Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

KHẢO SÁT SỨC SỐNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU PHỘNG TẠI XÃ IALE, HUYỆN CHƯ PƯH, TỈNH GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT SỨC SỐNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT
SỐ GIỐNG ĐẬU PHỘNG TẠI XÃ IALE,
HUYỆN CHƯ PƯH, TỈNH GIA LAI

Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ NHƯ LAI
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khoá: 2006 – 2010

Tháng 08/2010


KHẢO SÁT SỨC SỐNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU
PHỘNG TẠI XÃ IALE, HUYỆN CHƯ PƯH, TỈNH GIA LAI

Tác giả
LÊ THỊ NHƯ LAI

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
kỹ sư nông nghiệp ngành Nông học

Giáo viên hướng dẫn:
PGS.TS LÊ QUANG HƯNG

Tháng 08/2010
i



LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn:
- Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
- Phân Hiệu Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai.
- Ban Chủ Nhiệm Khoa Nông học.
- Qúy thầy cô Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã tận tình dạy dỗ,
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Xin trân trọng biết ơn sâu sắc đến:
Thầy Lê Quang Hưng đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian thực tập hoàn thành khóa luận.
Thành kính khắc ghi công ơn cha mẹ đã nuôi dưỡng, dạy dỗ con đến ngày hôm
nay.
Thân gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các anh chị trong gia đình cùng tất cả bạn bè
trong và ngoài lớp đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp.

Pleiku, tháng 08 năm 2010
Sinh viên thực hiện

Lê Thị Như Lai

ii


TÓM TẮT
Lê Thị Như Lai lớp DH06NHGL Khoa Nông Học Trường Đại Học Nông Lâm
TP. HCM. Thực hiện đề tài “KHẢO SÁT SỨC SỐNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA
MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU PHỘNG TẠI XÃ IALE, HUYỆN CHƯ PƯH, TỈNH GIA
LAI” Thời gian từ tháng 3/2010 đến 06/2010.

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Lê Quang Hưng
Đề tài được tiến hành ngoài đồng ruộng tại xã IaLe, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia
Lai. Thí nghiệm gồm có 04 giống đậu phộng và 03 khoảng cách khác nhau được bố trí
theo kiểu lô phụ (Split - plot Design) và thực hiện trên 3 khối.
Lô phụ: giống (V): V1: VD01-2; V2: VD1; V3: VD2; V4: VD99-6.
Lô chính: khoảng cách (C): C1: 20x20 cm; C2: 25x15 cm; C3: 30x20 cm.
Gieo 2 hạt/lỗ, với mật độ 330.000 - 530.000 cây/ha.
Kết quả thí nghiệm đạt được như sau:
Tỷ lệ nảy mầm ngoài đồng của các nghiệm thức thí nghiệm tương đối đồng đều
nhau, các mức khoảng cách khác nhau không ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm ngoài
đồng của các giống. Giống VD1 có tỷ lệ nảy mầm ngoài đồng cao nhất đạt 89,56%, kế
đến là giống VD2 đạt 85,48%, giống VD01-2 đạt 82,70% và có khác biệt rất có ý
nghĩa đối với giống VD99-6 có tỷ lệ nảy mầm ngoài đồng thấp nhất (70,53%).
Tại các thời điểm 10, 20, 30, 40 và 50 NSG thì chiều cao cây của các giống đều
không bị ảnh hưởng bởi các mức khoảng cách trồng. Tuy nhiên vào thời điểm 60 NSG
thì ở các mức khoảng cách khác nhau chiều cao cây của các nghiệm thức có sự khác
biệt rất có ý nghĩa .Với mức khoảng cách 20x20 cm thì cây có chiều cao cây cao nhất,
nghiệm thức C1VD1 (khoảng cách 20x20 cm và giống VD1) có chiều cao cây cao
nhất đạt 55,07 cm có sự khác biệt rất có ý nghĩa đối với các nhiệm thức còn lại.
Nghiệm thức C2VD99-6 (khoảng cách 25x15 cm và giống VD99-6) có chiều cao cây
thấp nhất chỉ đạt 41,57 cm.
Mức độ đổ ngã và tình hình sâu bệnh hại khu thí nghiệm ở mức độ thấp chiếm
khoảng 5 – 20 % và đã có phun thuốc trừ bệnh nên không bị ảnh hưởng đến năng suất.
iii


Trọng lượng 100 hạt của giống VD01-2 cao nhất (48,16 g), kế đến là giống
VD2 (47,99 g), VD99-6 (46,52 g ) và giống VD1 có trọng lượng 100 hạt thấp nhất
(43,12 g ). Các khoảng cách khác nhau thì có trọng lượng 100 hạt khác nhau, khoảng
cách 30x20 cm thì cho trọng lương 100 hạt cao nhất (47,37 g), kế đến là khoảng cách

20x20 cm (46,58 g) và thấp nhất là khoảng cách 25x15 (45,40 g). Trọng lượng 100 hạt
của nghiệm thức C3VD01-2 (khoảng cách 30x20 cm và giống VD01-2) cao nhất đạt
49,43 g, nghiệm thức C2VD1 (khoảng cách 25x15 cm và giống VD1) thấp nhất chỉ đạt
41,30 g.
Năng suất thực thu của các nghiệm thức tham gia thí nghiệm cho năng suất
tương đối đồng đều nhau. Nghiệm thức C1VD01-2 (khoảng cách 20x20 cm và giống
VD01-2) cho năng suất cao nhất đạt 1,61 tấn/ha. Nghiệm thức C3VD99-6 (khoảng
cách 30x20 cm và giống VD99-6) cho năng suất thấp nhất chỉ đạt 1,12 tấn/ha.
Năng suất đậu hạt thực thu (tấn/ha) có tương quan chặt với năng suất trái tươi
(kg/10 m2) và tương quan rất chặt với năng suất trái khô (kg/10 m2).

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa...........................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ....................................................................................................................... v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ ...................................................................ix
Chương 1 GIỚI THIỆU ................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................................ 1
1.2. Mục đích, yêu cầu và giới hạn của đề tài ....................................................................... 2
1.2.1. Mục đích .................................................................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầu .................................................................................................................... 2
1.2.3. Giới hạn của đề tài ................................................................................................... 2

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................... 3

2.1. Nguồn gốc và lịch sử phát triển. ...................................................................................... 3
2.2. Sơ lược về phân loại ........................................................................................................ 4
2.3. Đặc điểm thực vật học ..................................................................................................... 5
2.3.1. Rễ .............................................................................................................................. 5
2.3.2. Nốt sần ...................................................................................................................... 5
2.3.3. Thân và cành ............................................................................................................. 5
2.3.4. Lá .............................................................................................................................. 6
2.3.5. Hoa ........................................................................................................................... 6
2.3.6. Thư đài ...................................................................................................................... 7
2.3.7. Trái ........................................................................................................................... 7
2.3.8. Hạt ............................................................................................................................ 7
2.4. Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu phộng trên thế giới ............................................. 8
2.5. Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu phộng ở nước ta .................................................. 9

Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ................................................................10
3.1. Thời gian và địa điểm thí nghiệm .................................................................................. 10

v


3.2. Đặc điểm nơi thí nghiệm ............................................................................................... 10
3.2.1. Đặc điểm đất đai ..................................................................................................... 10
3.2.2. Điều kiện thời tiết ................................................................................................... 11
3.3. Vật liệu thí nghiệm ........................................................................................................ 11
3.3.1. Giống ...................................................................................................................... 11
3.3.2. Các vật liệu dùng ngoài đồng ................................................................................. 12
3.3.3. Các vật liệu dùng trong phòng thí nghiệm sau khi được thu hoạch ....................... 12
3.4. Phương pháp thí nghiêm................................................................................................ 12
3.4.1. Bố trí thí nghiệm ..................................................................................................... 12
3.4.2. Cách lấy mẫu và các chỉ tiêu theo dõi .................................................................... 13

3.4.2.1. Cách lấy mẫu ................................................................................................... 13
3.4.2.2. Các chỉ tiêu theo dõi ........................................................................................ 13
3.4.3. Xử lý số liệu thu thập ............................................................................................. 14
3.4.4. Quy trình kỹ thuật thí nghiệm ................................................................................ 14
3.4.4.1. Chuẩn bị đất ..................................................................................................... 14
3.4.4.2. Chuẩn bị giống ................................................................................................ 14
3.4.4.3. Mật độ và khoảng cách trồng .......................................................................... 14
3.4.4.4. Chăm sóc ......................................................................................................... 14
3.4.4.5. Thu hoạch ........................................................................................................ 15

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................................17
4.1. Tỷ lệ nảy mầm ngoài đồng của các nghiệm thức thí nghiệm ........................................ 17
4.2. Các thời kì sinh trưởng và phát triển của các nghiệm thức thí nghiệm ......................... 18
4.3. Chiều cao cây của các nghiệm thức thí nghiệm. ........................................................... 19
4.4. Khả năng phân cành, cành hữu hiệu và cành vô hiệu của các nghiệm thức thí nghiệm 21
4.5. Tổng số lá của các nghiệm thức thí nghiệm .................................................................. 22
4.6. Tổng số nốt sần, nốt sần hữu hiệu và nốt sần vô hiệu trên cây của các nghiệm thức
tham gia thí nghiệm. ............................................................................................................. 24
4.7. Mức độ đổ ngã và tình hình sâu bệnh hại và của các nghiệm thức thí nghiệm ............. 25
4.8. Tổng số trái, số trái chắc, trái lép và trái non của các nghiệm thức thí nghiệm ............ 26
4.9. Số trái 1, 2, 3 hạt/cây của các nghiệm thức thí nghiệm ................................................. 27
4.10. Trọng lượng 100 trái khô, 100 hạt khô và tỷ lệ hạt/trái của các nghiệm thức thí
nghiệm .................................................................................................................................. 29
4.11.Năng suất của các nghiệm thức thí nghiệm. ................................................................. 30

vi


4.11.1. Năng suất thân lá .................................................................................................. 30
4.11.2. Năng suất trái tươi, trái khô, hạt khô thực thu trên ô 10 m2 ................................. 31

4.11.3. Năng suất đậu hạt thực thu trên 10 m2 quy đổi về độ ẩm 8% .............................. 32
4.12. Tương quan năng suất hạt với số trái chắc/cây, năng suất trái tươi, năng suất trái khô
và tỷ lệ hạt/trái ...................................................................................................................... 34
4.13. Chỉ tiêu về chất lượng của các nghiệm thức tham gia thí nghiệm .............................. 35
4.14. Hiệu quả kinh tế của các nghiệm thức thí nghiệm ...................................................... 36

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..........................................................................38
5.1. Kết luận ......................................................................................................................... 38
5.2. Đề nghị .......................................................................................................................... 39

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................40
PHỤ LỤC ......................................................................................................................41

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CCC

Chiều cao cây

CV (Coefficient of Variation)

Hệ số biến động

FAO (Food and Agriculture Organization)

Tổ chức Lương Nông Quốc Tế

NS


Năng suất

NSG

Ngày sau gieo

P

Trọng lượng

TLNM

Tỷ lệ nảy mầm

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lượng đậu phộng của 10 quốc gia cao nhất trên thế giới
năm 2008 .................................................................................................................................... 8
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất và sản lượng đậu phộng của các vùng trong nước năm 2008 ... 9
Bảng 3.1: Đặc tính, lý hóa khu đất thí nghiệm ......................................................................... 10
Bảng 3.2: Diễn biến thời tiết trong thời gian thực hiện thí nghiệm .......................................... 11
Bảng 3.3: Tiến trình thực hiện thí nghiệm................................................................................ 16
Bảng 4.1: Tỷ lệ nảy mầm ngoài đồng của các nghiệm thức thí nghiệm (%) ........................... 17
Bảng 4.2: Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của các nghiệm thức thí nghiệm (ngày) ....... 18
Bảng 4.3: Chiều cao cây của các nghiệm thức thí nghiệm (cm) .............................................. 20
Bảng 4.4: Khả năng phân cành, cành hữu hiệu và cành vô hiệu của các nghiệm thức thí
nghiệm (cành) ........................................................................................................................... 21

Bảng 4.5: Tổng số lá của các nghiệm thức thí nghiệm (lá) ...................................................... 23
Bảng 4.6: Tổng số nốt sần, nốt sần hữu hiệu và nốt sần vô hiệu trên cây của các nghiệm thức
thí nghiệm (nốt sần) .................................................................................................................. 24
Bảng 4.7: Tổng số trái, trái chắc, trái non và trái lép của các nghiệm thức thí nghiệm (trái) .. 27
Bảng 4.8: Số trái 1, 2, 3 hạt/cây của các nghiệm thức thí nghiệm (trái) .................................. 28
Bảng 4.9: Trọng lượng 100 trái khô, 100 hạt khô (g) và tỷ lệ hạt/trái (%) của các nghiệm thức
thí nghiệm ................................................................................................................................. 29
Bảng 4.10: Năng suất thân lá của các nghiệm thức thí nghiệm (kg/10 cây) ............................ 30
Bảng 4.11: Năng suất trái tươi, trái khô, hạt khô thực thu trên ô 10 m2 của các nghiệm thức thí
nghiệm (kg). ............................................................................................................................. 31
Bảng 4.12: Năng suất đậu hạt quy đổi ở độ ẩm 8% của các nghiệm thức thí nghiệm (kg)...... 33
Bảng 4.13: Bảng tương quan năng suất hạt (tấn/ha) với số trái chắc/cây, năng suất trái tươi
(kg/10 m2), năng suất trái khô (kg/10 m2) và tỷ lệ hạt/trái (%) ................................................ 34
Biểu đồ 4.1: Tương quan năng suất đậu hạt (tấn/ha) với năng suất trái khô và tươi (kg/10 m2)
.................................................................................................................................................. 35
Bảng 4.14: Hàm lượng lipid (%) và đạm tổng (%) của các nghiệm thức thí nghiệm ............. 35
Bảng 4.15: Bảng tính tổng số tiền chi cho 360 m2 ................................................................... 36
Bảng 4.16: Bảng lợi nhuận của 30 m2 và 1 ha đậu phộng thí nghiệm ..................................... 37

ix


Chương 1
GIỚI THIỆU

1.1. Đặt vấn đề
Đậu phộng được xem như là cây công nghiệp ngắn ngày lấy dầu béo và làm
thực phẩm. Về mặt công nghiệp lấy dầu béo, đậu phộng là cây lấy dầu quan trọng trên
thế giới đứng thứ hai sau đậu nành về diện tích và sản lượng. Về mặt lấy thực phẩm,
cây đậu phộng xếp thứ 13 trên thế giới trong số cây thực phẩm thế giới. Hiện nay trên

thế giới có hơn một trăm nước trồng đậu phộng trong đó châu Á đứng hàng đầu về
diện tích cũng như sản lượng, kế đến là Châu Phi, Bắc Mỹ rồi đến Nam Mỹ. Trong số
25 nước trồng đậu phộng ở châu Á, Việt Nam có diện tích đứng hàng thứ 5 sau Ấn Độ,
Trung Quốc, Indonesia và Myanmar.
Đậu phộng là loại cây dễ trồng, có thời gian sinh trưởng ngắn, giúp cải tạo đất
nhanh, chống được xói mòn đất, hạn chế cỏ dại, dùng thân lá làm thức ăn gia súc hoặc
dùng làm phân bón cho nghành trồng trọt. Trong rễ cây đậu phộng có vi khuẩn nốt sần
Rhizobium giúp cây cố định đạm và cải tạo đất hiệu quả. Hàm lượng protein ở hạt và
các bộ phận khác của cây đậu phộng cũng cao hơn rất nhiều so với các loại cây trồng
khác.
Mặc dù đậu phộng có vai trò quan trọng như vậy nhưng việc sản xuất đậu phộng
ở nước ta nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng còn bị hạn chế như các yếu tố về giống,
vốn đầu tư, giá bán sản phẩm không ổn định. Vì vậy việc nghiên cứu và phát triển cây
lấy dầu, trong đó cây đậu phộng đã được Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
xác định là một trong những chương trình quan trọng để phát triển nông nghiệp nông
thôn ở nước ta.
Phần lớn diện tích đất của xã IaLe, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai được sử dụng
cho nông nghiệp, chủ yếu trồng các loại cây như tiêu, điều, cà phê, cao su, đậu phộng,
1


đậu xanh và một số các loại cây khác như bắp, mì, khoai lang. Đất đai tương đối màu
mỡ nhưng do qua nhiều năm sản xuất đất đai dần dần bị thoái hóa, bạc màu, lượng
phân hữu cơ và phân chuồng không đủ để đáp ứng trên một diện tích quá lớn, vì vậy
việc khuyến khích phát triển trồng cây đậu phộng tại xã là một điều rất cần thiết.
Nhằm mục đích tăng năng suất trên một đơn vị diện tích, giảm chi phí đầu tư,
đem lại lợi nhuận tối ưu cho người sản xuất góp phần tăng thu nhập quốc dân, phục vụ
cho chế biến trong nước và xuất khẩu thì các việc làm không thể thiếu là chọn lọc
giống mới, ứng dụng quy trình kỹ thuật tiến bộ phù hợp với từng vùng sản xuất, so
sánh và đánh giá các giống để tìm ra những giống có triển vọng phù hợp với điều kiện

đất đai, khí hậu - thời tiết của từng địa phương khác nhau.
Xuất phát từ những nhu cầu đó và được sự phân công của khoa Nông Học
trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, đề tài “KHẢO SÁT SỨC
SỐNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU PHỘNG TẠI XÃ IALE,
HUYỆN CHƯ PƯH, TỈNH GIA LAI” đã được thực hiện.
1.2. Mục đích, yêu cầu và giới hạn của đề tài
1.2.1. Mục đích
So sánh sức sống và năng suất của một số giống đậu phộng trên các mật độ khác
nhau để đạt năng suất cao, thích hợp với điều kiện sản xuất của địa phương.
1.2.2. Yêu cầu
Theo dõi các chỉ tiêu nông học cụ thể và các yếu tố cấu thành năng suất và năng
suất của các nghiệm thức thí nghiệm.
1.2.3. Giới hạn của đề tài
Thời gian thực hiện đề tài chỉ tiến hành trên một vụ nên chưa khảo sát hết tiềm
năng năng suất của 4 giống thí nghiệm, cần tiếp tục theo dõi thêm để có được đầy đủ
cơ sở khuyến cáo cho nông dân trồng trên diện rộng.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Nguồn gốc và lịch sử phát triển.
Cây đậu phộng ( Arachis hypogaea L.) có nguồn gốc ở phía Nam Bolivia và Tây
Bắc Argentia, Nam Mỹ.
Bộ tộc Inca người da đỏ là những cư dân đầu tiên đã phát hiện và trồng cây đậu
phộng đầu tiên trên thế giới.
Đến thế kỷ 16 chính những nhà thám hiểm đã đưa cây đậu phộng từ Nam Mỹ về
trồng ở Tây Ban Nha. Rồi từ Tây Ban Nha được các thương nhân đưa đi trồng ở châu

Á, châu Phi, châu Âu, kể cả bán đảo Thái Bình Dương.
Khi những người nô lệ da đen được đưa đến Bắc Mỹ thì cây đậu phộng được
trồng ở Bắc Mỹ vào đầu thế kỷ 19.
Cây đậu phộng đã du nhập vào nước ta từ bao giờ chưa được xác minh cụ thể
nhưng tài liệu cổ nhất nói về đậu phộng là “Vân Đài loại ngữ” của Lê Quý Đôn thế kỷ
XIX. Căn cứ vào tên gọi từ “lạc” có lẽ xuất phát từ âm hán “lạc hoa sinh” thì cây đậu
phộng ở Việt Nam có thể được du nhập từ Trung Quốc.
Tóm lại, từ vùng nguyên sản ở Nam Mỹ, bằng nhiều con đường khác nhau cây
đậu phộng đã được đưa đi khắp nơi trên thế giới.
Các trung tâm phát sinh loài đậu phộng của thế giới được hình thành trong quá
trình tìm tòi, nghiên cứu đã tìm ra 2 nhóm đậu phộng (đậu ăn và đậu ép dầu) và 2 trung
tâm sản xuất giống.
+ Trung tâm số 1: vùng Tây Phi: chuyên sản xuất những loại đậu phộng thân bò
hoặc nữa bò, trái to, hạt to và thời gian sinh trưởng dài.
+ Trung tâm số 2: vùng Đông Nam Á: chuyên sản xuất những giống thân đứng,
thời gian sinh trưởng ngắn. Trái có thể to, nhỏ nhưng hạt đa số nhỏ.
3


Về lĩnh vực chế biến đậu phộng:
+ Trước thế kỷ 19: được chế biến thủ công bằng cối ép
+ Năm 1800 thì mới chế ra máy ép dầu đầu tiên
+ Năm 1841 thì công nghiệp chế biến dầu phát triển từ đó hình thành những
vùng chuyên canh đậu phộng, cung cấp nguyên liệu cho nhà máy.
2.2. Sơ lược về phân loại
Cây đậu phộng có tên khoa học là Arachis hypogaea L.
Giới: thực vật
Giới phụ: thực vật có mạch
Ngành: thực vật có hoa
Lớp: song tử diệp

Lớp phụ: Rosidae
Bộ: Fabales
Họ: Leguminosae
Họ phụ: Papilionaceae
Giống: Arachis L.
Loài: Arachis hypogaea L.
Loài phụ: Arachis hypogaea L. Gồm var hirsute và var hypogaea
Loài phụ: Arachis fastigiata L. gồm var vulgaris (Spanish), var
fastigiata (Valencia), var peruviana và var aequatoriana.
Đậu phộng được chia làm 2 nhóm:
- Nhóm đậu hoang dại: có nguồn gốc ở Nam Mỹ, đa số trái cho 1 hạt, năng suất
thấp. Tuy nhiên nhóm đậu hoang dại này có nhiều gen quý nên người ta thường trồng
để giữ nguồn gen và lai tạo giống.
- Nhóm đậu trồng trọt: chia làm 4 nhóm nhỏ
+ Nhóm Spanish: cây mọc thẳng đứng, trái tập trung quanh gốc, cây trổ hoa
nhiều và mọc liên tiếp trên cành, thời gian sinh trưởng ngắn khoảng 90 - 120 ngày.
Nhóm đậu này có hạt nhỏ, trọng lượng 100 hạt khoảng 35 - 40 g. Tỉ lệ hạt/trái cao: 75
- 82%. Chịu hạn tốt, năng suât thấp.
+ Nhóm Virginia: cây thân bò và nữa bò, thân có nhiều cành, trái gần gốc, hoa
mọc cách trên cành và cành cuối cùng không có hoa. Thời gian sinh trưởng dài 150 4


170 ngày. Là nhóm đậu hạt lớn, trọng lượng 100 hạt khoảng 55 - 70 g. Tỷ lệ hạt/trái từ
70 - 75%. Cây cao 45 - 60 cm, cành mọc dài khoảng 70 - 75 m. Cho năng suất cao
nhưng không kháng hạn.
+ Nhóm Runner: thân có nhiều cành mọc che phủ nhanh, có các cành ngang
rất dài, mọc cách. Trái và hạt to, mọc xa gốc, năng suất thấp, thường trồng để chống
xói mòn.
+ Nhóm Valencia: thân cây cao, mọc thẳng, chiều cao đạt từ 1 - 1,2 m, ít phân
cành. Cành cấp 1 mọc xa gốc 75 cm, lá to, thân nhiều trái có nhiều hạt, hạt nhỏ. Trọng

lượng 100 hạt chỉ đạt 40 - 44 g, hạt dễ nảy mầm ngoài đồng, cho năng suất cao.
2.3. Đặc điểm thực vật học
2.3.1. Rễ
Rễ đậu phộng tập trung nhiều ở tầng đất từ 0 - 20 cm, từ 20 - 30 cm cũng có
nhưng ít, khả năng ăn lan ra khoảng 0,8 m.
Rễ đậu phộng gồm có rễ cọc và rễ phụ.
Rễ đậu phộng không có lông hút nên đậu phộng hấp thu các chất nhờ hiện
tượng thẩm thấu thông qua tế bào nhu mô của vỏ rễ từ ngoài vào trong.
Trên rễ cây đậu phộng có nhiều nốt sần.
2.3.2. Nốt sần
Nốt sần là do sự cộng sinh giữa rễ cây đậu phộng với vi khuẩn Rhizobium
vigna. Nốt sần xuất hiện khi cây có 4 - 5 lá thật, ở thời điểm này có khoảng 1 - 100 nốt
sần/cây.
Nốt sần chỉ hữu hiệu khi con vi khuẩn trong nốt sần hoạt động tốt. Những nốt
sần có màu đỏ, hồng gọi là nốt sần hữu hiệu. Nốt sần không có màu hoặc màu khác gọi
là nốt sần vô hiệu.
Trên bộ rễ yêu cầu tối thiểu là có 40 nốt sần hữu hiệu trở lên mới hoạt động tốt
giúp cho cây đậu phộng sinh trưởng, phát triển tốt.
2.3.3. Thân và cành
Đậu phộng là cây thân thảo, thân có màu xanh, tím. Ở giai đoạn cây con, đậu
phộng có thân tròn, đặt ruột, có lông tơ, khi cây trưởng thành thân rỗng, hình trụ, rụng
lông.
Chiều cao thân có thể từ 15 - 75 cm phụ thuộc vào giống và điều kiện canh tác.
5


Thân chính mọc từ đốt cuốn của trụ trên 2 lá mầm
Đậu phộng phân cành ngay dưới gốc từ 2 lá mầm
Thân cành của cây đậu phộng có hai cách tăng trưởng:
+ Tăng trưởng hữu hạn: tạo cây đậu phộng có dạng thân đứng

+ Tăng trưởng vô hạn: tạo cây đậu phộng có dạng thân bò
Người ta căn cứ vào góc α hợp bởi cành số 3 và thân chính để xác định đậu
phộng thân đứng hay thân bò:
+ Thân đứng: α ≤ 300
+ Thân bò: α = 900
+ Thân nữa bò: α = 600
Đậu phộng gồm có cành hữu hiệu và cành vô hiệu:
+ Cành hữu hiệu là những cành ra hoa và cho trái thu hoạch được
+ Cành vô hiệu là những cành ra hoa hoặc không ra hoa và cho trái không thu
hoạch được.
2.3.4. Lá
Lá gồm có 2 loại: lá mầm (tử diệp) và lá thật:
+ Lá mầm: xuất hiện khi đậu phộng nảy mầm. Trong 10 ngày đầu, lá mầm đảm
nhận nhiệm vụ nuôi cây đậu, sau đó lá mầm nhỏ lại và rụng đi.
+ Lá thật: là lá kép, mọc cách, dạng hình lông chim. Mỗi lá thật có 4 lá chét,
hình dạng lá chét thay đổi từ dạng thuôn đến dạng lưỡi mác, dạng elip đến dạng elip
thuôn dài. Hình dạng, kích thước, màu sắc của lá, số gân trên lá là những yếu tố dùng
để phân loại, định danh cho đậu phộng.
Đậu phộng có khoảng 50 - 80 lá thật trên cây, nơi các cuống lá phụ có các mô
chứa nước, hoạt động của các mô này giúp cho lá vươn lên, xòe ra hay cụp xuống, cơ
chế này liên quan đến cường độ ánh sáng mặt trời.
2.3.5. Hoa
Đậu phộng bắt đầu ra hoa vào khoảng 20 - 30 ngày sau khi nảy mầm, tùy theo
giống, môi trường và đặt biệt chịu ảnh hưởng của nhiệt độ.
Hoa đậu phộng là hoa lưỡng tính. Tỷ lệ tự thụ lớn, hạt phấn khác khó lọt vào,
chỉ có khoảng 0,1 - 1% giao phấn do gió.
6


Hoa đậu phộng bắt đầu nở vào buổi sáng sớm, lúc này hoa đã thụ tinh rồi. Do

đó, trong công tác lai tạo đậu phộng thường tiến hành vào lúc nữa đêm hoặc gần sáng.
Những hoa mọc sát gốc thường cho trái sớm, những hoa này được gọi là hoa
hữu hiệu, xuất hiện ở cành số 1, số 2, số 3 và 4 cành phụ.
Trong hoa đậu phộng luôn sinh ra chất cản, chất này có vai trò hạn chế sự thụ
phấn của hoa nở sau, khống chế sự phát triển và làm cho tỷ lệ đậu trái của các hoa này
giảm.
2.3.6. Thư đài
Thư đài là do nhụy cái đã thụ tinh cùng với mô phân sinh đang hoạt động mạnh
tạo thành.
Sau khi hoa nở được 5 - 6 ngày, thư đài bắt đầu đâm xuống đất và cho trái.
Thư đài cần 2 điều kiện để phát triển tốt là bóng tối và sự cọ sát. Có đủ 2 điều
kiện đó thì mới ra trái.
2.3.7. Trái
Trái đậu phộng có dạng hình kén, dài 1 - 8 cm, ngang 0,5 - 2,7 cm. Mỗi trái có
thể có từ 1 - 4 hạt.
Tùy vào giống, điều kiện sinh trưởng, điều kiện chăm sóc, kỹ thuật trồng mà số
lượng trái có thể nhiều hay ít, có khoảng 7 - 100 trái/cây.
Quá trình hình thành trái thường trải qua 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: hình thành vỏ trái trong khoảng 20 - 30 ngày.
+ Giai đoạn 2: hình thành hạt từ khi hoa nở, sau khi hình thành vỏ trái khoảng
30 ngày hạt bắt đầu hình thành. Từ khi thụ tinh đến khi trái chín hoàn toàn khoảng 60
ngày.
Kích thước trái và hạt phụ thuộc vào giống, đất, kỹ thuật canh tác và thời vụ.
2.3.8. Hạt
Hạt đậu phộng có nhiều kích thước, hình dạng, màu vỏ lụa khác nhau. Chiều
dài hạt từ 7 đến 21 mm, đường kính 5 đến 13 mm. Hạt đậu phộng bị chèn ép trong
ngăn chứa nên có nhiều hình dạng: tròn, dài, tam giác. Lớp màng bao quanh hạt là vỏ
lụa, nó thường có màu trắng, hồng, hồng nhạt, đỏ, có khi màu đỏ tía hay đỏ tía có đốm
trắng.
7



Màu vỏ lụa là một chỉ tiêu phân loại giống quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp
đến chất lượng thương phẩm của giống. Màu vỏ lụa chủ yếu được định bởi yếu tố di
truyền và một phần do dinh dưỡng trong hạt. Sau khi được phơi khô màu vỏ hạt
thường sậm hơn lúc mới thu hoạch.
Trọng lượng hạt giúp xác định kích thước, độ lớn của hạt. Trọng lượng 100 hạt
biến động từ 17 - 124 g. Đây là một chỉ tiêu kinh tế và phân loại quan trọng.
Hạt giống đậu phộng tốt cần phải có miên trạng cao, tuy nhiên nếu cao quá sẽ
gây khó khăn trong việc trồng trọt.
2.4. Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu phộng trên thế giới
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lượng đậu phộng của 10 quốc gia cao nhất trên
thế giới năm 2008
Quốc gia

Diện tích (ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (tấn)

Trung Quốc

4.622.522

3,1024

14.341.075

Ấn Độ


6.850.000

1,0712

7.338.000

Nigeria

2.300.000

1,6956

3.900.000

Hoa kỳ

609.870

3.8287

2.335.050

Myanmar

650.000

1,5384

1.000.000


Indonesia

636.229

1,2162

773.797

Sudan

953.781

0,7506

716.00

Argentina

227.389

2,7501

625.349

Việt Nam

256.000

2,0851


533.800

Chad

546.375

0,7379

403.210

24.590.075

1,5535

38.201.265

Thế giới

( Nguồn: faostat, 2009)

Hiện nay đậu phộng được trồng ở 108 quốc gia trên toàn thế giới, tập trung từ
40 vĩ độ Bắc đến 40 vĩ độ Nam. Tổng diện tích 24.590.075 ha, sản lượng 38.201.265
tấn đậu vỏ. Năng suất bình quân thế giới 1,5535 tấn đậu vỏ/ha. Tỷ lệ hạt/trái 70 - 80%.
8


(theo FAO thống kê năm 2009). Ở châu Á, Ấn Độ có diện tích cao nhất chiếm
6.850.000 ha, kế tiếp là Trung Quốc chiếm 4.622.522 ha. Tuy nhiên về sản lượng thì
Trung Quốc đứng hàng đầu sản xuất 14.341.075 tấn đậu vỏ/năm đạt năng suất 3,1024

tấn/ha, Ấn Độ sản xuất 7.338.000 tấn đậu vỏ/năm đạt năng suất 1,0712 tấn/ha.
2.5. Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu phộng ở nước ta
Năm 2008 cả nước có 256.000 ha đậu phộng với năng suất 2,0851 tấn đậu
vỏ/ha. Tỉnh Nghệ An trồng đậu phộng nhiều nhất cả nước, có diện tích khoảng 30.000
ha, năng suất bình quân 1,4 tấn đậu vỏ/ha. Tây Ninh đứng thứ 2 có 20.000 ha, năng
suất 2,65 tấn/ha. Sau đó là Hà Tĩnh, Đắc Lắc, Đồng Nai. Riêng Long An năm 1998 lên
đến 14.000, trồng nhiều ở huyện Đức Hòa, năng suất 2,2 tấn/ha, hiện nay giảm xuống
chỉ còn 9.000 ha.
Đậu phộng là cây được Nhà nước ưu tiên, khuyến khích phát triển cả về diện
tích và sản lượng. Theo kế hoạch năm 2010 cả nước phải trồng 400.000 - 500.000 ha,
năng suất 2 tấn đậu vỏ/ha. Để đạt sản lượng 800 - 100 tấn đậu vỏ/ha. Đến năm 2020 cả
nước phải trồng 1 triệu ha, năng suất bình quân 2,5 triệu tấn đậu vỏ/ha.
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất và sản lượng đậu phộng của các vùng trong nước năm
2008
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(ha)

(tấn/ha)

(tấn)

Đồng bằng sông Hồng

34.500


2,3913

82.500

Trung du và miền núi phía Bắc

50.800

1,7067

86.700

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

107.200

1,9049

204.200

Tây Nguyên

19.900

1,6181

32.200

Đông Nam Bộ


29.700

2,8586

84.900

Đồng bằng sông Cửu Long

13.900

3,1151

43.300

Cả nước

256.000

2,0851

533.800

Vùng

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, 2009)

9


Chương 3

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

3.1. Thời gian và địa điểm thí nghiệm
Thí nghiệm được thực hiện ngoài đồng từ 3/2010 đến 6/2010 tại xã Iale, huyện
Chư Pưh, tỉnh Gia Lai.
3.2. Đặc điểm nơi thí nghiệm
3.2.1. Đặc điểm đất đai
Bảng 3.1: Đặc tính, lý hóa khu đất thí nghiệm
Chỉ tiêu phân tích
pH

Kết quả
H 2O

5,65

KCl

4,44

Mùn (%)

Chất tổng số (%)

Chất dễ tiêu
(mg/100g)

3,55
N


0,141

P2 O5

0,457

K 2O

0,079

NH4

+

P2 O5
K

+

1,66
9,5
9,95

Cation trao đổi

Ca2+

11,45

(meq/100g)


Mg2+

6,97

Cát

22,8

Thịt

61,2

Sét

16,0

Sa cấu (%)

(Nơi phân tích: Trung Tâm Công nghệ và Quản lý Môi trường & Tài nguyên, Trường Đại Học Nông
Lâm TP. Hồ Chí Minh, 2010)

10


Kết quả phân tích đất cho thấy khu đất tiến hành thí nghiệm thuộc loại đất thịt
pha cát, có pH (H2O) = 5,65 nằm trong khoảng thích hợp cho đậu phộng phát triển.
3.2.2. Điều kiện thời tiết
Bảng 3.2: Diễn biến thời tiết trong thời gian thực hiện thí nghiệm
Nhiệt độ không khí (0C)


Tổng
lượng mưa
(mm)

Số
ngày mưa
(ngày)

Tổng
giờ nắng
(giờ)

Tháng

Trung
bình

Tối
cao

Tối
thấp

Độ ẩm
không
khí (%)

3


23,5

34,0

14,7

71

52,7

4

257,2

4

25,2

34,0

19,2

73

55,4

6

247,9


5

25,3

33,7

20,0

80

122,4

14

238,1

6

24,5

31,9

20,4

85

113,0

18


201,3

( Nguồn: Trung Tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Gia Lai,2010)

Trong các tháng tiến hành thí nghiệm, nhiệt độ trung bình dao động từ 23,50C 25,30C nằm trong ngưỡng nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây
đậu phộng. Lượng mưa trung bình/tháng thấp, vì vậy trong thời gian thực hiện thí
nghiệm cần phải tưới nước để đảm bảo lượng nước cần thiết cho cây phát triển. Ẩm độ
trung bình/tháng dao động từ 71 - 85% , tổng giờ nắng/tháng từ 201,3 - 257,2 giờ thích
hợp cho đậu phộng phát triển.
Nhìn chung điều kiện thời tiết trong các tháng tiến hành thí nghiệm phù hợp với
các yêu cầu sinh trưởng phát triển cây đậu phộng.
3.3. Vật liệu thí nghiệm
3.3.1. Giống
Gồm có 4 giống VD01-2; VD1; VD2 và VD99-6 được lấy từ Viện nghiên cứu
cây lấy dầu.
Giống VD01-2: có thời gian sinh trưởng ngắn từ 90 - 95 ngày, trọng lượng 100
hạt từ 45 - 50 g, tỷ lệ hạt/trái 70 - 75%, chiều cao cây trung bình từ 45 - 50 cm, khả
năng phân cành mạnh. Giống có chất lượng tốt, năng suất 2,5 - 3 tấn/ha.
Giống VD1: có thời gian sinh trưởng ngắn từ 90 - 95 ngày, năng suất từ 2 - 2,5
tấn/ ha, trọng lượng 100 hạt từ 40 - 50 g, hàm lượng dầu từ 45 - 48% phù hợp với chế
biến dầu. Hiện nay giống VD1 được nông dân rất ưa chuộng.

11


Giống VD2: có năng suất 2,5 - 3 tấn/ha, trọng lượng 100 hạt khoảng 50 g, tỷ lệ
hạt chắc 84%, thời gian sinh trưởng ngắn khoảng 90 ngày, được công nhận là giống
quốc gia.
Giống VD99-6: thời gian sinh trưởng ngắn từ 90 - 95 ngày, trọng lượng 100 hạt
45 – 50 g, tỷ lệ hạt/trái: 65 - 75%, chiều cao cây thấp khoảng 40 - 45%, năng suất từ 2

- 2,5 tấn/ha.
3.3.2. Các vật liệu dùng ngoài đồng
- Thước dây dùng để đo đất
- Thước thẳng 20 cm và 50 cm dùng để đo chiều cao cây
- Cân trọng lượng 2 kg và 5 kg
- Cuốc, cào
- Phân bón: phân chuồng hoai mục, vôi, thạch cao, đạm, lân, kali.
3.3.3. Các vật liệu dùng trong phòng thí nghiệm sau khi được thu hoạch
- Cân điện tử
- Chén nhôm, tủ sấy để xác định độ ẩm hạt
3.4. Phương pháp thí nghiêm
3.4.1. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm 2 yếu tố bố trí theo kiểu lô phụ (Split-plot Design) với 4 giống đậu
phộng, 3 khoảng cách và thực hiện trên 3 khối.
Lô chính C: (khoảng cách): C1: 20x20 cm; C2: 25x15 cm và C3: 30x20 cm
Lô phụ V: (giống): V1: VD01-2; V2: VD1; V3: VD2 và V4: VD99-6
Sơ đồ bố trí :
KHỐI 1

KHỐI 2

KHỐI 3

C1

C3

C2

C2


C1

C3

C3

C1

C2

V2

V1

V3

V2

V4

V3

V4

V1

V3

V1


V3

V4

V4

V3

V2

V3

V4

V2

V4

V2

V2

V1

V2

V4

V1


V2

V4

V3

V4

V1

V3

V1

V1

V2

V3

V1

12


Quy mô thí nghiệm :
- Diện tích 1 ô thí nghiệm : 2,5 m x 4 m = 10 m2
- Khoảng cách giữa các ô thí nghiệm: 0,3 m
- Khoảng cách giữa các lần lặp lại: 1 m

- Hàng rào bảo vệ xung quanh: 1 m
- Tổng diện tích bố trí: 500 m2
3.4.2. Cách lấy mẫu và các chỉ tiêu theo dõi
3.4.2.1. Cách lấy mẫu
Các chỉ tiêu theo dõi được lấy trên 5 điểm nằm trên 2 đường chéo góc của ô, mỗi
điểm theo dõi 2 cây, như vậy mỗi nghiệm thức theo dõi 10 cây.
3.4.2.2. Các chỉ tiêu theo dõi
- Chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển
+ Ngày bắt đầu mọc mầm: ngày có 20% cây có lá mầm nhô lên khỏi mặt đất và
xòe ngang.
+ Tỷ lệ nảy mầm ngoài đồng (%): số cây mọc/số cây theo dõi x 100
+ Ngày ra lá thật: ngày có hơn 50% số cây xuất hiện lá kép và xòe ngang.
+ Chiều cao cây: đo từ gốc cây đến chóp lá cao nhất của cây
+ Ngày phân cành: ngày có hơn 50% số cây xuất hiện cành cấp 1, tổng số cành
cành hữu hiệu và cành vô hiệu trên cây.
+ Tổng số lá trên cây: đếm tất cả các lá chét của cây
+ Ngày bắt đầu ra hoa: ngày có 20% số cây có hoa xuất hiện
+ Ngày bắt đầu đâm tia: ngày có 20% số cây có tia củ đâm vào đất
+ Tổng số nốt sần, nốt sần hữu hiệu và nốt sần vô hiệu trên cây
+ Thời gian sinh trưởng: tính từ lúc gieo cho đến ngày thu hoạch
- Chỉ tiêu năng suất :
+ Năng suất thân lá trên 10 cây
+ Năng suất trái tươi trên ô 10 m2
+ Năng suất trái khô trên ô 10 m2
+ Năng suất đậu hạt trên ô 10 m2 (kg/10 m2)
+ Năng suất đậu hạt quy đổi ở độ ẩm 8% trên 10 m2
+ Năng suất đậu hạt quy đổi ở độ ẩm 8% trên ha
13



+ Trọng lượng 100 trái tươi, 100 trái khô, 100 hạt khô.
+ Tổng số trái, trái chắc, trái lép, trái non, trái 1 hạt, trái 3 hạt trên 1 cây: đếm
tổng số quả trên 10 cây mẫu/ô và lấy trung bình.
+ Tỷ lệ hạt/trái = (P 100 hạt khô/ P 100 trái khô)*100
3.4.3. Xử lý số liệu thu thập
Kết quả thí nghiệm được xử lý thống kê bằng phần mềm SAS 8 để tính
ANOVA, tính trắc nghiệm phân hạng, tương quan và vẽ biểu đồ.
3.4.4. Quy trình kỹ thuật thí nghiệm
3.4.4.1. Chuẩn bị đất
Sau khi dọn sạch cỏ khu thí nghiệm, dùng máy cày cày tầng đất mặt từ 0 - 30
cm làm cho đất tơi xốp, dùng cuốc san bằng đất. Lên luống, phân lô bố trí theo yêu cầu
thí nghiệm. Tiến hành bón lót, rãi thuốc xử lý đất trước khi gieo 15 ngày và dùng cuốc
xới cho đất tơi xốp trước khi gieo 3 ngày.
3.4.4.2. Chuẩn bị giống
Phơi nắng trái từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều
Tách hạt bằng tay và tránh xây sát hạt khi tách ra khỏi trái
Ngâm hạt giống trong nước ấm khoảng 30 - 320C trong 2 - 3 giờ sau đó ủ 1 - 2
ngày cho nứt nanh rồi mới đem gieo.
3.4.4.3. Mật độ và khoảng cách trồng
Gieo với khoảng cách 20x20 cm; 25x15 cm và 30x20 cm, gieo 1 lỗ 2 hạt, gieo ở
độ sâu 3 - 5 cm, gieo đến đâu lấp đến đó, đạt mật độ 330.000 - 530.000 cây/ha.
3.4.4.4. Chăm sóc
- Tiến hành dặm, tỉa bỏ cây xấu vào thời điểm 7 ngày sau gieo.
- Bón phân:
+ Số lần bón: 3 lần
Bón lót: ∑ vôi + ∑ phân hữu cơ + ½ N + 1/3 P2O5 + 1/3 k20
Bón thúc 1: (15 NSG): ½ N + 1/3 P2O5 + 1/3 K2O.
Bón thúc 2: (30 NSG): ∑ thạch cao + 1/3 P2O5 + 1/3 K2O.
+ Loại phân
Phân hữu cơ: 5000 kg/ha với lượng phân chuồng hoai mục: 180 kg/360 m2

Vôi CaCO3: 1000 kg/ha với 36 kg/360 m2
14


Thạch cao: 500 - 700 kg/ha với 25,5 kg/360 m2
Hóa học: Bón theo công thức: 30N – 90P2O5 – 90K2O với lượng phân cụ thể
như sau: Urê (46%): 2,35 kg/360 m2; lân (16%): 20,25 kg/360 m2; KCl (60%): 5,4
kg/360 m2
- Làm cỏ, vun gốc: trong thời gian thực hiện thí nghiệm chỉ làm cỏ thủ công và kết hợp
với xới xáo, bón phân, vun gốc. Thực hiện 3 đợt chính là 15, 30 và 45 ngày sau gieo,
giai đoạn 45 NSG chỉ làm giữa các hàng đậu không nên làm gần gốc vì dễ làm đứt thư
đài.
- Tưới nước: tùy vào từng giai đoạn sinh trưởng của cây mà cung cấp đủ nước để giúp
cây sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao.
3.4.4.5. Thu hoạch
Khi cây đậu phộng có lá ngã vàng và bắt đầu rụng, có khoảng 70 - 75% trái
chín, mặt trong vỏ trái chuyển sang màu nâu, hạt cứng chắc thì có thể thu hoạch.
Nhổ cây đậu bằng tay và lặt trái phơi khô.

15


×