Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LIỀU CHIẾU XẠ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA RỆP SÁP Dysmicoccus neobrevipes Beardsley VÀ Planococcus citri Risso

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
WWW XXX

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LIỀU CHIẾU XẠ
ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA RỆP SÁP Dysmicoccus
neobrevipes Beardsley VÀ Planococcus citri Risso

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN HOÀNG HẠNH THI
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
Niên khóa: 2006 - 2010

Tháng 8/2010


NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LIỀU CHIẾU XẠ
ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA RỆP SÁP Dysmycoccus
neobrevipes Beardsley VÀ Planococcus citri Risso

Tác giả

NGUYỄN HOÀNG HẠNH THI

Luận văn được đệ trình để hoàn thành yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư nông nghiệp ngành
Bảo Vệ Thực Vật

Giảng viên hướng dẫn
TS. TRẦN THỊ THIÊN AN



Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 08 năm 2010


LỜI CẢM ƠN
ED
Con thành kính khắc ghi ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ và anh chị trong
gia đình. Cảm ơn gia đình đã luôn tin tưởng, yêu thương, động viên và tạo mọi điều
kiện tốt cho con trong quá trình học tập.
Xin chân thành bày tỏ lời tri ân sâu sắc đến cô Trần Thị Thiên An đã tận tình
hướng dẫn, chỉ dạy, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu và giúp đỡ em trong suốt
thời gian thực tập, hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn:
- Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM, ban Chủ Nhiệm Khoa
Nông học, cùng toàn thể qúy thầy cô Khoa Nông Học, Trường Đại Học Nông Lâm TP.
HCM đã tận tình dạy dỗ, giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập ở trường.
- Cô Thế, chị Khanh ở trung tâm chiếu xạ Vinagamma đã giúp đỡ, tạo điều kiện
để em thực hiện đề tài được thuận lợi.
Sau cùng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến bạn Đạt và các bạn lớp Bảo vệ thực
vật 32 đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn
tốt nghiệp này.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2010

Nguyễn Hoàng Hạnh Thi


TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số liều chiếu xạ đến sự phát triển của
rệp sáp Dysmicoccus neobrevipes Beardsley và Planococcus citri Risso” được tiến

hành từ tháng 1/2010 đến tháng 7/2010 tại phòng thí nghiệm Bộ môn Bảo Vệ Thực
Vật, Khoa Nông Học – Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh và Trung tâm
Nghiên cứu và Triển khai Công nghệ Bức xạ Vinagamma, Tp. Hồ Chí Minh. Kết quả
thu được của đề tài cho biết:
- Ở nhiệt độ 30 ± 2oC, ẩm độ 65 ± 5%, khi nuôi với thức ăn là bí đỏ rệp sáp
D. neobrevipes đẻ ra con, rệp non có 3 tuổi, vòng đời trung bình là 30,83 ± 0,70 ngày.
Ở nhiệt độ 28 ± 2oC, ẩm độ 75 ± 5%, khi nuôi với thức ăn là khoai tây rệp sáp P. citri
đẻ ra trứng, rệp non có 3 tuổi, vòng đời trung bình là 36,07 ± 0,58 ngày.
- Các liều chiếu xạ thí nghiệm (0,1 kGy, 0,2 kGy, 0,3 kGy, 0,4 kGy) đều ảnh
hưởng đến khả năng sống, phát triển và sinh sản của rệp sáp D. neobrevipes và P. citri.
Hai yếu tố liều chiếu xạ và tuổi rệp đều có tác động đến tỉ lệ chết của rệp sau chiếu xạ.
Khi liều chiếu xạ tăng thì rệp chịu ảnh hưởng của chiếu xạ càng lớn và rệp tuổi 1, rệp
tuổi 2 nhạy cảm với chiếu xạ hơn rệp tuổi 3 và trưởng thành. Liều chiếu xạ 0,4 kGy và
0,3 kGy có tỉ lệ rệp chết cao hơn liều 0,2 kGy và 0,1 kGy. Rệp tuổi 1 và rệp tuổi 2 có tỉ
lệ chết cao hơn rệp tuổi 3 và rệp trưởng thành.
- Ở các liều chiếu xạ thí nghiệm (0,1 kGy, 0,2 kGy, 0,3 kGy, 0,4 kGy), rệp tuổi
1 và tuổi 2 không phát triển lên trưởng thành, rệp tuổi 3 phát triển lên trưởng thành,
trưởng thành đẻ trứng nhưng trứng không nở. Ở nghiệm thức đối chứng, trung bình
một rệp cái D. neobrevipes đẻ được 261,53 ± 68,2 con/rệp cái, một rệp cái P. citri đẻ
được 172,09 ± 28,25 trứng/rệp cái.
- Có thể áp dụng liều chiếu xạ 0,3 kGy để kiểm soát rệp sáp D. neobrevipes và
liều chiếu xạ 0,2 kGy để kiểm soát rệp sáp P. citri trên trái cây.


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Trang tựa .........................................................................................................................i

Lời cảm ơn .................................................................................................................... ii
Tóm tắt .......................................................................................................................... iii
Mục lục .........................................................................................................................iv
Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................................... vii
Danh sách các bảng ................................................................................................... viii
Danh sách các hình và đồ thị .........................................................................................ix
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ............................................................................................ 1
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................. 1
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài ................................................................................ 2
1.2.1 Mục đích ................................................................................................................ 2
1.2.2 Yêu cầu .................................................................................................................. 2
1.3 Giới hạn đề tài .......................................................................................................... 3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................ 4
2.1 Một số kết quả nghiên cứu về rệp sáp D. neobrevipes và P. citri ............................ 4
2.1.1 Vị trí phân loại rệp sáp họ Pseudococcidae ........................................................... 4
2.1.2 Một số nghiên cứu về rệp sáp D. neobrevipes....................................................... 5
2.1.2.1 Nghiên cứu ngoài nước ...................................................................................... 5
2.1.2.2 Nghiên cứu trong nước ....................................................................................... 6
2.1.3 Một số kết quả nghiên cứu về rệp sáp P. citri ....................................................... 8
2.1.3.1 Nghiên cứu ngoài nước ...................................................................................... 8
2.1.3.2 Nghiên cứu trong nước .....................................................................................11
2.2 Tổng quan về phương pháp chiếu xạ .....................................................................14
2.2.1 Khái niệm ...........................................................................................................14
2.2.2 Đơn vị của liều hấp thụ .......................................................................................14
2.2.3 Quá trình phát triển phương pháp chiếu xạ ........................................................14
2.2.4 Đặc điểm của một số tia phóng xạ ......................................................................15


2.2.4.1 Tia gamma .......................................................................................................15
2.2.4.2 Chùm tia điện tử ...............................................................................................16

2.2.4.3 Tia X ................................................................................................................16
2.2.5 Một số ứng dụng của chiếu xạ ............................................................................16
2.2.6 Tác động của tia phóng xạ lên hàng nông sản và dịch hại .................................17
2.2.6.1 Tác động của tia phóng xạ lên nông sản ..........................................................17
2.2.6.2 Tác động của tia phóng xạ lên dịch hại ...........................................................18
2.2.7 Chiếu xạ được sử dụng như một biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật đối với
hàng nông sản tươi........................................................................................................19
2.3 Giới thiệu về máy chiếu xạ nguồn Co-60 ...............................................................22
CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................25
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..........................................................................24
3.1.1 Thời gian nghiên cứu ...........................................................................................24
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu............................................................................................24
3.2 Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................24
3.3 Vật liệu nghiên cứu.................................................................................................24
3.4 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................24
3.4.1 Nhân sinh khối rệp sáp D. neobrevipes và P. citri .............................................24
3.4.2 Nghiên cứu thời gian phát triển các pha cơ thể và vòng đời của rệp sáp
D. neobrevipes và P. citri ............................................................................................26
3.4.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của các liều chiếu xạ đến tỉ lệ chết của rệp sáp
D. neobrevipes và P. citri ............................................................................................26
3.4.4 Nghiên cứu ảnh hưởng của các liều chiếu xạ đến khả năng sinh sản của
rệp sáp D. neobrevipes và P. citri ................................................................................28
3.5 Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................................30
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..............................................................31
4.1 Thời gian phát triển các pha cơ thể và vòng đời của rệp sáp D. neobrevipes
và P. citri .....................................................................................................................31
4.1.1 Thời gian phát triển các pha cơ thể và vòng đời của rệp sáp D. Neobrevipes ... 31
4.1.2 Thời gian phát triển các pha cơ thể và vòng đời của rệp sáp P. citri .................33
4.2 Tỉ lệ chết của rệp sáp D. neobrevipes và P. citri sau chiếu xạ ...............................35



4.2.1 Tỉ lệ chết của rệp sáp D. neobrevipes sau chiếu xạ .............................................35
4.2.1.1 Tỉ lệ chết (%) của rệp sáp D. neobrevipes ở 1 ngày sau chiếu xạ ...................35
4.2.1.2 Tỉ lệ chết (%) của rệp sáp D. neobrevipes ở 2 ngày sau chiếu xạ ...................36
4.2.1.3 Tỉ lệ chết (%) của rệp sáp D. neobrevipes ở 3 ngày sau chiếu xạ ...................38
4.2.1.4 Tỉ lệ chết (%) của rệp sáp D. neobrevipes ở 5 ngày sau chiếu xạ ...................39
4.2.1.5 Tỉ lệ chết (%) của rệp sáp D. neobrevipes ở 9 ngày sau chiếu xạ ...................41
4.2.1.6 Tỉ lệ chết (%) của rệp sáp D. neobrevipes ở 15 ngày sau chiếu xạ .................42
4.2.2 Tỉ lệ chết của rệp sáp P. citri sau chiếu xạ .........................................................44
4.2.2.1 Tỉ lệ chết (%) của rệp sáp P. citri ở 1 ngày sau chiếu xạ ...............................44
4.2.2.2 Tỉ lệ chết (%) của rệp sáp P. citri ở 2 ngày sau chiếu xạ ...............................44
4.2.2.3 Tỉ lệ chết (%) của rệp sáp P. citri ở 3 ngày sau chiếu xạ ...............................45
4.2.2.4 Tỉ lệ chết (%) của rệp sáp P. citri ở 5 ngày sau chiếu xạ ...............................46
4.2.2.5 Tỉ lệ chết (%) của rệp sáp P. citri ở 9 ngày sau chiếu xạ ...............................47
4.2.2.6 Tỉ lệ chết (%) của rệp sáp P. citri ở 15 ngày sau chiếu xạ .............................48
4.2.3 Thảo luận kết quả đạt được .................................................................................53
4.3 Khả năng sinh sản của rệp trưởng thành D. neobrevipes và P. citri
sau chiếu xạ ..................................................................................................................54
4.3.1 Khả năng sinh sản của rệp trưởng thành D. neobrevipes sau chiếu xạ ..............54
4.3.2 Khả năng sinh sản của rệp trưởng thành P. citri sau chiếu xạ ............................54
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ....................................................................57
5.1 Kết luận...................................................................................................................57
5.2 Đề nghị ...................................................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................59
PHỤ LỤC....................................................................................................................... 64


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
WTO:


Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)

BVTV:

Bảo vệ thực vật

Circulus:

cơ quan bám dính

Ostiloles:

2 cặp cơ quan bài tiết nằm giữa đầu – ngực và nằm trên đốt bụng
thứ 6 của rệp sáp

kGy:

Đơn vị đo mức độ chiếu xạ của tia gamma (kilo gray)

UV:

Tia tử ngoại hay tia cực tím (Ultraviolet radiation)

Co:

Cobalt

Cs:

Cesium


MeV:

Đơn vị tính năng lượng của electron (Mega electronvolt)

LLL:

Lần lặp lại

TB:

Trung bình

SD:

Độ lệch chuẩn

n:

Số mẫu

TLCTB:

Tỉ lệ chết trung bình

CV:

Hệ số biến thiên (Coefficient of variation)

p:


Giá trị xác xuất (Probability)

TT:

Trưởng thành


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 4.1 Thời gian phát triển các pha cơ thể và vòng đời rệp sáp D. neobrevipes ... 31
Bảng 4.2 Thời gian phát triển các pha cơ thể và vòng đời rệp sáp P. citri ..................33
Bảng 4.3 Tỉ lệ chết (%) của rệp sáp D. neobrevipes ở 1 ngày sau chiếu xạ ...............35
Bảng 4.4 Tỉ lệ chết (%) của rệp sáp D. neobrevipes ở 2 ngày sau chiếu xạ ...............37
Bảng 4.5 Tỉ lệ chết (%) của rệp sáp D. neobrevipes ở 3 ngày sau chiếu xạ ...............38
Bảng 4.6 Tỉ lệ chết (%) của rệp sáp D. neobrevipes ở 5 ngày sau chiếu xạ ...............39
Bảng 4.7 Tỉ lệ chết (%) của rệp sáp D. neobrevipes ở 9 ngày sau chiếu xạ ...............41
Bảng 4.8 Tỉ lệ chết (%) của rệp sáp D. neobrevipes ở 15 ngày sau chiếu xạ .............43
Bảng 4.9 Tỉ lệ chết (%) của rệp sáp P. citri ở 1 ngày sau chiếu xạ .............................44
Bảng 4.10 Tỉ lệ chết (%) của rệp sáp P. citri ở 2 ngày sau chiếu xạ ...........................45
Bảng 4.11 Tỉ lệ chết (%) của rệp sáp P. citri ở 3 ngày sau chiếu xạ ...........................46
Bảng 4.12 Tỉ lệ chết (%) của rệp sáp P. citri ở 5 ngày sau chiếu xạ ...........................46
Bảng 4.13 Tỉ lệ chết (%) của rệp sáp P. citri ở 9 ngày sau chiếu xạ ...........................47
Bảng 4.14 Tỉ lệ chết (%) của rệp sáp P. citri ở 15 ngày sau chiếu xạ .........................48
Bảng 4.15 Khả năng sinh sản của rệp trưởng thành D. neobrevipes sau chiếu xạ ......54
Bảng 4.16 Khả năng sinh sản của rệp trưởng thành P. citri sau chiếu xạ ..................55



DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình

Trang

Hình 2.1 Rệp sáp D. neobrevipes gây hại trên dứa .....................................................13
Hình 2.2 Rệp sáp D. neobrevipes gây hại trên mãng cầu ............................................13
Hình 2.3 Rệp sáp P. citri gây hại trên ca cao .............................................................13
Hình 2.4 Thiết bị chiếu xạ tia gamma nguồn Co-60 ...................................................23
Hình 2.5 Nguồn phóng xạ Co-60 .................................................................................23
Hình 3.1 Nhân nuôi rệp sáp D. neobrevipes trong phòng thí nghiệm .........................25
Hình 3.2 Nhân nuôi rệp sáp P. citri trong phòng thí nghiệm .....................................25
Hình 3.3 Chuẩn bị rệp D. neobrevipes đưa vào chiếu xạ ...........................................27
Hình 3.4 Chuẩn bị rệp P. citri đưa vào chiếu xạ ........................................................28
Hình 3.5 Đưa rệp vào xử lý chiếu xạ ..........................................................................28
Hình 3.6 Nuôi cá thể rệp D. neobrevipes trưởng thành với thức ăn là bí đỏ ...............29
Hình 3.7 Nuôi cá thể rệp P. citri trưởng thành với thức ăn là khoai tây ....................29
Hình 4.1 Vòng đời rệp sáp D. neobrevipes .................................................................32
Hình 4.2 Rệp sáp D. neobrevipes tuổi 2 lột xác sang tuổi 3 ........................................32
Hình 4.3 Rệp sáp D. neobrevipes tuổi 3 lột xác sang trưởng thành ...........................32
Hình 4.4 Vòng đời rệp sáp P. citri ...............................................................................34
Hình 4.5 Rệp sáp P. citri tuổi 1 lột xác sang tuổi 2 .....................................................34
Hình 4.6 Rệp D. neobrevipes bị chết sau khi chiếu xạ ...............................................52
Hình 4.7 Rệp P. citri bị chết sau khi chiếu xạ .............................................................52
Hình 4.8 Rệp D. neobrevipes trưởng thành đẻ trứng sau khi được chiếu xạ ..............56
Hình 4.9Rệp D. neobrevipes trưởng thành đẻ con ở nghiệm thức đối chứng ............56
Hình 4.10 Rệp P. citri trưởng thành đẻ trứng sau khi được chiếu xạ .........................56
Hình 4.11 Rệp P. citri trưởng thành đẻ trứng, trứng nở con ở nghiệm thức
đối chứng .....................................................................................................................56



Đồ thị 4.1 Tỉ lệ chết (%) của rệp sáp D. neobrevipes trên mặt phẳng đồng mức
theo liều chiếu xạ và tuổi rệp ở 1 ngày sau xử lý .........................................................36
Đồ thị 4.2 Tỉ lệ chết (%) của rệp sáp D. neobrevipes trên mặt phẳng đồng mức
theo liều chiếu xạ và tuổi rệp ở 2 ngày sau xử lý .........................................................37
Đồ thị 4.3 Tỉ lệ chết (%) của rệp sáp D. neobrevipes trên mặt phẳng đồng mức
theo liều chiếu xạ và tuổi rệp ở 3 ngày sau xử lý .........................................................38
Đồ thị 4.4 Tỉ lệ chết (%) của rệp sáp D. neobrevipes trên mặt phẳng đồng mức
theo liều chiếu xạ và tuổi rệp ở 5 ngày sau xử lý .........................................................40
Đồ thị 4.5 Tỉ lệ chết (%) của rệp sáp D. neobrevipes trên mặt phẳng đồng mức
theo liều chiếu xạ và tuổi rệp ở 9 ngày sau xử lý .........................................................42
Đồ thị 4.6 Tỉ lệ chết (%) của rệp sáp D. neobrevipes trên mặt phẳng đồng mức
theo liều chiếu xạ và tuổi rệp ở 15 ngày sau xử lý .......................................................43
Đồ thị 4.7 Tỉ lệ chết (%) của rệp sáp P. citri trên mặt phẳng đồng mức theo liều
chiếu xạ và tuổi rệp ở 1 ngày sau xử lý ........................................................................49
Đồ thị 4.8 Tỉ lệ chết (%) của rệp sáp P. citri trên mặt phẳng đồng mức theo liều
chiếu xạ và tuổi rệp ở 2 ngày sau xử lý ........................................................................49
Đồ thị 4.9 Tỉ lệ chết (%) của rệp sáp P. citri trên mặt phẳng đồng mức theo liều
chiếu xạ và tuổi rệp ở 3 ngày sau xử lý ........................................................................50
Đồ thị 4.10 Tỉ lệ chết (%) của rệp sáp P. citri trên mặt phẳng đồng mức theo liều
chiếu xạ và tuổi rệp ở 5 ngày sau xử lý ........................................................................50
Đồ thị 4.11 Tỉ lệ chết (%) của rệp sáp P. citri trên mặt phẳng đồng mức theo liều
chiếu xạ và tuổi rệp ở 9 ngày sau xử lý ........................................................................51
Đồ thị 4.12 Tỉ lệ chết (%) của rệp sáp P. citri trên mặt phẳng đồng mức theo liều
chiếu xạ và tuổi rệp ở 15 ngày sau xử lý ......................................................................51


Chương 1
GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề
Với điều kiện thuận lợi về khí hậu nhiệt đới, Việt Nam có diện tích trồng cây ăn
trái khá lớn (năm 2007 có diện tích là 775 nghìn ha) với nhiều chủng loại như chuối,
cam, quýt, bưởi, dứa, chôm chôm, xoài, thanh long, mãng cầu, … Trong xu thế phát
triển chung của nền kinh tế, diện tích và sản lượng cây ăn trái ở nước ta đã tăng nhanh
để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Việc nước ta gia nhập tổ chức
thương mại thế giới WTO đã mở ra nhiều cơ hội cho hàng trái cây xuất khẩu của nước
ta thâm nhập thị trường các nước trên thế giới. Tuy nhiên việc tăng nhanh diện tích cây
ăn trái đã làm phát sinh thêm nhiều dịch hại như sâu, bệnh, đặc biệt sâu hại là một
trong những đối tượng gây hại nghiêm trọng đối với cây trồng, làm giảm sản lượng
cũng như chất lượng quả, ảnh hưởng đến trái cây xuất khẩu ở nước ta. Trong đó rệp
sáp giả được xem là loài gây hại phổ biến vì là loài đa thực, khả năng sinh sản cao,
phát triển nhanh. Rệp sáp chích hút quả làm mất giá trị thương phẩm, giảm chất lượng
của trái cây. Hai loài rệp sáp gây hại phổ biến trên cây ăn trái ở nước ta là
Dysmycoccus neobrevipes Beardsley và Planococcus citri Risso. Loài rệp sáp D.
neobrevipes gây hại chủ yếu trên dứa, mãng cầu, chuối. Loài rệp sáp P. citri gây hại
chủ yếu trên cam, quýt, mãng cầu, ổi. Hiện nay, yêu cầu của một số nước ở châu Âu
nhập khẩu trái cây của Việt Nam cũng như ở Mỹ và Nhật Bản thường có yêu cầu rất
cao về mặt kiểm dịch thực vật. Đây là điều bất lợi cho việc xuất khẩu hàng nông sản
nói chung và trái cây nói riêng của Việt Nam vào thị trường các nước này.
Trước đây, các biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật được sử dụng như khử trùng
xông hơi, xử lý nhiệt (nhiệt lạnh, nhiệt nóng) đã phần nào hạn chế được dịch hại. Tuy
nhiên việc sử dụng các chất khử trùng xông hơi như Methyl bromide và Ethyllen
dibromide đã để lại dư lượng thuốc trên quả, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và
chất lượng quả. Biện pháp xử lý nhiệt không mang lại hiệu quả cao, dễ làm cho trái


cây bị hư hỏng, mất giá trị thương phẩm. Nhu cầu cấp bách hiện nay là tìm ra biện
pháp kiểm dịch thực vật vừa mang lại hiệu quả cao trong kiểm soát dịch hại vừa không
ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa, không độc hại cho con người và môi trường.

Ngày nay, phương pháp chiếu xạ với công nghệ xử lý hàng hóa bằng năng
lượng ion được xem là hướng phát triển tương đối mới và mang lại hiệu quả cao
không chỉ trong việc kiểm soát các đối tượng kiểm dịch thực vật mà con trong lĩnh
vực bảo quản thực phẩm, khử trùng hàng hóa và dụng cụ y tế. Chiếu xạ ở liều thích
hợp sẽ kiểm soát được dịch hại trên trái cây xuất khẩu, kéo dài thời gian bảo quản,
không hoặc ít ảnh hưởng đến chất lượng quả. Trái cây được chiếu xạ thường không
độc hại đối với con người và môi trường (James H. Moy, 2005; Peter A. Follett và
Robert L. Griffin, 2006; Trần Khắc Ân, 2007).
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về chiếu xạ để kiểm dịch ruồi đục trái và
nhiều loài côn trùng khác trên trái cây xuất khẩu. Tuy nhiên việc nghiên cứu về chiếu
xạ đối với nhóm rệp sáp thì còn rất nhiều hạn chế. Vì vậy đề tài “Nghiên cứu ảnh
hưởng của một số liều chiếu xạ đến sự phát triển của rệp sáp Dysmycoccus
neobrevipes Beardsley và Planococcus citri Risso” đã được thực hiện.
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục đích
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số liều chiếu xạ đến sự phát triển của rệp sáp
D. neobrevipes và P. citri nhằm xác định liều chiếu xạ thích hợp để kiểm soát chúng
trên trái cây xuất khẩu.
1.2.2 Yêu cầu
- Xác định được thời gian phát triển các pha cơ thể và vòng đời của rệp sáp
D. neobrevipes.
- Xác định được thời gian phát triển các pha cơ thể và vòng đời của rệp sáp P.
citri.
- Xác định được tỉ lệ chết của rệp sáp D. neobrevipes sau chiếu xạ.
- Xác định được tỉ lệ chết của rệp sáp P. citri sau chiếu xạ.
- Xác định được khả năng sinh sản của rệp sáp D. neobrevipes và P. citri sau
chiếu xạ.


1.3 Giới hạn đề tài

- Thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2010
- Địa điểm thực hiện đề tài: Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông Học –
Trường Đại học Nông Lâm và Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai Công nghệ Bức xạ
Vinagamma tại Tp. Hồ Chí Minh.


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Một số kết quả nghiên cứu về rệp sáp D. neobrevipes và P. citri
2.1.1 Vị trí phân loại rệp sáp họ Pseudococcidae
Tổng hợp theo CAB International (2007), Nguyễn Thị Chắt (2008), Nguyễn
Viết Tùng (2006), 2 loài rệp sáp D. neobrevipes và P. citri có sơ đồ phân loại như sau:
Ngành - Phylum: Arthropoda
Lớp - Class: Insecta
Bộ - Order: Hemiptera
Bộ phụ - Suborder: Sternorrhyncha
Tổng họ - Superfamily: Coccoidea
Họ - Family: Pseudococcidae
Giống - Genus: Dysmycoccus
Loài - Species: neobrevipes Beardsley
Giống - Genus: Planococcus
Loài - Species: citri Risso
- Loài D. neobrevipes
Tên tiếng Việt: rệp sáp giả mãng cầu, rệp sáp giả dứa xám.
Tên tiếng Anh: Annona mealybug, mealybug gray.
- Loài P. citri
Tên tiếng Việt: rệp sáp giả cam.
Tên tiếng Anh: citrus mealybug, grape mealybug, dompolan mealybug.



2.1.2 Một số nghiên cứu về rệp sáp D. neobrevipes
2.1.2.1 Nghiên cứu ngoài nước
” Phân bố và ký chủ của rệp sáp giả D. neobrevipes
Rệp sáp D. neobrevipes là loài đa thực, gây hại phổ biến ở vùng nhiệt đới và
cận nhiệt đới. Chúng xuất hiện đầu tiên ở khu vực Nam Mỹ, được tìm thấy ở hầu hết
các vùng trồng dứa trên thế giới như Fiji, Jamaica, Malaysia, Mexico, Micronesia,
Philippines, Taiwan, quần đảo Hawaii, Việt Nam …, là một trong những loài gây thiệt
hại kinh tế quan trọng trên cây dứa ở Hawaii. Ngoài ra chúng còn gây hại trên nhiều
loại cây khác như chuối, mãng cầu, dứa, cà phê, ca cao, … (Jayma L. Martin Kessing,
Ronald FL Mau, 2007).
” Đặc điểm hình thái của rệp sáp giả D. neobrevipes
Cơ thể rệp sáp giả D. neobrevipes trưởng thành có hình oval, màu xám hay xám
cam, được bao phủ bởi một lớp sáp trắng, chân màu vàng nâu, xung quanh cơ thể có
17 cặp tua sáp. Các tua sáp ở hai bên mép cơ thể có chiều dài nhỏ hơn 1/4 chiều rộng
cơ thể, các tua sáp phía cuối dài bằng một nửa chiều rộng cơ thể (Jayma L. Martin
Kessing, Ronald FL Mau, 2007).
Một số đặc điểm có thể dùng để phân loại loài D. neobrevipes:
- Có những lỗ chân lông hình tròn ở gần mắt.
- Trên lỗ tiết chất sáp nằm ở mép cơ thể có nhiều gai hình nón.
- Các lông cứng trên mặt lưng đốt thứ 8 dài bằng các lông cứng trên mặt lưng
đốt thứ 6 và 7. Lỗ tiết sáp mỗi bên thùy hậu môn có 2 gai hình nón lớn.
- D. neobrevipes giống với D. brevipes là đều có những lỗ chân lông hình tròn
gần mắt, ở mặt bụng có rất nhiều lỗ chân lông hình tròn để phân chia các đốt 6, 7 và 8.
- D. brevipes khác với D. neobrevipes là có lông cứng trên mặt lưng đốt thứ 8
dài hơn các lông cứng trên mặt lưng đốt thứ 6 và 7.
” Đặc điểm sinh học và triệu chứng gây hại của rệp sáp giả D. neobrevipes
Rệp sáp D. neobrevipes gây hại ở tất cả các bộ phận của cây như lá, thân, gốc,
hoa, trái nhất là trên những bộ phận non như lá non, trái non. Quần thể của chúng
thường giảm nhanh chóng khi trái và lá già đi. Rệp không những chích hút nhựa cây
làm cho cây dứa bị héo mà còn là vector truyền bệnh khô đầu lá dứa (Jayma L. Martin

Kessing, Ronald FL Mau, 2007).


Theo Ito K. (1938), rệp sáp non D. neobrevipes có 3 tuổi. Thời gian từ khi ấu
trùng được đẻ ra đến khi trưởng thành và chết kéo dài từ 59-117 ngày, trung bình 90
ngày. Đặc biệt loài này không đẻ ra trứng, trứng nở trong cơ thể rệp mẹ và rệp mẹ đẻ
ra con. Rệp cái trải qua 3 tuổi trước khi trưởng thành; thời gian phát triển tuổi 1, tuổi
2, tuổi 3 lần lượt là từ 11-23 ngày, 6-20 ngày, 7-28 ngày. Tổng thời gian ấu trùng là
26-52 ngày, trung bình 35 ngày. Rệp đực trải qua 4 tuổi trước khi trưởng thành; thời
gian phát triển tuổi 1, tuổi 2, tuổi 3, tuổi 4 lần lượt là từ 11-19 ngày, 7-19 ngày, 2-7
ngày, 2-8 ngày. Tổng thời gian ấu trùng là 22-53 ngày. Con cái bắt đầu đẻ con ở 26
ngày sau khi trưởng thành, thời gian đẻ kéo dài 30 ngày. Mỗi con cái đẻ được khoảng
350 ấu trùng. Tuổi thọ trưởng thành cái 48-72 ngày, trung bình 61 ngày. Con đực có
tuổi thọ ngắn 2-7 ngày (Jayma L. Martin Kessing, Ronald FL Mau, 2007) .
Một nghiên cứu ở Australia cho thấy con cái có khả năng sinh sản 350 ấu
trùng và tuổi thọ kéo dài 95 ngày. Loài rệp này có thể lây lan nhờ gió và kiến, rệp
non tuổi 1 có thể phát tán đến vài trăm mét nhờ gió.
” Một số biện pháp phòng trừ rệp sáp giả D. neobrevipes
Biện pháp canh tác: Vệ sinh đồng ruộng trước và sau thu hoạch, dọn sạch cỏ
dại quanh ruộng để rệp sáp mất đi nguồn ký chủ phụ.
Biện pháp sinh học: Trong tự nhiên rệp sáp D. neobrevipes có rất nhiều thiên
địch. Ở Hawaii, người ta sử dụng một số loài thiên địch như ong ký sinh Anagyrus
ananatis Gahan, Hambletonia pseudococcina Compere, bọ rùa Cryptolaemus
montrouzieri, Nephus bilucernarius, Scymnus pictus Gorham để kiểm soát rệp sáp
D. neobrevipes. Tuy nhiên để việc sử dụng thiên địch có hiệu quả cao cần kiểm soát
kiến cộng sinh với rệp sáp (Jayma L. Martin Kessing, Ronald FL Mau, 2007).
2.1.2.2 Nghiên cứu trong nước
” Phân bố và ký chủ của rệp sáp giả D. neobrevipes
Rệp sáp D. neobrevipes có phạm vi kí chủ rất rộng, gây hại nhiều trên mãng
cầu na, mãng cầu xiêm, ca cao, chuối, dứa, ... (Nguyễn Thị Chắt, 2008).

” Đặc điểm hình thái của rệp sáp D. neobrevipes
Rệp sáp D. neobrevipes có hình oval tròn, dài khoảng 3-3,5 mm. Nhiều đặc
điểm hình thái của rệp sáp giả mãng cầu D. neobrevipes giống rệp giả dứa
D. brevipes. Tuy vậy rệp sáp giả mãng cầu có circulus ít phát triển, ostiloles nhỏ


còn rệp sáp giả dứa thì ngược lại. Theo từ điển bách khoa BVTV (1996) có 2 loài
rệp sáp giả giống Dysmicoccus cùng gây hại trên dứa, đó là Dysmicoccus brevipes
Ckll. và Dysmicoccus neobrevipes Breardsley. Hai loài này có kích thước cơ thể và
vòng đời phát triển gần giống nhau. Rệp cái trưởng thành dài 3 mm, bên ngoài phủ
một lớp bột sáp trắng, xung quanh có sợi bột sáp dài. Tuy vậy loài D. neobrevipes
có các lông cứng trên đốt bụng thứ 8-9 ngắn hơn D. brevipes, loài D. neobrevipes
có circulus ít phát triển, ostiloles nhỏ còn loài D. brevipes thì ngược lại (Nguyễn
Thị Chắt, 2008).
” Đặc điểm sinh học và triệu chứng gây hại của rệp sáp D. neobrevipes
Rệp sáp D. neobrevipes là loài sâu hại quan trọng nhất trên dứa. Chúng xuất
hiện trong suốt những tháng ấm áp, vòng đời ngắn và có thể gia tăng mật số rất
nhanh. Chúng gây hại trên rễ, gốc, thân, lá, và quả. Cả ấu trùng và trưởng thành gây
hại bằng cách chích hút nhựa cây. Những bộ phận bị tấn công phủ đầy sáp trắng
hoặc nấm bồ hóng. Rệp bài tiết chất thải có chứa chất đường ngọt tạo điều kiện cho
nấm bồ hóng phát triển làm giảm khả năng quang hợp, cây kém phát triển. Những
bộ phận bị hại khô dần và chết khi bị rệp tấn công mạnh. Quan trọng hơn cả là
trong quá trình chích hút nhựa cây rệp còn truyền virus gây bệnh khô đầu lá hay
còn gọi là bệnh wilt trên dứa. Bệnh này làm lá dứabị đỏ từ đầu lá trở vào và bắt đầu
từ lá phía dưới lên, sau đó chuyển qua nâu rồi hoại dần (Lê Quốc Điền, 2007;
Nguyễn Văn Kế, 2001).
Rệp sáp thường tiết ra một chất thải hơi dính như mật ong nên thường có
nhiều loại kiến sống kết hợp chặt chẽ với rệp. Kiến sống bằng chất mật do rệp tiết ra
và làm tổ cho rệp ở, kéo rệp phân tán đi khắp nơi, làm tăng diện tích cây trồng bị gây
hại (Trần Thế Tục và Vũ Mạnh Hải, 2002).

Điều kiện thích hợp để rệp phát triển và sinh sản chủ yếu phụ thuộc nhiệt độ
và ẩm độ. Ở nhiệt độ 30-31oC và ẩm độ 70-80%, rệp sáp sinh sản rất mạnh, mỗi con
cái có thể đẻ được 300-400 con (Thế Tục và Vũ Mạnh Hải, 2002).
Theo Nguyễn Thị Chắt (2008), rệp cái đẻ trứng xếp không gọn gàng, 1 tuần
sau ấu trùng nở và phân tán tìm cây quả mọng chích hút, 3 ngày sau chúng định vị
nơi cư trú.


” Một số biện pháp phòng trừ rệp sáp D. neobrevipes
Biện pháp canh tác: Vệ sinh đồng ruộng , làm sạch cỏ trước và sau gieo trồng.
Tỉa bỏ những lá, chồi bị nhiễm rệp sáp, trồng cây với khoảng cách thưa để hạn chế
lây nhiễm rệp sáp (Lê Quốc Điền, 2007).
Biện pháp sinh học: Sử dụng thiên địch như bọ rùa Nephus bilucenarius và
Scymnus uncinatus, ong ký sinh Encyrtids (Lê Quốc Điền, 2007).
Biện pháp hóa học: Để phòng trừ rệp sáp trên dứa, chồi giống phải được lấy từ
các vườn sạch bệnh và không có rệp, đồng thời phải xử lý bằng dung dịch este của
axit photphoric nồng độ 0,02-0,03%, sau đó để khoảng 12 giờ cho thuốc thấm vào lá
trong trường hợp nhúng gốc hoặc 3-5 phút trong trường hợp ngâm ngập giống vào
dung dịch. Trong thời kỳ cây chưa ra hoa, nên phun định kỳ 5-6 tuần một lần các loại
thuốc diệt rệp và phun tập trung vào mùa mưa ẩm để diệt rệp được triệt để, không
nên phun vào giữa mùa khô (Trần Thế Tục và Vũ Mạnh Hải, 2002). Nên phun định
kỳ và kỹ các lô mới trồng nhất là thời gian đầu vì lá còn ít và nhỏ nên chỗ ẩn núp của
kiến và rệp ít hơn (Nguyễn Văn Kế, 2001). Có thể xử lý đất trước khi trồng bằng
Diazinon hoặc Nokap, xử lý chồi, hom trước khi trồng bằng thuốc hoá học như
Supracide, Admire. Khi mật số cao có thể sử dụng loại thuốc ít độc hại cho con
người, môi trường như dầu khoáng DC-Tron Plus 98.8EC, SK-Enspray 99EC,
Bitadin để phòng trị khi còn trong vườn ươm (Lê Quốc Điền, 2007).
2.1.3 Một số kết quả nghiên cứu về rệp sáp P. citri
2.1.3.1 Nghiên cứu ngoài nước
” Phân bố và ký chủ của rệp sáp P. citri

P. citri là một trong những loài rệp sáp gây hại phổ biến nhất ở vùng nhiệt đới
và cận nhiệt đới (Jayma L. Martin Kessing, Ronald FL Mau, 2007). Chúng xuất hiện
ở hầu hết tất cả các vùng trên thế giới nhất là trong các vườn cây ăn quả nhiệt đới và
ôn đới (Blumberg và ctv, 1995; David Kerns và ctv, 2004).
Loài P. citri lần đầu tiên được thu thập trên cây cam quýt ở miền nam nước
Pháp và được mô tả bởi Risso năm 1913 (CAB International, 2007), là một trong
những loài sâu hại phổ biến trong nhà kính và vườn ươm trồng cây cảnh, đặc biệt là
cây họ cam quýt (Blumberg và ctv, 1995). Chúng cũng xuất hiện ở tất cả những vùng
trồng cà phê trên thế giới (Jayma L. Martin Kessing, Ronald FL Mau, 2007).


Ở California và Arizona (Mỹ), rệp sáp giả cam là một trong những dịch hại
nghiêm trọng và khó kiểm soát trên cây họ cam quýt (S. E. Flanders, 1951; David
Kerns và ctv, 2004). Chúng gây hại trên nhiều loại cây như na, xoài, chuối, khế, cây
họ cam quýt, táo, bơ, nho, ca cao, cà phê, hoa trúc đào, đỗ quyên, … (Jayma L. Martin
Kessing, Ronald FL Mau, 2007).
” Đặc điểm hình thái của rệp sáp P. citri
Theo David Kerns và ctv (2004), thành trùng cái cơ thể có hình oval, màu hồng
hay màu nâu cam, phủ một lớp sáp trắng, xung quanh có nhiều tua sáp, cơ thể dài 3
mm, rộng 1,5 mm, chân màu nâu đỏ. Trứng có màu hồng, được đẻ trong bọc sáp. Rệp
non mới nở có màu vàng, sau vài ngày chuyển sang màu hồng. Thành trùng đực cơ thể
dài 4,5 mm, có một đôi cánh.
Rệp sáp giả cam P. citri có thể nhận biết được ngoài đồng nhờ một số đặc điểm
sau:
- Cơ thể hình oval, có màu hồng hay màu nâu cam, phủ nhiều bột sáp trắng.
- Có một vệt dọc giữa lưng
- Xung quanh cơ thể có 18 cặp tua sáp, các cặp tua xung quanh ngắn, cặp tua ở
cuối dài hơn, dài bằng 1/8 chiều dài cơ thể.
- Rệp cái đẻ trứng, trứng có màu vàng.
” Đặc điểm sinh học và triệu chứng gây hại của rệp sáp P. citri

Rệp thường gây hại trên cành, lá, quả. Ấu trùng và thành trùng cái chích hút
nhựa cây và chất dinh dưỡng làm cho cây trở nên còi cọc, bị héo vàng, kém phát
triển, làm rụng lá, rụng hoa và trái non (Smith và ctv, 1997; Heinz và ctv, 2004;
Jayma L. Martin Kessing, Ronald FL Mau, 2007). Nếu rệp gây hại nghiêm trọng có
thể làm rụng 80% lá cây, 100% quả. Rệp gây hại nặng nhất vào mùa khô (David
Kerns và ctv, 2004).
Rệp sáp thường tiết ra một chất thải có lượng đường cao nên thường có nhiều
loại kiến sống kết hợp chặt chẽ với rệp. Kiến sống bằng chất mật do rệp tiết ra và giúp
rệp phân tán đi khắp nơi, làm cho thiệt hại tăng đáng kể (Jayma L. Martin Kessing,
Ronald FL Mau, 2007).
Chất thải của rệp có chứa chất đường ngọt tạo điều kiện cho nấm phát triển làm
giảm khả năng quang hợp, cây kém phát triển (Smith và ctv, 1997; Heinz và ctv, 2004;


Jayma L. Martin Kessing, Ronald FL Mau, 2007). Quan trọng hơn cả là trong quá
trình chích hút chúng còn truyền virus gây bệnh cho cây trồng (Kubiriba và ctv, 2001;
Watson và Kubiriba, 2005). Trên ca cao, rệp P. citri là vector truyền bệnh sưng chồi
(Jayma L. Martin Kessing, Ronald FL Mau, 2007).
Theo Jayma L. Martin Kessing, Ronald FL Mau (2007), trên lá cà phê, tuổi thọ
con đực khoảng 27 ngày, con cái 115 ngày, vòng đời 20-44 ngày. Trứng được đẻ trong
bọc sáp, 10-20 ngày nở thành rệp tuổi 1. Con đực trải qua 4 tuổi; thời gian phát triển
tuổi 1, tuổi 2, tuổi 3, tuổi 4 lần lượt là từ 7-14 ngày (trung bình 9,9 ngày), 6-16 ngày
(trung bình 8,7 ngày), 2-3 ngày (trung bình 2,5 ngày), 1-6 ngày (trung bình 3 ngày).
Sau khi lột xác qua tuổi 2 được 4 ngày cơ thể rệp đực chuyển sang màu đen, 2 ngày
sau tạo kén, hóa nhộng và phát triển thành thành trùng đực. Ấu trùng cái trải qua 3
tuổi; thời gian phát triển tuổi 1, tuổi 2, tuổi 3 lần lượt từ 7-17 ngày (trung bình 11,5
ngày), 5-13 ngày (trung bình 8,2 ngày), 4-15 ngày (trung bình 8,4 ngày). Sau 15-26
ngày, rệp cái bắt đầu đẻ trứng. Một rệp cái có thể đẻ được 200-400 trứng, trung bình
300 trứng.
Theo Shila Goldasteh và ctv (2009), sự phát triển và khả năng sinh sản của rệp

phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ. Trên lá tía tô cảnh (Coleus blumei Benth.), ở ẩm độ
70 ± 10%, rệp cái phát triển được ở nhiệt độ 15-32 oC, rệp đực 18-32oC. Ở nhiệt độ
10oC, 12oC và 37oC, ấu trùng đều bị chết. Ở nhiệt độ 28oC, thời gian phát triển của
trứng, ấu trùng tuổi 1, tuổi 2, tuổi 3 lần lượt là 4,2 ± 0,14 ngày, 5,12 ± 0,14 ngày, 5,94
± 0,19 ngày, 6,82 ± 0,21 ngày. Thời gian trước sinh sản và sau sinh sản lần lượt là
11,96 ± 0,84 ngày và 2,29 ± 0,25 ngày. Số lượng trứng trung bình mỗi rệp cái đẻ được
phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ. Rệp đẻ trứng ít nhất ở 18oC (24,90 ± 1,84 trứng/rệp
cái) và ở 25oC rệp có thể đẻ được 154 ± 6,94 trứng/rệp cái.
Mỗi rệp cái có thể đẻ ít hơn 100 trứng ở nhiệt độ trên 30oC, đẻ hơn 400 trứng ở
nhiệt độ 18ºC (Copland và ctv, 1985).
Theo Printz (1923), Bodenheimer và Guttfeld (1929), P. citri đẻ được 12 trứng
ở nhiệt độ 17oC và 180 trứng ở nhiệt độ 21oC.
Theo Mafi và Radjabi (1997) báo cáo rằng trên lá cam quýt, số trứng/rệp cái
P. citri là 150, 180 và 195 trứng tương ứng tại các nhiệt độ 19oC, 23oC và 27oC, ẩm độ
70%, 75% và 80%.


Rệp sáp lây lan nhờ gió, chim, con người, … Mỗi con cái có thể đẻ từ 300-600
trứng, 2-10 ngày sau trứng nở. Ở tuổi 2, ấu trùng có thể tiếp tục phát triển lên ấu trùng
tuổi 3 và thành trùng cái hoặc hóa nhộng phát triển thành thành trùng đực. Mỗi tuổi
kéo dài từ 7-16 ngày, sau 7-14 ngày nhộng vũ hóa thành thành trùng đực. Ở điều kiện
tối ưu, vòng đời của rệp khoảng 30 ngày. Ở vùng ôn đới, chúng qua đông ở giai đoạn
trứng trên rễ cây, thân và các nhánh dưới của cây. Vào tháng tư trứng sẽ nở và tiếp tục
gây hại chủ yếu trên quả (David Kerns và ctv, 2004).
” Một số biện pháp phòng trừ rệp sáp P. citri
Biện pháp canh tác: Tỉa cây, tạo vườn cây thông thoáng, vệ sinh thiết bị và vật
liệu thu hoạch để ngăn chặn sự lây lan của rệp.
Biện pháp sinh học: Ở Arizona có rất nhiều loài ong ký sinh rệp sáp, trong đó
Anagraphus sp. là loài quan trọng và xuất hiện phổ biến nhất. Ngoài ra còn có một số
thiên địch ăn mồi như bọ rùa, nhện, chuồn chuồn cỏ, ruồi ăn rệp. Trong đó loài thiên

địch ăn mồi được dùng phổ biến và có hiệu quả là bọ rùa Cryptolaemus montrouzieri.
Biện pháp hóa học: Ở Arizona, người ta sử dụng các loại thuốc hóa học có hoạt
chất Chlorpyrifos, Methidathion (Supracide), Buprofezin, Malathion để kiểm soát rệp
sáp. Tuy nhiên chúng đều gây độc đối với thiên địch (David Kerns và ctv, 2004).
2.1.3.2 Nghiên cứu trong nước
” Phân bố và ký chủ của rệp sáp P. citri
Ở Việt Nam, theo kết quả điều tra tại các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên, rệp
sáp giả cam gây hại trên trái cà phê tại Bình Phước và Tây Nguyên, trên lá cao su, ổi,
trái nhàu, cam và một số cây trồng khác (Nguyễn Thị Chắt, 2008).
” Đặc điểm hình thái của rệp sáp P. citri
Theo Nguyễn Thị Chắt (2008), rệp sáp giả cam có hình oval hơi tròn, lưng
phồng cao và phía bụng phẳng, trên lưng phủ nhiều bột sáp trắng nhưng vẫn còn ngấn
đốt rõ ràng. Nếu gạt bỏ lớp sáp ra, cơ thể có màu nâu hồng hay xám hồng. Râu đầu 8
đốt. Xung quanh mép cơ thể con cái có 18 cặp tua sáp, riêng cặp thứ 17 dài gấp 1,5 lần
so với các cặp tua xung quanh và hơi cong ra ngoài, cặp thứ 18 nhỏ nhất, bị kẹp dưới
cặp 17. Khi rệp sáp giả cam mới trưởng thành, các tua sáp rất rõ ràng, giữa lưng có vệt
dọc chưa phủ kín bột sáp. Kích thước rệp sáp giả cam biến động từ 3,17-3,39 mm
chiều dài và 2,02-2,06 mm chiều rộng trên cà phê. Rệp sáp giả ca cao P. lilacinus rất


giống rệp sáp giả cam P. citri, tuy nhiên rệp sáp giả cam có những cặp tua sáp gần
cuối bụng dài hơn các tua sáp phía 2 bên sườn và phía đầu, đặc biệt là cặp tua thứ 17
hơi cong sang hai bên. Giữa lưng rệp sáp giả cam cũng có vệt dọc nhưng hẹp chạy từ
đốt bụng đầu tiên đến cuối bụng. Bên dưới lớp bột sáp, cơ thể rệp sáp giả cam có màu
nâu hồng hoặc hồng nhạt, còn rệp sáp giả ca cao có màu vàng nhạt.
” Đặc điểm sinh học và triệu chứng gây hại của rệp sáp P. citri
Rệp sáp giả cam P. citri thường đẻ ra trứng hoặc thai trứng, ấu trùng có 3 tuổi.
Ấu trùng tuổi 2 có thể phát triển lên ấu trùng cái và ấu trùng đực. Ấu trùng đực phát
triển tiếp và lột xác thành nhộng giả. Từ nhộng giả phát triển tiếp lên nhộng và sau đó
vũ hóa lên thành trùng. Ấu trùng cái tuổi 2 thông thường phát triển tiếp tục lên tuổi 3.

Sau lần lột xác cuối chúng hóa trưởng thành và tiếp tục chu trình phát triển. Trong
điều kiện khí hậu nóng, ẩm tại các tỉnh phía nam và tây nguyên, rệp sáp giả cam phần
lớn sinh sản vô tính, đẻ ra thai trứng. Khi thức ăn đầy đủ số lượng con đực quan sát
được rất ít. Khi thức ăn không thích hợp, thức ăn không đầy đủ số lượng con đực quan
sát được nhiều hơn (Nguyễn Thị Chắt, 2008).
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thuỷ và ctv (2006), rệp sáp đực
thuộc dạng hình biến thái hoàn toàn, gồm pha trứng, pha sâu non (2 tuổi), nhộng và
trưởng thành. Khác với rệp sáp đực, rệp cái thuộc dạng hình biến thái không hoàn
toàn, chỉ có pha trứng, pha sâu non (3 tuổi) và trưởng thành. Thời gian sống của
trưởng thành đực rất ngắn, chỉ từ 3,32 ngày đến 3,72 ngày. Khác với rệp đực, rệp sáp
cái có thời gian sống tương đối dài, thời gian trước đẻ từ 10,46 ngày đến 13,60 ngày,
vòng đời ngắn từ 34,19 ngày đến 38,86 ngày. Rệp trưởng thành cái thường nằm yên ở
một chỗ, đẻ trứng thành ổ có lớp sáp bọc bên ngoài. Rệp sáp có khả năng sinh sản cao.
Trong điều kiện nhiệt độ 27,820C - 28,76oC, ẩm độ 79,43% - 80,94%, rệp cái có thể đẻ
từ 144,75 - 150,4 trứng/rệp cái. Rệp sáp xuất hiện với mật độ cao và gây hại nặng từ
đầu tháng 3 đến đầu tháng 5 trùng với giai đoạn ra hoa và đậu quả của cây cà phê.


A

B

Hình 2.1 Rệp sáp D. neobrevipes gây hại trên dứa
A: Triệu chứng bệnh héo đầu lá dứa; B: Rệp sáp D. neobrevipes gây hại ở gốc dứa

Hình 2.2 Rệp sáp D. neobrevipes gây hại trên mãng cầu

Hình 2.3 Rệp sáp P. citri gây hại trên ca cao



2.2 Tổng quan về phương pháp chiếu xạ
2.2.1 Khái niệm
Chiếu xạ là công nghệ sử dụng bức xạ ion hóa tác động lên sản phẩm nhằm cải
thiện tính chất vật lý, hóa học, sinh học theo hướng mong muốn (Marshall R. Cleland,
2006).
2.2.2 Đơn vị của liều hấp thụ
Đơn vị của liều hấp thụ hiện nay được sử dụng là Gray (Gy), là đại lượng đo
năng lượng bức xạ iôn hóa bị vật chất hấp thụ. 1 Gy bằng năng lượng 1 June truyền
cho 1 kg vật chất (Trần Khắc Ân, 2007; Marshall R. Cleland, 2006).
1 Gy = 1 J/kg
1 kGy = 1000 Gy
2.2.3 Quá trình phát triển phương pháp chiếu xạ
Ý tưởng dùng bức xạ ion hóa để diệt vi sinh gây bệnh đã nẩy sinh ngay sau khi
Henri Becquerel phát hiện ra phóng xạ và Wihelm Conrad Roentgen phát minh ra tia
X vào năm 1895. Cũng từ đó hàng loạt các nghiên cứu về tác dụng diệt vi sinh của tia
X và tia phóng xạ đã được tiến hành. Năm 1905, hai sáng chế đã đăng ký ở Mỹ và Anh
về diệt vi sinh bằng tia X. Tuy nhiên, do vào thời gian đó nguồn phóng xạ duy nhất chỉ
là Radium nên các ứng dụng thực tế vẫn chưa thể thực hiện được. Những nghiên cứu
về lĩnh vực này chỉ được áp dụng và trở nên thương mại khi công nghệ chế tạo máy
gia tốc đã được phát triển và khi người ta đã sản xuất được chất phóng xạ hoạt độ cao
từ các lò phản ứng hạt nhân. Năm 1955, công ty Johnson&Johnson, lần đầu tiên trên
thế giới đã đưa vào sử dụng máy gia tốc chùm tia điện tử dùng cho chiếu xạ khử trùng
chỉ phẫu thuật quy mô thương mại và đến năm 1960 máy chiếu xạ nguồn Co-60 với
công suất xử lý khoai tây 15.000 tấn/năm đã được đưa vào hoạt động ở Canada.
Công nghệ khử trùng dụng cụ y tế và chiếu xạ thực phẩm đã được nghiên cứu
ứng dụng ở nước ta từ năm 1981 tại Viện nghiên cứu Hạt nhân, Đà Lạt. Năm 1991, tại
Viện Khoa học và Kỹ thuật Hạt nhân, Hà Nội, một thiết bị chiếu xạ bán công nghiệp
nguồn Cobalt-60 dùng cho bảo quản lương thực thực phẩm (chủ yếu là khoai tây) đã
được đưa vào hoạt động. Sự kiện này đánh dấu thời điểm Việt Nam bắt đầu ứng dụng
công nghệ chiếu xạ. Thiết bị chiếu xạ này hiện đang được nâng cấp thành một thiết bị

chiếu xạ công nghiệp (Trần Khắc Ân, 2007).


×