Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

“Nghiên cứu giải pháp hạn chế và khắc phục tình trạng xâm nhập mặn vùng ven biển tỉnh Thái Bình”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.86 MB, 118 trang )

1

MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Xâm nhập mặn là một trong những thách thức thường gặp phải đối với các
vùng ven biển. Theo số liệu thống kê đầu năm 2011, độ mặn 4 phần nghìn đã xâm
nhập sâu tới 73 km trên sông Sài Gòn - Đồng Nai; trên sông Vàm Cỏ Tây là 65 km;
trên sông Cổ Chiên, Cửa Đại là 45 km....ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và
sản xuất của người dân. Tỉnh Trà Vinh hiện có khoảng 10.000 héc ta/60.000 héc ta
lúa đông xuân của tỉnh đang có dấu hiệu úa vàng và có thể bị mất trắng do mặn xâm
nhập sâu vào đất liền. Hàng chục ngàn ha đất trồng lúa của các tỉnh Hậu Giang,
Kiên Giang bị nhiễm mặn nên phải bố trí lại cơ cấu cây trồng, vật nuôi… Theo báo
cáo của các địa phương tỉnh Bến Tre, hiện có khoảng 26.900 ha cây ăn trái, 4.000
ha ca cao, 4.000 ha lúa, 250 ha hoa kiểng, 450 ha hoa màu khác bị giảm năng suất.
Trong chăn nuôi gia súc, gia cầm đang gặp rất nhiều khó khăn vì nguồn nước dự trữ
đã hết. Nuôi cá tra thâm canh trên sông cũng bị ảnh hưởng nặng nề…
Thái Bình là tỉnh có trên 50 km bờ biển đáp ứng nhu cầu nuôi trồng thủy sản
và sản xuất muối. Hiện nay, quá trình nhiễm mặn vào những khu vực nội đồng đã
có những ảnh hưởng to lớn thấy rõ đến đời sống, sản xuất của người dân địa
phương. Các hiện tượng như sự nhiễm mặn các giếng nước ăn, làm chết cây cối
trong vườn, làm giảm năng suất lúa...ở Thái Thượng, Thái Đô huyện Thái Thuỵ,
Nam Cường huyện Tiền Hải và một số nơi khác đã thể hiện mức độ lan rộng và tác
động theo chiều hướng tiêu cực của quá trình nhiễm mặn vào nội đồng.
Trước thực trạng nêu trên, vấn đề “Nghiên cứu giải pháp hạn chế và khắc
phục tình trạng xâm nhập mặn vùng ven biển tỉnh Thái Bình” là rất quan trọng và
mang tính thời sự bức thiết nhằm xây dựng những luận cứ khoa học để vừa có thể
tiếp tục phát triển các ngành sản xuất, kinh tế mũi nhọn của địa phương với hiệu
quả kinh tế cao, đồng thời khắc phục, hạn chế những tác động tiêu cực của quá trình
nhiễm mặn cũng như để đảm bảo được sự phát triển bền vững chung của cả vùng
lãnh thổ rộng lớn ven biển Thái Bình.



2
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
+ Phân tích và đánh giá để làm rõ được hiện trạng xâm nhập mặn khu vực
đồng bằng ven biển tỉnh Thái Bình.
+ Dự báo quá trình xâm nhập mặn do các hoạt động nuôi trồng thuỷ hải sản
và đánh giá ảnh hưởng của quá trình này đến dân sinh, phát triển sản xuất, kinh tế
ở khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Thái Bình.
+ Đề xuất và kiến nghị các giải pháp nhằm khắc phục và hạn chế quá trình
xâm nhập mặn, các định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phát
triển bền vững kinh tế-xã hội khu vực dải ven biển tỉnh Thái Bình.
III.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp điều tra, thu thập phân tích, xử lý, tổng hợp số liệu nhằm thu
thập các nguồn tài liệu, số liệu để xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ, chi
tiết và có độ tin cậy cao về tài nguyên, các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng
nghiên cứu, phân tích đánh giá tổng hợp làm rõ thực trạng xâm nhập mặn và ảnh
hưởng của nó đến đời sống nhân dân, phát triển sản xuất để qua đó xây dựng những
định hướng quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên, BVMT lãnh thổ, đồng thời đề
xuất, lựa chọn ra và ứng dụng các mô hình, cơ cấu phát triển các ngành sản xuất
một cách hợp lý ở các khu vực và các địa phương một cách cụ thể.
− Phương pháp kế thừa;
− Phương pháp chuyên gia;
− Phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp thống kê xác xuất;


Phương pháp viễn thám, bản đồ và hệ thống địa lý để xây dựng hệ thống các

bản đồ dữ liệu về tự nhiên và kinh tế - xã hội, môi trường, hiện trạng sử dụng đất,
bản đồ cảnh quan sinh thái và bản đồ biên mặn dải ven biển Thái Bình.
Phương pháp mô hình toán, thủy văn, thủy lực thực hiện bài toán tính toán

lan truyền nhiễm mặn dải ven biển nhằm xác định mức độ, phạm vi ảnh hưởng của
quá trình này ở khu vực nghiên cứu.


3
IV. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU


Đối tượng nghiên cứu: Diễn biến xâm nhập mặn vào khu vực nội đồng vùng

ven biển và đề xuất giải pháp để hạn chế và khắc phục quá trình xâm nhập mặn.


Phạm vi nghiên cứu: Vùng ven biển tỉnh Thái Bình bao gồm bao các xã ven

biển thuộc hai huyện Thái Thụy và Tiền Hải tỉnh Thái Bình, là khu vực có diện tích
nuôi trồng thủy sản lớn nhất tỉnh và đang có xu hướng tiếp tục mở rộng sự phát
triển vào sâu trong nội đồng.


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU
1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Thái Bình là một tỉnh ven biển, trong đó 2 huyện Thái Thụy, Tiền Hải là
các huyện có biển của tỉnh, với tổng diện tích tự nhiên là 154.601 ha, trong đó vùng
ven biển của hai huyện có 28.792 ha (chiếm 18,62%) với hơn 49,5km bờ biển bao bọc.
Toạ độ địa lý: - 20024’14’’ đến 20037’00’’ vĩ độ Bắc

- 106034’30’’ đến 106037’00’’ kinh độ Đông
Với vị trí địa lý, vị thế của một khu vực lãnh thổ ven biển, về mặt tự nhiên
tổng quan 2 huyện Thái Thụy và Tiền Hải được phân chia thành các tiểu vùng tự
nhiên với các lợi thế cơ bản như sau:
Ranh giới dải ven biển được chia thành:
- Vùng ngoài đê đất bãi bồi, mặt nước ven biển cửa sông với diện tích 15.561
ha (từ cửa Thái Bình đến cửa Ba Lạt). Vùng này thường được bồi tụ phù sa hàng
năm, có độ dốc từ 0-0.9m, trải dần ra biển. Vùng này rất thích hợp cho khả năng kết
hợp phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản và trồng rừng ngập mặn vừa đảm bảo phát
triển bền vững và cho khả năng giữ đất chống xói mòn của biển.
-Vùng trong đê (đất nội đồng) với tổng diện tích 13.231 ha, hàng năm không
được bồi tụ thêm phù sa.
Vị trí địa lý như trên đã tạo cho hai huyện có nhiều tiềm năng phát triển
nông nghiệp, ngư nghiệp. Đây là khu vực cũng có điều kiện thuận lợi nhất ở khía
cạnh giao lưu kinh tế, đặc biệt là kinh tế biển; là địa bàn gắn kết kinh tế với các
huyện trong tỉnh và các vùng phụ cận của tỉnh Thái Bình.


5
1.1.2. Đặc điểm địa chất - địa hình và các quá trình địa mạo
1.1.2.1. Đặc điểm địa chất
Châu thổ sông Hồng nói chung, khu vực nghiên cứu nói riêng, được hình
thành nhờ vào hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình bồi tụ từ hàng ngàn năm. Châu
thổ trước kia là một miền võng rộng lớn giữa núi, theo hệ thống núi Đông Bắc. Đáy
của miền võng là đá kết tinh. Những dãy núi này bị sụt lở từ thời kỳ đại cổ sinh và
trở thành vịnh biển. Đáy biển lõm được bồi lấp đầy và vịnh trở thành đầm hồ ven
biển. Sự sụt chìm, do hệ thống đứt gãy chính có hướng Tây Bắc - Đông Nam và hệ
thống đứt gãy phụ có hướng Đông Bắc - Tây Nam khống chế. Cho đến giai đoạn
Holoxen, đồng bằng châu thổ chính thức được hình thành và mở rộng cho đến tận
hiện nay, phần nền của vùng đất ướt ngập triều là trầm tích của hệ tầng Thái Bình

tuổi Holoxen muộn gồm 6 tập nguồn gốc khác nhau và chuyên tướng phức tạp.
1.1.2.2. Đặc điểm địa hình và các quá trình địa mạo
Thái Bình nói chung và hai huyện ven biển nói riêng là phần biển hiện đại
của delta sông Hồng và sông Thái Bình. Vì vậy bề mặt nguồn gốc địa hình có sự
tham gia của sóng, sóng biển kết hợp và nguồn gốc biển, bao gồm 3 nhóm nguồn
gốc chính sau:
a) Nhóm địa hình có nguồn gốc sông
b) Nhóm địa hình có nguồn gốc sông biển hỗn hợp
c) Nhóm địa hình nguồn gốc biển
1.1.3. Thổ nhưỡng và đặc điểm nền đáy các khu vực đầm nuôi trồng thủy
hải sản khu vực nghiên cứu
1.1.3.2. Đặc điểm các loại đất tỉnh Thái Bình
Từ các kết quả điều tra khảo sát thực địa, số liệu phân tích các mẫu đất trong
phòng cho phép xây dựng được bảng phân loại và chú dẫn bản đồ đất cấp tỉnh, theo
đó đất tỉnh Thái Bình có 4 nhóm và 14 loại đất dưới nhóm (Bảng 1.1).


6
Bảng 1.1: Bảng phân loại đất tỉnh Thái Bình
Stt
I
1
2
II
3
4
III
5
6
7

8
IV
9
10
11
12
13
14


hiệu
C
Cc
C
M
M
Mn
S
Sp1
Sp2
Sp1-M
Sp2-M
P
Pbe
Pe
Pc
Pg
Pf
P/C


Tên đất Việt Nam
Đất cát
Cồn cát và bãi cát
Đất cát
Đất mặn
Đất mặn trung bình và ít
Đất mặn nhiều
Đất phèn
Đất phèn tiềm tàng nông
Đất phèn tiềm tàng sâu
Đất phèn tiềm tàng nông mặn
Đất phèn tiềm tàng sâu, mặn
Đất Phù Sa
Đất phù sa được bồi trung tính ít chua
Đất phù sa không được bồi trung tính ít chua
Đất phù sa không được bồi chua
Đất phù sa glây
Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng
Đất phù sa phủ trên nền cát biển
Tổng
Chuyên dùng
Thổ cư
Sông suối
Tổng diện tích tự nhiên

Diện tích
(ha)
7451,7
1751,7
5700,0

11429,8
10764,0
665,8
15372,6
310,1
9792,8
3759,4
1510,2
74195,9
5264,5
17908,4
7323,7
35773,7
1766,9
6158,7
108450,0
26569
12444,0
6379,0
153842,0

Tỷ lệ
(%)
4,8
1,1
3,7
7,4
7,0
0,4
10,0

0,2
6,4
2,4
1,0
48,2
3,4
11,6
4,8
23,3
1,1
4,0
70,5
17,3
8,1
4,1
100,0

(Nguồn: Viện thiết kế và Qui hoạch nông nghiệp, 2004)

a) Nhóm đất cát
Diện tích 7451,7 ha, chiếm 6,9% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố ở
hầu hết các huyện (trừ huyện Quỳnh Phụ và Đông Hưng). Đất được hình thành do
quá trình bồi tích của biển, độ phì tự nhiên thấp, hàm lượng sét trong đất dao động
2-3% nên khả năng giữ nước, giữ phân rất kém.


7
b) Nhóm đất mặn (M)
Diện tích 11429,8 ha chiếm 10,5 % diện tích tự nhiên, phân bố hầu khắp các
huyện ven biển. Nhóm đất mặn được phân chia thành 3 đơn vị dưới nhóm :

c) Nhóm đất Phèn
Diện tích 15372,6 ha, chiếm 10 % diện tích tự nhiên, phân bố ở các huyện
ven biển. Đất phèn được hình thành từ sự bồi đắp của hỗn hợp phù sa sông - biển,
nơi có sự ảnh hưởng qua lại giữa nước phù sa ngọt và nước thuỷ triều.
d) Nhóm đất phù sa
Nhóm đất phù sa có diện tích 74195,9 ha, chiếm 48,2 % tổng diện tích đất tự
nhiên của toàn tỉnh, được phân bố ở tất cả các xã, huyện trên địa bàn tỉnh. Các loại
đất trong nhóm đất phù sa được hình thành do quá trình bồi tụ của các hệ thống
sông. Tính chất của đất chịu sự chi phối của chất lượng phù sa của từng hệ thống
sông.
1.1.4. Đặc điểm khí hậu
Khí hậu dải ven biển Thái Bình mang tính chất chung của khí hậu nhiệt đới
gió mùa có mùa đông lạnh đặc trưng cho vùng ven biển delta sông Hồng, được thể
hiện qua các đặc trưng dưới đây:
1.1.4.1. Mưa
Chế độ mưa thay đổi rõ theo mùa: Lượng mưa trung bình năm 1520-1850
mm, phân bố không đều: Mùa mưa (tháng V - X) chiếm tới 85-90 tổng lượng mưa
năm; các tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng VII và VIII, tháng mưa ít nhất là XII
và I. Trong khi đó, lượng bốc hơi không khí trung bình là 871 mm/năm. Tùy thuộc
vào chế độ bức xạ, nắng, mây và chế độ gió lượng bốc hơi không khí lớn nhất là
116,0 mm/tháng trong tháng VII, tương đối cao: 88,4 – 98,4 mm/tháng là trong các
tháng V và VI. Bốc hơi không khí thấp nhất là trong tháng II, III chỉ đạt 40,1 – 41,5
mm/tháng.


8

400
338.7


350

314.9

L­îng m­a

300

264

250
200

172.3
132.5

150
100
50

189.8

68.8
19.2

28.7

37.8

II


III

59
13.5

0
Th¸ng I

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Hình 1.1: Biểu đồ phân bố lượng mưa trung bình tháng của khu vực nghiên cứu
1.1.4.2. Nhiệt độ-độ ẩm
Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23-24oC; tổng nhiệt năm 8.500oC; tháng

nóng nhất là tháng VII (nhiệt độ trung bình nhiều năm tới 29,1oC), tháng lạnh nhất
là tháng I (nhiệt độ trung bình là 16,7oC); độ ẩm tương đối trung bình là 85,2%,
mùa đông (tháng XI - IV) độ ẩm trung bình 77-81%, độ ẩm trung bình các tháng
mùa hè 84-86%.
+ Mùa nóng kéo dài từ 5 đến 6 tháng, từ tháng V đến tháng IX hoặc tháng X,
dao động trung bình của những tháng này là 24,7 - 29,40C. Tháng VII có nhiệt độ
không khí trung bình lớn nhất (29,4 0C).
+ Mùa lạnh kéo dài 3 tháng (XII, I, II), nhiệt độ dao động trong khoảng 17,517,70C. Tháng I có nhiệt độ không khí lạnh nhất và đạt trung bình tháng là 17,50C.

§é Èm

100
90

90

90
86

85

85

85

84

82

80


80

77

77

75

70
60
50

NhiÖt ®é

40
30

28

28.1

26.6

28

27

24.4


22.8

20

21.4

19.1

16.9

16.6

17.8

10
0

Th¸ng

I

II

III

IV

V

VI


VII

VIII

IX

X

XI

XII

Hình 1.2: Biểu đồ đặc trưng nhiệt ẩm dải ven biển Thái Bình


9
1.1.4.2. Chế độ gió
Chế độ gió mang tính mùa rõ rệt. Mùa đông chịu sự chi phối rõ rệt của gió
mùa Đông - Bắc với các hướng gió thịnh hành là Bắc, Đông-Bắc. Mùa hè chịu ảnh
hưởng của gió mùa Tây-Nam biến tính khi thổi vào vịnh Bắc Bộ có các hướng
chính là Nam và Đông-Nam. Trong các tháng chuyển tiếp (tháng IV và tháng IX),
hướng gió thịnh hành là hướng Đông, nhưng không mạnh bằng các hướng gió
chính.
Bảng 1.2: Đặc trưng tốc độ gió (quan trắc tại trạm Hòn Dấu, đơn vị m/s)
Tháng
I
II III
Đặc trưng
Tốc độ trung

4,8 4,6 4,4
bình
Tốc độ cực đại 24 20 34

IV

V

VI

VII VIII

IX

X

XI

XII

4,6

5,4

5,6

6,0

4,5


4,4

4,9

4,6

4,6

28

40

40

40

45

45

34

24

28

(Nguồn: Viện thiết kế và Qui hoạch nông nghiệp)

1.1.5. Đặc điểm tài nguyên nước mặt khu vực ven biển Thái Bình
Các số liệu khí tượng quan trắc được cho thấy, lượng nước sinh ra tại chỗ

của khu vực nghiên cứu không lớn. Hàng năm toàn vùng nghiên cứu (cả hai huyện
Thái Thụy và Tiền Hải) đã nhận được 848 triệu m3 nước mưa và đã sinh ra 382 triệu
m3 nước đổ vào các sông suối trong vùng tương ứng với moduyn dòng chảy là
25,8l/s.km2. Xét theo chỉ tiêu sinh khí hậu thì đây là khu vực đủ ẩm cho phát triển
sinh vật.
Nằm trong dải đồng bằng ven biển sông Hồng - sông Thái Bình, các sông
chảy trên địa phận nghiên cứu đều là đoạn hạ du và là cửa sông của các sông thuộc
hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình, vì vậy ngoài tài nguyên nguồn nước nội tại
(nước mưa rơi trên bề mặt, lượng nước trữ trong mạng lưới sông suối, ao hồ của
khu vực...) còn một lượng nước lớn từ thượng nguồn qua vùng đổ ra biển. Với lưu
vực lớn nên hàng năm tổng lượng nước hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình khá
dồi dào, trung bình toàn hệ thống là 122,3.109m3, trong đó sông Thái Bình chiếm
khoảng 8,3.109m3. Như trên đã trình bày, khu vực nghiên cứu nằm giữa hai cửa


10
sông chính của hệ thống sông Hồng (cửa Ba Lạt) và sông Thái Bình (cửa Cát Khê),
vì vậy chế độ nước sông ở khu vực chịu tác động của cả 2 sông lớn trên.
1.1.6. Chế độ hải văn khu vực biển hai huyện Thái Thụy, Tiền Hải
Cũng như toàn khu vực đồng bằng Bắc Bộ, khu vực biển hai huyện Tiền
Hải và Thái Thụy trực tiếp chịu ảnh hưởng của thủy triều. Thủy triều ở trong
khu vực nghiên cứu là loại nhật triều khá thuần nhất với hệ số thủy triều (biểu
hiện tính nhật triều thuần nhất khi hệ số thủy triều là 1) ở cửa Ba Lạt là 0,95,
trong khuôn khổ mỗi ngày thủy triều có một đỉnh và một chân. Môt tháng có 2
chu kỳ con nước, mỗi chu kỳ có 14 con nước, trong đó có giai đoạn triều cường
và giai đoạn triều kém.
Bảng 1.3: Biên độ triều lớn nhất các tháng ở cửa sông (cm)
Trạm

I


II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Hòn
Dấu

389

370


339

341

378

393

382

377

353

387

378

407

Văn Lý

286

265

240

250


305

280

284

310

305

290

297

313

(Nguồn: Viện thiết kế và Qui hoạch nông nghiệp)

1.1.7. Đặc điểm tài nguyên nước ngầm vùng ven biển Thái Bình
Trên lãnh thổ Thái Bình việc nghiên cứu địa chất, địa chất thuỷ văn tương
đối chi tiết. Căn cứ vào các tài liệu đã nghiên cứu cho thấy Thái Bình là một bộ
phận của tam giác châu thổ sông Hồng, thuộc trầm tích bở rời hệ thứ tư, có nguồn
gốc sông biển hỗn hợp. Xét về mặt tổng thể thì trầm tích này có khả năng chứa
nước rất lớn, mực nước ngầm nông rễ khai thác.
Ở huyện Thái Thụy, nước dưới đất trong các trầm tích Holoxen thượng, phần
lớn bị nhiễm mặn. Đây là tập trên cùng của các trầm tích Holoxen và thường được
gọi là tầng chứa nước Thái Bình ( Q3 IV tb). Kết quả phân tích nước giếng đào tại
cồn cát thôn Cát Đông, xã Thái Đô huyện Thái Thụy cho thấy độ khoáng hóa 0.25
g/l, thuộc kiểu thủy hóa Clorua - Bicacbonat - Magiê - Natri - Canxi. Nhìn chung ở



11
Thái Thụy tầng nước ngầm nông trên cùng hầu như bị nhiễm mặn. Nguồn nước
dùng cho sinh hoạt ở đây chủ yếu được lấy từ các giếng khoan ở độ sâu trên 65m từ
tầng chứa nước trầm tích Pleixtoxen phía dưới (Q I-III ).
Tại huyện Tiền Hải đã khảo sát và lấy thêm mẫu ở 3 giếng khoan (năm 2001)
kết quả cho thấy hầu hết các giếng khoan có hàm lượng sắt cao, vượt TCCP nhiều
lần. Riêng nước giếng khoan tại Nhà nghỉ Đồng Châu đã bị mặn khá cao, không thể
sử dụng được. Nhìn chung, nước giếng khoan đã có biểu hiện ô nhiễm bởi vật chất
hữu cơ, (hàm lượng NH 4 +, NO 2 -, PO 4 3-) khá cao.
1.1.8. Đặc điểm khu hệ thực vật
1.1.8.1. Vùng ngoài đê biển, đê sông
Thảm thực vật tự nhiên: Chủ yếu là loại cây bụi chịu ngập nước lợ ở vùng
cửa sông hoặc loại cỏ chịu ngập nước lợ.
Đối với thảm thực vật trồng: Rừng ngập mặn được trồng tập trung ở Cồn
Vành, khu vực bờ biển Thái Đô, Thụy Trường. Tổng diện tích rừng năm 2005 của
Thái Bình là 7.304ha. Trừ một diện tích nhỏ rừng Phi lao trên các cồn, còn lại là
rừng ngập mặn, tập trung ở hai huyện Tiền Hải, Thái Thuỵ. Về chức năng, toàn bộ
rừng ngập mặn là rừng phòng hộ. Ngoài ra, rừng được trồng (phi lao) trên cát ở Cồn
Thủ, Cồn Vành, Cồn Đen và trên các vạt đất phù sa ven các đê. Cây này sinh trưởng
tốt với cả hai nền đất cát và đất phù sa.
1.2.8.2. Vùng trong đê biển, đê sông
Giới hạn nghiên cứu chỉ trong hai huyện Tiền Hải, Thái Thụy.
Vùng trong đê được con người khai thác từ cải tạo, sử dụng bãi bồi biển qua
quá trình đắp đê sử dụng từ lâu đời. Thảm thực vật chủ yếu là cây trồng như lúa
nước, hoa màu. Thảm thực vật tự nhiên chỉ có diện tích nhỏ ở khu vực bao quanh
hệ thống thủy lợi. Trước đây, khi chưa nuôi thủy sản trong đê, vùng trong đê chủ
yếu là đất đã được ngọt hóa. Hệ thống thủy lợi chỉ dùng để thoát nước từ trong đồng
ra ngoài biển. Khi bắt đầu nuôi thủy sản, một số cống được sử dụng đưa nước mặn



12
vào đã xuất hiện thảm thực vật chịu ngập nước mặn. Trên đất thoát ngập kế cận,
thảm thực vật cũng có những biểu hiện phân hóa theo độ mặn nhưng không rõ bằng
sự phân hóa trong thảm thực vật chịu ngập.
1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
1.2.1 Dân cư, lao động
Xét về mặt hành chính, dải ven biển Thái Bình bao gồm 17 xã và 1 thị trấn
thuộc hai huyện ven biển Tiền Hải, Thái Thuỵ. Trong 17 xã thuộc dải ven biển Thái
Bình thì Thái Thuỵ có 9 xã và một thị trấn mật độ năm 2004 là 1043 người/km2,
huyện Tiền Hải có 8 xã mật độ năm 2004 là 933 người/km2; có 120.000 nhân khẩu
bằng 7% dân số toàn tỉnh..
Sự phát triển mạnh mẽ của NTTS, sự đa dạng hoá các ngành công nghiệp và
dịch vụ thu hút hàng ngàn lao động nhàn rỗi tham gia và đã không chỉ làm giảm
đáng kể tình trạng thất nghiệp ở hai địa phương mà còn tăng thu nhập cho các hộ
nông dân.
1.2.2. Đặc điểm cơ cấu phát triển các ngành nghề trong nền kinh tế
Những năm từ 2001 đến nay, cơ cấu kinh tế của Thái Bình vẫn là nông
nghiệp- dịch vụ - công nghiệp. Năm 2001, GDP của nông nghiệp chiếm 51.59%,
dịch vụ 31.94% và công nghiệp 16.74%. Năm 2006, nông nghiệp vẫn là ngành kinh
tế chủ chốt chiếm 39.91%, dịch vụ 25.59% và công nghiệp 34.50%.
1.2.2.1 Ngành nông - lâm - thuỷ sản
Trong những năm qua, sản xuất thuỷ sản, nông, lâm nghiệp khu vực vùng
ven biển Thái Bình phát triển tương đối toàn diện với tốc độ khá cao. Tốc độ tăng
trưởng bình quân giá trị sản xuất 5 năm giai đoạn 2001-2005 là 6,2%/ năm, cao hơn
bình quân toàn tỉnh (4,1%/năm); Tốc độ phát triển năm 2006 so với năm 2005 là
7,4%, cao hơn toàn tỉnh (4,8%).


13

Bảng 1.4: GTSX, tốc độ tăng trưởng GTSX đến năm 2006
(giá cố định 1994)
(Đơn vị tính: tỷ đồng)
Chỉ tiêu

TH 2000

TH 2005

TH 2006

BQ GĐ
2001-2005 (%)

So sánh
2006/2005 (%)

Tổng GTSX

427,32

576,78

619,22

6,2

7,4

1- Nông nghiệp


242,61

295,52

308,17

4,0

4,3

2- Lâm nghiệp

3,44

4,55

4,96

5,8

8,9

3- Thuỷ sản

181,27

276,71

306,09


8,8

10,6

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình)

Là vùng ven biển, từng bước đã phát huy được lợi thế nên cơ cấu trong nội
bộ ngành có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành thuỷ
sản, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Năm 2000, tỷ trọng ngành thuỷ sản chiếm
42,42%; đến năm 2006, tăng lên chiếm gần 50% giá trị sản xuất toàn ngành.
Bảng 1.5: Cơ cấu GTSX ngành thuỷ sản, nông, lâm nghiệp đến năm 2006
(giá cố định 1994)
Chỉ tiêu
Tổng số

Cơ cấu GTSX (%)
TH 2000

TH 2005

Chênh lệch

TH 2006

2001-2005

2005-2006

100,00


100,00

100,00

1- Nông nghiệp

56,78

51,24

49,77

-5,54

-1,47

2- Lâm nghiệp

0,80

0,79

0,80

-0,02

0,01

42,42


47,97

49,43

5,55

1,46

3- Thuỷ sản

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình)

a) Ngành nông nghiệp
Tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm dần nhưng vẫn tăng về giá trị tuyệt đối
cho thấy sản xuất nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong phát triển ổn định
nền kinh tế khu vực vùng ven biển.


14
Bảng 1.6: GTSX và tốc độ tăng trưởng GTSX ngành nông nghiệp đến năm 2006
(giá cố định 1994)(Đơn vị tính: tỷ đồng)
Chỉ tiêu

TH 2000

TH 2005

TH 2006


BQ GĐ 20012005 (%)

So sánh
2006/2005 (%)

GTSX Nông nghiệp

242,61

295,52

308,17

4,0

4,3

1- Trồng trọt

160,00

176,00

180,00

1,9

2,3

2- Chăn nuôi


69,17

104,42

112,74

8,6

8,0

3- Dịch vụ

13,44

15,10

15,43

2,4

2,2

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình)

Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp cũng có sự chuyển dịch theo hướng tăng
dần tỷ trọng ngành chăn nuôi, giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, phù hợp với xu
hướng chung của toàn tỉnh. Năm 2000, tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 28,5%, đến
2006 tăng lên chiếm 36,6% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.
Bảng 1.7: Cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp đến năm 2006

(giá cố định 1994)
Chỉ tiêu
Tổng số

Cơ cấu GTSX (%)
TH 2000

TH 2005

Chênh lệch
TH 2006

2001-2005

2005-2006

100,00

100,00

100,00

1- Trồng trọt

65,95

59,56

58,41


-6,39

-1,15

2- Chăn nuôi

28,51

35,33

36,58

6,82

1,25

5,54

5,11

5,01

-0,43

-0,10

3- Dịch vụ

Năm 2006, sản xuất trồng trọt khu vực vùng ven biển đã được mùa lúa liên
tục cả hai vụ. Năng suất lúa cả năm đạt 124 tạ/ha, tăng 19 tạ/ha so với năm 1999,

sản lượng lương thực đạt 85.523 tấn, tăng 34.981 tấn so 1999. Những tiến bộ khoa
học kỹ thuật trong sản xuất giống lúa, việc tích cực chuyển đổi cơ cấu giống lúa,
đưa những giống lúa năng suất cao, chất lượng tốt và phù hợp với điều kiện đất
vùng ven biển vào sản xuất đã làm cho năng suất lúa ngày càng tăng, góp phần ổn
định an ninh lương thực trong vùng. Sản lượng lương thực bình quân đầu người đạt
511 kg/người/năm 2006, tăng 75 kg/người so năm 1999.


15
Bên cạnh đó, ngành chăn nuôi đã từng bước khai thác tiềm năng (khả năng tự
túc nguồn thức ăn giàu đạm, bãi chăn thả tự nhiên), dần trở thành ngành sản xuất
chính trong nông nghiệp của vùng.
b. Ngành lâm nghiệp
Hoạt động lâm nghiệp ở khu vực vùng ven biển chủ yếu là hoạt động trồng
và quản lý bảo vệ rừng ven biển, mang lại nhiều hiệu quả, đẩy nhanh quá trình bồi
đắp phù sa, mở rộng diện tích, cân bằng môi trường sinh thái, hạn chế được tác hại
của bão, sóng biển đối với sản xuất và đời sống, tạo điều kiện phát triển nuôi trồng
thuỷ sản, du lịch và góp phần bảo vệ tuyến phòng thủ an ninh quốc gia vùng biển.
Trong những năm qua thực hiện chương trình 327, 661, chương trình của
Hội chữ thập đỏ; diện tích rừng ven biển hiện có là 6.973 ha. Trong đó rừng sú
vẹt, bần 6.710 ha; rừng phi lao 263 ha. Bước đầu đã thực hiện trồng cây sú vẹt
trong một số đầm nuôi trồng thuỷ sản tạo nên mô hình lâm, ngư kết hợp có hiệu
quả, cây trồng sinh trưởng tốt, năng suất nuôi trồng thuỷ sản cao hơn so với nuôi
quảng canh.
Bảng 1.8: Hiện trạng rừng, đất rừng năm 2006
Loại đất, loại rừng
Tổng DT đất lâm nghiệp

Tổng số


Rừng
phòng hộ

Rừng đặc
dụng

25.574

19.520

6.054

6.973

4.714

2.259

284

174

110

2- Rừng trang (sú vẹt) thuần loại

2.645

1.491


1.154

3- Rừng hỗn giao (trang + bần)

3.781

2.927

854

263

122

141

II. Đất không có rừng

18.601

14.806

3.795

1- Bãi triều

18.297

14.652


3.645

304

154

150

I. Đất có rừng (rừng trồng)
1- Rừng bần thuần loại

4- Rừng phi lao

2- Bãi cát

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình)


16
c. Ngành thuỷ sản
Được coi là ngành kinh tế mũi nhọn, những năm qua sản xuất thuỷ sản khu
vực vùng ven biển đã được quan tâm, đầu tư phát triển và đạt được những kết quả
đáng khích lệ trên tất cả các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ hậu
cần nghề cá tạo điều kiện nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nông, ngư dân;
góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp, thuỷ sản của
hai huyện ven biển nói riêng và của cả tỉnh nói chung.
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân 5 năm giai đoạn 2001-2005 là
8,8%/ năm; trong đó, nuôi trồng 10,7%/năm, khai thác 6,8%/năm. Tốc độ phát triển
năm 2006 so với năm 2005 đạt 10,6%; trong đó nuôi trồng tăng mạnh đạt 14,8%,
khai thác đạt 7,9%.

Bảng 1.9: GTSX và tốc độ tăng trưởng GTSX ngành thuỷ sản đến năm 2006
(giá cố định 1994)(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
GTSX thuỷ sản
1- Nuôi trồng
2- Đánh bắt
3- Dịch vụ

TH 2000

TH 2005

TH 2006

BQ GĐ
2001-2005
(%)

So sánh
2006/2005
(%)

181,27

276,71

306,09

8,8


10,6

70,37

117,21

134,50

10,7

14,8

108,79

151,41

163,40

6,8

7,9

2,11

8,09

8,19

30,8


1,3

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình

1.2.2.2. Công nghiệp
Tiền Hải và Thái Thụy là hai huyện cũng có nhiều tiềm năng trong phát triển
công nghiệp. Đặc biệt với nguồn thuỷ hải sản phong phú phục vụ đắc lực cho công
nghiệp chế biến. Ngành chế biến nông sản thực phẩm đã, đang và sẽ được đặt lên
hàng đầu bởi lẽ tiềm năng phát triển nông nghiệp đang mở ra nhiều hướng đi mới
bằng việc chuyển dịch cơ cấu (theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp và tăng
dần tỷ trọng thuỷ sản), thay đổi mùa vụ.


17
Giá trị CN-TTCN năm 2005 huyện Tiền Hải đạt 804 tỷ đồng, tốc độ tăng
trưởng bình quân giai đoạn 2001-2005 là 11,9%, giá trị sản xuất CN năm 2006 đạt
561 tỷ đồng; giá trị sản xuất CN năm 2007 đạt 700 tỷ đồng. Trên địa bàn huyện có
01 KCN, 02 CCN: Cửa Lân xã Nam Thịnh và Trà Lý xã Tây Lương.. Các ngành
CN mà huyện có lợi thế là: Khai thác khí đốt, sản xuất sứ, thủy tinh và VLXD.
Ngành chế biến thủy hải sản có tiềm năng rất lớn nhưng chưa phát triển.
Trong khi đó, giá trị CN-TTCN huyện Thái Thụy năm 2005 đạt 238 tỷ đồng
(tăng gấp 2,5 lần so với năm 2000). Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 20012005 là 20%. Một số sản phẩm tăng mạnh như: Gạch xây, vôi, chế biến lương thực,
chế biến thủy hải sản, chế biến rau quả và sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ.
Trên địa bàn có khu kinh tế Diêm Điền, CNN Thụy Hà, điểm CN Thụy Hải; CCN
Thụy Hà đang được đầu tư hạ tầng kỹ thuật để thu hút đầu tư với diện tích 53 ha.
Khu vực các xã ven biển đã có một số làng nghề chuyên chế biến thủy hải sản tập
trung tại khu vực thị trấn Diêm Điền và các xã lân cận thị trấn
1.2.3. Hiện trạng hệ thống thủy lợi, đê điều.
* Hệ thống thuỷ lợi
Các công trình thuỷ lợi được hình thành và dần hoàn thiện qua các thời kỳ

quy hoạch trước đây phục vụ chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp. Đặc thù vùng ven
biển hai huyện Thái Thụy, Tiền Hải bị mặn xâm nhập phải lấy nước từ các huyện
phía thượng lưu của hệ thống và phải dùng trạm bơm cấp nguồn nước tưới cho vùng
giáp biển


18
Bảng 1.10: Các trạm bơm cấp nguồn nước tưới cho vùng ven biển
Chỉ tiêu kỹ thụât
T
T

Tên trạm
bơm

1

Hệ

2

Thụy
Quỳnh

3

Thái Học

4


5

Thuộc hệ
thống
Thuỷ nông
Bắc
Thuỷ nông
Bắc
Thuỷ nông
Bắc

Năm
xây
dựng

Đơn vị quản lý

Số máy

Loại
máy

22x4000

Ngang

9300

1978


10x2500

Đứng

1500

8x4000

Ngang

3000

Thống
nhất

Thuỷ nông
Nam

16x4000

Nam Tiền
Hải

Thuỷ nông
Nam

16x4000

Tổng


D.tích
cấp
nguồn
tưới
(ha)

Ngang

Ngang

5561

4039

Kênh chính
C.dài
(m)

Loại
kênh

XN Thái Thụy

30000

Đất

1990

XN Thái Thụy


10500

Đất

1984

XN Thái Thụy

14000

Đất

6000

Gia
cố

8000

Đất

13000

Đất

1979

1985


XN Tiền Hải

XN Tiền Hải

23.400

81.500

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình

+) Hệ thống cống đập: Tổng số cống, đập có 396 chiếc. Trong đó có 374
chiếc do HTX quản lý, còn 22 chiếc do Xí nghiệp thuỷ nông quản lý.
+) Hệ thống kênh mương: Hệ thống kênh mương của các xã vùng ven biển
có tổng chiều dài 2.642,39 km. Trong đó kênh cấp 1 có 102,38 km, đã được kiên cố
hoá 10,05 km; kênh cấp 2 có 136,65 km, đã kiên cố 8,1 km.
+) Hệ thống đê điều: Hệ thống đê của các xã vùng ven biển gồm có đê số 5,
6, 7, 8 với tổng chiều dài 158,4 km; 27 kè và 92 cống lớn, nhỏ dưới đê
Nhìn chung hệ thống thuỷ lợi, đê điều khu vực vùng ven biển đã được quan
tâm đầu tư tu sửa, củng cố, nâng cấp nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu cần tiếp tục
đầu tư nâng cấp và có các biện pháp đối phó kịp thời tại các trọng điểm xung yếu
nhằm bảo đảm an toàn hệ thống đê điều, phục vụ sản xuất, dân sinh trong vùng.


19

CHƯƠNG 2
HIỆN TRẠNG DIỄN BIẾN XÂM NHẬP MẶN
VÀO KHU VỰC NỘI ĐỒNG VÙNG VEN BIỂN TỈNH THÁI BÌNH
2.1. Tổng quan
Xâm nhập mặn gây ảnh hưởng trực tiếp tới vùng ven biển, nơi tập trung các cơ

sở sản xuất và cư dân của vùng. Đây là một vấn đề rất phức tạp, nó biểu hiện cả mặt
tích cực và tiêu cực. Về mặt tích cực, chúng ta đều thấy xâm nhập mặn là môi
trường thuận lợi cho việc nuôi và phát triển nguồn lợi thuỷ sản nước mặn và nước
lợ như tôm, cá…; nước mặn giúp sự duy trì hệ sinh thái rừng ngập mặn độc đáo;
nước mặn có thể giúp sự khống chế đất phèn tiềm tàng xuất hiện (điển hình như ở
Đồng bằng sông Cửu Long); hay thuỷ triều mang nước mặn lại là một nguồn năng
lượng tự nhiên, rất rẻ tiền và hoàn toàn sạch.v.v… Tuy nhiên, bên cạnh những mặt
tích cực đó, thì mặt trái của nó cũng biểu hiện khá phức tạp khi mang lại những bất
lợi trong phát triển kinh tế- xã hội, cho cuộc sống, sinh hoạt của cộng đồng dân cư
như hạn chế cây lúa, các loại cây màu, cây rau, cây ăn trái (trừ các loại chịu mặn)
phát triển; giảm nguồn cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt dân cư ; nước mặn còn
gây ảnh hưởng xấu cho các công trình, nhà cửa, cầu cống và những vùng giáp giữa
nước ngọt và nước mặn thường xuyên có dịch bệnh, đặc biệt là các nguồn bệnh từ
muỗi.vv…
Vì vậy vấn đề quan trọng, cụ thể được đặt ra trong nghiên cứu XNM của mỗi
khu vực lãnh thổ nói chung đó là phải xác định được thực trạng xâm nhập mặn
thông qua các nghiên cứu điều tra, phân tích mẫu; xác định nguyên nhân đích thực
của quá trình này, phân tích đánh giá và dự báo diễn biến theo không gian và thời
gian và nhất là phân tích, đánh giá ảnh hưởng của nó đến dân sinh, phát triển sản
xuất, kinh tế, đến thay đổi sinh thái, môi trường lãnh thổ và cuối cùng qua đó đề
xuất được các giải pháp khắc phục, các giải pháp ổn định đời sống nhân dân, phát
triển sản xuất, kinh tế phù hợp nhất.


20
Dấu hiệu xâm nhập mặn được thể hiện hầu hết qua đặc trưng của các yếu tố
thành phần của tự nhiên từ các yếu tố thấy rõ như nguồn nước (cả nước ngầm và
nước mặt), lớp phủ thổ nhưỡng đến các yếu tố khác như thực trạng lớp phủ thực vật
và gián tiếp là các yếu tố kinh tế, xã hội khu vực nghiên cứu. Trong phần nội dung
luận văn này sẽ phân tích làm rõ các đặc trưng diễn biến phức tạp nhất của các yếu

tố cơ bản là yếu tố thủy văn, địa chất thủy văn và lớp phủ thổ nhưỡng, đồng thời sẽ
phân tích cụ thể những ảnh hưởng rõ nét nhất của quá trình này đến đời sống dân cư
và phát triển sản xuất, kinh tế trong khu vực.
2.2. Kết quả nghiên cứu nhiễm mặn dải ven biển Thái Bình bằng phương
pháp đo đạc bằng máy rađa xuyên đất
Trong quá trình đo đạc hệ thống máy đã được cài đặt để nghiên cứu tới độ
sâu ≤ 30m với hệ số điện môi của nước nhiễm mặn ε ≈ 80. Trên các lát cắt số liệu
gốc và các lát cắt phân tích, xử lý biên độ có thể cho thấy khá dễ dàng đới mất sóng
liên quan tới ranh giới xâm nhập mặn.
1. Phần diện tích nằm giữa 2 sông Trà Lý và sông Thái Bình: Có hai tuyến
khảo sát theo hướng Tây Bắc - Đông Nam (phụ lục). Kết quả phân tích cho thấy:
ranh giới xâm nhập mặn có độ sâu mép trên từ 9 ÷ 10 m trên cả hai tuyến. Bề dày
của đới xâm nhập mặn chắc chắn ≥ 13 m điều này được quan sát khi tín hiệu được
khuyếch đại 20 ÷ 30 lần, vẫn quan sát được các tín hiệu hữu ích. Đới xâm nhập mặn
ở đây có độ sâu tăng lên ở cuối tuyến, chênh lệch so với đầu tuyến khoảng 1 m. Độ
sâu ranh giới xâm nhập mặn trung bình giữa hai tuyến ≈ 4,5 m và nâng dần về khu
vực giữa sông Trà Lý và sông Diêm Hộ.
2. Phần diện tích giữa sông Hồng và sông Trà Lý: Khu vực này có 3 tuyến
khảo sát trong đó có hai tuyến theo hướng Đông – Tây và một tuyến theo hướng
Tây Bắc - Đông Nam. Đây là khu vực nhiễm mặn rất nặng và ăn sâu vào trong đất
liền thể hiện rất rõ nét trên các tuyến (phụ lục) với độ sâu nhiễm mặn từ 3 m ÷ 7,5
m, chênh lệch độ sâu nhiễm mặn từ điểm đầu tuyến (sát cánh đồng muối ven biển)
tới điểm cuối tuyến ≈ 0,5 m.


21
Theo kết quả đo đạc và xử lý của tuyến (phụ lục) đã cho kết quả khá bất ngờ:
Độ sâu nhiễm mặn tuyến này đột ngột tăng lên từ 9 ÷ 10 m và sâu hơn, điều đó cho
thấy đới xâm nhập mặn khu vực này có dạng nếp lõm, điều này sẽ được khẳng định
nếu có thêm các điều tra trên thực tế các giếng nước của dân cư trong vùng và các

tài liệu khoan .
Trên cơ sở các số liệu khảo sát độ sâu nhiễm mặn bằng phương pháp GPR
xây dựng được một sơ đồ độ sâu nhiễm mặn trung bình cho khu vực nghiên cứu với
diện tích được giới hạn như sau :
X = 106031’ - 106035’
Y = 20017’ - 20036’
Kết quả cho thấy: Độ sâu nhiễm mặn tăng dần từ Đông sang Tây phản ánh
xu thế nhiễm mặn dần dần sâu vào đất liền. Trên sơ đồ cũng cho thấy hướng nhiễm
mặn tăng mạnh theo phương Tây Bắc - Đông Nam. Phần phía nam giới hạn bởi
sông Hồng và Sông Lân, các tầng đất bị nhiễm mặn rất nặng với độ sâu nhiễm mặn
từ 2÷4 m. Phần diện tích bị khống chế bởi Sông Lân – Sông Trà Lý: Khu vực nhiễm
mặn ở phần rìa Tây có độ sâu từ 12 - 13 m và lớn hơn. Có thể thấy phần diện tích
bao trùm xã Đông Phong, Đông Trung, Đông Minh, Đông Cơ, Đông Hoàng đất đai
hầu như bị nhiễm mặn khá nặng với độ sâu tới tầng nhiễm mặn từ 2-4,5m
Nhìn toàn bộ khu vực nghiên cứu có thể thấy xu thế nhiễm mặn các tầng cấu
trúc nông chắc chắn càng tăng lên theo thời gian, đặc biệt các xã phía nam Huyện
Tiền Hải như Đông Lâm, Nam Cường, Nam Thắng, Nam Thịnh, Nam Hưng. Mặc
dù khu vực nghiên cứu không lớn nhưng cũng cho ta thấy bức tranh nhiễm mặn rất
phức tạp, ranh giới nước nhiễm mặn – nước ngọt có độ sâu đang ở mức độ báo
động, diện tích đất trồng trọt ngày càng bị thu hẹp và lùi sâu vào đất liền .


22
2.3. Hiện trạng xâm nhập mặn lớp phủ thổ nhưỡng
2.3.1. Hiện trạng đất nhiễm mặn
a) Hiện trạng đất nhiễm mặn nặng
Theo kết quả điều tra khảo sát thực địa: Đất bị nhiễm mặn nặng tập trung ở
phần lớn ở các xã Thái Thượng và Thái Đô thuộc hai huyện ven biển Thái Thuỵ và
Tiền Hải của tỉnh Thái Bình với diện tích 665,8ha chiếm 0,4% diện tích tự nhiên
của tỉnh.

b) Đất nhiễm mặn trung bình và ít
Tập trung chủ yếu ở 2 huyện Tiền Hải và Thái Thuỵ với diện tích khoảng
10.764,0ha chiếm 7,0% diện tích tự nhiên của tỉnh. Đất được hình thành do quá trình bồi
tụ của phù sa sông và trước đây cũng chịu ảnh hưởng của nước mặn. Ngày nay, do phân
bố nằm trong đê do đó không còn chịu tác động của nước mặn nữa, nhưng vùng đất này
vẫn chịu ảnh hưởng của các mạch nước ngầm bị nhiễm mặn.
Ngoài khu vực đất bị nhiễm mặn đã nêu ở trên. Còn một diện tích rất lớn đất
bị nhiễm phèn - mặn, tập trung chủ yếu ở 2 huyện Thái Thuỵ và Quỳnh Phụ với
diện tích 15.372,6ha chiếm 10,0% diện tích tự nhiên của tỉnh. Đất phèn được hình
thành từ sự bồi đắp của hỗn hợp phù sa sông - biển, nơi có sự ảnh hưởng qua lại
giữa nước phù sa ngọt và nước thuỷ triều.
2.3.2. Hiện trạng đất chưa bị nhiễm mặn
- Nhóm đất phù sa:
Diện tích rất lớn 74195,9ha chiếm 48,2% diện tích tự nhiên của tỉnh, tập
trung chủ yếu ở các huyện trung tâm và phía Tây của tỉnh bao gồm: Đông Hưng,
Hưng Hà, Vũ Thư, Kiến Xương.
- Nhóm đất cát:
Nhóm đất cát chiếm diện tích 7451,7ha tương đương với 4,8% diện tích tự
nhiên (DTTN) với hai loại đất là đất cồn cát và đất cát bãi bồi ven biển. Với đặc


23
điểm phân bố ven biển, và tính chất dễ thấm ngấm nên đây là đối tượng dễ bị xâm
nhập mặn (XNM). Tầng mặt của cả hai loại đất này thường không bị mặn, và nếu bị
mặn theo thời điểm nhất định thì sẽ được rửa nhạt khá nhanh. Tầng sâu của cả hai
loại đất này thường đều bị nhiễm mặn. Gương nhiễm mặn phụ thuộc vào mực nước
biển và chế độ tương tác với tầng nước ngọt đụn cát do lớp cát bộ ở trên duy trì. Do
đó, khả năng đưa mặn lên theo chiều thẳng đứng ở những khu vực này phụ thuộc rõ
rệt vào mức độ bảo tồn của tầng chứa nước ngọt đụn cát ở trên, mà chủ yếu là do
kích thước đụn cát và mức độ khai thác nước đụn cát. So sánh giữa hai loại đất cát

trên thì loại đất cồn cát và bãi cát ven biển bị nhiễm mặn hơn so với đất cát.
2.3.3. Đánh giá tổng quan về hiện trạng XNM trong đất
Như vậy, về tổng quan có thể thấy rằng về mặt tự nhiên các nhóm đất mặn,
đất phèn đã bị nhiễm mặn cả tầng mặt lẫn tầng sâu. Đất phù sa (đặc biệt là phù sa
được bồi hàng năm) khả năng nhiễm mặn rất cao. Nhóm đất cát thường bị nhiễm
mặn tầng sâu và dưới tác động khai thác của con người thì chúng rất nhạy cảm với
hiện tượng XNM lên tầng mặt.
Mức độ XNM trên các loại đất khác nhau còn chịu ảnh hưởng rất nhiều của
yếu tố mùa (mùa mưa, mùa khô), và các dị thường thời tiết (bão, lũ). Hoạt động
khai thác tài nguyên đất với các phương thức sản xuất khác nhau cũng có vai trò chi
phối đến mức độ XNM trên các loại đất.
Cường độ biến động mức nhiễm mặn của các loại đất bị chi phối mạnh bởi
không gian phân bố. Thông thường, càng gần nguồn mặn (vùng cửa sông, ven biển
và dọc theo sông) thì mức độ biến động độ mặn càng cao, càng xa nguồn mặn thì
quá trình mặn sẽ giảm đi, nhưng quá trình phèn sẽ trội lên. Tuy vậy, chúng còn bị
phức tạp hoá bởi yếu tố độ cao địa hình và cấu trúc, thành phần cơ giới của đất đá
nền.
Thái Bình là tỉnh đồng bằng ven biển, đất đai ở đây chủ yếu phát triển trên
các loại trầm tích sông biển. Do đó khả năng nhiễm mặn là rất cao. Tuy nhiên, tuỳ
theo tính chất của từng loại đất, cũng như địa hình của vùng đất đó mà có khả năng


24
nhiễm mặn khác nhau. Qua quá trình khảo sát thực địa, lấy mẫu phân tích đất khu
vực nghiên cứu. Ngoài những loại đất đã bị mặn như: Đất mặn (M), đất phèn (S).
Chúng tôi đưa ra khả năng nhiễm mặn của từng loại đất được sắp xếp thứ tự như
sau:
Pf < Pg < Pe < Pc < P/C < Pbe < C < Cc
Dự báo qui mô, mức độ và khả năng bị nhiễm mặn được thể hiện ở bảng 2.6
Bảng 2.1 : Dự báo khả năng đất bị nhiễm mặn

Diện tích đất bị nhiễm mặn (ha)
TT

Mức độ nhiễm mặn

Xảy ra trên


hiệu

Hiện tại

các loại đất

Dự báo

chính
1

Đất bị nhiễm mặn nặng

M1

5935,4

2

Đất bị nhiễm mặn TB

M2


20866,9

3

Đất bị nhiễm mặn ít

M3

4

Đất không bị nhiễm mặn

M4

37540,6

Mn, Sp1-M,
Sp2-M
M, Sp1,
Sp2

Pf, Pg

7687,1

31831,4

Xảy ra trên các
loại đất chính

Mn, Sp1-M,
Sp2-M, Cc
M, Sp1, Sp2,
C, Pbe

13482,4

Pc, P/C

37540,6

Pf, Pg

Tổng cộng

64342,9

90541,5

% so với diện tích tự nhiên

41,8%

58,9%

Tăng 17,1%

Qua bảng trên cho thấy:
- Đất bị nhiễm mặn nặng thường là các loại đất đã bị mặn như đất mặn nhiều,
đất phèn mặn. Trong tương lai diện tích này tăng lên do khả năng đất cồn cát ven

biển sẽ bị nhiễm mặn.
- Đất bị nhiễm mặn trung bình là các loại đất đã bị nhiễm mặn trung bình và
ít như đất mặn, đất phèn. Trong tương lai diện tích này tăng lên do các loại đất cát
biển và đất phù sa được bồi hàng năm có khả năng sẽ bị nhiễm mặn do nước biển


25
ngấm vào hoặc do các sự cố tai biến thiên nhiên như lũ lụt, vỡ đê làm nước biển
tràn vào gây nhiễm mặn.
- Đất ít bị nhiễm mặn thường là đất phù sa nằm sâu trong nội đồng ít bị ảnh
hưởng của xâm nhập mặn do nuôi trồng thuỷ sản, nhưng vẫn có khả năng nhiễm
mặn vào thời kỳ khô hạn do mạch nước ngầm bị nhiễm mặn theo mao dẫn đi lên
làm cho đất bị nhiễm mặn.
- Đất không bị nhiễm mặn chủ yếu là các loại đất như đất phù sa loang lổ đỏ
vàng nằm ở địa hình tương đối cao khả năng xâm nhập mặn bị hạn chế. Và đất phù
sa glây thường xuyên bị ngập nước quanh năm, do đó bị “ém” mặn xuống tầng sâu
cho nên khả năng đất bị nhiễm mặn lên tầng canh tác là rất khó xảy ra.
Theo tính toán dự báo của chúng tôi thì trong tương lai khả năng đất bị
nhiễm mặn tăng 17,1%
2.4. Quan hệ giữa xâm nhập mặn và nguồn nước mặt
2.4.1. Biến trình mặn xâm nhập vào sông chính
Các cửa sông dải ven biển là nơi gặp gỡ giữa nước sông và nước biển, sự
tương tác động lực giữa dòng chảy sông từ lục địa đổ ra và dòng triều từ biển truyền
vào diễn ra liên tục theo chu kỳ triều. Dòng triều tiến vào trong sông mang theo cả
nước mặn của biển. Ngoài khơi hầu như độ mặn ổn định dao động trong khoảng
320/ 00 (mùa mưa) tới 330/ 00 (mùa khô). Song, do hình thái các cửa sông mà sự xâm
nhập mặn vào các nhánh sông trong vùng nghiên cứu có xu hướng giảm dần từ Bắc
xuống Nam vùng nghiên cứu.
- Trong mùa kiệt, ở các cửa sông độ mặn của nước thay đổi từ 0,06 - 9,40/ 00
tăng dần từ trong sông ra ngoài biển. Khu vực ngưỡng cửa sông độ mặn đạt 15 200/ 00 , tới đường đẳng sâu 6m độ mặn đạt 300/ 00 . Tại trạm Hòn Dấu, độ mặn nước

biển trong những tháng mùa kiệt từ 29 - 320/ 00 .


×