Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ TUYẾN TRÙNG TRÊN CÂY HỒ TIÊU CỦA MỘT SỐ CHẾ PHẨM SINH HỌC TẠI ĐĂKLĂK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (601.99 KB, 44 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ TUYẾN TRÙNG TRÊN CÂY HỒ
TIÊU CỦA MỘT SỐ CHẾ PHẨM SINH HỌC TẠI ĐĂKLĂK

Họ và tên sinh viên: ĐINH THANH LAM
Lớp: DH06NHGL
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2006 – 2010

Tháng 08/2010


ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ TUYẾN TRÙNG TRÊN CÂY HỒ
TIÊU CỦA MỘT SỐ CHẾ PHẨM SINH HỌC TẠI ĐĂKLĂK

Tác giả

ĐINH THANH LAM

(Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành Nông học)

Giáo viên hướng dẫn:

TS. LÊ ĐÌNH ĐÔN
Th.S. LÊ ĐĂNG KHOA

Tháng 08/2010


i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được đề tài này, trước hết con bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ
đã dày công nuôi dưỡng cho con có được ngày hôm nay. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
chân thành đến :
Các anh chị trong Bộ môn Bảo vệ thực vật, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm
nghiệp Tây Nguyên đã tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài.
Đặc biệt gửi lời cảm kích sâu sắc đến anh Lê Đăng Khoa, cô Trần Kim Loang
ở Bộ môn Bảo vệ thực vật - Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên,
thầy Lê Đình Đôn ở Bộ môn Công nghệ sinh học - Trường Đại Học Nông Lâm
TP.HCM đã trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa Nông Học cùng các thầy cô giáo Trường
Đại học Nông Lâm TP.HCM đã tận tình giảng dạy và tạo điều kiện giúp tôi trang bị
những kiến thức quý báu trong thời gian theo học ở trường.
Cảm ơn toàn thể các bạn thân hữu đã cùng chia sẻ vui buồn và động viên tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.

Đăk Lăk, tháng 8 năm 2010
Sinh viên
Đinh Thanh Lam

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiệu lực phòng trừ tuyến trùng trên cây hồ tiêu của
một số chế phẩm sinh học tại ĐăkLăk” được tiến hành tại phòng thí nghiệm và nhà
lưới của Bộ môn Bảo vệ thực vật - Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp Tây

Nguyên, Thành phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh ĐăkLăk. Thời gian từ tháng 08/04/2010 đến
30/7/2010. Thí nghiệm được bố trí theo khối đầy đủ ngẫu nhiên. Thí nghiệm đã đạt
được các kết quả sau:
Hầu hết các mẫu nấm Trichoderma không có khả năng hạn chế sự phát triển
của tuyến trùng Meloidogyne sp. ngoại trừ mẫu nấm T2 (mật số tuyến trùng giảm 28,6
%).
Mật số tuyến trùng Pratylenchus coffeae còn sống đã giảm đi đáng kể ở các nghiệm
thức thí nghiệm có sử dụng các mẫu nấm Trichoderma.
Từ kết quả kiểm tra mật số tuyến trùng Meloidogyne sp. và Pratylenchus coffeae sau
khi tiến hành thí nghiệm, tôi nhận thấy khả năng ký sinh các mẫu nấm Trichoderma
được sử dụng trong thí nghiệm đối với 2 loại tuyến trùng này không cao.
khi được xử lý sớm các chế phẩm Palila 500 và bột neem có thể hạn chế được
sự phát triển của tuyến trùng Meloidogyne sp. trong điều kiện nha lưới.
Hiệu lực của hai loại chế phẩm Palila 500 và bột neem từ 65 - 80 %. Hiệu lực phòng
tuyến trùng trong đất cao hơn trong rễ. Bước đầu chúng tôi nhận thấy bột neem có hiệu
lực cao hơn chế phẩm Palila 500.
Tác dụng của các chế phẩm đến sự phát triển của tuyến trùng Meloidogyne sp.
rất chậm. Mật độ tuyến trùng trong rễ chỉ giảm rõ sau 21 ngày xử lý ở 2 chế phẩm
Palila và bột neem.
Hiệu lực trừ tuyến trùng Pratylenchus sp. trong rễ của 2 chế phẩm Palila và bột neem
không cao, dưới 60 %. Tricô - VTN không có hiệu lực trừ tuyến trùng Pratylenchus
sp. trong rễ.
Hiệu lực trừ tuyến trùng Pratylenchus sp. trong rễ của 3 chế phẩm Palila, Trico - VTN
và bột neem thấp hơn trong đất.

iii


MỤC LỤC
Trang

Trang tựa...........................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...........................................................................vi
DANH SÁCH CÁC HÌNH ........................................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ viii
Chương 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu của đề tài .................................................................................................... 2
1.3 Yêu cầu của đề tài...................................................................................................... 2
1.4 Giới hạn của đề tài ..................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................... 3
2.1 Tổng quát về cây tiêu ................................................................................................ 3
2.1.1 Nguồn gốc, xuất xứ của cây tiêu ............................................................................ 3
2.1.2. Một số đặc điểm về hình thái ................................................................................ 3
2.1.3 Yêu cầu sinh thái của cây tiêu ................................................................................ 5
2.1.4 Điều kiện tự nhiên của địa bàn nghiên cứu ............................................................ 6
2.2 TUYẾN TRÙNG MELOIDOGYNE SP. GÂY HẠI CÂY TIÊU.............................. 7
2.2.1 Vị trí phân loại và phạm vi ký chủ ......................................................................... 7
2.2.2. Thành phần ........................................................................................................... 8
2.2.3 Triệu chứng gây hại ................................................................................................ 9
2.2.4 Thiệt hại do tuyến trùng trên cây tiêu..................................................................... 9
2.3 Biện pháp phòng trừ tuyến trùng .............................................................................10
2.3.1 Xử lý đất và các vật liệu giống .............................................................................10
2.3.2 Các biện pháp cơ học và canh tác.........................................................................10
2.3.3 Giống kháng và chống chịu tuyến trùng ..............................................................11
2.3.4 Biện pháp hóa học ................................................................................................11
2.3.5 Biện pháp sinh học ...............................................................................................11
iv



2.4 Các Chế Phẩm Sinh Học .........................................................................................12
2.4.1 Chế phẩm Trichoderma ........................................................................................12
2.4.2 Nấm Paecilomyces lilacinus.................................................................................12
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................14
3.1 Nội dung nghiên cứu ...............................................................................................14
3.2 Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................14
3.2.1 Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu ......................................................14
3.2.2 Phương pháp đánh giá khả năng hạn chế sự phát triển của tuyến trùng của nấm
Trichoderma trong điều kiện phòng thí nghiệm ............................................................14
3.2.3 Đánh giá hiệu lực phòng tuyến trùng Meloidogyne sp. của một số chế phẩm sinh
học trong điều kiện nhà lưới ..........................................................................................16
3.2.4 Đánh giá hiệu lực trừ tuyến trùng của một số chế phẩm sinh học trong điều kiện
nhà lưới ..........................................................................................................................17
3.2.5 Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................................17
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................................21
4.1 Đánh giá khả năng kiểm soát tuyến trùng Meloidogyne sp. và Pratylenchus coffeae
của các mẫu nấm Trichoderma trong điều kiện phòng thí nghiệm ...............................21
4.2 Đánh giá hiệu lực phòng tuyến trùng Meloidogyne sp. của một số chế phẩm sinh
học trong điều kiện nhà lưới ..........................................................................................23
4.3 Đánh giá hiệu lực phòng trừ tuyến trùng Meloidogyne sp. và Pratylenchus sp. của
một số chế phẩm sinh học trong điều kiện nhà lưới ......................................................24
4.3.1 Hiệu lực phòng trừ tuyến trùng Meloidogyne sp. .................................................25
4.3.2 Hiệu lực phòng trừ tuyến trùng Pratylenchus sp..................................................26
4.4 Thảo luận .................................................................................................................29
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..........................................................................31
5.1 Kết luận....................................................................................................................31
5.2 Đề nghị ....................................................................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................32

PHỤ LỤC ......................................................................................................................34

v


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CT
WA
M. sp.

Công thức
Water agar
Meloidogyne sp.

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 1. Vườn tiêu bị bệnh vàng lá chết chậm ................................................................ 11
Hình 2. Biện pháp cơ học và canh tác phòng tuyến trùng .............................................. 12
Hình 3. Tuyến trùng P. sp. phóng đại 400 lần............................................................... 18
Hình 4. Tuyến trùng P. sp. nhân nuôi trên môi trường cà rốt sau cấy 30 ngày............. 19
Hình 5. Tuyến trùng M. sp. phóng đại 400 lần .............................................................. 19
Hình 6. Rễ cây cà chua bị nhiễm tuyến trùng sau khi lây 30 ngày ................................ 20
Hình 7. Cây cà chua bị nhiễm tuyến trùng sau khi lây 30 ngày ..................................... 20
Hình 6. Nghiệm thức thí nghiệm là 5 mẫu nấm Trichoderma ....................................... 21

vii



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Một số yếu tố khí hậu chủ yếu của vùng Buôn Ma Thuột (tháng 4 - 7/ 2010)
......................................................................................................................................... 7
Bảng 4.1: Khả năng phát triển của tuyến trùng Meloidogyne sp. sau 15 ngày ủ với dịch
lọc nấm Trichoderma ở nhiệt độ 280C ..........................................................................22
Bảng 4.2: Tỷ lệ (%) tuyến trùng Pratylenchus sp. (sống, bị ký sinh và chết không rõ
nguồn gốc) sau 15 ngày ủ ở nhiệt độ 28oC. ...................................................................23
Bảng 4.3. Hiệu lực phòng tuyến trùng Meloidogyne sp. của các chế phẩm trong nhà
lưới .................................................................................................................................24
Bảng 4.4: Thành phần và mật độ tuyến trùng trong đất trồng tiêu được sử dụng để làm
thí nghiệm ......................................................................................................................24
Bảng 4.5: Mật độ tuyến trùng Meloidogyne sp. trong rễ trước và sau khi xử lý các chế
phẩm sinh học (con/5g rễ) .............................................................................................25
Bảng 4.6: Hiệu lực trừ tuyến trùng Meloidogyne sp. trong rễ của các chế phẩm sinh
học (%) ..........................................................................................................................25
Bảng 4.7: Mật độ tuyến trùng Meloidogyne sp. trong đất trước và sau khi xử lý các
chế phẩm sinh học (con/50 g đất) ..................................................................................26
Bảng 4.8: Hiệu lực trừ tuyến trùng Meloidogyne sp. trong đất của các chế phẩm sinh
học (%) ..........................................................................................................................26
Bảng 4.9: Mật độ tuyến trùng Pratylenchus sp. trong rễ trước và sau khi xử lý các chế
phẩm sinh học (con/5g rễ) .............................................................................................27
Bảng 4.10: Hiệu lực trừ tuyến trùng Pratylenchus sp. trong rễ của các chế phẩm sinh
học (%) ..........................................................................................................................27
Bảng 4.11. Mật độ tuyến trùng Pratylenchus sp. trong đất trước và sau khi xử lý các
chế phẩm sinh học (con/50g đất) ...................................................................................28
Bảng 4.12. Hiệu lực trừ tuyến trùng Pratylenchus sp. trong đất của các chế phẩm sinh
học (%) ..........................................................................................................................28

viii



Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây hồ tiêu (Piper nigrum L.), thường được gọi là cây tiêu, là cây công nghiệp
nhiệt đới mang lại lợi ích kinh tế cao. Hạt tiêu có rất nhiều công dụng, là một trong các
gia vị được biết trước tiên ngay từ thế kỷ thứ IV trước Công Nguyên ở La Mã cổ đại.
Ngày nay, ngoài việc được sử dụng làm gia vị trong thực phẩm, tiêu còn được sử dụng
với khối lượng lớn trong công nghiệp chế biến đồ hộp, trong ngành công nghiệp
hương liệu hóa dược và trong y học. Trong những năm gần đây giá trị của tiêu trên thị
trường khá ổn định, hạt tiêu đã trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu lớn
mạnh của nhiều quốc gia.
Ở nước ta cây tiêu được trồng nhiều ở vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và
miền Trung. Tây Nguyên là vùng đất giàu tiềm năng về đất đai, khí hậu rất thuận lợi
cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp đặc biệt là các cây công nghiệp dài ngày như:
tiêu, cà phê, cao su, chè, điều. Với lợi thế đó, cây tiêu là một trong những loại cây
trồng chủ lực trong cơ cấu nông nghiệp ở Tây Nguyên.
Tuy nhiên, sản xuất xuất hồ tiêu thường bị tổn thất đáng kể do cây bị bệnh, rễ
có nhiều nốt sưng, lá vàng, cây khô chết dần mà một trong những nguyên nhân gây
bệnh là do tuyến trùng (Phạm Văn Biên, 1989; Nguyễn Ngọc Châu 1990; Đào Thị Lan
Hoa, 2003 v.v…), trong đó Meloidogyne sp. là một trong những loài tuyến trùng gây
hại phổ biến ở Tây Nguyên (Đào Thị Lan Hoa, 2000 và Trần Kim Loang, 2002). Cho
đến nay, hiệu quả của việc phòng trừ tuyến trùng ở Việt Nam còn rất nhiều hạn chế,
chưa có giống hồ tiêu nào trồng ở nước ta có khả năng kháng hoặc chống chịu với loài
tuyến trùng này. Biện pháp phòng trừ bằng thuốc hoá học hầu như rất kém hiệu quả và
gây những hậu quả xấu tới môi trường sinh thái nông nghiệp. Vì thế, mặc dầu hiệu quả
của biện pháp phòng trừ dịch hại bằng các chế phẩm sinh học vẫn còn một số hạn chế

1



nhất định nhưng đây là biện pháp an toàn cho môi trường và con người đặc biệt là đối
với những đối tượng dịch hại có nguồn gốc từ đất như tuyến trùng.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, đề tài “Đánh giá hiệu lực phòng trừ tuyến trùng
trên cây hồ tiêu của một số chế phẩm sinh học tại ĐăkLăk” đã được thực.hiện từ ngày
03/8 - 30/7/2010 tại Bộ môn Bảo vệ thực vật - Viện khoa học Kỹ thuật Nông Lâm
nghiệp Tây Nguyên.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Đánh giá hiệu quả phòng trị tuyến trùng Meloidogyne sp. gây hại trên cây hồ
tiêu của một số chế phẩm sinh học.
1.3 Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá khả năng kiểm soát tuyến trùng Meloidogyne sp. của các mẫu nấm
Trichoderma của Viện khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên đã chọn lọc
(T2, T18, T26, T39 & T56) trong điều kiện phòng thí nghiệm.
- Sơ bộ xác định hiệu lực và cách xử lý của một số chế phẩm sinh học để phòng
trị tuyến trùng Meloidogyne sp. gây hại trên cây hồ tiêu trong điều kiện nhà lưới.
1.4 Giới hạn của đề tài
Do thời gian thực tập có hạn và thực hiện trong mùa khô nên đề tài chỉ thực
hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới tại Viện Khoa học Kỹ thuật Nông
Lâm nghiệp Tây Nguyên.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quát về cây tiêu
2.1.1 Nguồn gốc, xuất xứ của cây tiêu
Cây tiêu có tên khoa học là Piper nigrum L., thuộc chi Piper, họ Piperaceae, bộ

Piperales, giới Plantae, phân lớp mộc lan (2n = 52). Có nguồn gốc từ Ấn Độ, mọc
hoang trong các rừng nhiệt đới ẩm ở vùng Ghats Tây và Assam. Từ thế kỷ XIII tiêu
được canh tác và sử dụng rộng rãi trong các bữa ăn hàng ngày. Hiện nay cây tiêu được
trồng ở nhiều nước khác vùng Viễn Đông, Indonesia, Malaysia, Thái lan, SriLanka và
Campuchia. Ở Đông Dương, cây tiêu mọc hoang được tìm thấy từ thế kỷ XVI nhưng
đến thế kỷ XVII mới có các giống mới được đưa vào trồng, bắt đầu từ thế kỷ XIX mới
được canh tác tương đối ở vùng Hà Tiên - Việt Nam và vùng Kampot - Campuchia.
Từ cuối thế kỷ XIX cây tiêu bắt đầu được trồng phổ biến sang các nước Châu
Phi với Madagasca là địa bàn canh tác lớn nhất, sau đó là Nigieria, Conggo và Cộng
hòa Trung Phi. Ở Châu Mỹ với các đại diện như Brazil, Mexico, Ecuador là những
nước canh tác nhiều nhất, cho đến nay đã xếp vào một trong những nước đứng đầu về
sản xuất tiêu trên thế giới.
2.1.2. Một số đặc điểm về hình thái
2.1.2.1 Hệ thống rễ
- Rễ cọc: có nhiệm vụ chính là hút nước, rễ cọc chỉ có ở cây tiêu trồng bằng hạt,
rễ cọc có thể đâm sâu 2,5m.
- Rễ cái: nhiệm vụ chính là hút nước, rễ cái thấy ở cây tiêu trồng bằng cành
giâm sau khi trồng ở ngoài nọc 1 năm, rễ cái chỉ có thể ăn sâu 2m.
- Rễ phụ: có nhiệm vụ là hút nước và chất dinh dưỡng, rễ phụ mọc dày đặc
thành chùm, phát triển theo chiều ngang ở độ sâu 15 - 40 cm.

3


- Rễ bám: có nhiệm vụ chính là bám vào trụ, choái hay vách đá, khả năng hút
nước và chất dinh dưỡng của rễ bám là rất hạn chế, rễ bám được mọc ra từ các đốt trên
không của thân cây.
2.1.2.2 Hệ thống thân, cành, lá
- Tiêu là loại thân thảo, mềm dẻo, được cấu tạo bởi nhiều mạch gỗ, mật độ các
mạch gỗ này khá lớn, có thể lưu thông nhựa dễ dàng đến các cơ quan. Màu sắc của

thân thay đổi từ màu đỏ nhạt sau chuyển sang màu nâu xám rồi xanh, khi cây được 2
tuổi thân tiêu chuyển sang màu nâu thẫm. Trong điều kiện tự nhiên thân tiêu có thể
mọc dài 10m.
- Cành tược: phát sinh từ các mầm nách trên cây tiêu nhỏ hơn 1 tuổi, trên các
cây trưởng thành cành tược phát sinh từ mầm nách của khung thân chính, gần phía gốc
cây tiêu và thường là cành cấp I. Góc độ phân cành nhỏ hơn 450.
- Cành lươn: là cành phát sinh từ các mầm nách sát gốc của bộ khung thân
chính của cây tiêu trưởng thành, cành lươn có dạng bò sát đất và các lóng rất dài.
- Cành cho trái: phát sinh từ mầm nách trên cây tiêu lớn hơn 1 tuổi, góc độ phân
cành lớn, cành dạng zic zắc và lóng rất ngắn. Đa số cành cho trái là cành cấp II.
- Lá tiêu thuộc loại lá đơn, hình tim, mọc cách, có cuống. Cuống lá dài 2 - 3
cm, lá có 5 gân hình lông chim, khích thước lá biến động tùy theo giống, phiến lá đầy
đủ nguyên vẹn có chiều dài từ 10 - 25 cm, rộng từ 5 - 10 cm. Mặt trên lá nhẵn bóng
màu xanh thẫm, mặt dưới có màu xanh lục. Đôi khi thấy hai loại dạng lá, các lá mọc từ
cành tược có dạng cân đối và màu xẫm, các lá mọc từ cành trái có dạng mất cân đối so
với gân chính và màu nhạt hơn.
2.1.2.3 Đặc điểm thu hoạch và chế biến.
- Hồ tiêu còn gọi là cổ nguyệt, hắc cổ nguyệt, bạch cổ nguyệt là một loài cây
leo có hoa thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae), trồng chủ yếu để lấy quả và hạt, thường
dùng làm gia vị dưới dạng khô hoặc tươi.
- Hồ tiêu là một loại dây leo, thân dài, nhẵn không mang lông, bám vào các cây
khác bằng rễ. Thân mọc cuốn, mang lá mọc cách. Lá như lá trầu không, nhưng dài và
thuôn hơn. Có hai loại nhánh: một loại nhánh mang quả, và một loại nhánh dinh
4


dưỡng, cả hai loại nhánh đều xuất phát từ kẽ lá. Đối chiếu với lá là một cụm hoa hình
đuôi sóc. Khi chín, rụng cả chùm. Quả hình cầu nhỏ, chừng 20-30 quả trên một chùm,
lúc đầu mầu xanh lục, sau có mầu vàng, khi chín có mầu đỏ. Từ quả này có thể thu
hoạch được hồ tiêu trắng, hồ tiêu đỏ, hồ tiêu xanh và hồ tiêu đen. Đốt cây rất dòn, khi

vận chuyển nếu không cận thận thì cây có thể chết. Quả có một hạt duy nhất.
- Hồ tiêu được thu hoạch mỗi năm hai lần. Muốn có hồ tiêu đen, người ta hái
quả vào lúc xuất hiện một số quả đỏ hay vàng trên chùm, nghĩa là lúc quả còn xanh;
những quả còn non quá chưa có sọ rất giòn, khi phơi dễ vỡ vụn, các quả khác khi phơi
vỏ quả sẽ săn lại, ngả màu đen. Muốn có hồ tiêu trắng (hay hồ tiêu sọ), người ta hái
quả lúc chúng đã thật chín, sau đó bỏ vỏ. Loại này có màu trắng ngà hay xám, ít nhăn
nheo và ít thơm hơn (vì lớp vỏ chứa tinh dầu đã mất) nhưng cay hơn (vì quả đã chín).
- Bên cạnh hai sản phẩm nói trên, tuy hiếm hơn, còn có hồ tiêu đỏ, là loại hồ
tiêu chín cây hoặc được thu hái khi rất già, ủ chín sau đó được chế biến theo cách thức
đặc biệt để giữ màu đỏ của vỏ. Hồ tiêu đỏ có màu đỏ thẫm hơi ngả đen, được sản xuất
tại Ấn Độ và tại huyện Chư Sê và Bà Rịa - Vũng Tàu Việt Nam. Giá trị xuất khẩu của
tiêu đỏ sau khi chế biến cao hơn gấp 3 đến 4 lần so với hạt tiêu đen
2.1.3 Yêu cầu sinh thái của cây tiêu
- Nhiệt độ: nhiệt độ thích hợp cho cây tiêu là từ 25 - 270C, nhiệt độ cao > 400C
và < 100C đều ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng cây tiêu. Sinh trưởng của cây tiêu sẽ
ngừng lại ở nhiệt độ 150C nếu kéo dài. Nhiệt độ 6 - 100C lá non bị nám, héo, sau đó lá
trên cây bắt đầu rụng.
- Lượng mưa và ẩm độ không khí: cây tiêu cần lượng mưa trung bình hàng năm
từ 2.000 - 3.000 mm và phân bố tương đối đều trong năm. Cây tiêu có thể chịu được
mùa khô nhưng không kéo dài, lượng mưa tối thiểu khoảng 1.800 mm. Ẩm độ không
khí thích hợp cho tiêu khoảng 75 - 90%. Nếu gặp sương muối cây tiêu dễ bị chết, tiêu
cũng rất kị lượng mưa lớn vì mưa lớn sẽ làm đọng nước ở rễ.
- Ánh sáng: cây tiêu là cây thích bóng rợp ở một mức độ nhất định khi trồng
xen với các cây khác. Trong giai đoạn cây con cần che bóng cho tiêu, nhưng khi tiêu
đã trưởng thành chúng phát triển sum suê và có thể tự che rợp cho nhau.
5


- Gió: nơi trồng tiêu cần ít gió, tuyệt đối không nên có gió lớn. Tại những nơi
có gió nhiều, việc trồng cây chắn gió là bước đầu rất cần thiết.

- Độ cao: tiêu là cây thường sống ở vùng đất thấp, tuy nhiên có thể trồng tiêu ở
những vùng có độ cao từ 0 - 900 m, với điều kiện không khí phải luôn trên 150C.
- Tiêu có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất vàng đỏ (Indonesia),
đất sét pha cát (Phú Quốc), đất đỏ do đá huyền vũ phân hủy (Thái Lan), đất đỏ basalt
(Tây Nguyên), đất xám (Đông Nam Bộ).
Đất trồng tiêu đòi hỏi các đặc tính sau:
- Lý tính: Tầng canh tác từ 80 - 100 cm, mực thủy cấp sâu hơn 2 m, cơ cấu tơi
xốp, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, dễ thấm và mau thoát nước, độ dốc tốt
nhất từ 3 - 10%.
- Hóa tính: Đất có hàm lượng mùn cao (>2%), giàu đạm (>15%), hàm lượng
kali và magiê khá, khả năng trao đổi cation ở mức 20 - 30 meq/100g đất, tỷ lệ C/N cao,
độ pH từ 5,5 - 7,0.
2.1.4 Điều kiện tự nhiên của địa bàn nghiên cứu
Theo số liệu niên giám cục thống kê tỉnh ĐăkLăk 2010, năm 2009 ĐăkLăk có
diện tích tự nhiên 13.125,37km², chiếm 3,9% diện tích tự nhiên cả nước. Đất nông
nghiệp: 478.137 ha diện tích đất đỏ bazan rất lớn chiếm khoảng 1/3 diện tích tự nhiên,
đặc điểm của loại đất này là có tầng canh tác dày, tơi xốp, giàu chất hữu cơ và các chất
dinh dưỡng khoáng, tuy nhiên đất thường chua, pHKCl thường < 5. Điều này cho thấy
đây là vùng đất thích hợp cho việc phát triển hầu hết các loại cây đặc biệt là các cây
công nghiệp lâu năm như cà phê, hồ tiêu, cao su, ca cao, dâu tằm..., đồng thời cũng
thích hợp cho sự phát triển của các sinh vật gây hại sống trong đất. Diện tích trồng tiêu
ở ĐăkLăk đứng thứ hai ở Tây nguyên, sau tỉnh Đăk Nông.
Nhìn chung, điều kiện khí hậu tại ĐăkLăk rất thích hợp cho cây hồ tiêu phát
triển và cho năng suất cao. Nhiệt độ bình quân năm 23,80C, chênh lệch nhiệt độ bình
quân giữa các tháng trong năm không lớn lắm, chỉ từ 20 - 260C. Ẩm độ không khí bình
quân cả năm trên 83%, độ ẩm không khí của các tháng mùa mưa bao giờ cũng cao hơn
85%. Tổng lượng mưa năm 2009 của Đăk Lăk khoảng 2.035,6mm. Mùa mưa từ tháng
4 đến tháng 10, chiếm trên 80% lượng mưa của cả năm. Ẩm độ cao trong mùa mưa kết
6



hợp với lượng mưa lớn và tập trung đã tạo điều kiện cho sự phát triển và phát tán các
sinh vật gây bệnh, đặc biệt là nấm và tuyến trùng.
Bảng 2.1: Một số yếu tố khí hậu chủ yếu của vùng Buôn Ma Thuột (tháng 4 - 7/ 2010)

Tháng

Nhiệt độ trung
bình (0C)

Ẩm độ (%)

Lượng mưa
(mm)

Số giờ nắng

4

24,8

84,9

137.9

219,6

5

24,7


86,6

99,8

187,7

6

25,4

86,8

102,1

186

7

24,2

88,1

102,9

154

2.2 TUYẾN TRÙNG MELOIDOGYNE SP. GÂY HẠI CÂY TIÊU
2.2.1 Vị trí phân loại và phạm vi ký chủ
Theo Luc và cộng sự (1990), Nguyễn Ngọc Châu (2000) tuyến trùng

Meloidogyne Goeldhi,1887 thuộc:
Bộ: Tylenchida
Họ: Heteroderidae
Giống: Meloidogyne
Tên khoa học: Meloidogyne incognita
Meloidogyne là giống tuyến trùng nội ký sinh, gây nốt sưng trên rễ được nghiên
cứu nhiều nhất trong nhóm tuyến trùng kí sinh trên cây trồng, cho tới nay có khoảng
54 loài tuyến trùng đã được định danh, các loài thường gặp gồm M. incognita, M.
javanica, M. arenaria và M. hapla.
Phạm vi ký chủ của Meloidogyne incognita rất rộng, gồm nhiều cây trồng từ
7


nhiều họ cây trồng khác nhau (Whitehead, 1998) như các loại rau, ngũ cốc, cây ăn quả,
cỏ dại, cây cảnh, ca cao, chuối, cà phê... Ở Việt Nam loài Meloidogyne incognita ký
sinh và gây hại trên gần 100 loài cây trồng khác nhau. Các cây ký chủ của Meloidogyne
incognita là một số cây trồng và cây hoang dại như: bí đỏ, cà chua, thuốc lá, thuốc lào,
nghệ, gừng, tàu bay, cỏ hôi (Nguyễn Ngọc Châu và Nguyễn Vũ Thanh, 1993).
2.2.2. Thành phần
Hiện nay trên thế giới có khoảng 28 loài tuyến trùng gây hại trên cây tiêu gồm
các giống: Criconimoides, Discocriconemella, Dolichodorus, Helicotylenchus,
Hemicriconemoides, Hoplolaimus, Meloidogyne, Paralongidorus, Pratylenchus,
Radopholus, Rotylenchulus, Scutellonema, Trophotylenchulus, Tylenchorhynchus,
Tylenchulus và Xiphinema. Tuy nhiên phổ biến nhất là Radopholus similis và
Meloidogyne spp. (Koshy và ctv, 2005).
Meloidogyne sp. là loài tuyến trùng gây nốt sưng cho rễ. Theo sự sắp xếp của
các nhà khoa học trên thế giới, tuyến trùng nốt sưng là loài gây hại nặng nhất trong tất
cả các loài tuyến trùng kí sinh cây trồng nông nghiệp. Những loài này thuộc họ
Meloidogynidae, là những loài nội kí sinh tĩnh tại và thiết lập mối quan hệ đặc biệt và
phức tạp với cây kí chủ. Chi Meloidogyne sp. là một chi được nghiên cứu nhiều nhất

trong nhóm tuyến trùng kí sinh trên cây trồng. Cho tới nay có khoảng 54 loài tuyến
trùng đã được định danh trong chi Meloidogyne, các loài thường gặp gồm M.
incognita, M. javanica, M. arenaria và M. hapla. Trong bốn loài này M. incognita và
M. javanica phân bố rộng rãi ở vùng nhiệt đới, bàn nhiệt đới và những vùng ôn đới
ẩm.
Hiện nay, đã phát hiện được 4 loài Meloidogyne gây hại trên cây tiêu đó là M.
incognita, M. javanica, M. arenaria và M. piperi. Hai loài phổ biến là M. incognita và
M. javanica được tìm thấy ở Ấn Độ, Brasil, Sarawak, Malaysia, Brunei, Kampuchea,
Indonesia, Philippines, Thailand và Việt Nam. Loài M. arenaria gây hại ở Srilanca
(Lamberti và ctv, 1983), loài M. piperi mới phát hiện tại bang Kerala ở Ấn Độ (Sahoo
và cộng sự, 2000).
Năm 1993, Nguyễn Ngọc Châu và Nguyễn Vũ Thanh đã xác định được thành
phần tuyến trùng ký sinh cây hồ tiêu ở vùng Tân Lâm (Quảng Trị) bao gồm 49 loài
tuyến trùng thuộc 19 giống, 14 họ, 3 bộ. Trong đó có 4 loài ký sinh nguy hiểm và gây
8


hại chính cho tiêu là Meloidogyne incognita, Rotylenchulus reniformis, Xiphinema
americanum và Paratrichodorus nanus. Đây là các loài tuyến trùng gây hại rất phổ
biến ở các vùng trồng tiêu.
Thành phần tuyến trùng ở Miền Đông Nam Bộ gồm 10 loài trong đó giống
Meloidogyne và Rotylenchulus phổ biến (Phạm Văn Biên, 1990).
Qua nghiên cứu bệnh vàng lá chết chậm ở Tây Nguyên (Gia Lai, Đăklăk) đã
xác định được hai tác nhân chính gây bệnh này là tuyến trùng Meloidogyne incognita
và nấm Fusarium solani (Đào Thị Lan Hoa và ctv.,2003)
Phạm Thanh Sơn (2004) đã kết luận có hai loài tuyến trùng gây hại trên cây tiêu
tại Bà Rịa - Vũng Tàu là M. incognita và M. aerenaria cùng tác động gây hại trên rễ
cây tiêu.
2.2.3 Triệu chứng gây hại
Triệu chứng thường thấy trên mặt đất là cây phát triển chậm, lá vàng. Lá của

cây tiêu bị tuyến trùng Meloidogyne sp. gây hại bị vàng ở vùng giữa gân lá nhưng gân
lá vẫn xanh trong khi lá của cây tiêu bị tuyến trùng Radopholus similis gây hại thì toàn
bộ phiến lá và gân lá đều bị vàng (Ramana và ctv, 2005).
Khi cây bị nhiễm tuyến trùng, rễ sưng phòng lên do quá trình xâm nhiễm phức
tạp và tạo thành nốt hay bướu trên hệ rễ thứ cấp hay lông hút do sự phình to và tăng
lên liên tục của các mô bị nhiễm tuyến trùng. Trong các rễ chính, số lượng tuyến trùng
cái và trứng nằm dưới lớp biểu bì, toàn bộ đoạn rễ đều có bướu do vậy rễ có vẻ phẳng
với triệu chứng chảy nhựa nhiều chỗ. Các rễ có nốt sưng này suy thoái dần. Nếu cây bị
nhiễm tuyến trùng nặng sẽ có một lượng lớn rễ bị tổn thương và chết.
2.2.4 Thiệt hại do tuyến trùng trên cây tiêu
Tuyến trùng làm giảm đáng kể sinh trưởng và phát triển của cây tiêu trên đồng
cũng như vườn ươm. Các thí nghiệm được bố trí trong điều kiện đồng ruộng cho thấy
cây tiêu bị giảm năng suất đáng kể khi bị lây nhiễm tuyến trùng ở mức cao. Một vài
thay đổi về hoạt động sinh lý trong cây cũng được ghi nhận khi cây tiêu bị nhiễm
tuyến trùng Meloidogyne incognita, chẳng hạn giảm khả năng hấp thu và trao đổi chất
dinh dưỡng dẫn đến hàm lượng diệp lục tố trong lá giảm, một vài thay đổi về hàm
lượng amino axit, axit hữu cơ và đường trong cây tiêu khi bị nhiễm loài tuyến trùng
9


này.
Bệnh tuyến trùng ở hồ tiêu được coi là một trong những bệnh nan giải nhất, đã
và đang gây hại lớn cho các vườn tiêu hiện nay ở các tỉnh Miền Trung và Miền Nam
Việt Nam (Phạm Văn Biên, 1989), (Nguyễn Ngọc Châu, Nguyễn Vũ Thanh, 1993).
Inchinohe (1976) điều tra ở Brazil vào lúc tiêu suy giảm nghiêm trọng cho biết chỉ có
1/71 vườn điều tra không bị nhiễm tuyến trùng nốt sần, 91% số cây điều tra bị nhiễm
tuyến trùng, 75% số cây phân tích đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng của những loài
tuyến trùng này.
Tuyến trùng nốt sưng Meloidogyne sp. là một trong những tác nhân chính gây
nên bệnh vàng lá chết chậm. Ở đảo Bangka, Indonesia bệnh vàng lá phá hủy tới 90%

sản lượng tiêu.
2.3 Biện pháp phòng trừ tuyến trùng
2.3.1 Xử lý đất và các vật liệu giống
Biện pháp phơi nắng nhà lưới để diệt nguồn tuyến trùng trong vườn
ươm(Shlevin và ctv. (1994)). Giữa 2 vụ trồng, nhà lưới được đóng cửa trong mùa hè
để nhiệt độ trong đó được nâng lên đến 60 - 650C hay cao hơn nữa. Ở một số nước trên
thế giới như Uzbekistan, Turkmenia, Ý, Ấn Độ, Florida, Philippines, Hàn Quốc biện
pháp này được sử dụng kết hợp với việc che phủ bằng tấm nhựa trong để diệt tuyến
trùng Meloidogyne sp. và Pratylenchus coffeae trên đồng ruộng.
2.3.2 Các biện pháp cơ học và canh tác
Nhổ và đưa cây bị tuyến trùng ra khỏi đồng ruộng, phơi nắng, đốt hoặc cày sâu
để diệt nguồn tuyến trùng còn ở dưới mặt đất. Các biện pháp này có thể không diệt
được hết tuyến trùng nhưng ít nhất cũng đã giảm được một số lớn mầm bệnh trong đất
(Hendrina, 1999).
Trồng cây che phủ đất hay tủ gốc bằng các cây không phải là ký chủ của tuyến
trùng. Ratnasoma và ctv. (1991) đã thấy rằng dùng lá cây Grilicidia để tủ gốc tiêu có
thể hạn chế được sự phát triển của tuyến trùng gây nốt sưng trên vườn tiêu. Bón chế
phẩm từ hạt neem vào đất cũng làm giảm mật số tuyến trùng gây nốt sưng trên vườn
tiêu (Ramana và ctv., 1992).

10


2.3.3 Giống kháng và chống chịu tuyến trùng
Nhiều kết quả nghiên cứu về giống tiêu kháng hay chống chịu tuyến trùng đã
được công bố từ thập kỹ 1970 (Koshy và cộng sự, 2005). Panniyur I là giống tiêu
kháng được nấm Phytophthora nhưng lại nhiễm nặng tuyến trùng M. incognita so với
các giống Valiakaniakadan (Koshy và Sundararaju, 1979) và Karimanda (Mohandas
và Ramana, 1983). Hiện nay Pournami là giống tiêu được khuyến khích trồng trên các
vùng đất trồng tiêu bị tuyến trùng M. incognita gây hại (Ravindran và ctv., 1992).

2.3.4 Biện pháp hóa học
Mặc dù có hiệu quả cao trong phòng trừ tuyến trùng đặc biệt là trong vườn ươm
nhưng những khuyến cáo về sử dụng thuốc hóa học cho vườn tiêu trong giai đoạn kinh
doanh rất hạn chế. Những hoạt chất được khuyến cáo để trừ tuyến trùng M. incognita
gồm có: carbofuran (50g Furadan 5G/ gốc tiêu, 2 lần trong năm), phenamiphos 1% a.i
kết hợp với carbofuran và ethoprophos, aldicarb 1g 2.i/ gốc (Koshy và ctv., 2005).
2.3.5 Biện pháp sinh học
Nhiều loài vi sinh vật đã được nghiên cứu để phòng trừ tuyến trùng gây nốt
sưng trên cây tiêu. Hiệu quả nhất là nấm Paecilomyces lilacinus.

Hình 1. Vườn tiêu bị bệnh vàng lá chết chậm
(Nguồn: http:vi.wikipedia.org/miki/H%E1%BB%93_ti%C3%AAU)

11


Hình 2. Biện pháp cơ học và canh tác phòng tuyến trùng
(Nguồn: http:vi.wikipedia.org/miki/H%E1%BB%93_ti%C3%AAU)
2.4 Các Chế Phẩm Sinh Học
2.4.1 Chế phẩm Trichoderma
Trichoderma đã được nghiên cứu và ứng dụng trong việc kháng bệnh cho nhiều
loại cây trồng: thối rễ ở cây hòa thảo, thối đen ở cây bắp cải, dưa leo, cà chua, bầu
bí…, bệnh chết ẻo của cây họ đậu, dưa hấu, cây ăn trái và hàng loạt các bệnh khác do
nấm gây ra.
Trichoderma có khả năng phân hủy các chất gây ô nhiễm trong đất rừng. Chất
tẩy trắng chlor của các nhà máy sử dụng sulfit hóa bột giấy được tháo ra hồ một cách
gián đoạn đã làm xuất hiện các hợp chất chlorophenol trong nước và cặn bẩn hợp chất
chlorophenol này rất độc.
Trichoderma là nhà máy sản xuất nhiều enzyme ngoại bào rất có hiệu quả.
Chúng được thương mại hóa trong việc sản xuất các cellulase và các enzyme khác

phân hủy các polysaccharide phức tạp. Trichoderma spp. là nguồn sản xuất hiệu quả
các hệ enzyme cellulase ngoại bào. Các enzyme này được sử dụng rất nhiều trong
công nghiệp dệt, do chúng có thể làm cho vải bông mềm và trắng hơn.
2.4.2 Nấm Paecilomyces lilacinus
Nấm Paecilomyces lilacinus thuộc lớp Ascomyces, bộ Eurotiales, họ
Trichocomaceae.
Nấm P. lilacinus trừ tuyến trùng bằng cơ chế ký sinh trực tiếp bằng sợi nấm và tiết ra
enzym phân hủy vỏ trứng.
12


Sợi nấm nấm P. lilacinus tạo ra các vòi bám và bám vào khắp bề mặt trứng
tuyến trùng và xâm nhập vào trứng. Nấm P. lilacinus còn tạo ra các enzym protease,
chitinase phá vỡ võ ngoài của trứng để xâm nhập vào trứng. Sau khi xâm nhiễm vào
trứng nấm sẽ giết chết ấu trùng tuổi 1 trong trứng, sau đó nấm sẽ tạo ra cành bào tử
(coniophores) và bào tử (conidia) chui ra khỏi vỏ trứng (lúc này không còn tuyến
trùng) và tiếp tục xâm nhiễm vào các trứng khác.Sợi nấm cũng xâm nhập vào con
trưởng thành qua lỗ sinh dục.

13


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
Đánh giá khả năng kiểm soát tuyến trùng Meloidogyne sp. của các mẫu nấm
Trichoderma của Viện khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên đã chọn lọc
trong điều kiện phòng thí nghiệm.
Đánh giá hiệu lực phòng tuyến trùng Meloidogyne sp. của một số chế phẩm
sinh học trong điều kiện nhà lưới.

Đánh giá hiệu lực trừ tuyến trùng của một số chế phẩm sinh học trong điều kiện
nhà lưới.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu
Thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 8/3/2010 đến 30/7/2010.
Địa điểm: Phòng thí nghiệm và nhà lưới của Bộ môn Bảo vệ thực vật - Viện
Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên, Thành phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh
Đăk Lăk.
Đối tượng nghiên cứu: Tuyến trùng Meloidogyne sp. gây hại trên cây hồ tiêu.
3.2.2 Phương pháp đánh giá khả năng hạn chế sự phát triển của tuyến trùng của
nấm Trichoderma trong điều kiện phòng thí nghiệm
- Vật liệu nghiên cứu:
+ Cây cà chua.
+ Tuyến trùng Meloidogyne sp. và tuyến trùng Pratylenchus sp. được thu thập
từ các mẫu rễ cây tiêu tại TP. Buôn Ma Thuột.
+ Năm mẫu nấm Trichoderma có khả năng đối kháng cao với nấm
Phytophthora của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên đã chọn lọc
(T2, T18, T26, T39 và T56).
- Phương pháp tạo nguồn tuyến trùng Meloidogyne sp.
14


Ly trích và nhân nuôi tuyến trùng Meloidogyne sp. theo phương pháp của
Hussey và Baker (1973). Tuyến trùng được nhân nhân nuôi trên cây cà chua trong nhà
lưới. Ly trích tuyến trùng Meloidogyne sp. từ rễ cây tiêu bị bệnh. Khử trùng tuyến
trùng bằng Streptomycine sulphat (600ppm).
Gieo hạt cà chua vào đất đã hấp khử trùng, sau khi cà chua phát triển ổn định
(2 - 3 cặp lá thật) tiến hành lây tuyến trùng Meloidogyne sp. (100 con tuyến trùng tuổi
2/gốc cây cà chua). Chăm sóc cây cà chua để tuyến trùng phát triển. Sau khi lây
khoảng 1 tháng thì nhổ cây cà chua, lấy phần rễ để ly trích thu tuyến trùng

Meloidogyne sp.
-

Phương pháp tạo nguồn tuyến trùng Pratylenchus sp.

Tuyến trùng Pratylenchus sp. được ly trích từ đất trồng tiêu và được nhân nuôi
theo phương pháp của Speiger và De Waele (1997), gồm các bước:
Khử trùng tuyến trùng Pratylenchus sp. bằng Streptomycin sulphate: Dùng
pipet hút 2ml tuyến trùng đã được ly trích vào một ống nghiệm sạch thêm vào 1ml
dung dịch Streptomycin sulphate nồng độ 6000ppm. Ngâm qua một đêm, hôm sau loại
bỏ dung dịch Steptomycin sulphate phía trên. Rửa tuyến trùng ở dưới đáy ống nghiệm
bằng nước cất khử trùng 2 - 3 lần. Tuyến trùng thu được sau khi khử trùng sẽ được sử
dụng cho việc nhân nuôi.
Chuẩn bị đĩa cà rốt: Chọn những củ cà rốt tươi (còn lá). Rửa cà rốt bằng nước
và lau khô bằng giấy thấm. Phun cồn 900 lên củ cà rốt, để cồn bay hơi. Gọt bỏ 3 - 4 lớp
vỏ cà rốt, cắt ra thành từng khoanh dày khoảng 0,5 - 1cm. Đặt 1 - 2 khoanh cà rốt
trong đĩa petri đã sấy khử trùng.
Lây tuyến trùng Pratylenchus sp. lên đĩa cà rốt: Dùng pipet hút tuyến trùng đã
được khử trùng sang đĩa petri. Cấy 25 con tuyến trùng cái Pratylenchus sp. / đĩa.
Tuyến trùng được lây lên trên rìa những khoanh cà rốt. Dán đĩa petri có cà rốt đã lây
tuyến trùng bằng parafilm và nuôi tuyến trùng ở nhiệt độ 270C.
Ly trích tuyến trùng Pratylenchus sp. từ đĩa cà rốt được lây : Tuyến trùng trong
đĩa cà rốt được thu từ 2 phần chính: trong đĩa pêtri và trên các khoanh cà rốt. Tuyến
trùng trong đĩa pêtri được thu bằng cách rửa đĩa petri bằng nước cất và lọc qua rây
25μm. Tuyến trùng ở trên và trong khoanh cà rốt được thu bằng cách xay cà rốt trong
15


nước và lọc qua hệ thống rây 500μm, 200μm, 100μm và 45μm.
Phương pháp đánh giá khả năng ký sinh của nấm Trichoderma đến khả năng

phát triển của tuyến trùng Meloidogyne sp. và Pratylenchus sp.
Cấy chuyền các mẫu nấm Trichoderma lên đĩa petri chứa môi trường sinh tổng
hợp chitinase, ủ ở 250C cho đến khi toàn bộ mặt môi trường phủ một lớp khuẩn ty
nấm. Trải đều 10ml dung dịch có chứa 100 ấu trùng tuổi 2 lên đĩa petri có khuẩn ty
nấm, ủ ở 280C trong tối trong 2 tuần. Thực hiện như vậy đối với đối chứng không
được cấy chuyền nấm. Sau khi ủ 2 tuần, nhuộm ấu trùng bằng thuốc nhuộm
Lactophenol. Quan sát và đếm số lượng tuyến trùng dưới kính hiển vi ở độ phóng đại
10X.
Theo dõi số trứng hoặc số tuyến trùng bị nấm kí sinh, khả năng nở của trứng
tuyến trùng (%). Khả năng kí sinh của mỗi mẫu nấm được kiểm tra và đánh giá trên 3
đĩa petri cấy nấm có đối chứng và thực hiện lặp lại 3 lần.
3.2.3 Đánh giá hiệu lực phòng tuyến trùng Meloidogyne sp. của một số chế phẩm
sinh học trong điều kiện nhà lưới
Các loại chế phẩm được trộn vào đất trước khi ươm cà chua. Sau khi được 2 - 3
lá tiến hành lây tuyến trùng 100con/bầu 1kg đất. Sau khi lây 30 ngày nhổ cây và kiểm
tra mật độ tuyến trùng trong rễ (con/5 g rễ) và trong đất (con/50 g đất)
Thí nghiệm được bố trí theo khối đầy đủ ngẫu nhiên, gồm 4 công thức được lặp
lại 3 lần, mỗi công thức có 3 cây cà chua.
+ Công thức 1: Đối chứng
+ Công thức 2: Chế phẩm Palila 500 (2 g/ bầu đất 1 kg)
+ Công thức 3: Chế phẩm Tricô-VTN (2 g/ bầu đất 1 kg)
+ Công thức 4: Bột neem (2g/ bầu đất 1kg)
Chế phẩm palila 500 là loại phân bón sinh học có chứa 500 triệu bào tử nấm
Paecilomyces lilacinus /1g chế phẩm.
Chế phẩm Tricô - VTN thường được gọi trichoderma là loại nấm ký sinh trên
nhiều loài nấm gây bệnh thực vật như: Rhizoctonia

solani, Sclerotium

rolfsii,


Fusarium oxyporum, Pythium spp., Globodera pallida, Alternaria spp.
Bột neem là loại chế phẩm được chiết xuất từ hạt cây neem (cây xoan Ấn Độ).
Bột neem có dạng bột mịn, màu nâu, mùi hôi.
16


×