Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

XÂY DỰNG BIỂU SINH KHỐI VÀ BIỂU DỰ TRỮ CÁC BON CỦA RỪNG TRÀM (Melaleuca cajuputi) Ở KHU VỰC AN MINH – AN BIÊN TỈNH KIÊN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.24 KB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG BIỂU SINH KHỐI VÀ BIỂU DỰ TRỮ CÁC BON
CỦA RỪNG TRÀM (Melaleuca cajuputi) Ở KHU VỰC
AN MINH – AN BIÊN TỈNH KIÊN GIANG

Họ và tên sinh viên :NGUYỄN THỊ HOÀI OANH
Ngành
:LÂM NGHIỆP
Khóa
:2006 - 2010

Tháng 07/2010


XÂY DỰNG BIỂU SINH KHỐI VÀ BIỂU DỰ TRỮ CÁC BON
CỦA RỪNG TRÀM (Melaleuca cajuputi) Ở KHU VỰC
AN MINH – AN BIÊN TỈNH KIÊN GIANG

Tác giả

NGUYỄN THỊ HOÀI OANH

Khóa luận tốt nghiệp cuối khóa để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành Lâm nghiệp

Giáo viên hướng dẫn:
PGS.TS. NGUYỄN VĂN THÊM


Tháng 07 năm 2010

i


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên tác giả xin phép gửi đến cha mẹ – người đã sinh thành, nuôi dưỡng
và dạy bảo em từ khi được sinh ra cho đến ngày trưởng thành như bây giờ lời cảm ơn
từ tận đáy lòng mình. Để có được ngày hôm nay,em biết cha mẹ đã hi sinh rất nhiều
cho mình, điều đó khiến em tự hào, và không quên cố gắng hơn nữa trong cuộc sống
sau này.
Từ khi nhận được giấy báo trúng tuyển đại học đến lúc bước chân vào giảng
đường và đến ngày làm khóa luận tốt nghiệp để chuẩn bị ra trường, em đã nhận được
sự giúp đỡ tận tình của các giảng viên trong trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, và
đặc biệt là các thầy cô trong khoa Lâm Nghiệp. Em xin được cất lên tiếng cảm ơn.
Trải qua những ngày thực hiện khóa luận, bản thân em chưa thể định hướng
đúng đắn cho từng chương, từng phần của bài nếu như không có sự chỉ bảo của thầy
Nguyễn Văn Thêm. Thầy đã nhắc nhở, hướng dẫn em rất nhiều từ khi luận văn này chỉ
mới là ý tưởng cho đến khi nó hoàn chỉnh như hôm nay.Em xin được cảm ơn thầy với
tất cả sự chân thành và sâu sắc.
Bên cạnh đó, người làm đề tài này cũng mong muốn bày tỏ lời cảm ơn đến Ban
lãnh đạo Ban quản lý rừng An Biên – An Minh tỉnh Kiên Giang đã tận tình giúp đỡ em
trong quá trình tìm hiểu cũng như việc thu thập những số liệu cần thiết.
Em cũng cảm ơn những thành viên trong lớp DH06LN đã động viên, khích lệ
em trong suốt 4 năm học cũng như trong thời gian hoàn thành khóa luận.
Và sau cùng em xin gửi lời cảm ơn đến các tác giả các tác phẩm, các tư liệu đã
được sử dụng trong khóa luận này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20/07/2010
Nguyễn Thị Hoài Oanh


ii


MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA ...................................................................................................................i
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
TÓM TẮT........................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... iix
Chương 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................2
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU....................................................................................2
1.4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................................3
Chương 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU.............................4
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ......................................................................................4
2.1.1. Vị trí địa lý .....................................................................................................4
2.1.2. Địa hình và đất đai .........................................................................................4
2.1.3. Khí hậu ...........................................................................................................5
2.1.4. Thủy văn.........................................................................................................5
2.2. ĐIỀU KIỆN DÂN SINH, KINH TẾ, XÃ HỘI ....................................................6
2.2.1. Tình hình dân sinh..........................................................................................6
2.2.2. Tình hình kinh tế ............................................................................................6
2.2.3. Tình hình xã hội .............................................................................................7
2.3. NHẬN XÉT CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI......................7
Chương 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......8
3.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU .............................8

3.2.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................................8
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................8
3.3.1. Phương pháp nghiên cứu sinh khối rừng Tràm..............................................8
iii


3.3.2. Phương pháp xác định dự trữ các bon của rừng Tràm .................................13
3.3.3. Thu thập những dữ liệu khác .......................................................................13
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.......................................14
4.1. QUAN HỆ GIỮA CÁC BỘ PHẬN SINH KHỐI CỦA CÂY TRÀM...............14
4.1.1. Ma trận tương quan giữa các bộ phận sinh khối của cây Tràm ...................14
4.1.2. Quan hệ giữa các bộ phận sinh khối của cây Tràm .....................................17
4.1.3 Nhận xét chung về quan hệ giữa các bộ phận sinh khối của cây Tràm ........24
4.2. XÂY DỰNG BIỂU SINH KHỐI RỪNG TRÀM ..............................................24
4.3. XÂY DỰNG BIỂU DỰ TRỮ CÁC BON RỪNG TRÀM ................................35
4.4. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ...........................................................................................37
4.4.1. Xác định nhanh sinh khối rừng Tràm ở ngoài rừng .....................................37
4.4.2. Xác định nhanh dự trữ các bon của rừng Tràm ...........................................40
4.4.3. Biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng Tràm ..................................40
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................41
5.1. KẾT LUẬN.........................................................................................................41
5.2. KIẾN NGHỊ ........................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
PHỤ LỤC

iv


TÓM TẮT


Đề tài “ Xây dựng biểu sinh khối và biểu dự trữ các bon của rừng Tràm
(Melaleuca cajuputi) ở khu vực An Minh – An Biên tỉnh Kiên Giang” được tiến hành
tại Ban quản lý rừng An Biên – An Minh tỉnh Kiên Giang từ tháng 03/2010 đến tháng
06/2010.
Mục tiêu của đề tài là xây dựng những mô hình thống kê để biểu diễn quan hệ
giữa sinh khối (tươi và khô) của các bộ phận trên mặt đất của cây Tràm (thân, cành, lá)
với đường kính thân cây cả vỏ ở vị trí 1,3 m nhằm làm cơ sở xác định nhanh sinh khối
rừng Tràm ở ngoài rừng, rồi từ đó lập biểu tra sinh khối (tươi và khô) và biểu dự trữ
Các bon từ các thành phần sinh khối khô trên mặt đất của cây Tràm tùy thuộc vào
đường kính thân cây.
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
(1)

Giữa tổng sinh khối tươi của cây Tràm với đường kính thân cây cả vỏ tồn tại

mối quan hệ chặt chẽ theo dạng phương trình:
TSKt = 0.248211*D^2.40168
hay ln(TSKt) = -1.39347 + 2.40168*ln(D)
(2)

Giữa sinh khối thân tươi của cây Tràm với đường kính thân cây cả vỏ tồn tại

mối quan hệ chặt chẽ theo dạng phương trình:
SKTt = 0.180459*D^2.42313
hay ln(SKTt) = -1.71225 + 2.42313*ln(D)
(3)

Giữa sinh khối cành tươi của cây Tràm với đường kính thân cây cả vỏ tồn tại

mối quan hệ chặt chẽ theo dạng phương trình:

SKCt = 0.0298644*D^2.49475
hay ln(SKCt) = -3.51109 + 2.49475*ln(D)
(4)

Giữa sinh khối lá tươi của cây Tràm với đường kính thân cây cả vỏ tồn tại mối

quan hệ chặt chẽ theo dạng phương trình:
SKLt= 0.0370158*D^2.07784
hay ln(SKLt) = -3.29641 + 2.07784*ln(D)

v


(5)

Giữa tổng sinh khối khô của cây Tràm với đường kính thân cây cả vỏ tồn tại

mối quan hệ chặt chẽ theo dạng phương trình:
TSKk = 0.0994025*D^2.50355
hay ln(TSKk) = -2.30858 + 2.50355*ln(D)
(6)

Giữa sinh khối thân khô của cây Tràm với đường kính thân cây cả vỏ tồn tại

mối quan hệ chặt chẽ theo dạng phương trình:
SKTk = 0.0721876*D^2.53329
hay ln(SKTk) = -2.62849 + 2.53329*ln(D)
(7)

Giữa sinh khối cành khô của cây Tràm với đường kính thân cây cả vỏ tồn tại


mối quan hệ chặt chẽ theo dạng phương trình:
SKCk = (-0.202828 + 0.225601*D)^2
(8)

Giữa sinh khối lá khô của cây Tràm với đường kính thân cây cả vỏ tồn tại mối

quan hệ chặt chẽ theo dạng phương trình:
SKLk = 0.0148471*D^2.12462
hay ln(SKLk) = -4.20995 + 2.12462*ln(D)
(9)

Giữa tổng sinh khối tươi với tổng sinh khối khô của cây Tràm tồn tại mối quan

hệ chặt chẽ theo dạng phương trình:
TSKk = 0.42449*TSKt^1.04299
hay ln(TSKk) = -0.856867 + 1.04299*ln(TSKt)
(10) Tổng lượng các bon dự trữ ở các bộ phận cây tràm có thể xác định từ công thức:
Ctổng = TSKk*0.5 = [0.0994025*D^2.50355]*0.5
(11) Tổng lượng các bon dự trữ ở thân cây Tràm có thể xác định từ công thức:
Cthân = SKTk*0.5 = [0.0721876*D^2.53329]*0.5
(12) Tổng lượng các bon dự trữ ở cành cây tràm có thể xác định từ công thức:
Ccành = SKCk*0.5 = [(-0.202828 + 0.225601*D)^2 ]*0.5
(13) Tổng lượng các bon dự trữ ở lá cây tràm có thể xác định từ công thức :
Clá = SKLk*0.5 = [0.0148471*D^2.12462]*0.5

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


D1.3, cm

Đường kính thân cây ngang ngực

H, m

Chiều cao thân cây

N, cây/ha
3

Mật độ rừng

M, m /ha

Trữ lượng rừng

OTC, m2

Ô tiêu chuẩn hay ô mẫu

TSKt

Tổng sinh khối tươi

TSKk

Tổng sinh khối khô


SKTt

Sinh khối thân tươi

SKTk

Sinh khối thân khô

SKCt

Sinh khối cành tươi

SKCk

Sinh khối cành khô

SKLt

Sinh khối lá tươi

SKLk

Sinh khối lá khô

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1. Quan hệ giữa tổng sinh khối tươi (kg/cây) của cây Tràm với D1.3 (cm).

Hình 4.2. Quan hệ giữa sinh khối thân tươi (kg/cây) của cây Tràm với D1.3 (cm).
Hình 4.3. Quan hệ giữa sinh khối cành tươi(kg/cây) của cây Tràm với D1.3 (cm).
Hình 4.4. Quan hệ giữa sinh khối lá tươi(kg/cây) của cây Tràm với D1.3 (cm).
Hình 4.5. Quan hệ giữa tổng sinh khối khô (kg/cây) của cây Tràm với D1.3 (cm).
Hình 4.6. Quan hệ giữa sinh khối thân khô (kg/cây) của cây Tràm với D1.3 (cm).
Hình 4.7. Quan hệ giữa sinh khối cành khô (kg/cây) của cây Tràm với D1.3 (cm)
Hình 4.8. Quan hệ giữa sinh khối lá khô (kg/cây) của cây Tràm với D1.3 (cm).
Hình 4.9. Quan hệ giữa tổng sinh khối khô (kg/cây) với tổng sinh khối tươi (kg/cây)
của cây Tràm
Hình 4.10. Sự biến đổi của sinh khối cây Tràm theo cấp D
Hình 4.11. Dự trữ Các bon theo các bộ phận cây Tràm theo cấp D

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1. Ma trận tương quan giữa các bộ phận sinh khối tươi với D1.3 (cm) của cây
Tràm từ 2 – 10 tuổi.
Bảng 4.2. Ma trận tương quan giữa các bộ phận sinh khối khô với D1.3 (cm) của cây
Tràm từ 2 – 10 tuổi.
Bảng 4.3. Ma trận tương quan giữa các bộ phận sinh khối tươi và sinh khối khô của
cây Tràm từ 2 – 10 tuổi.
Bảng 4.4. Quan hệ giữa sinh khối cây Tràm với D1.3 cả vỏ.
4.4a. Quan hệ giữa sinh khối tươi với D1.3.
4.4b. Quan hệ giữa sinh khối khô với D1.3.
4.4c. Quan hệ giữa tổng sinh khối khô với tổng sinh khối tươi.
Bảng 4.5. Dự đoán tổng sinh khối cây Tràm tươi theo D1.3 (cm).
Bảng 4.6. Dự đoán sinh khối thân cây Tràm tươi theo D1.3 (cm).
Bảng 4.7. Dự đoán sinh khối cành cây Tràm tươi theo D1.3 (cm).

Bảng 4.8. Dự đoán sinh khối lá cây Tràm tươi theo D1.3 (cm).
Bảng 4.9. Dự đoán tổng sinh khối cây Tràm khô theo D1.3 (cm).
Bảng 4.10. Dự đoán sinh khối thân cây Tràm khô theo D1.3 (cm).
Bảng 4.11. Dự đoán sinh khối cành cây Tràm khô theo D1.3 (cm).
Bảng 4.12. Dự đoán sinh khối lá cây Tràm khô theo D1.3 (cm).
Bảng 4.13. Biểu sinh khối cây Tràm ở khu vực An Biên – An Minh
tỉnh Kiên Giang.
Bảng 4.14. Biểu dự trữ Các bon của cây Tràm ở khu vực An Minh – An Biên
Tỉnh Kiên Giang.

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ lâu rừng Tràm được bán như hàng hóa. Tràm thường được dùng làm cừ,
nước hoa, củi đốt và nhiều sản phẩm khác, nên Tràm là nguồn thu nhập có giá trị cho
nông dân trên đất chua. Trên hết, cây Tràm với đặc tính chịu nước và khó mục được
dùng làm cừ trong công nghệ dân dụng ở phía Nam Việt Nam. Chính phủ khuyến
khích nông dân ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trồng Tràm vì năng suất lúa
thấp.
Nhu cầu sử dụng hợp lý tài nguyên rừng không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu
và sử dụng thân cây, mà nó còn đòi hỏi phải sử dụng đầy đủ sinh khối của cây rừng,
nghĩa là mỗi bộ phận của cây gỗ đểu có mục đích sử dụng riêng. Việc mở rộng quy mô
sử dụng gỗ cũng đòi hỏi phải hoàn thiện các phương pháp tính sinh khối các bộ phận
của cây rừng. Nếu phương pháp điều tra gỗ thân cây đã được nhiều nhà lâm học
nghiên cứu và trình bày một cách chi tiết, thì phương pháp điều tra các thành phần sinh
khối cành, lá, hoa, quả và hệ rễ còn chưa được chú trọng.
Trên thế giới đã có rất nhiều tác giả xây dựng phương pháp nghiên cứu sinh

khối của rừng (A.A. Molchanov, 1971; B. B. Xmirnov, 1971; A. I. Utkin, 1975; et
al.,)[Dẫn theo Yxpenxkii B.B, 1983][21]. Mặc dù vậy, theo N. P. Anuchin (1978),
phương pháp nghiên cứu sinh khối cây rừng vẫn còn là một trong những nhiệm vụ mới
của điều tra rừng. I. X. Melekhov (1978) đã đưa ra khái niệm “năng suất tổng hợp của
rừng” - đó là năng suất toàn bộ các thành phần của rừng, kể cả những bộ phận rất khó
xác định như hàm lượng O2 thải ra không khí và ý nghĩa sinh thái của rừng. Nhiều nhà
lâm học cũng nhấn mạnh cần phải xây dựng biểu sinh khối (tươi và khô) của cây cá
thể và toàn bộ quần thụ tùy theo tuổi và lập địa [3, 10, 20, 21].
Vì rừng có khả năng làm cân bằng một số chất khí trong không khí như CO và
2

O , và có ý nghĩa trong cam kết ngăn ngừa sự nóng lên của trái đất, do đó việc bảo vệ
2

1


và phát triển rừng là biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ và chống ô nhiễm không khí
trong thời điểm môi trường toàn cầu đang có những biến đổi theo chiều hướng xấu
như : sinh thái đang bị thoái hóa, tài nguyên sinh vật ngày càng cạn kiệt, tài nguyên đất
suy giảm, khí hậu thay đổi gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng…
Mặt khác, hoạt động kinh doanh rừng ngày nay cũng đang hướng vào tính giá
trị sinh thái của rừng. Tuy nhiên, vấn đề này chỉ có thể được giải quyết trên cơ sở có
những hiểu biết tốt về khả năng cố định CO và giải phóng O của rừng trong quá trình
2

2

quang hợp và hô hấp.
Những nghiên cứu về rừng Tràm ở khu vực An Minh – An Biên tỉnh Kiên

Giang phần lớn tập trung vào thống kê tài nguyên hay đánh giá kết quả trồng rừng.
Với mong muốn góp phần tìm kiếm phương pháp xây dựng biểu sinh khối và biểu dự
trữ các bon dựa trên những chỉ tiêu dễ đo đạc trên thân cây, vì hiện nay các công trình
nghiên cứu liên quan đến vấn đề này còn ít được quan tâm, vì thế đề tài “Xây dựng
biểu sinh khối và biểu dự trữ các bon của rừng Tràm (Melaleuca cajuputi) ở khu vực
An Minh – An Biên tỉnh Kiên Giang” đã được đặt ra.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài bao gồm:
(1) Xây dựng những mô hình thống kê để biểu diễn quan hệ giữa sinh khối (tươi và
khô) của các bộ phận trên mặt đất của cây Tràm (thân, cành, lá) với đường kính
thân cây cả vỏ ở vị trí 1,3 m và chiều cao toàn thân cây nhằm làm cơ sở xác định
nhanh sinh khối rừng Tràm ở ngoài rừng.
(2) Lập biểu tra sinh khối (tươi và khô) của các thành phần trên mặt đất của cây Tràm
tùy thuộc vào đường kính thân cây.
(3) Lập biểu dự trữ Các bon từ các thành phần sinh khối khô trên mặt đất của cây
Tràm tùy thuộc vào đường kính thân cây.
Từ các kết quả nghiên cứu đi đến đề xuất phương pháp tính nhanh sinh khối ở
ngoài thực địa và trữ lượng Các bon từ các thành phần sinh khối khô trên mặt đất của
rừng Tràm.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là sinh khối tươi và sinh khối khô của những bộ
phận trên mặt đất của cây Tràm trong giai đoạn từ 2-10 tuổi, tương ứng với đường
2


kính trung bình từ 2-11 cm.. Khu vực nghiên cứu chỉ giới hạn ở khu vực An Minh –
An Biên tỉnh Kiên Giang.
Nội dung nghiên cứu chỉ tập trung vào những vấn đề có liên quan đến sinh khối
(tươi, khô) của những bộ phận trên mặt đất của cây Tràm trong giai đoạn từ 2-10 tuổi.
1.4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

(1) Về lý luận, đề tài góp phần tìm kiếm phương pháp tính toán nhanh sinh khối
ngoài thực địa và trữ lượng các bon của cây Tràm tùy theo cấp đường kính.
(2) Về thực tiễn,. kết quả của đề tài giúp cho các cơ sở lâm nghiệp chủ động dự
đoán sinh khối thân cây (tươi và khô) một cách nhanh chóng. Đồng thời, tính toán khả
năng dự trữ các bon trong các bộ phận cây Tràm và thải CO của rừng Tràm vào không
2

khí để thu được lợi nhuận thông qua hoạt động kinh doanh rừng (hướng vào tính giá trị
sinh thái).

3


Chương 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.1.1. Vị trí địa lý
Khu vực nghiên cứu nằm tại tiểu khu I, phân bố tại xã Đông Hưng B và xã Vân
Khánh, nằm trong tọa độ từ 9028’ đến 10002’ độ vĩ bắc và 104051’ đến 105006’ độ
kinh đông.
2.1.2. Địa hình và đất đai
Rừng phòng hộ ven biển chạy dài từ vàm Xẻo Rô huyện An Biên đến Rạch
Tiểu Thừa huyện An Minh, giáp tỉnh Cà Mau và một phần rừng tràm phân bố tại ba xã
thuộc huyện An Minh là xã Vân Khánh Tây, Vân Khánh và Đông Hưng B. Địa hình
phân chia thành hai vùng rõ rệt:
+ Vùng rừng phòng hộ ven biển: khu vực rừng phòng hộ ven biển có chiều dài
khoảng 58 km, theo hướng từ Bắc xuống Nam, trong đó đoạn chạy qua huyện An Biên
dài khoảng 21 km và đoạn chạy qua huyện An Minh đến giáp tỉnh Cà Mau dài khoảng
37 km. Vùng này có địa hình thấp, dốc thoải dần từ Đông sang Tây, ngặp nước mặn
theo thủy chiều. Đây là khu vực được phù sa sông Cửu Long bồi đắp hàng năm nên có

bãi bồi rất rộng, nơi rộng nhất lên đến 600 m (tính từ mép thủy triều xuống). Đây là
dạng đất bồi, bùn lẫn nhiều xác thực vật phân hủy, bị nhiễm mặn hoàn toàn và có độ
ngặp nước theo thủy triều.
+ Vùng rừng Tràm sản xuất: là khu vực rừng tràm phân bố ở 3 xã Vân Khánh
Tây, Vân Khánh và Đông Hưng B thuộc huyện An Minh. Địa hình tương đối bằng
phẳng, thấp dần về phía Tây Bắc, độ chênh cao so với mặt biển 0.5 – 0.7m.
Do ảnh hưởng của thủy triều nên đất đai bị phèn hóa mạnh, chủ yếu là đất phèn
tiềm tàng sâu (SP2) chiếm phần lớn diện tích đất tràm, diện tích đất còn lại chủ yếu là
đất phèn hoạt động nông (SJ1). Ngoại trừ một số ít đất than bùn, đất phèn có thành
phần cơ giới thịt nặng, chứa nhiều phèn nhôm Al(OH)3 và phèn sắt Fe(SO4)2.
4


2.1.3. Khí hậu
Khí hậu điển hình là nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5
đến tháng 11 (tập trung nhiều nhất vào tháng 7, 8 và 9, trung bình từ 120 đến 160
ngày/năm). Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Chế độ gió trong vùng chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính: gió Tây Nam
(thổi từ tháng 5 đến tháng 10) mang theo nhiều mưa và gió mùa Đông Bắc (thổi từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau) mang theo khô hạn.
Lượng bốc hơi bình quân hàng năm là 1.230 mm. Mùa khô do nắng nhiều, độ
ẩm không khí thấp nên lượng bốc hơi lên đến 140 – 160 mm/tháng. Mùa mưa lượng
bốc hơi giảm nhiều so với mùa khô, tháng 10 có lượng bốc hơi thấp nhất vào khoảng
60 – 70 mm.
Nhiệt độ bình quân năm: 27,70C
Nhiệt độ cao nhất: 32,80C
Nhiệt độ thấp nhất: 14,80C
Lượng mưa bình quân năm: 2.015 mm
Lượng mưa tối đa: 2.747 mm
Lượng mưa tối thiểu: 1.013 mm

Độ ẩm bình quân năm: 82,2%
Độ ẩm tối đa: 86%
Độ ẩm tối thiểu: 75%
2.1.4. Thủy văn
Khu vực ven biển chịu ảnh hưởng của thủy triều biển Tây. Thủy triều này phần
lớn có tính chất nhật triều thuần nhất, đôi khi là nhật triều không đều. Mỗi ngày có một
lần nước lên và một lần nước xuống. Biểu đồ nhật triều thuộc loại nhỏ, bình quân 1,3m
tại Rạch Giá. Trong kỳ triều kém có thể xuất hiện thêm con nước và thường không có
quy luật. Trong một tháng có 3 – 4 ngày xuất hiện bán nhật triều.
Ở biển Tây, mực nước đỉnh triều lớn nhất thường xuất hiện vào tháng 10, mực
nước chân triều thấp nhất thường xuất hiện vào tháng 5 – 6. Sự thay đổi mực nước
theo mùa không lớn, chỉ từ 30 – 50 cm. Do ảnh hưởng thủy triều có biên độ dao động
nhỏ nên ảnh hưởng không sâu vào các kênh rạch trong nội đồng.

5


2.2. ĐIỀU KIỆN DÂN SINH, KINH TẾ, XÃ HỘI
2.2.1. Tình hình dân sinh
Dân cư sống tập trung ở các trung tâm huyện và xã. Khu vực nông thôn dân cư
sống rải rác, phân bố trên các tuyến giao thông kênh rạch và đường lộ.
Mật độ dân số bình quân ở An Biên là 302 người/km2
Mật độ dân số bình quân ở An Minh là 181 người/km2.
Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới ở địa phương là: ở An Biên là 26,55% và ở An
Minh là 14,68%. Riêng hộ nghèo theo nghề nông nghiệp chiếm tỷ lệ trên tổng số hộ
nghèo như sau: ở An Biên là 70,6% và ở An Minh là 72,5%. Số hộ nghèo được đánh
giá là có thu nhập dưới 260.000 đ/tháng, trong đó số thu nhập dưới 150.000 đ/tháng
còn chiếm khá cao ở khu vực các huyện.
Nhìn chung, đời sống nhân dân đại đa số còn nghèo chủ yếu sống bằng nghề
nông nghiệp trồng lúa và rau màu, thu nhập bình quân năm thấp (5 – 6 triệu

đồng/hộ/năm). Dân cư lại phân bố không đồng đều nên việc đầu tư đẩy nhanh tốc độ
phát triển, nâng cao đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.
2.2.2. Tình hình kinh tế
Sản xuất của nhân dân trong vùng còn mang tính thuần nông, sản xuất lương
thực là chủ yếu, chăn nuôi kém phát triển do điều kiện chăn nuôi gặp nhiều khó khăn.
Sản xuất nhỏ tự cung tự cấp, tính chất sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp chưa hình
thành rõ nét.
Nuôi trồng thủy sản là thế mạnh thứ hai trong khu vực, tập trung chủ yếu ở khu
vực rừng phòng hộ ven biển. Nuôi trồng thủy sản những năm gần đây khá đa dạng,
bao gồm: tôm, cua, sò, hến, cá… Theo thống kê, tổng sản lượng khai thác và nuôi
trồng thủy sản năm 2005 của hai huyện Anh Biên và An Minh đạt 37.675 tấn.
Khu vực rừng tràm ngập nước chưa phát triển được nghề nuôi trồng thủy sản
mà chủ yếu là khai thác cá tự nhiên. Do vậy thu nhập không ổn định, phụ thuộc nhiều
vào yếu tố tự nhiên. Ngoài ra, nhân dân trong vùng còn trồng rau màu trên bờ đê, bờ
mương nhằm trao đổi dịch vụ hàng hóa phục vụ tại chỗ nhu cầu hàng ngày của người
dân địa phương và vùng phụ cận.
6


2.2.3. Tình hình xã hội
Thành phần dân tộc chủ yếu là người Kinh, chiếm 95% dân số, còn lại là người
Khơme và người Hoa. Lao động nông nghiệp là chủ yếu, chiếm 90% nhưng năng suất
và thu nhập lại thấp do trình độ dân trí còn hạn chế, lại không được đào tạo, tỷ lệ số hộ
nông nghiệp nghèo còn cao chiếm tỷ trọng lớn so với các ngành nghề khác.
Mạng lưới điện quốc gia chưa phát triển đồng đều, chỉ một vài nơi lưới điện kéo
đến xã, còn lại hầu hết sử dụng đèn dầu. Phương tiện đi lại và vận chuyển hàng hóa
chủ yếu bằng đường thủy.
Đường thủy trong thời gian qua tuy có phát triển nhiều, có đóng góp đáng kể
vào việc phát triển kinh tế trong khu vực, nhưng nhìn chung giao thông vẫn còn thua
kém nhiều so với các khu vực khác trong tỉnh. Hệ thống đường lộ nông thôn đang hình

thành, được các cấp chính quyền địa phương tập trung đầu tư để phát triển.
Hệ thống thông tin liên lạc tuy đã phát triển nhưng tập trung chủ yếu ở các
trung tâm dân cư, chưa đáp ứng được hết nhu cầu của người dân địa phương. Nguyên
nhân do điều kiện cơ sở hạ tầng thấp kém nên đời sống văn hóa và tinh thần của người
dân trong vùng rất nghèo nàn, có phần lạc hậu, đòi hỏi phải có sự đầu tư và quan tâm
thích đáng hơn, trên cơ sở những cơ chế chính sách phù hợp thì sẽ góp phần đẩy nhanh
tăng trưởng kinh tế xã hội của địa phương.
2.3. NHẬN XÉT CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Khu vực nghiên cứu có điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp với sinh trưởng của
cây Tràm. Đó là cơ sở cho việc phục hồi và phát triển rừng.
Mùa khô kéo dài làm cho độ ẩm không khí xuống thấp, kết hợp với gió mùa
Đông Bắc dễ gây ra tình trạng cháy rừng khó dập tắt.
Tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực này cao,người dân sống phụ thuộc vào sản xuất hoa
màu và nuôi tôm. Vì thế thu nhập bình quân năm thấp. Dân cư lại phân bố không đồng
đều nên việc đầu tư đẩy nhanh tốc độ phát triển, nâng cao đời sống nhân dân còn gặp
nhiều khó khăn.

7


Chương 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là những lâm phần Tràm nhân tạo thuần loài, tuổi từ 2-10
năm. Những lâm phần này sinh trưởng trên đất không có than bùn. Rừng đang trong
giai đoạn chăm sóc và nuôi dưỡng. Toàn bộ những lâm phần Tràm thuộc đối tượng
nghiên cứu nằm trong khu vực An Biên - An Minh tỉnh Kiên Giang. Đề tài được bắt
đầu nghiên cứu từ tháng 03/2009 - 06/2009.
3.2.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Để đạt được những mục tiêu đề ra, nội dung nghiên cứu bao gồm:
(1) Quan hệ giữa các bộ phận sinh khối của cây Tràm.
(2) Xây dựng biểu sinh khối rừng Tràm.
(3) Xây dựng biểu dự trữ các bon của rừng Tràm.
(4) Một số đề xuất.
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1. Phương pháp nghiên cứu sinh khối rừng Tràm
(1) Thu thập số liệu
Trước hết, phân chia rừng Tràm theo 2 năm một cấp tuổi; bắt đầu từ tuổi 2 và
kết thúc ở tuổi 10 năm.
Kế đến, ở mổi cấp tuổi (2, 4, 6, 8, 10 năm) đã chọn 3 ô tiêu chuẩn điển hình để
thu thập dữ liệu. Tổng cộng 5 lâm phần đã thu thập 15 ô tiêu chuẩn. Diện tích mỗi ô
2

tiêu chuẩn là 100 m . Trên mỗi ô mẫu đã đo đạc những chỉ tiêu sau :
- Số cây sống và chết (N, cây/ha);
- Đường kính thân cây ở vị trí 1,3 m cách mặt đất (kí hiệu = D, cm). Chỉ tiêu
này được đo bằng thước dây với độ chính xác đến 0,1 cm.

8


Chiều cao thân cây vút ngọn (kí hiệu = H, m). Chỉ tiêu này được đo bằng cây
sào với độ chính xác 0,1 m. Tiếp theo, phân chia những cây hình thành lâm phần theo
cấp kính; mỗi cấp kính 0,5 cm. Cấp kính nhỏ nhất là 1 cm, lớn nhất là 11 cm.
Sau đó, ở mỗi cấp đường kính đã chọn lựa 3 cây tiêu chuẩn bình quân theo để
đo đạc sinh khối.
+ Xác định sinh khối tươi ở ngoài rừng:
Sau khi chọn cây tiêu chuẩn, đã tiến hành chặt hạ cây Tràm sát gốc. Vị trí gốc
chặt cách mặt đất từ 5 - 10 cm.

Kế đến, trên mỗi cây tiêu chuẩn chặt hạ, đã đo chính xác D1.3 (cm) cả vỏ với độ
chính xác 0,1 cm và tổng sinh khối trên mặt đất của toàn bộ các cơ quan của cây Tràm
(thân, cành, lá , hoa quả).
Tiếp đến phân chia tổng sinh khối cây Tràm thành từng bộ phận riêng rẽ như
thân, cành, lá (kể cả hoa và quả) và thực hiện cân đo từng bộ phận sinh khối (thân tươi
- SKTt, kg); cành tươi - SKCt, kg: lá tươi –SKLt, kg) với độ chính xác đến 0,05 kg.
Sau đó cộng dồn những bộ phận sinh khối tươi lại để xác định tổng sinh khối
tươi trên mặt đất của cây Tràm (TSKt, kg). So với tổng sinh khối tươi ban đầu, sai số
do việc xác định tổng sinh khối tươi từ sinh khối của các thành phần không được vượt
quá 5%.
Sau khi xác định sinh khối tươi xong, đã lấy mẫu từng bộ phận sinh khối với
mỗi loại 1kg để dùng vào việc xác định sinh khối khô trong điều kiện không khí ở
ngoài trời.
+ Xác định sinh khối khô không khí ở ngoài trời:
Sinh khối khô của cây Tràm được tính bao gồm tổng sinh khối khô (TSKk, kg),
sinh khối thân khô (SKTk, kg), sinh khối cành khô (SKCk, kg) và sinh khối lá khô
(SKLk, kg). Cách xác định sinh khối khô như sau:
- Các mẫu sinh khối tươi của cây Tràm được phơi khô kiệt trong điều kiện
không khí ở ngoài trời.
- Sau đó cân đo sinh khối khô của cây Tràm theo mỗi định kỳ 5-7 ngày với độ
chính xác đến 0,05kg. Kết quả lần đo cuối cùng được ghi nhận sau khi sinh khối khô
có giá trị không thay đổi.

9


(2) Tính toán số liệu sinh khối
Việc xử lý số liệu sinh khối (tươi và khô) của cây Tràm được thực hiện theo các
bước sau đây:
Bước 1: Trước hết, toàn bộ số liệu về sinh khối (tươi và khô) của những cây

tiêu chuẩn đại diện cho cấp đường kính được tập hợp lại thành biểu theo từng bộ phận
(thân, cành, lá) tương ứng với tuổi rừng.
Bước 2: Tính quan hệ giữa các bộ phận sinh khối (tươi và khô) của cây Tràm
với D1.3 cả vỏ (cm). Nguyên nhân là vì đường kính thân cây là chỉ tiêu đo đạc rất dễ
dàng tại rừng. Những mô hình cần tính toán bao gồm:
(1) Quan hệ giữa tổng sinh khối tươi với D cả vỏ (kí hiệu = TSKt– D1.3);
(2) Quan hệ giữa tổng sinh khối khô với D cả vỏ (kí hiệu = TSKk– D1.3);
(3) Quan hệ giữa sinh khối thân tươi với D cả vỏ (kí hiệu = SKTt– D1.3);
(4) Quan hệ giữa sinh khối thân khô với D cả vỏ (kí hiệu = SKTk– D1.3);
(5) Quan hệ giữa sinh khối cành tươi với D cả vỏ (kí hiệu = SKCt - D );
1.3

(6) Quan hệ giữa sinh khối cành khô với D cả vỏ (kí hiệu = SKck - D );
1.3

(7) Quan hệ giữa sinh khối lá tươi với D cả vỏ (kí hiệu = SKLt – D1.3);
(8) Quan hệ giữa sinh khối lá khô với D cả vỏ (kí hiệu = SKLk – D1.3);
(9) Quan hệ giữa tổng sinh khối tươi và tổng sinh khối khô (kí hiệu = TSKt– TSKk).
Những mối quan hệ chặt chẽ giữa các bộ phận sinh khối (kg/cây) với D cả vỏ
(cm) đã được sử dụng để dự đoán sinh khối (thân, cành, lá và tổng số) dựa theo chỉ
tiêu D cả vỏ (cm).
Phương pháp xác định mối quan hệ giữa các bộ phận sinh khối với D cả vỏ
được thực hiện theo các bước sau đây:
(1) Xây dựng ma trận tương quan giữa các chỉ tiêu sinh khối với D cả vỏ (cm). Những

chỉ tiêu sinh khối có mối quan hệ chặt chẽ với D cả vỏ (cm) được sử dụng để xây dựng
mô hình dự đoán sinh khối và lập biểu sinh khối cho từng cấp kính D (cm) thân cây.
(2) Chọn lựa những mô hình thống kê phù hợp để dự đoán sinh khối cây Tràm từ cấp
D cả vỏ. Khi chọn lựa mô hình dự đoán sinh khối, đã dựa theo 4 nguyên tắc sau đây:
(a) mô hình mô tả tốt nhất quan hệ giữa biến phụ thuộc (sinh khối các bộ phận) với

biến độc lập (D); (b) mô hình dễ tính toán, đặc biệt là những mô hình mặc định trong
các phần mềm thống kê chuyên dùng; (c) mô hình có hệ số tương quan cao nhất; (d)
10


mô hình có tổng bình phương sai lệch nhỏ nhất. Theo những nguyên tắc trên đây, đã
làm phù hợp mối quan hệ giữa những bộ phận sinh khối với D cả vỏ theo 9 hàm hồi
quy đơn mặc định trong phần mềm thống kê Statgraphics Plus Version 5.1 sau đây:
(1) Hàm số mũ:

y = Exp(a + bx)

(2) Hàm số nghịch đảo của y:

y = 1/(a + bx)

(3) Hàm số nghịch đảo của x:

y = a + b/x

(4) Hàm số 2 lần nghịch đảo của x:

y = 1/ (a + b/x)

(5) Hàm số logarit của x:

y = a + bLnx

(6) Hàm số lũy thừa:


y = ax^b

(7) Hàm số căn bậc 2 của x:

y = a + b*sqrt(x)

(8) Hàm số căn bậc 2 của y:

y = (a + b*x)^2

(9) Hàm đa hợp:

y = αa

X

Bước 3: Xây dựng biểu sinh khối (tươi và khô) của rừng Tràm.
Nguyên lý chung trong xây dựng biểu sinh khối cây Tràm là dựa vào mối quan
hệ giữa các thành phần sinh khối (tươi và khô) của cây Tràm (kg/cây) với D1.3 cả vỏ
(cm). Theo đó, đường kính thân cây Tràm (D1.3 cả vỏ, cm) được sắp xếp theo cấp với
mỗi cấp là 0,5 cm; phạm vi D1.3 cả vỏ thay đổi từ 1,0 – 11,0 cm. Sau đó thế các cấp
D1.3 cả vỏ vào các phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các thành phần sinh khối
(tươi và khô) của cây Tràm (kg/cây) với D1.3 cả vỏ để tìm các thành phần sinh khối
(tươi và khô) tương ứng.
Biểu sinh khối (tươi và khô) của cây Tràm bao gồm 8 thành phần: (1) tổng sinh
khối tươi (TSKt, kg); (2) sinh khối thân cây tươi cả vỏ (SKTt, kg); (3) sinh khối cành
tươi (SKCt, kg); (4) sinh khối lá tươi (SKLt, kg); (5) tổng sinh khối khô (TSKk, kg); (6)
sinh khối thân cây khô cả vỏ (SKTk, kg); (7) sinh khối cành khô (SKCk, kg); (8) sinh
khối lá khô (SKLk, kg). Kết cấu biểu sinh khối của cây Tràm có dạng sau:


11


Biểu sinh khối của cây Tràm theo cấp kính D (cm) cả vỏ
Sinh khối tươi (kg)
Cấp D TSKt
(1)

(2)

Sinh khối khô (kg)

SKTt

SKCt

SKLt

TSKk

SKTk

SKCk

SKLk

(3)

(4)


(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

1.0
1.5
2.0
2.5


Theo nguyên lý trên đây, trong thực tế sinh sinh khối (tươi và khô) của rừng
Tràm có thể được xác định theo ba phương pháp sau đây:
 Phương pháp thứ nhất: Trước hết, tại những ô tiêu chuẩn điển hình cho mỗi tuổi
rừng cần nghiên cứu, điều tra viên đo đạc D1.3 cả vỏ của từng cây. Tiếp theo, dựa
vào biểu sinh khối xác định sinh khối (tươi và khô) của từng cây cấu thành rừng
trên ô tiêu chuẩn từ D1.3 cả vỏ của từng cây. Kế đến tính sinh khối của cả ô tiêu
chuẩn bằng cách cộng dồn sinh khối từng cây trên ô tiêu chuẩn. Sinh khối rừng
Tràm tương ứng với 1 hécta bằng sinh khối rừng trên ô tiêu chuẩn nhân với hệ số
10.000/S, trong đó S (m2) là diện tích ô tiêu chuẩn.
 Phương pháp thứ hai: Trước hết, tại những ô tiêu chuẩn ở mỗi tuổi cần nghiên
cứu, thống kê và đo đạc D1.3 của từng cây Tràm trên ô tiêu chuẩn và sắp xếp chúng
thành từng cấp đường kính với mỗi cấp là 1cm hoặc 0,5cm tùy theo tuổi. Kế đến
thống kê tần số cây trong mỗi cấp đường kính. Tiếp theo tìm sinh khối của từng
cấp đường kính bằng cách nhân tần số của mỗi cấp với sinh khối bình quân của cấp

đường kính đó. Sau đó tính sinh khối rừng Tràm trên ô tiêu chuẩn bằng cách cộng
dồn sinh khối của từng cấp kính. Sau cùng tính sinh khối toàn bộ quần thụ Tràm
trên 1 ha bằng cách nhân tổng sinh khối của ô tiêu chuẩn với hệ số 10.000/S, trong
đó S (m2) là diện tích ô tiêu chuẩn.
 Phương pháp thứ ba: Đối với những rừng Tràm thuần loại đồng tuổi có phân bố
N - D tuân theo luật chuẩn, sinh khối toàn bộ quần thụ Tràm trên 1 ha bằng sinh
12


khối của cây bình quân lâm phần nhân với mật độ lâm phần (N, cây/ha). Theo đó,
trước hết thống kê mật độ lâm phần (N, cây/ha) và xác định cây có đường kính
bình quân lâm phần (D1.3bq, cm). Kế đến từ đường kính bình quân lâm phần, tra
biểu sinh khối để tìm sinh khối cây bình quân. Sinh khối toàn bộ quần thụ Tràm
trên 1 ha bằng sinh khối của cây bình quân nhân với mật độ lâm phần.
3.3.2. Phương pháp xác định dự trữ các bon của rừng Tràm
Theo lý thuyết, khối lượng các bon trung bình trong một tấn sinh khối khô
(100%) của cây gỗ là 0,5 tấn hay 50%. Do đó, để tính khối lượng các bon dự trữ trong
mỗi cây hay quần thụ Tràm, ta chỉ việc nhân sinh khối khô với 0,5.
Biểu dự trữ các bon trong các bộ phận của cây Tràm cũng được xây dựng theo
cấp đường kính thân cây. Biểu này được quy đổi từ biểu sinh khối khô. Kết cấu biểu
tra dự trữ các bon trong các bộ phận của cây Tràm có dạng như sau:
Biểu tra sinh khối khô và dự trữ các bon trong các bộ phận của cây Tràm
Sinh khối khô (kg)

Dự trữ các bon (kg)

Cấp D

TSKk


SKTk

SKCk

SKLk

Ctổng

Cthân

Ccành

Clá

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)


(9)

1.0
1.5
2.0
2.5


3.3.3. Thu thập những dữ liệu khác
Bên cạnh việc thu thập những dữ liệu về rừng Tràm, đã thu thập những số liệu
cơ bản về khí hậu, tình hình tài nguyên rừng Tràm, dạng địa hình và loại đất. Những
số liệu này được thống kê từ những nguồn thông tin cơ bản của các cơ quan chuyên
ngành thuộc Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Trung tâm khí tượng - thủy
văn Kiên Giang, Sở Tài Nguyên và Môi Trường) ở tỉnh Kiên Giang.

13


Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. QUAN HỆ GIỮA CÁC BỘ PHẬN SINH KHỐI CỦA CÂY TRÀM
4.1.1. Ma trận tương quan giữa các bộ phận sinh khối của cây Tràm
Kết quả phân tích ma trận tương quan giữa các bộ phận sinh khối tươi và khô của
những thành phần trên mặt đất của cây Tràm được ghi lại ở bảng 4.1, 4.2 và 4.3.
Bảng 4.1. Ma trận tương quan giữa các bộ phận sinh khối tươi
với D1.3 (cm) của cây Tràm từ 2 – 10 tuổi
Chỉ tiêu
D1.3, cm

TSKt, kg


SKTt, kg

SKCt, kg

SKLt, kg

Thống kê

D1.3, cm

TSKt, kg

SKTt, kg

SKCt, kg

SKLt, kg

r

1.000

0.9128

0.9065

0.8665

0.8712


p

.

0.0000

0.0000

0.0000

0.0000

N

257

257

257

257

257

r

0.9128

1.0000


0.9964

0.9584

0.9000

p

0.0000

.

0.0000

0.0000

0.0000

N

257

257

257

257

257


r

0.9065

0.9964

1.0000

0.9339

0.8708

p

0.0000

0.0000

.

0.0000

0.0000

N

257

257


257

257

257

r

0.8665

0.9584

0.9339

1.0000

0.8966

p

0.0000

0.0000

0.0000

.

0.0000


N

257

257

257

257

257

r

0.8712

0.9000

0.8708

0.8966

1.0000

p

0.0000

0.0000


0.0000

0.0000

.

N

257

257

257

257

257

14


Bảng 4.2. Ma trận tương quan giữa các bộ phận sinh khối khô
với D1.3 (cm) của cây Tràm từ 2 – 10 tuổi
Chỉ tiêu
D1.3, cm

TSKk,
kg
SKTk,

kg
SKCk,
kg
SKLk,
kg

Thống kê

D1.3, cm

TSKk, kg

SKTk, kg

r

1.000

0.8787

0.8677

0.8467

0.8472

p

.


0.0000

0.0000

0.0000

0.0000

N

257

257

257

257

257

r

0.8787

1.000

0.9971

0.9483


0.8728

p

0.0000

.

0.0000

0.0000

0.0000

N

257

257

257

257

257

r

0.8677


0.9971

1.000

0.9239

0.8449

p

0.0000

0.0000

.

0.0000

0.0000

N

257

257

257

257


257

r

0.8467

0.9483

0.9239

1.000

0.8695

p

0.0000

0.0000

0.0000

.

0.0000

N

257


257

257

257

257

r

0.8472

0.8728

0.8449

0.8695

1.000

p

0.0000

0.0000

0.0000

0.0000


.

N

257

257

257

257

257

15

SKCk, kg SKLk, kg


×