Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC HUYỆN BÌNH LIÊU ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.05 KB, 68 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN
HUYỆN BÌNH LIÊU

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

QUY HOẠCH
PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC HUYỆN BÌNH LIÊU
ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030

Bình Liêu, năm 2015


MỤC LỤC
1. Mục tiêu tổng quát.......................................................................................................36
2. Mục tiêu cụ thể.............................................................................................................36
1.3. Bối cảnh KT – XH tỉnh Quảng Ninh.....................................................................39
2.1. Mục tiêu tổng quát................................................................................................41
2.2. Mục tiêu cụ thể......................................................................................................42
1. Nâng cao trình độ học vấn của nhân lực......................................................................51
2. Nâng cao trình độ chuyên môn-kỹ thuật của nhân lực.................................................51
3. Đào tạo các nhóm nhân lực đặc biệt.............................................................................52


MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết xây dựng quy hoạch
Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới đất nước với nhiệm vụ trọng tâm là
công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức nhằm đưa nước ta thoát
khỏi tình trạng một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, trở thành một nước
công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 trong bối cảnh khoa học công
nghệ và toàn cầu hóa phát triển mạnh mẽ, làm gia tăng gay gắt tính chất cạnh


tranh trong cuộc đua phát triển giữa các quốc gia. Sự nghiệp đổi mới và công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà Việt Nam đang tiến hành trong điều kiện
mới có thành công hay không hoàn toàn phụ thuộc vào sức sáng tạo của nguồn
nhân lực Việt Nam. Nguồn nhân lực Việt Nam là vốn quý nhất trong điều kiện
các nguồn lực khác của chúng ta còn hạn chế, do đó chúng ta cần "lấy việc phát
triển nguồn nhân lực làm yếu tố cơ bản cho sự phát triên bền vững".
Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Con người là vốn quý nhất,
chăm lo hạnh phúc con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta, coi
việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt
Nam là nhân tố quyết định thắng lợi công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá”
Nâng cao chất lượng dân số và phát triển nguồn nhân lực là một trong những
trọng điểm của chiến lược phát triển, là chính sách xã hội cơ bản, là hướng ưu tiên
hàng đầu trong toàn bộ chính sách kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước ta nói
chung và của huyện Bình Liêu nói riêng khi chuyển sang giai đoạn phát triển
công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa về kinh tế..
Bình Liêu là một huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Quảng Ninh có diện
tích tự nhiên 475,1 km2, dân số hơn 29.769 người vào năm 2013 với trên 95% là
đồng bào các dân tộc thiểu số, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của huyện năm
2013 đạt 27,4% trên tổng số lao động. Với số lượng dân số là đồng bào dân tộc
thiểu số chiếm số lượng lớn như hiện nay thì việc xây dựng quy hoạch phát triển
kinh tế xã hội, quy hoạch nguồn nhân lực nhằm nâng cao chất lượng và trình độ
của nguồn nhân lực huyện đang là vấn đề cần thiết đối với Bình Liêu.
2. Mục đích, yêu cầu và phạm vi quy hoạch
- Mục đích của quy hoạch:
Quy hoạch phát triển nhân lực huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh giai đoạn
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 là cụ thể hóa một bước của Quy hoạch
phát triển nhân lực tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2020, Chiến lược phát triển
nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011- 2020, Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam
giai đoạn 2011-2020, Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Bình Liêu tỉnh
1



Quảng Ninh giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được xem như
kế hoạch dài hạn của huyện về phát triển nhân lực.
Mục đích của Quy hoạch phát triển nhân lực của huyện là trên cơ sở luận
chứng một cách có căn cứ khoa học về quan điểm, mục tiêu, phương hướng và
giải pháp phát triển nhân lực, làm cho bản quy hoạch trở thành một trong những
công cụ hữu hiệu trong tay chính quyền để tổ chức, chỉ đạo việc phát triển nhân
lực phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh - quốc phòng
trên địa bàn của huyện.
- Yêu cầu của quy hoạch
Căn cứ vào chủ trương, đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của
Đảng, Nhà nước, Đảng bộ và Chính quyền huyện, tỉnh bản quy hoạch cần làm rõ
những nội dung chủ yếu sau:
+ Kiểm kê, đánh giá nhận dạng thực trạng phát triển nhân lực về số lượng,
chất lượng, cơ cấu; xác định rõ những thế mạnh và yếu kém của nhân lực so với
yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của huyện và so sánh với tỉnh Quảng Ninh, cả
nước và các huyện, thị xã trong tỉnh Quảng Ninh về trình độ phát triển và năng
lực cạnh tranh của nhân lực.
+ Phân tích, làm rõ thực trạng những điều kiện phát triển nhân lực trên địa
bàn huyện (trình độ phát triển kinh tế-xã hội, mạng lưới các cơ sở đào tạo, hệ
thống các cơ chế, chính sách phát triển, thu hút và sử dụng lao động...), đúc kết
những tác động tích cực, hạn chế, bài học kinh nghiệm và hướng khắc phục;
+ Dự báo nhu cầu nhân lực của huyện đến năm 2020; nêu rõ quan điểm,
mục tiêu, phương hướng phát triển nhân lực của huyện;
+ Xác định những giải pháp chủ yếu và lộ trình thực hiện quy hoạch.
- Phạm vi quy hoạch
Phạm vi nghiên cứu của quy hoạch chủ yếu đề cập đến nhân lực trong độ
tuổi lao động (theo Bộ Luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994 - nam giới từ 15
đến hết 60 tuổi, nữ giới từ 15 đến hết 55 tuổi), đào tạo và sử dụng nguồn lực con

người, bao gồm toàn bộ nhân lực trên địa bàn huyện; phân tích, đánh giá, xác định
nhu cầu, đề xuất phương hướng, giải pháp phát triển nhân lực của huyện đến năm
2020.
3. Những căn cứ chủ yếu xây dựng quy hoạch
- Luật Giáo dục năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
giáo dục được Quốc hội thông qua ngày 25/11/2009.
- Luật Dạy nghề số 76/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội khóa
XII, kỳ họp thứ 10.
- Quyết định 1956/QĐ - TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng chính phủ
về việc phê duyệt đề án" Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020".
2


- Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999, 2009.
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ quy định
về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội.
- Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ, sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của
Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội.
- Nghị quyết số 39/NQ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2010 của Chính phủ về
triển khai xây dựng Quy hoạch phát triển nhân lực các Bộ, ngành, địa phương
giai đoạn 2011-2020.
- Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020.
- Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020.
- Các chiến lược phát triển ngành đã được phê duyệt (Chiến lược dân số
thời kỳ 2001-2010, Chiến lược giáo dục thời kỳ 2001-2010...).
- Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020.
- Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ

về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Ninh đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Quyết định số 2704/QĐ-UBND ngày 17/11/2014 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Quảng Ninh về phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Quảng Ninh
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư về hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố
quy hoạch Quy hoạch tổng thể; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ
yếu.
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIII.
- Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 20/3/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy
về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng chiến lược, lập, quản lý
và thực hiện quy hoạch.
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Bình Liêu lần thứ XXVI
- Quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực liên quan đến phát triển nhân
lực, gồm Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề, Quy hoạch phát triển
mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, Quy hoạch tổng thể phát triển y tế...
- Các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực của huyện.
- Các tài liệu hiện trạng và kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực của các
phòng, ban trong huyện.
3


Báo cáo quy hoạch phát triển nguồn nhân lực huyện Bình Liêu đến năm
2020 bao gồm 4 phần chính:
+ Phần I: Đặc điểm phát triển kinh tế – xã hội và nhân lực của huyện Bình
Liêu.
+ Phần II: Phương hướng phát triển nhân lực của huyện Bình Liêu giai
đoạn 2014-2020 và định hướng đến năm 2030;
+ Phần III: Những giải pháp phát triển nhân lực của huyện Bình Liêu giai

đoạn 2014-2020 và định hướng đến năm 2030;
+ Phần IV: Tổ chức thực hiện quy hoạch.

Phần I
ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI VÀ NHÂN LỰC
HUYỆN BÌNH LIÊU
4


I. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI
Bình Liêu là một huyện biên giới miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh
Quảng Ninh, có tọa độ địa lý từ 21026’15” đến 21039’50” vĩ độ Bắc và
107016’20” đến 107035’50” kinh độ Đông, với 08 đơn vị hành chính gồm: thị
trấn Bình Liêu và các xã: Đồng Văn, Hoành Mô, Đồng Tâm, Lục Hồn, Tình
Húc, Húc Động, Vô Ngại.
Bình Liêu cách thành phố Hạ Long - thủ phủ của tỉnh Quảng Ninh 108 km.
Phía Đông giáp huyện Hải Hà (Quảng Ninh), phía Tây giáp huyện Đình Lập
(Lạng Sơn), phía Nam giáp huyện Tiên Yên, Đầm Hà (Quảng Ninh), phía Bắc
có tuyến biên giới dài 42,999 km giáp khu Phòng Thành - thành phố Cảng
Phòng Thành và huyện Ninh Minh thành phố Sùng Tả (Quảng Tây – Trung
Quốc) với Khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô – Đồng Văn, đây là cầu nối giao lưu
kinh tế - thương mại giữa các địa phương trong và ngoài tỉnh Quảng Ninh với
khu Phòng Thành – thành phố Phòng Thành – tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc.
Bình Liêu có cấu trúc địa hình đa dạng của miền núi cao thuộc cánh cung
bình phong Đông Triều – Móng Cái, có xu hướng thấp dần từ Đông Bắc xuống
Tây Nam, có một số đỉnh núi cao trên 1.000m như đỉnh Cao Ba Lanh (1.113 m),
đỉnh Cao Xiêm (1.330 m).
Bình Liêu là huyện tương đối nghèo khoáng sản. Huyện có một mỏ vàng
hàm lượng thấp, trữ lượng ít ở dọc biên giới Việt – Trung; đá hoa cương dọc trên
dãy núi Cao Xiêm chạy dài từ xã Đồng Văn đến xã Húc Động nhưng chưa có

khả năng khai thác. Ngoài ra Bình Liêu còn có khối lượng cát, đá, sỏi ở dọc
sông Tiên Yên với độ dài hơn 60 km; mỏ cao lanh ở xã Vô Ngại, Đồng Tâm...
1. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Bình Liêu
Thực trạng phát triển kinh tế xã hội huyện Bình Liêu thời gian qua đạt
được kết quả đáng ghi nhận. Giai đoạn 2006-2013 tốc độ tăng trưởng bình quân
toàn huyện đạt 11,48% (theo GTGT).

Bảng 1: Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006-2013 (%/năm)
Ngành

Đơn vị

2005

5

2013

Tốc độ tăng
trưởng


Tăng trưởng toàn nền kinh tế

Tr.Đồng

55.134

131.522


11,48

Nông, lâm nghiệp và thủy sản

Tr.Đồng

35.032

48.054

4,03

Công nghiệp và xây dựng

Tr.Đồng

4.456

16.399

17,69

Dịch vụ

Tr.Đồng

15.647

67.068


19,95

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bình Liêu và tính toán của BCN đề án

Các ngành đều có mức tăng trưởng khá cao trong giai đoạn 2006-2013.
Trong đó dịch vụ đang dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng đạt 19,95%, tiếp đó là
ngành công nghiệp – xây dựng đạt 17,69% và thấp nhất là ngành nông, lâm
nghiệp, thủy sản đạt 4,03%.
+ Khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản: giai đoạn 2006-2013, tốc độ tăng
trưởng khu vực nông, lâm thuỷ sản (giá cố định) là 4,03%/năm, đạt 48.054 tỷ
đồng năm 2013, gấp 1,37 lần so với năm 2005.
+ Khu vực công nghiệp – xây dựng: giai đoạn 2006-2013, tốc độ tăng
trưởng ngành công nghiệp đạt 17,69%/năm cao gấp 1,29 lần so với mức tăng
bình quân của cả nước (13,7%/năm). Trong đó, tăng trưởng công nghiệp khai
thác: 28,0%/năm; công nghiệp chế biến: 10,8%/năm; công nghiệp sản xuất và
phân phối điện nước 25,13%/năm.
+ Khu vực dịch vụ: giai đoạn 2006-2013, tốc độ tăng trưởng bình quân
của khu vực dịch vụ khá cao, đạt 19,95%/năm. Trong phân ngành dịch vụ, hoạt
động khoa học công nghệ có tốc độ tăng trưởng cao nhất giai đoạn 2006-2013
(46,67%) do trong những năm gần đây, huyện đã quan tâm đầu tư cho hoạt động
này; tiếp đó là phân ngành tài chính, tín dụng đạt tốc độ 27,32%, vận tải kho bãi
và thông tin liên lạc... Phần lớn đóng góp vào giá trị gia tăng của ngành dịch vụ
hiện nay là nhóm dịch vụ kinh doanh có tính thị trường như thương mại, tài
chính tín dụng, vận tải kho bãi… Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và
doanh thu dịch vụ tiêu dùng (HHBL&DV) trên địa bàn năm 2013 đạt 105.000
triệu đồng, tăng gấp 3,5 lần so năm 2005.
2. Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động
2.1. Cơ cấu kinh tế
Hiện nay khu vực dịch vụ là khu vực có tỷ trọng lớn nhất trong giá trị gia
tăng của huyện (45%) tiếp đó là khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản 38,5% và

cuối cùng là khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm 16,5%. Báo cáo thống kê
ghi nhận nền kinh tế của huyện đã từng bước phát triển theo hướng hiện đại thể
hiện ở tỷ trọng nông nghiệp giảm dần (56,0% năm 2005 giảm xuống còn 38,5%
năm 2013) mặc dù giá trị tuyệt đối của ngành nông nghiệp vẫn tăng qua các năm
(năm 2013 cao gấp 3,72 lần so với năm 2005) và tỷ trọng giá trị các ngành phi
nông nghiệp tăng dần từ (44% năm 2005 lên tới 61,5% năm 2013).
- Ngành nông lâm nghiệp, thủy sản:
6


Mặc dù tỷ trọng có xu hướng giảm nhưng nông, lâm nghiệp, thủy sản vẫn
là ngành giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của kinh tế huyện. Năm 2013,
giá trị của ngành đạt 229,2tỷ đồng (giá hiện hành), tăng 3,72 lần so với năm
2005. Cơ cấu nội ngành nông nghiệp đang có chuyển dịch theo hướng hiện đại
nhưng với tốc độ chậm. Các vùng cây công nghiệp tập trung từng bước được
hình thành và phát triển như cây lương thực có hạt, lúa, miến dong, rau màu…
Ngành chăn nuôi cũng đang có những chuyển biến tích cực theo hướng đẩy
mạnh đầu tư theo chiều sâu, nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm, tăng quy
mô sản xuất hàng hoá trong ngành chăn nuôi, đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ
khoa học công nghệ, đặc biệt là khâu giống (bò lai Sind, đàn lợn hướng nạc…).
Trong thời gian qua, công tác bảo vệ rừng đã có sự chuyển biến tích cực gắn với
cuộc vận động giảm nghèo và đạt được một số kết quả bước đầu về kinh tế - xã
hội, góp phần nâng cao đời sống của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số,
cùng với việc khoanh nuôi bảo vệ rừng hiện có.
- Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Tuy ngành công nghiệp của Bình Liêu có quy mô nhỏ nhưng những năm
qua cũng có bước phát triển đáng kể. Tỷ trọng giá trị gia tăng ngành công
nghiệp tăng từ 10,0% năm 2005 lên 19,5% năm năm 2010 và đạt 16,5% năm
2013. Phân ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng giá trị của
ngành công nghiệp là công nghiệp chế biến với tỉ trọng lên tới 72,34%. Các

phân ngành công nghiệp khai thác và công nghiệp sản xuất phân phối điện, khí
đốt và nước chỉ chiếm tỉ trọng khoảng 27,66% năm 2013. Đến năm 2013 trên địa
bàn huyện chỉ có 3 doanh nghiệp hoạt động, chủ yếu là các cơ sở kinh tế cá thể (96
cơ sở) nhưng với xu hướng hội nhập ngày càng sâu, rộng trong thời gian tới huyện
cần phải tăng cả về số lượng và chất lượng quản lý, đầu tư, áp dụng khoa học kỹ
thuật, trình độ chuyên môn cho người lao động.
Sản xuất CN-TTCN đã góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế
của huyện, đáp ứng nhu cầu trong huyện về các loại sản phẩm, hàng hoá, dịch
vụ và mở rộng thị trường ra ngoài huyện đối với một số sản phẩm. Sự phát triển
TTCN đã góp phần thúc đẩy tiến trình đô thị hoá nông thôn, hình thành những
ngành nghề mới tại các xã và cụm xã, góp phần nâng cao dân trí, thúc đẩy nhanh
quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn.
Hiện tại, huyện có một số cơ sở sản xuất công nghiệp với quy mô vừa và
nhỏ gồm có công nghiệp cơ khí nhỏ, may mặc, chế biến lương thực thực phẩm,
nông lâm sản… đang hoạt động ổn định, góp phần giải quyết việc làm và tăng
thu nhập cho người lao động tại địa bàn, đóng góp một phần quan trọng vào
ngân sách tỉnh và ngân sách huyện. Tuy nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật ngành
công nghiệp còn nhỏ bé, trang thiết bị, công nghệ lạc hậu, chủng loại sản phẩm
nghèo nàn, đơn điệu, chất lượng sản phẩm thấp, khả năng tiếp cận với trình độ
7


khoa học-công nghệ mới cũng như thu hút đầu tư còn hạn chế. Do vậy, ngành
công nghiệp không có khả năng trở thành ngành sản xuất chính trong cơ cấu
kinh tế của huyện.
- Ngành dịch vụ
Dịch vụ là ngành đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của
huyện Bình Liêu. Trong những năm qua, tỷ trọng giá trị ngành dịch vụ có xu
hướng tăng khá từ 34,0% năm 2005 lên 45,0% năm 2013. Trong đó, phân ngành
thương nghiệp, cơ khí, vận tải và những phân ngành dịch vụ công chiếm tỷ trọng

khá lớn trong nội ngành dịch vụ.
2.2. Cơ cấu lao động
Số lao động làm việc trong các ngành kinh tế của huyện tăng từ 11,87
nghìn người năm 2005 lên 14,5 nghìn người năm 2013, tăng 2,63 nghìn người
so với năm 2005 (trung bình mỗi năm tăng thêm 329 người). Do đặc điểm tự
nhiên, trình độ dân trí và phong tục tập quán trong sản xuất, sinh hoạt của địa
phương nên lực lượng lao động của ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm tỷ
lệ lớn trong tổng lao động đang làm việc của huyện, mặc dù tỷ lệ này đã giảm
qua các năm xong vẫn ở mức cao (66,69% năm 2013).
Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực cùng với sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế: Năm 2005, tỷ trọng lao động khu vực nông, lâm thuỷ sản
79,1% (tỉnh 48,7%; cả nước 57,1%) giảm xuống 71,67% năm 2010 (tỉnh 43,5%;
cả nước 51,9%), giảm 7,43% (tỉnh giảm 5,2%; cả nước giảm 5,2%); năm 2013
là 66,69% (tỉnh 35,9%; cả nước 47,6%). Tỷ trọng lao động khu vực công nghiệp
- xây dựng tăng từ 8,32% năm 2005 (tỉnh 25,2%; cả nước 18,2%) lên 12,08%
năm 2010 (tỉnh 27,3%; cả nước: 21,5%), tăng 3,76% (tỉnh tăng 2,1%; cả nước
tăng 3,3%), năm 2013 là 12,52% (tỉnh 30,5%). Tỷ trọng lao động khu vực dịch
vụ tăng từ 12,57% năm 2005 (tỉnh 26,1%; cả nước 24,7%) lên 16,25% năm
2010 (tỉnh 29,2%; cả nước 26,5%), năm 2013 tăng lên 20,79% (tỉnh 33,5%).
Như vậy, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cầu lao động theo ngành của
huyện Bình Liêu, cầu lao động ngành nông nghiệp có xu hướng giảm nhưng số
lượng lao động tham gia vào ngành này vẫn cao hơn rất nhiều so với các ngành
khác. Trong thời gian tới để đạt được mức trung bình về cơ cấu các ngành của cả
nước, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động sẽ phải diễn ra với tốc độ nhanh hơn.
Do đó, việc đào tạo nguồn nhân lực khu vực nông nghiệp, nông thôn phải được
đẩy nhanh để có thể bố trí việc làm trong các ngành, lĩnh vực phi nông nghiệp.
3. Các lĩnh vực kinh tế chủ yếu của huyện
3.1. Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản
Sản xuất nông nghiệp ngày càng được chú trọng theo hướng sản xuất
hàng hóa với chất lượng và năng suất ngày càng được nâng cao đáp ứng được

8


yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước; cơ cấu cây trồng - vật nuôi cũng có
sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Với mục tiêu sản xuất nông nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hóa, huyện đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ của khoa học
kỹ thuật vào sản xuất, lựa chọn các giống cây, con phù hợp với điều kiện địa hình
và khí hậu của địa phương để đưa vào sản xuất nhờ đó mà năng suất và sản lượng
cây trồng, vật nuôi ngày càng tăng. Sự hình thành và phát triển các gia trại, trang
trại bước đầu góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông
thôn và đa dạng ngành nghề, tạo việc làm tăng thu nhập cho người lao động, trở
thành động cơ để thúc đẩy sản xuất và ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong nông
nghiệp quy mô lớn. Giá trị nông – lâm – thủy sản theo giá hiện hành tiếp tục có
sự gia tăng, tăng từ 61.6116 triệu đồng năm 2005 lên 146.232 triệu đồng năm
2010 và năm 2013 đạt 229.221 triệu đồng. Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 20062013 là 4,03%/năm. Giai đoạn 2006-2013 ngành nông nghiệp tăng bình quân
3,73%/năm; lâm nghiệp tăng 3,86%/năm; ngành thuỷ sản đạt tốc độ tăng bình
quân cao nhất 6,02%/năm.
Bảng 2: Quy mô giá trị ngành nông-lâm-thủy sản Bình Liêu
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Toàn ngành
Nông nghiệp
Lâm nghiệp
Thủy sản

2005
61.616
40.050
21.015
550


2010

2013

146.232
229.221
92.034
136.342
50.448
83.353
3.750
9.526
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bình Liêu

Với cơ cấu kinh tế chiếm 38,5% năm 2013, nông-lâm-thủy sản hiện đang là
ngành có tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế đồng thời là ngành có vai trò quan
trọng trong việc giải quyết việc làm cho lao động và đảm bảo đáp ứng nhu cầu
lương thực của huyện. Trong cơ cấu kinh tế nông – lâm – thủy sản ngành nông
nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất: 59,48% (năm 2013), tiếp đến là lâm nghiệp
đạt 36,36% và giá trị nuôi trồng, khai thác thuỷ sản chỉ đạt 4,16%.
Bảng 3: Cơ cấu giá trị ngành nông – lâm – thủy sản Bình Liêu
Đơn vị: %
Chỉ tiêu
Toàn ngành
Nông nghiệp
Lâm nghiệp

2005


2010

2013

100
65,0
34,11

100
62,94
34,5

100
59,48
36,36

9


Thủy sản

0,89
2,56
4,16
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bình Liêu

Nhìn chung, sản xuất nông – lâm – thủy sản của huyện đang từng bước
chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa và đa dạng hóa sản phẩm. Cơ cấu nội
bộ ngành đang chuyển dịch đúng hướng nhưng còn chậm, giá trị của ngành lâm
nghiệp và thủy sản có tăng nhưng chưa đáng kể. Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu của

ngành tuy có giảm qua các năm nhưng giá trị (theo giá HH) vẫn tăng, năm 2010
đạt 92.034 triệu đồng và năm 2013 đạt là 136.342 triệu đồng, điều này phản ánh
khả năng áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp của huyện có
chuyển biến tốt.
(1) Nông nghiệp
Trong những năm gần đây, cùng với xu hướng phát triển chung về đô thị
hóa của cả nước, tỷ trọng ngành nông nghiệp của Bình Liêu cũng có xu hướng
giảm dần qua các năm. Tuy vậy giá trị tuyệt đối của ngành vẫn tăng và chiếm tỉ
trọng cao, chiếm 59,48% trong khu vực nông- lâm-thủy sản và cũng đã góp
phần giải quyết việc làm cho phần lớn lao động trong khu vực Nông-lâm-thủy
sản đồng thời đáp ứng được nhu cầu lương thực, thực phẩm của người dân địa
phương.
Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp của huyện vẫn có những khó khăn và hạn
chế do một số nguyên nhân sau:
(1) Do đặc điểm khí hậu của Bình Liêu diễn biến phức tạp, nắng hạn, mưa lũ
thường xuyên gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất của huyện;
(2) Nguồn vốn để thực hiện phát triển kinh tế gia trại ở đây chủ yếu là vốn
tự có của người nông dân, việc vay vốn vẫn gặp nhiều khó khăn;
 Trồng trọt
Cho đến nay ngành trồng trọt vẫn chiếm một tỉ trọng lớn trong cơ cấu nội
ngành nông nghiệp. Trong nhiều năm qua, giá trị của trồng trọt chiếm tỉ trọng
cao và xu hướng dịch chuyển chậm, năm 2005 chiếm 69% giá trị sản xuất nông
nghiệp, năm 2013 chiếm khoảng 67,2% cơ cấu ngành nông nghiệp.
Năm 2013, tổng sản lượng lúa đạt 8,6 nghìn tấn, sản lượng ngô 2 nghìn
tấn.Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt trên 10,6 nghìn tấn. Ngoài ra, huyện
cũng trồng một số cây tinh bột có củ như sắn (0,65 nghìn tấn), dong riềng (6,3
nghìn tấn); cây thực phẩm như đậu tương (0,14 nghìn tấn), rau quả các loại (6,1
nghìn tấn) và một số cây ăn quả khác. Miến dong của huyện Bình Liêu đã được
khẳng định thương hiệu. Để đảm bảo nguồn nguyên liệu, một mặt huyện khuyến
khích các hộ dân chuyển đổi diện tích trồng lúa, hoa màu kém năng suất sang

trồng dong riềng; mặt khác hỗ trợ kỹ thuật, giống, phân bón cho các hộ trong
vùng quy hoạch trồng dong riềng.
10


 Chăn nuôi:
Chăn nuôi đã chuyển dần sang sản xuất hàng hóa nhưng còn chậm, hình
thức chăn nuôi tập trung bước đầu đã được hình thành, phát triển và mang lại
hiệu quả. Đàn gia súc, gia cầm đã được đầu tư phát triển, lựa chọn con giống có
hiệu quả kinh tế cao; các loại thức ăn phù hợp và nắm bắt kịp thời các kỹ thuật
chăn nuôi nên đã bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tốc độ tăng trưởng
của ngành chăn nuôi đạt khoảng 6,4%/năm.
+ Đàn trâu: Số lượng đàn trâu có xu hướng giảm trong những năm qua,
với tốc độ giảm bình quân hàng năm (thời kỳ 2006-2013) là 3,5%/năm
+ Đàn bò: Năm 2013 huyện có hơn 2,1 nghìn con, tăng liên tục và ổn định
qua các năm nhưng đến năm 2013 có xu hướng giảm nhẹ.
+ Đàn lợn: Tổng đàn lợn từ 11 nghìn con năm 2005 lên 12,6 nghìn con
năm 2013, tốc độ tăng bình quân 2,0%/năm.
Cùng với trồng trọt, ngành chăn nuôi của huyện cũng tương đối phát triển
(chăn nuôi trâu bò, dê, gia cầm..). Do vậy, cơ cấu nội ngành nông nghiệp trong
thời gian tới chắc chắn sẽ có nhiều chuyển biến tích cực: tỉ trọng ngành trồng
trọt giảm dần và tỉ trọng ngành chăn nuôi tăng dần. Đây là xu hướng phát triển
phù hợp với xu thế của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và cả nước nói chung.
(2) Lâm nghiệp
Mặc dù là huyện miền núi, nhưng ngành lâm nghiệp có tỉ trọng đóng góp
không lớn vào sự phát triển kinh tế của huyện. Trong 8 năm qua, giá trị của
ngành lâm nghiệp liên tục tăng, năm 2005 đạt 21.015 triệu đồng (giá hiện hành),
năm 2013 đạt 83.353 triệu đồng. Xét về vai trò trong nền kinh tế, tỉ trọng ngành
lâm nghiệp trong cơ cấu kinh tế huyện tương đối ổn định qua các năm khoảng
14,0% năm 2013.

Tính đến năm 2013, toàn huyện có khoảng 34.683,78 ha đất lâm nghiệp
chiếm 73% diện tích tự nhiên; trong đó diện tích đất rừng sản xuất là 20.159,41
ha, diện tích đất rừng phòng hộ là 14.524,37 ha. Năm 2013 tỉ lệ che phủ rừng đạt
53,8%.
Trong thời gian qua, công tác bảo vệ rừng đã có sự chuyển biến tích cực
gắn với cuộc vận động giảm nghèo và đạt được một số kết quả bước đầu về kinh
tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu
số, cùng với việc khoanh nuôi bảo vệ rừng hiện có.
Nhìn chung, kinh tế lâm nghiệp trong những năm qua đã bước đầu có tỉ
trọng nhất định trong nền kinh tế. Tuy vẫn chưa tương xứng với tiềm năng
nhưng người dân bước đầu đã nâng cao nhận thức và chú trọng đầu tư vào phát
triển rừng kinh tế, vừa để nâng cao thu nhập, vừa tăng diện tích phủ xanh đất
trống, bảo vệ đất chống xói mòn.
(3) Thủy sản
11


Tổng giá trị đóng góp của ngành thủy sản vào Nông-lâm-thủy sản tuy rất
nhỏ nhưng giá trị tuyệt đối tăng lên qua các năm, cụ thể năm 2005 ngành đóng
góp 550 triệu đồng, đến năm 2013 là 9.526 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 4,16% so
với tổng giá trị ngành Nông-lâm-thủy sản. Số liệu trên cho thấy, mặc dù ngành
thủy sản của huyện có tăng về giá trị nhưng tốc độ tăng chậm một phần là do
đặc thù của huyện miền núi
3.2. Công nghiệp – xây dựng
 Công nghiệp chế biến
Công nghiệp chế biến là phân ngành công nghiệp chủ đạo, đóng góp
chính cho ngành công nghiệp của huyện. Giá trị của nhóm ngành công nghiệp
chế biến luôn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị gia tăng công nghiệp huyện.
Năm 2013, giá trị của nhóm ngành công nghiệp chế biến đạt 72,34%.
Trong năm 2013 đã đạt được những kết quả đáng kể như:

Sản phẩm gỗ các loại: số lượng 800sản phẩm.
Sản phẩm may mặc: số lượng 9,0 nghìn chiếc
Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: gạch nung (15triệu viên).
Tuy nhiên do chưa có đầu tư theo chiều sâu vào công nghệ nên các sản
phẩm công nghiệp này chủ yếu vẫn còn ở dạng sơ chế và dạng thô chưa mang
lại giá trị kinh tế cao cho địa phương.
Hiện nay huyện Bình Liêu đã khôi phục lại nghề truyền thống sản xuất
miến dong và đạt kết quả tốt. Sản phẩm miến dong Bình Liêu đã có thương hiệu
và người tiêu dùng trong và ngoài huyện ưa chuộng. Năm 2013, sản lượng sản
xuất đạt 110 tấn.
 Công nghiệp khai thác
Là một huyện tương đối nghèo tài nguyên khoáng sản, do vậy công
nghiệp khai thác của Bình Liêu chiếm tỷ trọng không cao trong cơ cấu ngành
công nghiệp (năm 2013 là 21,28 %). Trong các năm qua công nghiệp khai thác
chỉ ở mức độ nhỏ bé, chủ yếu tập trung khai thác một số khoáng sản sau: khai
thác cao lanh, khai thác cát, đá, sỏi làm vật liệu xây dựng.
 Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước
Giá trị của ngành này đóng góp trong toàn ngành công nghiệp huyện rất
nhỏ. Những năm gần đây tỉ trọng của ngành vẫn duy trì ở mức 5,0%-6,5% tuy
nhiên giá trị tuyệt đối tăng dần qua các năm. Giá trị của ngành công nghiệp sản
xuất và phân phối điện, nước năm 2010 là 682 triệu đồng (5,0%) và đến năm
2013 đạt 1.786triệu đồng (6,38%). Đây là ngành có vai trò quan trọng đối với
sản xuất và đời sống nhân dân, do đó trong giai đoạn tới cần duy trì tỷ trọng của
ngành phù hợp với cơ cấu kinh tế.
12


Tuy nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật ngành công nghiệp còn nhỏ bé, trang
thiết bị, công nghệ lạc hậu, chủng loại sản phẩm nghèo nàn, đơn điệu, chất
lượng sản phẩm thấp, khả năng tiếp cận với trình độ khoa học-công nghệ mới

cũng như thu hút đầu tư còn hạn chế. Do vậy, ngành công nghiệp không có khả
năng trở thành ngành sản xuất chính trong cơ cấu kinh tế của huyện.
Cơ cấu ngành nghề hiện nay vẫn chủ yếu là sản xuất tiểu thủ công nghiệp
và xây dựng quy mô cá thể, hộ gia đình. Các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp và
chế biến chủ yếu là hàng gia dụng như công cụ sản xuất, đồ mộc gia dụng... chủ
yếu cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng nội bộ.
Sự phát triển công nghiệp của Bình Liêu trong thời gian qua vẫn dựa trên
những nguồn nguyên nhiên liệu sẵn có của huyện, vẫn chưa khắc phục được tình
trạng sản xuất tản mạn mang nặng tính bao cấp, thiếu vốn, trình độ công nghệ
phần lớn còn lạc hậu, thiết bị ít được đổi mới... Do vậy năng suất, hiệu quả sản
xuất còn thấp, tính cạnh tranh sản phẩm còn yếu, các sản phẩm công nghiệp làm
ra chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu ra thị trường bên ngoài. Sản
phẩm làm ra chủ yếu ở dạng thô hoặc là các sản phẩm bán thành phẩm có giá trị
kinh tế không cao.
3.3. Dịch vụ
Song song với sự phát triển của công nghiệp, xây dựng, tốc độ tăng
trưởng bình quân giá trị gia tăng của khu vực dịch vụ trong giai đoạn 2006-2013
tăng khá cao, đạt 19,95%/năm. Trong đó:
Nhóm dịch vụ kinh doanh có tính thị trường tốc độ tăng trưởng khá cao,
đạt 17,97%/năm, tỷ trọng giá trị gia tăng chiếm tới 46,22% trong cơ cấu giá trị
gia tăng của khu vực dịch vụ, cụ thể: thương mại: 9,6%/năm; khách sạn nhà
hàng: 2,6%/năm; tài chính, tín dụng: 3,5%/năm; dịch vụ vận tải, kho bãi
5,1%/năm. Sự phát triển của nhóm ngành này sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho
phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.
- Dịch vụ vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc: là phân ngành quan trọng,
là nền tảng cho sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Dịch vụ vận tải hành
khách và hàng hoá tiếp tục phát triển, chất lượng dịch vụ vận tải được nâng lên,
cơ bản đáp ứng được nhu cầu vận tải hàng hoá và đi lại của nhân dân.
Năm 2006 tổng doanh thu giao thông vận tải đạt 5.164 triệu đồng, đến
năm 2013 đạt 15.533 triệu đồng. Năm 2006 khối lượng vận chuyển hàng hóa đạt

52,7 nghìn tấn và khối lượng vận chuyển hành khách đạt 75,8 nghìn người. Đến
năm 2013 khối lượng vận chuyển hàng hóa đạt khoảng 100 nghìn tấn và khối
lượng vận chuyển hành khách đạt khoảng 102 nghìn người.
Bảng 4: Thực trạng phát triển ngành dịch vụ vận tải
STT

Hạng mục

ĐVT
13

2006

2011

2012

2013


2

Tổng doanh thu vận
tải, bốc xếp
Hàng Hóa

-

Vận chuyển


1000 Tấn

52,7

67,3

74,1

100

-

Luân chuyển

1000T/km

1.532

2.216

2.485

2.770

3

Hành Khách

-


Vận chuyển

1000ng

75,8

91,9

97,1

102

-

Luân chuyển

1000 ng/km

4.238

6.106

6.729

7.400

1

Tr.đồng


5.164

10.291

12.273

15.533

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bình Liêu

- Thương mại:
Giai đoạn 2005-2013 tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ xã hội của Bình
Liêu tăng ổn định, năm 2005 là 30,1 tỷ đồng; năm 2012 là 91,77 tỷ đồng và năm
2013 là 105,5 tỷ đồng.
Hiện nay trên địa bàn huyện Bình Liêu có 2 chợ loại 2 (Chợ trung tâm Thị
trấn Bình Liêu, chợ cửa khẩu Hoành Mô), 4 chợ loại 3 (Chợ Đồng Văn, chợ Lục
Hồn, chợ Vô Ngại, chợ Húc Động).
Tham gia vào kinh doanh bán lẻ hàng hóa xã hội trên địa bàn gồm nhiều
thành phần kinh tế khác nhau. Hiện nay có khoảng 671 cơ sở hoạt động thương
mại dịch vụ bao gồm cả thương nghiệp Nhà nước, tư nhân và cá thể, thu hút một
lượng lớn lực lượng lao động. Đáng chú ý là trong giai đoạn 2006-2013, tỉ trọng
mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ xã hội của thành phần kinh tế khu vực tư nhân
chiếm phần lớn trong tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ xã hội của toàn huyện
Tuy nhiên cơ sở vật chất phục vụ hoạt động thương mại còn thiếu và chưa
đồng bộ; hệ thống thị trường hàng hoá trên địa bàn phát triển còn tự phát, manh
mún; quy mô kinh doanh của doanh nghiệp và các hộ kinh doanh thương mại
còn nhỏ; chưa có sự tham gia của các tập đoàn, công ty phân phối lớn trong hệ
thống kinh doanh; trình độ công nghệ và tính chuyên nghiệp của ngành còn
thấp; vấn đề xây dựng hệ thống thông tin thị trường còn yếu; chưa xây dựng
hiệu quả mối liên kết dài hạn giữa sản xuất và lưu thông, giữa nhà nông và

doanh nghiệp trong cung ứng vật tư hàng hoá và tiêu thụ sản phẩm. Hệ thống
kho bãi giao nhận vận tải và dịch vụ logistic phục vụ thương mại chưa phát
triển, quy mô nhỏ. Do đó, huyện cần có những giải pháp cụ thể phù hợp để thúc
đẩy sự phát triển của thương mại trong thời gian tới.
Nhóm ngành dịch vụ công là nhóm ngành có vai trò quan trọng đối với sự
phát triển của huyện. Trong thời gian qua, nhóm ngành này đã có tốc độ tăng
trưởng khá cao, đóng góp lớn cho sự phát triển của Bình Liêu như: quản lý Nhà
nước và an ninh quốc phòng, bảo đảm xã hội bắt buộc đạt 4,2%/năm; giáo dục
và đào tạo đạt 4,5%/năm; y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 4,5%/năm….
14


4. Các đặc điểm kinh tế đáng lưu ý của huyện
Tổng thu ngân sách của huyện năm 2013 là 611,7 tỷ đồng, đạt mức tăng
trưởng bình quân 28,17%/năm trong giai đoạn 2007-2013. Trong tổng thu ngân
sách của huyện, thu trên địa bàn có xu hướng tăng nhưng tỷ trọng thấp và có xu
hướng giảm dần qua các năm (năm 2005 là 50,5%, năm 2013 khủng hoảng kinh
tế dẫn đến thu ngân sách chỉ đạt 10,9%) điều đó cho thấy huyện vẫn phụ thuộc
nhiều vào ngân sách trung ương cho phát triển kinh tế - xã hội. Một nguyên
nhân khác nữa dẫn tới thu ngân sách trên địa bàn huyện Bình Liêu giảm về tỷ
trọng là do thu thuế xuất nhập khẩu trên địa bàn giảm mạnh.
Giai đoạn 2006-2013 huyện đảm bảo tốt cân bằng thu chi ngân sách, tỷ
trọng chi ngân sách của huyện trên tổng thu ngân sách có xu hướng tăng, năm
2005 chi ngân sách bằng 48,7% tổng thu ngân sách, năm 2013 tổng chi ngân
sách bằng 66,65% tổng thu ngân sách. Trong chi ngân sách của huyện thì chi
thường xuyên vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn (trên 80%), chi đầu tư phát triển tăng
về số lượng và tỷ trọng (từ 2,42 tỷ đồng năm 2006 chiếm 4,6% tổng chi ngân
sách lên 58,99 tỷ đồng năm 2013 chiếm 14,47% tổng chi ngân sách).
Bảng 5: Một số chỉ tiêu kinh tế đáng lưu ý của huyện
Chỉ tiêu


Đơn vị tính

Tổng thu ngân sách
Trong đó, thu trên địa bàn
Tổng chi ngân sách
Trong đó, chi đầu tư phát triển

Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng

Số lượng các khu/cụm công nghiệp
Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (thực
hiện)
Kim ngạch xuất khẩu
Kim ngạch nhập khẩu
Số trường đại học, cao đẳng

Khu

2006

2010

2013

107.652 252.488
54.347 72.003

52.493 167.453
2.420
4.650

611.668
66.685
407.705
58.995

0

0

58,194
10,579

4,890
33,353

0

1.000 USD
tr. USD
tr. USD
Trường

0

0


0

TT

1

1

1

Số trung tâm hướng nghiệp và giáo
dục thường xuyên

Nguồn: Niên giám thống kê và tổng hợp của BCN đề án
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2011 đạt 172,65 triệu
USD. Đến năm 2012, kinh tế khó khăn đã làm giảm kim ngạch xuất nhập khẩu
xuống còn 99,83 triệu USD, năm 2013 là 38,2 triệu USD.
Bảng 6: Hoạt động kinh tế qua cửa khẩu Hoành Mô-Đồng Văn
Nội dung

Năm 2010

Năm 2011
15

Năm 2012

Năm 2013



Số lượng xe Container
ĐVT: xe
Khối lượng hàng hóa
ĐVT: kg

2.406

1.564

5.956

5.100

42.918.778

133.344.230

55.864.396

86.376.000

Những mặt hàng chiếm
tỷ trọng cao

Thủy sản,
đông lạnh,
xăng dầu

Kim ngạch XNK
ĐVT: Triệu USD

Người XNC
ĐVT: nghìn người

XK: 58,194
NK: 10,579
XC: 6,584
NC: 17,511

Thủy sản,
Thủy sản,
đông lạnh, xe đông lạnh,
con, xăng
xe con,
dầu, quặng
quặng
XK: 163,811
XK: 51,764
XK: 4,890
NK: 8,838
NK: 48,066
NK: 33,353
XC: 29,215
XC: 16,426
XC: 19,359
NC: 29,312
NC: 32,035
NC: 35,539
Nguồn: Ban quản lý cửa khẩu Hoành Mô
Thủy sản,
đông lạnh,

xăng dầu

Nhìn chung, hoạt động kinh tế qua cửa khẩu có sự phát triển không đồng
đều cả về kim ngạch xuất nhập khẩu, số lượt người, phương tiện qua cửa khẩu,
nhưng nhìn chung xu thế hoạt động kinh tế qua cửa khẩu đang có chiều hướng
phát triển. Đặc biệt là tốc độ tăng trung bình hàng năm của kim ngạch xuất nhập
khẩu qua cửa khẩu là 22,9% trong giai đoạn 2005-2013 và năm 2013 có 54.898
người xuất nhập cảnh qua biên giới (XC: 19.359; NC: 35.539). Về cơ cấu hàng
hoá xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Hoành Mô-Đồng Văn còn nghèo về chủng
loại, chủ yếu là xăng dầu, thủy sản đông lạnh, quặng là chiếm tỷ trọng kim
ngạch lớn, chưa có các mặt hàng chủ lực có giá trị kim ngạch cao có sức "đột
phá" để đẩy kim ngạch tăng nhanh. Các kênh lưu thông hàng hoá từ trong nước
nói chung và trong tỉnh nói riêng qua khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô-Đồng
Văn sang thị trường Trung Quốc còn chưa rõ nét, chưa ổn định.
II. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC
1. Xu hướng biến động dân cư trên địa bàn huyện
Dân số huyện Bình Liêu năm 2005 là 26,2 nghìn người và đến năm 2013
tăng lên 29,8 nghìn người. Tốc độ tăng trưởng dân số giai đoạn 2006-2013 là
1,59%/năm. Mật độ dân số bình quân năm 2013 của huyện là 62 người/km2, bằng
32,3% mật độ trung bình của tỉnh, bằng 23,4% mật độ trung bình toàn quốc.
Là một huyện biên giới miền núi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh
sống, tỷ lệ dân số đô thị của Bình Liêu chỉ chiếm khoảng 12,2% dân số toàn
huyện. Hiện nay dân cư huyện vẫn chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn,
chiếm đến 87,8%.
Trong những năm gần đây, huyện đã có nhiều chính sách như chính sách
đất đai, chính sách lao động việc làm, y tế, giáo dục, bưu chính viễn thông…
nhằm đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá. Tuy nhiên, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật
16



(giao thông, cấp thoát nước, cấp điện...) còn chắp vá, thiếu đồng bộ, chưa đảm
bảo quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật; kiến trúc không gian dân cư nhiều khu vực xây
dựng chưa đúng quy định làm ảnh hưởng chung đến cảnh quan đô thị.
Khu vực nông thôn vẫn là nơi tập trung phần lớn dân cư của huyện. Bình
Liêu là địa bàn có nhiều thành phần dân tộc sinh sống (Tày, Sán Chỉ, Dao, Hoa,
Sán Dìu, Nùng và Kinh) nên các khu dân cư nông thôn phát triển theo những
hình thức khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện và mức độ quần tụ dân cư trong
từng khu vực với các tụ điểm dân cư truyền thống như thôn, bản. Các khu dân cư
thường phân bố tập trung theo các trục đường giao thông có dịch vụ thương mại,
buôn bán nhỏ phát triển và sản xuất nông, lâm nghiệp. Nhưng nhìn chung cơ sở
hạ tầng của hầu hết địa bàn dân cư nông thôn đều ở mức chưa hoàn chỉnh; hệ
thống giao thông, cấp nước, cấp điện còn rất hạn chế, chất lượng thấp; các công
trình như trường học, chợ, y tế, sân thể thao,... còn thiếu, đặc biệt là đối với các
khu dân cư ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Trong giai đoạn 2006-2013, tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động so với
dân số toàn huyện Bình Liêu có xu hướng tăng từ 52,6% năm 2005 lên 56,5%
năm 2013, tuy nhiên mức tăng này không nhiều sẽ làm cho nguồn cung lao động
không được dồi dào. Mặt khác, do lao động đang làm việc trong nền kinh tế có
mức tăng trung bình gần gấp đôi mức tăng dân số là một trong những nguyên
nhân cơ bản làm tăng nhanh thu nhập bình quân đầu người nhờ quy mô.
Bảng 7: Quy mô dân số và lực lượng lao động trên đại bàn huyện Bình Liêu
TT
1

2
3

Chỉ tiêu
Dân số trung bình
- Nam

- Nữ
- Thành thị
- Nông thôn
Dân số trong độ tuổi lao động
Tỷ lệ so với dân số (%)
Lao động làm việc trong nền kt

2005

2010

2013

26.233
13641
12592
3174
23.059
13.799
52,6
11.870

28.491
14.786
13.705
3.484
25.007
15.556
54,6
13.412


29.769
14.974
14.795
3.632
26.137
16.819
56,5
14.536

Nguồn: Niêm giám thống kê và tính toán của BCN đề án
Tính đến cuối năm 2013 cả huyện có 16.819 người trong độ tuổi lao
động, chiếm 56,5% tổng dân số; trong đó: 14.536 người trong độ tuổi lao động
có việc làm và 1.207 người thất nghiệp (tỷ lệ thất nghiệp năm 2013 là 7,67%)1.
1

Thất nghiệp chung của Vùng Trung du Miền núi phía Bắc năm 2010 là 1,4%

17


Cơ cấu LLLĐ theo giới tính và độ tuổi phản ánh tình trạng nhân khẩu học
và kinh tế-xã hội. Ví dụ, tỷ lệ đi học của dân số cao làm cho tỷ lệ tham gia LĐ
của dân số trong độ tuổi trẻ thấp. Tương tự, mức sống cao của dân số cũng tác
động làm giảm tỷ lệ tham gia LĐ của dân số ở những độ tuổi già.
Có sự khác nhau đáng kể về phân bố LLLĐ theo tuổi giữa các khu vực
kinh tế (nông nghiệp và phi nông nghiệp). Tỷ lệ phần trăm LLLĐ nhóm tuổi 1534 vào khu vực phi nông nghiệp cao hơn khu vực nông nghiệp. Ngược lại, đối
với nhóm tuổi 35-60 trở lên thì tỷ lệ tham gia ở các ngành nông nghiệp lại cao
hơn các ngành phi nông nghiệp.
2. Cơ cấu dân cư

Cơ cấu tuổi thể hiện sự phân bố tổng dân số theo tuổi hay nhóm tuổi khác
nhau. Do mỗi tuổi hoặc nhóm tuổi trong dân số có đặc trưng khác nhau về khả
năng lao động, mức độ tiêu dùng… nên chúng sẽ có những tác động khác nhau
về mặt kinh tế. Khi quy mô các nhóm tuổi thay đổi cũng đồng nghĩa với sức ép
và cơ hội kinh tế sẽ thay đổi theo (nghiên cứu của Bloom và Williamson năm
1998 đã chỉ ra rằng quá trình biến đổi cơ cấu tuổi dân số có đóng góp khoảng
30% cho tăng trưởng “thần kỳ” của khu vực Đông A). Vì vậy bên cạnh việc
quan tâm đến quy mô và tốc độ thay đổi dân số, các nhà hoạch định chính sách
cần phải tính tác động của biến đổi cơ cấu dân số đối với tăng trưởng và phát
triển.
Bảng 8. Cơ cấu theo nhóm tuổi của lực lượng lao động năm 2013
Đơn vị: Người
Nhóm tuổi
Tổng số
<15
15-19
20-24
25-29
30-34
35-39
40-44
45-49
50-54
55-59
60+

Tổng số
Số người
29.769
12.526

2.473
2.224
2.140
1.927
1.779
1.569
1.343
1.035
757
1.995

%
100,00
42,08
8,31
7,47
7,19
6,47
5,98
5,27
4,51
3,48
2,54
6,70

Thành thị
Số người
3.632
689
374

383
393
385
307
285
244
209
159
204

%
100,00
18,97
10,30
10,55
10,82
10,61
8,45
7,85
6,72
5,75
4,38
5,61

Nông thôn
Số người
26.137
11.837
2.099
1.841

1.747
1.542
1.472
1.284
1.099
826
598
1.791

%
100,00
45,29
8,03
7,04
6,69
5,90
5,63
4,91
4,21
3,16
2,29
6,85

Nguồn: Niên giám thống kê và tính toán của BCN đề án
18


Kết quả thống kê cho thấy, tỷ lệ phụ thuộc chung của huyện giảm nhanh
trong 8 năm qua. Tỷ lệ phụ thuộc chung giảm từ 80,7% (năm 2005) xuống còn
42,1% (năm 2013) do giảm tỷ lệ sinh dẫn đến tỷ lệ phụ thuộc trẻ em giảm. Điều

đó một lần nữa khẳng định mức sinh của huyện liên tục giảm trong 8 năm gần
đây.
Bảng 9: Tỷ lệ phụ thuộc chung giai đoạn 2005-2013
Đơn vị tính: %
Tỷ số phụ thuộc
Tỷ số phụ thuộc trẻ em (0-14)
Tỷ số phụ thuộc người già (65+)
Tỷ số phụ thuộc chung

2005
80,7
4,32
83,02

2010
62,69
5,57
68,26

2013
42,1
6,7
48,78

Nguồn: Niên giám thống kê và tính toán của BCN đề án
Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của dân số từ 15 tuổi trở lên của Bình Liêu
theo thành thị và nông thôn có sự phân hóa tương đối mạnh, nhóm tuổi từ 15 đến
24 của khu vực nông thôn có tỷ trọng lớn hơn so với nhóm tuổi này của khu vực
thành thị (15,86% so với 15,2%) cho thấy khu vực nông thôn có dân số trẻ hơn so
với khu vực thành thị. Nguyên nhân là do trong thời gian qua dân số tập trung chủ

yếu ở khu vực nông thôn. Trong thời gian tới, nhóm dân số mới sinh này bước
vào tuổi lao động sẽ tiếp tục làm tăng nhanh số người trong tuổi lao động. Cơ cấu
dân số của huyện bước vào giai đoạn "cơ cấu dân số vàng" (theo đó tỷ trọng dân
số trong tuổi lao động ở mức cao và số lượng tuyệt đối tăng nhanh), mặc dù muộn
hơn so với cả nước. Dân số trong tuổi lao động tăng nhanh vừa là cơ hội, vừa là
thách thức đối với việc phát triển kinh tế cũng như vấn đề đào tạo nghề, giải quyết
công ăn, việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện trong kỳ quy hoạch. Do
đó, cần có những giải pháp thích hợp phát huy lợi thế này phục vụ các mục tiêu
phát triển kinh tế-xã hội những năm tiếp theo.
3. Đặc điểm nhân lực (lao động) của huyện
3.1. Trình độ học vấn của nhân lực
Bảng 10: Lực lượng lao động theo trình độ học vấn giai đoạn 2005-2013
Đơn vị: Người, %
Chỉ tiêu
Tổng số
1. Chưa bao giờ đi học (không biết
chữ)
2. Chưa tốt nghiệp tiểu học
3. Tốt nghiệp tiểu học
4. Tốt nghiệp trung học cơ sở
5. Tốt nghiệp trung học phổ thông

2005
Số
%
người
1.870
100

2010

Số
%
người
13.412
100,0

2013
Số
%
người
14.536 100,0

3.241

27,3

1.905

14,2

1.337

9,2

3.608
2.445
1.460
1.116

30,4

20,6
12,3
9,4

2.830
3.393
3.487
1.797

21,1
25,3
26,0
13,4

2.340
3.009
4.913
2.936

16,1
20,7
33,8
20,2

19


A. Nông, lâm nghiệp và thủy sản
Chưa biết chữ
Chưa tốt nghiệp tiểu học

Tốt nghiệp tiểu học
Tốt nghiệp THCS
Tốt nghiệp THPT
B. Công nghiệp và xây dựng
Chưa biết chữ
Chưa tốt nghiệp tiểu học
Tốt nghiệp tiểu học
Tốt nghiệp THCS
Tốt nghiệp THPT
C. Dịch vụ
Chưa biết chữ
Chưa tốt nghiệp tiểu học
Tốt nghiệp tiểu học
Tốt nghiệp THCS
Tốt nghiệp THPT

9.391
2.968
2.883
1.812
892
836
987
146
254
271
200
116
1.492
129

472
362
367
163

100,0
31,6
30,7
19,3
9,5
8,9
100,0
14,8
25,7
27,4
20,3
11,8
100,1
8,6
31,6
24,3
24,6
11,0

9.613
1.577
2.182
2.432
2.153
1.269

1.620
157
296
400
520
246
2.179
171
351
561
814
282

100,0
16,4
22,7
25,3
22,4
13,2
100,0
9,7
18,3
24,7
32,1
15,2
100,0
7,8
16,1
25,7
37,3

12,9

9.694 100,0
1.037 10,7
1.784 18,4
1.958 20,2
3.025 31,2
1.890 19,5
1.820 100,0
146
8,0
295 16,2
373 20,5
683 37,5
324 17,8
3.022 100,0
154
5,1
262
8,7
678 22,4
1.206 39,9
722 23,9

Nguồn: Niên giám thống kê và tính toán của BCN đề án
Học vấn là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng dân
số. Theo Tổng điều tra dân số năm 2009, trình độ học vấn được phân theo 5
nhóm, gồm: (1) chưa đi học, (2) chưa tốt nghiệp tiểu học, (3) tốt nghiệp tiểu học,
(4) tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) và (5) tốt nghiệp trung học phổ thông trở
lên (THPT trở lên).

Nhân lực huyện Bình Liêu có trình độ học vấn không cao so với mặt bằng
chung của tỉnh, số người không biết chữ chiếm 9,2% (tỉnh là 2%). Tỷ lệ người
tốt nghiệp trung học liên tục tăng trong thời gian qua, chiếm 54% tổng lực lượng
lao động năm 2013 (trong đó tốt nghiệp trung học cơ sở là 33,8% (tỉnh là 39%),
tốt nghiệp trung học phổ thông là 20,2%(tỉnh là 41%)).
3.2. Trình độ chuyên môn-kỹ thuật
Trình độ chuyên môn-kỹ thuật của nhân lực huyện tăng nhanh trong giai
đoạn 2006-2013, theo đó tỷ trọng lao động qua đào tạo trong tổng lao động đang
làm việc trong nền kinh tế tăng từ 8,7% năm 2005 lên 27,4% năm 2013; tỷ trọng
lao động chưa qua đào tạo giảm từ 91,3% năm 2005 xuống còn 72,6%/năm trong
tổng số lao động. Từ kết quả này cho thấy chất lượng nguồn nhân lực của huyện
thấp hơn mức trung bình của tỉnh và cả nước cả về đào tạo nghề và qua đào tạo nói
chung2.
Như vậy, lực lượng lao động của huyện tính đến hết năm 2013 về cơ bản
chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật còn cao (72,6%), cơ cấu chuyên ngành đào
2

Tỷ lệ lao động qua đào tạo của cả nước năm 2000 là 16%, 2005: 26,2% và 2010 là 40%;
của tỉnh Quảng Ninh năm 2005 là 51%; 2010 là 54%; năm 2013 là 54%

20


tạo chưa được cân đối so với nhu cầu của địa phương, một số chuyên ngành còn
thiếu trầm trọng như ngành y, thợ kỹ thuật, chuyên gia quản lý kinh tế bậc
cao...Trình độ chuyên môn kỹ thuật của đa số lao động trong lĩnh vực công
nghiệp - xây dựng được hình thành trong quá trình phát triển của ngành, song chất
lượng hoạt động khá hạn chế do chưa được đào tạo bài bản; kỹ năng và kỷ luật
lao động chưa tốt, thiếu tính ổn định, chưa gắn bó với doanh nghiệp. Lao động
trong lĩnh vực nông nghiệp hoạt động chủ yếu bằng kinh nghiệm và thói quen, ít

được tiếp cận các thông tin về khoa học kỹ thuật mới để ứng dụng trong sản xuất
nên năng suất lao động thấp. Số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao
chủ yếu nằm ở các ngành như: giáo dục, y tế và quản lý nhà nước, thiếu lao động
có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao ở các ngành điện tử, tin học, công nghệ chế
biến ... Đây là một trong những thách thức lớn của huyện trong thời gian tới, nhất
là khi khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô – Đồng Văn trở thành trung tâm kinh tế
khu vực cho các hoạt động thương mại.
Nông, lâm nghiệp và thủy sản đang là khu vực có lực lượng lao động tham
gia với trình độ chuyên môn-kỹ thuật thấp nhất trong toàn nền kinh tế, tỷ trọng
lao động chưa qua đào tạo chiếm đến 77,5%, trong khi khu vực công nghiệp-xây
dựng là 60,7% và khu vực dịch vụ là 64,0%. Số liệu thống kê cho thấy thực trạng
là trong khi khu vực nông nghiệp đang là khu vực tạo ra giá trị gia tăng lớn nhất
cho nền kinh tế, nơi tập trung nhiều lao động nhất thì lại là nơi có tỷ lệ lao động
qua đào tạo thấp nhất tức là nền kinh tế có trình độ phát triển thấp.
Bảng 11: Lực lượng lao động theo trình độ đào tạo giai đoạn 2005-2013
2005
Chỉ tiêu

2010

2013

Số lượng

%

Số lượng

%


Số lượng

%

11.870

100,0

13.412

100,0

14.536

100

I. Chưa qua đào tạo

10.837

91,30

11.020

82,17

10.553

72,60


II. Đã qua đào tạo

1.033

8,70

2.392

17,83

3.983

27,40

Hệ dạy nghề
1. Đào tạo ngắn hạn
(dưới 3 tháng)
2. Công nhân kỹ thuật

418

3,52

1.061

7,91

1.752

12,05


252

2,12

712

5,31

1.065

7,33

18

0,15

25

0,19

148

1,02

3. Sơ cấp nghề

122

1,03


165

1,23

257

1,77

4. Trung cấp nghề

26

0,22

148

1,10

266

1,83

5. Cao đẳng nghề

-

-

11


0,08

15

0,10

615

5,18

1.331

9,92

2.231

15,35

Tổng số

Hệ giáo dục

21


6. Trung cấp chuyên
nghiệp

380


3,20

770

5,74

999

6,87

7. Cao đẳng

128

1,08

288

2,15

753

5,18

8. Đại học

107

0,91


268

2,00

454

3,12

9. Thạc sĩ,

0

0,00

4

0,03

26

0,18

10. Tiến sĩ

0

0,00

-


-

-

-

A. Nông, lâm nghiệp và
thủy sản

9.391

100,0

9.613

100,00

9.694

100,00

1. Chưa qua đào tạo

8.762

93,3

8.238


85,70

7.513

77,5

2. Đã qua đào tạo

629

6,7

1.375

14,30

2.181

22,5

Hệ dạy nghề

239

2,6

546

5,68


842

8,69

1. Đào tạo ngắn hạn
(dưới 3 tháng)

193

2,05

404

4,20

558

5,76

2. Công nhân kỹ thuật

3

0,03

6

0,06

42


0,43

3. Sơ cấp nghề

39

0,41

87

0,90

128

1,32

4. Trung cấp nghề

6

0,06

48

0,50

112

1,16


5. Cao đẳng nghề

-

-

2

0,02

2

0,02

Hệ giáo dục

390

4,2

829

8,62

1.339

13,81

6. Trung cấp chuyên

nghiệp

301

3,2

617

6,42

764

7,88

7. Cao đẳng,

49

0,52

144

1,50

406

4,19

8. Đại học


40

0,43

67

0,70

165

1,70

9. Thạc sĩ,

-

-

-

0,00

4

0,04

10. Tiến sĩ

-


-

-

0,00

-

0,00

B. Công nghiệp và xây
dựng

987

100,0

1.620

100,00

1.820

100,00

1. Chưa qua đào tạo

804

81,4


1.168

72,10

1.105

60,7

2. Đã qua đào tạo

184

18,6

452

27,90

715

39,3

Hệ dạy nghề

95

9,6

246


15,17

391

21,47

1. Đào tạo ngắn hạn
(dưới 3 tháng)

33

3,3

151

9,30

182

10,00

2. Công nhân kỹ thuật

9

0,9

11


0,70

56

3,05

22


3. Sơ cấp nghề

41

4,2

34

2,10

66

3,62

4. Trung cấp nghề

12

1,2

45


2,80

78

4,30

5. Cao đẳng nghề

-

-

4

0,27

9

0,50

Hệ giáo dục

89

9,0

206

12,74


325

17,83

6. Trung cấp chuyên
nghiệp

62

6,3

86

5,30

119

6,52

7. Cao đẳng

15

1,5

62

3,84


129

7,08

8. Đại học

12

1,2

58

3,60

67

3,68

9. Thạc sĩ,

-

-

-

0,00

10


0,55

10. Tiến sĩ

-

-

-

0,00

-

0,00

C. Dịch vụ

1.492

100,0

2.179

100,0

3.022

100


1. Chưa qua đào tạo

1.271

85,23

1.614

74,1

1.936

64,0

2. Đã qua đào tạo

220

14,77

565

25,93

1.086

35,95

Hệ dạy nghề


84

5,60

269

12,35

518

17,16

1. Đào tạo ngắn hạn
(dưới 3 tháng)

27

1,78

158

7,24

325

10,76

2. Công nhân kỹ thuật

6


0,41

8

0,38

51

1,69

3. Sơ cấp nghề

42

2,84

44

2,04

63

2,10

4. Trung cấp nghề

9

0,58


54

2,5

75

2,49

5. Cao đẳng nghề

-

-

4

0,2

3

0,12

Hệ giáo dục

137

9,16

296


13,6

568

18,80

6. Trung cấp chuyên
nghiệp

17

1,15

67

3,1

116

3,84

7. Cao đẳng

64

4,29

82


3,76

218

7,21

8. Đại học

55

3,70

143

6,5

222

7,34

9. Thạc sĩ,

0

0,0

4

0,20


12

0,41

10. Tiến sĩ

0

0,00

-

-

-

-

Nguồn: Niên giám thống kê và tính toán của BCCN đề án
Hiện nay, nhân lực đang là những thách thức lớn đối với Bình Liêu, xét
dưới góc độ hiện tại chuẩn bị cho tương lai, nhân lực của huyện vẫn còn xa mới
23


×