Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

NGHIÊN CỨU KHẨU DIỆN HỢP LÝ CỤM CÔNG TRÌNH CỐNG TRÊN CỬA SÔNG CÁI LỚN CÁI BÉ TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.68 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

TRẦN THỊ MỸ DUNG

NGHIÊN CỨU KHẨU DIỆN HỢP LÝ CỤM CÔNG
TRÌNH CỐNG TRÊN CỬA SÔNG CÁI LỚN - CÁI BÉ TRONG
ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

HÀ NỘI - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

TRẦN THỊ MỸ DUNG

NGHIÊN CỨU KHẨU DIỆN HỢP LÝ CỤM CÔNG
TRÌNH CỐNG TRÊN CỬA SÔNG CÁI LỚN - CÁI BÉ TRONG
ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG

Chuyên ngành


: Xây dựng công trình thủy

Mã số

: 60 – 58 – 40

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
Người hướng dẫn khoa học:
TS. HỒ TRỌNG TIẾN

Hà Nội - 2012


i

LỜI CẢM ƠN
Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật chuyên ngành Xây dựng công trình Thủy lợi với
đề tài:“ Nghiên cứu khẩu diện hợp lý cụm công trình cống trên cửa sông Cái
Lớn – Cái Bé trong điều kiện biến đổi khí hậu nước biển dâng” được hoàn
thành với sự giúp đỡ nhiệt tình, hiệu quả của Phòng đào tạo Đại học và sau Đại
học, Khoa Công trình - trường Đại học Thủy Lợi, cùng các Thầy Cô giáo, Bạn
bè, Đồng nghiệp và Gia đình.
Học viên xin được tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban Lãnh Đạo Viện
cùng các đồng nghiệp Trung tâm Ứng phó thiên tai và Biến đổi khí hậu, phòng
Kỹ Thuật – Hợp tác Quốc tế - Viện Quy hoạch Thuỷ lợi miền Nam, thầy cô và
cán bộ ở các cơ quan khác đã hết lòng giúp đỡ cũng như tạo điều kiện thuận lợi
cho học viên hoàn thành Luận văn.
Đặc biệt, học viên xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Hồ Trọng
Tiến là người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình cho học viên trong quá
trình thực hiện Luận văn này.

Với thời gian và trình độ còn hạn chế, Luận văn không thể tránh khỏi
những sai sót, khiếm khuyết. Học viên rất mong nhận được sự hướng dẫn và
đóng góp ý kiến của các Thầy cô giáo, của các Qúy vị quan tâm và bạn bè, đồng
nghiệp.
Hoàn thành Luận văn là tiền đề để bản thân học viên tiếp tục phấn đấu
trên con đường học hành phía trước.
Luận văn được hoàn thành tại Cơ sở II – Trường Đại học Thủy lợi.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2012.
Học viên

TRẦN THỊ MỸ DUNG


ii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1.

Tính cấp thiết của Đề tài ................................................................................ 1

2.

Mục đích của đề tài ........................................................................................ 2

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 2

4.


Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .................................................... 2

5.

Kết quả dự kiến đạt được............................................................................... 3

CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VÙNG NGHIÊN CỨU .......................... 5
1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên .......................................................................... 6
1.1.1

Vị trí địa lý ............................................................................................ 6

1.1.2

Đặc điểm địa hình địa mạo .................................................................... 6

1.1.3

Đặc điểm địa chất – Thổ nhưỡng .......................................................... 6

1.1.4

Khí tượng, khí hậu. ................................................................................ 7

1.1.5

Đặc điểm thủy văn............................................................................... 10

1.2. Diễn biến chất lượng nước .......................................................................... 15
1.2.1. Chất lượng nước mặt ............................................................................ 15

1.2.2. Chất lượng nước mưa ........................................................................... 15
1.2.3. Chất lượng nước ngầm ......................................................................... 16
1.3. Hiện trạng công trình thủy lợi và dự kiến phát triển, đầu tư công trình
thủy lợi trên sông Cái Lớn – Cái Bé ..................................................................... 16
1.4. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng tới Việt Nam nói
chung và vùng nghiên cứu nói riêng. .................................................................... 21
CHƯƠNG II. LỰA CHỌN CÔNG CỤ, PHƯƠNG PHÁP VÀ SƠ ĐỒ TÍNH........ 26
2.1. Cơ sở khoa học ............................................................................................ 26
2.2. Phân tích lựa chọn mô hình toán cho luận văn ............................................ 28
2.3. Xác định phạm vi tính toán của mô hình ..................................................... 30
2.3.1.

Mục tiêu ............................................................................................... 30

2.3.2.

Phạm vi tính toán của mô hình đươc đề xuất ....................................... 30

2.4. Các số liệu cơ bản và số liệu biên ............................................................... 31
2.4.1.

Sơ đồ mạng lưới sông kênh và ô đồng ................................................ 31


iii
2.4.2.

Phương pháp tính ................................................................................ 32

2.4.3.


Số liệu nhập và xuất chính của chương trình VRSAP ........................ 33

2.5. Mô phỏng và kiểm định mô hình ................................................................ 36
CHƯƠNG 3. CÁC TRƯỜNG HỢP VÀ KẾT QUẢ TÍNH ..................................... 46
3.1. Đề xuất các kịch bản bố trí công trình ......................................................... 46
3.2. Các trường hợp tính toán ............................................................................. 46
3.3. Kết quả tính toán.......................................................................................... 47
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÁC TRƯỜNG HỢP TÍNH
VÀ LỰA CHỌN KHẨU DIỆN HỢP LÝ CỤM CÔNG TRÌNH CỐNG TRÊN
CỬA SÔNG CÁI LỚN – CÁI BÉ ............................................................................ 62
4.1. Đánh giá diễn biến dòng chảy (lưu lượng, mực nước, xâm nhập mặn) ...... 65
4.2. Đánh giá theo hiệu ích kinh tế, quan điểm môi trường, xã hội ................... 66
4.2.1.

Các tác động tích cực .......................................................................... 66

4.2.2.

Các tác động tiêu cực chủ yếu ............................................................. 67

4.2.3.

Các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực ........................................ 67

4.3. Lựa chọn khẩu diện cụm công trình cống trên cửa sông CL – CB ............. 69
4.3.1.

Lựa chọn biện pháp công nghệ ........................................................... 69


4.3.2.

Lựa chọn cửa van ................................................................................ 70

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 74
1.

Kết quả đạt được trong luận văn.................................................................. 74

2.

Hạn chế và tồn tại ........................................................................................ 74

3.

Kiến nghị ..................................................................................................... 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 77


iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Nhiệt độ trung bình tháng ở một số nơi, 0C ................................................. 7
Bảng 1.2 Lượng bốc hơi (Piche) bình quân tháng ở một số nơi (mm) ....................... 8
Bảng 1.3 Số giờ nắng bình quân tháng (1960-2005) ở một số nơi (giờ) .................... 8
Bảng 1.4 Lượng mưa bình quân nhiều năm ở một số trạm mưa (mm) ..................... 9
Bảng 1.5 Thống kê công trình thuỷ lợi chủ yếu ở vùng ĐBSCL.............................. 17
Bảng 1.6 Nước biển dâng theo kịch bản phát thải trung bình (cm) .............................. 22
Bảng 1.7 Diện tích có nguy cơ bị ngập theo các mực nước biển dâng (% diện tích) ... 23
Bảng 1.8 Mức độ biến đổi đỉnh/chân triều với các trường hợp NBD vùng ĐBSCL

(cm) ........................................................................................................................... 24
Bảng 2.1 Lưu lượng Max và tổng lượng tính toán một số tuyến mùa lũ năm 2000 . 38
Bảng 2.2 Mực nước lớn nhất mùa lũ 2000 tại một số vị trí ...................................... 39
Bảng 2.3 Lưu lượng/tổng lượng trên dòng chính và tràn qua các vùng ngập ở
ĐBSCL trên tuyến biên giới Việt Nam – Cam Pu Chia. .......................................... 40
Bảng 2.4 Nhu cầu nước các tháng mùa kiệt vùng Bán đảo Cà Mau. ....................... 42
Bảng 3.1 Diễn biến mực nước min các trạm ven biển. ............................................. 60
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 0.1 Vị trí vùng Bán đảo Cà Mau ........................................................................ 4
Hình 0.2 Vị trí vùng Cái Lớn – Cái Bé ....................................................................... 5
Hình 2.1 Mực nước lũ 2000 tại trạm Pnompenh....................................................... 40
Hình 2.2 Mực nước lũ 2000 tại trạm Châu Đốc........................................................ 40
Hình 2.3 Mực nước lũ 2000 tại trạm Long Xuyên.................................................... 41
Hình 2.4 Mực nước lũ 2000 tại trạm Xuân Tô.......................................................... 41
Hình 2.5 Mực nước lũ 2000 tại trạm Tri Tôn. .......................................................... 41
Hình 2.6 Mực nước lũ 2000 tại trạm Lò Gạch. ......................................................... 42
Hình 2.7 Mực nước Tháng II trạm Châu Đốc. .......................................................... 43
Hình 2.8 Mực nước Tháng II trạm Long Xuyên. ...................................................... 43
Hình 2.9 Mực nước Tháng II trạm Tịnh Biên. .......................................................... 44
Hình 2.10 Mực nước Tháng II trạm Tân Hiệp. ......................................................... 44
Hình 2.11 Lưu lượng tháng II trạm Châu Đốc. ......................................................... 44
Hình 2.12 Lưu lượng tháng II trạm Cần Thơ. ........................................................... 45


v
Hình 3.1 Diễn biến mực nước max tháng II dọc kênh Thốt Nốt. ............................. 48
Hình 3.2 Diễn biến mực nước min và bình quân tháng II dọc kênh Thốt Nốt ......... 48
Hình 3.3 Diễn biến mực nước min và bình quân tháng II dọc kênh Cán Gáo. ......... 50
Hình 3.4 Diễn biến mặn max tháng II dọc kênh Cán Gáo – Trèm Trẹm.................. 51
Hình 3.5 Diễn biến mực nước max tháng II dọc kênh Thốt Nốt. ............................. 52

Hình 3.6 Diễn biến mực nước min và bình quân tháng II dọc kênh Cán Gáo .......... 53
Hình 3.7 Hmin và Hbq tháng II, IV dọc kênh Xáng Minh Hà phương án PA1 ....... 55
Hình 3.8 Diễn biến mực nước bình quân tháng II dọc kênh Thốt Nốt ..................... 56
Hình 3.9 Diễn biến mực nước bình quân tháng II dọc kênh Cán Gáo ...................... 56
Hình 3.10 Diễn biến mực nước max dọc sông Cái Bé. ............................................. 57
Hình 3.11 Diễn biến mực nước max dọc kênh Làng Thứ 7...................................... 58
Hình 4.1 Đề xuất thành phần khu đầu mối sông Cái Lớn – Cái Bé .......................... 71
Hình 4.2 Đề xuất vị trí cống Cái Lớn và cống Cái Bé .............................................. 72
Hình 4.3 Kết cấu đập trụ đỡ ...................................................................................... 72
Hình 4.4 Cửa van phẳng............................................................................................ 73
Hình 4.5 Cửa van Clape của cống Thảo Long, Thừa Thiên Huế ............................. 73
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Từ viết tắt
BĐCM
ĐBSCL
QLPH
UMT

UMH
BĐKH
NBD
NTTS
Z
QL
PA

Nghĩa từ viết tắt
Bán đảo Cà Mau
Đồng bằng sông Cửu Long
Quản Lộ Phụng Hiệp
U Minh Thượng
U Minh Hạ
Biến đổi khí hậu
Nước biển dâng
Nuôi trồng thủy sản
Cao trình đáy
Quốc lộ
Phương án


1

MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của Đề tài
Vùng Bán đảo Cà Mau là một trong bốn vùng lớn của Đồng bằng sông


Cửu Long bao gồm: Tứ giác Long Xuyên, Bán đảo Cà Mau, Giữa sông Tiền –
sông Hậu và Đồng Tháp Mười. Diện tích tự nhiên vùng BĐCM vào khoảng
1.667.000ha, trong đó có hơn 2/3 diện tích bị mặn từ biển Tây và biển Đông xâm
nhập nên sản xuất nông nghiệp trong vùng còn phát triển ở mức thấp. Kiểm soát
mặn để sử dụng có hiệu quả nguồn nước tại vùng BĐCM là vấn đề hết sức quan
trọng trong công tác thủy lợi nhằm phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
Các nghiên cứu thủy lợi vùng BĐCM đã đề xuất xây dựng hệ thống công
trình kiểm soát mặn dọc tuyến Quốc lộ 1A và nạo vét mở rộng các kênh nối từ
sông Hậu vào để tăng cường nguồn nước ngọt, hạn chế xâm nhập mặn trên sông
Cái Lớn – Cái Bé và ngọt hóa diện tích ở phía Bắc Quốc lộ 1A và phía Đông
kênh Cán Gáo thuộc vùng Quản Lộ Phụng Hiệp, U Minh Thượng. Hệ thống công
trình ngăn mặn gồm 12 cống ở vùng QLPH, các cống dọc kênh Cán Gáo – sông
Trẹm, đào nạo vét các kênh dẫn ngọt và xây dựng hệ thống công trình mặt ruộng.
Đối với diện tích ở phiá Tây kênh Cán Gáo, chủ yếu xây dựng công trình ngăn
mặn nhỏ, lợi dụng nước mưa để tưới.
Khi hệ thống công trình nói trên hoàn thành thì 3 nguồn mặn từ sông Mỹ
Thanh, Gành Hào và Ông Đốc vào vùng BĐCM cơ bản sẽ được kiểm soát, tạo ra
1 vùng ngọt hóa rộng lớn gồm QLPH, U Minh Thượng, U Minh Hạ. Tuy nhiên
do sông Cái Lớn - Cái Bé còn bỏ ngỏ nên nước mặn sẽ xâm nhập mạnh vào vùng
dự án, nhất là vào các tháng III, IV khi nguồn nước ngọt xuống thấp và nhu cầu
lấy nước tưới trong vùng tăng cao.
Nghiên cứu kiểm soát mặn tại các cửa sông lớn từ đó lợi dụng tổng hợp
nguồn nước (nước mưa, nước ngầm và nguồn nước từ sông Hậu vào) phục vụ
cho sinh hoạt và sản xuất trong vùng không chỉ là 1 mục tiêu phát triển trước
mắt, mà còn là bài toán kinh tế, xã hội cấp bách không chỉ cho hiện tại mà cho
tương lai của vùng BĐCM nói riêng và toàn ĐBSCL nói chung. Để thực hiện
được đòi hỏi phải có đóng góp đồng bộ của hệ thống công trình thủy lợi mà trong


2

đó vai trò hết sức quan trọng của cụm công trình cống trên cửa sông Cái Lớn –
Cái Bé. Đặc biệt là trong điều kiện biến đổi khí hậu – nước biển dâng đang là 1
mối đe dọa hiện hữu đối với ĐBSCL.
Để có cơ sở khoa học phục vụ công tác thiết kế và quy hoạch thủy lợi
vùng ĐBSCL, việc “Nghiên cứu khẩu diện hợp lý cụm công trình cống trên
cửa sông Cái Lớn – Cái Bé trong điều kiện biến đổi khí hậu nước biển dâng”
nhằm phát triển kinh tế, xã hội tăng cường quốc phòng, an ninh vùng ven biển
trước mắt cũng như lâu dài là rất cấp thiết.
Mục đích của đề tài

2.

Đánh giá diễn biến dòng chảy (mực nước, lưu lượng, xâm nhập mặn) khi
không và có cụm công trình Cái Lớn – Cái Bé trên địa bàn vùng nghiên cứu
trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Từ đó đề xuất khẩu diện hợp lý
cụm công trình cống trên cửa sông Cái Lớn – Cái Bé.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.

Đối tượng nghiên cứu: Cụm công trình cống trên cửa sông Cái Lớn – Cái
Bé (Cống Cái Lớn, Cống Cái Bé, Cống Xẻo Rô, Cống Cái Sắn, Cống Kênh
Nhánh, Cống Sông Kiên).
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu đề xuất khẩu diện cụm công trình cống
trên cửa sông Cái Lớn – Cái Bé trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

4.

a) Cách tiếp cận

Tiếp cận thực tiễn, hệ thống và toàn diện.
Tiếp cận kế thừa tri thức, kinh nghiệm của các nghiên cứu đã có trước đó 1
cách chọn lọc, sáng tạo.
Dùng mô hình toán để mô phỏng tính toán giá trị mực nước vùng ven biển,
từ đó xác định chênh lệch mực nước và lựa chọn khẩu diện hợp lý cho công
trình.
b) Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra tổng kết thực tế: Điều tra, khảo sát, thu thập thông
tin số liệu. Phân tích, đánh giá biến đổi của dòng chảy hiện trạng: dòng chảy mùa
kiệt cũng như dòng chảy mùa lũ, diễn biến mặn,.... Sử dụng các phương pháp


3
thống kê, phân tích nguyên nhân - kết quả phân tích nguyên nhân hình thành và
các tác động làm biến đổi dòng chảy kiệt cũng như lũ.
Phương pháp lý thuyết: sử dụng lý thuyết, phần mềm mô phỏng- mô hình
thủy lực một chiều (VRSAP) đánh giá kết quả, đề xuất các giải pháp tính toán cụ
thể.
Phương pháp kế thừa: sử dụng một số công trình nghiên cứu về bài toán
thủy lực cống vùng triều và kinh nghiệm tính toán thiết kế cống thực tế ở các địa
phương ven biển vùng ĐBSCL của các cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước.
5.

Kết quả dự kiến đạt được
Đánh giá được diễn biến dòng chảy (mực nước, lưu lượng, xâm nhập

mặn) vùng ảnh hưởng của hệ thống công trình trên cửa sông Cái Lớn – Cái Bé (6
cống) với các kịch bản biến đổi khí hậu – nước biển dâng và đưa ra quy mô kích
thước công trình, từ đó đề xuất việc cần thiết phải xây dựng cũng như khẩu diện
hợp lý cho cụm công trình nghiên cứu.



4

Hình 0. 1 Vị trí vùng Bán đảo Cà Mau


5

Hình 0. 2 Vị trí vùng Cái Lớn – Cái Bé


6
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VÙNG NGHIÊN CỨU
1.1.

Đặc điểm điều kiện tự nhiên

1.1.1 Vị trí địa lý
Phạm vi nghiên cứu là phần cửa sông Cái Lớn – Cái Bé thuộc vùng
BĐCM, toàn bộ diện tích BĐCM nằm ở phía Tây Nam của ĐBSCL có toạ độ địa
lý:
+ 8036’÷ 10030’ vĩ độ Bắc,
+ 104042’÷ 105030’ kinh độ Đông.
BĐCM được giới hạn bởi phía Bắc là kênh Cái Sắn, phía Đông Bắc là
sông Hậu, phía Tây Nam là biển Tây và phía Đông là biển Đông với diện tích tự
nhiên 16.780 km2, chiếm 43% diện tích ĐBSCL, gồm 6 tỉnh: Bạc Liêu, Sóc
Trăng, Cà Mau, Hậu Giang, thành phố Cần Thơ và một phần của tỉnh Kiên
Giang.
1.1.2 Đặc điểm địa hình địa mạo

Bán đảo Cà Mau là vùng bồi tích từ phù sa sông và phù sa biển, hình
thành các dải đất cao ven các sông rạch lớn, ven bờ biển. Khu vực tiếp giáp với
biển có nhiều bãi bồi, ven biển có rừng ngập mặn, rừng tràm phân bố dọc bờ biển
của Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang.
Chiều dài bờ biển là 453 km, được hình thành trong quá trình bồi tụ phù
sa xen kẽ với các quá trình xâm thực, ven bờ biển thường tạo thành các giồng cát
dạng hình cung có mặt lồi ra phía biển. Nhìn chung, bờ biển có xu thế được bồi,
tiến ra biển từ 50÷100 m/năm nhưng có vài đoạn bị xói lở như cửa Gành Hào, Hố
Gùi (Cà Mau).
Vùng BĐCM có dạng địa hình trũng, nhưng tương đối bằng phẳng có cao
độ phổ biến từ 0,2 ÷ 0,6m với hướng dốc chính là Đông Bắc - Tây Nam. Khu vực
đất cao ở vùng ven sông Hậu, ven biển Đông, biển Tây, các dải đất thấp trũng
nằm ở giữa nên địa hình có tính chất lòng máng, các lòng máng chính là từ trung
tâm đi về phía Cà Mau và từ trung tâm về cửa sông Cái Lớn.
1.1.3 Đặc điểm địa chất – Thổ nhưỡng
Theo các nghiên cứu liên quan đến thổ nhưỡng, BĐCM có 5 nhóm đất
chính với 19 đơn vị phân loại đất.


7
1. Nhóm đất cát:

7.597ha (chiếm 0,45% tổng diện tích).

2. Nhóm đất phù sa:

230.676ha (chiếm 13,75% tổng diện tích).

3. Nhóm đất phèn:


815.637 ha (chiếm 48,60% tổng diện tích).

4. Nhóm đất mặn:

544.074 ha (chiếm 32,42% tổng diện tích).

5. Nhóm đất than bùn: 26.847 ha (chiếm 1,60% tổng diện tích).
Qua các số liệu này cho thấy, diện tích đất phèn, đất mặn chiếm tỷ lệ rất
lớn (hơn 80% diện tích tự nhiên vùng nghiên cứu). Xét về tính chất đất và loại
đất ở BĐCM sử dụng cho nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản rất đa dạng, tuy
nhiên nguồn nước ngọt rất khó khăn. Vì vậy, việc sử dụng, cải tạo, đất khá phức
tạp và công tác cải tạo đất để phát triển sản xuất đóng vai trò hết sức quan trọng.
1.1.4 Khí tượng, khí hậu.
Đặc điểm cơ bản của khí hậu vùng BĐCM phân bố theo mùa. Mỗi năm có
2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
Về nhiệt độ: BĐCM là vùng có nhiệt độ trung bình hàng năm cao



(khoảng 27,00C). Số ngày có nhiệt độ trung bình từ 26,0 ÷ 28,00C là 206
ngày/năm. Độ ẩm tương đối trung bình năm từ 82,2 ÷ 87,5%. Tháng IX, X độ ẩm
tương đối trung bình cao nhất: 86,0 ÷ 89,0%. Tháng I và II độ ẩm tương đối
trung bình thấp nhất: 75,6 ÷ 83,2%.
Bảng 1.1 Nhiệt độ trung bình tháng ở một số nơi, 0C
Vị trí
Cần Thơ
Rạch Giá
Sóc Trăng
Cà Mau



I

II

III

IV

V

25,5
25,5
25,2
24,9

26,1
26,3
26.0
25,4

27,2
27,6
27,2
26,6

28,6
28,5
28,4
27,6


27,4
28,4
27,9
27,4

Tháng
VI VII VIII
27,1
28,2
27,2
27,1

26,8
27,7
27.0
26,9

26,6
27,5
27.0
26,8

IX

X

XI

XII


26,7
27,5
26,9
26,7

26,9
27,3
26,8
26,6

27.0
26,8
26,5
26,3

25,6
25,9
25,5
25,5

Năm
26,8
27,3
26,8
26,5

Trong năm có hai mùa gió: gió mùa Đông bắc (tháng XI ÷ IV) và

gió mùa Tây nam (tháng V ÷ X). Gió mùa Đông bắc (hay gió Chướng) hoạt động

mạnh vào thời kỳ đầu mùa khô, gặp thời kỳ triều cường thường gây ra sóng lớn
làm cho nước mặn tràn vào đồng ruộng. Gió mùa Tây Nam với thành phần chính
là gió hướng Tây có tốc độ trung bình tháng lớn nhất 1,8 m/s, tốc độ gió tức thời
lớn nhất là 28 m/s (tháng VIII/1999 tại Rạch Giá).


8


Về bốc hơi, lượng bốc hơi trung bình hàng năm khá lớn, đạt trên

1000 mm (Piche-mm). Mùa khô, do nắng nhiều và độ ẩm không khí thấp nên
lượng bốc hơi lớn (tháng III lớn nhất: 140 ÷ 160mm). Mùa mưa, lượng bốc hơi
giảm nhiều, tháng X lượng bốc hơi thấp nhất (60 ÷ 70mm).
Bảng 1.2 Lượng bốc hơi (Piche) bình quân tháng ở một số nơi (mm)
Vị trí
Cần Thơ
Rạch Giá
Sóc Trăng
Cà Mau


I
90
108
118
118

II
118

120
134
103

III
149
140
158
146

IV
V
144 102
129 99
144 96
126 104

Tháng
VI VII VIII IX X XI XII
84 81 81 72 74 72 81
105 93 99 99 74 75 90
84 90 87 72 59 66 90
74 65 67 57 53 78 99

Năm
1148
1230
1198
1088


Số giờ nắng trung bình khá cao, bình quân cả năm 6,8 ÷ 7,5

giờ/ngày. Tháng II ÷ IV, số giờ nắng cao nhất (8 ÷ 10 giờ/ngày). Tháng VIII ÷ X,
số giờ nắng thấp nhất (5 ÷ 6 giờ/ngày). Số giờ nắng cao trong ngày là đặc điểm
thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển.
Bảng 1.3 Số giờ nắng bình quân tháng (1960-2005) ở một số nơi (giờ)
Vị trí

Tháng

Năm

I

II

III

IV

V

VI

VII VIII

IX

X


XI

XII

Cần Thơ

8,5

9,2

9,5

9,0

6,8

5,7

6,3

5,6

5,5

5,3

6,7

8,0


7,5

Sóc Trăng

8,7

9,3

9,7

8,7

6,4

5,6

6,1

5,4

5,4

5,4

7,0

8,1

7,2


Rạch Giá

8,6

9,2

9,4

8,9

7,0

5,6

6,3

5,1

5,5

5,7

7,3

8,4

7,2

Cà Mau


8,4

9,2

9,3

8,2

6,0

5,2

5,8

4,9

4,9

5,0

6,3

7,6

7,4

Bạc Liêu

8,7


9,7 10,2 9,3

6,7

5,5

6,2

5,4

5,2

5,4

6,7

7,9

6,8



Mưa: Mùa mưa bắt đầu từ tháng V đến hết tháng XI, trùng với thời

kỳ gió mùa Tây Nam, lượng mưa chiếm từ 90 ÷ 95% lượng mưa cả năm. Mùa
khô bắt đầu từ tháng XII và kết thúc tháng IV năm sau, trùng với thời kỳ gió mùa
Đông bắc. Biến động lượng mưa tháng rất lớn, đặc biệt là thời kỳ đầu và cuối
mùa mưa. Do sự biến động của mưa nên ngay cả các tháng trong mùa mưa cũng
có một hoặc nhiều thời kỳ không mưa hoặc lượng mưa rất nhỏ, xảy ra trên diện
rộng, sinh ra hạn khí tượng (hạn Bà Chằng) là trở ngại rất lớn đối với sản xuất

nông nghiệp ở những nơi còn phụ thuộc nhiều vào nước mưa như khu vực Trung
tâm và phía Tây Nam. Kết quả tính tần suất xuất hiện hạn 7, 10 và 15 ngày cho
thấy khả năng xuất hiện hạn 7 ngày trong các tháng VI, VII chiếm 15 ÷ 50%.


9

Hình 1.1 Đẳng trị mưa trung bình và bốc hơi bình quân nhiều năm ở BĐCM


10
Bảng 1. 4 Lượng mưa bình quân nhiều năm ở một số trạm mưa (mm)
Tháng
Trạm

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII


IX

X

XI

XII

Tổng

Bạc Liêu

3,2

2,6

10,7

66,0

195,7

273,2

255,6

276,3

298,9


293,4

172,8

38,0

1886

Cà Mau

21,2

15,5

39,5

116,6

257,0

339,9

326,1

390,4

348,4

330,9


196,2

50,9

2433

Cần Thơ

5,5

2,2

12,3

40,5

167,9

222,2

218,7

234,1

258,8

283,0

154,8


35,9

1636

Long Xuyên

8,1

7,0

12,0

83,1

119,3

154,4

205,9

193,6

210,6

278,2

142,0

32,6


1447

Đại Ngãi

2,9

3,5

3,6

28,0

218,1

316,9

304,8

335,9

335,8

294,6

140,5

17,1

2002


Phụng Hiệp

5,0

5,6

19,1

76,6

169,7

247,2

274,6

262,4

275,8

260,6

123,7

33,4

1754

Rạch Giá


10,7

12,7

24,8

100,8

252,1

293,7

299,6

377,9

302,8

293,8

202,2

43,7

2215

Sóc Trăng

2,0


4,4

16,8

97,9

222,3

283,8

237,7

325,8

278,7

289,8

154,3

33,5

1947

Vị Thanh

3,6

9,8


21,2

95,2

176,6

259,0

254,8

309,7

254,9

255,7

153,7

37,6

1832

1.1.5 Đặc điểm thủy văn
Chế độ thuỷ văn vùng BĐCM có liên quan mật thiết với chế độ thuỷ văn
sông Mekong, thuỷ triều biển Đông, biển Tây và mưa nội đồng. Ngoài ra, chế độ
thuỷ văn trong vùng còn chịu ảnh hưởng của hệ thống công trình kiểm mặn biển
Đông, công trình thuỷ lợi nội đồng.
a)


Chế độ thủy triều Biển Đông:
Các phân tích sau đây dựa vào mực nước trạm Vũng Tàu, đại diện cho

thủy triều biển Đông: Triều biển Đông thuộc loại bán nhật triều không đều, trong
ngày có hai lần triều lên và hai lần triều xuống, thường có dạng “M”, với chu kỳ
triều ngày trung bình là 24,5 giờ. Biên độ triều lớn nhất biến đổi từ 3,0 ÷ 4,0 m.
Mực nước chân triều dao động lớn (1,6 ÷ 3,0 m), trong khi đó mực nước
đỉnh triều dao động nhỏ hơn (0,8 ÷ 1,0 m). Kết quả là khoảng thời gian duy trì
mực nước cao dài hơn khoảng thời gian duy trì mực nước thấp và đường mực
nước trung bình nằm gần với mực nước đỉnh triều.
Một chu kỳ triều trung bình là 15 ngày, trong đó có 1 kỳ triều cường và 1
kỳ triều kém. Trong năm mực nước trung bình tháng cao nhất xảy vào tháng XI ÷
XII, thấp nhất vào tháng VI ÷ VII.


11
Giờtrong ngà
y
Nướ
c lớ
n cao
M Ố
C CAO ĐỘ

M ực nước âm

Nướ
c rò
ng cao


Độlớn triều

M ực nước dương

Nướ
c lớ
n thấ
p

Đườ
ng quátrình mực nướ
c

Nướ
c rò
ng thấ
p

Hình 1.2 Hình dạng triều ở biển Đơng
Thủy triều biển Đơng truyền vào các kênh rạch nội đồng ĐBSCL thơng
qua hệ thống sơng Cửu Long, hệ thống sơng Vàm Cỏ, sơng Mỹ Thanh và sơng
Gành Hào. Dọc theo hệ thống sơng Cửu Long, triều biển Đơng ảnh hưởng vượt
qua Tân Châu và Châu Đốc trong mùa kiệt.
b)

Chế độ thủy triều Biển Tây:
Các phân tích sau dựa vào mực nước trạm Rạch Giá, đại diện cho triều

biển Tây (trạm Rạch Giá nằm hơi sâu trong kênh, ít nhiều cũng bị ảnh hưởng các
điều kiện thủy văn nội đồng):

Triều biển Tây thuộc loại triều hỗn hợp, thiên về nhật triều. Thời gian
triều lên và triều xuống xấp xỉ nhau, thường kéo dài từ 11,3 ÷ 12,0 giờ, với chu
kỳ triều ngày 24,3 giờ. Biên độ triều lớn nhất biến đổi từ 0,8 ÷ 1,2 m.
Mực nước chân triều dao động ít (0,2 ÷ 0,4 m), trong khi đó mực nước
đỉnh triều dao động nhiều hơn (0,6 ÷ 0,8 m), thường có dạng “W”. Kết quả là
khoảng thời gian duy trì mực nước thấp dài hơn khoảng thời gian duy trì mực
nước cao và đường mực nước bình qn ngày nằm gần với mực nước chân triều.
Một chu kỳ triều trung bình 15 ngày, trong năm mực nước bình qn
tháng cao nhất xảy ra vào tháng XI ÷ XII, thấp nhất xảy ra vào tháng IV ÷ V,
trùng với thời kỳ mực nước thấp nhất trên sơng Hậu.


12
Thủy triều biển Tây truyền vào các kênh rạch nội đồng vùng BĐCM
thông qua sông Cửa Lớn, Bảy Háp, Ông Đốc, Cái Lớn, Cái Bé, kênh Rạch Sỏi.

Hình 1.3 Quá trình mực nước triều biển Tây


Những đặc điểm trên đây cho thấy: đối với thủy triều biển Đông ảnh

hưởng tích cực đến việc lấy nước tưới trong các tháng II ÷ III, tiêu chua trong
các tháng VI ÷ VII, nhưng bất lợi cho việc tiêu lũ (X ÷ XI) và mặn xâm nhập
mạnh trong tháng IV ÷ V, trong khi đó thủy triều biển Tây thuận cho việc tiêu
chua (V ÷ VI) và tiêu lũ, nhưng bất lợi cho việc lấy nước tưới tháng II ÷ III, mặn
xâm nhập mạnh trong tháng III ÷ IV. Trước khi có hệ thống công trình ngăn mặn
biển Đông, triều từ biển Đông với mực nước đỉnh triều cao và biên độ lớn,
truyền vào trực tiếp qua các sông rạch từ sông Mỹ Thanh đến sông Gành Hào,
đã hạn chế lượng nước từ sông Hậu chuyển vào trong mùa kiệt. Trong khi đó
triều biển Tây truyền vào với mực nước đỉnh triều thấp và biên độ nhỏ hơn. Vì

vậy, triều biển Đông chiếm ưu thế ở phía Nam vùng QLPH. Sự gặp gỡ giữa hai
nguồn triều này là nguyên nhân chính hình thành vùng giáp nước rộng lớn ở khu
vực trung tâm, với đặc tính tiêu biểu của vùng giáp nước là đỉnh triều thấp, chân
triều cao. Đó cũng là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đáng kể
đến khả năng chuyển nước từ sông Hậu vào các kênh rạch nội đồng trong mùa
khô và hạn chế khả năng tiêu thoát, kéo dài thời gian ngập úng trong mùa mưa ở
khu vực trung tâm vùng BĐCM. Sau khi có hệ thống cống ngăn mặn biển Đông,
nguồn triều biển Đông cơ bản đã được kiểm soát. Tuy nhiên, triều biển Tây vẫn
còn ảnh hưởng đáng kể ở các kênh rạch phía Tây Bắc vùng QLPH.


13
c)

Chế độ thuỷ văn nội đồng BĐCM:
 Tình hình giáp nước vùng TSH và QLPH

Biến đổi mực nước khu vực này chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi triều biển
Đông, triều biển Tây, chế độ thuỷ văn sông Hậu và mưa nội đồng. Do đồng thời
chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, cùng với kênh rạch vùng này phát triển và chia
cắt nhiều tạo hình thành nhiều vùng giáp nước khác nhau, dẫn đến chế độ thuỷ
văn cũng như chất lượng nước trong vùng BĐCM diễn biến rất phức tạp. Quan
trọng nhất là giáp nước giữa triều biển Đông (truyền vào các kênh rạch phía Nam
và các kênh rạch phía Đông thông qua sông Hậu) và triều biển Tây. Đó là 1 trong
những nguyên nhân chính hạn chế rất nhiều đến việc tiêu úng, tiêu nước dư thừa
trong mùa mưa và dẫn nước từ sông Hậu vào khu vực trung tâm và khu vực phía
Tây vùng BĐCM.
Năm 1999 ÷ 2000, hệ thống công trình ngăn mặn biển Đông hoàn chỉnh
và đi vào hoạt động, nước mặn xâm nhập vào vùng dự án thông qua sông Mỹ
Thanh đã được ngăn chặn hoàn toàn, nước mặn xâm nhập thông qua sông Gành

Hào đã giảm, nước sông Hậu có điều kiện vào sâu các kênh rạch nội đồng. Đáng
kể nhất là kênh QLPH, tại khu vực Ngã Năm, trong mùa kiệt luôn có dòng chảy
một chiều về phía Cà Mau, xu thế vùng giáp nước đã chuyển lên khu vực phía
Bắc kênh QLPH.
Trong các năm 2001, 2002, 2003 và mùa khô năm 2004, một số cống hoạt
động theo cơ chế điều tiết nước mặn nuôi tôm cho khu vực phía Tây Nam QLPH, nguồn nước mặn đã được khống chế, do vậy đã hạn chế đáng kể ảnh hưởng
triều biển Đông vào khu vực trung tâm. Vị trí vùng giáp nước thay đổi không
nhiều so với giai đoạn 1999 ÷ 2000, khu vực Ngã Năm vẫn luôn có dòng chảy 1
chiều về phía Cà Mau.


14

GIÁ
P NƯỚ
C CHÍNH MÙ
A KIỆ
T NĂ
M 2000 VÙ
NG BÁ
N ĐẢ
O CÀMAU

(

t Nố
t
Thố

K.

Ca
ùiS
ắn

.

ÔMô
n

n Hiệ
p

.

.

CẦ
N THƠ <

RẠC H GIÁ

K.O
ÂMo
â
n

<

Giồ
ng Riề

ng

Ga
ùo

TA Â
Y

K.
Ca
ùn

BI Ể
N

S.C
ái GòQuao

ùn
.

Đại Ngãi

ûy
Ba

Th

C.MỹTú


.

U Minh

K.
Ch
ắc

Trầ
n Vă
n Thờ
i
Đốc .
S.ng

âu
lie

C.CàMau

CÀMAU <

ïc
Ba
øaDư

C.Bạch Ngưu

ệp
Hi


MỹThanh
C.PhúLộc

<

BẠC LIÊ
U

p

uS

C.C
m

i Tr
á
C.C øBình
oa
C.H Đồ
n
p
ù
C.A
Mỹ
ónh
C.V
ố3
u

â
C.S
t Ne
hộ
C.C
ung
mL
ó
C.X
n
Trò
ng
ù
C.La
ai
iáR
C.G
ạng
ọc N
í
C.N
h
C
hủ
C.C
on
ưS
C.S
a


uD
â
C.C
o
ù
e
c Tr

C.K
m
Trâ
ng
ù
C.La

ản
Qu
K.

HồU Minh Hạ

ïng
hu
ä-P
Lo

.

õ
My

ónh
-V
ng
Lo

.

Phướ
c Long

K.C
ạn

ền
-H
ộP
ho
øng

ớc

K.P

Thớ
i Bình

an
Ng
K.


Ba
êng

.

<

C.T7

Vónh Thuậ
n

nh
Si
ó
Ph
ànĐe

øa


U Minh

Hồ
ng Dâ
n
NgãNăm

Thượng



C TRĂ
NG

C.MỹPhước

ïnh
Ca
K.

rẹm
S.T

âu
Tie
R.

.

Phụng Hiệ
p

VòThanh

øng
La
K.

An Minh


.

.
.

äu
Ha

S.CáiB
é

âng
So

K.
Xa
øN
ô

.

Xẻ
o Rô

âu
ïc Lie
u-Ba
øMa
K.Ca



Å
BI E

NG
Ô

o
nh Hà
S.Gà

nh Hà
o

GHI CHÚ

ùp
ûy Ha
S.Ba Năm Că
n

.

ùn
ûa Lơ
S.Cư

Trung tâm tỉ
nh/trạm khí tượng


<

Trung tâm huyệ
n/trạm đo mưa

.

Trạm đo mực nướ
c

ng giá
p nướ
c
Hướ
ng dò
ng chả
y 2 chiề
u
Hướ
ng dò
ng chả
y 1 chiề
u
Cố
ng ngă
n mặ
n
Đêngă
n mặ
n


Hình 1.4 Vùng giáp nước mùa kiệt năm 2000 ở BĐCM


15


Tình hình giáp nước vùng U Minh

Vùng UMH chịu ảnh hưởng trực tiếp thủy triều biển Tây suốt năm từ
nhiều phía: sông Cái Lớn và các kênh nối thẳng với biển Tây, phía rạch Tiêu
Dừa, Chắc Băng (Cà Mau) truyền lên. Giáp nước chính được hình thành do
nguồn triều từ sông Cái Lớn truyền vào và nguồn triều từ sông Ông Đốc truyền
lên ở gần vùng đất giáp ranh giữa hai tỉnh Kiên Giang và Cà Mau. Tại vùng giáp
nước, biên độ mực nước trong mùa khô thay đổi từ 30 ÷ 40 cm, mùa mưa từ 8 ÷
10 cm.
1.2.

Diễn biến chất lượng nước

1.2.1. Chất lượng nước mặt
Chất lượng nước sông Mê Kông biến thiên theo mùa rõ rệt, mùa kiệt hàm
lượng các chất hoà tan trong nước khá cao, mùa lũ có hàm lượng thấp hơn, hàm
lượng phù sa cao trong mùa lũ và thấp trong mùa kiệt. Chất lượng nước sông
Hậu tương đối tốt, độ pH = 6,5 ÷ 8,5.
Nguồn nước mặt vùng BĐCM chịu ảnh hưởng rất lớn do các hoạt động
của con người. Các cơ sở sản xuất sử dụng các công nghệ, thiết bị thô sơ, thải
trực tiếp nước thải ra ngoài không qua xử lý nên thường gây ô nhiễm cho môi
trường nước tiếp nhận chúng. Vì thế, đã có các dấu hiệu nhiễm bẩn hữu cơ tuy
nhiên vẫn ở mức độ nhẹ. Đặc biệt trong mùa khô có dòng chảy nhỏ, hệ thống

cống hoạt động không hiệu quả dễ dàng dẫn đến ô nhiễm nguồn nước.
Ngoài ra, một trong các nguồn gây ô nhiễm tiềm tàng cho nước mặt kênh
mương vùng BĐCM là sự thải bỏ các sản phẩm sau thu hoạch (rơm, bã thân
cành, lá …) hoặc chất thải chăn nuôi. Do có hệ thống ngăn mặn, ngọt hoá vùng
QLPH, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản trong vùng đã phát triển. Đồng
thời, với sự gia tăng diện tích canh tác, lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật,
cũng như thức ăn cho nuôi tôm được sử dụng cũng gia tăng tình trạng ô nhiễm
môi trường nước.
1.2.2. Chất lượng nước mưa
Nằm trong vùng có lượng mưa dồi dào với lượng mưa hàng năm vào loại
lớn nhất ĐBSCL khoảng từ 1.600 ÷ 2.400mm. Không có hiện tượng nhiễm bẩn
nước mưa do ô nhiễm không khí vì công nghiệp cũng như các đô thị trong vùng


16
chưa phát triển. Với lượng mưa lớn nhưng tập trung hầu hết trong mùa mưa nên
để sử dụng hiệu quả cần phải có các biện pháp lưu giữ mưa trong mùa mưa để sử
dụng trong mùa khô, đặc biệt cho mục đích sinh hoạt, cũng như nuôi trồng thủy
sản.
1.2.3. Chất lượng nước ngầm
Nước dưới đất trong vùng BĐCM được phân làm hai loại theo động tổng
khoáng hoá: nước nhạt có độ tổng khoáng hoá nhỏ hơn hay bằng 1.000 mg/l và
nước mặn có độ tổng khoáng hoá lớn hơn 1.000mg/l. Nước nhạt theo tiêu chuẩn
sử dụng cho dân sinh, công nghiệp và nước mặn cho tưới hay nuôi trồng thủy sản
và không loại trừ dùng cho các mục đích khác. Theo kết qủa điều tra địa chất
thủy văn khu vực và vùng trong nhiều năm qua cho thấy nước nhạt các tầng chứa
nước đang khai thác luôn luôn đảm bảo tiêu chuẩn để làm nguồn khai thác cho
dân sinh, công nghiệp. Có nhiều vùng nước dưới đất có thể dùng ngay khi bơm
từ giếng khoan lên không phải qua khâu xử lý. Có những vùng phải qua xử lý
một số thành phần như: độ pH, sắt, mangan, vi trùng. Hầu như không phát hiện

thấy các các kim loại nặng vượt quá giới hạn cho phép. Cũng chưa phát hiện thấy
các độc tố do sử dụng chất bảo vệ thực vật gây ô nhiễm các tầng chứa nước đang
khai thác. Những vùng nước dưới đất bị nhiễm bẩn vi sinh hiện chỉ có tính cục
bộ và sự lan truyền xảy ra chậm chạp do có các lớp thấm nước yếu chặn lại. Đối
với nước mặn chất lượng nước thay đổi từ lợ đến mặn, hầu như chưa được sử
dụng.
1.3.

Hiện trạng công trình thủy lợi và dự kiến phát triển, đầu tư công

trình thủy lợi trên sông Cái Lớn – Cái Bé
1.3.1. Hiện trạng thuỷ lợi toàn vùng ĐBSCL
Tưới tiêu, cấp nước: Toàn ĐBSCL hiện có trên 15.000 km kênh trục và
kênh cấp I, gần 27.000 km kênh cấp II, khoảng 50.000 kênh cấp III và nội đồng,
80 cống rộng trên 5 m (lớn nhất là cống - đập Láng Thé 100 m và cống - đập Ba
Lai 84 m), trên 800 cống rộng 2 ÷ 4 m và hàng vạn cống, bộng nhỏ, trên 1.000
trạm bơm điện lớn và vừa, hàng vạn máy bơm nhỏ để chủ động tưới, tiêu.
Kiểm soát lũ: Để kiểm soát lũ, hiện vùng ngập lũ ĐBSCL đã hình thành
hệ thống đê và bờ bao với tổng chiều dài khoảng 13.000 km, trong đó có 7.000


17
km bờ bao chống lũ tháng 8 để bảo vệ lúa Hè - Thu. Ngoài ra còn có hơn 200 km
đê bao giữ nước chống cháy cho các Vườn Quốc gia và rừng tràm sản xuất tập
trung.
Kiểm soát mặn và triều cường: Vùng ven biển ĐBSCL đã xây dựng 450
km đê biển, 1.290 km đê sông và khoảng 7.000 km bờ bao ven các kênh rạch nội
đồng để ngăn mặn, triều cường và sóng bão cho vùng ven biển.
Cấp nước sinh hoạt: Hầu hết dân cư ở các thị trấn, thị xã, thành phố ở
ĐBSCL hiện đều được cấp nước sạch (tuy có lúc, có nơi chưa đủ về mặt số

lượng). Trong khi đó, dân cư vùng nông thôn chỉ được cấp nước hợp vệ sinh với
tỷ lệ khoảng 40%.
Bảng 1. 5 Thống kê công trình thuỷ lợi chủ yếu ở vùng ĐBSCL

TT

1

Công trình

Kênh trục

Tả
sông Tiền

Toàn
ĐBSCL
Số
lượng

L
(km)

Số
lượng

L
(km)

133


3.190

45

1.068

2

Kênh cấp I

1.015

10.961

3

Kênh cấp II

7.656

26.894 2.187 6.742

4

Kênh cấp III

36.853 50.019 3.400 7.200

343


Tứ giác
Long Xuyên
Số
lượng

L
(km)

64

1.056

3.116

Bán đảo
Cà Mau

Giữa
s.Tiền-s.Hậu

Số
lượng

L
(km)

Số
lượng


L
(km)

36

633

32

1.039

428

5.294

200

1.945

1.072

3.363

3.297 13.689
2.313 7.374

5
6
7
8

9
10

Cống TB &
lớn
Cống nhỏ &
bọng
Bờ bao KS lũ
Đê sông-cửa
sông
Đê biển
Trạm bơm

7.467 16.692 24.773 21.853

984

-

169

-

38

-

322

-


455

-

20.517

-

2.491

-

1.915

-

6.000

-

10.111

-

-

13.332

-


7.099

-

4.485

-

-

-

1.748

-

281

-

-

-

-

-

-


-

281

1.151

523
-

338

21
-

319

63
-

-

306
-

494

133
-


( Nguồn Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam)

1.3.2. Hiện trạng công trình thủy lợi vùng Bán đảo Cà Mau
Đây là vùng có chế độ thủy văn, thổ nhưỡng phức tạp, nằm xa sông Hậu,
chịu tác động của cả triều biển Đông lẫn biển Tây, đa dạng về cơ cấu và mô hình
canh tác nông nghiệp và thuỷ sản, vì thế, hệ thống công trình thủy lợi trong vùng
cũng phải giải quyết nhiều vấn đề phức tạp hơn so với các vùng khác, nhất là từ


18
sau năm 2000-vùng ven biển có sự chuyển đổi mạnh mẽ từ lúa sang nuôi trồng
thủy sản trên quy mô lớn.

Hình 1.5 Hiện trạng thuỷ lợi vùng BĐCM


×