Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

“Giải pháp tăng cường quản lý giá các gói thầu xây lắp sử dụng vốn Nhà nước – Áp dụng cho các dự án xây dựng dân dụng, công nghiệp và thuỷ lợi.”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 110 trang )

Luận văn thạc sĩ

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
1.1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong những năm gần đây, nhờ những thành quả tăng trưởng kinh tế cao mà nhu
cầu cải thiện về mọi mặt của hoạt động quản lý dự án đã được các nước đang phát
triển, trong đó có Việt Nam đặc biệt quan tâm.
Đầu tư và xây dựng có vai trò quyết định trong việc tạo ra cơ sở vật chất - kỹ
thuật, là nhân tố làm thay đổi cơ cấu của nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy sự phát
triển, tăng trưởng kinh tế đất nước và nâng cao tranh sức cạnh tranh quốc gia.
Trong những năm qua vấn đề sử dụng vốn Nhà nước có những những lúng túng,
sai sót là nguyên nhân dẫn đến lãng phí vốn đầu tư của nhà nước. Quản lý giá trong
các gói thầu xây lắp là một khâu trong quản lý chi phí xây dựng, có ảnh hưởng rất
lớn đến các hoạt động và vốn đầu tư của dự án. Bên cạnh đó trong tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế, thực tiễn Việt Nam đang đòi hỏi phải nhanh chóng đồng bộ
hoá các qui định pháp luật liên quan tới quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
và trang bị các kỹ năng cần thiết cho các cán bộ công tác quản lý dự án.
Xuất phát từ thực tiễn đó, mục tiêu của luận văn là nghiên cứu tìm giải pháp
tăng cường quản lý giá các gói thầu xây lắp sử dụng vốn Nhà nước.
1.2 Mục đích của đề tài:
- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về giá các gói thầu xây lắp và quản lý
Nhà nước về giá trong đầu tư xây dựng công trình.
- Đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước về giá các gói thầu xây lắp sử dụng vốn
Nhà nước.
- Đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng quản lý về giá
trong đầu tư xây dựng.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu


Nghiên cứu các lĩnh vực liên quan đến quản lý về giá các gói thầu xây lắp sử
dụng vốn Nhà nước trong giai đoạn thực hiện dự án bắt đầu từ lập kế hoạch, phân
chia dự án thành các gói thầu đến thanh, quyết toán khối lượng hoàn thành.
2.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn ở các gói thầu xây d
công nghiệp và thuỷ lợi sử dụng vốn ngân sách nhà nước .

ựng dân dụng,

Học viên: Vũ Hữu Lan

Lớp CH18KT11


Luận văn thạc sĩ

2

3. Ý nghĩa khoa học v à thực tiễn của đề tài
3.1 Ý nghĩa khoa học:
Đề tài đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận có cơ sở khoa học v ề công tác quản
lý giá các gói thầu xây lắp. Phân tích một cách hệ thống và toàn diện th ực trạng
quản lý giá xây dựng các công trình xây dựng, từ đó đó tìm ra một số gi ải pháp khả
thi nhằm tăng cường công tác quản lý t ốt nguồn vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước.
3.2 Ý nghĩa thực tiễn :
Kết quả nghiên cứu và các giải pháp đề xuất c

ủa luận văn s ẽ là tài liệu tham

khảo quan trọng , khả thi cho công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh v


ực đầu tư xây

dựng cơ bản và cho các cơ quan quản lý về đầu tư xây dựng .
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng nhiều phương pháp như:
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh.
- Phương pháp dựa vào kinh nghiệm
- Ứng dụng công nghệ tin học hiện đại.
5. Nội dung tóm tắt c ủa đề tài
Nội dung nghiên cứu của đề tài: “Giải pháp tăng cường quản lý giá các gói thầu
xây lắp sử dụng vốn Nhà nước – Áp dụng cho các dự án xây dựng dân dụng, công
nghiệp và thuỷ lợi.” bao gồm các chương sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về quản lý giá gói thầu
Chương 2: Thực trạng quản lý Nhà nước về giá các gói thầu xây lắp ở nước ta
hiện nay
Chương 3: Một số giải pháp tăng cường quản lý giá các gói thầu xây lắp sử dụng
vốn Nhà nước

Học viên: Vũ Hữu Lan

Lớp CH18KT11


Luận văn thạc sĩ

3


CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ GIÁ GÓI THẦU
1.1 Khái niệm chung về dự án và quản lý dự án
1.1.1 Khái niệm chung về dự án
Dự án hiểu theo nghĩa thông thường là “Điều người ta muốn làm”. Theo
“Cẩm nang các kiến thức cơ bản về quản lý dự án” của viện nghiên cứu dự án
Quốc tế (PMI) thì: “Dự án là sự nỗ lực tạm thời được thực hiện để tạo ra một
sản phẩm hoặc một dịch vụ duy nhất”.
Theo định nghĩa này dự án có 2 đặc tính:
(1) Tạm thời (Hay có thời hạn) – Nghĩa là mọi dự án đều có điểm bắt đầu và kết
thúc xác định. Dự án kết thúc khi mục tiêu đạt được hoặc khi đã xách định được rõ
được rõ rang là mục tiêu khống chế đạt được và dự án chấm dứt. Trong mọi trường
hợp, độ dài của một dự án là xác định, dự án không phải là một sự cố gắng liên tục,
liên tiếp.
(2) Duy nhất – Nghĩa là sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất đó khác biệt so với
những sản phẩm đã có hoặc dự án khác. Dự án liên quan đến việc gì đó chưa từng
làm trước đây và do vậy là duy nhất.
Theo định nghĩa của tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn ISO, trong tiêu chuẩn về ISO
900:2000 và theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN ISO 900:2000) thì dự án được định
nghĩa như sau: Dự án là một quá trình đơn nhất, gồm một tập hợp các hoạt động có
phối hợp và kiểm soát, có thời hạn bắt đầu và kết, được tiến hành để đạt được mục
tiêu phù hợp với các yêu cầu quy định, bao gồm cả các ràng buộc về thời gian , chi
phí và nguồn lực.
Như vậy có nhiều cách hiểu khác nhau về dự án, nhưng các dự án đều có những
đặc điểm chung sau:
- Các dự án đều được thực hiện bởi con người.
- Bị ràng buộc bởi các nguồn lực hạn chế: Con người và tài nguyên.
- Được hoạch định, được thực hiện và được kiểm soát.
Như vậy có thể biểu diễn dự án bằng công thức sau:
DỰ ÁN


= KẾ HOẠCH + TIỀN + THỜI GIAN

SẢN PHẢM DUY NHÂT

(Vật chất, Tinh thần, Dịch vụ)

Học viên: Vũ Hữu Lan

Lớp CH18KT11


Luận văn thạc sĩ

4

Dự án đầu tư là gì? (Chỉ bao gồm các hoạt động đầu tư trực tiếp)
Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo
mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được những
tăng trưởng về số lượng hoặc di trì, cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc
dịch vụ trong khoảng thời gian nhất định.
Theo một quan điểm khác thì dự án đầu tư là tổng thể các giải pháp nhằm sử
dụng các nguồn tài nguyên hữu hạn sẵn có để tạo ranhững lợi ích thiết thực cho nhà
đầu tư và cho xã hội.
Dự án đầu tư có thể được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau:
- Xét trên tổng thể chung của quá trình đầu tư: Dự án đầu tư có thể được hiểu
như là kế hoạch chi tiết triể khai các hoạt động đầu tư nhằm đạt được mục tiêu đã đề
ra trong khoảng thời gian nhất định, hay đó là một công trình cụ thể thực hiện các
hoạt động đàu tư.
- Xét về mặt hình thức: Dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bầy một

cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo kế hoạch để đạt được
những kết quả và thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai.
- Xét trên góc độ quản lý: Dự án đầu tư là một công cụ hoạch định việc sử
dụng vốn, vật tư và lao động nhằm tạo ra những sản phẩm mới cho xã hội.
- Xét trên góc độ xã hội hoá: Dự án đầu tư là kế hoạch chi tiết để thực hiện
chương trình đầu tư xây dựng nhằm phát triển kinh tế xã hội làm căn cứ cho việc ra
quyết định đầu tư và sử dụng vốn đầu tư.
- Xét trên góc độ phân công lao động xã hội: Dự án đầu tư thể hiện sự phân
công, bố trí lực lượng lao động xã hội nhằm giải quyết mối quan hệ giữa chủ thể
kinh tế khác nhau với xã hội trên cơ sở khai thác các yếu tố tự nhiên.
- Xét về mặt nội dung: dự án là một tập hợp các hoạt động cụ thể, có mối liên
hệ biện chứng, nhân quả với nhau để đạt được mục đích nhất định trong tương lại.
Dự án đầu tư là công cụ để tiến hành các hoạt động đầu tư, do đó bên trong nó
chứa các yếu tố cơ bản của hoạt động đầu tư.
Trước hết, dự án đầu tư phải thể hiện rõ mục tiêu đầu là gì, có thể là mục tiêu
dài hạn, trung hạn hay ngắn hạn hoặc là mục tiêu chiến lược hay mục tiêu trước
mắt. Mục tiêu trước mắt được biểu hiện qua thông qua các chỉ tiêu kinh tế cụ thể
như năng lực sản xuất, quy mô sản xuất hay hiệu quả kinh tế. Còn mục tiêu dài hạn
có thể là các lợi ích kinh tế xã hội mà dự án đầu tư mang lại hoặc an ninh quốc
phòng ….

Học viên: Vũ Hữu Lan

Lớp CH18KT11


Luận văn thạc sĩ

5


Hai là, nguồn lực và cách thức để đạt được mục tiêu. Nó bao gồm các điều kiện
và biện pháp vật chất để thực hiện như vốn, nhân lực, công nghệ…
Ba là, với khoảng thời gian bao lâu thì các mục tiêu có thể đạt được và cuối cùng
là ai có thể thực hiện hoạt động đầu tư này và kết quả của dự án.
Vậy các đặc trưng chủ yếu của dự án đầu tư đó là:
- Xác định được mục tiêu, mục đích cụ thể;
- Xác định được hình thức tổ chức để thực hiện;
- Xác định được nguồn tài chính để tiến hành hoạt động đầu tư;
- Xác định được khoảng thời gian để thực hiện mục tiêu dự án.
Dự án xây dựng là gì?
Dự án xây dựng là cách gọi tắt của Dự án đầu tư xây dựng công trình, được giải
thích trong Luật Xây dựng Việt Nam ngày 26/11/2003 như sau:
“Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc
bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm
mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ
trong một thời hạn nhất định. Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm phần
thuyết minh và phần thiết kế cơ sở”.
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về quản lý dự án :
Theo TS. Ben Obinero Uwakweh trường Đại học Cincinnati - Mỹ: “Quản lý dự
án là sự lãnh đạo và phân phối các nguồn lực và vật tư để đạt được các mục tiêu
nhất định trước về : phạm vi , chi phí , thời gian , chất lượng và sự hài lòng của các
bên tham gia”.
Theo TS . Nguyễn Văn Đáng : “Quản lý dự án là việc điều phối và tổ chức các
bên khác nhau tham gia vào dự án , nhằm hoàn thành dự án đó theo những hạn chế
được áp đặt bởi: chất lượng, thời gian, chi phí”.
Như vậy có thể hiểu dự án xây dựng bao gồm hai nội dung là đầu tư và hoạt
động xây dựng. Nhưng do đặc điểm của các dự án xây dựng bao giờ cũng yêu cầu
có một diện tích nhất định, ở một địa điểm nhất định (bao gồm đất, khoảng không,
mặt nước, mặt biển và thềm lục địa) do đó có thể biểu diễn dự án xây dựng như sau:
DỰ ÁN

XÂY vào
DỰNG
Dựa

= KẾ HOẠCH + TIỀN + THỜI GIAN + ĐẤT

CÔNG TRÌNH
XÂY DỰNG

Công thức trên có thể thấy đặc điểm, một dự án xây dựng bao gồm các vấn đề
sau:

Học viên: Vũ Hữu Lan

Lớp CH18KT11


Luận văn thạc sĩ

6

1. Kế hoạch
Tính kế hoạch được thể hiện rõ qua các mục đích được xác định, các mục đích
này phải được cụ thể hóa thành các mục tiêu và dự án chỉ hoàn thành khi các mục
tiêu cụ thể đã đạt được.
2. Tiền
Đó chính là sự bỏ vốn để xây dựng công trình. Nếu coi phần “Kế hoạch của dự
án” là phần tinh thần, thì “Tiền” được coi là phần vật chất có tính quyết định sự
thành công của dự án.
3. Thời gian

Thời gian rất cần thiết để thực hiện dự án, nhưng thời gian còn đồng nghĩa với
cơ hội của dự án. Đây cũng là một đặc điểm rất quan trọng cần được quan tâm.
4. Đất
Đất cũng là một yếu tố vật chất hết sức quan trọng. Đây là một tài nguyên đặc
biệt quý hiếm. Đất ngoài các giá trị về địa chất, còn có giá trị về vị trí, địa lý, kinh tế,
môi trường, xã hội….Vì vậy, quy hoạch, khai thác và sử dụng đất cho các dự án xây
dựng có những đặc điểm và yêu cầu riêng, cần hết sức lưu ý khi thực hiện dự án xây
dựng.
5. Sản phẩm của dự án xây dựng có thể là:
- Xây dựng công trình mới;
- Cải tạo, sửa chữa công trình cũ;
- Mở rộng, nâng cấp công trình cũ.
Nhằm mục đích phát triển, duy trì hoặc nâng cao chất lượng công trình trong
một thời hạn nhất định. Một đặc điểm của sản phẩm dự án xây dựng là sản phẩm
đứng cố định và chiếm một diện tích đất nhất định. Sản phẩm không đơn thuần là sự
sở hữu của chủ đầu tư mà nó có một ý nghĩa xã hội sâu sắc. Các công trình xây
dựng có tác động rất lớn vào môi trường sinh thái và vào cuộc sống cộng đồng của
dân cư, các tác động về vật chất và tinh thần trong một thời gian rất dài. Vì vậy, cần
đặc biệt lưu ý khi thiết kế và thi công các công trình xây dựng.
6. Công trình xây dựng
Công trình xây dựng là sản phẩm của dự án đầu tư xây dựng, được tạo thành bởi
sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được
liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần
dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây

Học viên: Vũ Hữu Lan

Lớp CH18KT11



Luận văn thạc sĩ

7

dựng bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao
thông, thủy lợi, năng lượng và các công trình khác.
Công trình xây dựng bao gồm một hạng mục hoặc nhiều hạng mục công trình,
nằm trong dây chuyền công nghệ đồng bộ, hoàn chỉnh được nêu trong dự án. Như
vậy công trình xây dựng là mục tiêu và là mục đích của dự án, nó có một đặc điểm
riêng đó là:
- Các công trình xây dựng là mục đích của cuộc sống con người, khi nó là các
công trình xây dựng dân dụng như: nhà ở, khách sạn,…;
- Các công trình xây dựng là phương tiện của cuộc sống khi nó là các công
trình xây dựng cơ sở để tạo ra các sản phẩm khác như: xây dựng công nghiệp, giao
thông, thủy lợi…
Một cách chung nhất có thể hiểu dự án là một lĩnh vực hoạt động đặc thù, một
nhiệm vụ cụ thể cần phải được thực hiện với phương pháp riêng , nguồn lực riêng
và theo một kế hoạch tiến độ xác định.
1.1.2 Khái niệm về quản lý dự án
Từ những năm 50 trở lại đây, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ
thuật và kinh tế xã hội, các nước đều cố gắng nâng cao sức mạnh tổng hợp của bản
thân nhằm theo kịp cuộc cạnh tranh toàn cầu hóa. Chính trong tiến trình này, các tập
đoàn doanh nghiệp lớn hiện đại hoá không ngừng xây dựng những dự án công trình
quy mô lớn, kỹ thuật cao, chất lượng tốt. Dự án đã trở thành phần cơ bản trong cuộc
sống xã hội. Cùng với xu thế mở rộng quy mô dự án và sự không ngừng nâng cao
về trình độ khoa học công nghệ, các nhà đầu tư dự án cũng yêu cầu ngày cang cao
đối với chất lượng dự án.
Vì thế, quản lý dự án trở thành yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại của dự án.
Quản lý dự án là sự vận dụng lý luận, phương pháp, quan điểm có tính hệ thống để
tiến hành quản lý có hiệu quả toàn bộ công việc liên quan tới dự án dưới sự ràng

buộc về nguồn lực có hạn. Để thực hiện mục tiêu dự án, các nhà đầu tư dự án phải
lên kế hoạch tổ chức, chỉ đạo, phối hợp, điều hành, khống chế và đánh giá toàn bộ
quá trình từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc dự án
Bất kỳ một dự án nào cũng trải qua một số giai đoạn phát triển nhất định. Để
đưa dự án qua các giai đoạn đó, đương nhiên ta phải bằng cách này hoặc cách khác,
quản lý được nó (dự án). Quản lý dự án thực chất là quá trình lập kế hoạch, điều
phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo
cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt

Học viên: Vũ Hữu Lan

Lớp CH18KT11


Luận văn thạc sĩ

8

được các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, dịch vụ bằng phương
pháp và điều kiện tốt nhất cho phép.
Quản lý dự án là một quá trình hoạch định (Planning), tổ chức (Organizing),
lãnh đạo (Leading/Directing) và kiểm tra (Controlling) các công việc và nguồn lực
để hoàn thành các mục tiêu đã định.
Quản lý dự án là việc áp dụng những kiến thức, kỹ năng, phương tiện và kỹ
thuật trong quá trình hoạt động của dự án để đáp ứng được (Hoặc vượt quá thì càng
tốt) những nhu cầu và mong đợi của người hùn vốn cho dự án. Trong thực tế quản
lý dự án luôn gặp vấn đề gay cấn vì những lý do về quy mô của dự án, thời gian
hoàn thành, chi phí và chất lượng, những điều này làm cho người hùn vốn khi thì
vui mừng, khi thì thấp thỏm lo âu và thậm trí thất vọng.
Mục tiêu cơ bản của quản lý dự án thể hiện ở chỗ các công việc phải được hoàn

thành theo yêu cầu, đảm bảo chất lượng, trong phạm vi chi phí được duyệt, đúng
thời gian và giữ cho phạm vi dự án không bị thay đồi.
1.2 Nguyên tắc cơ bản hình thành giá trong xây dựng và đặc điểm của chúng
1.2.1 Quá trình hình thành giá cả trong thị trường
Thực hiện chủ trương đổi mới do Đại hội Đảng đề ra, trong những năm vừa qua
nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biến tích cực. Từ một nền kinh tế quản lý
theo lối tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, nguồn lực sản
xuất của xã hội được huy động nhiều hơn, đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân được cải thiện nhiều, …
Năm 2007 khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, đây là mốc đánh dấu sự
chuyển mình của nền kinh tế, cho đến nay cũng đã đạt được nhiều thành tích ngoạn
mục trên nhiều lĩnh vực. Bên cạnh những thành tựu ấy nền kinh tế gặp không ít trở
ngại, khó khăn như phải đối mặt với thị trường cạnh tranh khốc liệt, lạm phát ngày
càng cao, ….
Để thích ứng và tạo điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần,
Đảng và Nhà nước đã từng bước đổi mới cơ chế quản lý trong đó cơ chế định giá
chiếm vị trí quan trọng. Mục tiêu của việc đổi mới cơ chế định giá là: Chuyển từ hệ
thống định giá hành chính, bao cấp sang cơ chế giá thị trường, làm cho giá cả phản
ánh đúng hơn giá trị và quan hệ cung – cầu trên thị trường, trở thành công cụ quản
lý kinh tế của Nhà nước.

Học viên: Vũ Hữu Lan

Lớp CH18KT11


Luận văn thạc sĩ

9


Giá cả hàng hoá là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá đã được sản xuất
và tiêu thụ trên thị trường đồng thời biểu hiện tổng hợp các mối quan hệ kinh tế như:
quan hệ cung – cầu, quan hệ tích luỹ – tiêu dùng, quan hệ thị trường trong nước và
ngoài nước.
Giá cả thị trường một mặt phải bao gồm đầy đủ chi phí xã hội cần thiết để tạo ra
hàng hoá, đảm bảo bù đắp chi phí sản xuất và lưu thông và thu lợi nhuận cho doanh
nghiệp. Mặt khác phụ thuộc vào quan hệ cung – cầu (Số lượng hàng hoá sản xuất ra
phù hợp với nhu cầu tiêu dùng), và các quan hệ kinh tế khác, trong từng thời kỳ giá
cả thị trường có thể biến động cao hơn hoặc thấp hơn chi phí xã hội cần thiết để tạo
ra nó. Điều này đã làm cho giá cả thị trường trở thành “Bàn tay vô hình” điều tiết và
kích thích nền sản xuất xã hội phát triển. Các doanh nghiệp muốn đứng vững và
phát triển trong cạnh tranh phải thường xuyên điều tra, tiếp cận thị trường, theo dõi
sự vận động của giá cả để quyết định đối tượng, quy mô và phương thức sản xuất
thích hợp, đảm bảo cho giá cả cá biệt của hàng hoá do mình sản xuất ra thấp hơn giá
cả thị trường.
Dựa trên các quy luật khách quan của sự hình thành giá cả và phù hợp với điều
kiện kinh tế của từng thời kỳ, thông qua các biện pháp, chính sách nhằm điều tiết
quan hệ cung – cầu và các quan hệ kinh tế khác, Nhà nước có thể tác động vào giá
cả như một công cụ phục vụ cho việc lãnh đạo và quản lý kinh tế ở tầm vĩ mô.
Vì việc hình thành và quản lý giá cả thị trường tuân theo một số nguyên tắc cơ
bản sau:
- Phải xuất phát từ chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là phải
tuân theo định hướng chung phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận
hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý cuả nhà nước theo định hướng XHCN.
- Phải dựa vào các quy luật khách quan, nhất là quy luật giá trị, quy luật cung –
cầu và giá cả, quy luật cạnh tranh, ….
- Giá cả phản ánh đúng đắn chi phí xã hội cần thiết.
Sản phẩm xây dựng là loại hàng hoá đặc biệt do vậy giá xây dựng cũng mang
đầy đủ đặc tính chung của giá cả hàng hoá ngoài ra hình thành giá xây dựng gặp

nhiều trở ngại do đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản phẩm xây dựng,
1.2.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành giá xây dựng
Có ba nhóm nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành giá xây dựng:
- Đặc điểm thị trường xây dựng
- Đặc điểm sản phẩm xây dựng

Học viên: Vũ Hữu Lan

Lớp CH18KT11


Lun vn thc s

10

- c im ca cụng ngh xõy dng

Nhóm 1:
Đặc điểm
thị tr-ờng xây dựng

Nhóm 2:
Đặc điểm
sản phẩm xây dựng

Quá trình
hình thành
giá xây dựng

Nhóm 3:

Đặc điểm
Công nghệ xây dựng

Hỡnh 1.1 Cỏc nhõn t nh hng n quỏ trỡnh hỡnh thnh giỏ xõy dng
1.2.2.1 c im ca th trng xõy dng.
a- Mt ngi mua v nhiu ngi bỏn:
Mi d ỏn u t xõy dng cụng trỡnh thng ch cú mt ch u t vi vai trũ
l ngi mua, cũn to ra sn phm xõy dng sau u t ca ch u t thỡ cú
nhiu nh thu xõy dng tham gia vi t cỏch l ngi bỏn.
Ngi mua (Ch u t) úng vai trũ quyt nh trong vic la chn ngi bỏn
(nh thu) v mc giỏ bỏn ca nh thu v thng thc hin thụng qua phng thc
u thu.
Ngi mua (Ch u t) phi tm ng tin cho ngi bỏn (Nh thu xõy dng)
trong quỏ trỡnh xõy dng.
b- Vic mua bỏn sn phm thng din ra ti ni sn xut
Sn phm xõy dng l nhng cụng trỡnh, nh ca c xõy dng v s dng ti
ch v c thit k riờng theo yờu cu v cụng nng s dng, nú cú tớnh a dng
Hc viờn: V Hu Lan

Lp CH18KT11


Luận văn thạc sĩ

11

và cá biệt cao về công dụng, cách chế tạo. Sản phẩm xây dựng nói chung không có
khâu lưu kho chờ bán.
c- Nhà nước là khách hàng lớn nhất.
Hàng năm tổng mức vốn đầu tư xây dựng để phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế –

xã hội của nhà nước phục vụ cho các mục đích công cộng, an ninh xã hội, anh ninh
quốc phòng, … thường chiếm tỷ trọng lớn.
d- Chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế
- Ảnh hưởng của quy luật giá trị.
- Ảnh hưởng của quy luật lưu thông tiền tệ.
- Ảnh hưởng của quy luật cung – cầu.
- Ảnh hưởng của quy luật cạnh tranh.
1.2.2.2 Đặc điểm sản phẩm xây dựng
a- Sản phẩm xây dựng có tính chất đơn chiếc, riêng lẻ, được cấu thành bởi
nhiều loại nguyên liệu, vật liệu xây dựng, sản xuất xây dựng theo đơn đặt hàng
Đặc điểm chủ yếu và bao trùm ảnh hưởng đến việc hình thành giá cả trong xây
dựng là sản phẩm xây dựng mang tính chất đơn chiếc rõ rệt. Các sản phẩm xây
dựng thường được tiến hành theo đơn đặt hàng trên cơ sở thiết kế riêng biệt, phụ
thuộc rất nhiều vào điều kiện địa phương (Tự nhiên, khí hậu, thị trường nhân tố nơi
xây dựng đó…).
Tính chất riêng biệt của sản phẩm xây dựng dẫn đến sự khác nhau về khối lượng
công tác và phương thức thực hiện chúng. Ngay khi xây dựng theo thiết kế mẫu
cũng đòi hỏi những sự thay đổi về khối lượng công tác liên quan đến các điều kiện
cụ thể về địa hình, địa chất, thuỷ văn, … nơi xây dựng.
Ngoài ra khi tiến hành xây dựng công trình ở những vùng mới khai khẩn, xa xôi
hẻo lánh hoặc những công trình theo tuyến thường cần phải xây dựng những xí
nghiệp phụ trợ (Sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn, bê tông cốt thép, khai thác
đá, ….) hoặc những công trình tạm loại lớn (Đường ô tô tạm, cầu, cống, nhà ở cho
công nhân, …). Tất cả những điều đó làm cho sản phẩm xây dựng không có giá
thống nhất trên thị trường như các sản phẩm công nghiệp. Từng sản phẩm xây dựng
có giá riêng được xác định bằng phương pháp riêng gọi là phương pháp lập dự toán.
Cơ sở để lập dự toán là khối lượng công tác được xác định theo tài liệu thiết kế và
chi phí xã hội cần thiết để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác tương ứng
(Gọi là đơn giá xây dựng). Các đơn giá xây dựng được quy định theo từng khu vực
và theo từng loại công tác riêng biệt trên cơ sở các định mức chi phí về vật liệu,


Học viên: Vũ Hữu Lan

Lớp CH18KT11


Luận văn thạc sĩ

12

cước vận chuyển, giá ca máy, và tiền lương của công nhân xây lắp…. Nếu các bảng
giá này được tính toán phù hợp với mức giá trên thị trường thì giá sản phẩm xây
dựng được xác định bằng phương pháp dự toán cũng sẽ mang tính chất như giá thị
trường.
b- Sản phẩm xây dựng có quy mô lớn, giá trị lớn, tiêu hao lớn về nhân lực, vật
lực và được hình thành chủ yếu ngoài trời.
Đặc điểm quan trọng khác của sản phẩm xây dựng có ảnh hưởng đến việc hình
thành giá cả trong xây dựng là sản phẩm xây dựng thường có giá trị lớn, sử dụng
nhiều loại vật tư, thiết bị, lao động, thời gian kiến tạo và sử dụng lâu dài. Chúng
được tiến hành theo một trình tự nhất định bao gồm các giai đoạn khác nhau. Các
tài liệu thiết kế và giá trị dự toán xây dựng được tính toán đầy đủ và chính xác dần
theo từng giai đoạn đó cũng chưa phản ánh được các yếu tố của thị trường, nói cách
khác là chưa mang tính chất giá thị trường. Chỉ có thông qua phương thức đấu thầu,
theo đó giá xây dựng là giá trúng thầu và các điều kiện ghi trong hợp đồng kinh tế
giữa Chủ đầu tư và nhà thầu thì giá xây dựng mới mang tính chất giá thị trường.
1.2.2.3 Đặc điểm của công nghệ xây dựng
a- Sử dụng nhiều công nghệ khác nhau trong quá trình sản xuất
Do đặc điểm mang tính đơn chiếc, riêng lẻ của sản phẩm xây dựng nên công
nghệ sản xuất của mỗi sản phẩm là công trình có cách thức, biện pháp khác nhau để
tạo ra các bộ phận kết cấu của công trình theo thiết kế riêng.

b-Công nghệ xây dựng luôn có xu hướng đổi mới không ngừng
Sản phẩm xây dựng mang tính chất tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế, xã hội, văn
hoá nghệ thuật, quốc phòng, vì vậy mỗi bước phát triển của các lĩnh vực riêng lẻ
đều tác động đến công nghệ xây dựng.
Bên cạnh đó do nhu cầu về kỹ – mỹ thuật đối với công trình xây dựng ngày càng
cao nên ngày càng có nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ xây dựng và được
ứng dụng để thực hiện mục tiêu công trình xây dựng có chất lượng tốt nhất, thời
gian xây dựng nhanh nhất, chi phí thấp nhất.
c- Việc sử dụng công nghệ xây dựng đòi lao động có trình độ cao
Để tạo ra được những sản phẩm xây dựng theo kịp nhịp độ phát triển thì ngành
xây dựng luôn luôn phải có một nguồn lực được đào tạo chuyên sâu và có trình độ
cao thích ứng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ xây dựng.

Học viên: Vũ Hữu Lan

Lớp CH18KT11


Luận văn thạc sĩ

13

1.2.3 Các loại giá trong các gói thầu xây lắp
Đấu thầu, chỉ định thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của
bên mời thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án trên cơ sở đảm bảo tính cạnh
tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Đấu thầu, chỉ định thầu góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước
về đầu tư xây dựng, hạn chế và loại trừ được các tình trạng như: Thất thoát, lãng phí
vốn đầu tư và các hiện tượng tiêu cực khác trong xây dựng cơ bản. Đấu thầu, chỉ
định thầu xây lắp còn là động cơ, điều kiện cho các doanh nghiệp trong ngành xây

dựng cạnh tranh lành mạnh với nhau trong cơ chế thị trường, thúc đẩy sự phát triển
của ngành công nghiệp xây lắp ở nước ta.
Trong hoạt động đấu thầu, chỉ định thầu là một trong các căn cứ để lựa chọn nhà
thầu là giá. Các loại giá trong đầu tư xây dựng được hình thành như sau:

Học viên: Vũ Hữu Lan

Lớp CH18KT11


Lun vn thc s

14

Cơ sở hình thành giá theo
các hoạt động đầu thầu,
chỉ định thầu

Các loại giá trong
đấu thầu, chỉ định
thầu

Dự án đầu tư
xây dựng công trình/
Báo cáo kinh tế kỹ thuật

Tổng mức đầu tư/
Dự toán xây dựng
công trình


Chia dự án thành các gói thầu

Lập kế hoạch đấu thầu, chỉ định
thầu của dự án

Giá gói thầu

Tổ chức đấu thầu, chỉ định
các gói thầu

Giá dự thầu

Đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề
xuất

Giá đánh giá

Giá đề nghị trúng thầu
Phê duyệt kết quả đấu thầu, chỉ
định thầu

Thương thảo, đàm phán
ký hợp đồng

Giá trúng thầu

Giá ký hợp đồng

Giá thanh toán
Nghiệm thu khối lượng hoàn thành,

đề nghị thanh toán, quyết toán
hợp đồng

Giá quyết toán

Hỡnh 1.2 Cỏc loi giỏ trong u t xõy dng

Hc viờn: V Hu Lan

Lp CH18KT11


Luận văn thạc sĩ

15

* Tổng mức đầu tư:
Tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình (Sau đây gọi là tổng mức
đầu tư) là toàn bộ chi phí dự tính để đầu tư xây dựng công trình được ghi trong
quyết định đầu tư và là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực
hiện đầu tư xây dựng công trình.
Tổng mức đầu tư được tính toán và xác định trong giai đoạn lập dự án đầu tư
xây dựng công trình phù hợp với nội dung dự án và thiết kế cơ sở; đối với trường
hợp chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, tổng mức đầu tư được xác định phù hợp với
thiết kế bản vẽ thi công.
Tổng mức đầu tư bao gồm: Chi phí xây dựng; Chi phí thiết bị; Chi phí bồi
thường giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí quản lý dự án; Chi phí tư vấn đầu
tư xây dựng; Chi phí khác và chi phí dự phòng.
* Dự toán xây dựng công trình
Dự toán xây dựng công trình (Sau đây gọi là dự toán công trình) được lập cho

từng công trình, hạng mục công trình xây dựng và là căn cứ để chủ đầu tư quản lý
chi phí đầu tư xây dựng công trình
Dự toán công trình được lập căn cứ trên cơ sở khối lượng các công việc xác định
theo thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, nhiệm vụ công việc phải thực
hiện của công trình và đơn giá xây dựng công trình, định mức tỷ lệ theo phần trăm
(%) cần thiết để thực hiện khối lượng, nhiệm vụ công việc đó
Dự toán công trình bao gồm chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự
án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng của công trình.
* Giá gói thầu: Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư sau khi có quyết định đầu tư dự
án chuyển sang giai đoạn thực hiện dự án đầu tư thì Chủ đầu tư phải lập kế hoạch
đấu thầu, phân chia dự án thành các gói thầu. Theo Khoản 4 Điều 6 của Luật Đấu
thầu: “Việc phân chia dự án thành các gói thầu phải căn cứ vào tính chất kỹ thuật,
trình tự thực hiện, đảm bảo tính đồng bộ của dự án và có quy mô gói thầu hợp lý.
Trong đó giá gói thầu (Bao gồm cả dự phòng) được xác định trên cơ sở tổng mức
đầu tư hoặc tổng vốn đầu tư, tổng dự toán được duyệt và các quy định liên quan”.
* Giá dự thầu: Là giá do nhà thầu nêu trong đơn dự thầu thuộc hồ sơ dự thầu.
Trường hợp nhà thầu có thư giảm giá thì giá dự thầu là giá sau giảm giá.
* Giá đánh giá: Là chi phí trên cùng một mặt bằng, bao gồm giá dự thầu do nhà
thầu đề xuất để thực hiện gói thầu sau khi sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch, cộng với
các chi phí cần thiết để vận hành, duy tu bảo dưỡng và các chi phí khác liên quan

Học viên: Vũ Hữu Lan

Lớp CH18KT11


Luận văn thạc sĩ

16


đến tiến độ, chất lượng, nguồn gốc của hàng hoá hoặc công trình thuộc gói thầu
trong suốt thời gian sử dụng. Chi phí trên cùng mặt bằng dùng để so sánh, xếp hạng
hồ sơ dự thầu.
* Giá đề nghị trúng thầu: Là giá do bên mời thầu đề nghị trên cơ sở giá dự thầu
của nhà thầu được lựa chọn trúng thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh các sai lệch theo yêu
cầu của hồ sơ mời thầu.
* Giá trúng thầu: Là giá được phê duyệt trong kết quả lựa chọn nhà thầu làm cơ
sở để thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.
* Giá ký hợp đồng: Giá hợp đồng xây dựng là khoản kinh phí bên giao thầu cam
kết trả cho bên nhận thầu để thực hiện khối lượng công việc theo yêu cầu về tiến độ,
chất lượng và các yêu cầu khác quy định trong hợp đồng xây dựng.
Giá ký hợp đồng được xác định sau quá trình đấu thầu, khi ký kết hợp đồng
nhận thầu thực hiện xây dựng công trình. Giá ký hợp đồng do bên giao thầu và bên
nhận thầu cùng đồng ý thống nhất xác định để làm cơ sở thanh toán của cả hai bên.
* Giá thanh toán: Là giá mà chủ đầu tư trả cho bên nhận thầu trên cơ sở khối
lượng các công việc hoàn thành theo các cam kết trong hợp đồng cùng với các quy
định có liên quan và giấ hợp đồng
Giá thanh toán được thực hiện theo từng thời kỳ thanh toán khối lượng hoàn
thành và chỉ thanh toán hết khi có đủ quyết toán hạng mục công trình hay công trình
với chủ đầu tư.
Đối với từng trường hợp cụ thể khi áp dụng hình thức giá hợp đồng nào thì theo
đó là giá thanh toán hợp đồng tương ứng.
* Giá quyết toán: Là mức giá được chuẩn xác lại khi kết thúc hợp đồng xây
dựng mà chủ đầu tư trả cho bên nhận thầu trên cơ sở giá hợp đồng đã ký kết, giá đã
thanh toán, giá được thanh toán và các nghĩa vụ khác mà bên giao thầu cần phải
thực hiện theo quy định hợp đồng.
Khi bàn giao công trình đưa vào khai thác sử dụng và kết thúc xây dựng, Chủ
đầu tư phải lập quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành, phản ảnh chi tiết tình
trạng giá xây dựng thực tế, tài sản cố định và tài sản lưu động đã hình thành, bàn
giao đưa vào khai thác, sử dụng để làm căn cứ cho việc tiếp nhận tài sản bàn giao,

kiểm toán, lập bảng kê chi tiết tài sản do xây dựng tạo nên và đăng ký giá trị tài sản
mới tăng.
Giá quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã được thực hiện trong quá trình đầu
tư xây dựng để đưa dự án vào khai thác sử dụng. Chi phí hợp pháp là chi phí được

Học viên: Vũ Hữu Lan

Lớp CH18KT11


Luận văn thạc sĩ

17

thực hiện đúng với thiết kế, dự toán được phê duyệt, bảo đảm đúng định mức, đơn
giá, chế độ tài chính kế toán, hợp đồng kinh tế đã ký kết và các quy định khác của
Nhà nước có liên quan. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì vốn
đầu tư được quyết toán phải nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư được cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
Trong mỗi giai đoạn đều có giá để quản lý chi phí công trình. Tác giả luận văn
xin đề cập vấn đề quản lý về giá trong các gói thầu xây lắp.
1.2.4 Đặc điểm của giá các gói thầu xây lắp
Sản phẩm xây dựng là loại hàng hoá đặc biệt do vậy giá xây dựng chứa đựng tất
cả những đặc điểm chung của giá cả hàng hoá. Trong các gói thầu xây lắp có các
loại giá: gói thầu tư vấn, gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp, …nên giá trong các
gói thầu xây lắp ngoài một số đặc điểm của tự bản thân nó thì nó cũng mang đầy đủ
đặc điểm của giá cả hàng hoá các loại.
- Giá trong các gói thầu xây lắp mang đặc trưng đơn chiếc :
Do đặc điểm của quá trình xây dựng và đặc điểm của sản phẩm xây dựng nên
mỗi dự án đầu tư xây dựng công trình có chi phí riêng, được xác định theo đặc điểm,

tính chất, kỹ thuật và yêu cầu công nghệ của quá trình xây dựng. Mỗi một dự án xây
dựng công trình đều có công năng chuyên dùng xác định do nó có hình dáng, kết
cấu và trang trí khác nhau, diện tích hoặc thể tích công trình cũng không giống nhau.
Khi xây dựng phải sử dụng vật liệu xây dựng và thiết bị công nghệ khác nhau. Mặc
dù trình độ kỹ thuật, cấp công trình và tiêu chuẩn xây dựng công trình, công năng
sử dụng nếu giống nhau thì giữa chúng vẫn có sự khác biệt. Bởi lẽ, do sản phẩm xây
dựng cố định tại nơi sản xuất, gắn liền với đất đai, sự đa dạng của điều kiện khí hậu
tự nhiên, điều kiện kinh tế theo các vùng, thích nghi với phong tục tập quán nơi xây
dựng công trình. Những yếu tố này làm cho hình thái, hiện vật của công trình xây
dựng muôn màu, muôn vẻ, cộng thêm sự khác biệt về cơ sở để xác định giá sản
phẩm xây dựng làm cho giá xây dựng giữa các công trình là khác nhau. Do đó đối
với công trình xây dựng không thể định giá giống như các định giá sản phẩm công
nghiệp (theo chủng loại, quy cách, chất lượng từng lô hàng) mà chỉ có thể tính giá
đơn chiếc.
- Giá được tính tổ hợp từ từng kết cấu bộ phận hình thành:
Giá xây dựng công trình đều được tổ hợp từ mức giá xây dựng của các hạng
mục công trình cấu tạo nên công trình hoặc là theo từng loại công tác xây lắp cấu
tạo nên hạng mục công trình của công trình xây dựng. Công trình xây dựng bao
gồm các hạng mục như phần móng, phần thân, phần mái, …. Ban đầu để tính dự
Học viên: Vũ Hữu Lan

Lớp CH18KT11


Lun vn thc s

18

toỏn cụng trỡnh ta phi tớnh giỏ ca tng b phn ny, sau ú tng hp li tng ni
dung khon mc chi phớ theo c cu ca vn u t. Hoc cn c vo nh mc d

toỏn tớnh toỏn tng hp lng hao phớ vt liu, nhõn cụng, mỏy thi cụng cn thit
ca hng mc cụng trỡnh hoc cụng tỏc xõy lp riờng bit, sau ú mi nhõn vi n
giỏ thc t ni xõy dng cụng trỡnh xỏc nh chi phớ trc tip, ri tớnh chi phớ
chung, thu nhp chu thu tớnh trc, thu.
- Giỏ trong cỏc gúi thu xõy lp c tớnh nhiu ln theo trỡnh t:
Trong mi giai on ca quỏ trỡnh u t v xõy dng u tn ti giỏ cụng trỡnh
qun lý giỏ hay chớnh l qun lý chi phớ u t (th hin hỡnh 1.3)

Báo cáo đầu t-

S b tng mc u t

Dự án đầu t- xdct
(Thiết kế cơ sở)

Tng mc u t

Thiết kế kỹ thuật
hoc
thiết kế bản vẽ thi
công

D toỏn xõy dng cụng trỡnh

Đấu thầu, chỉ định thầu

Giỏ ký hp ng

Thực hiện hợp đồng


Giỏ thanh toỏn

Kết thúc xây dựng

Giỏ quyt toỏn

Hỡnh 1.3 Giỏ xõy dng tớnh toỏn nhiu ln theo trỡnh t
1.2.5 Mi quan h gia chi phớ xõy dng, thi gian xõy dng v cht lng xõy
dng
Nh ta bit mc tiờu, yờu cu ca bt c Ch u t no trong quỏ trỡnh thc
hin u t xõy dng l:
Hc viờn: V Hu Lan

Lp CH18KT11


Luận văn thạc sĩ

19

+ Thời gian xây dựng ngắn nhất
+ Chất lượng xây dựng cao nhất
+ Giá xây dựng thấp nhất
Mối quan hệ giữa ba mục tiêu, yêu cầu này thể hiện qua hình 1.4

Giá
xây dựng

4


3
1

Thời gian
xây dựng

2

Chất lượng
xây dựng

Hình 1.4 Mối quan hệ giữa giá xây dựng, thời gian xây dựng
và chất lượng xây dựng
Mục tiêu lý tưởng của việc thực hiện dự án là đồng thời đạt được cả 03 yêu cầu
kể trên, tức là mục tiêu tổng hợp ở vùng giao điểm của 03 yếu tố ( vùng 1) của sơ
đồ trên. Tuy nhiên trong thực tế mục tiêu lý tưởng này thường rất khó đạt được, bởi
vì hệ thống mục tiêu thực hiện dự án do ba nhóm mục tiêu lớn nói trên hợp thành
một hệ thống nhất với mối quan hệ kìm hãm, ảnh hưởng lẫn nhau. Sự thay đổi của
một mục tiêu thì đều ảnh hưởng hai mục tiêu còn lại và phải xét đến sự kìm hãm
của chúng.
+ Nếu dự án đưa mục tiêu là đạt chất lượng và giá xây dựng thì thời gian xây
dựng không nên yêu cầu quá ngắn.
+ Nếu dự án đưa mục tiêu đạt được là giá xây dựng và thời gian xây dựng thì
không nên đặt yêu cầu chất lượng quá cao.
Học viên: Vũ Hữu Lan

Lớp CH18KT11


Luận văn thạc sĩ


20

+ Nếu nhấn mạnh chất lượng và thời gian xây dựng thì giá xây dựng không nên
xác định quá chặt.
Trong quá trình đầu tư thì với bất kỳ một dự án nào thì chất lượng cũng đạt lên
hàng đầu. Chất lượng xây dựng công trình thể hiện là công trình đạt được yêu cầu
các chỉ tiêu kỹ thuật thiết kế, phù hợp với quy chuẩn và tiêu chuẩn Nhà nước như:
tính năng, tuổi thọ dự án, độ tin cậy, độ an toàn, tính kinh tế. Chính vì vậy nguyên
tắc cơ bản trong việc quản lý giá xây dựng công trình cần luôn luôn coi trọng là:
- Thường xuyên có sự kết hợp giữa kỹ thuật và kinh tế.
- Vừa phải đảm bảo chất lượng vừa phải phấn đấu thực hiện hạ giá thành trong
suốt cả quá trình xây dựng.
1.3 Quản lý Nhà nước về giá trong đầu tư xây dựng
1.3.1 Vai trò, mục tiêu về quản lý giá của Nhà nước
Trong mọi nền kinh tế đều cần phải có vai trò của Nhà nước nói chung và đối
với lĩnh vực đầu tư xây dựng nói riêng.
Trong điều kiện của Việt Nam, đường lối chung phát triển kinh tế xã hội của
nước ta là phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận dụng cơ chế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước. Nền kinh tế
nhiều thành phần là một nền kinh tế thị trường hỗn hợp, nền kinh tế dựa trên hình
thức sở hữu Nhà nước, sở hữu tư nhân và sở hữu hỗn hợp giữa Nhà nước với tư
nhân trong và ngoài nước, giữa Nhà nước, tư nhân và người lao động,... Các hình
thức sở hữu khác nhau luôn chi phối thị trường và giá cả thị trường. Và bản chất của
kinh tế thị trường là kinh tế tự do tuyệt đối. Do đó có quan điểm cho rằng việc nhà
nước can thiệp vào thị trường và giá cả có nghĩa phủ nhận tính tự do của cả người
sản xuất lẫn người tiêu dùng. Nhưng thực tế cho ta thấy giá xây dựng nói riêng và
giá cả nói chung đều bị ảnh hưởng của các quy luật kinh tế như quy luật giá trị,
quy luật cung – cầu, quy luật tích luỹ – tiêu dùng,…. Giá cả có tác động tích cực tới
quá trình điều tiết nền sản xuất xã hội và quan hệ cung cầu hợp lý. Theo quy luật

cung – cầu thì khi nhu cầu về một loại hàng hoá nào đó tăng lên, nếu như lượng
cung hiện thời không đủ đáp ứng thì tất yếu giá thị trường sẽ bị đẩy lên cao. Chính
mức giá cao đó lại có tác động kích thích đầu tư, chuyển đổi cơ cấu đầu tư của các
nhà sản xuất làm gia tăng lượng cung, khi đó giá có thể giảm xuống. Trong cả hai
trường hợp trên đều làm cho tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu. Nếu cứ để cho
kinh tế thị trường phát triển tự do và giá cả hình thành một cách tự phát sẽ khiến thị
trường ở hai trạng thái dư thừa, thiếu hụt và hai trạng thái này thay đổi liên tục đều
làm ảnh hưởng đến nhà sản xuất và người tiêu dùng đó là gây nên sự phá sản hàng
Học viên: Vũ Hữu Lan

Lớp CH18KT11


Luận văn thạc sĩ

21

loạt doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy không thể thiếu vai
trò quản lý Nhà nước vào thị trường và giá cả nhằm đảm bảo cho nền kinh tế phát
triển cân đối, ổn định tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế cùng phát triển, giá
cả thị trường ổn định, đời sống nhân dân được nâng cao.
Bên cạnh đó, với đường lối phát triển kinh tế mở, nền kinh tế Việt nam sẽ giao
lưu ngày càng mạnh với nền kinh tế thế giới. Điều đó báo hiệu những quan hệ thị
trường giữa thị trường trong nước và thị trường bên ngoài sẽ trở nên phức tạp hơn.
Mối quan hệ đó sẽ là tiền đề đảm bảo cho nền kinh tế Việt nam tăng trưởng nhanh
hơn, nhưng điều đó cũng xuất hiện nhiều lực lượng mới, vì lợi ích kinh doanh, sẽ
can thiệp vào thị trường, làm tác động đến quan hệ cung và cầu và ảnh hưởng đến
sự ổn định của giá cả. Xuất phát từ góc độ đó, có thể nói Nhà nước can thiệp vào thị
trường và giá cả là cần thiết.
Nhà nước quản lý, điều tiết thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Với

những mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định, bên cạnh việc tôn trọng lợi ích từng cá
nhân, từng doanh nghiệp, phải rất chú ý đến lợi ích của cộng đồng. Sự văn minh của
con người và xã hội không chỉ bó hẹp trong lợi ích vật chất, mà càng ngày vị trí lợi
ích của tinh thần đối với từng cá nhân và đối với cả cộng đồng càng có vai trò to lớn.
Xuất phát từ mục tiêu đó, cần thiết "phải có một lực lượng xã hội để điều chỉnh
hành vi của con người, của doanh nghiệp trong mọi hoạt động, bao gồm cả hoạt
động trên lĩnh vực thị trường và giá cả". Nguồn lực lượng đó tất yếu phải là Nhà
nước và các tổ chức xã hội.
Riêng đối với lĩnh vực xây dựng, do đặc điểm và tính chất riêng biệt về kinh tế kỹ thuật, về quan hệ mua bán, về quan hệ cung cầu của sản phẩm xây dựng nên việc
lập và quản lý giá xây dựng trong thị trường xây dựng không thể thoát ly ra ngoài
sự cần thiết của nhà nước về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Bên cạnh
đó, vai trò quản lý của Nhà nước đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng là rất lớn, vì hiện
nay, khối lượng vốn đầu tư xây dựng công trình của Nhà nước vẫn chiếm một tỷ
trọng lớn nhất.Về kế hoạch đầu tư, việc bố trí vốn đầu tư trong những năm qua đã
được tập trung cho các công trình trọng điểm, công trình có sức lan tỏa cao, khắc
phục từng bước tình trạng đầu tư dàn đều, phân tán nguồn lực.
Hàng năm Chính phủ đã ban hành các Nghị quyết về các giải pháp chủ yếu chỉ
đạo thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước; hàng
tháng đều có các Nghị quyết về phiên họp Chính phủ thường kỳ, trong đó đối với
lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản đã đề ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
đầu tư, chống lãng phí, thất thoát vốn đầu tư của nhà nước; Đồng thời Chính phủ
Học viên: Vũ Hữu Lan

Lớp CH18KT11


Luận văn thạc sĩ

22


giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành, địa phương trong triển khai thực hiện kế hoạch
đầu tư phát triển.
Vốn của Nhà nước trực tiếp cấp phát cho chủ đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng
của nền kinh tế và cơ sở hạ tầng văn hoá - xã hội cũng như cho quốc phòng và an
ninh khá lớn nên Nhà nước cần phải tăng cường quản lý chi phí xây dựng để đảm
bảo hiệu quả sử dụng của đồng vốn do nhà nước cấp.
Ngành công nghiệp xây dựng gắn liền với các hoạt động đầu tư của Nhà nước,
của doanh nghiệp và của nhân dân, một hoạt động cơ bản nhất của nền kinh tế. Do
đó Nhà nước phải tiến hành quản lý đầu tư xây dựng trong đó quan trọng hơn cả là
quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Xây dựng luôn gắn liền với việc quy hoạch sử dụng đất đai, sử dụng tài nguyên
thiên nhiên, bảo vệ môi trường và luôn ảnh hưởng đến lợi ích của cộng đồng nên
Nhà nước phải tăng cường quản lý lĩnh vực này.
Xây dựng không chỉ liên quan đến các hoạt động sản xuất - kinh doanh mà còn
liên quan đến mặt văn hoá và nghệ thuật cho nên cần có sự quản lý của Nhà nước.
1.3.2 Phạm vi quản lý Nhà nước và nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng
công trình
Theo Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2009 về quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình thì Nhà nước quản lý chi phí như sau:
Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước kể cả các dự án thành phần,
Nhà nước quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình bao gồm: Tổng mức đầu tư;
Dự toán xây dựng công trình; Định mức và giá xây dựng; Điều kiện năng lực;
Quyền và trách nhiệm của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, nhà thầu trong quản
lý chi phí đầu tư xây dựng; Thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình
sử dụng vốn nhà nước, bao gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn hỗ trợ phát triển
chính thức, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước
bảo lãnh và vốn đầu tư khác của Nhà nước.
Đối với các công trình sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là
ODA), nếu Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có những quy định về quản
lý chi phí đầu tư xây dựng công trình khác với quy định của Nghị định này thì thực

hiện theo các quy định tại Điều ước quốc tế đó.
Các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước do cơ quan quản lý Nhà nước có
thẩm quyền quyết định theo phân cấp, phù hợp với quy định của pháp luật về ngân
sách Nhà nước. Khi có sự điều chỉnh về tổng mức đầu tư thì chủ đầu tư phải báo

Học viên: Vũ Hữu Lan

Lớp CH18KT11


Luận văn thạc sĩ

23

cáo người quyết định đầu tư cho phép trước khi thực hiện điều chỉnh tổng mức đầu
tư. Đối với dự toán xây dựng công trình thì chủ đầu tư tổ chức việc thẩm tra, phê
duyệt, điều chỉnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đó.
Đối với dự án của doanh nghiệp sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh,
vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và vốn đầu tư phát triển của doanh
nghiệp Nhà nước thì Nhà nước chỉ quản lý về chủ trương và quy mô đầu tư. Doanh
nghiệp có dự án tự chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý dự án theo các
quy định của pháp luật có liên quan.
Đối với các dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân, chủ đầu tư tự
quyết định hình thức và nội dung quản lý dự án. Đối với các dự án sử dụng vốn hỗn
hợp nhiều nguồn vốn khác nhau thì các bên góp vốn thoả thuận về phương thức
quản lý hoặc quản lý theo quy định đối với nguồn vốn có tỷ lệ phần trăm (%) lớn
nhất trong tổng mức đầu tư.
Đối với dự án quan trọng Quốc gia hoặc dự án nhóm A gồm nhiều dự án thành
phần, nếu từng dự án thành phần có thể độc lập vận hành, khai thác hoặc thực hiện
theo phân kỳ đầu tư thì mỗi dự án thành phần có thể được quản lý, thực hiện như

một dự án độc lập. Việc phân chia dự án thành các dự án thành phần do người quyết
định đầu tư quyết định.
Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình là:
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình (Sau đây gọi tắt là quản lý chi phí)
phải bảo đảm mục tiêu, hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình và phù hợp với
cơ chế kinh tế thị trường.
- Quản lý chi phí theo từng công trình, phù hợp với các giai đoạn đầu tư xây
dựng công trình, các bước thiết kế, loại nguồn vốn và các quy định của Nhà nước.
- Tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình phải được dự tính theo đúng
phương pháp, đủ các khoản mục chi phí theo quy định và phù hợp độ dài thời gian
xây dựng công trình. Tổng mức đầu tư là chi phí tối đa mà chủ đầu tư được phép sử
dụng để đầu tư xây dựng công trình.
- Nhà nước thực hiện chức năng quản lý chi phí thông qua việc ban hành, hướng
dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý chi phí.
- Chủ đầu tư xây dựng công trình chịu trách nhiệm toàn diện về việc quản lý chi
phí từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai
thác, sử dụng.

Học viên: Vũ Hữu Lan

Lớp CH18KT11


Luận văn thạc sĩ

24

- Những quy định tại Nghị định này và chi phí đầu tư xây dựng công trình đã
được người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư phê duyệt theo quy định của Nghị
định này là cơ sở để các tổ chức có chức năng thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra,

kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng công trình.
1.3.3 Nội dung quản lý nhà nước về chi phí đầu tư xây dựng công trình
- Nhà nước thực hiện quản lý chi phí xây dựng thông qua việc ban hành các chế
độ, chính sách, các nguyên tắc và phương pháp lập, điều chỉnh đơn giá, dự toán,
định mức kinh tế - kỹ thuật trong thi công, định mức chi phí trong hoạt động xây
dựng để lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý tổng mức đầu tư, tổng dự toán, dự
toán và thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình.
- Bộ xây dựng cùng các bộ, cơ quan quản lý Nhà nước các cấp có liên quan có
trách nhiệm quản lý chi phí xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc nêu trên.
- Sở xây dựng chủ trì cùng các cơ quan có liên quan lập bộ đơn giá xây dựng ở
địa phương trình ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành, áp dụng cho các công trình
xây dựng của Nhà nước hoặc doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh, thành phố.
Bộ Xây dựng là cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện thống nhất quản lý nhà nước
về chi phí đầu tư xây dựng công trình và có trách nhiệm :
+ Hướng dẫn phương pháp lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
hướng dẫn phương pháp đo bóc khối lượng công trình, giá ca máy và thiết bị thi
công, điều chỉnh dự toán xây dựng, chỉ số giá xây dựng, độ dài thời gian xây dựng,
kiểm soát chi phí trong đầu tư xây dựng; hướng dẫn đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ
định giá xây dựng và quản lý việc cấp chứng chỉ Kỹ sư định giá xây dựng.
+ Công bố định mức xây dựng công trình, định giá chi phí quản lý dự án và tư
vấn đầu tư xây dựng công trình, các chỉ tiêu về suất vốn đầu tư xây dựng công trình,
chỉ số giá xây dựng và các chỉ tiêu khác.
+ Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý chi phí đầu tư xây
dựng công trình.
Bộ Tài chính có trách nhiệm:
+ Hướng dẫn việc thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình.
+ Quy định mức thu lệ phí và hướng dẫn việc quản lý sử dụng lệ phí thẩm định
dự án đầu tư, lệ phí cấp chứng chỉ Kỹ sư định giá xây dựng.
+ Thanh tra, kiểm tra việc thanh toán, quyết toán các dự án sử dụng vốn ngân
sách nhà nước.

Các Bộ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh:

Học viên: Vũ Hữu Lan

Lớp CH18KT11


Luận văn thạc sĩ

25

+ Các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ phương pháp lập định mức xây
dựng do Bộ Xây dựng hướng dẫn, tổ chức xây dựng và công bố các định mức xây
dựng cho các công việc đặc thù của Bộ, địa phương. Các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh định kỳ hàng năm gửi những định mức xây dựng đã công bố trong năm về Bộ
Xây dựng để theo dõi, quản lý.
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn, lập, quản lý chi phí xây dựng và kiểm
tra việc thực hiện các quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng trên địa bàn.
Quản lý giá xây dựng công trình theo Điều 16 Nghị đinh 112/2009/NĐ-CP ngày
14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình như sau:
- Chủ đầu tư căn cứ phương pháp lập đơn giá xây dựng công trình, yêu cầu kỹ
thuật, biện pháp thi công cụ thể của công trình tổ chức lập đơn giá xây dựng công
trình, giá xây dựng tổng hợp làm cơ sở cho việc xác định tổng mức đầu tư và dự
toán xây dựng công trình để quản lý chi phí.
- Chủ đầu tư xây dựng công trình được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều
kiện năng lực, kinh nghiệm thực hiện các công việc hoặc phần công việc liên quan
tới việc lập giá xây dựng công trình. Tổ chức, cá nhân tư vấn phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật và chủ đầu tư về tính hợp lý, chính xác của giá xây dựng công trình
do mình lập.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố giá nhân công, giá ca máy và thiết bị thi

công phổ biến theo phương pháp do Bộ Xây dựng hướng dẫn và công bố giá nhân
công xây dựng trên địa bàn tỉnh làm cơ sở tham khảo cho việc lập đơn giá xây dựng
công trình.
1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến giá xây dựng
Sự hình thành giá xây dựng là một quá trình, như vậy trong tất cả các khâu đều
chịu sự tác động của rất nhiều các nhân tố khác nhau có thể chia làm 2 nhóm theo
tiêu thức căn cứ vào hình thức của nhân tố: Nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài.
1.4.1 Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng làm tăng, giảm giá xây dựng
- Sự biến động của giá cả.
- Chế độ tiền lương cho cán bộ, công nhân ngành xây dựng thay đổi.
- Giá trị đất đai có sự biến động.
- Thiên tai địch hoạ và các nguyên nhân bất khả kháng.
- Những yêu cầu về điều kiện sống và văn hóa tinh thần cho người lao động làm
việc trên các công trình xây dựng.
- Những yêu cầu về mức độ kỹ thuật, công nghệ, trang thiết bị của công trình.
Học viên: Vũ Hữu Lan

Lớp CH18KT11


×