Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THU MUA PHẾ LIỆU VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TẠI QUẬN THỦ ĐỨC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
----****----

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THU MUA PHẾ LIỆU VÀ
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TẠI QUẬN
THỦ ĐỨC

SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN MINH TỨ
NGÀNH

: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

NIÊN KHÓA

: 2006 - 2010

Tháng 7/2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
----****----

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THU MUA PHẾ LIỆU VÀ
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TẠI QUẬN
THỦ ĐỨC



GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

SINH VIÊN THỰC HIỆN

THS: LÊ TẤN THANH LÂM

NGUYỄN MINH TỨ
MSSV: 06149090

Tháng 7/2010


Đánh giá hiện trạng thu mua phế liệu và đề xuất các giải pháp quản lý tại quận Thủ Đức

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn thầy cô trường Đại Học Nông Lâm Thành
phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là thầy cô Khoa Môi Trường và Tài Nguyên đã ân cần dạy
bảo, truyền đạt kiến thức cũng như kinh nghiệm sống cho em trong suốt bốn năm học
tại trường.
Gởi lời biết ơn sâu sắc đến thầy Lê Tấn Thanh Lâm đã tận tình hướng dẫn, giúp
đỡ để em hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Cảm ơn Chú Đặng Văn Thành - Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi Trường
Quận Thủ Đức cùng ban lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường đã tạo điều kiện
cho tôi thực tập. Đặc biệt gởi lời cảm ơn đến anh Phạm Văn Danh, chị Nguyễn Thị
Thanh Loan, và các anh chị nhân viên Tổ Môi Trường, anh chị nhân viên ban quản lý
thị trường các phường đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn cho em trong suốt thời gian
thực tập đề tài.
Cảm ơn các cơ sở kinh doanh phế liệu đã cung cấp thông tin giúp tôi có được

dữ liệu để thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin gởi lời cảm ơn đến gia đình và các bạn lớp DH06QM đã động
viên, ủng hộ để tôi hoàn thành luận văn này.
Do thời gian và kiến thức có hạn nên luận văn có những sai sót và chưa thực sự
đầy đủ sâu sắc. Mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô, anh chị và các bạn.

Ngày 15 tháng 07 năm 2010
Người thực hiện đề tài

Nguyễn Minh Tứ


Đánh giá hiện trạng thu mua phế liệu và đề xuất các giải pháp quản lý tại quận Thủ Đức

TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Nguyễn Minh Tứ sinh viên khoa Môi Trường và Tài Nguyên Đại Học Nông
Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7 năm 2010 “Đánh giá hiện trạng thu mua, tái chế phế liệu và đề xuất
biện pháp quản lý tại quận Thủ Đức.” nội dung của đề tài gồm:
™ Mục tiêu, mục đích thực hiện đề tài.
™ Tổng quan lý thuyết và hiện trạng thu mua phế liệu tại quận Thủ Đức.
- Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và các vân đề ô nhiễm
môi trường tốn tại trên quận Thủ Đức.
- Các định nghĩa, khái niệm về phế liệu, tái sinh tái chế.
- Hiện trạng thu mua phế liệu của quận Thủ Đức.
™ Phân tích đánh giá hiện trạng nguồn phế liệu hiên có tại quận, quy mô
kinh doanh, các vấn đề môi trường, an toàn lao đông và sức khỏe con người tồn
tại tại các cơ sở kinh doanh phế liệu.
™ Đề xuất các giải pháp

- Giải pháp quản lý.
- Giải pháp công nghệ.


Đánh giá hiện trạng thu mua phế liệu và đề xuất các giải pháp quản lý tại quận Thủ Đức

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮC

UBND:

Ủy ban nhân dân

TN&MT:

Tài nguyên và môi trường

CTR:

Chất thải rắn

TP. HCM:

Thành phố Hồ Chí Minh

TN&MT

Tài Nguyên Và Môi Trường


Đánh giá hiện trạng thu mua phế liệu và đề xuất các giải pháp quản lý tại quận Thủ Đức


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Giá trị sản xuất theo ngành kinh tế của quận Thủ Đức năm 2008 ............ 6
Bảng 2.2 Thống kê số lượng các vựa phế liệu trên các phường ............................... 12
Bảng 2.3. Thu nhập hàng tháng. ............................................................................... 15
Bảng 4.1. Giá các loại phế liệu .................................................................................. 26
Bảng 4.2. Quy mô các cơ sở kinh doanh vừa và nhỏ................................................. 28
Bảng 4.3. Quy mô của các cơ sở kinh doanh lớn....................................................... 30
Bảng 4.4. Tổng lượng phế liệu các loại tại quận ....................................................... 30
Bảng 4.5. Tỷ lệ thời gian hoạt động của các cơ sở .................................................... 31
Bảng 4.6. Tỷ lệ thu nhập các tháng trong năm .......................................................... 33
Bảng 4.7. Tỷ lệ thu nhập hàng tháng của các cơ sở ................................................... 34
Bảng 4.8. Tỷ lệ các nguồn cung cấp phế liệu ........................................................... 35
Bảng 4.9. Tỷ lệ số lượng người mua dọc đường....................................................... 36
Bảng 4.10. Tỷ lệ số lượng lao động tại các cơ sở ...................................................... 37
Bảng 4.11. Tỷ lệ các khách hàng mua phế liệu của cơ sở ......................................... 38
Bảng 4.12. Tỷ lệ các phương tiện vận chuyển ........................................................... 39
Bảng 4.13. Tỷ lệ các loại phế liệu .............................................................................. 39


Đánh giá hiện trạng thu mua phế liệu và đề xuất các giải pháp quản lý tại quận Thủ Đức

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Bản Đồ Hành Chính Quận Thủ Đức.......................................................... 4
Hình 2.2. Dòng lưu chuyển các nguồn vật liệu ......................................................... 9
Hình 2.3. Mô hình dòng quay vòng giữa hai sản phẩm ............................................. 10
Hình 2.4. Sơ đồ mạng lưới thu gom chất thải rắn của tư nhân .................................. 10
Hình 2.5. “Vòng lặp kín”: Tái chế làm giảm tiêu thụ nguồn tài nguyên và giảm rác

thải. ............................................................................................................................. 11
Hình 4.1. Tỷ lệ thời gian hoạt động của các cơ sở .................................................... 31
Hình 4.2. Tỷ lệ thu nhập các tháng trong năm

... 33

Hình 4.3. Tỷ lệ thu nhập hàng tháng của các cơ sở ................................................... 34
Hình 4.4. Tỷ lệ các nguồn cung cấp phế liệu............................................................. 35
Hình 4.5. Tỷ lệ số lượng người mua dọc đường của cơ sở........................................ 36
Hình 4.6. Tỷ lệ số lượng lao động tại các cơ sở ....................................................... 37
Hình 4.7. Tỷ lệ khách hang mua phế liệu .................................................................. 38
Hình 4.8. Tỷ lệ các phương tiện vận chuyển ............................................................. 39
Hình 4.9. Tỷ lệ các loại phế liệu ................................................................................ 39
Hình 4.10. Quy trình sản xuất giấy AOCC ................................................................ 47
Hình 4.11. Quy trình công nghệ xử lý hỗn hợp các loại giấy văn phòng
cũ (MOW)................................................................................................................... 48
Hình 4.12. Quy trình công nghệ xử lý giấy báo cũ (ONP) ........................................ 49


Đánh giá hiện trạng thu mua phế liệu và đề xuất các giải pháp quản lý tại quận Thủ Đức

DANH MỤC PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1
Nội dung bảng khảo sát các cơ sở thu mua phế liệu
PHỤ LỤC 2
Chi tiết thông số kỹ thuật của các thiết bị trong dây truyền sản xuất bột giấy từ giấy
phế liệu
PHỤ LỤC 3 Chi tiết các thiết bị trong dây chuyền sản xuất hạt nhựa từ nhựa phế liệu.



Đánh giá hiện trạng thu mua phế liệu và đề xuất các giải pháp quản lý tại quận Thủ Đức

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1
1.2. Nội dung .............................................................................................................. 1
1.3. Mục tiêu ............................................................................................................... 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu. .................................................................................... 2
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3
1.6. Thời gian nghiên cứu ........................................................................................... 3
1.7. Ý nghĩa đề tài....................................................................................................... 3
Chương 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ HIỆN TRẠNG THU MUA VÀ
TÁI CHẾ PHẾ LIỆU ............................................................................................... 4
2.1. Tổng quan về Quận Thủ Đức Thành Phố Hồ Chí Minh ..................................... 4
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 4
2.1.2. Hiện trạng Kinh tế-Xã hội ................................................................................ 6
2.1.3. Tổng quan về tình hình ô nhiễm ở Thủ Đức .................................................... 6
2.2. Định nghĩa và khái niệm...................................................................................... 7
2.2.1. Chất thải ........................................................................................................... 7
2.2.2. Phế liệu ............................................................................................................. 7
2.2.3. Tái chế .............................................................................................................. 8
2.3. Tổng quan hiện trạng thu mua phế liệu của Quận Thủ Đức .............................. 12
2.3.1. Hiện trạng thu mua và tái chế phế liệu của quận Thủ Đức .............................. 12
2.4. Các vấn đề ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng của chúng đến môi trường và
sức khỏe người dân tại các cơ sở thu mua phế liệu trên địa bàn quận ...................... 16
2.4.1. Ô nhiễm môi trường ......................................................................................... 16


Đánh giá hiện trạng thu mua phế liệu và đề xuất các giải pháp quản lý tại quận Thủ Đức


2.4.2. An toàn lao động trong công tác thu mua và tái chế phế liệu .......................... 17
2.4.3. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến môi trường và sức khỏe người dân . 17
2.5.Ảnh hưởng mỹ quan đô thị ................................................................................... 18
2.6. Văn bản pháp lý liên quan ................................................................................... 18
2.7. Lợi ích từ thu mua và tái chế phế liệu ................................................................. 18
2.8. Các biện pháp quản lý đã được thực hiện ........................................................... 19
2.8.1. Cơ sở thu mua ................................................................................................... 19
2.8.2. Cơ quan nhà nước ............................................................................................. 19
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 20
3.1. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 20
3.1.1. Thực hiện phát phiếu điều tra, khảo sát thực địa ............................................. 20
3.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 20
3.2.1. Phân tích bảng khảo sát .................................................................................... 20
3.2.2. Phỏng vấn chuyên gia và ban quản lý thị trường các phường ......................... 24
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................... 25
4.1. Kết quả khảo sát thực địa. ................................................................................... 25
4.1.1. Giá các loại phế liệu. ........................................................................................ 25
4.1.2 quy mô các cơ sở kinh doanh được khảo sát. .................................................... 26
4.2. Kết quả phân tích bảng khảo sát .......................................................................... 31
4.3.1 Giải pháp quản lý............................................................................................... 40
4.3.1. Quản lý các cơ sở này trong thời điểm hiện tại ................................................ 40
4.3.2. Quản lý các cơ sở trong tương lai..................................................................... 41
4.4. Giải pháp kỹ thuật có thể áp dụng cho lượng phế liệu hiện có của quận ............ 46
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 52
5.2. Kết luận ............................................................................................................... 52


Đánh giá hiện trạng thu mua phế liệu và đề xuất các giải pháp quản lý tại quận Thủ Đức


5.2. Kiến nghị. ............................................................................................................ 52
5.2.1. Đối với các cơ sở kinh doanh chưa quản lý được. .......................................... 52
5.2.2. Đối với các cơ sở đang hoạt động. .................................................................. 52
Phụ lục 1. ................................................................................................................... 53
Phụ lục 2. .................................................................................................................... 58
Phụ lục 3. .................................................................................................................... 82
Danh mục tài liệu tham khảo ...................................................................................... 91


Đánh giá hiện trạng thu mua phế liệu và đề xuất các giải pháp quản lý tại quận Thủ Đức

Chương 1 MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong xu thế phát triển của xã hội ngày nay, nguồn tài nguyên thiên nhiên, các
nguyên vật liệu ngày càng trở nên khan hiếm và có nguy cơ bị cạn kiệt. Vì vậy, phế
liệu đóng vai trò quan trọng và trở thành nguyên liệu đầu vào của các quá trình sản
xuất và tái chế. Từ đó, nhiều điểm thu mua phế liệu xuất hiện trên cả nước.
Theo điều tra của Viện Nghiên Cứu Và Phát Triển Thành Phố Hồ Chí Minh
”trung bình mỗi ngày thành phố tiếp nhận khoảng 6.800 tấn rác thải”, 5%-10% số này
có thể tái chế, tái sử dụng lại vừa giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm chi phí xử
lý rác thải và tăng nguồn thu cho ngân sách. Tuy nhiên, việc phân loại rác thải đầu
nguồn vẫn đang gặp nhiều khó khăn do chưa tạo được sự đồng thuận từ phía người
dân, chưa tổ chức được hệ thống thu gom theo hình thức phân loại, do vậy mà phế liệu
nhựa có thể tái chế thành nguyên liệu vẫn phải xử lý bằng cách chôn lấp, chi phí xử lý
rác thải ngày càng tăng, diện tích đất làm bãi chôn lấp liên tục mở rộng. Một số doanh
nghiệp có dây chuyền tái chế phế liệu lại chưa huy động hết công suất. Một số lượng
phế liệu không nhỏ được các cơ sở chế biến thủ công khiến chất lượng sản phẩm
không cao và quá trình sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng”.
Trên địa bàn quận Thủ Đức có rất nhiều địa điểm thu mua phế liệu đã mang lại
nhiều lợi ích về kinh tế nhưng phía sau nó lại tồn tại nhiều vấn đề gây ô nhiễm môi

trường và sức khỏe người dân cũng như hiệu quả kinh tế chưa cao. Do vậy tác giả tiến
hành đề tài ”đánh giá hiện trạng thu mua, tái chế phế liệu và đề xuất biện pháp quản lý
tại Quận Thủ Đức” cũng như giới thiệu một số công nghệ tái chế có thể áp dụng nhằm
nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu tác động môi trường của các địa điểm thu mua
trên địa bàn quận.
1.2. Mục tiêu
- Đánh giá hiện trạng môi trường.
+ Hiện trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở thu mua.

SVTH: Nguyễn Minh Tứ

1


Đánh giá hiện trạng thu mua phế liệu và đề xuất các giải pháp quản lý tại quận Thủ Đức

+ Ảnh hưởng của ô nhiễm tới môi trường và sức khỏe con người.
+ Hiện trạng quản lý môi trường.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường.
+ Giải pháp quản lý.
+ Giải pháp công nghệ .
- Các giải pháp đề xuất mang tính khả thi.

1.3. Nội dung
- Tổng quan hiện trạng thu mua và tái chế phế liệu của Thành phố Hồ Chí Minh
và quận Thủ Đức.
- Ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng của chúng đến môi trường và sức khỏe
người dân tại các cơ sở thu mua phế liệu.
- Phân tích và đánh giá kết quả nghiên cứu.
- Đề xuất biện pháp quản lý.

- Đề xuất công nghệ tái chế.
- Kết luận và kiến nghị.

1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Thu thập số liệu từ các cơ quan liên quan và internet.
- Bản khảo sát.
- Khảo sát thực địa.
- Phỏng vấn trực tiếp.
- Phỏng vấn chuyên gia.
- Thống kê.
- Phân tích dữ liệu.

1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động mua bán phế liệu và tái chế.

SVTH: Nguyễn Minh Tứ

2


Đánh giá hiện trạng thu mua phế liệu và đề xuất các giải pháp quản lý tại quận Thủ Đức

- Phạm vi nghiên cứu:
Địa điểm: Quận Thủ Đức.
Thời gian: từ ngày 01/01/2010 đến ngày 30/06/2010.
1.6. Thời gian dự kiến thực hiện đồ án
Hoàn thành đồ án vào ngày 20/06/2010.
1.7. Ý nghĩa đề tài
- Ý nghĩa xã hội
+ Giảm ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến đời sống, sức khoẻ

người lao động tại cơ sở và người dân xung quanh.
+ Tạo mỹ quan đô thị.
+ Góp phần đảm bảo an ninh xã hội, an toàn giao thông.
-

Ý nghĩa kinh tế
+ Thu lợi từ việc mua bán phế liệu.
+ Thu lợi từ các hoạt động tái chế.
+ Giảm chi phí xử lý rác thải, diện tích bãi chôn lấp.
+ Giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động sống tại quận.

- Ý nghĩa môi trường
+ Giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các cơ sở thu mua phế liệu.
+ Giảm lượng rác thải ra môi trường.
+ Giảm thiểu lượng khí phát thải vào môi trường nhờ tiết kiệm nguồn
năng lượng cho quá trình sản xuất cùng một sản phẩm từ nguyên liệu tái chế.
+ Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên từ việc sử dụng nguyên liệu tái chế
thay cho nguyên liệu gốc.

SVTH: Nguyễn Minh Tứ

3


Đánh giá hiện trạng thu mua phế liệu và đề xuất các giải pháp quản lý tại quận Thủ Đức

Chương 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ HIỆN
TRẠNG THU MUA VÀ TÁI CHẾ PHẾ LIỆU

2.1. Tổng quan về Quận Thủ Đức Thành Phố Hồ Chí Minh

2.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý và ranh giới hành chính
Quận Thủ Đức có vị trí từ 100 41’66” - 100 46’97” vĩ Bắc và 1060 49’20” -1060
53’81’’ Kinh Đông, với diện tích 4.764,95m2 là một trong năm quận mới của Thành
phố Hồ Chí Minh, nằm ở cửa ngõ phía Bắc – Đông Bắc của Thành phố.

Hình 2.1. Bản Đồ Hành Chính Quận Thủ Đức
Quận nằm trên trục lộ giao thông quan trọng nối liền Thành phố với khu vực
Đông Nam Bộ, miền Trung và miền Bắc, được bao bọc bởi sông Sài Gòn và xa lộ Sài
Gòn – Biên Hòa (Quốc lộ 52). Ranh giới địa lý của quận giáp với.
-

Phía Đông giáp quận 9.

-

Phía Tây giáp quận 12.

SVTH: Nguyễn Minh Tứ

4


Đánh giá hiện trạng thu mua phế liệu và đề xuất các giải pháp quản lý tại quận Thủ Đức

-

Phía Nam giáp với sông Sài Gòn, quận 2, quận Bình Thạnh.

-


Phía Bắc giáp với huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương.

- Khí hậu.
Với những đặc điểm tổng quát về vị trí địa lý cho thấy khí hậu của quận Thủ
Đức là một bộ phận của khí hậu thành phố Hồ Chí Minh : nằm trong khu vực nhiệt đới
gió mùa, có 2 mùa là mùa khô và mùa mưa.
+ Mùa mưa, tương ứng với gió mùa Tây Nam, từ tháng 5 đến tháng 10 có lượng
mưa chiếm từ 93,3% - 96,8% lượng mưa cả năm, có tổng lượng mưa trung bình
từ 1300 – 1950 mm.
+ Mùa khô, tương ứng với gió mùa Đông Bắc, từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau,
lượng mưa hầu như không đáng kể, chiếm từ 3,2% - 6,7% lượng mưa cả năm,
có tháng hầu như không mưa
+ Nhiệt độ trung bình/ngày trong các tháng lạnh nhất trong năm cũng luôn trên
20oC. Tháng nóng nhất là tháng 4 và nhệt độ trung bình với suất bảo đảm 50%
đạt đến 29oC. Tháng lạnh nhất là tháng 12, nhiệt độ trung bình cũng đạt đến
25,5oC. Biên độ nhiệt trung bình/năm chỉ khoảng 3,5oC. Đặc điểm về nhiệt độ
không khí ở thành phố khá ổn định như vậy, phù hợp với quy luật biến thiên
trong năm của nhiệt độ vùng nhiệt đới.
- Địa hình
Địa hình có những gò đồi phía Bắc kéo dài từ Thuận An (Bình Dương) theo
hướng Tây Bắc – Đông Nam, có cao trình đỉnh khoảng 30-34m, những đồi này không
lớn, độ rộng từ 0,2-1,5 km và hạ thấp nhanh chóng đến cao trình +1,4m với nối tiếp là
vùng thấp trũng khá bằng phẳng (từ 0-1,4m) ra đến ven sông lớn, có các độ dốc cục bộ
hướng về rạch suối Nhung, rạch Xuân Trường và vùng thấp trũng ở phía Nam. Vùng
địa hình thấp, trũng, khá bằng phẳng kéo dài đến bờ sông Đồng Nai và sông Sài Gòn
bao quanh.

SVTH: Nguyễn Minh Tứ


5


Đánh giá hiện trạng thu mua phế liệu và đề xuất các giải pháp quản lý tại quận Thủ Đức

2.1.2. Hiện trạng Kinh tế-Xã hội
Kinh tế
Tổng giá trị sản xuất ngành năm 2008 là 3.665.363 triệu đồng tăng 3% so với năm
2007. Diện mạo kinh tế của Quận được thể hiện qua (Bảng 2.1).
Bảng 2.1. Giá trị sản xuất theo ngành kinh tế của quận Thủ Đức năm 2008
Tốc độ tăng
Ngành
Đơn vị
2007
2008
2008 (%)
CN-Xây dựng Triệu đồng
2.830.297
2.897.969
2
Thương mạiTriệu đồng
678.167
470.382
9
Dịch vụ
Nông nghiệp

Triệu đồng

34.734


27.012

-22

(Nguồn: niên giám thống kê quận thủ đức năm 2008)
- Xã hội
Dân số: Quận Thủ Đức có diện tích 47,7 km2 với dân số 378.486 người (năm
2008), là một Quận vành đai của thành phố Hồ Chí Minh. Có 12 đơn vị hành
chính trực thuộc. Mật độ dân số trung bình năm 2008 là 7.935 người/km2.
Y tế: Tổng số cơ sở y tế trên địa bàn Quận Thủ Đức là 15 cơ sở, trong đó có 1
bệnh viện Đa Khoa, 1 trung tâm y tế Quận, 12 trạm y tế phường và 1 đội y tế dự
phòng. Ngoài ra còn có các chi hội chữ thập đỏ cấp Quận đến phường với tổng
số hội viên là 5.717 người và 33 điểm sơ cấp cứu bố trí khắp địa bàn Quận.
Các lĩnh vực khác: Các lĩnh vực khác như Giáo dục, Văn hóa- thể thao cũng
không ngừng phát triển. Vừa nâng cao trình độ của người dân, vừa đảm bảo đời
sống tinh thần và sức khỏe.
2.1.3. Tổng quan về tình hình ô nhiễm ở Thủ Đức
Quận Thủ Đức là một quận ven của Tp. HCM, được hình thành trên cơ sở là
một trong hai phần tách ra của huyện Thủ Đức cũ, có diện tích đất tự nhiên là 4.764,95
ha, với dân số 378.486 người (năm 2008). So với các quận nội thành của Thành phố
thì mật độ dân số của quận Thủ Đức ở mức thấp (khoảng 1/6 – 1/10) nhưng lượng rác
thải sinh hoạt ra hằng ngày cũng đã lên đến 233 tấn. Được qui hoạch là một đô thị vệ
tinh của Thành phố, quận Thủ Đức có vị trí chiến lược rất quan trọng đối với Thành

SVTH: Nguyễn Minh Tứ

6



Đánh giá hiện trạng thu mua phế liệu và đề xuất các giải pháp quản lý tại quận Thủ Đức

phố, là cửa ngõ Đông Bắc nối liền với các tỉnh miền Đông Nam Bộ, miền Trung và
Miền Bắc.
Từ một huyện ngoại thành chuyển mình thành một đô thị vệ tinh, quá trình đô
thị hóa đang diễn ra một cách nhanh chóng trên địa bàn quận. Với định hướng cơ cấu
phát triển kinh tế chủ yếu là ngành công nghiệp và dịch vụ, hiện nay quận là nơi tập
trung nhiều KCN, KCX như KCN Bình Chiểu, KCX Linh Trung 1 và 2, các cụm công
nghiệp Bình Triệu, Hiệp Bình Phước, Trường Thọ, Linh Xuân. Tại đây đã thải ra
lượng khí thải cũng như nước thải công nghiệp khá lớn gây ô nhiễm môi trường khá
trầm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe của ngưới dân trong khu vực. Hiện nay, ô nhiễm
bụi là vấn đề quan trong nhất tại Thủ Đức. Nguồn ô nhiễm chính là do hoạt động giao
thông và một số cơ sở công nghiệp lớn (nhà máy xi măng, nhà máy điện). Nồng độ bụi
cao còn do chất lượng đường sá kém và cắt dán nâng cấp, làm đường mới trong giai
đoạn xây dựng. Ngoài ra vấn đề nước thải từ các hoạt động công nghiệp và các ngành
sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp nằm xen kẽ trong khu dân cư đang gây ô
nhiễm nghiêm trọng tại các kênh rạch điển hình là khu vực rạch Bình Thọ, các khu
vực dọc kênh tiêu Ba Bò, cống Ba Bột, Suối Cái, Rạch Cầu Trắng…. ngoài những ảnh
hưởng do hoạt động sản xuất trên địa bàn, Thủ đức còn chịu thêm những ảnh hưởng
của hoạt động công nghiệp bùng phát mạnh mẽ ở Bình Dương.
2.2. Định nghĩa và khái niệm
2.2.1. Chất thải
Luật môi trường Việt Nam đã đưa ra định nghĩa chất thải tại khoản 10 Điều 3
Luật BVMT 2005 như sau: "Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ
sản xuất, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác”.
2.2.2. Phế liệu
Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học định nghĩa "Phế liệu là vật bỏ đi từ
những nguyên liệu đã qua chế biến”..
Trong lĩnh vực khoa học pháp lý, khái niệm phế liệu được định nghĩa lần đầu
tiên tại khoản 1 Điều 3 Quyết định số 03/2004/QĐ-BTNMT ngày 02/4/2004 của Bộ

trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy định về bảo vệ môi trường
đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất: "Phế liệu là sản phẩm, vật liệu

SVTH: Nguyễn Minh Tứ

7


Đánh giá hiện trạng thu mua phế liệu và đề xuất các giải pháp quản lý tại quận Thủ Đức

được loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng nhưng đáp ứng yêu cầu làm nguyên
liệu sản xuất". Khái niệm phế liệu tiếp tục được Luật Bảo vệ môi trường 2005 (Luật
BVMT 2005) định nghĩa tại khoản 13 Điều 3: "Phế liệu là sản phẩm, vật liệu bị loại ra
từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng được thu hồi để dùng làm nguyên liệu sản xuất".
Nguồn gốc phát sinh:
o Hộ gia đình: giấy các tông, plastic, kim loại, thuỷ tinh, đồ điện tử gia dụng;
o Trường học công sở: Giấy, nylon, plastic;
o Chợ: các tông, plastic, cao su, thuỷ tinh, kim loại;
o Bệnh viện: kim loại, plastic, thủy tinh;
o Các cơ sở kinh doanh: các tông, plastic, cao su, thuỷ tinh, kim loại, đồ điện;
o Khu vui chơi giải trí: giấy vụn, nylon, plastic;
2.2.3. Tái chế
Tái chế là hoạt động thu hồi lại từ chất thải các thành phần có thể sử dụng để
chế biến thành các sản phẩm mới sử dụng lại cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất.
Hoạt động tái chế và thu hồi chất thải được thực hiện thông qua hệ thống thu
gom chất thải rắn theo mạng lưới 3 cấp gồm: người thu gom, đồng nát và buôn bán
phế liệu (hình 2.4). Công nghiệp thu hồi có 3 cấp được chia thành 6 nhóm nghề:
+ Cấp thứ nhất (gồm người đồng nát và người nhặt rác): Hai nhóm người này
có cùng chức năng trong hệ thống thu gom, nhưng lại khác nhau về địa điểm hoạt
động, công cụ làm việc và nhu cầu vốn lưu động.

+ Cấp thứ hai (gồm những người thu mua đồng nát và người thu mua phế liệu
từ . Cấp người thu nhặt tại bãi đổ rác, người nhặt rác và đồng nát trên vỉa hè trong toàn
thành phố): Những người thu mua phế liệu này cũng tiến hành theo cách tương tự tại
những nơi cố định.
+ Cấp thứ ba: gồm những người buôn bán hoạt động kinh doanh với quy mô
lớn hơn ở nhiều địa điểm cố định và các đại lý thu mua thường là điểm nút đặc biệt
trong buôn bán như các bên trung gian giữa các ngành công nghiệp và người bán lại.

SVTH: Nguyễn Minh Tứ

8


Đánh giá hiện trạng thu mua phế liệu và đề xuất các giải pháp quản lý tại quận Thủ Đức

Tùy thuộc vào vị trí, nguồn nguyên liệu, công nghệ sản xuất, thành phần chất
thải mà lựa chọn các phương pháp tái sinh khác nhau.
Các loại chất thải rắn và xỉ không thể sử dụng được đổ ở bãi chôn lấp hoặc đổ
xuống biển.
Tất cả các vật liệu trước và sau khi sử dụng có thể cần cho hoạt động kinh
doanh, có trong rác thải đô thị như các chất hữu cơ, kim loại, nhựa, giấy, kính v.v…
được gọi là “vật liệu có thể tái chế”.
Hoạt động tái chế cũng cần chi phí để thu gom, vận chuyển, chế biến và ngăn
chặn các tác động tiêu cực lên môi trường do quá trình tái chế gây ra, do đó, nếu như
chi phí tái chế cao hơn lợi ích tái chế thì lúc đó hoạt động tái chế không được coi là
hoạt động kinh doanh. Nếu chi phí tái chế thấp hơn lợi ích tái chế thì hoạt động tái chế
được coi là hoạt động kinh doanh. Sơ đồ hệ thống thu hồi các chất và dòng lưu chuyển
các nguồn vật liệu được thể hiện ở (hình 2.2)

Hình 2.2. Dòng lưu chuyển các nguồn vật liệu


SVTH: Nguyễn Minh Tứ

9


Đánh giá hiện trạng thu mua phế liệu và đề xuất các giải pháp quản lý tại quận Thủ Đức

Sản xuất nhựa

Sản xuất đóng chai

Sản xuất

Chai PET

Sản xuất nhựa

Tái chế

Tiêu dùng

Tiêu dùng

Đổ thải rác

Đổ thải rác

Hình 2.3. Mô hình dòng quay vòng giữa hai sản phẩm
Nguồn phế thải

phế liệu

Bãi chôn lấp

Nhóm thu
gom phế liệu
Đội quân bới
rác tại bãi rác

Nhóm buôn
bán và sử
dụng lại
phế liệu

Nhóm thu mua
phế liệu
Thu mua tại bãi
đổ rác

Bãi tập kết tạm
thời trạm trung
chuyển

Các cơ
sở sản
xuất
ngành
công
nghiệp


Xe đẩy rác tay
Đường phố

Đội quân nhặt
rác lưu động

Thu mua
đồng nát tại
kho chứa

Thùng rác, bể
chứa rác
Đại lý và
những người
buôn bán

Các hộ gia đình
Khác sạn

Cơ quan

Những người
mua lưu động

Hoạt động thu
mua dọc đường
phố

Nhà hàng ăn
uống, nhà trọ


Hình 2.4. Sơ đồ mạng lưới thu gom chất thải rắn của tư nhân

SVTH: Nguyễn Minh Tứ

10


Đánh giá hiện trạng thu mua phế liệu và đề xuất các giải pháp quản lý tại quận Thủ Đức

Để tính lợi ích tái chế, người ta sử dụng công thức:
(2.1)

NBr.T = NBr.QPET
NBr : lợi ích tái chế
QPET : lượng chai PET
Hoặc:
NBr = [PV 1 – PV 2] + [CVE 1 + CVU 1 - CRE 1] + [CCW 1 – CCR 1] + CDW

1

(2.2)

Trong đó:
PV 1 – PV 2 : chênh lệch về chi phí giữa vật liệu thô
CVE 1 + CVU 1 - CRE 1 : chênh lệch chi phí bên ngoài
CCW 1 – CCR 1 : chênh lệch chi phí thu gom
CDW 1 : chi phí tiết kiệm đổ thải rác
Nếu kết quả tính theo phương trình (2.2) dương thì có nghĩa hoạt động tái chế
mang lại hiệu quả, còn nếu kết quả ngược lại thì có nghĩa là hoạt động tái chế không

mang lại hiệu quả.
Tóm lại: Có thể thấy tái chế tức là đã chuyển đổi hoặc tạo nên chức năng cho
chất thải. Sau khi được phân loại và thu hồi thích hợp thì giá trị của chúng được tái
lập. Chấm dứt bị gọi là rác thải. Khi đó, vai trò của chúng tương tự như một nguồn tài
nguyên và được coi như những nguyên liệu thứ cấp cho quá trình sản xuất.

Tái chế

Sản xuất

Tiêu

Nguồn tài nguyên

hủy

thiên nhiên
Rác

Tiêu dùng

Hình 2.5. “Vòng lặp kín”: Tái chế làm giảm tiêu thụ nguồn tài nguyên và giảm rác
thải.

SVTH: Nguyễn Minh Tứ

11


Đánh giá hiện trạng thu mua phế liệu và đề xuất các giải pháp quản lý tại quận Thủ Đức


2.3. Tổng quan hiện trạng thu mua phế liệu của Quận Thủ Đức
2.3.1. Hiện trạng thu mua phế liệu của quận Thủ Đức
Theo số liệu thu thập từ các phường trên địa bàn Thủ Đức hiện nay có 175 cơ
sở thu mua phế liệu lớn nhỏ, trên thực tế theo chủ nhiệm ban quản lý thị trường một
số phường, hàng năm tăng từ hai đến ba cơ sở, riêng phường Linh Trung, Linh Xuân
và Hiệp Bình Chánh số lượng nhiều hơn cơ sở dữ liệu hiện có, ước tính toàn quận có
khoảng 200 cơ sở. Các cơ sở này tập trung chủ yếu các phường: Linh Trung, Linh
Xuân, Bình Chiểu, Hiệp Bình Chánh và Hiệp Bình Phước. Hầu hết các cơ sở này thuê
mặt bằng buôn bán nằm trên các con đường lớn như: quốc lộ 1A, quốc lộ 1K, quốc lộ
13, quốc lộ 13 cũ, Kha Vạn Cân, đường Linh Trung...
Các cơ sở mua bán phế liệu không có giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép
kinh doanh từ sau khi thành phố ra quyết định 88 về việc di dời các cơ sở gây ô nhiễm
môi trường. Từ việc không có giấy phép kinh doanh nên các cơ sở này đều không
đóng thuế cho nhà nước, một số cơ sở lớn đóng thuế cho nhà nước theo hóa đơn thanh
toán hàng tháng.
Chủ của các cơ sở này là những người từ các tỉnh khác chủ yếu từ các tỉnh Bình
Định đến Thanh Hóa, một số ít cơ sở hoạt động rất lâu, khoảng hơn 10 năm, hấu hết
các cơ sở hoạt động từ 3-6 năm.
Bảng 2.2 Thống kê số lượng các vựa phế liệu trên các phường
Phường
Linh Trung
Linh Đông

Số cơ sở thu
Phường
mua phế liệu
49 Hiệp Bình Phước

Số cơ sở thu

mua phế liệu
22

10 Trường Thọ

8

Linh Tây

4 Bình Thọ

4

Linh Chiểu

7 Linh Xuân

14

Bỉnh Chiểu

17 Tam Phú

14

Hiệp Bình Chánh

17 Tam Bình

9

175

Tổng cộng

(Nguồn. Ban quản lý thị trường các phường)

SVTH: Nguyễn Minh Tứ

12


Đánh giá hiện trạng thu mua phế liệu và đề xuất các giải pháp quản lý tại quận Thủ Đức

™ Tình hình thu mua của các cơ sở lớn
• Cơ sở có quy mô lớn lớn
Các loại phế liệu mà các vựa quy mô lớn thu mua đã được các vựa nhỏ xử lý
trước, phân loại sẵn. Hơn nữa, họ chỉ tập trung mua từ 1 đến 2 loại phế liệu với
khối lượng lớn từ các vựa quy mô vừa và nhỏ, sau đó lưu trữ 1-2 ngày hoặc bán
ngay cho các cơ sở tái chế phế liệu. Vì vậy việc thu mua phế liệu ở các vựa
trung bính- lớn tương đối đơn giản so với các vựa nhỏ. Có thể nói vựa thu mua
phế liệu này là trung gian giữa các vựa phế liệu nhỏ và các cơ sở tái chế phế
liệu.
Qua quá trình khảo sát cho thấy,việc mua phế liệu từ các vựa thu mua nhỏ phần
lớn thực hiện theo nguyên tác chào hàng, những chiếc xe tải của họ chạy dọc
các con đường, khi gặp các vựa thu mua nhỏ họ sẽ chào hàng và cùng thỏa
thuận giá cả, khi hai bên đồng ý với thỏa thuận thì tiến hành giao dịch, nếu có
cơ sở khác chào hàng với giá cao hơn thì các cơ sở nhỏ sẵng sàng bán, số khác
nhờ quá trình trao đổi buôn bán trong thời gian lâu dài và tin tưởng nhau sẽ trở
thành đối tác làm ăn với nhau, đặc biệt các cơ sở này còn thu mua các loại phế
liệu từ các công ty xí nghiệp, như các cơ sở phế liệu chuyên về giấy, nhựa, bao

bì, và lượng lớn phế liệu được mua về từ các tỉnh khác..... Hầu hết các vựa này
sử dụng phương tiện vận chuyển là các xe tải nhỏ và lớn để chuyển phế liệu đến
các nhà máy, cơ sở tái chế phế liệu ở Quận Tân Bình, Quận 11, Quận 6, …
Tuỳ theo quy mô mà số lượng công nhân trong các vựa thu mua phế liệu quy
mô lớn có thể lên đến hàng chục người với mức thu nhập là 1.500.000 –
2.300.000 đ/người/tháng.
Trung bình các địa điểm chở phế liệu từ 2-3 chuyến trong 1 tuần, đa phần đều
sử dụng xe 1,4 và 2,5 tấn. Tuỳ từng loại phế liệu được mua nhiều hay ít sẽ quy
định số lượng cũng như số lần vận chuyển trực tiếp đến nơi tái chế hay vận
chuyển đến các địa điểm phế liệu quy mô lớn hơn.
• Cơ sở có quy mô vừa và nhỏ
Phế liệu sau khi thu mua từ các hộ gia đình sẽ được bán cho các vựa thu mua ve
chai nhỏ gần đó. Do yêu cầu về chất lượng phế liệu ở các cơ sở thu mua phế

SVTH: Nguyễn Minh Tứ

13


Đánh giá hiện trạng thu mua phế liệu và đề xuất các giải pháp quản lý tại quận Thủ Đức

liệu nói chung và các vựa nhỏ nói riêng là khá cao, các loại phế liệu không đủ
chất lượng, hay quá bẩn, ẩm ướt sẽ không được thu mua hay thu mua với giá
thấp. Vì vậy, khối lượng phế liệu người thu mua ve chai dạo bán cho các vựa
chỉ đạt khoảng 90-95% khối lượng đã mua từ các hộ gia đình, 5-10% lượng phế
liệu không đủ chất lượng sẽ được bỏ chung với rác thải sinh hoạt. Quy trình
mua bán giữa người thu mua dọc đường và cơ sở rất đơn giản. Những người thu
mua dọc đường mang tới bán cho các cơ sở phế liệu, mỗi cơ sở có trung bình từ
5-8 mối mua phế liệu, mỗi ngày từ khoảng 1-2 lược bán. Ngoài những mối này
ra những người thu mua ve chai khi nặng hàng họ sẽ bán cho bất cứ một vựa ve

chai nằm trên tuyến họ đang đi nếu như giá cả hợp lý.
Các vựa này thu mua tất cả các loại phế liệu có khả năng từ người thu phế liệu
dạo, những người nhặt rác và các hộ gia đình lân cận. Sau đó phân loại rất kỹ,
sắp xếp có trật tự và sẽ được bán cho các vựa lớn hay bán trực tiếp cho các cơ
sở tái chế theo một chu kỳ (thường khoảng 5-7 ngày/lần). Lượng phế liệu tại
các cơ sở này phân bố không đều. Lượng lớn tập trung vào các tháng gần dịp tết
vì lúc này người dân và các công ty xí nghiệp dọn dẹp vệ sinh nhà cửa dẫn đến
lượng phế liệu vào dịp này tăng mạnh, ngược lại vào những tháng mùa mưa
lượng phế liệu lại giảm mạnh, một số vựa không thu mua được phế liệu, hoặc
lượng phế liệu quá ít chờ tới 3 hay 4 tháng mới xuất hàng, vào những thời điểm
này theo phỏng vấn các chủ cơ sở do ảnh hưởng của thời tiết nên việc thu mua
của các người thu mua ve chai bị hạn chế, cũng như chất lượng phế liệu không
cao dẫn đến cạn nguồn phế liệu, thu nhập vào thời điểm này không đủ cung cấp
cho cuộc sống; tiền thuê nhà, thuê đất, các phí dịch vụ, sinh hoạt, học hành của
con cái. Nếu ước tính mức thu nhập trung bình của các cơ sở này vào khoảng từ
4-8 triệu đồng tùy thuộc vào quy mô của cơ sở
Qua khảo sát một số vựa thu mua phế liệu, một vựa thường có từ 2-4 công nhân
(chủ yếu làm việc theo hộ gia đình, phần lớn các vựa nhỏ lao động chủ yếu hai
vợ chồng những cơ sở lớn hơn thì có thuê 2-3 lao động, có nhiệm vụ phân loại,
bốc vác phế liệu, lương từ 1.200.000-1.500.000 đồng/tháng (đã bao chi phí ăn
ở)

SVTH: Nguyễn Minh Tứ

14


×