Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

KHẢO SÁT SỨC SỐNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA BỐN GIỐNG ĐẬU XANH (Vigna radiata) Ở HUYỆN CHƯ SÊ, TỈNH GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (922.93 KB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT SỨC SỐNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA BỐN GIỐNG
ĐẬU XANH (Vigna radiata) Ở HUYỆN CHƯ SÊ,
TỈNH GIA LAI

Họ và tên sinh viên: ĐOÀN THỊ NGỌC
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2006 - 2010

Gia Lai, tháng 8/2010


KHẢO SÁT SỨC SỐNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA BỐN GIỐNG
ĐẬU XANH (Vigna radiata) Ở HUYỆN CHƯ SÊ,
TỈNH GIA LAI

Tác giả

ĐOÀN THỊ NGỌC

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Nông học

Giáo viên hướng dẫn:
PGS.TS. LÊ QUANG HƯNG

Gia Lai, tháng 08 năm 2010


i


LỜI CẢM ƠN
Trân trọng biết ơn thầy PGS.TS. Lê Quang Hưng đã tận tình hướng dẫn chỉ dạy
và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập hoàn thành khóa luận.
Chân thành cảm ơn:
- Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
- Phân Hiệu Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh tại Gia Lai.
- Ban Chủ Nhiệm Khoa Nông học.
- Qúy thầy cô trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã tận tình dạy dỗ,
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Thành kính khắc ghi công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ đã giúp con
trưởng thành và có được kết quả như ngày hôm nay. Và các anh chị em trong gia đình
cùng bạn bè đã giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Trân trọng tri ân những tác giả của các sách, tài liệu mà tôi đã học tập và tham
khảo trong quá trình thực hiện khóa luận.

Gia Lai, tháng 08 năm 2010
Sinh viên thực hiện

Đoàn Thị Ngọc

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát sức sống và năng suất của bốn giống đậu xanh (Vigna
radiata) ở huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai” được tiến hành từ tháng 03/2010 đến tháng
05/2010, đã làm thí nghiệm sử dụng 3 mức khoảng cách và 4 giống được bố trí theo kiểu

lô phụ, thực hiện trên 3 khối. Đạt được kết quả như sau:
Chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển
Hầu hết các giống đậu xanh đều có thời gian sinh trưởng và phát triển ngắn từ
58 - 62 ngày nên rất thuận lợi cho việc luân canh và trồng nhiều vụ. Giống V8-10 có
thời gian sinh trưởng ngắn nhất 58 ngày sau gieo.
Giống DX-208 có tỉ lệ nảy mầm ngoài đồng cao nhất 96,44%, giống V8-10 có tỉ
lệ nảy mầm thấp nhất 89,50 %.
Khoảng cách trồng 50 x 25 cm thì cây đậu xanh cho chiều cao nhất, khoảng
cách 50 x 25 cm với giống đậu xanh DX-208 có chiều cao cao nhất 57,68 cm.
Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất.
Giống đậu xanh DX-208 có trọng lượng 100 hạt nặng nhất (9,48 g).
Năng suất thực thu sau khi đã quy đổi ẩm độ thì ta thấy khoảng cách 40 x 30 cm
(1,31 tấn/ha) cho năng suất cao nhất. Và khoảng cách trồng 40 x 30 cm với giống đậu
xanh DX-208 (1,39 tấn/ha), D170 (1,39 tấn/ha) cho năng suất cao nhất.

iii


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Trang tựa ....................................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................................. ii
TÓM TẮT ................................................................................................................................... iii
MỤC LỤC .................................................................................................................................. iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ ĐỒ THỊ ............................................................................. viii
Chương 1: MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1

1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................................. 1
1.2 Mục đích, yêu cầu và giới hạn của đề tài ............................................................................. 2
1.2.1 Mục đích ............................................................................................................................. 2
1.2.2 Yêu cầu ............................................................................................................................... 2
1.2.3 Giới hạn đề tài .................................................................................................................... 2
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................................ 3
2.1 Nguồn gốc, lịch sử phát triển và phân loại cây đậu xanh. .................................................. 3
2.1.1 Nguồn gốc và lịch sử phát triển......................................................................................... 3
2.1.2 Phân loại.............................................................................................................................. 3
2.2 Tình hình nghiên cứu quốc tế và trong nước....................................................................... 4
2.2.1 Tình hình nghiên cứu quốc tế. ........................................................................................... 4
2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước. ..................................................................................... 4
2.3 Đặc điểm thực vật của cây đậu xanh.................................................................................... 6
2.3.1 Rễ......................................................................................................................................... 6
2.3.2 Thân..................................................................................................................................... 6
2.3.3 Lá ......................................................................................................................................... 6
2.3.4 Hoa ...................................................................................................................................... 6
2.3.5 Trái ...................................................................................................................................... 7
2.3.6 Hạt ....................................................................................................................................... 7
2.4 Nhu cầu ngoại cảnh của cây đậu xanh ................................................................................. 7
iv


2.4.1 Nhiệt độ............................................................................................................................... 7
2.4.2 Lượng mưa và độ ẩm ......................................................................................................... 8
2.4.3 Ánh sáng ............................................................................................................................. 8
2.4.4 Đất đai ................................................................................................................................. 8
2.4.5 Yêu cầu về dinh dưỡng khoáng......................................................................................... 8
2.5 Đặc điểm của một số giống đậu xanh. ................................................................................. 8
2.6 Kỹ thuật trồng cây đậu xanh ............................................................................................... 10

2.6.1 Chuẩn bị đất ...................................................................................................................... 10
2.6.2 Chuẩn bị hạt giống ........................................................................................................... 10
2.6.3 Thời vụ gieo trồng ............................................................................................................ 10
2.6.4 Phân bón và cách bón ...................................................................................................... 11
2.6.5 Chăm sóc .......................................................................................................................... 11
2.6.6 Thu hoạch ......................................................................................................................... 11
Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM .............................................. 12
3.1 Thời gian và địa điểm.......................................................................................................... 12
3.2 Điều kiện và phương pháp thí nghiệm. .............................................................................. 12
3.2.1 Đặc điểm khí hậu, thời tiết trong thời gian thực hiện thí nghiệm. ................................ 12
3.2.2 Đặc điểm về đất đai .......................................................................................................... 12
3.2.3 Vật liệu và phương pháp thí nghiệm. .............................................................................. 13
3.2.3.1 Vật liệu ........................................................................................................................... 13
3.2.3.2 Phương pháp thí nghiệm và các chỉ tiêu theo dõi ....................................................... 13
Chương4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................................... 16
4.1 Tỉ lệ nảy mầm ngoài đồng ruộng của cây đậu xanh ......................................................... 16
4.2 Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây đậu xanh (NSG) .......................................... 17
4.3 Chiều cao của cây đậu xanh................................................................................................ 18
4.4 Đặc điểm hình thái của một số giống tham gia thí nghiệm .............................................. 20
4.5 Khả năng phân cành, và hình thành lá của cây đậu xanh ................................................. 21
4.6 Khả năng ra hoa của cây đậu xanh. .................................................................................... 22
4.7 Khả năng hình thành quả của cây đậu xanh ...................................................................... 23
4.8 Khả năng hình thành hạt của cây đậu xanh ....................................................................... 25
4.9 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cây đậu xanh ............................................. 26
v


4.10 Tương quan năng suất hạt đậu xanh (tấn/ha) với số quả và tỉ lệ nảy mầm ................... 27
4.11 Hiệu quả kinh tế của một số giống đậu xanh................................................................... 29
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................... 31

5.1 Kết luận ................................................................................................................................ 31
5.2 Kiến nghị.............................................................................................................................. 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 33
PHỤ LỤC .................................................................................................................................. 34

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TL

Tỉ lệ

TS

Tổng số

TLNM

Tỉ lệ nảy mầm

NSG

Ngày sau gieo

NSTT

Năng suất thực thu


DHNTB

Duyên hải Nam Trung Bộ

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ ĐỒ THỊ
Bảng 3.1 Bảng khí hậu, thời tiết ....................................................................................12
Bảng 3.2 Thành phần dinh dưỡng của khu đất thí nghiệm ...........................................12
Bảng 4.1 Tỉ lệ nảy mầm ngoài đồng ruộng ...................................................................16
Bảng 4.2 Thời gian sinh trưởng và phát triển của các nghiệm thức tham gia thí nghiệm
(NSG).............................................................................................................................17
Bảng 4.3 Chiều cao cây đậu xanh của các nghiệm thức tham gia thí nghiệm. .............18
Bảng 4.4 Đặc điểm hình thái của một số giống tham gia thí nghiệm. ..........................20
Bảng 4.5 Khả năng phân cành, và hình thành lá của các nghiệm thức tham gia thí
nghiệm. ..........................................................................................................................21
Bảng 4.6 Khả năng ra hoa của một số nghiệm thức tham gia thí nghiệm .....................22
Bảng 4.7 Khả năng hình thành quả của một số nghiệm thức tham gia thí nghiệm .......24
Bảng 4.8 Khả năng hình thành hạt đậu xanh của các nghiệm thức thí nghiệm. ...........25
Bảng 4.9 Các yếu tố cấu thành năng suất. .....................................................................26
Bảng 4.10 Năng suất của các nghiệm thức tham gia thí nghiệm ..................................27
Bảng 4.12 Bảng tính tổng số tiền chi cho 360m2 ..........................................................29
Bảng 4.13 Bảng lợi nhuận của 10 m2 và 1 ha đậu xanh thí nghiệm..............................30
Đồ thị 4.1 Tương quan năng suất hạt đậu xanh (tấn/ha) với số quả và tỉ lệ nảy mầm…


viii


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Huyện Chư Sê là một huyện đầy tiềm năng kinh tế của tỉnh Gia Lai. Ở đây
cũng trồng chủ yếu là các loại cây công nghiệp lâu năm trong đó có các loại cây như
cà phê, cao su, đặc biệt là hồ tiêu Chư Sê được nhiều nơi biết đến. Nhưng bên cạnh
việc phát triển và mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp thì vẫn còn những mặt hạn
chế: đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu cao, lâu cho thu hoạch và chăm sóc tỉ mỉ. Điều này rất
khó cho những người dân còn khó khăn, thu nhập thấp.
Vì vậy để phát triển bền vững các vườn cây công nghiệp ta nên chọn loại cây
trồng có thể trồng xen canh, đem lại thu nhập ban đầu và ổn định cho người dân. Cây
đậu xanh là loại cây trồng có thể đáp ứng những yêu cầu trên, với những lợi ích mà nó
đem lại như:
Sử dụng làm thức ăn cho người và gia súc và trong hạt đậu xanh có chứa rất
nhiều chất khoáng, vitamin, protein và một số axit amin không thể thay thế. Hạt đậu
xanh còn chữa bệnh tiểu đường, bệnh phù thủng, giải nhiệt hạ huyết. Đặc biệt hạt đậu
xanh còn có tác dụng giải nhiệt do thuốc và các chất kim loại.
Hiện nay, hạt đậu xanh được tiêu thụ rất mạnh ở các nước như Đài Loan, Ấn
Độ, Thái Lan và nhiều nhất là ở nước ta. Đối với khu vực duyên hải Nam Trung Bộ
(DHNTB) diện tích trồng cây đậu xanh hàng năm khoảng 10.000ha.
Với thời gian sinh trưởng ngắn khoảng 60 - 70 ngày nên đậu xanh có thể dùng
để trồng xen và luân canh cải tạo đất, tăng độ phì trong điều kiện luân canh, xen canh.
Tuy vậy cho đến nay cho đến nay đậu xanh vẫn giữ vị trí rất khiêm tốn trong cơ
cấu cây trồng. Có nhiều nguyên nhân làm cây đậu xanh cho năng suất thấp và không
ổn định giữa các vùng, thu hái nhiều lần do chín rải rác. Và một trong những nguyên
nhân làm hạn chế năng suất cây đậu xanh đó là vấn đề về giống. Nhìn chung các giống

1


sử dụng ở địa phương chưa được chọn lọc rõ ràng và nông dân chủ yếu lấy giống cũ
của năm trước.
Để tìm ra được giống mới có thể thay thế giống địa phương nhằm cho năng suất
cao và ổn định, nên chúng tôi quyết định thực hiện đề tài “ Khảo sát sức sống và năng
suất của bốn giống đậu xanh (Vigna radiata) ở huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai”. Thí
nghiệm sử dụng 3 khoảng cách và 4 giống đậu xanh được bố trí theo kiểu lô phụ, thực
hiện trên 3 khối.
1.2 Mục đích, yêu cầu và giới hạn của đề tài
1.2.1 Mục đích
- Khảo sát năng suất của một số giống đậu xanh.
- Tìm ra khoảng cách trồng phù hợp nhất để các giống cho năng suất cao và ổn
định.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi các chỉ tiêu nông học cụ thể và các yếu tố cấu thành năng suất và năng
suất của các nghiệm thức tham gia thí nghiệm.
1.2.3 Giới hạn đề tài
Đề tài chỉ làm thí nghiệm trong 1 vụ nên chưa khảo sát hết tiềm năng năng suất
của các giống đậu xanh, cần tiếp tục theo dõi thêm.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Nguồn gốc, lịch sử phát triển và phân loại cây đậu xanh
2.1.1 Nguồn gốc và lịch sử phát triển

Cây đậu xanh có nguồn gốc từ Ấn Độ và Trung Á, được phân bố chủ yếu ở các
vùng nhiệt đới và á nhiệt đới (N.I. Varivilov). Cây đậu xanh được trồng rộng rãi ở Ấn
Độ và thung lũng sông Nil (Ai Cập). (Phạm Văn Thiều, 2007).
Cây đậu xanh (Vigna radiata (L.) R. Wilczek) phân bố rộng từ 40 vĩ độ Bắc
đến 40 vĩ độ Nam nên cây đậu xanh có thể trồng ở nhiều nơi trên thế giới. Ở khu vực
Đông và Nam Á cây đậu xanh được phát triển ở các nước Ấn Độ, Thái Lan, Philippin,
Myanma và nhiều nơi khác. Gần đây nó được phát triển mạnh ở một số vùng ôn đới
như Châu Úc và lục địa Châu Mỹ. Tuy nhiên, ngày nay đậu xanh đã được phát triển
mạnh mẽ ở khắp nơi với mục tiêu là cung cấp dinh dưỡng dễ tiêu, cải tạo đất và luân
canh với cây trồng nhằm tăng thu nhập và góp phần bảo vệ môi trường bền vững.
Ở nước ta, cây đậu xanh được trồng lâu đời ở các vùng đồng bằng, trung du và
miền núi từ Bắc đến Nam. Nhưng chủ yếu là trồng xen với các loại cây trồng chính
như bắp, đậu phộng. (Phạm Văn Thiều, 2007).
2.1.2 Phân loại
Cây đậu xanh (Vigna radiata (L.) R. Wilczek) là loại cây có hoa thuộc họ đậu,
ngành hạt kín. Cây đậu xanh là cây đậu đỗ quan trọng đứng thứ 3 sau cây đậu tương và
đậu phộng trong nhóm đậu ăn hạt.
Phân loại khoa học
Giới (Regnum): Plantae
Ngành (Divisio): Magnoliophyta
Lớp (Class): Magnoliopsida
Bộ (Ordo): Fabales
3


Họ (Familia): Fabaceae
Chi (Genus): Vigna
Loài (Species): Vigna radiata
2.2 Tình hình nghiên cứu quốc tế và trong nước.
2.2.1 Tình hình nghiên cứu quốc tế.

Cây đậu xanh có khả năng thích ứng rộng, chịu hạn khá và có thể thích nghi với
các vùng có khí hậu khắc nghiệt. Khu vực Đông và Nam Châu Á, cây đậu xanh được
trồng ở nhiều quốc gia như: Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka, Nepal, Trung
Quốc, Thái Lan, Philippin, Malaysia, Indonexia. Hiện nay đã được phát triển ở một số
quốc gia vùng ôn đới, ở Châu Úc và lục địa Châu Mỹ (Đường Hồng Dật, 2006)
Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau quả Châu Á (AVRDC) đã có tập đoàn
đậu xanh lớn nhất thế giới với hơn 5000 mẫu giống.
Tuy nhiên, năng suất cây đậu xanh rất thấp khoảng 7 - 8 tạ/ha vì chưa được đầu
tư đúng mức nên gần đây nhiều nước đã chọn được giống đậu xanh cho năng suất bình
quân 10 - 12 tạ/ha với các ưu điểm là hạt to, màu đẹp, thời gian sinh trưởng ngắn, chín
tập trung, chống chịu một số bệnh hại chính.
Ngày nay, các nhà chọn giống đang nghiên cứu tạo ra giống đậu xanh có thể cải
thiện năng suất và tính kháng bệnh. Ấn Độ có 22 trung tâm khắp cả nước nghiên cứu
về cây đậu xanh. Thái Lan cũng có nhiều trung tâm và các viện chuyên tham gia
nghiên cứu về cây đậu xanh.
2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước.
Với Việt Nam, cây đậu xanh đã được trồng lâu đời và khắp nơi trên cả nước,
nhưng bị xem là cây trồng tận dụng đất đai, lao động nên năng suất rất khiêm tốn. Đậu
xanh chiếm diện tích khoảng 40.000 ha, năng suất trung bình 6 - 7 tạ/ha.
Các nhà tuyển chọn giống đậu xanh đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận
với nhiều giống mới như: ĐX-044, ĐX-06, ĐX-92-1, V87-13, HL89-E3 là những
giống ngắn ngày, chín tập trung và cho năng suất thâm canh đạt 15 - 17 tạ/ha. Tiềm
năng năng suất đậu xanh của chúng ta khá lạc quan. Tuy nhiên vì là cây chống đói, lấp
vụ, xen canh nên ít được đầu tư đúng mức ( Đường Hồng Dật, 2006).

4


Từ năm 1983, diện tích, năng suất và sản lượng đậu xanh tăng nhưng chậm và
không liên tục. Năng suất đậu xanh thời kỳ 1981 - 1985 là 5,5 tạ/ha, 1986 - 1991 là 5,9

tạ/ha. Năm 1999 là năm có năng suất cao 8,2 tạ/ha nhờ sự chuyển đổi giống mới. Năm
2007 - 2008 thì đạt 18 – 19 tạ/ha, các tỉnh phía Nam thường cao hơn các tỉnh phía Bắc.
Một số vùng ở An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang đã đạt gần 20 tạ/ha trong vụ Đông
Xuân vì có nhiều điều kiện thích hợp cho canh tác đậu xanh (Phạm Văn Thiều, 2002).
Từ đó rút ra những yếu tố làm hạn chế năng suất đậu xanh là:
- Giống sử dụng là các giống cũ của địa phương không được chọn lọc.
- Đậu xanh thường được trồng trên đất xấu không thể trồng cây lương thực.
- Quan niệm cây đậu xanh là cây trồng phụ nên được mùa là tốt nếu không thì
cũng ít quan tâm bằng cây trồng chính vì thế tất cả các khâu chọn giống, chăm sóc xới
xáo, tưới nước, bảo vệ thực vật không đúng phương pháp khoa học
( />- Nông dân nghèo vùng sâu vùng xa còn thiếu thông tin, chưa có điều kiện tiếp
cận thành tựu về cây đậu xanh.
Tuy có những thành tựu lớn về giống, về giá trị kinh tế. Nhưng diện tích trồng
vẫn còn hạn chế so với các cây họ đậu khác (đậu nành, đậu phộng). Hầu hết diện tích
trồng đậu xanh trong nước còn nhỏ lẻ, manh mún, thường được trồng xen, gối vụ với
các cây trồng khác. Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển diện tích canh tác
cây đậu xanh:
- Năng suất đậu xanh còn hạn chế so với năng suất các cây trồng khác (điển
hình là đậu nành) trên cùng một diện tích.
- Đậu xanh khá mẫn cảm với một số loại sâu bệnh nên chi phí cho thuốc bảo vệ
thực vật còn cao.
- Công đoạn thu hoạch còn gặp nhiều khó khăn, thường thì thu hoạch từ 2 - 4
lần, nên gặp khó khăn về công lao động (lao động nông thôn hiện nay rất khan hiếm).

5


- Chưa có cơ giới hóa trong công đoạn thu hoạch, hiện nay công đoạn thu hoạch
và tách hạt thường chỉ thực hiện thủ công, rất khó khăn cho việc trồng với diện tích
lớn.

2.3 Đặc điểm thực vật của cây đậu xanh
2.3.1 Rễ
Tùy theo giống và điều kiện trồng, rễ cây đậu xanh có thể mọc sâu 50 - 80 cm,
nhờ đó cây đậu xanh chịu hạn khá tốt, nhưng rễ lại chịu úng kém. Trước khi cây trổ
hoa chỉ cần ngập úng ½ ngày là cây bị chết hoặc giảm năng suất.
Từ 7 - 10 ngày rễ cây đậu xanh bắt đầu tạo nốt sần (10 - 20 nốt sần/cây) do vi
khuẩn Rhizobium cộng sinh với rễ tạo ra chất đạm dần dần cung cấp cho cây sử dụng.
Nốt sần đạt kích thước tối đa (1 - 2 mm), bắt đầu hữu hiệu từ 20 - 40 ngày sau gieo.
2.3.2 Thân
Đậu xanh thuộc cây thân bụi, cao 0,4 - 0,7m (tối đa 1,5 m) có 1 - 5 cành. Trồng
càng dày số cành càng giảm, thân có 10 - 17 lóng cách nhau bởi các đốt. Đốt thân
mang lá bẹ, cuống lá, mầm nhánh hay mầm phát hoa.
Phần thân từ gốc đến 2 lá đầu tên gọi là trục hạ diệp, phần này có màu xanh
hoặc tím. Trục hạ diệp do hạt đậu nảy mầm thượng địa tạo thành.
2.3.3 Lá
Lá mọc từ nốt thân, có cuống lá dài 5 - 15 cm mang một lá kép ở đầu. Mỗi lá
kép thường mang 3 lá chét mọc từ 3 cuống lá phụ. Lá chét nguyên (đôi khi có xẽ thùy)
dài 2 - 15 cm, rộng 1,5 - 12 cm, mặt trên có lông tơ ngắn hoặc trơn. Lá chét giữa có
khả năng hướng theo chiều ánh sáng, nhờ đó giúp cây quang hợp được hiệu quả hơn.
2.3.4 Hoa
Mọc từ nách lá ngọn đến nách lá 8 - 9 (kể từ ngọn), mầm phát hoa bắt đầu xuất
hiện từ 18 - 20 ngày sau gieo và phát triển đến 33 - 40 ngày sau gieo (tùy thuộc vào
điều kiện ngoại cảnh).
Mỗi phát hoa có cuống dài từ 2 - 13 cm, mang một chùm 1 - 12 hoa ở đầu các
cuống phụ, nhưng chỉ đậu được 3 - 10 trái/chùm. Tỉ lệ rụng hoa thay đổi theo giống,
mùa vụ, kỹ thuật trồng và cũng thay đổi tùy theo vị trí đốt/thân. Trong giai đoạn ra hoa
cây đậu xanh thiếu nước cũng làm tăng tỉ lệ rụng hoa và làm giảm năng suất.

6



Hoa đậu xanh có màu vàng tươi, đường kính từ 1,1 - 1,7 cm, mang 5 cánh, một
bộ nhị đực gồm 10 nhị, một bộ nhụy với vòi nhụy xoắn và dài. Hoa thường nở lúc 7 9 giờ sáng và héo vào buổi trưa.
Cây đậu xanh thường trổ hoa thành 2 - 3 đợt, mỗi đợt hoa trổ trong vòng 5 - 7
ngày và 2 đợt cánh nhau 5 - 10 ngày.
2.3.5 Trái
Trái thường bắt đầu xuất hiện vào ngày thứ 2 và chín ở 20 ngày sau khi hoa nở,
trái thường có kích thước (0,4 - 0,6 cm) x (4 - 10 cm). Mặt ngoài trái có lông tơ ngắn,
thưa và có màu vàng rơm hay nâu. Trái non màu xanh, khi chín có màu nâu đen hay
vàng rơm. Trái chín có thể tự tách vỏ làm rụng hạt, mỗi cây đậu thường mang 10 - 20
trái/cây, trồng thưa có thể cho 40 - 50 trái/cây.
2.3.6 Hạt
Hạt cây đậu xanh có màu xanh lục hay vàng tùy theo giống, hạt hình cầu hoặc
hình trụ, có trọng lượng 1000 hạt là 30 – 75 gr. Hạt đậu xanh xuất khẩu loại 1 có trọng
lượng 1000 hạt trên 55 gr.
Hạt có vỏ bóng, láng (đậu xanh mỡ) hoặc mốc, nhám (đậu xanh mốc), hạt có tể
tròn, trắng và hơi dẹp.
Hạt đậu xanh không có miên trạng, có thể nảy mầm trên trái hoặc do thu hoạch
trễ. Hạt có thể bị hiện tượng “đậu đá” do cây bị thiếu nước hoặc bị khảm do 1 loại
virut phá hoại) hay do thu hoạch muộn.
2.4 Nhu cầu ngoại cảnh của cây đậu xanh
2.4.1 Nhiệt độ
Đậu xanh sinh trưởng và phát triển trong phạm vi nhiệt độ 22 – 27 0C. Đậu
xanh phát triển bình thường ở các khoảng phạm vi nhiệt độ 16 – 36 0C và 28 – 36 0C.
Ở các thời kỳ nảy mầm, mầm phát triển và hình thành cây con nên rất nhạy cảm
với nhiệt độ. Hạt nảy mầm tốt nhất trong phạm vi nhiệt độ 25 – 27 0C. Dưới 15 0C thì
tỉ lệ nảy mầm thấp và tốc độ phát triển của cây con giảm đi đáng kể.
Tốc độ sinh trưởng, sinh dưỡng và khả năng tích lũy chất khô đạt mức cao nhất
ở nhiệt độ 24 – 25 0C. Những giống ở vùng nhiệt đới rất mẫm cảm với nhiệt độ thấp.


7


2.4.2 Lượng mưa và độ ẩm
Diện tích trồng đậu xanh trên thế giới tập trung chủ yếu ở những vùng có lượng
mưa trung bình 600 - 1000 mm/năm. Tương ứng với vùng khô cạn và cận ẩm.
Đậu xanh được đánh giá là cây chịu hạn khá. Tuy vậy, trong điều kiện khô hạn
trồng đậu xanh sẽ cho hiệu quả thấp. Đậu xanh nếu không được tưới đầy đủ ở các thời
kỳ phát triển của cây con và hình thành quả thì khả năng tích lũy chất khô giảm 40 %.
Đặc biệt năng suất hạt sẽ giảm 50 – 60 % nếu thời kỳ ra hoa và hình thành quả đậu
xanh không được tưới.
2.4.3. Ánh sáng
Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của đậu xanh đều tương đối mẫn cảm với
chế độ ánh sáng.
Hầu hết các giống đậu xanh đều mẫn cảm với ngày ngắn. Dấu hiệu đầu tiên của
phản ứng này là kéo dài các thời kỳ sinh trưởng và ra hoa chậm lại.
Độ dài ngày lớn có ảnh hưởng đến thời kỳ sinh thực. Thời gian nở hoa kéo dài
làm chậm quá trình chín của quả. Điều kiện ngày dài cũng kích thích quá trình nở hoa,
cho nên trên cùng 1 cây, ở cung thời điểm có mặt cả nụ, hoa, quả xanh, quả chín.
2.4.4 Đất đai
Đậu xanh không kén đất có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Đậu xanh
có vùng phân bố rộng 40 vĩ độ Bắc đến 40 vĩ độ Nam trên các đất phù sa, cát pha, đất
đồi, đất lúa. Các nhà khoa học đã tính ra là để thu được 1 tấn hạt đậu xanh, cây đậu lấy
đi từ đất 40 - 42 kg N, 3 - 5 kg P2 05, 12 - 14 kg K20, 1,5 kg S, 1,5 kg Mg, 1,0 - 1,5 kg
Ca và một số vi lượng khác.
Cây đậu xanh cần có lân, việc cung cấp bổ sung phân lân rất có ý nghĩa. Bón 20
- 40 kg P205/ha làm cho năng suất đậu xanh tăng lên rõ rệt. pH đối với đậu xanh cũng
rất quan trọng. Đối với đậu xanh pH thích hợp nhất là từ 6 - 7,5.
2.4.5 Yêu cầu về dinh dưỡng khoáng
Đối với cây đậu xanh có 16 nguyên tố quan trọng. Các nguyên tố khoáng được

phân bố ở các bộ phận của cây đậu xanh như sau: ở trong thân lá N > K > Ca > P >
Mg > S, còn trong hạt là: N > K > Mg > S > Ca > Mn.

8


2.5 Đặc điểm của một số giống đậu xanh
Giống V94-208: được Viện khoa học nông nghiệp miền Nam chọn lọc từ giống
4111A của Đài Loan. (GS. TS. Phạm Hồng Dật)
Thời gian sinh trưởng từ 65 - 70 ngày. Cây cao 50 - 60cm thân to lá rộng, bông
nằm trên mặt lá, hạt to hình trụ màu xanh đậm và bóng. Hạt đóng không kín trên trái vì
vậy khi gặp điều kiện dinh dưỡng không tốt trái sẽ không đều. Là giống có tiềm năng
năng suất 1,5 - 2 tấn/ha.
Giống V94 - 208 chống được bệnh vàng lá, chống chịu trung bình với bệnh
đốm lá. Chủ yếu được gieo trồng ở vụ Đông Xuân.
Giống ĐX-208: thời gian sinh trưởng ngắn từ 59 - 62 ngày. Chống chịu bệnh
vàng lá cấp 1 và bệnh đốm lá cấp 2, khả năng thích ứng rộng, ra hoa và chín tập trung.
Trái tròn dài, hạt màu xanh mỡ, hình bầu dục. Năng suất hè thu, thu đông khoảng 1 1,3 tấn/ha. Vụ Đông Xuân 2 - 2,5 tấn/ha.
Giống HL33-6: giống được tuyển chọn từ dòng HL33-612 của tổ hợp Mỡ Long
Khánh x VC3902.
Thời gian sinh trưởng 65 - 68 ngày. Cây cao trung bình 47 – 48 cm. Ra hoa và
chín tập trung, số quả trung bình 20 - 23 quả/cây. Hạt to màu xanh mỡ. Năng suất cao
và ổn định.
Giống đậu xanh 004: cây cao 45 – 50 cm, sinh trưởng khỏe, nhiều quả, chín
tập trung, thu hoạch làm 2 - 3 đợt. Thời gian sinh trưởng vụ xuân 80 - 86 ngày, vụ hè
75 - 80 ngày, vụ thu 90 ngày. Hạt dạng bầu dục, màu hạt xanh vàng, bóng (mỡ), trọng
lượng 1.000 hạt đạt

66 -79 g. Năng suất thâm canh 17 - 19 tạ/ha. Khả năng chống


chịu bệnh khá, ít bị bệnh đốm lá, phấn trắng, khả năng chịu nóng tốt. Thích ứng rộng,
trồng được cả 3 vụ của vùng đồng bằng trung du, miền núi phía Bắc.
Giống đậu xanh số 9: sinh trưởng khỏe, cây cao 48 – 55 cm, lá to, số cành cấp
1 cao. Thời gian sinh trưởng từ 80 - 90 ngày, chín tập trung (thu 1 lần 60 – 65 % sản
lượng), hạt màu xanh mốc, trọng lượng 1.000 hạt đạt 55 – 60 g. Năng suất thâm canh
đạt 16 - 18 tạ/ha. Khả năng chống bệnh trung bình. Thích ứng rộng, trồng được cả 3 vụ
của vùng đồng bằng trung du, miền núi phía Bắc.
Giống đậu xanh VN 93-1: chiều cao cây trung bình 60 – 75 cm, sinh trưởng
khỏe. Năng suất thâm canh đạt 18 - 20 tạ/ha. Thời gian sinh trưởng vụ xuân 70 - 80
9


ngày, vụ hè 60 - 69 ngày. Hạt màu xanh mốc ruột vàng. Trọng lượng 1.000 hạt đạt 50
– 60 g. Khả năng chống đổ, chống úng khá. Nhiễm bệnh phấn trắng, bệnh đốm nâu ở
mức trung bình. Khả năng thích ứng rộng, trồng được cả 3 vụ của vùng đồng bằng
trung du, miền núi phía Bắc.
Giống đậu xanh ĐX 92-1: chiều cao cây trung bình 53 cm. Thời gian sinh
trưởng vụ xuân 80 ngày, vụ hè 65 ngày. Trung bình mỗi cây có 27 quả. Hạt màu xanh
mốc, ruột vàng. Trọng lượng 1.000 hạt đạt 55 – 65 g, năng suất thâm canh đạt 18 - 20
tạ/ha. Phẩm chất tốt hợp thị hiếu người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Chống đổ
tốt, kháng bệnh lở cổ rễ, bệnh phấn trắng và đốm nâu trung bình. Khả năng thích ứng
rộng, trồng được cả 3 vụ của vùng đồng bằng trung du, miền núi phía Bắc.
Giống đậu xanh KP 11: nguồn gốc nhập nội từ giống KPS 1 của Thái Lan.
Ưu điểm: Chịu nóng, hạn khá, quả chín khá tập trung. Thời gian sinh trưởng
dưới 70 ngày. Năng suất thâm canh có thể đạt 20-22 tạ/ha. Vùng sinh thái chính: thích
hợp với điều kiện khí hậu, đất đai của các tỉnh Bắc Trung bộ. Trồng chủ yếu trong vụ
xuân và vụ hè.
Thời vụ: Trồng từ 15/2 - 15/3 hàng năm. Lượng giống cần cho 1 sào 1,3 - 1,7 kg
(tùy độ to của hạt giống).
2.6 Kỹ thuật trồng cây đậu xanh

Áp dụng theo quy trình kỹ thuật trồng trong Quy Phạm khảo nghiệm giống đậu
xanh (Bộ NN và PT nông thôn, 2005).
2.6.1 Chuẩn bị đất
Đất sau khi cày, dùng cuốc san lấp bằng phẳng, tơi xốp, nhặt sạch cỏ dại sau đó
tiến hành lên luống, tạo rãnh cho nước thoát.
2.6.2 Chuẩn bị hạt giống
Trước khi gieo hạt, phơi nắng 4 giờ, sau đó xử lý với thuốc sát khuẩn Benlate C
(2,5 kg thuốc/kg hạt) và thuốc sát trùng Basudin 10 H liều lượng 50 g thuốc/kg hạt.
2.6.3 Thời vụ gieo trồng
Thời điểm xuống giống: 3 - 2010
Thời điểm thu hoạch: 5 – 2010

10


2.6.4 Phân bón và cách bón
Lượng phân bón cho thí nghiệm: 180 kg phân chuồng hoai mục + 18 kg vôi + 4
kg Urea + 15 kg Super Lân + 4 Kg KCl.
Cách bón
Bón lót toàn bộ phân chuồng hoai mục + phân lân + vôi (khi làm đất)
Bón thúc lần 1: Từ 7 - 10 ngày sau khi đậu mọc
½ Urea + ½ KCl kết hợp với xới xáo và làm cỏ vun gốc.
Bón thúc lần 2: Từ 22 ngày khi đậu mọc
½ Urea + ½ KCl kết hợp với xới xáo làm cỏ vun gốc.
2.6.5 Chăm sóc
Dặm hạt và tỉa bỏ cây xấu vào thời điểm 5 ngày sau khi gieo.
Phòng trừ cỏ dại: Thực hiện 3 đợt chính 10 ngày, 22 ngày, 35 ngày sau khi
gieo.
Tưới nước: Cung cấp đủ ẩm giúp cây sinh trưởng và phát triển.
2.6.6 Thu hoạch

Lần 1: Thu hoạch khi cây có 40 % số trái chín.
Lần 2: Thu hoạch khi cây có 50 % số trái chín và lá trên cây úa vàng.
Lần 3: Tận thu.

11


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

3.1 Thời gian và địa điểm
Đề tài được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 5/2010.
Địa điểm thí nghiệm: tiến hành tại thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai.
3.2 Điều kiện và phương pháp thí nghiệm.
3.2.1 Đặc điểm khí hậu, thời tiết trong thời gian thực hiện thí nghiệm.
Bảng 3.1 Bảng khí hậu, thời tiết
Nhiệt độ không khí (0C)
Tối
thấp

Độ ẩm
không
khí (%)

Tổng lượng
mưa (mm)

Số
ngày mưa
(ngày)


Tổng
giờ nắng
(giờ)

34,0

14,7

71

52,7

4

257,2

25,2

34,0

19,2

73

55,4

6

247,9


25,3

33,7

20,0

80

122,4

14

238,1

Tháng

Trung
bình

Tối
cao

3

23,5

4
5


(Nguồn: Trung tâm dự báo Khí Tượng Thủy Văn tỉnh Gia Lai, 2010)
Qua bảng 3.1 cho thấy rằng: Trong thời gian thí nghiệm nhiệt độ trung bình dao
động từ 23,5 - 25,3 0C với nhiệt độ này rất thích hợp cho cây đậu xanh sinh trưởng và
phát triển.
Ẩm độ trung bình từ 71 – 80 %, cao nhất là tháng 5 là 80 %, tổng lượng mưa từ
52,7 - 122,4 mm/tháng, tháng 5 có tổng lượng mưa cao nhất 122,4 mm/tháng. Tháng 3
có tổng số giờ nắng cao nhất 257,2 giờ/tháng. Vì vậy muốn trồng đậu trong mùa này
phải chủ động nước tưới và cung cấp đầy đủ nước tưới trong các giai đoạn quan trọng
để cây đậu xanh có thể sinh trưởng và phát triển tốt.
3.2.2 Đặc điểm về đất đai
Qua bảng 3.2 ta thấy đất tại khu thí nghiệm là thịt pha sét có pH hơi chua. Vì
vậy chúng ta nên bón vôi trước khi trồng. Đất có hàm lượng mùn khá, hàm lượng các
12


chất tổng số, dễ tiêu, và hàm lượng các chất trao đổi ion ở mức trung bình và chỉ có
hàm lượng lân ở mức khá.
Bảng 3.2 Thành phần dinh dưỡng của khu đất thí nghiệm
Chỉ tiêu phân tích

Mẫu đất

pH ( H20) 1:5

5,36

pH (KCl) 1:5

3,86


Mùn (%)

6,26

Nts (%)

0,168

Pts (%)

0,506

Kts (%)

0,060

N-NH4+ dễ tiêu (mg/100g)

1,97

P2 05 dễ tiêu (mg/100g)

42,6

K+ dễ tiêu (mg/100g)

16,87

Ca2+ (meq/100g)


2,52

Mg2+ (meq/100g)

0,46

Sa cấu

Cát (%)

6,1

Thịt (%)

64,3

Sét (%)

29,6

(Nguồn: Trung tâm công nghệ và quản lý môi trường tài nguyên - Đại học Nông
Lâm, 2010.)
3.2.3 Vật liệu và phương pháp thí nghiệm.
3.2.3.1 Vật liệu
- Hạt giống của 4 giống đậu xanh: D170, DX-208, HL33-6, V8-10
- Thuốc bảo vệ thực vật: Anvil 5SC, Dragon.
- Phân bón: Phân chuồng hoai mục, phân lân, Urea, KCl, vôi.
3.2.3.2 Phương pháp thí nghiệm và các chỉ tiêu theo dõi
Thí nghiệm ngoài đồng
Thí nghiệm 2 yếu tố được bố trí theo kiểu lô phụ với lô chính là khoảng cách và

lô phụ là giống đậu xanh, thí nghiệm với 3 khối.

13


Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Khối 1
D2

D1

Khối 2
D3

Khối 3

D3

D2

D1

D2

D1

D3

V2


V4

V3

V1

V2

V4

V3

V2

V1

V1

V2

V4

V3

V4

V1

V1


V3

V2

V4

V3

V1

V2

V1

V3

V4

V4

V4

V3

V1

V2

V4


V3

V2

V2

V1

V3

Trong đó:
D (lô chính): Khoảng cách trồng
D1: 40 x 30 cm, D2: 50 x 20 cm, D3: 50 x 25 cm
V (lô phụ): Giống đậu xanh
V1: DX-208, V2: V8-10, V3: HL33-6, V4: D170
Quy mô thí nghiệm :
- Diện tích ô cơ sở : 10 m2
- Diện tích thí nghiệm : 360 m2
- Tổng diện tích toàn thí nghiệm : 487 m2
Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi
Các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển :
- Thời gian sinh trưởng: tính từ khi gieo đến khi thu hoạch đợt cuối cùng.
- Tỉ lệ nảy mầm (%): số cây mọc/số cây theo dõi x 100
- Thời gian phân cành của các giống: theo dõi khi có 50 % số cây theo dõi phân
cành.
- Thời gian ra hoa: theo dõi khi có 50 % số cây theo dõi trổ hoa.
- Thời gian đậu quả: theo dõi khi có 50 % số cây rụng hoa và bắt đầu có quả
non dài 1 cm.
- Chiều cao thân chính: đo từ vị trí đốt lá mầm đến điểm sinh trưởng của thân
chính lúc thu hoạch.

- Số cành cấp 1: đếm số cành mọc ra từ thân chính.
14


- Tỉ lệ đậu quả: tỉ lệ % số quả đậu so với vết nụ (theo dõi 3 - 5 ngày/1lần kể từ
khi có trái đậu, đếm tổng số quả trên cây kể cả quả lép).
Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất:
- Số quả/cây: đếm tổng số quả trên 10 cây mẫu/ô. Tính trung bình.
- Số quả chắc/cây: đếm tổng số quả chắc/cây của 10 cây mẫu/ô. Tính trung bình
- Số hạt/quả: đếm tổng số hạt/quả của 10 cây mẫu/ô. Tính trung bình.
- Số hạt chắc/quả: đếm tổng số hạt chắc/quả của 10 cây mẫu/ô. Tính trung bình
- Tỉ lệ hạt chắc (%): (tổng số hạt chắc/tổng số hạt của 10 cây mẫu/ô) x 100
- Trọng lượng 100 hạt (g): lấy ngẫu nghiên 100 hạt trên mỗi ô thí nghiệm sau
đó đem cân. Tính trung bình.
- Năng suất thực thu: thu toàn bộ nghiệm thức rồi quy đổi ở ẩm độ 8% (tấn/ha).
Phương pháp lấy mẫu
Các chỉ tiêu được lấy trên 5 điểm nằm trên 2 đường chéo góc của ô cơ sở, mỗi
điểm theo dõi 2 cây.
Xử lý số liệu thu thập :
Số liệu thu thập bằng EXCEL và phương pháp phân tích thông kê bằng SAS.

15


Chương4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Tỉ lệ nảy mầm ngoài đồng ruộng của cây đậu xanh
Chu kỳ sinh trưởng của cây trồng đều bắt đầu từ sự nảy mầm và hạt giống nảy
mầm nhanh hay chậm phụ thuộc vào các yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, ánh sáng,

nước, và yếu tố nội tại cũng có ảnh hưởng lớn đến khả năng nảy mầm của cây trồng.
Giống có tỉ lệ nảy mầm cao, sớm, đồng đều là một trong những yếu tố quan
trọng giúp cây phát triển nhanh trong giai đoạn đầu, làm tiền đề cho sinh trưởng và
phát triển về sau.
Bảng 4.1 Tỉ lệ nảy mầm ngoài đồng ruộng
Giống (V)

Khoảng cách

Trung bình (D)

(D)

D170

DX-208

HL33-6

V8-10

50 x 20cm

95,29

96,41

92,52

89,55


93,44

50 x 25cm

95,40

96,36

92,35

89,51

93,41

40 x 30cm

95,46

96,54

92,37

89,45

93,45

95,38 B

96,44 A


92,41 C

89,50 D

Trung bình giống
(V)

Ghi chú: Các trung bình cùng ký tự không khác biệt có nghĩa thống kê ở mức
xác suất với p < 0,01 cho yếu tố giống; CV = 0,27 %.
Qua bảng 4.1, khoảng cách không có sự khác biệt về mặt thống kê đến khả
năng nảy mầm của cây đậu xanh.
Yếu tố giống có sự khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê đến khả năng nảy
mầm của hạt. Giống DX-208 có tỉ lệ nảy mầm cao nhất (96,44 %) và thấp nhất là
giống V8-10 (89,50 %).
Tương tác giữa khối và khoảng cách và tương tác giữa khoảng cách trồng và
giống đều có p > 0,05 nên không có sự khác biệt về mặt thống kê.
16


×