Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT THỰC HIỆN TƯỜNG CÂY VÀ XÂY DỰNG ỨNG DỤNG TRONG THIẾT KẾ CẢNH QUAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.93 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN ĐỨC MINH

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT THỰC HIỆN TƯỜNG CÂY
VÀ XÂY DỰNG ỨNG DỤNG TRONG
THIẾT KẾ CẢNH QUAN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN ĐỨC MINH

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT THỰC HIỆN TƯỜNG CÂY VÀ
XÂY DỰNG ỨNG DỤNG TRONG THIẾT KẾ CẢNH QUAN
Ngành: Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa viên

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: KS. VÕ VĂN ĐÔNG


Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2010

i


MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
NONG LAM UNIVERSITY – HO CHI MINH CITY


NGUYEN DUC MINH

RESEARCHING TECHNIQUE OF MAKING GREENWALL
AND APPLYING TO LANDSCAPE DESIGN

GRADUATION ESSAY
DEPARTMENT OF LANDSCAPING AND ENVIRONMENTAL HORTICULTURE

Ho Chi Minh City
7/2010

ii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự chỉ dẫn, giúp đỡ tận tình của
thầy Kỹ sư Võ Văn Đông. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy.
Tôi cũng trân trọng cảm ơn bộ phận quản lý vườn ươm Bộ môn Cảnh quan và
Kỹ thuật hoa viên đã có những giúp đỡ tận tình cho tôi trong quá trình thực hiện luận
văn.

Để hoàn thành được bốn năm học ở giảng đường và thu nhận được nhiều kiến
thức quý giá, tôi đã nhận được sự dạy dỗ hết lòng của các thầy cô ở trường Đại học
Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là các thầy cô ở Bộ môn Cảnh quan và
Kỹ thuật hoa viên. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các thầy cô.
Tôi cũng không quên cảm ơn các bạn ở lớp DH06CH luôn bên cạnh giúp đỡ và
động viên tôi hoàn thành tốt luận văn.

iii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu kỹ thuật thực hiện tường cây và xây dựng ứng
dụng trong thiết kế cảnh quan” được tiến hành tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ ngày 15
tháng 03 năm 2010 đến ngày 11 tháng 07 năm 2010, bao gồm:
• Khảo sát hiện trạng mảng xanh trong các khu biệt thự và căn hộ tại quận 2 và
quận 7.
• Nghiên cứu kỹ thuật thực hiện tường cây trong và ngoài nước có thể áp dụng
cho các căn hộ và biệt thự tại thành phố Hồ Chí Minh.
Kết quả thu được: nghiên cứu được kỹ thuật thực hiện tường cây và thực hiện
được 1 mô hình tường cây điển hình; đề xuất được 3 mô hình thiết kế tường cây tại các
biệt thự và căn hộ cao cấp bao gồm 1 mô hình tường cây nội thất và 2 mô hình tường
cây ngoại thất.

iv


SUMMARY
The thesis “Researching technique of making greenwall and applying to
landscape design” which is carried out in Ho Chi Minh City, from March 15th, 2010 to
July 15th, 2010, which includes:

• Surveying the current greenspace in the villas and apartments in District 2 and
District 7.
• Researching technique of making greenwall that can be applied for villas and
apartments at Ho Chi Minh city.
As result to get: Researching technique of making greenwall successfully and
achieving success in making a typical greenwall model; proposing 3 greenwall design
models in villas and apartments (1 model for interior and 2 models for exterior).

v


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa

i

Lời cảm ơn

iii

Tóm tắt

iv

Mục lục

vi

Danh sách các hình


ix

Danh sách các bảng

xii

1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp

2

2. TỔNG QUAN

3

2.1. Khái niệm

3

2.2. Phân loại tường cây theo đặc tính môi trường sinh trưởng (chất trồng)

5


2.3. Vật liệu dùng làm tường cây

5

2.3.1. Một số loài thực vật được sử dụng làm tường cây

5

2.3.2. Một số loại chất trồng (giá thể)

7

2.3.2.1. Dớn trắng

7

2.3.2.2. Bụi xơ dừa (Cám dừa, mụn dừa)

9

2.3.2.3. Tro trấu

10

2.3.3. Dung dịch dinh dưỡng

11

2.3.4. Chất liệu làm giàn, khung


13

2.4. Xây dựng và lắp đặt hệ thống tường cây

15

2.4.1. Hệ thống tưới tiêu

15

2.4.2. Lắp đặt hệ thống tường cây

16

2.5. Công tác trồng và chăm sóc

16

2.5.1. Trồng

16

2.5.2. Chăm sóc

18

2.6. Một số công trình tường cây trên thế giới

19


2.7. Các hình thức tường cây (hoặc tương đương) đã có tại Việt Nam

22

vi


2.7.1. Tường dây leo

22

2.7.2. Các khung sắt gắn chậu cây đặt ngoài trời

23

3. NỘI DUNG (VẬT LIỆU) VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

25

3.1. Mục tiêu

25

3.2. Nội dung

25

3.3. Phương pháp nghiên cứu


25

3.3.1 Khảo sát nhu cầu sử dụng mảng xanh

25

3.3.2. Phương pháp thực hiện một tường cây điển hình

26

3.3.2.1. Vật liệu

26

3.3.2.2. Phương pháp lắp đặt

26

3.3.2.3. Chỉ tiêu theo dõi

27

3.3.3. Đề xuất thiết kế

27

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

28


4.1. Hiện trạng mảng xanh trong các căn hộ và khu biệt thự Quận 2 và Quận 7 (Thành
phố Hồ Chí Minh)

28

4.1.1. Các hình thức tạo mảng xanh

28

4.1.1.1. Sân vườn

28

4.1.1.2. Chậu treo

30

4.1.1.3. Ban công, sân thượng

31

4.1.1.4. Giếng trời

31

4.1.1.5. Các chậu cây nội thất

32

4.1.1.6. Thống kê và nhận xét


33

4.1.3. Đánh giá hiệu quả trang trí cảnh quan

34

4.2. Ý tưởng xây dựng mô hình tường cây

34

4.2.1. Các loại vật liệu làm tường cây

34

4.2.1.1. Các loài thực vật được sử dụng làm tường cây

34

4.2.1.2. Chất trồng

36

4.2.1.3. Khung giàn, giá đỡ

37

4.2.1.4. Hệ thống tưới tiêu

38


4.2.1.5. Chăm sóc, bảo dưỡng

39

4.2.2. Xây dựng mô hình tường cây có diện tích 1,2 m x 0,8 m

40

vii


4.2.2.1. Lắp đặt giàn khung và các khuôn bản

40

4.2.2.2. Lắp đặt hệ thống tưới

42

4.2.2.3. Cố định khung giàn, hệ thống tưới và trồng cây

45

4.2.2.3. Chăm sóc và theo dõi

47

4.2.2.3.1. Theo dõi


47

4.2.2.3.2. Chăm sóc

50

4.3. Đề xuất các mô hình ứng dụng trong thiết kế cảnh quan

51

4.3.1. Tường cây ngoại thất

51

4.3.2. Tường cây nội thất

51

5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

52

5.1. Kết luận

52

5.2. Kiến nghị

52


TÀI LIỆU THAM KHẢO

54

PHỤ LỤC

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1. Mô hình “mặt tiền xanh”

3

Hình 2.2. Mô hình “tường sống”

4

Hình 2.3. Đầm dớn trắng

9

Hình 2.4. Bụi xơ dừa

10


Hình 2.5. Tro trấu

11

Hình 2.6. Khung sắt được cố định

13

Hình 2.7. Khung làm bằng nhựa

14

Hình 2.8. Khung bằng gỗ và xi măng

14

Hình 2.9. Một số kiểu khuôn (bảng) vật liệu dùng làm tường cây

15

Hình 2.10. Hệ thống tưới

15

Hình 2.11. Mặt cắt một tường cây

17

Hình 2.12. Khuôn, vải địa và chất trồng


17

Hình 2.13. Cây được trồng vào các bảng có sẵn

17

Hình 2.14. Công nhân bảo dưỡng dưới sự hỗ trợ của các phương tiện

18

Hình 2.15. Mấu để neo dây bằng thép không gỉ

18

Hình 2.16. Tiếp cận hệ thống tưới để kiểm tra

19

Hình 2.17. Bộ lọc hệ thống tưới nhỏ giọt

19

Hình 2.18. Tường cây tại Viện Công nghệ Rochester (RIT) có diện tích khoảng 30 m2
19
Hình 2.19. Tường cây tại công ty Pure Yoga ở Thành phố New York, diện tích
khoảng 300 m2

20

Hình 2.20. Công viên MFO tại Zurich, Thụy Sĩ


20

Hình 2.21. Vườn thú Linconl ở Chicago

20

Hình 2.22. Tường cây ở Edificio Consorcio, Santiago, Chile

21

Hình 2.23. Tường cây tại bảo tàng Quai Branly ở Paris được tạo thành từ hơn 15000
cây của 150 loài khác nhau

21

ix


Hình 2.24. Tường cây tại bảo tàng CaixiaForum tại Marid, xây dựng năm 1989 được
tạo thành từ hơn 15000 cây của hơn 250 loài khác nhau

22

Hình 2.25. Tường cây tại trung tâm mua sắm Siam Paragon, Thái Lan giống như một
khu rừng nhiệt đới với Dương xỉ, Dây leo, Rêu,….

22

Hình 2.26. Dây Thằn lằn leo tường


23

Hình 2.27. Dây leo lên nhờ khung gắn vào tường

23

Hình 2.28. Cổng chào với khung gắn chậu đặt đầu đường Nguyễn Văn Linh, Quận 7
24
Hình 4.1. Yếu tố nước trong sân vườn

28

Hình 4.2. Tiểu cảnh kết hợp đá, sỏi và cây bụi

29

Hình 4.3. Đường dạo trong sân vườn

29

Hình 4.4. Đồi cảnh

29

Hình 4.5. Giàn hoa

30

Hình 4.6. Các hình thức chậu treo


30

Hình 4.7. Các hình thức trang trí cây trên ban công

31

Hình 4.8. Các hình thức trang trí cây trên sân thượng

31

Hình 4.9. Các hình thức trang trí giếng trời

32

Hình 4.10. Bố trí cây xanh nội thất

32

Hình 4.11. Các thanh đà cố định

40

Hình 4.12. Các khuôn bản (panels) trồng cây

41

Hình 4.13. Thuốc trừ nấm Aliete và COC 85

41


Hình 4.14. Giá thể trồng cây

41

Hình 4.15. Dớn trắng bao bên ngoài hỗn hợp tro trấu + bụi dừa

42

Hình 4.16. Khung giàn được cố định tạm thời

42

Hình 4.17. Các vật dụng để lắp đặt hệ thống tưới tiêu

43

Hình 4.18. Lắp đặt đầu phun

44

Hình 4.19. Xác định đầu phun và khoét lỗ định vị

44

Hình 4.20. Điều chỉnh lưu lượng đầu phun

45

Hình 4.21. Lấy cây ra khỏi bầu và giũ sạch đất


46

Hình 4.22. Trồng cây lên các khuôn và thêm chất trồng để cố định cây

46

x


Hình 4.23. Tường cây sau khi trồng hoàn thành
Hình 1. Một số chi phong lan có thể trồng trên tường cây

xi

47
Phụ lục 2


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 2.1. Các loài thực vật được sử dụng làm tường cây trên thế giới

6

Bảng 4.1. Thống kê các hình thức mảng xanh


33

Bảng 4.2. Thống kê các nhóm thực vật được sử dụng chủ yếu

33

Bảng 4.3. Một số loài thực vật được đề xuất sử dụng làm tường cây

35

Bảng 4.4. Bảng theo dõi sự phát triển của cây

47

Bảng 1. Nhóm cây xanh lớn

Phụ lục 1

Bảng 2. Nhóm cây hoa, cây bụi, cây lá màu

Phụ lục 1

Bảng 3. Nhóm cây kiểng

Phụ lục 1

Bảng 4. Nhóm cây dây leo, chậu treo

Phụ lục 1


Bảng 5. Nhóm cây nội thất

Phụ lục 1

xii


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, mức độ đô thị hóa
ngày càng cao thì sự phân hóa giữa thành thị và nông thôn ngày càng lớn. Mật độ dân
số ở các thành phố tăng lên một cách đáng kể, để đáp ứng điều đó cơ sở vật chất hạ
tầng được nâng cấp, từng mét vuông đều được qui hoạch. Với những lợi ích thiết yếu
mà cây xanh đem lại thì nhu cầu về mảng xanh ngày một lớn tại các khu vực trung tâm
thành phố, tại các khu công nghiệp, khu dân cư đông đúc, khu du lịch, và đặt biệt là
các căn hộ trong các khu biệt thự … - nơi mà từng tấc đất đều được sử dụng vào công
việc - thì việc sử dụng đất để tạo cảnh quan mảng xanh là rất ít. Theo nhu cầu cũng
như ý nghĩa của nó, mà mảng xanh được tận dụng mọi nơi có thể, để tạo thêm không
khí thiên nhiên, hài hòa cho cuộc sống.
Ở các khu biệt thự việc tạo dựng cảnh quan vừa đẹp, vừa tiện lợi và ít chiếm
không gian là điều rất được ưu chuộng. Trong khu vực nội thành, ở các tòa nhà cao ốc,
nơi mà diện tích cho việc kinh doanh chỉ khoảng 5 x 5 m2, hoặc 5 x 10 m2 thì việc
trồng cây theo chiều thẳng đứng vừa đáp ứng được nhu cầu mảng xanh, vừa ít chiếm
diên tích mà vẫn mang lại vẻ mỹ quan cho khu làm việc.
Thế nhưng hiện nay cảnh quan ở những khu vực đó thường bị cắt giảm, thậm chí
không cần vì ưu tiên cho công việc. Do đó, việc chọn đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật thực
hiện tường cây và xây dựng ứng dụng trong thiết kế cảnh quan” nhằm xây dựng những
mô hình tường cây phù hợp với điều kiện môi trường, thiết bị và vật liệu hiện có tại

thành phố Hồ Chí Minh góp phần bổ sung, đáp ứng nhu cầu cảnh quan trong không
gian hạn hẹp mà lợi ích không đổi, và phục vụ công tác thiết kế cảnh quan.

1


1.2. Thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp
- Từ 01/12/09 đến 15/01/2010: đăng kí giáo viên hướng dẫn và chọn tên đề tài.

- 15/02/2010: nộp đề cương thực tập tốt nghiệp cho phòng giáo vụ.
- 10/3/2010: nộp báo cáo thực tập tốt nghiệp, nộp đề cương khóa luận tốt
nghiệp cho phòng giáo vụ.
- 15/03/2010: thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
- 11/07/2010: nộp khóa luận tốt nghiệp cho giáo vụ khoa.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Khái niệm
Theo Wikipedia (2008), tường xanh (green wall) là một bức tường có thể đứng
một mình hoặc là một phần của tòa nhà. Nó được che phủ một phần hoặc hoàn toàn
bởi thảm thực vật, và trong một số trường hợp là đất và môi trường vô cơ. Tường xanh
có thể được làm ở ngoại thất và cả nội thất. Tường xanh còn được gọi là tường “sống”,
tường sinh thái, hoặc là vườn thẳng đứng.
Tường xanh được Patrick Blanc – nhà thực vật học tại Trung tâm nghiên cứu
khoa học quốc gia Pháp – nghiên cứu và ứng dụng thành công. Ông gọi hình thức này
là “tường thực vật” (le mur végétal). Công trình tường xanh đầu tiên của ông là bức
tường ở Tổ chức Cartier cho nghệ thuật đương đại (Paris – Pháp) năm 1997 và công

trình nổi tiếng nhất là ở Bảo tàng Quai Branly (Paris – Pháp) năm 2006.
Tường xanh gồm 2 loại:
- “Mặt tiền xanh” (green façades): được tạo thành từ dây leo bò trực tiếp lên
tường hoặc bò lên hệ thống giàn khung được gắn vào tường. Dây leo sống nhờ vào
chất dinh dưỡng từ đất và leo lên nhờ các giác bám, hoặc tua cuốn, thân quấn.

a)

b)
Hình 2.1. Mô hình “mặt tiền xanh”

a. Hệ thống lưới (giàn) bằng dây kim loại được hàn lại
b. Hệ thống lưới và thép không gỉ
3


- “Tường sống” (living walls): được tạo thành từ hệ thống giàn khung làm bằng
thép không gỉ, vải địa, hệ thống tưới tiêu, môi trường vô cơ và thảm thực vật.

Hình 2.2. Mô hình “tường sống”
Trong đề tài này tác giả đề cập đến “living wall” và gọi dưới tên “tường cây”
Tác dụng của tường cây:
- Tăng cường cung cấp khí oxy và hấp thu khí cacbonic, góp phần làm sạch
không khí.
- Giảm nhiệt độ bề mặt (khoảng 35O F, hấp thụ các bức xạ Mặt Trời, qua đó tiết
kiệm năng lượng dành cho máy điều hòa.
- Giảm tiếng ồn: tường xanh có tác dụng như một bộ đệm ngăn cách âm thanh
ồn ào của đường phố với các cao ốc.
- Là phương tiện để tái sử dụng nước. Các loài thực vật có thể làm sạch hơi
nước bị ô nhiễm bằng cách hấp thụ các chất dinh dưỡng hòa tan.

- Tận dụng các bề mặt có sẵn theo chiều dọc. Tường cây rất thích hợp cho các
khu vực khô cằn vì nước ít bay hơi hơn trên vườn thẳng đứng so với vườn ngang.
- Tường cây cũng có chức năng “nông nghiệp đô thị” (urban agriculture) hoặc
“làm vườn đô thị” (urban gardening). Nó được xây dựng như một tác phẩm nghệ thuật.
Đôi khi, tường cây được xây dựng trong nội thất để giúp chữa “hội chứng cao ốc
bệnh” (sick building syndrome).
- Cung cấp nơi ở cho động vật hoang dã (chim, bướm,…). Là một trong những
phương tiện để giáo dục môi trường.

4


2.2. Phân loại tường cây theo đặc tính môi trường sinh trưởng (chất trồng)
Với hình thức “tường sống” có 3 dạng chất trồng sau:
- Môi trường “rời” (loose mediums): sử dụng các bịch đất hoặc khay đất đặt
vào khung trên tường. Với môi trường sống này, đòi hỏi phải thay đất một năm một
lần đối với tường cây ngoại thất và hai năm một lần đối với tường cây nội thất. Do chu
kỳ thay đất khá thường xuyên nên loại môi trường này không thích hợp làm tường cây
ở những nơi công cộng. Môi trường này được khuyến cáo chỉ dùng cho những tường
cây có độ cao dưới 2,43 m (8 feet) để tránh ảnh hưởng của gió lớn. Môi trường “rời”
phù hợp để làm tường cây trong vườn nhà.
- Môi trường “liên kết” (mat mediums): sử dụng sợi xơ dừa hoặc các sợi liên
kết thành thảm. Môi trường này khá mỏng, nhiều lớp và không thể hỗ trợ sự phát triển
của rễ cây sau 3 đến 5 năm, thường được sử dụng cho tường cây nội thất. Điểm đáng
lưu ý là môi trường “liên kết” không có khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng tốt, do
đó, phải có hệ thống tưới tiêu tốt để đảm bảo cung cấp đầy đủ nước và dưỡng chất cho
cây. Môi trường này cũng được khuyến cáo chỉ dùng cho các tường cây cao dưới 2,43
m (8 feet) để dễ dàng sửa chữa và thay thế.
- Môi trường “cấu trúc” (Structural mediums): là môi trường sinh trưởng dạng
khối, không “rời” và cũng không phải dạng “liên kết”, chúng là sự kết hợp các tính

năng của cả hai dạng môi trường sinh trưởng trên, các khối được sản xuất có hình
dạng, kích thước và độ dày khác nhau. Ưu điểm là chúng tồn tại 10 đến 15 năm, có thể
có pH và EC phù hợp cho từng loại thực vật, đồng thời dễ dàng bảo dưỡng và thay thế,
có thể dùng cho cả tường cây ngoại thất và nội thất, chi phí bảo trì thấp. Tuy nhiên, chi
phí lắp đặt cho môi trường này khá cao.
2.3. Vật liệu dùng làm tường cây
2.3.1. Một số loài thực vật được sử dụng làm tường cây
Ở các nước đã phát triển công nghệ tường cây thường có một quá trình nghiên cứu
lâu dài về các loài thực vật thích hợp. Chúng được xem xét về trọng lượng và khả năng
thích nghi trên mặt đứng và tùy vào loại hình tường cây, nơi bố trí (ngoại thất hay nội
thất), giàn khung, nhu cầu của người cần làm mà có sự lựa chọn loài phù hợp. Thông
thường, người ta phân ra các loại sau: hoa, dương xỉ, dây leo, cây bụi, rau quả. Một số
loài trong các chi sau được cho là sử dụng nhiều nhất:
5


Bảng 2.1. Các loài thực vật được sử dụng làm tường cây trên thế giới (Wikipedia,
2008)
STT
1

Tên thông thường
Cây Dương đào

Chi thực vật

Loài tiêu biểu
Actinidia deliciosa hay Actinidia

Actinidia


chinensis (Kiwi hay Dương đào)
2

Mộc thông

Akebia

Akebia quinata (Mộc thông)

3

Mộc hương nam

Aristolochia

Aristolochia fangchi, Aristolochia
westlandi

4

Đăng tiêu

Campsis

Campsis grandiflora (Đăng tiêu)

5

Dây gối


Celastrus

6

Cây Ông lão

Clematis

Celastrus orbiculatus (Dây gối
tròn), Celastrus scandens (Dây gối
Mỹ)
Clematis montana

7

Cây Bê ri

Cotoneaster

Cotoneaster lacteus

8

Thường xuân

Hedera

Hedera helix (Thường xuân)


9

Hoa Bia (Húp lông) Humulus

Humulus lupulus (Hoa bia)

10

Tú cầu

Hydrangea

Hydrangea petiolaris (Tú cầu leo)

11

Kim ngân

Lonicera

12

Trinh đằng

Parthenocissus

Parthenocissus tricuspidata (Dây
leo Nhật Bản, thường xuân Boston)

13


Nho

Vitis

Vitis berlandieri

14

Gai lửa

Pyracantha

Pyracantha praecox

15

Thu hải đường

Begonia

Begonia

rupicola,

Begonia

dolifolia, Begonia semperflorens
16
17


Dương

xỉ

móng Angiopteris

Angiopteris

evecta

(Dương

xỉ

trâu

móng trâu)

Cúc vạn thọ tây Cosmos

Cosmos

(Cúc chuồn)

atrosanguineus, Cosmos bipinnatus

6

sulphureus,


Cosmos


2.3.2. Một số loại chất trồng (giá thể)
2.3.2.1. Dớn trắng
Theo Th.S H.T.Loan (2007), dớn trắng (dớn mềm) là tên gọi Việt Nam của một
loại chất trồng có nguồn gốc là một loài rêu, sống trên mặt các đầm lầy, có tên thương
mại là "Sphagnum moss". Dớn trắng thuộc họ Sphagnaceae, giống Sphagnum, sinh
sống chủ yếu ở các khu vực ẩm ướt, chủ yếu là đầm lầy. Dớn trắng phân bố chủ yếu ở
các vùng có khí hậu khoảng 15oC và ẩm độ cao, pH đất thấp. Một số nước chuyên sản
xuất dớn như New Zealand, Chile, Trung Quốc.
Dớn trắng rất có giá trị vì chúng có cấu trúc dạng sợi, rất dài, dù ở dạng khô hay
tươi. Các sợi dớn dù khô hay tươi cũng rất bền, chắc, khó bị phân huỷ nên khi sử dụng
rất ít bị thay chất trồng như các chất trồng khác (nhờ vào cấu trúc phenolic bám trên
thành tế bào).
Dớn có khả năng giữ nước rất lớn gấp 20 lần trọng lượng khô của chúng. Dớn
trắng có khả năng hấp thu nước và thải ra các cation H+ giúp điều hoà độ acid của môi
trường đồng thời tạo cho dớn trắng một khả năng diệt khuẩn tự nhiên, rất tốt cho sự
phát triển vùng rễ.
Dớn trắng có khả năng trao đổi cation rất lớn, chính vì vậy rất thường được sử
dụng trong nhân giống cây trồng cả ở dạng sợi hay dạn vụn (dớn đen, peat moss) điều
này chứng tỏ dớn trắng có khả năng vận chuyển các chất dinh dưỡng rất tốt.
Dớn trắng còn có một số thành phần kháng khuẩn tự nhiên giúp ức chế sự tăng
trưởng của một số nấm bệnh.
Dớn trắng được sử dụng cho rất nhiều mục đích khác nhau. Trong chiến tranh
thế giới thứ I, dớn được sử dụng làm bông gạc nhờ khả năng diệt khuẩn và độ dai,
chắc, thấm nước tốt của nó. Sau này, dớn trắng được sử dụng chủ yếu làm chất trồng
“sạch” cho nông nghiệp.
Dớn có thể giữ được lượng nước gấp 20 lần trọng lượng nên cho phép qua quá

trình hấp thu nước của hạt giống tốt hơn, giúp mau phá huỷ lớp vỏ cứng bên ngoài của
hạt, giúp hạt mau nảy mầm và bắt rễ. Dớn còn là môi trường vô trùng tự nhiên chống
lại nấm bệnh cho những cây con yếu ớt này.
Cây trồng cần sử dụng một lượng nước rất lớn trong thời gian ra hoa, sử dụng
dớn làm chất trồng trong giỏ treo sẽ cung cấp cho cây một lượng nước dự trữ tự nhiên
7


trong thời gian này, giúp cây không bị stress do thiếu nước, giúp hoa có độ bền lâu
hơn.
Đối với chiết và ghép cây, dớn rất tiện lợi do có độ dài, dai bền và khả năng giữ
nước nên rất tốt để giữ ẩm, tạo điều kiện cho rễ sớm hình thành tại vị trí chiết.
Dớn có độ thoáng cho rễ cây phát triển đồng thời cũng giúp giữ ẩm cho cây,
điều này làm giảm nguy cơ bệnh tật. Dớn giúp cây kháng lại một số bệnh do vi khuẩn
và nấm, giúp cây trao đổi chất tốt hơn. Sợi dớn dai và chắc nên ít phải thay đổi chất
trồng, tiết kiệm chi phí lao động.
Dớn New Zealand nổi tiếng là loại dớn được ưa chuộng nhất. Do tính phổ biến
và những đặc trưng chuyên biệt của sản phẩm như sợi dài, bền chắc, lá to....tuy nhiên
giá thành cao. Dớn Chile là một lựa chọn tốt do những ưu điểm thiên về giá cả kinh tế.
Mặc dù, sử dụng dớn này phải thường xuyên thay chất trồng mới do mau phân rã hơn
dớn New Zealand. Hiện nay, một số nước châu Á như Đài Loan, Trung Quốc cũng
trồng được dớn với chất lượng tốt và giá thành rất phù hợp với điều kiện kinh tế tại
Việt Nam. Ở Việt Nam cũng có xuất hiện dớn trắng Việt Nam nhưng chất lượng
không đạt và dớn rất dễ mục, sợi dớn ngắn và đen do chủ yếu là dớn mọc hoang dại.
Về tính thẩm mỹ thì dớn New Zealand là “đẹp” nhất, sau đó là Chile, do sợi dớn trắng,
to dài. Tuy nhiên, giá thành của hai loại dớn này khá cao. Hiện nay, dớn Trung Quốc
được nhập về chào bán với giá cả cạnh tranh nên đã được thị trường chấp nhận. Nhìn
chung, dớn Trung Quốc không bằng hai loại dớn kia do sợi dớn không trắng bằng
nhưng về chất lượng vẫn đảm bảo, đặc biệt có ít tạp chất. Dớn Trung Quốc hiện nay
được sản xuất ở vùng núi Quí Châu, Trung Quốc, nơi vùng khí hậu bán nhiệt đới ẩm

gió mùa rất thích hợp với loại cây trồng này.
Ưu điểm của dớn Trung Quốc:
• Thoáng khí và thoát nước
• Sạch và không mục rữa, sử dụng trong thời gian dài
• Phòng trừ một số bệnh hại cho cây
• Có thể sử dụng một mình hay trộn với các chất trồng khác
• Giá thành thấp, kinh tế, phòng ngừa sâu bệnh cho cây trồng

8


• Tiết kiệm lao động khi thay chậu, tách cây, điều thiết yếu khi thay chất trồng
mới và có thể chống hư thối rễ
• Thích hợp cho mọi loại cây vào mọi giai đoạn phát triển của cây (cây con, cây
trưởng thành và ra hoa).
Những loại dớn trắng trên thị trường hiện nay yêu cầu phải ngâm và xả nước hàng
ngày (xé dớn thành những miếng nhỏ, xả nước ngập dớn, ngày hôm sau, xả bỏ nước
cũ và ngâm tiếp lần nữa), liên tục khoảng 2 – 3 ngày, sau đó vắt khô nước trước khi
trồng cây. Sau đó, xé dớn thành từng nắm nhỏ.

Hình 2.3. Đầm dớn trắng
2.3.2.2. Bụi xơ dừa (Cám dừa, mụn dừa)
Là một phần của vỏ dừa. Vỏ dừa dày từ 1 – 5 cm tùy theo giống, phần cuống có
thể dày đến 10 cm. Vỏ dừa bao gồm 30 % là xơ dừa và 70 % là bụi xơ dừa. Bụi xơ dừa
có đặc tính hút và giữ ẩm cao từ 400 – 600 % so với thể tích của chính nó.
Xơ dừa có hàm lượng xenlulo rất cao nên chúng thường được sử dụng để sản
xuất các loại dây buộc. Vỏ dừa dai, chắc nên được dùng làm các tấm ván ép, ngoài ra
chúng còn dùng để làm bàn ghế, giỏ xách, các đồ mỹ nghệ…
Trong bụi xơ dừa còn có lignin, đây là chất giúp xua đuổi sâu bệnh cho cây.
Bên cạnh đó bụi xơ dừa còn có thể làm giá thể để trồng lan, trồng nấm bào ngư hoặc

có thể sử dụng trong việc xử lý nước thải.
Bụi xơ dừa có nhiều tác dụng: phủ bề mặt chống xói mòn, trộn với đất tăng độ
ẩm, tạo điều kiện cho đất xốp, kích thích rễ ra nhiều. Nhưng chú ý phải loại bỏ chất
tannin (chất chát) trong bụi xơ dừa vì chất chát dễ làm suy cây. Muốn loại bỏ tannin,
người ta thường ngâm xơ dừa một thời gian (tối thiểu là 3 ngày, thông thường ngâm
khoảng 1 tuần) và thay nước thường xuyên.

9


Trồng cây bằng bụi xơ dừa vừa tiết kiệm chi phí vừa bảo vệ môi trường (do tận
dụng phế phẩm trong quá trình sản xuất dừa).

Hình 2.4. Bụi xơ dừa
2.3.2.3. Tro trấu
Quá trình xay xát thóc cho ra 78 % (trọng lượng) là gạo, tấm và cám, 22 % còn
lại là vỏ trấu, là phần vỏ cứng bọc ngoài hạt gạo. Một phần vỏ trấu được được các nhà
máy chế biến gạo sử dụng làm nhiên liệu tạo ra hơi cung cấp cho quá trình sấy gạo. Vỏ
trấu chứa khoảng 75 % chất hữu cơ dễ bay hơi bị cháy trong quá trình đốt và khoảng
25 % còn lại chuyển thành tro (RHA). Sau khi đốt, mỗi tấn trấu sẽ cho 180 kg tro, có
thể sử dụng làm phụ gia cho xi măng và có thể thay thế trực tiếp SiO2 trong xi măng.
Thường tro trấu được lấy từ các lò gạch , người ta cho trấu vào ung cho ngúng
trong vài ngày, hạt trấu bị cháy nhưng vẫn giữ nguyên được hạt chứ không vụn bột ra.
Vì vậy tro trấu ấy rất dễ thoát nước, thích hợp cho trồng cây. Khi chất trồng có thành
phần tro trấu, chất trồng không những tơi xốp, mà còn giàu dinh dưỡng do trong tro
trấu có Kali và Phospho.
Tro trấu dùng để trồng cây phải hoai mục. Thông thường, với tro trấu mới mua
về, người ta thường xả nước cho bớt mặn và mau hoai mục, để khoảng 1-2 ngày cho
thấm nước đều mới tiến hành trộn chung với các nguyên liệu khác tạo thành chất trồng
phù hợp với từng loại cây.


10


Hình 2.5. Tro trấu
2.3.3. Dung dịch dinh dưỡng
Khoa học đã tìm ra vai trò của các nguyên tố trong tự nhiên tham gia vào đời
sống của cây trồng đã mở ra nhiều hướng thâm canh để nâng cao năng suất cũng như
chất lượng cây trồng. Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy, trong
thành phần của cây trồng có mặt 92 nguyên tố hoá học, nhưng chỉ có 16 nguyên tố
thiết yếu với cây trồng, trong đó có 13 nguyên tố khoáng. Nếu thiếu hụt một trong các
nguyên tố đó thì cây trồng sinh trưởng và phát triển kém.
Các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu đều quan trọng như nhau cho sự sinh
trưởng và phát triển của cây trồng. Sự thiếu hụt hay dư thừa bất kỳ nguyên tố nào xuất
hiện trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây đều gây ra ảnh hưởng bất lợi.
Tuỳ theo vai trò và nhu cầu của cây trồng mà phân chia các nguyên tố thiết yếu
thành từng nhóm
+ Nhóm đa lượng: Đây là nhóm các chất dinh dưỡng thiết yếu mà cây trồng cần
nhiều bao gồm: đạm (N), lân (P), kali (K).
+ Nhóm trung lượng: Đây là các chất dinh dưỡng khoáng thiết yếu mà cây
trồng cần ở mức trung bình bao gồm: lưu huỳnh (S), canxi (Ca), magiê (Mg).
+ Nhóm vi lượng: Đây là các chất dinh dưỡng khoáng thiết yếu mà cây trồng
cần với số lượng ít, bao gồm các nguyên tố: kẽm (Zn), sắt (Fe), đồng (Cu), mangan
(Mn), bo (B), molypđen (Mo), Clo (Cl).
Các chất dinh dưỡng thiết yếu với cây trồng dù đó là các chất đa lượng, trung
lượng, hay vi lượng chúng đều phải được cung cấp đầy đủ và cân đối mới giúp cho cây
11


trồng sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng cao. Để đảm bảo cho cây

trồng được cung cấp đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết thì việc tạo ra các
dung dịch dinh dưỡng thích hợp với từng loài cây làm tăng khả năng sinh trưởng, phát
triển và tăng năng xuất, sản lượng của cây. Nhiều nghiên cứu đã ứng dụng thực
nghiệm thành công với các môi trường dinh dưỡng. Theo Keith Roberto (2000):
- Để chế tạo 3,785 lít (1 gallon = 3,785 lít) dưỡng chất dùng cho rau, củ với tỉ lệ
NPK 9,5 – 5,67 – 11,3
ƒ Dùng 6 gr Ca(NO3)2,
ƒ 2,09 gr KNO3,
ƒ 0,46 gr K2SO4,
ƒ 1,39 gr KH2PO4,
ƒ 2,42 gr MgSO4 * 7 H2O,
ƒ 0,4gr Sắt 7 % kèm nguyên tố vi lượng (xem bảng pha trộn các
nguyên tố vi lượng)
- Để chế tạo 3,785 lít (1 gallon = 3,785 lít) dưỡng chất dùng cho cây ăn trái với tỉ
lệ NPK 8,2 – 5,9 – 13,6
ƒ Dùng 8 gr Ca(NO3)2
ƒ 2,80 gr KNO3
ƒ 1,70 gr K2SO4
ƒ 1,39 gr KH2PO4
ƒ 2,40 gr MgSO4 * 7H2O
ƒ 0,40 gr of 7 % Fe kèm nguyên tố vi lượng
- Để chế tạo 3,785 lít (1 gallon = 3,785 lít) dưỡng chất dùng cho cây hoa cảnh
với tỉ lệ NPK 5,5 – 7,97 – 18,4
ƒ Dùng 4,10 gr Ca(NO3)2
ƒ 2,80 gr KNO3
ƒ 0,46 gr K2SO4
ƒ 1,39 gr KH2PO4
ƒ 2,40 gr MgSO4 * 7 H2O
ƒ 0,40 gr of 7 % Fe kèm nguyên tố vi lượng (xem bảng pha trộn các
nguyên tố vi lượng)

12


×