Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MẬT ĐỘ KHOẢNG CÁCH TRỒNG CÓ PHUN PACLOBUTRAZOL TRÊN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG ĐẬU PHỘNG VỤ XUÂN HÈ NĂM 2010 TRÊN ĐẤT XÁM HUYỆN ĐỒNG PHÚ TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC
#"

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MẬT ĐỘ KHOẢNG
CÁCH TRỒNG CÓ PHUN PACLOBUTRAZOL TRÊN
SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG
ĐẬU PHỘNG VỤ XUÂN HÈ NĂM 2010 TRÊN
ĐẤT XÁM HUYỆN ĐỒNG PHÚ
TỈNH BÌNH PHƯỚC.

Sinh viên thực hiện: NGÔ KHẮC KHÁNH
NGÀNH: Nông Học
KHÓA: 2006-2010

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 8 năm 2010
i


SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MẬT ĐỘ KHOẢNG
CÁCH TRỒNG CÓ PHUN PACLOBUTRAZOL TRÊN
SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG
ĐẬU PHỘNG VỤ XUÂN HÈ NĂM 2010 TRÊN
ĐẤT XÁM HUYỆN ĐỒNG PHÚ
TỈNH BÌNH PHƯỚC.

Tác giả



NGÔ KHẮC KHÁNH

( Luận văn được đệ trình để hoàn thành yêu cầu cấp bằng kỹ sư nông nghiệp
ngành Nông học)

Giáo viên hướng dẫn:
KS. PHAN GIA TÂN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 8 năm 2010
ii


CẢM TẠ
Thành kính tri ân
Bố mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng và dạy bảo cho con được như ngày hôm nay.
Chân thành cảm ơn
Ban giám hiệu cùng Ban chủ nhiệm Khoa Nông Học Trường Đại Học Nông
Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Các Thầy Cô và Cán bộ nhân viên Khoa Nông Học Trường Đại Học Nông
Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức cùng
những kinh nghiệm quý báu và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại Trường.
Chân thành biết ơn
Thầy Phan Gia Tân, đã trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
thực tập và hoàn thành khóa luận.
Cám ơn các bạn cùng lớp đã đóng góp ý kiến, tạo điều kiện tốt cho tôi hoàn
chỉnh khóa luận.

T.P Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2010

Ngô Khắc Khánh

iii


TÓM TẮT
Đề tài “So sánh ảnh hưởng của các mật độ khoảng cách trồng có phun
Paclobutrazol trên sinh trưởng, năng suất và chất lượng đậu phộng vụ Xuân Hè
năm 2010 trên đất xám huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.”
Giáo viên hướng dẫn: KS. PHAN GIA TÂN.
Đất xám ở xã Tân Tiến, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước là loại đất nghèo
hữu cơ và các chất dinh dưỡng được nhân dân địa phương trồng chủ yếu là cây mì, hoa
màu trong đó có đậu phộng nhưng năng suất không cao, hiệu quả kinh tế thấp. Do đó
nghiên cứu ảnh hưởng của các mật độ, khoảng cách trồng kết hợp với phun chất điều
hòa sinh trưởng Paclobutrazol 15WP sau gieo khoảng 20 ngày là một trong các biện
pháp hữu hiệu để góp phần tăng năng suất và phẩm chất hạt, tăng thu nhập cho người
nông dân đồng thời cũng cải tạo đất để phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Đề tài được thực hiện trong vụ Xuân Hè năm 2010 nhằm đánh giá ảnh hưởng
của mật độ, khoảng cách trồng có phun chất Paclobutrazol 15WP trên sinh trưởng,
năng suất và chất lượng đậu phộng cùng với hiệu quả kinh tế của mật độ, khoảng cách
có phun Paclobutrazol đem lại.
Thí nghiệm được thực hiện với giống đậu Giấy được bố trí theo kiểu khối đầy
đủ hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố (RCBD : Randomized Complete Block Design)
gồm 5 nghiệm thức ứng với 5 mật độ, khoảng cách trồng khác nhau và 3 lần lặp lại.
Thí nghiệm có tất cả 15 ô cơ sở (4 m x 5 m = 20 m2) với tổng diện tích 700 m2 kể cả 4
dãy bảo vệ.
Mặc dù thời gian thí nghiệm chỉ có 3 tháng và chỉ thực hiện ở một địa điểm thí
nghiệm trong một vụ xuân hè năm 2010. Qua các kết quả đạt được cho phép rút ra một
số kết luận như sau:
1 - Về thời gian sinh trưởng và khả năng tăng trưởng phát triển.

Không có sự khác biệt về thời gian về thời gian sinh trưởng nhưng có sự khác
biệt về chiều cao, số lá xanh/cây, số hoa và số trái trên cây của các nghiệm thức về mật
độ, khoảng cách thí nghiệm. Nghiệm thức 5 trồng theo khoảng cách 40 cm x 15 cm
(300.000 cây/ha) có kết quả phát triển tốt nhất và nghiệm thức 1 trồng theo khoảng
cách 20 cm x 15 cm (650.000 cây/ha) có kết quả kém nhất.
iv


2 - Về năng suất, phẩm chất hạt và hiệu quả kinh tế.
Có sự khác biệt giữa các nghiệm thức về năng suất và phẩm chất hạt có ý nghĩa
thống kê. Nghiệm thức 3 trồng theo khoảng cách 30 cm x 15 cm (450.000 cây/ha) cho
năng suất, phẩm chất hạt và cũng đạt hiệu quả kinh cao nhất trong 5 nghiệm thức thí
nghiệm.
Kết luận rút ra nghiệm thức 3 trồng theo khoảng cách 30 cm x 15 cm (450.000
cây/ha) có phun Paclobutrazol đạt kết quả tốt nhất.

v


MỤC LỤC

Nội dung

Trang

Trang tựa

i

Cảm tạ


ii

Tóm tắt

iii

Mục lục

v

Danh sách các chữ viết tắt

viii

Danh sách các bảng

ix

Danh sách các biểu đồ

xi

Danh sách các hình

xii

Chương 1 GIỚI THIỆU

1


1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục đích yêu cầu và giới hạn của đề tài

2

1.2.1 Mục đích

2

1.2.2 Yêu cầu

2

1.2.3 Giới hạn của đề tài

2

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

2.1 Giới thiệu chung về cây đậu phộng

4

2.1.1 Phân loại thực vật


4

2.1.2 Nguồn gốc và phân bố

4

2.1.2.1 Nguồn gốc

4

2.1.2.2 Phân bố

4

2.1.3 Tình hình sản xuất đậu phộng trên thế giới và Việt Nam

4

2.1.3.1 Tình hình sản xuất đậu phộng trên thế giới

4

2.1.3.2 Tình hình sản xuất đậu phộng ở Việt Nam

6

2.1.4 Giá trị sử dụng của đậu phộng

7


2.1.5 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

8

2.1.6 Tình hình nghiên cứu trong nước

9
vi


Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

10

3.1 Địa điểm và thời gian thí nghiệm

10

3.1.1 Địa điểm

10

3.1.2 Thời gian thí nghiệm

10

3.2 Đặc điểm nơi thí nghiệm

10


3.2.1 Đặc điểm về đất đai

10

3.2.2 Đặc điểm về khí hậu thời tiết

10

3.3 Vật liệu thí nghiệm

11

3.3.1 Giống

11

3.3.2 Phân bón trong thí nghiệm

11

3.4 Phương pháp thí nghiệm

12

3.4.1 Bố trí thí nghiệm

12

3.4.2 Cách lấy mẫu đo đếm và các chỉ tiêu theo dõi quan sát.


14

3.4.2.1 Cách lấy mẫu đo đếm

14

3.4.2.2 Các chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng phát triển của cây đậu phộng

15

3.4.2.3 Các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển

15

3.4.2.4 Các yếu tố cấu thành năng suất

15

3.4.2.5 Các chỉ tiêu phẩm chất.

16

3.4.2.6 Quan sát tình hình sâu bệnh

16

3.4.2.7 Mức độ đổ ngã

17


3.4.2.8 Tính toán hiệu quả kinh tế

17

3.4.2.9 Xử lý số liệu và phân tích thống kê.

17

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ NHẬN XÉT

18

4.1 Kết quả so sánh về các thời kỳ sinh trưởng và phát triển

18

4.1.1 Thời kỳ nảy mầm

18

4.1.2 Ngày phân cành.

19

4.1.3 Ngày bắt đầu ra hoa và thời giam ra hoa rộ.

20

4.1.4 Ngày trái chín thu hoạch.


20

4.1.5 Tổng thời gian sinh trưởng.

20

4.2 Kết quả so sánh về khả năng sinh trưởng và phát triển.

21

4.2.1 So sánh về chiều cao cây.

21
vii


4.2.2 So sánh về tốc độ tăng trưởng chiều cao cây.

23

4.2 3 Số cành trên cây.

24

4.2.4 Số lá xanh trên cây.

25

4.2.5 Tốc độ ra lá.


27

4.2.6 Số hoa trên cây.

28

4.2.7 So sánh về tổng số nốt sần và số nốt sấn hữu hiệu trên cây.

30

4.2.8 Số trái trên cây.

32

4.2.8.1 Số trái chắc trên cây.

33

4.2.8.2 Số trái lép trên cây.

34

4.2.8.3 Số trái non trên cây.

34

4.2.8.4 Tỷ lệ trái 1, 2, 3 hạt.

35


4.2.9 So sánh trọng lượng 100 trái,100 hạt và tỉ lệ hạt trên trái.

35

4.3 Năng suất lý thuyết và năng suất thực tế.

37

4.4 So sánh phẩm chất hạt.

39

4.5 Tình hình các loại sâu bệnh hại chính và mức độ đổ ngã.

40

4.5.1 Sâu hại.

40

4.5.2 Bệnh hại

40

4.5.3 Mức độ đổ ngã.

42

4.6 Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế.


42

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

46

5.1 Kết luận

46

5.1.1. Về thời gian sinh trưởng và khả năng tăng trưởng phát triển.

46

5.1.2. Về năng suất, phẩm chất hạt và hiệu quả kinh tế.

46

5.2 Đề nghị

45

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG THÍ NGHIỆM

47

TÀI LIỆU THAM KHẢO

53


PHỤ LỤC

55

viii


Danh sách các chữ viết tắt
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

CV

Hệ số biến động

Đ/C

Đối chứng

NSG

Ngày sau gieo

NT

Nghiệm thức

REP


Lần lặp lại

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 2.1: Sản lượng 10 nước sản xuất đậu phộng hàng đầu trên thế giới.

5

Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng của cây đậu phộng của nước ta
từ năm 2001 – 2008.

6

Bảng 2.3: Sản lượng đậu phộng phân theo địa phương.

6

Bảng 2.4: Diện tích và sản lượng đậu phộng của các tỉnh ở vùng miền
Đông Nam Bộ năm 2002 – 2008.

7

Bảng 2.5 Hàm lượng axit amin không thay thế trong protein 1 số loại

hạt có dầu (g/16g N).

8

Bảng 3.1 Kết quả phân tích 1 số chỉ tiêu đất thí nghiệm.

10

Bảng 3.2 Kết quả tổng hợp một số yếu tố khí tượng trong thời gian thí
nghiệm từ tháng 2 năm 2010 đến tháng 5 năm 2010.

11

Bảng 3.3 Lịch canh tác áp dụng trong thí nghiệm

14

Bảng 4.1 Kết quả so sánh thời gian sinh trưởng, tỷ lệ nảy mầm của
các nghiệm thức thí nghiệm.

19

Bảng 4.2 Kết quả so sánh động thái tăng trưởng chiều cao cây của
các nghiệm thức thí nghiệm (cm).

21

Bảng 4.3 Kết quả so sánh tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các
nghiệm thức thí nghiệm (cm/10 ngày).


23

Bảng 4.4 Kết quả so sánh tổng số cành và số cành hữu hiệu/cây của
các nghiệm thức thí nghiệm.

25

Bảng 4.5 Kết quả so sánh số lá xanh/cây của các nghiệm thức thí nghiệm.

26

Bảng 4.6 Kết quả so sánh tốc độ ra lá của các nghiệm thức thí
nghiệm (lá/10 ngày).

27

Bảng 4.7 Kết quả so sánh tốc độ ra hoa và tổng số hoa/cây của các
nghiệm thức thí ngiệm.

29

Bảng 4.8 Kết quả so sánh tổng số nốt sần và nốt sần hữu hiệu trên cây
đậu phộng vào 30 và 60 NSG của các nghiệm thức thí nghiệm.
x

31


Bảng 4.9 Kết quả so sánh các chỉ tiêu về trái/cây của các nghiệm
thức thí nghiệm.


33

Bảng 4.10 Kết quả so sánh trọng lượng 100 trái, 100 hạt và tỷ lệ
hạt/trái của các nghiệm thức thí nghiệm.

36

Bảng 4.11 Kết quả so sánh các chỉ tiêu về năng suất đậu của các
nghiệm thức thí nghiệm.

37

Bảng 4.12 Kết quả so sánh một số chỉ tiêu phẩm chất hạt của các
nghiệm thức thí nghiệm

39

Bảng 4.13 Kết quả so sánh tỉ lệ bệnh chết nhát của cây đậu phộng ở
các nghiệm thức thí nghiệm.

41

Bảng 4.14a Sơ bộ so sánh chi phí đầu tư (chưa tính tiền giống) trên
1ha của các nghiệm thức thí nghiệm.

43

Bảng 4.14b So sánh tổng chi phí đầu tư trên 1ha của các nghiệm thức
thí nghiệm.


43

Bảng 4.15 Sơ bộ hạch toán hiệu đầu tư trên 1ha của các nghiệm thức
thí nghiệm.

44

xi


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ

Trang

Biểu đồ 1: Động thái tăng trưởng chiều cao cây theo thời gian của
các nghiệm thức thí nghiệm

24

Biểu đồ 2: So sánh biến thiên số lá xanh/cây của các nghiệm thức.

28

Biểu đồ 3 so sánh năng suất trái khô trung bình của các nghiệm
thức thí nghiệm.

38


Biểu đồ 4: So sánh hiệu quả đầu tư của các nghiệm thức thí nghiệm.

44

xii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình

Trang

Hình 1: Đo chiều cao cây đậu phộng ở nghiệm thức 4 chụp 75 ngày sau gieo

48

Hình 2: Nốt sần cây đậu phộng chụp 60 ngày sau gieo

48

Hình 3: Sâu cuốn lá (Cacoecia sp) chụp 50 ngày sau gieo.

49

Hình 4: Châu chấu (Oxya chinensis Thunberg) chụp 50 ngày sau gieo.

49

Hình 5: Bệnh chết nhát cây đậu phộng do nấm Sclerotium rolfsii
chụp 70 ngày sau gieo.


50

Hình 6: Hoa đậu phộng chụp 50 ngày sau gieo.

50

Hình 7: Thu hoạch đậu ở phộng nghiệm thức 1.

51

Hình 8: Thu hoạch đậu ở phộng nghiệm thức 2

51

Hình 9: Thu hoạch đậu ở phộng nghiệm thức 3

52

Hình 10: Thu hoạch đậu ở phộng nghiệm thức 4

52

Hình 11: Thu hoạch đậu ở phộng nghiệm thức 5

53

Hình 12: Phơi riêng đậu phộng của các nghiệm thức trên bạt
để tính năng suất khô thực thu.


53

xiii


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ:
Một đặc trưng nổi bật của một số cây thuộc họ đậu (Fabaceae) mà khi chúng ta
nhắc tới là các nốt sần trên rễ của chúng. Các nốt sần này được tạo thành do quan hệ
cộng sinh của vi khuẩn nốt sần (Rhizobium sp.) và rễ của cây họ đậu. Loại vi khuẩn
này có khả năng hấp thụ khí nitơ (N2) trong không khí và chuyển hóa nó thành các
dạng chất mà cây có thể hấp thụ được (NO3- hoặc NH4+). Hoạt động này được gọi là cố
định đạm.
Cây đậu phộng (Arachis hypogaea L.) là cây trồng rất phổ biến trong các cây
thuộc họ đậu ở nước ta. Đậu phộng được trồng để lấy dầu và làm nhiều các thực phẩm
khác nhau. Cây đậu phộng có thời gian sinh trưởng ngắn khoảng 3 tháng nhưng có khả
năng cải tạo đất tốt nên rất thích hợp trong việc luân canh, xen canh góp phần giảm bớt
chi phí đầu tư phân bón (phân N) trên đất canh tác của nông dân.
Trong 25 nước trồng đậu phộng ở châu Á, Việt Nam đứng thứ 5 về sản lượng
nhưng năng suất vẫn còn thấp. Năng suất đậu phộng của nước ta chỉ đạt được 20,9
tạ/ha. (Nguồn tổng cục thống kê, năm 2009).
Về kỹ thuật thâm canh, bên cạnh hướng sử dụng giống mới có năng suất và chất
lượng cao, cũng như sử dụng cân đối các chất dinh dưỡng vi lượng và đa lượng, để
tăng năng suất cây trồng bền vững, thì việc sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng kết
hợp với bố trí các mật độ khoảng cách trồng hợp lý, để đạt mật độ cây hợp lý nhằm
nâng cao năng suất đậu phộng là việc làm cần thiết, không chỉ góp phần nâng cao năng
suất chất lượng làm tăng thu nhập cho người dân mà còn có ý nghĩa cải tạo đất xám
của vùng.


1


Xuất phát từ yêu cầu thực tế nêu trên và được sự phân công của Ban chủ nhiệm
khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đề tài “So sánh
ảnh hưởng của các mật độ khoảng cách trồng có phun Paclobutrazol trên sinh
trưởng, năng suất và chất lượng đậu phộng vụ xuân hè năm 2010 trên đất xám
huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.” đã được thực hiện.
1.2 MỤC ĐÍCH YÊU CẦU VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI:
1.2.1 Mục đích:
Qua khảo sát, so sánh ảnh hưởng của các mật độ, khoảng cách trồng có phun
Paclobutrazol 15WP trên sinh trưởng, năng suất và chất lượng đậu phộng vụ Xuân Hè
năm 2010 trên đất xám huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước, nhằm rút ra được mật độ
khoảng cách trồng đậu phộng thích hợp để đạt được năng suất, chất lượng và hiệu quả
kinh tế cao, có thể khuyến cáo trồng sản xuất trên vùng đất xám huyện Đồng Phú, tỉnh
Bình Phước nói riêng và vùng miền Đông Nam Bộ nói chung.
1.2.2 Yêu cầu:
Trong thời gian thí nghiệm 3 tháng từ tháng 2/2010 đến tháng 5/2010 cần đạt
các yêu cầu sau:
Theo dõi thời gian sinh trưởng và các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của cây
đậu phộng trồng ở các nghiệm thức thí nghiệm.
So sánh các các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất lý thuyết, năng suất thực
tế và phẩm chất hạt ở các nghiệm thức thí nghiệm.
Sơ bộ so sánh đánh giá hiệu quả kinh tế của các mật độ, khoảng cách trồng đậu
phộng có phun Paclobutrazol 15WP ở các nghiệm thức trồng thí nghiệm và rút ra kết
luận.
1.2.3 Giới hạn của đề tài:
Do thời gian thực hiện đề tài ngắn, chỉ có 3 tháng thực hiện ở vụ Xuân Hè năm
2010, tại 1 địa điểm thuộc vùng đất xám của huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước nên
các kết luận rút ra trong luận văn chỉ có ý nghĩa bước đầu. Đề tài cần phải được tiếp

tục thực hiện trên nhiều vùng đất, qua các vụ khác nhau để có thể rút ra được kết luận
chính xác hơn.

2


Ngoài ra do kinh phí còn hạn chế nên không phân tích được các mẫu đất sau thí
nghiệm. Đồng thời cũng không theo dõi được các chỉ tiêu về mức độ ăn lan của rễ,
đường kính thân, đường kính nốt sần và chỉ số diện tích lá ở các nghiệm thức thí
nghiệm.
Thời gian bố trí thí nghiệm vào mùa khô, ít mưa và xảy ra mất điện thường
xuyên gây khó khăn cho việc đảm bảo lượng nước tưới cho các nghiệm thức thí
nghiệm.

3


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu chung về cây đậu phộng
2.1.1 Phân loại thực vật
Giới : Plantae
Ngành: Magnoliophyta
Lớp: Magnoliopsida
Bộ: Fabales
Họ: Fabaceae
Họ phụ: Papilionaceae
Giống: Arachis
Loài: Arachis hypogaea L.
2.1.2 Nguồn gốc và phân bố

2.1.2.1 Nguồn gốc
Cây đậu phộng (Arachis hypogaea L.) có nguồn gốc ở phía Nam Bolivia và Tây
Bắc Argentia thuộc Nam Mỹ.
2.1.2.2 Phân bố
Cây đậu phộng có thể trồng ở các nơi từ 40 vĩ độ Bắc đến 40 vĩ độ Nam. Các
nước trồng đậu phộng chủ yếu tập trung ở châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia,
Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Ở châu Phi có các nước Sudan, Nigeria, Senegal,
Mali và Cameroom. Ở Nam Mỹ có Argentina và Brazil, Ở Bắc Mỹ có Mỹ và Mexico.
2.1.3 Tình hình sản xuất đậu phộng trên thế giới và Việt Nam
2.1.3.1 Tình hình sản xuất đậu phộng trên thế giới
Cây đậu phộng vừa là cây công nghiệp ngắn ngày vừa là cây thực phẩm có giá
trị sử dụng đa dạng so với các cây họ đậu khác. Cây đậu phộng có giá trị kinh tế cao
4


được xếp đứng thứ 2 trên thế giới về cây ngắn ngày lấy dầu và đứng thứ 13 trên thế
giới về cây thực phẩm.
Cây đậu phộng được trồng trên 100 quốc gia trên thế giới. Ước lượng có
khoảng 21,8 triệu hecta trồng đậu phộng trên thế giới với sản lượng 28,5 triệu tấn.
Trong đó châu Á (có 25 quốc gia) chiếm 63,4% diện tích trồng đậu phộng và sản xuất
được 71,7 % sản lượng đậu phộng của thế giới. Châu Phi (có 46 gia) chiếm 31,3 %
diện tích trồng đậu phộng và sản xuất được 18,6 % sản lượng đậu phộng của thế giới.
Châu Mỹ (có 13 quốc gia) chiếm 3,7 % diện tích trồng đậu phộng và sản xuất được
18,6 % sản lượng đậu phộng của thế giới.
Bảng 2.1: Sản lượng 10 nước sản xuất đậu phộng hàng đầu trên thế giới.
STT

Nước

Sản lượng (tấn)


1

Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

2

Ấn Độ

6.600.000

3

Nigeria

3.835.600

4

Hoa Kỳ

1.696.728

5

Indonesia

1.475.000

6


Myanmar

1.000.000

7

Argentina

714.286

8

Việt Nam

490.000

9

Sudan

460.000

10

Chad

450.000

Thế giới


13.090.000

34.856.007

(Nguồn: Food And Agricultural Organization of United Nations: Economic And
Social Department: The Statistical Devision, 2008)
Qua bảng 2.1 cho thấy nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có sản lượng lớn
nhất thế giới (trên 13 triệu tấn). Ấn độ có sản lượng đứng thứ 2 ( 6,6 triệu tấn) và
Nigeria đứng thứ 3 (3,84 triệu tấn).

5


2.1.3.2 Tình hình sản xuất đậu phộng ở Việt Nam
Tình hình sản xuất đậu phộng của nước ta được thể hiện qua các bảng 2.2, bảng
2.3 và bảng 2.4.
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng của cây đậu phộng của nước ta
từ năm 2001 – 2008.
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008

Diện tích

(ha)
244,6
246,7
243,8
263,7
269,6
246,7
254,5
256,0

Năng suất
Sản lượng
(tạ/ha)
(1000 tấn)
14,8
363,1
16,2
400,4
16,7
406,2
17,8
469,0
18,1
489,3
18,7
462,5
20,0
510,0
20,9
533,8

(Nguồn: Tổng Cục Thống Kê, 2009)

Qua bảng 2.2 cho thấy năng suất đậu phộng (tạ/ha) tăng dần dần từ năm 2002 –
2008 dẫn đến sản lượng đậu phộng của nước ta tăng theo trong khi diện tích gieo trồng
ít thay đổi.
Bảng 2.3: Sản lượng đậu phộng phân theo địa phương (đơn vị 1000 tấn).
Năm

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Cả nước

400,4

406,2

469.0


489,3

462,5

510,0

533,8

Đồng bằng sông Hồng

61,0

67,9

79.9

79,7

73,7

78,0

82,5

44,0

46,6

62.3


64,0

60,1

70,2

86,7

162,4

162,2

183.8

186,0

184,8

204,0

204,2

Đông Nam Bộ

81,5

71,9

91.5


85,4

75,0

82,0

84,9

Đồng bằng sông Cửu
Long

23,7

23,8

34.2

40,4

35,8

42,9

43,3

Tây Nguyên

27,8

33,8


17.3

33,8

33,1

32,9

32,2

Trung du và miền núi
phía Bắc
Bắc Trung Bộ và
Duyên hải miền Trung

(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2009)

6


Bảng 2.4 Diện tích (1000 ha) và sản lượng (1000 tấn) đậu phộng của các
tỉnh ở vùng miền Đông Nam Bộ năm 2001 – 2008.
Năm
Đông
Nam
Bộ
Bà Rịa
Vũng
Tàu

Bình
Dương
Bình
Phước
Đồng
Nai
Tây
Ninh
TP.Hồ
Chí
Minh

Diện
tích
Sản
lượng
Diện
tích
Sản
lượng
Diện
tích
Sản
lượng
Diện
tích
Sản
lượng
Diện
tích

Sản
lượng
Diện
tích
Sản
lượng
Diện
tích
Sản
lượng

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
34,0

35,9

33,8

38,4

34,8

29,9

29,8

29,7

67,5


81,5

71,9

91,5

85,4

75,0

82,0

84,9

2,2

2,1

2,0

2,1

2,0

1,4

1,8

1,7


2,3

1,9

1,9

2,0

2,1

1,5

1,9

1,8

7,7

7,1

6,6

5,5

4,6

3,6

3,1


2,6

9,3

8,8

8,3

7,0

6,0

4,7

4,2

3,7

1,9

2,2

2,6

2,2

1,8

1,7


1,2

1,0

1,5

1,7

1,9

1,6

1,2

1,2

1,1

0,7

1,9

1,6

1,3

1,5

1,5


1,6

1,4

1,5

1,6

1,4

1,5

1,1

1,5

1,7

1,5

1,6

18,9

21,2

19,8

25,3


23,4

20,9

21,3

21,8

50,3

62,4

54,0

74,8

70,1

64,0

70,6

73,9

1,4

1,7

1,5


1,8

1,5

0.7

1,0

1,1

2,5

5,3

4,3

5,0

4,5

1.9

2,7

3,2

(Nguồn: Tổng Cục Thống Kê, 2009)
2.1.4 Giá trị sử dụng của đậu phộng
Trên thế giới, công dụng chính của đậu phộng là nguồn dầu ăn nhưng do thành
phần protein cao nên đậu phộng vừa là cây lấy dầu vừa là cây dùng làm thực phẩm. Về

mặt dinh dưỡng đậu phộng rất cần cho phụ nữ có thai và trẻ em 1 năm tuổi.
Dầu đậu phộng được dùng trong công nghiệp thực phẩm. Trong dầu đậu phộng
có khoảng 3% khoáng chất và chứa nhiều vitamim B, E, K nhưng thiếu các sinh tố A,
C, D. Trong vỏ lụa hạt có nhiều sinh tố B1 (vỏ càng đỏ càng nhiều sinh tố B1).
7


Bảng 2.5 Hàm lượng axit amin không thay thế trong protein 1 số loại hạt có dầu
(g/16g N).
Hàm lượng
Hàm lượng trong hạt
chuẩn lý
Đậu phộng
Đậu nành
Bông
tưởng
Lycin
4,2
3,0*
6,8
4,1*
Triptophan
1,4
1,0*
1,7
1,2*
Phenylalamin
2,8
5,1
5,3

4,7
Methionin
2,2
1,0*
1,7*
1,6*
Treonin
2,8
2,6*
3,9
4,7
Lơxin
4,8
5,7
8,0
6,6
Izoloxin
4,2
4,6
6,0
3,7*
Valin
4,2
4,7
5,3
5,3
(*) thiếu so với hàm lượng chuẩn lý tưởng.
( Nguồn: Milner, 1962)
Thành phần


2.1.5 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Theo TS. Duan Shufen (1999) sinh trưởng dinh dưỡng quá nhanh và mạnh vào
giữa thời kỳ sinh trưởng của cây đậu phộng là không có lợi cho năng suất. Vì vậy việc
phun lên lá chất Paclobutrazol vào giai đoạn này sẽ có lợi vì nó ức chế sinh trưởng
dinh dưỡng làm tăng quá trình sinh trưởng sinh thực, dẫn đến tăng năng suất. Phun
Paclobutrazol lên lá sau khi mọc 20 ngày thì tốc sinh trưởng của thân là 1,6 mm/ngày.
Thấp hơn 54,3 % so với đối chứng. Và lần phun sau cách lần trước 30 ngày cho thấy
tốc độ sinh trưởng của thân là 0,4 mm/ngày thấp hơn so với đối chứng là 81,8 %. Ô có
xử lý Paclobutrazol làm tăng số quả trung bình của một cây là 0,8 quả, trọng lượng
100 quả lên 7 g và tăng trọng lượng của 100 hạt lên 3 g. Năng suất tăng từ 7,1 - 10,8 %
so với đối chứng.
Sử dụng chất điều hòa sinh trưởng đã gây ảnh hưởng đến sự ngủ nghỉ, sự nảy
mầm của hạt, sự sinh trưởng dinh dưỡng, sinh trưởng sinh thực, quá trình vận chuyển
tích lũy chất dinh dưỡng, quá trình quang hợp và đồng hóa của cây. Các chất điều hòa
sinh trưởng dùng cho cây đậu phộng ở Trung Quốc gồm DPC (Dinocap),
Paclobutrazol (P333), Fosamin 2, 3, 6, Trichlorobenzoie Axit (TCBA) và Chlor Cholin
Chlorid (CCC).

8


Ở Trung Quốc thường dùng chất ức chế sinh trưởng Paclobutrazol (P333) để
phun cho cây đậu phộng mang lại hiệu quả cao. Năng suất đậu phộng tăng từ 60 % 70 %.
Tại Indonesia, đối với cây đậu phộng, người ta dùng Paclobutrazol xử lý vào
giai đoạn sau khi ra hoa đang đâm tia. Xử lý Paclobutrazol ở nồng độ 100 - 200 ppm
làm cho cây đậu phộng thấp hơn bình thường từ 5 - 10 cm và tăng năng suất so với đối
chứng.
2.1.6 Tình hình nghiên cứu trong nước
Đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của Paclobutrazol (P333) đến sinh trưởng và
năng suất lạc xuân (Arachis hypogaea L) ở Thừa Thiên Huế” Kết quả thí nghiệm cho

thấy, sử dụng chất P333 với nồng độ 400 - 600 ppm, liều lượng 320 lít/ha làm tăng
năng suất đậu phộng trên 16 %.
Đề tài “ Nghiên cứu ảnh hưởng của các thời gian xử lý Paclobutrazol trên sinh
trưởng, năng suất và chất lượng của cây đậu phộng trồng vụ hè thu năm 2007 ở huyện
Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh”. Kết quả thí nghiệm cho thấy xử lý Paclobutrazol 15WP
0,2% ở thời điểm 20 ngày sau gieo sẽ cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất
(Nguyễn Thế Hùng, 2007).
Đối với việc trồng đậu phộng bằng cơ giới, thì khoảng cách phải rộng hơn, gieo
hàng kép theo theo qui định của Bộ Nông Nghiệp. Đối với giống chín sớm, thời gian
sinh trưởng 90 ngày, nên trồng mật độ 35-40 cây/m2 (tương đương 300.000 – 350.000
cây/ha). Ở miền Bắc, 30-35 cây/m2. Ở miền Nam, giống chín trung bình hơi muộn,
trồng mật độ thưa hơn. (Bài giảng cây đậu phụng, Phan Gia Tân, 2001).

9


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 Địa điểm và thời gian thí nghiệm.
3.1.1 Địa điểm:
Thí nghiệm được bố trí tại xã Tân Tiến, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.
3.1.2 Thời gian thí nghiệm:
Thí nghiệm được tiến hành trong 3 tháng từ tháng 2 năm 2010 đến tháng 5 năm
2010.
3.2 Đặc điểm nơi thí nghiệm
3.2.1 Đặc điểm về đất đai:
Bảng 3.1 Kết quả phân tích 1 số chỉ tiêu đất thí nghiệm.
Thành phần (%)

pH


CHC

NNH4

+

P2O5

Cát

Thịt

Sét

H2O

KCl

(%)

mg/100 đất

60

14

26

7,15


6,76

2,1

8,20

6,3

K+

Ca2+

Mg2+

ldl/100g đất
0,44

0,21

0,13

(Nơi phân tích: Bộ môn Nông Hóa Thổ Nhưỡng, khoa Nông Học, Trường đại
học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2007).
Nhận xét:
Qua bảng 3.1 cho thấy sa cấu đất nơi thí nghiệm có thành phần cát cao (60 %)
thích hợp cho canh tác cây đậu phộng.
3.2.2 Đặc điểm về khí hậu thời tiết:
Đối với cây đậu phộng, nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng và phát triển: từ 20
đến 30 0C. Cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt khi nhiệt độ không khí: 27 – 30 0C.


10


Kết quả một số các yếu tố khí tượng trong thời gian thí nghiệm được tổng hợp
và trình bày trong bảng 3.2.
Bảng 3.2 Kết quả tổng hợp một số yếu tố khí tượng trong thời gian thí nghiệm từ
tháng 2 năm 2010 đến tháng 5 năm 2010.
Yếu tố

Tháng 2

Tháng 3

Tháng 4

Tháng 5

Nhiệt độ tb (T)

27,6

28,7

29,1

29,8

Độ ẩm tb (U)


71

68

76

81

Mưa (R)

-

67

91,6

69,4

Bay hơi (Bh)

134,9

164,1

121,1

107,4

Nắng (Sh)


216

280

269

248

(Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Bình Phước, tháng 6 năm 2010.)
Nhận xét:
Qua bảng 3.2 cho thấy một số yếu tố khí tượng phù hợp với yêu cầu sinh trưởng
và phát triển của cây đậu phộng trong thời gian thí nghiệm.
3.3 Vật liệu thí nghiệm:
3.3.1 Giống
Giống sử dụng trong thí nghiệm là giống Đậu Giấy. Hạt giống mua tại trung
tâm giống Việt ở xã Hưng Thịnh, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Đậu Giấy là
giống trồng phổ biến ở địa phương có thời gian sinh trưởng 85-90 ngày.
3.3.2 Phân bón trong thí nghiệm:
Lượng phân hóa học bón theo tỷ lệ 30 kgN – 90 kgP2O5 – 90 kgK2O
Phân Urea (46 % N) bón 30 kgN/ha. Trong thí nghiệm sử dụng 2 kg phân Urea.
Phân Kali Clorua (KCl) (60%K2O) bón 90 kgK2O /ha. Trong thí nghiệm sử
dụng 4,5 kg phân Kali Clorua (KCl).
Phân Super Lân (16%P2O5) bón 90 kgP2O5/ha. Trong thí nghiệm sử dụng 16,9
kg phân Super Lân.
Vôi (CaO) 500 kg/ha. Trong thí nghiệm sử dụng 15 kg (CaO).
Thạch cao (CaSO4.H2O) 500 kg/ha. Trong thí nghiệm sử dụng 15 kg thạch cao.

11



Cách bón:
Bón toàn bộ vôi 10 ngày trước gieo hạt.
Bón toàn bộ thạch cao vào giai đoạn 26 ngày sau gieo hạt.
Phân Urea (46 % N) được chia làm 2 lần:
Lần 1: bón lót 1/2 lượng phân vào 1 ngày trước khi gieo hạt.
Lần 2: bón thúc lần 1(20 ngày sau gieo hạt) bón 1/2 lượng phân.
Phân Super Lân và KCl được bón làm 3 lần:
Lần 1: bón lót 1/3 lượng phân Super Lân và 1/3 lượng KCl vào 1 ngày trước khi
gieo hạt.
Lần 2: bón thúc lần 1 ( 20 ngày sau gieo hạt) bón 1/3 lượng phân Super Lân và
1/3 lượng KCl.
Lần 3: bón thúc lần 2 (30 ngày sau gieo hạt) bón 1/3 lượng phân Super Lân và
1/3 lượng KCl.
Chất điều hòa sinh trưởng
Sử dụng chất Paclobutrazol 15WP 0,1%. Trong thí nghiệm sử dụng 18 g pha 18
lít nước.
Thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc trừ bệnh:
Acodyl 35WP 1 kg/ha. Sử dụng 30 g/lần ( 15 g/ 8 lít nước) phun 2 lần.
Hosavil 5SC 1 L/ha. Sử dụng 30 ml/lần (15 ml/ 8 lít nước) phun 2 lần.
3.4 Phương pháp thí nghiệm.
3.4.1 Bố trí thí nghiệm:
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên
(RCBD : Randomized Complete Block Design) một yếu tố gồm 5 nghiệm thức:
Nghiệm thức NT1: khoảng cách 20 cm x 15 cm x 1 hốc 2 cây (650.000 cây/ha).
Nghiệm thức NT2: khoảng cách 25 cm x 15 cm x 1 hốc 2 cây (550.000 cây/ha).
Nghiệm thức NT3: khoảng cách 30 cm x 15 cm x 1 hốc 2 cây (450.000 cây/ha).
Nghiệm thức NT4 (đối chứng): khoảng cách 35 cm x 15 cm x 1 hốc 2 cây (350.000
cây/ha).
Nghiệm thức NT5: khoảng cách 40 cm x 15 cm x 1 hốc 2 cây (300.000 cây/ha).


12


×