Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI TIẾT ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG MỦ CAO SU DÒNG VÔ TÍNH PB235 TRÊN VÙNG ĐẤT ĐỎ TẠI CÔNG TY 72, HUYỆN ĐỨC CƠ, TỈNH GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (892.14 KB, 151 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI TIẾT ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ
CHẤT LƯỢNG MỦ CAO SU DÒNG VÔ TÍNH PB235
TRÊN VÙNG ĐẤT ĐỎ TẠI CÔNG TY 72,
HUYỆN ĐỨC CƠ, TỈNH GIA LAI

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Quốc Cường
Ngành

: Nông học

Niên khóa

: 2006 – 2010

Tp. HCM, tháng 08 năm 2010


ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI TIẾT ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ
CHẤT LƯỢNG MỦ CAO SU DÒNG VÔ TÍNH PB235
TRÊN VÙNG ĐẤT ĐỎ TẠI CÔNG TY 72,
HUYỆN ĐỨC CƠ, TỈNH GIA LAI

Tác giả
Nguyễn Quốc Cường

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu


cấp bằng kỹ sư ngành Nông học

Giáo viên hướng dẫn
TS. VÕ THÁI DÂN
KS. NGUYỄN ĐẶNG TOÀN CHƯƠNG

Tp. HCM, tháng 08 năm 2010
i


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ba mẹ đã sinh thành nuôi dưỡng
cho con đến ngày hôm nay.
Em xin chân thành cảm ơn TS. Võ Thái Dân đã tận tình hướng dẫn em trong
suốt thời gian hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô khoa Nông học, trường Đại học
Nông Lâm thành phố Hồ Chí minh đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho em những
bài học quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường.
Cảm ơn Ban giám đốc Công ty 72 cùng các anh chị làm việc tại Ban kỹ thuật
của công ty đã cung cấp nguồn số liệu sơ cấp phục vụ cho đề tài.
Cảm ơn Ban chỉ huy đơn vị Đội 1 cùng với các anh chị công nhân đã giúp đỡ
tôi trong thời gian thí nghiệm tại đơn vị.
Xin gửi lời cảm ơn đến các bạn lớp DH06NHGL đã giúp đỡ, động viên tôi
trong quá trình học tập tại trường.
Sau cùng, xin chúc quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí
Minh lời chúc sức khỏe và thành công trong công tác đào tạo.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 08 năm 2010
Sinh viên thực hiện


Nguyễn Quốc Cường

ii


TÓM TẮT
Nguyễn Quốc Cường, 8/2010. Ảnh hưởng của thời tiết đến năng suất và chất
lượng mủ cao su dòng vô tính PB 235 trên vùng đất đỏ tại Công Ty 72, huyện Đức Cơ,
tỉnh Gia Lai. Khóa luận tốt nghiệp. Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
Giáo viên hướng dẫn: TS. Võ Thái Dân
Đề tài đã được tiến hành trên dòng vô tính PB235 ở bốn năm trồng khác nhau
1987, 1990, 1993, 1996 tại Công ty 72, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai từ ngày 18 tháng
04 đến 08 tháng 07 năm 2010.
Mục tiêu đề tài là đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết đến năng suất và
chất lượng mủ cao su dòng vô tính PB235 ở bốn độ tuổi khai thác nhau.
Mỗi vườn cây, chọn 30 cây có gắn máng che mưa và 10 cây không gắn máng
che mưa, có vanh thân tương tương nhau, theo dõi sản lượng và chất lượng mủ theo
từng nhát cạo; theo dõi được lặp lại 3 lần. Thí nghiệm cũng ghi nhận chỉ tiêu bệnh loét
sọc miệng cạo và mức độ gãy đổ ở các tuổi khác nhau.
Kết quả đạt được như sau:
Tác động của thời tiết đến năng suất, chất lượng mủ giai đoạn 2007 – 2009
Giai đoạn 2007 – 2009, tại khu vực thí nghiệm, các yếu tố nhiệt độ không khí,
yếu tố lượng mưa, bốc hơi, ẩm độ không khí và tổng số giờ nắng có nhiều biến động
giữa các tháng trong năm. Tuy nhiên, không vượt quá ngưỡng cho phép đối với sự
sinh trưởng phát triển của cây cao su.
Cả bốn vườn cây, năng suất mủ đều có có xu hướng tăng dần từ tháng 4 đến
tháng 11 cùng năm và giảm dần đến cuối mùa cạo. Vườn cây có tuổi khai thác càng
lớn thì năng suất càng cao và có khác biệt với các vườn còn lại.
Đối với hàm lượng DRC thì có giá trị cao nhất vào tháng 4 và giảm dần đạt giá
trị thấp nhất vào hai tháng mưa nhiều (tháng 8, tháng 9), sự chênh lệch giữa các năm

rất thấp.
Nhiệt độ không khí có tỷ lệ nghịch với năng suất và tỷ lệ thuận với hàm lượng
DRC. Các chỉ tiêu về sản lượng tương quan tuyến tính khá với nhiệt độ ở mức rất có ý
nghĩa và chỉ tiêu DRC có tương quan tuyến tính chặt, ở mức rất có ý nghĩa.
iii


Còn các yếu tố tổng lượng mưa tháng, lượng mưa ngày cao nhất, số ngày mưa,
bốc hơi và số giờ nắng đều có tương quan kém với các chỉ tiêu về năng suất và chất
lượng mủ.
Tác động của thời tiết đến năng suất, chất lượng mủ giai đoạn thí nghiệm từ ngày
18/04 – 08/07/2010
Giai đoạn tháng 04 đến tháng 07, các yếu tố thời tiết trung bình ngày có biến
động không lớn, tuy nhiên không ảnh hưởng mạnh đến sinh trưởng phát triển của cây
cao su.
Năng suất mủ cao su giai đoạn thí nghiệm có xu hướng tăng dần từ tháng 04
(đầu mùa cạo) đạt cao nhất vào giữa tháng 06, giảm nhẹ và ổn định vào cuối tháng 06,
đầu tháng 07. Ngược lại, hàm lượng DRC cao nhất vào tháng 04 giảm dần đến hết
tháng 05 và ổn định ở các nhát cạo trong tháng 06, tháng 07.
Thời tiết trong ngày cạo, trước một ngày cạo và trước hai ngày cạo đều có
tương quan khá chặt với chỉ tiêu về năng suất và chất lượng mủ ở bốn vườn cây.
Các yếu tố thời tiết nhiệt độ không khí trung bình, nhiệt độ tối cao, ẩm độ trung
bình, ẩm độ tối thấp và lượng bốc hơi luôn có mối tương quan với các chỉ tiêu năng
suất và chất lượng mủ. Nhiệt độ không khí tối thấp, lượng mưa ngày, tốc độ gió trung
bình không có tương quan với các chỉ tiêu mủ. Riêng yếu tố số giờ nắng trước hai
ngày cạo có tương quan với các chỉ tiêu mủ nước ở bốn tuổi cây khác nhau.
Các chỉ tiêu về mủ nước có tương quan khá với các yếu tố thời tiết trong ngày
cạo, trước một ngày cạo và trước hai ngày cạo, các chỉ tiêu về mủ tạp có tương quan
rất ít hoặc không tương quan với các yếu tố thời tiết trên.
Các chỉ tiêu khác

Năm 2010, mùa mưa đến muộn, lượng mưa thấp kết hợp nhiệt độ không khí
cao, bệnh loét sọc mặt cạo không đủ điều kiện phát triển và không thấy dấu hiệu bệnh
xuất hiện ở các cây theo dõi.
Trong 4 tháng theo dõi thì tháng 5 có số cây gãy đổ cao nhất và trong 4 vườn
theo dõi thì vườn trồng năm 1990 (lô 45) có số cây đổ ngã lớn nhất.

iv


MỤC LỤC
TRANG TỰA .................................................................................................................. i
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................. viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ......................................................................................... xii
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ.................................................................................... xiv
Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG ...................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..................................................................................................................1
1.2 Mục đích ....................................................................................................................2
1.3 Yêu cầu ......................................................................................................................2
1.4 Giới hạn đề tài ...........................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...............................................................................3
2.1 Nguồn gốc cây cao su ................................................................................................3
2.2 Đặc tính sinh vật học ................................................................................................3
2.3 Yêu cầu sinh thái cây cao su.....................................................................................4
2.4 Tình hình sản xuất cao su ..........................................................................................4
2.4.1. Tình hình sản xuất cao su trên thế giới .............................................................. 4
2.4.2 Tình hình sản xuất cao su nước ta ...................................................................... 6
2.4.3 Tình hình sản xuất cao su thiên nhiên tại Công Ty 72 ..................................... 7

2.5 Đặc điểm dòng vô tính PB 235..................................................................................8
2.6 Nghiên cứu về sự ảnh hưởng các yếu tố môi trường đến sản lượng và chất lượng
mủ cao su .........................................................................................................................9
2.7 Bệnh loét sọc mặt cạo ..............................................................................................10
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ................................................................12
3.1 Thời gian và địa điểm ..............................................................................................12
3.1.1 Khí hậu của khu vực nghiên cứu ....................................................................... 12
3.1.2 Địa hình thổ nhưỡng ........................................................................................... 13
v


3.2 Chế độ chăm sóc của vườn cây ...............................................................................13
3.2 Vật liệu nghiên cứu..................................................................................................15
3.2.1 Vườn cây khai thác năm thứ 7 ........................................................................... 15
3.2.1 Vườn cây khai thác năm thứ 10 ......................................................................... 15
3.2.1 Vườn cây khai thác năm thứ 13 ......................................................................... 16
3.3 Các chỉ tiêu quan trắc ..............................................................................................17
3.3.1 Các số liệu khí hậu thời tiết................................................................................ 17
3.3.2 Các số liệu vườn cây giai đoạn 2007 – 2009 ................................................... 17
3.3.3 Các số liệu vườn cây theo dõi thời gian làm đề tài ......................................... 17
3.4 Xử lý số liệu ............................................................................................................19
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................................20
4.1 Diễn biến điều kiện thời tiết giai đoạn 2007 – 2009 ...............................................20
4.1.1 Yếu tố nhiệt độ..................................................................................................... 20
4.1.2 Yếu tố lượng mưa và bốc hơi ............................................................................ 22
4.1.3 Yếu tố ẩm độ ........................................................................................................ 23
4.1.4 Tổng số giờ nắng ................................................................................................. 23
4.1.5 Số ngày có dông .................................................................................................. 23
4.2 Biến động năng suất, chất lượng mủ các vườn cây giai đoạn 2007 – 2009 ............23
4.2.1 Mủ nước................................................................................................................ 24

4.2.1 Mủ tạp ................................................................................................................... 28
4.3 Tác động của điều kiện thời tiết đến năng suất và chất lượng mủ giai đoạn 2007 –
2009 ...............................................................................................................................30
4.3.1 Nhiệt độ không khí .............................................................................................. 30
4.3.2 Lượng mưa và số ngày mưa ............................................................................... 40
4.3.3 Ẩm độ không khí ................................................................................................. 40
4.3.4 Tổng lượng bốc hơi ............................................................................................. 40
4.3.5 Tổng số giờ nắng ................................................................................................. 41
4.4 Diễn biến điều kiện thời tiết giai đoạn tháng 04 đến tháng 07 năm 2010 ...............41
4.4.1 Yếu tố nhiệt độ..................................................................................................... 41
4.4.2 Yếu tố lượng mưa và bốc hơi ............................................................................ 41
4.4.3 Yếu tố ẩm độ ........................................................................................................ 50
vi


4.4.4 Tổng số giờ nắng ................................................................................................. 50
4.4.5 Yếu tố vận tốc gió ............................................................................................... 50
4.5 Biến động năng suất và chất lượng mủ các vườn cây giai đoạn tháng 04 đến tháng
07 năm 2010 ..................................................................................................................50
4.5.1 Năng suất mủ nước.............................................................................................. 50
4.5.2 Hàm lượng DRC mủ nước ................................................................................. 56
4.5.3 Mủ nước quy khô ................................................................................................ 61
4.5.4 Năng suất mủ tạp ................................................................................................. 67
4.5.5 Năng suất mủ tạp quy khô .................................................................................. 71
4.5.6 Năng suất tổng mủ quy khô (g/c/c) ................................................................... 75
4.6 Tác động của điều kiện thời tiết đến năng suất và chất lượng mủ giai đoạn
tháng 04 đến tháng 07 năm 2010 ......................................................................................... 80
4.6.1 Tác động của thời tiết trong ngày cạo............................................................... 80
4.6.2 Tác động của điều kiện thời tiết trước 1 ngày cạo .......................................... 95
4.6.3 Tác động của điều kiện thời tiết trước hai ngày cạo ..................................... 107

4.7 Tác động của điều kiện thời tiết đến tỉ lệ bệnh loét sọc mặt cạo...........................121
4.8 Tác động của điều kiện thời tiết đến tỉ lệ gãy đổ cây cao su .................................121
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................123
5.1 Kết luận..................................................................................................................123
5.2 Đề nghị ..................................................................................................................124
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................125
PHỤ LỤC ....................................................................................................................126

vii


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
CDMC

: chiều dài miệng cạo

DTMC

: diện tích miệng cạo

CV

: Coeff Var (hệ số biến động)

ctv

: cộng tác viên

DRC


: Dry rubber content (hàm lượng cao su khô)

DVT

: dòng vô tính

TB

: trung bình

TSC

: Total solid content (tổng hàm lượng chất khô)

Kí hiệu các yếu tố thời tiết
Dông

: Số ngày có dông (ngày)

e

: Tổng lượng bốc hơi (mm)

ftb

: Tốc độ gió trung bình (m/s)

N

: Số ngày có mưa trong tháng (ngày)


Utb

: Độ ẩm không khí trung bình (%)

Um

: Độ ẩm không khí tối thấp (%)

Ttb

: Nhiệt độ không khí trung bình (0C)

Txtb

: Nhiệt độ không khí tối cao trung bình (0C)

Tx

: Nhiệt độ không khí tối cao tuyệt đối (0C)

Tmtb

: Nhiệt độ không khí tối thấp trung bình (0C)

Tm

: Nhiệt độ không khí tối thấp tuyệt đối (0C)

R


: Tổng lượng mưa (mm)

Rx

: Lượng mưa ngày cao nhất (mm)

S

: Tổng số giờ nắng (giờ)

Kí hiệu các chỉ tiêu về mủ
MN87

: năng suất mủ nước vườn cao su trồng năm 1987

MN90

: năng suất mủ nước vườn cao su trồng năm 1990

MN93

: năng suất mủ nước vườn cao su trồng năm 1993

MN96

: năng suất mủ nước vườn cao su trồng năm 1996
viii



DN87

: Hàm lượng DRC mủ nước vườn cao su trồng năm 1987

DN90

: Hàm lượng DRC mủ nước vườn cao su trồng năm 1990

DN93

: Hàm lượng DRC mủ nước vườn cao su trồng năm 1993

DN96

: Hàm lượng DRC mủ nước vườn cao su trồng năm 1996

NQK87 : năng suất mủ nước quy khô vườn cao su trồng năm 1987
NQK90 : năng suất mủ nước quy khô vườn cao su trồng năm 1990
NQK93 : năng suất mủ nước quy khô vườn cao su trồng năm 1993
NQK96 : năng suất mủ nước quy khô vườn cao su trồng năm 1996
MT87

: năng suất mủ tạp vườn cao su trồng năm 1987

MT90

: năng suất mủ tạp vườn cao su trồng năm 1990

MT93


: năng suất mủ tạp vườn cao su trồng năm 1993

MT96

: năng suất mủ tạp vườn cao su trồng năm 1996

DT87

: Hàm lượng DRC mủ tạp vườn cao su trồng năm 1987

DT90

: Hàm lượng DRC mủ tạp vườn cao su trồng năm 1990

DT93

: Hàm lượng DRC mủ tạp vườn cao su trồng năm 1993

DT96

: Hàm lượng DRC mủ tạp vườn cao su trồng năm 1996

TQK87

: năng suất mủ tạp quy khô vườn cao su trồng năm 1987

TQK90

: năng suất mủ tạp quy khô vườn cao su trồng năm 1990


TQK93

: năng suất mủ tạp quy khô vườn cao su trồng năm 1993

TQK96

: năng suất mủ tạp quy khô vườn cao su trồng năm 1996

TK87

: năng suất tổng mủ quy khô vườn cao su trồng năm 1987

TK90

: năng suất tổng mủ quy khô vườn cao su trồng năm 1990

TK93

: năng suất tổng mủ quy khô vườn cao su trồng năm 1993

TK96

: năng suất tổng mủ quy khô vườn cao su trồng năm 1996

MNM87 : năng suất mủ nước cao su trồng năm 1987 có máng che mưa
MNK87 : năng suất mủ nước cao su trồng năm 1987 không có máng che mưa
MNM90 : năng suất mủ nước cao su trồng năm 1990 có máng che mưa
MNK90 : năng suất mủ nước cao su trồng năm 1990 không có máng che mưa
MNM93 : năng suất mủ nước cao su trồng năm 1993 có máng che mưa
MNK93 : năng suất mủ nước cao su trồng năm 1993 không có máng che mưa

MNM96 : năng suất mủ nước cao su trồng năm 1996 có máng che mưa
ix


MNK96 : năng suất mủ nước cao su trồng năm 1996 không có máng che mưa
DNM87 : DRC mủ nước cao su trồng năm 1987có máng che mưa
DNK87 : DRC mủ nước cao su trồng năm 1987 không có máng che mưa
DNM90 : DRC mủ nước cao su trồng năm 1990 có máng che mưa
DNK90 : DRC mủ nước cao su trồng năm 1990 không có máng che mưa
DNM93 : DRC mủ nước cao su trồng năm 1993 có máng che mưa
DNK93 : DRC mủ nước cao su trồng năm 1993 không có máng che mưa
DNM96 : DRC mủ nước cao su trồng năm 1996 có máng che mưa
DNK96 : DRC mủ nước cao su trồng năm 1996 không có máng che mưa
NQKM87 : năng suất mủ nước quy khô cao su trồng năm 1987 có máng che mưa
NQKK87 : năng suất mủ nước quy khô cao su trồng năm 1987 không có máng che
NQKM90: năng suất mủ nước quy khô cao su trồng năm 1990 có máng che mưa
NQKK90 : năng suất mủ nước quy khô cao su trồng năm 1990 không có máng che
NQKM93 : năng suất mủ nước quy khô cao su trồng năm 1993 có máng che mưa
NQKK93 : năng suất mủ nước quy khô cao su trồng năm 1993 không có máng che
NQKM96 : năng suất mủ nước quy khô cao su trồng năm 1996 có máng che mưa
NQKK96 : năng suất mủ nước quy khô cao su trồng năm 1996 không có máng che
MTM87 : năng suất mủ tạp cao su trồng năm 1987 có máng che mưa
MTK87 : năng suất mủ tạp cao su trồng năm 1987 không có máng che mưa
MTM90 : năng suất mủ tạp cao su trồng năm 1990 có máng che mưa
MTK90 : năng suất mủ tạp cao su trồng năm 1990 không có máng che mưa
MTM93 : năng suất mủ tạp cao su trồng năm 1993 có máng che mưa
MTK93 : năng suất mủ tạp cao su trồng năm 1993 không có máng che mưa
MTM96 : năng suất mủ tạp cao su trồng năm 1996có máng che mưa
MTK96 : năng suất mủ tạp cao su trồng năm 1996không có máng che mưa
DTM87 : DRC mủ tạp cao su trồng năm 1987 có máng che mưa

DTK87

: DRC mủ tạp cao su trồng năm 1987 không có máng che mưa

DTM90 : DRC mủ tạp cao su trồng năm 1990 có máng che mưa
DTK90

: DRC mủ tạp cao su trồng năm 1990 không có máng che mưa

DTM93 : DRC mủ tạp cao su trồng năm 1993 có máng che mưa
DTK93

: DRC mủ tạp cao su trồng năm 1993 không có máng che mưa
x


DTM96 : DRC mủ tạp cao su trồng năm 1996 có máng che mưa
DTK96

: DRC mủ tạp cao su trồng năm 1996 không có máng che mưa

TQKM87 : năng suất mủ tạp quy khô cao su trồng năm 1987 có máng che mưa
TQK87

: năng suất mủ tạp quy khô cao su trồng năm 1987 không có máng che mưa

TQKM90 : năng suất mủ tạp quy khô cao su trồng năm 1990 có máng che mưa
TQKK90 : năng suất mủ tạp quy khô cao su trồng năm 1990 không có máng che mưa
TQKM93 : năng suất mủ tạp quy khô cao su trồng năm 1993 có máng che mưa
TQKK93 : năng suất mủ tạp quy khô cao su trồng năm 1993 không có máng che mưa

TQKM96 : năng suất mủ tạp quy khô cao su trồng năm 1996 có máng che mưa
TQKK96 : năng suất mủ tạp quy khô cao su trồng năm 1996 không có máng che mưa
TKM87 : năng suất tổng mủ quy khô cao su trồng năm 1987 có máng che mưa
TKK87

: năng suất tổng mủ quy khô cao su trồng năm 1987 không có máng che

TKM90 : năng suất tổng mủ quy khô cao su trồng năm 1990 có máng che mưa
TKK90

: năng suất tổng mủ quy khô cao su trồng năm 1990 không có máng che

TKM93 : năng suất tổng mủ quy khô cao su trồng năm 1993 có máng che mưa
TKK93

: năng suất tổng mủ quy khô cao su trồng năm 1993 không có máng che

TKM96 : năng suất tổng mủ quy khô cao su trồng năm 1996 có máng che mưa
TKK96

: năng suất tổng mủ quy khô cao su trồng năm 1996 không có máng che

xi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Diện tích, sản lượng, năng suất mủ cao su tại Công ty 72 từ năm 2004 đến
năm 2010 .........................................................................................................................8
Bảng 3.1 Kết quả phân tích đất ở các vườn cây năm 2009 ...........................................13
Bảng 3.2 Khuyến cáo liều lượng phân bón ở các vườn cây cao su của Công ty 72 ....14

Bảng 3.3 Lượng phân bón lần 1 cao su kinh doanh ngày 10/06/2010 ..........................14
Bảng 4.1 Trung bình các thông số mô tả khí hậu thời tiết giai đoạn 2007-2009 (số
trong ngoặc đơn là độ lệch chuẩn).................................................................................20
Bảng 4.2 Kiểm kê cao su kinh doanh DVT PB235 ở bốn năm trồng 1987, 1990, 1993,
1996 từ 2007 – 2010 ......................................................................................................25
Bảng 4.3 Năng suất và chất lượng mủ nước các vườn cây trồng năm 1987,1990, 1993,
1996 giai đoạn 2007 – 2009 ..........................................................................................26
(số trong ngoặc đơn là độ lệch chuẩn) ...........................................................................26
Bảng 4.4 Năng suất và chất lượng mủ tạp các vườn cây trồng năm 1987,1990, 1993,
1996 giai đoạn 2007 – 2009 ..........................................................................................29
Bảng 4.5 Tương quan giữa năng suất và chất lượng mủ các vườn cây và các yếu tố
thời tiết giai đoạn 2007 – 2009 ......................................................................................31
Bảng 4.6 Trung bình các thông số mô tả thời tiết giai đoạn 18/04/2010 – 10/07/2010
tại huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai .....................................................................................42
Bảng 4.7 Năng suất mủ nước (g/c/c) của bốn vườn cây 1987, 1990, 1993, 1996 từ
18/04/2010 – 08/07/2010 ...............................................................................................51
Bảng 4.8 Hàm lượng DRC (%) mủ nước của bốn vườn cây 1987, 1990, 1993, 1993
giai đoạn 18/4/2010 – 8/7/2010 .....................................................................................56
Bảng 4.9 Năng suất mủ nước quy khô (g/c/c) của bốn vườn cây trong giai đoạn thí
nghiệm từ 18/4/2010 – 8/7/2010 ...................................................................................62
Bảng 4.11 Năng suất mủ tạp (g/c/c) của bốn vườn cây giai đoạn tháng 04 – 07/2010 .67

xii


Bảng 4.12 Năng suất mủ tạp quy khô (g/c/c) của bốn vườn cây giai đoạn tháng 04 – 07
năm 2010 .......................................................................................................................71
Bảng 4.13 Năng suất tổng mủ quy khô (g/c/c) của bốn vườn cây giai đoạn thí nghiệm
tháng 04 – 07 năm 2010 ................................................................................................75
Bảng 4.14 Hệ số tương quan giữa các thông số mô tả thời tiết trong ngày cạo đến năng

suất và chất lượng mủ cao su ở bốn năm trồng khác nhau 1987, 1990, 1993, 1996.....81
Bảng 4.15 Hệ số tương quan giữa các thông số mô tả thời tiết trước 1 ngày cạo đến
năng suất và chất lượng mủ cao su ở bốn năm trồng khác nhau 1987, 1990, 1993, 1996
.......................................................................................................................................96
Bảng 4.16 Hệ số tương quan giữa các thông số mô tả thời tiết trước 2 ngày cạo đến
năng suất và chất lượng mủ cao su ở bốn năm trồng khác nhau 1987, 1990, 1993, 1996
.....................................................................................................................................108
Bảng 4.17 Tình hình gãy đổ cao su ở các lô theo dõi trong thời gian làm đề tài ........121

xiii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Biến thiên nhiệt độ trung bình, tối cao trung bình, tối thấp trung bình giai
đoạn 2007 – 2009 và nhiệt độ thích hợp cho cây cao su ...............................................21
Biểu đồ 4.2 Lượng mưa trung bình, bốc hơi trung bình và số ngày mưa trong tháng
giai đoạn 2007 – 2009 và lượng mưa thích hợp cho cây cao su ...................................22
Biểu đồ 4.3 Biến thiên số giờ nắng trung bình tháng giai đoạn 2007-2009 và số giờ
nắng thích hợp cho cây cao su .......................................................................................23
Biểu đồ 4.4 Biến thiên nhiệt độ trung bình, nhiệt độ tối cao, nhiệt độ tối thấp giai đoạn
tháng 04 đến tháng 07 năm 2010 và yêu cầu nhiệt độ của cây cao su ..........................46
Biểu đồ 4.5 Tổng số giờ nắng trung bình các ngày giai đoạn tháng 04 – 07 năm 2010
và số giờ nắng thích hợp cho cây cao su .......................................................................48
Biểu đồ 4.6 Tốc độ gió trung bình ngày giai đoạn tháng 04 đến tháng 07 năm 2010 và
tốc độ gió thích hợp cho cây cao su...............................................................................49
Biểu đồ 4.7 Năng suất tổng mủ quy khô của bốn vườn cây từ tháng 04 đến tháng 07 .80

xiv



Chương 1
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 Đặt vấn đề
Cao su (Heavea brasiliensis Muell-Arg) là cây công nghiệp dài ngày, có chu kỳ
kinh tế 25 – 35 năm và là cây trồng chính cung cấp mủ cao su thiên nhiên. Mủ cao su
là nguồn nguyên liệu quan trọng cho các ngành công nghiệp; sản xuất ra nhiều sản
phẩm phục vụ cho đời sống hàng ngày của con người và còn cho nhiều sản phẩm khác
như gỗ, hạt. Đồng thời cao su còn có tác dụng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái,
ổn định xã hội và tạo thêm công ăn việc làm cho con người.
Đối với nước ta ngành cao su là ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế quốc
dân, hàng năm thu về một lượng lớn ngoại tệ thông qua việc xuất khẩu cao su. Bên
cạnh đó điều kiện khí hậu, đất đai nước ta khá thuận lợi cho cây cao su sinh trưởng và
phát triển. Đó cũng là tiềm năng vốn có để đẩy mạnh diện tích trồng cao su ngày càng
nhiều hơn .
Công ty 72 trực thuộc Binh Đoàn 15 là đơn vị Quân đội làm nhiệm vụ kinh tế
quốc phòng đứng chân trên khu vực biên giới Việt Nam – Campuchia thuộc địa bàn
huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai. Ngoài nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự xã hội ở địa bàn
đóng quân đơn vị còn trồng và chăm sóc hơn 5.422,09 ha cao su. Trong đó diện tích
dòng vô tính PB235 chiếm tỉ lệ đáng kể trong tỷ trọng cơ cấu bộ giống của công ty và
có diện tích khai thác đứng thứ 2 sau dòng vô tính GT1. Nhưng năng suất, chất lượng
mủ cao su PB235 giữa các năm có sự dao động lớn và thay đổi thất thường.
Qua thực tế cho thấy trong suốt chu kỳ khai thác 20 – 25 năm, năng suất vườn
cây luôn có sự biến động qua các năm cạo. Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy năng
suất mủ vườn cây chịu tác động bởi nhiều yếu tố như là điều kiện khí hậu thời tiết, chế
độ chăm sóc, chế độ khai thác, đặc tính giống và tuổi cây. Trong đó, khí hậu thời tiết
có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến năng suất, chất lượng mủ cao su, làm cho cây
cao su không thể hiện hết tiềm năng của nó trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Địa bàn tỉnh Gia
1



Lai có khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa mưa nắng rõ rệt. Tổng lượng mưa hằng
năm lớn 2015 mm nhưng phân bố không đều giữa các tháng dẫn đến sự thiếu hụt nước
vào mùa khô (tháng 11 đến tháng 4 năm sau) và gây khó khăn trong công tác khai thác
mủ, thu gom mủ trong mùa mưa (cuối tháng 4 đến cuối tháng10). Mưa mhiều trong 6
tháng mùa mưa tác động đến số ngày cạo trong tháng của công nhân và gió lớn làm
gãy cành, gãy ngọn chính hay làm nghiêng đổ cũng ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng
cao su của công ty. Ngoài ra, ẩm độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển
như bệnh loét sọc mặt cạo làm giảm sút sản lượng mủ rõ rệt. Cho đến nay việc đánh
giá tác động của điều kiện khí hậu đến năng suất mủ cao su chưa được nghiên cứu đầy
đủ. Chính vì lẽ đó, được sự phân công của khoa Nông học, trường Đại Học Nông Lâm
thành phố Hồ Chí Minh, tôi thực hiện đề tài: "Ảnh hưởng của thời tiết đến năng
suất và chất lượng mủ cao su dòng vô tính PB 235 trên vùng đất đỏ tại Công ty
72, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai" trong khoảng thời gian từ ngày 21/04/2010 đến
ngày 08/ 07/2010.
1.2 Mục đích
Đánh giá ảnh hưởng của các thông số mô tả thời tiết đến năng suất và chất
lượng mủ của DVT PB235 lần lượt ở các năm trồng 1987, 1990, 1993, 1996.
1.3 Yêu cầu
- Thu thập số liệu về điều kiện thời tiết theo tháng ở giai đoạn 2007 – 2009 và
theo ngày từ ngày 18/04/2010 đến ngày 08/07/2010.
- Thu thập các số liệu về năng suất, hàm lượng cao su khô (DRC) giai đoạn
2007 – 2009 và trong thời gian thí nghiệm từ 21/04 đến 08/07/2010.
- Phân tích tương quan giữa các thông số mô tả thời tiết đến sản lượng và chất
lượng mủ.
- Ghi nhận mức độ bệnh loét sọc mặt cạo và tình hình gãy đổ của vườn cây.
1.4 Giới hạn đề tài
Thời gian thực hiện đề tài ngắn từ 21/04/2010 đến 08/07/2010, lại trùng với giai
đoạn mùa khô kéo dài. Vì vậy số liệu được ghi nhận trong thời gian nhất định, chỉ
mang tính giai đoạn, cần tiếp tục theo dõi để đánh giá tốt hơn .


2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Nguồn gốc cây cao su
Cây cao su được tìm thấy trong tình trạng hoang dại tại vùng châu thổ sông
Amazone (Nam Mỹ) trong một vùng rộng lớn bao gồm các nước: Brazil, Bolivia,
Peru, Colombia, Ecuador, Vênzuela, Guiyane thuộc Pháp và đều nằm ở khu vực 50 vĩ
độ Bắc đến 50 vĩ độ Nam. Đây là một vùng nhiệt đới ẩm ướt, lượng mưa trên 2000
mm, nhiệt độ cao và đều quanh năm, có mùa khô hạn kéo dài 3 – 4 tháng, đất thuộc
loại đất sét tương đối giàu chất dinh dưỡng, có độ pH = 4,5 – 5,5 với tầng đất mặt sâu,
thoát nước trung bình (Nguyễn Thị Huệ).
2.2 Đặc tính sinh vật học
Cây cao su Hevea brasiliensis là cây mọc khoẻ thân thẳng, vỏ có màu xám và
tương đối láng. Đây là loài cao nhất trong giống cây cho mủ, thông thường cây cao su
có chiều cao khoảng 20 mét và chu kỳ sống từ 25 – 30 năm.
Rễ cao su có hai loại: rễ cọc và rễ bàng. Rễ cọc mọc thẳng vào lòng đất giữ cho
cây đứng vững và chống lại sự khô hạn. Hệ rễ bàng rất phong phú và lan rộng 6 – 9m
(Nguyễn Thị Huệ, 2006). Hệ thống rễ bàng phát triển theo mùa, tối đa vào thời gian
cây ra lá non và ở mức tối thiểu vào giai đoạn lá già trước khi rụng.
Lá cao su thuộc dạng lá kép gồm ba lá chét với phiến lá mọc cách. Lá non có
màu đỏ, trưởng thành có màu xanh lục sáng đậm và lá vươn ra gần 1800 so với cuống
lá. Cây cao su rụng lá hàng năm ở những nơi có mùa khô rõ rệt. Hiện tượng rụng lá
qua đông chịu ảnh hưởng tuỳ theo dòng vô tính, tuổi cây, điều kiện môi trường mà lá
cao su rụng từng phần hay toàn phần (George và ctv, 1967).
Hoa thuộc loại hoa đơn tính, hoa đực dài khoảng 5 mm mang một cột nhị chứa
10 nhị chia làm 2 vòng trên cột nhị. Hoa cái dài 8 mm màu vàng lục có 3 noãn cùng
với 3 vòi nhụy màu trắng hơi dính. Thường hoa đực và hoa cái không nở cùng lúc nên


3


xảy ra thụ phấn chéo giữa các cây. Trong tự nhiên, hoa cao su được thụ phấn chủ yếu
nhờ côn trùng (Webster và Baulkwil, 1999).
Quả cao su là quả nang có 3 mảnh vỏ ghép thành 3 ngăn, mỗi ngăn chứa một
hạt hình bầu dục hay hình cầu, đường kính 3 - 5 cm. Bên trong vỏ hạt có nhân hạt gồm
phôi nhũ và cây mầm (Nguyễn Thị Huệ, 2006). Hạt cao su có hàm lượng dầu đáng kể
được dùng trong kỹ nghệ pha sơn.
2.3 Yêu cầu sinh thái cây cao su
Điều kiện sinh thái thích hợp với cây cao su như sau:
- Cây cao su cần nhiệt độ cao và đều với nhiệt độ thích hợp nhất là từ 25 – 280C;
khoảng nhiệt độ tối cao là 290C đến 340C và nhiệt độ tối thấp khoảng 200C; trên 400C
làm cây khô héo, dưới 100C cây có thể chịu đựng trong thời gian ngắn.
- Cây cao su có thể trồng ở các vùng đất có lượng mưa từ 1500 – 2000mm/năm. Tuy
vậy, đối với các vùng có mưa thấp dưới 1500mm/năm thì lượng mưa cần được phân
bố đều trong năm. Các trận mưa tốt nhất cho cây cao su là 20 – 30mm nước và mỗi
tháng có khoảng 150mm nước mưa. Số ngày mưa tốt nhất là 100 – 150 ngày
mưa/năm.
- Giờ chiếu sáng ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ quang hợp của cây và như thế là
ảnh hưởng đến mức tăng trưởng và sản xuất của mủ cây. Ánh sáng đầy đủ giúp cây ít
bệnh tăng trưởng nhanh và sản lượng cao. Giờ chiếu sáng được ghi nhận tốt nhất cho
cây cao su bình quân là 1800 – 2800giờ/năm và tối hảo là khoảng là 1600 – 1700
giờ/năm; trung bình 6 giờ chiếu sáng trong ngày.
- Gió nhẹ từ 1 - 2m/giây có lợi cho cây cao su vì nó giúp cho vườn cây thông thoáng,
hạn chế được bệnh và giúp cho vỏ cây mau khô sau mưa.
- Cây cao su thích hợp với các vùng đất có cao trình tương đối thấp dưới 200m, càng
lên cao càng bất lợi do độ cao của đất có tương quan với nhiệt độ thấp và gió mạnh.
Độ pH đất thích hợp cho cây cao su từ 4,5 – 5,5.
2.4 Tình hình sản xuất cao su

2.4.1. Tình hình sản xuất cao su trên thế giới
Cây cao su ban đầu chỉ mọc tại khu vực rừng mưa Amazon. Cách đây gần 10
thế kỷ, thổ dân Mainas sống ở đây đã biết lấy nhựa của cây này dùng để tẩm vào quần
áo chống ẩm ướt, và tạo ra những quả bóng vui chơi trong dịp hội hè. Do nhu cầu tăng
4


lên và sự phát minh ra công nghệ lưu hóa năm 1839 đã dẫn tới sự phát triển nhanh
chóng về diện tích cao su. Năm 1876, Henry Wickham đã đưa thành công hạt cao su từ
vùng thượng lưu Amazon (Brazil) sang các nước Châu Á mở đầu cho việc phát triển
cây cao su. Các cây cao su đã có mặt tại các vườn thực vật ở Buitenzorg, Malaysia
năm 1883. Vào năm 1898, một đồn điền trồng cao su đã được thành lập tại Malaysia,
và ngày nay phần lớn các khu vực trồng cao su nằm tại Đông Nam Á và một số tại khu
vực châu Phi nhiệt đới.
Năm 1930, mức sản xuất cao su thiên nhiên đã đạt 467.000 tấn, cao nhất là ở
Mã Lai, nhờ cấp đất dễ dàng, áp dụng cả hai thể thức khai thác là tiểu điền và đồn điền
Trong khi các nơi khác chỉ khai thác theo phương thức đồn điền như ở Việt Nam
(11.000 tấn), Ấn độ (9.000 tấn), Thái Lan (4.000 tấn), Inđônêxia (3.000 tấn). chiến thứ
Đến năm 1950, Malaysia vẫn duy trì địa vị hạng nhất của mình (761.000 tấn) nhưng
Inđônexia đã tiến lên hạng nhì (487.000 tấn), Thái Lan lên hạng ba (111.000 tấn), Việt
Nam chiếm hạng tư (92.000 tấn). Năm 1990, mức sản xuất Thái Lan tiến nhanh vươn
lên hàng nhì (1.271.000 tấn) xấp xỉ với Mã Lai (1.291.000 tấn) và cao hơn cả
Inđônêxia (1.262.000 tấn). Mức sản xuất của Ấn Độ là (324.000 tấn) và Trung Quốc
(264.000 tấn) cũng tăng lên nhiều. Diện tích cao su Mã Lai giảm mạnh chỉ còn
1.600.000 ha (490.000 ha đồn điền và tiểu điền là 11.205.000 ha) do chính phủ và
nhân dân nước này cho rằng khai thác cao su thiên nhiên lợi tức kém hẳn so với cây cọ
dầu – oil palm (trung bình 2.000 kg mủ khô/ha ở cao su, trong khi năng suất là 5.000
kg dầu /ha ở cọ dầu). Trong năm 1990, diện tích cao su Thái Lan là 1.884.000 ha,
Inđônexia là 3.155.000 ha. Trong khi đó, diện tích cao su Việt Nam là 250.000 ha,
thấp hơn hẳn so với Trung Quốc (603.000 ha) và Ấn độ (451.000 ha). Năm 2006, Thái

Lan sản xuất 2.690.000 tấn, Inđônexia 2.450.000 tấn, Mã Lai 1.126.000 tấn, Ấn Độ
77.000 tấn, và những nước còn lại là 1.702.000 tấn, trong tổng số sản xuất trên thế giới
là 8.890.000 tấn.
Theo Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC), tốc độ gia tăng sản
lượng chỉ đạt có 0,2% trong năm 2007, đình đốn rõ rệt trong năm 2008 trước khi giảm
3,6% trong năm 2009. Dự báo tổng sản lượng cao su tự nhiên trên thế giới sẽ tăng 5%
trong năm 2010, đạt 9,369 triệu tấn. Thái Lan - nước sản xuất cao su lớn nhất thế giới,
chiếm khoảng 33% cung cao su toàn cầu, có sản lượng khoảng 3 triệu tấn. Sản lượng
5


của Indônêsia khoảng 2,5 triệu tấn, chiếm khoảng 29% cung thế giới. Malaysia, nước
sản xuất cao su lớn thứ 3 trên thế giới với sản lượng hơn 1 triệu tấn. Đây là tốc độ tăng
trưởng kỷ lục sau ba năm sản xuất đình đốn và suy giảm. Lý do cơ bản để dự báo sản
lượng cao su tự nhiên có thể tăng trong năm nay là diện tích cao su sản xuất dự báo
tăng ở một số năm của các nước ANRPC (bao gồm: Thái Lan, Inđônêsia, Malaysia,
Ấn Độ, Việt Nam, Trung Quốc và Sri Lanka). Theo số liệu ước tính hồi giữa tháng
5/2010, diện tích cao su sẽ tăng 10 ngàn ha ở Campuchia, tăng 22 ngàn ha ở Trung
Quốc, tăng 9 ngàn ha ở Ấn Độ và tăng 23 ngàn ha ở Việt Nam. Tuy nhiên, do sản
lượng suy giảm trong mấy năm qua, tốc độ gia tăng sản lượng bình quân hàng năm
trong thời kỳ 2007 – 2010 sẽ chỉ đạt 0,8%. Dựa trên xu hướng lịch sử trồng cao su thế
giới và cơ cấu độ tuổi của cây cao su, ANRPC dự báo rằng, xu hướng sản xuất cao su
tự nhiên trên thế giới có thể sẽ vẫn trì trệ đến năm 2011.
2.4.2 Tình hình sản xuất cao su nước ta
Cây cao su được đem trồng ở nước ta từ thế kỉ XIX (năm 1897) do một người
Pháp tên Edouald Raoul đem hạt giống từ Indonesia về trồng tại Bến Cát. Sau đó viên
cảnh sát trưởng Sài Gòn là Belland đem hạt giống từ các nước Trung Mỹ về ươm thử
tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn. Mười năm sau một vùng cao su rộng lớn và quy mô đã
hình thành ở vùng ngoại ô Sài Gòn với diện tích 45 hecta. Đây là đồn cao su Bellan
nằm tại khu vực ngã tư Phú Nhuận lên đến ngã 5 Gò Vấp bây giờ, vào thời đó đây là

đồn điền cao su lớn nhất nước.
Tính đến nay, đã được 113 năm cây cao su được du nhập vào Việt Nam (1897)
và 103 năm hình thành những đồn điền kinh doanh (1907). Tổng diện tích cây cao su
hiện nay đạt 674.200 ha, tăng 42.700 ha (13,5%) so với năm 2008. Trong đó, diện tích
cho khai thác là 421.600 ha (chiếm 62,5% tổng diện tích), với sản lượng đạt 723.700
tấn, tăng 9,7 % so năm 2008. Diện tích trồng cao su tập trung chủ yếu ở Đông Nam bộ
(64%), kế đến là Tây Nguyên (24,5%) và duyên hải miền Trung (10 %). Diện tích cây
cao su ở vùng Tây Bắc mới đạt khoảng 10.200 ha (chiếm 1,5%) (Số liệu thống kê của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2009).
Vị thế ngành cao su Việt Nam trên thế giới ngày càng được khẳng định. Hiện
nay diện tích cao su của Việt Nam được xếp thứ 6 (chiếm khoảng 6,4% tổng diện tích
cao su thế giới), sản lượng xếp thứ 5 (khoảng 7,7% tổng sản lượng cao su thế giới) và
6


xuất khẩu đứng thứ 4 (khoảng 9%). Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao su của Việt
Nam trong giai đoạn 2001-2006 bình quân đạt 17,66%/năm, cao nhất so với các nước
Thái Lan (2,37%), Indonesia (5,27%), Malaysia (3,52%).
Bên cạnh đó, việc phát triển cây cao su còn góp phần xây dựng, mở mang các
vùng kinh tế mới và còn giải quyết việc làm cho khoảng 110.000 lao động khối quốc
doanh và trên 77.000 hộ nông dân tiểu điền. Nhiều địa phương đã sử dụng cây cao su
như một giải pháp xóa đói tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, góp phần xóa
đói giảm nghèo. Thực tế, tại các vùng trồng cây cao su, hệ thống giao thông vận
chuyển được đầu tư mới và nâng cấp nhiều, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, nhất
là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới mới phát triển cây cao su trong những năm
gần đây.
2.4.3 Tình hình sản xuất cao su thiên nhiên tại Công Ty 72
Công ty 72 thuộc Tổng công ty 15 - Bộ Quốc Phòng đóng quân trên địa bàn xã
Ianan, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai. Từ khi thành lập đến nay công ty đã đạt thành quả
trong việc xây dựng một tuyến phòng thủ vững chắc góp phần bảo vệ an ninh trên địa

bàn Tây Nguyên. Ngoài ra công ty đã xây dựng vũng kinh tế với các loại cây công
nghiệp có giá trị kinh tế cao gồm cây cao su chủ lực và cây cà phê. Với diện tích
5.422,09 ha cao su trong đó có 5.099,66 ha đưa vào kinh doanh, đạt sản lượng quy khô
là 8.557,48 tấn với năng suất bình quân 1.678,20 kg/ha (2009) và diện tích cà phê kinh
doanh là 196,94 ha. Trong vài năm nay, công ty đã từng bước lớn mạnh, phát triển trở
thành một đơn vị sản xuất dẫn đầu về năng suất sản lượng và đảm bảo trật tự an ninh
quốc phòng trong Tổng công ty 15.
Bảng số liệu 2.1 cho thấy: năng suất, sản lượng và diện tích cao su của công ty
đều tăng qua các năm. Từ năm 2004 - 2009 diện tích tăng 1028,11 ha (tăng 25,25%)
và năng suất từ 681,46 kg/ha (2004) tăng nhanh đạt 1.678,2 kg/ha (2009), tốc độ gia
tăng 146,27%. Sản lượng mủ quy khô năm 2009 đạt 8.557,48 tấn tăng hơn 3 lần so với
năm 2004 (8557,48 tấn).
Từ năm 2004 – 2006 năng suất bình quân ở mức rất thấp (< 1.000 kg/ha), tăng
dần qua các năm 2007, 2008 và đạt năng suất ổn định tới nay (> 1.500 kg/ha). Năm
2010, Công ty dự kiến sẽ thu được 8.713,79 tấn mủ khô trên tổng diện tích 5.099,66 ha
và năng suất trung bình đạt 1.708,70 kg/ha.
7


Bảng 2.1 Diện tích, sản lượng, năng suất mủ cao su tại Công ty 72 từ năm 2004 đến
năm 2010
Diện tích

Tổng cây

Mủ nước

Mủ tạp

SL quy


Năng suất

Năm

(ha)

khai thác

(tấn)

(tấn)

khô (Tấn)

(kg/ha)

2004

4.071,03

7.859,00

785,90

2.774,23

681,46

2005


4.857,71

9.244,10

1.531,63

3.566,78

734,25

2006

4.871,90

1.617.288

15.423,82

2.050,57

5.657,74

1.161,30

2007

4.898,35

1.775.937


17.495,89

1.765,54

6.148,59

1.255,30

2008

5.020,30

1.703.724

23.101,12

2.119,76

8.016,92

1.596,90

2009

5.099,20

2.075.604

25.017,43


1.953,80

8.557,48

1.678,20

Dự kiến

5.099,66

2.048.055

25.161,75

2.094,60

8.713,79

1.708,70

2010
Nguồn: Ban kỹ thuật, Công ty 72, Binh Đoàn 15(2010)
2.5 Đặc điểm dòng vô tính PB 235
Nguồn: Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam, 2002
Phổ hệ: PB5/51 x PB S/78
Xuất xứ: trạm Prang Bera, Công ty Golden Hope, Malaysia, chọn lọc trên vườn cây lai
năm 1955. Nhập chính thức vào Việt Nam năm 1978, được khuyến cáo trồng rộng
năm 1981.
Quy mô trồng ở Việt Nam: chiếm tỷ lệ cao nhất trên diện tích cao su của Tổng

Công ty Cao su Việt Nam trồng từ 1976 – 2000 (34,7%), cao nhất ở Đông Nam Bộ
(36,6%), Tây Nguyên (29,7%) và miền Trung (16,6%).
PB 235 có thân thẳng, tròn đều, chân voi không rõ, vỏ nguyên sinh trơn láng,
màu sáng, dày trung bình, dễ cạo, tái sinh vỏ tốt, ít phản ứng với vết cạo phạm. Tán
hình thông, phân tầng cân đối ở giai đoạn đầu, điểm phân nhánh khá cao. Sản lượng
mủ thay đổi theo điều kiện môi trường và từng năm. Năng suất rất cao ở các nước có
điều kiện thuận lợi, ở Malaysia có thể đạt tới 2,5 – 3 tấn/ha/năm và giảm sút rõ rệt ở
vùng có điều kiện bất thuận. Ít đông mủ ở miệng cạo, ngưng chảy mủ sớm đầu mùa
cạo nhưng chảy dai vào cuối năm, nên năng suất tập trung vào cuối năm. PB 235 có
khả năng kháng gió kém và dễ mẫn cảm với bệnh phấn trắng. Mủ kem có màu vàng,
đô nhớt Mooney cao (70 – 78), PRI cao(85), mặt sinh trưởng rất ổn định (1200 –
8


1300). Hoạt động biến dưỡng mạnh, hàm lượng đường Sucrose trong mủ thấp. Cần
lưu ý trong việc áp dụng chất kích thích vì dễ dẫn tới hiện tượng suy kiệt mủ và khô
miệng cạo.
Giai đoạn kiến thiết cơ bản, trong điều kiện thuận lợi (Đông Nam Bộ) dòng vô
tính PB235 sinh trưởng khỏe nên rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản so với GT1 và
RRIM600 từ 6 tháng đến 1 năm, năng suất bình quân có thể đạt 1,5 – 1,8 tấn/ha/năm.
2.6 Nghiên cứu về sự ảnh hưởng các yếu tố môi trường đến sản lượng và chất
lượng mủ cao su
Tổng lượng mưa trong năm và sự phân bố mưa của các tháng trong năm đều có
ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng mủ. Theo Đỗ Kim Thành và ctv (1998), trong
những tháng mùa khô sản lượng mủ thấp và ở những tháng mùa mưa sản lượng tăng
cao. Cretin (1978), cho thấy có mối quan hệ giữa năng suất và lượng nước dự trữ trong
đất ở Côte d’Ivoire. Tương tự, Ninane (1970) cho thấy sự tương quan thuận giữa sự
thiếu hụt mưa vào đầu mùa khô với sản lượng bị mất đi trong cùng mùa ở Cambodia.
Có sự tương quan giữa sự thoát hơi nước và sự thiếu hụt bảo hoà tuyệt đối của
không khí, điều này ám chỉ đến vai trò của thoát hơi nước đối với áp suất trương trong

dòng chảy mủ. Do vậy, tốc độ gió và ẩm độ không khí có ảnh hưởng rất lớn đến năng
suất mủ cao su, đặc biệt là khi độ ẩm trong đất bị thiếu hụt. Nhiệt độ thấp làm giảm
quá trình thoát hơi nước nên làm gia tăng dòng chảy mủ. Ninane (1970) thấy có mối
tương nghịch giữa nhiệt độ và năng suất trong mùa khô. Theo Nguyễn Năng và ctv
(2001) khi cạo vào các thời điểm khác nhau trong ngày, do ẩm độ không khí và nhiệt
độ có sự thay đổi qua từng thời điểm nên sản lượng cũng khác nhau và cho thấy có sự
tương quan nghịch giữa sản lượng và nhiệt độ vào lúc bắt đầu cạo. Nhưng khi nhiệt độ
của môi trường xuống quá thấp, cây sẽ bị tổn thương vì lạnh.
Ánh sáng có hai hiệu ứng ngược nhau đến năng suất. Một mặt ánh sáng là
nguồn cung cấp năng lượng duy nhất cho quá trình quang hợp của cây mà dã được
biểu hiện mối tương quan thuận giữa ánh sáng mặt trời với hàm lượng đường trong mủ
(Tupy, 1984). Mặt khác khi cây thiếu nước thì ánh sáng sẽ có tác dụng ngược gây hiệu
ứng đốt nóng, làm tăng sư thoát hơi nước nên làm giảm sản lượng.
Theo Nguyễn Đức Huy (2010), nhiệt độ không khí tương quan nghịch với tất cả
chỉ tiêu sản lượng mủ ở ba dòng vô tính VM515, PB235, GT1 và tương quan thuận
9


chặt chẽ với hàm lượng DRC khác biệt rất có ý nghĩa thống kê. Yếu tố lượng mưa có
tương quan nghịch chặt chẽ với hàm lượng DRC của DVT VM515 và tương quan
nghịch với hàm lượng DRC của DVT GT1. Còn yếu tố ẩm độ không khí có tương
quan nghịch với hàm lượng DRC cả ba DVT VM515, PB235, GT1 khác biệt rất có ý
nghĩa thống kê. Lượng bốc hơi nước tương quan thuận với hàm lượng DRC của ba
DVT trên, khác biệt rất có ý nghĩa thống kê.
Theo Vũ Đức Hùng (2010), nhiệt độ có quan hệ tỷ lệ nghịch với sản lượng và
quan hệ tỷ lệ thuận với hàm lượng DRC của DVT PB235 ở bốn năm trồng 1990, 1992,
1994, 1996. Các yếu tố tổng lượng mưa tháng, lượng mưa ngày cao nhất trong tháng
và số ngày mưa, lượng bốc hơi, ẩm độ không khí đều có tương quan kém hoặc không
có tương quan với các chỉ tiêu về sản lượng và chất lượng mủ DVT PB235. Tổng số
giờ nắng tương quan chặt chẽ với sản lượng mủ tạp vườn cây trồng năm 1996 với hệ

số tương quan tuyến tính rất có ý nghĩa. Còn các chỉ tiêu về sản lượng và chất lượng
mủ của các vườn khác đều tương quan kém với tổng số giờ nắng hoặc không có tương
quan.
2.7 Bệnh loét sọc mặt cạo
Bệnh được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1909 tại SriLanKa, thân cây cao su
nhất là mặt cạo bị ung thối, lở loét ra, do nấm Phytopthora gây ra. Bệnh phổ biến ở tất
cả các nước trồng cao su trên thế giới nhất là Đông Nam Á. Nếu không được điều trị,
bệnh có thể làm chết cây nhất là khi bệnh tấn công ở vùng vỏ gần gốc cây.
Ở Việt Nam, do điều kiện khí hậu thuận lợi cho nấm bệnh, mùa mưa kéo dài 6
tháng, nên cao su bị bệnh loét sọc mặt cạo nặng.
Đến nay thế giới công nhận tác nhân của bệnh loét sọc mặt cạo là nấm bệnh
Phytopthora palmivora. Riêng tại Việt Nam, qua nuôi cấy trong phòng thí nghiệm cho
thấy Phytopthora palmivora hiện diện nhiều ở mặt cạo và Phytopthora botryossa ở trái
và lá cao su.
Bệnh loét sọc mặt cạo rất nguy hại vì nó làm hại lớp vỏ cạo, khiến lớp vỏ tái
sinh về sau không cạo được nữa và còn làm tắt đường dẫn mủ khiến lớp vỏ bên dưới
vết bệnh cho sản lượng rất thấp. Bệnh phát triển nhanh và mạnh trong điều kiện ẩm
ướt gặp lúc khô hạn, mặc dù không được điều trị đúng mức, bệnh cũng tạm thời ngưng
phát triển. Các bào tử bệnh sống tiềm sinh trên các vết bệnh cũ, gặp điều kiện thuận lợi
10


×