Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

KHẢO SÁT MỨC ĐỘ GÂY BỆNH CỦA NẤM Corynespora cassiicola (Berk. & Curt.) TRÊN MỘT SỐ DÒNG VÔ TÍNH CAO SU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (915.89 KB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT MỨC ĐỘ GÂY BỆNH CỦA NẤM
Corynespora cassiicola (Berk. & Curt.)
TRÊN MỘT SỐ DÒNG VÔ TÍNH CAO SU

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN KIM PHƯƠNG
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2006 - 2010

 

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 8/2010


KHẢO SÁT MỨC ĐỘ GÂY BỆNH CỦA NẤM
Corynespora cassiicola (Berk. & Curt.)
TRÊN MỘT SỐ DÒNG VÔ TÍNH CAO SU

Tác giả

Nguyễn Kim Phương

Luận văn được đệ trình để hoàn thành yêu cầu cấp bằng Kỹ sư Nông nghiệp
ngành Nông học

Giáo viên hướng dẫn:


TS. Nguyễn Anh Nghĩa
TS. Từ Thị Mỹ Thuận

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 8/2010


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành được luận văn tốt nghiệp này, lời đầu tiên em xin chân
thành cám ơn các thầy, cô Trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh nói
chung và các thầy cô Khoa Nông học nói riêng trong suốt những năm tháng em học
tập tại trường đã luôn quan tâm, giúp đỡ, dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức quý
báu, giúp em có đầy đủ kiến thức để có thể học tập và nghiên cứu như hôm nay.
Em cũng xin cám ơn Viện Nghiên cứu cao su Việt Nam, các cô, chú lãnh đạo
và cán bộ của Viện đã tạo điều kiện để em có thể hoàn thành tốt nhất đợt thực tập cũng
như luận văn tốt nghiệp này.
Em cũng xin vô cùng cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Anh Nghĩa, Quyền Trưởng Bộ
môn Bảo vệ thực vật - Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam đã luôn quan tâm, chỉ bảo từ
lúc em vừa đến Bộ môn thực tập cho đến nay.
Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Từ Thị Mỹ Thuận, Phó Trưởng
khoa Nông học, trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giúp
đỡ, hướng dẫn em từ những ngày đầu chấp bút đến khi hoàn thành luận văn này.
Em cũng thành thật cảm ơn Thạc sĩ Nguyễn Thái Hoan, Kỹ sư Nguyễn Ngọc
Mai và các cô, chú, anh, chị hiện đang công tác tại Bộ môn Bảo vệ thực vật đã luôn
giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại Viện cũng như tại Bộ môn.
Bên cạnh đó, tận đáy lòng mình, em vô cùng biết ơn ông, bà, cha, mẹ đã yêu
thương, chăm sóc, dạy dỗ, không ngại khổ cực, làm lụng vất vả để nuôi nấng, lo cho
em ăn học, chỉ mong em được nên người, vững bước vào đời, cống hiến sức mình,
giúp đỡ những người nông dân một nắng hai sương và là một hạt nhân tốt của xã hội.
Em cũng xin cảm ơn các bạn lớp DH06NH đã luôn là những người bạn tốt,

luôn động viên, giúp đỡ em suốt những năm tháng học tập dưới mái trường Đại học
Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Và dù đã cố gắng hết sức mình để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tuy
nhiên cũng sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự thông cảm và
chỉ bảo của các thầy, các cô, các chú, các anh, chị và các bạn để em có thể hoàn chỉnh
luận văn của mình. Xin chân thành cảm ơn!
Nguyễn Kim Phương
i


TÓM TẮT
Nguyễn Kim Phương, trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8
năm 2010.”Khảo sát mức độ gây bệnh của nấm Corynespora cassiicola (Berk. &
Curt.) trên một số dòng vô tính cao su”.
Đề tài được thực hiện tại Bộ môn Bảo vệ Thực vật - Viện Nghiên cứu Cao su
Việt Nam nhằm đánh giá mức độ gây bệnh của hai mẫu phân lập C. cassiicola thuộc
các phân nhóm di truyền khác nhau trên 16 dòng vô tính (DVT) cao su có triển vọng
hoặc đã và đang được trồng phổ biến. Đề tài được tiến hành với các nội dung:
ƒ Khảo sát khả năng gây bệnh trên lá cao su ở những nồng độ bào tử nấm C.
cassiicola khác nhau.
ƒ Khảo sát mức độ nhiễm bệnh ở những tuổi lá khác nhau sau khi được lây nhiễm
bào tử nấm C. cassiicola.
ƒ Khảo sát mức độ gây bệnh của một số mẫu phân lập C. cassiicola thuộc các
phân nhóm di truyền khác nhau trên các dòng vô tính cao su trong điều kiện phòng thí
nghiệm.
ƒ Khảo sát mức độ gây bệnh của một số mẫu phân lập C. cassiicola trong điều
kiện nhà lưới.
Kết quả đạt được:
Thí nghiệm 1: với 4 nồng độ được sử dụng để xác định nồng độ thích hợp
chủng nấm: 1.000, 2.000, 4.000, 6.000 bào tử/ml thì nồng độ 4.000 bào tử/ml được lựa

chọn do có sự khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê với các nồng độ 1.000, 2.000
bào tử/ml và tiết kiệm chi phí hơn so với nồng độ 6.000 bào tử/ml.
Thí nghiệm 2: với 3 độ tuổi lá được sử dụng để xác định tuổi lá thích hợp chủng
nấm: lá tím đồng, lá ở giai đoạn xanh nhạt, và lá bánh tẻ. Kết quả cho thấy lá ở giai
đoạn xanh nhạt thể hiện rõ tốc độ lây nhiễm của nấm, lá tím đồng trong quá trình quan
trắc có hiện tượng bị thối nhũn, còn trên lá bánh tẻ thì quá trình lây nhiễm của nấm
diễn biến chậm.

ii


Thí nghiệm 3: Bào tử 2 mẫu phân lập CoryLK01và CoryQN01 được lây bệnh
nhân tạo trên 16 DVT cao su trong điều kiện phòng thí nghiệm. Kết quả cho thấy mẫu
phân lập CoryLK01 gây bệnh nặng hơn mẫu phân lập CoryQN01. DVT RRIV 4 có độ
mẫn cảm cao với cả hai mẫu phân lập. Mẫu phân lập CoryLK01 gây bệnh nhẹ trên
DVT LH 83/85, mẫu phân lập CoryQN01 gây bệnh nhẹ trên các DVT: LH 83/87, LH
88/72 và LH 94/286.
Thí nghiệm 4: cũng được tiến hành với bào tử 2 mẫu phân lập CoryLK01, và
CoryQN01, trên cùng 16 DVT cao su nhưng trong điều kiện nhà lưới. Mỗi mẫu phân
lập lây bệnh trên 16 DVT cao su được cách ly độc lập cho kết quả: mẫu phân lập
CoryLK01 gây bệnh nặng hơn mẫu phân lập CoryQN01 và RRIV 4, RRIV 3 là DVT
mẫn cảm cao với cả 2 mẫu phân lập. Hai mẫu phân lập CoryLK01 và CoryQN01 đều
gây bệnh nhẹ trên 2 DVT LH 83/87 và LH 94/286.

iii


MỤC LỤC
Đề mục


Trang

Lời cảm ơn

i

Tóm tắt

ii

Mục lục

iv

Danh sách các chữ viết tắt

vi

Danh sách các bảng

vii

Danh sách các hình

viii

Chương 1 Mở đầu

1


1.1

Đặt vấn đề

1

1.2

Mục đích và yêu cầu

2

1.2.1

Mục đích

2

1.2.2

Yêu cầu

2

1.2.3

Giới hạn đề tài

2


Chương 2 Tổng quan tài liệu

3

2.1

Sơ lược về cây cao su

3

2.1.1

Cây cao su và tầm quan trọng của nó

3

2.1.2

Tình hình bệnh hại trên cây cao su

4

2.2

Sơ lược về nấm Corynespora cassiicola

5

2.2.1


Phân loại học của nấm Corynespora cassiicola

5

2.2.2

Đặc điểm hình thái của nấm Corynespora cassiicola

5

2.2.3

Đặc điểm sinh lý của nấm Corynespora cassiicola

6

2.2.4

Khả năng tồn tại của nấm Corynespora cassiicola

7

2.2.5

Khả năng phát tán của nấm Corynespora cassiicola

7

2.2.6


Con đường xâm nhập, phạm vi phân bố, phổ kí chủ và khả

7

năng gây bệnh của nấm Corynespora cassiicola
2.3

Giới thiệu về bệnh rụng lá Corynespora trên cây cao su

10

2.3.1

Lịch sử phát hiện nấm Corynespora cassiicola

10

2.3.2

Triệu chứng của bệnh Corynespora trên cây cao su

11

2.4

Khả năng hình thành nòi mới

13
iv



Chương 3 Nội dung và phương pháp

14

3.1

Nội dung, địa điểm, thời gian thực hiện

14

3.2

Phương pháp

14

3.2.1

Tạo bào tử nấm Corynespora cassiicola trên môi trường PSA

14

3.2.2

Khảo sát khả năng gây bệnh trên lá cao su ở những nồng độ

15

bào tử nấm Corynespora cassiicola khác nhau

3.2.3

Khảo sát mức độ nhiễm bệnh ở những tuổi lá khác nhau sau

18

khi bị lây nhiễm bào tử nấm Corynespora cassiicola
3.2.4

Khảo sát mức độ gây bệnh của 2 mẫu phân lập Corynespora

18

cassiicola trên các dòng vô tính cao su bằng phương pháp lá
cắt rời
3.2.5

Khảo sát mức độ gây bệnh của 2 mẫu phân lập Corynespora

19

cassiicola trên các dòng vô tính cao su bằng phương pháp lây
bệnh nhân tạo trong nhà lưới
Chương 4 Kết quả- thảo luận
4.1

22

Khả năng gây bệnh trên lá cao su ở những nồng độ bào tử


22

nấm Corynespora cassiicola khác nhau
4.2

Mức độ nhiễm bệnh ở những tuổi lá khác nhau sau khi bị lây

24

nhiễm bào tử nấm Corynespora cassiicola
4.3

Mức độ gây bệnh của 2 mẫu phân lập Corynespora cassiicola

25

trên các dòng vô tính cao su bằng phương pháp lá cắt rời
4.4

Mức độ gây bệnh của 2 mẫu phân lập Corynespora cassiicola

31

trên các dòng vô tính cao su trong điều kiện nhà lưới
Chương 5 Kết luận – Đề nghị

37

5.1


Kết luận

37

5.2

Đề nghị

37

Tài liệu tham khảo

38

Phụ lục

45

v


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
PTNT

Phát triển nông thôn

DVT

Dòng vô tính


VNCCSVN

Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam

BVTV

Bảo vệ Thực vật

PSA

Potato Sucrose Agar

CBTB

Cấp bệnh trung bình

CSB

Chỉ số bệnh

CSBTB

Chỉ số bệnh trung bình

CV

Hệ số biến thiên (Coefficient of Variation)

Ha


Hecta

CTV

Cộng tác viên

NSC

Ngày sau chủng

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1

Ảnh hưởng của nồng độ bào tử nấm C. Cassiicola đến sự phát

22

triển của bệnh Corynespora trên DVT PB 260
Bảng 4.2

Ảnh hưởng của tuổi lá cao su đến sự phát triển của bệnh

24

Corynespora trên DVT PB 260
Bảng 4.3


Mức độ gây bệnh của mẫu phân lập CoryLK01 (nấm C.

27

cassiicola) trên 16 DVT cao su trong điều kiện phòng thí
nghiệm
Bảng 4.4

Mức độ gây bệnh của mẫu phân lập CoryQN01 (nấm C.

29

cassiicola) trên 16 DVT cao su trong điều kiện phòng thí
nghiệm
Bảng 4.5

Mức độ gây bệnh của mẫu phân lập CoryLK01 (nấm C.

32

cassiicola) trên 16 DVT cao su trong điều kiện nhà lưới
Bảng 4.6

Mức độ gây bệnh của mẫu phân lập CoryQN01 (nấm C.
cassiicola) trên 16 DVT cao su trong điều kiện nhà lưới

vii

34



DANH SÁCH CÁC HÌNH
Danh sách hình
Hình 2

Hình thái nấm C. cassiicola

6

Hình 3

Minh họa phân cấp bệnh trên mẫu lá cắt rời

17

Hình 4.1

Bệnh Corynespora ở các nồng độ bào tử sau 6 ngày chủng

22

nấm
Hình 4.2

Bệnh Corynespora ở các tuổi lá sau 6 ngày chủng nấm

24

Hình 4.3


Khuẩn lạc mẫu phân lập CoryLK01 và CoryQN01

26

Hình 4.4

Triệu chứng bệnh do mẫu phân lập CoryLK01 gây ra trên

31

một số dòng vô tính cao su
Hình 4.5

Triệu chứng bệnh do mẫu phân lập CoryQN01 gây ra trên

31

một số dòng vô tính cao su
Hình 4.6

Bệnh Corynespora trên cây cao su trong điều kiện nhà lưới

viii

36


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề

Cây cao su (Hevea brasiliensis Muell. Arg.) là cây công nghiệp dài ngày có giá
trị kinh tế cao, sản phẩm chính là mủ. Mủ cao su đứng thứ 3 trong các mặt hàng xuất
khẩu của nước ta sau lúa, cà phê và đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế quốc gia.
Ngày 17 tháng 9 năm 2008, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ký Quyết định số
2855-QĐ/BNN-KHCN công nhận cao su là cây trồng đa mục đích. Do đó, cây cao su
đã và đang được sự quan tâm của Chính phủ về việc mở rộng diện tích, khuyến khích
nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăm sóc, khai thác.
Tuy nhiên, việc trồng độc canh và tập trung trên diện tích lớn nên cao su bị
nhiều loại bệnh tấn công, đặc biệt là bệnh hại lá, loại bệnh được xem là gây thiệt hại
lớn nhất. Do tán lá ở vườn cây trưởng thành có chiều cao trên 10m, kết hợp diện tích
trải rộng nên biện pháp phòng trị các loại bệnh lá thường khó thực hiện và cho hiệu
quả thấp nếu sử dụng biện pháp hóa học. Trong số các loại bệnh lá, bệnh rụng lá
Corynespora do nấm Corynespora cassiicola gây ra là một trong những bệnh quan
trọng trên cây cao su ở các quốc gia châu Á, châu Phi (Ismail và Jeyanayagi, 1999).
Bệnh xảy ra quanh năm, trên mọi giai đoạn sinh trưởng của cây, gây hại trên lá, chồi,
là nguyên nhân kéo dài thời gian kiến thiết cơ bản lên 2 - 3 năm và tổn thất 20 - 25%
sản lượng ở cây cao su trưởng thành (Phan Thành Dũng, 2004)
Hiện nay trên thế giới, dòng vô tính (DVT) nhiễm bệnh nặng hầu hết là các
DVT cao sản, đầy triển vọng như: RRIC 103, RRIC 104, RRIC 110, RRIC 131, RRIC
132, RRIC 133, RRIM 725, RRIM 600, Tjir 1, RRII 105, GT 1, IAN 873, FX 25, KRS
21, PPN 2685, PPN 2444 và PPN 2447 (Jacob, 2006). Tại Việt Nam, số lượng DVT
cao su bị nhiễm bệnh đã tăng lên nhiều, bệnh đã xuất hiện tại một số công ty cao su ở
miền Đông Nam Bộ (Phan Thành Dũng, 2004) và một số tỉnh phía Bắc như Hà Tây và
1


Nghệ An (Chi Cục Bảo Vệ Thực Vật, 2000). Theo số liệu điều tra của Bộ môn Bảo vệ
Thực vật - VNCCSVN năm 2006, 148/148 DVT được điều tra có xuất hiện bệnh,
trong đó 40% DVT cao su bị nhiễm bệnh ở mức độ nặng (Phan Thành Dũng, 2007).
Mặt khác, nấm C. cassiicola trên cây cao su có sự phân hóa về di truyền (Safia và

Noor, 2003). Theo Hashim và Jeyanayayi (1999), Malaysia đã phát hiện hai nòi sinh lí
của nấm trên cây cao su. Nòi 1 tấn công các DVT: RRIM 600, GT 1 và IAN 873
nhưng không xâm nhiễm trên các DVT mới: RRIM 2020 và PB 260. Nòi 2 lại tấn
công trên hai DVT RRIM 2020 và PB 260. Theo Phan Thành Dũng (2004), nấm C.
cassiicola đã có 6 nòi gây hại trên cây cao su. Như vậy khả năng gây bệnh của các nòi
C.cassiicola là rất khác nhau, tùy thuộc vào DVT cao su, điều kiện môi trường. Hơn
nữa, nấm C. cassiisola có khả năng hình thành nhiều nòi sinh lí mới để phá vỡ tính
kháng bệnh của một số DVT cao su. Với những mẫu phân lập thuộc các phân nhóm di
truyền khác nhau, khả năng chúng thuộc về những nòi khác nhau là rất lớn. Vì thế,
việc xác định mức độ gây bệnh của các mẫu phân lập C cassiicola có kiểu di truyền
khác nhau trên các DVT cao su là cần thiết. Xuất phát từ các vấn đề trên, đề tài “Khảo
sát mức độ gây bệnh của nấm Corynespora cassiicola trên một số dòng vô tính cao
su” đã được thực hiện.
1. 2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Đánh giá mức độ gây bệnh của một số mẫu phân lập C. cassiicola thuộc các
phân nhóm di truyền khác nhau trên một số dòng vô tính cao su có triển vọng hoặc đã
và đang được trồng phổ biến.
1.2.2 Yêu cầu
ƒ Nắm vững phương pháp lây bệnh nhân tạo và đánh giá bệnh Corynespora trên
cây cao su.
ƒ Thành thạo thao tác nuôi cấy nấm C. cassiicola trong phòng thí nghiệm.
1.2.3 Giới hạn đề tài
Do hạn chế về điều kiện thí nghiệm, thời gian thực tập nên một số thí nghiệm
chỉ tiến hành ở qui mô nhỏ.

2


Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Sơ lược về cây cao su
2.1.1 Cây cao su và tầm quan trọng của nó
Cây cao su (H. brasiliensis.) thuộc họ thầu dầu (Euphorbiaceae), có nguồn gốc
từ vùng nhiệt đới, lưu vực sông Amazone (Nam Mỹ), được H. Wickham du nhập vào
châu Á và châu Phi năm 1876. Từ khi được du nhập vào Đông Nam Á, diện tích cây
cao su tại vùng này được phát triển rất nhanh, dẫn đầu là Malaysia, kế đến là
Indonesia, Thái Lan (Nguyễn Thị Huệ, 2007).
Cây cao su yêu cầu nhiệt độ cao, ổn định và tối thích ở 25 - 30oC; lượng mưa
từ 1.500 - 2.000 mm/năm và số ngày mưa tốt nhất là 100 - 150 ngày/năm. Số giờ
chiếu sáng được ghi nhận thích hợp cho cây cao su là 1.800 - 2.800 giờ/năm (Nguyễn
Thị Huệ, 2007).
Tại Việt Nam, năm 1877, hai cây cao su được du nhập do Pierre trồng tại Thảo
Cầm Viên (Sài Gòn), nhưng sau đó hai cây này chết. Ông Seeligmann gởi về Sài Gòn
50 cây cao su và chỉ còn sống 5 cây vào tháng 12 năm 1881, tiếp theo đợt 2 vào tháng
6 năm 1883, nhưng tất cả các cây cao su nói trên đều không tồn tại và phát triển được
do nhiều nguyên nhân. Đến năm 1897, sau một số lần thất bại tiếp theo của ông Raul
trong việc du nhập và trồng cao su vào nước ta, bác sĩ Yersin đã thành công và vườn
cao su đầu tiên được ông trồng tại Suối Dầu – Nha Trang (Đặng Văn Vinh, 2000). Đầu
thế kỷ 20, các vườn cao su được trồng tại Đông Nam Bộ và đến đầu thập kỷ 50, cây
cao su được trồng tại một số vùng Tây Nguyên, miền Trung và một số vùng ở phía
Bắc (Đặng Văn Vinh, 2000). Năm 2008, diện tích cao su nước ta là 550.000 ha. Dự
kiến đến năm 2010, diện tích cao su đạt 700.000 ha. (Tạp chí cao su Việt Nam, 2008).

3


Cây cao su là loại cây công nghiệp dài ngày cho sản lượng mủ cao, phẩm chất
mủ tốt nhất trong các loại cây có nhựa mủ. Cao su là một trong bốn nguyên liệu cơ bản
của nền công nghiệp hiện đại (than đá, gang thép, dầu hỏa, cao su).

Cao su vốn là hydratcacbon cao phân tử (C5H8), là chất dẻo có độ bền cơ học
cao, tính đàn hồi lớn. Gỗ cao su được dùng làm ván ép, đồ gia dụng, bàn ghế và
nguyên vật liệu chế biến giấy. Hạt cao su có chứa tinh dầu, tỷ lệ khoảng 47% trọng
lượng hạt, được dùng làm sơn mài, xà phòng, chế biến nhựa dán gỗ. Ngoài ra, nó còn
đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đất và làm cân bằng hệ sinh thái, phủ xanh
đồi núi trọc, tăng độ ẩm không khí, chắn gió và qua quang hợp làm sạch bầu không khí
(Tổng Công ty Cao su Việt Nam, 2005). Cho đến nay nó đã và đang góp phần rất lớn
vào nguồn xuất khẩu và tạo công ăn việc làm cho người lao động, đặc biệt là ở khu
vực Đông Nam Á (Phan Thành Dũng, 2004).
2.1.2 Tình hình bệnh hại trên cây cao su
Cao su cũng bị rất nhiều loại mầm bệnh tấn công như nấm, côn trùng… Do được
trồng chủ yếu trong vùng nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm và lượng mưa phong phú nên
cây bị rất nhiều loại bệnh gây hại, nhất là những loại bệnh do nấm gây ra.
Hiện nay, ở Việt Nam chưa phát hiện bệnh do vi khuẩn và virus trên cây cao su.
Các loại bệnh gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất cao su có thể kể đến như bệnh phấn
trắng (Oidium heveae), bệnh Corynespora (Corynespora cassiicola), héo đen đầu lá
(Collectotrichum gloeosporioides), rụng lá mùa mưa (Phytopthora palmivora và
Phytopthora botryosa), đốm mắt chim (Drechslera heveae), loét sọc mặt cạo
(Phytopthora

palmivora



Phytopthora

botryosa),

nấm


hồng

(Corticium

salmonicolor), bệnh rễ nâu (Phellinus noxius) và bệnh nứt vỏ (Botryodiploidia
theobromae).
Mặc dù mới được phát hiện vào năm 1999, nhưng bệnh Corynespora do nấm
Corynespora cassiicola (Berk. and Curt.) Wei. gây ra đã nhanh chóng được xem là
loại bệnh nguy hiểm nhất trên cây cao su ở nước ta (Phan Thành Dũng, 2004). Do loài
nấm này có khả năng gây hại quanh năm trên mọi tuổi lá, mọi giai đoạn sinh trưởng
của cây. Là một trong những nguyên nhân làm cây chậm phát triển, kéo dài thời kỳ

4


kiến thiết cơ bản thêm 1 – 2 năm và ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm giảm sản lượng
mủ từ 20-30% đối với vườn khai thác (Bộ môn Bảo vệ thực vật, 2006).
2.2 Sơ lược về nấm Corynespora cassiicola
2.2.1 Vị trí phân loại của nấm Corynespora cassiicola
Các loại nấm gây hại cho cây trồng có đặc điểm chung là tế bào có nhân thực
(Eucaryotae), cơ quan sinh trưởng có cấu tạo dạng sợi, sinh sản bằng bào tử, sống dị
dưỡng, không có diệp lục, có thành phần loài rất phong phú (Vũ Triệu Mân và Lê
Lương Tề, 1998).
Năm 1950, Wei thu thập tất cả các tài liệu liên quan đến nấm C. cassiicola và
phân tích để đi đến kết luận rằng: chúng là tác nhân gây bệnh duy nhất thuộc cùng một
loài và đặt tên là Corynespora cassiicola (Berk & Curt) Wei. Tên này được các nhà
nghiên cứu về bệnh cây chấp nhận cho đến nay mặc dù trước đây, nấm còn có nhiều
tên gọi khác nhau như Helminthosporium cassiicola Berk. & Curt.; H. papayae H.
Syd.; Cercospora melonis Cooke; C. vignicola Kawamura; Corynespora melonis
(Cooke) Lindau (Ellis và Holliday, 1971). Vị trí phân loại của nấm như sau:

Giới:

Fungi

Ngành (Phylum):

Ascomycota

Lớp (class):

Ascomycetes

Bộ (Order):

Pleosporales

Họ (Family):

Corynesporascaceae

Giống (Genus):

Corynespora.

2.2.2 Đặc điểm hình thái của nấm Corynespora cassiicola
Theo Chee (1988), kích thước trung bình của đính bào tử phân lập từ cây cao su
là 64,4 x 5,52 µm (23,42 – 132,6 x 2,60 – 7,80 µm).
Bào tử nảy mầm tạo ra một hoặc nhiều ống mầm, nhưng các ống mầm thường
mọc nhiều ở các tế bào tận cùng của bào tử. Có sự biến thiên về kích thước và hình
dạng của đính bào tử phân lập từ lá cao su bị nhiễm bệnh ngoài tự nhiên và nuôi cấy

trên môi trường Potato Sucrose Agar (PSA) (Phan Thành Dũng, 1995; 2004). Đính
bào tử phân lập từ lá cao su thường dài, thon và có hình que trong môi trường nuôi cấy
nhưng có đáy hơi rộng.
5


Theo Spencer và Walters (1969), sự khác nhau về hình thái học của nấm một
phần là phụ thuộc vào sự khác nhau của điều kiện sống ở mức độ loài. Các mẫu nấm
C. cassiicola phân lập từ các ký chủ khác nhau thì có sự khác biệt rất lớn về đặc điểm
nuôi cấy.
Theo Phan Thành Dũng (2004), khuẩn ty của nấm có màu xám đến nâu. Khuẩn
lạc biến thiên rất lớn về tốc độ sinh trưởng, hình thái, độ dày, độ mịn và màu sắc, mặc
dù được phân lập từ một bào tử duy nhất. Sự đa dạng về hình thái của bào tử được ghi
nhận không chỉ giữa các mẫu phân lập mà còn trong cùng một mẫu phân lập.

Hình 2 Hình thái nấm C. cassiicola
(Nguồn: Bộ môn BVTV – VNCCSVN)
2.2.3 Đặc điểm sinh lý của nấm Corynespora cassiicola
Trên mô bệnh, số lượng bào tử có thể lên đến 1.200 bào tử/cm2. Ẩm độ ở mức
90% là thích hợp nhất để C. cassiicola hình thành bào tử. Tuy nhiên, sự hình thành bào
tử vẫn có thể xảy ra ở ẩm độ 80, 90 và 100% (Mushrif, 2006).
Năm 1974, Onesirosan và cộng tác viên đã tìm thấy điều kiện tốt nhất cho sự
phát triển của C. cassiicola là 28ºC. Ở 32 – 36ºC nấm phát triển chậm và khuẩn lạc
hình thành không đều.
Phan Thành Dũng (1995) cho rằng nấm C. cassiicola được phân lập từ cây cao
su nảy mầm trên môi trường PSA nhiều hơn trên môi trường Potato Dextrose Agar
(PDA) và Rubber Leaf Extract Agar (RLEA). Chee (1988) cho rằng C. cassiicola phân
lập từ cây cao su (H. brasiliensis) nuôi trên môi trường PSA được đặt trong bóng tối 3
ngày, sau đó đặt dưới ánh sáng 3 ngày ở 26ºC thì bào tử đính hình thành nhiều hơn.
6



2.2.4 Khả năng tồn tại của nấm Corynespora cassiicola
Nấm C. cassiicola là tác nhân gây ra bệnh đốm lá trên các loại cây trồng bằng
cách sống và lan truyền mầm bệnh trên đồng ruộng (Pernezny và Simone, 1993). Ở
các vườn trồng cao su, sự có mặt của các loại cỏ giúp tăng sự sống của mầm bệnh nên
kiểm soát các loại cỏ có thể giảm bớt được sự tác động của bệnh. Ngoài ra, nấm C.
cassiicola có thể sống trên tất cả các bộ phận của cây cao su bị nhiễm bệnh và xác bã
cây trồng dưới dạng sợi nấm có màu nâu đậm. Mushrif (2006) cho rằng nấm có thể
sống trên các loại cây trồng còn sót lại trên đồng ruộng cũng như trên xác bã cây trồng
và xác bã giun tròn.
Bào tử có khả năng tồn tại trong đất với thời gian dài. Trên lá cao su khô, nấm
vẫn có thể tồn tại và giữ nguyên khả năng gây bệnh của nó khoảng 3 tháng (Phan Thành
Dũng, 2004).
2.2.5 Khả năng phát tán của nấm Corynespora cassiicola
Bào tử được lây lan nhờ gió và mưa. Bào tử không được mang đi xa, có lẽ do
kích thước lớn và trọng lượng tương đối nặng. Điều này giải thích tại sao bệnh lây lan
rất chậm (Mushrif, 2006).
Theo Phan Thành Dũng (2004), bào tử phóng thích cao điểm vào lúc 8 – 11 giờ.
Thời gian sau khi mưa nhiều và tiếp theo nắng ráo, số lượng bào tử phóng thích là nhiều
nhất.
2.2.6 Con đường xâm nhập, phạm vi phân bố, phổ kí chủ và khả năng gây
bệnh của nấm C. cassiicola
Nấm C. cassiicola (Berk & Curt) Wei có khả năng sống ký sinh trên thực vật
cũng như có khả năng sống hoại sinh trên xác bã thực vật (Ellis và Holiday, 1971).
Hiện nay, có khoảng 300 loài được công nhận là kí chủ chính của nấm C.
cassiicola bao gồm cây ăn trái, cây hoa màu, cây ngũ cốc, cây lâu năm, cây rừng, và
cây hoa kiểng (Farr và cộng sự, 2008).
Loài nấm này có thể xâm nhiễm trên nhiều loại cây trồng phổ biến và có giá trị
kinh tế cao như: đu đủ (Carica papaya), dưa leo (Cucumis sativus), đậu nành (Glycine

max), cao su (Hevea brasiliensis), cà chua (Lycopersicon esculentum) (Wei, 1950);
dứa (Ananas comosus), cọ dầu (Elaeis guineensis), cây sắn (Manihot esculenta) (Ellis,
7


1957); bông vải (Gossypium spp.), chuối (Musa sp.) (Ellis và Holiday, 1971); đậu
phộng (Arachis hypogea), cà phê (Coffea arabica ), sầu riêng (Durio zibethinus),
thuốc lá (Nicotiana tabacum), hồ tiêu (Piper nigrum), khoai tây (Solanum tuberosum),
ca cao (Theobroma cacao) (Farr và cộng sự, 2008).
Ngoài ra còn có một số loại cây kiểng phổ biến cũng được xem là kí chủ chính
của nấm này là: giống cây đại kích (Euphorbia sp.), cây sung (Ficus sp.), cây trạng
nguyên (Poinsettia sp.) (Ellis, 1957); cẩm tú cầu (Hydrangea macrophylla), đỗ quyên
(Rhododendron obtusum) (Ellis và Holiday, 1971); cây bông tỏi (Bignonia sp.), hoa
cúc (Chrysanthemum sp.), hoa dâm bụt (Hibiscus sp.), hoa nhài (Jasminum sp.), chanh
dây (Passiflora sp.) (Farr và cộng sự, 2008)
Năm 1993, Vallad và cộng sự cho rằng: đến nay, các nòi C. cassiicola từ các ký
chủ khác nhau đã được phát hiện, tuy nhiên không phải nòi nào cũng có khả năng gây
nhiễm cho các ký chủ của các nòi khác. Tại Malaysia, các mẫu phân lập lấy từ cao su
cho thấy cao su là kí chủ đặc biệt và không truyền bệnh qua cây ớt, ca cao, đu đủ, cà
chua, xà lách, đậu nành, và cọ dầu (Dũng, 1995; Chee, 1988). Tại Indonesia, Suwarto
và cộng sự (2000) đã báo cáo rằng các mẫu phân lập lấy từ cây đu đủ có thể gây bệnh
trên một số dòng cao su nhưng các mẫu phân lập lấy từ cây cao su có thể không lây
qua đậu nành và cây sắn. Trong nghiên cứu khác, 15 mẫu phân lập C. cassiicola được
chọn lọc từ một vài kí chủ đã được chủng lên 12 loại thực vật khác nhau. Sự khác nhau
trong phạm vi kí chủ giữa các mẫu phân lập đã được tìm thấy và sự nhạy cảm của các
kí chủ với những mẫu phân lập khác nhau thì cũng khác nhau (Oliveira và cộng sự,
2007).
Vi sinh vật xâm nhập vào cây trồng qua 3 con đường chủ yếu: qua "lỗ mở" tự
nhiên, qua vết thương, vết trầy xước trên cây và do chính vi sinh vật tự có cơ chế
để xuyên thủng tầng cutin, cellulose vào tế bào thực vật. Rất nhiều vi sinh vật xâm

nhập vào cây chủ qua khí khổng, qua các lỗ mở trên hoa hay xâm nhập vào hạt phấn
(hạt phấn thụ tinh sẽ đem theo cả vi sinh vật vào hợp tử mới). Theo Phan Thành Dũng
(2004), nấm C. cassiicola xâm nhập chủ yếu ở mặt dưới lá qua biểu bì và khí khổng,
ngoài ra nấm còn tiết ra enzyme (cellulase) giúp phân hủy màng tế bào.

8


Theo Situmorang và cộng sự (1996), khả năng xâm nhiễm và gây bệnh cho lá
cây cao su của nấm C. cassiicola phụ thuộc vào các giai đoạn sinh trưởng của lá. Nấm
gây bệnh trên cao su ở vườn ươm, vườn nhân, vườn cây kiến thiết cơ bản và cả vườn
cao su kinh doanh. Lá non dưới 4 tuần tuổi là giai đoạn mẫn cảm nhất đối với bệnh.
Bệnh xuất hiện trên cây cao su khai thác trong suốt thời kỳ ra lá mới (trích dẫn bởi
Edathil và cộng sự, 2000).
Điều kiện môi trường có liên quan chặt chẽ đến sự phát triển của bệnh. Các yếu
tố môi trường tác động đến bệnh chủ yếu là lượng mưa, ẩm độ và nhiệt độ không
khí. Situmorang và cộng sự (1996) ghi nhận thấy, điều kiện môi trường thích hợp
cho sự phát triển của bệnh là ẩm độ cao, nhiệt độ 28 - 30 oC, không khí ẩm ướt và
trời nhiều mây. Độ ẩm không khí cao hoặc bề mặt lá ẩm ướt ảnh hưởng đến quá trình
hình thành và nảy mầm của bào tử, sự phát triển, khả năng xâm nhiễm và sự phát tán
của mầm bệnh.
Theo Pawirosoemardjo và Purwantara (1987), khi nhiệt độ thấp hơn 20oC hoặc
cao hơn 35oC thì sự phát triển của mầm bệnh sẽ bị ức chế. Sailajadevi và cộng sự
(2005) quan sát thấy rằng, bệnh xuất hiện và gây hại nặng khi thời gian chiếu sáng
nhiều hơn 8 giờ/ngày, kết quả này phù hợp với ghi nhận trước đây của Rajalekshmy
và cộng sự (1996), cây cao su ở vườn ươm được che bóng thì bệnh ít xảy ra hoặc chỉ
xảy ra ở mức độ nhẹ. Theo Radziah và cộng sự (1996), bào tử tồn tại trong không khí
có tương quan nghịch với lượng mưa, bào tử được phóng thích nhiều hơn ở thời kỳ
có ẩm độ không khí thấp (trích dẫn bởi Sailajadevi, 2006).
Theo Situmorang và cộng sự (1984), cây cao su trồng ở những vùng có vĩ độ

thấp thường bị nấm C. cassiicola xâm nhiễm và gây hại nặng. Điều này có lẽ do ở
những nơi vĩ độ cao thì có nhiệt độ thấp làm kìm hãm sự phát triển của nấm bệnh.
Jayasinghe (2000) cũng ghi nhận rằng, ở độ cao trên 300m thì cây cao su cũng ít bị
bệnh Corynespora hơn (trích dẫn bởi Sailajadevi, 2006).
Mức độ mẫn cảm đối với bệnh thay đổi ở các DVT cao su và đặc tính này biến
đổi theo vùng địa lý và thời gian. Tan và cộng sự (1992) báo cáo rằng, các DVT PB
235, PB 260, PB 28/59, PB 280, PB 330, PM 10, RRIM 701, RRIM 908 và RRIM 926
nhiễm bệnh từ nhẹ đến trung bình, trong khi trước đó các DVT này được xem là kháng
9


bệnh. Sự nhiễm bệnh trên DVT RRIM 600 ngày càng trầm trọng. Theo Jayasinghe và
Silva (1996), RRIC 110 ban đầu được xem là kháng bệnh nhưng sau đó là DVT mẫn
cảm. Theo Sinulingga và cộng sự (1996); Breton và cộng sự (1996), mức độ nhiễm
bệnh của hai DVT PB 260 và GT 1 thay đổi theo vùng địa lý. PB 260 là DVT kháng
bệnh tại châu Á nhưng lại bị nhiễm bệnh nặng tại châu Phi. Ngược lại, GT 1 là DVT
mẫn cảm tại Malaysia và Indonesia nhưng lại kháng bệnh tại châu Phi (trích dẫn bởi
Nghĩa và cộng sự, 2006). Bên cạnh đó, mức độ mẫn cảm đối với bệnh trên một DVT
cũng biến thiên giữa điều kiện phòng thí nghiệm và điều kiện ngoài đồng ruộng.
Tại Việt Nam, bệnh Corynespora xảy ra trong điều kiện nhiệt độ 19,7 27,8oC; ẩm độ 79 - 90%; lượng mưa 4,2 - 572,9 mm/tháng và có 2 - 28 ngày
mưa/tháng. Bệnh nặng ở nhiệt độ 19,7oC, ẩm độ 88%, lượng mưa 279,8 mm/tháng
và có 20 ngày mưa/tháng (Nguyễn Thái Hoan và cộng sự, 2007).
2.3 Giới thiệu về bệnh rụng lá Corynespora trên cây cao su
2. 3.1 Lịch sử phát hiện
Bệnh rụng lá Corynespora xuất hiện lần đầu tiên trên cây cao su thực sinh tại
Sierra Leone (Châu Phi) năm 1936, tiếp theo lần lượt ghi nhận tại Ấn Độ năm 1958;
Malaysia năm 1961; Nirgeria năm 1968; Thái Lan, Sri Lanka và Indonesia năm 1980;
Brazil và Bangladesh năm 1988 (Phan Thành Dũng, 2004), gần đây nhất tại Trung
Quốc năm 2007 (Jinji và ctv, 2007).
Tại Việt Nam, bệnh được phát hiện đầu tiên vào tháng 8 năm 1999 tại Trạm

thực nghiệm Cao Su Lai Khê – Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam (P. T. Dung N. T.
Hoan, 2000). DVT LH 88/372, RRIC 103 và RRIC 104 bị hại nặng và phải cưa bỏ và
xử lý bằng 0,5 % Benlate C 50 WP. Năm 2005 và 2006, bệnh rụng lá Corynespora gây
hại trên một số DVT cao sản được trồng tại nhiều công ty cao su ở vùng Đông Nam
Bộ như Đồng Nai, Phú Riềng, Phước Hoà.
Tuy thời gian xuất hiện tại Việt Nam chưa lâu, được xem là loại bệnh mới
nhưng lại có tầm quan trọng vì nấm có khả năng gây hại quanh năm trên mọi tuổi lá,
mọi giai đoạn sinh trưởng của cây. Theo những ghi nhận ban đầu, bệnh gây thiệt hại
về sinh trưởng và sản lượng do tán lá không đủ để cây sinh trưởng và duy trì sản
lượng. Một số vườn khai thác bị hại nặng có sản lượng chỉ bằng 1/3 - 1/2 so với vườn
10


cây có cùng điều kiện không bị nhiễm bệnh. Sinh trưởng chậm, tỷ lệ khô miệng cạo và
cỏ trong vườn cũng gia tăng hơn so với vườn cây không bị hại. Ngoài ra, cùng DVT và
tuổi cây, bệnh phân bố khác nhau, trong đó gây hại nặng tại những vùng thấp ẩm ướt
hơn so với vùng cao có điều kiện thông thoáng hơn (Phan Thành Dũng và Nguyễn
Thái Hoan, 1999 & 2000). Nếu không được quan tâm đúng mức, ngăn chặn kịp thời
thì bệnh có nhiều khả năng sẽ bùng phát trở thành mối nguy hại cho ngành cao su
trong tương lai không xa (Phan Thành Dũng, 2006).
2.3.2 Triệu chứng của bệnh Corynespora trên cây cao su
Triệu chứng khi bệnh xuất hiện tại vườn ươm và vườn khai thác như sau:
ƒ Trên vườn ươm:
Triệu chứng bệnh trên cây con thường gặp là các đốm tròn, rất hiếm khi có sự
bất thường về hình dạng và kích thước vết bệnh trên phiến lá có đường kính biến thiên
từ 1 – 8 mm. Ở tâm của các vết bệnh mỏng như giấy thường có màu nâu nhạt, có viền
màu nâu đậm và được bao quanh bởi quầng vàng, sự phân hủy lục lạp tại vị trí trung
tâm đôi khi dẫn đến hình thành lỗ (Jacob, 2006).
Ở cây con, hầu hết các lá non mới hình thành đều bị mầm bệnh này tấn công
và chúng làm cho đầu lá bị quăn lại do các đốm bệnh và gây ra sự rụng lá. Bệnh xảy

ra vào cuối mùa khô và gây rụng lá nghiêm trọng (Rajalakshmy và Kothandaraman,
1996).
Đối với cây thực sinh, mầm bệnh tấn công trên các lá non và gây rụng lá. Quá
trình rụng lá liên tục và ra lá mới ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Cây thực sinh
trong giai đoạn vườn ươm bị nhiễm bệnh thường chậm phát triển và không đạt được
đường kính gốc ghép đúng thời hạn. Đối với cây thực sinh phát triển trong bầu, vết
bệnh có hình tròn hoặc không có hình dạng nhất định và chúng có kích thước rất biến
thiên (Jayasinghe, 2000).
Các triệu chứng đốm lá đã mô tả thường gặp ở cây con bị nhiễm bệnh nhẹ đến
trung bình. Dạng bệnh nặng là nguyên nhân làm cho lá non bị rụi trên cây thực sinh và
bầu đã ghép. Sự nhiễm bệnh xảy ra trong suốt thời gian từ cuối thời kỳ lá có màu nâu
đến đầu thời kỳ lá có màu xanh nhạt, nếu điều kiện thời tiết khô hạn thì sẽ xảy ra hiện
tượng cháy lá trong vài ngày. Nếu bệnh xảy ra ở cuống lá và đế cuống lá sẽ làm cho lá
11


non bị khô. Lá bị rụi vẫn có thể ở lại trên cây vài ngày trước khi rụng. Những lá non khô
mỏng như giấy bị rụi vẫn có thể nhìn thấy được từ xa và dễ dàng xác định được những
cây bị ảnh hưởng nặng trong vườn ươm.
Trên vườn cây gỗ ghép, triệu chứng bệnh thường gặp là các đốm trên lá. Tuy
nhiên, thỉnh thoảng vẫn bắt gặp triệu chứng cháy rìa lá hay rụng lá. Trên lá bánh tẻ bị
nhiễm bệnh, thường gặp các vết bệnh có đường tròn điển hình hoặc không theo quy
luật với tâm vết bệnh mỏng như giấy có viền nâu và quầng vàng bao quanh. Ngay cả lá
già cũng bị nhiễm bệnh nhưng các vết bệnh thường rất nhỏ.
Ngoài triệu chứng cháy rìa lá hay rụng lá thì một triệu chứng khác là các gân
lá chuyển sang màu nâu đậm được mô tả như đường ray xe lửa hay xương cá. Triệu
chứng này xuất hiện do nấm tiết ra độc tố tại vị trí nhiễm, độc tố lan dọc theo các gân
lá và làm đổi màu của gân lá. Vì độc tố lan nhanh hơn sợi nấm nên nó phá hủy mô và
hạn chế sự phát triển của nấm. Nếu bị nhiễm nấm trên gân chính, lá non bị biến dạng
và sau đó rụng đi, nếu nhiễm trên gân phụ thì sự tồn tại của lá non tùy thuộc vào mức

độ nhiễm và tạo ra hình dạng đường ray xe lửa (hay xương cá).
Bệnh nặng làm cho chồi ngọn bị chết, chồi ở giai đoạn hóa nâu dễ bị tấn công
hơn. Chồi ở giai đoạn xanh nhạt thỉnh thoảng mới bị nhiễm bệnh nhưng khi chồi đã
xanh đậm và trưởng thành thì ít nhiễm bệnh hơn và triệu chứng bệnh chỉ có dạng đốm.
Cây con bị nhiễm bệnh thường yếu và còi cọc. Nấm phát triển mạnh trên vùng
đất có ẩm độ cao và có thể tồn tại đến mùa mưa năm sau. Cây bị nhiễm nặng có thể
không đủ dinh dưỡng dự trữ để ra lá mới và do đó làm cho cây chết khô (Jacob, 2006).
ƒ Trên vườn khai thác:
Bệnh Corynespora trên vườn khai thác được biết đến như một đại dịch từ hai thập kỷ
trở lại đây. Trong suốt mùa bệnh, tại những vùng bị bệnh, các lá non bị khô với nhiều
vết tròn làm cho cây bị rụi lá tới rụng toàn bộ lá. Cành bị rụng lá có dạng tương tự như
các sừng hươu (stag – horn). Mùa bệnh bắt đầu với sự xuất hiện của nhiều vết tròn
hoặc không tuân theo quy luật trên các lá non có màu xanh nhạt mọc sau mùa đông.
Bệnh nhiễm trên lá bánh tẻ tạo ra các vết bệnh lớn xuất hiện trên phiến lá như
các vết màu nâu nhạt có viền màu nâu đậm và được bao quanh bởi quầng màu vàng.
Đôi khi ta có thể thấy ở tâm của vết bệnh có các vòng tròn đồng tâm. Trên gân lá,
chúng ta dễ nhận thấy dạng xương cá có chiều dài từ vài mm đến vài cm. Gân chính và
12


gân phụ đều có thể bị nhiễm. Nếu các cuống lá, gân phụ hoặc gân chính ở lá non bị
nhiễm bệnh thì lá bị rụng chỉ trong vòng 2 ngày. Trong một số trường hợp, lá non vẫn
có thể tồn tại lâu hơn và nếu bệnh không nặng thì trên lá sẽ xuất hiện nhiều lỗ (do sự
chết của mô bệnh).
Khi nhiễm trên lá trưởng thành, triệu chứng dễ nhận thấy là xương cá. Khi bệnh
nặng sẽ tạo ra nhiều đốm và lá chuyển thành màu vàng, sau đó chuyển sang màu nâu
đồng và cuối cùng có thể bị rụng. Một số lá biến dạng tạo lỗ trên vết bệnh trong một
khoảng thời gian dài và cuối cùng là bị rụng. Lá trưởng thành với các vết bệnh rất nhỏ
thì có thể tồn tại đến khi rụng lá qua đông.
Ngoài phiến lá, cuống lá và chồi của cây trưởng thành cũng bị nhiễm bệnh.

Trên cuống lá vết bệnh xuất hiện dạng đường sọc màu nâu có chiều rộng và dài rất
khác nhau. Ở phần thân còn xanh, nấm tấn công làm nứt vỏ cây. Bệnh nặng làm cho
chồi bị khô. Chồi khô vẫn có thể tồn tại trên cây, dạng triệu chứng như vậy gọi là dạng
sừng hươu. Nấm có thể tồn tại trên chồi đến năm sau và bắt đầu gây bệnh trên lá mới
mọc. Thân cây gãy rơi xuống đất cũng là nguồn gây bệnh (Jacob, 2006).
2.4 Khả năng hình thành nòi mới
Nòi mới hình thành dựa trên 3 yếu tố sau:


Đáp ứng với điều kiện địa lí.



Đáp ứng với cây ký chủ khác.



Đáp ứng với DVT cao su.

Trong đó yếu tố đầu và cuối có vai trò quan trọng đến mức độ gây hại của nấm
với cao su tại từng vùng.
Ba yếu tố dẫn đến sự phát sinh và phát triển dịch bệnh trên cây cao su gồm:
− Dòng vô tính cao su mẫn cảm.
− Nguồn nấm bệnh.
− Môi trường thuận lợi cho nấm bệnh phát triển.
Trong điều kiện nước ta, hai yếu tố đầu đã hiện diện từ lâu, nhưng không đủ để
phát sinh dịch bệnh.

13



Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
3.1 Nội dung, địa điểm, thời gian thực hiện
3.1.1 Nội dung
Khảo sát khả năng gây bệnh trên lá cao su ở những nồng độ bào tử khác nhau
của nấm C. cassiicola.
Khảo sát mức độ nhiễm bệnh ở những tuổi lá khác nhau sau khi bị lây nhiễm
bào tử nấm C. cassiicola.
Khảo sát mức độ gây bệnh của hai mẫu phân lập C. cassiicola thuộc các phân
nhóm di truyền khác nhau trên các dòng vô tính cao su trong điều kiện phòng thí
nghiệm.
Khảo sát mức độ gây bệnh của hai mẫu phân lập C. cassiicola thuộc các phân
nhóm di truyền khác nhau trên các dòng vô tính cao su trong điều kiện nhà lưới.
3.1.2 Địa điểm và thời gian thực hiện
Địa điểm: phòng thí nghiệm và nhà lưới của Bộ môn Bảo vệ Thực vật - Viện
Nghiên cứu Cao su Việt Nam.
Thời gian thực hiện: từ 11/01/2010 đến 12/08/2010.
3.2 Phương pháp
3.2.1. Tạo bào tử nấm C. cassiicola trên môi trường PSA
Các mẫu phân lập sau khi thuần được cấy vào đĩa petri có chứa 10 ml môi
trường PSA.
Nuôi cấy trong điều kiện tối liên tục 24/24h ở điều kiện nhiệt độ phòng trong 5
ngày.
Sau 5 ngày nuôi cấy, sử dụng một tấm lame vô trùng cạo nhẹ trên bề mặt khuẩn
lạc để kích thích sợi nấm tạo bào tử (Chee, 1988).
14


Tiếp tục nuôi cấy ở điều kiện chiếu sáng hoàn toàn 24/24h ở nhiệt độ phòng

trong 3 ngày. Sau thời gian trên tiến hành kiểm tra lại mẫu phân lập bằng cách soi bào
tử dưới kính hiển vi (đặt bào tử trong giọt nước cất hoặc giọt dung dịch methylene
blue). Hình dạng bào tử được so sánh với những mô tả của Ellis và Holiday (1971).
Các mẫu phân lập được xác định chính xác là nấm C.cassiicola sẽ được sử dụng vào
những phân tích tiếp theo.
Các đĩa nấm có bào tử được cho thêm 20 ml nước có pha Tween20 với nồng độ
0,05%, lắc đều để hoà tan bào tử vào nước. Sau đó đổ dịch bào tử vào bình tam giác
qua lưới lọc, lắc đều ta sẽ được dịch bào tử sử dụng cho các thí nghiệm sau.
3.2.2 Khảo sát khả năng gây bệnh trên lá cao su ở những nồng độ bào tử
khác nhau của nấm C. cassiicola
Vật liệu:
- Mẫu phân lập: CoryLK01(do Bộ môn BVTV – VNCCSVN cung cấp).
- Lá cao su dùng thí nghiệm: lá của DVT PB 260 ở giai đoạn mới ổn định (lá
màu xanh nhạt).
Dụng cụ: hộp plastic có nắp đậy trong suốt (dài 25cm, rộng 15cm, cao 8cm), que cấy,
đèn cồn, nước cất 2 lần, nồi hấp, tủ sấy, cốc thủy tinh, giấy thấm nước, lưới sắt (24cm
x 14cm), ống hút nhựa (có đường kính 1cm), micropipette, thuốc chống mốc Sodium
Benzoate (2g/lít nước).
Phương pháp:
- Bố trí thí nghiệm
+ Kiểu thí nghiệm: hoàn toàn ngẫu nhiên.
+ Số nghiệm thức: 4 (4 mức nồng độ bào tử: 1.000, 2.000, 4.000 và 6.000
bào tử/ml).
+ Số lần lặp lại: 6 (1 lá/lần lặp lại)
- Phương pháp tiến hành:
Pha dung dịch bào tử nấm C. cassiicola ở 4 mức nồng độ theo yêu cầu thí
nghiệm cho vào 4 cốc thủy tinh.
Đặt lớp giấy thấm nước xuống đáy hộp, cho nước cất (cất 2 lần) vào hộp đến
khi vừa thấm ướt giấy là đủ, tiếp theo đặt một lớp ống hút nhựa lên trên lớp giấy, sau
15



×