Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA KÍCH CỠ CÂY CON VÀ THỜI GIAN RA NGÔI ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA 3 GIỐNG LAN ĐƠN THÂN GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA KÍCH CỠ CÂY CON VÀ THỜI GIAN RA
NGÔI ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA 3 GIỐNG LAN
ĐƠN THÂN GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN HÙNG MẠNH
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khoá: 2005 - 2009

Tháng 07/2009


ơ

ẢNH HƯỞNG CỦA KÍCH CỠ CÂY CON VÀ THỜI GIAN RA NGÔI
ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA 3 GIỐNG LAN ĐƠN THÂN
GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM

NGUYỄN HÙNG MẠNH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Nông Học

Giáo viên hướng dẫn:
Th.S Hồ Tấn Quốc


Tháng 7/2009
i


LỜI CẢM ƠN
Để có được ngày hôm nay, hoàn thành đề tài tốt nghiệp theo chương trình đào tạo
kỹ sư Nông học. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
• Ba mẹ đã cỗ vũ tinh thần và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho con hoàn
thành khoá học.


Quý thầy cô khoa Nông học đã truyền đạt cho tôi những kiến thức chuyên
ngành trong thời gian học tập tại trường.

• Quý thầy cô công tác tại văn phòng phân hiệu Đại học Nông Lâm Tp.Hồ Chí
Minh tại Gia Lai đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học
tập tại trường.
• Thầy ThS. Hồ Tấn Quốc đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn cho tôi hoàn thành
đề tài tốt nghiệp.
• Các anh công tác tại trại thực nghiệm trường Trung cấp Nông Nghiệp Miền
Nam đã cung cấp những thông tin cần thiết và giúp đỡ tôi trong thời gian thực
tập.
• Các bạn lớp DH05NHGL đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.

Tháng 08 năm 2009

Nguyễn Hùng Mạnh

ii



TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của kích cỡ cây con và thời gian ra ngôi đến
sinh trưởng của 3 giống lan đơn thân giai đoạn vườn ươm” được tiến hành tại khu nhà
lưới thực nghiệm trường Trung cấp Nông Nghiệp Miền Nam Tp. Hồ Chí Minh thời
gian thực hiện từ ngày 15/04/2009 đến 10/08/2009. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu
hoàn toàn ngẫu nhiên 2 yếu tố nhằm mục đích tìm hiểu ảnh hưởng của thời gian ra
ngôi và kích cỡ cây con đến khả năng sinh trưởng của 3 giống lan đơn thân Mokara,
Vanda và Renanthera in vitro.
Kết quả đạt được:
Ở thời gian làm quen với điều kiện với môi trường bình thường 2 ngày cho tỷ lệ
sống cao nhất (92%), tỷ lệ sống của giống Mokara (100%), giống Vanda (75%), giống
Ren (100%).
Giống Mokara, sự gia tăng về chiều cao cây, chiều dài lá, số rễ, số lá và kích
thước lá cao nhất ở thời gian lưu nhà kín 3 tuần.
Giống Vanda, sự gia tăng về chiều cao cây, chiều dài lá, số rễ, số lá và kích
thước lá cao nhất ở thời gian lưu nhà kín 1 tuần.
Giống Ren, sự gia tăng về chiều cao cây, chiều dài lá, số rễ, số lá và kích thước
lá cao nhất ở thời gian lưu nhà kín 3 tuần.
Kích cỡ cây thích hợp cho sự ra ngôi và phát triển của 3 giống lan đơn thân là:
Kích cỡ cây B4: cây 4 - 5 lá, cây cao 5 - 7 cm, cây 4 - 5 rễ, rễ cây dài 3 - 5 cm

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa...........................................................................................................................i
Lời cảm ơn ...................................................................................................................... ii
Tóm tắt ........................................................................................................................... iii

Mục lục .......................................................................................................................... iv
Danh sách các chữ viết tắt ............................................................................................ vii
Danh sách các bảng ..................................................................................................... viii
Danh sách các hình ........................................................................................................ ix
Chương 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
I.1 Đặt vấn đề...................................................................................................................1
I.2.Mục đích, yêu cầu của đề tài ......................................................................................2
I.2.1 Mục đích .................................................................................................................2
I.2.2 Yêu cầu....................................................................................................................2
I.2.3 Giới hạn đề tài .........................................................................................................2
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................3
2.1 Giới thiệu về cây Lan ................................................................................................3
2.1.1 Nguồn gốc lịch sử, phân bố, phân loại của các loại Lan ........................................3
2.1.2 Đặc điểm thực vật học của cây lan .........................................................................4
2.1.3 Điều kiện sinh thái của cây lan ...............................................................................6
2.2 Sơ lược về các giống lan làm thí nghiệm ..................................................................7
2.2.1 Đặc điểm chung của 3 giống lan làm thí nghiệm ...................................................7
2.2.2. Vanda .....................................................................................................................7
2.2.2.1. Đặc điểm hình thái..............................................................................................8
2.2.2.2 Yêu cầu sinh thái .................................................................................................8
2.2.3 Mokara....................................................................................................................8
2.2.3.1 Đặc điểm hình thái...............................................................................................9
2.2.3.2 Yêu cầu sinh thái .................................................................................................9
2.2.4 Renanthera .............................................................................................................9
iv


2.2.4.1 Đặc điểm hình thái.............................................................................................10
2.2.4.2 Yêu cầu sinh thái ...............................................................................................10
2.3 Lịch sử nuôi trồng hoa lan ở Việt Nam ...................................................................10

2.4 Tình hình sản xuất và sử dụng hoa lan cắt cành ở Việt Nam ..................................11
2.4.1 Trên thế giới .........................................................................................................11
2.4.2 Ở trong nước .........................................................................................................12
2.5 Triển vọng sản xuất kinh doanh và xuất khẩu phong lan ở Việt Nam ....................13
Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................15
3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm............................................................................15
3.2 Vật liệu và phương pháp thí nghiệm .......................................................................15
3.3 Điều kiện thí nghiệm ...............................................................................................15
3.4 Phương tiện thí nghiệm ...........................................................................................15
3.5 Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................16
3.5.1 Bố trí thí nghiệm ...................................................................................................16
3.5.2 Các chỉ tiêu theo dõi: ............................................................................................18
3.5.2.1 Thí nghiệm 1......................................................................................................18
3.5.2.2 Thí nghiệm 2, 3..................................................................................................18
3.6 Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................................18
3.6.1 Thí nghiệm 1.........................................................................................................18
3.6.2 Thí nghiệm 2, 3.....................................................................................................18
3.7 Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................................18
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................19
4.1 Thí nghiệm ảnh hưởng của thời gian ra ngôi đến tỷ lệ sống chết của lan con giai
đoạn vườn ươm. .............................................................................................................19
4.2 . Ảnh hưởng của thời gian huấn luyện cây con đến khả năng sinh trưởng tự nhiên
của 3 giống lan đơn thân................................................................................................21
4.2.1 Số lá ......................................................................................................................21
4.2.2 Chiều dài lá ...........................................................................................................23
4.2.3 Chiều rộng lá ........................................................................................................25
4.2.4 Chiều cao cây. ......................................................................................................27
4.2.5 Số rễ ......................................................................................................................29
v



4.3 Ảnh hưởng của kích cỡ cây con ..............................................................................31
4.3.1 Ảnh hưởng của kích cỡ cây con đến số lá. ...........................................................31
4.3.2 Ảnh hưởng của kích cỡ cây con đến chiều cao cây..............................................34
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................37
5.1 Kết luận....................................................................................................................37
5.2 Đề nghị ....................................................................................................................37
PHỤ LỤC .....................................................................................................................38

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CV%

Hệ số biến động

ANOVA

Analysis of Variance

NT

Nghiệm thức

Ren

Renanthera sp

P


Probability

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Các yếu tố khí hậu thời tiết khu vực thành phố Hồ Chí Minh từ tháng
04/2009 đến tháng 08/2009 ...........................................................................................15
Bảng 4.1: Tỷ lệ sống của 3 giống lan ( Mokara, Vanda, Ren) ......................................19
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của thời gian lưu trong nhà kín đến số lá của 3 giống lan đơn
thân Mokara, Vanda và Ren ..........................................................................................21
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của thời gian lưu trong nhà kín đến chiều dài lá của 3 giống lan
đơn thân Mokara, Vanda và Ren ...................................................................................23
Bảng 4.4:: Ảnh hưởng của thời gian lưu trong nhà kín đến chiều rộng lá của 3 giống
lan đơn thân Mokara, Vanda và Ren .............................................................................25
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của thời gian lưu trong nhà kín đến chiều cao cây của 3 giống
lan đơn thân Mokara, Vanda và Ren .............................................................................27
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của thời gian lưu trong nhà kín đến số rễ của 3 giống lan đơn
thân Mokara, Vanda và Ren ..........................................................................................29
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của kích cỡ cây con đến số lá của 3 giống lan đơn thân Mokara,
Vanda và Ren. ................................................................................................................31
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của kích cỡ cây con đến chiều cao cây của 3 giống lan đơn thân
Mokara, Vanda và Ren. .................................................................................................34

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH

Trang
Hình 2.1: Đặc điểm thực vật học cây lan Vanda .............................................................7
Hình 2.2: Đặc điểm thực vật học cây lan Mokara...........................................................8
Hình 2.3: Đặc điểm thực vật học của cây lan Renanthera ............................................10

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
I.1 Đặt vấn đề
Hoa là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người. Nó góp
phần làm đẹp cho người, cho đời. Ẩn mình trong rừng sâu, loài hoa lan tỏa sáng với
một vẻ đẹp lộng lẫy và kỳ bí. Bởi vậy, Phong Lan được mệnh danh là nữ hoàng của
các loài hoa. Hoa Lan xuất hiện với sự phong phú về kiểu dáng từ cấu trúc hình thể
đến màu sắc chỉnh thể. Một số loài lan thì mộc mạc giản dị, dễ trồng và phổ biến, một
số loài khác thì lại khoác trên mình một vẻ đẹp kiêu sa đến mức được nâng niu vì sự
quí hiếm của nó.
Ngày nay, với nhịp đập và sự phát triển của cuộc sống hiện đại, loài hoa lan ngày
càng được người tiêu dùng ưa chuộng vì vẻ đẹp bên ngoài cũng như ý nghĩa sâu sắc
của nó. Việc nghiên cứu nhân giống, chăm sóc và phát triển các giống lan trên thế giới
rất được chú trọng và đã đạt được rất nhiều thành công . Ở Việt Nam những năm gần
đây việc tuyển chọn, sử dụng trồng và chăm sóc loài hoa lan nhận được rất nhiều sự
quan tâm của các nhà nghiên cứu về lan cũng như những người làm vườn và các tầng
lớp nhân dân yêu chuộng loài hoa này. Để có những cây lan khoẻ mạnh, sinh trưởng
và phát triển tốt cho những bông hoa đẹp nhất thì việc hiểu rõ và chăm sóc những cây
lan từ khi đem trồng đến khi ra hoa là rất quan trọng.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây hoa
lan từ lúc cây nhỏ đến khi cây lan trưởng thành, trong đó việc nghiên cứu theo dõi
đánh giá giống lan trong giai đoạn vườn ươm trước khi xuất khỏi vườn đem đi trồng là

rất quan trọng.
Trong giai đoạn vườn ươm có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thời gian hồi xanh
và phát triển của cây lan. Trong đó, yếu tố kích cỡ cây con là một yếu tố rất quan
trọng.
1


Chúng tôi thực hiện đề tài với chủ đề “Ảnh hưởng kích cỡ cây con và thời gian
ra ngôi đến khả năng sinh trưởng của 3 giống lan đơn thân giai đoạn vườn ươm”
I.2 Mục đích, yêu cầu
I.2.1 Mục đích của đề tài
Xác định thời gian ra ngôi đến khả năng sinh trưởng của 3 giống lan đơn thân
Mokara, Vanda và Renanthera.
Xác định kích cỡ cây con thích hợp cho sự ra ngôi và phát triển của cây lan giai
đoạn vườn ươm.
I.2.2 Yêu cầu
Theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của 3 giống lan Mokara, Vanda và
Renanthera qua các chỉ tiêu số lá, chiều dài lá, chiều rộng lá, số rễ, chiều cao cây
Tìm ra kích cỡ cây con thích hợp nhất cho 3 giống lan Mokara, Vanda và
Renanthera giai đoạn vườn ươm.
I.2.3 Giới hạn đề tài
Do thời gian thực hiện và nghiên cứu đề tài ngắn, điều kiện nghiên cứu còn
thiếu, gặp nhiều khó khăn trong việc chăm sóc và tiến hành thí nghiệm…

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU


2.1 Giới thiệu về cây lan
2.1.1 Nguồn gốc lịch sử, phân bố, phân loại của các loại lan
Họ phong lan chiếm thứ hai sau họ Cúc trong ngành thực vật hạt kín, là họ lớn nhất
trong lớp một lá mầm bao gồm hơn 750 chi và 25.000 loài phân bố khắp trái đất, từ gần
cực Bắc như Thụy Điển, xuống tận các đão cực Nam Australia. Tuy nhiên trung tâm
phân bố của họ này ở các vĩ độ nhiệt đới, đặc biệt là Châu Mỹ và Đông Nam Châu Á.
(trích theo Nguyễn Xuân Linh và Nguyễn Thị Kim Lý, 2005).
Ở phương Tây, lan được chú ý trước hết là công dụng dược liệu, sau đó về vẽ đẹp
của hoa cùng đặc tính thực vật học. Chính ông Theophrastus là người đầu tiên sử dụng
từ Hy Lạp (Orchis) để chỉ nhóm thảo mộc đặc biệt này, ông là nhà triết gia người Hy
Lạp được xem là ông tổ của thực vật học, cũng là cha đẻ của ngành học về lan.
Cây lan giống nhiệt đới đầu tiên được biết đến vào những năm đầu của thế kỷ
XV2 là cây Bletia vercunda do Peter Collision ở Bahamas (1731) gửi cho ông Wager
ở Anh. Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, ngành lan có nhiều bước tiến rõ rệt.
Từ phương pháp cộng sinh được Noel Bernard thực hiện (1904), đến phương pháp
nuôi cấy mô cho lan ngày nay đã đem lại nhiều thành công đáng kể.
Ở Việt Nam, dấu vết những nghiên cứu về lan buổi đầu không rõ rệt lắm, từ khi
người Pháp đến Việt Nam mới có những công trình công bố. Theo Phạm Hoàng Hộ
(1993) tổng số lan Việt Nam mới có 750 loài . Theo cuốn sách “Flore Generale De
I’indochine” của Le Comte thì Việt Nam có trên 634 loài phong lan quý. Sách “phong
lan Việt Nam” của Trần Hợp (1998), Việt Nam có 750 chi và 25000 lan rừng.
3


2.1.2 Đặc điểm thực vật học của cây lan
Theo Trần Văn Bảo (1999) Lan là loài thực vật sống phụ sinh, sống tựa vào các
giá thể, lấy thức ăn và muối khoáng từ giá thể để sinh trưởng và phát triển. Cây lan có
đầy đủ các bộ phận như: thân, rễ, lá, hoa và trái.
a. Thân
Căn cứ vào cấu trúc, đã sắp xếp ra số lan tập trung vào hai nhóm: nhóm đa thân và

nhóm đơn thân (ngoại trừ một nhóm trung gian giữa hai nhóm trên)
- Nhóm đơn thân: thân có nhiệm vụ vận chuyển nước và muối khoáng đến các bộ
phận khác trong cây, là nơi mang những lá lan và có nhiều dạng như: dạng Vandaters
có lá xếp thành hai chiều đối nhau nhưng không theo dạng xương cá mà là trên cùng
một hàng xen kẽ với lá thuộc hàng đối diện tạo nên các đốt có khoảng cách xa nhau.
Dạng nữa là cũng xếp thành hai hàng đối nhau, nhưng do mọc dày nên các đốt khít lại
gần nhau. Ngoài ra còn có dạng các đốt lá xa nhau, chiều dài lá lớn hơn rộng và xẻ
nhiều dạng hay chia làm ba thùy không cân, phát hoa thường xuất hiện trên thân từ các
nách lá.
- Nhóm đa thân: cây lan vừa có thân vừa có giả hành (củ giả). Giả hành là nơi dự
trữ chất dinh dưỡng và nước để nuôi cây trong trường hợp hụt thức ăn do hạn hán lâu
ngày hay sau khi cây trổ hoa và nghỉ ngơi. Đây là bộ phận rất cần thiết cho sự sinh
trưởng phát triển của cây. Trong giả hành có chứa nhiều dịch nhầy, bên ngoài bao phủ
bởi một lớp biểu bì dày màu xanh bóng. Giả hành có nhiều hình dạng như: hình thoi ở
loài Cattleya Labitata, dạng hình trụ ở loài Cattleya Gutata, dạng hình tháp ở giống
Cymbidium.
b. Hệ rễ
Có nhiều loại rễ khác nhau. Ở loài đơn thân rễ mọc ra từ thân xen kẽ với lá. Ở lan
đa thân rễ được hình thành từ căn hành tùy giống các loại rễ khác nhau ở độ dài ngắn,
to nhỏ của rễ. Rễ cây lan có mô xốp bao bọc xung quanh làm nhiệm vụ trữ nước để
nuôi cây nhờ những mô xốp mà rễ có khả năng hấp thụ được nước mưa chảy dọc bên
ngoài lớp vỏ của thân cây và hơi nước trong không khí, làm cho rễ hút ẩm nhanh và
giữ ẩm trong thời gian đáng kể. Ở loài lan cây nhỏ bé, rễ thường đan lại thành nùi. Còn
loại lan mà thân lá kém phát triển thì rễ có dạng hình dẹt chứ không phải hình trụ như

4


các loài khác. Rễ mọc nhiều và dài có khả năng quang hợp tạo nên chất dinh dưỡng để
nuôi cây.

c. Lá
Ở các loài lan khác nhau thì lá cũng khác nhau. Điểm chung nhất là lá lan thường
dài hơn, rộng gắn vào thân hoặc giả hành bởi một cuống lá dài hay ngắn. Lá lan rất
nhiều hình dạng: hình giọt nước, hình mũi mác, hình tim, hình xoan, hình tam
giác…có loài lan lá dày hoặc mỏng, có loài bản rộng hay hẹp, bìa lá trơn hoặc răng
cưa chóp lá có thể tròn hoặc nhọn. Lá có màu xanh bóng, hai mặt lá có màu sắc khác
nhau, mặt trên xanh bóng mặt dưới có màu thẫm.
d. Hoa
Hoa tập hợp thành cụm ngắn mang 1 đến 3 hoa, hay thành các chùm, rất ít khi
phân nhánh. Trong các loài lan có thân, hoa thường sinh ra từ các nách lá. Ở các loài
có củ giả, hoa mọc ra theo nhiều các khác nhau hoặc ở tận cùng hoặc trên các đốt của
củ giả, hoặc sinh ra từ gốc. Hoa nở cùng một lúc với lá phát triển hay xen kẽ với mùa
rụng lá. Hoa khi nở thì vặn xuống 1800 làm cho cánh môi ở phía trên được đưa ra phía
trước và cánh đài dưới được đưa lên trên đỉnh (gọi là cánh đài lưng).
Cánh tràn cũng có 3 chiếc mà hai cánh tràn bên có dạng và màu sắc như cánh đài,
hay thay đổi chút ít. Riêng cánh tràn giữa biến đổi hoàn toàn và được gọi là cánh môi.
Hoa lan rất đẹp, có nhiều cấu trúc kỳ lạ cũng do cánh môi. Chúng có màu sắc sặc sỡ,
phân chia thùy, điểm thêm các vệt sọc, mụn gai sần sùi, các phím mỏng màu hay các
bứu nhỏ. Ở giữa hoa là phần trụ hoa. Đây là cơ quan sinh dục của hoa lan, gồm nhị
đực và nhụy cái.
e. Trái và hạt
Sự thụ phấn của hoa lan cũng như các loại cây trồng khác, phụ thuộc vào côn trùng
như ong, bướm…sau khi thụ phấn khoảng vài tháng đến một năm tùy theo từng loài noãn
được thụ phấn, bầu hoa phát triển đầy đủ và trái chín (gọi là quả nang). Quả nang mở bằng
3 hay 6 khe nứt dài theo hai bên đường của giá noãn và phóng các hạt bé li ti. Những hạt
này không chứa chất dinh dưỡng được gió phát tán đi xa. Để được nảy mầm cần có nấm
cộng sinh hỗ trợ các chất cần thiết, đặc biệt ở đầu giai đọan phát triển.

5



2.1.3 Điều kiện sinh thái của cây lan
Mỗi loại cây trồng có những yêu cầu sinh thái nhất định. Theo Trần Văn Bảo
(1999), họ lan (Orchidaceae) là một họ lớn với khoảng 25.000 loài phân bố khắp nơi
trên trái đất nên yêu cầu sinh thái của loài lan tùy thuộc vào những điều kiện tự nhiên
của vùng phân bố. Song khái quát những yêu cầu sinh thái của lan như sau:
a. Nhiệt độ
Nhiệt độ là một nhân tố quyết định đến sự phân bố các loài lan trên thế giới và
sinh trưởng phát triển các loài lan. Vì vậy căn cứ vào điều kiện khí hậu những vùng
xuất xứ, các loài lan trên trái đất được chia làm ba nhóm chính sau:
- Nhóm lan ôn đới gồm các loài: Cymbidium, Paphiopedium,… phân bố từ vĩ độ
280 - 400, yêu cầu nhiệt độ về mùa hè từ 160C - 210C (ban ngày), 130C (ban đêm) và
mùa đông nhiệt độ 130C - 180C (ban ngày), 100C (ban đêm).
- Nhóm lan cận nhiệt đới gồm các loài: Cattleya, Dendrobium, Onchidium,… phân bố
từ vĩ độ 160 - 280, yêu cầu nhiệt độ về mùa hè từ 180C - 240C (ban ngày), 160C - 180C (ban
đêm) và mùa đông nhiệt độ 160C - 210C (ban ngày), 120C - 160C (ban đêm).
- Nhóm lan nhiệt đới điển hình là các loài: Vanda, Phalaenopsis,…phân bố từ vĩ
độ 120 - 150, yêu cầu nhiệt độ 210C - 300C (ban ngày), 180C - 220C (ban đêm), lan
thuộc nhóm này thích hợp với điều kiện nhiệt độ chênh lệch ít.
b. Ẩm độ
Ẩm độ ảnh hưởng đến sự phát triển của lan bao gồm ẩm độ của môi trường và ẩm
độ của giá thể. Trong đó ẩm độ của môi trường là yếu tố quyết định. Ẩm độ môi
trường thích hợp nhất là 60 - 70%.
c. Ánh sáng
Mỗi loài lan khác nhau có nhu cầu về ánh sáng khác nhau. Theo Sullen Costaptin
các loài lan có thể chia làm ba loài sau:
Loài ưa sáng thích ánh sáng trực tiếp 100%.
Loài trung gian cần 50% - 70% ánh sáng. Do đó cần phải che chắn cho phù hợp.
Loài ưa bóng cần khoảng 30% ánh sáng. Khi đó cần che lưới có độ che chắn cao
hoặc dùng 2 lớp lưới.

Nếu lan thiếu ánh sáng thì cây sẽ chậm lớn lá xanh thẫm lại, mềm yếu. Nếu thừa
ánh sáng lá sẽ ngả sang màu vàng và cây kém phát triển.
6


d. Độ thông thoáng
Nguồn gốc các loài lan sống chủ yếu trên cây cao, dưới tán rừng. Độ thông gió,
độ thoáng đối với cây lan có một ý nghĩa đặc biệt. Trừ địa lan sống sát mặt đất, cái tên
“phong lan” của người xưa đặt ra thể hiện khái niệm nguồn gốc, yêu cầu và sự cần
thiết về độ thông gió của nó.
Các loài lan đơn thân cũng như đa thân đều yêu cầu độ thông gió cao. Cây lan
sống nơi kín gió bao giờ cũng sinh trưởng và phát triển kém hơn ở nơi thông gió, cây
thường dể nhiễm bệnh. Sự thông gió tạo ra một không gian dinh dưỡng thích hợp làm
cho cây lan sinh trưởng phát triển tốt
2.2 Sơ lược về các giống lan làm thí nghiệm
2.2.1 Đặc điểm chung của ba giống lan làm thí nghiệm
Cả ba giống lan có những đặc điểm chung giống nhau như là: cả ba đều là lan
đơn thân, hình trụ dài, không có giả hành, ở cuối lá thường có răng nhọn. Rễ mọc từ
thân ngoài khả năng hút nước và chất dinh dưỡng còn có khả năng quang hợp.
2.2.2. Vanda
Ngành: Magnoliophyta
Lớp Monocotylednes
Bộ Orchidales
Họ Orchidaceae
Chi Vandaeae
Loài Vanda.
2.2.2.1. Đặc điểm hình thái

Hình 2.1: Đặc điểm thực vật học cây lan Vanda
7



Rễ: mọc thẳng từ thân, xen kẽ với lá, rễ giúp cây lan trườn từ tầng thực vật dày
đặc dưới rừng đến đỉnh ngọn cây gỗ tìm ánh sáng cần thiết cho sự ra hoa.
Thân: đơn thân, hình trụ dài, các lóng khá dài, không có giã hành.
Lá: hình trụ hoặc tròn, dẹp, phẳng, lá dẹp phẳng tận cùng thường có răng nhọn
không đều xếp thành hai hàng đối nhau, lá trên một hàng xen kẻ với lá hàng kia.
Hoa: gồm 7 bộ phận: ba lá đài, ba cánh hoa, và một trụ mang hoa.
Đài hoa: là bộ phận đẹp nhất đối với lan Vanda, có hình dáng tròn, đẹp và mang
màu sắc nổi bật nhất trong hoa, có nhiều màu sắc khác nhau tùy giống.
Cánh hoa: ba cánh hoa nằm kế đài hoa, một cánh đã biến thành môi, cánh hoa tuy
mỏng nhưng rất bền.
Trụ: bộ phận mang hoa và là cơ quan hữu tính (có hai bộ phận đực và cái)
2.2.2.2. Yêu cầu sinh thái
Nhiệt độ: 25 - 30oC
Ẩm độ: cần ẩm độ vườn cao, ẩm độ cục bộ thoáng
Ánh sáng: lớn hơn 60%
2.2.3. Mokara
Ngành: Magnoliophyta
Lớp Monocotyledoneae
Bộ Orchidales
Chi Vandaceae
Loài Mokara
2.2.3.1. Đặc điểm hình thái

Hình 2.2: Đặc điểm thực vật học cây lan Mokara
8


Rễ: mọc dài ở đốt thân, phân nhánh, thuộc loại rễ khí sinh, có khả năng hấp thụ

nước và hạn chế bốc thoát hơi nước.
Thân: đơn thân, mọc thẳng, hình trụ dài tiếp tục mọc lên cao mãi với các lóng
dài, không có giã hành.
Lá: hình lòng máng hay hình trụ, mọc cách hai bên thân, tận cùng lá thường có
hai thùy không bằng nhau ở gần cuối bẹ lá có răng nhọn không đều.
Hoa: mọc từ nách lá, phát hoa có loại dài 70 cm, mang nhiều hoa, thường không
phân nhánh nhưng cũng có loại hai đến ba nhánh. Hoa thay đổi về màu sắc, hình dáng,
kích cỡ… trên cánh hoa và cánh đài thường có chấm, có đốm hoặc hình caro rất đẹp.
2.2.3.2. Yêu cầu sinh thái
Nhiệt độ: 25 - 30oC
Ẩm độ: 70% - 80%
Ánh sáng: 50 - 60%
2.2.4. Renanthera
Ngành Magnoliophyta
Lớp Monocotyledoneae
Bộ Orchidales
Họ Orchidaceae
Chi Vandaeae
Loài Renanthera
2.2.4.1. Đặc điểm hình thái
Lan Ren là thực vật biểu sinh, thuộc nhóm cây đơn thân (monopodial) với các
đặc điểm thực vật học như sau:
Thân: Cây thuộc nhóm đơn thân không có giả hành, mọc thẳng đứng, cao đến
1,5m. Thân cây mập với nhiều rễ to.
Lá: Lá dài, hẹp màu lục đậm, mọc cách được xếp thành hai hàng đối nhau.
Hoa: Kiểu phát hoa ngang thường phân nhánh từ 3 đến 6 cành hoa. Phát hoa xuất
hiện từ nách lá, phát hoa mọc song song với lá và thẳng góc với rễ. Hoa có kích thước
lớn và trung bình, không thơm, có cánh hẹp, lá đài ở mặt lưng, môi nhỏ. Màu hoa đỏ
hoặc vàng thuần túy hay cả đỏ pha lẫn vàng. Hoa nở vào mùa nắng, nhiều nhất vào
tháng 2, tháng 3.

9


Rễ: Rễ tròn, dài và mọc từ thân thẳng góc với lá, rễ treo lơ lững trên thân. Bên
cạnh việc hút chất dinh dưỡng rễ còn có nhiệm vụ quang hợp.

Hoa
Đài hoa
Cánh hoa

Trụ hoa



Cánh môi
Thân

Rễ

Hình 2.3: Đặc điểm thực vật học của cây lan Renanthera
2.2.4.2. Yêu cầu sinh thái
Nhiệt độ: Ren là loại lan chịu nóng, nhiệt độ thích hợp cho lan ban ngày từ 270C 320C, ban đêm 150C.
Ẩm độ: Ren cần độ ẩm thật cao từ 60 - 80 %
Ánh sáng: Ren là cây ưa nắng, đòi hỏi ánh sáng nhiều, 100 % ánh sáng trực tiếp
nên có thể trồng ngoài trời.
2.3 Lịch sử nuôi trồng hoa lan ở việt nam
Hoa lan được biết đến Việt Nam từ những bông hoa đẹp, từ những vị thuốc
chữa bệnh được lưu truyền từ đời này sang đời khác cho đến ngày nay

10



Theo các tài liệu hiện hành, hoa lan được biết đến và nuôi trồng từ đời vua Trần
Nhân Tông. Nhưng cho đến nay vấn đề kinh doanh xuất khẩu hoa lan đối với Việt
Nam đang ở giai đoạn đầu.
Từ những năm 1960 - 1970 do ảnh hưởng của ngành hoa lan, cây cảnh thế giới
(Thái Lan và các nước Tây Âu). Các giống lan như Phalaenopsis, Dendrobium,
Cattleya, Cymbium được nhập nội vào Việt Nam chủ yếu là Tp.Hồ Chí Minh và Đà
Lạt làm nền móng đầu tiên cho nghành nuôi trồng lan ở Tp.Hồ Chí Minh và Đà Lạt
phát triển mạnh
Việc xuất khẩu hoa lan ở Việt Nam được thực hiện vào năm 1980 do công ty
Vegtexco xuất lan cắt cành Đà Lạt ra thị trường thế giới
Tại Tp.Hồ Chí Minh năm 1983 - 1984 bắt đầu có hàng loạt các cơ quan tổ chức
thử nghiệm nuôi trồng trên quy mô lớn để xuất khẩu
Theo giáo sư Phạm Hoàng Hộ, Việt Nam hiện nay có khoảng 755 loài. Đa dạng
về chủng loại, điều kiện thích hợp cho việc nuôi trồng và sản xuất hoa phong lan nói
chung và lan cắt cành nói riêng.
Chính vì vậy qua các năm 2003 - 2005 diện tích trồng lan nhiệt đới đã tăng từ
20 ha lên 80 ha. Xu hướng tiêu dùng hoa lan đã tăng đáng kể và dụ đoán sẽ tăng mạnh
trong thập niên tới do Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức thương mại
WTO.
2.4 Tình hình sản xuất và sử dụng hoa lan cắt cành ở Việt Nam
2.4.1 Trên thế giới
Tại Mỹ: năm 1994 nhập từ Thái Lan 16,4 triệu cành, từ singapore 289000 cành
lan Dendrobium
Hà Lan là quốc gia duy nhất ở Châu Âu có công nghiệp trồng lan xuất khẩu. Do
trồng trong nhà kín nên Hà Lan có thể xuất khẩu hoa lan quanh năm nhất là
Cymbidium
Italia là quốc gia nhập khẩu lan lớn nhất Châu Âu. Năm 1993, nhập 75,3 triệu
cành lan, chủ yếu là từ các nước: Thái Lan 64 triệu cành, Hà Lan 10 triệu cành,

Singapore 0,75 triệu cành lan
Đức và Pháp là hai quốc gia nhập khẩu lan đứng thứ hai và ba Châu Âu
Ở Châu Á, Nhật là quốc gia nhập khẩu lan đứng đầu thế giới. Theo thống kê tại
11


Thái Lan, Singapore, Malaysia dành 600 Ha để xuất khẩu sang Nhật, chủ yếu là
Dendrobium, Oncidium, Cymbidium, Phalaenopsis
Thái lan là nước xuất khẩu lan đứng đầu thế giới.(Trích theo Nguyễn Thị Ngọc,
LVTN, 2006)
2.4.2 Ở trong nước
Nước ta nằm trong cùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, vì vậy phong lan rất phong
phú về giống củng như chủng loại lan rừng, dựa vào điều kiện tự nhiên mà người ta
phân bố vùng trồng lan nước ta thành 2 vùng:
-

Vùng có khí hậu nóng ẩm; Tp Hồ Chí Minh, các Tỉnh Nam Bộ, Trung Bộ…,
ngoài những chủng lan rừng còn có các giống lan lai nhập nội như: Vanda,
Dendrobium, Oncidium, Mokara, Phalaenopsis.

-

Vùng có khí hậu lạnh: Đà Lạt và các Tỉnh Phía Đông Bắc trồng chủ yếu là
Cymbidium, Phalaenopsis, Oncidium.
Theo các chuyên gia, Việt Nam được đánh giá là nước có tiềm năng lớn trong

sản xuất phong lan. Nhưng một thực tế hiện nay là: trong khi nhu cầu hoa lan nội địa
và nhu cầu xuất khẩu đang ở mức cao thì Việt Nam vẫn phải chi hàng tỷ đồng mổi
năm để nhập khẩu lan. Tìm giải pháp phát huy tiềm năng của ngành lan Việt Nam là
một trong những vấn đề được quan tâm hiện nay.

Phong lan là giống cây trồng có đặc điểm sinh trưởng rất phù hợp với điều kiện
tự nhiên và khí hậu Việt Nam. Với khoảng hơn 755 loại lan hiện có cùng rất nhiều
giống lan được lai tạo từ công nghệ nuôi cấy mô, Việt Nam có nhiều tiềm năng trở
thành nước sản xuất lan lớn trong khu vực.
Tuy nhiên, một thực tế còn tồn tại hiện nay là mổi năm Việt Nam vẫn phải chi
hàng tỷ đồng để nhập phong lan từ các nước láng giềng để đáp ứng nhu cầu nội địa.
Trong những tháng đầu năm 2007, mặc dù kim ngạch nhập khẩu lan cắt cành đả giảm
đáng kể so với những tháng trước nhưng vẫn ở mức khá cao. Theo số liệu thống kê của
Tổng Cục Hải Quan, kim ngạch nhập khẩu phong lan cắt cành qua đường chính ngạch
của nước ta trong tháng 02/2007 là 26,515 nghìn USD, giảm 20,17% so với tháng
01/2007 nhưng vẫn tăng 51,76% so với tháng 12/2006. Thị trường nhập khẩu lan cắt
cành chính của Việt Nam trong thời gian qua là Thái Lan với gần 100% lượng lan cắt
cành. Theo thống kê, hiện nhu cầu tiêu thụ hoa lan của Việt Nam là khá cao. Chỉ tính
12


riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, năm 2003 doanh thu từ kinh doanh hoa lan và cây
cảnh mới chỉ đạt 200 – 300 tỷ đồng thì đến quý 1 năm 2006 con số này đả tăng lên
mức 400 tỷ đồng. Ngoài ra các cơ sở kinh doanh hoa lan, cây cảnh cũng tăng từ 264 cơ
sở năm 2003 lên trên 1000 cơ sở, với lượng phong lan tiêu thụ trung bình mổi năm lên
tới 1 triệu cây. Trên thực tế, tình hình sản xuất phong lan hiện nay ở Việt Nam còn
chưa tương xứng với tiềm năng.
Qua khảo sát, hiện mới chỉ có một số công ty lớn, trong đó có những công ty
nước ngoài trồng phong lan tại Đà Lạt, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai với diện tích
khoảng 50 – 60 ha/doanh nghiệp. Một vài địa phương khác cũng tiến hành trồng
phong lan nhưng mới dừng ở quy mô gia đình, trên diện tích từ vài mết vuông đến vài
nghìn mết vuông, cá biệt có vài hộ trồng trên 1 đến 2 ha chứ chua có các vùng quy
hoạch trồng lan tập trung ứng dụng công nghệ hiện đại.
2.5 Triển vọng sản xuất kinh doanh và xuất khẩu phong lan ở Việt Nam
Với điều kiện thuận lợi như khí hậu, đa dạng về giống, nhiều nguyên liệu làm

giá thể tốt, nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp trồng và xuất
khẩu phong lan. Hiện nay mới chỉ có một số công ty lớn ở Đà Lạt, Tp. Hồ Chí Minh,
Đồng Nai và một số địa phương khác chỉ mới trồng ở quy mô gia đình.
Viện Di Truyền Nông Nghiệp Việt Nam bước đầu cũng có những thành công
trong việc nuôi cấy mô tạo giống phong lan theo công nghệ chuyển giao từ Thái Lan.
Một số địa phương khác như Sapa, Phú Yên bước đầu đã khảo sát và nghiên cứu
phương pháp nhân giống hoàn thiện quy trình sản xuất phong lan. Mặc dù thị trường
sản xuất phong lan trên thế giới có nhiều triển vọng, song để có thể đáp ứng nhu cầu
nội địa tiến vào thị trường phong lan thế giới ngành công nghiệp hoa lan của Việt Nam
còn phải quan tâm rất nhiều đến vấn đề tạo giống, công nghệ sản xuất, canh tác thu
hoạch đóng gói và đầu tư cơ sở hạ tầng.
Với nguồn nhân lực dồi dào, tập trung nhiều viện, trường cũng như nhà khoa
học, nếu khai thác tốt những tiềm năng này, cộng với lợi thế về thổ nhưỡng, về lâu dài
TP Hồ Chí Minh có thể nghĩ đến chuyện cạnh tranh với cả Thái Lan, vốn đi trước Việt
Nam rất lâu về ngành này và đang là nơi cung cấp giống chủ yếu cho các nhà vườn
TP. Hồ Chí Minh. Chính vì vậy, TP. Hồ Chí Minh nên nhanh chóng quy hoạch ngành

13


trồng lan, có chiến lược, mục tiêu rỏ ràng, cộng với chính sách đồng bộ về vốn,
giống... để phát huy thế mạnh
Theo các chuyên gia về lan nghề trồng lan sẽ đem lại lợi nhuận không nhỏ cho
người dân, theo tính toán của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn nếu trồng
phong lan cắt cành loài Dendrobium và Mokara mỗi hécta đất trồng có thể thu hoạch
500 đến 1 tỷ đồng / năm, cao hơn nhiều lần so với một số cây hoa màu khác hiện nay
mỗi năm Việt Nam vẫn phải chi hàng tỷ đồng để nhập phong lan từ các nước láng
giềng cho nhu cầu nội địa.
Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Tp Hồ Chí Minh cho biết, diện tích
trồng lan tại thành phố hiện nay là 64 ha, so với năm 2003 tăng 220%, trong đó diện

tích lan cắt cành tăng rất nhanh 453%, tập trung nhiều tại huyện Củ Chi, Hóc Môn, kế
đến là Quận 9, 7, huyện Nhà Bè. Đó là chưa kể nhiều người dân còn đầu tư trồng lan
cắt cành tại một số tỉnh lân cận như Tây Ninh... Đây là loại hình phù hợp với loại hình
nông nghiệp đô thị, diện tích nhỏ, nhưng giá trị kinh tế mang lại rất cao. Thu nhập từ
trồng lan cắt cành cao gấp 70 – 80 lần so với trồng lúa. Tuy nhiên, nghành trồng lan,
ngoài việc chưa chủ động về giống, còn bị hạn chế nhiều về vốn đầu tư ban đầu để
chuyển đổi sản xuất.

14


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí tại nhà lưới khu Thực nghiệm trường Trung Cấp Nông
Nghiệp Miền Nam - Quận 9 - Tp Hồ Chí Minh.
Thời gian thí nghiệm từ 15/04/2009 đến 10/08/2009
3.2 Vật liệu và phương pháp thí nghiệm
Giống lan: 3 giống lan Mokara, Vanda, Renanthera được lấy từ phòng nuôi cấy
mô bộ môn Di truyền Giống, khoa Nông học, Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh
3.3 Điều kiện thí nghiệm
Bảng 3.1: Các yếu tố khí hậu thời tiết khu vực thành phố Hồ Chí Minh từ tháng
04/2009 đến tháng 08/2009
Nhiệt

Lượng

Ẩm độ không

Giờ


Lượng bốc

độ

mưa

khí

nắng

hơi

(0C)

(mm)

(%)

(giờ)

(mm)

4

29

42

75


226

148

5

29

220

80

198

112

6

28

331

81

180

97

7


28

313

80

190

49

Tháng

(Nguồn: Viện khí tượng thuỷ văn 2009)
Nhìn chung, các yếu tố khí hậu, thời tiết trong thời gian thí nghiệm tương đối
thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây lan thí nghiệm trong nhà lưới. Tuy
nhiên qua tháng 5 đến tháng 8, mưa nhiều, ẩm độ không khí tăng cao, số giờ nắng
giảm dần kéo theo sự gia tăng ẩm độ, giảm sự bốc thoat hơi nước ảnh hưởng đến sinh
trưởng và phát triển của 3 giống lan đơn thân thí nghiệm ở nhà lưới.
3.4 Phương tiện thí nghiệm
Nhà lưới: có hai lớp lưới che 60% ánh sáng
Khay xốp trồng lan , chậu trồng lan, , giá để
15


×