Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ HỖ TRỢ CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT Ở NÔNG THÔN: ÁP DỤNG CHO XÃ GIAO AN HUYỆN GIAO THỦY TỈNH NAM ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.74 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

NGUYỄN THỊ XUÂN THỦY

NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ HỖ TRỢ CÁC HOẠT
ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
Ở NÔNG THÔN: ÁP DỤNG CHO XÃ GIAO AN HUYỆN GIAO THỦY - TỈNH NAM ĐỊNH

Chuyên ngành : Kinh tế tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Mã số: 60 - 31 - 16

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS Vũ Thị Thanh Hương
2. PGS.TSKH. Nguyễn Trung Dũng

Hà Nội – 2012


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin trích dẫn
trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 12 tháng 03 năm 2012
TÁC GIẢ

Nguyễn Thị Xuân Thuỷ




LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian nghiên cứu, đến nay luận văn thạc sĩ kinh tế môi trường “ Nghiên
cứu cơ chế hỗ trợ các hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở nông thôn: áp
dụng cho xã Giao An - huyện Giao Thủy - tỉnh Nam Định” đã hoàn thành và đảm
bảo đầy đủ các yêu cầu đặt ra.
Trước hết tôi xin được trình bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Vũ Thị
Thanh Hương (Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường - Viện Khoa học Thủy lợi Việt
Nam); PGS.TSKH Nguyễn Trung Dũng (Trường Đại học Thủy lợi), đã giành nhiều
thời gian, tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến các thầy, cô giáo Khoa Kinh
tế - Trường Đại học Thủy lợi; Phòng Thí nghiệm Tổng hợp - Viện Nước, Tưới tiêu
và Môi trường đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức chuyên môn quý
báo trong suốt quá trình học tập, góp phần cho tôi hoàn thành bản luận văn này.
Xin cảm ơn tới lãnh đạo UBND Xã Giao An đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình triển khai và áp dụng nghiên cứu của mình tại địa phương.
Xin cảm ơn những người thân trong gia đình và bạn bè đã động viên tạo điều
kiện thuận lợi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này
Trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn chắc chắn khó tránh khỏi
những thiếu sót nhất định, tác giả rất mong muốn được sự đóng góp ý chân tình của
các thầy cô giáo và cán bộ khoa học đồng nghiệp để luận văn đạt chất lượng cao

Hà Nội, tháng 3 năm 2012

TÁC GIẢ

Nguyễn Thị Xuân Thủy



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 1
T
2

1. Tính cấp thiết của Đề tài:.................................................................................... 1
2. Mục tiêu của Đề tài: ........................................................................................... 2
3. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. ...................... 2
3 .1. Đối tượng nghiên cứu. ............................................................................... 2
3 .2. Cách tiếp cận: ............................................................................................. 2
3.3. Phương pháp nghiên cứu: ........................................................................... 2
3.4. Phạm vi nghiên cứu: ................................................................................... 3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài............................................................ 3
4.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài ........................................................................ 3
4.2. Ý nghĩa thực tiền của đề tài ....................................................................... 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
NÔNG THÔN VÀ CƠ CHẾ HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI
RẮN ............................................................................................................................ 4
1.1 THÀNH PHẦN VÀ KHỐI LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN SHNT................... 4
1.1.1. Thành phần chất thải rắn .......................................................................... 4
1.1.2. Khối lượng ............................................................................................... 4
1.2. HÌNH THỨC TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ NĂNG LỰC QUẢN LÝ .............. 4
1.3 TỔ CHỨC DỊCH VỤ CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ .................................. 10
1.4. CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH VỀ QUẢN LÝ VÀ HỖ TRỢ .............................. 12
1.4.1 Tổng quan cơ chế chính sách về quản lý chất thải rắn SH ở nước ngoài 12
1.4.2. Tổng quan các chính sách quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam . 14
1.5. CÔNG NGHỆ VÀ KỸ THUẬT PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ......... 17
1.5.1. Công nghệ và kỹ thuật xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới ......... 17
1.5.2. Công nghệ và kỹ thuật xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam .......... 20
1.6. SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG QUẢN LÝ ........................ 24

1.6.1. Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý CTRSH ở nước ngoài......... 24


1.6.2. Sự tham gia của cộng đồng trong QLCTRSH nông thôn trong nước.... 25
1.7. ĐÁNH GIÁ CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA
NHỮNG TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH
HOẠT Ở NÔNG THÔN ...................................................................................... 27
1.7.1. Đánh giá những kết quả đã đạt được của công tác quản lý .................. 27
1.7.2. Đánh giá những tồn tại và nguyên nhân những vấn đề chưa làm được 28
1.8. BÀI HỌC CỦA CÁC NƯỚC VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH
HOẠT Ở NÔNG THÔN ...................................................................................... 29
1.8.1. Ưu nhược điểm, tác động của các chính sách đến công tác quản lý ..... 29
1.8.2.Rút ra những bài học kinh nghiệm đối với công tác QLCTRNT VN..... 31
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ......................................................................................... 32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ............................... 33
SINH HOẠT Ở XÃ GIAO AN – HUYỆN GIAO THỦY – TỈNH NAM ĐỊNH.... 33
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI Ở KHU VỰC NC .......... 33
2.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 33
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................... 33
2.2. HÌNH THỨC TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ NĂNG LỰC QLCTRSH Ở XÃ
GIAO AN ............................................................................................................. 37
2.3. TỔ CHỨC DỊCH VỤ CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ CTRSH NT .............. 37
2.3.1. Cơ cấu tổ chức........................................................................................ 37
2.3.2. Các chế độ của người thu gom rác ......................................................... 38
2.3.3. Cơ sở vật chất phục vụ thu gom rác thải................................................ 39
2.3.4. Trang thiết bị .......................................................................................... 39
2.3.5. Kết quả hoạt động của tổ chức dịch vụ .................................................. 40
2.4. SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG QUẢN LÝ CTRSHNT ..... 41
2.5. GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ, KỸ THUẬT ÁP DỤNG ĐỂ QL CTRSHNT .. 42
2.5.1 Thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt xã Giao An......................... 42

2.5.2 Công nghệ và kỹ thuật xử lý chất thải rắn sinh hoạt xã Giao An .......... 43
2.5.2.1. Mặt bằng bãi chôn lấp rác ................................................................... 44


2.6. CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ QUẢN LÝ CTRSH Ở XÃ GIAO AN .. 46
2.7TÌNH HÌNH THU GOM, XỬ LÝ RÁC THẢI SHTRÊN ĐỊA BÀN............. 48
2.7.1. Khối lượng rác thải sinh hoạt ................................................................. 48
2.8. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ TỒN TẠI
CỦA CÔNG TÁC QL CTR SH Ở XÃ GIAO AN.............................................. 52
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................................... 54
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CƠ CHẾ HỖ TRỢ QUẢN LÝ .............. 55
CHẤT THẢI SINH HOẠT Ở XÃ GIAO AN .......................................................... 55
3.1. CƠ SỞ PHÁP LÝ, CĂN CỨ HỖ TRỢ CHO VẤN ĐỀ QLCTRSH ........... 55
3.1.1. Cơ sở pháp lý ......................................................................................... 55
3.1.2. Căn cứ hỗ trợ .......................................................................................... 59
3.2 HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC DỊCH VỤ TRONG ............................ 63
3.2.1. Tổ chức phân loại rác thải sinh hoạt ...................................................... 63
3.2.2. Phương án thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt ....................... 64
3.2.3. Đào tạo nhân lực, nâng cao năng lực QL cho cán bộ của địa phương... 68
3.3 HỖ TRỢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT.......... 69
3.3.1. Hỗ trợ xây dựng quy chế quản lý chất thải ............................................ 69
3.3.2. Hỗ trợ xây dựng hương ước, quy ước về BVMT .................................. 70
3.3.3. Quy định mức thu phí rác thải ............................................................... 70
3.3.4. Hỗ trợ xây dựng qui định về chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong
quản lý chất thải sinh hoạt................................................................................ 71
3.4. CÔNG NGHỆ VÀ KỸ THUẬT CHO CÔNG TÁC QLCTRSHNT ............ 74
3.4.1. Dùng chế phẩm vi sinh khử mùi và xử lý rác hữu cơ ............................ 74
3.4.2. Xây dựng hệ thống ủ rác hữu cơ ............................................................ 74
3.4.3. Biện pháp khắc phục việc vận hành bãi chôn lấp .................................. 78
3.4.4. Giải pháp xử lý nước rác dò rỉ ............................................................... 79

3.4.5. Xây dựng quy trình vận hành bãi chôn lấp ............................................ 85
3.5. NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CƠ CHẾ HỖ TRỢ TÀI CHÍNH CHO QUẢN
LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT NÔNG THÔN .......................................... 89


3.5.1. Xây dựng hệ thống ủ rác hữu cơ ............................................................ 89
3.5.2. Đầu tư trang thiết bị thu gom rác thải .................................................... 89
3.5.3. Sử dụng chế phẩm vi sinh ...................................................................... 89
3.6. TRUYỀN THÔNG NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG .............. 91
3.7. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÁC ĐỀ XUẤT ĐƯA RA ......................... 91
3.7.1. Hiệu quả về kinh tế ................................................................................ 91
3.7.2. Tác động về mặt xã hội. ......................................................................... 92
3.7.3. Tác động đến môi trường ....................................................................... 92
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................................... 93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 94
Kết luận................................................................................................................. 94
Kiến nghị .............................................................................................................. 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 96


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: hoạt động của các tổ thu gom rác thải ở nông thôn ....................................6
Bảng 1.2: So sánh quyền lợi của người thu gom rác ở các cấp ..................................7
Bảng 1.3 Các phương pháp xử lý chất thải rắn ở Châu Âu (đơn vị : % ) ................18
Bảng 2.2. Cơ cấu sản xuất xã Giao An .....................................................................36
Bảng 2.3. Cơ cấu tổ chức tổ dịch vụ thu gom rác thải ..............................................37
Bảng 2.4. Lịch thu gom trong tuần của đội thu gom rác xã Giao An .......................38
Bảng 2.5. Các chế độ của người thu gom rác ...........................................................38
Bảng 2.6. Trang thiết bị phục vụ thu gom rác thải....................................................39
Bảng 2.7. Hoạt động của tổ chức dịch vụ .................................................................40

Bảng 2.8. Sự tham gia của cộng đồng trong thu gom rác thải ..................................41
Bảng 2.9. Hiện trạng bãi rác xã Giao An ..................................................................44
Bảng 2.10. Văn bản ban hành tại xã Giao An ..........................................................46
Bảng 2.11. Mức thu phí VSMT xã Giao An .............................................................47
Bảng 2.12. Kết quả khối lượng rác thải sinh hoạt xã Giao An .................................49
Bảng 2.13. Tỷ lệ rác thải được thu gom, xử lý hợp vệ sinh (do tổ DVMT) .............51
Bảng 2.14. Dự báo lượng rác thải phát sinh từ khu dân cư.......................................52
Bảng 3.1. Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt xã Giao An............................. 59
Bảng 3.2. Ý kiến các hộ gia đình về dịch vụ quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...........59
Bảng 3.3. Ý kiến về các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ..........................61
Bảng 3.4. Khoảng cách vận chuyển xe cơ giới .........................................................66
Bảng 3.5. Phân bố người thu gom.............................................................................66
Bảng 3.6: Phương án lựa chọn lịch thu gom .............................................................68
Bảng 3.7. Tỷ lệ pha EM thứ phẩm dùng xử lý rác thải sinh hoạt .............................74


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Tình hình hoạt động sản xuất xã Giao An (tính theo % số hộ).................35
Hình 2.2. Sơ đồ mạng lưới thu gom rác thải xã Giao An .........................................43
Hình 2.3. Mặt bằng bãi chôn lấp rác xã Giao An...................................................... 44
Hình 2.4. Sơ đồ công nghệ sử lý nước rác hiện tại của bãi chôn lấp ........................46
Hình 3.1. Tổ chức quản lý rác thải sinh hoạt ............................................................63
Hình 3.2. Quy hoạch mạng lưới thu gom, vận chuyển rác thải ................................65
Hình 3.3. Bố trí các trạm trung chuyển .....................................................................67
Hình 3.4. Xây dựng sơ đồ ủ rác hữu cơ tại bãi chôn lấp xã Giao An .......................75
Hình 3.5. Vị trí dự định xây bể ủ rác hữu cơ trên mặt bằng bãi rác xã Giao An .....77
Hình 3.6. Bố trí hệ thống ủ phân vi sinh trong bãi rác xã Giao An ..........................78
Hình 3.7. Dụng cụ thu gom rác thải ..........................................................................90
Hình 3.8. Dụng cụ cho pha chế, và phun chế phẩm EM ...........................................90



Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS Phạm Hùng
DANH MỤC VIẾT TẮT

HTX

Hợp tác xã

TLP

Thuỷ lợi phí

NN

Nông nghiệp

NN & PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

CP

Chính phủ


UBND

Uỷ ban nhân dân

TT

Thị trấn

TTHH

Trách nhiễm hữu hạn



Quyết định



Nghị định

TC

Tài chính

BVTV

Bảo vệ thực vật

BVMT


Bảo vệ môi trường

VSMT

Vệ sinh môi trường

KT – XH

Kinh tế xã hội

NSNN

Ngân sách Nhà nước

TW

Trung ương

CP

Chi phí

CPSX

Chi phí sản xuất


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của Đề tài:
Việt Nam hiện có 64 tỉnh, thành phố với 541 huyện, 588 thị trấn và 9.069 xã.
Dân số vùng nông thôn là 60.701.400 người, chiếm 73% dân số trong cả nước. Mức
thu nhập khu vực nông thôn bình quân 378.100 đồng/người/tháng, chỉ bằng 46,37%
so với đô thị.
Trong những năm gần gần đây, đời sống kinh tế người dân nông thôn từng
bước được cải thiện, mức tiêu dùng ngày càng tăng đã làm khối lượng chất thải phát
sinh ở khu vực nông thôn ngày càng nhiều. Tính đến năm 2006, lượng phát sinh rác
thải sinh hoạt ở các vùng nông thôn trong cả nước là 9.939.703,5 tấn/năm, trong đó
rác thải sinh hoạt từ khu dân cư là 7.585.050,4 tấn/năm (76,31%), rác thải sinh hoạt
từ khu kinh doanh - dịch vụ là 2.354.653,1 tấn/năm (23,69%). Nhưng đến năm 2010
khối lượng rác thải sinh hoạt nông thôn là 13.418.573 tấn/năm, tăng so với 2006 là
173,8%.
Trong bối cảnh điều kiện kinh tế và trình độ dân trí khu vực nông thôn còn
nhiều hạn chế so với khu vực đô thị lại chưa được sự quan tâm của Nhà nước, tình
hình quản lý hoạt động thu gom rác vẫn còn nhiều bất cập. Dẫn dến tình trạng ô
nhiễm do rác thải ở nông thôn ngày càng bức xúc ảnh hưởng đến sức khỏe người
dân và các hoạt động sản xuất. Những vấn đề hạn chế, bất cập bao gồm:
- Về chủ trương và chính sách: Vấn đề môi trường chất thải nông thôn chưa
được ưu tiên chú trọng. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn về môi
trường chưa được quan tâm nhiều, do tổ chức của UBND phường xã không có biên
chế riêng cho công tác này mà do cán bộ địa chính kiêm nhiệm;
- Về tài chính: Thiếu nguồn kinh phí hỗ trợ của Nhà nước đối với vấn đề thu
gom, xử lý chất thải cho vùng nông thôn. Kinh phí thu gom cho các tổ chức dịch vụ
thu gom rác thải chủ yếu dựa vào đóng góp của dân nên hoạt động chưa hiệu quả;
- Về khoa học công nghệ: Chưa được ứng dụng công nghệ xử lý chất thải rắn
phù hợp với các vùng nông thôn;


2


- Các vấn đề khác: Chế tài xử phạt các vi phạm về BVMT ở các doanh nghiệp
còn nhẹ, chưa đủ độ răn đe cần thiết. Các vi phạm pháp luật về BVMT chưa được
xử lý kịp thời, chưa được áp dụng các biện pháp mạnh có tính cưỡng chế. Thiếu cán
bộ quản lý về môi trường, nhất là cán bộ có chuyên môn cao. Thể chế chưa rõ ràng,
chưa áp dụng công cụ kinh tế với nguyên tắc "người gây ô nhiễm phải trả tiền" để
buộc các tổ chức cá nhân phải có ý thức chấp hành, tuân thủ quy định về BVMT;
công tác quản lý BVMT ở địa phương còn bị buông lỏng; vai trò của chính quyền
xã, phường, thị trấn hiện còn nhiều bất cập, số lượng và năng lực cán bộ môi trường
chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.
Ở nhiều vùng nông thôn, chính quyền địa phương đang phải đối mặt với những
phản ứng gay gắt của người dân nhưng chưa có được các định hướng trong công tác
quản lý chất thải rắn. Chính vì vậy đề tài nhằm nghiên cứu cơ chế hỗ trợ cho công
tác thu gom xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở vùng nông thôn là một yêu cầu cấp thiết
2. Mục tiêu của Đề tài:
Đề xuất được cơ chế hỗ trợ các hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở
nông thôn nhằm mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện môi trường và điều kiện
sống cho khu vực dân cư nông thôn Việt Nam.
3. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.
3 .1 Đối tượng nghiên cứu.
Các vấn đề liên quan đến công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở khu vực xã
Giao An - huyện Giao Thủy – tỉnh Nam Định.
3 .2 Cách tiếp cận:
Từ thực trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt cấp xã, tìm hiểu nguyên
nhân dẫn đến những tồn tại, làm cơ sở đề xuất cơ chế hỗ trợ phù hợp với chủ trương,
chính sách của nhà nước và điều kiện kinh tế xã hội khu vực nông thôn.
3.3 Phương pháp nghiên cứu:
(i) Phương pháp kế thừa các kết quả nghiên cứu liên quan ở trong và ngoài nước
- Thu thập tài liệu trên mạng internet, cơ quan khoa học, cơ quan quản lý
(ii) Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa:



3

- Lập phiếu điều tra xác định các thông tin điều tra;
- Tổ chức nhóm điều tra thực địa với sự tham gia của cộng đồng.
(iii) Phương pháp chuyên gia và những phương pháp khoa học khác: Tham khảo ý
kiến của các cơ quan quản lý địa phương. Trung ương, các nhà khoa học về các giải
pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn.
3.4 Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu áp dụng cho xã Giao An – huyện Giao Thủy – tỉnh Nam Định để
rút kinh nghiệm và phổ biến cho những khu vực nông thôn Việt Nam có điều kiện
tương tự.
4.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.

4.1

Ý nghĩa khoa học của đề tài
Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học đề xuất các chính sách hỗ trợ nâng cao

công tác quản lý chất thải nông thôn.
4.2 Ý nghĩa thực tiền của đề tài
- Khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt xã
Giao An;
- Hỗ trợ để nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt xã Giao An;
- Là bài học kinh nghiệm để triển khai cho các vùng nông thôn



4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH
HOẠT NÔNG THÔN VÀ CƠ CHẾ HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
1.1 THÀNH PHẦN VÀ KHỐI LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT NÔNG THÔN

1.1.1. Thành phần chất thải rắn
Thành phần của chất thải rắn biểu hiện sự đóng góp và phân phối của các phần
riêng biệt mà từ đó tạo nên dòng chất thải, thông thường được tính bằng phần trăm
khối lượng. Thông tin về thành phần chất thải rắn đóng vai trò rất quan trọng trong
việc đánh giá và lựa chọn những thiết bị thích hợp để xử lý, các quá trình xử lý cũng
như việc hoạch định các hệ thống, chương trình và kế hoạch quản lý chất thải rắn.
Thành phần riêng biệt của chất thải rắn thay đổi theo vị trí địa lý, thời gian, mùa
trong năm, điều kiện kinh tế và tùy thuộc vào thu nhập của từng quốc gia…
1.1.2. Khối lượng
Khối lượng chất thải rắn sinh ra và thu gom được có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
trong việc lựa chọn thiết bị, vạch tuyến thu gom chất thải, thiết kế thiết bị thu hồi
vật liệu và phương tiện thải bỏ chất thải.
Tại khu vực nông thôn, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt dựa trên dân số và tiêu
chuẩn phát thải.
1.2. HÌNH THỨC TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ NĂNG LỰC QUẢN LÝ CHẤT
THẢI RẮN SINH HOẠT Ở NÔNG THÔN
Chiến lược Quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn
đến năm 2050 đã đặt ra các mục tiêu cụ thể quản lý chất thải rắn từ đô thị đến nông
thôn. Chiến lược đã góp phần nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền địa
phương trong việc quản lý chất thải nông thôn. Mới đây, thành phố Hà Nội đã có
nhiều giải pháp quyết liệt nhằm cải thiện môi trường nông thôn khu vực ngoại thành,
trong đó một giải pháp hàng đầu là tập trung quản lý, thu gom và xử lý rác thải.
Tính đến 09/8/2010 đã có 83% số xã, thị trấn ở ngoại thành thành lập các tổ thu

gom rác thải, trong đó có 148 xã (37%) đã thu gom rác đi xử lý tập trung. Trên
phạm vi cả nước đã triển khai nhiều hoạt động nhằm cải thiện điều kiện vệ sinh môi


5

trường. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân được coi trọng. Môi trường ở
nhiều khu vực nông thôn được cải thiện.
* Năng lực quản lý Nhà nước về chất thải rắn ở nông thôn
- Hệ thống quản lý Nhà nước lĩnh vực môi trường ở cấp huyện, xã chưa đủ về
số lượng và năng lực để quản lý môi trường.
Cùng với việc thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường (năm 2002) là việc tổ chức
lại hệ thống quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường ở địa phương. Trong đó có
thành lập mới Sở tài nguyên và Môi trường (năm 2003). Đến năm 2006, hầu hết các
huyện đã có phòng Tài nguyên và Môi trường. Nhiều địa phương (cấp xã/ thị trấn) đã
thành lập được các tổ chức dịch vụ môi trường như HTX dịch vụ môi trường, tổ thu
gom tự quản... Sự kiện này đánh dấu sự chuyển biến tích cực trong công tác quản lý
môi trường cấp cơ sở.
Ở cấp huyện, phòng Tài nguyên và Môi trường vừa mới (hoặc đang chuẩn bị)
được thành lập nên chưa ổn định tổ chức để hoạt động. Số lượng cán bộ của phòng
tài nguyên và môi trường cấp huyện trung bình là 3-5 người, cán bộ có chuyên môn
về môi trường chiếm 14,3% và chỉ có 50% huyện đã có cán bộ về môi trường
nhưng đều mới ra trường nên chưa có kinh nghiệm công tác, mới thực hiện các
chức năng quản lý Nhà nước về tài nguyên đất. Trong tương lai cần phải kiện toàn
lại bộ máy quản lý môi trường ở các huyện cả về số lượng và chất lượng.
Ở cấp xã chưa có cán bộ chuyên trách về môi trường. Hiện tại, mỗi xã có một
cán bộ làm công tác địa chính, chưa được giao các nhiệm vụ về môi trường, chưa có
định hướng cũng như bố trí nguồn kinh phí cho công tác môi trường
Việc thiếu cán bộ chuyên trách về môi trường cũng như năng lực quản lý ở cấp
cơ sở (huyện, xã/ thị trấn) đang làm hạn chế công tác quản lý rác thải. Cần phải

được củng cố và nâng cao năng lực cho quản lý cho các cấp cơ sở
Công ty môi trường đô thị chưa đủ năng lực để quản lý chất thải rắn nông thôn.
Tất cả các tỉnh, thành phố đều đã có Công ty môi trường đô thị thuộc khối dịch vụ
công có nhiệm vụ thu gom và xử lý chất thải rắn, hiện tại các công ty này thu gom
được 60-80% chất thải rắn sinh hoạt ở các khu vực đô thị, thị xã. Hầu hết các Công


6

ty môi trường đô thị đều chưa có kế hoạch thu gom, xử lý chất thải rắn cho khu vực
nông thôn kể cả các tỉnh đã được đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải rắn như: Nam
Định, Việt Trì, Nghệ An... Nguyên nhân chính là do các Công ty môi trường đô thị
chưa đủ năng lực về con người, trang thiết bị. Chi phí vận chuyển rác thải từ khu
vực nông thôn đến khu xử lý tập trung rất tốn kém, hệ thống giao thông nông thôn
không thuận lợi.
* Hoạt động của các tổ chức phi Nhà nước trong quản lý CTR sinh hoạt ở nông thôn
- Nhiều địa phương đã có tổ thu gom rác thải nhưng hiệu quả thu gom rất thấp.
Công ty môi trường đô thị hoạt động dưới sự quản lý của UBND tỉnh, sở Giao
thông Công chính hoặc sở Xây dựng và kinh phí hoạt động được hỗ trợ từ ngân
sách Nhà nước thì ở các vùng nông thôn, các hoạt động về thu gom rác thải chủ yếu
do tư nhân tổ chức. Theo kết quả điều năm 2006, đã có 85,7% số thị trấn và 28,5%
số xã đã có tổ thu gom rác thải.
Hoạt động của các tổ thu gom rác thải không thường xuyên, số lần thu gom rác
thải ở cấp xã 0,5-2 lần/tuần, đối với các thị trấn từ 2-6 lần/tuần (bảng 12) là nguyên
nhân dẫn đến tình trạng ở cả những địa phương đã có tổ thu gom thì tỷ lệ rác thải
được thu gom rất thấp và tình trạng ứ đọng rác trong khu dân cư vẫn là phổ biến
Bảng 1.1: hoạt động của các tổ thu gom rác thải ở nông thôn
Hình thức tổ chức

TT

1

Tỷ lệ các địa phương có tổ
thu gom rác thải

Đơn vị

Cấp xã

Thị trấn

%

28,5

85,7

2

Cơ quan quản lý

-

3

Số lần thu gom

lần/tuần

Trưởng thôn/

xóm
0,5-2

UBND thị trấn
2-7

Nguồn: Dự án tổng hợp xây dựng các mô hình thu gom, xử lý rác thải cho các thị
trấn, thị tứ, cấp huyện, cấp xã
- Có sự khác biệt về thu nhập và quyền lợi giữa người thu gom rác ở đô thị và
nông thôn.


7

Mức thu nhập của người thu gom rác ở nông thôn từ 70.000-450.000
đ/người/tháng đối với các tổ thu gom ở cấp xã và 200.000-500.000 đ/người/tháng
đối với tổ thu gom ở thị trấn, trong khi thu nhập của những người thu gom rác thải
thuộc Công ty Môi trường đô thị trung bình từ 1,2-1,8 đ/người/tháng. Người thu
gom rác thải ở cấp xã, thị trấn chưa được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế, rất ít nơi được phát bảo hộ lao động (bảng 13).
Bảng1.2: So sánh quyền lợi của người thu gom rác ở các cấp

Hoạt động

TT

1

3


Đơn vị

CTMT và

Tổ thu gom

CT đô thị

ở thị trấn

Tổ thu
gom ở cấp


Kinh phí hoạt động
- Từ ngân sách NN

%

90-95

2-3

0

- Đóng góp của dân

%

5-10


97-98

100

200-500

70-450

Mức thu nhập bình
quân

1000đ/ng/th 1.200-1.800

4

Bảo hộ lao động

Bộ/năm

5

Bảo hiểm xã hội

-

6

Bảo hiểm y tế


-

7

Phương tiện thu gom

-

2
Công ty
đóng
Công ty
đóng
Công ty cấp

ít nơi được
cấp

0

0

0

0

0

Tự trang bị Tự trang bị


Nguồn: Dự án tổng hợp xây dựng các mô hình thu gom, xử lý rác thải cho các thị
trấn, thị tứ, cấp huyện, cấp xã


8

- Thiết bị thu gom rác thải ở nông thôn do người lao động tự trang bị, thiếu cả về số
lượng và không đảm bảo các điều kiện vệ sinh môi trường trong thu gom rác.
70% số thị trấn và 100% số xã thiếu
phương tiện thu gom rác, trong đó, 30% số
xã chưa có phương tiện thu gom. 100% số
xã, thị trấn chưa có phương tiện vận chuyển
rác thải đúng qui cách. Mặc dù, với mức thu
nhập rất thấp nhưng người thu gom rác ở
nông thôn vẫn phải tự trang bị xe thu gom
rác nên loại hình rất đa dạng như xe kéo tay
tự tạo, xe ngựa, xe thồ, xe công nông...
không đúng qui cách. Xe đẩy tay thu gom

Xe thu gom tù t¹o t¹i TT Hå - ThuËn
Thµnh - B¾c Ninh

rác ở đô thị không phù hợp ở khu vực nông
thôn chủ yếu do hệ thống giao thông nông
thôn là đường đất, đường gạch gồ ghề và
người dân nông thôn từ xa xưa đã có thói
quen dùng xe kéo tay để chở vật tư và sản
phẩm nông nghiệp.
Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế
của các tổ chức phi Nhà nước về thu gom,

xử lý rác thải ở nông thôn là do hình thành

Xe thu gom tù t¹o t¹i x· Xu©n Hång - Xu©n
tr­êng - Nam §Þnh

tự phát, chưa có sự hướng dẫn, hỗ trợ của
Nhà nước, nguồn tài chính cho các hoạt
động chủ yếu từ nguồn thu phí của các hộ
gia đình.

Xe ngựa thu gom rác tại TT Bãi Bông Phổ YênThái Nguyên


9

- Các hoạt động nghiên cứu và triển khai về quản lý chất thải rắn ở nông
thôn rất ít và kém hiệu quả.
Các hoạt động nghiên cứu triển khai được hỗ trợ thực hiện thông qua các cơ
quan nghiên cứu và chủ yếu vẫn tập trung chủ yếu cho lĩnh vực quản lý chất thải rắn
đô thị. Kết quả điều tra năm 2006 tại 10 tỉnh đại diện cho các vùng trong cả nước
cho thấy: có tới 64,29% các chương trình, dự án nghiên cứu về rác thải đô thị,
21,43% chương trình, dự án nghiên cứu về rác thải chung cho cả đô thị và nông
thôn và chỉ có 14,28% chương trình, dự án nghiên cứu về rác thải cho khu vực nông
thôn. Về loại hình nghiên cứu, 7,14% chương trình, dự án về nâng cao năng lực
công công tác quản lý môi trường; 7,14% chương trình, dự án về nâng cao nhận
thức cộng đồng trong vấn đề bảo vệ môi trường; 21,43% chương trình, dự án điều
tra cơ bản, nghiên cứu lý thuyết để đề xuất phương án thực hiện và có tới 64,29%
chương trình dự án về ứng dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật thu gom, xử lý
rác thải trong thực tế
Hoạt động nghiên cứu và triển khai về thu gom, xử lý rác thải ở nông thôn chủ

yếu ở 2 hình thức:
+ Một là, các đề tài, dự án do các cơ quan nghiên cứu thực hiện đã chú trọng
đến các giải pháp công nghệ xử lý rác thải, phân loại rác thành 2 loại (rác hữu cơ và
rác còn lại), triển khai công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng, tổ
chức dịch vụ thu gom rác thải. Tuy nhiên, các mô hình thí điểm của dự án, đề tài do
kinh phí ít, chỉ thực hiện trong phạm vi nhỏ (1 thôn, xóm hoặc cụm dân cư), thời
gian thực hiện ngắn nên chưa có sự phối hợp chặt chẽ với các chính quyền địa
phương để xây dựng các qui định về quản lý rác thải, chưa có cơ chế về tài chính để
duy trì mô hình và đảm bảo quyền lợi cho người thu gom. Chưa phân công được vai
trò trách nhiệm của các cấp địa phương trong vấn đề quản lý rác thải nên các mô
hình thường không bền vững và khó nhân rộng cho các vùng khác ngay trong cùng
một xã/ thị trấn.
+ Hai là các chương trình thử


10

nghiệm, mô hình thí điểm do các
Trung tâm nước sạch và vệ sinh
môi trường và các cơ quan địa
phương thực hiện. Thường triển
khai ở không đồng bộ, một số
chương trình đầu tư xây dựng cơ
bản hoặc tổ chức hoạt động thu
gom nhưng không chú ý đến
nguồn kinh phí và tổ chức để duy
trì nên không bền vững và không
được nhân rộng.

Bãi rác thị trấn Vân Đình – HàNội


Bãi rác thị trấn Vân Đình (Hà Tây) được thiết kế và xây dựng với 4 ô chôn lấp,
hệ thống xử lý nước rác bằng hồ sinh học nhưng do thiết kế không phù hợp và
không có kinh phí và nguồn nhân lực vận hành dẫn đến bãi rác trở thành điểm gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Mô hình thu gom rác thải thôn Lai Xá,
xã Kim Chung, Hoài Đức, Hà Tây do tổ
chức YWAM tài trợ đã kết hợp công tác
truyền thông nâng cao nhận thức cộng
đồng, vận động phân loại rác thải tại hộ
gia đình, ủ rác hữu cơ làm phân bón, cải
tiến thiết bị thu gom nhưng cũng không
duy trì được do khó khăn về nguồn kinh
phí và rác vô cơ vẫn đổ lộ thiên
1.3 TỔ CHỨC DỊCH VỤ CHO CÔNG
TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN

B·i r¸c th«n Lai X¸-Hoµi §øc- Hµ Nội

SINH HOẠT Ở NÔNG THÔN
Hiện nay, chỉ có khoảng 30-40% số xã ở nông thôn thành lập các tổ dịch vụ
thu gom rác thải, nhưng chủ yếu là các tổ thu gom theo mô hình tự quản. Rất ít địa


11

phương thành lập được các HTX dịch vụ môi trường. Nếu có, đa số các HTX này
lại hình thành theo kiểu tự phát, chưa được sự hỗ trợ nên hoạt động kém hiệu quả và
không bền vững.
Theo tổng cục Bảo vệ môi trường: Ở nhiều nơi đã thành lập các hợp tác xã công

ty trách nhiệm hữu hạn làm dịch vụ thu gom rác, dọn vệ sinh đường phố. Tỉnh Thái
Bình đã triển khai khá thành công chương trình này trên toàn thị xã: vừa thu gom
rác vừa vận động, giáo dục người dân phân loại rác hữu cơ sinh hoạt tại nguồn một
cách có kết quả. Một số cá nhân đã làm kinh tê thành công bằng thu gom phân loại
và tái chế rác thải, trong đó có cả xử lý rác thải hữu cơ thành phân hữu cơ vi sinh.
Nhiều hình thức tổ chức cộng đồng thực hiện công tác thu gom rác thải của địa
phương như: Hợp tác xã dịch vụ môi trường; công ty TNHH môi trường, các tổ thu
gom rác thải trong xã….chịu trách nhiệm thu gom rác thải trên địa bàn khu vực tùy
theo khối lượng.
Việc thành lập các tổ thu gom rác là phổ biến nhất hiện nay ở các địa phương để
giải quyết trước mắt các vấn đề bức xúc về rác thải trên địa bàn.
Nhiệm vụ của đội thu gom rác thải chủ yếu là đi thu gom rác thải trong các hộ
gia đình để tránh tình trạng người dân đổ rác bừa bãi tại các khu công cộng. Đối với
rác thải tại các khu vực công cộng, rác thải ở đường làng ngõ xóm, rác thải từ khơi
cống rãnh thì rất ít địa phương làm được. Do đó, môi trường cảnh quan tại các địa
phương vẫn rất ô nhiễm, đường làng ngõ xóm và đặc biệt là các loại chất thải từ
chăn nuôi đổ ra cống rãnh của làng gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường cảnh quan
trong khu vực.
Đối với các địa phương, người dân và chính quyền địa phương đã nhận thức được
vấn đề này nhưng khó khăn lớn nhất tại các địa phương là kinh phí để thực hiện công
tác thu gom và vận hành hệ thống. Tiền thu phí vệ sinh môi trường của các hộ dân chỉ
đủ để trả lương cho công nhân thu gom rác còn tiền bảo hệ lao động bảo dưỡng thiết bị,
nguyên nhiên liệu….. là do chính quyền địa phương trích ngân sách.
Tuy nhiên, lựa chọn công nhân cho việc thu gom tại các địa phương còn mang
tính chủ quan, chủ yêu lựa chọn các đối tượng chính sách, những người có hoàn


12

cảnh khó khăn, neo đơn, mất sức lao động…. cộng với việc trả lương cho công

nhân thu gom thấp ( từ 80-200 ngàn đồng/người/tháng) là những hạn chế trong thu
gom rác thải ở nông thôn.
Ngoài ra, trình độ và tổ chức quản lý của chính quyền địa phương không chặt chẽ,
vấn còn xem nhẹ vấn đề môi trường. Chính vì thế, hiệu quả của công tác thu gom
rác thải tại các địa phương không cao và tỷ lệ thu gom rác thấp và còn nhiều bất cập.
Lượng chất thải không được thu gom đang thải bỏ bừa bãi, chon lấp tùy tiện như
ở các hồ, cống rãnh, sông ngòi và các bãi đất trống và các khu đồng ruộng xung
quanh gây ra hiện tượng ô nhiễm đất, nước, không khí.
1.4 CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH VỀ QUẢN LÝ VÀ HỖ TRỢ CHO CÔNG TÁC
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
1.4.1 Tổng quan cơ chế chính sách về quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở nước ngoài
Ở nhiều nước, những biện pháp giảm lượng chất thải rắn tạo thành cũng như
khuyến khích việc sử dụng lại các vật liệu được áp dụng thông dụng. Ở Mỹ chẳng
hạn, một số bang có luật bắt buộc cư dân phải ủy thác thu nhặt lại những vật có thể
tái chế tại nơi đổ rác bên lề đường. Một số bang yêu cầu phải phân các chất thải từ
các hộ thành các loại khác nhau, trước khi thu gom.
Ở Seattle Washington, “cơ cấu định giá rác thải thay đổi” đã cho dân cư - những
người phải trả phí cho các thùng mà họ nhét đầy rác - những kích thích để họ giảm
bớt số lượng thùng rác mà họ đổ đầy. Khi họ giảm bớt số thùng rác, thì họ được đền
đáp bằng một hóa đơn thu tiền rác ít hơn. Cơ cấu mức phí bao gồm một vài thành
phần: mức phí đa hộ, mức phí cơ bản, (một thùng lít, thu rác hàng tuần chịu chi phí
13,75 USD mỗi tháng, mỗi thùng 120 lít tăng thêm phải chịu thêm 9 USD); mức phí
rác tập trung; mức phí cho các khách hàng thu nhập thấp, lớn tuổi, tàn tật, mức phí
thu gom rác thải tại sân và lề đường (phí thu gom tại sân lớn hơn 40% so với tại lề
đường để khuyến khích hạ thấp chi phí thu gom); mức phí rác thải đổ thêm (một
tích kê rác trả tiền trước giá 5 USD dùng cho rác đổ thêm); mức phí rác sân; mức
phí thùng nhỏ (dịch vụ thùng rác nhỏ 100 lít; 10,7 USD/tháng cho những ai thải ra ít
rác, hoặc có thể tái chế, làm phân ủ phần lớn các rác thải của họ);và thu gom các vật



13

cồng kềnh. Tháng giêng năm 1989, chương trình Seattle đã được hoàn thành: lượng
rác thu gom hàng tháng vào năm đó đã giảm 30% so với mức năm 1988.
Các khoản trợ cấp được cung cấp cho các cơ quan và khu vực tư nhân tham gia
vào các lĩnh vực quản lý chất thải rắn. ở Mỹ, liên bang đã trợ cấp cho các bang để
xây dựng và thực hiện các kế hoạch quản lý chất thải rắn, bảo tồn và khôi phục toàn
diện tài nguyên của các bang đó. Chúng cũng được dành cho đào tạo, các công trình
nghiên cứu, dự án trình diễn về khôi phục năng lượng và vật liệu, cũng như để lập
kế hoạch đổ bỏ chất thải rắn.
Ở Phần Lan, Bộ Môi trường trợ cấp giảm lãi suất các khoản vay để tài trợ cho
các đầu tư tái chế chất thải.
Chính sách quản lý chất thải rắn ở Philippin: Các chính sách về môi trường của
Philippin đã có nhiều sửa đổi lớn trong những năm qua và chính phủ đã nhiều lần
tuyên bố cam kết thực hiện việc bảo vệ môi trường. Một trong những chính sách
môi trường nổi bật nhất của nước này là Luật Quản lý chất thải rắn sinh thái được
ban hành năm 2001. Luật quản lý chất thải rắn sinh thái đã đưa ra một phương pháp
tổng hợp mới đối với hoạt động quản lý chất thải rắn. Điều này được thể hiện rất rõ
trong định nghĩa của Luật về Quản lý chất thải rắn sinh thái như sau: Quản lý chất
thải rắn sinh thái là : “việc quản lý một cách hệ thống các hoạt động phân loại rác
thải tại nguồn, vận chuyển sau khi phân loại, lưu giữ, vận chuyển, chế biến, xử lý và
tiêu hủy rác thải và tất cả các hoạt động quản lý chất thải khác không gây ảnh
hưởng xấu đối với môi trường”.
Theo Vernier Jacques (1994), để góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng
như giảm thiểu lượng chất thải phát sinh, người ta đã áp dụng các biện pháp mang
tính kinh tế:
- Các loại thuế: Để phạt một hoạt động hay một sản phẩm không có lợi cho môi
trường người ta không muốn cấm hoàn toàn mà chỉ muốn hạn chế việc sử dụng sản
phẩm đó. Biện pháp tiến hành thông dụng nhất là đánh thuế để giá bán của sản
phẩm đó cao lên. Một số loại thuế đã được qui định như: Gây quĩ để tài trợ cho hoạt

động xử lý chất thải (ở Mỹ) hoặc loại thuế ngoại ngạch đánh vào việc gây ô nhiễm


14

( ở Pháp ); đánh thuế cao đối với bao bì chất dẻo không phân hủy sinh học ( ở Italia))
và bao bì không sử dụng lại được ( ở Nauy, Phần Lan);
- Miễn giảm thuế hoặc tài trợ: Với mục đích là khuyến khích các sản phẩm hoặc
các hoạt động sản xuất có tính cải thiện môi trường. Tài trợ cho các chương trình,
dự án thu gom và xử lý chất thải.
Luật Quản lý chất thải rắn sinh thái ở Philipin khuyến khích thành lập các quĩ đặc
biệt cho hoạt động quản lý chất thải rắn. Quỹ này sẽ được hình thành trên cơ sở các
khoản phạt, các chi phí cấp phép và cấp giấy phép, các khoản tài trợ và các khoản
đóng góp từ các nguồn trong và ngoài nước. Bộ luật cũng yêu cầu các khoản tiền
trong quỹ sẽ không được sử dụng cho các vị trí công việc, hay để trả lương. Quỹ chỉ
dùng cho chi trả các chương trình khuyến khích hay các giải thưởng, các chương
trình nghiên cứu, các hỗ trợ kỹ thuật, các hoạt động giám sát, thông tin và các hoạt
động xây dựng năng lực.
1.4.2

Tổng quan các chính sách quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam

Nghị định 59/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09/4/2007 về Quản lý chất thải
rắn đã quy định chi tiết về các nội dung: (i) Qui hoạch quản lý chất thải rắn, đầu tư
quản lý chất thải rắn; (ii) Phân loại chất thải rắn; (iii) Thu gom, lưu giữ và vận
chuyển chất thải rắn; (iv) Xử lý chất thải rắn; (v) Chi phí quản lý chất thải rắn; (vi)
Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm. Nội dung chi tiết lập qui hoạch quản lý chất
thải rắn, qui hoạch xây dựng các công trình xử lý, lập và quản lý dự toán các công
trình dịch vụ công ích xử lý chất thải rắn được qui định cụ thể trong Thông tư số
13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ Xây dựng.

Ngày 17/12/2009 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2149/QĐ-TTg phê
duyệt chiến lược Quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm
nhìn đến năm 2050. Quyết định nêu rõ, quản lý tổng hợp chất thải rắn là trách
nhiệm chung của toàn xã hội. Theo đó, quản lý chất thải rắn phải được thực hiện
theo phương thức tổng hợp, nhằm phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh chất thải tại
nguồn là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, tăng cường tái sử dụng, tái chế để giảm khối
lượng chất thải phải xử lý.


15

Chiến lược đặt ra mục tiêu đến năm 2025: 90% lượng chất thải rắn phát sinh tại
các điểm dân cư nông thôn được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường. Phấn đấu
tới năm 2050, tất cả các loại chất thải rắn phát sinh đều được thu gom, tái sử dụng,
tái chế và xử lý triệt để bằng những công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường
và hạn chế khối lượng chất thải rắn phải chôn lấp đến mức thấp nhất.
Nhờ có các chính sách vĩ mô, các địa phương cũng đã quan tâm hơn đến vấn đề
chất thải rắn, đặc biệt cho khu vực nông thôn.
- Năm 2006, thành phố Đà Nẵng đã ra Quyết định số 114/2006/QĐ-UBND,
ban hành chương trình hành động của thành phố nhằm cải thiện vệ sinh môi trường,
trong đó chủ trương mở rộng thu gom rác thải đến khu vực nông thôn, khu vực
vùng ven thành phố và thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường trong trồng trọt,
chăn nuôi;
- Tỉnh Hà Nam năm 2009 đã ra Quyết định số 33/2009/QĐ-UB ban hành “Quy
định quản lý chất thải rắn và nước thải trên địa bàn tỉnh Hà Nam”. Trong đó nêu rõ
chất thải rắn sinh hoạt tại các hộ gia định trong khu dân cư nông thôn được thu gom
và tự xử lý bằng các phương pháp hợp vệ sinh (chôn lấp, xử lý vi sinh…); còn tại
các khu dân cư tập trung, khu công cộng thì các tổ, xóm thực hiện phân loại chất
thải rắn tại nguồn, đưa chất thải rắn đến điểm tập kết thu gom, lưu giữ trong các túi
hoặc thùng được phân biệt bằng màu sắc theo quy định;

Luật bảo vệ môi trường năm 2005 có qui định một số điểm về trách nhiệm của
các tổ chức, bộ phận chuyên môn trong quản lý chất thải;
Điều 69: Trách nhiệm của ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý chất thải:
- Ban hành và thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho hoạt động quản lý chất
thải theo quy định của pháp luật;
- Đầu tư, xây dựng, vận hành các công trình công cộng phục vụ quản lý chất
thải thuộc phạm vi quản lý của mình.
* Cơ chế hỗ trợ tài chính trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt
- Thông tư số 108/2003/TT/BTC ngày 07/11/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn
cơ chế tài chính áp dụng đối với các dự án vệ sinh môi trường sử dụng nguồn vốn


×