Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI PHÂN BÓN LÁ VÀ CÁC GIÁ THỂ HỮU CƠ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CÂY TIỂU HỒNG MÔN (Anthurium andreanum L.) TRỒNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (840.46 KB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI PHÂN BÓN LÁ VÀ CÁC GIÁ
THỂ HỮU CƠ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CÂY TIỂU HỒNG
MÔN (Anthurium andreanum L.) TRỒNG TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Họ tên sinh viên: ĐƯỜNG MINH MẠNH
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2006 – 2010

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 8/2010


ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI PHÂN BÓN LÁ VÀ CÁC GIÁ
THỂ HỮU CƠ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CÂY TIỂU HỒNG
MÔN (Anthurium andreanum L.) TRỒNG TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Tác giả

ĐƯỜNG MINH MẠNH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư nông nghiệp
Ngành Nông Học

Giáo viên hướng dẫn


PGS. TS. HUỲNH THANH HÙNG

Tháng 8/2010


LỜI CẢM TẠ
Thành kính ghi nhớ công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.
Các anh chị, cùng người thân trong gia đình đã động viên tinh thần và tạo mọi
điều kiện tốt nhất cho con trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Chân thành cảm ơn
• Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm
khoa Nông Học đã quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
quá trình học tập tại trường.
• Quý thầy cô khoa Nông Học đã tận tình dạy bảo những kiến thức quý báu
trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
• Thầy Lê Trọng Hiếu, cô Lê Thị Thanh Hương đã tận tình hướng dẫn, truyền
đạt cho tôi những kiến thức trong thời gian thực tập đề tài tại Bộ môn Nông
Hóa Thổ Nhưỡng.
• Cảm ơn các anh chị khoa Nông Học và tập thể lớp Nông Học 32 đã luôn
giúp đỡ, động viên tôi trong thời gian học tập và thực hiện đề tập.
Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến PGS. TS. Huỳnh Thanh Hùng, người đã tận
tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức và có những lời khuyên quý báu giúp tôi hoàn
thành luận văn này.

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2010
Sinh viên thực hiện

Đường Minh Mạnh

i



TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của các loại phân bón lá và các loại giá thể hữu
cơ đến sự phát triển của cây tiểu hồng môn (Anthurium andreaum L.) trồng tại Tp. Hồ
Chí Minh” được tiến hành tại trại thực nghiệm khoa Nông Học – Trường Đại Học
Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh và phòng thí nghiệm Bộ môn Nông Hóa Thổ Nhưỡng,
thời gian từ tháng 2/2010 đến tháng 5/2010. Thí nghiệm 2 yếu tố được bố trí theo kiểu
lô phụ, 3 lần lặp lại.
Yếu tố giá thể được bố trí trên lô chính gồm 2 loại giá thể: G1 (4 phân trùn : 1
tro trấu : 1 vỏ đậu) và G2 (4 phân trùn : 1 tro trấu : 1 vỏ cà phê).
Yếu tố phân bón lá được bố trí trên lô phụ gồm có 5 loại phân bón lá:
Growmore (20 – 20 – 20), Đầu trâu 009 (20 – 20 – 20), HVP 1601 WP (21 – 21 – 21),
Raja (21 – 21 – 21 plus), Nutrofar (21 – 21 – 21) và nước làm đối chứng.
Kết quả thu được:
Hàm lượng sinh dưỡng trong các giá thể (Nts, P2O5ts, K2Ots, Ndt, P2O5dt, K2Odt,
Ca2+, Mg2+, C%, pH, ẩm độ) sau khi phối trộn là khá cao.
Các giá thể tương đối bền, phân hủy chậm, cung cấp dinh dưỡng giúp cây phát
triển tốt. Hàm lượng dinh dưỡng còn lại sau khi trồng tương đối cao, đảm bảo cho cây
tiếp tục phát triển.
Các loại phân bón lá góp phần làm cây sinh trưởng tốt hơn và đã cho thấy sự
khác biệt giữa các nghiệm thức có sử dụng phân bón lá và không sử dụng phân bón lá.
Các nghiệm thức giúp cây sinh trưởng phát triển tốt là Growmore + G1 (4 phân
trùn : 1 tro trấu : 1 vỏ đậu), Growmore + G2 (4 phân trùn : 1 tro trấu : 1 vỏ cà phê) và
Đầu trâu 009 + G2 (4 phân trùn : 1 tro trấu : 1 vỏ cà phê). Nghiệm thức có cây sinh
trưởng phát triển kém nhất là Nước + G1 (4 phân trùn : 1 tro trấu : 1 vỏ đậu) và
Nutrofar + G1 (4 phân trùn : 1 tro trấu : 1 vỏ đậu).

ii



MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ ...................................................................................................................i
TÓM TẮT........................................................................................................................ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..........................................................................vii
DANH SÁCH HÌNH ẢNH ĐỒ THỊ ........................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ...........................................................................................ix
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU .............................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1
1.2 Mục đích và yêu cầu .................................................................................................. 2
1.2.1 Mục đích ................................................................................................................. 2
1.2.2 Yêu cầu ................................................................................................................... 2
1.2.3 Giới hạn đề tài ........................................................................................................ 2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................... 3
2.1 Giới thiệu chung về cây tiểu hồng môn..................................................................... 3
2.1.1 Phân loại thực vật ................................................................................................... 3
2.1.2 Nguồn gốc và phân bố ............................................................................................ 3
2.1.3 Đặc điểm thực vật học ............................................................................................ 4
2.1.3.1 Rễ ......................................................................................................................... 4
2.1.3.2 Thân ..................................................................................................................... 4
2.1.3.3 Lá ......................................................................................................................... 4
2.1.3.4 Hoa....................................................................................................................... 4
2.1.3.5 Quả....................................................................................................................... 5
2.2 Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh ............................................................................... 5
2.2.1 Nhiệt độ .................................................................................................................. 5
2.2.2 Độ ẩm ..................................................................................................................... 5
2.2.3 Ánh sáng ................................................................................................................. 5
2.3 Yêu cầu về dinh dưỡng .............................................................................................. 6

2.3.1 Các nguyên tố đa lượng .......................................................................................... 6
2.3.1.1 Nitơ (N) ............................................................................................................... 6
iii


2.3.1.2 Lân (P) ................................................................................................................. 6
2.3.1.3 Kali (K) ................................................................................................................ 6
2.3.2 Các nguyên tố trung lượng ..................................................................................... 7
2.3.2.1 Canxium (Ca) ...................................................................................................... 7
2.3.2.2 Magiesium (Mg) .................................................................................................. 7
2.3.2.3 Sulfur (S) ............................................................................................................. 7
2.3.3 Các nguyên tố vi lượng .......................................................................................... 8
2.4 Kĩ thuật trồng và nhân giống tiểu hồng môn ............................................................. 8
2.4.1 Kĩ thuật trồng tiểu hồng môn.................................................................................. 8
2.4.2 Nhân giống tiểu hồng môn ..................................................................................... 9
2.4.2.1 Nhân giống bằng hạt ............................................................................................ 9
2.4.2.2 Nhân giống bằng phương pháp cắt cành ............................................................. 9
2.4.2.3 Nhân giống invitro ............................................................................................... 9
2.5 Tình hình sản xuất tiểu hồng môn trên thế giới và trong nước ............................... 10
2.5.1 Tình hình sản xuất hồng môn trên thế giới........................................................... 10
2.5.2 Tình hình sản xuất hồng môn trong nước............................................................. 10
2.6 Các vật liệu dùng làm giá thể trong thí nghiệm ...................................................... 11
2.6.1 Phân trùn (Vermicompost) ................................................................................... 11
2.6.2 Tro trấu ................................................................................................................. 12
2.6.3 Vỏ đậu................................................................................................................... 12
2.6.4 Vỏ cà phê .............................................................................................................. 12
2.7 Sơ lược về các loại phân bón lá dùng trong thí nghiệm .......................................... 12
2.7.1 Phân bón lá Growmore (20 – 20 – 20) ................................................................. 13
2.7.2 Phân bón lá Đầu Trâu 009 (20 – 20 – 20) ............................................................ 14
2.7.3 Phân bón lá HVP 1601 WP (21 – 21 – 21) .......................................................... 14

2.7.4 Phân bón lá Raja (21 – 21 – 21 plus) ................................................................... 14
2.7.5 Phân bón lá Nutrofar (21 – 21 – 21) ..................................................................... 15
2.8 Một số nghiên cứu về giá thể trồng trong nước và trên thế giới ............................. 15
2.8.1 Tình hình nghiên cứu và sử dụng giá thể trên thế giới ......................................... 15
2.8.2 Tình hình nghiên cứu và sử dụng giá thể trong nước ........................................... 16
CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ................................... 17
3.1 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................... 17
3.2 Thời gian và địa điểm thực hiện .............................................................................. 17
iv


3.3 Vật liệu và phương pháp thí nghiệm ....................................................................... 17
3.3.1 Điều kiện thời tiết tại khu vực Tp. Hồ Chí Minh từ tháng 3/2010 đến tháng
6/2010 ............................................................................................................................ 17
3.3.2 Vật liệu thí nghiệm ............................................................................................... 18
3.3.2.1 Giống ................................................................................................................. 18
3.3.2.2 Vật liệu dùng trong thí nghiệm.......................................................................... 18
3.3.2.3 Hàm lượng dinh dưỡng trong các vật liệu làm giá thể ...................................... 19
3.3.3 Phương pháp thí nghiệm....................................................................................... 20
3.3.3.1 Bố trí thí nghiệm ................................................................................................ 20
3.3.3.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm ...................................................................................... 20
3.3.3.3 Chỉ tiêu theo dõi ................................................................................................ 21
3.3.3.3.1 Phân tích chỉ tiêu nông hóa trong phòng thí nghiệm...................................... 21
3.3.3.3.2 Theo dõi chỉ tiêu nông học ............................................................................. 21
3.4 Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................................... 22
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 23
4.1 Đánh giá một số chỉ tiêu nông hóa của các giá thể hữu cơ trước khi trồng ............ 23
4.1.1 Hàm lượng dinh dưỡng trong các giá thể trước khi trồng .................................... 23
4.1.2 Ẩm độ của các giá thể sau khi phối trộn .............................................................. 24
4.2 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá và các loại giá thể hữu cơ đến sự phát triển

của cây tiểu hồng môn ................................................................................................... 25
4.2.1 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá và các loại giá thể hữu cơ đến chiều cao cây
và tốc độ tăng trưởng chiều cao..................................................................................... 25
4.2.1.1 Chiều cao cây (cm) ............................................................................................ 25
4.2.1.2 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/20 ngày) ............................................... 28
4.2.2 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá và các loại giá thể hữu cơ đến số lá và tốc độ
ra lá của cây ................................................................................................................... 30
4.2.2.1 Số lá trên cây (lá/cây) ........................................................................................ 30
4.2.2.2 Tốc độ ra lá (lá/20 ngày) .................................................................................. 32
4.2.3 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá và các loại giá thể hữu cơ đến số chồi con
trên cây (chồi/cây) ......................................................................................................... 34
v


4.2.4 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá và các loại giá thể hữu cơ đến số hoa trên
cây (hoa/cây) và độ bền của hoa (ngày) ........................................................................ 36
4.2.4.1 Thời điểm ra hoa đầu tiên (NST) ...................................................................... 36
4.2.4.2 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá và giá thể hữu cơ đến số hoa trên cây
(hoa/cây) ........................................................................................................................ 37
4.2.4.3 Độ bền của hoa (ngày) ....................................................................................... 39
4.3 Hàm lượng dinh dưỡng của các giá thể sau khi trồng ............................................. 40
4.4 Chi phí đầu tư cho một chậu trồng cây tiểu hồng môn ........................................... 41
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................... 43
5.1 Kết luận.................................................................................................................... 43
5.2 Đề nghị .................................................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 45
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH ................................................................................................. 47

vi



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NST :

Ngày sau trồng

pt:

Phân trùn

vđ:

Vỏ đậu

vcp:

Vỏ cà phê

tt:

Tro trấu

CV:

Coefficient of Variation

ts:

Tổng số


dt:

Dễ tiêu

TB:

Trung bình

ĐC:

Đối chứng

REP:

Lần lặp lại

vii


DANH SÁCH HÌNH ẢNH ĐỒ THỊ
Hình 1: Các vật liệu dùng làm giá thể ...........................................................................47
Hình 2: Các nghiệm thức trên nền giá thể không sử dụng phân bón lá ........................48
Hình 3: Các nghiệm thức trên nền giá thể sử dụng phân bón lá Growmore .................48
Hình 4: Các nghiệm thức trên nền giá thể sử dụng phân bón lá Đầu trâu 009 .............48
Hình 5: Các nghiệm thức trên nền giá thể sử dụng phân bón lá HVP 1601 WP ..........49
Hình 6: Các nghiệm thức trên nền giá thể sử dụng phân bón lá Raja ...........................49
Hình 7: Các nghiệm thức trên nền giá thể sử dụng phân bón lá Nutrofar.....................49

Đồ thị 1. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá và giá thể hữu cơ đến chiều cao cây giai
đoạn 120 NST ......................................................................................................................... 50

Đồ thị 2. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá và giá thể đến tốc độ tăng trưởng chiều
cao cây giai đoạn 40 – 120 .................................................................................................... 50
Đồ thị 3. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá và giá thể đến số lá ở thời điểm 120
NST .......................................................................................................................................... 51
Đồ thị 4. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá và giá thể đến tốc độ ra lá của cây giai
đoạn 40 – 120 NST ................................................................................................................ 51
Đồ thị 5. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá và giá thể đến số chồi con ở thời điểm
120 NST .................................................................................................................................. 51
Đồ thị 6. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá và giá thể đến tốc độ ra chồi con giai
đoạn 40 – 120 NST ................................................................................................................ 52
Đồ thị 7. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá và giá thể đến số hoa ở thời điểm 120
NST .......................................................................................................................................... 52

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Hàm lượng dinh dưỡng trong phân ủ và phân trùn .......................................11
Bảng 3.1 Bảng số liệu thời tiết khu vực Tp. Hồ Chí Minh từ tháng 2/2010 đến
tháng 5/2010 .................................................................................................................17
Bảng 3.2 Thành phần dinh dưỡng trong các vật liệu làm giá thể .................................19
Bảng 4.1 Hàm lượng dinh dưỡng trong các giá thể trước khi trồng .............................23
Bảng 4.2 Ẩm độ các giá thể trước khi phối trộn ...........................................................24
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá và giá thể đến chiều cao cây (cm) .......27
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá và giá thể đến tốc độ tăng trưởng chiều
cao cây (cm/20 ngày).....................................................................................................29
Bảng 4.5 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá và giá thể đến số lá trên cây (lá/cây) ..31
Bảng 4.6 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá và giá thể đến tốc độ ra
lá (lá/20 ngày) ................................................................................................................33
Bảng 4.7 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá và giá thể đến số chồi con trên cây

(chồi/cây) .......................................................................................................................35
Bảng 4.8 Thời gian xuất hiện hoa đầu tiên ở các nghiệm thức (NST) .........................36
Bảng 4.9 Số hoa trên cây ở các nghiệm thức qua các giai đoạn (cây) ..........................38
Bảng 4.10 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá và giá thể hữu cơ đến độ bền của
hoa (ngày) .....................................................................................................................39
Bảng 4.11 Hàm lượng dinh dưỡng trong các nghiệm thức sau thí nghiệm ..................41
Bảng 4.12 Chi phí đầu tư cho một chậu tiểu hồng môn ...............................................42

ix


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, nền
kinh tế Việt Nam không ngừng tăng trưởng và phát triển, đời sống người ngày càng
được cải thiện. Chính vì vậy, nhu cầu chơi hoa kiểng ngày càng nhiều và cũng có rất
nhiều gia đình có nguồn thu nhập cao từ việc trồng hoa cây kiểng. Hiện nay, hoa và
cây kiểng có rất nhiều loại phong phú nhằm đáp ứng thỏa mãn nhu cầu của thị trường.
Hoa hồng môn là một loại cây mới trồng ở Việt Nam vừa có thể chơi hoa, vừa có thể
làm cây kiểng để trang trí nội thất. Đây là cây hoa đẹp, sang trọng, đa dạng về hình
dáng và màu sắc: đỏ, cam, hồng, hồng viền.
Cây hồng môn được nhập vào Việt Nam từ năm 1965 nhưng thời gian gần đây
người ta mới chú ý đến loại cây này bởi màu sắc, hình dáng của cây và là cây mang lại
lợi nhuận kinh tế cho nông dân. Cây hồng môn là cây ưa bóng râm nên có thể trồng
trong chậu dùng trang trí trong nhà, công viên, vườn hoa và trồng sản xuất cắt cành
trong thương mại.
Thời gian sinh trưởng của cây hoa hồng môn tương đối dài nên ngoài các yếu tố
về giống, kĩ thuật canh tác, sâu bệnh thì việc sử dụng phân bón lá kết hợp với các loại
giá thể khác nhau cũng có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây hoa hồng

môn. Đã có những nghiên cứu đánh giá về sự sinh trưởng và phát triển của các giống
hồng môn được nuôi cấy và nhân giống ở nước ta, hay mô hình trồng xen hồng môn
với các cây khác trong vườn, hoặc đánh giá những ảnh hưởng của các loại phân bón lá
và các loại giá thể trên cây hoa hồng môn. Dựa trên cơ sở đó đề tài: “ẢNH HƯỞNG
CỦA CÁC LOẠI PHÂN BÓN LÁ VÀ CÁC LOẠI GIÁ THỂ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN
CÂY TIỂU HỒNG MÔN (Anthurium andreanum L.) TRỒNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH” đã được thực hiện. Để xác định loại phân bón lá và loại giá thể phù hợp
với sinh trưởng và phát triển của cây tiểu hồng môn.
1


1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Xác định loại phân bón lá và loại giá thể thích hợp cho sự sinh trưởng phát triển
của cây tiểu hồng môn trồng tại thành phố Hồ Chí Minh. Góp phần hoàn thiện quy
trình kĩ thuật trồng hồng môn đạt hiệu quả cao nhất.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của cây có bón phân bón lá, đối
chứng với cây không bón phân bón lá.
Phân tích hàm lượng dinh dưỡng các giá thể trước và sau khi trồng.
Đánh giá tình hình sâu bệnh hại.
Hiệu quả kinh tế khi trồng cây hoa tiểu hồng môn.
1.2.3 Giới hạn đề tài
Đề tài chưa tiến hành nghiên cứu trên nhiều loại phân bón lá và các loại giá thể
khác nhau, cũng như các loại giống hoa hồng môn trên thị trường nước ta.
Thí nghiệm chưa được bố trí trong điều kiện bảo vệ tốt nhất, còn chịu nhiều ảnh
hưởng của môi trường.

2



CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu chung về cây tiểu hồng môn
2.1.1 Phân loại thực vật
Cây hoa hồng môn được phân loại như sau:
Giới: Plantae
Ngành: Magnoliophyta
Lớp: Liliopsida
Bộ: Arales
Họ: Araceae
Tộc: Anthurieae
Chi: Anthurium
Loài: Anthurium spp.
Các giống hồng môn thuộc họ ráy (Araceae). Họ này được chia làm 8 phân họ
phụ, trong đó họ phụ Pothoideae được chia thành 6 tộc. Cây hồng môn thuộc họ phụ
Pothoideae và tộc Anthurieae. Trong họ Araceae, tiểu hồng môn là chi lớn nhất, có
các loài nổi tiếng được trồng như Anthurium andreanum và Anthurium scherzianum.
2.1.2 Nguồn gốc và phân bố
Cây tiểu hồng môn (Anthurium andreanum) có nguồn gốc xuất xứ từ Costa
Rica. Qua lai tạo và chọn lọc đã tạo ra được các giống hoa hồng môn phong phú như
hiện nay. Giống Anthurium andreaum chủ yếu lấy hoa cắt cành và giống Anthurium
scherzianum trồng chậu, Anthurium andreaum hiện có trên 1000 loài (Dufour và
Guerin, 2003).
Các loài tiểu hồng môn được tìm thấy ở các vùng có điều kiện khí hậu rất khác
nhau, từ vùng khô hạn miền Tây Mêxico đến vùng mưa nhiệt đới của Nam Mỹ. Ngoài
ra, còn tìm thấy một số loài ở miền Tây Ấn Độ (Mayo et al, 1997).
Hiện nay, cây hồng môn được trồng rộng rãi ở nhiều nước như: Hà Lan, Mỹ,
Nhật Bản, Đài Loan, Philippin. Các vùng có độ cao từ 600 – 1.000 m trên mực nước
biển thường thích hợp cho cây hồng môn.

3


2.1.3 Đặc điểm thực vật học
2.1.3.1 Rễ
Rễ cây hồng môn thuộc loại rễ chùm, ít ăn sâu mà phát triển theo chiều ngang.
Rễ cây hồng môn đòi hỏi môi trường có độ thoáng khí cao. Trong rễ chứa nhiều nước
nên rất giòn, dễ gãy. Ngoài các rễ mọc trong giá thể, cây hồng môn còn có rễ khí sinh
mọc ra từ các đốt thân.
2.1.3.2 Thân
Thân hồng môn thuộc loại thân thảo; thân ngắn, có thể đứng hoặc leo; thân có
khả năng mọc nhánh. Trên thân có nhiều đốt, càng già thân càng cứng. Do thân được
bao bọc bởi các bẹ lá nên rất khó quan sát, nhất là trong thời kỳ cây con. Thân có thể
cao 1 – 2 m tùy thuộc vào giống và điều kiện trồng.
2.1.3.3 Lá
Lá hồng môn có hình mũi giáo hoặc hình trái tim, có một gân chính to và nhiều
gân phụ nhỏ xếp dạng lưới. Cuống lá cứng, hình trụ, phần cuống lá bao lấy thân cây.
Mặt trên lá bóng láng và có màu xanh mướt.
2.1.3.4 Hoa
Hoa hồng môn là hoa lưỡng tính, cụm hoa có dạng mo nhỏ trên cuống chung
dài, cong. Mo màu đỏ tươi, dạng bầu dục nhọn đầu. Trên mo có nhiều hoa lưỡng tính.
Hoa hồng môn nở lệch pha nhau, trên bông mo nở ra một hoa cái trước và khoảng một
tháng sau nở hoa đực để tránh sự tự thụ phấn. Bông mo có rất nhiều nhụy, thường có
bốn nhụy xung quanh mỗi nhị.
Cây cho hoa quanh năm, hoa mọc ra từ nách lá, lá và hoa mọc xen kẽ nhau
trong suốt đời sống của cây. Thời gian giữa hai lần ra hoa ngắn hay dài tùy thuộc vào
sự thay đổi của môi trường sống. Thời gian để cây hồng môn trưởng thành và ra hoa
lần đầu tiên đối với cây nuôi cấy mô là một năm, cây tách chồi là sáu tháng, cây trồng
từ hạt là hai năm. Khi bộ lá cây ổn định thì cuống lá và búp hoa bắt đầu phát triển, hoa
sẽ nở hoàn toàn trong vòng một tháng. Vào mùa hè cây ra hoa nhiều hơn do nhiều ánh

sáng mặt trời và nhiệt độ cao hơn (Aswath và Biswas, 2001).
Hoa hồng môn thụ phấn chéo nhờ côn trùng như: ong, bọ cánh cứng và ruồi.
4


2.1.3.5 Quả
Tuy số lượng nhị và nhụy rất nhiều nhưng tạo ra rất ít quả. Quả mọng có màu
sắc sặc sỡ, được hình thành trên bông mo khoảng vài tháng sau khi thụ phấn. Mỗi quả
chứa một hoặc hai hạt, trong hạt chứa nhiều phôi.
2.2 Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh
2.2.1 Nhiệt độ
Cây hồng môn có nguồn gốc nhiệt đới nên yêu cầu nhiệt độ khá cao, nhiệt độ
cực tiểu là 14 0C, nhiệt độ cực đại là 35 0C. Nhiệt độ thích hợp cho cây phát triển vào
ban ngày là 25 – 32 0C, vào ban đêm là 21 – 24 0C. Nhiệt độ thấp dưới 14 0C và cao
hơn 35 0C làm cho cây rối loạn sinh trưởng và chậm phát triển. Tuy nhiệt độ thấp làm
giảm số lượng hoa nhưng bù lại làm tăng kích thước bông mo và có màu sắc tươi hơn.
Nhiệt độ không khí cao hay thấp đối với cây hồng môn còn tùy thuộc vào ẩm
độ tương đối, nếu ẩm độ trên 80 % thì nhiệt độ không khí 35 0C không là vấn đề gì
lớn. Nếu biên độ nhiệt chênh lệch giữa ngày và đêm lớn thì sẽ làm cho cây phát triển
tốt hơn.
2.2.2 Độ ẩm
Cây hồng môn phát triển ở nơi râm mát. Độ ẩm thích hợp cho cây phát triển
khoảng 60 – 80 %. Khi độ ẩm thấp dưới 40 % làm cho cây chậm phát triển, khô héo và
giảm tốc độ quang hợp; trên 90 % làm cho cây phát triển yếu, gia tăng nguy cơ mắc
bệnh nấm mốc. Việc cải tạo giống đã tạo ra các giống đáp ứng được yêu cầu của vùng
trồng tiểu hồng môn.
2.2.3 Ánh sáng
Hồng môn là cây ưa bóng râm. Trong tự nhiên cây phát triển ở nơi râm mát, vì
vậy khi trồng hồng môn cần chú ý che bóng cho cây. Phạm vi cường độ ánh sáng thích
hợp cho cây phát triển là 18.000 – 25.000 lux. Cường độ ánh sáng quá cao làm cho lá

và hoa bạt màu, có thể làm cháy.
Ánh sáng phù hợp cho cây hồng môn phát triển tùy thuộc vào từng giống,
những giống khác nhau thì yêu cầu về cường độ ánh sáng khác nhau. Đối với giống
Anthurium scherzianum là khoảng 11.000 – 16.000 lux, còn đối với giống Anthurium
andreanum là khoảng 16.270 lux.
5


Ở điều kiện nhiệt đới, hồng môn thường được che 60 – 70 % ánh sáng tự nhiên.
Đối với các nước có khí hậu nhiệt đới, nhà che nắng được sử dụng rất nhiều nên việc
làm giảm 75 % ánh sáng cũng là rất ít khi có bức xạ cực đại. Nó cũng được sử dụng để
hạn chế sự mất ánh sáng vào buổi sáng và buổi tối trong mùa mưa.
2.3 Yêu cầu về dinh dưỡng
Cây hồng môn cần được bón phân đầy đủ và đúng kĩ thuật các yếu tố dinh
dưỡng, đặc biệt là khi trồng trên giá thể hữu cơ.
2.3.1 Các nguyên tố đa lượng
2.3.1.1 Nitơ (N)
Là nguyên tố quan trọng đối với cây trồng và là chất dinh dưỡng thường bị
thiếu nhất trong sản xuất nông nghiệp. Nitơ cần thiết cho quá trình sản xuất các
axitamin hình thành nên protein và các enzym. Trong đất, Nitơ được hấp thụ qua rễ
cây ở dạng cation NH4+ và NH3+, còn hấp thụ qua lá ở dạng Urê.
Thiếu Nitơ cây cằn cỏi, màu vàng xuất hiện ở lá. Dư Nitơ cây như cây bị mềm
yếu, sức đề kháng kém dễ bị côn trùng, sâu bệnh gây hại. Nếu được cung cấp đầy đủ
Nitơ sẽ làm tăng hoạt động quang hợp, sinh trưởng mãnh liệt và lá có màu xanh đậm.
2.3.1.2 Lân (P)
Lân có chức năng dự trữ và vận chuyển năng lượng. Cần thiết cho quá trình
phát triển rễ, hạt, sản xuất enzym, tạo thành ATP và ADP. ATP là nguồn năng lượng
kiểm soát các tiến trình sinh học cần năng lượng trong cây. Hầu hết mỗi phản ứng trao
đổi chất của bất kì tiến trình nào cũng bắt nguồn từ lân.
Cây trồng thường hấp thụ lân ở hai dạng ion là H2PO4-2 và HPO4-3. Sự hấp thụ

H2PO4-2 lớn nhất ở pH thấp và ngược lại hấp thụ HPO4-3 lớn nhất khi pH cao.
Cung cấp đầy đủ lân cho cây sẽ làm gia tăng sự sinh trưởng của rễ, tăng chất
lượng và tính chống chịu của cây. Khi xảy ra thiếu lân thì lân sẽ chuyển vị từ các mô
già đến các vùng sinh trưởng hoạt động và làm ngưng trệ tất cả các giai đoạn sinh
trưởng của cây, mép lá già ngã màu vàng, lá non cứng có màu xanh thẩm và nhỏ hơn
các lá già.
2.3.1.3 Kali (K)
Không giống như đạm, lân và phần lớn các chất dinh dưỡng khác. Trong cây
trồng, kali không tham gia hình thành bất kỳ hợp chất nào, nhưng thay vào đó nó tồn
6


tại ở dạng K+, tham gia hoạt hóa các enzym và đây được xem là chức năng quan trọng
nhất của kali. Ngoài ra kali còn ảnh hưởng đến sự bốc thoát hơi nước và hấp thụ nước
thông qua quá trình đóng mở khí khổng.
Thiếu kali, lá cây xuất hiện những đốm trắng ở mép, hoại tử và chết mép lá; có
thể gia tăng mức độ phá hại của các bệnh do vi khuẩn, nấm và sâu bệnh; lây nhiễm
virus và tuyến trùng. Đối với hoa kiểng, thiếu kali làm xuất hiện viền hoặc những điểm
màu xanh trên mo hoa và nhanh chóng có biểu hiện trong suốt như thủy tinh.
2.3.2 Các nguyên tố trung lượng
2.3.2.1 Canxium (Ca)
Ca có vai trò quan trọng trong sự phát triển và phân chia tế bào, tăng cường sự
hấp thu NO3-, vì thế nên Ca có sự tương quan với quá trình trao đổi chất N. Cây trồng
hấp thu calcium dưới dạng Ca2+. Sự hiện diện của Ca2+ cũng tạo ra một số điều chỉnh
trong sự hấp thu cation.
Thiếu Canxi gây ra sự phá vỡ cấu trúc màng tế bào, làm mất khả năng giữ các
hợp chất có khả năng khuếch tán trong tế bào. Ngoài ra còn làm xuất hiện sự thui chột
của các phần mền trên thân và chóp rễ, cây yếu ớt không đứng vững.
2.3.2.2 Magiesium (Mg)
Đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các diệp lục tố và enzym. Magiesium

còn có tác dụng như là thành phần cấu trúc của ti thể (ribosomes), ổn định cho
ribosomes cần thiết cho quá trình tổng hợp protein. Mg còn liên quan đến một số chức
năng sinh lý và sinh hóa của cây.
Vì tính di động của phần lớn Mg2+ trong cây và Magiesium dễ dàng vận chuyển
từ phần già đến các phần non, do đó sự thiếu Mg thường xuất hiện trước ở các lá bên
dưới. Thiếu Magiesium sẽ xuất hiện vàng úa ở phần thịt lá còn gân lá vẫn còn xanh, có
thể lá bên dưới hình thành màu đỏ tía, dần dần biến thành nâu và bị chết.
2.3.2.3 Sulfur (S)
Lưu huỳnh có nhiều chức năng quan trọng trong sinh trưởng và trao đổi chất
của cây trồng, cần thiết cho sự tổng hợp các amino acid có chứa S như cystine,
cysteine và methionime, các amino acid này thành phần chủ yếu của protein. S còn cần
cho sự tổng hợp các trao đổi chất khác như coenzym A, biotin, thiamine. Rễ cây trồng
7


hấp thu chủ yếu ở dạng SO42-. Một lượng nhỏ SO2 có thể được cây hấp thu thông qua
lá, nhưng nếu nồng độ SO2 cao sẽ gây độc cho cây.
Thiếu lưu huỳnh có thể làm ngưng trễ sinh trưởng của cây, toàn bộ cây bị úa
vàng, thân mỏng và mảnh khảnh. Khác với thiếu đạm, thiếu lưu huỳnh thường xảy ra ở
các lá non trước.
2.3.3 Các nguyên tố vi lượng
Các nguyên tố vi lượng như Boron (B), Sắt (Fe), Đồng (Cu), Kẽm (Zn),
Mangan (Mg), Molipden (Mo). Cây hồng môn cần một lượng rất nhỏ khoảng từ 50 –
200 ppm nhưng không thể thiếu chúng được. Trong các phụ phẩm và nước tưới
thường chứa các nguyên tố vi lượng này nhưng nếu để vượt nồng độ cho phép có thể
ảnh hưởng đến cây trồng.
2.4 Kĩ thuật trồng và nhân giống tiểu hồng môn
2.4.1 Kĩ thuật trồng tiểu hồng môn
Có thể sử dụng nhiều cách để trồng hồng môn:
a. Trồng trên đất: chủ yếu áp dụng cho các giống cũ phát triển không đồng đều,

hiện nay ít được áp dụng.
b. Trồng trên giá thể được tách khởi mặt đất để tránh nhiễm bệnh và sâu bọ
trong đất làm hại bộ rễ của cây. Sự thoát hơi nước và điều hòa lượng nước tưới chính
xác hơn. Trồng trên giá thể có nhiều cách khác nhau.
c. Trồng cây trên luống: đây là cách trồng phổ biến. Luống trồng hồng môn
được trải một tấm nhựa, trên rãnh được lót nilon và có hệ thống thoát nước ở đáy.
Thành luống có thể là tấm nilon hay các vật liệu rắn chắc khác. Luống rộng từ 1,2 –
1,4 m; tùy thuộc vào diện tích đất trồng mà làm luống.
Luống trồng cần thiết kế có độ dốc khoảng 0,03 % (3 cm/100 m). Làm như vậy
mới có sự phân bố nước khắp đều mặt luống và cho phép thoát nước tốt. Nếu mặt
luống có độ dốc quá lớn thì đầu luống có thể bị khô.
d. Trồng trong chậu: chậu dùng trồng cây tiểu hồng môn có kích thước khoảng
5 – 10 lít.
e. Trồng trên máng: trồng cây trên máng bằng nhựa xốp, máng chủ yếu hình
chữ V có thể trồng hai hàng cây trên máng.
8


Ưu điểm của cây trồng trên máng là cần ít giá thể vả tăng khả năng kiểm soát
cây trồng hơn. Nhược điểm là chi phí đầu tư cao.
Cây hồng môn có thể sống khoảng 5 – 6 năm, vì thế cần chọn vật liệu có cấu
trúc ổn định. Giá thể được chọn để trồng cây tiểu hồng môn phải đáp ứng yêu cầu sau:
Có khả năng giữ nước và phân bón, dễ thoát nước.
Không bị mục rửa, vỡ vụn.
Không chứa các chất độc hại.
Phải đủ khô để giữ ổn định gốc cây.
Đảm bảo đầy đủ không khí cho rễ cây phát triển bình thường.
Yêu cầu quan trọng nhất của giá thể là khả năng cân bằng nước và không khí.
Một số giá thể thường dùng như bọt xốp, gần 80 % nhà sản xuất hoa hồng môn sử
dụng loại giá thể bọt xốp. Bọt xốp làm từ các sản phẩm của dầu mỏ, vì chúng có rất

nhiều lỗ nhỏ nên giữ được rất nhiều nước
Hồng môn được trồng trên giá thể nên tưới nước kết hợp với bón phân, đảm
bảo cho cây phát triển bình thường. Hàm lượng dinh dưỡng dễ tiêu cần thiết cho cây
tiểu hồng môn cần được cung cấp từ đất hay giá thể hữu cơ cho một cây là: 140 – 280
mg NH4+; 100 – 200 mg P2O5; 200 – 400 mg K2O; 60 – 120 mg Mg. (Nguồn: http://
www.oglesbytc. com/oglesby-anthurium-growers.html).
2.4.2 Nhân giống tiểu hồng môn
2.4.2.1 Nhân giống bằng hạt
Sử dụng phương pháp này chủ yếu để lai tạo giống mới nhưng có nhược điểm
là tạo ra quần thể không đồng đều.
2.4.2.2 Nhân giống bằng phương pháp cắt cành
Là phương pháp cổ truyền, nhân nhanh bằng cách tách các nhánh, hoặc cắt các
đoạn cành, đoạn thân đem giâm và nhân thành cây con mới giống hoàn toàn với cây
mẹ.
Ưu điểm của phương pháp này là nhân nhanh cây con, giữ được đặc tính di
truyền của cây mẹ, dễ thực hiện. Nhược điểm là dễ lây lan bệnh virus, hệ số nhân
giống thấp.
2.4.2.3 Nhân giống invitro
Công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật trong sản xuất giống cây trồng có
những lợi ích sau: tạo giống và dòng thuần chủng, cây sạch bệnh từ những vật liệu di
truyền ưu việt và cây có chất lượng cao; nhân giống nhanh, đồng loạt với quy mô lớn.
9


Nhân nhanh giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật đã trở thành
một phương pháp không thể thiếu được hiện nay trên thế giới trong công tác nhân
giống cây. Thị trường nhân giống cây bằng phương pháp nuôi cấy mô đạt 15 tỷ
USD/năm và tốc độ tăng trưởng hàng năm vào khoảng 15 % (Govil và Gupta, 1997).
Ở nước ta hiện nay có rất nhiều phòng thí nghiệm nuôi cấy mô. Nhà nước đã
đầu tư rất lớn vào việc xây dựng mạng lưới nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy

mô ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước; nhằm nâng cao công tác tạo giống,
phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Đà Lạt với khí hậu ôn hòa quanh năm, là nơi lý tưởng để ứng dụng và phát triển
công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong công tác chọn giống cây trồng. Hiện nay, Đà Lạt
được xem là địa phương đi đầu trong cả nước về công tác tạo giống bằng phương pháp
nuôi cấy mô. Những cây giống nuôi cấy mô không những cung cấp cho trong nước mà
còn xuất khẩu. Trong tương lai không xa, Đà Lạt trở thành một trung tâm rau, hoa và
giống của cả nước và khu vực. (Nguồn: www.dalattrose.com.vn)
Phương pháp nhân giống hồng môn từ lá cho phép nhân nhanh một số lượng
lớn cây giống đồng nhất với giá thành hạ, cung cấp cây giống cho các cơ sở sản xuất
hoa thương mại để phát triển trồng hoa trên diện rộng.
2.5 Tình hình sản xuất tiểu hồng môn trên thế giới và trong nước
2.5.1 Tình hình sản xuất hồng môn trên thế giới
Hiện nay, hồng môn được trồng ở nhiều nước trên thế giới như Hà Lan, Mỹ,
Nhật, Trung Quốc và Philippin. Hồng môn được xem là một loại hoa sang trọng với
nhiều màu sắc, được nhiều người ưa chuộng.
Sản lượng trồng và xuất khẩu lớn nhất là Hà Lan. Ở Châu Á hiện nay, Trung
Quốc và Thái Lan là những quốc gia xuất khẩu hồng môn lớn trong khu vực.
2.5.2 Tình hình sản xuất hồng môn trong nước
Trong những năm gần đây, hồng môn được xem là một loại cây mang lại hiệu
quả kinh tế cao cho các nhà trồng hoa. Mặc dù ngày nay nhiều giống hoa mới đã được
nhập trồng tại Việt Nam nhưng thị trường hoa hồng môn vẫn khá ổn định và tiếp tục
mở rộng. Gần đây một số tổ chức, cá nhân đã đứng ra nhập một số giống hồng môn
mới về phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Nhưng giá thành nhập khẩu cây
giống khá cao, khó có thể sản xuất trên diện rộng.
Các khu vực trồng hoa không ngừng mở rộng diện tích và tăng sản lượng mà
còn nhập nhiều giống mới làm phong phú thêm cho hoa hồng môn, cung cấp cho các
10



thị trường lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và có xu hướng xuất khẩu. Việc áp
dụng công nghệ cao trong sản xuất hoa đang phát triển thì trong những năm tới hoa
hồng môn sẽ được nhân rộng và trồng nhiều tỉnh thành trong cả nước.
2.6 Các vật liệu dùng làm giá thể trong thí nghiệm
2.6.1 Phân trùn (Vermicompost)
Phân trùn là một loại phân hữu cơ 100 %, được tạo thành từ các chất thải hữu
cơ với tác nhân phân giải chính là trùn quế. Các thí nghiệm nghiên cứu gần đây cho
thấy chúng thúc đẩy sự phát triển nhanh của thực vật (Edwards, 2000) và có thể bổ
sung chúng vào đất nghèo dinh dưỡng, ngăn chặn sự xói mòn đến mức thấp nhất.
Phân trùn chứa đựng một hỗn hợp vi sinh vật có hoạt tính cao, là chất xúc tác
sinh học. Do đó phân trùn không chỉ kích thích tăng trưởng cây trồng mà còn tăng khả
năng cải tạo đất và có thể ngăn ngừa các bệnh về rễ.
Ngoài ra, phân trùn còn chứa các khoáng chất cho cây như: Nitrat, Photpho,
Magne, Kali, Canxi, Nitơ. Đặc biệt các khoáng chất này được cây hấp thụ một cách
trực tiếp; không như các loại phân hữu cơ khác phải được phân hủy trong đất trước khi
cây hấp thụ.
Phân trùn làm giảm hàm lượng dạng Acid carbon trong đất và gia tăng nồng độ
Nitơ ở một trạng thái cây trồng có thể hấp thu được. Acid humic trong phân trùn có
khả năng kích thích sự phát triển của cây trồng, thậm chí ngay cả ở nồng độ thấp. Bởi
vì Acid humic ở trong trạng thái được phân bố về mặt ion mà trong đó chúng dễ dàng
hấp thu bởi cây trồng nhiều hơn bất kỳ một dinh dưỡng nào khác.
Chất mùn của phân trùn có khả năng loại bỏ độc tố, nấm độc và các vi khuẩn có
hại từ đất, vì thế phân trùn có khả năng chống bệnh cho cây.
Bảng 2.1 Hàm lượng dinh dưỡng trong phân ủ và phân trùn
Loại phân

NH4+

NO3- (ppm)


P (%)

K (%)

Ca (%)

Mg (%)

(ppm)
Phân ủ

117,1

8,8

0,11

0,19

0,35

0,05

Phân trùn

141,5

259,4

0,18


0,41

0,59

0,08

(Nguồn: C. A. Edwards and I. Burrows, 1998)
11


2.6.2 Tro trấu
Tro trấu có đặc điểm là nhẹ, tơi xốp, khả năng kết dính thấp giữ nhiều nước dễ
làm cho cây bị úng. Ngoài ra tro chứa hàm lượng kali cao, cung cấp tốt cho cây trồng.
Tro trấu được phơi khô, sau đó trộn với các vật liệu khác để làm giá thể gieo
ươm cây con hoặc sử dụng để trồng cây ngoài đồng.
2.6.3 Vỏ đậu
Là phụ phẩm thu được khi tách trái đậu phộng, chứa nhiều chất dinh dưỡng như
đạm và canxi nên rất tốt cho cây trồng. Do vỏ đậu là quả của cây họ đậu nên có vi sinh
vật cố định đạm sinh học Rizobium.
Hiện nay vỏ đậu đang được sử dụng phổ biến để trồng cây hoa kiểng, đặc biệt
là hoa lan. Vỏ đậu sau khi được sơ chế và phối trộn làm giá thể, hay có thể không cần
phối trộn thêm mà dùng để trồng cũng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc điểm của vỏ
đậu là chứa khá nhiều chất dinh dưỡng, khi trộn vào làm thông thoáng tơi xốp nhưng
khả năng hấp thu và giữ ẩm kém.
Vỏ đậu dùng trong thí nghiệm để trồng cây tiểu hồng môn đã được phơi khô và
xử lý thuốc trừ bệnh hại.
2.6.4 Vỏ cà phê
Vỏ cà phê là phụ phẩm thu được sau khi tách nhân cà phê, chứa hàm lượng hữu
cơ từ 25 – 30 %. Vỏ cà phê chứa nhiều cafein và tannin, có khả năng ức chế vi sinh vật

nên chậm phân hủy trong môi trường tự nhiên (chỉ phân hủy sau khoảng 2 năm). Mặc
dù vậy, vỏ cà phê rất giàu lignocellulose, đây là nguyên liệu lý tưởng cho quá trình lên
men vi sinh vật. (Nguồn: www.kontum.gov.vn/news/newsprint.php?pageid=00000

07813)
Vỏ cà phê dùng trong thí nghiệm được phơi khô xử lý thuốc sâu bệnh hại, sau
đó phối trộn với các thành phần khác tạo thành giá thể trồng hồng môn.
2.7 Sơ lược về các loại phân bón lá dùng trong thí nghiệm
Phân bón lá là các loại phân cung cấp dinh dưỡng gồm các nguyên tố đa lượng,
trung lượng và vi lượng, được hòa tan trong nước và phun lên cây để cây hấp thu qua
lá hoặc ngấm vào đất để cây hấp thu qua rễ.
12


Ưu và nhược điểm của phân bón lá:
+ Ưu điểm
- Cây trồng có thể hấp thu dinh dưỡng trong vài giờ sau khi phun và có thể
tiếp tục hấp thu đến vài ngày sau (Weinbaun, 1985).
- Tránh được các yếu tố bất lợi khi cung cấp dinh dưỡng qua đất (Weinbaun,
1985; Emble Ton và John, 1974).
- Một lần phun có thể cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cây trồng.
- Giảm công vận chuyển và bón phân.
+ Nhược điểm
- Mỗi lần phun chỉ cung cấp một lượng dinh dưỡng nhỏ.
- Dinh dưỡng dễ bị rửa trôi sau khi phun nếu gặp mưa, sương hoặc tưới
phun.
- Sự quang oxy hóa hoặc sự phân hủy của các chất xúc tác bề mặt đối với
các chất hữu cơ mẫn cảm có thể xảy ra trước khi ngấm qua biểu bì (Sachs, Ruygo và
Messereschmit, 1976).
- Tốc độ thấm sâu vào lá giảm khi kích thước phân tử của các chất hòa tan

gia tăng (Cutler, Alvin và Price, 1982; Megalene và Berry, 1973).
- Dinh dưỡng và các chất cung cấp qua lá có thể không chuyển đến các vị trí
xa như rễ và các cơ quan sinh trưởng mới phát triển sau khi phun thuốc (Kanvan,
1980; Numan và Prinz, 1975).
- Tính thấm của biểu bì lá có thể thay đổi theo tuổi lá, điều kiện môi trường
và giống. Vì vậy mà gây trở ngại cho việc dự đoán tốc độ, số lượng hấp thu các chất
hòa tan được phun ra (Luce, 1976; Flore và Backer, 1979).
2.7.1 Phân bón lá Growmore (20 – 20 – 20)
Là sản phẩm của Hoa Kỳ được phân phối bởi công ty Dat Nong. Phân có dạng
bột, thành phần gồm có 20 % N; 20 % P2O5; 20 % K2O và các nguyên tố vi lượng kép
(Chelated, micronutrients).
Growmore 20 – 20 – 20 giúp cho cây trồng khỏe mạnh, gia tăng sức đề kháng
của cây, hoa trổ nhiều và trổ đồng loạt, tăng phẩm chất của hoa, tạo màu sắc đẹp,
chống hạn, bệnh, sự khủng hoảng của cây lúc sinh sản và sau thu hoạch.
Cách dùng: pha từ 5 gam đến 10 gam cho bình 8 lít, phun đều trên lá, thân cây
và xung quanh gốc. Phun định kỳ từ 7 – 10 ngày một lần. Phun vào lúc sáng sớm hoặc
chiều mát, tránh trời mưa.
13


2.7.2 Phân bón lá Đầu Trâu 009 (20 – 20 – 20)
Là sản phẩm của công ty phân bón Bình Điền. Phân có dạng bột, thành phần
gồm 20 % N; 20 % P2O5; 20 % K2O; 0,1 % Mg; 0,1 % Ca; 0,02 % B; 0,05 % Zn; 0,05
% Cu; 0,025 % Fe; 0,05 % Mn; 10 GA3 ppm; 50 NAA ppm; 50 NOA ppm.
Phân bón Đầu Trâu 701 có tác dụng chống rụng trái non, thúc trái lớn nhanh,
chắc hạt. Tăng khả năng kháng bệnh, ngập úng, hạn hán. Tăng năng suất, chất lượng
nông sản.
Cách dùng: pha từ 10 gr/1 bình 8 – 10 lít nước, sử dụng 400 – 500 lít/ha, phun
định kỳ 7 – 10 ngày một lần. Phun vào sáng sớm hoặc chiều mát, tránh trời mưa. Có
thể pha với thuốc trừ sâu, phun cho mọi giai đoạn sinh trưởng của cây, không phun

trực tiếp vào hoa đang nở.
2.7.3 Phân bón lá HVP 1601 WP (21 – 21 – 21)
Phân bón lá HVP 21 – 21 – 21 được sản xuất tại Công ty Cổ phần Dịch vụ
Nông Nghiệp Tp. Hồ Chí Minh, dạng bột. Thành phần gồm có 21 % N; 21 % P2O5; 21
% K2O; 0,2 % S; 0,15 % Zn; 0,15 % Fe; 0,05 % Mg; 0,05 % Mn; 0,05 % Ca; 0,05 %
Cu; 0,02 % Bo; 0,0005 % Mo.
Phân bón lá HVP 21 – 21 – 21 giúp cây phát triển mạnh, đẻ nhánh đâm chồi
khỏe. Bộ rễ phát triển mạnh, lá to xanh tốt, tuổi thọ lá bền. Kích thích trổn bông nhiều,
tăng sức đề kháng đối với sâu bệnh. Đặc biệt hiệu quả cao trên đất phèn mặn, khô hạn;
làm tăng phẩm chất nông sản.
Pha 1 gói (10 g) cho 16 lít nước, phun đều lên lá. Phun 4 – 5 bình/1.000 m2/mỗi
lần. Nên phun vào lúc sáng sớm hoặc trời mát. Định kỳ 7 – 14 ngày 1 lần.
2.7.4 Phân bón lá Raja (21 – 21 – 21 plus)
Sản phẩm của công ty P.Soontorn Pattana Co., Ltd – Thái Lan, được phân phối
bởi công ty TNHH thương mại Kim Sơn Nông. Phân dạng bột, thành phần gồm 21 %
N; 21 % P2O5; 21 % K2O; 0,07 MgO; 0,1 S; 0,04 Fe; 0,02 Mn; 0,01 Cu; 0,02 Zn; 0,02
B. Sử dụng cho suốt thời kỳ sinh trưởng và tăng trưởng trên các loại cây trồng, làm
cho cây khỏe mạnh. Gia tăng sức đề kháng của cây, chống hạn hán, sâu bệnh lúc cây
sinh trưởng và sau thu hoạch.
Giúp hoa trổ nhiều và trổ đồng loạt, làm dài cuống, chống rụng hoa và trái non,
tăng tỷ lệ đậu quả, sự hình thành trái, thân đứng không bị ngã rạp, tăng năng suất.
14


×