Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Xây dựng cơ sở khoa học, thực tiễn đề xuất và lựa chọn giải pháp nâng cao khả năng tiêu nước và giảm thiệt hại do lũ gây ra ở lưu vực sông Cái Nha Trang.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.81 MB, 103 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................... 1
2. Mục tiêu đề tài ......................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 2
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của đề tài ............................. 2
4.1. Cách tiếp cận.................................................................................... 2
4.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 3
5. Các kết quả đạt được ............................................................................... 3
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ LƯU VỰC SÔNG CÁI NHA TRANG ........ 4
1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................ 4
1.1.1. Vị trí địa lý và ranh giới vùng nghiên cứu .................................... 4
1.1.2. Đặc điểm địa hình ......................................................................... 5
1.1.3. Đặc điểm địa chất.......................................................................... 6
1.1.4. Đặc điểm khí hậu........................................................................... 7
1.1.5. Mạng lưới sông ngòi và cửa sông ............................................... 15
1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ..................................................................... 16
1.2.1. Dân số và lao động...................................................................... 16
1.2.2. Nền kinh tế chung ........................................................................ 17
1.2.3 Thực trạng phát triển một số ngành kinh tế chính ....................... 17
1.2.4. Đánh giá tổng quát tình hình kinh tế - xã hội ............................. 22
1.3. Tổng quan về lũ lụt và khả năng tiêu thoát lũ trên lưu vực................ 23
1.3.1. Biến đổi dòng chảy lũ.................................................................. 23
1.3.2. Lưu lượng đỉnh lũ ........................................................................ 25
1.3.3. Tổng lượng lũ .............................................................................. 28
1.3.4. Mực nước lũ................................................................................. 29


1.3.5. Tổ hợp lũ...................................................................................... 31
1.3.6. Khả năng tiêu thoát lũ trên lưu vực ............................................ 31
CHƯƠNG II ĐẶC ĐIỂM SỰ HÌNH THÀNH LŨ VÀ TÌNH HÌNH THIÊN


TAI Ở LƯU VỰC SÔNG CÁI NHA TRANG............................................... 32
2.1. Đặc điểm sự hình thành lũ trên lưu vực ............................................. 32
2.1.1. Đặc điểm sự hình thành lũ .......................................................... 32
2.1.2. Đặc trưng một số trận mưa lớn xảy ra trên lưu vực ................... 34
2.2. Tổng hợp và phân tích số liệu thiệt hại do lũ trên lưu vực................. 39
2.1.1. Hiện trạng ngập lụt ..................................................................... 39
2.1.2. Thiệt hại do lũ gây ra .................................................................. 40
2.3. Đánh giá tác động của lũ lụt đến các ngành kinh tế xã hội toàn lưu
vực ................................................................................................................... 41
2.3.1. Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ......................................... 41
2.3.2. Ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản ............................................ 42
2.3.3. Ảnh hưởng đến dân sinh và môi trường sinh thái....................... 42
2.3.4. Ảnh hưởng đến các ngành kinh tế khác ...................................... 43
CHƯƠNG III CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN NHẰM ĐƯA RA CÁC
GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIÊU NƯỚC VÀ GIẢM THIỆT
HẠI DO LŨ GÂY RA TRÊN LƯU VỰC SÔNG CÁI NHA TRANG ......... 44
3.1. Phân vùng tiêu .................................................................................... 44
3.2. Yêu cầu tiêu thoát lũ........................................................................... 47
3.2.1. Quan điểm tiêu thoát và phòng chống lũ .................................... 47
3.2.2. Tiêu chuẩn chống lũ .................................................................... 48
3.3. Đặc điểm lũ......................................................................................... 49
3.3.1. Nguyên nhân gây lũ..................................................................... 49
3.3.2. Biến đổi dòng chảy lũ.................................................................. 50
3.3.3. Lưu lượng đỉnh lũ ........................................................................ 50


3.3.4. Mực nước lũ................................................................................. 50
3.4. Hiện trạng hệ thống công trình tiêu thoát lũ....................................... 50
3.5. Đề xuất các phương án nâng cao khả năng tiêu nước và giảm thiệt hại
do lũ gây ra ở lưu vực sông Cái Nha Trang .................................................... 51

CHƯƠNG IV ỨNG DỤNG MÔ HÌNH MIKE 11 ĐỂ LỰA CHỌN GIẢI
PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIÊU NƯỚC VÀ HẠN CHẾ
THIỆT HẠI CỦA LŨ LỤT GÂY RA ............................................................ 53
4.1. Phân tích cơ sở để lựa chọn mô hình.................................................. 53
4.2. Giới thiệu sơ lược về mô hình Mike 11 ............................................. 54
4.2.1. Phương pháp tính toán............................................................... 54
4.2.2. Thuật toán đối với công trình thủy lợi ....................................... 56
4.3. Ứng dụng mô hình Mike 11 để lựa chọn giải pháp nâng cao khả năng
tiêu nước và hạn chế thiệt hại của lũ lụt gây ra trên lưu vực sông Cái Nha
Trang. .............................................................................................................. 57
4.3.1. Các tài liệu sử dụng để tính toán ................................................ 57
4.3.2. Mô phỏng và xác định bộ thông số của mô hình......................... 62
4.3.3. Kết quả tính toán các phương án ................................................ 67
4.3.4. Lựa chọn giải pháp nâng cao khả năng tiêu nước và hạn chế thiệt
hại của lũ lụt gây ra ........................................................................................ 83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 90
I. KẾT LUẬN ............................................................................................ 90
II. KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 94


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. MẠNG LƯỚI TRẠM ĐO KHÍ TƯỢNG VÀ MƯA............................................8
Bảng 1.2. NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRUNG BÌNH NHIỀU NĂM ( 0C) ..........................9
Bảng 1.3. NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TỐI CAO TUYỆT ĐỐI THÁNG, NĂM ( 0C)..........9
Bảng 1.4. NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TỐI THẤP TUYỆT ĐỐI THÁNG, NĂM ( 0C)........9
Bảng 1.5. SỐ GIỜ NẮNG TRUNG BÌNH THÁNG NĂM TẠI NHA TRANG (GIỜ) .......9
Bảng 1.6. BỐC HƠI TRUNG BÌNH THÁNG NĂM NHIỀU NĂM (mm)........................10
Bảng 1.7. ĐỘ ẨM TRUNG BÌNH THÁNG NHIỀU NĂM (%) ........................................10

Bảng 1.8. ĐỘ ẨM TƯƠNG ĐỐI THẤP NHẤT TUYỆT ĐỐI (%) ...................................10
Bảng 1.9. TỐC ĐỘ GIÓ TRUNG BÌNH THÁNG, NĂM, NHIỀU NĂM (m/s)................11
Bảng 1.10. CÁC ĐẶC TRƯNG KHÍ HẬU TRẠM NHA TRANG ...................................12
Bảng 1.11. PHÂN PHỐI LƯỢNG MƯA THÁNG TRUNG BÌNH NHIỀU NĂM TẠI
MỘT SỐ TRẠM..................................................................................................................13
Bảng 1.12. KẾT QUẢ TÍNH TẦN SUẤT MƯA NĂM CÁC TRẠM ...............................13
Bảng 1.13. LƯỢNG MƯA NGÀY LỚN NHẤT Ở CÁC TRẠM .....................................14
Bảng 1.14. LƯỢNG MƯA THIẾT KẾ 1,3,5,7 NGÀY MAX TẠI CÁC TRẠM...............14
Bảng 1.15. ĐẶC TRƯNG HÌNH THÁI SÔNG..................................................................15
Bảng 1.16. MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ THEO GDP................17
Bảng 1.17. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÙNG NGHIÊN CỨU................................18
Bảng 1.18. DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT VÀ SẢN LƯỢNG MỘT SỐ LOẠI CÂY TRỒNG
.............................................................................................................................................19
Bảng 1.19. THỜI GIAN XUẤT HIỆN TRẬN LŨ SỚM, LŨ CHÍNH VỤ, LŨ MUỘN
LỚN NHẤT TẠI TRẠM ĐỒNG TRĂNG..........................................................................25
Bảng 1.20. TẦN SỐ XUẤT HIỆN LŨ LỚN NHẤT NĂM VÀO CÁC THÁNG..............25
Bảng 1.21. LŨ LỚN NHẤT TRONG VÙNG.....................................................................26
Bảng 1.22. TẦN SUẤT LƯU LƯỢNG ĐỈNH LŨ TRẠM ĐỒNG TRĂNG .....................27
Bảng 1.23. MỘT SỐ TRẬN LŨ LỚN NHẤT XẢY RA TẠI SÔNG CÁI NHA TRANG
TRẠM ĐỒNG TRĂNG.......................................................................................................27
Bảng 1.24. TẦN SUẤT LƯU LƯỢNG ĐỈNH LŨ (LŨ SỚM, LŨ MUỘN, LŨ CHÍNH
VỤ) TẠI TRẠM ĐỒNG TRĂNG.......................................................................................28


Bảng 1.25. TỔNG LƯỢNG LŨ LỚN NHẤT THỜI ĐOẠN TẠI ĐỒNG TRĂNG .........28
Bảng 1.26. ĐẶC TRƯNG TỔNG LƯỢNG 1,3,5,7 NGÀY MAX ỨNG VỚI CÁC TẦN
SUẤT THIẾT KẾ TẠI TRẠM ĐỒNG TRĂNG.................................................................29
Bảng 1.27. TẦN SUẤT TỔNG LƯỢNG LŨ 7 NGÀY LỚN NHẤT NĂM TRẠM ĐỒNG
TRĂNG................................................................................................................................29
Bảng 1.28. TẦN SUẤT MỰC NƯỚC MAX TẠI TRẠM ĐỒNG TRĂNG ......................30

Bảng 1.29. MỰC NƯỚC MAX VÀ THỜI GIAN XUẤT HIỆN LŨ LỚN NHẤT NĂM
TẠI TRẠM ĐỒNG TRĂNG ...............................................................................................30
Bảng 1.30. TẦN SUẤT MỰC NƯỚC LŨ LỚN NHẤT NĂM TRẠM ĐỒNG TRĂNG ..30
Bảng 2.1. ĐẶC TRƯNG CỦA ĐỢT LŨ THÁNG XII/1986 XẢY RA Ở SÔNG CÁI NHA
TRANG TẠI TRẠM ĐỒNG TRĂNG ................................................................................34
Bảng 2.2. ĐẶC TRƯNG CỦA ĐỢT LŨ THÁNG XII/1999 XẢY RA Ở SÔNG CÁI NHA
TRANG TẠI TRẠM ĐỒNG TRĂNG ................................................................................37
Bảng 2.3. ĐẶC TRƯNG CỦA ĐỢT LŨ THÁNG XI/2003 XẢY RA Ở SÔNG CÁI NHA
TRANG TẠI TRẠM ĐỒNG TRĂNG ...............................................................................37
Bảng 2.4 THIỆT HẠI LŨ LỤT QUA CÁC NĂM..............................................................40
Bảng 3.1. MÔ TẢ TÓM TẮT CÁC PHƯƠNG ÁN ...........................................................52
Bảng 4.1. VỊ TRÍ VÀ CÁC YẾU TỐ ĐO THỦY VĂN TRẬN LŨ THÁNG XI-XII/1999
.............................................................................................................................................63
Bảng 4.2. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG MỰC NƯỚC TRẬN LŨ NĂM 1999 ........................63
Bảng 4.3. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG LƯU LƯỢNG TRẬN LŨ NĂM 1999.......................64
Bảng 4.4. LƯU LƯỢNG VÀ TỔNG LƯỢNG LŨ CHẢY SANG SÔNG QUÁN
TRƯỜNG, TRẬN LŨ NĂM 1999 ......................................................................................66
Bảng 4.5. TỔNG HỢP CÁC PHƯƠNG ÁN.......................................................................67
Bảng 4.6. VỊ TRÍ CÁC ĐIỂM TRÍCH LŨ TRONG CÁC PHƯƠNG ÁN TÍNH TOÁN 68
Bảng 4.7. MỰC NƯỚC LŨ CHÍNH VỤ TẦN SUẤT 10% THEO CÁC PHƯƠNG ÁN
TÍNH TOÁN........................................................................................................................71
Bảng 4.8. LƯU LƯỢNG LŨ CHÍNH VỤ TẦN SUẤT 10% THEO CÁC PHƯƠNG ÁN 73
Bảng 4.9. LƯU LƯỢNG VÀ TỔNG LƯỢNG TỪ SÔNG CÁI NHA TRANG SANG
SÔNG QUÁN TRƯỜNG THEO CÁC PHƯƠNG ÁN CỦA LŨ CHÍNH VỤ 10% .........75
Bảng 4.10. MỰC NƯỚC LŨ SỚM TẦN SUẤT 10% THEO CÁC PHƯƠNG ÁN TÍNH
TOÁN ..................................................................................................................................78


Bảng 4.11. LƯU LƯỢNG LŨ SỚM TẦN SUẤT 10% THEO CÁC PHƯƠNG ÁN ........80
Bảng 4.12. LƯU LƯỢNG VÀ TỔNG LƯỢNG TỪ SÔNG CÁI NHA TRANG SANG

SÔNG QUÁN TRƯỜNG THEO CÁC PHƯƠNG ÁN LŨ SỚM 10% ..............................82
Bảng 4.13. BẢNG TỔNG HỢP CÁC ĐỘ CAO ĐÊ THEO TỪNG TRƯỜNG HỢP TÍNH
TOÁN THEO PHƯƠNG ÁN XÂY ĐÊ CHỐNG LŨ ........................................................82
Bảng 4.14. ĐỀ XUẤT DUNG TÍCH PHÒNG LŨ CÁC HỒ .............................................85


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Vị trí vùng nghiên cứu ..........................................................................................5
Hình 1.2. Vị trí các trạm đo khí tượng thủy văn trong vùng nghiên cứu..............................8
Hình 1.3. Bản đồ mạng lưới sông ngòi trong vùng nghiên cứu ..........................................16
Hình 2.1. Quá trình lũ năm 1999.........................................................................................37
Hình 2.2. Quá trình lũ năm 2003.........................................................................................38
Hình 3.1. Các khu có khả năng bị ngập hạ lưu sông Cái Nha Trang ..................................47
Hình 4.1. Mặt cắt kênh với lưới tính toán ...........................................................................56
Hình 4.2. Đồ giải 6 điểm Abbott.........................................................................................56
Hình 4.3. Sơ đồ hóa mạng sông Cái Nha Trang .................................................................58
Hình 4.4. Các khu có khả năng bị ngập vùng hạ lưu sông Cái Nha Trang .........................59
Hình 4.5. Vị trí các cầu trên sông Cái Nha Trang...............................................................60
Hình 4.6. Kết quả so sánh đường quá trình mực nước giữa mô phỏng và thực đo tại Đồng
Trăng, Phú Lộc, Ngọc Hồi và Xóm Bóng trên sông Cái Nha Trang, trận lũ năm 1999......64
Hình 4.7. Kết quả so sánh đường quá trình lưu lượng giữa mô phỏng và thực đo tại Phú
Lộc và Ngọc Hồi trên sông Cái Nha Trang, trận lũ năm 1999 ............................................65
Hình 4.8. Kết quả so sánh đường quá trình mực nước giữa mô phỏng và thực đo tại Cầu
Dừa và Bình Tân trên sông Quán Trường, trận lũ năm 1999 .............................................65
Hình 4.9. Kết quả so sánh đường quá trình lưu lượng giữa mô phỏng và thực đo tại Cầu
Dừa trên sông Quán Trường, trận lũ năm 1999 ...................................................................66
Hình 4.10. Kết quả mô phỏng lưu lượng chuyển từ sông Cái Nha Trang sang sông Quán
Trường, trận lũ năm 1999 ....................................................................................................67
Hình 4.11. Kết quả tính toán mực nước lũ chính vụ tần suất 10% theo các phương án tính
toán, so sánh các kết quả tính toán với phương án hiện trạng 10%- các vị trí dọc sông Cái

Nha Trang và sông Quán Trường ........................................................................................72
Hình 4.12. Kết quả tính toán lưu lượng lũ chính vụ tần suất 10% theo các phương án tính
toán, so sánh các kết quả tính toán với phương án hiện trạng 10%- các vị trí dọc sông Cái
Nha Trang và sông Quán Trường ........................................................................................74
Hình 4.13. Kết quả tính toán lưu lượng và tổng lượng từ sông Cái Nha Trang sang sông
Quán Trường theo các phương án của lũ chính vụ 10%......................................................75


Hình 4.14. Kết quả tính toán mực nước lũ sớm tần suất 10% theo các phương án tính toán,
so sánh các kết quả tính toán với phương án hiện trạng 10%- các vị trí dọc sông Cái Nha
Trang và sông Quán Trường................................................................................................79


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây tình hình lũ lụt diễn ra ngày càng phức tạp, số
trận lũ trong năm nhiều hơn, liên tiếp trên nhiều lưu vực sông xuất hiện các
trận lũ lớn vượt lũ lịch sử, có năm còn xuất hiện hai trận lũ liên tiếp đã gây ra
những thiệt hại nặng nề cả về người và tài sản. Vào tháng 10/2007 đã xảy ra
mưa lớn trên tất cả các triền sông của khu vực miền trung gây lũ lớn làm 58
người thiệt mạng, các công trình giao thông, thủy lợi và các cơ sở hạ tầng
cũng bị thiệt hại nghiêm trọng, tổng thiệt hại trong vùng khoảng 1.100 tỷ
đồng.
Sông Cái Nha Trang là con sông lớn nhất của tỉnh Khánh Hòa, dòng
chính bắt nguồn từ những dãy núi cao ở phía Tây có cao độ từ 1.500 đến
2.000 m, chảy theo hướng Tây - Đông và đổ ra biển ở cửa Hà Ra và cửa Xóm
Bóng ngay tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Tính từ thượng nguồn
đến cửa sông có diện tích lưu vực: 1.900 km2, chiếm 36,6% diện tích tự nhiên

toàn tỉnh, bao gồm toàn bộ diện tích các huyện Diên Khánh, Khánh Vĩnh, TP
Nha Trang và một phần huyện Cam Lâm.
Thành phố Nha Trang là trung tâm kinh tế, chính trị và xã hội không
những của tỉnh Khánh Hòa mà còn là của cả vùng Duyên hải Nam Trung Bộ,
do đó công tác phòng chống lũ lụt cho vùng hạ lưu sông Cái Nha Trang là rất
quan trọng, góp phần ổn định kinh tế xã hội trong tỉnh nói riêng và trong vùng
nói chung.
Mặc dù xảy ra khá thường xuyên và gây những thiệt hại lớn như vậy
nhưng vấn đề nghiên cứu về phòng chống lũ lụt ở lưu vực sông Cái Nha
Trang còn chưa được quan tâm một cách đúng mực. Do các vấn đề liên quan
tới việc ổn định và phát triển kinh tế của lưu vực nên việc nghiên cứu các


2

nguyên nhân gây lũ lụt từ đó đề xuất được các giải pháp nhằm giảm thiểu tác
động của lũ lụt có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề phòng
tránh và giảm nhẹ thiên tai, trong đó việc ứng dụng các mô hình toán sẽ giúp
cho các cấp các ngành có cái nhìn tổng quan hơn nhằm giải quyết các vấn đề
về lũ lụt và hạn chế thiệt hại do lũ lụt gây ra trên toàn lưu vực.
2. Mục tiêu đề tài
Xây dựng cơ sở khoa học, thực tiễn đề xuất và lựa chọn giải pháp nâng
cao khả năng tiêu nước và giảm thiệt hại do lũ gây ra ở lưu vực sông Cái Nha
Trang.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Lũ lụt ở lưu vực sông Cái Nha Trang.
Phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ lưu vực sông Cái Nha Trang thuộc tỉnh
Khánh Hòa.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
4.1. Cách tiếp cận

- Tiếp cận lịch sử, kế thừa có bổ sung: Tiếp cận lịch sử là cách tiếp cận
truyền thống của hầu hết các ngành khoa học. Một phần ý nghĩa của cách tiếp
cận này là nhìn vào quá khứ để dự báo tương lai qua đó xác định được các
mục tiêu cần hướng tới trong nghiên cứu khoa học.
- Tiếp cận theo hướng đa ngành, đa mục tiêu: Hướng nghiên cứu này
xem xét các đối tượng nghiên cứu trong một hệ thống quan hệ phức tạp vì thế
đề cập đến rất nhiều đối tượng khác nhau như nông nghiệp, thủy sản, du lịch,
trồng trọt, v.v.
- Tiếp cận đáp ứng nhu cầu: Là cách tiếp cận dựa trên nhu cầu tiêu nước
của các đối tượng dùng nước, qua đó xây dựng các giải pháp tiêu thoát nước
tối ưu cho các đối tượng dùng nước.


3

- Tiếp cận bền vững: Là cách tiếp cận hướng tới sự phát triển hài hòa
giữa các đối tượng tiêu nước dựa trên quy hoạch phát triển, sự bình đẳng, sự
tôn trọng những giá trị lịch sử, truyền thống của các đối tượng cần tiêu nước
trong cùng một hệ thống.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp kế thừa.
- Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu.
- Mô hình toán thuỷ văn (NAM), thuỷ lực (MIKE 11).
- Phương pháp phân tích hệ thống.
5. Các kết quả đạt được
- Nghiên cứu được tổng quan về lưu vực sông Cái Nha Trang. Đặc
điểm sự hình thành lũ và tình hình thiên tai ở lưu vực sông Cái Nha Trang.
- Đưa ra được cơ sở khoa học và thực tiễn của các giải pháp nâng cao

khả năng tiêu nước và giảm thiệt hại do lũ gây ra ở lưu vực sông Cái Nha
Trang.
- Đề xuất và lựa chọn được các giải pháp công trình và phi công trình
nhằm nâng cao khả năng tiêu nước và hạn chế thiệt hại của lũ lụt gây ra.


4

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ LƯU VỰC SÔNG CÁI NHA TRANG
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý và ranh giới vùng nghiên cứu
Vùng nghiên cứu nằm trên địa phận 4 huyện Khánh Vĩnh, Diên Khánh,
Cam Lâm, TP.Nha Trang tỉnh Khánh Hoà, với vị trí địa lý:
- 12°03' 07" đến 12°28'15" Vĩ độ Bắc.
- 108°41' 20" đến 109°13'02" Kinh độ Đông.
Ranh giới vùng nghiên cứu:
- Phía Bắc giáp lưu vực sông Cái Ninh Hòa;
- Phía Nam giáp lưu vực sông Cái Phan Rang;
- Phía Tây giáp lưu vực sông Ba;
- Phía Đông giáp biển Đông.
Diện tích tự nhiên toàn lưu vực là 1.900 km2. Dân số trung bình năm
2011 là 557.132 người, chiếm 1,58% về diện tích và 1,36% về dân số của cả
nước; đứng hàng thứ 24 về diện tích và thứ 32 về dân số trong 64 tỉnh, thành
phố của Việt nam.


5

Hình 1.1. Vị trí vùng nghiên cứu

1.1.2. Đặc điểm địa hình
Từ Tây Nguyên xuống đồng bằng, địa hình vùng nghiên cứu hạ thấp
đáng kể, từ cao độ 500÷600 m vùng núi xuống 20÷30 m vùng đồng bằng và
5÷10 m vùng ven biển đã tạo thành hai bậc địa hình cao thấp nằm kề nhau mà
không có khu chuyển tiếp. Nhìn chung địa hình lưu vực sông Cái Nha Trang
khá phức tạp, núi và đồng bằng xen kẽ nhau và được chia thành 5 dạng địa
hình sau:
Địa hình núi cao, độ dốc lớn, chia cắt mạnh. Độ cao từ 1000 m ở phía
Tây huyện Khánh Vĩnh.
Địa hình núi trung bình, núi thấp có độ cao từ 500  1000m, độ dốc lớn
và chia cắt mạnh.
Địa hình núi thấp, đồi cao: Độ dốc và mức độ chia cắt trung bình. Độ
cao từ 100  500 m.


6

Địa hình đồi lượn sóng chia cắt nhẹ, độ dốc nhỏ có độ cao dưới 100 m.
Địa hình đồng bằng ven biển với chiều dài 200 km bờ biển khúc khuỷu
có điều kiện thuận lợi để hình thành cảng nước sâu, nhiều vùng đất rộng thuận
lợi lập khu chế xuất và KCN tập trung.
Đất sản xuất nông nghiệp và đất của các ngành kinh tế khác tập trung ở
các dạng địa hình có độ cao dưới 500 m.
1.1.3. Đặc điểm địa chất
Nhìn chung cấu trúc địa chất vùng nghiên cứu không phức tạp lắm, các
nhà địa chất xếp phạm vi nghiên cứu và miền kiến tạo Nam Trung bộ thuộc
đới hoạt hoá Mezozoi Đà Lạt.
Các thành tạo Jura (J1 - 2) phân bố rộng rãi ở lưu vực Sông Cái Nha
Trang.
Các trầm tích đệ tứ gồm: Cát cuội, cuội tảng, cát, sét tuổi đệ tứ phân bố

dọc các thung lũng sông miền núi với bề dày nhỏ tối đa không quá 20m. Các
thành tạo cát, cuội sét chủ yếu nguồn gốc sông, sông biển lộ ra ở phía rìa Tây
Đồng Bằng. ở phần Đông bị các thành tạo QII có nguồn gốc biển, sông biển,
gió biển (QIV) phủ lên. Thành phần thạch học nhìn chung không đa dạng, các
thành tạo macma xâm nhập chủ yếu là Granit chiếm diện tích lớn tới 40%
diện tích toàn vùng.
Vùng nghiên cứu nằm ở phần Đông đới Đà Lạt. Đới này là một khối vỏ
lục địa tiền Camleti bị sụt lún trong Jura giữa các phần lớn đới bị hoạt hoá
magma - kiến tạo mạnh mẽ trong Mesozoi muộn và Kainozoi sớm.
Về phân vị địa tầng gồm: Trias trung bao gồm các trầm tích lục nguyên
biển Nông gần bờ trên thềm lục địa thụ động của hoạt Bản Đôn có bề dày:
2.000 m. Trải qua các hoạt động magma kiến tạo về sau các trầm tích này bị
uốn nếp vò nhàu, tạo nên lớp lõm lớn. Jura thượng - Creta được cấu tạo bởi
các đá phún trào của các hệ tầng đèo Bảo Lộc, Nha Trang và các granitoid


7

của các gốc phức hệ Định Quán, Đèo Cả hình thành trên rìa lục địa tích cực
kiểu Andes. Các thành tạo phun trào hầu như nằm ngang hoặc có thể nằm rất
thoải tạo nên các lớp phủ Nha Trang và mũi Cổ Co. Creta thượng gồm các đá
phún trào trung tính - felste cao nhôm của hệ tầng Đơn Dương và granit
alaskot sáng màu, granit 2 mica của phức hệ Cà Nà. Các tổ hợp này thành tạo
tiền roft. Paleogen bao gồm các mạch gabrodiabas và gabrodiorit hình thành
khi mở ra biển Đông. Đệ tứ bao gồm các trầm tích bở rời chủ yếu hướng biển
được hình thành trên rìa lục địa thụ động. Trong vùng có đứt gãy là Bà Rịa Đà lạt - Xuân Tự, có mặt trượt thẳng đứng trong pha kiến tạo kainozoi, với
cánh Tây Bắc trượt về phía Tây - Bắc vào cuối Creta muộn, đứt gãy nghịch
với cánh Tây Bắc chờm lên cánh Đông Nam.
Về địa chất công trình qua kết quả khảo sát trên 3 vùng: Bắc Nha
Trang, Nha Trang và Nam Nha Trang cho thấy nền công trình từ 3 lớp đến 5

lớp: trên cùng là lớp sét pha hoặc cát pha nguồn gốc aluvi, sau đó là các lớp
sét pha nguồn gốc eluvi - deluvi, dưới là granit hoặc đá phiến phong hoá vừa
đến ổn định khá tốt. Ổn định công trình nhìn chung tốt, tuy nhiên cần lưu ý
đến khả năng thấm qua nền và vai công trình.
1.1.4. Đặc điểm khí hậu
a. Lưới trạm quan trắc
Hiện nay trong vùng nghiên cứu có 2 trạm đo mưa trong đó có một
trạm đo khí tượng, ngoài ra còn có một số trạm đo mưa, tuy nhiên thời gian
quan trắc ngắn, đến nay không còn hoạt động. Các trạm đo thường tập trung ở
phần hạ lưu các sông, ở thượng nguồn mật độ lưới trạm còn ít. Các trạm đa số
được đo từ 1976 đến nay, tài liệu đảm bảo chất lượng và tính liên tục.


8

Bảng 1.1. MẠNG LƯỚI TRẠM ĐO KHÍ TƯỢNG VÀ MƯA
Trạm

Vĩ độ
Bắc

Kinh độ
Đông

Z(m)

Nắng

Nha Trang


12o15’

109o12’

5

77-07

Đồng Trăng
Khánh Vĩnh
Suối Dầu
Sông Chò

Yếu tố và thời gian quan trắc
Gió
N Độ Độ ẩm B.Hơi
77-03

77-07

77-07

Mưa
58-74
77-07
76-11
77-11
76-01
58-63
66-74

77-91
79-86

Hình 1.2. Vị trí các trạm đo khí tượng thủy văn trong vùng nghiên cứu
b. Các đặc trưng khí hậu
* Chế độ nhiệt
Nhiệt độ không khí bình quân hàng năm trên lưu vực khá cao từ 26 
27oC . Tháng có nhiệt độ cao nhất thường là tháng V, VI, VII và VIII có thể
đạt 28  29oC. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối đã quan trắc được trên lưu vực là


9

37.5oC tại Nha Trang. Tháng có nhiệt độ thấp nhất là vào tháng I tại Nha
Trang là 23.90C. Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối đã quan trắc được trên lưu vực là
15.8oC tại Nha Trang.
Bảng 1.2. NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRUNG BÌNH NHIỀU NĂM ( 0C)
Tháng

I

II

III IV

V

VI VII VIII IX

X


XI XII Năm

Nha Trang 23,9 24,4 25,7 27,5 28,5 28,8 28,6 28,5 27,7 26,6 25,6 24,4 26,7

Bảng 1.3. NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TỐI CAO TUYỆT ĐỐI THÁNG, NĂM ( 0C)
Tháng

I

II

III IV

V

VI VII VIII IX

X

XI XII Năm

Nha Trang 30,2 31,6 32,7 34,5 37,2 37,4 36,9 37,5 35,6 33,5 31,5 31,8 37,5

Bảng 1.4. NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TỐI THẤP TUYỆT ĐỐI THÁNG, NĂM ( 0C)
Tháng

I

II


III IV

V

VI VII VIII IX

X

XI XII Năm

Nha Trang 16,6 17,4 17,8 21,4 22,7 22,6 23,3 22,7 22,3 19,8 18,6 15,8 15,8

*Số giờ nắng
Số giờ nắng trên lưu vực khá cao, tại Nha Trang số giờ nắng trung
bình nhiều năm vào khoảng 2.565 giờ. Nhìn chung, số giờ nắng phân bố
tương đối đều theo các tháng trong năm. Tuy nhiên, vào các tháng mùa mưa
số giờ nắng có giảm hơn so với mùa khô nhưng chênh lệch này không đáng
kể. Tháng có số giờ nắng cao nhất trong năm là tháng IV tại Nha Trang có
267 giờ nắng. Tháng có số giờ nắng thấp nhất trong năm là tháng XII, tại Nha
Trang là 138 giờ.
Bảng 1.5. SỐ GIỜ NẮNG TRUNG BÌNH THÁNG NĂM TẠI NHA TRANG (GIỜ)
Tháng

I

II

III


IV

V

VI

VII VIII

IX

X

XI

XII

Năm

Nha Trang 188,5 214,8 263,7 267,0 262,9 231,3 245,4 227,2 203,6 177,7 145,3 138,0 2565,4

* Bốc hơi
Lượng bốc hơi trong tỉnh phụ thuộc vào các yếu tố khí hậu như mưa,
độ ẩm, nắng, gió. Lượng bốc hơi tỉ lệ nghịch với độ ẩm và mưa, tỉ lệ thuận
với nắng và gió. Tại Nha Trang và Cam Ranh lượng bốc hơi hàng năm vào


10

khoảng 1440 mm và 1861mm. Tháng có lượng bốc hơi lớn là các tháng mùa
khô, lượng bốc hơi tháng lớn nhất tại Nha Trang và Cam Ranh là 136,6 mm

và 190,2 mm xảy ra vào tháng I. Tháng có lượng bốc hơi nhỏ nhất là tháng X
với trị số là 96.3 mm và 106 mm tại Nha Trang và Cam Ranh
Bảng 1.6. BỐC HƠI TRUNG BÌNH THÁNG NĂM NHIỀU NĂM (mm)
Tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm


Nha Trang 135,4 117,0 123,0 117,4 124,4 118,8 127,5 127,8 102,9 96,3 112,5 136,6 1.439,7

* Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí có quan hệ chặt chẽ với lượng mưa và nhiệt độ không
khí trên lưu vực. Vào các tháng mùa mưa, độ ẩm không khí đạt lớn nhất
nhưng nhìn chung độ ẩm không khí trong tỉnh giữa các tháng trong năm
không có sự biến động lớn. Chênh lệch giữa tháng có độ ẩm lớn nhất với
tháng có độ ẩm nhỏ nhất trong năm là rất nhỏ chỉ từ 5% đến 6%. Tại Nha
Trang và Cam Ranh, độ ẩm lớn nhất rơi vào tháng X với trị số độ ẩm đạt đến
83% tại Nha Trang và và 81% tại Cam Ranh, tháng có độ ẩm nhỏ nhất rơi vào
tháng VII với trị số là 77% và 73%. Độ ẩm thấp nhất trên lưu vực xuống tới
3637%.
Bảng 1.7. ĐỘ ẨM TRUNG BÌNH THÁNG NHIỀU NĂM (%)
Tháng

I

II

III IV

V

VI VII VIII IX

X

XI XII Năm


Nha Trang 78,8 79,6 80,3 80,2 78,6 77,3 76,8 76,8 80,4 82,9 81,9 80,2 79,5

Bảng 1.8. ĐỘ ẨM TƯƠNG ĐỐI THẤP NHẤT TUYỆT ĐỐI (%)
Tháng

I

II

III IV

V

VI VII VIII IX

X

XI XII Năm

Nha Trang

52

54

49

47

44


42

51

49

37

38

42

51

37

* Chế độ gió
Lưu vực nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa hằng năm cơ bản có 2 loại
gió. Vào mùa đông từ tháng X, XI đến tháng III, IV năm sau có gió Đông Bắc


11

và Bắc là chủ yếu. Vào mùa hạ từ tháng IV,V đến tháng IX, X có gió Tây và
Tây Nam là chủ yếu. Về tốc độ gió thì trong tỉnh không phải là nơi thường có
gió lớn, xác xuất lớn nhất trong cả 2 mùa thuộc về cấp gió từ 25 m/s. Tại
Nha Trang khả năng có gió trong phạm vi tốc độ 25 m/s trong các tháng mùa
đông thường vượt quá 65% số trường hợp còn các tháng mùa hạ khoảng 55%
số trường hợp. Gió với tốc độ trên 5 m/s là rất hiếm chỉ chiếm không quá 10%

số trường hợp mà thời kì xảy ra thường là trong mùa đông. Trường hợp gió
lớn nhất xảy thường là có liên quan đến bão hay áp thấp nhiệt đới từ biển
Đông tràn vào như trong cơn bão ngày 10/11/1988, tốc độ gió đo được ở Nha
Trang là 30 m/s. Tốc độ gió trung bình hàng năm có thể đạt 2,4  3,9 m/s.
Ngoài các loại gió thịnh hành nói trên trong tỉnh còn có hiện tượng gió
đặc biệt nữa là gió Tu Bông, có liên quan đến địa hình của lưu vực từ vùng
Vọng Phu - Đèo Cả ra đến biển. Về mùa đông khi khối không khí tĩnh được
hình thành trên các đỉnh núi của dãy Trường Sơn, ứng với những đợt gió mùa
cực mạnh, dòng không khí bị chặn lại ở sườn phía bắc và tây bắc của núi, chỉ
vượt qua bằng đường máng trũng tới Tu Bông. Qua hiệu ứng thắt hẹp đường
dòng, khi qua máng trũng Vọng Phu - Đèo Cả rồi lại mở ra về phía đồng bằng
vừa có sự tăng tốc đường dòng vừa có sự giảm đột ngột của áp suất, kết quả là
hình thành 1 biển gió địa hình có tốc độ cao tới 20 m/s liên tục trong nhiều
giờ khô và lạnh. Gió Tu Bông thường bị xem là 1 mối đe doạ nghiêm trọng
đối với lúa, màu ở địa phương nhất là trong thời kì trổ bông ngậm sữa. Theo
quy luật gió Tu Bông chỉ xuất hiện trong khoảng từ tháng XI đến tháng III.
Bảng 1.9. TỐC ĐỘ GIÓ TRUNG BÌNH THÁNG, NĂM, NHIỀU NĂM (m/s)
Tháng
Nha Trang

I

II

III

3,4 3,2 2,7

IV


V

VI VII VIII IX

X

XI XII Năm

2,3 1,9 1,6 1,7 1,5 1,6 2,1 3,3 4,0

* Bão và các hình thế thời tiết đặc biệt

2,4


12

- Bão: Bão thường xảy ra từ tháng X đến tháng XII, khả năng xuất hiện
trong tháng XI là 40%, tháng X là 35% tổng số cơn bão đổ bộ vào vùng từ
tháng X đến tháng XII. Tuy nhiên, mưa bão diễn biến phức tạp qua các năm
có năm tháng III đã có bão như trận bão năm 1982 và 1991, cũng có năm bão
xuất hiện muộn như cơn bão số 11 đổ bộ vào ngày 9/12/1993 sức gió mạnh
đạt cấp 10 ÷ 11. Số cơn bão đổ bộ vào Khánh hoà ngày càng tăng. Khi có bão
hoặc bão tan thành áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng vào trong vùng thường gây
mưa trên diện rộng. Trường hợp như năm 1993 hai cơn bão số 10 và 11 đổ bộ
liên tiếp vào vùng đã gây ra lũ đặc biệt lớn trên nhiều sông trong tỉnh.
Bảng 1.10. CÁC ĐẶC TRƯNG KHÍ HẬU TRẠM NHA TRANG
Tháng

1


Hạng mục

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12 Năm

Nhiệt độ (oC)

23,8 24,4 25,7 27,5 28,5 28,6 28,4 28,4 27,6 26,6 25,6 24,4 26,6

Số giờ nắng (giờ)


193 213 266 266 262 229 248 228 204 178 142 140 2570

Độ ẩm (%)

79

Bốc hơi (mm)

134 117 124 118 126 119 129 130 103 95 113 135 120

Tốc độ gió (m/s)

3,5 3,1 2,8 2,5 2,1 1,7 1,8 1,6 1,7 2,2 3,4 3,9

80

80

80

79

78

77

77

81


83

82

80

* Chế độ mưa
Trên lưu vực, mùa mưa bắt đầu từ tháng IX và kết thúc vào tháng XII
hàng năm với lượng mưa trong mùa mưa chiếm 80% lượng mưa của cả năm
và số ngày có mưa trong mùa mưa cũng chiếm 60%80% số ngày có mưa
trong năm. Tháng có lượng mưa lớn nhất thường rơi vào tháng XI.
Biến động của lượng mưa năm cũng tương đối lớn, năm có lượng mưa
lớn có thể gấp 34 lần năm có lượng mưa nhỏ. Tại Nha Trang năm 1981 có
tổng lượng mưa năm là 2.552 mm, năm 1982 có tổng lượng mưa năm là 948
mm.

80
2,5


13

Theo không gian lượng mưa năm trên lưu vực bị chi phối bởi yếu tố địa
hình, lượng mưa có sự tăng nhanh theo độ cao cứ lên 100 m thì lượng mưa
tăng từ 50 đến 80 mm. Như ở vùng núi Tây nam Nha Trang ở độ cao trên
1000 m, lượng mưa mùa mưa thường vượt quá 2000 mm trong khi đó tại Nha
Trang chỉ khoảng trên dưới 1000 mm.
Trong những trường hợp địa hình có dạng phễu như các đèo thấp, thung
lũng sông, vòng cung núi tạo nên các trường hợp gọi là mưa trước núi, phản

ánh tác dụng của những dòng thăng cưỡng bức xuất hiện trong luồng gió từ
biển thổi vào như vùng suối Dầu, vùng Tây nam Nha Trang. Sự khác biệt về
số ngày mưa trong mùa mưa giữa các vùng địa hình khác nhau trên lưu vực
cũng rất lớn, chẳng hạn tại Nha Trang số ngày có mưa trong mùa mưa thường
khoảng 6070 ngày nhưng ở Ninh Hoà chỉ có từ 3545 ngày có mưa trong
mùa mưa.
Tóm lại, trên lưu vực chế độ mưa bị phân hoá theo địa hình rất rõ nét cả
về mùa mưa, lượng mưa và số ngày có mưa.
Bảng 1.11. PHÂN PHỐI LƯỢNG MƯA THÁNG TRUNG BÌNH NHIỀU
NĂM TẠI MỘT SỐ TRẠM
Đơn vị: mm
Trạm

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX


X

XI

XII

Năm

75,8

51,4

37,8

48,9

170,8 320,5 342,5 160,6 1324,2

Nha Trang

36,8 14,4 30,3 34,5

Đồng Trăng

23,3

7,3

34,8 35,6 115,6 114,8


81,7

92,2

220,5 296,3 331,7 166,1 1519,8

Khánh Vĩnh

16,7

8,0

29,8 41,5 102,7

84,9

90,8

260,0 326,8 310,8 145,2 1505,6

88,2

Bảng 1.12. KẾT QUẢ TÍNH TẦN SUẤT MƯA NĂM CÁC TRẠM
Xp(mm)

X0
Trạm

(mm)


CV

CS

25% 50%

75%

85%

90%

Nha Trang (76-07)

1328

0,33

1,061

1555

1245

1002

896,3

834


Đồng Trăng (77-07)

1516

0,301

0,566

1795

1473

1190

1053

966,1

Khánh Vĩnh (76-07)

1543

0,363

0,851

1841

1447


1123

975

884,7


14

Bảng 1.13. LƯỢNG MƯA NGÀY LỚN NHẤT Ở CÁC TRẠM
TT

1

2

3

Trạm

Thời đoạn tính toán

Khánh Vĩnh

76-07

Nha Trang

76-07


Đồng Trăng

77-07

Thời đoạn ngày

X (mm)

Ngày xuất hiện

X1max

283,9

3/11/1978

X3max

492,8

19-21/12/1996

X5max

543,6

18-22/12/1996

X7max


554,6

17-23/12/1996

X1max

348,7

2/12/1986

X3max

516,4

9-11/11/1981

X5max

651,3

7-11/11/1981

X7max

690,5

8-14/11/1981

X1max


343,7

3/11/1978

X3max

433,6

9-11/11/1981

X5max

485,9

7-11/11/1981

X7max

531,8

8-14/11/1981

Bảng 1.14. LƯỢNG MƯA THIẾT KẾ 1,3,5,7 NGÀY MAX TẠI CÁC TRẠM
Đơn vị: mm
Trạm

T.đoạn

Xbq


ngày

mm

Cv

Cs

X1%

X2%

X5%

X10%

1

148,1 0,48 1,02

364,8

329,8

281,6

243,1

3


77,0 0,53 1,40

210,8

187,2

155,6

131,1

5

99,0 0,55 0,95

263,4

237,3

201,2

172,2

7

109,2 0,53 0,74

275,3

250,3


215,3

186,6

1

153,3 0,43 1,12

357,6

323,8

277,7

241,1

3

222,6 0,34 0,67

437,3

405,7

361,1

324,3

5


260,7 0,34 0,50

495,1

462,3

415,4

376,0

7

286,0 0,34 0,47

543,2

507,6

456,5

413,5

Khánh

1

144,6 0,37 0,64

291,8


270,3

239,9

214,7

Vĩnh

3

246,3 0,39 0,59

510,5

472,4

418,4

373,5

Nha Trang

Đồng
Trăng


15

Trạm


T.đoạn

Xbq

ngày

mm

Cv

Cs

X1%

X2%

X5%

X10%

5

293,7 0,40 0,49

606,7

563,0

500,6


448,1

7

321,5 0,39 0,22

631,3

591,9

534,0

483,9

1.1.5. Mạng lưới sông ngòi và cửa sông
Lưu vực Sông Cái Nha Trang có dạng hình cành cây, dòng chính bắt
nguồn từ những dãy núi cao ở phía Tây có cao độ từ 1.500 đến 2.000 m, chảy
theo hướng Tây - Đông và đổ ra biển ở cửa Hà Ra và xóm Bóng ngay tại
thành phố Nha Trang. Tính từ thượng nguồn đến cửa sông có diện tích lưu
vực: 1.900 km2, với chiều dài 79 km. Cửa sông Cái Nha Trang khá hẹp lại
còn tồn tại các doi cát và nhiều khối đá lớn nằm chắn giữa dòng nên khả năng
thoát nước kém, nhất là trong mùa lũ, khi nước thượng nguồn đổ về nhanh và
kết hợp với triều cường thường gây ra lũ lớn. Sông Cái Nha Trang có những
phụ lưu chính sau:
- Sông Khế nhập lưu bờ phải có Flv = 75,4 km2
- Sông Giang nhập lưu bờ trái có Flv = 186 km2
- Sông Cầu nhập lưu bờ phải có Flv = 190 km2
- Sông Chò nhập lưu bờ trái có Flv = 589 km2
- Suối Dầu nhập lưu bờ phải có Flv = 272 km2

Bảng 1.15. ĐẶC TRƯNG HÌNH THÁI SÔNG
Flv
(km2)

Lsông
(km)

1900

79

Độ cao TB
lưu vực
(m)
548

Độ rộng
bình quân
lưu vực
22,8

Mật độ lưới
sông (km/km2)

Hệ số uốn
khúc

0,82

1,38



16

Hình 1.3. Bản đồ mạng lưới sông ngòi trong vùng nghiên cứu
1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
1.2.1. Dân số và lao động
Dân cư của vùng tính đến năm 2011 là 557.132 người. dân cư nông thôn
259.123 người, thành thị 318.009 người, chiếm 55,10% dân số toàn vùng.
Khánh Hoà nói chung và vùng nghiên cứu nói riêng có nhiều dân tộc cư
trú, trong đó người Kinh chiếm phần lớn; ngoài ra còn có các dân tộc khác
như Raglai Hoa; Gie-Triêng; Ê đê. Tỷ lệ tăng cơ học của dân số khoảng 2,42,5 %o
Năm 2011, tổng dân số trong độ tuổi lao động có 227 nghìn người, Tổng
số lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân đến năm 2009 là 30.576
người. Tỷ lệ lao động trong khu vực nông lâm nghiệp chiếm 46%, khu vực
công nghiệp - xây dựng 22%, khu vực dịch vụ 32%.


17

1.2.2. Nền kinh tế chung
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) giá thực tế 14.255 tỷ đồng, cơ cấu
kinh tế chuyển dịch theo hướng: Tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ từ 40,91%
năm 2010 lên 42,94% năm 2011, khu vực công nghiệp - xây dựng từ 41,59%
xuống còn 40,73% và khu vực nông, lâm nghiệp - thủy sản từ 17,5% xuống
còn 16,33%. GDP bình quân đầu người 20,44 triệu đồng tương đương 1.200
USD cao hơn mức bình quân chung của cả nước.
Bảng 1.16. MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ THEO GDP
Đơn vị: Tỷ đồng


Chỉ tiêu
GDP theo giá so sánh
1994

1995

2000

2011

1.794,3 2.668,0 6.043,2

Tốc độ tăng trưởng (%)
1996- 20012000 2011
8,3

14,1

19962011
11,2

Chia theo ngành kinh tế
- Công nghiệp, xây dựng

562,6 922,4 2.461,4

10,4

18,5


14,45

- Nông, lâm nghiệp

531,7 760,0 986,9

7,4

3,3

5,35

- Khu vực dịch vụ

700,0 985,7 2.594,9

7,1

18,1

12,6

1.2.3 Thực trạng phát triển một số ngành kinh tế chính
1.2.3.1. Nông nghiệp
a) Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp


×