Tải bản đầy đủ (.pdf) (166 trang)

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP THEO OHSAS 18001 - 2007 ÁP DỤNG CHO CÔNG TY TNHH UNITEK ENTERPRISE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 166 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN
VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP THEO OHSAS 18001 - 2007
ÁP DỤNG CHO CÔNG TY TNHH UNITEK ENTERPRISE

Họ và Tên sinh viên : Đoàn Đức Tuyên
Ngành : Quản lý Môi trường
Niên khóa : 2006 – 2010

Tp.HCM
Tháng 7 năm 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP.HCM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Khoa:……………..MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
Ngành:………........QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG


Họ và Tên SV:……ĐOÀN ĐỨC TUYÊN……………. MSSV: 06149088
Khóa học:…………2006 – 2010 ………………………. Lớp: DH06QM
1. Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE
NGHỀ NGHIỆP THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001 – 2007 ÁP DỤNG CHO CÔNG TY
TNHH UNITEK ENTERPRISE”.
2. Nội dung khóa luận tốt nghiệp:
ƒ Chương 1: Mở đầu
ƒ Chương 2: Tổng quan hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo OHSAS 180012007
ƒ Chương 3: Khái quát về công ty TNHH Unitek Enterprise
ƒ Chương 4: Xây dựng hệ thống quản lý OH&S theo tiêu chuẩn OHSAS 18001 - 2007
ƒ Chương 5: Kết luận và kiến nghị
3. Thời gian thực hiện:…..Bắt đầu: Tháng 03/2010

Kết thúc: Tháng 07/2010

4. Họ tên GVHD:……TS.NGUYỄN VINH QUY

Nội dung và yêu cầu của khóa luận tốt nghiệp đã được thông qua khoa và bộ môn.

Ngày ….tháng…..năm 2010
Ban chủ nhiệm Khoa

Ngày 12 tháng 07 năm 2010
Giáo viên hướng dẫn

TS. NGUYỄN VINH QUY


NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC
KHỎE NGHỀ NGHIỆP THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001 - 2007 ÁP

DỤNG CHO CÔNG TY TNHH UNITEK ENTERPRISE

TÁC GIẢ

ĐOÀN ĐỨC TUYÊN

Chuyên ngành
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn
TS. NGUYỄN VINH QUY

HCM, Tháng 7 năm 2010

i
 


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô khoa Môi trường và Tài
nguyên – Trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã dạy dỗ và truyền đạt
cho em nhiều kiến thức quý báu trong suốt thời gian em học tập và rèn luyện tại
trường.
Sau bốn năm học tập tại trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, em
đã được trang bị nhiều kiến thức và kinh nghiệm sống quý báu làm hành trang bước
vào tương lai của mình.
Đặc biệt, trong thời gian làm luận văn tốt nghiệp, em đã nhận được sự hướng dẫn
tận tình của Thầy Nguyễn Vinh Quy. Em xin chân thành cảm ơn và ghi nhớ sâu sắc sự
quan tâm và chỉ dạy mà Thầy đã dành cho em.

Đồng thời, em xin cảm ơn Ban giám đốc Công ty TNHH Unitek Enterprise đã tạo
điều kiện tốt nhất cho em hoàn thành tốt đợt thực tập. Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến
chị Nguyễn Thụy Du, Trưởng phòng hành chánh nhân sự và các anh chị thuộc các
phòng ban trong Công ty đã giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập tại Công ty.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè đã động viên,
quan tâm hết lòng đến em trong suốt bốn năm học vừa qua.
Xin chân thành cảm ơn!

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2010
Sinh viên

Đoàn Đức Tuyên

ii
 


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
 

Công ty TNHH Unitek Enterprise là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giết
mổ và chế biến gia cầm, thực trạng công tác quản lý an toàn và sức khỏe người lao
động còn một số bất cập, hạn chế và xây dựng hệ thống quản lý theo OHSAS 18001 là
một hướng giải quyết hiệu quả trong việc thực hiện công tác quản lý OH&S. Do đó đề
tài “Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu
chuẩn OHSAS 18001 - 2007 áp dụng cho công ty TNHH Unitek Enterprise” được
thực hiện, thời gian từ tháng 03/2010 đến tháng 07/2010.
Quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu
như: phương pháp tổng quan tài liệu, khảo sát thực tế tại công ty, phương pháp thống
kê phân tích số liệu, phương pháp so sánh, đánh giá.

Trên cơ sở đánh giá hiện trạng quản lý OH&S hiện tại của công ty, kết hợp với
tình hình thực hiện hệ thống quản lý chất lượng, thực tế sản xuất và các điều kiện của
công ty đề tài đã đánh giá những khó khăn, thuận lợi của việc áp dụng hệ thống quản
lý OH&S vào công ty, xác định các rủi ro về OH&S tại các bộ phận sản xuất, thiết lập
các mục tiêu, chương trình vì OH&S và xây dựng các kế hoạch thực hiện cụ thể, xây
dựng hệ thống tài liệu dựa trên các yêu cầu của tiêu chuẩn. Đồng thời, có các kiến nghị
để công ty xây dựng thành công hệ thống và nâng cao hiệu quả công tác quản lý
OH&S của công ty.

 
 

iii
 


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................. ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN .........................................................................................................iii
MỤC LỤC ................................................................................................................................. iv
Danh mục các chữ viết tắt .......................................................................................................viii
Danh mục bảng biểu .................................................................................................................. ix
Danh mục hình và sơ đồ ............................................................................................................. x
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .............................................. 2
1.2.1 Mục tiêu ............................................................................................................................. 2
1.2.2 Ý nghĩa .............................................................................................................................. 2
1.3 PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................... 2

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE
NGHỀ NGHIỆP OHSAS 18001 - 2007 ..................................................................................... 4
2.1 GIỚI THIỆU VỀ TIÊU CHUẨN OHSAS 18001 - 2007................................................... 4
2.1.1 Khái niệm về tiêu chuẩn OHSAS 18001 - 2007................................................................ 4
2.1.2 Sự ra đời của tiêu chuẩn OHSAS 18001 - 2007 ................................................................ 5
2.1.3 Khái niệm, thuật ngữ và định nghĩa .................................................................................. 5
2.1.4 Nội dung và cấu trúc của tiêu chuẩn OHSAS 18001 - 2007 ............................................. 8
2.1.5 Lợi ích của việc áp dụng hệ thống quản lý OH&S theo tiêu chuẩn OHSAS 18001 - 2007
........................................................................................................................................... 9
2.2 KHÓ KHĂN VÀ THUẬN LỢI KHI ÁP DỤNG OHSAS 18001 - 2007 ........................ 11
2.2.1 Thuận lợi.......................................................................................................................... 11
2.2.2 Những khó khăn .............................................................................................................. 11
2.3 TÌNH HÌNH ÁP DỤNG OHSAS 18001 TẠI VIỆT NAM............................................. 12
CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH UNITEK ENTERPRISE ........................ 13
3.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH UNITEK ENTERPRISE ....................................... 13
3.1.1 Giới thiệu chung .............................................................................................................. 13
3.1.2 Vị trí địa lý và quy mô của nhà máy ............................................................................... 13
3.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty.............................................................................................. 14
3.2 HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY UNITEK ENTERPRISE........................... 16
3.2.1 Sản phẩm, nguyên nhiên vật liệu và máy móc thiết bị của nhà máy ............................... 16
3.2.2 Quy trình giết mổ và chế biến sản phẩm của công ty ...................................................... 18

iv
 


3.3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY UNITEK ENTERPRISE .................... 23
3.3.1 Nước thải ......................................................................................................................... 23
3.3.2 Chất thải rắn và chất thải nguy hại .................................................................................. 24

3.3.3 Môi trường không khí ...................................................................................................... 24
3.4 CÔNG TÁC BVMT VÀ AT-VSLĐ TẠI CÔNG TY UNITEK ENTERPRISE ............. 27
3.4.1 Công tác Bảo vệ môi trường ............................................................................................ 27
3.4.2 Công tác An toàn lao động .............................................................................................. 28
3.4.3 Kết quả công tác thực hiện OH&S tại công ty ................................................................ 31
3.5 KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA OHSAS 18001 - 2007 VÀO CÔNG TY ........................ 32
CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ OH&S THEO TIÊU CHUẨN OHSAS
18001 - 2007 ÁP DỤNG CHO CÔNG TY UNITEK ENTERPRISE ..................................... 34
4.1 PHẠM VI CỦA HỆ THỐNG VÀ THÀNH LẬP BAN OHSAS ..................................... 34
4.1.1 Phạm vi áp dụng của hệ thống OH&S............................................................................. 34
4.1.2 Thành lập Ban OHSAS ................................................................................................... 34
4.2 CHÍNH SÁCH OH&S VÀ PHỔ BIẾN CHÍNH SÁCH TRONG CÔNG TY ................. 35
4.2.1 Chính sách OH&S ........................................................................................................... 35
4.2.2 Phổ biến chính sách OH&S ............................................................................................. 36
4.3 NHẬN DIỆN MỐI NGUY VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO ..................................................... 37
4.3.1 Mục đích .......................................................................................................................... 37
4.3.2 Nội dung .......................................................................................................................... 37
Quy cách đánh giá rủi ro: ......................................................................................................... 39
Ghi chú: Thủ tục Nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro: TT – 01 được thể hiện ở Phụ lục 2 ...
......................................................................................................................................... 47
4.4 YÊU CẦU PHÁP LUẬT VÀ CÁC YÊU CẦU KHÁC.................................................... 47
4.4.1 Mục đích .......................................................................................................................... 47
4.4.2 Nội dung .......................................................................................................................... 47
Thủ tục Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác: TT - 02 được thể hiện ở Phụ lục 2 .............. 48
4.5 MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VÀ CHƯƠNG TRÌNH ............................................................ 48
4.5.1 Mục đích .......................................................................................................................... 48
4.5.2 Nội dung .......................................................................................................................... 48
4.6 NGUỒN LỰC, VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN .................................. 53
4.6.1 Mục đích .......................................................................................................................... 53
4.6.2 Nội dung .......................................................................................................................... 53

4.7 ĐÀO TẠO, NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ................................................................. 55
4.7.1 Mục đích .......................................................................................................................... 55
4.7.2 Nội dung .......................................................................................................................... 55
Ghi chú: Thủ tục Đào tạo, nhận thức và năng lực: TT – 03 được thể hiện ở Phụ lục 2 ........... 55
4.8 TRAO ĐỔI THÔNG TIN, SỰ THAM GIA VÀ THAM VẤN ...................................... 55
4.8.1 Mục đích .......................................................................................................................... 55
4.8.2 Nội dung .......................................................................................................................... 56

v
 


Ghi chú: Thủ tục Trao đổi thông tin, sự tham gia và tham vấn: TT – 04 được thể hiện ở Phụ
lục 2 ......................................................................................................................................... 56
4.9 TÀI LIỆU CỦA HỆ THỐNG OH&S ............................................................................. 56
4.9.1 Mục đích .......................................................................................................................... 56
4.9.2 Nội dung .......................................................................................................................... 57
4.10 QUẢN LÝ TÀI LIỆU ...................................................................................................... 59
4.10.1 Mục đích ........................................................................................................................ 59
4.10.2 Nội dung ........................................................................................................................ 59
Ghi chú: Thủ tục Quản lý tài liệu: TT – 05 được thể hiện ở Phụ lục 2 .................................... 61
4.11 KIỂM SOÁT VÀ ĐIỀU HÀNH....................................................................................... 61
4.11.1 Mục đích ........................................................................................................................ 61
4.11.2 Nội dung ........................................................................................................................ 61
Ghi chú: Thủ tục Kiểm soát và điều hành: TT – 06 được thể hiện ở Phụ lục 2 ....................... 69
4.12 CHUẨN BỊ ỨNG PHÓ VỚI TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP ............................................. 69
4.12.1 Mục đích ........................................................................................................................ 69
4.12.2 Nội dung ........................................................................................................................ 69
Ghi chú: Thủ tục Chuẩn bị ứng phó với tình trạng khẩn cấp: TT – 07 được thể hiện ở Phụ lục
2

......................................................................................................................................... 70
4.13 GIÁM SÁT VÀ ĐO LƯỜNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG ............................................... 70
4.13.1 Mục đích ........................................................................................................................ 70
4.13.2 Nội dung ........................................................................................................................ 70
Ghi chú: Thủ tục Giám sát và đo lường kết quả hoạt động: TT – 08 được thể hiện ở Phụ lục 2 .
......................................................................................................................................... 71
4.14 ĐIỀU TRA SỰ CỐ.......................................................................................................... 71
4.14.1 Mục đích ........................................................................................................................ 71
4.14.2 Nội dung ........................................................................................................................ 71
Ghi chú: Thủ tục Điều tra sự cố: TT – 09 được thể hiện ở Phụ lục 2 ...................................... 72
4.15 SỰ KHÔNG PHÙ HỢP, HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC VÀ PHÒNG NGỪA ............... 72
4.15.1 Mục đích ........................................................................................................................ 72
4.15.2 Nội dung ........................................................................................................................ 72
Ghi chú: Thủ tục Hành động khắc phục và phòng ngừa: TT – 10 được thể hiện ở Phụ lục 2 . 73
4.16 KIỂM SOÁT HỒ SƠ........................................................................................................ 73
4.16.1 Mục đích ........................................................................................................................ 73
4.16.2 Nội dung ........................................................................................................................ 73
Ghi chú: Thủ tục Kiểm soát hồ sơ OH&S: TT – 11 được thể hiện ở Phụ lục 2 ....................... 74
4.17 ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ ........................................................................................................ 74
4.17.1 Mục đích ........................................................................................................................ 74
4.17.2 Nội dung ........................................................................................................................ 74
Ghi chú: Thủ tục Đánh giá nội bộ: TT – 12 được thể hiện ở Phụ lục 2 ................................... 75
4.18 XEM XÉT CỦA LÃNH ĐẠO ......................................................................................... 75
4.18.1 Mục đích ........................................................................................................................ 75
4.18.2 Nội dung ........................................................................................................................ 75

vi
 



Ghi chú: Thủ tục Xem xét của lãnh đạo: TT – 13 được thể hiện ở Phụ lục 2 .......................... 76
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................ 77
5.1
5.2

KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 77
KIẾN NGHỊ .................................................................................................................... 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 78
PHỤ LỤC

vii
 


Danh mục các chữ viết tắt
AT-VSLĐ

:

An toàn vệ sinh lao động

ATLĐ

:

An toàn lao động

TNLĐ


:

Tai nạn lao động

BNN

:

Bệnh nghề nghiệp

BHLĐ

:

Bảo hộ lao động

QC

:

Quản lý chất lượng

HC-NS

:

Hành chánh nhân sự

BLĐTBXH


:

Bộ Lao động – Thương binh xã hội

PCCC

:

Phòng cháy chữa cháy

PCCN

:

Phòng chống cháy nổ

VSLĐ

:

Vệ sinh lao động

ĐDLĐ

:

Đại diện lãnh đạo

NLĐ


:

Người lao động

KCN

:

Khu công nghiệp

OHSAS

:

Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe

OH&S (Occupational Health and Safety) :

An toàn và sức khỏe nghề nghiệp

BM

:

Biểu mẫu

TT

:


Thủ tục

HDCV

:

Hướng dẫn công việc

UPTTKC

:

Ứng phó tình trạng khẩn cấp

 

viii
 


Danh mục bảng biểu
Bảng

Trang

Bảng 3.1: Quy mô diện tích và hạng muc công trình công ty Unitek ............................. 14
Bảng 3.2: Số lượng công nhân viên của từng bộ phận trong công ty.............................. 15
Bảng 3.3: Nguyên nhiên liệu, hóa chất sử dụng tại nhà máy ........................................... 16
Bảng 3.4: Máy móc, thiết bị sử dụng trong nhà máy ........................................................ 17
Bảng 3.5: Kết quả phân tích mẫu nước thải đầu ra của nhà máy ..................................... 23

Bảng 3.6: Kết quả đo khí thải K4 - Ống khói lò hơi.......................................................... 25
Bảng 3.7: Kết quả đo mẫu khí K1- Khuôn viên công ty ................................................... 26
Bảng 3.8: Kết quả đo mẫu khí K2 - Phân xưởng sản xuất ................................................ 26
Bảng 3.9: Kết quả đo mẫu khí K3 - Phân xưởng sản xuất ................................................ 26
Bảng 3.10: Quy định về cấp phát BHLĐ của công ty Unitek .......................................... 30
Bảng 3.11: Kết quả thực hiện OH&S tại công ty Unitek Enterprise ............................... 31
Bảng 4.1: Phân loại mức độ rủi ro và thứ tự thực hiện các giải pháp ngăn ngừa các mối
nguy ......................................................................................................................................... 40
Bảng 4.2: Đánh giá mức độ rủi ro các mối nguy tại các bộ phận sản xuất của công ty
Unitek Enterprise ................................................................................................................... 42
Bảng 4.3: Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình hành động vì OH&S ................................ 51
Bảng 4.4: Trách nhiệm biên soạn, kiểm tra và phê duyệt tài liệu OH&S ....................... 60
Bảng 4.5: Danh sách các mối nguy mức độ nguy hiểm và các hành động phòng ngừa
ngay trong năm nay................................................................................................................ 63
Bảng 4.6: Danh sách các mối nguy mức độ tương đối nguy hiểm và các hành động
phòng ngừa trong năm tới ..................................................................................................... 65
Bảng 4.7: Các loại hồ sơ và thời gian lưu giữ tối đa ......................................................... 73

ix
 


Danh mục hình và sơ đồ
Hình, sơ đồ

Trang

Hình 2.1: Cấu trúc hệ thống OHSAS 18001 – 2007………………………………………8
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức nhân sự công ty Unitek Enterprise………………………….15
Hình 3.2: Quy trình giết mổ gia cầm tại phân xưởng giết mổ……….………………..18

Hình 3.3: Quy trình làm thịt vai tẩm gia vị khô……………………….………………21
Hình 3.4: Quy trình làm gà rán 5 miếng………………………………………………22
Sơ đồ 4.1: Sơ đồ tổ chức Ban OH&S của công ty TNHH Unitek Enterprise….……..35

x
 


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Con người là vốn quý nhất của xã hội, người lao động vừa là động lực vừa là
mục tiêu của sự phát triển xã hội. Công tác bảo hộ lao động là một phần quan trọng, là
bộ phận không thể tách rời của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng, cùng với
sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp. Song song với sự phát triển kinh tế,
phát triển sản xuất là tình trạng tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp ngày càng gia
tăng. Khi có rủi ro xảy ra thì người lao động và tổ chức sẽ gánh chịu những tổn thất về
vật chất và phi vật chất rất lớn như chi phí đền bù cho người lao động, cho tài sản, môi
trường, uy tín của doanh nghiệp và đặc biệt là sức khỏe và tính mạng người lao động.
Các doanh nghiệp hiện nay thường phải đối mặt với các chi phí phát sinh để giải
quyết hậu quả các sự cố liên quan đến an toàn và sức khỏe như chi phí cho công nhân
bị ốm đau, bị thương tật, luật pháp về an toàn sức khỏe ngày càng chặt chẽ, chi phí bảo
hiểm cho công nhân ngày càng cao… Do đó, nhu cầu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe
cho người lao động cũng đã được các doanh nghiệp quan tâm và thực hiện.
Đối với các doanh nghiệp, việc áp dụng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe
nghề nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS 18001 là một hướng đi mới, sẽ đem lại các lợi
ích về kinh tế, quản lý và đảm bảo tuân thủ các yêu cầu pháp luật về an toàn và sức
khỏe người lao động. Đây cũng là lý do tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu xây dựng
hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS 18001

- 2007 áp dụng cho công ty TNHH Unitek Enterprise”. Với mong muốn nâng cao
hơn nữa nhận thức của doanh nghiệp về công tác quản lý OH&S, nâng cao hiệu quả
trong việc quản lý OH&S, góp phần cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động,
làm tiền đề cho việc cải tiến công tác quản lý OH&S của công ty.
1
 


1.2 MỤC TIÊU VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu
Quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài nhằm đạt được các mục tiêu sau:
-

Đánh giá thực trạng công tác công tác bảo hộ lao động, quản lý an toàn vệ sinh

lao động, và tình hình TNLĐ, BNN tại công ty TNHH Unitek Enterprise.
-

Nghiên cứu và đề xuất xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề

nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS 18001-2007 áp dụng cho công ty TNHH Unitek
Enterprise.
1.2.2 Ý nghĩa
Đề tài nghiên cứu được thực hiện sẽ mang lại những ý nhĩa sau:
-

Việc nghiên cứu áp dụng hệ thống OH&S sẽ giúp cán bộ công ty hiểu rõ hơn về

tiêu chuẩn OHSAS 18001 và cách thức triển khai xây dựng hệ thống quản lý an toàn
và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn này.

-

Công tác bảo hộ lao động đã được công ty Unitek Enterprise quan tâm và thực

hiện. Tuy nhiên, việc quản lý các hồ sơ và xây dựng các hồ sơ quản lý theo tiêu chuẩn
là một trong những hướng giải quyết mới để đưa việc thực hiện công tác quản lý
OH&S vào nề nếp, giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề còn tồn tại trong công tác
quản lý OH&S hiện nay của mình.
-

Nghiên cứu xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý OH&S theo OHSAS 18001-

2007 sẽ giúp cho công ty Unitek Enterprise luôn đảm bảo rằng các rủi ro về TNLĐ
trong sản xuất và BNN của công nhân luôn được kiểm soát, cải thiện thường xuyên và
tạo môi trường làm việc an toàn, giảm chi phí cho bảo hiểm và các chi phí phát sinh do
vấn đề tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp mang lại.
1.3 PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Do còn hạn chế về nhiều mặt nên đề tài nghiên cứu chỉ thực hiện trong phạm vi
các vấn đề sau:
-

Xem xét các vấn đề môi trường và an toàn lao động có liên quan đến hoạt
động sản xuất của công ty.
2

 


-


Tìm hiểu công tác quản lý an toàn và sức khỏe tại công ty Unitek Enterprise.

-

Tiêu chuẩn OHSAS18001-2007 và Hệ thống các văn bản pháp luật và các tiêu
chuẩn về an toàn vệ sinh lao động.

-

Nghiên cứu đề xuất xây dựng hệ thống quản lý OH&S theo tiêu chuẩn
OHSAS 18001-2007 áp dụng vào công ty TNHH Unitek Enterprise.

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, các phương pháp nghiên cứu đã
được áp dụng vào quá trình thực hiện gồm có:
-

Tổng quan tài liệu: Tài liệu về công ty và tiêu chuẩn OHSAS 18001-2007.

-

Khảo sát thực tế tại công ty: Ghi chép, khảo sát trực tiếp hiện trạng môi
trường lao động tại công ty Unitek Enterprise.

-

Phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn công nhân viên qua bảng câu hỏi.

-


Phương pháp thống kê phân tích số liệu.

-

Phương pháp so sánh, đánh giá các số liệu.

3
 


Chương 2
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC
KHỎE NGHỀ NGHIỆP OHSAS 18001 - 2007
2.1 GIỚI THIỆU VỀ TIÊU CHUẨN OHSAS 18001 - 2007
2.1.1 Khái niệm về tiêu chuẩn OHSAS 18001 - 2007
Hệ thống quản lý an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp OHSAS 18001  là một tiêu
chuẩn quốc tế về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, được xây dựng từ sự kết hợp của
các tổ chức tiêu chuẩn quốc gia, các tổ chức chứng nhận, các tổ chức tư vấn và các
chuyên gia trong ngành. Mục đích đích của hệ thống là để kiểm soát các rủi ro về mặt
an toàn sức khỏe nghề nghiệp.  
Hệ thống quản lý OHSAS xác định các quá trình để cải tiến thường xuyên các
hoạt động về an toàn và sức khoẻ và phù hợp với các yêu cầu pháp luật. Hệ thống này
tạo ra nền tảng để tích hợp với kế hoạch kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp. Nó tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp kiểm soát các rủi ro về an toàn và sức khoẻ và cải tiến
các hoạt động của mình. Bộ tiêu chuẩn bao gồm 2 tiêu chuẩn OHSAS 18001 và
OHSAS 18002.
Tiêu chuẩn OHSAS 18001 là tiêu chuẩn dùng để đánh giá và chứng nhận. Tiêu
chuẩn không phải là yêu cầu pháp luật hoặc hướng dẫn áp dụng. Có thể áp dụng cho
tất cả các tổ chức thuộc các quy mô, loại hình, sản xuất và cung cấp các sản phẩm và
dịch vụ khác nhau.

OHSAS 18001-2007 được xây dựng tương thích với hệ thống quản lý ISO 9001
và ISO 14001. Các tổ chức áp dụng OHSAS 18001-2007 đều có thể dễ dàng tích hợp
với các hệ thống quản lý khác. Tiêu chuẩn OHSAS 18001-2007 tuân thủ theo chu trình
PDCA (Lập kế hoạch - Thực hiện - Kiểm tra và Cải tiến) và nhấn mạnh vào cải tiến
thường xuyên.

4
 


2.1.2 Sự ra đời của tiêu chuẩn OHSAS 18001 - 2007
Năm 1991, Ủy ban Sức khỏe và An toàn ở nước Anh (các tổ chức chính phủ chịu
trách nhiệm đẩy mạnh các qui định về sức khỏe và an toàn) đã giới thiệu các hướng
dẫn về quản lý Sức khỏe và An toàn (Gọi tắt là HSG 65).
Để đáp ứng nhu cầu phát triển mạnh mẽ về tiêu chuẩn quản lý sức khỏe và an
toàn đã thúc đẩy Viện Tiêu chuẩn Anh (BSI) thực hiện phát hành phiên bản đầu tiên –
tiêu chuẩn OHSAS 18001-1999 về hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp
(hệ thống quản lý OH&S) – với sự cộng tác của các tổ chức chứng nhận hàng đầu trên
thế giới. Dựa vào tiêu chuẩn này, hệ thống quản lý của các tổ chức có thể được đánh
giá và cấp giấy chứng nhận.
Tiêu chuẩn OHSAS 18001 ban hành lần đầu năm 1999 và được sửa đổi bổ sung
ban hành lần 2 năm 2007. Với phiên bản mới OHSAS 18001-2007, đây không phải là
tiêu chuẩn của BSI mà tiêu chuẩn này được hình thành do sự đóng góp của 10 tổ chức
chứng nhận hàng đầu trên thế giới.
2.1.3 Khái niệm, thuật ngữ và định nghĩa
Những thuật ngữ và định nghĩa sau đây được áp dụng trong qui định OHSAS:
Tai nạn
Sự kiện không mong muốn gây ra tử vong, bệnh nghề nghiệp, thương tật, thiệt
hại hoặc những tổn thất khác.
Đánh giá

Quá trình kiểm tra xác nhận một cách có hệ thống nhằm xác định các hoạt động
và kết quả liên quan có phù hợp với các quy định đã được hoạch định và các quy định
này có được thực hiện một cách hiệu lực và thích hợp để đạt được các chính sách và
mục tiêu của tổ chức hay không.
Cải tiến thường xuyên
Quá trình tăng cường hệ thống quản lý sức khỏe & an toàn nghề nghiệp để đạt
được những hoàn thiện trong toàn bộ công tác thực hiện sức khỏe và an toàn nghề
nghiệp, phù hợp với chính sách sức khỏe & an toàn nghề nghiệp của tổ chức.

5
 


Ghi chú: Quá trình không cần phải tiến hành ở tất cả các khu vực của hoạt động
cùng một lúc.
Mối nguy hiểm
Nguồn hoặc tình huống có khả năng gây ra thiệt hại dưới dạng thương tật hoặc
bệnh nghề nghiệp, thiệt hại về tài sản, về môi trường của nơi làm việc, hoặc tổng hợp
những điều này.
Xác định mối nguy hiểm
Quá trình nhận biết rằng một mối nguy hiểm đang tồn tại và xác định đặc tính
của nó
Sự cố
Sự kiện gây ra một tai nạn hoặc có tiềm năng dẫn đến một tai nạn.
Ghi chú: Một tình huống mà ở đó không có bệnh hoạn, thương tật , thiệt hại hoặc
những tổn hại khác cũng được đề cập đến như một “sự cố suýt bị”. Thuật ngữ “sự cố”
bao gồm khái niệm “sự cố suýt bị”.
Các bên hữu quan
Cá nhân hoặc nhóm quan tâm đến hoặc bị ảnh hưởng bởi việc thực hiện sức khỏe
& an toàn nghề nghiệp của một tổ chức.

Sự không phù hợp
Mọi sự khác biệt từ việc thực hiện tiêu chuẩn công việc, thực hành, thủ tục, quy
định công việc, hệ thống quản lý, v.v. mà có thể hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến
sự tổn thương hoặc bệnh nghề nghiệp, thiệt hại tài sản, môi trường làm việc, hoặc một
sự tổng hợp của những điều này.
Mục tiêu
Mục đích, về công tác thực hiện sức khỏe & an toàn nghề nghiệp , mà một tổ
chức tự đặt ra để đạt được
Sức khỏe và an toàn nghề nghiệp
Những điều kiện và yếu tố ảnh hưởng tình trạng sức khỏe của người lao động,
công nhân tạm thời, những nhà thầu, khách viếng thăm và bất kỳ người nào khác ở nơi
làm việc
6
 


Hệ thống quản lý sức khỏe & an toàn nghề nghiệp
Một phần của hệ thống quản lý toàn diện tạo điều kiện cho quản lý các rủi ro
OH&S kết hợp với việc kinh doanh của tổ chức. Điều này bao gồm cơ cấu tổ chức, các
hoạt động hoạch định, trách nhiệm, thực tiễn, thủ tục, quá trình và nguồn lực cho việc
triển khai, thực hiện, đạt được, xem xét và duy trì chính sách sức khỏe & an toàn nghề
nghiệp của tổ chức
Tổ chức
Công ty, trung tâm điều hành, hãng, xí nghiệp, cơ quan hoặc hiệp hội, hoặc bộ
phận của tổ chức, dù cho có sáp nhập hay không, của công hoặc tư nhân, mà có những
chức năng và quản lý của chính nó.
Ghi chú: Đối với những tổ chức có hơn một đơn vị điều hành, một đơn vị điều
hành riêng lẻ có thể được xác định như một tổ chức.
Thực hiện
Những kết quả có thể đo lường được của hệ thống quản lý sức khỏe & an toàn

nghề nghiệp, liên quan đến kiểm soát về sức khỏe và an toàn rủi ro của tổ chức, được
căn cứ trên chính sách và các mục tiêu sức khỏe & an toàn nghề nghiệp của tổ chức
Ghi chú: Việc đo lường thực hiện bao gồm việc đo lường các hoạt động và kết
quả quản lý sức khỏe & an toàn nghề nghiệp
Rủi ro
Sự kết hợp giữa khả năng có thể xảy ra và (những) hậu quả của một sự kiện nguy
hiểm cụ thể xảy ra
Đánh giá rủi ro
Quá trình toàn diện của việc ước lượng tính nghiêm trọng của rủi ro và quyết
định liệu rủi ro có thể vượt qua được hay không
An toàn
Không bị rủi ro từ tổn hại không thể chấp nhận được [Theo ISO/IEC Hướng dẫn
2]
Rủi ro có thể chấp nhận được

7
 


Rủi ro đã được giảm đến mức có thể chịu đựng được bởi tổ chức có liên quan đến
những nghĩa vụ luật pháp và chính sách sức khỏe & an toàn nghề nghiệp của chính tổ
chức.
2.1.4 Nội dung và cấu trúc của tiêu chuẩn OHSAS 18001 - 2007
2.1.4.1 Cấu trúc của OHSAS 18001 - 2007
Cấu trúc của hệ thống quản lý an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp OHSAS 180012007 được xây dựng dựa trên mô hình P-D-C-A và bao gồm:
-

Thiết lập chính sách an toàn cho tổ chức

-


Lập kế hoạch thực hiện (Plan)

-

Thực hiện và điều hành (Do)

-

Kiểm tra và hành động khắc phục (Check & Action)

-

Xem xét của lãnh đạo (Assesment)

Cải tiến liên tục

Chính sách
môi trường

Xem xét của
lãnh đạo

Lập kế hoạch
Kiểm tra

Thực hiện và
điều hành

Hình 2.1: Cấu trúc hệ thống OHSAS 18001 - 2007

2.1.4.2 Nội dung của OHSAS 18001 - 2007
Tiêu chuẩn OHSAS 18001-2007 đưa ra những yêu cầu cho một hệ thống quản lý
an toàn và sức khỏe nghề nghiệp để một tổ chức có thể kiểm soát những rủi ro về sức
khỏe và an toàn nghề nghiệp của tổ chức và cải tiến công tác thực hiện OH&S.
8
 


OHSAS 18001-2007 bao gồm các yêu cầu sau đây mà tổ chức phải thực hiện đầy
đủ để xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý OH&S theo tiêu chuẩn này:
-

Xác định phạm vi áp dụng của hệ thống

-

Thiết lập chính sách cho OH&S

-

Hoạch định về việc nhận dạng, đánh giá và kiểm soát mối nguy

-

Các yêu cầu luật pháp và yêu cầu khác

-

Mục tiêu, chỉ tiêu cho OH&S


-

Chương trình quản lý OH&S

-

Nguồn lực vai trò và trách nhiệm

-

Đào tạo, nhận thức và năng lực

-

Thông tin và tham vấn

-

Tài liệu

-

Kiểm soát tài liệu

-

Kiểm soát điều hành

-


Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó với tình trạng khẩn cấp

-

Đo lường và giám sát việc thực hiện

-

Tai nạn, sự cố, sự không phù hợp

-

Hành động khắc phục phòng ngừa

-

Hồ sơ và quản lý hồ sơ

-

Đánh giá

-

Xem xét của lãnh đạo

2.1.5 Lợi ích của việc áp dụng hệ thống quản lý OH&S theo tiêu chuẩn OHSAS
18001 - 2007
Mục đích đích của OHSAS 18001-2007 là để kiểm soát các rủi ro về mặt an toàn
sức khỏe nghề nghiệp. Trong đó chủ yếu là hỗ trợ các tổ chức trong việc phòng tránh

các vấn đề tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp từ hoạt động sản xuất, sản phẩm hoặc
dịch vụ của mình.
Hơn nữa tổ chức thực hiện OHSAS 18001 sẽ đảm bảo rằng hoạt động an toàn vệ
sinh lao động của mình có thể đáp ứng được các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu
khác.
9
 


Các lợi ích của việc áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn OHSAS 180012007 được thể hiện:
Về mặt thị trường
-

Lợi thế cạnh tranh trên thị trường, cải thiện cơ hội xuất khẩu và thâm nhập thị
trường quốc tế yêu cầu sự tuân thủ OHSAS 18001 như là một điều kiện bắt
buộc.

-

Nâng cao uy tín và hình ảnh của Doanh nghiệp với khách hàng.

-

Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động
an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.

-

Phát triển bền vững nhờ thỏa mãn được lực lượng lao động, yếu tố quan trong
nhất trong một tổ chức và các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động

và sức khỏe nghề nghiệp.

-

Giảm thiểu nhu cầu kiểm tra, thanh tra từ các cơ quan quản lý nhà nước.

Về mặt kinh tế
-

Tránh được các khoản tiền phạt do vi phạm quy định pháp luật về trách nhiệm
xã hội.

-

Tỷ lệ sử dụng lao động cao hơn nhờ giảm thiểu các vụ tai nạn lao động và
bệnh nghề nghiệp.

-

Giảm thiểu chi phí cho chương trình đền bù tai nạn lao động và bệnh nghề
nghiệp.

-

Hạn chế các tổn thất trong trường hợp tại nạn, khẩn cấp.

-

Đảm bảo năng xuất lao động do công nhân có sức khỏe tốt.


Quản lý rủi ro
-

Có được phương pháp tốt trong việc phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu thiệt hại.

-

Giảm chi phí bảo hiểm hằng năm.

-

Thúc đẩy quá trình giám định thiệt hại cho các yêu cầu bảo hiểm.

Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận
-

Được sự đảm bảo của bên thứ ba.

-

Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại.

-

Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá cho tổ chức, doanh nghiệp.
10

 



2.2 KHÓ KHĂN VÀ THUẬN LỢI KHI ÁP DỤNG OHSAS 18001 - 2007
2.2.1 Thuận lợi
Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe mang nhiều lợi ích như đã trình
bày ở trên.
Xuất phát từ khả năng mang lại khá nhiều lợi ích như vậy, việc áp dụng OHSAS
18001 đã trở thành động lực lớn thúc đẩy doanh nghiệp tự nguyện tham gia và tham
gia ngày càng nhiều để đạt một lúc nhiều mục tiêu.
Tiêu chuẩn OHSAS 18001-2007 được xây dựng như là chuẩn mực để đánh giá
chứng nhận hệ thống, được sự hỗ trợ của chính phủ và các tổ chức quốc tế.
2.2.2 Những khó khăn
Các tổ chức, doanh nghiệp trong nước chưa thật sự quan tâm và nhận thức được
tầm quan trọng của hệ thống quản lý OH&S theo tiêu chuẩn OHSAS 18001, chưa thực
hiện nghiêm túc, không tạo điều kiện thuận lợi cho các chương trình về OH&S. Nhiều
tổ chức doanh nghiệp nghĩ rằng việc áp dụng hệ thống quản lý OH&S chỉ phục vụ cho
mục đích được cấp giấy chứng nhận chứ chưa quan tâm đến những lợi ích thiết thực
mà nó đem lại, sẽ dẫn doanh nghiệp đến chỗ bị động và luôn phục vụ cho hệ thống này
thay vì hệ thống OH&S phải phục vụ cho lợi ích của doanh nghiệp.
Không giống như áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2000 mà
thường gọi là phần mềm, áp dụng hệ thống OH&S thường liên quan đến phần cứng, có
nghĩa là doanh nghiệp phải đầu tư chi phí để nâng cấp nhà xưởng, huấn luyện nhân
viên, đo kiểm môi trường làm việc…dẫn đến doanh nghiệp phải đầu tư về tiền bạc,
thời gian.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng là vấn đề cần được quan tâm. Các
doanh nghiệp lớn có tiềm năng về kinh tế thường nghĩ đến trách nhiệm xã hội, trách
nhiệm với cộng đồng. Họ sẵn lòng thực hiện các chương trình an toàn sức khoẻ trong
doanh nghiệp nhằm tạo ra môi trường làm việc thoải mái, an toàn. Tuy nhiên đối với
các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chất lượng đã là vấn đề mà doanh nghiệp phải tập trung
lo lắng hàng đầu, việc áp dụng thêm hệ thống OH&S đòi hỏi thời gian, nguồn lực kể
cả sự hỗ trợ từ các hiệp hội doanh nghiệp, nhà nước.
11

 


Các cấp lãnh đạo doanh nghiệp chưa nghĩ đến lợi ích lâu dài do hệ thống OH&S
mang lại mà chỉ tập trung và các mục tiêu ngắn hạn.
2.3 TÌNH HÌNH ÁP DỤNG OHSAS 18001 TẠI VIỆT NAM
Các công ty liên doanh, công ty có vốn nước ngoài thường áp dụng hệ thống quản
lý OH&S như là điều kiện bắt buột từ các công ty mẹ, một số công ty điển hình như
Vedan, Crown, nhà máy nước Bình an, …
Các doanh nghiệp Việt Nam đang ngày càng có những quan tâm và thực hiện xây
dựng hệ thống này cho doanh nghiệp mình, cho đến thời điểm cuối năm 2008 đã có
khoảng 30 doanh nghiệp Việt Nam đạt chứng nhận OHSAS 18001.

12
 


Chương 3
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH UNITEK ENTERPRISE
3.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH UNITEK ENTERPRISE
3.1.1 Giới thiệu chung
Tên công ty: Công ty TNHH UNITEK ENTERPRISE
Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, 100% vốn
đầu tư của Autraylia.
Địa chỉ: Đường 15A, Lo C8, KCN LOTECO, Phường Long Bình, Thành phố
Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai.
Điện thoại: 0613 994780, Fax: 0613 994779.
Website: www.99poultry.com
Email:
Diện tích mặt bằng công ty: 22.869 m2

Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Công ty TNHH Unitek Enterprise là doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và cung ứng các sản phẩm từ gia cầm, cung cấp
nhân sự, kỹ thuật chế biến gia cầm và gia vị, với thị trường tiêu thụ cả trong nước và
nước ngoài.
3.1.2 Vị trí địa lý và quy mô của nhà máy
Phía Đông: Giáp đường 15A, Lo C8, KCN Loteco
Phía Tây: Giáp công ty TNHH MUTO Việt Nam
Phía Nam: Giáp công ty TNHH Công Nghiệp Vũ Dương
Phía Bắc: Giáp ranh đường biên khu công nghiệp Loteco
Tổng diện tích mặt bằng mà công ty sử dụng theo hợp đồng thuê lại đất với công
ty đầu tư phát triển KCN Long Bình - Loteco là 22.869 m2.
Quy hoạch sử dụng đất và quy mô diện tích của các công trình trong nhà máy
được thể hiện qua Bảng 3.1 như sau:
13
 


×