Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH SUẤT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG THỦY ĐIỆN TRONG ĐIỀU KIỆN GIÁ CẢ BIẾN ĐỘNG, ÁP DỤNG XÁC ĐỊNH TỔNG MỨC ĐẦU TƯ CHO DỰ ÁN THỦY ĐIỆN MƯỜNG KIM – YÊN BÁI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI
-----------------------------------------

TRẦN ANH TUẤN

NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH SUẤT VỐN ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG THỦY ĐIỆN
TRONG ĐIỀU KIỆN GIÁ CẢ BIẾN ĐỘNG, ÁP DỤNG XÁC
ĐỊNH TỔNG MỨC ĐẦU TƯ CHO DỰ ÁN THỦY ĐIỆN
MƯỜNG KIM – YÊN BÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI
---------------------------------------

TRẦN ANH TUẤN

NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH SUẤT VỐN ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG THỦY ĐIỆN


TRONG ĐIỀU KIỆN GIÁ CẢ BIẾN ĐỘNG, ÁP DỤNG XÁC
ĐỊNH TỔNG MỨC ĐẦU TƯ CHO DỰ ÁN THỦY ĐIỆN
MƯỜNG KIM – YÊN BÁI

Chuyên ngành: Kinh tế tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Mã số: 60-31-16

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Trọng Hoan
Hà Nội, 2012


-1-

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và làm luận văn thạc sĩ em đã nhận được
sự giúp đỡ nhiệt tình, sự động viên sâu sắc của nhiều cá nhân, cơ quan và nhà
trường; em xin chân thành cảm ơn các cá nhân, cơ quan và nhà trường đã tạo điều
kiện cho em hoàn thành luận văn này.
Trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới TS. Nguyễn Trọng Hoan
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Thủy lợi, Phòng
Đào tạo đại học và Sau đại học, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế và Quản lý cùng các
thầy cô giáo khoa Kinh tế và Quản lý và các đồng nghiệp đã động viên, tạo mọi
điều kiện giúp đỡ em về mọi mặt trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn
tốt nghiệp.
Cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế tài nguyên thiên nhiên và môi

trường và trường Đại học Thủy lợi, các bạn học viên cao học 18KT11 đã gắn bó,
chia sẻ những khó khăn với em trong quá trình học tập cũng như làm luận văn.
Cuối cùng xin cảm ơn những người thân yêu trong gia đình và bạn bè đã động
viên giúp đỡ trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Do những hạn chế về kiến thức, thời gian, kinh nghiệm và tài liệu tham khảo
nên không thể tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo
của các thầy cô giáo và đồng nghiệp. Đó chính là sự giúp đỡ quý báu mà em mong
muốn để cố gắng hoàn thiện hơn trong quá trình nghiên cứu và công tác sau này.
Em xin trân trọng cám ơn!

Hà nội, ngày 8 tháng 3 năm 2012
Người viết luận văn

Học viên cao học. Trần Anh Tuấn


-2-

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................... 5
DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................................ 8
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ, VỐN ĐẦU TƯ, SUẤT VỐN ĐẦU
TƯ TRONG XÂY DỰNG VÀ XÂY DỰNG THUỶ ĐIỆN ..................................... 13
1.1.Vai trò của ngành xây dựng trong nền kinh tế quốc dân........................................................................................... 13
1.2. Tổng quan về đầu tư, vốn đầu tư, suất vốn đầu tư trong xây dựng....................................................................... 14
1.2.1. Tổng quan về đầu tư........................................................................................................................................................14
1.2.1.1. Khái niệm đầu tư...........................................................................................................................................................14
1.2.1.2. Đầu tư cho lĩnh vực thuỷ lợi, thủy điện................................................................................................................... 14

1.2.1.3. Dự án đầu tư ...................................................................................................................................................................17
1.2.1.4. Phân loại đầu tư..............................................................................................................................................................18
1.2.2. Vốn đầu tư..........................................................................................................................................................................19
1.2.2.1. Khái niệm vốn đầu tư ..................................................................................................................................................19
1.2.2.2. Vốn đầu tư cho các hoạt động kinh tế..................................................................................................................... 20
1.2.2.3. Phương pháp tính vốn đầu tư kinh tế...................................................................................................................... 21
1.2.2.4. Tổng mức đầu tư...........................................................................................................................................................23
1.2.2.5. Dự toán xây dựng công trình..................................................................................................................................... 24
1.2.3. Suất vốn đầu tư..................................................................................................................................................................24
1.2.3.1. Khái niệm suất vốn đầu tư..........................................................................................................................................24
1.2.3.2. Nội dung của suất vốn đầu tư.................................................................................................................................... 25
1.3. Ý nghĩa, vai trò của suất vốn đầu tư................................................................................................................................ 25
1.4. Dự án đầu tư xây dựng thuỷ điện, vốn và suất vốn đầu tư xây dựng công trình thuỷ điện........................... 27
1.4.1. Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng thuỷ điện...................................................................................................... 27
1.4.2. Vốn và suất vốn đầu tư công trình thuỷ điện............................................................................................................ 28


-3-

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THUỶ ĐIỆN .............................................................. 31
2.1. Tổng quan về phương pháp xác định và sử dụng suất vốn đầu tư công trình xây dựng .......................... 31
2.2. Các nguyên tắc khi tính toán xác định suất vốn đầu tư, căn cứ và các giai đoạn xác định vốn đầu tư... 34
2.2.1. Nguyên tắc xác định suất vốn đầu tư..................................................................................................................34
2.2.2. Căn cứ để xác định suất vốn đầu tư ....................................................................................................................34
2.2.3. Các giai đoạn xác định suất vốn đầu tư...................................................................................................................... 34
2.3. Nghiên cứu phân vùng tính toán suất vốn đầu tư....................................................................................................... 35
2.3.1. Tổng quan về đặc điểm địa hình, địa lý Việt Nam................................................................................................. 35
2.3.2. Phân vùng tính toán suất vốn đầu tư........................................................................................................................... 39
2.3.2.1. Sự cần thiết phải phân vùng tính toán ..................................................................................................................... 39

2.3.2.2. Căn cứ để phân vùng tính toán..................................................................................................................................39
2.3.2.2. Phân vùng tính toán......................................................................................................................................................40
2.3.2.3. Tính toán suất vốn đầu tư cho từng loại hình công trình theo từng vùng..................................................... 41
2.4. Phương pháp xác định suất vốn đầu tư xây dựng thuỷ điện................................................................................... 42
2.4.1. Thu thập các số liệu cần thiết.........................................................................................................................................42
2.4.1.1. Thu thập số liệu quyết toán chi phí xây dựng công trình thuỷ điện................................................................ 42
2.4.1.2. Thu thập số liệu thiết kế cơ sở của dự án................................................................................................................ 42
2.4.2. Phân tích xử lý số liệu......................................................................................................................................................42
2.4.2.1. Phân tích nguồn số liệu thống kê lịch sử ................................................................................................................ 42
2.4.2.2. Phân tích nguồn số liệu thiết kế cơ sở...................................................................................................................... 43
2.5. Phương pháp quy đổi chi phí đầu tư xây dựng công trình....................................................................................... 44
2.5.1. Căn cứ quy đổi ..................................................................................................................................................................44
2.5.2. Trình tự quy đổi.................................................................................................................................................................45
2.5.3. Phương pháp tính toán quy đổi .................................................................................................................................... 45
2.6. Đề suất phương pháp tính toán các chỉ tiêu suất vốn đầu tư công trình thuỷ điện............................................ 51
2.6.1. Trường hợp Bộ Xây dựng đã công bố chỉ số giá xây dựng công trình thuỷ điện của năm cần tính
suất vốn đầu tư..............................................................................................................................................................................51
2.6.1.1. Tính toán quy đổi chỉ số giá xây dựng công trình thuỷ điện về thời điểm gốc tính toán suất vốn đầu tư 51


-4-

2.6.1.2. Xác định suất vốn đầu tư xây dựng công trình thuỷ điện cho các năm tiếp theo (sau năm k)............... 52
2.6.2. Trường hợp Bộ Xây dựng chưa ban hành chỉ số giá xây dựng công trình thuỷ điện của năm cần
tính suất vốn đầu tư......................................................................................................................................................................53
2.6.2.1 Áp dụng phương pháp giá trị tương lai ................................................................................................................... 53
2.6.2.2 Phương pháp xác định mức độ biến động của chỉ số giá .................................................................................. 53
CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG TÍNH TOÁN SUẤT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG ........................................ 58
3.1. Xác định các chỉ tiêu suất vốn đầu tư công trình thuỷ điện...................................................................................... 58

3.1.1. Xác định các chỉ tiêu suất vốn đầu tư.......................................................................................................................... 58
3.1.2. Tính toán suất vốn đầu tư cho từng công trình điển hình...................................................................................... 59
3.1.3. Tính toán suất vốn đầu tư cho từng loại hình công trình tại từng vùng............................................................. 59
3.1.3. Tính toán các hệ số quy đổi chi phí đầu tư xây dựng............................................................................................. 60
3.1.3.1. Tính toán hệ số quy đổi chi phí vật liệu (Kvl)........................................................................................................ 60
3.1.3.2. Tính toán hệ số quy đổi chi phí nhân công (Knc)................................................................................................ 60
3.1.3.3. Tính toán hệ số quy đổi chi phí máy thi công (KM)............................................................................................ 63
3.1.3.4. Tính toán hệ số quy đổi chi phí thiết bị (KTB)....................................................................................................... 64
3.1.4. Tính toán suất vốn đầu tư của công trình thủy điện................................................................................................ 65
3.1.4.1. Thu thập số liệu tổng mức đầu tư 03 (ba) công trình thủy điện....................................................................... 65
3.1.4.2. Tính toán suất vốn đầu tư............................................................................................................................................69
3.2. Ứng dụng suất vốn đầu tư để xác định tổng mức đầu tư cho dự án thủy điện Mường Kim - Yên Bái.... 70
3.2.1. Giới thiệu về công trình thuỷ điện Mường Kim..................................................................................................... 70
3.2.1. Ứng dụng suất vốn đầu tư để xác định tổng mức đầu tư cho dự án thủy điện Mường Kim - Yên Bái 72
3.2.1.1. Trong trường hợp đã có chỉ số giá ........................................................................................................................... 72
3.2.1.2. Trong trường hợp chưa có chỉ số giá năm 2012.................................................................................................. 74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 78
1. Tổng kết, đánh giá được nội dung luận văn đã thực hiện được................................................................................. 78
2. Kiến nghị....................................................................................................................................................................................78


-5-

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

SVĐT

: Suất vốn đầu tư

CTTL


: Công trình thuỷ lợi

TKCS

: Thiết kế cơ sở

DAĐT

: Dự án đầu tư

NN&PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

SL

: Số liệu

MN&TDPB

: Miền núi và trung du phía Bắc

ĐBBB

: Đồng bằng bắc bộ

DHMTTN

: Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên


ĐNB&ĐBSCL : Đông Nam bộ và đồng bằng Sông Cửu Long
BXD

: Bộ Xây dựng

CSGXD

: Chỉ số giá xây dựng

VL

:Vật liệu

NC

:Nhân công

MTC

:Máy thi công



: Nghị định

NQ

: Nghị quyết


QLDA

: Quản lý dự án



: Quyết định


-6-

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Tên bảng

Trang

Bảng 1.1. Tỷ trọng nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho các lĩnh vực

14

Bảng 2.1. Bảng tổng hợp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

36

Bảng 2.2. Bảng kết quả phân vùng tính toán

39

Bảng 2.3. Mẫu bảng phân tích số liệu tính toán và tính toán quy đổi chi phí


40

xây dựng từ năm i về năm k
Bảng 2.4. Xác định tỷ trọng chi phí của một số loại vật liệu xây dựng chủ

46

yếu so với chi phí vật liệu trong chi phí xây dựng công trình thuỷ điện
Bảng 2.5. Bảng xác định tỷ trọng chi phí mộ số loại MTC chủ yếu so với

48

chi phí MTC trong chi phí xây dựng công trình.
Bảng 2.6. Bảng tổng hợp giá vật liệu xây dựng chủ yếu bình quân theo

54

vùng
Bảng 3.1. Bảng tổng hợp giá trị vật liệu xây dựng chủ yếu bình quân theo

59

vùng
Bảng 3.2. Bảng tổng hợp kết quả tính toán hệ số quy đổi chi phí vật liệu

60

Bảng 3.3. Bảng tổng hợp kết quả tính toán hệ số quy đổi chi phí nhân công

61


Bảng 3.4. Bảng tổng hợp kết quả tính toán đơn ca máy thi công chủ yếu

62

Bảng 3.5. Bảng tổng hợp kết quả tính toán hệ số quy đổi chi phí máy thi

63

công
Bảng 3.6. Bảng tổng hợp kết quả tính toán hệ số quy đổi chi phí thiết bị

64

Bảng 3.7. Số liệu tổng mức đầu tư theo hồ sơ thiết kế cơ sở của công trình

64

thủy điện Mường Kim
Bảng 3.8. Số liệu tổng mức đầu tư theo hồ sơ thiết kế cơ sở của công trình
thủy điện Nậm Công 3

66


-7-

Tên bảng

Trang


Bảng 3.9. Số liệu tổng mức đầu tư theo hồ sơ thiết kế cơ sở của công trình

67

thủy điện Suối Hạp A
Bảng 3.10. Chỉ số giá xây dựng công trình khu vực Yên Bái (năm 2006 =

71

100%)
Bảng 3.11. Chỉ số giá xây dựng công trình khu vực Yên Bái (năm 2012 =

71

100%)
Bảng 3.12. Suất vốn đầu tư xây dựng CT thuỷ điện Mường Kim năm 2012

72

Bảng 3.13. Tổng mức đầu tư xây dựng công trình thuỷ điện Mường Kim

73

trường hợp đã có chỉ số giá năm 2012
Bảng 3.14. Chỉ số giá xây dựng của công trình thuỷ điện (khu vực Yên

73

Bái)

Bảng 3.15. Mức độ biến động giá trung bình cộng từ năm 2009 đến năm

74

2012 (%)
Bảng 3.16. Suất vốn đầu tư công trình thuỷ điện Mường Kim

74

Bảng 3.17. Tổng mức đầu tư xây dựng công trình thuỷ điện Mường Kim

75

trường hợp chưa có chỉ số giá năm 2012


-8-

DANH MỤC HÌNH VẼ

Tên hình vẽ

Trang

Hình 2.1. Sơ đồ quy đổi tổng mức đầu tư từ năm i về năm k

44

Hình 2.2. Đồ thị đường hồi quy tổng thể


55


-9-

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Suất vốn đầu tư xây dựng công trình là chi phí xây dựng tính bình quân cho
mỗi đơn vị năng lực phục vụ theo thiết kế của công trình tại thời điểm tính toán.
Suất vốn đầu tư là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng, là một trong những căn cứ
dùng để lập tổng mức đầu tư, đánh giá hiệu quả đầu tư và quản lý chi phí đầu tư xây
dựng công trình.
Các sản phẩm xây dựng thủy điện cũng có những tính chất chung của các sản
phẩm xây dựng nói chung, tuy nhiên do tính chất đặc thù nên các sản phẩm xây
dựng thủy điện cũng có những đặc điểm riêng tác động trực tiếp đến suất vốn đầu tư
cần chú ý trong nghiên cứu tính toán xác định suất vốn đầu tư xây dựng công trình
thủy điện, cụ thể là:
- Chi phí xây dựng các công trình thủy điện phụ thuộc chặt chẽ vào các điều
kiện của địa phương nơi xây dựng, sản phẩm xây dựng thủy điện có tính đa
dạng và cá biệt cao, về công dụng, về các cấu tạo và về phương pháp chế tạo.
Phần lớn các công trình lớn đều năm ở trên sông, suối có điều kiện địa hình,
địa chất phức tạp, điều kiện giao thông khó khăn hiểm trở.
- Sản phẩm xây dựng thủy điện thường mang tính đơn chiếc, có kích thước
lớn, có nhiều chi tiết phức tạp, chi phí xây dựng lớn, thời gian xây dựng kéo
dài. Thông thường loại vừa cũng có kinh phí hàng trăm tỷ đồng, các công
trình cỡ lớn thuộc nhóm A cũng có giá trị đến hàng ngàn tỷ đồng. Thời gian
thi công công trình loại vừa và lớn từ 4 năm đến 10 năm, thời gian sử dụng
công trình từ 25 đến 100 năm.
- Các công trình thủy điện thường là phục vụ đa mục tiêu (tưới, tiêu, phát
điện, chống lũ, giao thông thủy, sinh thái,...) do đó rất khó để lựa chọn một

chỉ tiêu lượng hóa hết các hiệu ích mang lại của công trình thủy điện.
Do các tính chất đặc thù trên mà việc tính toán xác định suất vốn đầu tư xây
dựng các dự án thủy điện cần phải xem xét đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng như vị trí


-10-

xây dựng công trình (điều kiện địa hình địa chất, điều kiện thủy văn, giá thị trường
vật liệu xây dựng tại địa phương nơi xây dựng công trình,...), loại hình công trình,
quy mô công trình.
Ở hầu hết các quốc gia đều công bố suất vốn đầu tư xây dựng theo từng năm
cho từng lĩnh vực khác nhau như: xây dựng dân dụng; giao thông; thủy lợi, thủy
điện... Suất vốn đầu tư được điều chỉnh theo từng năm căn cứ vào biến động giá thị
trường.
Quyết định số 295/QĐ-BXD ngày 22/03/2011 của Bộ Xây dựng về việc
công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình năm 2011, tuy nhiên trong quyết định
này chỉ mới công bố một số chỉ tiêu SVĐT cho 5 loại công trình là công trình dân
dụng, công trình công nghiệp, công trình giao thông, công trình hạ tầng kỹ thuật,
công trình thủy lợi, công trình năng lượng. Hơn nữa do các thay đổi về chế độ chính
sách của Nhà nước, như Thông tư 04/2010/TT-BXD Hướng dẫn lập và quản lý chi
phí đầu tư xây dựng công trình ngày 26 tháng 5 năm 2010 đã thay thế thống tư
05/2007/TT-BXD. Mặt khác biến động về giá thị trường vật liệu xây dựng, biến
động lạm phát, tỷ giá...mà các chỉ tiêu SVĐT này cũng phải điều chỉnh rất nhiều khi
áp dụng.
Vì các đặc điểm trên mà suất vốn đầu tư xây dựng của cùng một loại hình
công trình thủy điện phụ thuộc rất lớn vào vị trí xây dựng công trình (địa hình, thời
tiết, điều kiện thủy văn, giá thị trường vật liệu xây dựng tại địa phương,...). Do đó
khi nghiên cứu xác định suất vốn đầu tư xây dựng công trình thủy điện cần thực
hiện phân vùng tính toán, lựa chọn và phân loại công trình, lựa chọn chỉ tiêu năng
lực phục vụ mang tính đại diện của từng loại hình công trình để tính toán suất vốn

đầu tư,...
Vì những lý do trên, việc nghiên cứu xác định suất vốn đầu tư xây dựng công
trình thủy điện của đề tài là rất cần thiết, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu
tham khảo cho các cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng thủy điện và các
đơn vị liên quan có căn cứ trong quá trình lập kế hoạch đầu tư, phân bổ vốn đầu tư,


-11-

lập tổng mức đâu tư, đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư xây dựng thủy điện trong
giai đoạn hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu phương pháp xác định suất vốn đầu tư xây dựng của dự án xây
dựng thủy điện trong điều kiện giá cả biến động, áp dụng xác định tổng mức đầu tư
cho một số dự án thủy điện vừa và nhỏ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a) Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tổng quan về đầu tư, vốn đầu tư, suất vốn
đầu tư trong xây dựng và xây dựng thủy điện.
b) Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu phương pháp tính toán xác định suất vốn đầu
tư xây dựng công trình cho các công trình xây dựng thủy điện trong nước.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài phối hợp các phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật tính toán sau:
- Công tác thu thập số liệu: Phương pháp chọn mẫu được sử dụng để chọn
mẫu điều tra điển hình về chi phí đầu tư xây dựng theo từng loại công trình đã được
lựa chọn để tính toán suất vốn đầu tư trong cả nước, kỹ năng điều tra thu thập thông
tin bảo đảm độ tin cậy sát thực của thông tin.
- Các phương pháp và kỹ thuật tính toán: Đề tài sử dụng các phương pháp và
kỹ thuật tính toán sau:
 Phương pháp phân tích thống kê;
 Phương pháp so sánh nội suy;

 Phương pháp tổng hợp;
 Phương pháp chuyên gia.
Với các phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật tính toán như trên được xem là
phù hợp và đảm bảo độ tin cậy cao.


-12-

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Nghiên cứu tổng quan về đầu tư, vốn đầu tư, suất vốn đầu tư trong xây dựng
và xây dựng thủy điện;
Nghiên cứu phương pháp tính toán xác định suất vốn đầu tư công trình thủy
điện tại mặt bằng giá năm cần xác định tổng mức đầu tư của công trình;
6. Nội dung của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn gồm có 3 chương sau:
Chương 1:

Tổng quan về đầu tư, vốn đầu tư, suất vốn đầu tư trong
xây dựng và xây dựng thủy điện

Chương 2:

Nghiên cứu xây dựng phương pháp tính toán suất vốn
đầu tư xây dựng công trình thủy điện

Chương 3:

Ứng dụng tính toán suất vốn đầu tư công trình thủy
điện và đề suất áp dụng



-13-

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ, VỐN ĐẦU TƯ, SUẤT VỐN ĐẦU
TƯ TRONG XÂY DỰNG VÀ XÂY DỰNG THUỶ ĐIỆN

1.1. Vai trò của ngành xây dựng trong nền kinh tế quốc dân
Ngành xây dựng là một trong những ngành kinh tế lớn nhất trong nền kinh tế
quốc dân, nó chiếm vị trí chù chốt ở khâu cuối cùng trong quá trình sáng tạo nên cơ
sở vật chất kỹ thuật và tài sản cố định. Ngành xây dựng chiếm một nguồn kinh phí
khá lớn của ngân sách Quốc gia và xã hội (thông thường chiếm khoàng 1012%GDP). Ngành xây dựng đóng góp cho nền kinh tế quốc dân một khối lượng sản
phẩm rất lớn (thông thường đối với các nước phát triển chiếm từ 6-12%GDP, các
nước đang phát triển chiếm từ 6-10%GDP. Trong giai đoạn từ 1985 đến 2000 vốn
đầu tư xây dựng cơ bản của nước ta chiếm từ 25% đến 26%GDP. Trong giai đoạn
từ 2001 đến 2005 vốn đầu tư xây dựng cơ bản của nước ta chiếm trên 50% vốn đầu
tư Nhà nước cho các ngành khác.
Ngành xây dựng giữ một vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế
xã hội của đất nước. Ngành xây dựng là ngành phục vụ cho tất cả các ngành kinh tế
quốc dân khác vì bất cứ ngành nào cũng cần phải xây dựng mới, sửa chữa, đổi mới
công nghệ để phát triển. Ngành xây dựng phục vụ đắc lực cho đường lối phát triển
kinh tế - xã hội, ổn định chính trị quốc gia, tạo nên sự cân đối, hợp lý sản xuất giữa
các vùng miền của đất nước. Đóng góp một phần đáng kể trong công cuộc xoá đói
giảm nghèo trong cộng đồng, xoá bỏ dần sự tách biệt giữa thành thị và nông thôn,
giữa miền ngược và miền xuôi.
Ngành xây dựng đóng góp to lớn cho chương trình công nghiệp hoá hiện đại
hoá của đất nước, đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá. Xây dựng các công trình phụ vụ dân
sinh kinh tế ngày càng hiện đại hơn với trình độ cao hơn.
Ngành xây dựng đóng góp cho đất nước nguồn lợi nhuận rất lớn, tạo công ăn
việc làm cho hàng triệu người tham gia.



-14-

Ngành xây dựng đóng vai trò rất lớn cho nền kinh tế quốc dân, đóng góp cho
phát triển toàn diện của đất nước. Trong hơn mười năm qua ngành xây dựng đã làm
thay đổi bộ mặt của đất nước, thực sự là công cụ đắc lực để thực hiện đường lối
phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta.
1.2 . Tổng quan về đầu tư, vốn đầu tư, suất vốn đầu tư trong xây dựng
1.2.1. Tổng quan về đầu tư
1.2.1.1. Khái niệm đầu tư
“Đầu tư là sử dụng vốn để tạo ra các nhân tố sản xuất, đặc biệt là các tư
liệu sản xuất như nhà xưởng, máy móc và vật tư, cũng như để mua cổ phiếu, trái
phiếu hoặc cho vay lấy lãi, mà ở đây những chủ trương đầu tư này có thể sinh lợi
dần hoặc thoả mãn một nhu cầu nào đó cho người bỏ vốn cũng như toàn xã hội
trong một thời gian nhất định”.
Căn cứ vào các tính chất để phân loại đầu tư: Theo tính chất và quy mô của
dự án đầu tư; Theo chủ đầu tư; Theo cơ cấu đầu tư; Theo nguồn vốn đầu tư; Theo
giác độ tái sản xuất tài sản cố đinh; Theo giác độ trình độ tiến bộ kỹ thuật; Theo
thời đoạn kế hoạch; Theo hình thức đầu tư; Theo hình thức đầu tư vốn nước ngoài.
1.2.1.2. Đầu tư cho lĩnh vực thuỷ lợi, thủy điện
a) Đầu tư cho lĩnh vực thủy lợi
Tỷ trọng nguồn vốn ngân sách nhà nước cơ cấu đầu tư vào các ngành phân
bổ khác nhau nhưng có hai ngành được đầu tư với số lượng lớn là ngành giao thông
vận tải và bưu chính viễn thông và ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thì đầu tư vào các công trình thuỷ
lợi thủy điện chiếm hơn 70% tổng nguồn vốn đầu tư của ngành.
Bảng 1.1. Tỷ trọng nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho các lĩnh vực
Lĩnh vực

STT


Tỷ trọng

1

Nông nghiệp và nông thôn

25%

2

Công nghiệp

8%


-15-

Lĩnh vực

STT

Tỷ trọng

3

Giao thông vận tải và bưu chính viễn thong

28,7%


4

Khoa học công nghệ, giáo dục y tế, văn hoá, thể dục thể

21,1%

thao
5

Ngành khác

17,2%

Tính đến nay cả nước đã có 75 hệ thống thuỷ lợi lớn, 1967 hồ chứa có dung
tích 0,2 triệu m3, hơn 5.000 cống tưới tiêu, trên 10.000 trạm bơm lớn và vừa có
tổng công suất 24,8.106 m3/h, hàng vạn công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ. Chúng ta đã
đắp được 57.000km đê sông, 3000km đê biển, 23.000km bờ bao và hàng ngàn cống
dưới đê, hàng trăm cây số kè bảo vệ bờ. Chỉ riêng trong năm 2001-2005 Nhà nước
đã đầu tư 25.511 tỷ đồng (chưa kể đến vốn đầu tư cho công trình đê biển), trong đó
vốn do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý là 9.874 tỷ đồng, vốn địa
phương quản lý 11.637 tỷ đồng. Nhờ có vốn đầu tư lớn như vậy đến nay có 8 triệu
ha đất gieo trồng được tưới và 1,7 triệu ha được tiêu (Giáo trình đầu tư xây dựng
thuỷ lợi, ĐHTL,2009 - Nguyễn Xuân Phú).
Trong những năm qua ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đã tập
trung thực hiện các chương trình chủ yếu sau:
-

Chương trình an toàn hồ chứa nước, đặc biệt là các hồ chứa nước lớn như hồ
Dầu Tiến (Tây Ninh), Phú Ninh (Quảng Ninh), Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh), Núi Cốc
(Thái Nguyên),…


-

Chương trình kiên cố hoá kênh mương. Tính đến nay cả nước đã có trên
15.000km kênh mương được kiên cố hoặc đã làm tăng năng lực tước
350.000ha, tiêu 400.000ha.

-

Chương trình xây dựng các hồ chứa nước ở các sông Miền Trung và Tây
Nguyên phục vụ cấp nước, chống lũ, phát điện,…Trong những năm qua đã
triển khai xây dựng một số hồ lớn như Tả Trạch (Thừa Thiên Huế), Sông
Sào (Nghệ An), Cửa Đạt (Thanh Hoá),…


-16-

Với lượng vốn lớn như vậy, thuỷ lợi đã thực sự làm thay đổi bộ mặt nông
thôn Việt Nam nói riêng và đóng góp vào nền kinh tế quốc dân nói chung. Nhờ có
hệ thống thuỷ lợi đã làm ổn định và tăng nhanh diện tích cũng như năng suất, sản
lượng lúa và nông sản, tạo điều kiện phát triển đa dạng hoá cây trồng, chuyển đổi cơ
cấu cây trồng trong nông nghiệp, góp phần cung cấp nước sạch cho nông thôn,…
b) Đầu tư cho lĩnh vực thủy điện
Quy hoạch khai thác thủy điện toàn quốc đã được Bộ Công Thương và
UBND các tỉnh chỉ lập, phê duyệt, tạo điều kiện cho triển khai thực hiện; chỉ còn
một số tỉnh đang nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung quy hoạch. Tính đến nay, trên địa
bàn 36 tỉnh, thành phố trong cả nước có tổng số 1.021dự án thủy điện (24.246 MW)
đã được phê duyệt Quy hoạch. Trong đó, có 138 dự án (18.366 MW) thuộc Quy
hoạch bậc thang thủy điện trên dòng chính các sông lớn được Bộ Công Thương phê
duyệt, hầu hết đã và đang được triển khai đầu tư xây dựng theo chỉ đạo của Thủ

tướng Chính phủ; đối với các dự án thủy điện vừa và nhỏ còn lại,
Ủy ban nhân dân các tỉnh cũng đã và đang quan tâm chỉ đạo thực hiện khá tích cực,
góp phần bổ sung nguồn điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, tăng
giá trị sản xuất công nghiệp và ngân sách cho các địa phương và tạo nhiều việc làm
cho các lực lượng lao động trong cả nước (theo báo cáo số 28/BC-BCT về Kết quả kiểm tra, rà soát, đánh
giá về quy hoạch, đầu tư và vận hành các dự án thủy điện ngày 19 tháng 3 năm 2010 của Bộ Công thương)

.

Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng các dự án thủy điện thời gian qua cũng bộc
lộ một số vấn đề tồn tại cần giải quyết. Quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ của tỉnh
thường xuyên phải điều chỉnh, bổ sung; khá nhiều dự án chậm khởi công xây dựng
(thậm chí phải chấm dứt thực hiện để thay đổi chủ đầu tư) hoặc tiến độ thi công
chậm so với quy định; một số dự án gây ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường xã hội; đã xảy ra khiếu kiện, tranh chấp về đầu tư các dự án thủy điện vừa và nhỏ tại
một số tỉnh trong thời gian qua (Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Điện Biên, Nghệ
An, Quảng Nam, Đắk Nông, Lâm Đồng...); việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư, chấp
thuận chủ trương nghiên cứu đầu tư và công tác quản lý đầu tư xây dựng các dự án
thủy điện tại một số tỉnh thiếu chặt chẽ, thậm chí chưa tuân thủ các quy định hiện


-17-

hành; hầu hết các tỉnh chưa thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên về quản lý đầu
tư xây dựng các dự án thủy điện theo quy định...Nguyên nhân chính là do các cơ
quan quản lý nhà nước ở địa phương còn thiếu quan tâm, phối hợp thực hiện; Sở
Công Thương các tỉnh thiếu cán bộ chuyên môn; năng lực và kinh nghiệm của các
chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn và nhà thầu thi công còn hạn chế; khó khăn về nguồn
vốn đầu tư; điều kiện giao thông và đấu nối điện không thuận lợi...
1.2.1.3. Dự án đầu tư
Dự án đầu tư là tập hợp một số biện pháp có căn cứ khoa học và cơ sở pháp

lý được đề xuất về các mặt kỹ thuật công nghệ, tổ chức sản xuất, tài chính, kinh tế
và xã hội để làm cơ sở cho việc quyết định bỏ vốn đầu tư với hiệu quả tài chính
mang lại cho Doanh nghiệp và hiệu quả kinh tế - xã hội đem lại cho Quốc gia và xã
hội lớn nhất có thể được.
Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến
việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng
nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm,
dịch vụ trong một thời gian nhất định.
Nội dung của một dự án đầu tư bao gồm: Mục đích và sự cần thiết phải đầu
tư; sản phẩm và công suất; hình thức pháp lý của tổ chức kinh doanh góp vốn; thời
kỳ hoạt động của dự án; giải pháp về dây chuyền công nghệ; giải pháp xây dựng;
phương án tổ chức bộ máy quản lý và đội ngũ lao động; phân tích hiệu quả tài chính
và kinh tế - xã hội của dự án.
Khi đầu tư xây dựng công trình, chủ đầu tư xây dựng công trình phải lập dự
án để xem xét, đánh giá hiệu quả về kinh tế - xã hội của dự án. Việc lập dự án đầu
tư xây dựng công trình phải tuân theo quy định của Luật Xây dựng và các quy định
khác của pháp luật có liên quan.
Dự án đầu tư xây dựng công trình được phân loại theo quy mô, tính chất và
nguồn vốn đầu tư. Nội dung của dự án đầu tư xây dựng công trình được lập phù hợp
với yêu cầu của từng loại dự án.


-18-

Nội dung báo cáo kinh tế - kỹ thuật của công trình xây dựng bao gồm sự cần
thiết đầu tư; mục tiêu xây dựng công trình; địa điềm xây dựng; quy mô, công suất,
cấp công trình; nguồn kinh phí xây dựng công trình; thời gian xây dựng; hiệu quả
công trình; phòng chống cháy, nổ; bản vẽ thiết kế thi công và dự toán công trình.
Nội dung dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm:
-


Phần thuyết minh được lập tuỳ theo loại dự án đầu tư xây dựng công trình,
bao gồm các nội dung chủ yếu sau: Mục tiêu, địa điểm, quy mô, công suất,
công nghệ, các giải pháp kinh tế - kỹ thuật, nguồn vốn và tổng mức đầu tư,
chủ đầu tư và hình thức quản lý dự án, hình thức đầu tư, thời gian, hiệu quả,
phòng chống cháy nổ, đánh giá tác động môi trường;

-

Phần thiết kế cơ sở được lập phải phù hợp với từng loại dự án đầu tư xây
dựng công trình, bao gồm thuyết minh và các bản vẽ thể hiện được các giải
pháp về kiến trúc; kích thước, kết cấu chính, mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng;
các giải pháp kỹ thuật, giải pháp về xây dựng; công nghệ, trang thiết bị công
trình, chủng loại vật liệu xây dựng chủ yếu được sử dụng để xây dựng công
trình.

1.2.1.4. Phân loại đầu tư
Theo Nghị định số 12/NĐ2009 - CP ngày 12 tháng 2 năm 2009 của Chính
phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình thì các dự án đầu tư xây dựng công trình
(gọi tắt là dự án) được phân loại như sau: Dự án đầu tư thuộc nhóm A, Dự án đầu tư
thuộc nhóm B, Dự án đầu tư thuộc nhóm C. Việc phân chia nhóm phụ thuộc vào
loại dự án và quy mô đầu tư của dự án, mức độ lớn, nhỏ của dự án lại thay đổi tuỳ
thuộc vào loại dự án và quy mô đầu tư của chúng, cụ thể như sau:
Dự án đầu tư thuộc nhóm A
Bao gồm dự án có một trong các điều kiện sau:
-

Các dự án đầu tư mới không kể mức vốn đầu tư là bao nhiêu thuộc phạm vi
bảo mật Quốc gia, an ninh quốc phòng hoặc có ý nghĩa chính trị, xã hội quan



-19-

trọng của đất nước, và các dự án đầu tư thành lập và xây dựng hạ tầng khu
công nghiệp mới, dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ.
-

Những dự án này tuỳ thuộc vào ngành nghề kinh tế có các mức vốn đầu tư:
Trên 1.500 tỷ đồng, trên 1.000 tỷ đồng, trên 700 tỷ đồng và trên 500 tỷ đồng
theo quy định cụ thể của Nghị định này.

Dự án đầu tư thuộc nhóm B
Bao gồm dự án có một trong các quy mô sau đây, kèm theo các chỉ dẫn
ngành nghề cụ thể theo quy chế hiện hành: Từ 75 đến 1.500 tỷ đồng, từ 50 đến
1.000 tỷ đồng, từ 400 đến 700 tỷ đồng, tử 30 đến 500 tỷ đồng.
Dự án đầu tư thuộc nhóm C
Bao gồm dự án có một trong các quy mô sau đây:
-

Dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước;

-

Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư; phát
triển của Nhà nước;

-

Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước;


-

Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp
nhiều nguồn vốn.

1.2.2. Vốn đầu tư
1.2.2.1. Khái niệm vốn đầu tư
Xét về phương diện toàn xã hội thì vốn đầu tư toàn bộ giá trị nhân lực, tài lực
được bỏ thêm vào cho hoạt động cùa toàn xã hội trong khoảng thời gian nhất định,
thường là một năm.
Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động, đầu tư bao gồm:
-

Đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng và bảo vệ
môi trường;

-

Đầu tư cho sức khoẻ con người và phát triển văn hoá xã hội;


-20-

-

Đầu tư khác như: đầu tư cho bộ máy quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng,
hợp tác quốc tế,…
Đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng và

bảo vệ môi trường có tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế và hiệu quả của đầu

tư cho thấy nhanh hơn, rõ ràng hơn. Chính vì vậy, vốn đầu tư vào lĩnh vực này được
xem là quan trọng nhất, đặc biệt với các nước đang phát triển. Trong nhiều diễn đàn
đầu tư người ta xem đây là đầu tư vào kinh tế và dùng để tính các chỉ tiêu phát triển
kinh tế tầm vĩ mô.
Đầu tư cho sức khoẻ con người, phát triển trí tuệ, văn hoá xã hội và đầu tư
khác cũng có tác động không nhỏ đến tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội, nhưng
gián tiếp qua nguồn nhân lực và các nhân tố về môi trường đầu tư, hơn nữa tác động
của đầu tư ở các lĩnh vực này mang tính chiến lược, bởi vậy hiệu quả phải sau thời
gian dài, thậm chí 10 năm hoặc 20 năm sau mới thấy được, mặc dù hiệu quả đó là
rất to lớn. Vì thế, khi nghiên cứu về vốn đầu tư trong các lĩnh vực này phải chú ý
đến tác động của nó tới lĩnh vực xã hội.
1.2.2.2. Vốn đầu tư cho các hoạt động kinh tế
Vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng và
bảo vệ môi trường, hay còn gọi là vốn đầu tư trực tiếp vào kinh tế có vai trò hết sức
quan trọng.
Vốn đầu tư trực tiếp vào kinh tế có đặc điểm làm tăng thêm tài sản cho nền
kinh tế quốc dân, dù đầu tư vào tài sản lưu động hay tài sản cố định thì khoản vốn
đầu tư đó đều làm tăng thểm tài sản, mức tăng thêm đó hoặc để bù đắp phần tài sản
cũ mất đi hoặc làm tăng tích luỹ tài sản trong sản xuất kinh doanh. Vốn đầu tư trực
tiếp vào kinh tế bao gồm:
-

Vốn đầu tư của các cơ sở kinh tế thuộc cac loại hình và các thành phần kinh
tế trong các ngành kinh tế quốc dân, với mục đích tăng thêm tài sản cố định,
tài sản lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh, gồm cả đầu tư cho


-21-

nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới, sàn xuất sản phẩm mới, mô

hình quản lý mới,…
-

Vốn đầu tư của nhà nước, của các cơ sở kinh tế để xây dựng cơ sở hạ tầng
giao thông, cầu cống, bến cảng, thuỷ lợi phục vụ nông lâm nghiệp,…Bộ
phận vốn đầu tư này tuy không trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động
sản xuất kinh doanh tại các cơ sở, nhưng nó có liên quan chặt chẽ và tạo yếu
tố thuận lợi cho sản xuất kinh doanh phát triển; ở góc độ nào đó, có thể nói
đầu tư vào cơ sở hạ tầng là bước mở đầu của đầu tư hoạt động sản xuất kinh
doanh. Bởi lẽ đó, đầu tư cho cơ sở hạ tầng cũng là một bộ phận của đầu tư
hoạt động kinh tế.

-

Vốn đầu tư của Nhà nước và các cơ sở kinh tế cho bảo vệ môi trường như:
Đầu tư cho xử lý chất thải, chống ô nhiễm nguồn nước, khí thải, trồng rừng
sinh thái kể cả đầu tư áp dụng công nghệ sạch. Có những khoản đầu tư bảo
vệ môi trường có tầm chiến lược lâu dài, song vì tính chất cấp bách toàn cầu
về bảo vệ môi trường và tác động trực tiếp của môi trường tới phát triển kinh
tế, bởi vậy đầu tư cho bảo vệ môi trường được coi là bộ phận của đầu tư cho
kinh tế.
Trong tổng vốn đầu tư kinh tế, phần lớn được thực hiện thông qua hoạt động

đầu tư xây dựng cơ bản với mục đích tạo ra tài sản cố định và một phần tài sản lưu
động cho lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.2.2.3. Phương pháp tính vốn đầu tư kinh tế
Về nguyên tắc vốn đâu tư nói chung và vốn đầu tư kinh tế nói riêng phải
được tính cho một thời gian nhất định (thường là quý, năm) và không trùng trong
phạm vi ngành kinh tế, một địa phương hoặc toàn quốc.
Căn cứ vào chủ đầu tư thì vốn đầu tư kinh tế do chủ cơ sở kinh tế và Nhà

nước đầu tư bằng hai nguồn vốn:
-

Nguồn vốn của chủ sở hữu: là vốn thuộc quyền sở hữu (vốn tự có) của chủ
đầu tư. Đối với nhà nước đó là vốn từ ngân sách các cấp. Đối với cơ sở sản


-22-

xuất kinh doanh đó là vốn thuộc sở hữu của chủ cơ sở được tích luỹ từ lợi
nhuận, từ các quỹ của doanh nghiệp và từ tài sản tự có.
-

Nguồn vốn vay: là vốn không thuộc quyền sở hữu của chủ đầu tư, nhưng chủ
đầu tư được quyền sử dụng để đầu tư vào mục đích tăng tài sản. Đối với nhà
nước là vốn vay của Chính phủ thông qua phát hành công trái, tín phiếu kho
bạc, vay nước ngoài, vay các tổ chức quốc tế. Đối với chủ doanh nghiệp là
vốn vay các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước.
Để đảm bảo nguyên tắc tính cho một thời kỳ và không trùng trong phạm vi

ngành, địa phương và toàn quốc, phương pháp tính cụ thể như sau:
Đối với nguồn vốn của chủ sở hữu: đây là vốn thuộc quyền sở hữu của chủ
đầu tư. Vì vậy, mỗi khi đầu tư ra đều được tính một lần vào vốn đầu tư, cho nên tính
vốn đầu tư cho một thời kỳ (quý, năm) bằng cách cộng dồn toàn bộ vốn đầu tư đã
bỏ ra trong kỳ:
Đối với vốn vay:
-

Chủ đầu tư là Nhà nước: Nhà nước vay để đầu tư thường không lấy từ nguồn
vốn đầu tư để trả nợ mà thông qua nguồn vốn khác của Nhà nước để trả như

từ ngân sách hoặc các nguồn vay khác. Bởi vậy, Nhà nước đã đầu tư ra dù là
nguồn vốn vay cũng được tính như với nguồn vốn chủ sở hữu, nghĩa là cộng
dồn vốn của nhà nước đã đầu tư ra trong kỳ.

-

Chủ đầu tư là Doanh nghiệp: thì nguồn vốn vay của Chủ đầu tư không có
quyền sở hữu mà chỉ có quyền sử dụng, nên bộ phận vốn đầu tư này luôn
thay đổi nó được tăng lên khi vay vào cho đầu tư và giảm đi khi phải xuất
vốn để trả nợ, vì vậy không thể cộng dồn các lần vay đầu tư trong kỳ làm
tổng số vốn đầu tư trong kỳ, mà phải tính theo số dự nợ vốn vay đầu tư bình
quân trong kỳ.
Vốn đầu tư kinh tế được tính cho một thời kỳ, vì vậy cùng với đầu tư mới

làm gia tăng tài sản thì việc giảm tài sản cũng có thể xảy ra bởi các nguyên nhân
như: kinh doanh thua lỗ phải trừ vào vốn, thiên tai địch hoạ gây tổn thất về tài


-23-

sản,… do đó vốn đầu tư kinh tế được tính với 2 chỉ tiêu là: vốn đầu tư gộp và vốn
đầu tư thuần.
1.2.2.4. Tổng mức đầu tư
Tổng vốn đầu tư để thực hiện một dự án đầu tư hay tổng mức đầu tư là toàn
bộ chi phí dự tính được xác định theo quyết định đầu tư. Tổng mức đầu tư là cơ sở
để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình.
Căn cứ theo quy định tại Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009
của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình thì tổng mức đầu tư
xây dựng công trình bao gồm 7 hạng mục chi phí sau: chi phí xây dựng; chi phí
thiết bị; chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi

phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác; chi phí dự phòng.
Các chi phí trong tổng mức đầu tư của dự án được quy định cụ thể như sau:
i.

Chi phí xây dựng bao gồm: Chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công
trình, chi phí phá và tháo dỡ các vật kiến trúc cũ, chi phí san lấp mặt bằng
xây dựng, chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi
công, nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công;

ii.

Chi phí thiết bị bao gồm: Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ, chi phí đào tạo
và chuyển giao công nghệ (nếu có), chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh,
chi phí vận chuyển, bảo hiểm, thuế và các loại phí liên quan khác;

iii.

Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư bao gồm: Chi phí đề bù
nhà cửa, vật kiến trúc, cây trồng trên đất và các chi phí khác, chi phí thực
hiện tái định cư, chi phí tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng, chi phí sử dụng
đất trong thời gian xây dựng (nếu có), chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ
thuật (nếu có);

iv.

Chi phí quàn lý dự án bao gồm: Các chi phí để tổ chức thực hiện công việc
quản lý dự án từ khi lập dự án đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao đưa
công trình vào khai thác sử dụng;



×