Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Nghiên cứu sự ảnh hưởng sự cố môi trưởng biển do formosa gây ra đối với du lịch biển thuận an tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (515.79 KB, 64 trang )

Đại học Kinh tế Huế

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

ại

Đ
̣c k

ho
h

in

NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ CỐ
MÔI TRƯỜNG BIỂN DO FORMOSA GÂY RA ĐỐI VỚI
DU LỊCH BIỂN THUẬN AN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

́H



́


Mã số: SV2017-01-06


Chủ nhiệm đề tài: Sinh viên Đoàn Thị Bảo Hương

Huế, 11/2017


Đại học Kinh tế Huế

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ại

Đ

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

in

̣c k

ho
h

NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ CỐ
MÔI TRƯỜNG BIỂN DO FORMOSA GÂY RA ĐỐI VỚI
DU LỊCH BIỂN THUẬN AN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

́H




́


Mã số: SV2017-01-06

Xác nhận của giáo viên hướng dẫn

Chủ nhiệm đềtài

(ký, họtên)

(ký, họtên)

Lê Nữ Minh Phương

Đoàn Thị Bảo Hương

Huế, 11/2017


Đại học Kinh tế Huế

DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA
1.
2.

Trần Thị Thu Hiền

Bạch Thị Hòa

ại

Đ
h

in

̣c k

ho
́H


́

i


Đại học Kinh tế Huế

MỤC LỤC

ại

Đ

PHẦN MỞĐẦU .............................................................................................................1
1. Sự cần thiết của đề tài.................................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................2
3.1. Đối tượng nghiên cứu ..............................................................................................2
3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................2
4. Tóm tắt tiến trình thực hiện .........................................................................................2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN GIỮA SỰ CỐMÔI TRƯỜNG
VÀ DU LỊCH BIỂN........................................................................................................4
1.1. Cơ sở lý luận về sự cố môi trường và du lịch biển.................................................4
1.1.1. Các khái niệm cơ bản............................................................................................4
1.1.2. Đặc trưng du lịch biển ..........................................................................................6
1.1.3. Môi trường du lịch biển ........................................................................................6
1.1.4. Tác động môi trường đối với du lịch biển ............................................................7
1.1.5. Cơ sở pháp lý ........................................................................................................8
1.1.5.1. Một sốđiều luật bảo vệ môi trường....................................................................8
1.1.5.2. Quy định về xử lý chất thải và mức độ bồi thường .........................................10
1.2. Cơ sở thực tiễn.......................................................................................................14
1.2.1. Một số sự cố môi trường ảnh hưởng đến du lịch biển trên thế giới ...................14
1.2.2. Kinh nghiệm về giải quyết các vấn đề sau sự cố môi trường do Formosa gây ra........15
1.3. Các chỉ tiêu đánh giá sựảnh hưởng của sự cố môi trường.....................................16
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU SỰẢNH HƯỞNG CỦA SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
BIỂN ĐỐI VỚI DU LỊCH BIỂN THUẬN AN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ.........17
2.1. Khái quát chung về du lịch biển Thuận An tỉnh Thừa Thiên Huế ........................17
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ..............................................................................................17
2.1.1.1.Vị tríđịa lý..........................................................................................................17
2.1.1.2.Khí hậu ..............................................................................................................17
2.1.1.3.Đặc điểm địa hình..............................................................................................17
2.1.1.4.Dân số và dân tộc ..............................................................................................18
2.1.1.5.Tài nguyên thiên nhiên ......................................................................................18
2.1.2: Đặc điểm kinh tế - xã hội ....................................................................................19
2.1.2.1: Kinh tế ..............................................................................................................19

2.1.2.2. Xã hội ...............................................................................................................21
2.1.3. Du lịch biển Thừa Thiên Huế ..............................................................................22
2.1.4. Lợi thế phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế...................................................23
2.2. Tổng quan về sự cố môi trường biển tại thị trấn Thuận An ..................................24
2.3. Tác động của sự cố môi trường biển thông qua số liệu khảo sát...........................26

h

in

̣c k

ho

́H



́


ii


Đại học Kinh tế Huế

ại

Đ


2.3.1 Mô tả mẫu khảo sát...............................................................................................26
2.3.2. Tác động của sự cố môi trường biển đến các hộ kinh doanh nhỏ ......................29
2.3.3. Tác động của sự cố môi trường biển đến cơ sở lưu trú .......................................30
2.3.4. Tác động của sự cố môi trường biển đến khách du lịch......................................32
2.3.5. Bồi thường và sử dụng tiền bồi thường...............................................................32
2.3.6 Kế hoạch tương lai về cuộc sống của lao động bịảnh hưởng..............................33
2.3: Nguyên nhân và hạn chế ........................................................................................33
2.3.1. Nguyên nhân........................................................................................................33
2.3.2. Hạn chế của ngành du lịch biển Thuận An do sự cố môi trường gây ra....................34
CHƯƠNG 3: CÁCH KHẮC PHỤC VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU
LỊCHBIỂN THUẬN AN SAU SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN ..............................36
3.1. Cách khắc phục.......................................................................................................36
3.2. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường du lịch ............................................................37
3.2.1. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường du lịch cho trẻ em .......................................37
3.2.2. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường du lịch cho người dân địa phương..............37
3.2.3. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường du lịch cho khách du lịch ...........................38
3.3. Các giải pháp phát triển du lịch sau sự cố môi trường biển ...................................38
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................39
1. Kết luận .....................................................................................................................39
2. Kiến nghị ...................................................................................................................40
2.1. Đối với nhà nước ....................................................................................................40
2.2. Đối với chính quyền địa phương ............................................................................40
2.3. Đối với những đối tượng bịảnh hưởng ...................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................42

h

in

̣c k


ho

́H



́

iii


Đại học Kinh tế Huế

DANH MỤC CÁC BẢNG

ại

Đ

Bảng 1: Các chỉ tiêu kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015 -2016......................19
Bảng 2: Các chỉ tiêu xã hội của tỉnh TTH năm 2015 – 2016 ........................................21
Bảng 3: Cơ cấu mẫu của các đối tượng điều tra ở xã Phú Thuận .................................26
Bảng 4: Tình hình cơ bản của các đối tượng điều tra....................................................26
Bảng 5: Đặc điểm chung của các đối tượng phân theo nhóm ngành ............................27
Bảng 6: Thời gian làm việc của 1 lao động trước/sau sự cố môi trường .....................29
Bảng 7: Đánh giá thu nhập của hộ kinh doanh nhỏ sau sự cố môi trường biển............29
Bảng 8: Những khó khăn sau sự cố môi trường của hộ kinh doanh nhỏ ......................30
Bảng 9: Thời gian làm việc của 1 lao động trước/sau sự cố môi trường ......................30
Bảng 10. Số lượng khách và thu nhập TB/ tháng của các cơ sở lưu trú trước/ sau sự cố

môi trường .....................................................................................................................31
Bảng 11: Quan điểm của khách du lịch sau sự cố môi trường biển .............................32
Bảng 12: Số tiền được bồi thường của các lao động bị ảnh hưởng..............................32
Bảng 13: Tình hình sử dụng tiền bồi thường của các lao động bị ảnh hưởng ..............32
Bảng 14: Đánh giá của lao động về chính sách bồi thường ..........................................32
Bảng 15: Một số dự định của lao động bị ảnh hưởng trong thời gian tới .....................33

h

in

̣c k

ho

́H


́

iv


Đại học Kinh tế Huế

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
QH

: Quốc hội


UBND

: Uỷ ban nhân dân

NĐ – CP

: Nghị định – Chính phủ

TTH

: Thừa Thiên Huế

BVMT

: Bảo vệ môi trường

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

XĐGN

: Xóa đói giảm nghèo

TW


: Trung ương

Đ

BQ

ại

PPNT

: Bình quân
: Phát triển nông thôn

ho

TTLT - BVHTTDL - BTNMT :

: Sở Tài chính – Quản lý ngân sách
: Nhà giáo nhân dân

h

NGND

: Bộ Tài chính – Ngân sách nhà nước

in

STC – QLNS


– Bộ Tài nguyên môi trường

̣c k

BTC – NSNN

Thông tư liên tịch – Bộ Văn hóa Thể Thao Du lịch

́H


́

v


Đại học Kinh tế Huế

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

ại

Đ

1. Thông tin chung
1.1. Tên đề tài: Nghiên cứu sự ảnh hưởng sự cố môi trưởng biển do Formosa

gây ra đối với du lịch biển Thuận An tỉnh Thừa Thiên Huế
1.2. Mã số đề tài:SV2017-01-06
1.3. Chủ nhiệm đề tài: Đoàn Thị Bảo Hương
1.4. Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế
1.5. Thời gian thực hiện: Từ tháng 12 năm 2016 đến tháng 12 năm 2017
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn về sự cố môi trường và du lịch biển
- Ảnh hưởng của các sự cố môi trường biển điển hình là Công ty Trách nhiệm hữu
hạn Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đến du lịch biển Thuận An
-Đánh giá được tình hình, nguyên nhân đồng thời có một số giải pháp nhằm cải
thiện một phần ô nhiễm môi trường biển Thuận An góp phần nâng cao du lịch ở
đây.
3. Tính mới và sáng tạo (nêu điểm mới, sáng tạo trong đề tài; trong khoảng 100 từ)
Đây là một đề tài mới mang tính thực tiễn cao nên ít ai viết về đề tài nghiên cứu
này. Đề tài có thể làm tham khảo cho nhà trường cũng như các ban ngành xã.
4. Các kết quả nghiên cứu thu được (nêu vắn tắt các kết quả chính ứng với
các nội dung nghiên cứu, gồm thông tin, số liệu và đánh giá)
5. Các sản phẩm của đề tài (nếu có)
- Gồm 4 bản báo cáo tổng kết và tóm tắt
6. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc
phòng và khả năng áp dụng của đề tài:

h

in

̣c k

ho


́H



́


Đề tài này mang tính thực tiễn khá cao nên có thể làm bài tham khảo cho các ủy
ban xã cũng như các ban ngành khác.
Ngày ……. tháng ….. năm 20….
Ngày ……. tháng ….. năm 20….
Sinh viên chịu trách nhiệm
Giáo viên hướng dẫn
chính của đề tài

vi


Đại học Kinh tế Huế

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài

ại

Đ

Hiện nay, trước sức ép của tốc độ gia tăng dân số ngày càng tăng nhanh, nhu
cầu phát triển kinh tế ngày càng cao và trong bối cảnh các nguồn tài nguyên đất liền
ngày càng cạn kiệt càng đẩy mạnh khuynh hướng tiến ra biển, khai thác biển, làm giàu

từ biển, nhưng vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận thì thường đi kèm với các phương thức
khai thác thiếu tính bền vững, xem nhẹ công tác bảo vệ môi trường, hoặc không có
hoặc thiếu những quy hoạch, kế hoạch chi tiết, cụ thể, cùng với cơ chế quản lý lỏng
lẻo của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt trong bối cảnh tác động của biến đổi khí
hậu với các biểu hiện chính là sự gia tăng mực nước biển và nhiệt độ của Trái Đất.
Vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển ở nhiều khu vực, quốc
gia ngày càng đứng trước nhiều thách thức, nhiều nguồn tài nguyên bị khai thác cạn
kiệt, suy thoái, môi trường biển nhiều nơi bị ô nhiễm đến mức báo động.
Cụ thể vào tháng 4/2016 vừa qua, hiện tượng cá chết hàng loạt trên diện rộng ở
4 tỉnh miền Trung đã là hồi chuông báo động cho toàn thể người dân Việt Nam nói
riêng và người dân Thế Giới nói chung về vấn đề ô nhiễm biển hiện nay. Sự cố ô
nhiễm môi trường biển làm cá chết tại 4 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế đã gây
ra hậu quả nghiêm trọng, hủy hoại môi trường biển và không những ảnh hưởng đến
sản xuất mà còn ảnh hưởng đến đời sống ngư dân, tác động xấu đến phát triển của các
ngành sản xuất khác, đến xuất khẩu, du lịch...
Cũng vì thế theo báo cáo của Chính phủ, sự cố môi trường biển miền Trung
diễn ra trên diện rộng, gây ra hậu quả lớn về kinh tế, xã hội, môi trường; đã ảnh hưởng
trực tiếp đến các ngành đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thuỷ, hải sản, làm muối, dịch vụ
hậu cần nghề cá, du lịch; đồng thời đã làm xáo trộn, gây mất an ninh trật tự, tâm lý bức
xúc, bất an trong nhân dân. Sản lượng thủy sản giảm mạnh, môi trường thiệt hại nặng
nề, lao động thất nghiệp tăng lên và du lịch cũng bị nảh hưởng nghiêm trọng bởi các
tour du lịch bị hủy sau sự cố môi trường.
Trong đó, Thừa Thiên Huế là một trong bốn tỉnh Miền Trung chịu ảnh hưởng
nặng nề bởi sự cố môi trường biển. Sự cố môi trường biển đã ảnh hưởng đến các địa
phương thuộc huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, và Phú Lộc. Theo đánh giá
bước đầu của chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế, ước tính thiệt hại do tình trạng cá
chết gây ra vào khoảng 135 tỷ đồng. Sự cố đã gây thiệt hại đến các lĩnh vực như nuôi
trồng và đánh bắt thuỷ sản, tác động tiêu cực đến hoạt động hậu cần nghề cá, kinh
doanh dịch vụ du lịch tại các bãi biển cũng như đời sống của người dân.
Và biển Thuận An tại Tỉnh Thừa Thiên Huế là 1 trong những vùng biển chịu sự

ảnh hưởng bởi sự cố môi trường do công ty trách nhiệm hữu hạn Gang Thép Hưng
Nghiệp Formosa gây ra, đặc biệt tác động lớn đến ngành du lịch ở đây. Chính vì lẽ đó
mà đề tài “Nghiên cứu sự ảnh hưởng của sự cố môi trường biển do Formosa gây ra đối
với du lịch biển Thuận An tỉnh Thừa Thiên Huế ” đã được hình thành. Nhằm mục đích

h

in

̣c k

ho

́H



́


1


Đại học Kinh tế Huế

đánh giá thực trạng của sự cố môi trường gây ra tại địa phương và đưa ra những giải
pháp giúp địa phương tìm ra hướng khắc phục cho hoạt động du lịch tại địa phương
sau sự cố.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn về sự cố môi trường và du lịch biển

- Ảnh hưởng của các sự cố môi trường biển điển hình là Công ty Trách nhiệm
hữu hạn Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đến du lịch biển Thuận An
-Đánh giá được tình hình, nguyên nhân đồng thời có một số giải pháp nhằm cải
thiện một phần ô nhiễm môi trường biển Thuận An góp phần nâng cao du lịch ở đây.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của sự cố môi trường biển đối với du lịch biển
Thuận An tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đ

3.2. Phạm vi nghiên cứu

ại

- Về không gian: tập trung nghiên cứu địa bàn xã Phú Thuận thị trấn Thuận An
tỉnh Thừa Thiên Huế
Xã Phú Thuận Thị trấn Thuận An thuộc huyện Phú Vang là một trong những
nơi có du lịch phát triển nhất của huyện và hằng năm đón một lượng du khách không
hề nhỏ đến du lịch ở nơi đây. Cho nên chúng tôi đã chọn xã Phú Thuận là địa điểm
khảo sát cho đề tài nghiên cứu.
- Về thời gian: chủ yếu nghiên cứu sự ảnh hưởng của sự cố môi trường biển đối
với du lịch biển Thuận An tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017 và 1 số giải pháp định
hướng đến 2025.
Trong đó: Thu thập số liệu thứ cấp trong 2 năm 2015-2016 của tỉnh Thừa Thiên Huế
Thu thập số liệu sơ cấp: Khảo sát địa điểm nghiên cứu năm 2017 bởi tác giả.

h

in


̣c k

ho

́H



4. Tóm tắt tiến trình thực hiện

́

2


Đại học Kinh tế Huế

Thời gian
(bắt đầu-kết
thúc)

Sản phẩm

Người thực
hiện

Nhóm
02/2017 – 04/2017 nghiên cứu


Bảng hỏi

Số liệu sơ cấp liên
quan đến đề tài nghiên
cứu
Cơ sở lý luận và thực
tiễn
Số liệu sơ cấp
Bảng số liệu thứ cấp

ại

Đ

Các nội dung, công
TT
việcthực hiện chủ
yếu
1
1
Xây dựng bộ câu hỏi
khảo sát, thu thập số
liệu
2 sơ cấp
Thu thập số liệu sơ
2
cấp
2
3
Tổng hợp cơ sở lý

3
luận của đề tài
4
Tổ chức thảo luận
4
nhóm
5
Nhập
số liệu và xử lý
5
6
Lọc và xử lý số liệu
6
7
Viết
báo cáo
7

Nhóm
02/2017 – 05/2017 nghiên cứu
Nhóm
05/2017 – 06/2017 nghiên cứu
Nhóm
06/2017 – 08/2017 nghiên cứu
Nhóm
09/2017 – 10/2017 nghiên cứu

Số liệu thứ cấp

h


in

̣c k

ho

10/2017 – 11/2017 Nhóm
nghiên cứu
Báo cáo tổng hợp về
11/2017 – 12/2017 Nhóm
kết quả nghiên cứu, các
nghiên cứu
bài báo khoa học được
xuất bản

́H


́

3


Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN GIỮA SỰ CỐ
MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH BIỂN
1.1. Cơ sở lý luận về sự cố môi trường và du lịch biển
1.1.1. Các khái niệm cơ bản

 Du lịch: Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ
biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có
Việt Nam. Vì vậy, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc
qua trên Thế giới.

ại

Đ

Theo Luật du lịch 2017, Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến
đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 1 năm liên
tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài
nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.

h

in

̣c k

ho

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization), một tổ chức
thuộc Liên Hiệp Quốc, du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du
hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc
trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những
mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài
môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm
tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn
nơi định cư




́H

 Du lịch biển:
Du lịch biển là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên trong các vùng có tiềm
năng về biển, hướng tới thỏa mãn nhu cầu của con người về vui chơi, giải trí, nghỉ
dưỡng, tắm biển…
Là hoạt động du lịch có liên quan tới nguồn lực tài nguyên biển
 Khách du lịch: Du khách từ bên ngoài đến địa điểm du lịch chủ yếu nhằm
mục đích nâng cao nhận thức với môi trường xung quanh, tham gia vào các hoạt động
thư giãn, giải trí, thể thao, văn hoá kèm theo việc tiêu thụ những giá trị tự nhiên, kinh
tế, dịch vụ và qua đêm tại cơ sở lưu trú của ngành du lịch.

́


Theo Luật Du lịch 2017, khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du
lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến
Theo Liên đoàn quốc tế các tổ chức du lịch : “Khách du lịch là người ở lại nơi
tham quan ít nhất 24h qua đêm vì lý do giải trí, nghỉ ngơi hay công việc như: thăm
thân, tôn giáo, học tập, công tác”
Hoạt động du lịch: Theo Luật Du lịch 2017, hoạt động du lịch là hoạt động của
khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng
4


Đại học Kinh tế Huế


đồng dân cư có liên quan đến du lịch
 Cơ sở lưu trú: Lưu trú là một trong những nhu cầu cơ bản của khách du
lịch. Các cơ sở lưu trú là một trong những ngành kinh doanh du lịch lớn nhất, nó giữ vị
trí đặc biệt quan trọng trong ngành công nghiệp du lịch. Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở
cho thuê buồng, giường và cung cấp các dịch vụ khác phục vụ khách lưu trú, trong đó
khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu.
Chức năng chủ yếu của các cơ sở lưu trú là cung cấp các dịch vụ ngủ, ăn uống
cho khách du lịch, ngoài ra các cơ sở lưu trú còn cung cấp nhiều dịch vụ hơn để phục
vụ các nhu cầu khác nhau của khách du lịch.
Tùy theo quy mô, cấp hạng mỗi cơ sở lưu trú có thể kinh doanh đầy đủ hoặc chỉ
một số các dịch vụ. Các cơ sở lưu trú đơn giản nhất thường chỉ cung cấp dịch vụ
phòng ngủ và ăn sáng.

Đ

ại

Các cơ sở lưu trú du lịch bao gồm: khách sạn, làng du lịch, biệt thự du lịch, căn
hộ du lịch, bãi cắm trại du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà có phòng cho khách du lịch thuê
và các cơ sở lưu trú du lịch khác.

ho

h

in

̣c k

 Sự cố môi trường biền:

Sự cố môi trường biển: Môi trường biển là loại môi trường bao gồm nước, các
sinh vật thủy , hải sản , rêu rong tảo ... hợp thành. Hiện nay tình trạng ô nhiễm diễn ra
khắp nơi , không chỉ riêng môi trường đất , không khí mà cả biển đều ô nhiễm hết .
Hàng loạt các vụ ô nhiễm nước khiến các loại động vật nơi đây chết hàng loạt điển
hình là sự cố môi trường biển do Formosa gây nên.



Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam:

́H

- "Sự cố môi trường là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động
của con người hoặc biến đổi bất thường của thiên nhiên, gây suy thoái môi trường
nghiêm trọng".
 Sự cố môi trường có thể xảy ra do:
- Bão, lũ lụt, hạn hán, nứt đất, động đất, trượt đất, sụt lở đất, núi lửa phun, mưa
axit, mưa đá, biến động khí hậu và thiên tai khác;
- Hoả hoạn, cháy rừng, sự cố kỹ thuật gây nguy hại về môi trường của cơ sở sản
xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc
phòng;
- Sự cố trong tìm kiếm, thăm đò, khai thác và vận chuyển khoáng sản, dầu khí,
sập hầm lò, phụt dầu, tràn dầu, vỡ đường ống dẫn dầu, dẫn khí, đắm tàu, sự cố tại cơ
sở lọc hoá dầu và các cơ sở công nghiệp khác;
- Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản xuất,
tái chế nhiên liệu hạt nhân, kho chứa chất phóng xạ.

́



5


Đại học Kinh tế Huế

1.1.2. Đặc trưng du lịch biển
Vùng biển Việt Nam có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi
cho phát triển du lịch biển, ven biển và đảo với nhiều loại hình du lịch khác nhau. Du
lịch biển đóng góp một phần quan trọng vào phát triển kinh tế biển ở nước ta, trở thành
một trong những ngành kinh tế mũi nhọn. Tiềm năng du lịch biển đa dạng và phong
phú.
Tài nguyên biển đảo với sự đa dạng của các hệ sinh thái đặc trưng như hệ sinh
thái bãi biển là cơ sở hình thành các bãi tắm và khu vực cảnh quan; hệ sinh thái đảo
với các đảo lớn, nhỏ gần bờ và xa bờ; hệ sinh thái trong lòng biển với các rạn san hô,
sinh vật biển và hệ sinh thái đầm phá, vũng, vịnh, bán đảo…tạo nên đặc trưng của du
lịch biển.
1.1.3. Môi trường du lịch biển

ại

Đ

Thực tế cũng cho thấy, với lượng khách đến tăng nhiều trong những năm qua
và luôn chiếm khoảng 70% tổng khách du lịch cả nước, du lịch biển đảo hiện đang là
loại hình du lịch chủ đạo, góp phần quan trọng đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn của Việt Nam. Việt Nam có nhiều tiềm năng về du lịch biển đảo khi sở hữu
đường bờ biển dài hơn 3.260 km, với những bờ cát trắng, vịnh biển hoang sơ. Việt
Nam đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển trên thế giới và là nước có diện tích
ven biển lớn ở khu vực Đông Nam Á. Và có tới 125 bãi biển mà hầu hết là các bãi tắm
đẹp. Với những lợi thế trên , trong thời gian qua nhiều khu du lịch biển tiềm năng đã

được quy hoạch và phát triển

h

in

̣c k

ho

́H



Trong đó không thể không nhắc đến bãi biển Thuận An – Huế, là một trong
những bãi biển đẹp trong nước thu hút rất nhiều khách du lịch .

́


Bãi biển Thuận An nằm bên cạnh cửa biển Thuận An, nơi dòng sông Hương đổ
ra phá Tam Giang rồi thông ra biển. Biển Thuận An nằm cách thành phố Huế 15 km
về phía Đông, từ lâu nổi tiếng là một điểm du lịch tắm mát lý tưởng.Đầu thế kỷ XIX
vua Minh Mạng đặt tên là cửa Thuận An Cửa biển Thuận An là một trong những cảnh
đẹp của xứ thần kinh được vua Thiệu Trị ca ngợi qua bài thờ Thuận Hải quy phàm.
Du khách có thể đến Thuận An bằng đường bộ qua những xóm làng trù phú,
cây trái um sùm, những cánh đồng lúa bát ngát. Hoặc có thể xuôi theo dòng sông
Hương Giang lướt qua những cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, diễm lệ ở đoạn cuối con
sông. Đặt chân đến đây, du khách sẽ không khỏi thán phục về vẻ đẹp của một vùng
trời, biển đặc biệt là khi bình minh lên. Khi mặt trời ló rạng, những tia nắng như được

đánh thức sau một giấc ngủ dài, oằn mình vươn vai bên sương muối mịt mờ của sóng
biển tạo nên bức tranh không gian ba chiều.
Biển Thuận An vẫn giữ được nguyên vẻ đẹp với làn nước biển trong vắt, bờ cát
trắng thoai thoải trải dài, sạch sẽ. Có hai điều khiến du khách thấy khá lạ ở đây là : bãi
cát sạch tinh không có vỏ ốc và nước biển có vị mằn mặn hơn bình thường. Suốt từ
6


Đại học Kinh tế Huế

sáng đến 3h chiều nước biển có màu xanh ngắt và bãi cát trắng lóng lánh tạo nên một
bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, hiếm có .Bãi biển Thuận An kéo dài gần 1km, cát
trắng mịn màng. Hoạt động náo nhiệt nhất ở Thuận An là vào mùa tắm biển từ tháng 4
đến tháng 9.
1.1.4. Tác động môi trường đối với du lịch biển
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp với sự tác động qua lại với các ngành
kinh tế - xã hội, trong đó môi trường và du lịch có quan hệ qua lại lẫn nhau : sự phát
triển của du lịch thì thường đi kèm với ảnh hưởng của môi trường , du lịch chỉ được
phát triển khi môi trường được bảo vệ.

ại

Đ

Như ta cũng đã biết , môi trường có sạch đẹp thì du lịch mới phát triển được ,
không ai lại đến du lịch ở một nơi vừa ô nhiễm lại vừa không có mĩ quan cả. Thật vậy
Những ngày đầu tháng 4/2016, một số tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ xảy ra tình trạng
cá chết hàng loạt trôi dạt vào các bãi biển khiến dư luận hoang mang, lo lắng. Bắt đầu
từ ngày 4/4/2016, tỉnh Hà Tĩnh xuất hiện tình trạng cá chết bất thường ở ven biển và
các lồng nuôi khu vực Vũng Áng. Sau đó, lan sang Quảng Bình và tiếp tục lan rộng ra

bờ biển thuộc các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Theo ước tính, có khoảng 80 tấn
hải sản chết bất thường dọc bờ biển 4 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế, gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, đời sống, tâm lý
của nhân dân và tác động tiêu cực đến hoạt động du lịch biển.

̣c k

ho

h

in

- Ta có thể xem xét về mặt tiêu cực khi môi trường bị ô nhiễm ảnh hưởng đến
hoạt động du lịch như thế nào nhé : Ta xét về hiện tượng cá chết hàng loạt ở các tỉnh
miền Trung trong thời gian qua



́H

- Làm mất sự cân bằng đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường biển nghiêm
trọng, chất lượng sản phẩm du lịch xuống cấp : Theo thông kê mới nhất thì có rất
nhiều loại cá đã chết như : cá chình, cá đuối , cá nang … mà điều nguy hiểm ở đây đó
là các loài cá này đều ở tầng đáy của biển , do đó không hề nghi ngờ gì khi ô nhiễm đã
ăn lan xuống tận đáy biển ảnh hưởng không nhỏ đến các rạn san hô, có thể phải mất
một thời gian dài mới hồi phục lại được. Bên cạnh đó xác cá chết bị trôi nổi rồi lại
phân hủy gây mùi hôi khó chịu và làm mất mĩ quan , đồng thời làm ô nhiễm nguồn
nước ở xung quanh đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động kinh doanh du lịch
do tâm lý lo sợ nhiễm độc nước biển, hạn chế ăn hải sản vì lo ngại vấn đề sức khỏe.


́


-Gây thiệt hại lớn về kinh tế, doanh thu du lịch giảm sút :
Hiện tượng cá chết một loạt các tỉnh miền Trung gây ảnh hưởng không nhỏ đến
hoạt động du lịch ở các tỉnh này . Đã có nhiều chương trình du lịch biển miền Trung bị
hủy. Hàng loạt bãi tắm của Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế vắng
khách, hàng trăm lao động phải nghỉ việc, mất thu nhập, nhiều doanh nghiệp thua lỗ.
Cụ thể: Quảng Bình đón 82.000 lượt khách (giảm 44% so với cùng kỳ năm 2015).

7


Đại học Kinh tế Huế

Quảng Trị đón 3.500 lượt khách lưu trú (giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm 2015).
Nghệ An đón 22.000 lượt khách (giảm 20% so với cùng kỳ năm 2015).
-Phát sinh các vấn đề xã hội :
Hiện tượng cá chết đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của bà con ngư dân ,
cụ thể là rất nhiều hộ gia đình ở các tỉnh miền trung đã phải bỏ nghề cá vì đánh cá vào
không ai mua . Dẫn tới nạn thất nghiệp
Ta xét mặt tích cực mà môi trường tác động đến hoạt động du lịch :
- Bên cạnh các mặt tiêu cực mà môi trường ô nhiễm tác động đến du lịch thì ta
không thể không phủ nhận rằng du lịch Việt Nam ta phát triển là nhờ vào môi trường

ại

Đ


Môi trường được hiểu theo nghĩa rộng là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có
ảnh hưởng đến một vật thể hoặc một sự kiện nào đó và cũng chịu tác động ngược lại
của vật thể đó. Môi trường chung bao gồm môi trường tự nhiên, dù bị con người tác
động ở mức độ khác nhau nhưng vẫn phát triển theo qui luật đặc thù riêng và môi
trường nhân tạo là được tạo bởi lao động và ý thức của con người từ nguồn vật liệu tự
nhiên nhưng khác nhiều hoặc khác hẳn các vật thể tương tự trong thiên nhiên.Môi
trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên: vật lý, hóa học, sinh học tồn tại
khách quan ngoài ý muốn của con người, hoặc ít chịu chi phối của con người. Du lịch
là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ nhằm thỏa mãn nhu
cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định nên các hoạt
động du lịch liên quan chặt chẽ với môi trường (cả tự nhiên, xã hội và nhân văn). Vì
vậy, giữa du lịch và môi trường?, đặc biệt là môi trường tự nhiên có sự quan hệ tương
hỗ với nhau rất mật thiết.

h

in

̣c k

ho



́H

Hoạt động du lịch luôn gắn với việc khai thác các tiềm năng tài nguyên môi
trường tự nhiên, điều này có nghĩa là tài nguyên và môi trường là nhân tố cơ bản để
tạo ra các sản phẩm du lịch. Sự phong phú của tài nguyên du lịch là cơ sở tạo nên các
loại hình du lịch và hình thành các điểm du lịch.


́


Môi trường tự nhiên ban tặng cho con người các danh lam thắng cảnh như
Phong Nha – Kẻ Bàng, Vịnh Hạ Long… giúp phát triển du lịch . Ngoài ra còn có các
bãi biển đẹp như Nha Trang , Khánh Hòa… giúp phát triển du lịch biển.
1.1.5. Cơ sở pháp lý
1.1.5.1. Một số điều luật bảo vệ môi trường
Như ta cũng biết , du lịch thường gắn liền với môi trường . Môi trường sạch ,
đẹp, tất yếu sẽ thu hút rất nhiều khách du lịch. Trong đó tài nguyên du lịch là cảnh
quan thiên nhiên yếu tố tự nhiên , di tích lịch sử văn hóa , các công trình sáng tạo của
con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng để làm hoạt động du lịch ,
là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch , điểm du lịch , tuyến du lịch , đô thị du
lịch ( khoản 4 Điều 4 Luật du lịch năm 2005 ) . “ Môi trường du lịch là môi trường tự
8


Đại học Kinh tế Huế

nhiên và môi trường xã hội nhân văn nơi diễn ra các hoạt động du lịch ” ( khoản 21
Điều 4 Luật Du lịch năm 2005 ) .
Hằng năm , nhu cầu du lịch ngày càng tăng kéo theo đó là những vấn đề về môi
trường cũng tăng theo . Các nguồn tài nguyên và các thành phần môi trường , các đối
tượng tham gia vào hoạt động du lịch có thể là : khách du lịch , tổ chức , cá nhân thực
hiện dịch vụ du lịch , cộng đồng dân cư tại địa phương nơi diễn ra hoạt động du lịch .
Mỗi hoạt động của từng đối tượng này đều có thể ảnh hưởng đến môi trường

Đ


Vấn đề ô nhiễm môi trường tại các di tích lịch sử ,văn hóa, hay tại các bãi biển
… nơi tập trung đón tiếp các khách du lịch đến thăm quan , thưởng thức các cảnh đẹp
thiên nhiên đang trở nên nghiêm trọng . Tình trạng phát triển du lịch không hợp lý ,
mức độ ô nhiễm đáng báo động của môi trường nước , đất và không khí cùng với sự
khai thác , sử dụng quá tải các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại các địa điểm du lịch đã
khiến cho môi trường sống của chúng ta bị ảnh hưởng nghiêm trọng

ại

Bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch không được quy định tập trung trong
Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, hay luật Du lịch năm 2005 , mà được điều chỉnh
trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau , trong đó phải kể đến các văn bản
có liên quan đến bảo vệ di tích lịch sử , khu bảo tồn thiên nhiên , bảo vệ rừng , bảo vệ
vùng đất ngập nước …

̣c k

ho

h

in

Luật Bảo vệ môi trường năm 2014
Luật Bảo vệ môi trường đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23/6/2014, có hiệu lực thi hành từ
ngày 01/01/2015, thay thế cho Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11. Luật Bảo vệ
môi trường năm 2014 quy định về hoạt động bảo vệ môi trường; chính sách, biện pháp
và nguồn lực để bảo vệ môi trường; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ
chức, hộ gia đình và cá nhân trong bảo vệ môi trường (Điều 1). Trong hoạt động du

lịch, việc bảo vệ môi trường phải tuân theo quy định chung về bảo vệ các thành phần
môi trường. Trong đó khoản 2 Điều 3 quy định: "Thành phần môi trường là yếu tố vật
chất tạo thành môi trường gồm đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và
các hình thái vật chất khác". Riêng đối với bảo vệ môi trường trong hoạt động lễ hội,
du lịch, Điều 77 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 quy định các biện pháp bảo vệ môi
trường mà các tổ chức, cá nhân phải thực hiện.
Luật Du lịch năm 2005
Luật Du lịch đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá
XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006, thay thế
cho Pháp lệnh Du lịch năm 1999. Luật Du lịch năm 2005 quy định về tài nguyên du
lịch và hoạt động du lịch; quyền và nghĩa vụ của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh
doanh du lịch, tổ chức, cá nhân khác có hoạt động liên quan đến du lịch. Luật Du lịch
năm 2005 đà dành riêng Điều 9 để quy định trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ
chức, cá nhân, khách du lịch và cộng đồng dân cư trong việc bảo vệ môi trường tự

́H



́


9


Đại học Kinh tế Huế

ại

Đ


nhiên, môi trường xã hội nhân văn nhằm bảo đảm môi trường du lịch xanh, sạch, đẹp,
an ninh, an toàn, lành mạnh và văn minh. Tuy nhiên, các quy định này rất chung
chung, theo đó:
"...2. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình ban
hành các quy định nhằm bảo vệ, tôn tạo và phát triển môi trường du lịch.
3. Ủy ban nhân dân các cấp có biện pháp để bảo vệ, tôn tạo và phát triển môi
trường du lịch phù hợp với thực tế của địa phương.
4. Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch có trách nhiệm thu gom, xử lý các loại
chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh; khắc phục tác động tiêu cực
do hoạt động của mình gây ra đối với môi trường; có biện pháp phòng, chống tệ nạn
xã hội trong cơ sở kinh doanh của mình.
5. Khách du lịch, cộng đồng dân cư địa phương và các tổ chức, cá nhân khác có
trách nhiệm bảo vệ và gìn giữ cảnh quan, môi trường, bản sắc văn hoá, thuần phong
mỹ tục của dân tộc; có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự nhằm nâng cao hình ảnh đất
nước, con người và du lịch Việt Nam".
1.1.5.2. Quy định về xử lý chất thải và mức độ bồi thường

ho

h

in

̣c k

Theo nghị định của Chính phủ về thoát nước và xử lý chất thải Số :
80/2014/NĐ-CP. Chương I “Những quy định chung ”
Điều 3 “Nguyên tắc chung quản lý thoát nước và xử lý nước thải ” :
1. Dịch vụ thoát nước đô thị, khu dân cư nông thôn tập trung là loại hình hoạt

động công ích, được Nhà nước quan tâm, ưu tiên và khuyến khích đầu tư nhằm đáp
ứng yêu cầu thoát nước và xử lý nước thải, bảo đảm phát triển bền vững.
2. Người gây ô nhiễm phải trả tiền xử lý ô nhiễm; nguồn thu từ dịch
vụ thoát nước và xử lý nước thải phải đáp ứng từng bước và tiến tới bù đắp chi phí
dịch vụ thoát nước
3. Nước mưa, nước thải được thu gom; nước thải phải được xử lý đạt quy chuẩn
kỹ thuật theo quy định.
4. Nước thải có tính chất nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý
chất thải ngay hại và các quy định pháp luật khác có liên quan.
5. Nước thải có tính chất nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý
chất thải ngay hại và các quy định pháp luật khác có liên quan.
6. Các dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước có liên quan đến kết cấu hệ
thống hạ tầng giao thông đường bộ phải có phương án bảo đảm an toàn giao thông, an
toàn công trình đường bộ và hoàn trả nguyên trạng hoặc khôi phục lại nếu làm hư
hỏng công trình giao thông.
7. Các dự án đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến
hệ thống thoátnước phải có phương án bảo đảm sự hoạt động bình thường, ổn định hệ
thống thoát nước.
8. Huy động sự tham gia của cộng đồng vào việc đầu tư, quản lý, vận hành hệ
thống thoát nước.

́H



́


10



Đại học Kinh tế Huế

ại

Đ

Điều 4. Quy định quy chuẩn kỹ thuật về nước thải :
1. Nước thải từ hệ thống thoát nước đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư nông
thôn tập trung xả vào nguồn tiếp nhận phải bảo đảm các quy chuẩn kỹ thuật môi
trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
2. Nước thải từ các nhà máy trong khu công nghiệp xả vào hệ thống thoát nước
tập trung của khu công nghiệp phải tuân thủ các quy định hiện hành về quản lý môi
trường khu công nghiệp và các quy định của cơ quan quản lý thoát nước trong khu
công nghiệp.
3. Nước thải từ các hộ thoát nước khu dân cư nông thôn tập trung xả vào hệ
thống thoát nước tại khu vực nông thôn phải tuân thủ các quy định hiện hành về bảo vệ
môi trường khu dân cư nông thôn tập trung và các quy định quản lý hệ
thống thoát nước địa phương.
4. Nước thải từ các hộ thoát nước , khu công nghiệp xả vào hệ thống thoát nước
đô thị phải đảm bảo các quy chuẩn kỹ thuật về nước thải xả vào hệ thống thoát nước
do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định . Bộ xây dựng ban hành quy chuẩn kỹ
thuật nước thải xả vào hệ thống thoát nước đô thị .
5. Trường hợp nước thải xử lý phi tập trung, căn cứ vào khả năng tiếp nhận và
mục đích sử dụng của nguồn tiếp nhận, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy
chuẩn kỹ thuật về nước thải xử lý phi tập trung xả vào nguồn tiếp nhận để áp dụng phù
hợp với giải pháp xử lý nước thải với quy mô nhỏ, công nghệ đơn giản, đáp ứng được
mức độ cần thiết làm sạch nước thải, thuận tiện trong quản lý, vận hành và bảo dưỡng
hệ thống.
6. Nước thải từ hệ thống thoát nước đô thị , khu công nghiệp , khu dân cư nông

thôn tập trung xả vào hệ thống công trình thủy lợi phải đảm bảo các quy chuẩn xả vào
hệ thống công trình thủy lợi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy đinh. Bộ nông
nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy chuẩn kỹ thuật về nước thải xả vào hệ
thống công trình thủy lợi
Mức độ bồi thường thiệt hại do ô nhiễm , suy thoái môi trường
Trên phạm vi thế giới cũng như tại Việt Nam , trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do ô nhiễm , suy thoái môi trường được tiếp cận và được pháp luật ghi nhận với những
nội dung chủ yếu sau :
Thứ nhất , môi trường cần đươc xem là một loại “tài sản đồng nhất ” được xác
định bởi các giá trị khoa học , kinh tế và môi sinh . Gây hại đối với môi trường chính là
gây hại đến các giá trị nêu trên . Nếu xem xét một cách chặt chẽ tác hại ghây ra đối với
môi trường tự nhiên không khác gì tác hại gây ra đối với con người hay với tài sản của
con người thì chất lượng môi trường bị suy giảm, bị xâm hại cũng cần phải được bồi
thường một cách thỏa đáng . Người gây thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường những
tổn thất gây ra đối với môi trường . Trách nhiệm này trước hết được hiểu là trách nhiệm
đối với cộng đồng , với xã hội của người gây hại cho môi trường vì họ đã xâm hại tới
các điều kiện sống chung của con người . Tiếp đến mới là trách nhiệm đối với các tổ

h

in

̣c k

ho

́H




́


11


Đại học Kinh tế Huế

ại

Đ

chức cá nhân cụ thể là nạn nhân của sự xâm hại đó , thể hiện qua việc bồi thường thiệt
hại đối với tính mạng , sức khỏe , tài sản của người bị hại . Hai khía cạnh trên của trách
nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường được xác định bởi yếu tố khách thể của quan
hệ pháp luật môi trường . Trong các quan hệ pháp luật môi trường , lợi ích mà các bên
tham gia quan hệ hướng tới vừa có tính chất công vừa có tính chất tư . Trong mọi trường
hợp lợi ích công cộng , lợi ích cộng đồng phải được ưu tiên bảo vệ . Điều này cũng có
nghĩa là cần phải có sự phân định giữa trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với môi
trường tự nhiên với trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với tính mạng , sức khỏe tài sản
của con người . Sự phân định này trên được thể hiện qua các quy định về mức bồi
thường , hình thức và phương thức bồi thường . Chẳng hạn như đối với những thiệt hại
về sức khỏe , tính mạng của con người , tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức , cá nhân
do gây ô nhiễm , suy thoái môi trường , giữa bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại có thể
thỏa thuận về mức bồi thường , hình thức bồi thường và phương thức bồi thường . Còn
thiệt hại đối với môi trường tự nhiên , người gây thiệt hại chỉ được lựa chọn các mức bồi
thường , hình thức bồi thường và phương thức bồi thường theo quy định của pháp luật.
Thứ hai , do quan hệ pháp luật trong lĩnh vực môi trường có thể phát sinh giữa
các chủ thể mà không cần đến các cơ sở pháp lý làm tiền đề nên bồi thường thiệt hại
trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ bảo vệ môi trường là trách nhiệm bồi thường thiệt

hại ngoài hợp đồng . Đây là loại trách nhiệm phát sinh dưới sự tác động trực tiếp của các
quy phạm pháp luật mà không cần có sự thỏa thuận trước của các chủ thể. Sự trùng hợp
về một số nội dung có liên quan đến quyền và nghĩa vụ bảo vệ môi trường trong các
thỏa thuận hay cam kết không làm ảnh hưởng đến căn cứ áp dụng trách nhiệm bồi
thường thiệt hại về môi tường theo luật định
Thứ ba , môi trường có thể bị xâm hại từ 2 nhóm nguyên nhân : Một là, các
nguyên nhân khách quan tác động đến môi trường không phụ thuộc vào ý muốn chủ
quan của con người như bão , lũ lụt , động đất , hạn hán … Những trường hợp này
không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường đối với bất cứ tổ
chức , cá nhân nào ; hai là các yếu tố chủ quan do hoạt động của con người gây ra từ
việc khai thác , sử dụng các yếu tố môi trường hay từ các hoạt động sản xuất , kinh
doanh , dịch vụ khác . Đối với những trường hợp này , trách nhiệm bồi thường thiệt hại
về môi trường phát sinh khi có đủ các dấu hiệu cấu thành trách nhiệm pháp lý dân sự .
Thậm chí loại trách nhiệm này còn phát sinh ngay cả khi người gây thiệt hại không có
lỗi . Điều 624 Bộ luật Dân sự (2005) quy định “ cá nhân pháp nhân và các chủ thể khác
làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật ,
kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi ”. Tại nhiều nước “trách
nhiệm dân sự tuyệt đối” là loại trách nhiệm được áp dụng phổ biến trong lĩnh vực môi
trường .
Thứ tư , trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường có mối quan hệ nhất định
với trách nhiệm khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm . Thông thường trong các
quan hệ pháp lý khác có liên quan đến bồi thường thiệt hại , người gây thiệt hại chỉ phải

h

in

̣c k

ho


́H



́


12


Đại học Kinh tế Huế

ại

Đ

bồi thường những thiệt hại do mình gây ra và được giải phóng khỏi quan hệ với người bị
hại . Nhưng trong lĩnh vực môi trường , người làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại
thường phải thực hiện đồng thời cả hai biện pháp : Đó là khắc phục tình trạng bị ô
nhiễm và bồi thường thiệt hại về môi trường . Tác dụng chính của biện pháp khắc phục
ô nhiễm môi trường là hạn chế , ngăn chặn phạm vi ảnh hưởng , khả năng lây lan ô
nhiễm môi trường , đồng thời làm giảm nhẹ những thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây
ra . Tác dụng của bồi thường thiệt hại là bù đắp những tổn thất về người , tài sản và
những giá trị sinh thái đã mất
Thứ năm , nhiều người cùng gây thiệt hại cũng là tình trạng khá phổ biến trong
lĩnh vực môi trường . Luật BVMT ( 2005) quy định trong trường hợp có nhiều tổ chức
cá nhân cùng gây ô nhiễm môi trường thì cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường có trách nhiệm phối hợp với các bên liên quan để làm rõ trách nhiệm của từng
đối tượng trong việc khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường . Tuy nhiên , trên thực

tế không dễ dàng xác định chính xác mức độ gây hại đến môi trường của từng đối tượng
. Bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau là giải pháp đã được pháp luật dân sự tính
đến trong trường hợp này . Tuy nhiên , để đảm bảo sự công bằng trong áp dụng trách
nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường chúng tôi cho rằng nếu người gây thiệt hại
chứng minh được mức độ mà mình gây thiệt hại đối với môi trường là không đáng kể thì
họ chỉ phải bồi thường thiệt hại theo phần tương ứng với mức độ gây hại đó . Nghĩa vụ
chứng minh thuộc về đối tượng gây thiệt hại sẽ giúp các tổ chức , cá nhân nâng cao hơn
trách nhiệm bảo vệ môi trường cũng như nâng cao năng lực tự bảo vệ mình trong lĩnh
vực này .
Thứ sáu , thời hạn áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môi
trường cũng là vấn đề còn nhiều tranh cãi . Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và
kịp thời đã trở thành nguyên tắc luật định , song trong lĩnh vực môi trường , do giá trị
của các thiệt hại về môi trường thường rất lớn và khó xác định nên trong tuyệt đối đại đa
số trường hợp việc áp dụng trách nhiệm bồi thường toàn bộ và kịp thời các thiệt hại là
điều khó có thể thực hiện được . Bên cạnh đó cũng cần cân nhắc đến các quy định về
thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại . Theo luật dân sự thì thời hạn này là hai
năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân , pháp nhân , chủ thể khác bị xâm
phạm . Song cũng cần tính đến trong lĩnh vực môi trường , ngày quyền và lợi ích hợp
pháp bị xâm hại không hoàn toàn khít với ngày phát sinh thiệt hại trên thực tế . Nên
chăng pháp luật môi trường cần hướng tới việc quy định thời hiệu khởi kiện gắn với
ngày mà thiệt hại thực tế xảy ra và cần có khoảng thời gian dài hơn 2 năm .
Thứ bảy , khi áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường , Việt Nam
không thể không xem xét đến các cam kết quốc tế về vấn đề này . Ngày 17/06/2004
Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại do ô nhiễm dầu 1992 có hiệu
lực tahi Việt Nam . Đây sẽ là căn cứ pháp lý quan trọng để phía Việt Nam yêu cầu các
đối tượng gây ô nhiễm môi trường từ sự cố tràn dầu phải bồi thường thiệt hại về môi
trường một cách thỏa đán

h


in

̣c k

ho

́H



́


13


Đại học Kinh tế Huế

1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Một số sự cố môi trường ảnh hưởng đến du lịch biển trên thế giới
Khi các nước ngày càng phát triển, trình độ khoa học công nghệ ngày càng
được nâng cao thì cũng là lúc vấn đề môi trường rung lên một hồi báo động. Những sự
cố môi trường ảnh hưởng đến du lịch biển đã không còn là chủ đề xa lạ đối với mỗi
chúng ta. Và những hiện tượng như Thủy triều đỏ do tảo nở hoa, hiện tượng thời tiết
như El Nino, bão và hóa chất độc hại đều là những thủ phạm đứng sau nhiều đợt cá
chết hàng loạt trên thế giới.

ại

Đ


Theo báo Vnexpress, Phương Hoa (2016) tin rằng vào tháng 8/2014 đã có
khoảng 4.000 tấn cá mòi chết và thối rữa dạt vào lòng sông Queule, Chile. Ở nhiều nơi
xác cá chất cao tới một mét với nguyên nhân là do hiện tượng thủy triều đỏ do loài
sinh vật tên Karenia brevis gây ra ở Florida, Mỹ. Đợt thủy triều đỏ diễn ra trên khu
vực dài 145km, rộng 96km. Được biết, Thủy triều đỏ hay còn gọi là tảo nở hoa là một
hiện tượng do có quá nhiều tảo sinh sản với số lượng nhanh trong nước. Tảo ở cửa
sông, biển hoặc nước ngọt tích tụ thường khiến mặt nước đục hoặc chuyển màu tím,
hồng, xanh, đỏ hoặc nâu.

ho

̣c k

Cái chết của 829 con lợn biển ở Florida vào năm 2013 được ghi nhận là do thủy
triều đỏ gây ra. Những con lợn này chết sau khi ăn cỏ biển nhiễm độc tố từ tảo.

in

Tháng 8/2013 Cá mòi dầu chết hàng loạt ở vịnh Greenwich, Rhode Island, Mỹ
với nguyên nhân do tảo bùng nổ, làm cạn khí oxy trong nước.

h

Tháng 23/4 ở khu vực sông Magdalena, Columbia có hơn 70.000 tấn cá chết
với nguyên nhân là do mức oxy hạ xuống thấp sau bão lớn gây thiếu dưỡng khí cho cá.
Trước đó, vào tháng trước cũng đã xảy ra hiện tượng cá chết làm tắc những đường dẫn
nước trên phạm vi hàng chục km ở Floria, Mỹ. Hàng trăm nghìn con cá chết phủ kín
bãi biển và các phụ lưu cũng như cửa sống thuộc hệ sinh thái Phá sông Indian của
bang. Nguyên nhân do những cơn mưa nặng hạt thường xuyên trút xuống khu vực do

hiện tượng El Nino cuốn trôi phân bón và chất gây ô nhiễm xuống nước khiến cá chết.
Ngoài ra cũng do nhiệt độ mùa đông ấm hơn bình thường góp phần thúc đẩy quá trình
tảo độc phát triển, dẫn đến thủy triều nâu, làm giảm lượng oxy trong nước. Và cũng
trong khoảng thời gian đó, tại Campuchia có 65 tấn cá chết trong hồ bảo tồn Tonle
Chhmar nằm ở rìa Biển Hồ với nguyên nhân là do hiện tượng El Nino gây nắng nóng
kéo dài.

́H



́


Tháng 1/2013 công ty khai thác mỏ Duyên Hà ở Hà Trì thải ra chất độc gây cho
sông Long Giang ở Quảng Tây, Trung Quốc bị nhiễm độc. Ước tính có hơn 40 tấn cá
chết từ ngày 15/1- 2/2 trong phạm vi thành phố. Lượng cadmium thải ra sông được
ước tính gấp 80 lần mức cho phép. Vụ nhiễm độc kéo dài hơn 100km dọc theo sông
Long Giang và mất hai tuần để chính quyền xử lý.

14


Đại học Kinh tế Huế

Ngoài những hiện tượng thủy triều đỏ hay El Nino đã nêu trên thì còn do một
số tác động xấu từ con người gây ra cũng làm cho môi trường ngày càng bị suy thoái
và ô nhiễm trầm trọng.

ại


Đ

Hàng ngày có hàng tấn rác thải chưa được xử lý đổ ra biển, người dân sống ven
biển cũng lấy bờ biển làm nơi đổ rác. Hành động thiếu ý thức của người dân đã góp
phần làm môi trường biển bị ô nhiễm hơn. Bên cạnh đó, các nhà máy, xí nghiệp cũng
xả nước thải cùng với những hóa chất độc hại ra biển không những làm cho biển ô
nhiễm mà còn có tác hại xấu đến sức khỏe con người và mọi loài sinh vật sống ở đây.
Cũng như vì lợi ích kinh tế đi kèm với việc dầu bị khai thác quá mức và trong quá
trình vận chuyển trên biển đã làm cho một lượng dầu lớn bị rò rỉ ra biển gây ô nhiễm
biển, các loài cá cũng từ đó mà chết do không có đủ oxy để sống, gây thiệt hại rất lớn
cho môi trường biển và những vùng nuôi trồng hải sản. Và cũng vì một số người dân
còn thiếu ý thức đánh bắt cá bằng bom mìn gây ra rất nhiều chất hóa học có hại đã
phần nào gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường, hủy hoại môi trường biển.
1.2.2. Kinh nghiệm về giải quyết các vấn đề sau sự cố môi trường do
Formosa gây ra

ho

in

̣c k

Vào năm 2009, Công ty Formosa của Đài Loan bị Tổ chức Bảo vệ Môi trường
Đức (Ethecol) trao cho giải “Hành tinh đen” vì hành động thải chất độc hại ra môi
trường của tập đoàn này tại nhiều nơi trên thế giới tàn phá môi trường. Cụ thể ở Mỹ,
Campuchia và Đài Loan.

h


Theo báo Thanh niên, Phúc Duy (2016) cho biết ở Mỹ, tại bang Texas và
Louisiana, các nhà máy của Formosa bị phát hiện chôn chất thải độc hại xuống lòng
đất, gây ô nhiễm nước ngầm và thậm chí thải những chất độc hại xuống sông
Mississippi. Cụ thể vào năm 2000, Formosa chỉ phải đóng phạt 150.000 USD vì vượt
mức ô nhiễm không khí cho phép tại Texas. Đến tháng 1-2009, các nhà khoa học tại
Texas, Mỹ đã tiến hành và đo được một lượng lớn chất độc trong đất và không khí ở
xung quanh nhà máy của Formosa. Bên cạnh đó, những nông dân trong vùng gần nhà
máy của Formosa tại Texas nhận thấy rõ được những thay đổi trong môi trường và thú
nuôi, ví dụ như bò giảm cân, số lượng bò con dị dạng tăng cao, tỉ lệ thụ thai của gia
súc giảm...và báo cáo với chính quyền bang. Ngoài ra, những công nhân
Mỹ của Formosa đã cùng viết một lá thư tố tập đoàn này đã gây ra cho họ nhiều căn
bệnh trong quá trình làm việc. Sau đó, chính phủ Mỹ đã nhiều lần phạt Formosa, với
mức độ nặng nhẹ khác nhau. Ngày 30- 9-2009, Formosa bị EPA (Cơ quan Bảo vệ Môi
trường Hoa kỳ) “phạt dân sự” số tiền là 2,8 triệu Mỹ kim, đồng thời bị buộc phải bỏ ra
10 triệu Mỹ kim để khắc phục các vấn đề gây ô nhiễm môi trường tại các bang Texas
và Louisiana và cũng đã trở thành ví dụ minh họa trong bộ sách giáo khoa Luật Môi
trường của Barry Hill tại Hoa Kỳ.

́H



́


Ở Campuchia. Năm 1998, tập đoàn Formosa đã đưa khoảng 5000 tấn chất thải,
bao gồm khoảng 3000 tấn nhiễm thủy ngân tới thị trấn Sihanoukville nơi từng là 1
15



Đại học Kinh tế Huế

Đ

trong những khu nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng ở Campuchia. Chất thải này được trộn
với xi măng, sau đó chuyển qua nhân viên hải quan dán nhãn là “khối bê tông” và
không hề đề cập đến thủy ngân. Khối chất thải được đổ trên một khu đất trống gần
cảng biển Sihanoukville của Campuchia để tiết kiệm chi phí trong khi khu đất đó cách
1 km là 1 khu dân cư có gần 3000 người sinh sống. Chỉ vì khối chất thải này đã khiến
nước biển, đất tại đây bị nhiễm độc và nhiều người dân sống gần cảng bắt đầu bị bệnh.
Sau đó có 5 người tử vong. Gần 1000 người dân Sihanoukville rời nhà, tham gia biểu
tình phản đối Formosa ở thủ đô Phnom Penh. Sau đó chính phủ Campuchia đã vào
cuộc để điều tra và xử phạt. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng buộc tội
Formosa mua chuộc các nhà chức trách địa phương bằng số tiền “bôi trơn” 3 triệu
USD. Trước sức ép từ người dân và các quan chức Campuchia, hai tuần sau khi vụ
việc bị phanh phui, Formosa đã phải lên tiếng xin lỗi vì đã “gây mất trật tự” cho người
dân Campuchia, đồng thời tiến hành bồi thường và vận chuyển số rác thải này quay trở
về Đài Loan.

ại

Ở Đài Loan, mặc dù Formosa đã có đóng góp lớn trong việc phát triển về kinh
tế cũng như công nghiệp hóa nhưng cũng nằm trong danh sách top 10 công ty gây ô
nhiễm môi trường nhất ở Đài Loan. Năm 2010, hơn 300 người dân ở Nhân Vũ (thành
phố Cao Hùng, Đài Loan) đã biểu tình bên ngoài nhà máy của Formosa về việc nhà
máy này gây ô nhiễm nguồn nước ngầm của họ và yêu cầu Formosa dừng các hoạt
động của nhà máy ở Nhân Vũ, cung cấp cho họ sự thật về mức độ ô nhiễm và ảnh
hưởng của nó tới sức khỏe con người. Và cơ quan bảo vệ môi trường Đài Loan đã ra
quyết định xử phạt Formosa 4,7 triệu USD vì nhà máy của tập đoàn này ở huyện Cao
Hùng gây ô nhiễm nghiêm trọng đất và nước ngầm. Cũng trong năm 2015, người dân

ở xã Đài Tây, huyện Vân Lâm (phía tây Đài Loan) đã kiện Formosa, yêu cầu đền bù
70 triệu Tân Đài Tệ (khoảng 2,16 triệu USD) với cáo buộc khu phức hợp sản xuất hóa
dầu của tập đoàn này tại xã Mạch Liêu gây ra các mối đe dọa đối với sức khỏe. Có 74
người dân bị ung thư đã tìm tới một nhóm chuyên gia pháp lý dẫn đầu là luật sư
Thomas Chan đại diện cho họ đi đòi công lý. Theo Liên minh bảo vệ môi trường
huyện Chương Hóa cho biết, mối đe dọa sức khỏe do nhà máy hóa dầu của Formosa
không chỉ giới hạn ở Vân Lâm. Cư dân tại xã Đại Thành thuộc huyện này cũng đang
có hàm lượng kim loại nặng cao có thể dẫn tới ung thư trong nước tiểu.

h

in

̣c k

ho

́H



́


1.3. Các chỉ tiêu đánh giá sự ảnh hưởng của sự cố môi trường
- Chỉ tiêu đánh giá đối với người dân: Thu nhập, nghề nghiệp
- Chỉ tiêu đánh giá đối với hộ kinh doanh: Chuyển đồi cơ cấu ngành nghề, ảnh
hưởng trước sự cố và sau sự cố đối với thu nhập
- Chỉ tiêu đánh giá đối với cơ sở lưu trú: Số lượng khách, thu nhập, số tháng, số
ngày, số giờ làm việc.


16


Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
BIỂN ĐỐI VỚI DU LỊCH BIỂN THUẬN AN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1. Khái quát chung về du lịch biển Thuận An tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1.Vị trí địa lý
Thuận An là thị trấn nằm về phía Tây Bắc của huyện Phú Vang, tỉnh Thừa
Thiên Huế. Thị trấn cách trung tâm huyện Phú Vang ( thị trấn Phú Đa ) khoảng 25
km, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 12 km về phía Đông Bắc. Có tọa độ địa lý
từ 16,52240 – 16,57420 vĩ độ Bắc; 107,62030 – 107,67400 kinh độ Đông. Với vị trí
như sau:
+ Phía Đông giáp xã Phú Thuận và biển Đông.
+ Phía Tây giáp xã Phú Thanh và thị xã Hương Trà.

Đ

+ Phía Nam giáp xã Phú An.

ại

+ Phía Bắc giáp thị xã Hương Trà và biển Đông.

ho

2.1.1.2.Khí hậu


h

in

̣c k

Thị trấn Thuân An có đặc điểm khí hậu chung với khí hậu của huyện Phú Vang
làkhí hậu nhiệt đới gió mùa nóng, ẩm của vùng ven biển, có hai mùa mưa, nắng rõ
rệt: Mùa mưa từ tháng 8 năm trước đến tháng giêng năm sau, lượng mưa hàng năm
khá lớn, trung bình khoảng 3.000mm. Mưa phân bố không đều trong năm, tập trung
chủ yếu vào các tháng 9,10,11 và 12 chiếm 75-80% lượng mưa cả năm, gây úng lụt
ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng, khai thác thủy sản, cũng như đời
sống của nhân dân.

́H



́


Mùa nắng gió Tây-Nam khô nóng oi bức, bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8, lượng
bốc hơi cao nhất là từ tháng 2 đến tháng 4 (lúc nước thủy triều thấp) làm độ mặn trong
các ao hồ nuôi thủy sản tăng, gây trở ngại cho ngành nuôi trồng thủy sản.
Thủy triều có hai chế độ, từ bán nhật triều đều đến bán nhật triều không đều,
biên độ thủy triều dưới 0,5-2 m. Tại Thuận An, độ cao thủy triều trung bình khoảng
0,4-0,5m. Vùng Bắc Thuận An có độ cao thủy triều trung bình 0,6-1,2m. Độ cao triều
trong đầm phá thường nhỏ hơn ở vùng biển. Nhìn chung chế độ thủy triều vùng ven
biển, đầm phá của Phú Vang thuận lợi cho nghề nuôi trồng thủy hải sản.

2.1.1.3.Đặc điểm địa hình
- Dưới tác động của các quá trình hình thành địa hình nội sinh và ngoại sinh đối
lập nhau, địa hình Thừa Thiên Huế bị biến đổi không ngừng trong lịch sử tồn tại và
phát triển kéo dài hàng trăm triệu năm, đặc biệt là trong giai đoạn tân kiến tạo cho đến
hiện tại. Địa hình tại đây được chia làm 4 loại:

17


×