Tải bản đầy đủ (.pdf) (420 trang)

“Nghiên cứu sử dụng tổng hợp nguồn nước mặt lưu vực sông Cái – Phan rang”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.62 MB, 420 trang )

Luận văn Thạc Sĩ Kỹ Thuật

LỜI CẢM ƠN
Đề tài “Nghiên cứu sử dụng tổng hợp nguồn nước mặt lưu vực sông
Cái – Phan rang” được hoàn thành ngoài sự phấn đấu nỗ lực của bản thân tác
giả còn có sự chỉ bảo, hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô giáo và đồng
nghiệp, bạn bè.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Thủy lợi; các thầy
cô giáo Khoa Kỹ thuật tài nguyên nước; các thầy giáo, cô giáo bộ môn đã
truyền đạt những kiến thức môn trong thời gian học tập.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng
dẫn PGS.TS. Phạm Ngọc Hải đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ cho tác giả trong
quá trình thực hiện luận văn này.
Xin trân thành cảm ơn lãnh đạo Khoa Kỹ thuật tài nguyên nước đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt thời gian học tập và làm luận văn
này.
Xin cảm ơn đến các đồng nghiệp, bạn bè đã đóng góp những ý kiến quý
báu giúp cho tác giả hoàn chỉnh luận văn.
Với trình độ hiểu biết, kinh nghiệm thực tế và thời gian nghiên cứu có
hạn nên nội dung của luận văn không tránh khỏi những sai sót. Tác giả rất
mong nhận được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, của các
độc giả quan tâm và bạn bè đồng nghiệp.
Hà Nội, tháng 9 năm 2011
Tác giả

Lê Thị Minh Hằng


Luận văn Thạc Sĩ Kỹ Thuật

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt
1. Nguyễn Tuấn Anh, Tống Đức Khang (2004), Các phương pháp tính toán
quy hoạch hệ thống thuỷ lợi. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
2. Bộ Nông Nghiệp & PTNT (2010), Chiến lược phát triển thuỷ lợi năm tới
2020.
3. Bộ Nông Nghiệp - Bộ Thủy lợi, Quy trình tưới tiêu nước cho lúa và một số
cây trồng cạn. QT – NN.TL – 9 – 78, Hà Nội – 1978.
4. Bộ Thuỷ lợi, Hệ số tưới ruộng lúa. 14 TCN 61 – 92. Nhà xuất bản nông
nghiệp.
5. Các tài liệu tham khảo trên internet của FAO tại trang Web
.
6. Phạm Ngọc Hải (2005), “Giáo trình Quy hoạch và thiết kế hệ thống thuỷ
lợi” - Bộ môn Thuỷ nông - Trường Đại học Thuỷ Lợi.
7. Bùi Hiếu (1995), Lượng nước cần cho cây trồng, Tập bài giảng Cao học Bộ môn Kỹ Thuật tài nguyên nước - Đại học Thuỷ Lợi.
8. Hà Văn Khối (2006), Giáo trình thuỷ văn công trình. Đại học thuỷ lợi.
9. Trần Thực (2009), Kịch bản biến đổi khí hậu nước biển dâng. Trình bày tại
hội thảo biến đổi khí hậu tại Nghệ An.
10. Viện Quy hoạch Thuỷ lợi (2008), “Quy hoạch và sử dụng nguồn tài nguyên
nước sông Nhuệ”.
Tiếng Anh
11. DHI Water & Environment (2002), “MIKE 11 a Modenlling System for River
and Channel”. Use Guide.
12. Shu

Sugawwara-Japan,

“Guildebook

for


calculation

of

Irrigation

requirement”.
13. D.C. May 1998, “Planning the Management Operation and Maintenance of
Irrigation and Drainage System”. The World Bank Washington.


1
MỤC LỤC
MỞ ĐẨU .................................................................................................................6
1.

Tính cấp thiết của Đề tài .................................................................................6

2.

Mục đích của đề tài .........................................................................................7

3.

Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................7

4.

Phương pháp nghiên cứu.................................................................................7


CHƯƠNG I…………………………….

8

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HỆ THỐNG SÔNG CÁI-PHAN RANG…..

8

1.1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .......................................................................8
1.2 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA HỆ THỐNG SÔNG CÁI-PHAN RANG ....11
1.2.1. Vị trí địa lý ..............................................................................................11
1.2.2. Đặc điểm địa hình ..................................................................................13
1.2.3. Đặc điểm khí tượng – thủy văn ..............................................................13
1.2.4. Đất đai và thổ nhưỡng ............................................................................27
1.2.5. Nhận xét .................................................................................................28
1.3. ĐẶC ĐIỂM DÂN SINH, KINH TẾ ..............................................................28
1.3.1. Dân số......................................................................................................28
1.3.2. Hiện trạng và định hướng phát triển kinh tế xã hội ................................29
1.3.3. Hiện trạng và định hướng các ngành kinh tế ..........................................30
1.3.3.4

Ngành công nghiệp và xây dựng.......................................................36

1.3.3.5 Ngành dịch vụ và du lịch ....................................................................37
1.3.3.6

Các ngành kinh tế khác .....................................................................38

1.4. HIỆN TRẠNG CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI ........................................39
1.4.1. Hiện trạng công trình tưới ......................................................................39

1.4.2 Hiện trạng công trình tiêu .......................................................................43
1.4.3. Tình hình hạn và úng ngập .........................................................................44
CHƯƠNG II ………………………………………………………………………..……………..48
TÍNH TOÁN YÊU CẦU NƯỚC CỦA CÁC NGÀNH KINH TẾ XÃ HỘI TRONG….48
2.1.Tính toán yêu cầu nước cho nông nghiệp .......................................................48
Loại cây trồng ...................................................................................................51
2.2. Nhu cầu nước cho chăn nuôi .........................................................................57
2.3. Nhu cầu nước cho đô thị: ..............................................................................57


2
2.4. Nhu cầu nước cho công nghiệp .....................................................................57
2.5. Nhu cầu nước dùng cho thủy sản ...................................................................59
2.6. Nhu cầu nước cho môi trường .......................................................................59
2.7 Nước hồi quy ...................................................................................................59
2.8. Kết quả tính toán ..............................................................................................61
CHƯƠNG III ………………………………………………………………………………………62
TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NƯỚC CHO LƯU VỰC SÔNG CÁI –PHAN RANG……62
3.1 TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH TOÁN VÀ LỰA CHỌN MÔ HÌNH NGHIÊN
CỨU. .....................................................................................................................62
3.1.1 Giới thiệu mô hình MIKE BASIN ...........................................................63
3.1.2 Giới thiệu mô hình MIKE NAM ..............................................................64
3.2 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH MIKE NAM TÍNH TOÁN QUAN HỆ MƯA ~
DÒNG CHẢY TẠI LƯU VỰC SÔNG CÁI-PHAN RANG................................66
3.2.1. Sơ đồ hoá mạng lưới sông.......................................................................66
3.2.2 Tính toán quan hệ lượng mưa và dòng chảy ............................................67
3.3. ỨNG DỤNG MÔ HÌNH MIKE BASIN TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NƯỚC
CHO LƯU VỰC SÔNG CÁI – PHAN RANG ....................................................75
3.3.1 Đặt vấn đề ................................................................................................75
3.3.2 Các bước thực hiện .................................................................................75

3.3.3 Sơ đồ hóa mô hình nước cấp ...................................................................75
3.3.4. Đưa bản đồ mạng lưới sông về dạng số, độ cao kỹ thuật số DEM .........76
3.3.5 Phân vùng cân bằng nước .......................................................................77
3.3.6 Tính toán cân bằng nước hệ thống cho lưu vực sông Cái – Phan Rang .78
3.3.6 Thời gian mô phỏng dùng trong tính toán mô hình MIKE BASIN .........84
3.4 Kết quả và đánh giá ........................................................................................84
CHƯƠNG IV ………………………………………………………………………………………91
4.1.Các cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp:

91

4.1.1. Tình hình nguồn nước mặt của sông Cái – Phan Rang .........................91
4.1.2. Yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của khu vực ...................................92
4.1.3. Khả năng điều tiết bằng các biện pháp công trình ................................93
4.2.

Đề xuất giải pháp và tính toán nhu cầu nước cho khu vực ...........................93
4.2.1. Đề xuất giải pháp khắc phục: ................................................................93
4.2.2.

Tính toán nhu cầu nước trong lưu vực .................................................98


3
4.2.3. Xây dựng mô hình các nút trong hệ thống (Hình 4.2) ..........................99
4.2.4. Tính toán cân bằng nước tại các nút trong hệ thống .............................99
4.2.5. Kết quả chạy tại năm 1993 được thể hiện từ bảng 4.1đến43

99


4.3. Nhận xét kết quả tính toán ..........................................................................104
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO..…………………………………………………..

105

107


4
DANH MỤC BẢNG BIỂU
CHƯƠNG I ............................................................................................................................ 8
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HỆ THỐNG SÔNG CÁI-PHAN RANG .......................... 8
Bảng1-1.

Lượng bốc hơi gia tăng mặt thoáng

Bảng 1-2

(mm) ....................................... 15

Hướng gió chính tại một trạm trên lưu vực sông Cái ............................ 16

Bảng1-3

Tốc độ gió trung bình tại một số trạm trên lưu vực sông Cái

Bảng 1-4:

Lượng mưa trung bình tháng tại một số trạm trong lưu vực


(m/s) ....... 16
(mm) ...... 17

Bảng 1-5:

Lượng mưa 1 ngày max trên lưu vực ứng với các tần suất ....................... 18

Bảng 1-6

Đặc trưng các sông suối nhánh của sông Cái Phan Rang ......................... 23

Bảng 1-7:

Các đặc trưng thuỷ văn tại trạm Sông Luỹ ............................................... 24

Bảng 1-8:

Dòng chảy thực đo tại tuyến đập Nha Trinh trên sông Cái ..................... 24

Bảng 1-9:

Tổng hợp đặc trưng dòng chảy tại các tuyến công trình

trên lưu

vực sông Cái 25
Bảng 1-10

Tổng hợp diện tích theo các nhóm đất ......................................................... 27


Bảng 1-11:

Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu ............................................. 30

Bảng 1-12:

Cơ cấu đất đối với các ngành trên lưu vực ha) ...................................... 31

Bảng 1-13 Tổng hợp cơ cấu đất nông nghiệp theo các giai đoạn phát triển (ha).............. 31
Bảng 1-14:

Tổng hợp diện tích gieo trồng, năng suất, sản lượng

một số cây

trồng chính theo các giai đoạn phát triển............................................................................ 33
Bảng 1-15 Tổng hợp một số đặc trưng về lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang ...... 35
Bảng 1-16: Tổng hợp một số đặc trưng về hiện trạng và định hướng phát triển
ngành thủy sản
Bảng 1-17

35
Tổng hợp một số đặc trưng chủ yếu của ngành công nghiệp ............. 36

Bảng 1-18:

Tổng hợp một số đặc trưng về dịch vụ và du lịch .................................... 37

Bảng 1-19:


Tổng hợp diện tích tưới của các hồ chứa đã và đang xây dựng ................ 39

Bảng 1-20:

Tổng hợp diện tích tưới bằng các đập dâng độc lập ................................ 40

Bảng 1-21:

Diện tích tưới bằng bơm trong hệ thống Nha Trinh – Lâm Cấm ............. 41

Bảng 1-22:

Tổng hợp công trình cấp nước sinh hoạt .................................................. 43

Bảng 1-23:

Tổng hợp tình hình hạn hán từ 2006 đến 2008......................................... 44


5
Bảng 1-24:

Tổng hợp tình hình ngập lụt tỉnh lưu vực sông Cái Phan Rang ................ 46

CHƯƠNG II ......................................................................................................................... 48
TÍNH TOÁN YÊU CẦU NƯỚC CỦA CÁC NGÀNH KINH TẾ XÃ HỘI TRONG............... 48
Bảng 2.1. Các yếu tố khí tượng dùng tính toán ................................................................... 48
Bảng 2.2 Mô hình mưa tưới các trạm dùng tính toán ........................................................ 49
Bảng 2.3 Thời vụ của các loại cây trồng trong vùng dự án. .............................................. 51

Bảng 2.4 Độ ẩm trong tầng đất canh tác của cây trồng cạn. ............................................. 52
Bảng 2.5 Hệ số cây trồng Kc và thời gian sinh trưởng của cây lúa. .................................. 52
Bảng 2.6 Thời kỳ sinh trưởng và hệ số cây trồng Kc của các loại cây trồng khác. ........... 52
Bảng 2.7 Chiều sâu bộ rễ cây của các loại cây trồng cạn

m.......................... 53

Bảng2.8:

Lượng bốc hơi mặt ruộng............................................................................. 55

Bảng 2-9

Mức tưới cho mỗi loại cây trồng .................................................................. 55

Bảng 2-10

Tổng lượng nước tại mỗi công trình đầu mối .......................................... 56

Bảng 2.11 Lượng nước cấp cho các khu ............................................................................ 58
Bảng 2-12: Tổng lượng nước yêu cầu cấp tại lưu vực sông Cái-Phan Rang...................... 61
CHƯƠNG III ....................................................................................................................... 62
TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NƯỚC CHO LƯU VỰC SÔNG CÁI –PHAN RANG ................. 62
Bảng 3.1 Môdun dòng chảy trong lưu vực sông Cái – Phan Rang .................................... 74
Bảng 3.2

Lưu lượng cân bằng tại một số nút

............................................. 85


CHƯƠNG IV........................................................................................................................ 91
4.1.

Các cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp: ....................................................... 91

Bảng 4.1

Lưu lượng cân bằng tại nút (10-16m3/s) ................................................. 101

Bảng 4.2

Lưu lượng cân bằng tại nút (10-16m3/s) ................................................. 102

Bảng 4.3

Lưu lượng cân bằng tại nút (10-16m3/s) ................................................. 103


6

1. Tính cấp thiết của Đề tài

MỞ ĐẨU

Sông Cái-Phan Rang là con sông khá lớn nằm ven biển Nam Trung bộ, bao
gồm hầu hết diện tích tự nhiên của tỉnh Ninh Thuận. Với trên 3.000 km2, độ dốc
trung bình 17,7%, mật độ sông suối trung bình 0,55 km/km2, tổng lượng nước 2,29
km3, tương ứng với độ sâu dòng chảy 672 mm, môđun dòng chảy năm 24,2 l/s.km2.
Mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 11, chiếm khoảng 68% lượng nước cả năm, môđun
dòng chảy mùa lũ 43 l/s.km2. Mùa cạn từ tháng 12 đến tháng 6, chiếm khoảng 32%

lượng nước cả năm, môđun dòng chảy mùa cạn 7 - 18 l/s.km2 vì vậy lưu vực sông
Cái có tiềm năng để phát triển kinh tế-xã hội, du lịch, dịch vụ đặc biệt là nông-lâm
và ngư nghiệp. Tuy nhiên, do thời tiết khí hậu rất khắc nghiệt (mưa ít nhất so với cả
nước, nắng nhiều, nhiệt độ cao, bốc hơi lớn), trong khi hệ thống công trình thủy lợi
cấp nước, tưới, tiêu, giảm nhẹ thiên tai còn thiếu và khả năng phục vụ chỉ đạt tỉ lệ
thấp so với yêu cầu, nên tình hình sản xuất và phát triển kinh tế-xã hội trên lưu vực
hiện còn gặp rất nhiều khó khăn.
Các nghiên cứu trong các giai đoạn trước đây nhìn chung chỉ mới tập trung
giải quyết nhiệm vụ trước mắt là khai thác nguồn nước phục vụ cho nhu cầu phát
triển nông nghiệp (chủ yếu là cấp nước tưới), với kết quả là một số công trình quy
mô nhỏ đã và đang ra đời như công trình thuỷ lợi Tân Giang, công trình thuỷ lợi
Sông Trâu, công trình thuỷ lợi Sông Sắt…tuy nhiên việc sử dụng nước tưới phục vụ
cho nông nghiệp chưa tính đến phương án tiết kiệm nước, chưa tận dụng tổng hợp
các nguồn nước một cách hiệu quả. Mặt khác, khi nền kinh tế hiện nay đang thay
đổi nhanh chóng kéo theo các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội ngày một cao. Nhu
cầu dùng nước cho dân sinh, đô thị, khu công nghiệp tăng lên, do đó việc đảm bảo
dòng chảy môi trường sinh thái tự nhiên bền vững là một yêu cầu cấp bách:
+ Hàng loạt khu đô thị, thị xã, cụm dân cư nông thôn đang hình thành và phát
triển, các khu công nghiệp lớn, cụm công nghiệp, làng nghề, trung tâm hành chính,
thương mại, du lịch - dịch vụ cũng đang mở rộng quy mô và phát triển mạnh mẽ.
Những mô hình này đều chiếm dụng đất canh tác trong hệ thống và nhu cầu sử dụng
nước là ngày càng cao.


7
+ Về nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi) yêu cầu về lượng nước là tương đối
cao, đặc biệt vụ Chiêm, lượng nước cần cung cấp rất lớn do điều kiện tự nhiên khắc
nghiệt: khô hanh và không có mưa trên diện rộng.
+ Do sự phát triển của nhiều ngành kinh tế làm cho lượng nước thải vào các
trục dẫn nước của hệ thống tăng nhanh; lượng nước thải này hầu hết chưa qua xử lý

làm cho nguồn nước bị ô nhiễm. Vì vậy cần một lượng nước để hỗ trợ pha loãng
giảm ô nhiễm nguồn nước của các khu vực này.
+ Hệ thống công trình cấp nước và dẫn nước qua 20-30 năm hoạt động bị
xuống cấp, bồi lắng, cần được tính toán đánh giá để xác định nhiệm vụ và tu bổ,
nâng cấp, mở rộng.
Do những vấn đề nêu trên đề tài “nghiên cứu sử dụng tổng hợp nguồn nước mặt
lưu vực sông Cái-Phan Rang” là hết sức cần thiết phục vụ cho nhu cầu phát triển
kinh tế xã hội của lưu vực trước mắt cũng như tương lai.
2. Mục đích của đề tài
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nước
mặt nhằm phát triển bền vững nguồn nước lưu vực sông Cái-Phan Rang, góp phần
cải tạo môi trường, làm cơ sở xây dựng kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển
thủy lợi đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống
nhân dân trong lưu vực.
3. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề chính là sử dụng tổng hợp nguồn nước
mặt tại lưu vực sông Cái-Phan Rang.
4. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp điều tra thực tế, thu thập số liệu về hiện trạng sử dụng nước của
lưu vực. Phân tích, thống kê và tổng hợp để thu thập số liệu và tính toán cân
bằng nước cho lưu vực dưới ảnh hưởng của sông Cái.
+ Phương pháp kế thừa của các kết quả nghiên cứu cùng vấn đề này, áp dụng có
chọn lọc các sản phẩm khoa học, công nghệ hiện có trên thế giới và ở Việt Nam
+ Phương pháp mô hình hóa mạng lưới sông Cái và sử dụng phần mềm
Arcview GIS, MIKE BASIN, MIKE NAM.


8
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HỆ THỐNG SÔNG CÁI-PHAN RANG

1.1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Lưu vực sông Cái – Phan Rang là vùng đang được đẩy mạnh trong công
cuộc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, qui hoạch phát triển các cụm
dân cư cùng với các cơ sở chế biến, phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước ...vv sẽ cần
một lượng nước rất lớn cho việc phát triển sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp bền
vững. Với mục tiêu này, việc cấp nước đang là nhiệm vụ hàng đầu của địa phương.
Vấn đề đặt ra là cần đánh giá lại hiện trạng khai thác sử dụng nước, năng lực các
nguồn cấp, nhu cầu nước phục vụ cho các ngành kinh tế, cân bằng cung - cầu để có
các mô hình,giải pháp sử dụng hiệu quả bền vững nguồn nước cho các mục tiêu
khác nhau.
Để phát triển kinh tế, xã hội của vùng theo hướng hiện đại, bền vững, đòi
hỏi phải có sự nghiên cứu toàn diện, bài bản theo quan điểm hệ thống. Một trong
những nghiên cứu quan trọng đặt nền móng cho phát triển vùng là nghiên cứu xây
dựng các mô hình sử dụng nước kinh tế, kỹ thuật, phục vụ phát triển nông, lâm, ngư
nghiệp bền vững ở các tiểu vùng sinh thái.
Theo nghiên cứu quy hoạch tổng thể lưu vực sông Đồng Nai và vùng phụ
cận ven biển (JICA tài trợ thực hiện) đã được thực hiện từ 1994-1996, trong đó có
xem xét đến phát triển trên lưu vực sông Cái trên cơ sở chuyển nước từ công trình
Đa Nhim, cách nay đã trên 10 năm. Cách thức tiếp cận xây dựng nghiên cứu này,
nhìn chung, đã xuất phát trên cơ sở xem lưu vực sông là đối tượng nghiên cứu cơ
bản và tương đối phù hợp với cách thức quản lý và phát triển lưu vực sông hiện nay.
Tuy nhiên, tình hình phát triển kinh tế-xã hội 15 năm qua đã có những thay đổi
đáng kể, kể cả trong cách thức tiếp cận cũng như những điều chỉnh cụ thể trong
định hướng chuyển đổi phát triển kinh tế của các địa phương liên quan trên lưu vực.
Cụ thể là, định hướng phát triển kinh tế-xã hội của các tỉnh mà điển hình là tỉnh
Ninh Thuận- tỉnh chiếm hầu hết diện tích lưu vực đã có những điều chỉnh theo


9
hướng tăng cao tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong tổng thể kinh tế chứ không

còn là tỉnh phát triển nông nghiệp theo định hướng trước đây.
Tại lưu vực sông Cái-Phan Rang hiện đã có một số công trình sử dụng, lợi
dụng nguồn nước như các công trình tưới nước, cấp nước sinh hoạt, chăn nuôi thủy
sản, thủy điện…nhưng các công trình này thường mang tính tự phát, nhỏ lẻ và chỉ
mang tính chất giải quyết tình huống mà chưa có giải pháp tổng thể, chưa có sự
phối hợp nhịp nhàng giữa các công trình để việc sử dụng nguồn nước đạt hiệu quả
cao nhất. Trên lưu vực, một số hồ chứa đã được xây dựng như hồ Tân Giang, Thành
Sơn, Sông Sắt… nhưng diện tích thực tế mà các hồ chứa cung cấp được chỉ đạt 1/3
so với yêu cầu. Cũng cần nhấn mạnh rằng, đối với lưu vực sông Cái, việc xây dựng
các công trình hồ chứa là một trong những giải pháp hữu hiệu và rất quan trọng.
Trong khi đó, hiện trạng các công trình hồ chứa chỉ đáp ứng một tỷ lệ rất nhỏ, nên
việc thiếu nước và không đáp ứng được nhu cầu của các hoạt động phát triển kinh
tế- xã hội là điều khó tránh khỏi. Do vậy, việc hoạch định xây dựng các công trình
hồ chứa là việc làm cấp bách, cần được thực hiện sớm và triệt để.
Ngoài việc xây dựng và sử dụng hồ chứa, trong lưu vực sông Cái cũng có
một số công trình tưới sử dụng đập dâng và trạm bơm. Có một số đập như đập 19/5,
đập Sông Ông, đập Trà Có, Đập Nha Trinh,… Trong số các đập dâng này, chỉ có
các đập 19/5, Sông Ông, Nha Trinh-Lâm Cấm là kết hợp sử dụng nguồn nước sau
nhà máy thuỷ điện Đa Nhim và nguồn nước cơ bản sông Cái nên có diện tích tưới
tương đối ổn định từ 2-3 vụ trong năm, các đập còn lại có diện tích lưu vực bé,
nguồn nước hạn chế nên chỉ tưới hỗ trợ trong vụ mùa.
Trong hệ thống thuỷ nông Nha Trinh-Lâm Cấm có một số khu cao cục bộ
không thể tưới tự chảy được mà phải dùng bơm. Đến nay số trạm bơm lấy nước từ
kênh Bắc và kênh Nam của hệ thống thuỷ lợi Nha Trinh-Lâm Cấm đã xây dựng
được là 10 trạm với diện tích tưới thiết kế là 1.480 ha,trong khi diện tích thực tưới
năm cao nhất chỉ đạt 840 ha. Hầu hết các trạm bơm trên đây có khu tưới nằm trong
hệ thống Nha Trinh – Lâm Cấm nên diện tích tưới đã kể vào trong phần đập Nha
Trinh. Riêng trạm bơm Bình Sơn lấy nước từ kênh Tân Hội cũng là nguồn nước rò



10
rỉ từ hệ thống kênh Bắc và kênh Lâm Cấm. Khu tưới của trạm bơm này hiện đã
chuyển sang đất xây dựng đô thị nên trạm bơm trên không còn tác dụng.
Đánh giá thực trạng các công trình thuỷ lợi hiện có trên lưu vực đã chỉ ra
rằng, tổng khả năng thiết kế của các công trình thuỷ lợi hiện nay chỉ đáp ứng được
khoảng 50% nhu cầu sử dụng nước, trong khi đó khả năng thực tế lại mới chỉ đạt
khoảng 33% nhưng vẫn còn rất bấp bênh. Công trình hồ chứa-loại công trình có khả
năng điều tiết làm giảm sự phân bố không hợp lý về không gian và thời gian của
nguồn nước, có thể chủ động trong việc cấp nước trên lưu vực, song hiện khả năng
thực tế của nó chỉ mới đáp ứng được khoảng 3% nhu cầu cấp nước tưới hiện tại. Và
do vậy, việc sớm thực hiện xây dựng các công trình thuỷ lợi, đặc biệt là công trình
hồ chứa cần được thực hiện một cách triệt để.
Phần lớn các công trình nghiên cứu đề xuất trước đây chỉ tập trung phục vụ
phát triển nông nghiệp, chủ yếu cho tưới (lúa, màu...) nên hiệu quả kinh tế trong
đầu tư xây dựng công trình còn phụ thuộc chủ yếu vào giá cả thị trường các loại sản
phẩm nông nghiệp. Do vậy, cần có nghiên cứu, cập nhật, tính toán lại các công trình
dự kiến theo hướng phục vụ đa mục tiêu nhằm có kế hoạch đầu tư xây dựng phù
hợp hơn.


11
1.2 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA HỆ THỐNG SÔNG CÁI-PHAN RANG
1.2.1. Vị trí địa lý
Lưu vực sông Cái Phan Rang là một trong những sông lớn ven biển, nằm
phía Đông-Bắc miền Đông Nam bộ có lưu vực bao trùm gần như toàn bộ diện
tích tỉnh Ninh Thuận. Ngoài ra, lưu vực sông Cái còn có một phần diện tích
thuộc các tỉnh Bình Thuận, Khánh Hoà và Lâm Đồng.
a. Diện tích lưu vực
Hệ thống sông Cái-Phan Rang có diện tích lưu vực 3.043 km2, trong đó
81,8% diện tích thuộc tỉnh Ninh Thuận (chiếm 74% tổng diện tích tự nhiên toàn

tỉnh-2.488 km2/3.360,06 km2), 5,7% thuộc tỉnh Lâm Đồng, 11,0% thuộc tỉnh
Khánh Hoà và 1,5% thuộc tỉnh Bình Thuận.
b. Ranh giới lưu vực
Phía Bắc và Đông-Bắc giáp với lưu vực sông Cái-Nha Trang và các suối
nhỏ đổ vào vịnh Cam Ranh (thuộc tỉnh Khánh Hoà).
Phía Nam giáp với lưu vực sông Lòng Sông và các suối nhỏ khác vùng
núi thuộc mũi Cà Ná (thuộc tỉnh Bình Thuận).
Phía Tây và Tây-Nam giáp với lưu vực sông Đồng Nai (thuộc tỉnh Lâm
Đồng).
Phía Đông giáp biển Đông.
Là sông khá lớn của duyên hải Nam Trung bộ, nhưng lưu vực sông CáiPhan Rang lại có điều kiện tự nhiên rất khó khăn: Khí hậu vô cùng khắc nghiệt,
được nhắc đến như một ví dụ điển hình về thời tiết khô hạn và nắng nóng; Phần
lớn thượng-trung lưu sông là đồi núi với nhiều sỏi đá, tỷ lệ đất có khả năng sử
dụng thấp; Dòng chảy mặt trên các sông suối vừa ít lại phân bố rất không đều…
Đây là những bất lợi của thiên nhiên đối với phát triển nông nghiệp nói riêng và
đời sống xã hội nói chung cần được điều chỉnh và giảm thiểu.


12

Bản đồ sông Cái - Phan Rang

Hình 1-1: Bản đồ lưu vực sông Cái – Phan Rang


13
1.2.2. Đặc điểm địa hình
Lưu vực sông Cái-Phan Rang có địa hình biến đổi rất đa dạng và phức tạp,
với 3 dạng chính là núi cao, trung du, đồng bằng châu thổ.
-


Địa hình núi cao chiếm 60% diện tích tự nhiên, cao độ mặt đất từ 800-1.000

m. Đỉnh núi cao nhất lưu vực là Hòn Chon (xã Phước Bình) 1.978 m, phía TâyNam có đỉnh Cà Ná (Ninh Phước) 1.528 m và phía Đông-Bắc là núi Chúa 1.040 m.
-

Vùng trung du có chiếm 20% diện tích tự nhiên, là vùng đồi gò xen lẫn một

ít diện tích bằng phẳng nhưng lẫn nhiều sỏi đá, cao độ mặt đất tự nhiên từ 30-200
m.
-

Vùng đồng bằng châu thổ chiếm 20% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở

hạ lưu của dòng chính sông Cái-Phan Rang, sông Quao và sông Lu. Đây là vùng đất
khá màu mỡ, tương đối bằng phẳng, ruộng đất tập trung, cao độ biến đổi từ 2-20 m.
Ngoài ra, lưu vực còn có vùng ngập mặn ven biển ở cửa sông.
Do phần lớn diện tích lưu vực sông Cái-Phan Rang có địa hình dốc nên khi
có mưa lớn nước tập trung nhanh, dễ sinh ra lũ quét trên các suối nhỏ, gây nên lũ
lớn làm ngập lụt trên diện rộng vùng hạ lưu. Tuy vùng trung du và đồng bằng có độ
dốc thấp hơn nhưng cũng bị chia cắt mạnh bởi sông suối và gò đồi nên công trình
chuyển nước tưới cho các tiểu vùng cũng rất khó khăn và tốn kém.
1.2.3. Đặc điểm khí tượng – thủy văn
a. Các đặc trưng về khí hậu của lưu vực sông Cái – Phan Rang
Lưu vực sông Cái Phan Rang là lưu vực sông có nền khí hậu nhiệt đới gió
mùa với các đặc trưng nắng nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh. Nhiệt độ trung bình
năm tại Phan Rang (hạ lưu lưu vực sông) là 27oC. Từ tháng IV-VIII là các tháng có
nhiệt độ cao nhất trong năm, với 28-29oC. Tháng XII, tháng I là 2 tháng có nhiệt độ
thấp nhất, dưới 25oC. Ở vùng núi cao nhiệt độ có giảm đi so với đồng bằng nhưng
không nhiều.



14
Trong năm, trên lưu vực có 2 mùa: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng
VII đến tháng XI, mùa khô từ tháng XII đến tháng VI năm sau. Lượng mưa có xu
hướng tăng dần từ đồng bằng lên vùng núi cao. Lượng mưa trung bình nhiều năm
tại Phan Rang-Tháp Chàm là 712 mm, khu vực ven biển (mũi Dinh) khoảng 600
mm, Tân Mỹ 1.071 mm, Sông Pha 1.659 mm,… Ở phần núi cao (thượng nguồn
sông Cái) lượng mưa năm có thể đạt trên 2.000 mm. Lượng mưa năm phần lớn tập
trung vào 3 tháng IX, X và XI. Hạ lưu lưu vực sông Cái được xem là vùng khô hạn
nhất cả nước.
-

Chế độ nhiệt:
Lưu vực sông Cái có nền nhiệt độ cao quanh năm và hầu hết các vùng đồng

bằng ven biển và các vùng núi thấp kế cận đều có nhiệt độ trong bình năm trên 26oC
và tổng nhiệt quanh năm trên 9.400oC.
Nơi có nhiệt độ cao nhất là khu vực trung và hạ lưu vực thuộc Phan Rang,
Nha Hố với nhiệt độ trung bình năm trên 27oC và tổng nhiệt trên 9.800oC.
Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối ở Nha Hố là 14oC (năm 1964) và ở Phan Rang
là 14,4oC (1931). Nhiệt độ cao nhất ở Nha Hố là 40,5oC (năm 1937) với chu kỳ 50
năm có thể quan sát được nhiệt độ cao nhất ở Phan Rang là 41,7oC và chu kỳ 100
năm là 42,6oC.
Dao động biên độ nhiệt ngày trên lưu vực là khá lớn. Nhiệt độ ngày của mùa
đông lớn hơn mùa hạ, vùng xa biển lớn hơn vùng gần biển. Chênh lệch giữa tháng
nóng nhất và tháng lạnh nhất về nhiệt độ trung bình tháng đều chưa đến 5oC. Dao
động của nhiệt độ trung bình năm không lớn, không có mùa đông lạnh trừ vùng núi
cao trên 1.000 m.
-


Số giờ nắng:
Lưu vực sông Cái nằm ở vĩ độ thấp, quanh năm có thời gian chiếu sáng dài.

Hơn nữa, mùa khô lại kéo dài 8-9 tháng, trời thường quang mây nên số giờ nắng
trung bình hàng năm trên lưu vực đạt từ 2.800-2.900 giờ. Tháng nắng nhiều nhất là


15
tháng III, trung bình một ngày có trên 10 giờ nắng. Tháng nắng ít nhất là tháng VII,
trung bình một ngày cũng có trên 8 giờ nắng.
Nhìn chung, trên lưu vực sông Cái có giờ nắng rất cao, tại Phan Rang số giờ
nắng trung bình năm khoảng 3.285 giờ. Phân bố giờ nắng khá đều trong năm, tuy
nhiên mùa mưa có ít nắng hơn mùa khô và vùng thượng lưu có tổng số giờ nắng
thấp hơn ít nhiều so với hạ lưu.
-

Bốc hơi:
Do nắng nhiều và mưa ít nên lưu vực sông Cái có lượng bốc hơi vào loại lớn

nhất so với cả nước. Lượng bốc hơi cả năm trên ống Piche là 1.788 mm.
Một đặc điểm ở lưu vực sông Cái đó là bốc hơi tiềm năng lớn hơn rất nhiều
bốc hơi khả năng và bốc hơi thực tế, do lưu vực luôn ở trong tình trạng khô hạn kéo
dài.
Bảng1-1.

Lượng bốc hơi gia tăng mặt thoáng

(mm)


Tháng
1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Tổng
năm

1. Vùng thượng lưu sông Cái
96


92

99

85

76

78

88

93

59

50

61

118

120

136

143

91


78

94

79

957

2. Vùng hạ lưu sông Cái
149

142

153

131

122 1.474

- Gió:
Trên lưu vực chịu ảnh hưởng của 2 mùa gió chính:
+

Gió mùa Đông-Bắc thổi từ tháng XI đến tháng IV năm sau.

+

Gió mùa Tây-Nam thổi từ tháng V đến tháng X.


Tốc độ gió trung bình hàng năm vào khoảng 2,7 m/s.


16
Bảng 1-2
Trạm

Hướng gió chính tại một trạm trên lưu vực sông Cái
Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10


11

12

Phan Rang

TB

TB ĐN

ĐN

TB

TB

TB

TB

TB

TB

TB

TB

%


31

27

24

29

26

30

27

17

33

32

24

28

Nha Hố

ĐB

Đ
B


TB

TB

ĐN

ĐN

N

T

ĐN

ĐB

ĐB

ĐB

%

28

27

21

25


21

18

15

16

15

10

16

26

Giá trị lớn nhất của tốc độ gió thường xảy ra vào các tháng mùa hạ. Tại Nha
Hố, theo số liệu quan trắc từ năm 1977 đến nay, tốc độ gió lớn nhất quan sát được là
24,0 m/s (ngày 27/05/1979 và ngày 18/09/1979).
Bảng1-3

Tốc độ gió trung bình tại một số trạm trên lưu vực sông Cái
Tháng

Trạm
Phan Rang

1


2

2,7

2,8

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

2,9 3,2 2,8 2,6 2,8 3,3 2,6 1,8 2,0 2,5

(m/s)
Cả năm

2,7

- Đặc điểm mưa
Do đặc điểm địa hình, lượng mưa phân bố không đều trong tỉnh và có xu
hướng giảm dần từ vùng núi cao xuống đồng bằng ven biển, với mưa bình quân tại
một số trạm như sau: Sông Pha-1.659 mm, Tân Mỹ-1.071 mm, Cà Ná- 852 mm,
Phan Rang-730 mm. Đặc biệt vùng thượng nguồn sông Cái tiếp giáp với vùng mưa
lớn ở Khánh Hòa, lượng mưa năm có thể đạt trên 2.200 mm. Nhìn chung lượng
mưa bình quân từ 1000mm – 2000mm, được đánh giá là vùng ít mưa. Mỗi năm
mưa cũng phân bố làm 2 mùa, mùa mưa thường bắt đầu vào cuối tháng 4 và kết
thúc vào tháng 10, lượng mưa chiếm 85 -90% lượng mưa của cả năm. Mùa khô từ
tháng 11 đến tháng 4 với lượng mưa từ 10 – 15% lượng mưa cả năm.
Qua phân tích tài liệu, trạm Tân Mỹ được chọn làm trạm mưa tiêu biểu cho
vùng núi-trung du và trạm Phan Rang làm trạm mưa tiêu biểu cho vùng đồng bằngven biển.


17
-

Phân bố mưa trong năm:

+

Nhìn chung, lượng mưa lớn nhất thường tập trung vào các tháng IX-XI,
trùng vào thời kỳ lũ lớn nhất trên các lưu vực sông, và các tháng có lượng
mưa ít nhất (mùa khô) thường từ I-III. Tuy vậy, lượng mưa thực tế lại có sự
phân bố khác nhau trong năm theo từng dạng địa hình trong lưu vực.
Trong vùng đồng bằng ven biển, mùa mưa ngắn (IX-XI) chiếm từ 60-70%

+


lượng mưa năm, trùng vào thời kỳ hoạt động của áp thấp nhiệt đới và những
cơn bão muộn, một số năm mùa mưa kéo dài sang tháng XII, gây lũ lớn
trong tháng này. Mùa khô từ tháng I- IV.
Trong vùng trung du và vùng núi cao, do hoạt động mạnh của gió mùa mùa

+

Hạ mà mùa mưa kéo dài hơn (từ tháng V–XI) và lượng mưa trong các tháng
này cũng cao hơn (như ở Tân Mỹ đạt trên dưới 100 mm, Sông Pha đạt 150200 mm), chiếm 86-90% lượng mưa năm. Mùa khô từ tháng XII-IV.
Bảng 1-4: Lượng mưa trung bình tháng tại một số trạm trong lưu vực
Trạm

1

2

3

4

5

6

7

8

9


10

11

(mm)
12 Cả năm

Tân Mỹ 1,3 1,8 17,7 25,0 97,9 104,8 97,5 105,6 228,4 201,0 139,2 51,1 1.071
P.Rang 1,1 1,8 10,5 10,1 53,9 56,0 42,5 60,3 155,0 140,1 132,9 65,3

-

730

Biến động mưa:
Một trong những đặc trưng quan trọng của mưa phải kể đến là sự biến động

của mưa năm và phân bố mưa tháng qua các năm vì có quan hệ trực tiếp đến sử
dụng nguồn nước mưa trong sản xuất và đời sống. Nếu sự biến động hàng năm và
các tháng trong năm lớn thì bất lợi và ngược lại.
Qua phân tích những tài liệu thu thập được tại một số nơi trên lưu vực thì hệ
số biến động mưa năm khá lớn (Hệ số biến thiên Cv> 0,30).
-

Lượng mưa ngày lớn nhất:


18
Lượng mưa 1 ngày lớn nhất trung bình hàng năm trên lưu vực nhìn chung

không lớn, chỉ trên dưới 100 mm. Nhưng lượng mưa 1 ngày lớn nhất hàng năm lại
có sự biến động khá lớn với hệ số biến động Cv= 0,4- 0,5. Theo số liệu thu thập
được tại Phan Rang, lượng mưa 1 ngày lớn nhất đạt 215 mm vào ngày 02/XII/1986
và ngày 17/XI/1979, nhưng chỉ đạt 182 mm vào ngày 27/XI/1960. Tại Tân Mỹ
lượng mưa 1 ngày max đạt 174 mm vào ngày 26/IX/1990 nhưng chỉ đạt 43 mm vào
ngày năm 1964. Tại Sông Pha ước tính đạt 398 mm vào ngày 14/XI/1962 nhưng chỉ
đạt 227 mm vào ngày 10/XII/1964.
Bảng 1-5:
Trạm

Lượng mưa 1 ngày max trên lưu vực ứng với các tần suất
Lượng mưa ứng với các tần suất (mm)

Xbq1max
(mm)

0,1%

0,5%

1%

2%

5%

10%

Ph. Rang


94,9

363

292

262

231

191

160

Tân Mỹ

84,9

358

279

246

214

172

141


b. Mạng lưới sông ngòi và chế độ thủy văn nguồn nước mặt
- Mạng lưới sông ngòi
Lưu vực sông Cái-Phan Rang bắt nguồn từ các vùng núi cao thuộc các
huyện Khánh Sơn (tỉnh Khánh Hòa), Đơn Dương và Lạc Dương (tỉnh Lâm Đồng).
Hệ thống sông ngòi có dạng hình nhánh cây, ngoài dòng chính sông Cái còn có
nhiều sông, suối nhánh có tỷ trọng diện tích lưu vực khá lớn đổ vào. Tổng diện tích
tự nhiên của hệ thống Sông Cái-Phan Rang là 3.043 km2, trong đó:
Phần thuộc tỉnh Ninh Thuận:

2.488 km2

Phần thuộc tỉnh Khánh Hòa:

336 km2

Phần thuộc tỉnh Lâm Đồng:

172 km2

Phần thuộc tỉnh Bình Thuận:

47 km2

Hệ thống sông Cái-Phan Rang ngoài dòng chính sông Cái còn nhiều sông,
suối lớn nhỏ. Phía bên bờ tả đáng kể có sông Sắt, sông Cho Mo và suối Ngang. Phía
bờ hữu có sông Ông, sông Cha, sông Quao và sông Lu.


19
+ Dòng chính sông Cái-Phan Rang:

Sông bắt đầu từ sườn Đông của dãy núi Gia Rích (1.923 m) giáp ranh giới
tỉnh Lâm Đồng, sông chảy theo hướng Bắc-Nam đổ ra biển Đông tại vịnh Phan
Rang.
Chiều dài dòng chính sông Cái khoảng 120 km.
Mặt cắt dọc sông Cái có dạng bậc thềm. Ở thượng nguồn sông chảy ven
theo các sườn núi cao trên 1.500 m, lòng sông đầy đá tảng, độ dốc lòng sông lớn,
sườn dốc ngắn, đất đai chủ yếu là tổ hợp đất núi Feralít.
Do điều kiện địa hình ở phần thượng nguồn bao bọc bởi núi cao, lưu vực
thượng nguồn sông Cái Phan Rang từ cầu Tân Mỹ trở lên có lượng mưa lớn hơn, từ
1.000-2.000 mm. Từ Tân Mỹ trở xuống mưa giảm dần, từ 1.000 mm đến chỉ còn
xấp xỉ 700 mm.
Đoạn lòng sông chảy qua vùng trung lưu từ Tân Sơn đến Tân Mỹ lưu vực
sông mở rộng, độ dốc lòng sông còn cao, lòng sông nhiều đá tảng, một số nơi có
các bãi bồi giữa sông như một sự pha trộn giữa kiểu sông miền núi và đồng bằng.


20
Hình 1-2: Mạng lưới sông ngòi của lưu vực sông Cái – Phan Rang


21
Từ Tân Mỹ về xuôi, sông chảy êm trong một vùng đồi thấp và đồng bằng
Phan Rang nhỏ hẹp. Đoạn sông từ Tân Mỹ đến Đồng Mé lòng sông còn có đá lởm
chởm, từ Đồng Mé ra biển thì lòng sông đầy bãi cát, có nơi bãi cát rộng tới 300-400
m như ở Phước Thiện, cầu Đạo Long.
Ảnh hưởng của thuỷ triều vịnh Phan Rang lên chế độ thuỷ văn sông Cái
không lớn, chỉ từ 4-6 km từ cửa sông.
Đáng lưu ý là sông Cái Phan Rang có một hệ thống các sông nhánh phân bố
theo dạng chùm rễ cây khiến lũ tập trung nhanh. Các nhánh sông lớn của sông Cái
có diện tích lưu vực và chiều dài như sau:

+ Sông Sắt:
Sông bắt nguồn từ dãy núi Hà La thượng (1.085m) thuộc Tây-Nam đường
phân thuỷ đỉnh giữa Khánh Hoà và Ninh Thuận, sông chảy theo hướng Đông BắcTây Nam.
Sông có diện tích lưu vực F= 409 km2 và chiều dài sông chính Ls= 32km.
+ Sông Trà Co:
Sông Trà Co (Me Lam) bắt nguồn từ phía Tây núi Ma Rai tại ranh giới
Khánh Hoà-Ninh Thuận ở độ cao 1.310 m, sông chảy theo hướng Bắc-Nam gần
song song với sông Cái.
Sông có diện tích lưu vực F= 154 km2 và chiều dài sông chính Ls= 25 km.
Sông Sắt và sông Trà Co là hai sông nhánh lớn xấp xỉ ngang nhau và nhập
chung trước khi đổ vào sông Cái.
+ Suối Cho Mo:
Là một nhánh suối phía bên tả sông Cái bắt nguồn từ núi Mao Chu Hi thuộc
khối núi phía Đông Tân Mỹ ở độ cao 1.451 m. Suối chảy theo hướng từ Đông sang
Tây và đổ vào sông Cái tại vị trí phía thượng lưu cầu Tân Mỹ, giữa một vùng thung
lũng hẹp.
Suối có diện tích lưu vực F= 86 km2 và chiều dài là Ls = 19,5 km.


22
+ Suối Ngang:
Là một nhánh suối nằm ở bên tả ngạn sông Cái. Suối bắt nguồn từ núi Rai
có cao độ 558 m chảy từ Đông sang Tây song song với suối Cho Mo và đổ vào sông
Cái ở phía thượng lưu đập Nha Trinh.
Suối có lưu vực F= 59 km2 và chiều dài suối chính Ls= 14 km.
+ Sông Ông:
Là một nhánh sông nằm ở bên hữu ngạn sông Cái, bắt nguồn từ núi Yên
Draph (1.610 m) tại đường chia nước Lâm Đồng–Ninh Thuận. Sông chảy theo
hướng Tây Bắc-Đông Nam, sau khi rời cao nguyên Đơn Dương (Lâm Đồng) sông
đổ xuống thung lũng Krong Pha (200 m) rồi chảy lệch theo hướng Tây Nam-Đông

Bắc một đoạn ngắn (3,5 km) sông gặp núi Yàng (605m) chảy theo hướng Tây BắcĐông Nam trở lại rồi hợp lưu với sông Cái ở phía thượng lưu cầu Tân Mỹ.
Sông có diện tích lưu vực F= 215 km2, chiều dài sông chính là Ls = 28 km.
Một đặc điểm của sông Ông là ngoài dòng chảy của bản thân lưu vực, sông
còn tiếp nhận lượng nước xả từ nhà máy thuỷ điện Đa Nhim sang với lưu lượng xả
trung bình 16,7 m3/s (mùa kiệt trung bình 12,5 m3/s).
+ Sông Dầu:
Sông Dầu bắt nguồn từ các núi Rom-Lom (784 m) và Tha-Ton (1.178 m).
Sông chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam hợp lưu với sông Than rồi đổ và sông
Cái.
Sông có diện tích lưu vực F= 136 km2 và chiều dài sông là Ls= 24 km.
+ Sông Than:
Sông Than bắt nguồn từ sườn phía Nam của núi Ma Rong tại ranh giới 3
tỉnh Lâm Đồng-Bình Thuận-Ninh Thuận ở độ cao 1.310 m. Sông chảy theo hướng
Tây Nam-Đông Bắc, hợp lưu với sông Dầu rồi đổ vào sông Cái khoảng 2,0 km về
phía hạ lưu cầu Tân Mỹ.
Sông có diện tích lưu vực F= 352 km2 và chiều dài sông là Ls= 30 km.


23
Sông Dầu và sông Than là hai sông nhánh lớn xấp xỉ nhau nằm ở bên phía
bờ hữu sông Cái, hai nhánh sông này chảy gần đến sông Cái thì nhập chung rồi đổ
vào sông Cái ở hạ lưu cầu Tân Mỹ. Tổng diện tích của 2 sông này là 488 km2.
+ Sông Quao:
Là một nhánh nằm ở bên bờ hữu sông Cái bắt nguồn từ núi Tà Mú (Tha
Ton). Đoạn thượng lưu sông chảy qua ở địa hình vùng núi có tên gọi là sông Lanh
Ra. Đoạn thượng lưu sông chảy qua vùng đồng bằng Phan Rang rồi đổ vào sông
Cái Phan Rang tại vị trí phía thượng lưu cầu Đạo Long.
Sông có diện tích lưu vực F= 154 km2 và chiều dài sông Ls= 39,5 km.
+ Sông Lu:
Là một nhánh lớn của sông Cái ở phía hữu ngạn bắt nguồn từ các dãy núi

phía Tây nơi ranh giới 3 tỉnh Lâm Đồng-Bình Thuận-Ninh Thuận. Sông bắt đầu bởi
2 nhánh là suối Tân Giang phát nguyên từ vùng núi giáp ranh với Lâm Đồng, suối
Biêu phát nguyên từ Bình Thuận. Hai suối này hợp lại chảy theo hướng Tây BắcĐông Nam sau đó chuyển hướng chảy theo hướng Tây Nam- Đông Bắc rồi đổ vào
sông Cái tại vị trí hạ lưu cầu Đạo Long. Sông có diện tích lưu vực F= 504 km2 và
chiều dài sông là Ls = 34 km.
Bảng 1-6
Sông suối
1.Tuyến hồ
S.Cái
2. Sông Sắt
3. Sông Cho Mo
4. Sông Ông
5. Sông Than
6. Suối Ngang
7. Sông Quao
8. Sông Lu
9. Các suối nhỏ
Toàn lưu vực

Đặc trưng các sông suối nhánh của sông Cái Phan Rang
Trong đó
N.Thuận Tỉnh khác

Thuộc huyện

Flv
(km2)

N.Thuận+ Khánh Hoà


773

450

Bác Ái
Bác Ái
Ninh Sơn
N.Thuận+ Lâm Đồng
Ninh Sơn
N. Phước
N. Phước + B. Thuận
Lưu vực sông Cái

409
86
215
488
59
154
504
348
3.043

409
86
195
336
59
154
464

348
2.488

336

20
152

47
555

Chiều
dài (km)
50
34
20
28
36
14
40
34
70
120


×