Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Ứng dụng mô hình toán nghiên cứu lan truyền nhiệt nước thải của nhà máy nhiệt điện Phả Lại ’’

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.17 MB, 134 trang )

Lời cảm ơn
Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Khoa học môi trường" Ứng
dụng mô hình toán nghiên cứu lan truyền nhiệt nước thải của nhà máy
nhiệt điện Phả Lại ’’ đã được hoàn thành Đại học Thủy Lợi vào tháng
10/2011
Trong quá trình thực hiện đồ án, em luôn nhận được sự động viên và
chỉ bảo tận tình của PGS.TS. Bùi Công Quang. Em xin chân thành cảm ơn
những sự giúp đỡ vô cùng quý báu này.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, các cô trong Khoa Môi
Trường, trường Đại học Thuỷ Lợi đã truyền đạt những kiến thức chuyên
ngành quý báu để em có được kết quả này.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đặc biệt là
các bạn học viên lớp CH17MT đã tận tình trao đổi, đóng góp và động viên
em rất nhiều để giúp đỡ em hoàn thành được luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn!

Học viên thực hiện

Ngô Thị Nhịp


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI ...............3
1.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của khu vực Phả Lại, Chí Linh, Hải
Dương. ....................................................................................................................3
1.1.1. Điều kiện tự nhiên. ...................................................................................3
1.1.1.1. Khí hậu ..............................................................................................4
1.1.1.2. Thuỷ văn ............................................................................................5
1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội............................................................................5
1.1.2.1. Diện tích, dân số ................................................................................5


1.1.2.2. Tăng trưởng kinh tế ...........................................................................6
1.1.2.3. Sản xuất nông nghiệp ........................................................................6
1.1.2.4. Công nghiệp, cơ sở hạ tầng ...............................................................6
1.1.2.5. Văn hóa, du lịch ................................................................................7
1.1.3. Đặc điểm về môi trường sinh thái đoạn sông nghiên cứu. .......................8
1.2. Vị trí đặt nhà máy, quá trình xây dụng và hoạt động của nhà máy .................9
1.2.1. Vị trí đặt nhà máy .....................................................................................9
1.2.2. Quá trình xây dựng và hoạt động của nhà máy .....................................10
1.3. Hệ thống nước làm mát của nhà máy nhiệt điện Phả Lại ..............................11
1.3.1. Phác họa sơ đồ hệ thống nước làm mát của hai dây chuyền nhà máy
nhiệt điện Phả Lại .............................................................................................12
1.3.2. Lưu lượng và nhiệt độ nước làm mát hai dây chuyền nhà máy nhiệt điện
Phả Lại .............................................................................................................13
1.3.2.1. Lưu lượng ........................................................................................13
1.3.2.2. Nhiệt độ của nước làm mát .............................................................14
1.3.3. Đặc điểm của hệ thống kênh dẫn nước thải............................................ 14
1.3.3.1. Kênh thải dây truyền 1 ....................................................................14
1.3.3.2. Kênh thải dây chuyền 2 (KTDC2) ..................................................15


1.3.3.3. Diễn biến nhiệt độ của nước thải trên kênh: ...................................17
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LAN TRUYỀN NHIỆT TRONG
MÔI TRƯỜNG NƯỚC ..........................................................................................18
2.1. Tình hình quan trắc và đo giám sát nhiệt độ của nước trên thế giới và Việt
Nam ......................................................................................................................18
2.1.1 Tình hình quan trắc và đo giám sát nhiệt độ của nước trên thế giới .......19
2.1.1.1. Các quan trắc ngoài trời ..................................................................19
2.1.1.2. Các đo đạc dùng vệ tinh ..................................................................23
2.1.2. Tình hình quan trắc và đo giám sát nhiệt độ của nước tại Việt Nam .....25
2.2. Cơ sở lý thuyết về truyền nhiệt và truyền chất .............................................26

2.2.1. Truyền nhiệt trong môi trường chất lỏng ...............................................26
2.2.1.1. Dẫn nhiệt: ........................................................................................26
2.2.1.2. Trao đổi nhiệt đối lưu:.....................................................................27
2.2.1.3. Trao đổi nhiệt bức xạ ......................................................................27
2.2.2 Trao đổi nhiệt và trao đổi chất .................................................................28
2.2.2.1 Hiện tượng khuyếch tán ...................................................................28
2.2.2.2. Phương trình vi phân của trao đổi nhiệt và trao đổi chất. ...............33
2.2.2.3. Sự tương tự giữa quá trình trao đổi nhiệt và trao đổi chất ..............39
2.3. Các mô hình chất lượng nước có các modun nhiệt .......................................41
2.3.1. Mô hình Mike 3 ......................................................................................41
2.3.2. Mô hình qual2k.......................................................................................42
2.3.3. Nhận xét và lựa chọn mô hình tính toán.................................................43
CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH QUAL2K NGHIÊN CỨU LAN
TRUYỀN NHIỆT NƯỚC THẢI CỦA NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI ...45
3.1. Giới thiệu về mô hình QUAL2K ...................................................................45
3.1.1 Phân đoạn và thủy lực: ............................................................................45
3.1.1.1 Phân đoạn: ........................................................................................45
3.1.1.2 Cân bằng nước: ................................................................................46
3.1.1.3 Đặc trưng thủy lực: ..........................................................................47


3.1.1.4 Thời gian diễn toán: .........................................................................53
3.1.1.5 Phân tán theo chiều dòng chảy: ........................................................53
3.1.1.6 Cân bằng nhiệt: ................................................................................55
3.1.2 Thành phần mô hình và phương trình cân bằng của các thành phần chất
lượng nước: .......................................................................................................58
3.1.2.1 Thành phần mô hình: .......................................................................58
3.1.2.2 Phương trình cân bằng của từng thành phần chất lượng nước: .......60
3.1.3 Số liệu đầu vào của mô hình: ..................................................................60
3.1.4. Kết quả của mô hình ............................................................................61

3.1.5. Kiểm định mô hình: ...............................................................................61
3.1.6. Khả năng ứng dụng của mô hình với bài toán lan truyền nhiệt nước thải
của nhà máy Nhiệt Điện Phả Lại ......................................................................61
3.2 Ứng dụng mô hình Qual2K nghiên cứu lan truyền nhiệt nước thải của nhà
máy nhiệt điện Phả Lại .........................................................................................62
3.2.1 Tình hình số liệu khí tượng thủy văn, thủy lực và chất lượng nước sông
tại Lục Đầu Giang thuộc khu vực tính toán: ...................................................62
3.2.2 Kiểm định mô hình ..................................................................................64
3.2.2.1. Số liệu đầu vào của mô hình...............................................................64
3.2.2.2. Kết quả kiểm định mô hình .............................................................69
3.2.3. Mô phỏng mô hình .................................................................................75
3.2.3.1. Phương án 1: ..... .............................................................................75
3.2.3.2. Phương án 2.....................................................................................78
3.2.3.3. Phương án 3:..... ..............................................................................83
3.3. Đánh giá ảnh hưởng của dòng nhiệt thải tới đoạn sông nghiên cứu ............84
3.3.1. Nhiệt độ nước và giới hạn sinh thái........................................................84
3.3.2. Đánh giá ảnh hưởng của dòng nhiệt thải tới hệ sinh thái trên
sông..................................................................................................................87
3.4 Kết luận và kiến nghị ......................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................92


PHỤ LỤC .................................................................................................................94
PHỤ LỤC 1 ..............................................................................................................95
PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................101


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Giá trị điển hình của hệ số mũ trong phương pháp Rating curves: ..........49
Bảng 3.2: Hệ số nhám Manning cho các bề mặt kênh hở. (Chow et al. 1988). ........52

Bảng 3.3: Các biến trạng thái của mô hình Q2K ......................................................58
Bảng 3.4. Một số điểm lấy mẫu nước trên đoạn sông nghiên cứu ............................62
Bảng 3.5. Phân chia đoạn kênh trên kênh thải dây chuyền 1 ....................................65
Bảng 3.6. Phân chia đoạn kênh tính toán trên KTDC2 .............................................65
Bảng 3.7. Phân đoạn sông tính toán trên sông Thái Bình .........................................66
Bảng 3.8. Nguồn nước đổ vào và lấy đi trên sông Thái Bình đoạn nghiên cứu .......67
Bảng 3.9: Số liệu lưu lượng tại trạm thủy văn (07/08/2010) ...................................68
Bảng 3.10: Số liệu lưu lượng nhập, xuất tại các điểm trên đoạn sông Thái Bình
Ngày 07/08/2010 .......................................................................................................68
Bảng 3.11: Các thông số vật lý của nước theo nhiệt độ [nguồn 3] ...........................69
Bảng 3.12a: Hiệu chỉnh hệ số khuyếch tán cua mô hình trên đoạn sông .................70
Bảng 3.12b: Hiệu chỉnh hệ số khuyếch tán của mô hình trên hai kênh thải .............70
Bảng 3.13: Các thông số trao đổi nhiệt với trầm tích đáy.........................................71
Bảng 3.14. Kết quả kiểm định mô hình trên KTDC1 và KTDC 2 ...........................72
Bảng 3.15. Kết quả kiểm định mô hình trên sông Thái Bình ...................................73
Bảng 3.16. Số liệu lưu lượng dòng chảy tại các trạm thủy văn (03/2009) .............76
Bảng3.17: Số liệu lưu lượng nhập, xuất tại các điểm trên đoạn sông Thái Bình
Tháng 03/2009 ..........................................................................................................76
Bảng 3.18. Kết quả tính toán của mô hình theo phương án 1 ..................................77
Bảng 3.19. Số liệu lưu lượng dòng chảy tại các trạm thủy văn (05/2010) .............78
Bảng 3.20: Số liệu lưu lượng nhập, xuất tại các điểm trên đoạn sông......................79
Thái Bình Tháng 05/2010 .........................................................................................79
Bảng 3.21: Kết quả tính toán của mô hình theo phương án 2a .................................79
Bảng 3.20. Số liệu lưu lượng dòng chảy tại cáctrạm thủy văn (06/2010) ...............81
Bảng3.20: Số liệu lưu lượng nhập, xuất tại các điểm trên đoạn sông.......................81


Thái Bình Tháng 06/2010 .........................................................................................81
Bảng 3.21: Kết quả tính toán của mô hình theo phương án 2b .................................82
Bảng 3.22. Kết quả tính toán của mô hình theo phương án 3 ..................................83



DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Bản đồ huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương ....................................................3
Hình 1.2: Đầu nguồn sông Thái Bình .........................................................................5
Hình 1.3: Nhà máy nhiệt điện Phả Lại .......................................................................9
Hình 1.5: Cửa ra của KTDC 1đổ vào sông Thái Bình ..............................................15
Hình 1.6: Mặt cắt kênh dẫn nước thải dây chuyền 2 phía trong nhà máy ................16
Hình 1.7: Mặt cắt kênh dẫn nước thải dây chuyền 2 phía ngoài nhà máy ...............16
Hình 1.8: Kênh thải dây chuyền 2 .............................................................................17
Hình 2.1: Những biến đổi nhiệt độ không khí trên mặt đất (oC) từ 1880 tới 2006, và
từ năm 1960 đến 1990 (đường mầu đen) và những biến đổi nhiệt độ mặt biển
(đường mầu trắng) .....................................................................................................22
Hình 2.2: Vệ tình Glonass-K thế hệ mới của Nga ...................................................24
Hình 2.3: Thiết lập phương trình năng lượng trao đổi nhiệt và trao đổi chất ...........34
Hình 2.4: Thiết lập phương trình vi phân trao đổi chất ............................................36
Hình 3.1: Giao diện của mô hình QUAL2K ............................................................45
Hình 3.2: Sơ đồ phân đoạn của mô hình Q2K .........................................................45
Hình 3.3: Cân bằng nước của đoạn sông ..................................................................46
Hình 3.4: Đập đỉnh nhọn ...........................................................................................48
Hình 3.5: Kênh hình thang ........................................................................................50
Hình 3.6. Cột nước ....................................................................................................53
Hình 3.7a: Cân bằng nhiệt ........................................................................................56
Hình 3.7b: Các thành phần trao đổi nhiệt trên bề mặt ............................................57
Hình 3.8: Cân bằng của từng thành phần chất lượng nước ......................................60
Hình 3. 9: Diễn biến nhiệt độ trên đoạn sông nghiên cứu của KTDC1 ....................73
Hình 3.10: Diễn biến nhiệt độ nước thải trên KTDC 2 .............................................74
Hình 3.11: Diễn biến nhiệt độ nước thải trên sông Thái Bình đoạn nghiên cứu ......74
Hình 3.12: Diễn biến nhiệt độ nước thải trên sông Thái Bình đoạn nghiên cứu
phương án 1 (tháng 03/2010) ....................................................................................77



Hình 3. 13: Diễn biến nhiệt độ nước thải trên sông Thái Bình đoạn nghiên cứu
phương án 2a (tháng 05/2010) ..................................................................................80
Hình 3.14: Diễn biến nhiệt độ nước thải trên sông Thái Bình đoạn nghiên cứu ......82
phương án 2b (tháng 06/2010) ..................................................................................83
Hình 3.15:

Diễn biến nhiệt độ nước thải trên sông Thái Bình đoạn nghiên cứu

phương án 3 ...............................................................................................................84
Hình 3. 16: Đồ thị biểu diễn giới hạn sinh thái đối với nhân tố nhiệt độ.................85
Hình 3.17: So sánh nhiệt độ trên sông với giới hạn sinh thái ...................................87
Hình 3.18: So sánh nhiệt độ nước sông ( PA1 ) với giới hạn sinh thái ....................88
Hình 3.19: So sánh nhiệt độ nước sông ( PA2a ) với giới hạn sinh thái ...................88
Hình 3.20: So sánh nhiệt độ nước sông ( PA2b ) với giới hạn sinh thái ..................88
Hình 3.21: So sánh nhiệt độ nước sông ( PA3 ) với giới hạn sinh thái ....................89


Luận văn thạc sĩ

1
MỞ ĐẦU

Trong nhà máy nhiệt điện tuabin máy phát là các thiết bị rất quan trọng vì nó
là thiết bị phát lực và sinh ra điện năng chủ yếu. Để các thiết bị này làm việc bền
vững, ổn định lâu dài thì không thể thiếu được hệ thống làm mát. Nhưng phần lớn
chúng ta quan tâm tới công suất phát điện, hệ thống nước làm mát hoạt động tốt có
hiệu quả. Còn lượng nước sau khi làm mát tuabin, máy phát có nhiệt độ cao sẽ đổ ra
sông tại vị trí nào? Sự lan truyền nhiệt độ diễn biến như thế nào trong sông ? Làm

biến đổi nhiệt độ của nước tự nhiên trong đoạn sông đó nhiều hay ít ? Hệ sinh thái
trong sông có bị ảnh hưởng do sự biến đổi nhiệt độ ?... Những vấn đề trên thực sự
chưa được mọi người quan tâm và đánh giá đúng mức.
Một nhà máy nhiệt điện bao giờ cũng được xây dựng gần sông, gần hồ, hoặc
gần biển mục đích để tiện cho công việc lấy nước làm mát và xả nước làm mát cho
tiện lợi. Tuổi thọ của nhà máy thường kéo dài từ vài chục năm tới gần trăm năm.
Chính vì vậy tác động của lượng nước nhiệt thải ra của nhà máy tới hệ sinh thái
trong sông, hồ, biển là một quá trình tác động tích lũy lâu dài.
Để đánh giá một cách chính xác lượng nhiệt thải của nhà máy nhiệt điện Phả
Lại có gây ra ô nhiễm với dòng sông và có tác động nhiều hay ít tới hệ sinh thái thì
trước hết ta phải đánh giá sự lan truyền nhiệt độ của nước thải nhà máy đổ vào
sông. Cụ thể diễn biến của nhiệt độ của nước trong quá trình pha trộn giữa lượng
nước thải bị nóng lên sau nhà máy và nước sông. Chất lượng nước sông về mặt
nhiệt độ có đảm bảo tiêu chuẩn cho phép hay không, nước sông có thực sự bị ô
nhiễm hay không. Các câu hỏi này cần được giải đáp. Chính vì những lý do trên tôi
đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “ Ứng dụng mô hình toán nghiên cứu lan truyền
nhiệt nước thải của nhà máy Nhiệt Điện Phả Lại ”
1. Phạm vi nghiên cứu
Sau khi làm mát tuabin và máy phát và một số thiết bị khác nước làm mát một
phần được hồi quy tuần hoàn, phần lớn còn lại đổ ra kênh dẫn rồi đổ vào sông. Đối
tượng nghiên cứu là nhiệt độ của nước trong đoạn sông tính từ điểm xả nước sau

Học viên: Ngô Thị Nhịp

Lớp: CH17MT


Luận văn thạc sĩ

2


nhà máy qua kênh dẫn Vườn Đào đổ vào sông Thái Bình rồi xuôi về hạ lưu sông
Phả Lại.
2. Mục tiêu của đề tài
• Sử dụng mô hình toán nghiên cứu lan truyền nhiệt nước thải của nhà máy
nhiệt điện Phả Lại.
• Diễn biến lan truyền nhiệt độ của nước thải trên hai kênh và trên đoạn sông
nghiên cứu được mô phỏng theo các phương án bất lợi khác nhau.
• Phân tích, đánh giá, nhận xét kết quả, đoạn sông có thực sự bị ô nhiễm về
nhiệt độ.
3. Phương pháp nghiên cứu
• Thu thập và phân tích số liệu dựa trên cơ sở kế thừa, hệ thống hóa dữ liệu
nghiên cứu của các cơ quan trung ương, địa phương và của nhiều đề tài
nghiên cứu khoa học khác.
• Đi thực địa quan sát, đo đạc, thu thập các số liệu còn thiếu cho bài toán.
• Sử dụng mô hình toán thủy văn, thủy lực, lựa chọn phân tích để đưa ra mô
hình phù hợp nhất cho bài toán.
4. Ý nghĩa của luận văn
• Đánh giá được sự lan tryền nhiệt độ dọc theo chiều dài của sông. Đánh giá
được mức độ ô nhiễm về nhiệt thải trong sông.
• Kết quả của bài toán sẽ giúp các nhà sinh thái học đânh giá được tác động
của nguồn nhiệt thải tới hệ sinh thái trong sông. Cần có các giải pháp làm hạ
nhiệt độ của của dòng nhiệt thải trước khi đổ vào sông nếu nước sông bị ô
nhiễm về nhiệt.

Học viên: Ngô Thị Nhịp

Lớp: CH17MT



Luận văn thạc sĩ

3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI
1.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của khu vực Phả Lại, Chí Linh, Hải Dương.
1.1.1. Điều kiện tự nhiên.
Thị xã Chí Linh được chia thành 8 phường (Bến Tắm, Phả Lại, Sao Đỏ, Chí
Minh, Cộng Hòa, Hoàng Tân, Thái Học, Văn An) và 12 xã (An Lạc, Bắc An, Cổ
Thành, Đồng Lạc, Hoàng Hoa Thám, Hoàng Tiến, Hưng Đạo, Kênh Giang, Lê Lợi,
Nhân Huệ, Tân Dân, Văn Đức), trong đó có 13 xã, phường là miền núi, chiếm 76%
diện tích và 56% dân số của toàn thị xã. Ngoài ra còn có Trường ĐH Sao Đỏ, trên
120 cơ quan đơn vị, nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp đóng trên địa bàn.

Hình 1.1: Bản đồ huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương
Thị trấn Phả Lại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Trước đây, là xã thuộc
tổng Đào Viên, huyện Quế Dương, trấn Kinh Bắc, nằm bên bờ sông Lục Đầu, nơi
hợp lưu của các con sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Đuống tạo thành
sông Thái Bình.

Học viên: Ngô Thị Nhịp

Lớp: CH17MT


Luận văn thạc sĩ

4

Phường Phả Lại nằm ở phía Tây của huyện Chí Linh. Thị trấn có diện tích tự

nhiên 1.382 ha; trong đó, diện tích đất đồi núi, lâm nghiệp là 362 ha; diện tích đất
nông nghiệp là 506,15 ha; phần còn lại là đất của các cơ quan đơn vị, xí nghiệp, các
thành phần kinh tế đóng trên địa bàn; tạo nên một hình thái kinh tế đa dạng và
phong phú. Tổng số nhân khẩu của thị trấn là 21.147 khẩu.
Phường Phả Lại (Thị trấn Phả Lại cũ): vốn là một thị trấn lâu đời, nằm ven
Lục Đầu Giang. Năm 1979 - 1980, để khởi công xây dựng Nhà máy nhiệt điện Phả
Lại, thị trấn đã bị giải tỏa. Sau khi nhà máy xây dựng xong, thị trấn đã được hình
thành ngay xung quanh nhà máy với hình thái rất lộn xộn. Từ Phả Lại, thị trấn này
đã phát triển khá lan man và lan tới Bình Giang.
1.1.1.1. Khí hậu
Phả Lại, Chí Linh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ
rệt, mùa khô hanh lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 4 đến
tháng 9 hàng năm. Nhiệt độ trung bình năm 23°C; tháng có nhiệt độ thấp nhất là
tháng 1 và tháng 2 (khoảng 10-12°C); tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6 và
tháng 7 (khoảng 37-38°C). Lượng mưa trung bình hàng năm 1.463 mm, tổng, độ ẩm
tương đối trung bình là 81,6%.
Do đặc điểm của địa hình, địa mạo nên khí hậu trong huyện Chí Linh được chia làm
2 vùng:
• Khí hậu vùng đồng bằng phía nam mang đặc điểm khí hậu như các vùng
đồng bằng trong tỉnh.
• Khí hậu vùng bán sơn địa chiếm diện tích phần lớn trong vùng, do vị trí địa lí
và địa hình phân hoá nên mùa đông ở đây lạnh hơn vùng khí hậu đồng bằng.
Chí Linh có nhiệt độ trung bình trong năm là 22 - 23oC, thời điểm nhiệt độ
không khí cao nhất trong năm là cuối tháng 6, đầu tháng 7 với nhiệt độ là 37 - 38oC,
tháng có nhiệt độ thấp nhất trong năm là tháng 1 và tháng 2 với nhiệt độ khoảng

Học viên: Ngô Thị Nhịp

Lớp: CH17MT



Luận văn thạc sĩ

5

10 - 12oC, nhiệt độ thấp nhất là 3,1oC. Lượng mưa bình quân là 1.436 ml/năm, đây
là vùng mưa ít so với bình quân chung của tỉnh. Độ ẩm tương đối của không khí là
81% -82%. Hạn hán xảy ra thường xuyên và sương muối thường xuất hiện vào tháng
12 làm ảnh hưởng đến hoa màu và cây ăn quả.
1.1.1.2. Thuỷ văn
Hệ thống sông suối, hồ tưới tiêu của huyện Chí Linh khá phong phú và chịu
ảnh hưởng của hệ thống thuỷ văn sông tại Phả Lại nơi hợp lưu của nhiều nhánh
sông, lưu lượng nước bình quân trong năm của sông là 286 m3/s, mùa kiệt nhất vào
tháng 4 với lưu lượng 181 m3/s, mùa lũ mực nước cao nhất là 7,2 m cao hơn mức

Hình 1.2: Đầu nguồn sông Thái Bình
báo động cấp 3 ( tính cả nhập lưu của Sông Cầu và Sông Đuống). Lũ lụt luôn là
nguy cơ tiềm ẩn làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
1.1.2.1. Diện tích, dân số

Học viên: Ngô Thị Nhịp

Lớp: CH17MT


Luận văn thạc sĩ

6


Thị xã Chí Linh (Hải Dương) có diện tích tự nhiên 28.202,78 ha và 164.837
nhân khẩu. Phường Phả Lại được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên
1.382,5 ha; dân số 41.511 nhân khẩu của thị trấn Phả Lại..
1.1.2.2. Tăng trưởng kinh tế
Với sự quyết tâm cao, trong năm năm qua, Chí Linh đã khai thác có hiệu quả
các tiềm năng, thế mạnh để phát triển. Mặc dù gặp nhiều khó khăn do suy giảm kinh
tế trong nước và thế giới, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Chí Linh vẫn đạt ở
mức cao (9,6%/năm); trong đó, nông - lâm - thủy sản tăng 4%, công nghiệp - xây
dựng 9,6%, thương mại - dịch vụ 13,6%. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo
hướng CNH, HÐH (nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 14,8%; công nghiệp, xây
dựng 69,9%; thương mại, dịch vụ 15,3%). Thu nhập bình quân đầu người đạt gần
22 triệu đồng/năm. Ðến nay, nhiều chỉ tiêu đã đạt, vượt mức so Nghị quyết Ðại hội
Ðảng bộ huyện khóa 20, nhiệm kỳ 2005-2010 đề ra.
1.1.2.3. Sản xuất nông nghiệp
Tuy gặp khó khăn do thời tiết, dịch bệnh và thiên tai, nhưng sản xuất nông
nghiệp của Chí Linh vẫn đạt được nhiều kết quả khả quan. Cơ cấu kinh tế nông
nghiệp có sự chuyển dịch tích cực, sản xuất theo hướng hàng hóa. Năm 2010, sản
lượng lương thực của Chí Linh đạt 51.164 tấn, tăng hơn 3.000 tấn so mục tiêu; năng
suất lúa ngày càng tăng (2,5%/năm); giá trị trên một ha đất canh tác đạt 54,5 triệu
đồng, tăng 13,5 triệu đồng/ha so mục tiêu đề ra đến năm 2010. Ngoài cây lúa, thế
mạnh của Chí Linh là phát triển kinh tế vườn đồi; trong đó, tập trung phát triển cây
vải thiều và phát triển kinh tế trang trại. Ðến nay, Chí Linh có gần 100 trang trại đạt
tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; nhiều trang trại có thu nhập
cao (250 đến 300 triệu đồng/trang trại/năm).
1.1.2.4. Công nghiệp, cơ sở hạ tầng
Với những tiềm năng, lợi thế, lĩnh vực công nghiệp, xây dựng của Chí Linh
trong những năm qua phát triển mạnh mẽ; góp phần tích cực vào sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng CNH, HÐH. Ðến nay, Chí Linh đã có bảy khu và cụm công

Học viên: Ngô Thị Nhịp


Lớp: CH17MT


Luận văn thạc sĩ

7

nghiệp đang triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng, đi vào hoạt động, với tổng diện tích
quy hoạch hơn 576 ha; 145 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, thu hút gần 10
nghìn lao động; 1.300 hộ kinh doanh cá thể. Năm 2010, dự kiến giá trị sản xuất
công nghiệp của Chí Linh đạt 4.485 tỷ đồng, tăng hơn 63% so năm 2005. Trên địa
bàn Chí Linh còn có Nhà máy nhiệt điện Phả Lại; sân gôn Ngôi sao Chí Linh; nhiều
khu đô thị, dân cư hiện đại; có Trường đại học Sao Ðỏ và các trường cao đẳng,
trung cấp dạy nghề. 20/20 xã, phường, thị trấn có trụ sở làm việc kiên cố; 80% số
phòng học các cấp và trạm y tế xã được xây dựng kiên cố; 110 km đường giao
thông được nâng cấp; 88,5% số gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa.
1.1.2.5. Văn hóa, du lịch
Năm 2010, doanh thu từ lĩnh vực thương mại - dịch vụ của Chí Linh dự kiến
đạt hơn 570 tỷ đồng, tăng hơn 88% so năm 2005; trong đó, doanh thu từ dịch vụ du
lịch tăng 13,5%/năm; lượng khách du lịch đến địa phương tăng 25%/năm. Từ năm
2005, UBND tỉnh Hải Dương đã triển khai đề án nâng cấp lễ hội Côn Sơn - Kiếp
Bạc trở thành lễ hội cấp quốc gia. Mỗi năm, quần thể di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc
thu hút từ 1,2 đến 1,3 triệu du khách đến dâng lễ và tham quan, chủ yếu vào hai dịp
lễ hội mùa xuân và mùa thu. Tỉnh Hải Dương đang trình Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn khu di tích lịch sử - văn hóa Côn Sơn - Kiếp Bạc
gắn với phát triển du lịch đến năm 2020.
Đô thị trung tâm phía bắc của Hải Dương
Ðể xứng tầm với một đô thị trung tâm tổng hợp phía bắc của tỉnh Hải
Dương, trong thời gian tới (2010-2015), Chí Linh tập trung nâng cao năng lực lãnh

đạo của Ðảng; phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân; khai thác mọi tiềm
năng, lợi thế và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội;
đẩy mạnh công tác xây dựng Ðảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh toàn
diện. Chí Linh phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 11,4%/năm; thu ngân sách
tăng bình quân 6%/năm. Ðến năm 2015, thu nhập bình quân đầu người của thị xã
đạt hơn 26,3 triệu đồng/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH, HÐH

Học viên: Ngô Thị Nhịp

Lớp: CH17MT


Luận văn thạc sĩ

8

(nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 12,4% - công nghiệp, xây dựng 68,5% - thương
mại, dịch vụ 19,1%)...
1.1.3. Đặc điểm về môi trường sinh thái đoạn sông nghiên cứu.
Môi trường đất: Chí Linh là một trong 2 huyện miền núi của tỉnh Hải Dương
có đất phù sa đồng bằng và đất đỏ vàng miền đồi núi. Hiện nay đất đỏ vàng vùng
đồi núi đang bị suy thoái do lớp phủ không còn, tầng đất màu bị rửa trôi, nghèo dinh
dưỡng. Vùng đồng bằng ở một số nơi đất bị ô nhiễm do các chất thải công nghiệp
của các nhà máy như Nhiệt điện Phả Lại, Thuỷ tinh y tế, Xí nghiệp da giày và Mỏ
đất chịu lửa Trúc Thôn.
Nguồn nước: Nhìn chung nguồn nước mặt trên địa bàn huyện Chí Linh hiện
chưa bị ô nhiễm, các chỉ số kim loại nặng như Pb, Ca, Cu, As, còn dưới ngưỡng tiêu
chuẩn cho phép. Nguồn nước giếng đào và giếng khoan đảm bảo vệ sinh nhưng với
tiêu chuẩn nguồn nước này để sử dụng cho sinh hoạt thì chưa đạt được loại A.
Môi trường không khí: Không khí của khu vực huyện Chí Linh bị ô nhiễm

chủ yếu là do bụi vô cơ, nguyên nhân do các hoạt động giao thông vận tải dọc Quốc
lộ 18 và bụi từ Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại, Mỏ đất chịu lửa Trúc Thôn...
Hệ sinh thái: Rừng tự nhiên trong khu vực huyện đang được bảo vệ, có khả
năng phục hồi tốt. Hệ sinh thái rừng trồng và hệ sinh thái vườn đang góp phần cải
thiện môi trường sống. Tuy nhiên hệ sinh thái đồng ruộng đang có xu hướng gia
tăng ô nhiễm do sử dụng nhiều chất hoá học như phân bón, thuốc trừ sâu...Hệ sinh
thái trong sông cũng bị suy giảm nghiêm trọng về số lượng và chất lượng loài: tôm,
cua, cá, ốc…Các nguyên nhân:
• Do người dân đã khai thác quá nhiều và thường xuyên sử dụng các phương
tiện đánh bắt hủy diệt như: mìn, kích điện…
• Do nước thải của nhà máy nhiệt điện thải ra có nhiệt độ cao và chứa một
hàm lượng flo lớn.

Học viên: Ngô Thị Nhịp

Lớp: CH17MT


Luận văn thạc sĩ

9

Do lượng phân bón, thuốc trừ sâu từ các cánh đồng đổ ra và từ các nhà máy, xí
nghiệp vùng thượng lưu sông chảy về..
1.2. Vị trí đặt nhà máy, quá trình xây dụng và hoạt động của nhà máy
1.2.1. Vị trí đặt nhà máy
Nhà maý nhiệt điện Phả Lại tên thật đầy đủ là Công ty cổ phần nhiệt điện
Phả Lại thuộc địa phận huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, cách Hà Nội 56 km về
phía Đông Bắc, phiá Bắc là đường 18, nằm bên tả ngạn sông Thái Bình.
Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại có 2 dây chuyền sản xuất với tổng công

suất thiết kế là 1040MW. Dây chuyền 1 được khởi công xây dựng ngày 17/05/1980
và hoàn thành năm 1986 với 4 tổ máy 8 lò hơi theo sơ đồ khối 2 lò – 1 máy. Dây
chuyền 2 được khởi công xây dựng ngày 08/06/1998 trên mặt bằng phía Đông còn
lại của Công ty gồm 2 tổ máy theo sơ đồ khối đơn. Tổ máy thứ 2 bàn giao ngày
14/03/2003.

Hình 1.3: Nhà máy nhiệt điện Phả Lại
Vị trí điạ lý đặt Nhà Máy vừa gần Lục Đầu Giang là nơi giao nhau của các
con sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Thái Bình… vưà gần đường quốc
lộ 18 rất thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên vật liệu, việc lấy nước làm mát và
nước cho các hoạt động khác trong quá trình làm việc của Nhà Máy. Điểm lợi về vị

Học viên: Ngô Thị Nhịp

Lớp: CH17MT


Luận văn thạc sĩ

10

trí địa lý nữa là Nhà Máy nằm gần mỏ than Vàng Danh và Mạo Khê nên Công ty có
điều kiện nhập nguyên liệu chi phí vận chuyển thấp bằng cả đường bộ và đường
thủy.
1.2.2. Quá trình xây dựng và hoạt động của nhà máy
Công ty Cổ phần nhiệt điện Phả Lại tiền thân là Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại
thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam được khởi công xây dựng trên địa bàn Phả Lại,
Chí Linh, Hải Dương từ thập niên 80 của thế kỷ trước. Đây là một trong những
công trình trọng điểm của đất nước, được sự quan tâm sát sao của Chính Phủ, đến
nay với hai dây chuyền sản xuất điện năng hoạt động hết công suất, Công ty đã góp

phần không nhỏ vào nhiệm vụ chiến lược đảm bảo an ninh năng lượng của quốc
gia.
Nhà máy điện số 1 đã được khởi công xây dựng ngày 17-5-1980 và hoàn
thành đưa vào vận hành năm 1986. Nhà máy có công suất thiết kế 440MW bao gồm
4 tổ Tuốc bin - máy phát và 8 lò hơi theo khối 2 lò/máy, mỗi tổ máy có công suất
110MW. Có thể nói trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới này, sự đóng góp
điện năng kịp thời hòa vào hệ thống lưới điện quốc gia của nhà máy là rất quan
trọng. Vì thời gian đó chúng ta đang thiếu trầm trọng nguồn năng lượng điện để
phục vụ sản xuất kinh doanh cũng như sinh hoạt cho nhân dân. Nhà máy nhiệt điện
Phả Lại lúc bấy giờ được coi như một vị cứu tinh đối với ngành điện miền Bắc.
Trước những nhu cầu về điện ngày một tăng cao, thực hiện ý kiến chỉ đạo
của Chính Phủ, Nhà máy số 2 của Nhiệt điện Phả Lại cũng đã được khởi công xây
dựng ngày 8/6/1998 trên mặt bằng còn lại bên phía Đông. Nhà máy có công suất
thiết kế 600MW gồm 2 tổ hợp lò hơi - tuốc bin - máy phát, công suất mỗi tổ máy
300MW, gọi là tổ máy số 5 và tổ máy số 6. Tổ máy số 5 được bàn giao
ngày 28/12/2002 và tổ máy số 6 được bàn giao ngày 14/3/2003. Kể từ đó, Nhà máy
nhiệt điện Phả Lại có tổng công suất là 1040 MW, là nhà máy nhiệt điện chạy than
lớn nhất của Việt Nam và Đông Nam Á.

Học viên: Ngô Thị Nhịp

Lớp: CH17MT


Luận văn thạc sĩ

11

Kể từ khi tổ máy số 1 được đưa vào vận hành đến cuối năm 2001 Nhiệt điện
Phả lại đã cung cấp cho đất nước trên 30 tỷ kWh điện năng. Khi đó, sản lượng điện

của Nhiệt điện Phả Lại hàng năm chiếm gần 9% sản lượng điện quốc gia và hơn
70% tổng sản lượng điện của các nhà máy điện chạy than, đóng góp xứng đáng vào
công cuộc phục hồi và xây dựng đất nước.
Sau này khi Nhà máy 2 hoàn thành, đưa vào hoạt động (năm 2002 - 2003),
Nhiệt điện Phả Lại càng đóng vai trò quan trọng hơn nữa trong hệ thống lưới điện
Quốc gia, sản lượng hàng năm đạt trên 6 tỷ kWh điện chiếm khoảng 10% tổng sản
lượng điện toàn quốc. Năm 2006 sản lượng điện của nhà máy đạt trên 7,2 tỷ kWh
và riêng nhà máy 1 đạt trên 2,9 tỷ Kwh – mức kỷ lục từ trước đến nay.
Những năm gần đây khi chuyển đổi hình thức hoạt động sang Công ty
Nhiệt điện Phả lại (30/3/2005) rồi khi cổ phần hóa thành Công ty Cổ phần Nhiệt
điện Phả Lại (26/1/2006), mọi công tác quản lý, điều hành và hoạch toán doanh
nghiệp, đơn vị phải tự chịu trách nhiệm. Ý thức được trách nhiệm cao cả đó, các cấp
lãnh đạo cùng với tập thể anh em công nhân luôn đoàn kết phấn đấu, thi đua sáng
tạo và lập thành tích trong lao động sản xuất kinh doanh, đến nay đơn vị đã lập nên
những thành tích đáng tự hào. Sản lượng điện trung bình của công ty luôn đạt hơn 7
tỷ kWh/năm, chiếm khoảng 10% tổng sản lượng điện trung bình của cả nước và
40% sản lượng điện toàn miền Bắc.
Với những nỗ lực cố gắng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình,
trong vài năm lại đây Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại đã nhiều lần vinh dự
được Đảng, Nhà nước, Chính Phủ Bộ Công thương và Tập đoàn Điện lực tặng
nhiều bằng khen, danh hiệu và giải thưởng cao quý: Doanh nghiệp loại A
(2007); Cúp vàng Văn hóa Doanh nghiệp; Cúp vàng thương hiệu chứng khoán uy
tín và Công ty cổ phần hàng đầu Việt Nam (2008); Giải thưởng Xanh vì sự nghiệp
bảo vệ thiên nhiên và môi trường; (2009)…
1.3. Hệ thống nước làm mát của nhà máy nhiệt điện Phả Lại

Học viên: Ngô Thị Nhịp

Lớp: CH17MT



Luận văn thạc sĩ

12

Trong dây truyền sản xuất điện năng của công ty hệ thống làm mát thiết bị là
một bộ phận quan trọng. Chức năng chính của hệ thống là làm mát bình ngưng hơi.
Ngoài ra hệ thống còn làm mát một số thiết bị: tua bin, máy phát, gối trục máy
nghiền, thiết bị phụ, mát dầu, quạt khói, quạt gió, quạt tải bột. Ta có thể tìm hiểu sơ
đồ hệ thống tuần hoàn nước làm mát, lưu lượng và nhiệt độ nước làm mát các thiết
bị trong nhà máy nhà máy các phần dưới đây.
1.3.1. Phác họa sơ đồ hệ thống nước làm mát của hai dây chuyền nhà máy
nhiệt điện Phả Lại
Nhìn vào sơ đồ hình vẽ ( BV 1- Sơ họa mặt bằng khu vực nghiên cứu ) nhà
máy có hai dây chuyền sản xuất và có hai hệ thống làm mát riêng rẽ. Nguồn nước
cung cấp cho nhà máy lấy từ đầu nguồn sông Thái Bình, sau khi vào làm mát các
thiết bị dòng nước thải có nhiệt độ cao lại xả về song qua hai kênh thải của hai dây
chuyền. Hai cửa lấy nước vào làm mát của hai dây chuyền đặt khá gần nhau chỉ
cách nhau khoảng 170m. Tại cửa lấy nước của dây chuyền một có 4 bơm trong
trạng thái làm việc ổn định có 3 bơm hoạt động 1 bơm dự phòng. Tại cửa vào của
dây chuyền hai có 5 bơm trong trạng thái làm việc ổn định có 4 bơm hoạt động và 1
bơm dự phòng. Hệ thống làm mát của dây chuyền sản xuất một lấy nước ở thượng
lưu và trả nước về hạ lưu, từ cửa vào lấy nước đến cửa xả cách nhau khoảng 1.3km
theo đường sông. Hệ thống nước làm mát của dây chuyền hai là một hệ thống tuần
hoàn, nước lấy làm mát các thiết bị xong sau đó xả vào kênh dẫn sau nhà máy trả về
thượng lưu.
Có thể chia hệ thống nước làm mát của nhà máy thành 3 đoạn:
Đoạn một: tính từ cửa lấy nước tới nhà máy, trong đoạn này nước lấy vào có
nhiệt độ bằng nhiệt độ của nước trong sông, nước sẽ được loại bỏ cặn rác, xử lý chất
lượng trước khi đi vào các đường dẫn nhỏ hơn vào làm mát các thiết bị.

Đoạn hai: nước đưa vào nhà máy và chia thành các đường ống nhỏ đi làm mát
từng thiết bị: tua bin, máy phát, máy kích thích, gối trục máy nghiền…Nước sau khi

Học viên: Ngô Thị Nhịp

Lớp: CH17MT


Luận văn thạc sĩ

13

làm mát có nhiệt độ tăng cao 32-450C được dồn về một đường ống lớn dẫn ra kênh
thải.
Đoạn 3: tính từ điểm xả nước thải sau nhà máy vào kênh dẫn trả nước về sông.
Nước này có nhiệt độ cao, thông thường chênh lệch nhiệt độ nước trước và sau khi
làm mát các thiết bị khoảng 8-100C. Vì vậy nhiệt độ của nước trong kênh thải 32450C.
Trong luận văn tác giả quan tâm diễn biến lan truyền nhiệt độ trên đoạn 3 của hệ
thống nước làm mát tức là diễn biến nhiệt độ của nước trên hai kênh thải, và diễn
biến nhiệt độ của nước trên đoạn sông nơi có hai kênh thải đổ vào.
1.3.2. Lưu lượng và nhiệt độ nước làm mát hai dây chuyền nhà máy nhiệt điện
Phả Lại [nguồn 4 ]
1.3.2.1. Lưu lượng
Để đảm bảo sự làm việc bình thường của các nhà máy điện ta cần phải cung
cấp nguồn nước ổn định và liên tục cho nó. Những nơi cần cung cấp nước cho nhà
máy điện bao gồm: nước làm mát các bình ngưng hơi của tua bin, làm mát khí của
các máy phát điện, làm mát dầu bôi trơn gối trục của tua bin, hệ thống làm mát các
ổ trục của máy nghiền than, quạt khói và các cơ cấu khác, nước làm nguội tro xỉ.
Trong số đó bình ngưng tuabin tiêu thụ nhiều nước nhất, tỷ lệ cụ thể như trong bảng
sau:

Lượng nước dùng
1- Làm mát bình ngưng hơi của tuabin

Tính theo phần %
100

2- Làm mát khí và không khí máy phát điện và các
động cơ lớn

2.5 - 4.0

3- Làm mát dầu của tuabin và

1.2-2.5

4- Làm mát ổ đỡ các cơ cấu phụ

0.3-0.8

5- Thải tro xỉ bằng thủy lực với sơ đồ cung cấp nước

0.1-0.4

Học viên: Ngô Thị Nhịp

Lớp: CH17MT


Luận văn thạc sĩ


14

kín cho hệ thống thải tro xỉ thủy lực

0.04-0.1

6- Cấp cho lò hơi nhà máy điện ngưng hơi
Nhu cầu nước chủ yếu là làm mát bình ngưng hơi của tuabin, các nhu cầu khác tính
theo % lượng làm mát bình ngưng, và tổng các nhu cầu khác không vượt quá 7%
lượng nước tiêu hao làm mát bình ngưng.
Lưu lượng nước lấy vào làm mát của dây chuyền một trong trạng thái làm việc
ổn định là 9 m3/s với một bơm, có ba bơm nên sẽ là 27 m3/s. Của dây chuyền hai là
5.5 m3/s có 4 bơm nên tổng lưu lượng vào làm mát là 22 m3/s. Vì vậy tổng lưu
lượng nước lấy vào dao động từ 45-50 m3/s cho cả nhà máy. Lưu lượng nước lấy
vào làm mát các thiết bị có thể thay đổi theo công suất của nhà máy.
1.3.2.2. Nhiệt độ của nước làm mát
Nhiệt độ nước sông thay đổi theo mùa cụ thể, mùa hè nhiệt độ nước dao
động từ 28oC - 31oC, mùa đông nhiệt độ nước dao động từ 20oC - 26oC. Nhiệt độ
nước sau khi làm mát các thiết bị tăng lên trung bình 10oC. Nước thải làm mát của
nhà máy có nhiệt độ mùa hè là 38oC - 42oC mùa đông 30oC - 36oC.
1.3.3. Đặc điểm của hệ thống kênh dẫn nước thải
Hai hệ thống kênh dẫn nước thải của nhà máy đều làm bằng bê tông rất kiên
cố và chắc chắn. Tuy nhiên đặc điểm của hai hệ thống kênh dẫn của hai dây chuyền
vẫn khác nhau:
1.3.3.1. Kênh thải dây truyền 1
KTDC1: Từ điểm xả sau nhà máy kéo dài 130m kênh có mặt cắt hình chữ nhật,
kích thước không đổi, từ điểm Cầu Sắt tới cuối kênh mặt cắt kênh hình thang cân
gia cố hai bên bờ kênh là bê tông rất vững trắc, hai bên bờ kênh thoải. Trên kênh
thải có 3 cây cầu 1 cây cầu dân sinh, 2 cây cầu kết hợp cửa van lấy nước. kênh thải
có điểm giao với kênh mương nội đồng sau nhà máy.


Học viên: Ngô Thị Nhịp

Lớp: CH17MT


Luận văn thạc sĩ

15

Ưu nhược điểm: đặt gần nơi giao nhau của các con sông nên việc lấy nước vào
làm mát rất thuận lợi và nước thải nhà máy xả ra sông cũng nhanh chóng được làm
mát. Nước thải xả về hạ lưu không làm ảnh hưởng tới nhiệt độ nước tại cửa bơm lấy

Hình 1.5: Cửa ra của KTDC 1đổ vào sông Thái Bình
nước vào làm mát. Nhưng cũng đã xảy ra tình trạng vào mùa kiệt do lưu lượng nước
trong sông xuống quá thấp, lại lấy hết vào hệ thống làm mát của nhà máy. Do đó
nước thải của nhà máy làm cho nước sông ấm lên. Kênh dẫn nước thải làm việc
không độc lập có điểm giao nhau với kênh mương nội đồng.
1.3.3.2. Kênh thải dây chuyền 2 (KTDC2)
Từ điểm xả sau nhà máy kéo dài 90m mặt cắt kênh hình chữ nhật, sau khi ra khỏi
nhà máy mặt cắt kênh có hình thang cân kéo dài đến cuối kênh, hai bên bờ kênh rất
dốc, gia cố bằng bê tông. Hai bên bờ kênh có hàng rào bằng dây thép gai rất chắc
chắn cấm không cho người và ra súc có thể tới gần vì nước trong kênh chảy xiết, hai
bên bờ kênh rất dốc, nước trong kênh lại có nhiệt độ cao nên rất nguy hiểm. Kênh
có chiều dài 3.5 km trên kênh có 11 cây cầu phục vụ dân sinh.

Học viên: Ngô Thị Nhịp

Lớp: CH17MT



Luận văn thạc sĩ

16

mÆt c¾t a-a

+15.0 m
2.49

6.81

5.00

5.80

5.00

5.87

3.43

+8.50 m

kÝch th­íc ®äc lµ mÐt

+0.00 m

Hình 1.6: Mặt cắt kênh dẫn nước thải dây chuyền 2 phía trong nhà máy

mÆt c¾t c-c

+15.0 m
5.00

11.26

3.00

11.26

5.00

+8.50 m

kÝch th­íc ®äc lµ mÐt

+0.00 m

Hình 1.7: Mặt cắt kênh dẫn nước thải dây chuyền 2 phía ngoài nhà máy
Ưu điểm: Xây dựng chắc chắn và kiên cố, sử dụng hoàn toàn độc lập, và được thiết
kế tuần hoàn. Lưu lượng nước thải xả ngược về thượng lưu (km 8.5) hòa trộn với
nước sông và nhanh chóng được làm mát theo dòng chảy, đảm bảo tại km 6 nước
sông có nhiệt độ hoàn toàn bình thường để bơm lấy nước vào hệ thống làm mát.
Đảm bảo hiệu suất làm mát cũng như việc lưu lượng nước bơm vào KTDC2 không
làm ảnh hưởng nhiều tới lưu lượng nước trong sông.
Nhược điểm: Việc thiết kế hệ thống làm mát tuần hoàn gần như không ảnh hưởng
tới lưu lượng nước trong sông nhưng lại có khả năng không đảm bảo về nước thải
được làm mát dọc theo dòng chảy trong sông vào mùa kiệt. Do lưu lượng nước thải


Học viên: Ngô Thị Nhịp

Lớp: CH17MT


×