Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

SO SÁNH NĂNG SUẤT NẤM RƠM (Volvariella volvacea)TRỒNG TRÊN GIÁ THỂ ĐÃ QUA TRỒNG NẤM MÈO CÓ BỔ SUNG KHOÁNG CHẤT VÀ NGUYÊN LIỆU KHÁC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SO SÁNH NĂNG SUẤT NẤM RƠM (Volvariella volvacea)TRỒNG
TRÊN GIÁ THỂ ĐÃ QUA TRỒNG NẤM MÈO CÓ BỔ SUNG
KHOÁNG CHẤT VÀ NGUYÊN LIỆU KHÁC

SVTH: Dương Văn Dàng
Ngành: Nông học
Niên khoá: 2006 – 2010

Tháng 08/ 2010


SO SÁNH NĂNG SUẤT NẤM RƠM (Volvariella volvacea) TRỒNG
TRÊN GIÁ THỂ ĐÃ QUA TRỒNG NẤM MÈO CÓ BỔ SUNG
KHOÁNG CHẤT VÀ NGUYÊN LIỆU KHÁC

Tác giả

DƯƠNG VĂN DÀNG

Khóa luận được đệ trình để áp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư Nông nghiệp ngành
Nông học

Giáo viên hướng dẫn:
Ths. Phạm Thị Ngọc



Tháng 08 năm 2010
i


LỜI CẢM TẠ
Xin nguyện khắc ghi sâu công ơn cha mẹ đã nuôi dưỡng, chăm sóc, lo lắng và
dành những điều tốt đẹp nhất cho tôi, để tôi có ngày hôm nay.
Trân trọng biết ơn cô Phạm Thị Ngọc đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy và tạo mọi
điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn:
- Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
- Ban chủ nhiệm Khoa Nông học cùng quí thầy cô đã giảng dạy, truyền đạt kinh
nghiệm quí báu cho tôi trong thời gian học tập tại trường.
- Các anh, chị ở phòng Nông nghiệp huyện Long Khánh, tỉnh Đồng Nai đã cung
cấp cho tôi những số liệu rất bổ ích và đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên tôi trong thời
gian thực hiện đề tài.
- Bác Trần Thị Bông tạo điều kiện cho tôi được ăn, ở trong suốt thời gian thực
tập tại Ấp Bảo Vinh, Xã Bảo Vinh, TX. Long Khánh, Tỉnh Đồng Nai.
- Bạn bè, người thân - những người luôn bên cạnh ủng hộ và động viên tôi trong
suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.

Long Khánh, tháng 08 năm 2010
Dương Văn Dàng

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “So sánh năng suất của nấm rơm (Volvariella volvacea) trồng

trên giá thể đã qua trồng nấm mèo có bổ sung khoáng chất và nguyên liệu khác” được
tiến hành tại Ấp Bảo Vinh, xã Bảo Vinh, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai. Thời gian
thực hiện đề tài thí nghiệm từ 01/ 03/ 2010 đến 30/ 07/ 2010.
Giảng viên hướng dẫn: Ths. Phạm Thị Ngọc
Đề tài nhằm vào mục đích là tìm ra công thức phối trộn thích hợp giữa phân
bón NPK và bột bắp. Từ đó sẽ giúp cho tai nấm sinh trưởng và phát triển tốt hơn, đạt
năng suất cao và mang lại hiệu quả kinh tế cho người trồng nấm.
Thí nghiệm bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên hai yếu tố, 3 lần
lặp lại, với 15 nghiệm thức.
Sau đợt thí nghiệm kết quả thu được như sau:
Về thời gian xuất hiện tơ nấm trên từng mô sau 7 ngày tính từ ngày cấy meo (
14/ 03/ 2010) cho thấy tất cả các nghiệm thức đều có tơ nấm xuất hiện nhưng ở nhiều
mức độ khác nhau. Các nghiệm thức 1, 2, 3, 4, 5 tơ nấm mọc rất yếu.
Thời gian bắt đầu cho thu hoạch của các nghiệm thức 1, 2, 3, 4, 5 thì trễ hơn so
với các nghiệm thức còn lại. Thời gian cho thu hoạch nấm khoảng 7 – 10 ngày.
Số đợt thu hoạch nấm (đợt/ vụ trồng) trung bình là 3 đợt/ vụ.
Chỉ tiêu về chiều cao và đường kính tai nấm của 3 đợt thu hoạch giữa các
nghiệm thức thì sự khác biệt là do ảnh hưởng của mức độ phân bón NPK nhiều hơn.
Việc kết hợp sử dụng phân NPK và bột bắp làm cho trọng lượng của 10 quả thể
có sự khác biệt nhau.
Năng suất thu được sau kết thúc vụ thu hoạch có sự khác biệt rất lớn giữa các
nghiệm thức. Năng suất đạt cao nhất là NT7 = 107 kg nấm tươi/ 1000 bịch, thấp nhất ở
NT1 chỉ có 6,33 kg nấm tươi/ 1000 bịch.
Hiệu quả kinh tế được xác định qua tổng lợi nhuận thu được. Lợi nhuận tính
trên một thiên mùn cưa (1000 bịch) ở 15 nghiệm thức và giá bán tính theo giá thị
trường. Hiệu quả cao nhất ở NT7 là 1.085.000 đồng/ 1000 bịch mùn cưa và nghiệm
thức 1, 2, 3, 4 không đạt hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế thấp, chi phí đầu tư cao,

iii



việc áp dụng công thức phối trộn của những nghiệm thức ấy thì chắc chắn người trồng
nấm sẽ bị thua lỗ.
Nhìn chung, nghiệm thức 7 sử dụng chất dinh dưỡng bổ sung ở mức 150 g phân
bón và 100 g bột bắp/ mô tương đương là dùng 5 kg phân NPK và 3,5 kg bột bắp/
1000 bịch mùn cưa khả năng cho năng suất cao và có hiệu quả kinh tế hơn so với các
nghiệm thức còn lại.
Trong thời gian tiến hành thí nghiệm có sự xuất hiện của nấm dại, mốc thạch
cao, cuốn chiếu, kiến , mối, mạt gà… làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển
của nấm.

iv


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ....................................................................................................................... v
DANH SÁCH CÁC BẢNG ............................................................................................ x
Chương 1 ......................................................................................................................... 1
GIỚI THIỆU .................................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài ................................................................................. 2
1.2.1 Mục đích ................................................................................................................. 2
1.2 Yêu cầu ...................................................................................................................... 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 2

1.3.1 Nội dung ................................................................................................................. 2
1.3.2 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 2
1.3.3 Thời gian và địa điểm ............................................................................................. 2
1.3.3.1 Thời gian.............................................................................................................. 2
1.3.3.2 Địa điểm .............................................................................................................. 2
1.4 Giới hạn đề tài ........................................................................................................... 2
Chương 2 ......................................................................................................................... 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................................ 3
2.1 Khái quát về nấm ....................................................................................................... 3
2.1.1 Sơ lược về nấm ....................................................................................................... 3
2.1.2 Giá trị dinh dưỡng .................................................................................................. 4
2.1.3 Giá trị kinh tế của việc trồng nấm .......................................................................... 6
2.1.3.2 Đối với xã hội ...................................................................................................... 6
2.2 Sơ lược về nấm rơm .................................................................................................. 7
2.2.1 Phân loại ................................................................................................................. 7
2.2.2 Nguồn gốc............................................................................................................... 7
2.2.3 Đặc tính sinh học của nấm rơm .............................................................................. 7
v


2.2.3.2 Chu kỳ sống ......................................................................................................... 8
2.3 Kỹ thuật trồng nấm rơm ............................................................................................ 9
2.3.1 Thời vụ.................................................................................................................... 9
2.3.2 Chuẩn bị nền đất ..................................................................................................... 9
2.3.3 Chuẩn bị nguyên liệu ............................................................................................10
2.3.4 Chuẩn bị meo giống..............................................................................................10
2.3.5 Xếp mô, cấy meo giống ........................................................................................11
2.3.6 Nuôi ủ và chăm sóc ..............................................................................................11
2.3.7 Tưới đón nấm và thu hái.......................................................................................11
2.4 Tình hình sản xuất nấm trong nước và thế giới .......................................................12

2.4.1 Tình hình sản xuất nấm trong nước ......................................................................12
2.4.2 Tình hình sản xuất nấm trên thế giới ....................................................................13
2.5 Tiềm năng phát triển của nghề trồng nấm ở Việt Nam ...........................................13
2.5.1 Thuận lợi...............................................................................................................13
2.5.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất nấm ..............................................................14
2.5.2.1 Khí hậu ..............................................................................................................14
2.5.2.2 Giống nấm .........................................................................................................16
2.5.2.3 Nguồn nguyên liệu ............................................................................................16
2.5.2.4 Phòng và trị bệnh trong trồng nấm ....................................................................19
2.6 Sơ lược về TX. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai ..........................................................21
2.6.1 Điều kiện tự nhiên ................................................................................................21
2.6.1.1 Vị trí địa lý.........................................................................................................21
2.6.1.2 Khí hậu và thời tiết ............................................................................................21
2.6.1.3 Nguồn nước .......................................................................................................22
2.6.1.4 Tài nguyên đất ...................................................................................................23
2.6.2 Nguồn lực kinh tế - xã hội ....................................................................................24
2.6.2.1 Nguồn nhân lực .................................................................................................24
2.6.2.2 Cơ sở hạ tầng .....................................................................................................25
2.6.2.3 Hệ thống cấp điện ..............................................................................................25
Chương 3 .......................................................................................................................26
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................................26
vi


3.1 Phương tiện ..............................................................................................................26
3.1.1 Vật liệu thí nghiệm ...............................................................................................26
3.1.2 Dụng cụ, trang thiết bị ..........................................................................................26
3.2 Điều kiện khí hậu, thời tiết trong thời gian thí nghiệm ...........................................26
3.3 Phương pháp thí nghiệm..........................................................................................26
3.3.1 Phương pháp .........................................................................................................26

3.3.2 Bố trí thí nghiệm ...................................................................................................28
3.3.3 Sơ đồ thí nghiệm...................................................................................................28
3.3.4 Quy mô thí nghiệm ...............................................................................................29
3.4 Các chỉ tiêu theo dõi ................................................................................................29
3.5 Quy trình kỹ thuật ....................................................................................................30
3.6 Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................................31
Chương 4 .......................................................................................................................32
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................................................32
4.1 Kết quả .....................................................................................................................32
4.1.1 Thời gian xuất hiện tơ nấm ...................................................................................32
4.1.2 Thời gian bắt đầu thu hái nấm ..............................................................................34
4.1.3 Thời gian kết thúc thu hái nấm………………………………………………….34
4.1.4 Số đợt thu hái nấm………………………………………………………………36
4.2 Các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển……………………………………………..37
4.2.1 Sự tác động của chất dinh dưỡng lên chiều dài tai nấm………………………...37
4.2.2 Sự tác động của chất dinh dưỡng lên đường kính tai nấm ...................................39
4.2.3 Sự tác động của chất dinh dưỡng lên trọng lượng tai nấm…………………...…40
4.3 Năng suất thực thu ...................................................................................................42
4.3.1 Năng suất tính trên từng mô .................................................................................42
4.3.2 Năng suất thu được tính trên 1 thiên (1000 bịch mùn cưa)……………………..43
4.4 Tương quan giữa các mức dinh dưỡng với năng suất nấm rơm…………………..44
4.5 Hiệu quả kinh tế từ trồng nấm rơm .........................................................................45
4.6 Đánh giá tình hình sâu bệnh trong thời gian tiến hành thí nghiệm .........................45
Chương 5 .......................................................................................................................47
5.1 Kết luận....................................................................................................................47
vii


5.2 Kiến nghị .................................................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................49

PHỤ LỤC ......................................................................................................................50

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

Viết tắc (ký hiệu)
BQ

CV
Ctv
DT
ĐNB
ĐVT
LĐNN
LLL
LSD
NSC
NSTT
NT
SL
TC
STT
TB
TP.HCM
TX. Long Khánh
UBND
USD

Viết đầy đủ
Bình quân
Hệ số biến động (Coefficent of Variation)
Cộng tác viên
Diện tích
Đông Nam Bộ
Đơn vị tính
Lao Động Nông Nghiệp
Lần lặp lại
Least Signficat Difference Test

Ngày sau cấy
Năng suất thực thu
Nghiệm thức
Sản lượng
Tổng chi
Số thứ tự
Trung bình
Thành Phố Hồ Chí Minh
Thị Xã Long Khánh
Ủy Ban Nhân Dân
United States Dollar

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thành phần và tỷ lệ các loại axit amin………………………………………4
Bảng 2.2. Thành phần hóa học của nấm (% tính trên trọng lượng khô) ........................ 5
Bảng 2.3. Tỷ lệ nguyên tố khoáng trong từng giai đoạn phát triển quả thể nấm (% ) .... 6
Bảng 2.4. Các loại dinh dưỡng và liều lượng cần thiết tối đa bổ sung vào mùn cưa ...10
Bảng 2.5. Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển hệ sợi nấm và hình thành quả thể ......15
Bảng 2.6. Độ ẩm thích hợp của cơ chất và không khí ..................................................15
Bảng 2.7. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa – TX. Long Khánh ..............................17
Bảng 2.8. Sản lượng rơm rạ dự kiến Khu Vực ĐNB (1,5 tấn/ ha) ...............................17
Bảng 2.9. Diện tích, năng suất, sản lượng cao su .........................................................19
Bảng 2.10. Một số biểu hiện cần chú ý trong trồng nấm và biện pháp khắc phục........20
Bảng 2.10. Các công trình thủy lợi trên địa bàn thị xã Long Khánh ...........................23
Bảng 3.1. Công thức phối trộn nguyên liệu cho 15 nghiệm thức thí nghiệm ...............27
Bảng 3.2. Công thức phối trộn nguyên liệu áp dụng cho 1 thiên bịch mùn cưa ...........28
Bảng 4.1. Thời gian bắt đầu thu hái nấm sau ngày cấy meo .........................................34

Bảng 4.2. Thời gian kết thúc thu hái nấm sau ngày cấy meo ........................................34
Bảng 4.3. Tổng hợp kết quả về thời gian thu hái nấm ..................................................35
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của phân bón NPK và bột bắp lên chiều dài tai nấm đợt 1 ........37
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của phân bón NPK và bột bắp lên chiều dài tai nấm 2 ..............38
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của phân bón NPK và bột bắp lên chiều dài tai nấm 3 ..............38
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của phân bón NPK và bột bắp lên đường kính của nấm 1.........39
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của phân bón NPK và bột bắp lên đường kính của nấm 2.........39
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của phân bón NPK và bột bắp lên đường kính của nấm 3.........40
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của phân bón NPK và bột bắp lên trọng lượng nấm rơm 1 .....40
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của phân bón NPK và bột bắp lên trọng lượng nấm rơm 2 .....41
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của phân bón NPK và bột bắp lên trọng lượng nấm rơm 3 .....41
Bảng 4.13. Năng suất nấm rơm thu được trên từng mô ................................................42
Bảng 4.14. Ảnh hưởng phân bón NPK và bột bắp lên năng suất nấm rơm ..................43
Bảng 4.15. Tổng thu, tổng chi, lợi nhuận thu được ở các nghiệm thức ........................45

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình 4.1 Tơ nấm sau 7 ngày tính từ ngày cấy meo giống.............................................33
Đồ thị 4.1 Nhóm không sử dụng phân bón NPK ..........................................................36
Đồ thị 4.2 Nhóm sử dụng 150 g phân NPK ..................................................................36
Đồ thị 4.3 Nhóm sử dụng 300 g NPK ...........................................................................37
Đồ thị 4.1 Mối tương quan giữa mức bổ sung dinh dưỡng và năng suất ......................44
Hình 1.1 Công nhân đang lên luống ..............................................................................50
Hình 1.3 Mô nấm chưa được tủ áo mô ..........................................................................51
Hình 1.4 Mô nấm đã tủ áo mô .......................................................................................51
Hình 1.5 Mô nấm sau 8 ngày cấy meo ..........................................................................52
Hình 1.6 Mô sắp thu hoạch............................................................................................52
Hình 1.7 Mô nấm bước vào thu hoạch ..........................................................................53

Đồ thị 2.1 Năng suất nấm của các nghiệm thức ............................................................53

xi


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Nấm rơm là một loại thực phẩm ngon chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho
nhu cầu của con người như: protein, vitamin và các khoáng chất. Nấm rơm có thể thay
thế thịt và rau mà vẫn có thể đảm bảo đủ chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn hàng ngày
của chúng ta.
Nước ta có nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, vì vậy có rất nhiều phế phụ
phẩm giàu chất cellulose như: mùn cưa, rơm rạ, mùn dừa, bã mía…rất thích hợp cho
trồng nấm rơm. Việc tận dụng công lao động nhàn rỗi ở địa phương đã góp phần tăng
thu nhập cho người trồng nấm.
Hiện nay, phong trào trồng nấm mèo trên mùn cưa lan rộng, điển hình như
TX. Long Khánh - Đồng Nai. Do đó, lượng mùn cưa thải ra sau khi nuôi trồng nấm
mèo là rất lớn. Vì vậy việc tận dụng trở lại nguồn phế liệu này có ý nghĩa rất quan
trọng.
Tuy nhiên, khối mùn cưa mua về này còn ẩm sẽ là môi trường thuận lợi cho
các vi sinh vật phát triển. Mặt khác các nhóm vi sinh vật này không những tranh
giành chất dinh dưỡng của nấm mà còn tạo ra nhiều sản phẩm có thể gây bất lợi cho
nấm. Kết quả là năng suất nấm bị giảm sút. Do đó, để nâng cao năng suất nấm lên thì
người trồng phải bổ sung thêm nhiều thành phần dinh dưỡng vào cơ chất.
Vấn đề là phải phối trộn như thế nào mới là hiệu quả vì phần đông bà con nông
dân trồng nấm chưa hiểu một cách đúng đắn của việc phối trộn nguyên liệu và khoáng
chất để tạo ra môi trường trồng nấm thích hợp nhất. Thậm chí việc phối trộn này có thể
gây ngộ độc cho nấm, ảnh hưởng đến kết quả nuôi trồng.
Nhằm giúp cho diện tích và sản lượng nấm trong xã Bảo Vinh B, TX. Long

Khánh - Đồng Nai ngày một tăng, hạn chế nguồn phế phẩm mùn cưa tồn đọng có thể
ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và ô nhiễm môi trường sinh thái. Từ thực trạng
1


đó, chúng tôi đã thực hiện đề tài nghiên cứu là: “So sánh năng suất của nấm rơm
(Volvariella volvacea) trồng trên giá thể đã qua trồng nấm mèo có bổ sung khoáng
chất và nguyên liệu khác” tại thị xã Long Khánh - Đồng Nai.
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục đích
Giá thể mùn cưa sau khi trồng nấm mèo sẽ được phối trộn thêm bột bắp và
phân NPK (16 – 16 – 8) để trồng nấm rơm giúp cho nấm sinh trưởng và phát triển tốt
hơn. Từ đó, có thể tìm ra công thức phối trộn phù hợp vừa mang lại hiệu quả kinh tế
vừa bảo vệ môi trường sống giúp tăng thu nhập cho người trồng nấm và phù hợp với
tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương.
1.2 Yêu cầu
- Theo dõi sự phát triển của hệ tơ trên các nghiệm thức.
- Theo dõi ảnh hưởng của khoáng chất, nguyên liệu bổ sung vào cơ chất trồng
nấm ở các mức độ khác nhau.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Nội dung
So sánh năng suất nấm rơm trên các nghiệm thức khi có sự thay đổi về mức độ
phân bón và bột bắp.
Đánh giá tiềm năng phát triển nghề trồng nấm rơm của vùng.
1.3.2 Đối tượng nghiên cứu
Nấm rơm (Volvariella volvacea)
1.3.3 Thời gian và địa điểm
1.3.3.1 Thời gian
Thời gian tiến hành thí nghiệm từ ngày 01/ 03/ 2010 đến 30/ 07/ 2010.
1.3.3.2 Địa điểm

Đề tài được thực hiện tại rẫy của nông hộ Thổ Phú, ngụ ở ấp Bảo Vinh, xã
Bảo Vinh B, thị xã Long Khánh - Đồng Nai.
1.4 Giới hạn đề tài
- Chỉ khảo sát trên một giống nấm rơm (Volvariella volvacea).
- Đề tài chỉ sử dụng chất dinh dưỡng bổ sung là phân NPK và bột bắp.
- Đề tài thực hiện trong thời gian từ 01/ 03/ 2010 – 30/ 07/ 2010.
2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Khái quát về nấm
2.1.1 Sơ lược về nấm
Nấm khác với thực vật xanh khác là không có lục lạp, không có sự phân hóa
thành rễ, thân, lá và không có hoa. Phần lớn không chứa cellulose trong thành tế bào,
không có chu trình phát triển chung như thực vật. Chính vì thế, tất cả hệ thống phân
loại sinh giới hiện nay đều coi nấm là một giới riêng (Fungi).
Nấm chủ yếu sống dị dưỡng lấy thức ăn từ các nguồn hữu cơ. Hầu hết các loài
nấm đều lấy dinh dưỡng qua màng tế bào hệ sợi. Nhiều loài nấm có hệ men (enzym)
phân giải tương đối mạnh, giúp chúng có thể sử dụng các dạng thức ăn phức tạp như:
chất xơ (cellulose, hemicellulose), chất đạm (protein), chất bột (amidon, amylose),
chất gỗ (lignin)…Với cấu trúc sợi, tơ nấm len lõi sâu vào trong cơ chất (rơm rạ, mùn
cưa, gỗ..) lấy thức ăn đem nuôi toàn bộ cơ thể nấm.
Dựa vào cách dinh dưỡng của nấm, có thể chia nấm thành 3 nhóm:
- Hoại sinh: Đặc tính chung của hầu hết các loại nấm, trong đó có nấm trồng.
Thức ăn chủ yếu là xác bã thực vật và động vật. Nhóm nấm này có hệ men tiêu hóa
tương đối mạnh, phân giải được nhiều cơ chất.
- Ký sinh: Bao gồm chủ yếu các loài nấm gây bệnh. Chúng sống bám vào các
cơ thể sinh vật khác, thức ăn của chúng là các chất lấy từ cơ thể ký chủ, làm suy yếu
hoặc tổn thương ký chủ. Một số nấm ăn có thể sống trên cây còn tươi, nhưng đời sống

thực sự vẫn là hoại sinh.
- Cộng sinh: Đây là nhóm nấm đặc biệt, lấy thức ăn từ cơ thể vật chủ nhưng
không làm chết hoặc tổn thương ký chủ, ngược lại còn giúp chúng phát triển tốt hơn.
Vì vậy các loài này đối với ký chủ có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Có rất nhiều loại nấm ăn, phổ biến nhất là những loại: nấm mèo (mộc nhĩ), nấm
rơm, nấm hương, nấm mỡ, nấm bào ngư, nấm đông cô hay các loại nấm có giá trị dược
liệu như nấm linh chi.
3


2.1.2 Giá trị dinh dưỡng
Nấm ăn là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Hàm lượng protein chỉ sau
thịt, cá, rất giàu chất khoáng và các axit amin không thay thế, các vitamin A, B, C, D,
E…không có các độc tố. Có thể coi nấm ăn như một loại “rau sạch” và “thịt sạch”. Ngoài
giá trị dinh dưỡng, nấm ăn còn có nhiều đặc tính của biệt dược, có khả năng phòng và
chữa bệnh như: hạ huyết áp, chống bệnh béo phì, chữa bệnh đường ruột, tẩy máu xấu…
Trong đó nấm rơm không chỉ là thức ăn ngon mà có giá trị dinh dưỡng cao.
Tính theo trọng lượng tươi, nấm rơm chứa 2,64 – 5,05% protein, trong đó có đầy đủ
18 loại acid amin theo tỉ lệ như sau:
Bảng 2.1 Thành phần và tỷ lệ các loại axit amin (Nguyễn Lân Dũng, 2002)
STT

Acid amin

% Protein

1

Isoleusin


4,2

2

Leusin

5,5

3

Tryptophan

1,8

4

Lysine

9,8

5

Valine

6,5

6

Methionine


1,6

7

Treonine

4,7

8

Phenyl alanine

4,1

9

Arginine

5,3

10

Acid asparazinic

5,3

11

Acid glutamic


17,6

12

Glysine

4,5

13

Histidine

4,1

14

Proline

5,5

15

Serine

4,3

16

Tyrozin


5,7

17

Alanine

6,3

18

Xistine

+

4


Trong 18 loại acid amin này thì 8 loại đầu là các acid amin không thay thế.
Các acid amin không thay thế chiếm đến 38,2% trong tổng số acid amin ở nấm rơm.
Tỷ lệ này cao hơn so với thịt heo, thịt bò, sữa và trứng gà.
Lượng chất béo (lipid) trong nấm rơm khoảng 3% trọng lượng vật chất khô.
Trong đó chất béo bão hòa chiếm 41,2%, chưa bão hòa chiếm 58,8%. Loại chất béo
chưa bão hòa chủ yếu là tiền vitamin D2 (Ergocal ciferol) và γ - ergosterol.
Bảng 2.2 Thành phần hóa học của nấm (% tính trên trọng lượng khô) (Nguyễn Hữu
Đống và ctv, 2002)
Tên nấm

Nước Protein

Lipid


Carbon
hydrat

Tro

Calo

Nấm mỡ (Agaricus bisporus)

89

24

8

60

8

381

Nấm hương (Lentinus edodes)

92

13

5


78

7

392

Nấm sò (Pleurotus ostreatus)

91

30

2

58

9

345

Nấm rơm (Volvariella volvacea)

90

21

10

59


11

369

Trứng

74

13

11

1

0

156

Nấm rơm có chứa rất nhiều loại vitamin như: A, B, C, D, E, K trong đó nhiều
nhất là vitamin B như B1, B2, acid nicotinic, acid pantotheric.
Nấm rơm còn cung cấp rất nhiều chất khoáng cho cơ thể. Chất khoáng chiếm
3,8% trọng lượng vật chất khô, trong đó kali chiếm 45%, ngoài ra nấm rơm còn có các
khoáng chất khác như: P, Na, Ca, Mg, Fe, Zn, Cu…tỉ lệ từng nguyên tố trong tổng số
muối khoáng ở nấm rơm thay đổi tùy vào từng giai đoạn phát triển của quả thể nấm.

5


Bảng 2.3 Tỷ lệ các nguyên tố khoáng trong từng giai đoạn phát triển của quả thể nấm
(% ) (Nguyễn Lân Dũng, 2002)

Nguyên tố
khoáng

Nụ nấm

Dạng trứng

P

14,18

12,7

Na

3,69

4,66

K

45,98

Ca

Dạng kéo
dài

Nấm nở xòe


12,29

8,18

1,8

1,16

45,76

42,42

42,6

3,43

4,17

3,37

2,59

Mg

1,69

1,76

1,6


1,7

Cu

0,063

0,058

0,043

0,036

Zn

0,11

0,118

0,081

0,078

Fe

0,12

0,14

0,11


0,0128

2.1.3 Giá trị kinh tế của việc trồng nấm
2.1.3.1 Đối với kinh tế
Nấm ăn là một trong những loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao do các yếu tố:
- Đầu tư thấp, chu kỳ nuôi trồng nấm thường ngắn, nấm rơm: 20 – 25 ngày,
nấm bào ngư, nấm mèo có chu kỳ 2 – 2,5 tháng.
- Nguyên liệu rẻ, dồi dào: Nguyên liệu trồng nấm chủ yếu là phế liệu nông lâm
nghiệp, thường rất nhiều ở các đại phương vừa giải quyết về mặt môi trường, đồng
thời tạo nên sản phẩm mới, phế phẩm sau nuôi trồng nấm có thể sử dụng cho chăn
nuôi và trồng trọt.
- Giá trị kinh tế cao: Nấm rơm, nấm mỡ giá bán trung bình 1.200 – 1.300 USD/
tấn nấm muối, nấm mèo khoảng 3.500 – 4.300 USD/ tấn nấm khô, nấm đông cô
khoảng 12.000 – 20.000 USD/ tấn nấm khô. Như vậy so với những loại nông sản khác,
nấm có giá trị kinh tế cao hơn.
2.1.3.2 Đối với xã hội
- Giải quyết lao động: Trong tình hình chung của nước ta, lao động nhất là lao
động nhàn rỗi nhiều trong khi đời sống còn khó khăn. Trồng nấm thu hút lớn lao động,
tạo công ăn việc làm cho nhiều người, đồng thời mang lại nguồn thu nhập đáng kể.

6


- Giải quyết nguồn thực phẩm: Ngoài việc trồng nấm để bán, xuất khẩu, đây
còn là nguồn thực phẩm quý không những bổ sung khẩu phần ăn hằng ngày của người
dân mà còn góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho mọi người.
2.2 Sơ lược về nấm rơm
2.2.1 Phân loại
Tên khoa học: Volvariella volvaceae (Bull.exFr.) Sing
Tên tiếng anh: Paddy Straw mushroom

Tên khác: nấm rạ, thảo cô
Họ: Pluteacea
Bộ: Agaricales
Lớp phụ: Hymenomycetid
Lớp: Hymenomycetes
Ngành phụ: Basidiomycotina
Ngành nấm thật: Eumycota
Giới: Fungi
2.2.2 Nguồn gốc
Nấm rơm có nguồn gốc từ vùng mưa nhiều, có nhiệt độ cao ở khu vực nhiệt đới
và á nhiệt đới. Người dân Châu Á biết dùng nấm rơm làm thực phẩm từ lâu đời nhưng
việc chủ động nuôi trồng chỉ bắt đầu ở Trung Quốc cách nay trên 300 năm. Ngày nay,
nấm rơm được trồng nhiều ở các nước khác như: Việt Nam, Malaysia, Myanma,
Philipine, Thái Lan, Nhật Bản, Sigapore, Triều Tiên, Hàn Quốc và một số nước ở
Châu Phi như Madagasca, Nigieria. (Trần Quang Khởi, 2004)
Theo Schaffer cho biết khoảng 100 loài nấm rơm đã được phát hiện trong đó có
20 loài đã được ghi nhận và mô tả (Lê Duy Thắng, 2001).
2.2.3 Đặc tính sinh học của nấm rơm
Nấm rơm có tên khoa học Volvariella volvacea gồm nhiều loài khác nhau, có
loại màu xám trắng, xám, xám đen… kích thước đường kính “cây nấm” lớn, nhỏ tùy
thuộc từng loại. Ở các quốc gia vùng nhiệt đới rất thích hợp về nhiệt độ để nấm rơm
sinh trưởng và phát triển. Nhiệt độ thích hợp để nấm phát triển từ 30 - 320C; độ ẩm
nguyên liệu (cơ chất) 65 - 75%; độ ẩm không khí 80%; pH = 6,5 - 7,0; thoáng khí.

7


2.2.3.1 Đặc điểm hình thái
Bao gốc (volva): Dài và cao lúc nhỏ, bao lấy tai nấm. Khi tai nấm trưởng thành,
nó chỉ còn lại phần trùm lấy phần gốc chân cuống nấm, bao nấm là hệ sợi tơ nấm chứa

sắc tố melanin tạo ra màu đen ở bao gốc. Độ đậm nhạt tùy thuộc vào ánh sáng. Ánh
sáng càng nhiều thì bao gốc càng đen.
Cuống nấm: Là bó hệ sợi xốp, xếp theo kiểu vòng tròn đồng tâm. Khi còn non
thì mềm và giòn. Nhưng khi già xơ cứng và khó bẻ gãy.
Mũ nấm: Hình nón, cũng có melanin, nhưng nhạt dần từ trung tâm ra rìa mép.
Đường kính mũ nấm: 5 – 19 cm
Kích thước cuống nấm: 5 – 18 x 0,8 – 1,5 cm
Kích thước bào tử: 6 – 8,4 x 4 – 5,6 μm
2.2.3.2 Chu kỳ sống
Quá trình tạo thành quả thể nấm rơm gồm 6 giai đoạn:
- Giai đoạn đầu đinh ghim (Pichead: nụ nấm).
- Giai đoạn hình nút nhỏ (tiny button).
- Giai đoạn hình nút (button).
- Giai đoạn hình trứng (egg).
- Giai đoạn hình chuông (clogation: kéo dài).
- Giai đoạn trưởng thành (nature: nở xòe).
Chu kỳ sinh trưởng và phát triển của nấm rơm rất nhanh chóng. Những ngày
đầu chúng nhỏ như hạt tấm có màu trắng (giai đoạn đinh ghim), 2-3 ngày sau lớn rất
nhanh bằng hạt ngô, quả táo, quả trứng (giai đoạn hình trứng), lúc trưởng thành (giai
đoạn phát tán bào tử) trông giống như một chiếc ô dù, có cấu tạo thành các phần hoàn
chỉnh.
Nấm rơm là loại nấm hoại sinh (saprophytic fungi) có đời sống dị dưỡng, chúng
sử dụng các loại chất hữu cơ khác nhau, góp phần vào vòng tuần hoàn nitơ, cacbon
trong tự nhiên.
Meo giống phát triển ở dạng hệ sợi, các sợi nấm ăn có dạng ống tròn, đường
kính khoảng 2 – 4 µm. Các ống này đều có vách ngăn ngang tạo các tế bào. Tế bào
nấm có cấu tạo như cấu tạo của các sinh vật có nhân thật (Eukaryota). Tuy nhiên nó
cũng có đặc trưng riêng: thành tế bào cấu tạo chủ yếu là kitin – glucan.
8



Sợi nấm có thể phát triển từ bào tử hay từ một đoạn sợi nấm. Bào tử nảy mầm
theo các hướng khác nhau, sợi nấm phân nhánh nhiều lần tạo nên một mạng sợi nấm
dày chằng chịt và có màu trắng.
2.3 Kỹ thuật trồng nấm rơm
Nấm rơm dễ trồng, sớm cho thu hoạch nên vòng quay nhanh. Tuy nhiên, để đạt
năng suất cao với loài nấm này là điều không đơn giản. Ngoài điều kiện có giống meo
tốt, kỹ thuật chăm sóc chu đáo, thì vấn đề phòng bệnh cũng rất quan trọng.
Nấm rơm có thể nuôi trồng trên nhiều loại nguyên liệu khác nhau như: rơm rạ,
lục bình, bẹ chuối khô, mùn cưa, bã mía…nhưng điều quan trọng là nguồn nguyên liệu
cho sản xuất phải thuộc loại phổ biến và đảm bảo tính liên tục. Sau đây là một số kỹ
thuật cần được chú ý khi muốn tiến hành trồng nấm.
2.3.1 Thời vụ
Nấm rơm thích ứng với nhiệt độ 30 – 350C. Thời vụ trồng nấm rơm ở phía Bắc
từ 15/ 4 – 15/ 9. Đối với các tỉnh phía Nam, từ Đà Nẵng trở vào có thể trồng được
quanh năm. Khi trồng cũng nên tính toán để có thu hoạch nấm vào ngày rằm, ngày ăn
chay của người dân.
Mùa Đông Xuân, giáp tết Nguyên đán có gió lạnh thì phải chắn gió, giữ ấm và
làm mô nấm lớn hơn. Mùa mưa cần làm mái che hoặc tủ rơm dày hơn để giảm độ ẩm,
làm nền mô cao để tránh ngập úng. Những nơi có nhiều gió, gió mạnh cần làm rào
chắn gió, bố trí các mô nấm thẳng góc với hướng gió.
2.3.2 Chuẩn bị nền đất
+ Nền đất trồng nấm phải là nơi cao ráo, thông thoáng, xa nơi ao tù nước đọng,
nơi dơ bẩn bị ô nhiễm và chứa nhiều côn trùng, mầm bệnh.
+ Dọn dẹp sạch sẽ cỏ dại, san bằng đất, không nên tráng xi măng hay lót đan,
lót gạch vì nước tưới sẽ rút không hết khiến nền mô bị ẩm ảnh hưởng xấu đến sự tăng
trưởng của nấm.
+ Xới nhẹ lớp đất mặt, rãi thuốc để đuổi côn trùng và diệt mầm bệnh.
+ Làm các rãnh thoát nước xung quanh luống mô để phòng ngừa ngập úng.


9


2.3.3 Chuẩn bị nguyên liệu
Nguyên liệu yêu cầu phải được chuẩn bị trước khi trồng nấm nhằm đảm bảo
tính liên tục trong quy trình trồng.
+ Mùn cưa mua từ các trại trồng nấm mèo trong thị xã, nguồn này phải được
liên hệ trước khi có dự tính trồng nấm.
+ Mùn cưa mua về bãi trồng được làm vụn và trộn với vôi nóng. Sau đó, tưới
nước lên lớp mùn cưa, ủ trong 2 ngày.
Bảng 2.4 Các loại dinh dưỡng và liều lượng cần thiết tối đa khi bổ sung vào mùn cưa
(Lê Duy Thắng, 2001)
Nguồn bổ sung

Lượng tối đa
6%
4%
3%
3%
5‰
5‰
3‰
3‰
1‰
1,5‰
2‰

Cám
Bắp
Bánh dầu đậu nành

Bánh dầu đậu phộng
Urea
D.A.P (Diammon phosphat)
S.A (Sulfat ammon)
NaNO3 (Nitrat natri)
KCl (Clorua Kali)
KH2PO4 (Phosphat Kali monobasic)
P2O5 (Peroxi Phosphat)
MgSO4.7H2O (Sulfat magie)

3‰

2.3.4 Chuẩn bị meo giống
+ Năng suất và chất lượng của nấm rơm phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của
meo nấm rơm. Chọn meo giống tốt, đúng tuổi, không nhiễm tạp khuẩn sẽ cho năng
suất cao và chất lượng nấm tốt.
+ Tiêu chuẩn bịch meo tốt: Sợi tơ nấm màu trắng trong, mở nắp bịch có mùi
tương tự như nấm rơm. Tơ nấm phát triển đều khắp mặt trong bịch meo, sợi tơ nấm
mọc thẳng (riêng một số meo giống, khi tơ trưởng thành, bắt đầu kết tụ lại thành
những hạt màu đỏ nâu vẫn cho năng suất tốt).
+ Không sử dụng bịch meo có đốm nâu, đen, vàng cam vì đã bị chua.

10


2.3.5 Xếp mô, cấy meo giống
Trước khi cấy meo nên tưới lại nhằm thuận lợi hơn trong lúc lên mô.
+ Cần làm mô xuôi theo hướng gió để tránh gió thổi thốc ngang sườn mô làm
giảm độ ẩm của mô. Cũng cần xếp mô vào vị trí mà nắng có thể phủ khắp chiều dài để
sưởi ấm cho mô.

+ Dùng cuốc lên luống, rạch một đường giữa mô nấm, phân và bột bắp đã được
trộn đều rãi lên rãnh vừa tạo ra, sau rãi đều meo giống lên mô. Sau đó, ta dùng cuốc
cào lắp kín mô lại. Dùng khuôn chụp mô nấm để nén chặt mô lại.
+. Cần phơi mô nấm từ 1 – 2 nắng để tránh nhiễm nấm mốc. Sau đó, dùng rơm
rạ làm áo mô đậy lại cho mô nấm. Áo mô dùng để tủ cần phải kín vì thời gian sau, khi
nấm xuất hiện nước tưới, ánh sáng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nấm.
+ Tưới cho mô nấm nhằm cố định lớp áo rơm trên bề mặt.
2.3.6 Nuôi ủ và chăm sóc
+ Mô nấm cần được giữ ấm và ẩm cho meo nấm ăn lan.
+ Mỗi ngày nên mở mô ra khoảng 15 – 30 phút để cho mô nấm được thông
thoáng và khô nước trên bề mặt mô.
+ Trong suốt thời gian nuôi ủ, nên tránh tưới nước lên khối mùn cưa vì như vậy
có thể gây nhiễm mốc cho mô.
+ Sau khi xếp mô khoảng 5 – 6 ngày, đảo rơm áo một lần, dở hết lớp rơm áo ra

và giủ tơi, sau đó tủ lại giống như lúc ban đầu. Đảo rơm đến đâu, tủ rơm lại đến đó.
Thực hiện việc này tốt nhất là trong lúc trời mát. Nếu trời có mưa lớn hoặc mưa kéo
dài thì phải tranh thủ lúc trời mát hoặc có nắng để đảo rơm áo ngay. Có thể phơi trần
mô nấm trong vòng 30 phút để cho mặt mô khô rồi sau đó tủ rơm áo trở lại. Cần phải
đảo áo mô để tránh tơ nấm ăn lan ra ngoài, không tạo được nấm.
2.3.7 Tưới đón nấm và thu hái
+ Thông thường từ ngày thứ 7 trở đi quan sát thấy những sợi tơ nấm nhỏ li ti
như mạng nhện ở mặt ngoài mô nấm.
+ Tưới nước nhưng phải cẩn thận để không làm hại tai nấm non.
+ Chọn nấm đủ tiêu chuẩn để hái: Nấm rơm phát triển liên tục và nhiều cây
dính vào nhau. Cần phải chọn lựa để hái những cây còn búp, hơi nhọn đầu. Cách hái,
xoay nhẹ tai nấm, tách ra khỏi mô. Không nên để sót chân nấm trên mô, vì phần chân
11



nấm khi bị thối rữa, sẽ làm hư các nụ nấm kế bên. Sau khi hái xong, đậy kỹ áo mô lại,
cần thiết có thể tưới nước.
2.4 Tình hình sản xuất nấm trong nước và thế giới
2.4.1 Tình hình sản xuất nấm trong nước
Việc nghiên cứu và phát triển nấm ăn ở Việt Nam bắt đầu từ những năm 70.
Năm 1984 thành lập trung tâm nghiên cứu nấm ăn thuộc Đại Học Tổng Hợp Hà Nội.
Năm 1986 tổ chức FAO tài trợ UBND thành phố Hà Nội thành lập công ty sản
xuất giống nấm Tương Mai – Hà Nội.
Năm 1986 tổ chức FAO tài trợ UBND thành phố Hồ Chí Minh thành lập xí
nghiệp nấm thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2002, cả nước sản xuất được 100.000 tấn nấm thực phẩm thì đến nay đã
đạt được là 150.000 tấn nấm/ năm (Tin tức niên giám nông nghiệp – lâm nghiệp – thực
phẩm, 2008).
Năm 2003, Việt Nam xuất khẩu khoảng 50.000 tấn nấm, đạt kim ngạch 50 triệu
USD (Tuấn Vương, 2004).
Năm 2006 – 2007, Công ty nấm Sông Hồng phát triển nhiều vùng trồng nấm
mỡ và nấm rơm xuất khẩu tại các tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Bắc Giang,
Thái Nguyên…đạt sản lượng trên 400 tấn nấm cho nhà máy đóng hộp. Công ty nấm
Sông Hồng đã thực hiện các dự án: “Phát triển nghề sản xuất nấm ăn tăng thu nhập
cho nông dân, phục vụ nhu cầu nội tiêu và xuất khẩu” 2002 – 2005. Ngoài ra còn
chủ trì dự án: “Phát triển giống nấm chất lượng cao” giai đoạn II năm 2006 – 2010
(AGI, online).
Năm 2009, huyện Yên Khánh sẽ sử dụng khoảng 3.450 tấn nguyên liệu để sản
xuất các loại nấm chủ lực là nấm sò, nấm mỡ, nấm mộc nhĩ để có nguồn thu nhập
khoảng 11 tỷ đồng (Tin kinh tế, online).
Việt Nam là nước đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu nấm nhưng hiện sản xuất
nấm của nước ta còn nhỏ lẻ, manh mún và phải bán qua tay người khác. Việt Nam có
rất nhiều tiềm năng để phát triển nghề trồng nấm, riêng lượng rơm rạ 20 – 30 triệu tấn/
năm để sản xuất ra 2 triệu tấn nấm tươi (Trần Nga, 2009).
Dự kiến đến năm 2010 sản lượng nấm nước ta đạt trên 1 triệu tấn/ năm sử dụng

khoảng 6 triệu tấn phế phụ phẩm trong nông nghiệp cho nuôi trồng nấm, chế biến
12


được trên 50% tổng sản lượng nấm sản xuất ra dưới dạng nấm muối, nấm sấy, nấm
hộp. Tổng giá trị sản phẩm đạt 7.000 tỷ đồng/ năm, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 200
triệu USD/ năm (Trung tâm thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, 2004).
2.4.2 Tình hình sản xuất nấm trên thế giới
Trên thế giới một số loại nấm ăn đã được nuôi trồng có truyền thống lâu đời
như nấm mỡ hay nấm trắng ở Châu Âu, Châu Mỹ và một số nước ở Châu Á. Hiện nay
nghề nuôi trồng nấm không những phát triển ở các nước nông nghiệp mà còn phát
triển sang các nước công nghiệp. Ở Châu Âu trồng nấm đã trở thành một ngành công
nghiệp lớn và dần đang cơ giới hóa hoàn toàn nên năng suất và số lượng rất cao.
Nhật Bản là nước có sản lượng nấm lớn nhất thế giới, chủ yếu là nấm đông cô,
nấm kim châm, nấm trân châu và một số loại nấm khác (Lê Duy Thắng, 2006).
Các nước Mỹ, Đức, Đan Mạch, Bỉ và nhiều nước khác ở Châu Âu là những
nước nhập khẩu nấm nhiều nhất (Việt Chương, 2001).
Các nước trên thế giới hiện nay tập trung nghiên cứu và sản xuất nấm mỡ, nấm
hương, nấm sò, nấm rơm là chủ yếu. Khu vực Bắc Mỹ và Châu Âu trồng nấm theo
phương pháp công nghiệp, khu vực Châu Á sản xuất nấm theo mô hình trang trại vừa
và nhỏ, đặc biệt là Trung Quốc (Nguyễn Hữu Đống và ctv, 2002).
Các dạng nấm xuất khẩu: Nấm đóng hộp, nấm đông lạnh, nấm tươi, nấm muối,
nấm sấy khô, các thực phẩm chế biến từ nấm.
Nấm bào ngư được trồng rộng rãi ở Châu Âu: Hungary, Đức, Pháp, Ý, Hà Lan.
Ở Châu Á, nấm bào ngư được trồng ở Trung Quốc với sản lượng rất lớn (khoảng 12
nghìn tấn mỗi năm). Ngoài ra, nấm này còn được trồng ở Nhật bản, Hàn Quốc, Việt
Nam, Thái Lan, Ấn Độ (Nguyễn Lân Dũng, 2002).
2.5 Tiềm năng phát triển của nghề trồng nấm ở Việt Nam
2.5.1 Thuận lợi
Việt Nam là một trong những nước có đủ điều kiện để phát triển mạnh nghề

trồng nấm do:
+ Nguồn nguyên liệu để trồng nấm là rất lớn như: mùn cưa, rơm rạ, bã mía…
các loại phế liệu này rất giàu cellulose và giá cả các loại nguyên liệu này lại rẻ.

13


×