo trình Kỹ thuật nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà
Nội.
10. Nguyễn Xuân Tiệp (chủ biên), Nông dân tham gia quản lý công trình thuỷ lợi và
những vấn đề đang đặt ra, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
11. Ngô Đình Tuấn (1998), Phân tích thống kê trong thủy văn, NXB Nông nghiệp,
Hà Nội.
12. Trung tâm tư vấn PIM - Viện khoa học Thuỷ lợi, Tài liệu tập huấn Collecting
Final.

Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước


LỜI CẢM ƠN
Sau một quá trình nghiên cứu, đến nay luận văn thạc sĩ với đề tài: “Nghiên
cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của các công trình thuỷ lợi huyện

Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá” đã được hoàn thành và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu
đặt ra.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo PGS.TS. Hoàng Thái
Đại đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại học Thủy lợi đã
truyền đạt những kiến thức mới trong quá trình học tập tại Nhà trường để tác giả có
thể hoàn thành luận văn này.
Qua luận văn này, tác giả xin cảm ơn Công ty TNHHMTV KTCTTL Sông
Chu, Xí nghiệp KTCTTL huyện Đông Sơn, Chi cục Thuỷ lợi tỉnh Thanh Hoá, Công
ty cổ phần phát triển hạ tầng nông thôn đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tác giả trong
quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã
luôn động viên, giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện luận văn.
Đây là lần đầu tiên nghiên cứu khoa học, với thời gian và kiến thức có hạn,
chắc chắn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, tác giả rất mong nhận được
nhiều ý kiến góp ý của các thầy cô giáo, các cán bộ khoa học và đồng nghiệp để
luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn.

Hà Nội, tháng 11 năm 2011
Tác giả

Cao Anh Tuấn

Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước


1


MỞ ĐẤU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thuỷ lợi là một nhân tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp. Các hệ
thống thuỷ lợi đã làm tăng diện tích canh tác, tăng năng suất cây trồng, tạo điều kiện
để chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sử dụng các giống cây có giá trị kinh tế
cao, tăng hệ số sử dụng đất, tạo điều kiện dồn ô thửa, tăng năng suất lao động.
Hàng năm, một nguồn vốn lớn được đầu tư cho việc xây dựng mới, nâng
cấp, sửa chữa các công trình thuỷ lợi. Cùng với việc ban hành một loạt các luật,
nghị định, thông tư, chương trình hỗ trợ được thông qua, nhờ đó xấp xỉ 43% diện
tích trồng trọt trên toàn quốc được cung cấp nước tưới (Bộ NN&PTNT, 2000). Tính
đến nay, xấp xỉ 100.000 tỉ đồng đã được đầu tư vào xây dựng, nâng cấp, sửa chữa
8265 hệ thống thuỷ lợi, trong đó 734 công trình hồ lớn và vừa, 1017 đập dâng, 4712
cống tưới tiêu lớn và vừa, khoảng 2000 trạm bơm (JBIC,2001). Tuy nhiên hiệu quả
hoạt động của các hệ thống thuỷ nông còn thấp. Theo đánh giá của Bộ Nông Nghiệp
và PTNT, diện tích thực tưới chỉ đạt khoảng trên dưới 50% so với thực tế.
Tỉnh Thanh Hóa có diện tích tự nhiên trên 11 nghìn km2, phân bố diện tích
cả ở đồng bằng, ven biển, trung du và miền núi. Dân số nông thôn chiếm gần 92%
dân số toàn tỉnh, lượng nước cấp cho nông nghiệp nông thôn còn rất hạn chế và
phân bố không đồng đều. Trong đó huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa là một điển
hình.
Đông Sơn là một huyện đồng bằng của tỉnh Thanh Hóa, được coi là trọng
điểm lúa của tỉnh với diện tích đất nông nghiệp khoảng 7.065 ha chiếm 66,4% diện
tích, lao động nông nghiệp chiếm 60% dân số huyện.
Trong 5 năm từ 2005 đến 2009 tổng vốn đầu tư cho công trình thủy lợi của
huyện là 29,8 tỷ đồng nhưng nhìn chung hệ thống các công trình thủy lợi của huyện
chưa đồng bộ, hoạt động chưa hiệu quả, cung cấp chưa đủ nước theo thiết kế, hiện
đang bị xuống cấp một cách nghiêm trọng, nhất là các trạm bơm tưới, tiêu. Cơ sở hạ
tầng còn thiếu và chưa hoàn thiện, hiệu quả quản lý vận hành còn thấp, chưa đáp
ứng được nhu cầu cấp nước tổng hợp thực tế của huyện.

Quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao,
các làng nghề mọc lên nhiều, nhu cầu sử dụng nước của các ngành dùng nước ngày
càng cao, nhưng nguồn nước ngày càng cạn kiệt, bị ô nhiễm và ngày càng trở nên
khan hiếm. Do đó các công trình thủy lợi cấp nước nông nghiệp có ý nghĩa ngày

Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước


2

càng to lớn không những đối với việc cấp nước phục vụ nông nghiệp mà còn đối
với việc cấp nước sinh hoạt, phát triển nông thôn, cải tạo và bảo vệ môi trường.
Vì thế, nâng cao hiệu quả của các công trình thủy lợi huyện Đông Sơn là một
việc hết sức cần thiết. Cho nên, cần có các giải pháp nâng cấp hệ thống kênh mương
sẵn có, khai thác triệt để công suất cấp nước của nguồn nước tưới tự chảy, nâng cấp
các trạm bơm lẻ, hoàn thiện hệ thống thủy nông cơ sở, để phục vụ ngày càng tốt
hơn cho sự phát triển kinh tế, xã hội và cuộc sống của người dân Đông Sơn nói
riêng và người dân tỉnh Thanh Hóa nói chung.
Đề tài này sẽ tập trung nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống
các công trình thuỷ lợi huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá, trên cơ sở đó đề xuất các
giải pháp nâng cao hiệu quả của hệ thống. Vì vậy, trong luận văn này tác giả muốn
đề cập tới vấn đề trên qua đề tài:
“NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA
CÁC CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI HUYỆN ĐÔNG SƠN, TỈNH THANH HÓA”
2. Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của các công trình thuỷ lợi huyện Đông Sơn,
tỉnh Thanh Hoá và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các công
trình thuỷ lợi.

3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu thực trạng quản lý khai thác và biện pháp nâng cao quản lý khai
thác hệ thống công trình thuỷ lợi, từ đó đưa ra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt
động của hệ thống thuỷ lợi. Trong thực tế các công trình thuỷ lợi huyện Đông Sơn
sau thời gian dài đi vào khai thác sử dụng đã bị xuống cấp cần phải có biện pháp
nâng cấp sửa chữa. Tuy nhiên để đánh giá được tất cả các công trình thì phải có thời
gian dài nghiên cứu. Trong phạm vi luận văn này chỉ giới hạn nghiên cứu đánh giá
hiệu quả hoạt động của hệ thống kênh chính Bắc thuộc hệ thống thuỷ nông Bái
Thượng cấp nước cho huyện Đông Sơn.
4. Phương hướng nghiên cứu của đề tài
- Kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn, giữa công tác nội nghiệp và thực
địa hiện trường;
- Điều tra khảo sát thực địa, thu thập tài liệu hiện trạng, tài liệu về điều kiện tự
nhiên, dân sinh kinh tế, phương hướng phát triển;
- Phân tích thống kê: Phân tích các tài liệu thu thập liên quan đến hệ;

Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước


3

- Phương pháp phân tích hệ thống để đánh giá tài liệu đặc trưng vùng nghiên
cứu;
- Phương pháp tập hợp ý kiến chuyên gia: Tham khảo ý kiến các chuyên gia
đầu ngành, cán bộ có nhiều kinh nghiệm trực tiếp quản lý khai thác công trình
thuỷ lợi;
5. Nội dung nghiên cứu của đề tài
1. Tổng quan về nghiên cứu hiệu quả và các giải pháp nâng cao hiệu quả của

hệ thống các công trình thuỷ lợi.
2. Phân tích, lựa chọn phương pháp đánh giá hiệu quả của hệ thống và các chỉ
tiêu đánh giá.
3. Nghiên cứu đánh giá hiện trạng quản lý khai thác hệ thống và tính toán các
chỉ tiêu cho hệ thống các công trình thuỷ lợi huyện Đông Sơn.
4. Phân tích, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hệ thống các công trình thuỷ
lợi huyện Đông Sơn bao gồm: Giải pháp công trình, Quản lý vận hành, Cơ
chế chinh sách…
6. Những đóng góp mới của đề tài
1. Đánh giá hiệu quả hệ thống các công trình thuỷ lợi huyện Đông Sơn.
2. Những kiến nghị về các giải pháp nâng cao hiệu quả của hệ thống các công
trình thuỷ lợi huyện Đông Sơn.

Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước


4

CHƯƠNG 1
TÌNH HÌNH CHUNG HỆ THỐNG CÁC CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI
HUYỆN ĐÔNG SƠN
1.1. Điều kiện tự nhiên và dân sinh kinh tế khu vực
1.1.1.Vị trí địa lý.

Huyện Đông Sơn là huyện đồng bằng của tỉnh Thanh Hoá, có toạ độ trung
tâm: kinh độ 105o42'19", vĩ độ 19o47'44" nằm trong lưu vực của sông Mã, là cửa
ngõ quan trọng của các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa, có đầy đủ lợi thế về vị trí
địa lý, nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế - xã hội. Giới

hạn của huyện như sau:
- Phía Đông giáp thành phố Thanh Hóa.
- Phía Bắc giáp huyện Thiệu Hóa.
- Phía Tây giáp huyện Triệu Sơn.
- Phía Tây Nam giáp huyện Nông Cống
- Phía Nam và Đông Nam giáp huyện Quảng Xương.

Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước


5

Diện tích tự nhiên 106,4km2, với dân số 111.800 người. Ðơn vị hành chính
gồm 19 xã và 2 thị trấn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 11%/năm. Thu nhập bình quân
đầu người 352 USD/người/năm. Bình quân lương thực 620kg/người/năm.
1.1.2. Đặc điểm địa hình địa mạo
Là vùng đồng bằng có xen kẽ đồi núi thấp bên bờ hữu sông Chu và sông Mã
có hướng dốc chính từ Bắc xuống Nam.
1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn, sông ngòi
1.1.3.1. Đặc điểm về khí hậu
Vùng nghiên cứu thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, có đầy đủ những đặc trưng
khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm hai mùa rõ rệt trong năm. Mùa khô kéo dài từ
tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Cụ thể
theo tài liệu quan trắc nhiều năm ở thành phố Thanh Hóa ta thấy rằng :
- Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình năm trong vùng là 24,0°. Trong đó nóng nhất vào các
tháng 7, tháng 8, những ngày có gió Tây Nam nhiệt độ trung bình lên đến
28°C÷29°C, tháng giêng là tháng có nhiệt độ thấp nhất, trung bình từ 16°C÷17°C.

Bảng 1.1. Nhiệt độ trung bình khu vực nghiên cứu (oC)
Tên trạm
Năm
Trung bình
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12

Luận văn thạc sĩ

Trạm Hồi Xuân
2006
2007
23,8
23,5
18,0
16,4
19,4
21,9
20,9
22,5

25,7
23,7
26,3
25,9
28,0
28,2
28,1
28,1
26,8
27,6
27,0
25,5
25,1
23,4
23,2
18,7
17,6
19,9

Trạm Như Xuân
2006
2007
24,1
23,8
18,1
16,6
18,9
21,4
19,9
21,8

25,0
23,0
27,1
26,2
29,6
28,5
28,6
29,1
27,3
28,1
26,5
26,3
25,6
24,4
24,2
19,9
18,4
20,3

Trạm TP Thanh Hoá
2006
2007
24,2
24,0
18,2
16,9
18,6
21,3
19,6
21,2

24,6
22,9
26,9
26,4
29,6
29,6
29,3
29,3
27,4
28,3
27,0
26,5
26,1
24,9
24,6
20,6
18,8
20,6

Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước


6

- Độ ẩm tương đối không khí
Cũng theo tài liệu năm quan trắc tại Thành Phố Thanh Hóa độ ẩm trung
bình nhiều năm từ 83%÷84%. Tháng có độ ẩm lớn nhất là tháng 2, tháng 3 thời gian
có nhiều mưa phùn gió mùa Đông Bắc. Độ ẩm trung bình khoảng 79%÷82% vào
các tháng 6, tháng 7.
Bảng 1.2. Độ ẩm trung bình khu vực nghiên cứu (%)

Tên trạm
Năm
Trung bình
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12

Trạm Hồi Xuân
2006
2007
85
86
83
83
86
83
88
88
79
82
81

83
86
85
86
86
90
88
85
88
88
89
85
85
84
88

Trạm Như Xuân
2006
2007
86
83
85
82
93
89
91
93
86
87
83

81
80
75
80
79
90
84
84
84
88
84
84
74
82
85

Trạm TP Thanh Hoá
2006
2007
84
83
81
78
90
88
90
92
88
86
83

82
79
79
79
82
88
85
80
84
85
84
82
73
78
85

- Lượng bốc hơi hằng năm
Luợng bốc hơi bình quân nhiều năm trong vùng (800÷850)mm, tại trạm
thủy văn thành phố Thanh Hóa lựong bốc hơi đo được bằng ống piche
Zp=820,7mm, lượng bốc hơi giữa các tháng biến đổi tương đối lớn. Tháng 7 là
tháng bốc hơi lớn nhất hằng năm với tổng lượng bốc hơi khoảng 42 mm chênh nhau
khoảng 24 lần.
- Gió bão
Trong khu vực hướng gió thịnh hành có tốc độ lớn nhất vào các tháng 8,
tháng 9. Hằng năm có thể chia thành 2 mùa gió: Từ tháng 4 đến tháng10 thịnh hành
là gió mùa Đông Nam, trong các tháng 5, tháng 6, tháng 7 có những đợt gió Tây
Nam khô nóng xuất hiện, từ tháng 7 đến tháng 10 thường hay có bão kèm theo.
Từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau thịnh hành những đợt gió mùa
Đông Bắc kèm theo mưa phùn và gió rét.


Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước


7

Khu vực Thanh Hóa chịu ảnh hưởng của bão từ 3÷5 cơn trong đó chịu trực
tiếp từ 1÷2 cơn, sức gió từ cấp 8 đến cấp 9 thậm chí cấp 11,12 và trên cấp 12.
- Số giờ nắng
Số giờ nắng trung bình năm 1600 giờ, tháng có số giờ nắng cao nhất là
tháng 5, tháng 6, tháng 7 , tháng có số giờ nắng thấp nhất là tháng 2.
Bảng 1.3. Số giờ nắng trung bình khu vực nghiên cứu (hr)
Tên trạm
Năm
Trung bình
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12

Trạm Hồi Xuân

2006
2007
1483
1541
81
75
41
111
50
86
158
119
191
167
172
208
143
188
109
142
155
145
135
87
157
143
91
70

Trạm Như Xuân

2006
2007
1403
1426
59
65
32
80
30
32
130
93
190
160
202
219
122
248
122
130
162
130
118
84
162
146
74
39

Trạm TP Thanh Hoá

2006
2007
1603
1557
78
64
31
89
33
29
158
104
194
171
219
240
173
276
124
142
178
139
141
97
183
155
91
51

- Mưa

Lượng mưa năm trung bình thay đổi từ 1500 ÷1900 mm, trung bình
1800mm. Mưa phân bố không đều theo thời gian, các tháng có lượng mưa lớn là
tháng 8, tháng 9, tháng 10 chiếm 50%÷60% tổng lượng mưa cả năm, tháng 2 là
tháng có lượng mưa nhỏ nhất. Theo tài liệu năm có lượng mưa lớn nhất là năm
1963 với tổng lượng mưa là 3011,3 mm, năm có lượng mưa nhỏ nhất là năm 1991
với tổng lương mưa là 931,5 mm.
Theo không gian mưa cũng phân bố không đồng đều, tuy nhiên mức độ
không lớn lắm. Mức độ biến đổi lượng mưa năm trong vùng theo không gian chỉ
vào khoảng từ 91,08 ÷1,27 lần.

Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước


8

Bảng 1.4. Lượng mưa trung bình khu vực nghiên cứu (mm)
Tên trạm
Năm
Trung bình
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9

Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12

Trạm Hồi Xuân
2006
2007
1456,6
1810,7
2,1
4,1
15,1
30,3
31,7
29,0
151,2
86,6
181,9
320,7
315,5
250,2
211,0
235,3
392,5
148,1
97,3
296,3
45,5
393,3
10,3

11,3
2,5
5,5

Trạm Như Xuân
2006
2007
1678,9
1372,1
57,1
5,0
27,9
16,0
29,9
22,4
63,1
62,3
178,6
113,6
102,9
174,1
137,1
178,5
612,1
165,9
237,6
193,6
201,7
402,9
8,1

19,0
22,8
18,8

Trạm TP Thanh Hoá
2006
2007
1759,6
1359,6
3,7
1,0
24,9
15,5
38,6
24,6
39,0
55,6
350,3
152,2
119,6
190,0
227,0
152,2
575,6
179,8
148,8
173,2
120,9
402,3
109,1

6,6
2,1
6,6

1.1.3.2. Đặc điểm về thuỷ văn, sông ngòi
Huyện Đông Sơn nằm trong lưu vực của các sông .
- Sông Mã là hệ thống sông lớn nhất trong tỉnh, bao trùm tới 3/4 diện tích
của toàn tỉnh. Sông Mã phát nguồn từ vùng Điện Biên Phủ, ở độ cao 800÷1000m,
chảy qua các tỉnh Sơn La, Sầm Nưa, Hoà Bình và vào Thanh Hoá ở Mường Lát
thuộc xã Tam Chung, Quan Hoá. Phía thượng nguồn, sông Mã có 2 nhánh lớn
ngược chiều nhau, một phía Bắc, một phía Nam chảy dồn về giữa rồi cùng nhập
chung thành một nhánh chảy xuống. Ngã ba này thành dạng chữ T. Vùng thượng
nguồn 2 bên núi ép sát vào sông, nên lòng sông hẹp và sâu, 2 bên phần nhiều là
thành vách đá dựng đứng, ghềnh thác rất nhiều. Từ quãng Phú Lệ trở lên, cách cửa
sông khoảng 230km, thuyền bè mùa cạn gần như không thể đi lại được. Từ Hồi
Xuân trở xuống ghềnh thác tuy vẫn còn nhiều nhưng nói chung đều nhỏ. Trong
đoạn này người ta đếm được 31 cái thác lớn nhỏ. Trong đó thác Suội cách phà La
Hán khoảng 7km phía thượng lưu, nằm phía trên Điền Lư khoảng 1km, suối Ngốc
cách phà Cẩm Thuỷ khoảng 200m.
Đoạn sông từ Bá Thước trở xuống, dãy núi phía Nam sông Mã thấp đi và nới
rộng ra, nên lòng sông cũng được mở rộng hơn. Còn dãy núi phía Bắc sông Mã vẫn
cứ ép sát bờ sông, nhiều chỗ như đứng chắn ngang sông, bắt dòng sông phải rẽ dòng
một cách đột ngột về phía phải cho tới ngọn núi đá ngay tại phà Cẩm Thuỷ có thể
coi là ngọn núi cuối cùng ép sát dòng sông của dãy này. Có lẽ chính vì thế mà
Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước


9


hướng sông cho tới đây vẫn song song với dãy núi này, cách Cẩm Thuỷ khoảng
15km, sông Mã đi hẳn vào vùng đồng bằng thuộc huyện Vĩnh Lộc, Yên Định,
Hoàng Hoá. Dòng sông rộng hẳn ra, nước cũng chảy hiền hoà hơn. Tới Ngã ba
Bông nó chia một phân lưu nhỏ là sông Lèn, còn nhánh chính thì rẽ hẳn sang phải
và tiếp tục chảy xuống. Cách biển khoảng 20km, phía phải có một dãy núi thấp
chạy ven sông. Ngay tại Hàm Rồng, sông Mã gặp núi Ngọc, núi Rồng chắn ngang,
nó làm thêm một phân lưu nhỏ là sông Tào, thẳng góc với nó ra biển ở cửa Lạch
Trường, còn nhánh chính thì xuyên qua 2 núi Ngọc, núi Rồng đào sâu xuống thành
một vực thẳm, phía bên trái một nhánh phụ khác trườn theo chân núi Ngọc mà chảy
xuống, sau này nhánh này người ta lấp đi, nên nhánh chính đi qua 2 núi càng đào
sâu hơn. Khỏi 2 dãy núi này sông Mã mở rộng ra thênh thang, lững lờ xuôi vào cửa
Hới và hoà vào biển lớn.
Tính từ nguồn đến cửa dòng sông dài 486km, trong đó phần chảy trên lãnh
thổ Việt Nam là 400Km, phần chảy trên đất Lào là 86Km. Riêng trên địa phận
Thanh Hoá là 242Km. Toàn bộ diện tích lưu vực sông Mã là 28.123Km2, trong đó
phần bên Lào là 7.913Km2, phần bên Việt Nam là 20.210km2, riêng Thanh Hoá
chiếm khoảng gần 9.000Km2.
- Sông Chu là nhánh lớn nhất trong hệ sông Mã, phát nguyên từ Sầm Nưa. Ở
độ cao 1.100m bắt đầu theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, tới Mường Hinh chuyển
thành hướng Tây Đông chảy qua các huyện Thường Xuân, Thọ Xuân, Thiệu Hóa
rồi nhập vào sông Mã tại ngã ba Giàng. Toàn bộ diện tích lưu vực là 7.630 m2,
trong đó phần bên Việt Nam chỉ chiếm không đầy một nửa (khoảng 41%) lưu vực
có dạng hình lông chim, nên độ tăng của diện tích tương đối đều. Trên 90% diện
tích lưu vực là rừng núi. So vói toàn bộ sông Mã, rừng vùng này dày hơn, nhiều
rừng già hơn. Nằm trong vùng của dãy núi Nam sông Mã, gồm nhiều núi cao và vào
loại cao nhất của tỉnh, được cấu tạo bởi nhiều loại đá khác nhau nên địa hình địa
mạo rất phức tạp. Các dãy núi từ Quan Hóa đến Như Xuân bị cắt bởi nhiều thung
lũng hẹp, độ cao trung bình từ 800 đến 1000 m(Quan Hóa, Lang Chánh), 300 đến
500 m (Ngọc Lặc, Như Xuân), các dãy núi granit chạy từ Quan Hóa dọc theo ranh

giới Lang Chánh - Thường Xuân đến Ngọc Lặc rồi từ biên giới Việt Lào chạy theo
biên giới Như Xuân, Nghệ An có độ cao từ 1000 đến 1200m, đặc biệt có ngọn núi
Bù Chó cao 1.563m. Do hướng núi và hướng núi thịnh hành tạo nên những trung
tâm mưa lớn của tỉnh (Thường Xuân...Lang Chánh 2.050 mm).
- Sông Hoàng là sông nội địa, một nhánh của sông Yên, bắt nguồn từ vùng
đồi núi Sao Vàng ở phía Tây Nam huyện Thọ Xuân chảy qua 6 huyện Thọ Xuân,
Triệu Sơn, Thiệu Hoá, Đông Sơn, Nông Cống và Quảng Xương chảy ra sông Yên
Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước


10

tại cửa tiêu Ngọc Trà, diện tích lưu vực là 36676 ha. Năm 1964-1965 vùng sông
Hoàng đã được nghiên cứu của Bộ Thuỷ lợi là xây dựng hệ thống tiêu thuỷ Thọ
Xuân để tách 106 km2 nước vùng đồi núi Sao Vàng ra cống Thọ Xuân 3 cửa
(4x4,5)m2 và sửa chữa khẩu độ cống Hoàng Kim từ 3 cửa (2,6 x 4,6)m2 thành cống
3 cửa (2,0 x 2,3)m2 và có ổ khoá với nhiệm vụ của cống Hoàng Kim là tranh thủ
tiêu qua sông Hoàng trong lúc cần thiết khi mực nước sông Chu cao và cống Thọ
Xuân không tiêu được. Như vậy lưu vực sông Hoàng từ hạ cống Hoàng Kim đến
Ngọc Trà có diện tích là 26.076 ha chiều dài sông là 66,83km .
1.1.4. Đặc điểm về Thổ nhưỡng đất đai.
Đất đai chủ yếu là đất thịt nhẹ đến trung bình, chiều dày tầng đất canh tác
lớn, độ pH phổ biến từ 6,5 đến 7,5 rất phù hợp cho việc canh tác nông nghiệp và
thâm canh tăng năng suất cây trồng.
1.1.5. Tình hình dân sinh kinh tế, xã hội.
Huyện Đông Sơn gồm 19 xã và 2 thị trấn. Diện tích tự nhiên 106,4km2. Theo
niêm giám thống kê tỉnh Thanh Hoá năm 2007 dân số huyện Đông Sơn 111.800
người trong đó nam là 55.200 người và nữ 56.600 người. Dân số trung bình thành

thị 8.300 người, dân số trung bình nông thôn 103.500 người. Số người nghành nghề
chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, còn lại là các nghành nghề tiểu thủ công nghiệp,
thương nghiệp, khai thác đá, vật liệu xây dựng...
Sản xuất nông nghiệp: Đạt kết quả khá toàn diện, tốc độ tăng trưởng cao,
chuyển dịch cơ cấu giống, mùa vụ, cây trồng , con nuôi đạt hiệu quả, ứng dụng rộng
rãi tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ mới. Vì vậy tạo được năng suất, chất
lượng, hiệu quả, nhất là trong phát triển kinh tế trang trại, phát triển chăn nuôi…
Tổng diện tích gieo trồng lúa 11.526ha với năng suất 60,9tạ/ha, tổng sản
lượng 70.134tấn, trong đó diện tích lúa đông xuân 5.769ha, năng suất 60,9tạ/ha với
sản lượng 30.306tấn, diện tích lúa mùa 5.757ha, năng suất 60,5tạ/ha với sản lượng
34.828tấn. Cây Ngô diện tích 502ha, năng suất 41,6tạ/ha với sản lượng 2.089tấn.
Cây khoai lang diện tích 181ha, năng suất 90,1tạ/ha với sản lượng 1.629 tấn. Diện
tích cây công nghiệp hàng năm 177ha. Cây khoai lang diện tích 181ha, năng suất
90,1tạ/ha với sản lượng 1.629tấn. Diện tích mía 77ha với sản lượng 1.629tấn. Diện
tích lạc 19ha với sản lượng 32tấn. Diện tích đậu tương 74ha với sản lượng 99tấn…
Nghành chăn nuôi phát triển mạnh cả về số lượng, chất lượng, tốc độ tăng
trưởng cao. Chăn nuôi trang trại thực sự trở thành khâu đột phá trong chuyển dịch
cơ cấu nông nghiệp. Tổng đàn trâu 3000con; đàn bò 12.900con, đàn lợn 26.900con,

Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước


11

đàn gia cầm 697.000con, đàn dê 1.200con. Chương trình nuôi trồng Thuỷ sản có
chuyển biến tích cực, nhiều hộ nông dân đã đầu tư cho mô hình cá - lúa và thuỷ sản.
Với những kết quả đã đạt được trong sản xuất nông nghiệp đã từng bước
chuyển nền nông nghiệp lấy số lượng là chính, sang nền nông nghiệp lấy chất

lượng, giá trị và hiệu quả làm thước đo; đã từng bước chuyển dần sang sản xuất
hàng hoá lớn, dựa trên cơ sở tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Tỷ
trọng nghành nông nghiệp đã giảm dần trong cơ cấu GDP, đã chuyển một bộ phận
lao động nông nghiệp sang nghành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch
vụ, bố trí lại cơ cấu lao động trong nông nghiệp theo hướng tăng ở lĩnh vực chăn
nuôi.
Bảng 1.5. Diện tích tự nhiên, dân số các xã huyện Đông Sơn
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21


Tên xã, Thị Trấn
Trị trấn Rừng Thông
Trị trấn Nhồi
Xã Đông Hoàng
Xã Đông Ninh
Xã Đông Khê
Xã Đông Hoà
Xã Đông Yên
Xã Đông Lĩnh
Xã Đông Minh
Xã Đông Thanh
Xã Đông Tiến
Xã Đông Anh
Xã Đông Xuân
Xã Đông Thịnh
Xã Đông Văn
Xã Đông Phú
Xã Đông Nam
Xã Đông Quang
Xã Đông Vinh
Xã Đông Tân
Xã Đông Hưng

Diện tích tự nhiên
( Km2)
0,95
1,87
5,19
5,57
3,76

6,00
5,50
8,83
4,14
5,82
7,44
3,115
1,76
4,35
6,57
5,67
9,33
7,38
4,38
4,51
4,36

Dân số
Tổng số
(Người)
2535
5055
5561
6810
3814
5923
5490
9026
4692
6542

9616
4878
2608
4803
4902
3994
5391
5166
3347
7401
3723

Mật độ
(Người/km2)
2668
2698
1071
1223
1014
987
999
1022
1133
1124
1292
1566
1482
1104
746
704

578
700
764
1640
854

Về kết cấu hạ tầng, với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", đến
nay, các tuyến đường liên xã cơ bản được nhựa hoá, giao thông nông thôn được bê
Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước


12

tông hoá, cấp phối hoàn toàn. Các tuyến đường dẫn đến các khu kinh tế, đô thị và
các làng nghề được rải nhựa, thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông và
phát triển kinh tế. Hệ thống kênh mương nội đồng cơ bản hoàn thành, tạo thuận lợi
cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Ðời sống văn hóa - tinh thần cũng từng bước được nâng cao. Với bề dày
truyền thống văn hóa, lịch sử, những di tích, di chỉ của nền văn hoá Ðông Sơn đã
trở thành kho tàng quý báu không chỉ của người dân Thanh Hoá, mà của cả dân tộc
Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh việc gìn giữ và phát huy nền văn hoá cổ, việc xây
dựng một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là nhiệm vụ được đặt lên
hàng đầu. Vì thế, phong trào xây dựng làng văn hoá, cơ quan văn hoá đã phát triển
rộng khắp. Ðến nay, toàn huyện đã khai trương được 66 làng và cơ quan văn hoá.
Ðồng thời, với mục tiêu từng bước nâng cao trình độ dân trí cho người dân, đến
nay, 100% số xã trong huyện đã có đài truyền thanh và điểm bưu điện văn hoá xã,
tủ sách pháp luật.
Về giáo dục - đào tạo: nhận thức được tầm quan trọng của ngành giáo dục đào tạo trong việc giáo dưỡng và phát triển nguồn nhân lực, nhiều năm qua sự

nghiệp giáo dục - đào tạo của huyện Ðông Sơn phát triển nhanh cả về chất, lẫn
lượng. Hiện nay, toàn huyện có 14 trường tiểu học và một trường mầm non đạt
chuẩn quốc gia; 95,7% số xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ
tuổi; 84,7% số xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở. Ðến tháng 10-2000,
toàn huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Cơ sở vật chất của các
trường học cũng được quan tâm đầu tư xây dựng. Hầu hết các trường và cơ sở dạy
học đều khang trang, sạch đẹp, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu dạy và học. Với
những kết quả này, trong nhiều năm liền, huyện Ðông Sơn được đánh giá là một
trong các huyện dẫn đầu tỉnh Thanh Hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo.
Về y tế, công tác chăm lo sức khoẻ cộng đồng được coi là một trong những
nhiệm vụ trọng tâm của chương trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Vì thế,
các chương trình y tế được tổ chức và thực hiện tốt. Các cơ sở khám, chữa bệnh
không ngừng được cải tạo, nâng cấp đã góp phần nâng cao chất lượng khám chữa
bệnh cho người dân. Ðến nay, 80% trạm xá trong huyện đã có bác sỹ, 100% các
thôn, xóm đều có cán bộ y tế. Các hiệu thuốc được phân bố hợp lý đã đáp ứng ngày
càng cao nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân. Các chương trình y tế quốc gia,
đặc biệt là y tế dự phòng được triển khai kịp thời, hiệu quả. Nhờ đó, trong nhiều
năm qua, huyện Ðông Sơn không để xảy ra dịch bệnh.
Các đối tượng chính sách xã hội được quan tâm đúng mức, chu đáo, nhất là
đối với các gia đình thương binh, liệt sỹ, người có công với đất nước, người có hoàn
Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước


13

cảnh khó khăn, người cô đơn. Công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình được duy trì
và triển khai rộng khắp bằng nhiều hình thức tuyên truyền hướng dẫn tới tận các xã,
các hộ gia đình... Vì thế, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm xuống còn 0,7% vào năm

2002. Ngoài ra, huyện còn chú trọng tới việc giải quyết việc làm cho nhân dân bằng
các hình thức như tổ chức đi lao động ở nước ngoài, giải quyết lao động tại chỗ...
Năm 2002 huyện đã giải quyết việc làm cho 1.000 lao động, trong đó có 215 người
đi lao động ở nước ngoài.
Không chỉ có vậy, tình hình an ninh - chính trị và trật tự an toàn xã hội trên
địa bàn huyện trong những năm qua luôn được giữ vững và ổn định. Phong trào
toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc được duy trì, các nghị quyết liên tịch giữa
Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Bộ Công an, Nghị quyết liên tịch giữa quân
đội nhân dân - công an, Nghị quyết liên tịch giữa Ðoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp
Phụ nữ với Công an được triển khai, thực hiện tốt. Ðoàn Thanh niên cùng các tổ
chức quần chúng cố gắng vươn lên để xứng đáng là lực lượng hùng hậu trong
phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc và trật tự an toàn xã hội. Tinh thần sẵn sàng
chiến đấu được phát huy, đủ khả năng ứng phó với mọi tình huống. Hàng năm, công
tác giáo dục quốc phòng toàn dân được duy trì thường xuyên, đảm bảo hoàn thành
tốt các đợt huấn luyện quân sự cho lực lượng dân quân tự vệ và chỉ tiêu tuyển gọi
thanh niên nhập ngũ.
1.1.6. Phương hướng, mục tiêu phát triển của huyện Đông Sơn
Đại hội Đảng bộ huyện Đông Sơn lần thứ XXI nhiệm kỳ 2005-2010 đã định
hướng phát triển kinh tế-xã hội huyện trong thời kỳ 2005-2010.
- Nhịp độ tăng trưởng kinh tế: trên 10%/năm.
- GDP bình quân: 650 USD/người/năm.
- Cơ cấu kinh tế: nông nghiệp: 40%, công nghiệp - Xây dựng cơ bản: 40%,
dịch vụ - thương mại: 20%.
- Năng suất lúa: 13 tấn/ha năm; sản lượng lương thực: 75.000 tấn trở lên.
- Giá trị thu nhập trên ha canh tác trên 30 triệu đồng.
- Thu ngân sách: tăng 15%/năm.
- Giá trị xuất khẩu: tăng 20%/năm.
- Quy hoạch trên 20% diện tích làm lúa chất lượng cao.

Luận văn thạc sĩ


Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước


14

1.1.7. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 tỉnh Thanh Hoá
a. Mục tiêu tổng quát
Phát triển kinh tế - xã hội nhanh, hiệu quả và bền vững; tạo sự chuyển biến
căn bản về chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phấn đấu đến
năm 2015, Thanh Hóa thuộc nhóm tỉnh trung bình của cả nước, đến năm 2020
Thanh Hoá cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp có cơ cấu kinh tế hợp lý, hệ thống kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được phát triển đồng bộ, hiện đại; đồng thời là một
trong những trung tâm kinh tế, giáo dục - đào tạo, y tế, thể dục - thể thao, khoa học
- kỹ thuật của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước, an ninh chính trị ổn định, tăng cường
khối đại đoàn kết dân tộc.
b. Mục tiêu cụ thể
* Mục tiêu kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2015 đạt 17÷18%
và đạt trên 19% giai đoạn 2016-2020. Đến năm 2015, GDP bình quân đầu người đạt
mức trung bình cả nước và vượt mức trung bình cả nước sau năm 2015;
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đến
năm 2015 cơ cấu kinh tế: nông nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ là 15,5% 47,6% - 36,8% và năm 2020 là 10,1% - 51,9% - 38 %;
- Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu năm 2015 đạt 800 - 850 triệu USD và năm
2020 đạt trên 2 tỷ USD; tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đạt 19 - 20%/năm;
- Phấn đấu đạt tỷ lệ thu ngân sách chiếm khoảng 6 - 7% từ GDP vào năm
2015 và trên 7 % vào năm 2020.
* Mục tiêu xã hội
- Hạn chế tốc độ tăng dân số, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2015 dưới
0,65% và khoảng 0,5% năm 2020;

- Duy trì và củng cố vững chắc kết quả phổ cập trung học cơ sở, hoàn thành
phổ cập trung học phổ thông trước năm 2020; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên
45% năm 2015 và 55 - 60% năm 2020;
- Giải quyết việc làm cho khoảng 5 vạn lao động/năm. Giảm tỷ lệ thất nghiệp
ở thành thị xuống dưới 3%; tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn dưới 3,5% năm 2020;
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn hiện nay) mỗi năm từ 3 - 5%;

Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước


15

- Hoàn thiện mạng lưới y tế từ tỉnh đến thôn, bản; phấn đấu 85% số trạm xá
xã có bác sĩ trước năm 2015; đến năm 2015 đạt 23 giường bệnh/1 vạn dân và
25giường/1 vạn dân vào năm 2020; giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng
xuống 18 - 20% năm 2015 và dưới 10% năm 2020;
- Đến năm 2015 toàn bộ đường tỉnh, đường huyện, đường đến trung tâm xã,
cụm xã được rải nhựa hoặc bê tông; 100% số hộ được dùng điện; 100% dân số được
xem truyền hình.
* Mục tiêu bảo vệ môi trường
- Nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 53 - 54% năm 2015 và trên 60% năm 2020.
Bảo vệ môi trường nước ngầm, nước mặt, vùng biển và ven biển;
- Năm 2015 toàn bộ các đô thị có công trình thu gom, xử lý chất thải tập
trung; 100% số cơ sở sản xuất mới xây dựng có công trình xử lý chất thải đảm bảo
tiêu chuẩn môi trường hoặc áp dụng công nghệ sạch; số cơ sở sản xuất đạt tiêu
chuẩn môi trường đạt trên 80% năm 2015 và 90% năm 2020;
- Đến năm 2015, toàn bộ số hộ ở đô thị được cấp nước sạch và 90% số hộ ở
nông thôn được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đạt 100% năm 2020.

* Mục tiêu quốc phòng an ninh
Bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền biên giới, hải đảo ổn định
chính trị, kiềm chế sự gia tăng, tiến tới giảm dần các loại tội phạm và tệ nạn xã hội.
1.2. Hiện trạng hệ thống thuỷ lợi huyện Đông Sơn
1.2.1. Quá trình xây dựng và phát triển của hệ thống
Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống các công trình thuỷ lợi huyện
Đông Sơn gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của hệ thống thuỷ nông
Bái Thượng.
Hệ thống thủy nông Bái Thượng là hệ thống thủy nông đầu tiên được xây
dựng ở Trung Bộ. Hồ sơ của hệ thống được kỹ sư, giám đốc thủy nông Trung Kỳ
Deplanque trình lên toàn quyền Đông Dương ngày 23/3/1918 và được phê chuẩn
ngày 24/4/1918 với tổng vốn đầu tư là 3.500.000 Francs. Hệ thống được khởi công
xây dựng ngày 28/3/1920 do Công ty các xưởng Hàng Hải Hải Phòng (SAM) đảm
nhiệm. Hệ thống được xây dựng xong năm 1927 và được bàn giao cho Sở Thủy lợi
Trung Kỳ ngày 27/8/1928. Như vậy đến nay hệ thống đã hoạt động được 83 năm.
Theo thiết kế, hệ thống được hình thành với cụm công trình đầu mối Bái
Thượng có nhiệm vụ dâng mực nước sông Chu từ cao trình +11,00 m lên cao trình
Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước


16

+ 16,80 m (cũ) và +17,20 m (mới) để tưới tiêu cho 50.000 ha vùng Trung Du và
Đồng Bằng phía Nam Thanh Hóa gồm các huyện Thọ Xuân, Triệu Sơn, Đông Sơn,
Thiệu Hoá, thành phố Thanh Hoá, Quảng Xương và Nông Cống được phân chia
như sau:
1.2.1.1. Hệ thống công trình đầu mối
Công trình đầu mối bao gồm: Đập dâng Bái Thượng làm bằng bê tông chắn

ngang sông Chu với chiều dài đập 167m, dâng mực nước sông Chu từ cao trình
+11,0 lên +17,2m . Đập có:
- Cống xả cát có 3 cửa van, mỗi cửa rộng 2m.
- Cống lấy nước 7 cửa van, mỗi cửa rộng 2m. QTK = 49,5 m3/s.
- Âu thuyền rộng 4m để thuyền bè đi lại.
1.2.1.2. Hệ thống kênh
Nối tiếp với cống đầu mối là kênh chính dẫn nước. Kênh Chính dẫn nước từ
đập Bái Thượng đến Phúc Như với chiều dài kênh 19,26 Km. Tại Km19+260m của
kênh Chính thì kênh chia làm 2 kênh, đó là kênh Bắc và kênh Nam.
- Kênh Bắc: Chiều dài kênh: 54 Km
- Kênh Nam: Chiều dài kênh: 37 Km.
Nhiệm vụ chính của kênh Chính, kênh Bắc, kênh Nam làm nhiệm vụ dẫn
nước tưới, ngoài các kênh Chính, kênh Bắc, kênh Nam còn có các kênh cấp dưới.
Trên hệ thống kênh Chính với chiều dài 19,26Km có 10 kênh nhánh cấp II
lấy nước đảm nhiệm diện tích tưới là 8.713ha. Trong đó có các tiểu câu lấy nước
trực tiếp từ kênh Chính tưới cho 996ha.
Trên hệ thống kênh Bắc có 37 kênh cấp II đảm nhiệm diện tích tưới là
23.124ha và 4.418ha do các tiểu câu lấy nước trực tiếp từ kênh Bắc, với lưu lượng
tổng cộng theo thiết kế là 32,3m3/s.
Trên hệ thống kênh Nam có 18 kênh cấp II và các tiểu câu lấy nước trực tiếp
đảm nhiệm diện tích tưới là 13.349ha.
1.2.1.3. Hệ thống công trình thủy công trên hệ thống
Hệ thống thủy nông sông Chu kiểu đập dâng, tạo nên cột nước để đảm bảo
tưới tự chảy nên các công trình thủy công chủ yếu là các đập dâng và cống điều tiết.
- Các công trình trên kênh Chính, kênh Bắc và kênh Nam được thống kê ở
bảng sau:
Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước



17

Bảng 1.6. Bảng thống kê các công trình trên kênh cấp I
T.T

Tên công trình

Vị trí

Khẩu diện

Các công trình trên kênh Chính
1

Cống Bái Thượng

K0+00

7 cửa (2x3,4)m

2

Đập Mục Sơn

K14+100

Đã hỏng

3


Đập Bàn Thạch

K17+274

6 cửa (1,2x2,2)m

Các công trình trên kênh chính Nam
1

Cống Phúc Như

K0

3 cửa (1,6x3,75)m

2

Đập Đô Xá

K11+360

2Φ x2,1m

3

Đập Phương Khê

K18+500


2 cửa (2,1x1,45)m

4

Đập Cổ Định

K23+900

1cửa (1,2x1,1)m

Các công trình trên kênh chính Bắc
1

Đập Phong Lạc

K2+100

5 cửa (1,2x2,2)m

2

Đập Quy Xá

K13+800

3 cửa (1,2x1,7)m

3

Đập Lộc Giang


K27+440

4 cửa (1,25x2,5)m

4

Cống qua đường sắt

K29+660

4Φ x1,8m

5

Đập Mật Sơn

K31+180

2Φ x1,8m+3Φ1,5m

6

Đập Quán Am

K35+160

2cửa (1,4x1,4)m
2cửa (2,1x1,35)m


7

Đập Chợ Nhàng

K37+941

3 cửa (1,3x1,45)m

Ngoài công trình đầu mối và các công trình trên kênh, còn có các công trình
phụ sau:
- Cống lấy nước đầu kênh cấp II, cấp III

: 156 cái,

- Đập điều tiết

: 36 cái,

- Xiphông

: 14 cái,

- Cống xả

: 5 cái,

- Tràn bên

: 7 cái.


Năm 1952, hệ thống bị giặc Pháp ném bom nên tạm thời ngừng hoạt động.
Hệ thống đã được xem xét quy hoạch lại trong các năm 1961, 1969, 1971, 1973,
1990 và 1994 nâng cấp, sữa chữa đầu mối Bái Thượng, cứng hóa đường kênh
Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước


18

Chính, kênh Bắc, kênh Nam và một số kênh cấp II, cấp III hoàn thành năm 1999.
Để nâng cao năng lực và chất lượng tưới, nguồn nước cho hệ thống đã được bổ
xung, các trạm bơm lấy nước từ các sông nội đồng và sông Mã, sử dụng nước rò rỉ
và hồi quy từ kênh tưới, xây dựng các hồ chứa vừa và nhỏ ở vùng cao bổ xung
nguồn nước cho hệ thống.
Theo kết quả thống kê tình hình sử dụng động lực trong hệ thống cho thấy:
- Toàn hệ thống có 54 trạm bơm nhỏ các loại.
- Tổng công suất lý thuyết: 112.940 m3/h tức là khoảng 28m3/s.
- Tổng diện tích tưới phụ trách là: 6.700 ha.
1.2.2. Hiện trạng về tưới huyện Đông Sơn
Huyện Đông Sơn có tổng diện tích đất tự nhiên 10.640ha, đất canh tác
7.065ha, được tưới từ nguồn nước của hệ thống tưới Bái Thượng qua kênh Bắc từ
K18+200m đến K29+200m dài 11km cung cấp nước tưới cho 6.734ha vụ Chiêm
Xuân, 6.526ha vụ Mùa và 1.500ha vụ Đông. Ngoài ra còn cung cấp nước phục vụ
sinh hoạt và các hộ sản xuất nhỏ khoảng 23.000m3 dọc theo các kênh tưới (Số liệu
năm 2010).
Diện tích tưới được cấp chủ yếu qua các kênh cấp II có chiều dài 46,9km
gồm các kênh: B10, B12, B15A, B14, B16A, B15B, B19 và B20, dưới kênh cấp II
là hệ thống kênh cấp III dài 41,16km và hệ thống kênh nội đồng. Một phần diện tích
được cấp nước trực tiếp qua các cống tưới trực tiếp dọc kênh Bắc từ K18+200m đến

K29+200m. Tại các vị trí đuôi kênh tưới và những vị trí khác nước được cung cấp
từ hệ thống các trạm bơm điện sử dụng nước hồi quy của hệ thống và nước từ các
trục sông tiêu, hồ điều tiết gồm các trạm bơm sau:
- Hồ Rủn: Các trạm bơm Bắc, Nam hồ Rủn tưới cho xã Đông Khê, trạm bơm
Thọ Phật tưới cho xã Đông Hoàng.
- Kênh Cầu Ê Trường Tuế: Trạm bơm Đông Yên, trạm bơm Bãi Tây, trạm
bơm Châu Văn.
- Kênh Tân Thành I, II: Trạm bơm Đông Phú I, trạm bơm Đông Phú II.
- Kênh Đô Cương: Trạm bơm Bái Man, Bái Khon, Bái Tê (Đông Lĩnh
- Riêng trạm bơm Thắng Sơn (xã Đông Hưng), trạm bơm Đông Nam, trạm
bơm Cầu Cảnh, trạm bơm Cầu Vương (xã Đông Nam) lấy nước từ sông Lê, sông
Hoàng phụ thuộc vào thuỷ triều.

Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước


19

Một số hình ảnh về công trình tưới huyện Đông Sơn

Hình 1-1: Kênh chính Bắc tại K19

Hình 1-2: Cầu trên kênh chính Bắc

Hình 1-3: Kênh chính Bắc tại K29

Hình 1-4: Kênh sau cống tiểu câu


Hình 1-5: Đập điều tiết Lộc Giang K27+440
Luận văn thạc sĩ

Hình 1-6: Cống điều tiết đầu kênh cấp II

Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước


×