Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

TÌM HIỂU ỨNG DỤNG CỦA HỆ THỒNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ TRONG VIỆC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI TRẠM TÀI NGUYÊN LÂM NGHIỆP THẠNH HÓA – LONG AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 44 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU ỨNG DỤNG CỦA HỆ THỒNG THÔNG TIN
ĐỊA LÝ TRONG VIỆC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
TẠI TRẠM TÀI NGUYÊN LÂM NGHIỆP
THẠNH HÓA – LONG AN

Họ và tên sinh viên: Phạm Đình Hòe
Ngành: Lâm nghiệp
Niên khoá:2006 - 2010

Tháng 7/2010


TÌM HIỂU ỪNG DỤNG CỦA HỆ THỒNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ TRONG
VIỆC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI TRẠM TÀI NGUYÊN LÂM
NGHIỆP THẠNH HÓA - LONG AN

T ác gi ả

PHẠM ĐÌNH HÒE

Khoá luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư nghành
Lâm nghiệp

Giáo viên hướng dẫn:
Ts.Phạm Trịnh Hùng



Tháng 7 năm 2010
i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và động
viên của thầy, cô, gia đình, bạn bè…trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Em
xin chân thành cảm ơn:
Ts. Phạm Trịnh Hùng giảng viên chính bộ môn GIS.
Các thầy cô đã tham gia giảng dạy lớp DH06LN.
Các bạn lớp DH06LN.
Em xin chân thành cảm ơn cha, mẹ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn
thành luận văn này.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10/07/2010
Phạm Đình Hòe

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Tìm hiểu ứng dụng của hệ thống thông tin địa lý trong việc quản lý tài
nguyên rừng tại Trạm tài nguyên lâm nghiệp Thạnh Hóa – Long An” được tiến hành
tại Trạm tài nguyên lâm nghiệp Thạnh Hóa tỉnh Long An từ ngày 10/03/2010 đến
ngày 30/07/2010
Mục đích chính của đề tài:
-Tìm hiểu các phương pháp quản lý tài nguyên rừng đang áp dụng tại Trạm tài
nguyên lâm nghiệp Thạnh Hóa.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin địa lý phục vụ cho việc quản lý tài nguyên

tại Trạm tài nguyên lâm nghiệp Thạnh Hóa.
- Đánh giá hiệu quả của việc quản lý tài nguyên rừng với sự hỗ trợ của kỹ thuật
GIS.
Kết quả thu được:
-

Khảo sát được về phương pháp quản lý rừng truyền thống trong công tác
thiết kế trồng rừng, khai thác rừng, phòng chống cháy rừng.

-

đã xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin địa lý trong công tác thiết kế trồng rừng,
khai thác rừng, phòng chống cháy rừng.

-

Hiệu quả của việc quản lý tài nguyên rừng với sự hỗ trợ của GIS như sau:

+ Trong công tác thiết kế trồng rừng. số công thực hiện bằng phương pháp
truyền thống mất 155 công trong khi đó với sự hỗ trợ của GIS chỉ mất 37 công.
+ trong thiết kế khai thác rừng. theo phương pháp truyền thống mất 114 công
còn với GIS mất 7 công
+ trong phòng cháy chữa cháy. Phương pháp truyền thống mất 90 công còn
GIS chỉ có 7 công
Từ đo mà chúng ta thấy đươc hiệu quả khi sử dụng GIS trong việc quản ly tài nguyên
là hiệu quả hơn so với các phương pháp truyền thống.

iii



MỤC LỤC
Trang
Trang tựa........................................................................................................................... i
Lời cảm ơn .......................................................................................................................ii
Tóm tắt ........................................................................................................................... iii
Mục lục ........................................................................................................................... iv
Danh sách các bảng ........................................................................................................ vi
Danh sách các hình ................................................................................................................... vii

Chương 1 .........................................................................................................................1
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ..............................................................................................2
CHƯƠNG 2 .....................................................................................................................3
TỔNG QUAN.................................................................................................................3
2.1. Hệ thống thông tin địa lý (GIS) ..........................................................................3
2.1.1 Các thành phần của GIS ................................................................................4
2.1.2 Các nhiệm vụ của GIS ....................................................................................5
2.1.3 Nhập dữ liệ .......................................................................................................5
2.1.4 Thao tác dữ liệu ...............................................................................................6
2.1.5 Hỏi đáp và phân tích .......................................................................................6
2.1.6 Hiển thị .............................................................................................................7
2.2. Ứng dụng GIS trong quản lý rừng. ....................................................................7
2.3 Các nghiên cứu và ứng dụng GIS trên thế giới..................................................8
Chương 3 .......................................................................................................................12
ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU .........................................................................................12
3.1 Điều kiện tự nhiên tại đồng bằng sông Củu Long ...........................................12
3.1.1 Đặc điểm đất đai............................................................................................12
3.1.2 Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội ..............................................................14

iv


3.2 Giới thiệu sơ lược về trạm tài nguyên lâm nghiệp Thạnh Hóa ......................14
Chương 4 .......................................................................................................................18
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP .............................................................................18
4.1 Nội dung ...............................................................................................................18
4.2 Phương pháp .......................................................................................................20
4.2.1 Ngoại nghiệp ..................................................................................................20
4.2.2 Nội nghiệp ......................................................................................................20
Chương 5 .......................................................................................................................21
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .....................................................................................21
5.1 Hiên trạng tại tram tài nguyên lâm nghiệp Thạnh Hóa – Long An ..............21
5.2 Các phương pháp quản lý tài nguyên rừng theo phương pháp truyền thống
.......................................................................................................................................23
5.2.1 Thiết kế trồng rừng .......................................................................................23
5.2.2 Thiết kế khai thác..........................................................................................25
5.2.3 Phòng chống cháy rừng ................................................................................26
5.3 Quản lý tài nguyên rừng dựa trên GIS .............................................................27
5.3.1 Ứng dụng GIS trong thiết kế trồng rừng ....................................................27
5.3.2 Ứng dụng GIS trong thiết kế khai thác......................................................30
5.3.3 Ứng dụng GIS trong phòng chống cháy rừng:..........................................30
5.4 Hiệu quả của GIS trong quản lý tài nguyên rừng ...........................................31
5.4.1 Hiệu quả của ứng dụng GIS trong thiết kế trồng rừng so với thiết kế
trồng rừng truyền thống. ............................................................................................31
5.4.2 Hiệu quả của ứng dụng GIS trong thiết kế khai thác rừng so với thiết kế
khai thác rừng truyền thống .......................................................................................32
5.4.3 Hiệu quả của ứng dụng GIS trong phòng chống cháy rừng so với phòng
chống cháy rừng truyền thống. ..................................................................................33
Chương 6 .......................................................................................................................34

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................34
6.1. Kết luận...............................................................................................................34
6.2. Kiến nghị .............................................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................36

v


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 5.1: Thời gian, nhân công trong thiết kế trồng rừng truyền thống ......................24
Bảng 5.2: Thời gian, nhân công trong thiết kế khai thác rừng truyền thống ................26
Bảng 5.3: Thời gian, nhân công trong thiết kế phòng chống cháy rừng truyền thống .26
Bảng 5.4: Thời gian, nhân công trong thiết kế trồng rừng ứng dụng GIS ....................28
Bảng 5.5: Thời gian, nhân công trong thiết kế khai thác rừng ứng dụng GIS..............30
Bảng 5.6: Thời gian, nhân công trong thiết kế phòng chóng cháy rừng ứng dụng GIS
....................................................................................................................................31
Bảng 5.7: Hiệu quả của ứng dụng GIS trong thiết kế trồng rừng so với thiết kế trồng
rừng truyền thống.......................................................................................................32
Bảng 5.8 : Hiệu quả của ứng dụng GIS trong thiết kế khai thác rừng so với thiết kế
khai thác rừng truyền thống .......................................................................................33
Bảng 5.9 : Hiệu quả của ứng dụng GIS trong phòng chống cháy rừng so với phòng
chống cháy rừng truyền thống ...................................................................................33

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Các thành phần của GIS .................................................................................4

Sơ đồ 4.1: Sơ đồ các bước xây dựng cơ sở dữ liệu thong tin đại lý .............................19
Hình 5.1: Bản đồ hiên trạng trạm Thạnh Hóa năm 2008 .............................................22
Hình 5.2: Bản đồ thiết kế trồng rừng ............................................................................29

vii


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Đặt vấn đề
Rừng từ lâu đã được xem như là “lá phổi xanh” của con người vì những tác
dụng mà không thể thay thế được nhất là về măt môi trường như làm sạch không khí,
giữ nước, chống xói mòn… Việt Nam là nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, vì
thế mà rừng Việt Nam rất đa dạng về các loại rừng và phong phú về thành phần loài.
Trái ngược với những cánh rừng ở vùng cao với thành phần loài đa dạng thì ở vùng
ngập mặn hay đất ngập phèn tương đối hạn chế, ví dụ đặc trưng là khu vực ĐBSCL
được biết đến chủ yếu là rừng tram. Tại khu vực này, rừng Tràm đóng một vai trò
quan trọng trong đời sống người dân địa phương do vậy trước sự phát triển kinh tế với
tốc độ gia tăng dân số nhanh chóng đã gây ra những áp lực lớn đến diện tích rừng.
Việc quản lý tài nguyên rừng tại các lâm trường theo phương pháp truyền
thống, các hệ thống dữ liệu không gian đang tồn tại theo các bản đồ giấy ở các tỉ lệ
khác nhau trong khi đó các dữ liệu thuộc tính nhằm mô tả thuộc tính của các lô rừng
được quản lý riêng theo các sổ điều chế, với phương pháp quản lý này đang tạo ra các
khó khăn trong việc truy cập hỗ trợ các quyết định trong quản lý tài nguyên ảnh hưởng
đến thời gian ra quyết định, độ chính xác và kinh phí quản lý.
Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu khả năng ứng dụng của kỹ thuật thông tin địa lý
(GIS) trong quản lý tài nguyên rừng tại Trạm tài nguyên lâm nghiệp Thạnh Hóa với
nội dung “Tìm hiểu ứng dụng của hệ thống thông tin địa lý trong việc quản lý tài
nguyên rừng tại Trạm tài nguyên lâm nghiệp Thạnh Hóa – Long An”


1


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu các phương pháp quản lý tài nguyên rừng đang áp dụng tại Trạm tài
nguyên lâm nghiệp Thạnh Hóa.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin địa lý phục vụ cho việc quản lý tài nguyên
tại Trạm tài nguyên lâm nghiệp Thạnh Hóa.
- Đánh giá hiệu quả của việc quản lý tài nguyên rừng với sự hỗ trợ của kỹ thuật
GIS.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
- Về mặt lý thuyết đề tài sẽ đóng góp cho một ứng dụng của GIS trong quản lý
tài nguyên rừng.
- Về mặt thực tiển, các kết quả của nghiên cứu sẽ góp phần hỗ trợ Trạm tài
nguyên lâm nghiệp Thạnh Hóa trong việc ứng dụng hệ thống GIS vào quản lý tài
nguyên rừng theo hướng bền vững.

2


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Hệ thống thông tin địa lý (GIS)
Hệ Thông tin địa lý GIS là một công cụ máy tính để lập bản đồ và phân tích các
sự vật, hiện tượng thực trên trái đất. Kỹ thuật GIS kết hợp các thao tác cơ sở dữ liệu
thông thường như cấu trúc hỏi đáp và các phép phân tích thống kê, phân tích địa lý,
trong đó phép phân tích địa lý và hình ảnh được cung cấp duy nhất từ các bản đồ.
Những khả năng này phân biệt GIS với các hệ thống thông tin khác và khiến cho GIS
có phạm vi ứng dụng rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau phân tích các sự kiện, dự

đoán tác động và hoạch định chiến lược.
Hiện nay, những thách thức chính mà chúng ta phải đối mặt - bùng nổ dân số, ô
nhiễm, phá rừng, thiên tai - chiếm một không gian địa lý quan trọng
Khi xác định một công việc kinh doanh mới như tìm một khu đất tốt cho trồng
chuối, hoặc tính toán lộ trình tối ưu cho một chuyến xe khẩn cấp, GIS cho phép tạo lập
bản đồ, phối hợp thông tin, khái quát các viễn cảnh, giải quyết các vấn đề phức tạp, và
phát triển các giải pháp hiệu quả mà trước đây không thực hiện được. GIS là một công
cụ được các cá nhân, tổ chức, trường học, chính phủ và các doanh nghiệp sử dụng
nhằm hướng tới các phương thức mới giải quyết vấn đề.
Lập bản đồ và phân tích địa lý không phải là kỹ thuật mới, nhưng GIS thực thi
các công việc này tốt hơn và nhanh hơn các phương pháp thủ công cũ. Trước đây chỉ
có một số ít người có những kỹ năng cần thiết để sử dụng thông tin địa lý giúp ích cho
việc giải quyết vấn đề và đưa ra các quyết định.
Ngày nay, GIS là một ngành công nghiệp hàng tỷ đô la với sự tham gia của
hàng trăm nghìn người trên toàn thế giới. GIS được dạy trong các trường phổ thông,
trường đại học trên toàn thế giới. Các chuyên gia của mọi lĩnh vực đều nhận thức được
những ưu điểm của sự kết hợp công việc của họ và GIS

3


2.1.1 Các thành phần của GIS

Nguồn:

Hình 2.1: Các thành phần của GIS
GIS được kết hợp bởi năm thành phần chính: phần cứng, phần mềm, dữ liệu,
con người và phương pháp.
- Phần cứng
Phần cứng là hệ thống máy tính trên đó một hệ GIS hoạt động. Ngày nay, phần

mềm GIS có khả năng chạy trên rất nhiều dạng phần cứng, từ máy chủ trung tâm đến
các máy trạm hoạt động độc lập hoặc liên kết mạng.
- Phần mềm
Phần mềm GIS cung cấp các chức năng và các công cụ cần thiết để lưu giữ,
phân tích và hiển thị thông tin địa lý. Các thành phần chính trong phần mềm GIS là:
+ Công cụ nhập và thao tác trên các thông tin địa lý
+ Hệ quản trị cơ sở dữ liệu DBMS
+ Công cụ hỗ trợ hỏi đáp, phân tích và hiển thị địa lý
+ Giao diện đồ hoạ người-máy GUI để truy cập các công cụ dễ dàng
- Dữ liệu
Có thể coi thành phần quan trọng nhất trong một hệ GIS là dữ liệu. Các dữ liệu
địa lý và dữ liệu thuộc tính liên quan có thể được người sử dụng tự tập hợp hoặc được
4


mua từ nhà cung cấp dữ liệu thương mại. Hệ GIS sẽ kết hợp dữ liệu không gian với
các nguồn dữ liệu khác, thậm chí có thể sử dụng DBMS để tổ chức lưu giữ và quản lý
dữ liệu.
- Con người
Công nghệ GIS sẽ bị hạn chế nếu không có con người tham gia quản lý hệ
thống và phát triển những ứng dụng GIS trong thực tế. Người sử dụng GIS có thể là
những chuyên gia kỹ thuật, người thiết kế và duy trì hệ thống, hoặc những người dùng
GIS để giải quyết các vấn đề trong công việc.
- Phương pháp
Một hệ GIS thành công theo khía cạnh thiết kế và luật thương mại là được mô
phỏng và thực thi duy nhất cho mỗi tổ chức.
2.1.2 Các nhiệm vụ của GIS
Mục đích chung của các Hệ Thông tin địa lý là thực hiện sáu nhiệm vụ sau:
+ Nhập dữ liệu
+ Thao tác dữ liệu

+ Quản lý dữ liệu
+ Hỏi đáp và phân tích
+ Hiển thị
2.1.3 Nhập dữ liệ
Trước khi dữ liệu địa lý có thể được dùng cho GIS, dữ liệu này phải được
chuyển sang dạng số thích hợp. Quá trình chuyển dữ liệu từ bản đồ giấy sang các file
dữ liệu dạng số được gọi là quá trình số hoá.
Công nghệ GIS hiện đại có thể thực hiện tự động hoàn toàn quá trình này với
công nghệ quét ảnh cho các đối tượng lớn; những đối tượng nhỏ hơn đòi hỏi một số
quá trình số hoá thủ công dùng bàn số hoá. Ngày nay, nhiều dạng dữ liệu địa lý thực
sự có các định dạng tương thích GIS. Những dữ liệu này có thể thu được từ các nhà
cung cấp dữ liệu và được nhập trực tiếp vào GIS.

5


2.1.4 Thao tác dữ liệu
Có những trường hợp các dạng dữ liệu đòi hỏi được chuyển dạng và thao tác
theo một số cách để có thể tương thích với một hệ thống nhất định. Ví dụ, các thông
tin địa lý có giá trị biểu diễn khác nhau tại các tỷ lệ khác nhau hệ thống đường phố
được chi tiết hoá trong file về giao thông, kém chi tiết hơn trong file điều tra dân số và
có mã bưu điện trong mức vùng. Trước khi các thông tin này được kết hợp với nhau,
chúng phải được chuyển về cùng một tỷ lệ mức chính xác hoặc mức chi tiết. Ðây có
thể chỉ là sự chuyển dạng tạm thời cho mục đích hiển thị hoặc cố định cho yêu cầu
phân tích. Công nghệ GIS cung cấp nhiều công cụ cho các thao tác trên dữ liệu không
gian và cho loại bỏ dữ liệu không cần thiết.
Quản lý dữ liệu
Ðối với những dự án GIS nhỏ, có thể lưu các thông tin địa lý dưới dạng các file
đơn giản. Tuy nhiên, khi kích cỡ dữ liệu trở nên lớn hơn và số lượng người dùng cũng
nhiều lên, thì cách tốt nhất là sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu DBMS để giúp cho việc

lưu giữ, tổ chức và quản lý thông tin. Một DBMS chỉ đơn giản là một phần mền quản
lý cơ sở dữ liệu.
Có nhiều cấu trúc DBMS khác nhau, nhưng trong GIS cấu trúc quan hệ tỏ ra
hữu hiệu nhất. Trong cấu trúc quan hệ, dữ liệu được lưu trữ ở dạng các bảng. Các
trường thuộc tính chung trong các bảng khác nhau được dùng để liên kết các bảng này
với nhau. Do linh hoạt nên cấu trúc đơn giản này được sử dụng và triển khai khá rộng
rãi trong các ứng dụng cả trong và ngoài GIS.
2.1.5 Hỏi đáp và phân tích
Một khi đã có một hệ GIS lưu giữ các thông tin địa lý, có thể bắt đầu hỏi các
câu hỏi đơn giản như:
+ Ai là chủ mảnh đất ở góc phố?
+ Hai vị trí cách nhau bao xa?
+ Vùng đất dành cho hoạt động công nghiệp ở đâu?
Và các câu hỏi phân tích như:
+ Tất cả các vị trí thích hợp cho xây dựng các toà nhà mới nằm ở đâu?
+ Kiểu đất ưu thế cho rừng sồi là gì?
6


+ Nếu xây dựng một đường quốc lộ mới ở đây, giao thông sẽ chịu ảnh hưởng
như thế nào?
GIS cung cấp cả khả năng hỏi đáp đơn giản "chỉ và nhấn" và các công cụ phân
tích tinh vi để cung cấp kịp thời thông tin cho những người quản lý và phân tích. Các
hệ GIS hiện đại có nhiều công cụ phân tích hiệu quả, trong đó có hai công cụ quan
trọng đặc biệt:
- Phân tích liền kề
+ Tổng số khách hàng trong bán kính 10 km khu hàng?
+ Những lô đất trong khoảng 60 m từ mặt đường?
Ðể trả lời những câu hỏi này, GIS sử dụng phương pháp vùng đệm để xác định
mối quan hệ liền kề giữa các đối tượng.

- Phân tích chồng xếp
Chồng xếp là quá trình tích hợp các lớp thông tin khác nhau. Các thao tác phân
tích đòi hỏi một hoặc nhiều lớp dữ liệu phải được liên kết vật lý. Sự chồng xếp này,
hay liên kết không gian, có thể là sự kết hợp dữ liệu về đất, độ dốc, thảm thực vật hoặc
sở hữu đất với định giá thuế.
2.1.6 Hiển thị
Với nhiều thao tác trên dữ liệu địa lý, kết quả cuối cùng được hiển thị tốt nhất
dưới dạng bản đồ hoặc biểu đồ. Bản đồ khá hiệu quả trong lưu giữ và trao đổi thông
tin địa lý. GIS cung cấp nhiều công cụ mới và thú vị để mở rộng tính nghệ thuật và
khoa học của ngành bản đồ. Bản đồ hiển thị có thể được kết hợp với các bản báo cáo,
hình ảnh ba chiều, ảnh chụp và những dữ liệu khác đa phương tiện.
2.2. Ứng dụng GIS trong quản lý rừng.
Ngày nay, công việc quản lý tài nguyên rừng đang là một thách thức lớn. Với
GIS các nhà quản lý có thể thực hiện nhiệm vụ này dễ dàng hơn.
Kiểm kê trạng thái rừng hiện tại
Với GIS chúng ta có thể kiểm kê trạng thái gỗ, thuỷ hệ, đường giao thông,
đường tàu hoả và các hệ sinh thái và sử dụng những thông tin này để đánh giá về mùa
vụ, chi phí vận chuyển, hoặc điều kiện sống của các động vật hoang dã đang bị đe
doạ.
7


Với GIS bạn có thể đánh giá các đặc điểm của một khu rừng dựa trên các điều
kiện quản lý khác nhau. Trên cơ sở các dự báo này, bạn có thể quan sát tương tai của
khu rừng dưới dạng bản đồ và số liệu phân tích, từ đó vạch ra chiến lược quản lý và
phát triển các nguồn tài nguyên rừng sao cho đạt được hiệu qủa cao.
Mô hình hoá hệ sinh thái rừng
GIS có thể được dùng như một thành phần của hệ thống hỗ trợ quyết định DSS
trong quản lý lâm nghiệp, chẳng hạn, được dùng để mô hình hoá các thành phần không
gian

Sở Bảo vệ môi trường Alberta, Trung tâm Ðào tạo môi trường Alberta Canada
đã dùng GIS để mô hình hoá các quần hợp hệ sinh thái, các điều kiện sống,... làm cơ
sở cho việc dự báo. Dùng mô hình GIS như một phần của DSS cho phép nâng cao chất
lượng quản lý
tài nguyên rừng.
DORIS-Systemgruppe-AMT sử dụng GIS để mô phỏng các khu rừng của Ðức
bằng mô hình 3 chiều. Hiển thị dữ liệu theo không gian giúp các nhà quản lý nắm bắt
cụ thể hơn về đối tượng.
2.3 Các nghiên cứu và ứng dụng GIS trên thế giới.
GIS đã xâm nhạp và phát triển một cách đáng kể vào đa số các nước trên thế
giới, đặc biệt là Mỹ và Canada là những nước có kinh nghiệm lâu dài nhất về vấn đề
này. Ngay từ đầu những năm 70 ở Bắc Mỹ đã có sự quan tâm nhiều hơn đến việc phát
triển GIS. Thời kỳ này hàng loạt thay đổi một cách thuận lợi cho sự phát triển của
HTTTĐL, đặc biệt là sự gia tăng ứng dụng của máy tính với kích thước bộ nhớ và tốc
độ lớn, chính những thuận lợi này mà GIS dần dần và ngày càng được hoàn thiện có
khả năng phục vụ ngày càng nhiều các mục đích của con người. Năm 1977 đã có
nhiều HTTTĐL khác nhau trên thế giới ra đời, ở Châu Âu GIS có quy mô nhỏ hơn
nhưng cũng đã có những bước dài trong việc phát triển hệ thống này ở nhiều nước
như: Anh, Pháp, Đức, Đan Mạch và Thụy Điển. Ở các nước này GIS được ứng dụng
vào rất nhiều ngành như: Theo dõi sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên, đánh giá khả
thi các phương án quy hoạch, các bài toán giao thông … Cũng như ở châu Âu, tại khu
vực châu Á thái bình Dương đã thành lập nhiều trung tâm nghiên cứu viễn thám và
GIS. . Ở các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan đã chú ý nhiên cứu GIS nhưng
8


chủ yếu vào lĩnh vực quản lý, đánh giá tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Như vậy
có thể nói hầu hết các nước trên thế giới đều quan tâm nghiên cứu HTTTĐL và ứng
dụng nó vào nhiều ngành, nhiều lĩnh vực kác nhau.
Như vậy, hầu hết các nước trên Thế Giới đều quan tâm nghiên cứu HTTTĐL và

ứng dụng của nó vào nhiều ngành. Ngày nay các phần mềm ứng dụng làm bản đồ đang
hướng tới đưa công nghệ GIS trở thành hệ tự động thành lập bản đồ và xử lý số liệu.
Phần cứng của GIS phát triển mạnh theo giải pháp máy tính để bàn, nhất là trong
những năm gần đây ra đời các bộ vi xử lý cực mạnh, thiết bị lưu trữ dữ liệu, hiện thị và
in ấn tiên tiến đã làm cho công nghệ về GIS thay đổi về chất. Có thể nói trong suốt quá
trình hình thành và phát triển công nghệ GIS đó là tự hoàn thiện từ thấp đến cao, từ
đơn giản đến phức tạp để phù hợp với các tiến bộ mới nhất của khoa học công nghệ và
những ứng dụng của nó trong thời gian gần đây thật đáng ghi nhận.
2.4 Nguyên cứu và ứng dụng GIS ở Viêt Nam.
Trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế HTTTĐL cũng được nghiên cứu, ứng
dụng và phát triển như là một tất yếu khách quan. Từ chỗ ứng dụng và phát triển mang
tính tự phát, trong vài năm gần đây với sự khẳng định của nhà nước ta về mục tiêu
chung của việc xây dựng và phát triển công nghệ thông tin và với việc chỉ đạo xây
dựng dự án thiết kế tổng thể CSDL quốc gia của ban chỉ đạo chương trình quốc gia về
công nghệ thông tin thì sự phát triển và ứng dụng HTTTĐL đó được đặt trên cơ sở,
nền móng chiến lược và hứa hẹn đạt được những kết quả, hiệu quả cao. Tuy vậy việc
ứng dụng và phát triển các HTTTĐL ở nước ta vẫn đang ở giai đoạn những bước đi
ban đầu. việc nghiên cứu và ứng dụng HTTTĐL mới chỉ được triển khai ở những cơ
quan lớn như Tổng cục địa chính, Trường Đại Học Mỏ địa Chất, Viện điều tra quy
hoạch rừng, Viện Địa Chất… và còn đang ở mức độ ứng dụng và còn hạn chế, mới
chỉ có ý nghĩa nghiên cứu hoặc ứng dụng để giải quyết một số các nhiệm vụ trước mắt.
vì thế việc nghiên cứu và ứng dụng GIS đồng bộ trong các ngành, các lĩnh vực trong
đó có ngành Lâm Nghiệp và lĩnh vực quản lý, phát triển Lâm Nghiệp là rất cần thiết.
Ta có thể kể đến một vài nghiên cứu của tác giả ứng dụng HTTTĐL vào trong
những lĩnh vực như quản lý đất đai, môi trường, quy hoạch đô thị…
- Tiến sĩ Nguyễn Thế thuận với cuốn sách: “ Cơ sở hệ thống thông tin địa lý
9


GIS” ( xuất bản năm 2002) giới thiệu những khái niệm cơ bản nhất về GIS và các thao

tác trên phần mềm Mapinfo.
- Phạm văn Cự: “ Tình hình ứng dụng và phát triển hệ thông thông tin địa lý và
một số vấn đề cơ bản về hệ thống thông tin địa lý”
Tiến sĩ Chu Thị Bình (1999): “ Ứng dụng HTTTĐL trong công tác xây dựng
bản đồ” ( Chuyên đề tiến sĩ kỹ thuật, trường Đại Học Mỏ địa chất).
- Năm 1998 tác giả Nguyễn Đình Dương, Lê Thị Thu Huyền, Lê Kim thoa,
Nguyễn Hạnh Quyên đã xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ đánh giá môi trường chiến
lược quy hoạch phát triển thành phố Hạ Long. Trong báo cáo này các tác giả trình bày
việc xây dựng cơ sở dữ liệu phần tự nhiên dựa vào việc giải đoán ảnh vệ tinh, ảnh máy
bay và thử nghiệm một số chức năng của HTTTĐL. Kết quả các tác giả đã xây dựng
được bản đồ sử dụng đất với 32 đối tượng. Hơn thế nữa các tác giả đã số hóa bản đồ
với tỷ lệ 1: 50.000, 1: 10.000 bao gồm các đối tượng như giao thông, hệ thống thủy
văn, ranh giới hành chính… và các tác giả cũng đưa ra được các ký hiệu cho từng tập
bản đồ.
- Trong quá trình đô thị hóa đang diễn ra với tốc độ chóng mặt, những thông tin
được cập nhật rất có giá trị giúp cho Chính phủ có thể quản lý Thành phố của họ. Câu
hỏi đặt ra là sao có thể điều phối được sự phát triển của đô thị sẽ thử thách các nhà quy
hoạch ngữ cảnh đó. Công việc này nếu làm bằng khảo sát truyền thống sẽ rất tốn thời
gian và chi phí, nhưng sự phát triển của công nghệ viễn thám và HTTTĐL đã giải
quyết điều đó. Hơn nữa cơ sở dữ liệu về môi trường phải được cập nhật thường xuyên
để giúp cho các nhà quy hoạch có những quyết lựa chọn đúng đắn. Chính vì vậy, năm
1995 tác giả Đinh Thị Bảo Hoa đã ứng dụng công nghệ viễn thám và HTTTĐL trong
nghiên cứu quy hoạch đô thị Hà Nội. Kết quả, tác giả đã xây dựng thành công bản đồ
hiện trạng sử dụng đất cho thành phố Hà Nội và tác giả phân loại được tích hợp với
các thông tin và nhân tố tác động mạnh đến việc đánh giá tiềm năng sử dụng đất cho
việc quy hoạch đô thị. Mô hình này thực sự có ích khi chính nó là vật đối chứng dùng
để kiểm định lại chiến lược phát triển đô thị Hà Nội.
Xây dựng và sử dụng một cơ sở dữ liệu địa lý để quản lý đất đai và môi trường,
áp dụng cho các tỉnh miền núi của Việt Nam năm 1998 đó chính là của tác giả Nguyễn
Trần Cầu và các cộng sự Lê Đức An, Nguyễn Thị Cẩm Vân đã xây dựng lên nhiều bản

10


đồ phục vụ cho các chuyên ngành và CSDL địa lý cho từng chuyên ngành khác nhau.
Để xây dựng thành công mô hình tác giả đã ứng dụng công nghệ viễn thám và
HTTTĐL cụ thể là phần mềm Mapinfo
Sử dụng HTTTĐL xây dựng bản đồ xói mòn tiềm năng Việt Nam tỷ lệ 1:
1.000.000. Trong mô hình xây dựng bản đồ này là của nhóm tác giả Trần Văn Ý,
Nguyễn Quang Mỹ, Nguyễn Văn Nhưng đãvận dụng HTTTĐL để xây dựng các bản
đồ xói mòn thành phần và bản đồ xói mòn tiềm năng. Trên cơ sở đó đã đề ra phương
án nhằm hạn chế xói mòn.

11


Chương 3
ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
3.1 Điều kiện tự nhiên tại đồng bằng sông Củu Long
3.1.1 Đặc điểm đất đai
Diện tích đất phèn ở ĐBSCL có khoảng hơn 1,6 triệu hecta chiếm 40% tổng
diện tích tự nhiên của ĐBSCL (Đỗ Đình Sâm, 2001), trong đó có ba loại đất phèn
được quy hoạch sử dụng trong lâm nghiệp đó là:
Đất phèn họat động mạnh: 192.081 ha (57,4%).
Đất phèn hoạt động mạnh bị nhiễm mặn: 118.460 ha (35,4%).
Đất than bùn tiềm tàng 24.027 ha (7,2%)
Tổng cộng : 334.568 ha.
Đặc điểm địa hình
Địa hình nơi cao: có độ dốc trên mặt nước biển 2m.
Địa hình nơi thấp, trũng có độ cao trên mặt nước biển 0,46m.
Đặc điểm khí hậu

Khu vực đất phèn sử dụng trong sản xuất lâm nghiệp ĐBSCL đều mang đặc
điểm khí hậu nhiệt đới điển hình (cận xích đạo) trong năm không có mùa đông lạnh.
Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm 26-27oC.
Tổng tích nhiệt cả năm 9.000o – 10.000oC.
Nhiệt độ trung bình tháng trong năm đều lớn hơn 25oC.
Nhiệt độ tối cao tuyệt đối 38oC.
Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 15oC
Lượng mưa hàng năm biến động từ 1500-2400 mm/năm
Tổng số ngày mưa 160-165ngày/năm
Trong năm phân chia thành hai mùa rõ rệt. mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết
thức vào tháng 11 chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 và
kết thúc vào tháng 4 năm sau chiếm 10% tổng lượng mưa cả năm
12


Tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 2 (có lượng mưa từ 1,8 đến 8,3mm/tháng). Hai
tháng mưa nhiều nhất là tháng 9 và tháng 10 (có lượng mưa từ 214mm – 247
mm/tháng).
Độ ẩm không khí 81% - 85% thuộc dạng ẩm đến ẩm ướt trong năm có hai
tháng, tháng 3 và tháng 4 (mùa khô) là các tháng có độ ẩm không khí thấp nhất 75 –
77%.
Chế độ ngập nước
Chế độ ngập nước ở vùng đất phèn đồng bằng sông Cửu Long được chia thành
3 lọai, như sau:
Ngập nước nông < 50 cm không bị ảnh hưởng của hệ thống sông Cửu long
hoặc có ảnh hưởng < 3 tháng, thời gian đất ngập nước kéo dài từ 5 đến 6 tháng (bắt
đầu ngập từ ngày 20 tháng 6 đến ngày 5 tháng 12)
Ngập nước sâu trung bình 50-150cm có ảnh hưởng của hệ thống sông Cửu long
từ 3 đến 4 tháng thời gian đất ngập nước kéo dài từ 8 đến 9 tháng, bắt đầu từ tháng 5
đến tháng 1 năm sau.

Ngập nước sâu > 150 cm bị ảnh hưởng mạnh của lũ hệ thống sông Cửu long
thời gian đất ngập nước kéo dài hơn từ 8 đến 9 tháng.
Độ mặn của nước
Trong mùa khô phần lớn nước các kênh, rạch trong khu vực thường bị nhiễm
mặn, độ mặn của nước ≥ 5 0/00, thậm chí có nơi như bán đảo Cà Mau, trong mùa khô
độ mặn của nước hầu hết ở kênh rạch cao, trong vùng đất phèn đều rất cao ≥20 0/00.
Khả năng cung cấp nước ngọt để rửa phèn
Khả năng cung cấp nước ngọt để rửa phèn được chia thành 3 dạng như sau:
Thuận lợi nước tưới tự chảy 9 tháng trong năm, nguồn nước tưới phong phú
trong kênh rạch.
Khó khăn: có nguồn nước tưới nhưng thiếu các kênh trục chính và kênh rạch
nội đồng để dẫn nước.
Rất khó khăn: rất khó dẫn nước tưới vì quá xa nguồn nước ngọt.

13


3.1.2 Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội
Vùng ĐBSCL có thể nhìn tổng quát bằng một số thông tin cơ bản năm 2007
(Niên giám thống kê, 2008) như sau:
- Dân số 17.695 ngàn người, diện tích 40.602, 3 km2 mật độ dân số 436 ngàn
người trên 1 km2
- Diện tích nhà ở bình quân năm 2004: 14 m2/nhân khẩu bằng 103,4% số bình
quân cả nước.
- Thu nhập bình quân năm 2006 (theo giá thực tế): 628 ngàn đ/người/tháng
(98,74 % so với bình quân cả nước)
- Chi tiêu cho đời sống trung bình năm 2006 (theo giá thực tế): 485 ngàn
đ/người/tháng (94,91 % so với BQ cả nước). Tỷ lệ chi tiêu trên thu nhập là 77,23%
- Diện tích rừng toàn vùng tính đến 31/12/2008 là 298,5 ngàn ha trong đó chỉ
còn 60 ngàn ha rừng tự nhiên.

- Sản lượng gỗ khai thác năm 2007: 626,2 ngàn m3 (18,08 % so với sản lượng
cả nước).
- Giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2007 (theo giá so sánh 1994):1028,8 tỷ đồng
(15,58 % so với cả nước).
- Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2007 (theo giá so sánh 1994): 48.693,9 tỷ
đồng (32,94 % so với cả nước).
3.2 Giới thiệu sơ lược về trạm tài nguyên lâm nghiệp Thạnh Hóa
Thạnh Hóa là huyện giáp biên giới, nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Long An,
thuộc Đồng hưởng của lũ lụt, cách Thành phố Tân An 36 km về phía Bắc theo đường
Quốc Lộ 62
Phía Đông Bắc giáp với huyện Đức Huệ và phía bắc giáp Xam Rong Svay
Riêng – Campuchia có đường biên giới dài 9,5 km.
Phía Tây và Tây nam giáp với Mộc Hóa và Tân Thạnh
Phía đông giáp với Thủ Thừa
Phía nam giáp với Tân Phước của Tiền Giang
Đường giới hạn xác định vành đai biên giới qua 10 điểm chuẩn, cắm 10 biển
báo vành đai biên giới, chỗ hẹp nhất là 180m, chỗ rộngnhật là 1000m.
14


Khí hậu: Thạnh hoá là vùng Tây Nam Bộ có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng
ẩm mưa nhiều. Một năm có hai mù rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa bắt đầu từ
tháng 5 và kết thúc vào tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm 270C tháng có nhiệt độ cao nhất từ 28 –
330C (tháng 4, 5), tháng có nhiệt độ thấp nhất từ 23 – 250C (tháng 12, 1)
Ẩm độ: Trung bình khoảng 80%, cao nhất 88% (tháng 7)
Chế độ thuỷ văn: Mùa lũ bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 12, mực nước lũ trung
bình cao 0,6 m, có những năm nước lũ lớn mức nước đạt 1,49 m (năm 2000 và 2001).
Lượng mưa bình quân hàng năm thay đổi từ 1200 – 2400 mm
Điều kiện đất đai địa hình: Đất tương đối bằng phẳng độ chênh cao giữa nơi cao

nhất và thấp nhất không lớn khoảng 0,5 m. Đất đai ở đây có 4 nhóm đất chính là đất
phù sa, đất phèn, đất xám và đất xáo trộn. Trong đó:
Đất phèn chiếm diện tích khá lớn khoảng 34.063ha, tương đương với 72,7%
diện tích đất tự nhiên của huyện
Đất phù sa chỉ chiếm khoảng 4.566ha, tương đương với 9,8%.
Năm2002, toàn huyện có khoảng 14.075ha rừng, đạt tỷ lệ che phủ là 32%.
Rừng chủ yếu là rừng tràm và rừng hỗn tạp. Hệ động thực vật trong rừng cũng đang
phục hồi nhanh chóng.
Loại thực bì: Chủ yếu là cỏ Năn, cỏ Bàng, cỏ Mồm và Tràm gió.
Đất đai, thổ nhưỡng : Đất ở khu vực nghiên cứu thuộc loại đất phèn hoạt động
có tầng sinh phèn (Pyrite) nằm dưới cách mặt đất tự nhiên khoảng từ 0,6 đến 0,7 m.
Loại đất này chứa vật liệu sét là chủ yếu, đất thường dày khoàng 50 cm có màu xám.
Ở độ sâu từ 80 đến 1,5 m có màu xám xanh, lớp đất này chứa vật liệu sinh phèn. Các
loại đất này có phản ứng từ chua đến ít chua, pH của đất thấp từ 3,4 – 4,5 tuỳ thuộc
theo mùa. Các chất dinh dưỡng như khoáng (Ca, Mg, …) thấp. Đất giàu đạm, không
thiếu lân và Kali nhưng các chất này đều ở dạng khó tan nên cây không sử dụng được.
Thêm vào đó đất phèn cũng có nhiều độctố như: Muối sunphát, Nhôm, Sắt khá cao,
đây là những chất gây ra sự chua hoá đất.
- Diện tích tự nhiên toàn huyện khoảng 46.826 ha.
- Dân số là 48.846 người
- Dân tộc: Việt, Mường, Hoa, Khơme.
15


- Nông nghiệp : Sinh kế của người dân ở đây chủ yếu là dựa vào canh tác Lúa
nước, trồng Tràm, Khoai tím (Khoai mỡ), cây Đay. Một năm sản xuất 2 vụ lúa (đông
xuân-hè thu), luân canh lúa - đay, lâm nghiệp (phát triển tràm cừ) và nuôi thủy sản
nước ngọt. Đến nay, diện tích đất nông nghiệp của huyện đã tăng từ 9.759ha đất lúa 1
vụ lên 17.000ha đất lúa 2 vụ, tổng sản lượng lương thực năm 2008 đạt trên 140.000
tấn, mức cao nhất từ trước đến nay. Bình quân lương thực đạt 2,6 tấn/người/năm.

- Đặc biệt, hoạt động chăn nuôi ở Thạnh Hoá những năm gần đây đang phát
triển theo hướng đa dạng, ứng dụng có hiệu quả mô hình VAC. Từ chỗ bà con chỉ nuôi
các con truyền thống như heo, gà, vịt, nay đã mở rộng sang nuôi các loại gia súc như
bò, dê, một số hộ còn mạnh dạn đầu tư nuôi các con đặc sản như baba, trăn, thỏ, góp
phần nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế hộ. Nuôi trồng thuỷ sản cũng có tăng tốc, từ
việc phụ thuộc vào khai thác nguồn lợi thiên nhiên, bà con đã đầu tư làm nhiều ao đầm
với tổng diện tích hàng trăm hecta để nuôi các loại cá nước ngọt. Tràm đang trở thành
cây chủ lực trong phát triển kinh tế lâm nghiệp với tổng diện tích khoảng 16.000ha.
- Hệ thống các công trình tưới tiêu phát triển tương đối toàn diện, việc xây dựng
các tuyến đê bao lửng đã phục vụ tốt việc tưới tiêu cho 600ha lúa, phấn đấu đến cuối
năm 2009 trên 8.000ha được bảo vệ bằng đê bao. Việc thực hiện cơ giới hoá trong
nông nghiệp ngày càng mở rộng. Toàn huyện có trên 300 máy cày, hơn 50 máy gặt
đập liên hợp, hàng ngàn máy nổ phục vụ cho việc bơm nước, phun thuốc cùng nhiều lò
sấy lúa, nhà máy xay xát, tỉ lệ lao động thủ công giảm từ 90% xuống còn 50%.
- Công nghiệp : Hiện nay huyện đã được Chính phủ phê duyệt 2 cụm công
nghiệp ở Thuận Nghĩa Hoà và Tân Đông với tổng diện tích 450ha, ngoài ra còn có 2
cụm tiểu thủ công nghiệp ở Thủy Đông và Thị trấn Thạnh Hóa với tổng diện tích
120ha. Hiện Thạnh Hóa đã tiếp nhận một số dự án đầu tư của Nhà máy Thực phẩm
quốc tế Chiameei, Nhà máy Bột giấy Phương Nam, Tập đoàn Công nghiệp Cao su
Việt Nam, Công ty Đầu tư hạ tầng Nam Long...
- Giao thông – Thủy lợi :
+ Đường bộ : Quốc lộ 62, tỉnh lộ ĐT 839, tuyến đường N2, quốc lộ N1.
+ Đường thủy: Hệ thống sông rạch và kênh mương dẫn nước mặt của huyện
Thạnh Hóa gồm Sông Vàm Cỏ Tây bắt nguồn từ Svayriêng (CamPuChia) chảy vào
Việt Nam tại Bình Tứ theo hướng Tây Nam nối với sông Vàm Cỏ Đông, đoạn chảy
16


qua huyện Thạnh Hóa dài khoảng 25 Km, rộng từ 125-200m, sông chảy quanh co và
gấp khúc. Nguồn nước ngọt lớn thứ hai lấy từ Sông Tiền tiếp qua kênh Hồng Ngự về

kênh 61 và Dương Văn Dương. Hệ thống kênh tạo nguồn gồm có:Kênh An Xuyên,
kênh Dương Văn Dương, kênh Mareng, kênh 61, kênh Bắc Đông, cung cấp nước cho
sản xuất và đời sống, đồng thời góp phần thoát lũ trong mùa mưa. Ngoài ra còn có hơn
300 kênh nội đồng lớn nhỏ phục vụ cho nhu cầu tưới, tiêu úng, xả phèn phục vụ sản
xuất nông nghiệp.

17


×